LỜI CAM ĐOAN Tôi tên là Trần Thị Hoàng Anh, tôi xin cam đoan luận văn về đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất trên đ
GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Lý do thực hiện đề tài
Ngày nay, việc ứng dụng công nghệ trong công tác kế toán đã rất phổ biến ở các doanh nghiệp (DN) Phần mềm kế toán (PMKT) là một trong những sản phẩm tin học hoá không chỉ mang lại hiệu quả cho nhân viên kế toán mà cho cả nhà quản lý DN Ở góc độ công nghệ thông tin, PMKT là phần mềm ứng dụng tin học xử lý hầu hết các công việc của nhân viên kế toán để đưa ra các báo cáo kế toán, tài chính phục vụ cho nhà quản lý DN thông qua việc khảo sát, phân tích, thiết kế, cài đặt, bảo trì và nâng cấp, Ở góc độ kế toán, PMKT không chỉ xử lý về phương pháp kế toán mà còn đáp ứng các vấn đề khác như thu thập, xử lý, kiểm soát, bảo mật, tuân thủ các quy định của Nhà nước, Đây cũng chính là thử thách cho các nhà quản lý khi lựa chọn PMKT để phục vụ cho DN mình Điều đó đòi hỏi các DN cần phải biết chất lượng PMKT tại DN mình cũng như nhân tố nào tác động đến chất lượng PMKT Qua đó, các DN sẽ sử dụng hiệu quả nhất PMKT mình đang sử dụng, đưa ra được các quyết định kinh doanh (KD) quan trọng, kịp thời trong thời đại kinh tế 4.0 hiện nay, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường thông qua việc sử dụng hiệu quả PMKT để kiểm soát chặt chẽ tài sản, nguồn vốn của DN, … cung cấp thông tin tài chính trung thực, đáng tin cậy
Tuy nhiên, qua khảo sát sơ bộ cho thấy, hiện nay các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương sử dụng PMKT khá đang dạng, phần lớn sử dụng PMKT do Công ty Cổ phần Misa, Công ty Phần mềm FAST cung cấp, một số khác thuê các công ty phần mềm viết theo yêuy cầu doanh nghiệp Tuy nhiên, việc sử dụng PMTK của các DN chưa thực sự hiệu quả , một số DN đã phải đổi PMKT nhiều lần do các PMKT khi áp dụng một thời gian, các DN mới nhận thấy PMKT không phù hợp Đồng thời, xu hướng PMKT trực tuyến đang phát triển, cho phép người dùng cập nhật và xem thông tin mọi lúc, mọi nơi, với mọi thiết bị có kết nối Internet Có thể nói, PMKT đám mây giúp kế toán, quản lý làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả và giảm áp lực đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực do không cần đầu tư máy chủ và nhân sự liên kết Chính vì vậy, việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT trong công tác kế toán đối với các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương là hết sức cần thiết Do đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình.
Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Từ mục tiêu nghiên cứu tổng quát nêu trên, luận văn hướng đến các mục tiêu nghiên cứu cụ thể như sau:
Thứ nhất, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng
PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ hai, đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Câu hỏi nghiên cứu
Từ các mục tiêu nghiên cứu nêu trên, luận văn đặt ra những câu hỏi nghiên cứu sau:
Thứ nhất, những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng
PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Thứ hai, mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả của việc sử dụng
PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?
Thứ ba, hàm ý quản trị nào là phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng
PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hiệu quả sử dụng PMKT
- Phạm vi nghiên cứu: các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương, thời gian khảo sát dữ liệu của nghiên cứu từ 01/06/2023 đến 30/09/2023.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp định lượng Trong đó, phương pháp định tính là phương pháp tác giả sử dụng để khám phá hiện tượng khoa học cần nghiên cứu như xây dựng các giả thuyết; tiếp theo tác giả dùng phương pháp định lượng để khẳng định kết quả định tính
Quy trình nghiên cứu cụ thể được thực hiện qua hai bước nghiên cứu của luận văn nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng như sau: Ở bước nghiên cứu định tính, tác giả thông qua nghiên cứu lý thuyết, tổng kết các nghiên cứu đi trước, tiến hành xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương; sau đó điều chỉnh và bổ sung những vấn đề này thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với các chuyên gia Số lượng các chuyên gia được lựa chọn là
12 người, bao gồm: (1) các giảng viên giảng dạy về PMKT, (2) kế toán trưởng, kiểm toán viên, giám đốc tại các DN, (3) chuyên gia tại công ty cung cấp PMKT Đây là nhóm người có kiến thức chuyên môn vững chắc hay có kinh nghiệm thực tế, hiểu biết nhất định về PMKT
Tiếp theo, ở bước nghiên cứu định lượng, thông qua việc khảo sát khoảng
180 mẫu theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện (Nguyễn Đình Thọ, 2014) tại các
DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương có sử dụng PMKT, nhằm kiểm định các giả thuyết trong đề tài, phân tích nhân tố khám phá EFA
Thông thường nghiên cứu định lượng đòi hỏi mẫu có kích thước lớn và thường được chọn theo phương pháp xác xuất để có thể đại diện được cho đám đông cần nghiên cứu Tuy nhiên, việc chọn mẫu phi xác suất cũng được sử dụng khá phổ biến trong nghiên cứu định lượng bởi nếu trong quá trình kiểm định mà dữ liệu của mẫu này không bị từ chối thì kiểm định này vẫn đóng góp phần đánh giá lý thuyết đó (Nguyễn Đình Thọ, 2014).
Những đóng góp mới của đề tài nghiên cứu
Về mặt khoa học: luận văn đã đi sâu tìm hiểu về hiệu quả của PMKT tại các
DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Kết quả nghiên cứu sẽ góp phần bổ sung vào những khoảng trống trong dòng nghiên cứu về hiệu quả sử dụng PMKT Bình Dương nói riêng, Việt Nam và trên thế giới nói chung
Về mặt thực tiễn: trong bối cảnh chuyển đổi số, công nghệ 4.0 đang là trọng tâm chiến lược kinh tế quốc gia, việc sử dụng PMKT đang dần phổ biến, việc các
DN Việt Nam sử dụng ngày càng nhiều PMKT là xu hướng không thể thay đổi Kết quả nghiên cứu sẽ giúp các bên liên quan như chính phủ, nhà cung cấp dịch vụ PMKT, các DN Việt Nam đặc biệt là các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương, …, nhận ra các nhân tố nào là quan trọng để có cơ sở thúc đẩy việc áp dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương.
Kết cấu của đề tài nghiên cứu
Luận văn có kết cấu gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị
Nội dung chính của chương này giúp cho người đọc hiểu được lý do tác giả thực hiện đề tài này, biết được mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đồng thời, chương này cũng làm rõ phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp hỗn hợp bao gồm cả phương pháp định tính và phương pháp định lượng, đóng góp của đề tài trên cả phương diện khoa học và thực tiễn cũng như kết cấu 5 chương của đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHẦN MỀM KẾ TOÁN
2.1.1 Cơ sở xây dựng phần mềm kế toán
Khác với các phần mềm khác, PMKT là phần mềm được xây dựng để phục vụ công tác kế toán trong DN Vì vậy, các PMKT sẽ được xây dựng dựa trên các tiêu chuẩn sau:
PMKT phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán; khi sử dụng PMKT không làm thay đổi bản chất, nguyên tắc và phương pháp kế toán được quy định tại các văn bản pháp luật hiện hành về kế toán
PMKT phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung phù hợp với những thay đổi nhất định của chế độ kế toán và chính sách tài chính mà không ảnh hưởng đến cơ sở dữ liệu đã có
PMKT phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán
PMKT phải đảm bảo tính bảo mật thông tin và an toàn dữ liệu
2.1.1.1 Phần mềm kế toán phải hỗ trợ cho người sử dụng tuân thủ các quy định của Nhà nước về kế toán
Hiện nay, PMKT được áp dụng tại các đơn vị kế toán nói chung và các DN có bộ phận kế toán áp dụng nói riêng phải đảm bảo đáp ứng được các yêu cầu của pháp luật hiện hành về các nội dung sau:
- Chứng từ kế toán: phải được lập và in từ PMKT đảm bảo được nội dung của chứng từ kế toán được quy định theo Luật Kế toán hiện hành
- Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán: được xây dựng từ PMKT phải tuân thủ quy định theo chế độ kế toán hiện hành; việc mã hóa các tài khoản của của hệ thống kế toán cũng như đối tượng kế toán phải được thống nhất và có hệ thống
- Sổ kế toán: được xây dựng từ PMKT in ra phải đầy đủ, có mối quan hệ với nhau, thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định hiện hành, đảm bảo tính chính xác khi chuyển sổ Số liệu trên sổ kế toán phải đảm bảo được lấy từ chứng từ kế toán đã được lập, phải liên thông đối chiếu dễ dàng Sổ kế toán cũng như chứng từ kế toán có thể được bổ sung thêm các tiêu chí để thuận tiện cho yêu cầu quản lý của DN
- Báo cáo tài chính: được xây dựng từ PMKT phải đúng biểu mẫu, nội dung và phương pháp tính toán của các chỉ tiêu theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện hành đồng thời phù hợp với từng ngành nghề lĩnh vực khác nhau
- Chữ số và chữ viết trong kế toán: Theo quy định của Luật Kế toán hiện hành thì chữ số và chữ viết trong kế toán phải tuân thủ thể hiện trên giao diện PMKT Giao diện chính của PMKT dễ truy cập, tìm kiếm và dễ hiểu
- In và lưu trữ tài liệu kế toán: hệ thống tài liệu được in từ PMKT phải có đầy đủ các yếu tố pháp lý theo quy định hiện hành Phải thống nhất số liệu trên dữ liệu PMKT và số liệu trên sổ kế toán cũng như báo cáo tài chính được in từ PMKT để lưu trữ Thời hạn lưu trữ tài liệu kế toán cũng như lưu trữ tài liệu kế toán được thực hiện theo qui định hiện hành
2.1.1.2 Phần mềm kế toán phải có khả năng nâng cấp, có thể sửa đổi, bổ sung
- Các chứng từ kế toán của phần mềm phải đảm bảo có thể chỉnh sửa nội dung, biểu mẫu khi khâu nhập liệu ban đầu chưa chính xác trong hệ thống Giao diện hiển thị của phần mềm có thể loại ẩn bớt một số chứng từ kế toán không sử dụng mà toàn hệ thống không bị ảnh hưởng
- Hệ thống phần mềm cho phép người sử dụng có thể bổ sung thêm, thay đổi nội dung tài khoản kế toán hoặc phương pháp hoạch toán đối với một số tài khoản kế toán Hệ thống cho phép bỏ bớt một số tài khoản mà không ảnh hưởng đến hệ thống PMKT
- Biểu mẫu sổ kế toán của hệ thống phải đảm bảo tính liên kết với các sổ kế toán khác, biểu mẫu có thể chỉnh sửa, bổ sung nội dung của biểu mẫu vẫn đảm bảo ghi chép sổ sách Hệ thống có thể ẩn bớt một số sổ sách kế toán không cần dùng đến mà không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống
- Cách lập và trình bày báo cáo tài chính đã được xây dựng trong PMKT có thể sửa đổi lại biểu mẫu, nội dung của báo cáo, mà còn có thể ẩn bớt báo cáo tài chính không sử dụng không ảnh hưởng đến hệ thống
2.1.1.3 Phần mềm kế toán phải tự động xử lý và đảm bảo sự chính xác về số liệu kế toán
Thứ nhất, PMKT phải đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc theo quy định hiện hành, quy trình của kế toán, đồng thời các phương pháp tính toán trên các chỉ tiêu trong báo cáo tài chính lưu trữ và xử lý số liệu tự động để thực hiện các báo cáo có liên quan
Thứ hai, PMKT phải đảm bảo số liệu của dữ liệu không có tính trùng lắp của thông tin kế toán, đảm bảo phù hợp
HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN
2.2.1 Tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phần mềm kế toán
Tiêu chí 1: PMKT phải đáp ứng yêu cầu của người sử dụng:
- PMKT phù hợp với các quy định, chính sách của pháp luật, chế độ của DN đã đăng ký bao gồm hình thức kế toán, phương pháp tính giá xuất hàng tồn kho, phương pháp quản lý hàng tồn kho,…
- PMKT phù hợp với đặc điểm tổ chức kinh doanh của DN bao gồm đặc điểm ngành nghề sản xuất kinh doanh, đặc điểm đối tượng kế toán, tiêu thức quản lý, các phương pháp tập hợp phân bổ chi phí và tính giá thành sản phẩm,…
- PMKT phù hợp với quy mô DN và đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán DN Bởi vì DN không thể chọn PMKT chỉ chạy trên 1 máy tính và không có server online với bộ phận kế toán có trên 2 người
- PMKT phù hợp với yêu cầu xử lý thông tin và cung cấp thông tin kế toán Bởi vì hang ngày DN cần xử lý rất nhiều thông tin kế toán, bên cạnh đó cần cung cấp thông tin cho các bên liên quan cho nên PMKT cần đáp ứng xử lý ngay trong thời điểm phát sinh
- PMKT phù hợp với tích hợp dữ liệu và các vấn đề liên quan đến hợp nhất báo cáo tài chính trong trường hợp DN thuộc đơn vị thành viên hay DN là công ty mẹ cần hợp nhất các đơn vị phụ thuộc
- PMKT phù hợp với yêu cầu của DN về tốc độ, thời gian xử lý, thời điểm cung cấp thông tin DN cần xử lý thông tin nhanh, cung cấp dữ liệu ở mọi thời điểm chứ không cần đợi đến kỳ kế toán Do đó PMKT phải có tốc độ xử lý nhanh, cung cấp thông tin chính xác về cả nội dung và hình thức
- PMKT phải hỗ trợ kịp tốt và kịp thời cho người dung trong quá trình sử dụng Hỗ trợ có thể qua các kênh hỗ trợ trực tuyến và qua các tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm
- PMKT phải thân thiện, dễ sử dụng, công cụ tìm kiếm dễ dàng, thông tin truy suất dễ dàng Tính thân thiện dễ sử dụng luôn tạo ra cách nhìn dễ chịu cho người dùng
Tiêu chí 2: PMKT phải có tính kiểm soát cao: Để hạn chế rủi ro khả năng sai sót, gian lận, dữ liệu bị phá hủy,… thì PMKT phải có tính kiểm soát cao Tính kiểm soát được đánh giá qua giải pháp bảo mật và kiểm soát truy cập hệ thống, các giải pháp sao lưu dữ liệu dự phòng, giải pháp ghi nhận dấu vết quá trình truy xuất, chỉnh sửa số liệu, giải pháp kiểm soát nhập liệu, xử lý, kết xuất dữ liệu kế toán và kiểm soát cung cấp thông tin
Tiêu chí 3: PMKT phải có tính linh hoạt:
Hiện tại các DN hoạt động bị các yếu tố chi phối như: thay đổi chính sách chế độ kế toán, nhu cầu thay đổi thông tin,…Vì vậy, PMKT phải có khả năng cho
DN thay đổi cập nhật thông tin như địa chỉ hoặc thay đổi người dùng do nhân sự kế toán thay đổi,…
Tiêu chí 4: PMKT phải có tính ổn định cao:
Tính ổn định được thể hiện thông qua sự tương thích giữa PMKT và phần cứng với các chương trình khác của máy tính, khả năng tương thích và liên kết các dữ liệu với các phần mềm thông dụng như excel, word,…Tính ổn định của PMKT cũng đc thể hiện thông qua các cam kết cập nhật, bảo hành, bảo trì,….của nhà cung ứng PMKT
Tiêu chí 5: PMKT phải đảm bảo sự chính xác của số liệu kế toán:
PMKT đảm bảo tính chính xác, không trùng lắp giữa các số liệu kế toán PMKT phải có khả năng phát hiện và ngăn chặn sai sót khi dữ liệu được nhập trước khi quá trình xử lý thông tin được diễn ra
2.2.2 Quy trình đánh giá hiệu quả của việc sử dụng phần mềm kế toán Để đánh giá hiệu quả sử dụng PMKT, DN cần có một quy trình đánh giá, các bước trong quy trình đánh giá được mô tả như sau:
Hình 2.1: Quy trình đánh giá hiệu quả sử dụng PMKT
(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Bước 1: DN chuẩn bị dữ liệu thử nghiệm đã hoàn chỉnh cho một hay nhiều kỳ kế toán, các kết quả thiết kế chi tiết Đánh giá các tiêu chí
Yêu cầu của người sử dụng
Phải có tính linh hoạt
Phải có tính ổn định cao
Phải đảm bảo sự chính xác của số liệu Đáp ứng
Bước 2: Khai báo, nhập liệu, in các báo cáo, đối chiếu để đánh giá mức độ đáp ứng yêu cầu
Bước 3: Đánh giá sự đáp ứng của các tiêu chí hiệu quả
Bước 4: Kết luận PMKT hiệu quả hay không.
CÁC LÝ THUYẾT NỀN TẢNG SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU
2.3.1 Mô hình chấp nhận công nghệ
Hình 2.2: Mô hình chấp nhận công nghệ
TAM là sự điều chỉnh của Lý thuyết hành động hợp lý (Theory of Reasoned Action-TRA) vào lĩnh vực hệ thống thông tin Tác giả sẽ sử dụng mô hình TAM của Davis (1985) là lý thuyết nền trong nghiên cứu này, vì các mô hình sau mô hình TAM của Davis (1985) thường mở rộng, tìm hiểu các biến bên ngoài tác động đến nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng của người dùng Trong khi đó, nghiên cứu của tác giả đi sâu vào tìm hiểu sự tác động của nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng của người dùng tới ý định sử dụng, từ đó dẫn tới việc chấp nhận ứng dụng PMKT của người dùng, chứ không tìm hiểu các biến bên ngoài
Nhận thức về tính hữu ích
Nhận thức về tính dễ sử dụng Ý định hành vi
Việc sử dụng hệ thống thực tế
Vận dụng lý thuyết vào đề tài, có thể thấy nhận thức về tính hữu ích và nhận thức về tính dễ sử dụng về PMKT là một trong những nhân tố quan trọng sẽ ảnh hưởng tới ý định sử dụng PMKT Từ đó, ý định sử dụng PMKT sẽ ảnh hưởng hiệu quả sử dụng của PMKT trong thực tế
2.3.2 Lý thuyết công nghệ - tổ chức - môi trường (Technology-Organization- Environment - TOE)
Hình 2.3: Mô hình lý thuyết công nghệ - tổ chức – môi trường
(Nguồn: DePietro và cộng sự, 1990)
Quá trình mà một công ty áp dụng và thực hiện đổi mới công nghệ bị ảnh hưởng bởi bối cảnh công nghệ, bối cảnh tổ chức và bối cảnh môi trường (DePietro và cộng sự, 1990)
Bối cảnh công nghệ bao gồm các công nghệ bên trong và bên ngoài có liên quan đến công ty Công nghệ có thể bao gồm cả thiết bị cũng như quy trình Bối
- Đặc điểm ngành và cấu trúc thị trường
- Cơ sở hỗ trợ công nghệ
- Quy định của chính phủ
- Cấu trúc kết nối chính thức và không chính thức
- Mức độ sẵn sàng của các nguồn lực
- Sự sẵn có của công nghệ
- Các đặc điểm của công nghệ
Quyết định đổi mới công nghệ cảnh tổ chức đề cập đến các đặc điểm và nguồn lực của công ty, bao gồm quy mô của công ty, mức độ tập trung hóa, mức độ quy định về vai trò công việc và các hoạt động của người lao động trong công ty, cơ cấu quản lý, nguồn nhân lực, mức độ sẵn sàng của các nguồn lực trong công ty và mối liên kết giữa các nhân viên Bối cảnh môi trường bao gồm quy mô và cấu trúc của ngành, đối thủ cạnh tranh của công ty, bối cảnh kinh tế vĩ mô và môi trường pháp lý (DePietro và cộng sự, 1990)
Ba yếu tố này thể hiện “cả những hạn chế và cơ hội đối với đổi mới công nghệ” Do đó, ba yếu tố này ảnh hưởng đến cách một công ty nhận thấy nhu cầu, tìm kiếm và áp dụng công nghệ mới Áp dụng lý thuyết vào nghiên cứu, có thể thấy việc chấp nhận sử dụng PMKT tại DN sẽ bị ảnh hưởng bởi nhận thức về tính hữu ích, nhận thức về tính dễ sử dụng (bối cảnh công nghệ); Các điều kiện thúc đẩy (bối cảnh môi trường); Ảnh hưởng xã hội, giá phí PMKT (bối cảnh tổ chức) Do đó, áp dụng lý thuyết TOE vào đề tài là hoàn toàn phù hợp
2.3.3 Lý thuyết về hành vi hợp lý
Theo Lý thuyết về hành vi hợp lý (Ajzen and Fishbein, 1975), nếu một người có thái độ tích cực đối với hành vi và những người quan trọng của họ cũng mong đợi họ thực hiện hành vi (tức là nhân tố tiêu chuẩn chủ quan), thì kết quả là họ có mức độ ý định hành vi cao hơn (có nhiều động lực hơn) và nhiều khả năng sẽ hành động (thực hiện ý định) Điều này đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu, khẳng định mối liên kết giữa thái độ và tiêu chuẩn chủ quan đối với ý định hành vi, và sau đó là thực hiện hành vi
Trong nghiên cứu này, tác giả vận dụng lý thuyết hành vi hợp lý để xem xét yếu tố lựa chọn sử dụng PMKT tại các DN trong diện khảo sát
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ XÁC ĐỊNH KHOẢNG TRỐNG CỦA NGHIÊN CỨU
2.4.1 Tổng quan nghiên cứu ngoài nước
Nghiên cứu liên quan đến PMKT trên thế giới có từ khá sớm, các nghiên cứu thường tập trung đến HTTT kế toán và PMKT đám mây, điển hình như:
Sabherwal và cộng sự (2006) thì HTTT thành công được nhờ vào các khía cạnh như: “chất lượng hệ thống, nhận thức tinh hữu ích, sự thõa mãn người sử dụng, sử dụng hệ thống” Hay theo Alshbiel và Al-Awaqleh (2011) cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa chất lượng nguồn nhân lực và thực hiện HTTT kế toán có hiệu quả trong các bệnh viện tại Jordan
Sriwidharmanely & Vina syafrudin (2012), một nghiên cứu thực nghiệm sự chấp nhận PMKT của sinh viên thành phố Bengkulu Malaysia; nghiên cứu dựa trên mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) phát triển bởi Davis, 1989 từ nền tảng mô hình lý luận hành động (TRA) được phát triển bởi Fishbein và Ajzen (1975) lý luận rằng phản ứng và nhận thức của một người về vấn đề gì sẽ xác định thái độ và hành vi của người đó Mô hình này đã được tin cậy, chấp nhận rộng dãi và mở rộng bởi Iqbaria (1995, 1997), Ferguson (1997), Chin & Told (1995) nhằm đánh giá thái độ chấp nhận công nghệ của người sử dụng PMKT dựa trên nhận thức, niềm tin, thái độ, ý định, hành vi người sử dụng sẽ cảm thấy PMKT rất hữu ích cho họ
Bhatt (2013) đã phân tích việc áp dụng điện toán đám mây của các DN nhỏ và vừa (DNNVV) ở Ấn Độ bằng cách sử dụng học thuyết chi phí giao dịch Do việc sử dụng công nghệ thông tin của các DNNVV Ấn Độ chưa phổ biến, tác giả đã so sánh các nhân tố thúc đẩy và nhân tố cản trở việc áp dụng công nghệ của các DNNVV với chi phí giao dịch liên quan đến điện toán đám mây của các DNNVV để xác định các nhân tố tổ chức cần thiết đảm bảo sự thành công cho việc áp dụng công nghệ đám mây của các DNNVV Kết quả nghiên cứu chỉ ra khả năng thích ứng tốt và mô hình định giá của điện toán đám mây được cho là lý do thúc đẩy các DNNVV áp dụng công nghệ điện toán đám mây
Esther và cộng sự (2014) đã chọn một mẫu ngẫu nhiên gồm 72 kế toán ở Ghana để nghiên cứu Mẫu nghiên cứu gồm 3 đối tượng: kế toán làm việc trong tổ chức sử dụng điện toán đám mây, kế toán làm việc trong tổ chức không sử dụng điện toán đám mây và các sinh viên kế toán Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra bảo mật dữ liệu có thể là một nhược điểm lớn trong việc sử dụng điện toán đám mây, đặc biệt là đối với những thông tin tài chính nhạy cảm tại DN, tuy nhiên điện toán đám mây vẫn có thể được áp dụng thành công cho mục đích kế toán
Coles và cộng sự (2015) đã khảo sát 212 người ở 17 quốc gia, đại diện cho các công ty bảo mật công nghệ thông tin, công ty công nghệ thông tin, công ty kiểm toán cũng như công ty từ các ngành công nghiệp khác Dữ liệu từ quá trình nghiên cứu được so sánh giữa các khu vực Châu Mỹ, Châu Á - Thái Bình Dương (America, Asia Pacific - APAC) và Châu Âu - Trung Đông - Châu Phi (Europe, Middle East, Africa - EMEA) Kết quả của nghiên cứu cho thấy 12% công ty ở Mỹ không coi đám mây là ưu tiên so với 9% ở EMEA và 7% ở khu vực APAC Người ta thấy rằng bảo mật vẫn là rào cản lớn nhất đối với việc áp dụng đám mây và các rào cản quan trọng khác là sự thiếu kiến thức và kinh nghiệm của các nhà quản lý công nghệ và DN
Ghosh (2015) đã khám phá khả năng phát triển của các hoạt động kế toán điện tử dựa trên đám mây ở Ấn Độ Tác giả gợi ý rằng các tổ chức có thể thiết kế PMKT của riêng họ với sự trợ giúp của cơ sở hạ tầng đám mây và cũng có thể thiết kế các ứng dụng dựa trên thiết bị di động được kết nối với đám mây Điều này giúp các công ty không phải đầu tư phần cứng hoặc phần mềm cũng như các chi phí liên quan đến việc nâng cấp và bảo trì phần mềm
Soni và cộng sự (2018) đã thực hiện một nghiên cứu để chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến việc chấp nhận và không chấp nhận PMKT đám mây ở 4 lĩnh vực: ngân hàng, bảo hiểm, bán lẻ và các DNNVV tại thành phố Udaipur, Ấn Độ Kết quả kiểm tra chi-square của nghiên cứu cho thấy hầu hết các tổ chức có 250 nhân viên trở lên đang sử dụng PMKT Liên quan đến việc không chấp nhận PMKT thì có khoảng 41% người được hỏi thậm chí không quen với sự tồn tại của PMKT trên thị trường, bảo mật dữ liệu là lý do chính khiến người trả lời không ủng hộ việc sử dụng PMKT Các nhân tố được tìm ra ảnh hưởng đến việc chấp nhận PMKT tại đơn vị gồm: độ bền, dễ dàng sử dụng và bảo mật, tiết kiệm chi phí Kết quả phân tích ANOVA cũng cho thấy không có sự khác biệt đáng kể trong ý kiến của những người được hỏi làm việc trong các lĩnh vực khác nhau về các nhân tố tác động đến việc áp dụng PMKT tại DN
Musa và cộng sự (2019) dựa vào sự tổng quan tài liệu và Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT) đã đề xuất một mô hình tác động đến ý định sử dụng kế toán đám mây của các DNNVV ở Malaysia gồm các nhân tố: kỳ vọng về hiệu quả, kỳ vọng về nỗ lực, ảnh hưởng xã hội, những điều kiện thúc đẩy, nhận thức về bảo mật với hai biến điều tiết là quy mô DN và số năm của dịch vụ Tương tự, Haleem (2020) cũng sử dụng lý thuyết UTAUT, thông qua khảo sát 354 chủ sở hữu-quản lý điều hành các DNNVV ở Sri Lanka, sử dụng kỹ thuật SEM để phân tích dữ liệu đã cho thấy rằng kỳ vọng về hiệu quả, Kkỳ vọng về nỗ lực và ảnh hưởng xã hội có tác động đến Ý định hành vi sử dụng Kế toán đám mây Những điều kiện thúc đẩy ảnh hưởng trực tiếp đến Hành vi sử dụng của Kế toán đám mây trong khi Ý định về hành vi sử dụng Kế toán đám mây là nhân tố trung gian trong sự tác động của kỳ vọng về hiệu quả, kỳ vọng về nỗ lực và ảnh hưởng xã hội tới Hành vi sử dụng của Kế toán Đám mây Hai biến điều tiết Kinh nghiệm và Quy mô tổ chức có ảnh hưởng đáng kể đến các mối quan hệ trên
Yusuf và Pontoh (2020) với mẫu nghiên cứu gồm 86 DNNVV, thông qua kiểm định hồi quy bằng phần mềm SPSS, các tác giả đã cho thấy tính dễ sử dụng, sự tin tưởng và khả năng sử dụng máy tính ảnh hưởng đến việc lựa chọn PMKT đám mây tại các DNNVV ở Makassar (Indonesia)
2.4.2 Tổng quan nghiên cứu trong nước
Các nghiên cứu trong nước thời gian gần đây có đề cập nhiều đến việc đánh giá hiệu quả của việc sử dụng PMKT cũng như xác định các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng PMKT trong các DN, điển hình như: Đỗ Thị Thanh Ngân (2014) “Định hướng tích hợp KTQT cho các PMKT áp dụng cho DNNVV” đề cập đến vấn đề định hướng tích hợp KTQT cho các PMKT áp dụng cho DNNVV Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng tại các DNNVV, phần mềm phục vụ cho KTQT chủ yếu là tính giá thành, quản lý công nợ phải thu, phải trả và lập các báo cáo liên quan Hạn chế của nghiên cứu là tập trung phân tích vai trò của KTQT và thực trạng ứng dụng KTQT trên phần mềm, kết quả cho thấy các DNNVV chưa ứng dụng PMKT nhiều cho mục đích quản trị
Võ Thị Bích Ngọc (2014) “Nghiên cứu chất lượng phần mềm kế toán Việt Nam” Dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả đưa ra thang đo để đo lường 4 nhân tố ảnh hưởng chất lượng PMKT là chức năng, thiết kế hệ thống, hỗ trợ khách hàng và tính an toàn của phần mềm, xây dựng mô hình hồi quy giữa 4 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng phần mềm và tác giả chỉ ra rằng thang đo chất lượng phần mềm chính là sự hài lòng khách hàng
Võ Văn Nhị, Nguyễn Bích Liên, Phạm Trà Lam (2014) “Định hướng lựa chọn phần mềm kế toán phù hợp cho các DN nhỏ và vừa tại Việt Nam” cho thấy được các tiêu chí lựa chọn phần mềm kế toán của DNNVV trong việc thỏa mãn ứng dụng PMKT trong DN Nghiên cứu cũng chỉ ra năm tiêu chí phổ biến để lựa chọn PMKT: (1) Chất lượng phần mềm; (2) Nhà cung cấp phần mềm; (3) chi phí và lợi ích; (4) đặc điểm đầu ra của gói phần mềm; (5) Ý tưởng thiết kế phần mềm Ngoài ra còn có chất lượng dịch vụ hỗ trợ gồm các tiêu chí: Hướng dẫn sử dụng phần mềm, sự hỗ trợ của nhà cung cấp, hướng dẫn xử lý sự cố, huấn luyện, bảo trì và nâng cấp phần mềm, khả năng tư vấn của nhà cung cấp phần mềm, bản dùng thử, số lần cài đặt của phần mềm, thời gian phản hồi, kinh nghiệm của nhà cung cấp, lịch sử phát triển sản phẩm, tính phổ biến và kỹ năng kinh doanh, kinh nghiệm kinh doanh của nhà cung cấp
Vũ Thị Tuyết Mai (2014) về tiêu chí đánh giá PMKT tuân thủ các quy định và chế độ của kế toán Việt Nam theo quyết định 15 và quyết định 48 của Bộ Tài Chính Phần mềm còn đảm bảo tiêu chí quản lý các đối lượng kế toán một cách khoa học Nghiên cứu còn cho thấy để đảm bảo tính chính xác của dữ liệu thông tin kế toán, phần mềm còn phải đảm bảo tiêu chí chính xác của dữ liệu kế toán
Nguyễn Thị Hồng Nga (2014) “Tiêu chí đánh giá các yếu tố ảnh hưởng chất lượng thông tin kế toán” cho rằng chất lượng thông tin kế toán chịu sự tác động bốn yếu tố (1) Nguồn nhân lực kế toán và nhà quản lý: năng lực trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của các nhà quản lý DN và nhân lực kế toán; (2) HTTT kế toán (IT): hệ thống thiết bị công nghệ thông tin truyền thông như phần mềm quản lý, PMKT ảnh hưởng đến tính kịp thời, tính chính xác đầy đủ của thông tin kế toán cung cấp; (3) Môi trường DN: văn hóa DN, cơ cấu tổ chức, chính sách đãi ngộ, áp lực công việc…; (4) hệ thống văn bản pháp quy: luật, chuẩn mực kế toán và sự giám sát thông qua các quy định tuân thủ
NHẬN DIỆN CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN
SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN
Thông qua tổng quan tài liệu trong và ngoài nước, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng PMKT tại các DN được tác giả tổng hợp trong bảng … như sau:
Bảng 2.2: Tổng hợp các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng PMKT từ tổng quan nghiên cứu
STT Nhân tố Nghiên cứu đề cập
DeLone & McLean (1992 & 2003); Phan Đức Dũng và Phạm Anh Tuấn (2015); Phan Thanh Huyền và Nguyễn Thị Mỹ Ân (2020)
2 Chất lượng nhân sự Alshbiel và Al-Awaqleh (2011); Nguyễn Thị
DeLone & McLean (2003); Phan Đức Dũng và Phạm Anh Tuấn (2015); Phan Thanh Huyền và Nguyễn Thị Mỹ Ân (2020)
Phan Đức Dũng và Phạm Anh Tuấn (2015); Phan Thanh Huyền và Nguyễn Thị Mỹ Ân (2020)
5 Hiệu quả tư vấn Võ Văn Nhị và các cộng sự (2014); Phan Thanh
Huyền và Nguyễn Thị Mỹ Ân (2020)
6 Thái độ chấp nhận Sriwidharmanely & Vina syafrudin (2012)
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Chương này tác giả trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến PMKT, trong đó tác giả làm rõ cơ sở xây dựng PMKT; khái niệm và yêu cầu của PMKT; đặc điểm và hình thức của PMKT; phân loại PMKT; mô hình hoạt động của PMKT; những lợi ích và hạn chế của PMKT Đồng thời, tác giả cũng đề cập những tiêu chí để đánh giá hiệu quả PMKT cũng như quy trình đánh giá hiệu quả PMKT Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập các lý thuyết nền tảng sử dụng trong nghiên cứu đó là Mô hình chấp nhận công nghệ (Technology Acceptance Model - TAM) của Davis (1985), và Lý thuyết công nghệ
- tổ chức - môi trường (Technology-Organization-Environment - TOE) của DePietro và cộng sự (1990); các nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến PMKT và nhận diện một số các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng PMKT.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHUNG NGHIÊN CỨU
Khung nghiên cứu gồm 2 thành phần đó là khung lý thuyết và khung thực tiễn Khung lý thuyết gồm các lý thuyết nền và các nghiên cứu trước có liên quan được sử dụng để chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân tố: chất lượng thông tin, chất lượng nhân sự, chất lượng phần mềm, chất lượng phần cứng, hiệu quả tư vấn, thái độ chấp nhận phần mềm, hiệu quả sử dụng PMKT Khung thực tiễn được thực hiện thông qua 2 giai đoạn: (i) Nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm lấy ý kiến chuyên gia và (ii) Nghiên cứu định lượng với hồi quy tuyến tính nhằm đưa ra kết luận cuối cùng về kết quả nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất )
QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu, tác giả đề xuất gồm 4 bước thể hiện qua Hình 3.2 sau:
Hình 3.2: Quy trình nghiên cứu
(Nguồn: Tác giả đề xuất ) Bước 1: Tổng quan tài liệu, xác định cơ sở lý thuyết và lý thuyết nền nghiên cứu
Chỉ ra mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu
Tham vấn ý kiến chuyên gia
Xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu trong điều kiện cụ thể của các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Khảo sát dữ liệu các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh
Bình Dương Kết quả nghiên cứu
Cơ sở lý thuyết, tham vấn chuyên gia
Giả thiết cho câu hỏi nghiên cứu
Kiểm tra Cronbach alpha, EFA Trả lời các câu hỏi nghiên cứu, đưa ra kết luận về các vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình tổng quan nghiên cứu liên quan đến mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu, tác giả xác định khoảng trống nghiên cứu của đề tài Sau đó, dựa vào các lý thuyết nền và các nghiên cứu đã thực hiện, các mục tiêu nghiên cứu được làm rõ một cách khái quát
Bước 2: Phương pháp nghiên cứu định tính
Phương pháp phỏng vấn chuyên gia được thực hiện ở bước nghiên cứu tiếp theo nhằm xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu trong điều kiện cụ thể các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Danh sách dự kiến bao gồm 12 chuyên gia Kết quả từ phương pháp định tính sẽ giúp khám phá, bổ sung và điều chỉnh các giả thuyết nghiên cứu, thang đo nghiên cứu sao cho phù hợp các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Bước 3: Phương pháp nghiên cứu định lượng
Kết quả nghiên cứu định tính về mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu của đề tài sẽ được kiểm tra cụ thể trong bước này thông qua kỹ thuật định lượng là phân tích OLS Đối tượng được chọn để khảo sát là các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương nên mỗi DN sẽ là một phiếu khảo sát Đối tượng được chọn để trả lời khảo sát là Ban Giám Đốc, Kế toán Trưởng, nhân viên kế toán tại DN Mẫu dự kiến là 250 mẫu Đồng thời, tác giả sẽ sử dụng kiểm định Cronbach alpha, EFA để kiểm tra độ tin cậy các thang đo
Bước 4: Kết quả nghiên cứu, bàn luận và hàm ý chính sách
Tác giả xem xét kết quả thu thập được từ phương pháp định lượng với thực tế quan sát DN hay thông qua tham vấn chuyên gia nhằm tìm hiểu nguyên nhân của các kết quả này, đưa ra bàn luận Từ đó, tác giả đưa ra kết luận về mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sử dụng
PMKT trong điều kiện cụ thể là các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Qua đó, tác giả sẽ đề ra các bàn luận và hàm ý chính sách từ các kết quả nghiên cứu này.
NGHIÊN CỨU ĐỊNH TÍNH
Hình 3.3: Quy trình nghiên cứu định tính
(Nguồn: Tác giả xây dựng ) 3.3.1.1 Xây dựng dàn bài phỏng vấn
Mục tiêu nghiên cứu tập trung vào mối quan hệ giữa các nhân tố: Chất lượng thông tin, chất lượng nhân sự, chất lượng phần mềm, chất lượng phần cứng, hiệu quả tư vấn, thái độ chấp nhận phần mềm, hiệu quả sử dụng PMKT Qua nghiên cứu tài liệu, tác giả xác định vấn đề và khoảng trống nghiên cứu Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng nên dàn bài phỏng vấn bán cấu trúc, dự kiến phỏng vấn nhóm 12 chuyên gia về các vấn đề nghiên cứu của đề tài
Mẫu n = 12 Phỏng vấn Mã hóa xác nhận dữ liệu
Phân tích dữ liệu định tính
Quá trình phỏng vấn được thực hiện tập trung nhằm xem xét mối quan hệ giữa các nhân tố trong điều kiện của các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Bắt đầu quá trình phỏng vấn, dựa vào lý thuyết nền và các nghiên cứu liên quan, tác giả giải thích mối quan hệ giữa các nhân tố nghiên cứu cũng như thang đo các nhân tố này mà tác giả kế thừa từ nghiên cứu trước, sau đó đưa ra câu hỏi cho các chuyên gia Các chuyên gia trả lời câu hỏi, chỉnh sửa nội dung chưa hợp lý của các vấn đề nghiên cứu, các nhân tố và thang đo nghiên cứu
Trước tiên, qua tìm hiểu, tiếp xúc và đánh giá mức độ chuyên sâu của các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực hệ thống thông tin kế toán, PMKT, một danh sách các chuyên gia sẽ được chọn để tham gia phỏng vấn được thiết lập (danh sách dự kiến 12 chuyên gia) Sau khi tiếp xúc và trao đổi với các chuyên gia về mục đích nghiên cứu và kế hoạch phỏng vấn, sẽ lập danh sách các chuyên gia đồng ý tham gia phỏng vấn và thực hiện bước phỏng vấn theo kế hoạch
Công cụ thảo luận nhóm được sử dụng vì nó: (1) Cho phép nhiều thành viên tham gia; (2) Tạo ra môi trường tương tác: thảo luận và tranh cãi giúp kích thích các ý tưởng mới, những lý do chi tiết giải thích sự tác động các nhân tố (Nguyễn Đình Thọ, 2014) Mẫu được chọn cho việc thảo luận nhóm với các chuyên gia là mẫu cho nhóm thực thụ bao gồm khoảng tám đến mười thành viên tham gia thảo luận (Nguyễn Đình Thọ, 2014)
Nghiên cứu dự kiến sẽ thực hiện thảo luận nhóm chuyên gia với: (1) các giảng viên giảng dạy về hệ thống thông tin kế toán, PMKT; (2) Ban giám đốc, kế toán trưởng, nhân viên kế toán tại các DN có sử dụng PMKT, (3) chuyên gia tại công ty cung cấp dịch vụ PMKT Đây là nhóm người có kiến thức chuyên môn vững chắc hay có kinh nghiệm thực tế về PMKT Các giảng viên được lựa chọn phải giảng dạy môn hệ thống thông tin kế toán, PMKT từ 3 năm trở lên Các chuyên gia thực tế phải có 3 năm kinh nghiệm trở lên trong việc triển khai hay sử dụng PMKT Việc thảo luận nhóm sẽ dừng lại khi dữ liệu thu thập đạt mức bão hòa hay điểm tới hạn, nghĩa là đến đây, không còn thông tin gì mới nữa để tiếp tục cho các cuộc thảo luận tiếp theo
3.3.1.3 Thu thập và phân tích dữ liệu
Công cụ thu thập dữ liệu là Dàn bài phỏng vấn gồm 2 phần chính: Phần thông tin người tham gia nhằm tìm hiểu và gạn lọc đúng đối tượng cần nghiên cứu; Phần phỏng vấn bao gồm các câu hỏi gợi ý để thu thập dữ liệu
Theo Cresswell (2012), việc vận dụng quy trình phân tích dữ liệu định tính bao gồm 6 bước như sau:
Bước 1: Sắp xếp và chuẩn bị dữ liệu Trong bước này, tác giả tiến hành ghi chép, phân tích các dữ liệu thu thập được từ các cuộc phỏng vấn
Bước 2: Đọc lại toàn bộ dữ liệu Việc đọc lại nhiều lần dữ liệu giúp người nghiên cứu nhận thức chuẩn xác, sâu sắc vấn đề nghiên cứu
Bước 3: Bắt đầu phân tích bằng cách mã hoá dữ liệu Mã hoá dữ liệu là quá trình tổ chức dữ liệu thành các đoạn, trước khi gắn khái niệm cho nó, thuật ngữ hoặc ý nghĩa Kết quả dữ liệu phỏng vấn được sắp xếp theo từng câu hỏi và tương ứng với các vấn đề nghiên cứu
Bước 4: Sử dụng dữ liệu đã được mã hoá để tổng hợp câu trả lời cho vấn đề nghiên cứu
Bước 5: Giải thích và trình bày ý nghĩa của dữ liệu dựa trên cơ sở lý thuyết đã được trình bày trong chương 2 So sánh các phát hiện từ cuộc phỏng vấn với thông tin dữ liệu thu được trong suốt quá trình ghi chép và nghiên cứu của mình
Bước 6: Xác nhận tính hợp lý của các phát hiện trong nghiên cứu, thể hiện thông qua tiêu chí xác nhận độ tin cậy và tính đáng tin cậy của một quá trình xác minh
3.3.2 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu
Trong nghiên cứu của Phan Đức Dũng & Phạm Anh Tuấn (2015); khảo sát của Phan Đức Dũng dựa trên năm biến với bốn biến độc lập là (1) Phần cứng; (2) Phần mềm; (3) Thông tin đầu ra; (4) Chất lượng của hệ thống Để phù hợp với bối cảnh nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng PMKT trong các DN Tác giả ứng dụng ba biến: 1- Phần cứng; 2- Phần mềm; 3- Thông tin đầu ra Kế thừa nghiên cứu của Võ Văn Nhị và các cộng sự (2014), hai biến hiệu quả tư vấn từ nhà cung cấp phần mềm và tư vấn từ chuyên gia bên ngoài, bên trong DN; tác giả sẽ gộp thành một biến chung là: 4- Hiệu quả tư vấn từ chuyên gia
Với nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), tác giả sẽ kế thừa yếu tố năng lực chuyên môn (năng lực trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp, ý thức tuân thủ pháp luật của nhân viên kế toán) Vì năng lực nhân sự kế toán có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình thực hiện PMKT tại DN Tác giả ứng dụng ở nghiên cứu này là: 5- Chất lượng nhân sự kế toán
Kế thừa từ nghiên cứu của Sriwidharmanely & Vina syafrudin (2012), một nghiên cứu thực nghiệm sự chấp nhận PMKT của sinh viên thành phố Bengkulu Malaysia thông qua (1) Tính hữu dụng và (2) Hiệu quả, tác giả ứng dụng ở nghiên cứu này là: 6 - Thái độ chấp nhận phần mềm
Trên cơ sở các lý thuyết nền tảng và từ kết quả tổng hợp các nghiên cứu trước có liên quan đến PMKT và kết quả tham vấn các chuyên gia, tác giả tổng hợp đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:
Giả thuyết H1: Chất lượng thông tin dữ liệu đầu vào và đầu ra có tác động tích cực đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG
Quy trình nghiên cứu định lượng được trình bày tại Hình 3.5:
Hình 3.5: Quy trình nghiên cứu định lượng
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Nghiên cứu định lượng là việc thu thập dữ liệu, thông tin có tính chất thống kê dưới dạng số học, số liệu Việc thu thập dữ liệu này dùng để lượng hóa và phân tích dữ liệu thu thập được
Nghiên cứu định lượng được tác giả tiến hành thông qua việc thu thập dữ liệu của phiếu khảo sát về các thang đo, tiếp đó sử dụng phần mềm SPSS 22 để phân tích dữ liệu Tác giả tiến hành kiểm định các thang đo đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thang đo đo lường các nhân tố trong nghiên cứu được xây dựng dựa trên việc tham khảo các nghiên cứu trước, ý kiến từ kết quả tham vấn chuyên gia và được tác giả điều chỉnh cho phù hợp điều kiện các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương thông qua kết quả của nghiên cứu định tính
Mô hình nghiên cứu chính thức
Kết quả nghiên cứu và bàn luận
Theo Đinh Phi Hổ (2014) có ba cách để thực hiện xây dựng thang đo: cách thứ nhất là sử dụng thang đo có sẵn, cách thứ hai là sử dụng thang đo có sẵn kèm theo điều chỉnh thang đo cho phù hợp với bối cảnh nghiên cứu, cách thứ ba là xây dựng một thang đo mới hoàn toàn Nghiên cứu của tác giả lựa chọn cách thứ hai là sử dụng thang đo có sẵn của một số nhân tố và điều chỉnh để phù hợp
Theo Green (2003); Tabachnick và Fidell (2007); Đinh Phi Hổ (2014) thì tất cả các biến quan sát trong bảng câu hỏi được sử dụng thang đo Likert bao gồm 5 bậc được lựa chọn sắp xếp từ số 1 là hoàn toàn không đồng ý với phát biểu đến số 5 là hoàn toàn đồng ý với phát biểu
Thang đo nhân tố Chất lượng thông tin được ký hiệu là CLTT và được đo lường bằng 3 biến quan sát sau:
CLTT1: PMKT được DN lựa chọn sử dụng có khả năng đáp ứng nhu cầu xử lý thông tin một cách kịp thời, chính xác, đầy đủ, và đặc thù;
CLTT2: Sự hài lòng của các đối tượng sử dụng thông tin về những thông tin được cung cấp trên Báo cáo kế toán, Báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, lưu chuyển tiền tệ và thuyết minh báo cáo tài chính) về tính năng, có thể so sánh và độ tin cậy của thông tin;
CLTT3: Thông tin do PMKT cung cấp có tính bảo mật
Thang đo nhân tố Chất lượng nhân sự kế toán được ký hiệu là CLNSKT và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:
CLNSKT1: Mức độ thành thạo của nhân sự kế toán khi sử dụng PMKT của đơn vị;
CLNSKT2: Nhân sự kế toán có kết nối với đơn vị cung cấp PMKT trong quá trình sử dụng PMKT;
CLNSKT3: Nhân sự kế toán có chuyên môn, hiểu biết về PMKT;
CLNSKT4: Nhân sự kế toán được đào tạo về cách sử dụng PMKT của đơn vị
Thang đo nhân tố Chất lượng phần mềm được ký hiệu là CLPM và được đo lường bằng 7 biến quan sát sau:
CLPM1: Chức năng của phần mềm thể hiện ở tính chính xác, khả năng tích hợp, tự hoạt động, an ninh, sao lưu hệ thống, đáp ứng linh hoạt;
CLPM2: Khả năng duy trì phụ thuộc vào tần suất, số lượng người dùng, tính ổn định;
CLPM3: Khả năng tương thích dựa trên chuẩn hóa việc truyền thông, linh hoạt kết nối nền tảng máy tính, khả năng thích nghi, thay thế;
CLPM4: Tin cậy thể hiện ở sẵn sàng, phục hồi dữ liệu khi có sự cố lỗi phần mềm;
CLPM5: Khả dụng trong việc cài đặt vận hành đơn giản, phù hợp cho từng đối tượng người dùng, dễ thao tác thực tế và có tài liệu hướng dẫn;
CLPM6: Hiệu quả phần mềm thể hiện ở thời gian xử lý phù hợp;
CLPM7: Cá nhân hóa của phần mềm thể hiện trong việc thay đổi giao diện, nội dung các chức năng
Thang đo nhân tố Chất lượng phần cứng được ký hiệu là CLPC và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:
CLPC1: Cấu hình, chất lượng phần cứng mạnh, tốc độ xử lý nhanh;
CLPC2: Sự tương thích phần cứng được kết nối, có khả năng chia sẻ dữ liệu, tránh sự cố khi vận hành Những thông tin cần thiết đã được truyền đạt đến từng cá nhân, bộ phận có liên quan một cách kịp thời;
CLPC3: Tính mở của phần cứng trong việc có thể nâng cấp trong tương lai, cập nhật tham số;
CLPC4: Phần cứng có thể được bảo trì và nâng cấp thuận tiện, dễ dàng CLPC5: Chi phí cho phần cứng phù hợp với cấu hình máy
Thang đo nhân tố hiệu quả tư vấn được ký hiệu là HQTV và được đo lường bằng 5 biến quan sát sau:
HQTV1: Tư vấn giúp DN lựa chọn được mô hình phần mềm phù hợp nhu cầu sử dụng của đơn vị;
HQTV2: Các phân hệ trong chương trình có thể tương tác, hỗ trợ với nhau; HQTV3: Tuân thủ các quy định về chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành; HQTV4: PMKT được triển khai một cách nhanh chóng và hiệu quả;
HQTV5: Chi phí bỏ ra cho sử dụng phần mềm kế toán phù hợp Đảm bảo sự cân đối trong chi phí bỏ ra và lợi ích từ việc sử dụng phần mềm mang lại
Thang đo nhân tố Thái độ chấp nhận phần mềm được ký hiệu là CNPM và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:
CNPM1: Nhận thức được rằng PMKT có thể vận hành và dễ dàng sử dụng; CNPM2: Thái độ trong việc sử dụng PMKT cho các công việc có liên quan; CNPM3: Chấp nhận PMKT trong sử dụng thực tế;
CNPM4: Chủ DN và các nhân viên trong đơn vị nhận thức một cách rõ ràng về lợi ích sử dụng PMKT
Thang đo nhân tố hiệu quả sử dụng PMKT được ký hiệu là HQSDPMKT và được đo lường bằng 4 biến quan sát sau:
HQSDPMKT 1: Viêc sử dụng phần mềm giúp các đối tượng sử dụng thông tin được cung cấp những thông tin đầy đủ Tránh trường hợp bỏ xót thông tin gây tác động tiêu cực trong việc đưa ra các quyết định kinh tế;
HQSDPMKT 2: Sử dụng PMKT đảm bảo tính chính xác thông tin, không làm thay đổi bản chất, hiện trạng của sự kiện cũng như nội dung và giá trị của nó;
HQSDPMKT 3: PMKT có thể cài đặt, vận hành và sử dụng một cách dễ dàng;
HQSDPMKT 4: Hiệu quả sử dụng PMKT đảm bảo tính kịp thời Đảm bảo khả năng thu thập, xử lý và cung cấp thông tin cho các đối tượng liên quan theo đúng thời gian quy định
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Bình Dương là tỉnh nằm trong khu kinh tế phía Nam, là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ Bốn phía của Bình Dương giáp với các tỉnh lân cận lần lượt là Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Thành Phố Hồ Chí Minh
Ngay từ khi tách tỉnh vào năm 1997, Bình Dương đã chọn mô hình công nghiệp - đô thị - dịch vụ để làm “bàn đạp” cho sự phát triển Lãnh đạo tỉnh Bình Dương giao Tổng Công ty Becamex IDC (là doanh nghiệp nhà nước lớn nhất tỉnh) hợp tác với Tập đoàn Sembcorp Industrial Parks của Singapore để hình thành nên mô hình VSIP Mô hình này được Trung ương đánh giá cao, đã và đang lan tỏa ra nhiều tỉnh, thành trong cả nước Song song với phát triển kinh tế, tỉnh Bình Dương luôn chú trọng chăm lo, phát triển mọi mặt đời sống văn hóa xã hội, không ngừng nâng cao mức sống, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người dân sinh sống và làm việc trên địa bàn
Trong hơn 25 năm qua, Bình Dương đã có bước chuyển mình ấn tượng, đã tạo môi trường thuận lợi cho các nhà đầu tư, đồng thời lấy doanh nghiệp nhà nước giữ vai trò dẫn dắt Cơ cấu kinh tế Bình Dương chuyển dịch rất nhanh theo hướng hiện đại; mô hình tăng trưởng kinh tế ngày càng dựa nhiều vào khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo Bên cạnh đó, Bình Dương đã đặt người dân làm trung tâm, thực hiện tốt công tác an sinh xã hội, trong khi chính quyền tiếp tục kiến tạo cho sự phát triển xuyên suốt…
Theo báo cáo kinh tế - xã hội tỉnh Bình Dương (2022) cho thấy, trong những năm qua đã được thể hiện qua những con số vô cùng ấn tượng Cụ thể, tính đến năm
2022, tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn tỉnh gấp hơn 117 lần so với năm 1997
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh giai đoạn 1997 -
2022 đạt 10,74%/năm Đồng thời, Bình Dương cũng nằm trong top đầu cả nước về thu hút vốn đầu tư nước ngoài với gần 4.200 dự án, vốn đăng ký hơn 40 tỷ USD; hơn 64.970 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 29,5 tỷ USD; 222 tổ hợp tác và 237 hợp tác xã Thu nhập bình quân đầu người của tỉnh Bình Dương cũng cao nhất nước Địa phương không còn hộ nghèo theo tiêu chí Trung ương và đứng thứ 3 về thu ngân sách nội địa
Hiện nay, theo thống kê về các DN sản xuất trong diện khảo sát của tác giả, tác giả tổng hợp số liệu như sau: 11 công ty cổ phần chiếm tỷ lệ 61,11%; ngành nghề chủ yếu sản xuất găng tay, sản xuất trang phục, sản xuất sản phẩm từ cao su, thiết bị y tế Số lượng công ty TNHH MTV là 16 công ty chiếm tỷ lệ 88,89% ngành nghề chủ yếu là sản xuất các sản phẩm liên quan đến gỗ, lắp đặt máy móc, thiết bị Đa số các DN còn lại là công ty TNHH chuyên về sản xuất giày dép, các sản phẩm từ nhựa, các sản phẩm từ gỗ, sản xuất về pin và ắc quy Đồng thời, theo Cục Thống kê tỉnh Bình Dương (2023), đến tháng 8 năm
2023, tình hình sản xuất ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh có nhiều chuyển biến tích cực, song mức độ hồi phục chậm Sản xuất công nghiệp 08 tháng năm 2023 diễn ra trong bối cảnh lạm pháp ở nhiều nước trên thế giới tăng cao và kéo dài, giá nguyên vật liệu đầu vào, giá xăng dầu tăng mạnh; tình hình xung đột ở Ukraina - Nga vẫn chưa chấm dứt; nhu cầu thị trường có xu hướng hồi phục nhưng không ổn định Để giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, Tỉnh đã chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là các chính sách về thuế; tăng khả năng tiếp cận vốn tín dụng, tập trung vốn tín dụng vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh; tăng cường hiệu quả cải cách thủ tục hành chính; tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường Bên cạnh đó, tỉnh cũng quyết liệt chỉ đạo đẩy mạnh công tác giải ngân vốn đầu tư công để tạo thêm động lực cho tăng trưởng kinh tế; đồng thời tạo thị trường cho các ngành công nghiệp như: cơ khí, thép, vật liệu xây dựng, triển khai các giải pháp hiệu quả để tìm kiếm thị trường cho sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo; qua đó giải phóng năng lực sản xuất trong tỉnh để gia tăng hơn nữa mức tăng trưởng bởi đây là ngành chủ đạo, dẫn dắt toàn ngành công nghiệp
Về sản xuất công nghiệp, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 8/2023 trên địa bàn Tỉnh ước tăng 1,1% so tháng trước; trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 1,2% so tháng trước; sản xuất và phân phối điện khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí tăng 0,2%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 1,1%; riêng ngành khai khoáng giảm 0,6% Lũy kế đến
08 tháng năm 2023, chỉ số sản xuất ngành công nghiệp ước tính tăng 3,4% so với cùng kỳ Chia theo ngành kinh tế cấp I như sau: Ngành khai khoáng bằng 99,4% so cùng kỳ; Ngành chế biến, chế tạo có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 3,5%; Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí giảm 2,9%; Ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải, tăng 3,1% so với cùng kỳ
Bên cạnh đó, lũy kế 08 tháng năm 2023, chỉ số sử dụng lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành công nghiệp chỉ bằng 90,8% Trong đó lao động ngành chế biến, chế tạo chỉ bằng 90,7% Một số ngành có chỉ số giảm như: Sản xuất trang phục giảm 13,2%; da và các sản phẩm có liên quan giảm 10,3%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 19,6%; sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 17,3%; kim loại giảm 14,1%; sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm 10%,
THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG PHẦN MỀM KẾ TOÁN TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG
Hiện nay, trên thị trường có nhiều công ty chuyên viết PMKT của Việt Nam, tuy nhiên vẫn có một số PMKT có nguồn gốc từ Mỹ như Solomon, Sun System,
Bảng 4.1: Thống kê PMKT được sử dụng tại các doanh nghiệp trong diện khảo sát
Stt Phần mềm kế toán Số lượng sử dụng
(Nguồn: tác giả tổng hợp)
Qua bảng 4.1, tác giả nhận thấy các DN đa số sử dụng PMKT của nhà cung ứng Misa với số lượng là 83 chiếm tỷ lệ 46,11%; các DN sử dụng PMKT Fast là 29 chiếm tỷ lệ 16,11%; các DN sử dụng PMKT ECOUNT là 28 chiếm tỷ lệ 15,56%; các DN sử dụng PMKT Simba 25 chiếm tỷ lệ 13,89%; những DN còn lại sử dụng PMKT là Sap, 3Tsoft, Viettel, … Như vậy, PMKT do các nhà cung cấp phần mềm của Việt Nam được lựa chọn nhiều nhất Điều này xuất phát từ việc PMKT do Việt Nam sản xuất thì phù hợp với các thông tư, nghị định của Việt Nam nên việc áp dụng PMKT tại các DN rất dễ dàng.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN
Nghiên cứu định tính sử dụng kỹ thuật phỏng vấn nhóm gồm 12 đối tượng (Danh sách Phụ lục 1) Trong đó có 01 chuyên gia giảng dạy các học phần PMKT;
11 chuyên gia thuộc về các DN cung cấp PMKT hoặc DN có sử dụng PMKT Đây đều là những người có chuyên môn vững chắc về PMKT hay có nhiều năm sử dụng PMKT trong thực tế Kết quả nghiên cứu định tính về mô hình và các thang đo nghiên cứu như sau:
Đánh giá về mô hình và giả thiết nghiên cứu
Trên cơ sở bảng phỏng vấn tác giả thực hiện, 12/12 thành viên trong nhóm phỏng vấn thống nhất với mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu này, chiếm tỷ lệ cao Cụ thể:
Nhân tố Chất lượng thông tin kế toán, Chất lượng nhân sự kế toán có 11/12 chuyên gia đồng ý chiếm tỷ lệ 91,67%
Nhân tố Chất lượng PMKT có 12/12 chuyên gia đồng ý chiếm tỷ lệ 100% Nhân tố Chất lượng phần cứng, Thái độ chấp nhận phần mềm kế toán có 10/12 chuyên gia đồng ý chiếm tỷ lệ 83,33%
Nhân tố Hiệu quả tư vấn có 09/12 chuyên gia đồng ý chiếm tỷ lệ 75 %
Như vậy, phần lớn các chuyên gia đều đồng ý với các nhân tố và mối quan hệ giữa các nhân tố mà tác giả đã đề xuất
Do đó, thông qua kết quả nghiên cứu định tính, mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu theo ý kiến chuyên gia được xem là phù hợp trong bối cảnh nghiên cứu là các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Đánh giá về thang đo
Thang đo của các nhân tố nghiên cứu trong đề tài được tác giả tham khảo, kế thừa từ các thang đo tương đương ở các nghiên cứu trước Khi thực hiện phỏng vấn nhóm các chuyên gia về các thang đo nhân tố trong nghiên cứu thì hầu hết các chuyên gia đều đồng ý với đề xuất của tác giả Như vậy, thang đó nhân tố Chất lượng thông tin gồm 3 biến quan sát, thang đó nhân tố Chất lượng nhân sự kế toán gồm 4 biến quan sát, thang đo nhân tố Chất lượng phần mềm gồm 7 biến quan sát, thang đo nhân tố Chất lượng phần cứng gồm 5 biến quan sát, thang đo nhân tố hiệu quả tư vấn gồm 5 biến quan sát, thang đo nhân tố Thái độ chấp nhận phần mềm gồm 4 biến quan sát, thang đo nhân tố hiệu quả sử dụng PMKT gồm 4 biến quan sát
4.3.2 Kết quả nghiên cứu định lượng
Từ các số liệu thu thập được trong nghiên cứu định lượng chính thức là 180
DN, thỏa mãn lớn hơn mẫu tối thiểu 160 DN cần thiết để thực hiện các phép kiểm định trong nghiên cứu định lượng, tác giả tiến hành mã hóa, nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 22 và tuần tự thực hiện các bước kiểm định Cronbach’s Alpha của từng nhân tố trong mô hình nghiên cứu của tác giả
Bảng 4.2: Kết quả độ tin cậy của thang đo nhân tố “Chất lượng thông tin” Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Alpha nếu loại biến này
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm phân tích SPSS)
Thang đo nhân tố “Chất lượng thông tin” có hệ số Cronbach’s alpha 0,731 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy cần thiết Do đó, cả 3 biến quan sát cho biến “Chất lượng thông tin” đều giữ lại để phân tích EFA
Bảng 4.3: Kết quả độ tin cậy của thang đo nhân tố “Chất lượng nhân sự”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Al- pha nếu loại biến này
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm phân tích SPSS)
Thang đo nhân tố “Chất lượng nhân sự” có hệ số Cronbach’s alpha 0,864 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy cần thiết Do đó, cả 4 biến quan sát cho biến “Chất lượng nhân sự” đều giữ lại để phân tích EFA
Bảng 4.4: Kết quả độ tin cậy của thang đo nhân tố “Chất lượng phần mềm”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Al- pha nếu loại biến này
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm phân tích SPSS)
Thang đo nhân tố “Chất lượng phần mềm” có hệ số Cronbach’s alpha 0,887 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy cần thiết Do đó, cả 7 biến quan sát cho biến “Chất lượng phần mềm” đều giữ lại để phân tích EFA
Bảng 4.5: Kết quả độ tin cậy của thang đo nhân tố “Chất lượng phần cứng” Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Al- pha nếu loại biến này
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm phân tích SPSS)
Thang đo nhân tố “Chất lượng phần cứng” có hệ số Cronbach’s alpha 0,801 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy cần thiết Do đó, cả 5 biến quan sát cho biến “Chất lượng phần cứng” đều giữ lại để phân tích EFA
Bảng 4.6: Kết quả độ tin cậy của thang đo nhân tố “Hiệu quả tư vấn”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Al- pha nếu loại biến này
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm phân tích SPSS)
Thang đo nhân tố “Hiệu quả tư vấn” có hệ số Cronbach’s alpha 0,949 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy cần thiết Do đó, cả 5 biến quan sát cho biến “Hiệu quả tư vấn” đều giữ lại để phân tích EFA
Bảng 4.7: Kết quả độ tin cậy của thang đo nhân tố “Thái độ chấp nhận phần mềm”
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Al- pha nếu loại biến này
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm phân tích SPSS)
Thang đo nhân tố “Thái độ chấp nhận phần mềm” có hệ số Cronbach’s alpha 0,916 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy cần thiết Do đó, cả 4 biến quan sát cho biến “Thái độ chấp nhận phần mềm” đều giữ lại để phân tích EFA
Bảng 4.8: Kết quả độ tin cậy của thang đo nhân tố “Hiệu quả sử dụng PMKT”
Biến quan sát Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Cronbach’s Al- pha nếu loại biến này
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm phân tích SPSS)
Thang đo nhân tố “Hiệu quả sử dụng PMKT” có hệ số Cronbach’s alpha 0,691 lớn hơn 0,6 và hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 Điều này cho thấy các biến quan sát của thang đo đảm bảo độ tin cậy cần thiết Do đó, cả 4 biến quan sát cho biến “Hiệu quả sử dụng phần mềm kế toán” đều giữ lại để phân tích EFA
Như vậy, thông qua kiểm định Cronbach’s alpha, 32 biến quan sát thuộc 7 nhân tố trên đều thoả mãn về hệ số Cronbach’s alpha và hệ số tương quan biến tổng nên đều được giữ lại để tiếp tục phân tích nhân tố khám phá EFA
4.3.2.2 Phân tích nhân tố khám phá EFA
Theo Nguyễn Đình Thọ (2014), không nên đưa nhân tố độc lập vào chung với nhân tố phụ thuộc khi phân tích nhân tố khám phá EFA Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả sẽ thực hiện phân tích EFA riêng cho biến độc lập và biến phụ thuộc
Phân tích nhân tố khám phá cho biến độc lập:
Tác giả phân tích nhân tố cho tất cả mọi biến được thực hiện với phương pháp rút trích nhân tố (Principal component) với phương pháp xoay là (Varimax)
Kết quả phân tích EFA như sau:
Bảng 4.9: Bảng kiểm định KMO và Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy, 0,854
(Nguồn: Tác giả tổng hợp từ phần mềm phân tích SPSS)
KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu tổng quát của luận văn là nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Tương ứng với mục tiêu tổng quát, có 03 (ba) mục tiêu cụ thể của luận văn cần thực hiện đó là:
(1) Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
(2) Đo lường mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
(3) Đề xuất các hàm ý quản trị để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Như vậy, có 03 (ba) câu hỏi nghiên cứu trong luận văn cần được trả lời là: (1) Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
(2) Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương như thế nào?
(3) Hàm ý quản trị nào là phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương?
Thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước, xem xét cơ sở lý thuyết, phỏng vấn nhóm chuyên gia cũng như thực hiện kiểm định Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám, phân tích hồi quy đa biến, tác giả đưa ra kết luận như sau:
1 Có 06 nhóm nhân tố có ảnh hưởng tác động cùng chiều đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương bao gồm
CLTT, CLNS, CLPM, CLPC, HQTV, CNPM Điều này phù hợp với các nghiên cứu và lý thuyết nền liên quan Đồng thời, giả thuyết H1 và H2 được chấp nhận phù hợp với các nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Nga (2014), Phan Đức Dũng & Phạm Anh Tuấn (2015 Giả thuyết H3 và H4 được chấp nhận phù hợp với các nghiên cứu của Võ Văn Nhị và các cộng sự (2014), Phan Đức Dũng & Phạm Anh Tuấn (2015) Giả thuyết H5 và H6 được chấp nhận phù hợp với các nghiên cứu của Sriwidharmanely & Vina syafrudin (2012), Võ Văn Nhị và các cộng sự (2014)
2 Từ mô hình hồi quy chuẩn hoá, tác giả đã đưa ra kết luận nhân tố CLPM có tác động mạnh nhất tới biến phụ thuộc HQSDPM với hệ số beta chuẩn hóa là 0,328, tiếp đến lần lượt là CLPC, CLNS, CLTT, HQTV với hệ số beta chuẩn hóa lần lượt là 0,314, 0,258, 0,216, 0,193 và anh hưởng thấp nhất đến biến phụ thuộc HQSDPM là nhân tố CNPM với hệ số beta chuẩn hoá là 0,130.
CÁC HÀM Ý QUẢN TRỊ TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Từ kết quả phân tích ở chương 4, tác giả xác định các nhân tố có tác động cùng chiều và có ý nghĩa thống kê của các nhân tố: Chất lượng PMKT, Chất lượng phần cứng máy vi tính/laptop, Chất lượng nhân sự kế toán, Chất lượng thông tin kế toán, Hiệu quả tư vấn, Thái độ chấp nhận PMKT của người sử dụng
Vì vậy, theo tác giả, để vận dụng PMKT có hiệu quả ta cần chú ý đến các vấn đề sau đây:
Thứ nhất, đối với vấn đề Chất lượng PMKT: PMKT chất lượng phải là phần mềm phù hợp với các quy định, yêu cầu về chức năng và hiệu suất, có các tiêu chuẩn phát triển hệ thống một cách rõ ràng, các đặc điểm tiềm ẩn phải được dự kiến và phát triển một cách chuyên nghiệp Do đó, khi lựa chọn PMKT sử dụng, DN phải đảm bảo đáp ứng được tất cả các yêu cầu của DN như xử lý thông tin chính xác, kịp thời theo nhu cầu thông tin về BCTC hoặc các thông tin quản trị khác theo đặc điểm hoạt động của DN, phải bảo mật trong quá trình sử dụng và truy xuất thông tin Bởi vì chỉ khi PMKT đáp ứng được các nhu cầu sử dụng của DN mới có hiệu quả cao
Thứ hai, đối với vấn đề Chất lượng phần cứng máy vi tính/laptop : Vì phần cứng máy tính chính là các bộ phận vật lý kết hợp với nhau để tạo thành một chiếc máy tính hoàn thiện Theo đó, phần cứng máy tính bao gồm rất nhiều cấu phần như CPU, vi mạch, chip xử lý, màn hình, bàn phím… Do đó, khi đầu tư máy vi tính/laptop để cài PMKT sử dụng đòi hỏi các DN phải cân nhắc kỹ về cấu hình và tốc độ xử lý thông tin, bộ nhớ trong sao cho phải dư thừa hơn một chút so với yêu cầu về cấu hình để cài đặt PMKT từ đơn vị cung cấp PMKT Bên cạnh đó, phần cứng máy vi tính/laptop phải thuận lợi trong kết nối với phần cứng của các thiết bị khác, phải có tính mở để thuận lợi trong việc có thể nâng cấp trong tương lai, cũng như quá trình bảo trì và nâng cấp được thuận tiện, dễ dàng, chi phí hợp lý Ngoài ra, PMKT không ảnh hưởng trực tiếp tới tuổi thọ của phần cứng máy tính (PC) nhưng nó có thể ảnh hưởng đến hiệu quả công việc của người sử dụng, cho nên các DN cũng cần quản lý dữ liệu một cách khoa học, đảm bảo máy đủ bộ nhớ cho PMKT hoạt động đạt hiệu quả và hiệu suất cao
Thứ ba, đối với vấn đề Chất lượng nhân sự kế toán: Về bản chất công việc, nhân viên kế toán đóng vai trò là cầu nối giữa các hoạt động kinh doanh và bộ máy quản lý của doanh nghiệp, chịu trách nhiệm thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin, lưu trữ và cung cấp thông tin tài chính của DN một cách chính xác, đảm bảo tuân thủ luật pháp và các quy định về thuế, trung thực và kịp thời cho các nhà quản lý tại DN Do đó, khi tuyển dụng và sử dụng nhân sự kế toán cần chú trọng đến mức độ thành thạo của nhân sự kế toán trong việc sử dụng PMKT, có chuyên môn tốt về kế toán, tài chính, thuế, kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ, … và quan trọng là phải có hiểu biết về PMKT đang sử dụng Có như vậy, nhân sự kế toán khi thao tác, làm việch mới chuyên nghiệp và có hiệu suất cao
Thứ tư, về vấn đề Chất lượng thông tin kế toán: Để thông tin kế toán cung cấp có chất lượng thì bên cạnh công cụ PMKT, cần xây dựng đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn và năng lực thực hành nghề nghiệp tốt, cần thiết tập huấn các kỹ năng về PMKT và công nghệ thông tin cho nhân sự kế toán Định kỳ, cần cho nhân viên kế toán tham gia các khóa tập huấn thường xuyên về các kiến thức mới về kế toán hoặc tham gia bồi dưỡng các chứng chỉ hành nghề kế toán và gắn vào đó là trách nhiệm nghề nghiệp của người làm nghề không những góp phần nâng cao năng lực chuyên môn mà còn góp phần nâng cao trách nhiệm, đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán Bên cạnh đó, cũng cần nâng cao năng lực quản lý và hiểu biết pháp luật kinh tế nói chung, chính sách pháp luật về kế toán, tài chính, thuế nói riêng cho các nhà quản lý tại các DN Các cơ quan quản lý nhà nước về kế toán nên kết hợp với các hiệp hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội tổ chức cập nhật kiến thức cho các cán bộ quản lý DN về cách thức tiếp cận các thông tin pháp lý, thông tin thị trường, bổ sung các kiến thức pháp luật kinh doanh, nhất là trong điều kiện hiện nay khi mà rất nhiều các DN mới thành lập, giám đốc DN hiểu biết về pháp luật còn hạn chế, năng lực quản lý kế toán chưa cao, thiếu kinh nghiệm dẫn đến nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế Đồng thời, Bộ Tài chính cũng cần tiếp tục hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về kế toán, đặc biệt là Luật Kế toán, chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán tạo điều kiện tăng cường quản lý, giám sát dân trong lĩnh vực kế toán, góp phần tăng cường nâng cao chất lượng thông tin kế toán, đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch đối với đơn vị kế toán cũng như toàn xã hội
Thứ năm, đối với vấn đề Hiệu quả tư vấn: Các nhà cung cấp PMKT cần tăng cường tư vấn về các vấn đề liên quan đến việc sử dụng PMKT cho các doanh nghiệp Thường xuyên mở lớp tư vấn sử dụng PMKT để kế toán viên được tham gia tập huấn nâng cao trình độ sử dụng phần mềm cũng như cập nhật các thông tư chính sách áp dụng vào phần mềm
Thứ sáu, đối với Thái độ chấp nhận PMKT của người sử dụng: Cần có các chính sách để cao trình độ cho đội ngũ kế toán viên nhằm đảm bảo kế toán viên được tiếp cận phần mềm tại doanh nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn về cả lý thuyết lẫn thực hành Đây là yếu tố quan trọng giúp các kế toán viên dễ dàng trong việc chấp nhận PMKR và vận dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp đạt hiệu quả.
HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Bên cạnh kết quả đạt được từ nghiên cứu, luận văn này còn một số hạn chế nhất định Về đối tượng và phương pháp chọn mẫu của tác giả còn chưa đại diện hết cho các ý kiến của các DN trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Luận văn của tác giả chủ yếu về các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương Tác giả chưa mở rộng đề tài liên quan đến các doanh nghiệp thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung và cả nước nói riêng Vì vậy, trong các nghiên cứu tiếp theo cần làm rõ hơn một số vấn đề liên quan như chất lượng kết nối mạng LAN, WAN, internet; công suất của phần mềm về tốc độ xử lý dữ liệu, dung lượng bộ nhớ của máy tính
Trong tình hình kinh tế hiện nay, việc áp dụng phần mềm vào công việc kế toán là hết sức cần thiết Do đó các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng PMKT được tác giả mô hình hóa là rất cần thiết Giúp cho doanh nghiệp nắm được các yếu tố quan trọng đến việc áp dụng PMKT vào trong DN Nội dung chương 5 này đã giải quyết được bốn vấn đề lớn gồm (i) Làm rõ định hướng chuyển đổi số đối với các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương; (ii) Kết luận các kết quả đạt được từ quá trình nghiên cứu của luận văn; (iii) Đề xuất được các hàm ý quản trị từ kết quả nghiên cứu và (iv) Chỉ ra được các hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo
Trên cơ sở phân tích dữ liệu và kết luận về hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các doanh nghiệp Luận văn “Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng phần mềm kế toán tại các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương” đã tập trung nghiên cứu một cách có hệ thống từ cơ sở lý thuyết đến thực tiễn về hiệu quả của việc sử dụng PMKT Kết quả đạt được của luận văn được thể hiện như sau:
Thứ nhất, luận văn thể hiện được thực trạng hiệu quả của việc sử dụng
PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong hiện tại Đồng thời, tác giả còn đưa ra mô hình các lý thuyết liên quan đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra khoảng trống và đề xuất cho các nghiên cứu tiếp theo
Thứ hai, luận văn trình bày có những đặc điểm, đặc trưng của việc sử dụng
PMKT Trên cơ sở đó, tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu, phát triển giả thuyết, thiết kế, thu thập dữ liệu, xử dụng các phương pháp nghiên cứu để phân tích dữ liệu bằng định lượng, từ đó đưa ra mô hình những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Thứ ba, luận văn được tác giả phân tích, đánh giá một cách toàn diện về việc sử dụng phần mềm kế toán tại các DN sản xuất Từ đó, tác giả đánh giá một cách khách quan về các mặt tích cực cũng như các hạn chế trong việc sự dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói riêng
Thứ tư, tác giả đã đưa ra các hàm ý quản trị phù hợp để nâng cao hiệu quả của việc sử dụng PMKT tại các DN sản xuất trên địa bàn tỉnh Bình Dương
Từ đó cho thấy, luận văn với bố cục 5 chương đã giải quyết được mục tiêu nghiên cứu của tác giả đã đề ra Hoàn thiện luận văn này, với kiến thức hạn hẹp tác giả muốn đóng góp nghiên cứu của mình vào việc vận dụng PMKT tại các DN sản xuất Tuy nhiên, trong nghiên cứu hạn hẹp luận văn của tác giả và với trình độ chuyên môn còn hạn chế, luận văn của tác giả không khỏi những thiếu sót, hơn nữa nghiên cứu này được tác giả triển khai trên địa bàn tỉnh Bình Dương, nên việc áp dụng nghiên cứu sau này vào thực hiện tại các tỉnh thành khác và trên cả nước sẽ có phần hạn chế nhất định.