nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu khả năng tham gia mạng sản xuất toàn cầu của các doanh nghiệp dệt may việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN VÀO MSX TOÀN CẦU TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY .... Tổng quan các công trình nghiên cứu về khả năng tham gia của cá

Trang 1

-🙞🙞🕮🙜🙜 -LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

Ngành: Quản trị Kinh doanh

TRẦN THỊ THU TRANG

HÀ NỘI - 2023

Trang 2

-🙞🙞🕮🙜🙜 -LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG THAM GIA MẠNG SẢN XUẤT TOÀN CẦU CỦA CÁC

DOANH NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM

Ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 934.01.01

Nghiên cứu sinh: Trần Thị Thu Trang Người hướng dẫn khoa học:

1 PGS.TS Bùi Anh Tuấn 2 PGS TS Tạ Văn Lợi

HÀ NỘI - 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi đã đọc và hiểu về các hành vi vi phạm sự trung thực trong học thuật Bằng danh dự cá nhân, tôi xin cam đoan rằng nghiên cứu này do tôi tự thực hiện, không sao chép và không vi phạm yêu cầu về sự trung thực trong học thuật

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Thu Trang

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới PGS.TS Bùi Anh Tuấn và PGS.TS Tạ Văn Lợi người đã nhiệt tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận án tiến sỹ Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học Trường Đại học Ngoại thương, Ban lãnh đạo Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Bộ môn Kinh doanh Quốc tế Trường Đại học Ngoại thương, Ban lãnh đạo Khoa Quản trị Kinh doanh Trường Đại học Ngoại thương, Ban lãnh đạo Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế, Bộ môn Kinh doanh quốc tế - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân cùng các thầy cô giáo, các đồng nghiệp và bạn bè đã nhiệt tình hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại trường Đại học Ngoại thương Tôi xin chân thành cảm ơn các chuyên gia đến từ Trường Đại học KTQD, Trường ĐH Ngoại thương, Tổng Cục Thống kê, Tổng Công ty CP May Nhà Bè, Công ty May Đức Giang, Công ty Công ty CP May Xuất khẩu Hà Phong, Công ty TNHH Babeeni Việt Nam đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình trả lời phỏng vấn, điều tra thu thập dữ liệu, và góp ý giúp tôi hoàn thành luận án của mình Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn tin tưởng, động viên tôi hoàn thành luận án

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Nghiên cứu sinh

Trần Thị Thu Trang

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii

DANH MỤC BẢNG BIỂU ix

DANH MỤC HÌNH VẼ x

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN VÀO MSX TOÀN CẦU TRONG LĨNH VỰC DỆT MAY 7

1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về MSX toàn cầu 7

1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu về MSX dệt may toàn cầu 8

1.3 Tổng quan các công trình nghiên cứu về khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu nói chung và trong lĩnh vực dệt may 11

1.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của DN 12

1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tham gia và khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu 15

1.6 Khoảng trống nghiên cứu 16

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 18

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ GIẢ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHẢ NĂNG THAM GIA CỦA CÁC DN DỆT MAY VÀO MSX TOÀN CẦU 19

2.1 MSX toàn cầu 19

2.1.1 Khái niệm MSX toàn cầu 19

2.1.2 Các chủ thể trong MSX toàn cầu 22

2.1.3 Phân loại MSX toàn cầu 28

2.2 MSX dệt may toàn cầu 30

2.2.1 Tổng quan về MSX dệt may toàn cầu 30

2.2.2 Đặc điểm của MSX dệt may toàn cầu 33

2.2.3 Mô hình MSX toàn cầu ngành dệt may 35

2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu 38

2.3.1 Sự tham gia của các DN vào MSX toàn cầu 38

Trang 6

2.3.2 Khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu 43

2.3.3 Các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu 46

2.3.4 Các yếu tố bên trong ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu 50

2.4 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 56

2.4.1 Mô hình nghiên cứu 56

2.4.2 Giả thuyết nghiên cứu 57

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 59

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG THAM GIA MSX TOÀN CẦU CỦA CÁC DN DỆT MAY VIỆT NAM 60

3.1 Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu 60

3.1.1 Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu dưới hình thức xuất nhập khẩu 60

3.1.2 Thực trạng tham gia của Việt Nam vào MSX dệt may toàn cầu dưới hình thức thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài 65

3.2 Thực trạng và khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam 68

3.2.1 Định vị vị trí của các DN may mặc Việt Nam trong MSX toàn cầu 68

3.2.2 Cấp độ tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam 70

3.2.3 Vai trò của các DN may mặc Việt Nam trong MSX toàn cầu 73

3.2.4 Thực trạng tham gia vào MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam 74

3.2.5 Đánh giá khả năng tham gia của các DN dệt may Việt Nam vào MSX toàn cầu 77

3.3 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam 78

3.3.1 Yếu tố bên ngoài DN 78

3.3.2 Yếu tố bên trong DN 86

Trang 7

4.3.2 Phân tích yếu tố khám phá (EFA) 106

4.3.3 Phân tích hồi quy nhị phân (binary logistic) 106

4.4 Phân tích thống kê mô tả 107

4.5 Kiểm định thang đo 112

4.5.1 Kiểm định độ tin cậy của thang đo 112

4.5.2 Phân tích yếu tố khám phá EFA 113

4.6 Phân tích hồi quy nhị phân 117

4.6.1 Các biến độc lập trong mô hình hồi quy nhị phân 117

4.6.2 Biến phụ thuộc 118

4.6.3 Kết quả phân tích mô hình 118

4.6.4 Giải thích kết quả hồi quy 121

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN may mặc Việt Nam 122

4.7.1 Phỏng vấn sâu chuyên gia (lần 2) 122

4.7.2 Kết quả 123

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 126

CHƯƠNG 5 GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG KHẢ NĂNG THAM GIA VÀO MSX TOÀN CẦU CỦA CÁC DN DỆT MAY VIỆT NAM 127

5.1 Bối cảnh quốc tế, khu vực và trong nước ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam 127

5.1.1 Bối cảnh quốc tế và khu vực 127

5.1.2 Bối cảnh trong nước 128

5.1.3 Cơ hội, thách thức, điểm mạnh và điểm yếu của DN dệt may Việt Nam khi tham gia vào MSX toàn cầu giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn năm 2035 129

5.2 Quan điểm và định hướng phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 130

5.2.1.Quan điểm phát triển ngành dệt may 130

5.2.2 Mục tiêu phát triển ngành dệt may 131

5.2.3 Định hướng phát triển ngành dệt may 131

5.3 Giải pháp cho các DN dệt may Việt Nam nhằm tăng khả năng tham gia MSX toàn cầu 132

5.3.1 Giải pháp để tăng vốn đầu tư nước ngoài 132

5.3.2 Giải pháp để tăng năng suất lao động 133

5.3.3 Giải pháp để mở rộng quy mô DN 135

5.3.4 Giải pháp tăng trình độ học vấn của người lao động 135

Trang 8

5.4 Các kiến nghị nhằm tăng khả năng tham gia MSX toàn cầu của DN dệt may Việt Nam 138

5.4.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 1385.4.2 Kiến nghị đối với Hiệp hội Dệt may Việt Nam và các tổ chức trung gian kết nối 141

TÓM TẮT CHƯƠNG 5 144KẾT LUẬN 146DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 148DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 149PHỤ LỤC 149

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng việt

ASEAN Association of Southeast

Asian Nations

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển Châu Á AEC ASEAN Economic

EU European Union Liên minh châu Âu EVFTA European Vietnam Free Trade

Agreement

Hiệp định thương mại Việt Nam – EU

FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài FOB Free On Board Giao hàng tại cảng

FTA Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế ILO International Labor

Organization

Tổ chức lao động quốc tế

Trang 10

Từ viết tắt Nghĩa tiếng Anh Nghĩa tiếng việt

MNC Multinational Companies Công ty đa quốc gia

Sản xuất tự chủ động nguyên vật liệu

TPP Trans-Pacific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương

TNC Transnational company Công ty xuyên quốc gia TPSEP Trans-Pacific Strategic

Economic Partnership Agreement

Hiệp định hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương

UNCTAD United Nations Conference on

Trade and Development Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và Phát triển

VCCI Vietnam Chamber of Commerce and Industry

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

VITAS Vietnam Textile and Apparel Association

Hiệp hội Dệt may Việt Nam

WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới

Trang 11

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Sự tham gia địa lý vào MSX toàn cầu ngành dệt may 9

Bảng 2.1 Các công ty tham gia vào MSX toàn cầu 23

Bảng 2.2 Các chủ thể ngoài công ty trong MSX toàn cầu 25

Bảng 3.1 Xuất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam theo chủng loại giai đoạn 2018 - 2022 61

Bảng 3.2 Thị trường xuất khẩu hàng dệt may giai đoạn 2018 - 2021 63

Bảng 3.3 Số dự án và tổng vốn đăng ký FDI vào dệt may 65

Bảng 3.4 Số dự án và tổng vốn đăng ký FDI vào dệt may theo nước đầu tư 66

Bảng 3.5 Số dự án và tổng vốn đăng ký đầu tư theo tỉnh thành 67

Bảng 3.6 Mối quan hệ giữa công ty dẫn đầu và các DN may mặc Việt Nam 71

Bảng 3.7 Các DN may mặc tham gia vào MSX toàn cầu năm 2019 74

Bảng 3.9 Tổng hợp năng lực hiện trạng hệ thống cảng biển Việt Nam 81

Bảng 3.10 Mức độ dễ tiếp cận các nguồn vốn của DN vừa và nhỏ Việt Nam 92

Bảng 4.1 Mô tả thang đo của các biến 101

Bảng 4.2 Thống kê mô tả mẫu theo thông tin DN 108

Bảng 4.3 Đặc điểm của DN may mặc Việt Nam theo khả năng tham gia MSX toàn cầu 110

Bảng 4.4 Thống kê mô tả cho các biến quan sát dùng thang đo Likert 5 110

Bảng 4.5 Thống kê mô tả cho các biến định lượng 112

Bảng 4.6 Hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo trong mô hình 112

Bảng 4.7 Kết quả ma trận xoay trong phân tích EFA lần 1 114

Bảng 4.8 Kết quả ma trận xoay trong phân tích EFA lần 2 114

Bảng 4.9 Kiểm định KMO và Bartlett’s cho phân tích EFA lần 3 115

Bảng 4.10 Eigenvalues và phương sai trích cho phân tích EFA lần 3 115

Bảng 4.11 Kết quả ma trận xoay trong phân tích EFA lần 3 116

Bảng 4.12 Tóm tắt kết quả kiểm định cho các thang đo đa biến trong mô hình 117

Bảng 4.13 Tổng hợp các biến độc lập trong mô hình 117

Bảng 4.14 Kết quả kiểm định đa công tuyến 118

Bảng 4.15 Kiểm định Omnibus 119

Bảng 4.16 Kiểm định mức độ giải thích của mô hình 119

Bảng 4.17 Mức độ dự báo của mô hình 119

Bảng 4.18 Bảng hệ số hồi quy 120

Bảng 4.19 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết mô hình 120

Bảng 4.20 Các khả năng xảy ra sự kiện (Y=1) 121

Trang 12

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 Lý thuyết GPN 1.0 bằng sơ đồ 20

Hình 2.2 Sơ đồ lý thuyết GPN 2.0 21

Hình 2.3 Mô hình đối tác chiến lược 28

Hình 2.4 Mô hình tập trung vào công ty dẫn đầu 30

Hình 2.5 Chuỗi dệt may toàn cầu 31

Hình 2.6 Chuỗi giá trị toàn cầu của ngành dệt may 32

Hình 2.7 Mô hình tổng hợp: hình thành MSX của ngành dệt may 36

Hình 2.8 Mô hình kết hợp nội bộ ngành của MSX dệt may toàn cầu thông qua các đối tác chiến lược chung trong ngành 37

Hình 2.9 Mô hình kết hợp liên ngành giữa ngành dệt may và các ngành khác trong các MSX toàn cầu khác nhau 38

