1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đồ án nhập môn kỹ thuật hóa học quy trình sản xuất xi măng

16 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 0,91 MB

Nội dung

Nhiên liệu2.1 Nhiên liệu rắn2.2 Nhiên liệu lỏng2.3 Nhiên liệu khí PHẦN III: QUY TRÌNH SẢN XUẤT 1: Sơ đồ khối và sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng 2: Thuyết minh quy trình sản xu

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

ĐỒ ÁN NHẬP MÔN

Kỹ Thuật Hóa Học Tên đề tài: Quy trình sản xuất xi măng

Nhóm 4:Lê Thị Hoa

hoa.lt230850@sis.hust.edu.vn

Nịnh Văn Hoàng hoang.nv230862@sis.hust.edu.vn

Lê Trung Hiếu hieu.lt230839@sis.hust.edu.vn

Lê Thị Thanh Hoa hoa.ltt230851@sis.hust.edu.vn

hướng dẫn:

TS Nguyễn Công Bằng

Nhóm chuyên

môn:

Máy Hóa

1

Trang 2

HÀ NỘI, 1- 2024 LỜI MỞ ĐẦU

Công cuộc đô thị hóa và hiện đại hóa trong xã hội hiện nay ngày càng tăng

nhanh Các thành phố lớn của Việt Nam đang trong quá trình phát triển dẫn

đến cơ sở hạ tầng về nhà cửa, kho hàng, bãi bến ngày càng được chú trọng để

hòa nhập với cộng đồng quốc tế

Để có thể đáp ứng được nhu cầu của tầng lớp nhân dân trong sự phát triển thì

ngành công nghiệp xi măng rất được chú trọng, vì ngành công nghiệp xi măng

còn được coi là ngành xây dựng cơ bản Ở nước ta, nền kinh tế và khoa học kỹ

thuật đang trên đà phát triển phù hợp với sự phát triển chung của khu vực, với

chính sách mở của Đảng và Nhà nước Đất nước ta đang thu hút vốn đầu tư

nước ngoài ngày càng nhiều, trong đó phải kể đến đầu tư vào công nghệ sản

xuất xi măng trong những năm gần đây

Với chủ đề “Quy trình sản xuất xi măng” chúng ta sẽ hiểu thêm về thành phần,

chất lượng của xi măng dùng trong xây dựng mà hằng ngày chúng ta sử dụng

Trang 3

MỤC LỤC PHẦN I: TỔNG QUAN VÀ NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM

1 Tính chất hóa học

2 Tính chất vật lý

3 Ứng dụng

4 Tình hình sản xuất

5 Nhu cầu tiêu thụ

PHẦN II: NGUYÊN LIỆU VÀ NHIÊN LIỆU SẢN XUẤT XI MĂNG

1 Nguyên liệu

1.1 Clinker

1.2 Thạch cao

1.3 Đá vôi

1.4 Phụ gia

2 Nhiên liệu

2.1 Nhiên liệu rắn

2.2 Nhiên liệu lỏng

2.3 Nhiên liệu khí

PHẦN III: QUY TRÌNH SẢN XUẤT

1: Sơ đồ khối và sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng

2: Thuyết minh quy trình sản xuất xi măng

PHẦN IV: NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC VÀ CẤU TẠO CÁC THIẾT BỊ ĐƯỢC DÙNG TRONG DÂY CHUYỀN

PHẦN V: ẢNH HƯỞNG TỚI MÔI TRƯỜNG

PHẦN VI: KẾT LUẬN

PHỤ LỤC

3

Trang 4

PHẦN I: TỔNG QUAN VÀ NHU CẦU VỀ SẢN PHẨM

Xi măng là một vật liệu xây dựng chủ yếu được sử dụng để tạo ra bê tông,

trong đó nó chịu trách nhiệm cho độ cứng và độ bền của vật liệu này Dưới đây

là một số thông tin tổng quan về sản phẩm xi măng:‰

‰1 Tính chất hóa học: Xi măng thường là hỗn hợp của các chất khoáng, chủ

yếu là silicat canxi, alumina, sắt và các thành phần khác như silicat nhôm và

silicat sắt.‰

2 Tính chất vật lý: Xi măng có khả năng hoặc khả năng tạo ra bề mặt liên kết

mạnh mẽ với các vật liệu khác, đồng thời có khả năng chịu lực tốt và chịu được

áp lực.‰

3 Ứng dụng của sản phẩm: Được sử dụng rộng rãi trong xây dựng, xi măng là

thành phần chính để sản xuất bê tông, từ nhà ở đến công trình công nghiệp

lớn.‰

Tình hình sản xuất và thị trường tiêu thụ‰

4 Sản xuất: Nhiều quốc gia trên thế giới sản xuất xi măng, với các nhà máy xi

măng phân bố khắp nơi.‰

5.Nhu cầu tiêu thụ xi măng ở Việt Nam và trên thế giới: Thị trường xi măng

trong nước và quốc tế luôn duy trì sự cạnh tranh cao Nhu cầu sử dụng xi măng

liên quan mật thiết đến việc xây dựng, vì vậy thị trường này thường ổn định

nhưng cũng chịu ảnh hưởng từ biến động kinh tế và phát triển công nghiệp của

mỗi quốc gia.‰Theo Hiệp hội Xi măng Việt Nam, dự kiến tiêu thụ xi măng toàn

ngành trong năm 2023 đạt‰khoảng 100 triệu tấn, trong đó tiêu thụ nội địa ở

mức 62 - 65 triệu tấn và xuất khẩu đạt 30 - 33 triệu tấn

PHẦN II: NGUYÊN LIỆU VÀ NHIÊN LIỆU TRONG SẢN XUẤT XI MĂNG

1: Nguyên liệu

1.1 Clinker

Clinker là bản sản phẩm trong quá trình sản xuất xi măng Clinker được sản

xuất bằng cách nung kết hợp hỗn hợp nguyên liệu đá vôi, đất sét và quặng sắt

với thành phần xác định đã được định trước , Clinker có dạng cục sỏi nhỏ , kích

thước 10-50mm‰

Thành phần phối liệu sản xuất ra clinker bao gồm 4 oxit: CaO, SiO2, Al2O3,

Fe2O3

Trang 5

- Oxit canxi do nhóm nguyên liệu cacnonat canxi cung cấp

- Oxit SiO2, Al2O3, Fe2O3 nằm trong các khoáng sét do đất sét cung cấp

a Nhóm nguyên liệu chứa CaO

- Để tạo ra CaO:

CaCO3 CaO + CO2

Ca(OH)2 CaO + H2O

- Trong đó Ca(OH)2 là tốt nhất vì có độ phân tán cao, hoạt tính

- Khi chọn nguyên liệu nếu có đá vôi sét mà hàm lượng sét > 20% là tốt

nhất Cho clinker tốt, công nghệ đơn giản, ít tốn năng lượng

b Nhóm nguyên liệu chứa SiO2, Al2O3, Fe2O3

Đất sét chứa các thành phần sau:

- Khoáng sét

- Muối khoáng

- Tạp chất hữu cơ

- Đá, sỏi, cát, trường thạch

Trong đó khoáng sét là chủ yếu, để sản xuất xi măng thì đất sét phải có hàm

lượng khoáng sét > 70- 75% Trong đó caolinit là chủ yếu

1.2 Thạch cao

- Cấu tạo của thạch của tự nhiên CaSO4.2H2O

CaSO4.1/H2O + 1/2H2O CaSO4.H2O

- Thạch cao là phụ gia cho thêm vào xi măng để kéo dài thời gian ninh kết,

giảm tốc độ đóng rắn của xi măng

- Clinker khi nghiền mịn đóng rắn rất nhanh, do phản ứng C3A với nước xảy

ra rất nhanh Do đó phải giảm tốc độ đóng rắn của clinker bằng thạch

cao Khi có mặt thạch cao quá trình đóng rắn xảy ra phản ứng

- Khi tạo hỗn hợp vữa, bao quanh thạch cao lúc đầu là C3A.CaSO4.3H2O

xốp, hình kim Ion SO4 (2+), tiếp tục đi qua lỗ xốp ra môi trường SO4 (2),

bao quanh C3A tạo thành lớp C3A.CaSO4.12H2O xít đặt già bền, ngăn cản

không cho ion Al3+ thoát ra ngoài, vì vậy mà quá trình phản ứng chậm lại

và thời gian ninh kết kéo dài

5

Trang 6

- Hàm lượng thông thường 3-6 % Nếu cho quá nhiều thạch cao , nồng độ

SO4(2-) cao , tạo nên môi trường bão hòa nhanh C3A.CaSO4.12H2O thành

C3A.CaSO4.31H2O có cấu trúc xốp, làm tăng tốc độ dính ướt , quá trình

tạo hydrosunfua aluminat nhanh , làm tăng tốc độ ninh kết Nếu cho ít

thạch cao, nồng độ SO4(2-) ít, làm Al (3+) tiếp tục thoát ra môi trường

tăng quả trình đóng rắn.‰

1.3 Đá vôi :

CaCO chiếm khoảng 60 - 97 %

Tác dụng của đá vôi trong nghiền xi măng:

- Là chất cứng , giòn , dể nghiền đối với hệ nghiền đứng

- Dể tạo ra những hạt có kích thước nhỏ từ 5-10mm Rate 45 tăng ; Blaine tăng

- Tạo độ dẻo cho hồ xi măng Cường độ ban đầu khi đóng rắn

- Tăng hiệu xuất kinh tế vì giá thành thấp

- Tuy nhiên làm giảm cường độ của ximăng vì bản chất đá vôi không tạo cường

độ cho xi măng

1.4 Phụ gia (Pouzzolane)

- Là vật liệu Silic hoặc Silic và Alumin

- Cấu tạo tự nhiên thành phần chủ yếu là silic hoạt tính

- Phụ gia càng tốt mức độ hoạt tỉnh ( khả năng hút vội ) càng cao

- Pouzzolane thuộc nhóm phụ gia hoạt tính ( thủy lực ) làm tăng mật độ và

cường độ của xi măng trong môi trường nước Đồng thời giúp tăng sản lượng,

hạ giá thành sản phẩm

- Thành phần chính là các khoáng hoạt tính nhôm alumo silicat Tự bản thân

không có tinh thủy lực Trong môi trường điện ly có Ca(OH)2 , từ phản ứng

hydrat clinker , chúng có khả năng tạo khoảng hydrosilicat canxi CSH hoặc

hydrosilicat alumin CAH có tính thủy lực Độ hoạt tính càng lớn khi hàm lượng

oxyt silic và định hình càng cao

*Ảnh hưởng đến chất lượng :

- Cường độ xi măng ban đầu phát triển chậm

- Cường độ sau phát triển cao , bền trong môi trường thủy hóa

- Sử dụng nhằm tăng khả năng bền nước và hạ giá thành

Trang 7

2 Nhiên liệu để nung clinker xi măng

Quá trình tạo khoáng clinker xi măng thu nhiệt và chỉ xảy ra hoàn toàn ở nhiệt

độ cao 1400- 1500℃ trong thời gian nhất định Vì vậy, phải cung cấp nhiên liệu

để nung chín được clinker

Trong công nghệ sản xuất xi măng hiện đang sử dụng 3 loại nhiên liệu chính

sau:

- Nhiên liệu rắn (than)

- Nhiên liệu lỏng (dầu)

- Nhiên liệu khí (khí thiên nhiên)

2.1 Nhiên liệu rắn

Hiện nay các nhà máy xi măng chủ yếu dùng loại than đá lửa dài, nhiều chất

bốc đầy pha hỗn hợp than bụi hoặc than atraxit phân loại theo số cám 1,2,3,4,5

làm nhiên liệu

2.2 Nhiên liệu lỏng

Dầu có nhiệt năng cao, ít tro, dễ điều chỉnh khi nung nhưng giá thành cao và

phải gia nhiệt trước khi phun vào lò

Dầu làm nhiên liệu cho sản xuất xi măng phải thỏa mãn yêu cầu kỹ thuật sau:

- Nhiệt lượng ≥ 9200 Kcal/Kg dầu

- Lượng nước lẫn ≤ 1%

- Tỷ trọng ở 20℃ ≤ 0,98 tấn/m3

- Hàm lượng lưu huỳnh ≤ 2,1%

2.3 Nhiên liệu khí

Dùng khí thiên nhiên rất sạch, dễ điều chỉnh, không có tro, dùng để sản xuất xi

măng trắng rất tốt Sử dụng không phải gia công

PHẦN III: QUY TRÌNH SẢN XUẤT XI MĂNG

1 Sơ đồ khối và sơ đồ quy trình công nghệ

7

Trang 8

Hình 1.1 Sơ đồ khối quy trình sản xuất xi măng

Hình 1.1 Sơ đồ khối sản xuất xi măng

Hình 1.2 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng

Trang 9

2 Thuyết minh quy trình sản xuất xi măng

Gồm 6 giai đoạn:

‰1, Giai đoạn 1: Tách chiết nguyên liệu thô‰

‰‰ Sản xuất xi măng các nguyên liệu thô: Canxi, silic, sắt và nhôm Những thành

phần này lấy trong đá vôi, đất sét và cát Xi măng có tỉ lệ đất sét và cát với tỉ lệ

nhỏ, nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu sắt, silic và nhôm.‰

‰ Cho đá vôi vào cối đập để nghiền nhỏ sau đó chuyển vào máy rải liệu Máy rải

liệu thường được tích hợp với các hệ thống điện để điều khiển tự động tần số

rung và động cơ rung cho phép điều chỉnh lực rung, để rải liệu chất thành đống

trong kho ( đồng nhất sơ bộ) Tương tự, đối với đất sét, quặng sắt, thạch cao và

các chất phụ gia cũng được chất vào kho và đồng nhất theo cách trên Còn

than đá sẽ được đưa thẳng vào máy rải liệu.‰‰

‰ Tại kho chứa, mỗi loại sẽ được máy cào liệu cào thành từng lớp (để đồng nhất

lần 2) Sau đó các nguyên liệu sẽ được đưa lên băng chuyền để nạp vào từng

bin chứa liệu theo từng loại đá vôi, đất sét, quặng sắt, ‰

‰ Than đá từ kho chứa sẽ được đưa vào máy nghiền đứng để nghiền nhỏ Những

kích thước đạt yêu cầu sẽ được đưa vào bin chứa, còn lại chưa đạt sẽ hồi về

máy nghiền rồi nghiền lại để đảm bảo hạt than nhiên liệu cháy hoàn toàn khi

cấp cho lò nung và tháp trao đổi nhiệt.‰

2, Giai đoạn 2: Phân chia tỷ lệ, trộn lẫn rồi nghiền‰

‰ Nguyên liệu thô từ quặng sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm của nhà máy

Nguyên liệu sẽ được đưua vào máy sào liệu sống để trộn đều Trong sản xuất xi

măng người ta thường sử dụng tỷ lệ 80% đá vôi và 20% đất sét Tại nhà máy xi

măng sẽ nghiền hỗn hợp thành bột mịn để đảm bảo yêu cầu và được lưu giữ

trong đường ống lớn của nhà máy.‰‰

3, Giai đoạn 3: Trước khi nung‰‰

‰ Sau khi nghiền và trộn các nguyên liệu hoàn chỉnh sẽ được đưa vào buồng

trước khi nung Buồng nung sẽ chứa một chuỗi các buồng trục đứng, nguyên

liệu đã được nghiền trộn được đẩy qua đây và vào trong lò nung hay còn được

gọi là tháp trao đổi nhiệt Buồng trước nung này sẽ tận dụng nhiệt tạo ra từ lò

giúp tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường.‰

4, Giai đoạn 4: Giai đoạn trong lò nung luyện clinker‰‰

‰ Công đoạn này là công đoạn quan trọng và chủ yếu của nhà máy sản xuất xi

măng, gồm bốn giai đoạn nhỏ sau:‰

Cấp liệu cho lò nung: Công đoạn này rút bột liệu sống từ đáy silo

đồng nhất cấp‰ đều đặn và ổn định năng suất (tấn/giờ) theo kế hoạch

ận hành lò nung.‰

9

Trang 10

Nghiền và cấp than mịn, dầu nặng cho lò nung: Nhằm giữ vững chất

lượng và khối lượng than mịn hoặc dầu hăocj than dầu cấp cho 2 đầu

lòng nung‰

Gia nhiệt và phân hủy cacbonat: Gia nhiệt cho bột sống đến nhiệt độ

yêu cầu và phân hủy cacbonat tại buồng phân hủy của tháp trao đổi

nhiệt Yêu cầu mức độ phân hủy trên 90% trước khi vào lò nung phân

hủy tiếp‰‰

Công đoạn lò nung: Đây là công đoạn nung luyện các clinker‰‰

Nhiệt độ trong lò có thể lên tới 1450℃ do xảy ra phản ứng hóa học khử cacbon

và tạo khí CO Chuỗi phản ứng hóa học giữa Ca và SiO tạo ra CaCO là thành 2 2 3

phần chính trong xi măng Lò nhận được nhiệt từ bên ngoài nhờ khí tự nhiên

hoặc than đá Khi nguyên liệu rơi xuống phần thấp nhất của lò nung thì sẽ hình

thành lên sỉ khô.‰

5, Giai đoạn 5: Làm mát và nghiền thành phần‰‰

‰ Clinker ra lò khoảng 1100-1300℃ sẽ được chuyển vào hệ thống làm mát

nguội kiểu ghi để đảm bảo nhiệt độ của clinker (khoảng 65℃ + nhiệt độ môi

trường) Sau quá trình làm nguội clinker sẽ được vận chuyển vào silo chính

phẩm (clinker không đảm bảo chất lượng được đổ vào silo thứ phẩm).‰

‰ Nhằm làm mát hạt tính của các khoáng clinker, thu hồi nhiệt thải (gió III và gió

II) để cấo khí nóng cho vòi đốt clinker và máy nghiền than, cũng như tải máy

clinker đến đập nhỏ rồi đưa lên đổ vào 1 silo hoặc các silo chứa.‰

‰ Sau khi ra khỏi lò, sỉ được làm mát nhờ vào các khí cưỡng bức, sỉ sẽ tỏa ra

lượng nhiệt hấp thụ và từ từ giảm nhiệt, lượng nhiệt sỉ tỏa ra sẽ được thu lại

quay trở vào lò, giúp tiết kiệm năng lượng Các viên bi sắt sẽ giúp nghiền bột

mịn ra thành xi măng.‰

6, Giai đoạn 6: Đóng bao và vận chuyển:‰

‰ Sau khi tạo ra thành phẩm, bụi mịn và clinker sẽ được vận chuyển đi xử lý còn

thành phẩm xi măng sẽ được đóng gói theo quy trình công nghệ của nhà máy

Yêu cầu công nghệ của công đoạn này là lựa lựa tỷ lệ các cỡ hạt một cách hơpj

lý nhất của xi măng bột nhằm đạt được cường độ cao nhất trên cơ sở chất

lượng đã có của clinker với thành phần khoáng và cá chỉ tiêu chế tạo thực hiện

ở công đoạn trước.‰

‰ Trong công đoạn này bao gồm việc kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu sản

phẩm cuối cùng như cường độ, thời gian đông kết, ‰

*Lưu ý: Việc xử lý bụi mịn trong khi sản xuất xi măng để bảo vệ sức khỏe và

không làm ảnh hưởng đến môi trường làm việc và sự phát triển ổn định cảu

doanh nghiệp Bụi xi măng có chứa các oxit lưu huỳnh, nito, có kích thước

nhỏ hơn 3µm và chứa các tạp chất như niken, coban,crom, thủy ngân, chì

Do đó xử lý bụi mịn xi măng là vấn đề quan trọng Có hai phương pháp để xử

lý bụi mịn xi măng là xử lý bằng túi vải hoặc nhờ tĩnh điện hoặc bằng

Trang 11

phương‰ pháp ướt để lọc bụi xi măng Trong nhà máy thường được dùng

phương pháp ướt, đay là phương pháp chi phí thấp mà có hiệu quả cao.‰

PHẦN IV: CÁC THIẾT BỊ CHÍNH TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT XI MĂNG

Trong quá trình sản xuất xi măng, có một số thiết bị chính được sử dụng để

thực hiện các bước cơ bản như nghiền, nung chảy và làm lạnh để tạo ra sản

phẩm cuối cùng Dưới đây là mô tả về nguyên lý làm việc và cấu tạo của một

số thiết bị quan trọng‰

1 Máy nghiền và làm mềm nguyên liệu‰‰

- Cấu tạo:‰

Vỏ máy nghiền: Có tác dụng bao che cho các bộ phận bên trong máy nghiền

và tạo khoang nghiền.Vỏ máy nghiền bao gồm phần hình trụ và phần hình côn

Ở phần trên vỏ máy nghiền được lắp động cơ của phân ly và đường ống thoát

khí đưa sản phẩm nghiền lên két lắng (cyclone) để thu hồi sản phẩm nghiền.‰

Bàn nghiền: Có tiết diện hình chữ Y, bề mặt bàn nghiền được lót bởi 12 tấm lót

tạo thành hình đĩa.Các tấm lót được làm từ hợp kim chống mài mòn và được cố

định xuống bàn nghiền bằng các bu lông Bàn nghiền được đỡ bởi một bệ đỡ

thuỷ lực.Tải từ bàn nghiền được truyền tới ổ đỡ qua một màng dầu do một bơm

cao áp cung cấp (Áp suất từ 58 – 80bar) Đường khính bàn nghiền là

5000/5610mm.‰

Con lăn: Gồm có ba con lăn, có đường kính 1900 mm Mỗi con lăn có hệ thống

thuỷ lực nâng hạ, tạo áp lực nghiền riêng Các con lăn được lót bởi vành lót

chống mài mòn hình lốp.Vành lót con lăn có thể đảo ngược vị trí khi bị mòn quá

nhiều do đó có thể làm tăng đáng kể tuổi thọ Các tấm nghiền và lốp con lăn có

thể hao mòn tự nhiên Khi đến một giới hạn nhất định các phận này cần được

hàn bù hoặc thay thế.‰

Hộp giảm tốc và động cơ: Bàn nghiền được quay bởi một động cơ điện có

công suất 4000 KW (Điện áp 6 kV) truyền động qua hộp giảm tốc Hộp giảm tốc

là cơ cấu dạng thẳng đứng bao gồm bánh răng dẫn động và bánh răng truyền

động Hộp giảm tốc có kết cấu vững chắc có thể chịu được tải trọng của các lực

nghiền tác dụng lên.Trên hộp giảm tốc có gắn thiết bị đo độ rung để giám sát

độ rung và bảo vệ máy nghiền.‰

Bộ phận nạp liệu: Có tác dụng cung cấp đều vật liệu nghiền vào bàn nghiền,

do áp suất bên trong buồng nghiền là áp suất âm cho nên bộ phận nạp liệu là

đảm bảo kín khí, hạn chế khí giả xâm nhập vào máy nghiền Bộ phận nạp liệu

của máy nghiền gồm có một van quay và van hai ngả để chống sự bám dính và

kẹt của vật liệu các cánh của van quay được bọc một lớp cao su đàn hồi và

chịu‰

11

Ngày đăng: 13/06/2024, 09:26

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w