1. Trang chủ
  2. » Kỹ Thuật - Công Nghệ

Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement

90 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 3,31 MB

Cấu trúc

  • 1. GI Ớ I THI Ệ U CHUNG (4)
    • 1.1. M ụ c đ ích (4)
    • 1.2. Ph ạ m vi (4)
    • 1.3. Thu ậ t ng ữ và đị nh ngh ĩ a (4)
  • 2. N Ộ I DUNG (4)
    • 2.1. Quy đị nh chung (4)
      • 2.1.1. Công tác chuẩn bị và biện pháp an toàn (4)
      • 2.1.2. Nhân lực thi công (8)
      • 2.1.3. S ơ đồ quy trình thi công (9)
    • 2.2. Bi ệ n pháp thi công ố ng âm sàn h ệ th ố ng Đ i ệ n (9)
      • 2.2.1. Công tác chuẩn bị (9)
      • 2.2.2. Bi ệ n pháp thi công (12)
    • 2.3. Bi ệ n pháp thi công ố ng âm t ườ ng, ố ng trên sàn (15)
      • 2.3.1. Công tác chu ẩ n b ị (15)
      • 2.3.2. Bi ệ n pháp thi công (17)
    • 2.4. Bi ệ n pháp thi công thang & máng cáp (24)
      • 2.4.1. Công tác chu ẩ n b ị (24)
      • 2.4.2. Bi ệ n pháp thi công (26)
    • 2.5. Bi ệ n pháp thi công dây và cáp đ i ệ n (37)
      • 2.5.1. Công tác chuẩn bị (37)
      • 2.5.2. Biện pháp thi công (38)
    • 2.6. Bi ệ n pháp thi công thanh d ẫ n đ i ệ n (busway) (42)
      • 2.6.1. Công tác chuẩn bị (42)
      • 2.6.2. Biện pháp thi công (45)
    • 2.7. Bi ệ n pháp thi công t ủ đ i ệ n h ạ th ế (53)
      • 2.7.1. Công tác chuẩn bị (53)
      • 2.7.2. Biện pháp thi công (55)
    • 2.8. Bi ệ n pháp thi công Máy bi ế n áp (60)
      • 2.8.1. Công tác chuẩn bị (60)
      • 2.8.2. Biện pháp thi công (61)
    • 2.9. Bi ệ n pháp thi công T ủ đ i ệ n trung th ế (64)
      • 2.9.1. Công tác chuẩn bị (64)
      • 2.9.2. Biện pháp thi công (66)
    • 2.10. Bi ệ n pháp thi công Máy phát đ i ệ n (68)
      • 2.10.1. Công tác chuẩn bị (68)
      • 2.10.2. Biện pháp thi công (69)
    • 2.11. Bi ệ n pháp thi công ổ c ắ m và công t ắ c (74)
      • 2.11.1. Công tác chu ẩ n b ị (74)
      • 2.11.2. Bi ệ n pháp thi công (75)
    • 2.12. Bi ệ n pháp thi công đ èn chi ế u sáng (77)
      • 2.12.1. Công tác chu ẩ n b ị (77)
      • 2.12.2. Bi ệ n pháp thi công (79)
    • 2.13. Bi ệ n pháp thi công ch ố ng sét và ti ế p đị a (82)
      • 2.13.1. Công tác chu ẩ n b ị (82)
      • 2.13.2. Biện pháp thi công (83)
  • 3. Đ I Ề U KHO Ả N TH Ự C HI Ệ N (89)
  • 4. H ƯỚ NG D Ẫ N/BI Ể U M Ẫ U Đ ÍNH KÈM (89)
  • 5. TÀI LI Ệ U THAM KH Ả O (89)
  • 6. THEO DÕI S Ử A ĐỔ I (90)

Nội dung

1. GIỚI THIỆU CHUNG 4 1.1. Mục đích 4 1.2. Phạm vi 4 1.3. Thuật ngữ và định nghĩa 4 2. NỘI DUNG 4 2.1. Quy định chung 4 2.1.1. Công tác chuẩn bị và biện pháp an toàn 4 2.1.2. Nhân lực thi công 8 2.1.3. Sơ đồ quy trình thi công 9 2.2. Biện pháp thi công ống âm sàn hệ thống Điện 9 2.2.1. Công tác chuẩn bị 9 2.2.2. Biện pháp thi công 12 2.3. Biện pháp thi công ống âm tường, ống trên sàn 15 2.3.1. Công tác chuẩn bị 15 2.3.2. Biện pháp thi công 17 2.4. Biện pháp thi công thang & máng cáp 24 2.4.1. Công tác chuẩn bị 24 2.4.2. Biện pháp thi công 26 2.5. Biện pháp thi công dây và cáp điện 37 2.5.1. Công tác chuẩn bị 37 2.5.2. Biện pháp thi công 38 2.6. Biện pháp thi công thanh dẫn điện (busway) 42 2.6.1. Công tác chuẩn bị 42 2.6.2. Biện pháp thi công 45 2.7. Biện pháp thi công tủ điện hạ thế 53 2.7.1. Công tác chuẩn bị 53 2.7.2. Biện pháp thi công 55 2.8. Biện pháp thi công Máy biến áp 60 2.8.1. Công tác chuẩn bị 60 2.8.2. Biện pháp thi công 61 2.9. Biện pháp thi công Tủ điện trung thế 64 2.9.1. Công tác chuẩn bị 64 2.9.2. Biện pháp thi công 66 2.10. Biện pháp thi công Máy phát điện 68 2.10.1. Công tác chuẩn bị 68 2.10.2. Biện pháp thi công 69 2.11. Biện pháp thi công ổ cắm và công tắc 74 2.11.1. Công tác chuẩn bị 74 2.11.2. Biện pháp thi công 75 2.12. Biện pháp thi công đèn chiếu sáng 77 2.12.1. Công tác chuẩn bị 77 2.12.2. Biện pháp thi công 79 2.13. Biện pháp thi công chống sét và tiếp địa 82 2.13.1. Công tác chuẩn bị 82 2.13.2. Biện pháp thi công 83 3. ĐIỀU KHOẢN THỰC HIỆN 89 4. HƯỚNG DẪN/BIỂU MẪU ĐÍNH KÈM 89 5. TÀI LIỆU THAM KHẢO 89 6. THEO DÕI SỬA ĐỔI 90

GI Ớ I THI Ệ U CHUNG

M ụ c đ ích

- Đảm bảo lắp đặt theo đúng bản vẽ thiết kế và yêu cầu kỹ thuật của dự án

- Đảm bảo chất lượng và tối ưu trong quá trình thi công.

Ph ạ m vi

- Biện pháp thi công này là cơ sở để Ban điều hành công trường hoàn thiện Biện pháp thi công hệ thống Điện theo yêu cầu thực tế của dự án, bao gồm các hạng mục sau:

 Lắp đặt ống luồn dây âm sàn bê tông;

 Lắp đặt ống luồn dây trên tường, trần;

 Lắp đặt thang, máng cáp điện;

 Lắp đặt dây và cáp điện;

 Lắp đặt tủđiện hạ thế;

 Lắp đặt máy phát điện;

 Lắp đặt ổ cắm, công tắc;

 Lắp đặt đèn chiếu sáng;

 Lắp đặt chống sét, tiếp địa

- Áp dụng đối với Phòng Kỹ thuật đấu thầu, Phòng QC, Phòng Bảo hành, Phòng T&C, Ban điều hành công trường.

Thu ậ t ng ữ và đị nh ngh ĩ a

BĐHTCT Ban điều hành công trường

BQLDA Ban Quản lý dự án

TVGS Tư vấn giám sát

N Ộ I DUNG

Quy đị nh chung

2.1.1 Công tác chu ẩ n b ị và bi ệ n pháp an toàn

- Bản vẽ thi công được chấp thuận

- Vật tư thi công đã được chấp thuận

- Vật tư nhập về công trường và tiến hành mời BQLDA, TVGS nghiệm thu vật tưđầu vào

- Kiểm tra quá trình giao nhận vật tư, thiết bị:

 Biên bản giao nhận hàng hóa

 Chứng chỉ chất lượng hàng hóa

- Máy móc và dụng cụ thi công:

 Đội trưởng thi công chuẩn bị chi tiết các dụng cụ thi công để giao cho các tổ, đội

 Những dụng cụ thi công cần thiết để thi công cơđiện như máy bắn laze, máy cắt tay, máy khoan, thước dây, thước mét…

 Giáo phải đủ các thanh giằng, bộ khóa giáo, sàn thao tác, và các thanh chống giáo khi làm việc trên cao

 Dụng cụ cần thiết cho việc gia công lắp đặt hệ thống và phụ kiện (khoan bê tông, máy cắt, dao cắt ống, uốn ống )

Hình 2.1.1-1: Máy cắt gạch Hình 2.1.1-2: Máy khoan bê tông

Hình 2.1.1-3: Máy cắt cầm tay Hình 2.1.1-4: Máy bắn Laze

Hình 2.1.1-5: Lò xo uốn ống Hình 2.1.1-6: Kìm cắt ống

Hình 2.1.1-7: Búa thi công Hình 2.1.1-8: Thang nhôm thi công

Hình 2.1.1-9: Biển báo khu vực thi công Hình 2.1.1-10: Giàn giáo thi công

Hình 2.1.1-11: Kìm ép cos thủy lực Hình 2.1.1-12: Đồng hồ vạn năng

Hình 2.1.1-13: Bộ dụng cụ cầm tay

 Các máy móc có sử dụng điện đều phải thông qua ban an toàn kiểm tra và dán nhãn trước khi sử dụng

- An toàn lao động và chống cháy nổ:

 Công nhân làm làm việc trong công trường phải được huấn luyện an toàn lao động và phòng chống cháy nổ

 Luôn đảm bảo đủ ánh sáng khu vực thi công

 Luôn đảm bảo vệ sinh thông thoáng trong khu vực thi công

 Phải có biển báo, rào chắn khu vực thi công theo yêu cầu an toàn

 Trang bịđầy đủ bảo hộ cho người lao động

 Kiểm tra an toàn trước khi vào khu vực thi công

 Trong kho chứa vật tư, vật liệu chính phải có bình chữa cháy và bảng tiêu lệnh chữa cháy

 Phòng làm việc được bố trí tủ thuốc (Băng, bông gạc, cồn y tế ) để sơ cứu trong các trường hợp cần thiết

 Tất cả các thiết bị có liên quan đến công việc phải thông qua giám sát an toàn

- Công tác vệ sinh môi trường:

 Nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường trong khu vực làm việc và khu vực xung quanh

 Công việc phải được tiến hành làm tới đâu gọn tới đó

 Vật tư, vật liệu và dụng cụ thi công phải được sắp xếp ngăn nắp, có kho chứa không được để bừa bãi ảnh hưởng tới việc đi lại, thi công

- Biện pháp an ninh trật tự:

 Để đảm bảo tốt công tác này thì việc tuyển chọn nhân lực trên công trường đều sử dụng nhân công qua quá trình chọn lọc

 Lập danh sách cán bộ nhân viên trên công trường được xác nhận của cơ quan chủ quản và phải đăng ký tạm trú với công an địa phương

 Trong quá trình thi công phải chấp hành đúng các quy định của địa phương và nhà nước

 Cùng tham gia phối hợp với địa phương để giữ gìn an ninh trật tự tại khu vực công trình

 Nghiêm cấm việc tổ chức bài bạc, rượu chè, gây gổđánh nhau trong công trường

 Không được ăn ở, nấu nướng trên công trường

 Có thẻ ra vào cổng

 Chấp hành nội quy công trường

 Hàng ngày kiểm tra trang bị bảo hộ cá nhân trước khi vào công trường

- Tất cảđội ngũ kỹ sư, đội trưởng thi công và toàn bộ công nhân đều phải được đào tạo về an toàn lao động, được trang bịđầy đủ về trang thiết bị bảo hộ lao động

 Giám đốc dự án (nếu có);

 Trưởng các tháp (nếu có);

 Đội ngũ công nhân: sẽđáp ứng đủ theo yêu cầu công việc, tùy từng thời điểm, tiến độ mà số lượng công nhân có thể thay đổi

2.1.3 S ơđồ quy trình thi công

S ơđồ quy trình thi công

Bi ệ n pháp thi công ố ng âm sàn h ệ th ố ng Đ i ệ n

2.2.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào bản vẽ thiết kế cơ sở và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công lắp đặt

- Sau khi bản vẽđược phê duyệt, nhà thầu kiểm tra lại bản vẽ thi công, bóc tách khối lượng vật tư cần sử dụng

- Kỹ sư giám sát giao toàn bộ bản vẽ được phê duyệt cho đội trưởng thi công, cùng nhau nghiên cứu đưa ra phương án thi công tối ưu nhất

- Dựa vào tiến độ thi công chi tiết để dự trù vật tư cho từng giai đoạn

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Đội trưởng thi công khảo sát kỹ mặt bằng, điều kiện làm việc, nguồn điện, nước tạm phục vụ cho quá trình làm việc Đồng thời tổ chức kết hợp với các đơn vị khác mà không ảnh hưởng đến nhau

- Vị trí làm việc phải đảm bảo được sự an toàn thì mới cho tiến hành thi công, nếu không đạt yêu cầu đội trưởng thông báo lại cho kỹ sư giám sát để có biện pháp giải quyết

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần ống luồn cho điện sẽđược chia theo từng đội, nhóm Ví dụ một đội điển hình như sau (có thể thi công đồng thời 5 căn/tầng):

 Mỗi đội từ 20 đến 25 người

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

Bảng 2.2.1.5-1: Liệt kê số lượng dụng cụ thi công phần âm sàn:

Công suất (W) ĐV SL Ghi chú

1 Máy cắt cầm tay 680 cái Cấp đủ và có dự phòng để đảm bảo thi công

2 Máy khoan tay 860 cái Cấp đủ và có dự phòng để đảm bảo thi công

3 Kìm cắt sắt cái Cấp đủ và có dự phòng để đảm bảo thi công

4 Kìm bấm cái Cấp đủ và có dự phòng để đảm bảo thi công

5 Thước mét, thước dây cái Cấp đủ và có dự phòng để đảm bảo thi công

6 Kéo cắt cái Cấp đủ và có dự phòng để đảm bảo thi công

7 Búa cái Cấp đủ và có dự phòng để đảm bảo thi công

8 Cưa tay cái Cấp đủ và có dự phòng để đảm bảo thi công

9 Lò xo uốn ống cái Cấp đủ và có dự phòng để đảm bảo thi công

10 Dụng cụ khác: bắn cos lô cấp đủ

11 Vật tư phụ phục vụ thi công lô cấp đủ Băng keo, mút, xốp

STT Công việc Nhà thầu

Gia công vật tư thi công lắp đặt ống luồn dây điện PVC âm sàn:

Các hộp nối được bịt kín mặt dưới bằng băng keo tránh tình trạng bê tông lọt vào khi đổ bê tông sàn

2 Ghép cốt pha sàn Xây Dựng

Xác định lấy dấu vị trí thiết bịđiện trên sàn theo tâm trục và dầm

Vị trí thiết bịđược đánh dấu bằng sơn

Vận chuyển vật tư lên sàn cần thi công đúng theo khối lượng đã được tính toán theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt Tránh tình trạng thừa và thiếu vật tư khi thi công

5 Đan, buộc thép sàn lớp 1 Xây Dựng

Thi công lắp đặt ống luồn dây điện PVC và hộp đấu dây:

 Uốn ống bằng lò xo đúng chủng loại, đúng đường kính của ống

 Đặt lò xo vào đúng vị trí ống cần được uốn để tránh tình trạng ống bị bẹp, gẫy

 Tại các vị trí ống được uốn cong nhiều điểm và các đường ống có độ dài trên 8m thì đặt thêm hộp nối để đảm bảo cho việc thi công luồn dây điện

 Xác định vị trí của thiết bị, hướng đi của các lộ dây, đặt các hộp chia cho phù hợp (tránh thừa, thiếu)

 Uốn một đầu ống, đo, cắt, bôi keo vào đầu ống và gắn ống vào hộp chia Các mối nối phải được gắn chặt và buộc cốđịnh chắc chắn vào lớp thép 1

 Cố định hộp chia ngả nằm phía dưới lớp thép 1 đúng vị trí đã được xác định không để hộp chia bị vênh hoặc nổi so với mặt cốt pha sàn

 Khi thi công các đường ống chờ lên sàn hoặc chờ xuống trần để nối

STT Công việc Nhà thầu ống tới các thiết bị (tủđiện, công tắc, ổ cắm…) các đầu ống sẽđược nối chờ bằng khớp nối trơn, bọc xốp và quấn băng dính chắc chắn để thuận tiện cho việc đấu nối giai đoạn sau và tránh vữa bê tông lọt vào

 Kiểm tra các mối nối măng xông đảm bảo chắc và kín

 Riêng với các đầu ống đặt chờ trên mặt sàn, sẽđược bịt kín bằng ống nhựa mềm và ngập trong bê tông 2cm và phần nổi trên mặt sàn là

7÷8 cm sau đó khò bịt đầu ống

 Các vị trí chờ sẽ được đánh dấu bằng sơn màu để dễ nhận thấy (các vị trí này nằm giữa các tường xây ngăn)

 Tuyến ống phải được cố định vào khung sắt bằng dây kẽm buộc, chèn thêm khung sắt phụ tại những vị trí cần thiết, các mối nối ống phải được dán keo kỹ, đối với tuyến ống thẳng thì buộc dây thép lặp lại tối thiểu mỗi khoảng 0,8m

 Các đường ống phải có khoảng cách tối thiểu là 50mm để bê tông có thể xen vào

 Các tuyến ống không được đi quá sát các ống sleeve: khoảng cách tối thiểu 20 cm

 Hộp âm phải được lắp đầy bằng box xốp, và dán băng keo kín bề mặt

 Các đường ống được buộc cốđịnh chắc chắn trên lớp thép 1

 Các đầu ống âm sàn đi lên phải uốn cong 90 o và cuối đầu down được định vị dây thép buộc

Nghiệm thu nội bộ công việc thi công lắp đặt ống PVC âm sàn theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt

 Kiểm tra vị trí, kích thước các thiết bị

 Kiểm tra đường đi của các lộ dây và kích thước đường kính của các tuyến ống

 Kiểm tra các điểm uốn ống (không cong gập, không bẹp, vỡ…)

8 Thu dọn vật tư rơi vãi, dọn vệ sinh, hoàn trả mặt bằng thi công cho nhà Hawee

STT Công việc Nhà thầu thầu xây dựng

9 Mời CĐT và TVGS tiến hành nghiệm thu theo bản vẽ thi công đã được phê duyệt Hawee

10 Bàn giao mặt bằng Hawee -

Giám sát khi đổ bê tông sàn:

 Nhà thầu bố trí từ 1 đến 2 công nhân có nhiệm vụ giám sát và sửa chữa khi nhà thầu xây dựng tiến hành thi công đổ bê tông sàn để tránh tình trạng khi thi công đổ bê tông máy móc và công nhân thi công làm hư hỏng và xê dịch vị trí các đường ống và hộp nối dây chờ thiết bị

Hình 2.2.2-1: Chi tiết đầu chờống dưới đáy dầm

Hình 2.2.2-2: Chi tiết hộp chờ trên trần bê tông

Hình 2.2.2-3: Chi tiết bịt đầu ống bằng ống mềm

Bi ệ n pháp thi công ố ng âm t ườ ng, ố ng trên sàn

2.3.1.1 Lập bản vẽ thi công

 Các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công ống luồn dây

 Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị tuyến ống, vị trí, cao độ cho hộp nối, hộp chia ngả, vị trí chờ, đế âm ống luồn dây

 Các chi tiết lắp đặt

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện tư vấn giám sát và đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần ống luồn cho điện sẽ được chia theo từng đội, nhóm Ví dụ một đội điển hình như sau: (Có thể thi công đồng thời 5 căn/tầng)

 Mỗi đội từ 20 đến 25 người

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

2.3.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.3.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công cho một đội điển hình

STT Tên Công suất (w) Đơn vị Số lượng Ghi chú

2 Máy cắt cầm tay 680 cái 05

“cữ” hãm với độ dài ≤ 30mm

6 Thước mét, thước dây cái 10

8 Giàn giáo thi công bộ cấp đủ

10 Lò xo uốn ống cái 10

11 Dụng cụ khác cấp đủ

12 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp nivo để xác định toạđộ, kích thước bản vẽ thi công ống luồn dây Căn cứ vào mốc được định vị chuẩn sau khi nhận bàn giao để xác định tọa độ các vị trí thi công làm cơ sở để xác định vị trí, tuyến đi của hệ thống ống luồn dây

Hình 2.3.2.1-1: Hình ảnh điển hình ống xuống tường, qua dầm căn hộ

Hình 2.3.2.1-2: Hình ảnh điển hình ống qua dầm Khu vực tầng hầm

2.3.2.2 Bật mực lấy dấu để cắt đục thi công ống âm tường, đế âm

Hình 2.3.2.2-1: Hình ảnh đánh dấu vị trí trên tường (Cho đế âm, ống luồn dây)

- Chú ý: Chỉ được cắt tối đa 20mm (sâu tối đa), bề rộng đường cắt xem phần phía dưới theo quy định đường cắt

Hình 2.3.2.2-2: Hình ảnh đánh dấu vị trí ống luồn dây qua dầm (cắt đục bê tông tại vị trí này, cắt sâu ≤ 20mm)

- Biện pháp lấy dấu: Dùng mực để bật tạo đường dấu

- Sử dụng nivo để kiểm tra tủ âm tường và đế âm tường theo phương thẳng đứng

- Sau khi định vị các vị trí ống luồn dây điện, tủ âm tường, đế âm thì mời các bên nghiệm thu rồi ghi vào nhật ký sau đó mới tiến hành cắt, đục

- Sau khi xác định vị trí cần cắt, khoét trên tường, vách ta tiến hành dùng máy cắt để cắt các mạch

- Đường cắt được quy định như sau:

 Đối với trường hợp 1 ống: Mạch cắt trên tường vách rộng hơn đường kính ống 10mm

(Cắt rộng hơn mép ngoài của ống là 5 mm – một bên)

 Đối với trường hợp 2 ống trở lên: Mạch cắt trên tường vách rộng hơn khoảng cách giữa

2 mép ngoài cùng của các ống 10mm (Cắt rộng hơn mép ngoài của 2 ống ngoài cùng là 5 mm – một bên)

- Đối với trường hợp phải đóng lưới trước khi hoàn thiện tường:

 Một đường ống thì không đóng lưới Từ hai đường ống trở lên nhà thầu phải đóng lưới

 Những chỗ giao nhau vềống, hoặc trùng ống thì cũng phải đóng lưới

 Khoảng cách từ mép cắt ra tới mép ngoài của lưới là 50mm

 Yêu cầu trát kín vữa trước khi đóng lưới

- Khoảng cách từ mép ngoài của ống đến mặt hoàn thiện 15mm ÷ 20mm

- Đoạn cắt bê tông sâu tối đa 20mm

- Khi cắt bê tông phải có dưỡng để khống chếđộ sâu vết cắt

- Khoan lỗ treo ống trên trần khoan tối đa 30mm

- Trong quá trình cắt thường xuyên che chắn, phun nước để giảm bụi

Hình 2.3.2.3-1: Biện pháp làm ướt tường khu vực cắt đục, có thể dùng cách khác để làm ướt tường đểđảm bảo tường được ẩm ướt không gây bụi và không làm nước chảy xuống sàn bê tông

Hình 2.3.2.3 -2: Hình ảnh Vết cắt trên tường gạch và đà bê tông

Hình 2.3.2.3 -3: Hình ảnh Cắt Đục trên tường, Đà bê tông

- Sau khi xác định các vị trí, tuyến đi của ống luồn dây, công nhân sẽ gia công các đoạn ống phù hợp với từng vị trí, phương pháp gia công cụ thể như sau:

 Ống luồn dây được cắt bằng cưa tay

 Dùng lò xo uốn ống để uốn ống luồn

 Nối các đoạn ống với nhau bằng măng xông

 Cốđịnh ống luồn bằng kẹp và hộp chia ngả bằng vít nở

 Cốđịnh đế âm, hộp nối bằng khớp nối ren và đầu vặn răng

 Cốđịnh ống luồn vào sàn, vách bằng càng cua – đối với ống nổi (khoảng cách kẹp ống

0,8÷1,0m) và dây thép buộc (0,5m một mối) đối với ống âm trần

 Sau mỗi lần đặt xong 1 tuyến ống, người thi công có trách nhiệm dùng bản vẽ thi công kiểm tra cẩn thận đểđảm bảo không nhầm lẫn giữa các tuyến ống với nhau Sau đó dùng sơn đểđánh dấu tuyến ống

Bảng 2.3.2.4-1: Quy định màu sơn đánh dấu tuyến ống

TT Loại ống Màu sơn

1.1 Loại ống cho hệ thống chiếu sáng Xanh dương

1.2 Loại ống cho hệ thống ổ cắm Xanh lá cây

1.3 Loại ống dùng cho hệ thống điện nhẹ Vàng

2.1 Loại ống cho hệ thống chiếu sáng Xanh dương

2.2 Loại ống cho hệ thống ổ cắm, cấp nguồn khu vực máy bơm Xanh lá cây

2.3 Loại ống dùng cho hệ thống điện nhẹ (Hệ thống điện thoại, mạng và hệ thống âm thanh)

2.4 Loại ống dùng cho hệ thống điện nhẹ (Hệ thống Camera) Cam

2.5 Loại ống dùng cho hệ thống truyền hình Đen

TT Loại ống Màu sơn

2.6 Loại ống dùng cho hệ thống Emercency và hệ thống Exit Nâu

- Chú ý : Trong quá trình thi công những vị trí thi công nào không đảm bảo an toàn nhà thầu có trách nhiệm báo lại cho nhà thầu xây dựng, BQLDA, TVGS để xử lý, gia cố kịp thời

Hình 2.3.2.4-1:Hình ảnh lắp đặt ống luồn dây trên trần trong căn hộ 2.3.2.5 Bảo vệống luồn, đế âm, hộp nối

- Đối với các ống luồn có đầu để chờ sẽ dùng các tấm nilon hoặc giấy vỏ bao xi măng bọc bịt làm kín 2 đầu để hạn chế vật liệu lọt vào phía trong

- Với đế âm, hộp nối ta sẽ dùng nắp tôn bịt để không cho vật liệu rơi vào (chú ý đối với các loại đế âm khoảng cách giữa 2 mép ngoài đế âm cạnh nhau là 20mm)

- Sau khi hoàn thành lắp đặt ống luồn ta tiến hành trát bằng mặt gạch hoặc không vượt quá mốc trát hoàn thiện, sau đó đóng lưới (đối với những vị trí đặt 2 ống cạnh nhau trở lên) và bàn giao cho bên xây dựng Trát hoàn thiện trả mặt bằng (đối với bức tường đã hoàn thiện)

- Đối với những phần ống đi âm trong tường sau khi lắp đặt xong phải kéo dây “dứa” để làm dây mồi sau này kéo dây và để kiểm tra tránh trường hợp bị vật lạ lọt vào ống luồn dây

- Vệ sinh bề mặt các đầu chờ, mặt đế âm

- Vệ sinh khu vực thi công

Hình 2.3.2.5-1: Hình ảnh dọn vệ sinh sau khi cắt đục (Dọn dẹp cho vào tải để chuyển xuống dưới) 2.3.2.6 Nghiệm thu

- Nghiệm thu nội bộ giữa kỹ sư giám sát và Đội trưởng thi công

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS và Ban quản lý Chủđầu tư

- Nghiệm thu với TVGS và Ban quản lý Chủđầu tư

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Bi ệ n pháp thi công thang & máng cáp

2.4.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công thang máng cáp

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị vị trí, cao độ cho thang máng cáp

 Các chi tiết lắp đặt điển hình

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần thang máng cáp cho hệ thống điện sẽ được chia theo từng đội, nhóm

 Mỗi đội từ 20 đến 25 người

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

2.4.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.4.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

STT Tên Đơn vị Số lượng

2 Máy cắt cầm tay cái 05

STT Tên Đơn vị Số lượng

6 Thước mét, thước dây cái 10

8 Giàn giáo thi công bộ cấp đủ

9 Dụng cụ khác cấp đủ

10 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp nivo để xác định toạđộ, kích thước bản vẽ thi công thang máng cáp Căn cứ vào tường, vách, trụđể xác định tọa độ các vị trí thi công làm cơ sởđể xác định vị trí, tuyến đi của hệ thống

- Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệđiều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy với nhau để khi lắp đặt không bị chồng chéo lên nhau

- Xác định toạ độ 2 điểm sau đó sử dụng máy Laser để phóng tuyến, lộ đi của thang cáp, máng cáp

- Chuẩn bị dụng cụ thi công, nguồn điện thi công

- Sau khi xác định tuyến lắp đặt thang máng cáp, định vị các vị trí đai treo, giá đỡ dùng thước và máy Laser xác định được các vị trí lắp đặt các ti treo (kích thước của ti treo, khoảng cách lắp ti phụ thuộc vào trọng lượng của thang máng cáp)

- Lắp đặt hệ thống giá đỡ:

Hình 2.4.2.2-1: Khoan tạo lỗ trên trần bê tông, tường gạch…

Bảng 2.4.2.2-1: Bảng thông số nởđóng

M6x25 M6x30 M8x40 M10x40 M12x50 Đường kính lỗ khoan (mm) 8 8 10 12 15

Chiều sâu lỗ khoan (mm) 27 32 42 43 50

Hình 2.4.2.2-3: Lắp đặt ty treo

Hình 2.4.2.2-4: Lắp đặt giá đỡ cho Máng cáp kích thước từ 50x50mm tới 100x100mm

Bảng 2.4.2.2-2: Bảng thông số tương ứng

Kích thước của ty treo (mm) M8

Kích thước của nởđóng (mm) M8

Khoảng cách ty treo (mm) 1,5

Kích thước lỗ khoan (mm) M4

Hình 2.4.2.2-5: Lắp đặt máng cáp kích thước từ 50x50mm đến 100x100m

Hình 2.4.2.2-6: Lắp đặt máng cáp kích thước lớn hơn 150x100 mm

Hình 2.4.2.2-7: Lắp đặt Máng cáp kích thước lớn hơn 150x100 mm

Hình 2.4.2.2-8: Lắp đặt máng cáp kích thước lớn hơn 150x100 mm

Hình 2.4.2.2-9:Lắp đặt máng cáp kích thước lớn hơn 150x100 mm

Hình 2.4.2.2-10: Lắp đặt máng cáp kích thước lớn hơn 150x100 mm

Bảng 2.4.2.2-3: Bảng tra kích thước giá đỡ

Kích th ướ c máng cáp

Kho ả ng cách giá đỡ

Kích th ướ c thép góc

Kích th ướ c máng cáp

Hình 2.4.2.2-11: Lắp đặt thang máng cáp trên trần

Bảng 2.4.2.2-4: Bảng tra thông số lắp đặt thang máng cáp trên trần

Kích th ướ c máng cáp

Kích th ướ c ty treo (mm) M8÷M10 M10÷M12

Kích th ướ c n ở đ óng (mm) M8÷M10 M10÷M12

Kho ả ng cách ty treo (mm) 1,5

Kích th ướ c thép góc (mm) L-30x30x3t L-40x40x3,5t L-50x50x3,5t

Kích th ướ c l ỗ khoan (mm) M4

Hình 2.4.2.2-12: Lắp đôi bề rộng thang máng cáp

Bảng 4.4.2.2-5: Bảng tra thông số tương ứng

Kích th ướ c máng cáp

Kích th ướ c ty treo (mm) M8 M8÷M10 M10÷M12

Kích th ướ c n ở đ óng (mm) M8 M8÷M10 M10÷M12

Kho ả ng cách ty treo (mm) 1,5

Kích th ướ c thép góc (mm) L-40x40x3,5t L-50x50x3,5t

Kích th ướ c l ỗ khoan (mm) M4

Hình 2.4.2.2-13: Lắp đặt chiều cao và bề rộng thang máng cáp

- Đối với thang máng cáp có hệ thống giá đỡ lắp trên tường:

 Lắp đặt thang máng cáp vượt dầm:

Hình 2.4.2.2-14: Minh họa lắp đặt thang máng cáp vượt dầm

Hình 2.4.2.2-15: Minh họa thang máng cáp vượt dầm

Hình 2.4.2.2-16: Lắp đặt thang máng cáp trục đứng:

Bảng 4.4.2.2-6: Bảng tra thông số lắp đặt thang máng cáp trục đứng

Kích th ướ c máng cáp

Kích th ướ c ty treo (mm) M8 M8÷M10 M10÷M12

Kích th ướ c n ở đ óng (mm) M8 M8÷M10 M10÷M12

Kho ả ng cách giá đỡ (mm) 1,5

Kích th ướ c thép góc (mm) L-40x40x3,5t L-50x50x3,5t

Kích th ướ c l ỗ khoan (mm) M4

Hình 2.4.2.2-17:Chi tiết gắn tường gạch

Hình 2.4.2.2-18: Chi tiết gắn tường bê tông

Bảng 4.4.2.2-7: Bảng thông số tương ứng

Kích th ướ c máng cáp

Kích th ướ c ty treo (mm) M8 M8÷M10 M10÷M12

Kích th ướ c n ở đ óng (mm) M8 M8÷M10 M10÷M12

Kho ả ng cách giá đỡ (mm) 1,5

Kích th ướ c thép góc (mm) L-40x40x3,5t L-50x50x3,5t

Kích th ướ c l ỗ khoan (mm) M4

2.4.2.3 Lắp đặt thang máng cáp

- Sau khi xác định các vị trí, tuyến đi của thang máng cáp, công nhân sẽ gia công các phần thang máng cáp phù hợp với từng vị trí, phương pháp gia công cụ thể như sau:

 Thang máng cáp được gia công theo kích thước thực tế bằng máy cắt

 Dùng máy mài nhẵn vị trí cắt, không có bavia để tránh làm ảnh hưởng đến lớp cách điện khi kéo cáp

 Đưa các chi tiết đến vị trí lắp đặt và tiến hành lắp theo tuần tự và tiến hành đấu nối bằng bulong

 Cốđịnh thang máng cáp vào hệ thống giá đỡ

 Cần kiểm tra cao độ, độ thẳng, độ nghiêng bằng máy Laser, quả dọi và tiến hành hiệu chỉnh đai treo đểđảm bảo lắp đặt tuyến thang máng cáp theo đúng yêu cầu kỹ thuật

- Chú ý : trong quá trình thi công những vị trí thi công nào không đảm bảo an toàn nhà thầu có trách nhiệm báo lại cho nhà thầu xây dựng, TVGS, BQLDA để xử lí, gia cố kịp thời

- Chi tiết lắp đặt điển hình cho thang, máng cáp và đi dây:

Hình 2.4.2.3-1: Chi tiết lắp đặt Thang máng cáp điển hình

Hình 2.2.3-2: Chi tiết lắp đặt Thang máng cáp phòng kỹ thuật 2.4.2.4 Nghiệm thu

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS

- Nghiệm thu với TVGS - đạt

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Bi ệ n pháp thi công dây và cáp đ i ệ n

2.5.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công hệ thống cáp, dây

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị tuyến cáp, sơđồ nguyên lý đấu nối

 Các chi tiết lắp đặt

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình, Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần kéo cáp và dây điện sẽđược chia theo từng đội, nhóm:

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

2.5.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.5.1.5: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

STT Tên Đơn vị Số lượng

2 Kìm lực cắt cáp cái 05

3 Đồng hồ vạn năng cái 01

5 Thước mét, thước dây cái 05

7 Dàn giáo thi công bộ cấp đủ

8 Dụng cụ khác cấp đủ

9 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Căn cứ vào sơđồ nguyên lý, layout bố trí tuyến cáp và hệ thống ống luồn, thang máng cáp đã thi công để xác định vị trí và chủng loại cáp chính xác theo lộ phù hợp, xác định chiều dài tuyến cáp để có tính toán phù hợp

- Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệđiều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy với nhau để khi lắp đặt không bị chồng chéo lên nhau

Hình 2.5.2.1-1: Hình ảnh minh hoạ sơđồ nguyên lý kéo rải dây và cáp điện

Hình 2.5.2.1-2: Hình ảnh minh hoạ Layout phần thang máng cáp 2.5.2.2 Kéo cáp, dây

- Sau khi xác định vị trí, chủng loại cáp, dây tiến hành lắp đặt:

 Dùng dây mồi đã được luồn sẵn cốđịnh một đầu dây điện vào dây mồi và kéo, khi kéo chú ý dùng lực đều

 Đầu ra dây phải lấy đúng tránh tình trạng dây bị rối

 Do khối lượng cáp điện lớn do vậy phải phân bổ người theo dọc chiều dài tuyến cáp, khi kéo dùng lực đều, khi cáp đã được kéo đến vị trí thiết kế tiến hành cốđịnh cáp vào hệ thống thang máng cáp bằng dây thít PVC đảm bảo các sợi cáp đi song song không bị chồng chéo và bị rối

 Tránh sử dụng phương pháp kéo đầu cuối gây trầy xước và giãn cáp

 Đối với cáp trục đứng dùng tời điện đặt trên nóc hộp kỹ thuật kéo theo phương đứng, kết hợp với lực nâng đỡ cáp của công nhân bố trí tại từng tầng Đểđồng bộ động tác của người tầng trên và tầng dưới cùng với người điều khiển tời cáp cần trang bị bộđàm khi thi công

 Khi thi công trong hộp kỹ thuật cần tiến hành lắp đặt sàn thao tác để đảm bảo an toàn lao động

- Toàn bộ dây và cáp sau khi kéo rải xong cần tiến hành đánh dấu số lộ phục vụ công tác kiểm tra, nghiệm thu đấu nối sau này không bị nhầm lẫn Mã số lộđược ghi theo đúng trong bản vẽ thiết kế hoặc được quy định bởi kỹ sư một cách có hệ thống

- Tiến hành kiểm tra công tác kéo rải dây và cáp điện theo các thông số sau đây:

 Kiểm tra quy cách, chủng loại theo bản vẽ thiết kế

 Đo điện trở cách điện theo bảng sau (IEC-60364-6):

Hình 2.5.2.2-1: Hình ảnh minh họa quá trình test dây và cáp điện

- Chú ý: trong quá trình thi công những vị trí thi công nào không đảm bảo an toàn nhà thầu có ệ ạ ầ ự để ử ố ị ờ

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS

- Nghiệm thu với TVGS - đạt

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Bi ệ n pháp thi công thanh d ẫ n đ i ệ n (busway)

2.6.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công chi tiết (nguyên lý, sơđồ không gian, vị trí từng module kết nối một cách chính xác)

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị Busway, vị trí, cao độ, kích thước lắp đặt từng chi tiết theo toạđộ không gian

 Các chi tiết lắp đặt

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Các lưu ý đối với việc vận chuyển và bảo quản Busway:

 Luôn trông coi cẩn thận hàng hóa ngay cả khi chưa mở hàng

 Sử dụng kìm nhổđinh để mở thùng gỗ chứa kiện hàng, tránh nguy hiểm

 Cẩn thận khi vận chuyển và di chuyển busway Không được để busway bị méo, nứt mẻ do va đập

 Không dùng 2 đầu của thanh busway (đầu của các thanh busbar bên trong) làm buộc dây tời, chính trọng lượng của thanh busway sẽ làm biến dạng đầu nối Tránh tuyệt đối việc va đập busway vào tường (hoặc bất kỳ thứ gì khác) khiến biến dạng

Hình 2.6.1.2-1: Minh họa lắp đặt busway

 Luôn giữ busway ở những vị trí sạch sẽ và khô ráo, tránh môi trường ẩm ướt, khói bụi, có hóa chất hoặc hình thành sự ngưng tụ hơi nước sẽ làm giảm điện trở cách điện

 Nếu bắt buộc phải để ngoài trời (không có nhà kho) thì phải đảm bảo busway được bảo vệ khỏi sựảnh hưởng của thời tiết (mưa lớn, ngập…)

Hình 2.6.1.2-2: Minh họa bảo quản busway

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần Busway sẽđược chia theo từng đội, nhóm

 Mỗi đội từ 20 đến 25 người

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

2.6.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.6.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

STT Tên Đơn vị Số lượng

2 Đồng hồ vạn năng cái 01

4 Thước mét, thước dây cái 10

6 Giàn giáo thi công bộ cấp đủ

8 Dụng cụ khác cấp đủ

9 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp nivo để xác định toạđộ, kích thước bản vẽ thi công Busway Căn cứ vào tường, vách, trụ để xác định tọa độ các vị trí thi công làm cơ sởđể xác định vị trí, tuyến đi của hệ thống Busway

- Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệđiều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy với nhau để khi lắp đặt không bị chồng chéo lên nhau a) Ty treo ngang

- Bước 1: Không đặt support của ti treo vào vị trí khớp nối, trọng lượng busway sẽ làm cho 2 thanh Busway 2 bên mối nối không còn thẳng hàng

- Bước 2: Khoảng cách lắp ti treo ngang: 1,5m

- Bước 3: Toàn bộ ti treo ngang phải được mạ kẽm để chống rỉ sét

Hình 2.6.2.1-1: Minh họa lắp đặt giá đỡ

Hình 2.6.2.1-2: Chi tiết lắp đặt ti treo

Hình 2.6.2.1-3:Minh họa giá đỡ

- Chú ý: Các kích thước theo tài liệu hướng dẫn của nhà cung cấp b) Giá đỡ lò xo (spring Hanger)

- Bước 1: Cốđịnh thanh Support (thanh đỡ) lên sàn của mỗi tầng, trong gian thông tầng

- Bước 2: Lắp thanh Busway trục đứng tới đâu thì nới lỏng bulong của Spring Hanger ở tầng đó rồi bắt khớp vào vỏ thanh Busway và xiết chặt ốc để cốđịnh

- Bước 3: Có thể xả bớt lò xo để nâng toàn bộ hệ thống Busway lên

Hình 2.6.2.1-4: Minh họa lắp đặt giá đỡ

- Lắp đặt giá đỡ trên tường theo phương đứng:

Hình 2.6.2.1-5: Minh họa lắp đặt busway 2.6.2.2 Lắp đặt các module

- Sắp xếp các thanh busway sao cho mặt “TOP” ở cùng hướng, điều đó đảm bảo việc lắp

Busway là đúng và không bị ngược pha Mỗi thanh Busway có 1 đầu có gắn khớp nối và 1 đầu không, 2 thanh Busway sẽđược ghép với nhau như hình:

Hình 2.6.2.2-1: Minh họa nối busway

- Mỗi 1 thanh busway sẽđược đánh mã thứ tự (A1, A2 …), đội thi công theo mã này và mặt có “TOP” để lắp đặt cho đúng

- Quy trình lắp đặt như sau:

 Bước 1: Tháo tối thiểu 1 miếng đậy mối nối ra (hình vẽ.), ghép 2 thanh busway lại nhờ mối nối và cốđịnh bu lông

 Bước 2: Chú ý sắp xếp tất cả các thanh busway được ghép nối đều phải có mặt “TOP” (được dán ký hiệu trên thanh gần khớp nối) ở cùng hướng Sử dụng dụng cụ nhà máy cung cấp giúp việc lắp đặt dễ dàng hơn

Hình 2.6.2.2-3: Minh họa lắp đặt khớp nối

 Bước 3: Nếu cần thiết, có thể nhẹ nhàng nới lỏng bulong để căn chỉnh lại mối nối

 Bước 4: Khi ghép các thanh busway, cần đảm bảo rằng các thanh busbar phải được xếp xen kẽ với nhau và với các lớp cách điện

 Bước 5: Khoảng cách tiêu chuẩn giữa 2 bulong của 2 miếng vỏ đậy khớp nối là 233.5 mm Tuy nhiên, khớp nối có thểđiều chỉnh được

Hình 2.6.2.2-6: Khoảng cách kết nối nhỏ nhất Hình 2.6.2.2-7: Khoảng cách kết nối tiêu chuẩn

Hình 2.6.2.2-8 : Khoảng cách kết nối lớn nhất

 Bước 6: Nếu 2 miếng vỏđậy không khớp với mối nối, điều chỉnh độ rộng của lỗ bắt ốc ở trên vỏđậy

 Bước 7: Kiểm tra độ thẳng – phẳng của các thanh busway sau khi ghép nối

 Bước 8: Sau khi lắp đặt xong và kiểm tra lại kỹ càng, ta siết gãy đầu bulong phía ngoài để đảm bảo mối nối đã được ép đủ chặt, đủ an toàn

- Lắp đặt Plug In Unit (Tủ rẽ nhánh các tầng)

 Bước 1: Đảm bảo rằng Plug In Unit đang ở chếđộ OFF

 Bước 2: Đẩy Plug In Unit thẳng vào điểm mở trên thanh busway

 Bước 3: Chắc chắn rằng ngàm phía sau Plug In Unit đã khớp vào vỏ busway

- Trong quá trình lắp đặt, sử dụng đồng hồđểđo cách điện và thông mạch, không để kết quả test MegaOhm (cách điện) xuống dưới 1M / 100 Feets

- Trước khi đóng điện vào lưới, ta phải test cách điện cho toàn hệ thống 1 lần nữa

Hình 2.6.2.3-1: Hình ảnh minh họa quá trình test 2.6.2.4 Nghiệm thu

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS

- Nghiệm thu với TVGS - đạt

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Bi ệ n pháp thi công t ủ đ i ệ n h ạ th ế

2.7.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công lắp đặt tủđiện

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị vị trí, cao độ lắp đặt, phương thức đấu nối cáp vào

 Các chi tiết lắp đặt

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết tủđiện thi công

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chú y: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần tủđiện sẽđược chia theo từng đội, nhóm

 Mỗi đội từ 20 đến 25 người

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

 Công nhân đấu nối tủ phải có bằng nghề, kinh nghiệm

2.7.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.7.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

STT Tên Đơn vị Số lượng

5 Kìm lực cắt cáp cái 05

6 Kìm lực ép đầu cốt cái 10

STT Tên Đơn vị Số lượng

8 Dàn giáo thi công bộ cấp đủ

9 Đồng hồ vạn năng cái 01

10 Kìm, tô vít, kờ lê bộ 10

11 Dụng cụ khác cấp đủ

12 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Trước khi thi công, yêu cầu dọn vệ sinh khu vực công trường xây dựng

- Đánh dấu vị trí lắp đặt tủ điện và vị trí đi hệ thống máng cáp vào tủ bằng mực màu tương phản với tường nhà và màu của sàn nhà (với những tủ gắn trên tường)

- Làm bệ bê tông và giá đỡ cho tủđiện (nếu cần)

- Đánh dấu hệ thống máng cáp vào tủđiện

- Lắp đặt hệ thống thang máng cáp và điều chỉnh cho phù hợp với độ cao đã đưa ra trong bản vẽ.

Hình 2.7.2.1: Hình ảnh vị trí lắp đặt tủ

- Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệđiều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy với nhau để khi lắp đặt không bị chồng chéo lên nhau

2.7.2.2 Vận chuyển tủđến vị trí lắp đặt

- Sau khi xác định vị trí lắp đặt, tiến hành lên phương án đưa tủ từ vị trí tập kết đến vị trí lắp đặt

- Kiểm tra bên ngoài tủđiện khi đến công trường

- Vận chuyển tủđiện đến vị trí lắp đặt bằng biện pháp riêng:

 Đối với tủđiện trên sàn, dùng các phương tiện như con lăn, cần cẩu, và máy nâng

 Đối với tủ điện treo tường, thường là loại cỡ nhỏ và trọng lượng nhẹ, cho phép sử dụng người đểđặt vào vị trí mong muốn

 Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp nivo để xác định toạđộ, vị trí lắp đặt tủđiện Căn cứ vào tường, vách, trụđể xác định tọa độ các vị trí thi công làm cơ sởđể xác định vị trí, cao độ lắp đặt tủ

- Đối với những tủ kích thước và khối lượng lớn khi vận chuyển cần sử dụng xe nâng tay, đưa lên cao bằng cẩu tháp (lưu ý vị trí chằng buộc sao cho không ảnh hưởng thiết bị bên trong tủ, kết cấu cơ khí của tủ) Khi dịch chuyển tiệm cận vị trí lắp đặt, sử dụng xe nâng, con lăn căn chỉnh vào đúng vị trí lắp đặt

Hình 2.7.2.2-1 Hình ảnh vận chuyển tủ

- Cần kiểm tra các vị trí đấu nối vào và ra của tủ điện đã tương thích với các bộ phận liên quan, các lộ cáp vào ra Kiểm tra cao độ, độ nghiêng của tủ

- Sau khi tủđiện đã được vận chuyển đến vị trí lắp đặt theo đúng bản vẽ tiến hành mở tủ và kiểm tra các thiết bị bên trong có bịảnh hưởng gì không trong quá trình vận chuyển

- Vệ sinh bên trong và bên ngoài của tủđiện

- Đo cách điện của cáp điện trước khi nối tủ điện, ghi lại thông số đo cách điện (xem phần

Biện pháp thi công phần Kéo dây và cáp điện)

- Đấu nối đầu vào (Incoming), đầu ra (Outgoing): Khối đầu vào, ra có thể là Cáp điện, dây điện, hay thanh cái từ tủ khác, đầu nối với hệ thống Busway

- Sắp xếp các sợi cáp đi vào tủ phải đều nhau theo thứ tự chiều cong uốn lượn đều, đảm bảo mỹ quan, dùng dây nhựa chuyên dụng cốđịnh chặt cáp vào thang máng cáp

- Đo chiều dài đầu cáp đểđủđấu nối vào thiết bị, dùng kìm lực cắt bớt đoạn cáp thừa

- Lấy dấu cắt cáp phải chính xác, dùng dao chuyên dụng tiến hành cắt quanh sợi cáp với độ sâu phù hợp để cắt bỏ phần vỏ cáp PVC và vỏ kim loại (Chú ý không cắt vào phần vỏ cách điện bê trong)

- Dùng dao bổ dọc đầu cáp để vứt bỏ vỏ bên ngoài, tách đầu lõi cáp ra khỏi vỏ bọc

- Tiến hành lồng chụp cao su chống nước ()

- Luồn cáp vào trong tủ: một người bên ngoài tủđưa vào, một người bên trong dẫn hướng cho cáp gọn gang đến vị trí đấu vào thiết bị

- Dùng kìm lực ép đầu cốt và tiến hành đấu vào thiết bị

- Đảm bảo đấu nối đúng theo bản vẽ nguyên lý tài liệu kỹ thuật hướng dẫn

Hình 2.7.3.2-1: Hình ảnh đấu nối

Hình 2.7.3.2-2: Hình ảnh đấu nối 2.7.2.4 Kiểm tra và chạy thử

- Những công việc hoàn thành sau khi lắp đặt:

 Vệ sinh tủ điện bằng máy hút bụi Kiểm tra lại tất cả các mối nối siết chặt bullong, cách điện của cáp màu và đánh dấu cáp

 Bọc tủđiện để tránh bụi bẩn và va chạm cơ học

- Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động

 Công nhân trước khi đóng điện găng tay cách điện và đi giầy đầy đủ Kiểm tra cách điện trước khi đóng điện Trước khi đóng điện phải thông báo cho tất cả các bên liên quan

 Kiểm tra cách điện bằng MegaOhm và đồng hồ vạn năng

 Kiểm tra các thiết bị trong tủđiện đúng và đủ

 Kiểm tra độ chắc chắn của các bulông liên kết các thanh cái (đặc biệt là tủ MSB)

 Kiểm tra điện áp đầu vào tủ (400VAC)

 Thử các chức năng đóng cắt máy cắt (nếu là tủ DB) hoặc chức năng CHẠY, DỪNG, LỖI (nếu là tủđiều khiển), sử dụng Ampe Kìm kiểm tra dòng điện phụ vụ công tác chạy thử

Hình 2.7.2.4-1: Sử dụng đồng hồđo điện trở cách điện và thông mạch trong tủđiện

Hình 2.7.2.4-2: Sử dụng Ampe kìm đểđo cường độ dòng điện

2.7.2.5 Công tác kiểm tra - nghiệm thu

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS

- Nghiệm thu với TVGS - đạt

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Bi ệ n pháp thi công Máy bi ế n áp

2.8.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công lắp đặt trạm biến áp

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị vị trí lắp đặt trạm biến áp, phương pháp vận chuyển, phương pháp đấu nối

 Các chi tiết lắp đặt

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần trạm biến áp sẽđược chia theo từng đội, nhóm

 Mỗi đội từ 20 đến 30 người

 Mỗi nhóm từ 10 đến 15 người

2.8.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.8.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

STT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú

2 Xe nâng tay, rùa, con lăn bộ 05

6 Thước mét, thước dây cái 10

8 Dàn giáo thi công bộ cấp đủ

9 Bộ dụng cụ cầm tay Bộ 02

10 Dụng cụ khác cấp đủ

11 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Sử dụng máy laser và thước mét để xác định vị trí lắp đặt máy biến áp, dùng băng dính màu đánh dấu vị trí

2.8.2.2 Vận chuyển máy biến áp

- Việc vận chuyển tuân theo "Biện pháp nâng hạ" ngoài ra với đặc thù máy biến áp cần lưu ý thêm một số yếu tố khác

- Khi nhận hàng cần kiểm tra lại danh mục hàng hóa Kiểm tra toàn bộ thiết bị nhằm phát hiện hỏng hóc hoặc sơ suất trong quá trình vận chuyển Nếu như phát hiện hỏng hóc hoặc sự cố, đề nghị thông báo cho bộ phận bán hàng của hãng tại địa phương đểđược trợ giúp

- Chú ý kiểm tra các bộ phận sau:

 Cấu trúc máy và các linh kiện kèm theo:

 Mặt che (Ghi rõ số pha, điện áp, công suất, đấu nối, v.v…)

 Phụ kiện (Theo tiêu chuẩn và các phụ kiện yêu cầu thêm)

 Bu lông, ốc vít đi kèm:

 Kiểm tra tổng thể bên ngoài máy biến áp

 Cuộn dây và khung thép

 Kiểm tra tổng thể cuộn dây

 Kiểm tra bộ phận điều chỉnh điện áp, bao gồm cả phần cách điện của nút điều chỉnh

 Kiểm tra các đầu nối phía cao áp và hạ áp

 Kiểm tra Busbar để nối với các pha

 Không đứng trên thanh pha Busbar

 Không chạm vào máy biến áp đang hoạt động

- Máy biến áp cần đặt trên đà gỗ trong khi vận chuyển Thanh đà phải dễ dàng di chuyển và đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển Máy biến áp được kéo hoặc trượt đến đúng vị trí lắp đặt Cuộn dây và khung thép được lắp đặt trước.Việc lắp đặt tủ chỉđược tiến hành khi toàn bộ máy biến áp đã ởđúng vị trí Lưu ý rằng cửa tủ nên được tháo ra trong khi lắp đặt để tránh hư hỏng do va chạm

- Nếu như máy biến áp được lưu kho một thời gian trước khi hoạt động, cần được giữ trong phòng sạch sẽ, khô ráo với nhiệt độ ổn định Máy biến áp cần được che chắn cẩn thận để tránh bụi bẩn Trước khi đưa vào sử dụng, cần lau sạch bụi bẩn và nước bám vào

2.8.2.3 Đấu nối máy biến áp

- Sau khi đưa máy biến áp vào đúng vị trí, tiến hành kiểm tra sơ bộ toàn bộ tình trạng bên ngoài của máy

- Khi xác nhận không có nhân tố gì ảnh hưởng, tiến hành đấu nối hệ thống điện

- Khi thực hiện đấu nối, chú ý đấu đúng các pha đã được đánh dấu

- Khi đấu các đầu nối máy biến áp với thanh bus-duct, cần sử dụng các thanh bus-bar có gắn đầu nối chống rung, vì độ rung của máy biến áp khi hoạt động có thểảnh hưởng đến busduct và làm tăng độ ồn Khi đầu nối đấu với cáp điện, cần sử dụng loại cáp điện mềm, hoặc sử dụng các thiết bị phụ trợ khác

- Sau khi lắp đặt xong trước khi đưa máy biến áp vào vận hành, cần chú ý các yếu tố sau:

 Kiểm tra đểđảm bảo máy biến áp không bị hư hại trong quá trình vận chuyển và lắp đặt;

 Kiểm tra đểđảm bảo các đầu nối đã được siết chặt;

 Kiểm tra hoạt động của các thiết bị phụ trợ;

 Kiểm tra xem tất cả các thiết bị sử dụng để vận chuyển và lắp đặt máy biến áp có bị bỏ lại trên máy (vì có thể tăng độồn hoặc làm hỏng cách điện);

 Khi vận hành máy biến áp đã lưu kho lâu ngày, chú ý làm sạch bụi và kiểm tra lại cách điện;

 Kiểm tra chân đế của máy biến áp đã được đặt chắc chắn trên mặt đất

- Chú ý : Trong quá trình thi công những vị trí thi công nào không đảm bảo an toàn nhà thầu có trách nhiệm báo lại cho nhà thầu xây dựng, BQLDA, TVGS để xử lí, gia cố kịp thời

Hình 2.8.2.3-1: Minh họa đấu cáp trung thế vào máy biến áp

Hình 2.8.2.3-2: Minh họa đấu nối Máy biến áp và BusWay 2.8.2.4 Nghiệm thu

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS

- Nghiệm thu với TVGS - đạt

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Bi ệ n pháp thi công T ủ đ i ệ n trung th ế

2.9.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công lắp đặt tủđiện

- Lập bản vẽ bệ bê tông đặt tủđiện (trong trường hợp bệ tủ là bệ bê tông)

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị vị trí, cao độ lắp đặt, phương thức đấu nối cáp vào/ra;

 Các chi tiết lắp đặt

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết tủđiện thi công

- Hoàn thành hồ hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chuyển bản vẽ bệ bê tông đặt tủđiện cho nhà thầu xây dựng để nhà thầu này thi công trước khi chuyển tủ về công trường, Khi thi công xong phải nghiệm thu các tiêu chí sau: vị trí của bệ, kích thước bệ, độ phẳng bề mặt của bệ

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần tủđiện sẽđược chia theo từng đội, nhóm

 Mỗi đội từ 12 đến 15 người

 Mỗi nhóm từ 3 đến 5 người

 Công nhân đấu nối tủ phải có bằng nghề, kinh nghiệm lắp đặt tủ

2.9.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.9.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú

6 Kìm ép đầu cốt cái 10

8 Giàn giáo thi công bộ cấp đủ

9 Đồng hồ vạn năng cái 01

10 Bộ dụng cụ cầm tay bộ 10

11 Xe nâng (máy & tay) cái 1

TT Tên thiết bị Đơn vị Số lượng Ghi chú

13 Dụng cụ khác lô cấp đủ

- Sử dụng máy Laser và thước mét xác định vị trí lắp đặt tủđiện Căn cứ vào tường, vách, trụ để xác định tọa độ các vị trí thi công làm cơ sởđể xác định vị trí, cao độ lắp đặt tủ

- Đánh dấu vị trí lắp đặt tủ trên bệ

2.9.2.2 Vận chuyển tủđến vị trí lắp đặt

- Sau khi xác định vị trí lắp đặt, tiến hành lên phương án đưa tủ từ vị trí tập kết đến vị trí lắp đặt

- Đối với những tủ kích thước và khối lượng lớn khi vận chuyển cần sử dụng xe nâng tay, Palăng xích (lưu ý vị trí chằng buộc sao cho không ảnh hưởng thiết bị bên trong tủ, kết cấu cơ khí của tủ) Khi dịch chuyển tiệm cận vị trí lắp đặt, sử dụng xe nâng, con lăn căn chỉnh vào đúng vị trí lắp đặt

- Cần kiểm tra các vị trí đấu nối vào và ra của tủ điện đã tương thích với các bộ phận liên quan, các lộ cáp vào ra Kiểm tra cao độ, độ nghiêng của tủ

Hình 2.9.2.3-1: Hình ảnh nâng hạ tủ Hình 2.9.2.3-2: Hình ảnh vận chuyển tủ 2.9.2.3 Lắp đặt và đấu nối tủđiện

- Sau khi tủđiện đã được vận chuyển đến vị trí lắp đặt theo đúng bản vẽ tiến hành mở tủ và kiểm tra các thiết bị bên trong có bịảnh hưởng gì không trong quá trình vận chuyển

- Đấu nối đầu vào (Incoming), đầu ra (Outgoing)

- Sắp xếp các sợi cáp đi vào tủ phải đều nhau theo thứ tự chiều cong uốn lượn đều, đảm bảo mỹ quan, dùng dây nhựa chuyên dụng cốđịnh chặt cáp vào thang máng cáp

- Đo chiều dài đầu cáp đểđủđấu nối vào thiết bị, dùng kìm lực cắt bớt đoạn cáp thừa

- Lấy dấu cắt cáp phải chính xác, dùng dao chuyên dụng tiến hành cắt quanh sợi cáp với độ sâu phù hợp để cắt bỏ phần vỏ cáp PVC và vỏ kim loại (Chú ý không cắt vào phần vỏ cách điện bên trong)

- Dùng dao bổ dọc đầu cáp để vứt bỏ vỏ bên ngoài, tách đầu lõi cáp ra khỏi vỏ bọc

- Tiến hành lồng chụp cao su chống nước

- Luồn cáp vào trong tủ: một người bên ngoài tủđưa vào, một người bên trong dẫn hướng cho cáp gọn gàng đến vị trí đấu vào thiết bị

- Dùng kìm lực ép đầu cốt và tiến hành đấu vào thiết bị

- Đảm bảo đấu nối đúng theo bản vẽ nguyên lý tài liệu kỹ thuật hướng dẫn

Hình 2.9.2.3-1: Minh họa tủ trung thế 2.9.2.4 Nghiệm thu

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS

- Nghiệm thu với TVGS - đạt

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Bi ệ n pháp thi công Máy phát đ i ệ n

2.10.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công hệ thống máy phát điện

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị vị trí đặt máy phát, đường vận chuyển, vị trí cao độ bình dầu chính bình dầu phụ, hướng cáp ra, vị trí cao độ các đường cấp dầu, ống khói, ống dẫn khí tươi, khí nóng, cách âm phòng (nếu là loại cách âm phòng)…

 Các chi tiết lắp đặt

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu phụ thi công

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần máy phát điện sẽđược chia theo từng đội, nhóm

 Mỗi đội từ 20 đến 25 người

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

2.10.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.10.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

STT Tên Đơn vị Số lượng

2 Xe nâng tay, rùa, con lăn bộ 05

6 Thước mét, thước dây cái 10

8 Dàn giáo thi công bộ cấp đủ

10 Lò xo uốn ống cái 10

11 Dụng cụ khác cấp đủ

12 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp nivo để xác định toạđộ, kích thước bản vẽ thi lắp đặt máy phát Kiểm tra cao độ bệ máy, hướng vận chuyển máy và dụng cụ thi công thích hợp

- Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệđiều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy

2.10.2.2 Tiếp nhận và vận chuyển

- Vận chuyển và nâng hạ máy phát tuân thủ theo "biện pháp nâng hạ" tuy nhiên với đặc thù máy phát có những lưu ý riêng

- Trước khi bốc dỡ hàng phải kiểm tra xem các kiện thiết bịđóng gói có ở trong tình trạng tốt hay không, nếu phát hiện thấy có bất kỳ mất mát và hư hỏng trong quá trình vận chuyển, cần phải liên hệ ngay với đơn vị cung cấp Đồng thời cần yêu cầu cung cấp cho Nhà thầu các chứng nhận kiểm định chất lượng cần thiết

- Trước khi lắp đặt, vật liệu chống rỉ trên bề mặt hoàn thiện của các bộ phận không được lau Khi kiểm đếm và tiếp nhận, nếu phát hiện thấy có vết lõm trên bề mặt hoàn thiện của các bộ phận hoặc vật liệu chống rỉ trên trên bề mặt hoàn thiện của các bộ phận bị bong rời, lúc đó phải dùng dung môi hữu cơ lau sạch số vật liệu chống rỉ còn lại, sau đó quét lại lớp vật liệu chống rỉ, nghiêm cấm sử dụng giấy nhám hoặc mũi cạo v.v để chùi vật liệu chống rỉ trên bề mặt hoàn thiện của các bộ phận bởi vì chúng có thể làm hư hại bề mặt

- Đối với các cụm bộ phận tổ hợp, khi tiến hành kiểm đếm và tiếp nhận nếu phát hiện thấy bộ phận bị thiếu hoặc hư hại, nhà sản xuất sẽ có trách nhiệm cùng giải quyết, và nếu các bộ phận bị thiếu hay hư hại do lỗi vận chuyển hoặc bảo quản không đúng, bên mua chịu trách nhiệm, và nhà sản xuất phải giúp đỡđể giải quyết

- Trước khi tiến hành lắp đặt, đơn vị lắp đặt phải nắm rõ quy trình hướng dẫn lắp đặt, bản vẽ và những tài liệu khác được gửi kèm thiết bị, nếu có vấn đề gì cần hỏi, xin hãy liên hệ với nhà sản xuất

- Vận chuyển máy đến vị trí lắp đặt: Dùng xe cẩu đưa máy phát xuống, nếu trọng tải và kích thước máy phát lớn phải kết hợp nhiều xe nâng tay và hệ thống đòn đỡ có đệm chống ma sát với vỏ máy phát

Hình 2.10.2.2-1: Hình ảnh tổng thể phòng máy

Hình 2.10.2.2-2: Hình ảnh chống rung cho máy 2.10.2.3 Lắp đặt hệ thống bình dầu và đường ống dẫn dầu

- Dùng thước, nivo, máy Laser xác định vị trí, cao độ lắp đặt các tuyến ống cấp dầu, cao độ vị

- Đưa bồn dầu vào vị trí cần lắp đặt

Hình 2.10.2.3-1: Bản vẽ chi tiết lắp đặt bồn dầu 15m 3

- Gia công chi tiết giá đỡống, đai ôm ống, cốđịnh đường ống

- Lắp đặt đường ống, hệ thống van, bơm dầu, lưu ý kiểm tra độ dốc yêu cầu của đường ống

- Vệ sinh đường ống trước khi đổ dầu DO

Hình 2.10.2.3-2: Hình ảnh hệ thống cấp dầu DO

2.10.2.4 Lắp đặt hệ thống ống khói, ống gió cấp và gió thải

- Xác định vị trí, cao độ, kích thước của đường ống khói, cửa gió cấp và cửa gió thải theo đúng bản vẽ Layout bố trí thiết bị

- Lắp đặt hệ thống giá đỡ

- Lắp đặt cửa gió tươi

- Lắp đặt cửa gió thải

2.10.2.5 Biện pháp kiểm tra, chạy thử

- Sau khi lắp đặt tĩnh hệ thống Máy phát điện, tiến hành công tác tính toán lượng dầu để chạy thử Máy phát theo thời gian chạy thử yêu cầu

- Vệ sinh Máy phát điện, đo dẫn điện và cách điện các đầu cực của máy phát trước khi chạy thử, ghi lại các thông số vào biên bản chạy thử

- Sử dụng các tải sẵn có, bao gồm Hệ thống bơm PCCC, hệ thống bơm cấp thoát nước, hệ thống Quạt thông gió và hút khói… Để chạy thử

- Chạy không tải trước, sau đó chạy 25% công suất, chạy 50% công suất, 75% công suất và 100% công suất (mỗi mức chạy 1h), sử dụng Ampe kìm đểđo dòng điện mỗi máy phát

Hình 2.10.2.5-1: Sử dụng Ampe kìm đểđo cường độ dòng điện

- Sau khi ngiệm thu nội bộ, tiến hành mời các bên nghiệm thu kiểm tra

2.10.2.6 Công tác kiểm tra - nghiệm thu

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS

- Nghiệm thu với TVGS - đạt

- Nghiệm thu chạy thử, sử dụng các tải có sẵn đã lắp đặt bao gồm Bơm PCCC, hệ thống quạt thông gió, tăng áp… để kiểm tra.

Bi ệ n pháp thi công ổ c ắ m và công t ắ c

2.11.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công phần công tắc ổ cắm

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị vị trí, cao độ thiết bị, phương thức lắp đặt

 Các chi tiết lắp đặt

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công

- Hoàn thành hồ hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần công tắc ổ cắm sẽđược chia theo từng đội, nhóm

 Mỗi đội từ 20 đến 25 người

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

2.11.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.11.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

STT Tên Đơn vị Số lượng

2 Đồng hồ vạn năng cái 05

5 Thước mét, thước dây cái 10

7 Dàn giáo thi công bộ cấp đủ

8 Dụng cụ khác cấp đủ

9 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp nivo để xác định toạđộ, kích thước bản vẽ thi công phần công tắc, ổ cắm Căn cứ vào tường, vách, trụđể xác định tọa độ các vị trí thi công

- Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệđiều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy với nhau để khi lắp đặt không bị chồng chéo lên nhau

Hình 2.11.2.1-1: Hình ảnh đánh dấu vị trí trên tường 2.11.2.2 Lắp đặt công tắc, ổ cắm

- Sau khi xác định vị trí lắp đặt, tập kết vật tư sau đó tiến hành mở hộp đóng gói và kiểm tra thiết bị bên trong

- Xác định đúng chủng loại mặt thiết bị theo đúng bản vẽ

- Dùng kìm bấm dây và tô vít đấu nối dây điện vào thiết bị theo đúng nguyên lý

Hình 2.11.2.1-2: Hình ảnh minh hoạđấu nối ổ cắm

- Dùng tô vít cốđịnh mặt thiết bị lên đế âm đã thi công

- Sử dụng Nivo để căn chỉnh sao cho mặt công tắc ổ cắm không bị lệch

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS

- Nghiệm thu với TVGS - đạt

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Bi ệ n pháp thi công đ èn chi ế u sáng

2.12.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công phần lắp đặt thiết bị chiếu sáng

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị vị trí thiết bị, cao độ lắp đặt, vị trí, phương lắp đặt và sơđồđấu nối

 Các chi tiết lắp đặt cụ thểđược thể hiện bằng bản vẽ chi tiết

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công

- Hoàn thành hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện CĐT nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, ớ ầ ổ ứ ậ ặ ằ

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần thiết bị chiếu sang được chia theo từng đội, nhóm

 Mỗi đội từ 20 đến 25 người

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

2.12.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.12.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

STT Tên Đơn vị Số lượng

2 Máy cắt cầm tay cái 05

4 Đồng hồ vạn năng cái 05

6 Thước mét, thước dây, nivo cái 10

8 Dàn giáo thi công bộ cấp đủ

9 Tô vít, kìm bấm cốt bộ 05

10 Dụng cụ khác cấp đủ

11 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp nivo để xác định toạđộ, kích thước bản vẽ thi công thiết bị chiếu sáng trong hệ quy chiếu với tường, vách, trụ

- Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệđiều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy với nhau để khi lắp đặt không bị chồng chéo lên nhau

Hình 2.12.2.1-1: Hình ảnh minh họa Combine các hệ trên trần

- Xác định vị trí lắp đặt các giá đỡ, ti treo, chi tiết cố định thiết bị với tường gạch, trần bê tông

- Đánh dấu vị trí bằng bút đánh dấu, bằng phấn

- Sau khi xác định vị trí lắp đặt chi tiết đỡ phụ trợ tiến hành khoan, đóng nở sau đó lắp đặt giá đỡ thiết bị

Hình 2.12.2.2-1: Khoan lỗ bắt ti treo, vít, giá đỡ

Hình 2.12.2.2-3: Lắp đặt ty treo

- Vận chuyển đưa thiết bị chiếu sáng đến đúng vị trí lắp đặt, mở hộp đóng gói, kiểm tra hướng dẫn, sơđồđấu nối của nhà sản xuất, kiểm tra thiết bị trước khi lắp đặt

- Đối với dãy hàng đèn thì yêu cầu dàn đèn phải thẳng hàng do vậy cần phóng tuyến và dùng máy Laser kiểm tra

- Lắp đặt thiết bị chiếu sang gắn tường: đảm bảo đúng cao độ, kích thước và cân bằng, đảm bảo mỹ quan

- Lắp đặt thiết bị chiếu sáng trên trần bê tông, trần thạch cao đúng cao độ, kích thước, mỹ quan Phải dùng thước và máy Laser kiểm tra so với các hệ quy chiếu cốđịnh theo phương dọc và ngang

Bước 1: Đấu dây Bước 2: Cốđịnh phần đế

Bước 3: Lắp đặt phần mặt

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS

- Nghiệm thu với TVGS - đạt

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Bi ệ n pháp thi công ch ố ng sét và ti ế p đị a

2.13.1.1 Lập bản vẽ thi công

- Dựa vào các cơ sở nêu trên và khảo sát thực tế tại hiện trường nhà thầu lập bản vẽ thi công phần hệ thống chống sét và tiếp địa

- Dựa vào hồ sơ duyệt vật liệu

- Nhà thầu lập ra bản vẽ thi công thể hiện được các thông tin như sau:

 Định vị vị trí cọc tiếp địa cho hệ thống chống sét, nối đất

 Xác định vị trí, phương pháp kéo rải kết nối dây tiếp địa, dây chống sét

 Các chi tiết lắp đặt

- Dựa vào tiến độ chi tiết

- Làm kho bãi để tập kết vật liệu thi công

- Hoàn thành hồ hồ sơ duyệt vật liệu

- Chuẩn bị danh mục, khối lượng vật liệu theo tiến độ chi tiết công trình

- Đặt hàng theo chủng loại đã được phê duyệt

- Tập kết vật liệu đến công trường hoặc địa điểm thi công cần thiết

- Mời đại diện chủđầu tư nghiệm thu vật liệu đầu vào

- Tiến hành cho nhập kho

- Căn cứ vào tiến độ thi công tại công trình Nhà thầu phối hợp chặt chẽ với BQLDA, TVGS, với các Nhà thầu liên quan tổ chức giao nhận mặt bằng thi công

- Chú ý: Vệ sinh công nghiệp sạch sẽ trước khi bàn giao

- Nhân lực được bố trí tùy theo tiến độ thi công chi tiết

- Công nhân thi công phần chống sét, nối đất sẽđược chia theo từng đội, nhóm

 Mỗi đội từ 20 đến 25 người

 Mỗi nhóm từ 2 đến 3 người

2.13.1.5 Chuẩn bị dụng cụ, thiết bị thi công

Bảng 2.13.1.5-1: Bảng liệt kê thiết bị, phương tiện thi công

STT Tên Đơn vị Số lượng

2 Máy cắt cầm tay cái 05

6 Thước mét, thước dây cái 10

8 Dàn giáo thi công bộ cấp đủ

10 Lò xo uốn ống cái 10

11 Dụng cụ khác cấp đủ

12 Vật tư phụ phục vụ thi công cấp đủ

- Sử dụng máy xác định tọa độ hoặc dùng thước kết hợp nivo để xác định toạđộ, kích thước bản vẽ thi công hệ thống chống sét, nối đất Căn cứ vào tường, vách, trụđể xác định tọa độ các vị trí thi công làm cơ sởđể xác định vị trí, tuyến đi của hệ thống dây thoát sét, kim thu sét, từng vị trí lắp đặt giá đỡ, phụ kiện

- Lưu ý phải kết hợp bản vẽ các hệđiều hoà, cấp thoát nước, điện nhẹ, phòng cháy, chữa cháy

Hình 2.13.2.1-1: Lắp đặt chống sét

- Xác định toạđộ lắp đặt kim thu sét: Căn cứ vào bản vẽ Layout cùng với Catalog kim thu sét tiến hành đo đạc kích thước hệ thống giá đỡ, tiến hành lấy dấu

Hình 2.13.2.1-2: Lắp đặt chống sét

- Dùng thước, máy Laser xác định lộđi dây thoát sét trên mái và trục dây thoát sét đi xuống: cho công nhân tiến hành lấy dấu

Hình 2.13.2.1-3: Lắp đặt chống sét

- Dùng thước xác định vị trí lắp đặt thiết bị: Hộp kiểm tra, bộđếm sét…

- Dùng thước mét, máy Laser xác định khu vực chôn cọc tiếp địa: Tiến hành khoanh vùng

Hình 2.13.2.1-4: Hình ảnh minh hoạđịnh vị toạđộ của các cọc tiếp địa

2.13.2.2 Lắp đặt dây thoát sét, cọc tiếp địa

- Sau khi xác định vị trí, phương pháp kéo rải dây tiếp địa, dây thoát sét theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt

- Trường hợp cáp thoát sét trục đứng được luồn trong ống lắp đặt ngầm trong bê tông cột, đặt ngầm trong tường

 Bước 1: đặt ống luồn trong cột bê tông thi công theo tiến độđổ bê tông cột

 Bước 2: luồn cáp thoát sét trong ống luồn Trường hợp dùng thanh đồng dẫn sét thì thanh đồng được lắp đặt theo từng tầng và kết nối với đoạn tầng trên bằng liên kết bulông

Hình 2.13.2.2-1: Hình ảnh minh hoạ dây thoát sét đi xuống

- Lắp đặt các hệ thống giữ, kẹp cáp, nối cáp thoát sét

- Lắp đặt hệ thống cọc tiếp địa:

 Đào rãnh, hố hoặc khoan giếng tiếp đất

 Xác định vị trí làm hệ thống tiếp đất Kiểm tra cẩn thận trước khi đào để tránh các công trình ngầm khác như cáp ngầm hay hệ thống ống nước

 Đào rãnh sâu từ 600 ÷ 800mm (Tuỳ thuộc tính chất của đất khu vực chôn cọc tiếp địa), rộng từ 300 ÷ 500mm có chiều dài và hình dạng theo bản vẽ thiết kế hoặc mặt bằng thực tế thi công

 Đối với những nơi có mặt bằng thi công hạn chế hoặc những vùng đất có điện trở suất đất cao thì phải áp dụng phương pháp khoan giếng, đường kính giếng khoan từ 50 ÷ 80mm, sâu từ 20 ÷ 40m tùy theo độ sâu của mạch nước ngầm Chôn các điện cực xuống đất

 Đóng cọc tiếp đất tại những nơi qui định sao cho khoảng cách giữa các cọc bằng 2 lần độ dài cọc đóng xuống đất Tuy nhiên, ở những nơi có diện tích làm hệ thống đất giới hạn thì có thểđóng các cọc với khoảng cách ngắn hơn (nhưng không được ngắn hơn 1 lần chiều dài cọc)

 Đóng cọc sâu đến khi đỉnh cọc cách đáy rãnh từ 100 ÷ 150mm

 Riêng cọc đất trung tâm được đóng cao hơn so với các cọc khác, sao cho đỉnh cọc cách mặt đất từ 150 ÷ 250mm để khi lắp đặt hố kiểm tra điện trởđất thì đỉnh cọc sẽ nằm bên trong hố

 Rãi cáp đồng trần dọc theo các rãnh đã đào để liên kết với các cọc đã đóng

 Hàn hóa nhiệt, hoặc dùng ốc siết cáp để liên kết các cọc với cáp đồng trần

 Đổ hoá chất làm giảm điện trởđất dọc theo cáp đồng trần hoặc trước khi đóng cọc hãy đào sâu tại vị trí cọc có hố đường kính từ 200 ÷ 300mm sâu 500mm tính từđáy rãnh và hóa chất sẽđược đổ vào những hố này

 Hóa chất làm giảm điện trởđất sẽ hút ẩm tạo thành dạng keo bao quanh lấy điện cực tăng bề mặt tiếp xúc giữa điện cực và đất giúp giảm điện trởđất và bảo vệ hệ thống tiếp đất

 Trong trường hợp khoan giếng, cọc tiếp đất sẽ được liên kết thẳng với cáp để thả sâu xuống đáy giếng Đổ hóa chất làm giảm điện trở đất xuống giếng, đồng thời đổ nước xuống để toàn bộ hóa chất có thể lắng sâu xuống đáy giếng Dây dẫn sét trực tiếp từ kim chống sét hoặc cáp tiếp đất từ bản đồng tiếp đất chính sẽ được liên kết vào hệ thống đất tại vị trí cọc trung tâm (vị trí hố kiểm tra điện trởđất)

 Hoàn trả mặt bằng hệ thống tiếp đất

 Lắp đặt hố kiểm tra điện trởđất tại vị trí cọc trung tâm sao cho mặt hố ngang với mặt đất

 Kiểm tra lần cuối các mối hàn và thu dọn dụng cụ

 Lấp đất vào các hố và rãnh, nện chặt và hoàn trả mặt bằng

 Đo điện trở tiếp đất của hệ thống, giá trị điện trở cho phép là < 10Ω đối với hệ thống chống sét, và < 4Ω đối với hệ thống tiếp địa, nếu lớn hơn giá trị này thì phải đóng thêm cọc, xử lý thêm hóa chất giảm điện trởđất hoặc khoan giếng để giảm tới giá trị cho phép

Hình 2.13.2.2-2: Hình ảnh lắp đặt thực tế 2.13.2.3 Lắp đặt hệ thống kim thu sét

- Sau khi xác định các vị trí, cao độ kim thu sét tiến hành lắp đặt hệ thống giá đỡ:

 Dùng khoan, cờ lê và dụng cụ chuyên dụng tiến hành lắp phần giá đỡ kim thu sét

- Lắp đặt kim thu sét vào hệ thống giá đỡ: Tùy thuộc vào chủng loại kim thu sét sử dụng mà có phương pháp cốđịnh

Hình 2.13.2.3-3: Minh họa lắp đăt kim thu sét

- Đấu nối cáp thoát sét vào kim thu sét

- Chú ý: Trong quá trình thi công những vị trí thi công nào không đảm bảo an toàn nhà thầu có trách nhiệm báo lại cho nhà thầu xây dựng, TVGS, BQLDA để xử lí, gia cố kịp thời

2.13.2.4 Đo đạc kiểm tra hệ thống tiếp địa, chống sét

- Sau khi lắp đặt xong hệ thống chống sét và tiếp địa cần kiểm định điện trở nối đất của hệ thống thông qua hộp kiểm tra

- Điện trở nối đất của hệ thống đối với hệ thống chống sét tối đa 10Ω, đối với hệ thống tiếp địa tối đa 4Ω

- Kết quả kiểm tra cần có sự xác nhận của các bên giám sát, chủ đầu tư và cơ quan Phòng cháy chữa cháy địa phương

- Nghiệm thu nội bộ - đạt

- Gửi giấy mời nghiệm thu với TVGS, chủđầu tư, cơ quan phòng cháy địa phương

- Nghiệm thu với TVGS, chủđầu tư, cơ quan phòng cháy địa phương - đạt

- Chuyển sang giai đoạn thi công tiếp theo.

Đ I Ề U KHO Ả N TH Ự C HI Ệ N

- Tài liệu này có hiệu lực từ ngày …./…./201 và thay thế các văn bản trước đây quy định về nội dung này.

H ƯỚ NG D Ẫ N/BI Ể U M Ẫ U Đ ÍNH KÈM

TÀI LI Ệ U THAM KH Ả O

- Hợp đồng đã được ký kết giữa Chủđầu tư và Đơn vị thi công;

- Bản vẽ thiết kếđã được phê duyệt;

- Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống;

- Tiến độ thi công tổng thể;

- Các tiêu chuẩn áp dụng trong thi công:

 TCVN 4055: 2012 “Tổ chức thi công”;

 TCVN 5637: 1991 “Quản lý chất lượng xây lắp công trình xây dựng”;

 TCVN 5308: 1991 “Quy phạm an toàn kỹ thuật trong xây dựng”;

 NĐ 15/2013/NĐ-CP “ Nghịđịnh về quản lý chất lượng công trình”;

 TCVN 7447:2010 “Hệ thống lắp đặt điện hạ áp”;

 TCVN 7114-1,3:2008 “Chiếu sáng nơi làm việc trong nhà, chiếu sáng an toàn và bảo vệ ngoài nhà”;

 TCVN 7997: 2009 “Cáp điện lực đi ngầm trong đất Phương pháp lắp đặt”;

 TCVN 9206:2012 “Đặt thiết bịđiện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế”;

 TCVN 9207:2012 “Đặt đường dẫn điện trong nhà ở và công trình công cộng – Tiêu chuẩn thiết kế”;

 TCVN 9385: 2012 “- Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;

 TCVN 394: 2007 “Thiết kế lắp đặt trang thiết bịđiện”;

 Tiêu chuẩn kỹ thuật, quy cách, tính chất của các vật tư lắp đặt.

Ngày đăng: 15/06/2024, 08:49

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2.2.2-1: Chi ti ế t  đầ u ch ờ ố ng d ướ i  đ áy d ầ m - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.2.2 1: Chi ti ế t đầ u ch ờ ố ng d ướ i đ áy d ầ m (Trang 14)
Hình 2.3.2.1-1: Hình  ả nh  đ i ể n hình  ố ng xu ố ng t ườ ng, qua d ầ m c ă n h ộ - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.3.2.1 1: Hình ả nh đ i ể n hình ố ng xu ố ng t ườ ng, qua d ầ m c ă n h ộ (Trang 18)
Hình 2.3.2.2-1: Hình  ả nh  đ ánh d ấ u v ị  trí trên t ườ ng (Cho  đế  âm,  ố ng lu ồ n dây) - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.3.2.2 1: Hình ả nh đ ánh d ấ u v ị trí trên t ườ ng (Cho đế âm, ố ng lu ồ n dây) (Trang 19)
Hình 2.3.2.2-2: Hình  ả nh  đ ánh d ấ u v ị  trí  ố ng lu ồ n dây qua d ầ m (c ắ t  đụ c bê tông t ạ i v ị  trí này, - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.3.2.2 2: Hình ả nh đ ánh d ấ u v ị trí ố ng lu ồ n dây qua d ầ m (c ắ t đụ c bê tông t ạ i v ị trí này, (Trang 19)
Hình 2.3.2.3 -3: Hình  ả nh C ắ t  Đụ c trên t ườ ng,  Đ à bê tông - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.3.2.3 3: Hình ả nh C ắ t Đụ c trên t ườ ng, Đ à bê tông (Trang 21)
Hình 2.3.2.3 -2: Hình  ả nh V ế t c ắ t trên t ườ ng g ạ ch và  đ à bê tông - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.3.2.3 2: Hình ả nh V ế t c ắ t trên t ườ ng g ạ ch và đ à bê tông (Trang 21)
Hình 2.3.2.5-1: Hình  ả nh d ọ n v ệ  sinh sau khi c ắ t  đụ c  (D ọ n d ẹ p cho vào t ả i  để  chuy ể n xu ố ng d ướ i)  2.3.2.6 - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.3.2.5 1: Hình ả nh d ọ n v ệ sinh sau khi c ắ t đụ c (D ọ n d ẹ p cho vào t ả i để chuy ể n xu ố ng d ướ i) 2.3.2.6 (Trang 24)
Hình 2.4.2.2-2:  Đ óng n ở - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.4.2.2 2: Đ óng n ở (Trang 27)
Hình 2.4.2.2-4: L ắ p  đặ t giá  đỡ  cho Máng cáp kích th ướ c t ừ  50x50mm t ớ i 100x100mm - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.4.2.2 4: L ắ p đặ t giá đỡ cho Máng cáp kích th ướ c t ừ 50x50mm t ớ i 100x100mm (Trang 28)
Hình 2.4.2.2-6: L ắ p  đặ t máng cáp kích th ướ c l ớ n h ơ n 150x100 mm - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.4.2.2 6: L ắ p đặ t máng cáp kích th ướ c l ớ n h ơ n 150x100 mm (Trang 29)
Hình 2.4.2.2-9:L ắ p  đặ t máng cáp kích th ướ c l ớ n h ơ n 150x100 mm - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.4.2.2 9:L ắ p đặ t máng cáp kích th ướ c l ớ n h ơ n 150x100 mm (Trang 30)
Hình 2.4.2.2-12: L ắ p  đ ôi b ề  r ộ ng thang máng cáp - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.4.2.2 12: L ắ p đ ôi b ề r ộ ng thang máng cáp (Trang 32)
Hình 2.4.2.2-14: Minh h ọ a l ắ p  đặ t thang máng cáp v ượ t d ầ m - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.4.2.2 14: Minh h ọ a l ắ p đặ t thang máng cáp v ượ t d ầ m (Trang 33)
Hình 2.4.2.2-16: L ắ p  đặ t thang máng cáp tr ụ c  đứ ng: - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.4.2.2 16: L ắ p đặ t thang máng cáp tr ụ c đứ ng: (Trang 34)
Hình 2.4.2.2-18: Chi ti ế t g ắ n t ườ ng bê tông - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.4.2.2 18: Chi ti ế t g ắ n t ườ ng bê tông (Trang 35)
Hình 2.5.2.1-1: Hình  ả nh minh ho ạ  s ơ đồ  nguyên lý kéo r ả i dây và cáp  đ i ệ n - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.5.2.1 1: Hình ả nh minh ho ạ s ơ đồ nguyên lý kéo r ả i dây và cáp đ i ệ n (Trang 39)
Hình 2.5.2.1-2: Hình  ả nh minh ho ạ  Layout ph ầ n thang máng cáp  2.5.2.2.  Kéo cáp, dây - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.5.2.1 2: Hình ả nh minh ho ạ Layout ph ầ n thang máng cáp 2.5.2.2. Kéo cáp, dây (Trang 40)
Hình 2.6.2.3-1: Hình  ả nh minh h ọ a quá trình test  2.6.2.4.  Nghi ệ m thu - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.6.2.3 1: Hình ả nh minh h ọ a quá trình test 2.6.2.4. Nghi ệ m thu (Trang 53)
Hình 2.7.2.2-1 Hình  ả nh v ậ n chuy ể n t ủ - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.7.2.2 1 Hình ả nh v ậ n chuy ể n t ủ (Trang 56)
Hình 2.7.3.2-1: Hình  ả nh  đấ u n ố i - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.7.3.2 1: Hình ả nh đấ u n ố i (Trang 58)
Hình 2.7.2.4-1: S ử  d ụ ng  đồ ng h ồ đ o  đ i ệ n tr ở  cách  đ i ệ n và thông m ạ ch trong t ủ đ i ệ n - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.7.2.4 1: S ử d ụ ng đồ ng h ồ đ o đ i ệ n tr ở cách đ i ệ n và thông m ạ ch trong t ủ đ i ệ n (Trang 59)
Hình 2.7.2.4-2: S ử  d ụ ng Ampe kìm  để đ o c ườ ng  độ  dòng  đ i ệ n. - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.7.2.4 2: S ử d ụ ng Ampe kìm để đ o c ườ ng độ dòng đ i ệ n (Trang 59)
Hình 2.9.2.3-1: Minh h ọ a t ủ  trung th ế 2.9.2.4.  Nghi ệ m thu - Biện pháp thi công hệ thống điện - Electrical method statement
Hình 2.9.2.3 1: Minh h ọ a t ủ trung th ế 2.9.2.4. Nghi ệ m thu (Trang 67)
w