Hình 2.10 Các cấp độ tham gia của MSX dệt may toàn cầu 42

Hình 2.11 Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia MSX dệt may toàn cầu của các nghiệp 57

Hình 3.1 Kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam giai đoạn 2010 – 2022 60

Hình 3.2 Kim ngạch xuất nhập khẩu dệt may Việt Nam giai đoạn 2018 – 2022 62

Hình 3.3 Tỷ trọng xuất khẩu hàng dệt may theo thị trường năm 2018 và 2021 64

Hình 3.4 DN may mặc Việt Nam trong chuỗi giá trị toàn cầu 68

Hình 3.5 Mô hình địa lý của MSX toàn cầu ngành dệt may năm 2000 và 2017 69

Hình 3.6 Tỷ trọng xuất khẩu dệt may của các DN FDI 75

Hình 3.7 Lực lượng lao động Việt Nam theo trình độ giáo dục năm 2020 79

Hình 3.8 Năng suất lao động của Việt Nam giai đoạn 2017 – 2021 87

Hình 4.1 Quy trình nghiên cứu 94

Hình 4.2 Mô hình nghiên cứu chính thức 99

Hình 4.3 Thống kê mô tả mẫu theo loại hình DN 108

Hình 4.4 Thống kê mô tả mẫu theo vốn nước ngoài 109

Hình 4.5 Thống kê mô tả mẫu về khả năng tham gia MSX toàn cầu 109

Hình 4.6 Đồ thị Histogram cho mô hình hồi quy nhị phân 122

Trang 13

PHẦN MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng trên mọi khía cạnh như hiện nay, các DN ngày càng gắn bó mật thiết với nhau, phối hợp khăng khít, nhịp nhàng để gia tăng giá trị, góp phần tạo ra các hàng hóa chất lượng hơn Mạng sản xuất toàn cầu trở thành một khái niệm phổ biến đối với các DN ở tất cả các ngành nghề và quốc gia trên thế giới Mạng sản xuất toàn cầu (Global Production Network - GPN) được hiểu là sự sắp xếp tổ chức do một công ty dẫn đầu toàn cầu điều phối, bao gồm các tác nhân công ty và tác nhân phi công ty được kết nối với nhau để sản xuất hàng hóa hoặc dịch vụ ở nhiều địa điểm khác nhau nhằm phục vụ các thị trường trên toàn thế giới (Dicken & Henderson, 2003) Mạng sản xuất toàn cầu đã trở thành nền tảng tổ chức quan trọng để điều phối, tổ chức và thực hiện các hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn cầu Vì vậy, việc cần phải tham gia vào mạng sản xuất toàn cầu là một yêu cầu tất yếu đối với tất cả các DN ở hầu như tất cả các ngành nghề, lĩnh vực

Các công ty tham gia MSX toàn cầu theo các hình thức và cấp độ khác nhau Theo nghiên cứu của OECD, các công ty tham gia vào MSX toàn cầu được hiểu là khi DN thực hiện một trong ba hoạt động: xuất khẩu hoặc nhập khẩu trực tiếp; xuất khẩu gián tiếp với tư cách là nhà thầu phụ cho các công ty lớn hoặc nhà cung cấp đầu vào; đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào các địa điểm ở nước ngoài của các DN vừa và nhỏ (OECD, 1997) Tuy nhiên, do khó khăn trong quá trình thu thập số liệu về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của các DN, trong các nghiên cứu gần đây cho rằng DN tham gia vào MSX toàn cầu là khi một công ty thực hiện bất kỳ hình thức hoạt động nào trong mạng lưới sản xuất, nghĩa là với tư cách là nhà xuất khẩu trực tiếp, nhà xuất khẩu gián tiếp hoặc kết hợp cả hai (Wignaraja, 2012; Zhang & Akhmad, 2013; Duval & Utoktham, 2014; Wignaraja, 2015, Dollar & Kidder, 2017, Nguyễn Ngọc Anh và cộng sự, 2019; Herlina & Kudo, 2020) Từ khái niệm về tham gia, có thể hiểu khả năng tham gia của DN vào MSX toàn cầu là xác suất các DN có thể trở thành một thành phần bất kỳ ở cấp độ nào trong MSX toàn cầu khi có những điều kiện nhất định

Nghiên cứu về MSX toàn cầu và tham gia của các DN vào MSX toàn cầu, kể từ khi được đề xuất, đã thu hút nhiều sự chú ý của giới học thuật và đã đạt được nhiều kết quả đáng kể Cho đến nay, nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia của các DN vào MSX toàn cầu đã được thực hiện trong thời gian gần đây Tuy nhiên, các nghiên cứu đa phần dựa trên sự tác động của các yếu tố bên trong DN đến khả năng tham gia MSX toàn cầu (Harvie và cộng sự, 2010; Wignaraja, 2012; Wignaraja, 2013;

Trang 14

Arudchelvan & Wignaraja, 2015) Trong khi đó, khả năng tham gia MSX toàn cầu của các DN không chỉ bị tác động bởi các yếu tố bên trong mà còn bởi các yếu tố bên ngoài DN như chính sách của Nhà nước, Hiệp định thương mại Về mặt lý luận, chưa có nghiên cứu nào thiết lập mô hình phản ánh tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài DN đến khả năng tham gia của DN vào MSX toàn cầu Chính vì vậy, luận án sẽ là một trong những công trình khoa học đầu tiên thực hiện nghiên cứu ở góc độ này, làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về khả năng tham gia của các DN dệt may vào MSX toàn cầu và kiểm định tác động của các yếu tố bên trong và bên ngoài tới khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của các DN dệt may Việt Nam

Ngành dệt may là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy xuất khẩu và là chìa khóa giải quyết việc làm cho lao động của nhiều nước trên thế giới Tuy nhiên, vị thế của các quốc gia trên thế giới trong MSX toàn cầu của ngành dệt may là không giống nhau Các quốc gia đang phát triển với đặc điểm dồi dào về nguồn lực lao động, chi phí nhân công thấp nhưng ngành công nghiệp hỗ trợ còn chưa đồng bộ, khả năng nghiên cứu và thiết kế còn yếu, cơ sở hạ tầng chưa đồng bộ chủ yếu tập trung ở hoạt động gia công cho các quốc gia phát triển Ngành dệt may của Việt Nam luôn đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của nền kinh tế Việt Nam Năm 2022 tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ước đạt 371,85 tỷ USD, tăng 10,6% so với năm 2021 Dệt may và các sản phẩm phụ kiện đứng thứ ba đạt khoảng 42 tỷ USD, đóng góp 11,29% vào tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2022 (Bộ Công thương Việt Nam, 2022) Kể từ năm 2013 đến năm 2019, trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ hai và là ngành có sự tăng trưởng đều đặn với 17% hàng năm (Bộ Công Thương, 2020)

Mặc dù kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may trong những năm vừa qua đều có sự phát triển nhanh và đạt được những thành tựu ấn tượng, nhưng thực tế là 70% giá trị xuất khẩu ngành dệt may đến từ các DN FDI Các DN trong nước chỉ tham gia đóng góp 30% vào tổng kim ngạch xuất khẩu (Cục Xúc tiến Thương mại, n.d.) Số liệu này cho thấy xuất khẩu của ngành dệt may phần lớn đến từ các DN FDI Các DN dệt may nội địa chưa thực sự tham gia vào MSX toàn cầu của ngành, hoặc mới chỉ tham gia khiêm tốn ở công đoạn may mặc trong chuỗi dệt may Việc tăng cường khả năng tham gia vào MSX toàn cầu của ngành dệt may để giúp các DN trong ngành này có thể sản xuất được những loại hàng hóa kết tinh nhiều chất xám công nghệ, có giá trị xuất khẩu cao và gia tăng xuất khẩu của ngành trở nên vô cùng cấp thiết Trên cơ sở đó, việc xác định các yếu tố bên trong, bên ngoài ảnh hưởng đến khả năng tham gia mạng lưới sản

Ngày đăng: 15/06/2024, 18:24

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan