Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Khoa học xã hội UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA KINH TẾ - DU LỊCH ---------- SOUKPHACHAN HUENGVILAI GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG CỦA NƯỚC LÀO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Quảng Nam, tháng 5 năm 2019 UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA KINH TẾ - DU LỊCH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Tên đề tài: GIỚI THIỆU VỀ MỘT SỐ NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG CỦA NƯỚC LÀO Sinh viên thực hiện: SOUKPHACHAN HUENGVILAI MSSV: 4116090102 Chuyên ngành: VIỆT NAM HỌC Khóa: 2016 - 2019 Cán bộ hướng dẫn: NGUYỄN THANH DƯƠNG MSCB: Quảng Nam, tháng 5 năm 2019 MỤC LỤC PHẦN 1: MỞ ĐẦU................................................................................... 1 1.1. Lí do chọn đề tài ................................................................................ 1 1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................ 2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 2 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ..................................................................... 2 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 2 1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 2 1.5. Lịch sử nghiên cứu ............................................................................ 3 1.6. Đóng góp của đề tài ........................................................................... 3 1.7. Cấu trúc đề tài ................................................................................... 3 Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ VĂN HÓA LÀO .......... 4 1.1. Giới thiệu chung vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước Lào.. 4 1.1.1. Về địa giới, hành chính và tự nhiên ............................................... 4 1.1.2. Về dân cư, thành phần dân tộc, ngôn ngữ ..................................... 5 1.1.3. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên ................................................. 6 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Lào ........................ 7 1.3. Khái quát văn hóa truyền thống của đất nước Lào ....................... 11 1.3.1. Văn hóa ẩm thực truyền thống .................................................... 12 1.3.2. Văn hóa nhà ở truyền thống ........................................................ 13 1.3.3. Văn hóa trang phục truyền thống................................................ 14 1.3.4. Văn hóa truyền thống trong quan hệ gia đình, họ hàng, xóm giềng ........................................................................................................ 14 1.3.5. Văn hóa đời sống tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng ....................... 15 Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA MỘT SỐ NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG CỦA ĐẤT NƯỚC LÀO ....................................... 18 2.1. Vai trò của chùa trong văn hóa Lào ............................................... 18 2.2. Một số ngôi chùa nổi tiếng của đất nước Lào ................................ 24 2.2.1. Chùa Pha That Luang .................................................................. 24 2.2.2. Chùa Phra Keo ............................................................................. 34 2.2.3. Chùa Phou Si ................................................................................ 38 2.2.4. Chùa Sisaket ................................................................................. 41 2.2.5. Chùa Si Muang ............................................................................ 44 Chương 3: VAI TRÒ CỦA CHÙA TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀO ................................................................................................................. 47 3.1. Vai trò của các ngôi chùa đối với sự phát triển của văn hóa đất nước Lào ngày nay ................................................................................. 47 3.2. Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa chùa ở Lào........................................................................................................... 51 3.3. Những vấn đề đặt ra trong công tác khai thác, phát triển các giá trị văn hóa chùa ở Lào ........................................................................... 53 KẾT LUẬN ............................................................................................. 56 PHỤ LỤC HÌNH ẢNH........................................................................... 59 Phần 4. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 63 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Thanh Dương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong và ngoài trường, bạn bè, gia đình, các thầy cô trong Khoa Kinh tế -Du Lịch, Trường Đại học Quảng Nam đã chia sẻ, giúp đỡ và hỗ trợ em hoàn thànhkhóa luận tốt nghiệp. Một lần nữa, xin trân trọng cảm ơn Sinh viên Soukphachan Huengvilai LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân Tôi với sự thầy giáo hướng dẫn Nguyễn Thanh Dương, tất cả các nguồn tài liệu đã được công bố đầy đủ, nội dung của khóa luận tốt nghiệp nàylà trung thực. Sinh viên Soukphachan Huengvilai 1 PHẦN 1: MỞ ĐẦU 1.1. Lí do chọn đề tài Du lịch là một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa của mỗi một quốc gia, mỗi một dân tộc. Du lịch cũng được coi là ngành kinh tế mũi nhọn đem lại sự phát triển phồn thịnh cho đất nước. Hiện nay, với sự phát triển của nền kinh tế toàn cầu, đời sống vật chất con người ngày càng được nâng cao, do đó nhu cầu du lịch, giao lưu hợp tác, tìm hiểu về các nền văn hóa của các dân tộc trên thế giới nói chung, của Việt nam cũng như Lào nói riêng ngày càng được mở rộng. Trong những gần đây, ngành du lịch của Việt nam và Lào đang trên đà phát triển, số lượng khách du lịch của Việt nam đến Lào cũng như lượng khách du lịch của Lào đến Việt nam ngày càng tăng. Du lịch Lào ngày càng được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ yêu thích của du khách quốc tế. Nhắc đến Lào ngoài cái tên xứ sở Triệu Voi với những điểm du lịch nổi tiếng như cố đô Luang Prabang, Viêng Chăn, cánh đồng chum bí ẩn…thì chắc hẳn du khách cũng sẽ không quên được những nét đặc sắc về văn hóa với những ngôi chùa cổ kính của xứ sở này. Những ngôi chùa của đất nước Triệu Voi như một phần không thể thiếu trong bức tranh về văn hóa của người dân nước Lào từ xưa và nay. Những ngôi chùa cũng được xem như là nhân tố phổ biến góp phần tạo nên hệ thống văn hoá làng xã truyền thống của cộng đồng của các bộ tộc Lào và cũng là điểm đến của các du khách nước ngoài và Việt nam, những ai muốn chiêm ngưỡng vẻ đẹp đặc sắc về nghệ thuật cũng như những giá trị văn hóa của những ngôi chùa cổ kính. Trong những năm qua, nhờ tác động của trục hành lang kinh tế Đông - Tây, kinh tế, thương mại và du lịch giữa Việt nam và Lào tăng mạnh, các trục giao thông trên trục hành lang kinh tế Đông -Tây được kết nối đã giúp các nước thuộc hành lang kinh tế Đông -Tây tiếp cận dễ dàng hơn với các Trung tâm kinh tế trong khu vực. Nhờ phát triển giao thông vận tải, giao thông liên lạc và kinh tế, các nước trong khu vực hành lang kinh tế Đông -Tây đã đang và sẽ có thêm 2 nhiều cơ hội và lợi thế phát huy tiềm năng của mỗi nước và của khu vực để phát triển du lịch do tính chất vừa thống nhất, vừa tương đồng nhưng cũng rất đa dạng, phong phú về các loại hình du lịch: di sản, di tích lịch sử, văn hóa, sinh thái… Việc giới thiệu, quảng bá các địa điểm du lịch tại xứ sở Triệu Voi nói chung và hệ thống chùa cổ kính, đặc sắc nói riêng đến với khách du lịch Việt nam là một việc làm cần thiết nhằm thúc đẩy hướng phát triển du lịch hành lang kinh tế Đông – Tây. Đó chính là lí do mà tôi chọn đề tài khóa luận của tôi là “Giới thiệu về một số ngôi chùa nổi tiếng của nước Lào”. 1.2. Mục tiêu của đề tài - Giới thiệu về các chùa nổi tiếng của Lào bao gồm các chùa như Chùa That Luang, Chùa Phra Keo, Chùa Phu Si, Chùa Sisaket, Chùa Simeuang, Chùa Xieng Thong. - Giới thiệu về lịch sử của các ngôi chùa nói trên, những giá trị về nghệ thuật kiến trúc Phật giáo và nghệ thuật kiến trúc dân gian Lào và những đặc trưng của từng chùa, những giá trị về mặt văn hóa từ đó quảng bá đến du khách Việt Nam về các chùa cùng với những giá trị văn hóa của các chùa, góp phần phục vụ phát triển du lịch hành lang kinh tế Đông – Tây. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài khóa luận là các chùa nổi tiếng ở đất nước bao gồm lịch sử phát triển của chùa, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của ngôi chùa, các hoạt động của các chùa, các giá trị văn hóa. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của khóa luận bao gồm các chùa nối tiếng của Lào. 1.4 . Phương pháp nghiên cứu Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong bài khóa luận này là: - Phương pháp thu thập và xử lý tài liệu. - Phương pháp khảo sát thực tế. - Phương pháp thống kê. 3 - Phương pháp phân tích tổng hợp. 1.5 . Lịch sử nghiên cứu Trong lịch sử nghiên cứu cũng đã có những công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu Lào cũng như Việt nam về các chùa tháp của nước Lào như tác giả Chăm Pa Kẹo Mạ Ni Vông (1974) Lịch sử các chùa tháp quan trọng và tiểu sử sư Nhọt Kẹo Phôn Sa Mệch, Hum Phăn Rặt Tạ Nạ Vông (2001 ), Truyền thuyết Siểu Sạ Vạt theo hình thuỷ tinh gắn trên tường chùa Xiêng Thoong - NXB Viện nghiên cứu văn hóa, Tiểu sử Thạt Luông-Viêng Chăn- nước Lào(1229-Phật Lịch-1968),Tài liệu dịch sang tiếng Việt của Nguyễn Thị Thi và các khóa luận tốt nghiệp của các du học sinh Lào tại Việt nam… 1.6. Đóng góp của đề tài Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho khách du lịch cũng như những ai muốn tìm hiểu về hệ thống chùa chiền của nước Lào hiểu biết hơn về lịch sử, nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc của ngôi chùa, các hoạt động của các chùa, các giá trị văn hóa độc đáo từ đó hiểu hơn về nền văn hóa của người Lào. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng là cơ sở cho các công trình nghiên cứu tiếp theo về hệ thống chùa chiền ở Lào. 1.7. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, cấu trúc đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương: - Chương 1. Khái quát về đất nước và văn hóa Lào - Chương 1. Giá trị văn hóa đặc sắc của một số ngôi chùa nổi tiếng của đất nước Lào - Chương 3. Vai trò của chùa trong công tác bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa truyền thống Lào 4 PHẦN 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ VĂN HÓA LÀO 1.1. Giới thiệu chung vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước Lào 1.1.1. Về địa giới, hành chính và tự nhiên Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á với diện tích khoảng 236.800 km2 , được xếp vào đất nước có diện tích rộng trung bình trên thế giới. Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển. Lào giáp Trung Quốc về phía Bắc với đường biên giới dài 505 km, giáp Campuchia về phía Nam với đường biên giới dài 535 km, giáp với Việt Nam về phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma về phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km và giáp với Thái Lan về phía Tây với đường biên giới dài 1835 km. Lào được xem là một quốc gia có diện tích mặt nước lớn hơn mặt đất, không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi. Đất nước Lào chia thành 17 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 01 thành phố là thủ đô Viêng-chăn. Địa lý tự nhiên- xã hội Lào được chia thành ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam. Miền Bắc bao gồm các tỉnh: Oudomxay, Xayabury, Xiengkhuang Huaphanh, Bokeo, Phongsaly, Luangnamtha và Luangprabang; miền Trung gồm các tỉnh thành: thủ đô Vientiane (Viêng-chăn), các tỉnh Viêng-chăn, Borikhamxay, Khammuane và Savannakhet; miền Nam Lào gồm 4 tỉnh: Attapeu, Saravane, Sekong, Champasack. Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương. Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Viêng- chăn. Cấp hành chính thấp thứ hai là các quận, huyện, thị xã; cấp hành chính thấp nhất là các xã. 5 Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh, đỉnh cao nhất là Phou-bia cao 2.817m. Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên. Đất nước Lào được thiên nhiên ưu ái có vị thế cạnh dòng sông Mê-kông. Con sông vừa là một nguồn thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước vừa là yếu tố thống nhất đất nước Lào về mặt địa lý. Đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ, là vựa lúa của Lào. Sông Mê-kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới 5 với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông, giáp với Việt Nam. Địa hình Lào chủ yếu là núi và cao nguyên với dãy Trường Sơn ở phía đông bắc và phía Đông, dãy Luangprabang ở phía Tây Bắc, các dãy núi khác có đặc trưng chủ yếu là địa hình dốc. Địa hình đồi núi trải dài khắp miền Bắc đất nước trừ đồng bằng Viêng-chăn, cánh đồng Chum, cao nguyên Xiengkhuang. Phía Tây Nam ở các tỉnh Savannakhet, Champasack có diện tích đồng bằng lớn. 1.1.2. Về dân cư, thành phần dân tộc, ngôn ngữ Dân số Lào ước tính đạt 6,5 triệu người vào năm 2012, phân bổ không đều trên lãnh thổ. Hầu hết dân chúng sống tại các thung lũng của sông Mekong và các chi lưu của nó. Thủ đô Viêng-chăn có 740.000 cư dân vào năm 2008. Mật độ dân số Lào đạt 27km2. Cư dân Lào thường được phân chia theo độ cao, gần tương ứng với dân tộc. Hơn một nửa dân số (60) là người Lào, chiếm phần lớn cư dân vùng thấp, họ là dân tộc chiếm ưu thế về chính trị và văn hoá tại Lào. Người Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Thái, họ bắt đầu di cư từ Trung Quốc về phía Nam vào thiên niên kỷ I trước công nguyên, 10 dân số là các nhóm vùng thấp khác, họ cùng với người Lào hợp thành Lào Loum. Tại vùng núi miền trung và miền Nam, các bộ lạc Môn-Khmer gọi chung là Lào Theung, hay Lào vùng giữa, chiếm ưu thế. Họ từng là cư dân bản địa tại miền bắc Lào. Một số người Việt, Hoa và Thái vẫn ở lại, đặc biệt là tại các đô thị, song nhiều người dời đi khi Lào độc lập vào cuối thập niên 1940, nhiều người trong số họ tái định cư tại Việt Nam, Hồng- Kông hay sang Pháp. Người Lào Theung chiếm khoảng 30 dân số nước Lào. Các dân tộc vùng cao như H''''Mông, Dao, Shan và một số dân tộc Tạng- Miến sống trong các khu vực cô lập tại Lào trong thời gian dài. Các bộ lạc vùng đồi núi có nguồn gốc hỗn hợp về dân tộc và văn hoá, ngôn ngữ tại miền bắc Lào bao gồm người Lua và người Khơ-mú, họ là dân tộc bản địa của Lào. Các dân tộc này được gọi chung là Lào Soung hay Lào vùng cao. Người Lào Soung chiếm khoảng 10 dân số. 6 Ngôn ngữ chính thức và chi phối tại Lào là tiếng Lào, đây là một ngôn ngữ có thanh điệu thuộc nhóm ngôn ngữ Thái. Tuy nhiên, chỉ hơn một nửa dân chúng nói tiếng Lào bản ngữ, phần còn lại nói các dân tộc thiểu số, đặc biệt là ở nông thôn. Chữ cái Lào tiến triển trong khoảng giữa thế kỷ XIII và XIV, bắt nguồn từ chữ viết Khmer cổ và tương đồng với chữ Thái Lan. Ngoài ra, còn có các ngôn ngữ thiểu số như Khơ-mú và Mông, đặc biệt là tại vùng giữa và vùng cao, 67 người Lào là tín đồ Phật giáo Thượng tọa bộ, 1,5 là tín đồ Cơ đốc giáo, và 31,5 theo các tôn giáo khác hoặc không xác định theo điều tra nhân khẩu năm 2005. Phật giáo từ lâu đã là một thế lực xã hội quan trọng tại Lào. Phật giáo Thượng tọa bộ tồn tại hoà bình với thuyết đa thần địa phương từ khi được truyền bá đến. 1.1.3. Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa. Về cơ bản, Lào có 3 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 2 và mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4. Vùng ven sông Mê-kông ở hạ Lào vào mùa khô nóng có thể có lúc nhiệt độ lên tới 40°C. Đất nước Lào có một nguồn khí hậu vô cùng thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới. Cường độ bức xạ mặt trời cao, lượng ánh sáng đồi dào, khắp nơi trong toàn quốc đều có ít nhất 1500 giờ nắng trong mỗi năm, cán cân bức xạ luôn luôn dương đã quy định nhiệt độ cao trên toàn lãnh thổ Lào: nhiệt độ trung bình cả năm ở các địa phương đều trên 26°C (trừ các miền núi cao) , tổng nhiệt độ hoạt động vượt 7500°C. Điều kiện nhiệt đới này là yếu tố thiên nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển thâm canh tăng vụ, vì cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm. Yếu tố thiên nhiên này lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của Lào. Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với lượng mưa phong phú, ánh nắng chan hòa và lộng gió mùa cũng tạo ra một nguồn năng lượng lớn, hình thành nhiều loại động thực vật đặc hữu cơ có giá trị cao về kinh tế. Tuy là xứ sở của núi và cao nguyên, nhưng Lào có một nguồn dự trữ lớn về đất nông nghiệp và đây cũng là cơ sở cho việc phát triển toàn điện một nền 7 nông nghiệp nhiệt đới với các loại nông phẩm khác nhau. Diện tích đồng bằng phù sa mới trải suốt dọc sông Mê-kông và vùng hạ lưu của các phụ lưu của nó chiếm khoảng 10 diện tích lãnh thổ cả nước. Nhưng đồng bằng phù sa màu mỡ này được bồi đắp từ kỷ đệ tứ, những đồng bằng này còn đang ở trong quá trình phát triển và là vựa lúa của nước Lào. Ở Lào, có nguồn tài nguyên thủy văn dồi đào có giá trị kinh tế quan trọng và đa dạng, đồng thời là trục chính của đất nước. Dòng Mê-kông với 1300 km chiều dài là yêu tố của sự thống nhất nước Lào về mặt địa lý. Vai trò đó cũng đủ nói lên tầm quan trọng về kinh tế của dòng sông này đối với nước Lào. Dòng Mê-kông với hệ thống phụ lưu của nó đã tạo ra những đồng bằng màu mỡ, đã là “chiếc nôi hồng” lịch sử của các dân tộc Lào từ thời buổi xa xưa. Hệ thống thủy văn khá dày đặc phân bố rộng khắp trên lãnh thô Lào, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, không những là nguồn cung cấp nước dồi dào cho những nhu cầu phát triển công nông nghiệp trong tương lai mà còn là hệ thống giao thông đường thủy thuận tiện cho việc nối liền các vùng nội địa với nhau. Nguồn tài nguyên thủy văn là một thành phần quan trọng trong tổng thể lãnh thổ tự nhiên, là một tặng phẩm rất quý mà thiên nhiên đã dành cho đất nước Lào. Thiên nhiên lý tưởng ở miền nhiệt đới với thành phần đa dạng của các loài động vật có giá trị kinh tế cao. Loài động vật đặc hữu có giá trị nhất của Lào là voi. Sự phong phú của loài động vật ấy khiến cho đất nước từ xưa đã được mệnh danh là đất nước Triệu Voi. Ngoài voi, còn có các loại động vật đặc hữu khác như hổ, báo, gấu, hươu, nai, bò rừng... và nhiều giống chim quý. Thú rừng của Lào có giá trị kinh tế lớn, chúng cung cấp một khối lượng thịt cho cư dân bản địa. 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Lào Chủ nhân đầu tiên, sinh sống lâu đời phải kể đến người Lào Thơng. Người Lào Thơng là chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá, đồ đồng có từ hàng nghìn năm trước và là người đã sáng tạo ra những chum đá khổng lồ còn nằm rải rác 8 hiện nay trên các cánh đồng Chum ở tỉnh Xiêng Khoảng. Mãi đến thế kỷ XIII mới có một nhóm người Thái di cư đến đây gọi là người Lào Lùm. Tổ chức sơ khai của Lào, khi xã hội phân hóa là các Mường cổ. Ông vua đầu tiên theo truyền thuyết là Khún Bo-lon đã lên ngôi và thực hiện cha truyền con nối. Có 15 vị vua kế tiếp trong vòng 500 năm. Năm 1353, sau những ngày tháng lãnh đạo nhân dân Lan Xang chiến đấu anh dũng thì Phà Ngừm thống nhất đất nước, Phà Ngừm lên ngôi vua ở Luông Pha bang. Đây là kết quả của một quá trình đấu tranh quyết liệt để chống lại tình trạng phân chia đất nước và sự lệ thuộc ngoại bang. Vương quốc Lan Xang bước vào giai đoạn thịnh trị nhất vào các thế kỷ XV - XVII. Các vua Lan Xang chia đất nước thành các mường, đặt quan cai trị, xây dựng quân đội do nhà vua chỉ huy. Trong quan hệ đối ngoại, Lan Xang luôn chú ý giữ quan hệ hòa hiếu với các nước láng giềng, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại sự xâm lược của các nước. Cư dân của các mường chủ yếu trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công. Thời kỳ thịnh trị nhất đã được các thương nhân châu Âu miêu tả là một cuộc sống thanh bình và trù phú với nhiều sản vật quý hiếm như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi... Sang thế kỷ XVIII Xan Lang suy yếu dần vì các cuộc tranh giành ngôi báu trong hoàng tộc. Sau khi Xu-li-nha Vông-xa qua đời, đất nước bị chia cắt, nhân cơ hội đó, Xiêm đã chiếm và cai trị Lào. Năm 1893 Lào trở thành thuộc địa của Pháp. Ngày nay, Lào một quốc gia đang có những phát triển mới về kinh tế. Chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào. Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước, Chủ tịch nước được Quốc hội bầu có nhiệm kỳ 5 năm. Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng. Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua. Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng. Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua. 9 Về kinh tế, Lào là một trong số ít các nước còn lại đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm 1986. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7 trong các năm 1988- 2001, ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997. Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu. Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Viêng - chăn, Lào đến khu vực Noong Khai, Thái Lan; hệ thống đường bộ mặc dầu đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị. Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80 lực lượng lao động. Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng. Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của Nhà nước Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân. Nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng NDCM Lào sớm đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội. Với chủ trương, khôi phục và phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng; đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế, nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của nhà nước và của nhân dân của Đảng NDCM Lào đề ra, nhân dân các bộ tộc Lào đã phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của mình, khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng sẵn có vào phát triển sản xuất, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh và làm cho tình hình kinh tế tài chính và đời sống nhân dân ổn định. Để đưa đất nước phát triển nhanh hơn, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế giới, Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước. Dưới ánh 10 sáng của đường lối đổi mới, kinh tế Lào phát triển khá mạnh. Có thể nhận thấy rằng, từ khi mở cửa, điều chỉnh cơ cấu kinh tế năm 1986 đến nay, Lào từ một trong những nước chậm phát triển nhất đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất, để tiến lên xây dựng nền kinh tế quốc dân vững mạnh. So với các nước thành viên ASEAN khác, quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa của Lào rất khó khăn. Tuy nhiên, điều đáng mừng là hơn 6 triệu người dân Lào qua phấn đấu gian khổ, đã giành được sự tiến bộ vượt bậc về xây dựng kinh tế quốc dân. Lào đã thực thi nhiều sách lược phát triển kinh tế: thu hút vốn đầu tư nước ngoài; coi trọng xây dựng đặc khu kinh tế; thúc đẩy toàn diện 6 chiến lược thương mại lớn gồm: ngoại thương, sản xuất sản phẩm và quản lý xuất- nhập khẩu, dịch vụ thương mại quá cảnh, phát triển thị trường và quản lý hàng hóa, phát triển nguồn nhân lực và quản lý hành chính, tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và tích cực phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường. Nhằm tạo đột phá cho nền kinh tế, Lào không ngừng mở rộng việc hợp tác giao lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều nước, đặc biệt là với Việt Nam. Thương mại hai chiều giữa hai nước Việt - Lào cũng không ngừng tăng cao với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 734 triệu USD trong năm 2011, tăng 50 so với năm 2010. Tính đến nay, Việt Nam là nước đầu tư lớn thứ 2 tại Lào. Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào hơn 400 dự án quan trọng với tổng vốn đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD. Dự báo, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng 7 tỷ USD vào năm 2015, kim ngạch hai chiều đạt 2-3 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020. Đi đôi với phát triển kinh tế, Lào đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động xã hội, tạo ra sự hài hòa trong phát triển. Với chủ trương coi giáo dục là điểm mấu chốt trong việc xây dựng xã hội Lào văn minh hiện đại, ngành giáo dục Lào đã có bước tiến dài. Hệ thống giáo dục hằng năm đã đào tạo ra một số lượng lớn cán bộ có chuyên môn phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. Đặc biệt, để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài số tự đào tạo được, hằng năm Lào còn gửi hàng ngàn học 11 sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập. Riêng với Việt Nam, hợp tác giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên và mở rộng với nhiều hình thức, được thực hiện từ trung ương tới các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp. Mỗi năm, Việt Nam tiếp nhận khoảng 650 học sinh Lào và hiện có tới gần 5.000 du học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam. Nhờ đó, trình độ của cán bộ Lào không ngừng tăng lên. Nếu năm 1995, số cán bộ có trình độ trên đại học của Lào chỉ có 0,45, cao cấp và đại học là 15,16, không có tiến sĩ và phó tiến sĩ, thì chỉ trong vòng 11 năm (1995 - 2006), Lào đã có 275 tiến sĩ, 2.017 phó tiến sĩ; 13.833 thạc sĩ, đại học; 14.905 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp… Với mục đích nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường, không gian văn hóa mang đậm tính dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước Lào chú trọng. Hàng năm, Lào tập trung xây dựng, nâng cấp các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, tiến hành cải tạo, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến dưới... Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa - xã hội, thể dục, thể thao cũng được đẩy mạnh. Ở hầu hết các bản làng, ngoài các hoạt động văn hóa truyền thống, việc xây dựng đời sống văn hóa mới đã dần xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan... trong đời sống nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó họ nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một nước Lào phồn vinh, giàu mạnh. 1.3. Khái quát văn hóa truyền thống của đất nước Lào Nói đến những nét văn hóa và truyền thống của đất nước Lào chúng ta không thể không nhắc đến các phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử của dân tộc Lào. Những phong tục tập quán ấy trở thành lệ làng, nhân dân Lào gọi là “hít bản không mường”, được các thành viên trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện. Hầu hết các phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân có cội nguồn từ bản sản xuất nông nghiệp. Còn bản mường Lào là cái nôi nuôi dưỡng và bảo vệ một cách có hiệu quả các phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc. Dù có những biến đổi trong mỗi giai đoạn lịch sử, sự khác biệt về hình thức giữa các địa phương, song những phong tục cổ truyền của nhân dân Lào vẫn là 12 tấm gương phản chiếu một phương thức sản xuất, một hình thái sinh hoạt nhất định của xã hội. Nước Lào nằm sâu trong lục địa châu Á, nơi giao tiếp giữa hai nền văn minh cổ đại nổi tiếng Ấn Độ Và Trung Hoa. Bởi vậy trong quá trình lịch sử, nhân dân Lào còn tiếp thu các trào lưu văn hóa tràn qua vùng này, ảnh hưởng sâu sắc nhất là Phật giáo và văn hóa Ấn Độ. Việc đạo Phật được truyền bá rộng rãi ở Lào là bước ngoặt quan trọng đối với nền văn hóa cũng như phong tục tập quán của Lào. Sự giao lưu văn hóa của các nước láng giềng cũng tác động ít nhiều đến tập quán của nhân dân Lào. Nhưng những yếu tố khách quan đó càng làm cho bản sắc dân tộc thêm đậm đà, phong phú, giàu sức sống để vượt qua những thử thách quyết liệt gần hai thế kỷ, trước chính sách đồng hóa dân tộc của phong kiến Khơ- me, Xiêm và thực dân Pháp. Nước Lào đất rộng, dân không đông lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc. Tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt, thậm chí trong một tỉnh cũng không hoàn toàn đồng nhất. Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc. 1.3.1. Văn hóa ẩm thực truyền thống Cây lương thực chủ yếu ở Lào là lúa nếp và lúa tẻ. Trên nương rẫy hoặc trong vườn còn trồng ngô, khoai sắn…nhưng đó chỉ là loại lương thực phụ. Trước đây diện tích lúa tẻ chiếm tỷ lệ không đáng kể và gạo tẻ chỉ để dùng làm bún, bánh trong những ngày lễ hội. Sau cách mạng năm 1945 diện tích gieo trồng lúa tẻ có tăng lên nhưng hầu như người Lào ưa thích ăn gạo nếp. Ở nông thôn, xôi thường được ăn vào bữa trưa để những người đi lao động ngoài ruộng, trên nương rẫy mang theo tiện lợi. Bữa ăn không cần canh riêu, xào nấu, chỉ khúc cá nướng, gỏi “chèo” (ớt nướng bóc vỏ giã với cá nướng hoặc với mắm cà) , quả chuối hoặc ít quả me chín ngọt là xong bữa. Các loài thủy sản như cá, ốc, ếch, lươn, tôm, tép…là thức ăn được người Lào ưa thích và trở thành phổ biến trong các bữa ăn của hầu hết các gia đình. 13 Hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc ở Lào là nguồn tôm cá vô tận để nhân dân Lào đánh bắt. Thịt thú rừng cũng là nguồn thực phẩm quan trọng như hươu, nai, thỏ, kỳ đà, chim, sóc,…trong đó đặc biệt là rắn, trút, dũi đất... được người Lào ưa thích. Thịt trâu, thịt bò được xếp hàng đầu trong các loại gia súc gia cầm, thịt lợn xếp sau cùng. Ở vườn, đất rất rộng nhưng người Lào không trồng nhiều rau xanh như nhân dân một số quốc gia lân cận. Ngoài số rau trong vườn, trên nương rẫy, người Lào còn dựa vào nguồn ra quả hái lượm ở trong rừng. Cùng với măng rừng, nấm, mướp, bầu, bí... người Lào còn rất thích ăn các loại rau quả có vị đắng, chua, chát. Các loại gia vị được trồng phổ biến ở vườn, nương rẫy như các loại rau thơm, hành, tỏi, sả…đặc biệt là ớt. Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Lào. Trên nương rẫy, gò đất ở đồng ruộng đều được trồng ớt. Ớt chín, phơi khô đem gác bếp để ăn quanh năm. Những năm mất mùa ớt, tuy không như thiếu lúa gạo nhưng cũng khá vất vả, mọi nhà phải xuôi ngược xa gần để mua bằng được ớt. Có nhà phải ăn giềng hoặc gừng thay ớt. Do ăn xôi là chủ yếu nên người Lào hay ăn các món ăn khô, đậm đà như xào, nấu. Ngoài muối, người Lào thường dùng “pa-đẹc” (mắm cá) để nêm thức ăn như nước mắm. Đến vụ đánh bắt cá, hộ nào cũng làm năm ba chum mắm để ăn quanh năm. Các bản mường ven sông suối, đánh bắt được nhiều cá thường làm nhiều mắm để bán hoặc đổi chác với các bản mường ở miền núi. Mắm cá không những để nêm thức ăn mà còn trở thành món ăn phổ biến trong những ngày mùa bận rộn công việc đồng áng hoặc những tháng mưa dầm không đi săn bắt hái lượm được. Trong những ngày này, bữa ăn ngoài ruộng rẫy chỉ cần khúc cá mắm có ớt, sả thái nhỏ gói lá chuối đem lùi tro gọi là “môôc-pa-đẹc” là xong bữa. Hầu như người Lào thích ăn các món nướng, lùi, hông. Từ rau xanh đến các loại quả, củ có chất bột người Lào đều hong chứ không luộc. Cách nướng hay lùi của người Lào cũng độc đáo, công phu. Miếng thịt, con cá thường được nướng chín vàng thơm ngon bằng than củi suốt một hai tiếng đồng hồ. 1.3.2. Văn hóa nhà ở truyền thống Bản làng người Lào lùm thường ở bên các con sông, suối, thuyền bè xuôi ngược dễ dàng. Trong bản hầu hết là nhà sàn gỗ, nối tiếp nhau theo dòng sông, 14 suối và quay về một hướng. Giống như nhân dân nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, việc dựng nhà, chuyển đến nhà mới xưa nay ở Lào được coi là việc hệ trọng và có một số tập quán được mọi nhà tự nguyện tuân thủ một cách nghiêm chỉnh. Theo quan niệm của người Lào, ngôi nhà là nơi nương tựa suốt cả một đời người. Cuộc sống ấm no, hạnh phúc lúc vui buồn của mỗi gia đình đều diễn ra dưới mái nhà sàn gỗ đơn sơ của mình. Để dựng một ngôi nhà sàn gỗ, dù lớn hay nhỏ, người Lào thường tiến hành theo trình tự: tìm cột, chuẩn bị tre, gỗ, chôn cột, dựng nhà, làm lễ chuyển nhà mới, trải chiếu…Thực hiện các bước trên, xưa nay người Lào thường dựa vào sức mạnh của tập thể bản mường. Đối với các thành viên trong bản mường coi sự giúp đỡ lẫn nhau là nghĩa vụ, là tình nghĩa đối với xóm giềng. Người Lào Lùm thường dựng nhà quay về hướng Bắc, lưng tựa vào hướng Nam hoặc chếch đôi chút. Nếu quay về hướng khác hoặc nhà cắt ngang hướng Đông - Tây là điều kiêng kỵ. 1.3.3. Văn hóa trang phục truyền thống Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn, vải. Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng. Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình. Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay… 1.3.4. Văn hóa truyền thống trong quan hệ gia đình, họ hàng, xóm giềng Các bản mường ở Lào thường có một số dòng họ. Mỗi họ có nhiều gia đình. Các gia đình này gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt truyền thống, tình cảm và kinh tế. Về họ hàng, người Lào có họ cha, họ mẹ và họ nhà chồng, nhà vợ. Gửi rể là tập quán phổ biến ở nông thôn Lào. Một số địa phương có tục gửi rể một thời gian nhất định, khi vợ chồng ra ở riêng sẽ được hưởng một phần tài sản do cha mẹ vợ chia cho. Tùy mỗi nhóm dân tộc, mỗi địa phương, quyền lực trong gia đình thuộc người chồng hay người vợ. 15 Trong những ngày lễ hội của bản mường, con gái không bị ngăn cản mà còn được công nhận như một thành viên chính thức. Các cô gái Lào có thể tự do kéo sợi, dệt vải, may chăn màn, làm nệm, thêu gối chuẩn bị cho ngày cưới của mình. Khi bố mẹ chia tài sản, con gái cũng được hưởng một phần ngang với con trai. Riêng giai cấp phong kiến Lào xưa nay không công nhận vai trò của người phụ nữ, luật pháp của vương quốc Lào trước đây quy định người phụ nữ không phải làm nghĩa vụ đối với Nhà nước. 1.3.5. Văn hóa đời sống tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng - Văn hóa nghệ thuật: Về văn hóa nghệ thuật, người dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống. Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần… người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xuôi ngược trên các dòng sông. Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang đậm bản sắc dân tộc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị. Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại lại mang sắc thái riêng của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương. “Lăm” sử dụng nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước. - Lễ “Cầu yên” (xù-khoẳn) và lễ buộc chỉ cổ tay (phục khẻn) truyền thống: Ở Lào có một nghi lễ đơn giản nhưng thiêng liêng, trang trọng phổ biến trong nhân dân các bản mường gọi là “xù-khoẳn”. Thật vậy, chỉ cần cây nến, bông hoa, bát gạo, sợi chỉ trắng là có thể làm lễ “xù-khoẳn”. Lễ “xù-khoẳn” trở thành nghi lễ rất phổ biến từ nông thôn đến thành thị. Theo ngôn ngữ Lào thì “xù-khoẳn” có nghĩa là “vía trở lại”, mâm lễ để “xù-khoẳn” gọi là “pha-khoẳn”, người làm lễ gọi là “mỏ-khoẳn” và nội dung cầu mong trong lễ gọi là “xụt- khoẳn”. Xưa nay, người Lào có tập quán làm lễ “xù-khoẳn” trong cả hai trường hợp may và rủi trong cuộc đời mỗi người. Tại các bản mường, nhân dân Lào còn có tục làm một nghi lễ khác có nội dung giống “xù-khoẳn” nhưng gọi là lễ “phục-khẻn” nghĩa là lễ buộc chỉ cổ tay. 16 Hình thức buộc chỉ cổ tay là một nghi thức quan trọng trong lễ “xù-khoẳn”. Căn cứ vào nội dung và hình thức của lễ “phục-khẻn”, có thể coi đây cũng là một hình thức của lễ “xù-khoẳn” nhưng nó đơn giản ít tốn kém và qui mô nhỏ hơn. Với lễ buộc chỉ cổ tay, chỉ quả trứng luộc hoặc quả chuối chín, nắm gạo và sợi chỉ trắng là có thể làm lễ. Sau khi đặt quả trứng luộc lên bàn tay trái của người chủ lễ, người làm lễ lấy sợi chỉ trắng cuốn một vòng quanh cổ tay rồi đọc nội dung cầu nguyện trước khi thắt nút vòng chỉ. Những người cùng dự đưa tay vịn tay người làm lễ với thái độ chân thành, thận trọng và tin tưởng Còn lễ “xù-khoẳn” có quy mô lớn hơn lễ buộc chỉ cổ tay, cần có một thời gian chuẩn bị nhất định. Muốn làm lễ “xù-khoẳn”, gia chủ phải chuẩn bị nến, hương hoa, các loại bánh trái, rượu, thuốc lá đặt trên mâm lễ gọi là “pha-khoẳn”. Một số địa phương còn có cả gạo, tiền trên mâm lễ - quy mô của mâm lễ tùy thuộc hoàn cảnh, khả năng của mỗi gia đình. Đối với những gia đình khá giả ở chốn đô thị, trên mâm lễ còn có một số tư trang quý cho chủ nhận lễ như nhẫn, dây chuyền vàng cùng với những đài hoa kết thành hình tháp. Mâm lễ còn được đặt trên một tấm vải đỏ hoặc màu sặc sỡ. Bà con đến dự lễ thường đem theo một khay lễ, một cân gạo hoặc hoa tươi. Các vị sư ở ngôi chùa bản cũng được mời đến dự lễ “xù-khoẳn”, đứng ra làm lễ thường là một cụ già cao niên có uy tín trong bản. - Nền văn hóa Phật giáo: Nền văn hóa Lào có nhiều điểm tương đồng với các nước láng giềng mà đặc biệt là Thái Lan với nền văn hóa Phật giáo được hình thành và phát triển từ lâu đời. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong nhiều lĩnh vực như ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật... tạo nên một dân tộc Lào rất riêng. Từ thế kỷ XIV, Phật giáo đã trở thành quốc giáo với hơn 90 dân số theo Phật giáo tiểu thừa. Người dân Lào đã thấm nhuần trong mình những lời Phật dạy, một mực kính trọng các bậc tăng ni, những vị sư sãi trong chùa. Với dân số khoảng hơn 6 triệu người, Lào có hơn 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ, là nước có tỉ lệ chùa so với dân cao nhất thế giới. Chùa gắn liền với trường học, gắn cả với cuộc đời con người. Phật tử Lào thường tích đức bằng nhiều hoạt 17 động gọi là Thiện nghiệp. Vào những dịp lễ hội, Lào hấp dẫn khách du lịch và các phật tử đến tham quan, tìm hiểu Phật giáo không kém gì xứ sở chùa vàng- đất nước láng giềng Thái Lan. Có thể nói Phật giáo tiểu thừa đã ảnh hưởng rất lớn đến đạo đức, tính cách, cách cư xử của người Lào. Họ không coi trọng lắm đến việc tích lũy của cãi cho riêng mình mà họ dùng của cải cá nhân để cúng bái, tu sửa chùa chiền. Do ảnh hưởng của Phật giáo nên người Lào luôn nhã nhặn, ôn hòa, tự kiềm chế và họ ghét lối sống cực đoan trong thực tế... Là quốc gia Phật giáo, trên khắp nước Lào có tới 1.400 ngôi chùa lớn nhỏ. Những ngôi chùa này là minh chứng cho một phong cách kiến trúc tôn giáo vừa uy nghiêm vừa sống động. Tại những ngôi chùa, người dân trong vùng không chỉ đến lễ bái mà còn tổ chức những sinh hoạt mang tính cộng đồng, kết nối tình thân và sự hiểu biết, tin cậy lẫn nhau. Trong chùa có những cây Chăm-pa (cây hoa sứ) rất đẹp, được xem là loài quốc hoa của đất nước. Hoa Chăm-pa có vẻ đẹp giản dị, trắng trong, tinh khiết, thanh cao, năm cánh hoa xoè ra như một sự cởi mở, hòa đồng vào thế giới xung quanh. Vì vẻ đẹp đặc biệt của loài hoa này mà rất nhiều sáng tác nghệ thuật được ra đời. Từ hát, múa, cho tới hội họa, điêu khắc hoa Chăm-pa như một nguồn cản hứng sáng tạo bất tận cho người nghệ sĩ. 18 Chương 2: GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA MỘT SỐ NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG CỦA ĐẤT NƯỚC LÀO 2.1. Vai trò của chùa trong văn hóa Lào Đất nước Lào được nhắc đến với cái tên Triệu Voi hay còn gọi là xứ sở Cham-pa. Nói về truyền thống văn hóa của Lào là nói về một đất nước của chùa tháp và lễ hội. Các ngôi chùa ở Lào đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào. Văn hóa Phật giáo đã du nhập vào Lào từ đời vua Phạ Ngùm và dần dần trở thành quốc giáo. Tuyệt đại đa số dân Lào theo đạo Phật bởi hợp với truyền thống nhân ái và bao dung, ít kỳ thị của người Lào. Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng. Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử. Những phong tục tập quán ấy trở thành lệ làng, được các thành viên trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện. Phật giáo được du nhập vào Lào từ thời gian nào và bằng con đường nào hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất, tuy nhiên có thể khẳng định rằng Phật giáo đã có mặt trên đất nước Lào từ rất sớm, trước cả khi quốc gia Lào giành độc lập thống nhất (thế kỷ XIV). Có hai con đường chính để Phật giáo được truyền bá đến Lào là từ phía Bắc xuống và từ phía Nam lên. Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ thứ VIII, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho những cư dân tại đây. Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và những tu sĩ am hiểu Phật giáo từ Srilanka đến truyền bá Phật pháp. Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào. Đến thế kỷ XIII khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu đạo Phật theo phái Tiểu thừa và phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào. Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka. Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer. Dưới thời của đế chế Ăngkor, thống trị từ thế 19 kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào. Thế kỷ XIV khi vua Phạ Ngùm (1316 - 1373) thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Lào, ông đã tiếp thu Phật giáo Tiểu thừa từ Campuchia và phát triển trên khắp đất nước Lào. Như vậy, hiện nay Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, trong đó hệ phái Phật giáo Tiểu thừa chiếm đa số. Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự. Các tăng ni của Phật giáo Lào sinh hoạt trong một tổ chức chung là Hội Liên minh Phật giáo Lào với 04 ủy ban là Ủy ban quản lý đạo Phật và sư, Ủy ban Phổ biến nhân đạo, Ủy ban Giáo dục và Ủy ban Quản lý chùa chiền. Hệ thống từ trung ương đến địa phương theo bốn cấp là: Trung ương, tỉnh (thành phố), huyện và bảng. Do Phật giáo tại Lào đa số theo hệ phái Tiểu thừa nên số lượng sư tăng chiếm đa số (chỉ có hơn 400 vị Ni trong tổng số hơn 20.000 tăng ni). Để tạo điều kiện cho giới nữ được gần gũi Phật pháp, hội Phật giáo Lào cho phép người nữ được tu theo lối bạch y (áo trắng). Suốt đời họ chỉ được thụ tám giới, mặc y phục trắng và ít khi xuất hiện trước đám đông. Đối với bậc sư tăng, những người mới vào chùa được gọi là chùa (tức chú tiểu), sau khi thụ đại giới được gọi là Achan (tức là thầy, thầy giáo). Về chùa Lào, kiến trúc mang phong cách chùa Khmer nhưng cũng mang nhiều nét đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống Lào. Thông thường ở mỗi bản làng của Lào bao giờ cũng có chùa. Ngôi chùa thường được xây dựng trên khu đất trung tâm của làng, cổng chính hướng về phía Tây và các cổng phụ ở ba phía còn lại. Quần thể chùa thường có 3 ngôi nhà chính là: phật điện, phật đường và tăng phòng. Phật điện là nơi quan trọng nhất, dành riêng cho sư tăng thực hiện các nghi thức Phật giáo, phật đường là nơi sinh hoạt chung của sư tăng và là nơi để các tín đồ đến hành lễ, tăng phòng là nơi ở của các sư. Trong chùa cũng có một số công trình phụ trợ như thư viện, lầu trống, nhà khách… Ngoài ra, còn phải nhắc đến hệ thống tháp trong quần thể chùa Lào. Có hai loại tháp là tháp thờ xá lợi Phật hoặc liên quan đến Phật và tháp đựng xương cốt người đã khuất. Tháp 20 thờ xá lợi Phật thường có quy mô hoành tráng, bề thế, đặc sắc nhất hiện nay là Tháp Luổng ở thủ đô Viêng-chăn, truyền thuyết cho rằng hiện nay trong tháp Luổng có chứa xá lợi tóc của Đức Phật. Tháp thờ xương cốt cũng có hai loại là tháp đựng cốt của nhà sư và tháp đựng cốt của phật tử. Tháp của sư thường được dựng sau tòa Phật điện, là nơi trang trọng nhất trong chùa. Tháp của phật tử với nhiều kiểu dáng khác nhau thường được dựng xung quanh chùa tạo nên màu sắc tôn giáo sinh động cho quần thể ngôi chùa ở Lào. Qua các giai đoạn lịch sử, Phật giáo ở Lào ngày càng được củng cố và phát triển, tuy ở Lào không coi Phật giáo là quốc giáo nhưng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến cuộc sống của người dân các bộ tộc Lào. Hình ảnh gắn bó và gần gũi với người dân Lào đó chính là hình ảnh về ngôi chùa và các vị sư. Vốn có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ Vương quốc Lạn Xạng, quốc gia Lào hiện nay được mệnh danh là miền đất “Triệu Voi” (Lạn Xạng tức Triệu Voi). Nền văn hóa Lào được hình thành từ lâu đời, không ngừng bồi tụ, phát triển theo thời gian và rất phong phú, đa dạng. Văn hóa Lào nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nên mang những đặc trưng chung của văn hóa Đông Nam Á. Nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo. Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á nhưng văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng biệt, đó là bản sắc văn hóa của dân tộc Lào. Trong thế ứng xử với các nền văn hóa lớn, văn hóa Lào vẫn giữ được bản sắc dân tộc độc đáo và không ngừng phát triển. Trên đất nước Lào đã tồn tại một nền văn hóa lâu đời với những nét truyền thống hết sức độc đáo. Đó là văn hóa núi rừng, cao nguyên, văn hóa lúa nước đan xen với văn hóa ngư thủy; lễ đâm trâu đan xen với hội té nước… Đó là nền văn hóa mở nhưng mang tính độc lập cao. Văn hóa vật chất độc đáo của người Lào thể hiện trong qua trang phục, nhà ở, thủ công mỹ nghệ truyền thống hết sức phong phú. 21 Văn hóa tinh thần của nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo với rất nhiều lễ hội đặc sắc. Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân cao nhất thế giới, chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau- chất keo văn hoá Phật giáo. Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi, ăn diện và múa hát. Lễ hội cũng là biểu hiện của văn hoá tâm linh phật giáo từ, bi, hỉ, xả đã ăn sâu vào máu thịt bao đời người dân các bộ tộc Lào, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh mà quyến rũ. Văn hóa truyền thống của người Lào là văn hóa của đất nước triệu voi, đất nước hoa chăm pa; ở nhà sàn, ăn cơm nếp, thổi khèn, múa lăm vông; phụ nữ mặc váy, búi tóc. Nét nhân văn mang tính truyền thống của các bộ tộc Lào còn thể hiện ở phong tục lễ hội (Hệt Bun), hành lễ hàng tháng (Hịt Xíp Xoong), tục kiêng kỵ (Khoong Xíp Xi). Thời gian chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô, người Lào làm lễ hội mừng năm mới (Bun Pi May); có tục làm lễ buộc chỉ cổ tay (Ba Si Su Khuận) và té nước (Hốt Nắm) mong xua đuổi cái xấu đi cùng năm cũ, để năm mới có tư duy mới, có cái tốt, cái thiện và gặp nhiều may mắn mới... Chính điều này góp phần làm nên bản sắc riêng và hình thành hệ giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào. Di sản văn hóa truyền thống phi vật thể bao gồm tinh thần, tư tưởng, lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh chính trị, đạo đức, phong tục, nếp sống văn minh, trình độ dân trí, các loại hình nghệ thuật… Cả những di sản văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể đều được chứa đựng trong cơ sở vật chất văn hóa, trong hoạt động xã hội, trong nhân cách mỗi người, trong các quan hệ cộng đồng,… đều được coi như tế bào sống hợp thành hệ giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào. Đối với đất nước Lào – xứ sở của hoa Chămpa, người ta có thể nhận thấy những dấu ấn rõ nét của văn hóa Phật giáo lên đời sống của người dân các bộ tộc Lào như thế nào. Không chỉ ở những nét đặc trưng của các chùa tháp cổ kính, không chỉ ở những bóng áo vàng của các sư tăng trên đường hành trình mà Phật giáo đã hiện diện trong từng “hơi thở” của cuộc sống thường nhật, trở thành một 22 phần tất yếu trong đời sống tâm linh của người dân đất nước Lào. Từ kiến trúc, nghệ thuật cho đến hội họa, điêu khắc, từ ngôn ngữ, văn tự cho đến văn học, thi ca, từ trang phục, ẩm thực cho đến tín ngưỡng, lễ hội đều mang dấu ấn Phật giáo. Và không ở đâu, dấu ấn Phật giáo lại được thể hiện sinh động, phong phú, màu sắc và rõ nét như trong đời sống sinh hoạt của người dân các bộ tộc Lào. Cũng giống như hệ phái Phật giáo Tiểu thừa ở Campuhia, đối với Phật giáo ở Lào, ngôi chùa mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, trở thành trung tâm văn hóa của bản làng, nơi tổ chức những buổi vui chơi, hội hè của nhân dân. Chùa cũng là nơi giảng dạy giáo lý, dạy chữ cho người dân, nơi mà các nam thanh niên Lào vào tu học để tu nhân tích đức, để trở thành những người có ích cho xã hội. Trong lịch sử, trường chùa không chỉ thuần túy là nơi giảng dạy kiến thức thông thường mà đã trở thành nơi đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, cho quốc gia. Đối với người dân Lào, ngôi chùa không mang tính huyền bí, siêu đẳng, người dân vào chùa không có cảm giác e ngại, sợ sệt bởi lẽ đạo và đời diễn ra ngay trong ngôi chùa. Mối quan hệ mật thiết này đã làm cho mọi nếp sống sinh hoạt càng trở nên vui tươi, lành mạnh và hun đúc cho mọi người tinh thần hồn nhiên, hiền hòa, một cuộc sống thanh bình, hữu hảo. Sư sãi ở Lào là một tầng lớp đặc biệt trong xã hội, họ được coi trọng và có vị trí cao trong xã hội. Nếu như người dân chăm lo cho sư tăng về đời sống vật chất, thì ngược lại, tầng lớp sư sãi là những người chăm lo về đời sống tinh thần cho mỗi người dân. Chính vì vậy, vai trò của sư sãi trong đời sống văn hóa của cư dân Lào là vô cùng sâu đậm, gắn bó như một phần hữu cơ của cuộc sống. Ngay khi người mẹ mang thai, người nhà đã mời các vị sư đến nhà tụng kinh, lễ Phật để mang lại nhiều điều may mắn. Trong thời gian đó, người mẹ cũng thường xuyên lên chùa tụng kinh niệm Phật để cầu phúc và cũng phải kiêng kỵ không được nói dối, không được ăn cắp, kiêng những thức ăn mà những nhà sư không ăn… Đến khi thai phụ lâm bồn, người nhà lại thỉnh các vị sư đến làm lễ xua đuổi tà ma để mẹ con đều được bình an, khỏe mạnh. Sau khi đứa bé chào đời được bố mẹ đưa lên chùa lễ Phật, cầu phúc và nhờ sư đặt tên cho bé. Với những gia đình khá giả, người ta thường thỉnh sư về 23 nhà làm lễ, buổi lễ thường rất cầu kỳ, hình thức và tốn kém. Còn với những đứa trẻ bất hạnh bố mẹ khôn
KHÁI QUÁT VỀ ĐẤT NƯỚC VÀ VĂN HÓA LÀO
Giới thiệu chung vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của nước Lào
1.1.1 Về địa giới, hành chính và tự nhiên
Lào là một quốc gia có đất liền bao quanh tại vùng Đông Nam Á với diện tích khoảng 236.800 km 2 , được xếp vào đất nước có diện tích rộng trung bình trên thế giới Lào là một quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á không tiếp giáp với biển Lào giáp Trung Quốc về phía Bắc với đường biên giới dài 505 km, giáp Campuchia về phía Nam với đường biên giới dài 535 km, giáp với Việt Nam về phía Đông với đường biên giới dài 2069 km, giáp với Myanma về phía Tây Bắc với đường biên giới dài 236 km và giáp với Thái Lan về phía Tây với đường biên giới dài 1835 km Lào được xem là một quốc gia có diện tích mặt nước lớn hơn mặt đất, không có biển ở Đông Nam Á với những cánh rừng rậm rạp bao phủ các khu vực núi đồi Đất nước Lào chia thành 17 đơn vị hành chính cấp tỉnh và 01 thành phố là thủ đô Viêng-chăn Địa lý tự nhiên- xã hội Lào được chia thành ba miền: miền Bắc, miền Trung và miền Nam Miền Bắc bao gồm các tỉnh: Oudomxay, Xayabury, Xiengkhuang Huaphanh, Bokeo, Phongsaly, Luangnamtha và Luangprabang; miền Trung gồm các tỉnh thành: thủ đô Vientiane (Viêng-chăn), các tỉnh Viêng-chăn, Borikhamxay, Khammuane và Savannakhet; miền Nam Lào gồm 4 tỉnh: Attapeu, Saravane, Sekong, Champasack Lào áp dụng một hệ thống hành chính bốn cấp gồm cấp trung ương và ba cấp địa phương Cấp địa phương cao nhất là tỉnh có 17 đơn vị và thành phố Viêng- chăn Cấp hành chính thấp thứ hai là các quận, huyện, thị xã; cấp hành chính thấp nhất là các xã [5] Địa thể đất Lào có nhiều núi non bao phủ bởi rừng xanh, đỉnh cao nhất là Phou-bia cao 2.817m Diện tích còn lại là bình nguyên và cao nguyên Đất nước Lào được thiên nhiên ưu ái có vị thế cạnh dòng sông Mê-kông Con sông vừa là một nguồn thủy văn dồi dào, trục giao thông của đất nước vừa là yếu tố thống nhất đất nước Lào về mặt địa lý Đồng bằng ven sông tuy hẹp nhưng màu mỡ, là vựa lúa của Lào Sông Mê-kông chảy dọc gần hết biên giới phía tây, giáp giới với Thái Lan, trong khi đó dãy Trường Sơn chạy dọc theo biên giới phía đông, giáp với Việt Nam Địa hình Lào chủ yếu là núi và cao nguyên với dãy Trường Sơn ở phía đông bắc và phía Đông, dãy Luangprabang ở phía Tây Bắc, các dãy núi khác có đặc trưng chủ yếu là địa hình dốc Địa hình đồi núi trải dài khắp miền Bắc đất nước trừ đồng bằng Viêng-chăn, cánh đồng Chum, cao nguyên Xiengkhuang Phía Tây Nam ở các tỉnh Savannakhet, Champasack có diện tích đồng bằng lớn
1.1.2 Về dân cư, thành phần dân tộc, ngôn ngữ
Dân số Lào ước tính đạt 6,5 triệu người vào năm 2012, phân bổ không đều trên lãnh thổ Hầu hết dân chúng sống tại các thung lũng của sông Mekong và các chi lưu của nó Thủ đô Viêng-chăn có 740.000 cư dân vào năm 2008 Mật độ dân số Lào đạt 27/km2 Cư dân Lào thường được phân chia theo độ cao, gần tương ứng với dân tộc
Hơn một nửa dân số (60%) là người Lào, chiếm phần lớn cư dân vùng thấp, họ là dân tộc chiếm ưu thế về chính trị và văn hoá tại Lào Người Lào thuộc nhóm ngôn ngữ Thái, họ bắt đầu di cư từ Trung Quốc về phía Nam vào thiên niên kỷ I trước công nguyên, 10% dân số là các nhóm vùng thấp khác, họ cùng với người Lào hợp thành Lào Loum Tại vùng núi miền trung và miền Nam, các bộ lạc Môn-Khmer gọi chung là Lào Theung, hay Lào vùng giữa, chiếm ưu thế Họ từng là cư dân bản địa tại miền bắc Lào Một số người Việt, Hoa và Thái vẫn ở lại, đặc biệt là tại các đô thị, song nhiều người dời đi khi Lào độc lập vào cuối thập niên 1940, nhiều người trong số họ tái định cư tại Việt Nam, Hồng- Kông hay sang Pháp Người Lào Theung chiếm khoảng 30% dân số nước Lào Các dân tộc vùng cao như H'Mông, Dao, Shan và một số dân tộc Tạng- Miến sống trong các khu vực cô lập tại Lào trong thời gian dài Các bộ lạc vùng đồi núi có nguồn gốc hỗn hợp về dân tộc và văn hoá, ngôn ngữ tại miền bắc Lào bao gồm người Lua và người Khơ-mú, họ là dân tộc bản địa của Lào Các dân tộc này được gọi chung là Lào Soung hay Lào vùng cao Người Lào Soung chiếm khoảng 10% dân số
Ngôn ngữ chính thức của Lào là tiếng Lào, thuộc nhóm ngôn ngữ Thái Chữ Lào phát triển dựa trên chữ Khmer cổ và giống với chữ Thái Các ngôn ngữ thiểu số như Khơ-mú và Mông cũng được sử dụng Phật giáo Thượng tọa bộ là tôn giáo chiếm ưu thế ở Lào, chiếm 67% dân số, ngoài ra còn có 1,5% theo Cơ đốc giáo và 31,5% theo các tôn giáo khác hoặc không xác định.
1.1.3 Khí hậu và tài nguyên thiên nhiên
Khí hậu trong khu vực là khí hậu nhiệt đới của khu vực gió mùa Về cơ bản, Lào có 3 mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô mát từ tháng 11 đến tháng 2 và mùa khô nóng từ tháng 3 đến tháng 4 Vùng ven sông Mê-kông ở hạ Lào vào mùa khô nóng có thể có lúc nhiệt độ lên tới 40°C Đất nước Lào có một nguồn khí hậu vô cùng thuận lợi cho sự phát triển một nền nông nghiệp nhiệt đới Cường độ bức xạ mặt trời cao, lượng ánh sáng đồi dào, khắp nơi trong toàn quốc đều có ít nhất 1500 giờ nắng trong mỗi năm, cán cân bức xạ luôn luôn dương đã quy định nhiệt độ cao trên toàn lãnh thổ Lào: nhiệt độ trung bình cả năm ở các địa phương đều trên 26°C (trừ các miền núi cao), tổng nhiệt độ hoạt động vượt 7500°C Điều kiện nhiệt đới này là yếu tố thiên nhiên rất thuận lợi cho sự phát triển thâm canh tăng vụ, vì cây trồng có thể sinh trưởng và phát triển quanh năm Yếu tố thiên nhiên này lại càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới của Lào Điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm với lượng mưa phong phú, ánh nắng chan hòa và lộng gió mùa cũng tạo ra một nguồn năng lượng lớn, hình thành nhiều loại động thực vật đặc hữu cơ có giá trị cao về kinh tế
Tuy là xứ sở của núi và cao nguyên, nhưng Lào có một nguồn dự trữ lớn về đất nông nghiệp và đây cũng là cơ sở cho việc phát triển toàn điện một nền nông nghiệp nhiệt đới với các loại nông phẩm khác nhau Diện tích đồng bằng phù sa mới trải suốt dọc sông Mê-kông và vùng hạ lưu của các phụ lưu của nó chiếm khoảng 10% diện tích lãnh thổ cả nước Nhưng đồng bằng phù sa màu mỡ này được bồi đắp từ kỷ đệ tứ, những đồng bằng này còn đang ở trong quá trình phát triển và là vựa lúa của nước Lào Ở Lào, có nguồn tài nguyên thủy văn dồi đào có giá trị kinh tế quan trọng và đa dạng, đồng thời là trục chính của đất nước Dòng Mê-kông với 1300 km chiều dài là yêu tố của sự thống nhất nước Lào về mặt địa lý Vai trò đó cũng đủ nói lên tầm quan trọng về kinh tế của dòng sông này đối với nước Lào Dòng Mê-kông với hệ thống phụ lưu của nó đã tạo ra những đồng bằng màu mỡ, đã là
“chiếc nôi hồng” lịch sử của các dân tộc Lào từ thời buổi xa xưa Hệ thống thủy văn khá dày đặc phân bố rộng khắp trên lãnh thô Lào, trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ẩm, không những là nguồn cung cấp nước dồi dào cho những nhu cầu phát triển công nông nghiệp trong tương lai mà còn là hệ thống giao thông đường thủy thuận tiện cho việc nối liền các vùng nội địa với nhau
Nguồn tài nguyên thủy văn là một thành phần quan trọng trong tổng thể lãnh thổ tự nhiên, là một tặng phẩm rất quý mà thiên nhiên đã dành cho đất nước Lào
Thiên nhiên lý tưởng ở miền nhiệt đới với thành phần đa dạng của các loài động vật có giá trị kinh tế cao Loài động vật đặc hữu có giá trị nhất của Lào là voi Sự phong phú của loài động vật ấy khiến cho đất nước từ xưa đã được mệnh danh là đất nước Triệu Voi Ngoài voi, còn có các loại động vật đặc hữu khác như hổ, báo, gấu, hươu, nai, bò rừng và nhiều giống chim quý Thú rừng của Lào có giá trị kinh tế lớn, chúng cung cấp một khối lượng thịt cho cư dân bản địa.
Lịch sử hình thành và phát triển của đất nước Lào
Chủ nhân đầu tiên, sinh sống lâu đời phải kể đến người Lào Thơng Người Lào Thơng là chủ nhân của các nền văn hóa đồ đá, đồ đồng có từ hàng nghìn năm trước và là người đã sáng tạo ra những chum đá khổng lồ còn nằm rải rác hiện nay trên các cánh đồng Chum ở tỉnh Xiêng Khoảng Mãi đến thế kỷ XIII mới có một nhóm người Thái di cư đến đây gọi là người Lào Lùm
Vương quốc Lào sơ khai được cai trị bởi các Mường cổ, do Khún Bo-lon thống trị đầu tiên theo truyền thuyết Sau 15 đời vua kế tiếp trong 500 năm, Phà Ngừm đã thống nhất đất nước vào năm 1353 và thành lập Vương quốc Lan Xang, chấm dứt tình trạng phân chia và lệ thuộc Lan Xang đạt đến đỉnh cao thịnh trị vào thế kỷ XV - XVII dưới sự lãnh đạo của các vị vua chia đất nước thành các mường, đặt quan cai quản và xây dựng quân đội mạnh mẽ Trong chính sách đối ngoại, Lan Xang vừa duy trì quan hệ hòa hiếu với láng giềng, vừa kiên cường chống lại sự xâm lược từ nước ngoài.
Cư dân của các mường chủ yếu trồng lúa nương, săn bắn và làm một số nghề thủ công Thời kỳ thịnh trị nhất đã được các thương nhân châu Âu miêu tả là một cuộc sống thanh bình và trù phú với nhiều sản vật quý hiếm như thổ cẩm, cánh kiến, ngà voi
Sang thế kỷ XVIII Xan Lang suy yếu dần vì các cuộc tranh giành ngôi báu trong hoàng tộc Sau khi Xu-li-nha Vông-xa qua đời, đất nước bị chia cắt, nhân cơ hội đó, Xiêm đã chiếm và cai trị Lào Năm 1893 Lào trở thành thuộc địa của Pháp
Ngày nay, Lào một quốc gia đang có những phát triển mới về kinh tế Chính đảng duy nhất là Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào Người đứng đầu nhà nước là Chủ tịch nước, Chủ tịch nước được Quốc hội bầu có nhiệm kỳ 5 năm Người đứng đầu chính phủ là Thủ tướng Chính phủ được Chủ tịch nước đề cử và Quốc hội thông qua Đường lối chính sách của chính phủ do Đảng lãnh đạo thông qua 9 ủy viên Bộ Chính trị và 49 ủy viên Trung ương đảng Các quyết sách quan trọng của chính phủ do Hội đồng bộ trưởng biểu quyết thông qua
Về kinh tế, Lào là một trong số ít các nước còn lại đã bắt đầu dỡ bỏ việc kiểm soát tập trung hóa và tăng cường phát triển doanh nghiệp tư nhân vào năm
1986 Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt 7% trong các năm 1988- 2001, ngoại trừ một khoảng thời gian tụt xuống do cuộc khủng hoảng tài chính châu Á bắt đầu năm 1997
Mặc dù tốc độ tăng trưởng cao nhưng Lào vẫn còn là một đất nước với cơ sở hạ tầng lạc hậu Tại đây đã có tuyến đường sắt nối thủ đô Viêng - chăn, Lào đến khu vực Noong Khai, Thái Lan; hệ thống đường bộ mặc dầu đã được cải tạo nhưng vẫn đi lại khó khăn, hệ thống liên lạc viễn thông trong nước và quốc tế còn giới hạn, điện sinh hoạt chỉ mới có ở một số khu vực đô thị
Sản phẩm nông nghiệp chiếm khoảng một nửa tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và sử dụng 80% lực lượng lao động Nền kinh tế vẫn tiếp tục nhận được sự trợ giúp của Quỹ tiền tệ quốc tế và các nguồn quốc tế khác cũng như từ đầu tư nước ngoài trong chế biến sản phẩm nông nghiệp và khai khoáng
Sau khi giải phóng hoàn toàn đất nước, một trong những nhiệm vụ cốt yếu hàng đầu của Nhà nước Lào là tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước sớm thoát khỏi tình trạng kém phát triển, cải thiện đời sống nhân dân Nhận thức rõ vị trí, vai trò của mình đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc, Đảng NDCM Lào sớm đề ra nhiều chủ trương, biện pháp để phát triển kinh tế - xã hội
Với chủ trương, khôi phục và phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất, đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng; đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế, nhằm đáp ứng các yêu cầu cần thiết của nhà nước và của nhân dân của Đảng NDCM Lào đề ra, nhân dân các bộ tộc Lào đã phát huy hết tinh thần, trách nhiệm của mình, khai thác mọi thế mạnh, tiềm năng sẵn có vào phát triển sản xuất, từng bước đưa đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn sau chiến tranh và làm cho tình hình kinh tế tài chính và đời sống nhân dân ổn định Để đưa đất nước phát triển nhanh hơn, dần hòa nhịp vào sự phát triển của khu vực và thế giới, Đại hội lần thứ IV (1986) của Đảng NDCM Lào đã kịp thời đề ra đường lối đổi mới toàn diện, xây dựng và phát triển đất nước Dưới ánh sáng của đường lối đổi mới, kinh tế Lào phát triển khá mạnh Có thể nhận thấy rằng, từ khi mở cửa, điều chỉnh cơ cấu kinh tế năm 1986 đến nay, Lào từ một trong những nước chậm phát triển nhất đã trải qua thời kỳ khó khăn nhất, để tiến lên xây dựng nền kinh tế quốc dân vững mạnh
So với các nước thành viên ASEAN khác, quá trình chuyển từ nền kinh tế tự nhiên và nửa tự nhiên sang nền kinh tế hàng hóa của Lào rất khó khăn Tuy nhiên, điều đáng mừng là hơn 6 triệu người dân Lào qua phấn đấu gian khổ, đã giành được sự tiến bộ vượt bậc về xây dựng kinh tế quốc dân
Lào đã thực thi nhiều sách lược phát triển kinh tế: thu hút vốn đầu tư nước ngoài; coi trọng xây dựng đặc khu kinh tế; thúc đẩy toàn diện 6 chiến lược thương mại lớn gồm: ngoại thương, sản xuất sản phẩm và quản lý xuất- nhập khẩu, dịch vụ thương mại quá cảnh, phát triển thị trường và quản lý hàng hóa, phát triển nguồn nhân lực và quản lý hành chính, tăng cường hợp tác kinh tế khu vực và tích cực phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Nhằm tạo đột phá cho nền kinh tế, Lào không ngừng mở rộng việc hợp tác giao lưu, thúc đẩy phát triển kinh tế với nhiều nước, đặc biệt là với Việt Nam Thương mại hai chiều giữa hai nước Việt - Lào cũng không ngừng tăng cao với kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 734 triệu USD trong năm 2011, tăng 50% so với năm 2010 Tính đến nay, Việt Nam là nước đầu tư lớn thứ 2 tại Lào Các doanh nghiệp Việt Nam đã đầu tư vào Lào hơn 400 dự án quan trọng với tổng vốn đầu tư khoảng 3,6 tỷ USD Dự báo, đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam sẽ tăng 7 tỷ USD vào năm 2015, kim ngạch hai chiều đạt 2-3 tỷ USD vào năm 2015 và 5 tỷ USD vào năm 2020 Đi đôi với phát triển kinh tế, Lào đã đẩy mạnh phát triển các hoạt động xã hội, tạo ra sự hài hòa trong phát triển Với chủ trương coi giáo dục là điểm mấu chốt trong việc xây dựng xã hội Lào văn minh hiện đại, ngành giáo dục Lào đã có bước tiến dài Hệ thống giáo dục hằng năm đã đào tạo ra một số lượng lớn cán bộ có chuyên môn phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước Đặc biệt, để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngoài số tự đào tạo được, hằng năm Lào còn gửi hàng ngàn học sinh, sinh viên ra nước ngoài học tập Riêng với Việt Nam, hợp tác giáo dục - đào tạo phát triển nguồn nhân lực được ưu tiên và mở rộng với nhiều hình thức, được thực hiện từ trung ương tới các bộ, ngành, địa phương, tổ chức, doanh nghiệp Mỗi năm, Việt Nam tiếp nhận khoảng 650 học sinh Lào và hiện có tới gần 5.000 du học sinh Lào đang học tập tại Việt Nam Nhờ đó, trình độ của cán bộ Lào không ngừng tăng lên Nếu năm 1995, số cán bộ có trình độ trên đại học của Lào chỉ có 0,45%, cao cấp và đại học là 15,16%, không có tiến sĩ và phó tiến sĩ, thì chỉ trong vòng 11 năm (1995 - 2006), Lào đã có 275 tiến sĩ, 2.017 phó tiến sĩ; 13.833 thạc sĩ, đại học; 14.905 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cao cấp…
Với mục đích nâng cao hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, việc chăm sóc sức khỏe, xây dựng môi trường, không gian văn hóa mang đậm tính dân tộc luôn được Đảng, Nhà nước Lào chú trọng Hàng năm, Lào tập trung xây dựng, nâng cấp các bệnh viện từ trung ương đến địa phương, tiến hành cải tạo, nâng cấp các cơ sở khám chữa bệnh ở tuyến dưới Bên cạnh đó, các hoạt động văn hóa - xã hội, thể dục, thể thao cũng được đẩy mạnh Ở hầu hết các bản làng, ngoài các hoạt động văn hóa truyền thống, việc xây dựng đời sống văn hóa mới đã dần xóa bỏ được các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan trong đời sống nhân dân, làm cho nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, từ đó họ nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc xây dựng một nước Lào phồn vinh, giàu mạnh.
Khái quát văn hóa truyền thống của đất nước Lào
Các phong tục tập quán tốt đẹp của Lào có nguồn gốc từ nền sản xuất nông nghiệp và được nuôi dưỡng, bảo vệ trong các bản mường Những phong tục này được gọi là "hít bản, không mường" và được người dân thừa nhận, tự giác thực hiện Dù trải qua những biến đổi lịch sử và có sự khác biệt giữa các địa phương, thì các phong tục cổ truyền này vẫn phản ánh rõ nét phương thức sản xuất và hình thái sinh hoạt đặc trưng của xã hội Lào.
Nước Lào nằm sâu trong lục địa châu Á, nơi giao tiếp giữa hai nền văn minh cổ đại nổi tiếng Ấn Độ Và Trung Hoa Bởi vậy trong quá trình lịch sử, nhân dân Lào còn tiếp thu các trào lưu văn hóa tràn qua vùng này, ảnh hưởng sâu sắc nhất là Phật giáo và văn hóa Ấn Độ Việc đạo Phật được truyền bá rộng rãi ở Lào là bước ngoặt quan trọng đối với nền văn hóa cũng như phong tục tập quán của Lào Sự giao lưu văn hóa của các nước láng giềng cũng tác động ít nhiều đến tập quán của nhân dân Lào Nhưng những yếu tố khách quan đó càng làm cho bản sắc dân tộc thêm đậm đà, phong phú, giàu sức sống để vượt qua những thử thách quyết liệt gần hai thế kỷ, trước chính sách đồng hóa dân tộc của phong kiến Khơ- me, Xiêm và thực dân Pháp
Nước Lào đất rộng, dân không đông lại gồm nhiều dân tộc, bộ tộc Tuy cùng sinh sống bằng nghề nông nhưng trình độ sản xuất không đồng đều nên phong tục tập quán ở mỗi miền có sự khác biệt, thậm chí trong một tỉnh cũng không hoàn toàn đồng nhất Vì thế mà phong tục tập quán ở Lào rất đa dạng thể hiện rõ trình độ sản xuất sinh hoạt của mỗi nhóm dân tộc, bộ tộc
1.3.1 Văn hóa ẩm thực truyền thống
Cây lương thực chủ yếu ở Lào là lúa nếp và lúa tẻ Trên nương rẫy hoặc trong vườn còn trồng ngô, khoai sắn…nhưng đó chỉ là loại lương thực phụ Trước đây diện tích lúa tẻ chiếm tỷ lệ không đáng kể và gạo tẻ chỉ để dùng làm bún, bánh trong những ngày lễ hội Sau cách mạng năm 1945 diện tích gieo trồng lúa tẻ có tăng lên nhưng hầu như người Lào ưa thích ăn gạo nếp Ở nông thôn, xôi thường được ăn vào bữa trưa để những người đi lao động ngoài ruộng, trên nương rẫy mang theo tiện lợi Bữa ăn không cần canh riêu, xào nấu, chỉ khúc cá nướng, gỏi “chèo” (ớt nướng bóc vỏ giã với cá nướng hoặc với mắm cà), quả chuối hoặc ít quả me chín ngọt là xong bữa Các loài thủy sản như cá, ốc, ếch, lươn, tôm, tép…là thức ăn được người Lào ưa thích và trở thành phổ biến trong các bữa ăn của hầu hết các gia đình
Hệ thống sông suối, ao hồ dày đặc ở Lào là nguồn tôm cá vô tận để nhân dân Lào đánh bắt Thịt thú rừng cũng là nguồn thực phẩm quan trọng như hươu, nai, thỏ, kỳ đà, chim, sóc,…trong đó đặc biệt là rắn, trút, dũi đất được người Lào ưa thích Thịt trâu, thịt bò được xếp hàng đầu trong các loại gia súc gia cầm, thịt lợn xếp sau cùng Ở vườn, đất rất rộng nhưng người Lào không trồng nhiều rau xanh như nhân dân một số quốc gia lân cận Ngoài số rau trong vườn, trên nương rẫy, người Lào còn dựa vào nguồn ra quả hái lượm ở trong rừng Cùng với măng rừng, nấm, mướp, bầu, bí người Lào còn rất thích ăn các loại rau quả có vị đắng, chua, chát Các loại gia vị được trồng phổ biến ở vườn, nương rẫy như các loại rau thơm, hành, tỏi, sả…đặc biệt là ớt Ớt là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn của người Lào Trên nương rẫy, gò đất ở đồng ruộng đều được trồng ớt Ớt chín, phơi khô đem gác bếp để ăn quanh năm Những năm mất mùa ớt, tuy không như thiếu lúa gạo nhưng cũng khá vất vả, mọi nhà phải xuôi ngược xa gần để mua bằng được ớt Có nhà phải ăn giềng hoặc gừng thay ớt
Do ăn xôi là chủ yếu nên người Lào hay ăn các món ăn khô, đậm đà như xào, nấu Ngoài muối, người Lào thường dùng “pa-đẹc” (mắm cá) để nêm thức ăn như nước mắm Đến vụ đánh bắt cá, hộ nào cũng làm năm ba chum mắm để ăn quanh năm Các bản mường ven sông suối, đánh bắt được nhiều cá thường làm nhiều mắm để bán hoặc đổi chác với các bản mường ở miền núi Mắm cá không những để nêm thức ăn mà còn trở thành món ăn phổ biến trong những ngày mùa bận rộn công việc đồng áng hoặc những tháng mưa dầm không đi săn bắt hái lượm được Trong những ngày này, bữa ăn ngoài ruộng rẫy chỉ cần khúc cá mắm có ớt, sả thái nhỏ gói lá chuối đem lùi tro gọi là “môôc-pa-đẹc” là xong bữa Hầu như người Lào thích ăn các món nướng, lùi, hông Từ rau xanh đến các loại quả, củ có chất bột người Lào đều hong chứ không luộc Cách nướng hay lùi của người Lào cũng độc đáo, công phu Miếng thịt, con cá thường được nướng chín vàng thơm ngon bằng than củi suốt một hai tiếng đồng hồ
1.3.2 Văn hóa nhà ở truyền thống
Bản làng người Lào lùm thường ở bên các con sông, suối, thuyền bè xuôi ngược dễ dàng Trong bản hầu hết là nhà sàn gỗ, nối tiếp nhau theo dòng sông, suối và quay về một hướng
Giống như nhân dân nhiều nước ở khu vực Đông Nam Á, việc dựng nhà, chuyển đến nhà mới xưa nay ở Lào được coi là việc hệ trọng và có một số tập quán được mọi nhà tự nguyện tuân thủ một cách nghiêm chỉnh Theo quan niệm của người Lào, ngôi nhà là nơi nương tựa suốt cả một đời người Cuộc sống ấm no, hạnh phúc lúc vui buồn của mỗi gia đình đều diễn ra dưới mái nhà sàn gỗ đơn sơ của mình Để dựng một ngôi nhà sàn gỗ, dù lớn hay nhỏ, người Lào thường tiến hành theo trình tự: tìm cột, chuẩn bị tre, gỗ, chôn cột, dựng nhà, làm lễ chuyển nhà mới, trải chiếu…Thực hiện các bước trên, xưa nay người Lào thường dựa vào sức mạnh của tập thể bản mường Đối với các thành viên trong bản mường coi sự giúp đỡ lẫn nhau là nghĩa vụ, là tình nghĩa đối với xóm giềng Người Lào Lùm thường dựng nhà quay về hướng Bắc, lưng tựa vào hướng Nam hoặc chếch đôi chút Nếu quay về hướng khác hoặc nhà cắt ngang hướng Đông - Tây là điều kiêng kỵ
1.3.3 Văn hóa trang phục truyền thống
Từ lâu trong mỗi bản mường, nhân dân có khả năng tự túc được các loại chăn, vải Khi chưa có thuốc nhuộm, người Lào dùng các loại quả rừng, củ rừng Các cô gái thích mặc vải hoa, vải kