ĐIỂM TIN PWC VIỆT NAM DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ TỐI THIỂU TOÀN CẦU TẠI VIỆT NAM

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐIỂM TIN PWC VIỆT NAM DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT ÁP DỤNG CHÍNH SÁCH THUẾ TỐI THIỂU TOÀN CẦU TẠI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kinh Doanh - Tiếp Thị - Kinh tế - Quản lý - Tài chính - Ngân hàng Điểm tin PwC Việt Nam Dự thảo nghị quyết áp dụng chính sách Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu tại Việt Nam www.pwc.comvn Bộ Tài chính hiện đang soạn thảo dự thảo nghị quyết về chính sách Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu để trình Quốc hội Việt Nam. Vào ngày 25 tháng 7 năm 2023, dự thảo nghị quyết đã được công bố để lấy ý kiến rộng rãi. Dự thảo được đề xuất trong bối cảnh OECD đã công bố Quy tắc mẫu và các hướng dẫn kèm theo của Trụ cột 2 nhằm chống xói mòn cơ sở tính thuế. Theo đó, mỗi tập đoàn đa quốc gia là đối tượng áp dụng của Trụ cột 2 sẽ phải nộp một mức thuế suất tối thiểu 15 tại từng quốc gia. Dự thảo nghị quyết đưa ra những định hướng quan trọng về việc thực hiện chính sách Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu tại Việt Nam. Dự kiến nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2024. 2 Presentation title Tổng quan... 1 2 Dự thảo nghị quyết thống nhất với hướng dẫn do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (“OECD”) công bố theo các quy tắc mẫu của Trụ cột 2; và đề xuất hai quy tắc chính (i) Thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (“QDMTT”) và (ii) Quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (“IIR”). Cả hai quy tắc đều nhằm bảo vệ nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh Trụ cột 2 đang được triển khai toàn cầu. Quy tắc QDMTT nhắm đến đối tượng là các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong khi IIR nhắm đến đối tượng là các nhà đầu tư Việt nam ra nước ngoài. Các điểm chính trong dự thảo được tóm tắt dưới đây. Chi tiết… QDMTT IIR Đối tượng nộp thuế áp dụng Các công ty thành viên tại Việt Nam của tập đoàn đa quốc gia (“MNE”) mà có công ty mẹ tối cao (“UPE”) có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất đạt 750 triệu EUR trở lên trong ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tính thuế. Công ty mẹ tối cao hoặc công ty mẹ trung gian hoặc công ty mẹ bị sở hữu một phần tại Việt Nam nắm giữ (trực tiếp hoặc gián tiếp) quyền sở hữu công ty thành viên chịu thuế suất thấp tại bất kỳ thời điểm nào trong năm tính thuế và có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất đạt 750 triệu EUR trở lên trong ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tính thuế. Cách áp dụng ● Các doanh nghiệp thuộc phạm vi áp dụng sẽ phải nộp một khoản thuế bổ sung bằng tỷ lệ thuế bổ sung (15 trừ đi thuế suất hiệu dụng của Tập đoàn MNE tại Việt Nam) nhân với lợi nhuận vượt ngưỡng cho mỗi năm tài chính. ● Cách tính thu nhập ròng theo quy định GloBE (“Doanh thu GloBE”), lợi nhuận vượt ngưỡng và thuế suất hiệu dụng tại Việt Nam được tính toán trên cơ sở bao gồm tất cả các công ty thành viên của MNE đó tại Việt Nam, bất kể tình hình lãi hay lỗ của các công ty thành viên đó, theo các quy tắc GloBE của OECD. ● QDMTT sẽ bằng không nếu tổng doanh thu GloBE của tất cả các công ty thành viên của MNE tại Vi...

Trang 1

Điểm tin PwC Việt Nam

Dự thảo nghị quyết áp dụng chính sách Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu tại Việt Nam

www.pwc.com/vn

Trang 2

Bộ Tài chính hiện đang soạn thảo dự thảo nghị quyết về chính sách Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu để trình Quốc hội Việt Nam Vào ngày 25 tháng 7 năm 2023, dự thảo nghị quyết đã được công bố để lấy ý kiến rộng rãi Dự thảo được đề xuất trong bối cảnh OECD đã công bố Quy tắc mẫu và các hướng dẫn kèm theo của Trụ cột 2 nhằm chống xói mòn cơ sở tính thuế Theo đó, mỗi tập đoàn đa quốc gia là đối tượng áp dụng của Trụ cột 2 sẽ phải nộp một mức thuế suất tối thiểu 15% tại từng quốc gia

Dự thảo nghị quyết đưa ra những định hướng quan trọng về việc thực hiện chính sách Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu tại Việt Nam Dự kiến nghị quyết có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.

2Presentation title

Tổng quan

2

Trang 3

Dự thảo nghị quyết thống nhất với hướng dẫn do Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế

(“OECD”) công bố theo các quy tắc mẫu của Trụ cột 2; và đề xuất hai quy tắc chính (i) Thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung tối thiểu nội địa đạt chuẩn (“QDMTT”) và (ii) Quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu (“IIR”)

Cả hai quy tắc đều nhằm bảo vệ nguồn thu thuế của Việt Nam trong bối cảnh Trụ cột 2 đang được triển khai toàn cầu Quy tắc QDMTT nhắm đến đối tượng là các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong khi IIR nhắm đến đối tượng là các nhà đầu tư Việt nam ra nước ngoài Các điểm chính trong dự thảo được tóm tắt dưới đây.

Chi tiết…

Đối tượng nộp thuế áp dụng

Các công ty thành viên tại Việt Nam của tập đoàn đa quốc gia (“MNE”) mà có công ty mẹ tối cao (“UPE”) có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất đạt 750 triệu EUR trở lên trong ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tính thuế.

Công ty mẹ tối cao hoặc công ty mẹ trung gian hoặc công ty mẹ bị sở hữu một phần tại Việt Nam nắm giữ (trực tiếp hoặc gián tiếp) quyền sở hữu công ty thành viên chịu thuế suất thấp tại bất kỳ thời điểm nào trong năm tính thuế và có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất đạt 750 triệu EUR trở lên trong ít nhất 2 năm trong 4 năm liền kề trước năm tính thuế.

Cách áp dụng ● Các doanh nghiệp thuộc phạm vi áp dụng sẽ phải nộp một khoản thuế bổ sung bằng tỷ lệ thuế bổ sung (15% trừ đi thuế suất hiệu dụng của Tập đoàn MNE tại Việt Nam) nhân với lợi nhuận vượt ngưỡng cho mỗi năm tài chính.

● Cách tính thu nhập ròng theo quy định GloBE (“Doanh thu GloBE”), lợi nhuận vượt ngưỡng và thuế suất hiệu dụng tại Việt Nam được tính toán trên cơ sở bao gồm tất cả các công ty thành viên của MNE đó tại Việt Nam, bất kể tình hình lãi hay lỗ của các công ty thành viên đó, theo các quy tắc GloBE của OECD.● QDMTT sẽ bằng không nếu tổng

doanh thu GloBE của tất cả các công ty thành viên của MNE tại Việt Nam nhỏ hơn 10 triệu EUR và có thu nhập GloBE nhỏ hơn 1 triệu Euro hoặc lỗ trong năm tài chính.

Người nộp thuế thuộc đối tượng áp dụng sẽ trả một khoản thuế bổ sung của công ty thành viên chịu thuế suất thấp theo quy định GloBE nhân với tỷ lệ sở hữu của Công ty mẹ đối với công ty thành viên chịu thuế suất thấp trong năm tính thuế.

3

Trang 4

Chi tiết…

Nghĩa vụ kê khai thuế tại Việt Nam

● Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng sẽ phải nộp tờ khai và nộp thuế QDMTT trong vòng 12 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

● Trường hợp MNE có nhiều công ty thành viên tại Việt Nam thì MNE đó sẽ chỉ định một công ty thành viên kê khai và nộp QDMTT tại Việt Nam trong vòng 30 ngày sau khi kết thúc năm tài chính Nếu quá thời hạn mà MNE chưa chỉ định, cơ quan thuế Việt Nam sẽ thông báo chỉ định công ty thành viên phải nộp tờ khai và nộp thuế trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hết thời hạn phải thông báo nêu trên của MNE.

Doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng nộp tờ khai và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định về tổng hợp thu nhập chịu thuế tối thiểu chậm nhất là 15 tháng sau ngày kết thúc năm tính thuế.

Nhận xét của PwC Việt Nam

● Các doanh nghiệp cần nhanh chóng đánh giá liệu có thuộc đối tượng áp dụng của nghị quyết tại Việt Nam hay không.

● Dự thảo nghị quyết giao Chính phủ làm việc với người nộp thuế trong trường hợp người nộp thuế thuộc đối tượng áp dụng của nghị quyết yêu cầu bảo hộ đầu tư để hưởng ưu đãi thuế theo quy định về đầu tư.

● Các biểu mẫu khai thuế QDMTT và IIR chưa được bao gồm trong nghị quyết Chúng tôi dự báo Việt Nam sẽ tham khảo hướng dẫn và mẫu biểu về tờ khai thông tin GloBE mà OECD mới công bố gần đây.

● Ngày có hiệu lực của nghị quyết được đề xuất là ngày 1 tháng 1 năm 2024 Mặc dù ngày có hiệu lực có vẻ khá gần, nhưng các doanh nghiệp thuộc đối tượng áp dụng có thể sẽ có thời gian một năm cho tới thời hạn khai thuế để tìm hiểu tác động của nghị quyết đối với tình hình thuế thu nhập doanh nghiệp của mình và có các biện pháp ứng phó phù hợp.

Trang 5

Liên hệ

©2023 Công ty TNHH PwC (Việt Nam) Bảo lưu mọi quyền Trong tài liệu này, “PwC” là Công ty TNHH PwC (Việt Nam), và trong một số trường hợp có thể là mạng lưới PwC, trong đó mỗi công ty thành viên là một pháp nhân độc lập và riêng biệt Vui lòng truy cập www.pwc.com/structure để biết thêm chi tiết.

Tài liệu này nhằm đưa đến cho quý vị những thông tin tổngquát về một số vấn đề đang được quan tâm, không được xem như ý kiến tư vấn pháp luật cụ thể Để biết thêm thông tin hoặc cần chúng tôi hỗ trợ, xin quý vị vui lòng liên hệ với:

Nghiêm Hoàng Lan

Phó Tổng Giám Đốc

Richard Irwin

Phó Tổng Giám Đốcr.j.irwin@pwc.com

Judith Henry

Giám đốc

5

Ngày đăng: 15/06/2024, 20:33

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan