NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY DƯA LƯỚI ( CUCUMIS MELO L ) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

62 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY DƯA LƯỚI ( CUCUMIS MELO L ) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Nông - Lâm - Ngư - Nông - Lâm - Ngư UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ‐‐‐‐‐‐‐‐‐‐ NGÔ THỊ CẨM TÚ NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY DƯA LƯỚI ( Cucumis melo.L ) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: LÝ – HÓA – SINH ‐‐‐‐‐‐‐‐‐ KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA PHÂN BÓN ĐẾN SỰ SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA CÂY DƯA LƯỚI ( Cucumis melo.L ) TẠI THÀNH PHỐ TAM KỲ, TỈNH QUẢNG NAM Sinh viên thực hiện: NGÔ THỊ CẨM TÚ MSSV: 2113012732 CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM SINH - KTNN KHÓA: 2013 – 2017 Cán bộ hướng dẫn ThS. TRIỆU THY HÒA Quảng Nam, tháng 05 năm 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của cô Triệu Thy Hòa. Các số liệu và kết quả nêu trong khóa luận là trung thực và chưa từng được công bố ở bất cứ công trình nào khác. Tác giả Ngô Thị Cẩm Tú LỜI CẢM ƠN Qua quá trình thực hiện đề tài này, tôi đã nhận được sự quan tân giúp đỡ của nhiều đơn vị, thầy cô và bạn bè. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn đến: - Cô giáo Triệu Thy Hòa đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. - BGH trường ĐH Quảng Nam đã tạo điều kiện, cơ sở vật chất cho tôi có thể hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. - Quý thầy cô trong tổ bộ môn Sinh đã cho phép tôi sử dụng thiết bị, dụng cụ thí nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình xử lý mẫu vật. - Gia đình và bạn bè đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện công trình nghiên cứu. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CTĐC : Công thức đối chứng CT : Công thức N : Nitơ P : Photpho K : Kali NNPTNT : Nông nghiệp phát triển nông thôn VSV : Vi sinh vật DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang Bảng 1 Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa lưới 10 Bảng 3.1 Kết quả về số lá trên cây dưa lưới 26 Bảng 3.2 Kết quả về diện tích lá (dm2 ) của cây dưa lưới 28 Bảng 3.3 Kết quả về chiều cao (cm) của cây dưa lưới 30 Bảng 3.4 Kết quả về đường kính thân (cm) của cây dưa lưới 33 Bảng 3.5 Kết quả về số nhánh trên thân cây dưa lưới 34 Bảng 3.6 Kết quả về thời gian ra tua cuốn trung bình của cây dưa lưới 36 Bảng 3.7 Kết quả thời gian ra hoa (ngày) của cây dưa lưới 37 Bảng 3.8 Kết quả về tổng số hoa cái và hoa đực trên cây dưa lưới 39 Bảng 3.9 Kết quả về tỷ lệ đậu quả của cây dưa lưới 40 Bảng 3.10 Kết quả về số lượng quả trên cây dưa lưới 41 DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ Hình (Biểu đồ) Tên hình ( hoặc biểu đồ) Trang Hình 1 Cây dưa lưới 8 Hình 2 Cây ra hoa 42 Hình 3 Quả xuất hiện vân lưới 42 Biểu đồ 3.1 Kết quả về số lá trên cây dưa lưới 27 Biểu đồ 3.2 Kết quả về diện tích lá của cây dưa lưới 29 Biểu đồ 3.3 Kết quả về chiều cao của cây dưa lưới 31 Biểu đồ 3.4 Kết quả về đường kính thân của cây dưa lưới 33 Biểu đồ 3.5 Kết quả về số nhánh trên thân cây dưa lưới 35 Biểu đồ 3.6 Kết quả về thời gian ra tua cuốn trung bình của cây dưa lưới 36 Biểu đồ 3.7 Kết quả thời gian ra hoa (ngày) của cây dưa lưới 38 Biểu đồ 3.8 Kết quả về tổng số hoa cái và hoa đực trên cây dưa lưới 39 Biểu đồ 3.9 Kết quả về tỷ lệ đậu quả của cây dưa lưới 40 Biểu đồ 3.10 Kết quả về số lượng quả trên cây dưa lưới 41 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1 1.1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu của đề tài .......................................................................................... 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu................................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ...................................................................................... 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 2 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .................................................................. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................ 3 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở Tam Kỳ .................................................. 3 1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm địa hình ........................................................................................ 3 1.1.3. Chế độ khí hậu thời tiết ................................................................................ 4 1.1.3.1. Nhiệt độ và độ ẩm ..................................................................................... 4 1.1.3.2. Mưa ........................................................................................................... 5 1.1.3.3. Chế độ nắng............................................................................................... 5 1.1.3.4. Chế độ gió ................................................................................................. 5 1.1.3.5. Chế độ thời tiết đặc biệt ............................................................................ 5 1.1.4. Chế độ thủy văn ........................................................................................... 6 1.2. Sơ lược về cây dưa lưới .................................................................................. 6 1.2.1. Nguồn gốc và phân loại cây dưa lưới .......................................................... 6 1.2.1.1. Nguồn gốc ................................................................................................. 6 1.2.1.2. Phân loại .................................................................................................... 7 1.2.2. Đặc điểm sinh học của cây dưa lưới ............................................................ 8 1.2.3. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây dưa lưới ............................... 9 1.2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của cây dưa lưới ......................................................... 9 1.2.3.2. Ý nghĩa kinh tế của cây dưa lưới ............................................................ 11 1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới...................................................... 12 1.3.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới................................................... 12 1.3.1.1. Kỹ thuật trồng cây dưa lưới .................................................................... 12 1.3.1.2. Chăm sóc cây dưa lưới ............................................................................ 13 1.3.2. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh ...................................................................... 15 1.3.2.1. Sâu hại ..................................................................................................... 15 1.3.2.2. Bệnh hại .................................................................................................. 15 1.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự sinh trưởng và phát triển của cây dưa lưới .......................................................................................................... 16 1.4. Tình hình nghiên cứu về cây dưa lưới trên thế giới và ở Việt Nam ............. 17 1.4.1. Trên thế giới ............................................................................................... 17 1.4.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 18 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............................................................................................................................. 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 21 2.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ................................................................. 21 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu .................................................................................. 21 2.2.2. Thời gian nghiên cứu ................................................................................. 21 2.3. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 21 2.3.1. Phương pháp khảo cứu tài liệu ................................................................... 21 2.3.2. Phương pháp bố trí thí nghiệm................................................................... 21 2.3.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu............................................................. 22 2.3.3.1. Phương pháp xác định chỉ tiêu sinh trưởng của cây ............................... 22 2.3.3.2. Phương pháp xác định chỉ tiêu phát triển của cây dưa lưới .................... 23 2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu.......................................................................... 24 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN............................... 25 3.1. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu sinh trưởng của cây dưa lưới ..... 25 3.1.1. Chỉ tiêu về số lá trên cây ............................................................................ 25 3.1.2. Chỉ tiêu về diện tích lá ............................................................................... 28 3.1.3. Chỉ tiêu về chiều cao cây ........................................................................... 30 3.1.4. Chỉ tiêu về đường kính thân ....................................................................... 32 3.1.5. Chỉ tiêu về số nhánh trên cây ..................................................................... 34 3.1.6. Chỉ tiêu về thời gian ra tua cuốn của cây dưa lưới..................................... 36 3.2. Ảnh hưởng của phân bón đến các chỉ tiêu phát triển của cây dưa lưới ............... 37 3.2.1. Chỉ tiêu về thời gian ra hoa ........................................................................ 37 3.2.2. Chỉ tiêu về tổng số hoa trên cây ................................................................. 38 3.2.3. Chỉ tiêu về tỷ lệ đậu quả............................................................................. 40 3.2.4. Chỉ tiêu về số quả trên cây dưa lưới........................................................... 40 PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................. 43 3.1. Kết luận ......................................................................................................... 43 3.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 44 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 45 1 I. MỞ ĐẦU 1.1. Lý do chọn đề tài Cuộc sống ngày càng văn minh, hiện đại thì rau quả tươi đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe, giúp hạn chế các sai lầm mất cân đối trong khẩu phần ăn hằng ngày. Rau quả là loại cây trồng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết và quan trọng cho con người như vitamin, muối khoáng, đường, tinh bột, protein, lipit… Không những thế, rau quả còn giúp chúng ta tiêu hóa tốt, tạo cảm giác ngon miệng, đồng thời cũng chứa nhiều chất có khả năng làm giảm sự lão hóa của tế bào con người, qua đó giúp con người trẻ đẹp, khỏe mạnh hơn. Ngoài ra, một số rau quả còn có khả năng chữa bệnh. Vì thế, để có một chế độ ăn uống khoa học và an toàn thì rau quả là thực phẩm không thể thiếu. Hằng năm, ngành sản xuất rau quả cung cấp cho chúng ta một lượng sản phẩm không nhỏ và là một bộ phận quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Ở Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, thì dưa là loại rau quả được ưa chuộng nhất. Dưa thuộc họ bầu bí (Cucurbitaceae ), bao gồm các loại như dưa chuột, dưa leo, dưa hấu, dưa lưới… Quả dưa là nguồn cung cấp vitamin A, B 6 , C, K, các khoáng chất và là nguồn cung cấp dồi dào các chất xơ, folate, niacin, acid pantothenic và thiamine. Trong các loại dưa trên thì dưa lưới là loại có hình dạng độc đáo cùng với hương vị đặc trưng được xem là loại trái cây nhiệt đới có tính giải khát cao. Dưa lưới (Cucumis melo) có hình oval ngắn (oval tròn), có lớp vỏ cứng màu lục, với những đường gân trắng đan vào nhau như lớp lưới, bên trong thịt có màu cam với một hương thơm đặc trưng, chúng có thời gian sinh trưởng ngắn, trồng được nhiều vụ trong năm với năng suất khá cao. Giá trị dinh dưỡng của dưa lưới phụ thuộc nhiều vào giống, chúng chứa nhiều vitamin C và Potassium. Dưa lưới được sử dụng chủ yếu để ăn tươi, ép lấy nước hoặc dùng làm món salad. Ngoài ra, dưa còn là mặt hàng xuất khẩu đem lại lợi nhuận kinh tế cao, là nguồn nguyên liệu quan trọng để cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến. 11 Nhằm phát triển giống dưa lưới ra sản xuất đại trà, đồng thời căn cứ vào nhu cầu dinh dưỡng của cây dưa để nâng cao năng suất và chất lượng thì việc sử 2 dụng tổ hợp phân bón N, P, K hợp lý, phù hợp với quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, cũng như thích hợp với điều kiện thời tiết thỗ nhưỡng tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam là việc làm cần thiết. Vì vậy, từ những lý do trên, tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất củ a cây dưa lưới (Cucumis melo.L) tại thành phố Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam” , nhằm tìm ra cách bón phân đem lại năng suất cao nhất cho cây dưa lưới. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Đánh giá ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón khác nhau đến sinh trưởng và phát triển của cây dưa lưới. - Đánh giá ảnh hưởng của một số liều lượng phân bón khác nhau đến năng suất và chất lượng của cây dưa lưới. - Xác định được công thức bón phân thích hợp để đem lại hiệu quả cao trong sản xuất. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Giống dưa lưới (Cucumis melo.L) của công ty TNHH - TM Trang Nông. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu - Địa điểm: Đề tài được thực hiện trong vụ Đông – Xuân, tại vườn thực nghiệm Sinh – Bảo vệ thực vật, khoa Lý – Hóa – Sinh, trường Đại học Quảng Nam. - Thời gian: Từ tháng 122016 đến tháng 42017. 1.4. Phương pháp nghiên cứu 1.4.1. Phương pháp khảo cứu tài liệ u 1.4.2. Phương pháp bố trí thí nghiệ m 1.4.3. Phương pháp xác định các chỉ tiêu 1.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 3 II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ở Tam Kỳ 1.1.1. Vị trí địa lý Thành phố Tam Kỳ là thành phố trực thuộc tỉnh Quảng Nam, có tọa độ địa lý từ 150 56’ vĩ độ Bắc đến 1080 48’ kinh độ Đông với tổng diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha. Nằm cách thành phố Đà Nẵng 70 km về phía Nam, cách sân bay Chu Lai, cảng Kỳ Hà 25 km, cách khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất khoảng 40 km về phía Bắc. - Phía Bắc: Giáp huyện Thăng Bình và Phú Ninh. - Phía Nam: Giáp huyện Núi Thành. - Phía Đông: Giáp biển Đông. - Phía Tây: Giáp huyện Phú Ninh. Thành phố Tam Kỳ có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Với tiềm năng địa thế đặc thù, gần các vùng kinh tế trọng điểm và sân bay Chu Lai, Tam Kỳ có được các điều kiện thuận lợi để phát triển một đô thị lớn với vai trò là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Quảng Nam. Hiện nay, thành phố Tam Kỳ gồm 13 đơn vị xã, phường (9 phường, 4 xã: Phường Tân Thạnh, Hòa Thuận, An Mỹ, An Sơn, An Xuân, Hòa Hương, Phước Hòa, An Phú, Trường Xuân và xã Tam Ngọc, Tam Phú, Tam Thăng, Tam Thanh) với diện tích tự nhiên là 9.263,56 ha, dân số 109.888 người. 27 1.1.2. Đặc điểm địa hình Thành phố Tam Kỳ nằm trên vùng đồng bằng có độ dốc nhỏ, nằm cách khu vực bờ biển khoảng 5 km. Thành phố có địa hình nhìn chung nghiêng theo hướng Tây Nam và Đông Bắc. Khu vực đô thị của Thành phố có địa hình tương đối bằng phẳng ở phía Bắc, phía Đông, phía Nam và có nhiều đồi núi ở phía Tây. Độ dốc trung bình của nội thị từ 2 - 4. Cao độ trung bình của các khu vực ven sông và khu trung tâm thay đổi từ 2,0m – 4,0m. Địa hình khu vực phía Tây của Thành phố có cao độ lớn hơn 6,0m và có những quả đồi nằm tách biệt có đỉnh ở độ cao lên tới 40m. Thành phố Tam Kỳ có dạng địa hình vùng đồng bằng 4 duyên hải Nam Trung Bộ. Là vùng chuyển tiếp từ dạng đồi núi cao phía Tây, thấp dần xuống vùng đồng bằng, thềm bồi của các con sông trước khi đổ ra biển Đông. 27 Đất đai có dạng đồi thấp, và đồng bằng được tạo thành do bồi tích sông, biển và quá trình rửa trôi. Hướng dốc chung của địa hình là từ Tây sang Đông. Nhìn chung địa hình toàn khu vực bị chia cắt nhiều bởi các sông, suối thuộc lưu vực của sông Trường Giang. 1.1.3. Chế độ khí hậu thời tiết Thành phố Tam Kỳ nằm trong phân vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và mưa theo mùa. Trong năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. 1.1.3.1. Nhiệt độ và độ ẩm  Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng trong việc trồng dưa. Giúp dưa sinh trưởng và phát triển bình thường. - Nhiệt độ trung bình năm: 25,9 0 C. + Nhiệt độ trung bình cao nhất: 28 – 29,70 C (tháng 5 – 8). + Nhiệt độ trung bình thấp nhất: 21 – 22 0 C. + Biên độ nhiệt trung bình tháng: 7 0 C. - Nhiệt độ các tháng của vụ Đông Xuân như sau: + Tháng 12 có nhiệt độ trung bình: 22,6 ºC. + Tháng 1 có nhiệt độ trung bình: 25,5 ºC. + Tháng 2 có nhiệt độ trung bình: 23,1 ºC. 28  Độ ẩm Độ ẩm là lượng hơi nước tồn tại trong không khí. Độ ẩm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển đối với cây trồng. - Độ ẩm trung bình trong năm: 86. + Mùa Đông (tháng 9 đến tháng 10): độ ẩm trung bình tháng 82. + Mùa hè (tháng 4 đến tháng 9): độ ẩm trung bình 75 – 81. - Độ ẩm các tháng của vụ Đông Xuân: 5 + Tháng 12 có độ ẩm trung bình là 96. + Tháng 1 có độ ẩm trung bình là 76. + Tháng 2 có độ ẩm trung bình là 83. 28 Qua số liệu trên cho ta thấy độ ẩm của các tháng là khác nhau. Độ ẩm này các VSV rất dễ phát sinh nhất là nấm và sâu bệnh hại. 1.1.3.2. Mưa Lượng mưa là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình trồng trọt. Mùa mưa chủ yếu tập trung nhiều vào các tháng 9 đến tháng 12, lượng mưa chiếm 70 – 75 lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, lượng mưa chỉ chiếm 25 – 30 lượng mưa cả năm. Cuối năm 2016 đến đầu năm 2017, với nước ta nói chung và TP Tam Kỳ nói riêng thì trong khoảng thời gian này có lượng mưa nhiều. Cụ thể như sau: - Tháng 12: Có lượng mưa trung bình đo dược là 1205,3 mm. - Tháng 1: Có lượng mưa trung bình đo được là 495,4 mm. - Tháng 2: Có lượng mưa trung bình đo được là 167,5 mm. 28 1.1.3.3. Chế độ nắng Giờ nắng trung bình trong ngày 5 – 9 giờ. 1.1.3.4. Chế độ gió Trong năm thường có các hướng gió chính như sau: - Hướng Đông Bắc đến Bắc: Thịnh hành từ tháng 9 đến tháng 3 với tốc độ trung bình 4 – 5ms. - Hướng Đông đến Đông Nam sau đó chuyển sang Tây đến Tây Nam trong những tháng từ 4 – 8, tốc độ gió trung bình 4 – 6ms. Vận tốc gió trung bình năm 2,9ms, lớn nhất trung bình từ 18 – 20ms, vận tốc gió cực đại khi có bão lên tới 40ms. 28 1.1.3.5. Chế độ thời tiết đặc biệt Bão: Xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12. Trung bình hằng năm có 0,5 cơn bão đổ bộ trực tiếp và 2 – 3 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng đến khu vực. Gió Tây khô nóng: Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện vào khoảng tháng 5 6 đến tháng 8, mỗi tháng có từ 10 – 15 ngày khô nóng. 28 1.1.4. Chế độ thủy văn Do nằm trong vùng có lượng mưa lớn, hệ thống sông ngòi trong tỉnh khá phát triển. Hệ thống sông Thu Bồn là một trong những hệ thống sông lớn của Việt Nam với tổng diện tích lưu vực khoảng 9.000 km2 . Sông Tam Kỳ với diện tích lưu vực 800 km2 là sông lớn thứ hai. Ngoài ra, còn có các sông có diện tích nhỏ hơn như sông Cu Đê 400 km 2 , Túy Loan 300 km2 , Lili 280 km2 … Các sông có lưu lượng dòng chảy lớn, đầy nước quanh năm, lưu lượng dòng chảy sông Vu Gia 400m3 s, Thu Bồn 200m3 s có giá trị thủy điện, giao thông và thủy nông lớn. Hiện tại trên hệ thống sông Thu Bồn, nhiều nhà máy thủy điện công suất lớn như Sông Tranh 1 và 2, Sông A Vương, Sông Bung… đang được xây dựng góp phần cung cấp điện cho nhu cầu ngày càng tăng của cả nước. 27 1.2. Sơ lược về cây dưa lưới 1.2.1. Nguồn gốc và phân loại cây dưa lưới 1.2.1.1. Nguồn gốc Dưa lưới có nguồn gốc từ Ấn Độ và Châu Phi. Người Ai Cập là những người đầu tiên trồng loài cây này, sau đó là người Hy Lạp và La Mã. Và ngày nay dưa được trồng nhiều nơi trên thế giới. 15 Hồ sơ rộng rãi cũng được tìm thấy trong các tác phẩm Trung Quốc cổ đại từ khoảng năm 2000 trước CN (WALTERS 1989) và các văn bản Hy Lạp và La Mã từ thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên, Pangalo (1929) cho rằng các loại dưa ngọt được nhập khẩu từ Ba Tư hoặc hành lý của khách du lịch làm cho chúng xuất hiện ở Châu Âu chỉ khoảng thế kỷ XIII. 25 Theo một số tài liệu nghiên cứu, cây dưa có nguồn gốc ở Châu Phi, người Ai Cập đã sử dụng dưa ít nhất 4000 năm. Nhà truyền giáo David Livingstone (1857) đã phát hiện thấy cả hai loài dưa ngọt và dưa đắng hoang dại sinh trưởng ở Châu Phi. Ông để ý thấy người địa phương dùng chúng như nguồn nước trong mùa khô. Ở vùng cận nhiệt đới Châu Phi vẫn còn những vùng dưa hấu rộng lớn tồn tại cho tới ngày nay. 7 Tên dưa đã được xuất hiện trong ngôn ngữ văn chương của dân tộc trên thế giới như: Ả Rập, tiếng Phạm, tiếng Tây Ban Nha… Cây dưa lưới lần đầu tiên được Cristoforo Colombo đưa đến Bắc Mỹ trên hành trình lần thứ hai của ông đến Tân Thế Giới vào năm 1494. 15 Dưa lưới mới xuất hiện ở nước ta khoảng 10 năm trở lại đây. Dưa lưới là cây mới nhập nội và trong một số năm gần đây nó đã thích nghi với khí hậu nước ta, cho kết quả tốt, nhân dân ta tự để giống được. Tuy vậy, trong một số năm phẩm chất dưa lưới đã kém đi, quả to ra, mùi thơm và vị ngọt giảm, màu sắc không thuần. Đó là do người trồng chưa có công thức bón phân đúng và phù hợp với cây dưa lưới. Dưa lưới có nguồn gốc từ Đài Loan là giống mới được nhập nội và trồng tại Việt Nam trong một vài năm gần đây và đã cho kết quả khá khả quan về năng suất, chất lượng quả, giá thành bán cao do đó được người trồng rất quan tâm. Tuy nhiên, vấn đề của sản xuất hiện nay là chúng ta chưa có bộ giống tốt, chưa có quy trình canh tác cũng như quy trình sử dụng phân bón cụ thể cho cây dưa nên năng suất, chất lượng của dưa lưới không cao, trong đó nguyên nhân chính có thể là do dinh dưỡng cung cấp cho cây chưa phù hợp với sự sinh trưởng của cây dưa lưới. 1.2.1.2. Phân loại Dưa lưới còn được gọi là dưa vàng, có tên khoa học là Cucumis melo . - Giới : Plantae - Ngành : Magnoliophyta - Lớp : Dicotyledoneae - Bộ : Cucurbitales - Họ : Cucurbitaceae - Chi : Cucumis - Loài : melo - Phân loài : melo - Thứ : cantalupensis. 15 8 1.2.2. Đặc điểm sinh học của cây dưa lưới Hình 1. Cây dưa lưới (Cucumis melo.L) - Thân: Dưa lưới có dạng thân bò hoặc leo. Thân rỗng, sinh trưởng khỏe, cao từ 2 – 5m, phân thành nhiều nhánh. Trên thân có nhiều lông tơ màu trắng. Thân có nhiều mắc, mỗi mắc có 1 lá, 1 chồi nách và vòi bám. Chồi nách có khả năng phát triển thành nhánh như thân chính, chồi gần gốc phát triển mạnh hơn chồi gần ngọn. - Lá: Có hai dạng lá là lá mầm và lá thật. Lá mầm là lá ra đầu tiên, tồn tại trong suốt quá trình sinh trưởng của cây, nuôi cây trong giai đoạn đầu, lá có hình oval hay hình trứng. Lá mầm là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá sự sinh trưởng của cây ở giai đoạn đầu. Lá mầm to dày, phát triển cân đối hứa hẹn cây sinh trưởng mạnh, lá mầm nhỏ, mỏng, mọc không cân đối cây sẽ sinh trưởng yếu. Lá thật là lá đơn, hình trái tim. - Rễ: Rễ dưa lưới phát triển rất mạnh, rễ chính có thể ăn sâu từ 50 -120cm, rễ phụ ăn lan rộng trên lớp đất mặt cách gốc 60 - 80cm. Rễ không có khả năng phục hồi do đó khi chăm sóc tránh làm đứt rễ. - Hoa: Là hoa đơn tính cùng cây, màu vàng có 5 cánh dính, 5 lá đài, hoa mọc đơn từ nách lá. Hoa cái có bầu noãn hạ, vòi nhụy ngắn, đầu nhụy có xẻ 3 9 thùy. Hoa đực có 3 – 5 tiểu nhị, chỉ nhị ngắn. Hoa lưới thụ phấn nhờ côn trùng. Trên cây dưa lưới hoa đực nhiều hơn hoa cái, cứ 6 - 7 hoa đực có 1 hoa cái, hoa đực thường nở trước hoa cái. - Quả: Hình ôval, da quả màu xanh, khi chín thương phẩm ngã xanh vàng và có các đường gân trắng đan xen như lưới nên có tên gọi là vân lưới. Thịt quả dưa vân lưới màu vàng da cam nghiêng vàng đỏ như đu đủ rất hấp dẫn và giàu Caroten, ăn giòn, mát và thơm ngọt, hàm lượng đường cao đạt bình quân 15 - 16 độ đường. Vỏ quả dưa vân lưới đầy, cứng rất dễ vận chuyển mà không sợ giập nát. 4, 21 1.2.3. Giá trị dinh dưỡng và ý nghĩa kinh tế của cây dưa lưới 1.2.3.1. Giá trị dinh dưỡng của cây dưa lưới Các loại rau nói chung và dưa nói riêng là loại thực phẩm cần thiết trong đời sống hằng ngày và không thể thay thế. Rau được coi là nhân tố quan trọng đối với sức khỏe và đóng vai trò chống chịu bệnh tật. Theo kết quả nghiên cứu của nhiều nhà dinh dưỡng học trong và ngoài nước thì khẩu phần ăn của người Việt Nam cần khoảng 2300-2500 Calo năng lượng hằng ngày để sống và hoạt động. Rau không chỉ đảm bảo cung cấp chỉ số Calo trong khẩu phần ăn cho con người mà còn cung cấp cho cơ thể các loại vitamin và các nguyên tố đa lượng, vi lượng không thể thiếu được cho sự sống của mỗi cơ thể. Hàm lượng vitamin trong rau khá cao lại dễ kiếm. 1 Cây dưa có giá trị dinh dưỡng khá cao. Tuy nhiên giá trị dinh dưỡng của dưa lại phụ thuộc vào giống. Dưa đỏ là một nguồn cung cấp tuyệt vời của beta-carotene, acid folic, kali, vitamin C và chất xơ. Phần cùi của dưa lưới có chứa đường, tinh bột, vitamin C, vitamin B, carotene. Bên cạnh đó, dưa lưới rất giàu sắt, canxi, kali, natri, magiê. Vì thế, dưa lưới rất có lợi cho người bị kiệt sức, thiếu máu, xơ vữa động mạch và các bệnh về tim. Ngoài ra, dưa lưới còn là một phương thuốc lợi tiểu. Dưa lưới là nguồn chứa chất chống oxy hóa dạng polyphenol, là chất có lợi cho sức khỏe trong việc 10 phòng chống bệnh ung thư và tăng cường hệ miễn dịch. Các chất này điều tiết sự tạo thành nitric oxit, một chất quan trọng đối với nội mạc và các nguy cơ tim mạch. Dưa lưới là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Trong dưa hàm lượng nước chiếm tới 90. Trong dưa lưới còn có một số chất như: chất xơ (0,9g), chất béo (0,19g), axit pantothenic (0,105g), vitamin E (0,05mg), vitamin K (2,5mg)… 15 Bảng 1. Thành phần dinh dưỡng trong 100g dưa lưới. 15 Chất dinh dưỡng Khoáng (mg) Vitamin (mg) Năng lượng 34 kcal Phospho 15 A 169 Đường 7,86 g Magie 12 C 36,7 Carbohydrat 8,16 g Canxi 9 B9 2 Protein 1,84 g Sắt 0,21 K 2,5 Chất béo 0,19 g Kẽm 0,18 B3 0,734 Không chỉ là một loại trái cây giải khát mùa hè, dưa lưới còn cung cấp cho con người nhiều chất dinh dưỡng gồm nhiều năng lượng và đường, các chất khoáng (P, Mg, Ca, Fe…) cùng nhiều loại vitamin bổ dưỡng (A, C, B9, K…). Theo các nhà nghiên cứu Pháp, trong dưa lưới có enzyme superoxyd dismutase (SOD) giúp cải thiện những dấu hiệu stress về thể chất lẫn tinh thần. SOD được xem như một enzyme mạnh hơn các vitamin chống ôxy hóa khác. Nó kích thích sản xuất kháng thể trong cơ thể, giảm tỷ lệ cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ cứng và giúp giảm cân. Beta caroten sẽ chuyển thành vitamin A, có vai trò quan trọng đối với thị giác, sức khỏe của da và niêm mạc. 20 Dưa lưới rất giàu beta-caroten có thể giảm nguy cơ ung thư thực quản, thanh quản và phổi. Dưa lưới chứa nhiều hợp chất adenosine, được sử dụng ở bệnh nhân bị bệnh tim như một chất làm loãng máu và nó cũng là liều thuốc giảm thiểu những cơn đau thắt ngực. Theo Ðông y, dưa vàng có vị ngọt nhạt, tính hàn, hoạt chất có lợi cho tràng vị, giải rượu, ngộ độc. Lưu ý, người bệnh cảm sốt hoặc mới chớm khỏi bệnh, phụ nữ vừa sinh con trong tháng, tạng hàn thì kiêng dùng dưa lưới. 11 Tuy nhiên, theo lời của bà Nhina Taranhenko - chủ nhiệm khoa nội bệnh viện Kiev, cần phải biết sử dụng loại hoa quả này. Không nên ăn dưa lưới như ăn dưa hấu. Ðây không phải là loại đồ ăn nhẹ. Những người bị bệnh tiểu đường, béo phì, bị viêm ruột mãn tính, các bệnh về gan và thận không nên ăn dưa lưới. Bạn nên rửa dưa lưới trước khi cắt, bổ hay gọt tỉa vì bề mặt của dưa lưới có thể chứa vi khuẩn có hại. 20 1.2.3.2. Ý nghĩa kinh tế của cây dưa lưới Dưa là loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao: Giá trị sản xuất 1ha dưa gấp 2-3 lần so với 1ha lúa 1. Hiệu quả lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào trình độ thâm canh của người dân, công nghệ sản xuất, kinh nghiệm và chủng loại dưa. Ở Việt Nam, cũng đã có một số mô hình sản xuất và xuất khẩu rau, hoa, quả đạt giá trị sản xuất 400-500 triệu đồnghanăm, cao hơn gấp 10 lần so với trồng lúa và các cây trồng khác. Nhìn chung, cây dưa có thời gian sinh trưởng ngắn, có thể trồng nhiều vụ trong năm do đó sản lượng trên đơn vị diện tích tăng. Cây dưa lưới là loại rau ăn quả có hiệu quả kinh tế cao và là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của nhiều nước như Mỹ, Brazil, Israel... Ðồng thời đây cũng là loại cây trồng quan trọng trong kế hoạch chuyển dịch cơ cấu cây trồng của nhiều địa phương bởi kỹ thuật trồng dưa đơn giản, cho năng suất cao, có thị trường tiêu thụ khá lớn và ổn định. Năm 2013, tại Lam Sơn (Thọ Xuân - Thanh Hoá), giống dưa Vàng Kim Hoàng Hậu được nhập khẩu từ Ðài Loan, mỗi cây chỉ cho một quả duy nhất. Riêng vụ mùa Ðông Xuân 2013-2014, sản lượng dưa đạt hơn 7 tấn quả trên tổng diện tích 2.500 m2 . 13 Tại Hải Dương, giống dưa bở Vàng thơm Số 1 sai quả, số quảcây giao động 1,7-2,1 quả, khối lượng quả từ 1,32-1,39 kgquả rất thơm cho năng suất ổn định trong điều kiện đồng ruộng, đạt 28-30 tấnha. Giống có dạng quả đẹp, màu sắc hấp dẫn, chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu của người tiêu dùng. 14 Lạng Sơn: Vụ Xuân Hè năm 2013, giống dưa lê Kim Cô Nương có quả hình Oval, vỏ trơn, khi chín có màu vàng kim, ruột màu vàng, cùi giòn, ngọt mát, có thời gian sinh trưởng từ 58-60 ngày, khả năng sinh trưởng và phát triển tốt tại 12 Lạng Sơn cho năng suất, chất lượng cao. Trọng lượng quả khi thu hoạch đạt từ 1,1-1,5 kg, hàm lượng đường đạt 15 -18, chất lượng quả tốt. Trong điều kiện sinh thái của tỉnh Lạng Sơn có thể trồng mỗi năm 2 vụ dưa, kết hợp với 1 vụ trồng cây khác. Với phương pháp canh tác như vậy, trên 1 sào đất mỗi năm bà con trồng từ 700–800 cây dưavụ kết hợp 1 vụ trồng ớt ngọt, hoặc cà chua hay hoa tươi có thể cho thu nhập trên 70 triệu đồng. 14 Mô hình trồng dưa trong nhà lưới cải tiến đang mang lại hiệu quả cho bà con nông dân ở nhiều địa phương. Áp dụng mô hình này, bà con không cần một hệ thống nhà kính, nhà lưới kiên cố để trồng dưa, đồng thời lại rất cơ động và hạn chế thấp nhất sâu, bệnh hại cây 7. Nhờ vậy, giúp người dân giảm chi phí, tăng năng suất và hiệu quả kinh tế. Mỗi ha trồng khoảng 2,53 vạn cây dưa. Như vậy, chúng ta có thể thu hoạch xấp xỉ 60 tấn dưa. Với giá bán 15.000-25.0001kg như hiện nay, 1ha dưa thu nhập tới vài trăm triệu. Trừ chi phí đầu tư, nếu làm khéo thì chỉ khoảng 1,5-2 năm là người trồng có thể hoàn vốn cho chi phí xây dựng nhà lưới. Hiện nay, mô hình trồng dưa chất lượng cao, sạch bệnh và an toàn thực phẩm đang là hướng phát triển mới, bền vững. Mô hình này giúp đẩy mạnh sản xuất tiến tới nền nông nghiệp công nghệ cao, góp phần nâng cao thu nhập cho người sản xuất. 1.3. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới 1.3.1. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dưa lưới 1.3.1.1. Kỹ thuật trồng cây dưa lưới - Ươm hạt: Ngâm hạt trong nước ấm qua đêm, sau đó cho vào khăn ẩm gói lại. Sau 36 giờ thì hạt nứt nanh và bắt đầu nảy mầm. Chuẩn bị bầu ươm hạt, dùng ly nhựa tiện lợi để ươm cây. Dùng phân chuồng, phân lân và đất xốp nhẹ đã xử lý sạch mầm bệnh, trộn đều nhau theo tỷ lệ 30+10+60, tưới ẩm đất. 8 Đếm số hạt nảy mầm, sau đó đem gieo hạt vào ly nhựa. Gieo vào bầu 1hạt1 bầu. Thời gian ươm khoảng 7-10 ngày (vụ thu đông), 15 ngày đối với vụ Xuân, khi cây có 1-2 lá thật đem gieo trồng. - Làm đất: Dưa lưới có thể trồng được trên nhiều loại đất, nhưng tốt nhất 13 là đất cát pha, đất thịt nhẹ, tơi xốp và có độ màu mỡ cao. Nên chọn những chân đất có nguồn nước tưới chủ động. Có điều cần chú ý là dù là đất tốt cũng không nên trồng liên tiếp nhiều vụ, năm này sang năm khác. Sauk hi trồng một vài vụ nên luân canh với cây lúa nước hoặc một số cây trồng khác như hành, ngò, rau cải… (không luân canh với những cây thuộc họ bầu bí, mướp, các loại dưa…) để hạn chế sâu bệnh phá hại. Ðất được làm tơi xốp, sạch cỏ rác, san bằng đất, lên luống rộng khoảng 1,0 – 1,2m, cao 0,2 – 0,25m (Làm luống cao để tránh ngập úng khi mưa lớn). Sau đó, bón lót bằng phân trùn quế, phân hữu cơ và phân vô cơ trước khi đem cây con ra trồng. - Mật độ: Vào mùa khô là hàng kép kiểu nanh sấu, đạt 2500 – 2700 cây1000 m2 ; mùa mưa trồng hàng kép đạt 2200 – 2500 cây1000 m2 9. Dưa leo giàn nên trồng hàng đơn hay hàng đôi đều được, mùa thuận nên trồng dày để có năng suất cao, mùa nghịch nên trồng thưa để dễ chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. - Trồng cây ra đất: Nên trồng vào buổi chiều mát, đặt cây nhẹ nhàng để tránh tổn thương cây con, không nén quá chặt, trồng xong phải tưới nước ngay. - Phân bón: + Bón lót: Mỗi ha bón 10 tấn phân hữu cơ + 100kg urê + 250kg super lân + 50kg KCl. 2 + Bón thúc: Sau trồng 3 - 4 ngày hòa phân tưới: 10g urea + ngâm ít phân lân hoặc DAP pha loãng10 lít nước, tưới nhiều lần cho dưa. Khi dưa có 4 - 5 lá chuẩn bị leo hoặc bò, bón rải cách xa gốc 20cm, mỗi gốc từ 5 – 10g urê + 5 – 10g NPK 16-16-8, lấp đất lại 3. Tiến hành cắm giàn và buộc ngọn dưa cho leo. Sau khi định quả khoảng 10 ngày bón nuôi quả bằng NPK dùng loại phân có tỷ lệ lân và kali cao. Mỗi gốc bón khoảng 10g, đào rãnh cách gốc 20cm hoặc khoét lỗ rồi lấp đất lại và tưới nước cho cây. Lúc này cũng có thể bón bổ sung phân hữu cơ giúp cho tăng năng suất và chất lượng quả. 18 1.3.1.2. Chăm sóc cây dưa lưới 14 - Giai đoạn cây con: Tưới đủ nước, che mưa và nắng gắt. Đặt nơi thông thoáng. Sau khi trồng ra đất cần che nắng gắt và mưa lớn, tưới đủ nước, thường xuyên làm cỏ và xới đất quanh gốc. - Giai đoạn ra nhánh: Bắt đầu làm giàn khi cây bắt đầu mọc ra tua cuốn. Dưa lưới là loại cây thân leo, do đó việc làm giàn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất cũng như chất lượng của trái. Trồng xung quanh ô 6 cây tre cao khoảng 2m, dùng dây thép quấn quanh 6 cây tre này cho cố định chắc chắn, phía trên phủ một lớp lưới (ô 20×20cm), dùng cây tre dài khoảng 2m, rộng khoảng 3cm cắm cách gốc dưa lưới 7 – 10 cm để dưa bu lên giàn. Khi cây bắt đầu ra tua cuốn ta làm cỏ, xới đất quanh gốc và bón thúc lần 1.  Tỉa nhánh: Các nhánh ra từ lá thứ 1 đến lá thứ 8 bấm tỉa, từ lá thứ 9 đến lá thứ 12 mới để nhánh ra hoa. Nhánh sau khi ra hoa để thêm 1 lá nữa mới bấm ngọn nhánh. Từ lá thứ 23 đến lá thứ 25 mỗi nhánh để 1 lá sau đó bấm ngọn nhánh. Mỗi nhánh cây để 1 quả. 19 Chỉ bấm ngọn thân chính khi cây dưa lưới được 22-25 lá. - Giai đoạn ra hoa: Khi bắt đầu xuất hiện nụ, ngừng tưới nước trên lá, chỉ tưới gốc vào sáng sớm và chiều tối, làm cỏ và xới đất quanh gốc. - Giai đoạn tạo quả: Khi hoa bắt đầu nở rộ, cả hoa đực và hoa cái nở, bắt đầu thụ phấn cho hoa cái bằng cách ngắt hoa đực, bỏ cánh và chụm nhị hoa đực vào đầu nhụy hoa cái sao cho phấn hoa bám vào núm nhụy. Tưới nước vào gốc cây mỗi sáng sớm và chiều tối, làm cỏ, xới đất quanh gốc cây cho rễ được thoáng khí. Sau khi thấy trái đậu số lượng nhiều tiến hành bón thúc lần 2. 15 Khi vỏ quả xuất hiện vân (sau khi đậu quả khoảng 20 ngày) phải giữ cho mặt đất khô ráo để tránh quả bị nứt hoặc thối. Thời gian quả chín cũng phải giữ cho đất khô ráo quả mới đạt chất lượng tốt. 1.3.2. Kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh 1.3.2.1. Sâu hại - Bọ trĩ (Thrip palmi ) đây là loại côn trùng đặc biệt nguy hiểm với trồng dưa lưới. Đối với loại này dùng các thuốc Polytrin, Confidor 100SL, Admire 050EC, Oncol, Regent… - Dòi đục lá (Liriomyza trifolii ): Polytrin, Bulldock 025EC, Baythroid 50EC, Cyper MapEC… - Sâu ăn tạp (Spodoptera littura ): Bulldock 025SL, Sumicidin, Mimic 20F, Viphensa. - Rầy mềm (Aphis gossypii và Myzus persicae ) là loại vetor truyền bệnh phấn trắng trên dưa lưới: Confidor100SL, Admire 050EC, Bulldock 025EC… 16 1.3.2.2. Bệnh hại - Bệnh nứt thân chảy nhựa (Mycosphaerella melonis ): Phun hay tưới Benlate, CopperB 23 vào gốc. Phun trị bằng: Score, Ridomil, Antracol 75WP, Topsin, Ridomil, Cuproxat, Aliette 80WP, Mancozeb, Fusin… Mặt khác cần giảm lượng nước và phân đạm. - Bệnh thối gốc, lở cổ rễ (Rhizoctonia solani và Fusarium solani ): Bón vôi, luân canh với cây trồng nước đối với trồng dưa lưới trên đất. Phun phòng trị: Topsin, Cuproxat, Ridozeb, Rovral, Polygram, Monceren 250SC, Validacin 3SC, Ridomil… - Bệnh thối rễ héo dây (Phytopthora sp ): Phun Polygram DT80, Ridozeb 72WP , Cuproxat, Ridomin, Score… - Bệnh sương mai (Pseudoperonospera ): Phun Bayfidan 250EC, Antracol 70WP, Ridomin 25WP, Daconil 75WP, Aliette 80WP, Polygram DF80, Cuproxat... - Bệnh phấn trắng (Erysiphe cichoracearum): Phun Benlate 0,01, Topsin 16 0,1, Anvil, Kulumus, Tilt- super, BavistinFL, Carbenda 50SC . . . - Bệnh thán thư (Colectrotrichum lagenarium ): Phun Antracol 70WP phun 7 -10 ngàylần, Zineb, Cuproxat hoặc Mancozeb. 16, 17 1.3.3. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh đến sự sinh trưởng và phát triể n của cây dưa lưới Trong suốt thời gian sinh trưởng và phát triển, cây dưa vàng chịu tác động của nhiều yếu tố ngoại cảnh như: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, đất đai.  Về nhiệt độ và nước Nhiệt độ thích hợp 17-330 C, phạm vi tối thích tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở hầu hết các tháng trong năm trừ những ngày giá rét (

Ngày đăng: 12/06/2024, 14:07

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan