1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Theo nghĩa rộng, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là sự vận động tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn, đó là những quy luật hoạt động mà theo đó tư tưởng của Người được hiện thực hóa. Theo nghĩa hẹp, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức, biện pháp, quy trình hợp thành nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực lượng cách mạng, trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Trang 1

PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦAĐẢNG TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI

7.1 NỘI DUNG CƠ BẢN PHƯƠNG PHÁP CÁCH MẠNG HỒ CHÍ MINH

Theo nghĩa rộng, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là sự vận động tưtưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn, đó là những quy luật hoạt động mà theo đótư tưởng của Người được hiện thực hóa Theo nghĩa hẹp, phương pháp cáchmạng Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức, biện pháp, quy trình hợp thànhnguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực lượng cách mạng,trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội ở ViệtNam.

7.1.1 Lấy thực tiễn Việt Nam làm điểm xuất phát; lấy cải tạo, biến đổihiện thực làm mục tiêu cho hoạt động cách mạng

Hồ Chí Minh vận dụng sáng tạo lý luận Mác - Lênin vào điều kiện cụ thểViệt Nam, không rập khuôn máy móc Thấm nhuần sâu sắc quan điểm thực tiễn

của chủ nghĩa Mác - Lênin trong xác định mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, Hồ ChíMinh xác định: “Lý luận luôn luôn cần được bổ sung bằng những kết luận mớiđược rút ra từ trong thực tiễn sinh động Những người cộng sản các nước phải cụthể hóa chủ nghĩa Mác - Lênin cho thích hợp với điều kiện hoàn cảnh từng lúc,từng nơi”1 Đối với Hồ Chí Minh, thực tiễn Việt Nam là nguồn gốc trực tiếp giúpNgười có cách nhìn đúng đắn, lựa chọn đúng hướng đi và cách làm phù hợp vớithực tế của đất nước Cũng từ thực tế hoạt động cách mạng qua những tổng kết,đúc rút kinh nghiệm mà Hồ Chí Minh có cả một hệ thống kiến thức uyên bác, xáclập được phương hướng, mục tiêu đúng đắn cho cách mạng Việt Nam, giúp choHồ Chí Minh từ người đi tìm đường trở thành người dẫn đường cho cả dân tộc đitới thắng lợi.

Trang 2

Hồ Chí Minh đã tiếp nhận những bài học sâu sắc từ Lênin và Cách mạngTháng Mười Nga nhưng Người không rập khuôn, sao chép theo nền tảng đó màtiếp thu cái tinh thần của Chủ nghĩa Mác - Lênin Qua “Luận cương về vấn đề dântộc và thuộc địa” của Lênin, Hồ Chí Minh đã thấy được cái cần thiết cho dân tộcViệt Nam - con đường giải phóng dân tộc Từ nhu cầu thực tiễn của cách mạngViệt Nam, từ những hiểu biết sâu sắc văn hóa phương Đông, văn hóa Pháp, Hồ ChíMinh đã vận dụng và phát triển Chủ nghĩa Mác - Lênin, Người cho rằng độc lậpdân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở cácthuộc địa không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mạng ở chính quốc”, nhân dânthuộc địa có thể đứng lên tự giải phóng chính mình, cuộc cách mạng có thể thắnglợi trước ở một nước thuộc địa Hồ Chí Minh xem chủ nghĩa Mác - Lênin như mộtkim chỉ nam cho sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc và luôn nhấn mạnh rằngcần phải vận dụng sáng tạo “cẩm nang thần kỳ” đó Từ phương pháp tiếp cận đúngđắn, mạnh dạn, khoa học trong kế thừa và phát triển học thuyết Mác - Lênin, đồngthời bám sát thực tiễn Việt Nam và thế giới, Hồ Chí Minh đã có những luận điểmsáng tạo góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa Mác - Lênin trong vấn đề cáchmạng giải phóng dân tộc, xây dựng chế độ dân chủ mới và con đường quá độ lênchủ nghĩa xã hội ở một nước phương Đông, thuộc địa nửa phong kiến, kinh tếnghèo nàn, lạc hậu Luận điểm sáng tạo lớn đầu tiên của Hồ Chí Minh là luận điểmvề chủ nghĩa thực dân và vấn đề giải phóng dân tộc.

Luôn căn cứ vào tình hình thực tiễn cách mạng Việt Nam để xác định đúngmục tiêu, nhiệm vụ cách mạng Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh luôn lấy

thực tiễn Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo, biến đổi xã hội Việt Nam làmmục tiêu, được vận dụng và phát huy cao độ trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm,làm nảy sinh nhiều cách đánh hiệu quả, sáng tạo ra nhiều phương thức đấu tranhmới, giành được những thắng lợi có ý nghĩa thời đại Trong cách mạng xã hội chủnghĩa, Hồ Chí Minh đã căn cứ vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, tránh tình trạng

Trang 3

rập khuôn máy móc Người cho rằng, đặc điểm “to nhất” của nước ta đi lên xâydựng chủ nghĩa xã hội là từ một nước nông nghiệp lạc hậu là phổ biến, tiến thẳnglên chủ nghĩa xã hội không kinh qua phát triển tư bản chủ nghĩa Vì vậy, tiến hànhcách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta không giống các nước khác, chúng ta khôngthể làm nhanh, mà phải tiến dần từng bước vững chắc Người chỉ rõ: “Ta không thểgiống Liên Xô, vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác tacó thể đi con đường khác để tiến lên chủ nghĩa xã hội”2.

Hồ Chí Minh không chỉ yêu cầu phải căn cứ vào điều kiện thực tiễn để xácđịnh mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng, mà chính Người là một tấm gương sáng vềquan điểm và hành động thực tiễn xuất phát của phương pháp cách mạng Ngườiluôn bám sát thực tiễn, phân tích sâu sắc thực tiễn, điều kiện cụ thể của đất nước,xác định đúng đắn mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và giai cấp, giữa độc lập dântộc và chủ nghĩa xã hội, về mục tiêu, nhiệm vụ, lực lượng của cách mạng ViệtNam Từ đó, để có chủ trương, chính sách chỉ đạo phù hợp với thực tiễn, giànhđược thắng lợi cho cách mạng Khi tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin và kinh nghiệmcủa cách mạng thế giới, Hồ Chí Minh không giáo điều, dập khuôn máy móc, màluôn nắm vững tư tưởng và nguyên tắc chính, vận dụng sáng tạo trong những hoàncảnh, điều kiện cụ thể Người đã nói: “Học tập chủ nghĩa Mác - Lênin là học tậpcái tinh thần xử trí mọi công việc”3

Đấu tranh, phê phán những biểu hiện giáo điều, lý thuyết suông, quan liêu,xa rời thực tiễn Lấy thực tế Việt Nam làm điểm xuất phát, lấy cải tạo, biến đổi

hiện thực Việt Nam làm mục tiêu cho hoạt động cách mạng trong phương pháp

cách mạng của Hồ Chí Minh là sự vận dụng nhuần nhuyễn quan điểm thực tiễn, trởthành nguyên tắc trong suy nghĩ và hành động Người luôn phê phán những biểuhiện giáo điều, lý thuyết suông, quan liêu xa rời thực tiễn Suốt quá trình tìm

Trang 4

đường cứu nước cho đến khi giành được chính quyền, lãnh đạo chính quyền, xâydựng nhà nước mới, Người luôn xuất phát từ thực tiễn để rút ra những nhận định,giải đáp những yêu cầu của thực tiễn, khái quát thành lý luận chỉ đạo hoạt độngthực tiễn Trong cuộc hành trình qua các châu lục, từ châu Âu đến châu Phi, châuMỹ La tinh, qua các nước từ Việt Nam đến Trung Quốc, Pháp, Mỹ, Anh… Ngườiluôn muốn tìm hiểu thực tiễn cuộc sống của nhân dân lao động, bằng việc trực tiếplàm những công việc của họ Thực tiễn cuộc sống của nhân dân các nước thuộc địavà các nước tư bản đã giúp Người có những nhận thức mới Đó là những tài liệusống vô cùng quý giá, chân thực cho những bài tố cáo tội ác của thực dân, là cơ sởđể Người viết “Bản án chế độ thực dân Pháp”; đồng thời, là cơ sở để Người pháchọa con đường cách mạng Việt Nam thể hiện trong các văn kiện quan trọng như:Chánh cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt, Điều lệ tóm tắt của Đảng Cộng sản ViệtNam.

Hồ Chí Minh luôn quán triệt quan điểm thực tiễn trong nhận thức và hànhđộng Khi đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, Người không áp dụng một cách máymóc, giáo điều, mà luôn đứng trên “mảnh đất hiện thực” cách mạng Việt Nam, trênnền của văn hóa phương Đông để vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin Người luôn tưduy biện chứng, bổ sung, phát triển lý luận của chủ nghĩa Mác trên cơ sở nhữngvấn đề thực tiễn ở nước ta nói riêng và các nước phương Đông nói chung Vì vậy,khi còn hoạt động ở nước ngoài, Người từng viết: Dù sao cũng không thể cấm bổsung “cơ sở lịch sử” của chủ nghĩa Mác bằng cách đưa thêm vào đó những tư liệumà Mác ở thời mình không thể có được Mác đã xây dựng học thuyết của mìnhtrên một triết lý nhất định của lịch sử, nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu Màchâu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại Xem xét lại chủ nghĩa Mác vềcơ sở lịch sử của nó, củng cố nó bằng dân tộc học phương Đông Như vậy, quanđiểm thực tiễn luôn được Người quán triệt sâu sắc và triệt để, đảm bảo lý luận

Trang 5

thống nhất với thực tiễn, bổ sung phát triển lý luận trên cơ sở thực tiễn và phù hợpvới thực tiễn.

Trong mọi hoàn cảnh, phương pháp thực tiễn của Hồ Chí Minh là phươngchâm chỉ đạo hành động của Người, đó là phải luôn phân tích tình hình cụ thể củalịch sử, vận dụng sáng tạo lý luận vào những hoàn cảnh cụ thể để đưa ra nhữngquyết sách đúng đắn cho cách mạng thành công Sự phân tích cụ thể tình hình đốivới toàn bộ vấn đề giải phóng dân tộc và giải phóng thuộc địa đã đưa tầm nhìn củaHồ Chí Minh ghi dấu ấn vào lịch sử Trong “Báo cáo về Bắc Kỳ, Trung Kỳ vàNam Kỳ” gửi Quốc tế Cộng sản để kiến nghị về chiến lược và sách lược của phongtrào cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: Cuộc đấu tranhgiai cấp không diễn ra giống như ở phương Tây Phương pháp thực tiễn đã giúp HồChí Minh có một cái nhìn tổng quát bối cảnh xã hội và thực trạng giai cấp ởphương Đông không giống các xã hội phương Tây.

7.1.2 Tập hợp lực lượng toàn dân tham gia vào sựnghiệp cách mạng

Sức mạnh của cách mạng nằm ở nơi dân Kế thừa tiếp thu tinh hoa giá trị

truyền thống dân tộc, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò quầnchúng nhân dân trong lịch sử, đồng thời nắm bắt được yêu cầu đòi hỏi của thựctiễn cách mạng Việt Nam Hồ Chí Minh đã xác định, cách mạng Việt Nam muốnthắng lợi phải tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào sự nghiệp cách

mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Hồ Chí Minh luôn nhận thấy, sức

mạnh của cách mạng nằm ở nơi dân, nhân dân tham gia vào lực lượng cách mạngcàng đông đảo thì thế và lực của cách mạng càng lớn Người nói, có được dân là cótất cả, “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”, vì mọilực lượng, tài năng, sáng kiến đều ở nơi dân, cho nên chỉ có đại đoàn kết toàn dân đểđấu tranh mới có được đại thành công cho sự nghiệp cách mạng Như Người nói:

Trang 6

“Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân, trong thế giới không gì mạnh bằnglực lượng đoàn kết của toàn dân”4.

Cách mạng không thể là công việc của một hay hai người, mà phải là sựnghiệp của toàn dân, trong đó lấy liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấpnông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng Phải thường xuyên chăm lo xây dựng,củng cố khối liên minh giữa giai cấp công nhân, nông dân và trí thức để huy động,tập hợp ngày càng đông đảo các tầng lớp nhân dân tham ra vào Mặt trận dân tộcthống nhất, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng.

Phải có nhiều hình thức, biện pháp phù hợp để tập hợp nhân dân Theo Hồ

Chí Minh phải có nhiều hình thức, biện pháp phù hợp với các tầng lớp nhân dân đểhuy động hết thảy mọi người dân Việt Nam yêu nước tham gia vào sự nghiệp cáchmạng Phải coi trọng việc giáo dục, tuyên truyền, vận động và tổ chức các tầng lớpnhân dân, đòi hỏi “Cách mệnh phải giảng giải lý luận và chủ nghĩa cho dân hiểu”5.Trong thực tiễn lãnh đạo cách mạng, Người luôn chủ trương thức tỉnh, giác ngộ, thuhút, tập hợp các tầng lớp nhân dân vào trong các tổ chức “hội” phù hợp, để tạo nênlực lượng to lớn cho cách mạng Cách mạng nói chung, cải cách, cải biến xã hội nóiriêng đều nhằm giải phóng con người, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của conngười, hướng con người đến chân, thiện, mỹ Mục tiêu cách mạng phải phản ánhđược ý nguyện của dân Muốn vậy, phải thông tin cho dân biết, để dân bàn, dân hiểuvà tổ chức cho dân làm, dân thực hiện.

Hồ Chí Minh khẳng định “ Dân khí mạnh thì quân lính nào, súng ống nàocũng không chống lại”2 và chính “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cáchgiản đơn, mau chóng, đầy đủ, mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩmãi không ra”3 Để được lòng dân, được dân tin, dân theo, dân quyết tâm làm và

Trang 7

làm có hiệu quả, theo Hồ Chí Minh, trong mục tiêu, nhiệm vụ cách mạng phải thểhiện phương châm “việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dânphải hết sức tránh”4 Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chứng minh, trong quátrình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã phát huy được tối đa sức mạnh toàndân, huy động, tập hợp rộng rãi khối đại đoàn kết dân tộc tham gia vào sự nghiệpcách mạng trong từng giai đoạn cách mạng, từng thời kỳ lịch sử, tạo nên nhữngthắng lợi có ý nghĩa quyết định đối với cách mạng Việt Nam.

Đảng là hạt nhân của đại đoàn kết dân tộc, nhân tố quyết định đưa lựclượng toàn dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Vai trò lãnh đạo của Đảng

trong việc tập hợp, huy động lực lượng toàn dân tham gia vào lực lượng cách mạngluôn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là hạt nhân của sức mạnh đoàn kết dân tộc, nhântố quyết định đưa lực lượng toàn dân đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Xuyênsuốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng đoàn kết,thống nhất trong Đảng Với Người, đoàn kết, thống nhất không chỉ là nguyên tắccơ bản trong xây dựng Đảng; là sự vận động và phát triển theo đúng quy luật củađảng Mác-xít; mà còn là cơ sở để xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết toàn dântộc Đoàn kết, thống nhất là sức mạnh của Đảng và trong mọi thời điểm của lịch sửđó là vấn đề then chốt, có ý nghĩa sinh tử của tổ chức Đảng; sự sống còn, thànhbại, được mất của cách mạng.

Đảng Cộng sản Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, nhưng Đảnggiữ vai trò lãnh đạo hệ thống chính trị và toàn xã hội Đảng phải là trung tâm, hạtnhân và linh hồn của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, vì vậy: Phải chú trọng xây dựngkhối đoàn kết trong Đảng nhằm làm tiền đề cho đại đoàn kết toàn dân tộc và đạiđoàn kết toàn dân tộc là cơ sở để đoàn kết quốc tế Tháng 3/1951, Hồ Chí Minhtuyên bố: “Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là:

Trang 8

lẽ sống, đạo lý của Đảng, của dân tộc và là phẩm chất cơ bản của người cách mạng.Người nói: Những ai không có khả năng tập hợp, đoàn kết quần chúng nhân dân vàcác đồng chí của mình thì không thể làm cách mạng, không thể trở thành cán bộ,đảng viên Trước khi đi xa, Người vẫn tự hào: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng mộtdạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc cho nên từ ngày thành lậpđến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranhtiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”7 Dù “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳquý báu của Đảng và của nhân dân ta”3, nhưng bằng sự nhạy cảm chính trị và tầmnhìn xa, Người thiết tha căn dặn và đó như là một lời cảnh báo sâu sắc: “Các đồngchí từ Trung ương đến các chi bộ cần giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữgìn con ngươi của mắt mình”4.

7.1.3 Thực hiện “dĩ bất biến ứng vạn biến”

“Dĩ bất biến ứng vạn biến” là phương pháp cơ bản trong hệ thống phươngpháp cách mạng Hồ Chí Minh Đây là phương châm được quán xuyến trong toàn bộ

hoạt động của Hồ Chí Minh, là nét độc đáo trong phương pháp cách mạng củaNgười, phương châm này sẽ giúp những người cách mạng có thể vược qua nhữnghoàn cảnh khó khăn, những thử thách hiểm nghèo, những tình huống phức tạp, đảmbảo cho thắng lợi của cách mạng, cũng như thành công trong nhiệm vụ công tác củamỗi người “Dĩ bất biến ứng vạn biến” không chỉ là nguyên tắc phương pháp luậnmà còn là một phương pháp thực hành cách mạng của Hồ Chí Minh.

Giải quyết sáng tạo mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược và sách lược trongcách mạng Dĩ bất biến là giữ vững nguyên tắc, giữ vững mục tiêu Cái bất biến

của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, là độc lập thực sự,độc lập hoàn toàn, là lấy chủ nghĩa Mác - Lênin làm cốt Dĩ bất biến nhưng phảibiết ứng vạn biến, nghĩa là linh hoạt mềm dẻo về sách lược và cách thức thực hiện,là biết sử dụng, kết hợp các phương pháp Ứng vạn biến mà không xa rời, chệch

7, 3,4 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 15, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội - 2011, tr 611, 611, 622.

Trang 9

hướng, từ bỏ cái bất biến, không được coi cái trước mắt là tất cả, còn cái đích lâudài chỉ là số không, không được phép hy sinh tương lai của phong trào cho cái hiệntại Phải biết kết hợp giữa cái chung với cái riêng, cái phổ biến với cái đặc thù, biếttổng hợp nhiều cách đánh và cách thắng, biết thắng từng bước “đánh cho Mỹ cút,đánh cho Nguỵ nhào”.

“Dĩ bất biến ứng vạn biến” không chỉ là câu nói xuất hiện trong một thời điểmnhất định, mà là quan điểm xuyên suốt thể hiện rõ một phương pháp cách mạng HồChí Minh Phương pháp cách mạng “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh làsự tiếp thu kế thừa giá trị trong triết học phương Đông, trung thành và vận dụngsáng tạo lý luận Mác - Lênin về giải quyết mối quan hệ giữa vấn đề chiến lược vàsách lược trong cách mạng vô sản Đã trở thành nguyên tắc hành động, phươngchâm ứng xử và lập trường của người cách mạng là phải luôn kiên định vững vàngvề mục tiêu, lý tưởng, những biện pháp, bước đi cách thức ứng xử trong thực tiễnphải mềm dẻo, linh hoạt phù hợp với biến đổi của tình hình.

Đối với cách mạng Việt Nam, cái “bất biến” là mục tiêu độc lập dân tộc vàchủ nghĩa xã hội Mục tiêu của toàn thể dân tộc làm cách mạng là để giành cho được

độc lập dân tộc, thống nhất Tổ quốc, xây dựng cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúccho nhân dân Đây cũng là mục tiêu của Hồ Chí Minh: Tự do cho đồng bào tôi, độclập cho Tổ quốc tôi Từ mục tiêu ấy, khi chưa giành được chính quyền cách mạngNgười đã khẳng định rõ: Dù có hy sinh đến đâu Dù có đốt cháy cả dãy Trường Sơn

cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập Cho thấy vấn đề mục tiêu chiến lược

của cách mạng là “bất biến”, cho dù khó khăn, gian khổ, hy sinh đến đâu cũng phảiquyết tâm thực hiện cho bằng được Trong ứng xử ngoại giao, đàm phán với Chínhphủ Pháp, Người nói: “Các bạn yêu nước Pháp của các bạn và muốn cho nó độclập Nhưng chúng tôi cũng phải được phép yêu nước của chúng tôi và muốn nó độclập chứ Cái mà các bạn coi là lý tưởng, cũng là lý tưởng của chúng tôi”8.

Trang 10

“Vạn biến” là sự nhạy bén, sáng suốt ứng xử linh hoạt các hình thức, biệnpháp đấu tranh phù hợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể Sự “vạn biến” trong

thực tiễn cách mạng Việt Nam theo quan điểm của Hồ Chí Minh là phải luôn tỉnhtáo, nhạy bén, sáng suốt ứng xử linh hoạt các hình thức, biện pháp đấu tranh phùhợp với từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể đang diễn ra để đưa cách mạng đi lên.Ứng vạn biến - phản ánh sâu sắc về tính chủ động, linh hoạt, sáng tạo trong vậndụng hình thức, phương pháp đấu tranh cách mạng Người nói: “Tùy tình hình cụthể mà quyết định những hình thức đấu tranh cách mạng thích hợp, sử dụng đúngvà khéo léo kết hợp các hình thức đấu tranh vũ trang và đấu tranh chính trị đểgiành thắng lợi cho cách mạng”9 Không có sự xem xét khách quan, toàn diện, cụthể hoàn cảnh đang diễn ra của một phong trào cách mạng, gắn với một giai đoạnnhất định của nó, mà thừa nhận hoặc phủ nhận một phương pháp đấu tranh nhấtđịnh nào đó một cách chủ quan là hoàn toàn xa rời lập trường mácxít Trongphương pháp cách mạng Hồ Chí Minh, “ứng vạn biến” phải luôn quán triệt quanđiểm không vì mục tiêu trước mắt mà xa rời, từ bỏ mục tiêu lâu dài “Ứng vạnbiến” phải được thực hiện trong những thời điểm, thời gian nhất định, cụ thể củacác giai đoạn của phong trào cách mạng, không làm tổn hại đến cái bất biến củacách mạng Việt Nam.

7.1.4 Nắm vững thời cơ, giải quyết đúng đắn mối

Thời, Thế, Lực

Cách mạng nổ ra muốn giành thắng lợi phải kết hợp tốt giữa thời, thế, lực đểtạo ưu thế tuyệt đối cách mạng Trong các cuộc chiến tranh giành và giữ độc lậpdân tộc, nhân dân ta luôn biết dựa vào thế và lực của đất nước, đồng thời tranh thủthời cơ tạo nên những chiến công vĩ đại giữ vững độc lập dân tộc và làm rạng danhlịch sử dân tộc Việt Nam Truyền thống ấy đã được Hồ Chí Minh kế thừa và nâng

Trang 11

lên tầm cao mới, trở thành một phương pháp cách mạng mà Người sử dụng trongsuốt qua trình đi lên của cách mạng Việt Nam

Thời là thời cơ, tình thế, cơ hội, vận hội của cách mạng đang diễn ra Hồ Chí

Minh cho rằng, trong quá trình đấu tranh phải nắm vững thời cơ cách mạng, thắnglợi hay thất bại của cách mạng đều phụ thuộc vào việc tạo ra thời cơ và nắm vững

thời cơ chiến lược Người chỉ rõ: “Phải nhìn cho rộng suy cho kỹ/ Kiên quyết

không ngừng thế tiến công/ Lạc nước hai xe đành bỏ phí/ Gặp thời một tốt cũngthành công”2 Thời cơ là yếu tố khách quan; song, thời cơ cũng chính do con ngườitạo ra, đòi hỏi người cách mạng phải luôn phát huy tối đa mọi nỗ lực chủ quan,tính năng động, sáng tạo để thúc đẩy thời cơ xuất hiện nhanh chóng Khi có thời cơcách mạng, phải theo dõi, nắm vững và chớp thời cơ để hành động giành thắng lợi.Không chớp được thời cơ để thời cơ qua đi rất nhanh cách mạng sẽ gặp phải nhiềukhó khăn Chỉ có tích cực, chủ động thì mới nắm được thời cơ để hành động đúng,thiếu tích cực và bị động thời cơ sẽ qua đi nhanh chóng, không chờ đợi người cáchmạng.

Thế là thế đứng, thế chủ động, thế phát triển, thế đi lên của cách mạng Khi

đề cập đến vai trò của “Thế”, Hồ Chí Minh cho rằng: Quả cân chỉ có một kilogam,ở vào thế có lợi thì lực của nó tăng lên nhiều lần, có sức làm bổng được vật nặnghàng trăm kilôgam

Lực là lực lượng, bao gồm lực lượng vật chất lẫn tinh thần, bao hàm cả tiềm

lực kinh tế quân sự, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các yếu tố chính trị, tinh thần Sứcmạnh của lực tăng lên gấp bội nếu như ở vào thế tốt.

Thời - thế - lực có mối quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn nhau Thời - thế - lực

đều có tính độc lập tương đối, song giữa chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tác độnglẫn nhau Trong đó, lực là cơ sở để hình thành thế, bất cứ một thế nào cũng dựatrên một lực nhất định Nếu có thế, lực sẽ được nhân lên gấp bội, có được lực thếcũng sẽ được nâng lên nhiều lần Trong tiến trình cách mạng muốn giành được

Ngày đăng: 10/06/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w