1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

SOME NEW DISCOVERIES ABOUT HERITAGE IN THE CENTRAL HIGHLANDS, VIETNAM

5 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 399,38 KB

Nội dung

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công nghệ - Môi trường - Kiến trúc - Xây dựng Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” DOI: 10.15625vap.2019.000127 247 MỘT SỐ PHÁT HIỆN MỚI VỀ DI SẢN Ở TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM La Thế Phúc1, Nguyễn Khắc Sử2, Lƣơng Thị Tuất1, Vũ Tiến Đức3, Bùi Văn Thơm4, Nguyễn Trung Minh1 1Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST); Email tác giả chính: laphucgmail.com 2Hội Khảo cổ Việt Nam; Email: khacsukcgmail.com 3Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việ t Nam; Email: tienduc1988gmail.com 4Viện Địa chất, VAST; Email: buivanthomgmail.com TÓM TẮT Trong các đợt khảo sát thực địa mùa khô năm 2018-2019, các nhà khoa học của đề tài TN17T06 đã có nhiều phát hiện mới về di sản thuộc địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên. Nổi bật hơn cả là di tích tiền sử trên miệng núi lửa Hố Tre (Đắk Lắk) và di tích tiền sử ở thung lũng sông cổ Phú Thiện (Gia Lai). Ở Hố Tre, hiện vật thu được gồm: rìu bầu dục, rìu ngắn, hạch đá, mảnh tước, bàn mài, hòn lấy lửa (?)... và các mảnh gốm; đặc trưng về kỹ thuật và loại hình cho thời đại Đá Mới. Ở Phú Thiện, hiện vật thu được gồm: công cụ ghè một hoặc hai mặt, công cụ chặt thô có rìa lưỡi ngang, công cụ mũi nhọn, công cụ nạo rìa lưỡi dọc, công cụ mảnh tước...; đặc trưng cho kỹ thuật và loại hình công cụ thời Đá Cũ. Các phát hiện này rất có giá trị: góp phần bổ sung tư liệu nghiên cứu các giai đoạn phát triển con người ở Việt Nam và khu vực; là cơ sở xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ, phát triển du lịch... Từ khóa: Di tích, Công cụ, Đá cũ, Đá mới, Tây Nguyên. 1. GIỚI THIỆU Trong quá trình khảo sát tìm kiếm hang động núi lửa và di sản địa chất liên quan đến hoạt động phun trào basalt Tây Nguyên của đề tài "Nghiên cứu giá trị di sản hang động, đề xuấ t xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên; lấy thí dụ hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông” (mã số TN17T06, thuộc chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020; chủ nhiệm đề tài: TS. La Thế Phúc; cơ quan chủ trì: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); các nhà địa chất đã có nhiều phát hiện mới về cấu trúc vòng và địa hình nghịch đảo ở Nam Dong (Cư Jut, Đắk Nông) và Bon Choih (Krông Nô, Đắk Nông), miệng núi lửa Hố Tre (Krông Ana, Đắk Lắk), basalt cầu gối ở Đắk Glei (Kon Tum), Hóa thạch khuôn cây trong đá basalt ở nhiều nơi: thác nước Pa Sỹ, Đambri, Lưu Ly, Buôn Đui…; Các di chỉ khảo cổ tiền sử ở K’Bang và Phú Thiện (Gia Lai), khu vực thác Đray Nur và Hố tre (Krông Ana, Đắk Lắk), khu vực Đắk Sôr (Krông Nô, Đắk Nông) ...; đã thu được hàng ngàn hiện vật là công cụ đá và gốm các loại thời tiền sử, hàng chục quả bom núi lửa các loại phân bố rộng rãi khắp Tây Nguyên với tổng trọng lượng 500 - 600kg mẫu vật. Trong có, nổi bật hơn cả là các di tích tiền sử trên miệng núi lửa Hố Tre (Đắk Lắk) và ở thung lũng sông cổ Sông Ba thuộc huyện Phú Thiện (Gia Lai). 2. CÁC PHƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đề tài đã sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu chủ đạo: Phương pháp kế thừa; Phương pháp viễn thám; Phương pháp điều tra xã hội họcphỏng vấn người dân; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp hiệu chỉnh lý, thống kê phân loại di sản. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2019 248 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả phát hiện mới Hố Tre (Đắk Lắk) 3.1.1. Lịch sử nghiên cứu, phát hiện di tích Lần đầu tiên, di tích tiền sử ở Hố Tre (thôn Hòa Tây, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắ k Lắk) được La Thế Phúc, Lương Thị Tuất cùng các cộng sự phát hiện vào cuố i tháng 112018 trong chuyến khảo sát thực địa, tìm kiếm hang động và di sản địa chất liên quan đến hoạt độ ng phun trào basalt Tây Nguyên của đề tài TN17T06. Đây là một miệng núi lửa (Hình 1). Tháng 42019, La Thế Phúc, Vũ Tiến Đức cùng các cộng sự đã đào hố 1m2 trên vách cao >1m của kênh dẫn nước, sâu vào trong vách 0,3m; đã phát lộ cụm đá chế tác công cụ (Hình 2). 3.1.2. Sơ lược đặc điểm địa chất của di tích Trong phạm vi bán kính hàng chục km tính từ di tích Hố Tre có sự hiện diện của các đá trầ m tích lục nguyên hệ tầng La Ngà (174,1-163,5 triệu năm trước hiện tại), đá basalt hệ tầng Túc Trưng (5,333-0,781 triệu năm trước hiện tại), đá basalt hệ tầng Xuân Lộc (0,781-0,126 triệu năm trước hiện tại) và các thành tạo trầm tích Đệ tứ (8000 năm đến nay) 3. 3.1.3. Địa tầng di tích - Lớp mặt, dày 0,3-0,35 m là lớp đất trồng, không chứa hiện vật khảo cổ nguyên trạng - Lớp văn hóa, dày 0,4-0,45 m là lớp kết vón laterit, chứa các di vật khảo cổ bằng đá và gốm (ít). - Lớp sinh thổ là lớp sét trầm tích tướng đầm hồ, mùa khô hơi cứng, không còn di vật khảo cổ. 3.1.4. Loại hình di tích Sự hiện diện của cụm chế tác ở hố đào (Hình 2), các mảnh gốm vỡ từ các vật dụng và hòn lấ y lửa (?) (Hình 1, 2, 3) minh chứng cho di tích cư trú và di tích công xưởng. Hình 1: Vị trí hố đào ở miệng núi lửa Hố Tre (Nguồn: La Thế Phúc, 2018). Hình 2: Cụm đá: hòn kê, công cụ, mảnh tước ở vách taluy (Nguồn: La Thế Phúc, 2019). Hình 3: Rìu bầu dục (Nguồn: La Thế Phúc, 2019). Hình 4: Rìu ngắn chữ U (Nguồn: La Thế Phúc, 2019). 3.1.5. Đặc điểm di vật - Về đồ đá: chất liệu đồ đá chủ yếu là đá basalt, thứ yếu là đá cát kết dạng quarzit, cát bột kế t. Kỹ thuật chế tác: ghè đẽo hai mặt, vết ghè hướng tâm được tu chỉnh cẩn thận, độ chính xác cao. - Đồ gốm: màu xám-xám nâu, thô, cứng, dày, độ nung không cao; xương gốm làm từ đất sét chưa lọc kỹ và trộn cát thô; hầu như không trang trí hoa văn. 3.1.6. Loại hình di vật - Đồ đá, gồm: rìu bầu dục (Hình 3), rìu ngắn hình chữ U (Hình 4), rìu chữ nhậ t (Hình 5), công cụ mảnh tước, hòn ghè, hòn lấy lửa (Hình 7), bàn mài; Phác vật (Hình 6); Đá nguyên liệu... - Đồ gốm: màu xám-xám nâu, thô, cứng, dày, độ nung không cao; xương gốm làm từ đấ t sét trộn cát thô; vật dụng ban đầu: hình cầu miệng loe cong, vê tròn, không hoa văn (Hình 8. 9). Kỷ yếu Hội nghị: Nghiên cứu cơ bản trong “Khoa học Trái đất và Môi trường” 249 H.5: Rìu chữ nhật. H.6: Phác vật. Hình 7: Hòn lấy lửa (?). Hình 8: Mảnh gốm vỡ từ thân vật dụng. H.9: Mảnh vỡ từ miệng. (Nguồn: La Thế Phúc, 2019) 3.2. Kết quả phát hiện mới Phú Thiện (Gia Lai) 3.2.1. Lịch sử phát hiện di tích Lần đầu tiên, ngày 1742019, La Thế Phúc, Lương Thị Tuất và các cộng sự đã phát hiện một số công cụ, mảnh tước, hạch đá tại chân núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai. Từ ngày 274 đến ngày 352019, La Thế Phúc, Vũ Tiến Đức và các cộng sự đã mở rộng diện điều tra, tìm kiếm trong khuôn khổ đề tài cấp cơ sở của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, phát hiện thêm 14 điểm di tích trong phạm vi khoảng 100 km2 thuộc xã Chư A Thai. 3.2.2. Sơ lƣợc đặc điểm địa chất di tích: khu vực xã Chƣ A...

Trang 1

MỘT SỐ PHÁT HIỆN MỚI VỀ DI SẢN Ở TÂY NGUYÊN, VIỆT NAM

La Thế Phúc 1 , Nguyễn Khắc Sử 2 , Lương Thị Tuất 1 , Vũ Tiến Đức 3 ,

Bùi Văn Thơm 4

, Nguyễn Trung Minh 1

1

Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST);

Email tác giả chính: laphuc@gmail.com

2

Hội Khảo cổ Việt Nam; Email: khacsukc@gmail.com

3

Viện Khoa học Xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam;

Email: tienduc1988@gmail.com 4

Viện Địa chất, VAST; Email: buivanthom@gmail.com

TÓM TẮT

Trong các đợt khảo sát thực địa mùa khô năm 2018-2019, các nhà khoa học của đề tài TN17/T06 đã có nhiều phát hiện mới về di sản thuộc địa bàn 5 tỉnh Tây Nguyên Nổi bật hơn cả là

di tích tiền sử trên miệng núi lửa Hố Tre (Đắk Lắk) và di tích tiền sử ở thung lũng sông cổ Phú Thiện (Gia Lai) Ở Hố Tre, hiện vật thu được gồm: rìu bầu dục, rìu ngắn, hạch đá, mảnh tước, bàn mài, hòn lấy lửa (?) và các mảnh gốm; đặc trưng về kỹ thuật và loại hình cho thời đại Đá Mới Ở Phú Thiện, hiện vật thu được gồm: công cụ ghè một hoặc hai mặt, công cụ chặt thô có rìa lưỡi ngang, công cụ mũi nhọn, công cụ nạo rìa lưỡi dọc, công cụ mảnh tước ; đặc trưng cho kỹ thuật và loại hình công cụ thời Đá Cũ Các phát hiện này rất có giá trị: góp phần bổ sung tư liệu nghiên cứu các giai đoạn phát triển con người ở Việt Nam và khu vực; là cơ sở xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ, phát triển du lịch

Từ khóa: Di tích, Công cụ, Đá cũ, Đá mới, Tây Nguyên

1 GIỚI THIỆU

Trong quá trình khảo sát tìm kiếm hang động núi lửa và di sản địa chất liên quan đến hoạt động phun trào basalt Tây Nguyên của đề tài "Nghiên cứu giá trị di sản hang động, đề xuất xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ ở Tây Nguyên; lấy thí dụ hang động núi lửa ở Krông Nô, tỉnh Đắk Nông” (mã số TN17/T06, thuộc chương trình Tây Nguyên giai đoạn 2016-2020; chủ nhiệm đề tài:

TS La Thế Phúc; cơ quan chủ trì: Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; cơ quan chủ quản: Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam); các nhà địa chất đã có nhiều phát hiện mới về cấu trúc vòng và địa hình nghịch đảo ở Nam Dong (Cư Jut, Đắk Nông) và Bon Choih (Krông Nô, Đắk Nông), miệng núi lửa Hố Tre (Krông Ana, Đắk Lắk), basalt cầu gối ở Đắk Glei (Kon Tum), Hóa thạch khuôn cây trong đá basalt ở nhiều nơi: thác nước Pa Sỹ, Đambri, Lưu Ly, Buôn Đui…; Các di chỉ khảo cổ tiền sử ở K’Bang và Phú Thiện (Gia Lai), khu vực thác Đray Nur và Hố tre (Krông Ana, Đắk Lắk), khu vực Đắk Sôr (Krông Nô, Đắk Nông) ; đã thu được hàng ngàn hiện vật là công

cụ đá và gốm các loại thời tiền sử, hàng chục quả bom núi lửa các loại phân bố rộng rãi khắp Tây Nguyên với tổng trọng lượng 500 - 600kg mẫu vật Trong có, nổi bật hơn cả là các di tích tiền sử trên miệng núi lửa Hố Tre (Đắk Lắk) và ở thung lũng sông cổ Sông Ba thuộc huyện Phú Thiện (Gia Lai)

2 CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đề tài đã sử dụng 5 phương pháp nghiên cứu chủ đạo: Phương pháp kế thừa; Phương pháp viễn thám; Phương pháp điều tra xã hội học/phỏng vấn người dân; Phương pháp khảo sát thực địa; Phương pháp hiệu chỉnh lý, thống kê phân loại di sản

Trang 2

3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

3.1 Kết quả phát hiện mới Hố Tre (Đắk Lắk)

3.1.1 Lịch sử nghiên cứu, phát hiện di tích

Lần đầu tiên, di tích tiền sử ở Hố Tre (thôn Hòa Tây, xã Ea Bông, huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk) được La Thế Phúc, Lương Thị Tuất cùng các cộng sự phát hiện vào cuối tháng 11/2018 trong chuyến khảo sát thực địa, tìm kiếm hang động và di sản địa chất liên quan đến hoạt động phun trào basalt Tây Nguyên của đề tài TN17/T06 Đây là một miệng núi lửa (Hình 1)

Tháng 4/2019, La Thế Phúc, Vũ Tiến Đức cùng các cộng sự đã đào hố 1m2 trên vách cao >1m của kênh dẫn nước, sâu vào trong vách 0,3m; đã phát lộ cụm đá chế tác công cụ (Hình 2)

3.1.2 Sơ lược đặc điểm địa chất của di tích

Trong phạm vi bán kính hàng chục km tính từ di tích Hố Tre có sự hiện diện của các đá trầm

tích lục nguyên hệ tầng La Ngà (174,1-163,5 triệu năm trước hiện tại), đá basalt hệ tầng Túc Trưng (5,333-0,781 triệu năm trước hiện tại), đá basalt hệ tầng Xuân Lộc (0,781-0,126 triệu năm trước hiện tại) và các thành tạo trầm tích Đệ tứ (8000 năm đến nay) [3]

3.1.3 Địa tầng di tích

- Lớp mặt, dày 0,3-0,35 m là lớp đất trồng, không chứa hiện vật khảo cổ nguyên trạng

- Lớp văn hóa, dày 0,4-0,45 m là lớp kết vón laterit, chứa các di vật khảo cổ bằng đá và gốm

(ít)

- Lớp sinh thổ là lớp sét trầm tích tướng đầm hồ, mùa khô hơi cứng, không còn di vật khảo cổ

3.1.4 Loại hình di tích

Sự hiện diện của cụm chế tác ở hố đào (Hình 2), các mảnh gốm vỡ từ các vật dụng và hòn lấy lửa (?) (Hình 1, 2, 3) minh chứng cho di tích cư trú và di tích công xưởng

Hình 1: Vị trí hố đào ở

miệng núi lửa Hố Tre

(Nguồn: La Thế Phúc,

2018)

Hình 2: Cụm đá: hòn kê, công cụ, mảnh tước ở vách taluy (Nguồn: La Thế Phúc,

2019)

Hình 3: Rìu bầu dục (Nguồn: La Thế Phúc, 2019)

Hình 4: Rìu ngắn chữ U (Nguồn: La

Thế Phúc, 2019) 3.1.5 Đặc điểm di vật

- Về đồ đá: chất liệu đồ đá chủ yếu là đá basalt, thứ yếu là đá cát kết dạng quarzit, cát bột kết

Kỹ thuật chế tác: ghè đẽo hai mặt, vết ghè hướng tâm được tu chỉnh cẩn thận, độ chính xác cao

- Đồ gốm: màu xám-xám nâu, thô, cứng, dày, độ nung không cao; xương gốm làm từ đất sét

chưa lọc kỹ và trộn cát thô; hầu như không trang trí hoa văn

3.1.6 Loại hình di vật

- Đồ đá, gồm: rìu bầu dục (Hình 3), rìu ngắn hình chữ U (Hình 4), rìu chữ nhật (Hình 5), công

cụ mảnh tước, hòn ghè, hòn lấy lửa (Hình 7), bàn mài; Phác vật (Hình 6); Đá nguyên liệu

- Đồ gốm: màu xám-xám nâu, thô, cứng, dày, độ nung không cao; xương gốm làm từ đất sét

trộn cát thô; vật dụng ban đầu: hình cầu miệng loe cong, vê tròn, không hoa văn (Hình 8 9)

Trang 3

H.5: Rìu chữ

nhật

H.6: Phác vật Hình 7: Hòn lấy lửa

(?)

Hình 8: Mảnh gốm vỡ từ thân vật dụng

H.9: Mảnh vỡ

từ miệng

(Nguồn: La Thế Phúc, 2019)

3.2 Kết quả phát hiện mới Phú Thiện (Gia Lai)

3.2.1 Lịch sử phát hiện di tích

Lần đầu tiên, ngày 17/4/2019, La Thế Phúc, Lương Thị Tuất và các cộng sự đã phát hiện một

số công cụ, mảnh tước, hạch đá tại chân núi Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai

Từ ngày 27/4 đến ngày 3/5/2019, La Thế Phúc, Vũ Tiến Đức và các cộng sự đã mở rộng diện điều tra, tìm kiếm trong khuôn khổ đề tài cấp cơ sở của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, phát hiện thêm 14 điểm di tích trong phạm vi khoảng 100 km2

thuộc xã Chư A Thai

3.2.2 Sơ lƣợc đặc điểm địa chất di tích: khu vực xã Chƣ A Thai lộ ra [5]

- Phức hệ Bến Giằng-Quế Sơn (272-252 triệu năm trước hiện tại): granodiorit, granit biotit-hornblend

- Hệ tầng Sông Ba (11,630-5,333 triệu năm trước hiện tại): cuội, cuội cát kết đa khoáng chứa

hóa thạch

- Hệ tầng Túc Trưng (5,333-0,781 triệu năm trước hiện tại): basalt olivin-augit-plagioclas;

- Trầm tích Pleistocene sớm (2,58-0,781 triệu năm trước hiện tại): cuội sạn đa khoáng, nguồn

gốc aluvi

- Trầm tích Pleistocene muộn, Holocene sớm-giữa: cát sạn sỏi lẫn bột sét, nguồn gốc aluvi

3.2.3 Đặc điểm phân bố của di tích

Di tích phân bố trên các địa hình bậc 2, bậc 3, bậc 4 và bậc 5 của sườn núi Chư A Thai và

trên các gò đồi thuộc các thềm sông cổ bậc1, bậc 2 và bậc 3 của thung lũng Sông Ba trước kia

3.2.4 Thành phần di vật/hiện vật

Di vật, gồm: công cụ đá, mảnh tước, phác vật, hạch đá, đá có vết ghè và đá nguyên liệu Công cụ đá, gồm: rìu tay, bôn tay (Hình 10); công cụ ghè đẽo 1-2 mặt (Hình 12); công cụ rìa

ngang - rìa xiên/dọc, công cụ mũi nhọn tam diện (Hình 11), công cụ ghè đẽo tạo rìa cả 2 mặt ở một đầu, công cụ hạch đa hướng, công cụ mảnh tước (Hình 13), công cụ hòn ghè

Chất liệu là đá cuội tự nhiên tại chỗ: thạch anh, quarzit, đá silic, cát kết dạng quarzit,

opal-chalcedon, gỗ hóa thạch (silic hóa), basalt (ít)…

3.2.5 Phương thức chế tác

Ghè đẽo thô sơ từ các hòn cuội: phần đốc còn vỏ và độ tròn cạnh của hòn cuội, phần mũi/lưỡi

được ghè đẽo tạo lưỡi rìu/mũi nhọn; có sự tương đồng với công cụ ở An Khê [4], hội tụ đặc trưng của tổ hợp kỹ thuật: Chopper-chooping tool/Picks/Biface-Handaxes

3.2.6 Quy mô của di tích

Phân bố trong diện rộng > 100 km2, chiều dày tầng sản phẩm chứa di tích < 1 m (được quan sát trực tiếp trên vách/taluy các gò đồi chứa di vật)

Trang 4

3.2.7 Loại hình của di tích

Di tích công xưởng và di tích cư trú (?)

Hình 10: Bôn

tay

Hình 11:

Công cụ mũi nhọn

Hình 12: Công

cụ ghè hai mặt

Hình 13:

Công cụ mảnh tước

Hình 14: Hội thảo khoa học ngày 22/8 tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam

(Nguồn: La Thế Phúc, 2019)

3.3 Thảo luận

Đề tài đã tổ chức Hội thảo (ngày 22/8/2019, tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam) với sự tham gia đông đảo các nhà Khoa học/Khảo cổ hàng đầu của Việt Nam (Hình 14) Hội thảo đã diễn ra rất sôi nổi và đều thống nhất ý kiến đánh giá:

- Niên đại: di tích Hố tre thuộc thời đại Đá Mới và di tích Phú Thiện thuộc thời đại Đá Cũ

- Đề tài TN17/T06 đã có nhiều phát hiện mới rất có giá trị khoa học và thực tiễn, đã phát lộ và

xới lên nhiều vấn đề nghiên cứu mới mang tính liên ngành và di sản rất có ý nghĩa, cần sớm được triển khai các nghiên cứu chi tiết tiếp theo để phục vụ phát triển bền vững kinh tế xã hội

4 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Di tích Hố Tre và cụm di tích Phú Thiện đều là những di sản hỗn hợp/di sản kép, rất có các giá trị Về khoa học: đóng góp quan trọng trong nghiên cứu lịch sử tự nhiên, lịch sử dân tộc; tiến hóa tự nhiên, nhân loại và trong nhận thức vị trí tỉnh Gia Lai nói riêng, Tây Nguyên nói chung trong dòng chảy lịch sử của dân tộc và khu vực Về thực tiễn: là cơ sở để xây dựng bảo tàng bảo tồn tại chỗ, khai thác phát huy các giá trị di sản, phát triển du lịch, góp phần phát triển bền vững kinh tế xã hội

- Các di tích này hiện nay đang bị xâm hại một cách "vô tình", rất dễ bị phá hủy; cho nên rất cần được bảo vệ bảo tồn khẩn cấp

- Phát hiện mới nêu trên chỉ là sơ bộ ban đầu, đã được báo cáo tới chính quyền địa phương liên quan để bảo vệ bảo tồn khẩn cấp; rất cần sớm được đầu tư, triển khai các nghiên cứu chuyên sâu, chi tiết liên quan tiếp theo để phục vụ bảo tồn bảo tàng, khai thác phát triển

Bài viết này là kết quả khảo sát thực địa của các đề tài cấp cơ sở "Điều tra tìm kiếm di chỉ khảo cổ khu vực Chư A Thai, huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai" và đề tài KHCN cấp Nhà nước TN17/T06

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] La The Phuc, Nguyen Khac Su, Vu Tien Duc, Luong Thi Tuat, Phan Thanh Toan, Nguyen Thanh Tung, Nguyen Trung Minh (2017) New discovery of prehistoric archaeological remnants in volcanic caves in

Krongno, Dak Nong Province, Vietnam Journal of Earth Sciences, số 39(2), tr 97-108

[2] Lê Hải Đăng (2013), Báo cáo kết quả khai quật di chỉ Thôn Tám, xã Đắk Wil, huyện Chư Jút, tỉnh Đắk

Nông năm 2013, tư liệu Viện Khảo cổ học, Hà Nội

[3] Nguyễn Đức Thắng, 1999 Địa chất và khoáng sản nhóm tờ Bến Khế - Đồng Nai, tỷ lệ 1:200.000 Trung

tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội

Trang 5

[4] Nguyễn Khắc Sử, 2017 Kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ An Khê với lịch sử thời kỳ nguyên thủy Việt Nam Tạp chí

Khảo cổ học, số 2, tr 3-18 Hà Nội

[5] Trần Tính, 1994 Địa chất và khoáng sản tờ An Khê, tỷ lệ 1:200.000 Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa

chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Hà Nội

SOME NEW DISCOVERIES ABOUT HERITAGE IN THE CENTRAL

HIGHLANDS, VIETNAM

La The Phuc 1* , Nguyen Khac Su 2 , Luong Thi Tuat 3 , Vu Tien Duc 4 , Bui Van Thom 5 ,

Nguyen Trung Minh 6

1

Vietnam Museum of Nature, Vietnam Academy of Science and Technology (VAST);

Corresponding author Email: laphuc@gmail.com 2

Vietnam Archaeological Association, Email: khacsukc@gmail.com 3

Central Highlands Academy of Social Sciences, Vietnam Academy of Social Sciences;

Email: tienduc1988@gmail.com 4

Institute of Geology, VAST; Email: buivanthom@gmail.com

ABSTRACT

During the field-trips in the dry seasons of 2018-2019, many new discoveries on heritage have been found in The Central Highlands by scientists of The Project TN17/T06 Among them, The Ho Tre archaeological site on a volcanic crater in Dak Lak prov and The Phu Thien archaeological site

in the ancient river valley in Gia Lai prov are considered as the most important findings In Ho Tre, the collected artifacts include: oval axes, short axes, stone cores, flakes, grind-stones, making-fire stones (?), and several broken pieces of pottery The technique and geometric features of Ho Tre tools characterize for The Neolithic Age The collected artifacts in Phu Thien consist of uni-facial

or bi-facial tools, rough-cutting tools with horizontal-edge, spearhead tools, vertical-edge scrapers, flake tools, ect They all characterize for the technique and tool type of the Paleolithic Age These findings are very valuable They contribute to research on development stages of human in Vietnam and the region as well; also are the basis for building on-site conservation museum, developing tourism, ect

Keywords: Archaeological site, Tools, Paleolithic, Neolithic, The Central Highlands

Ngày đăng: 10/06/2024, 14:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w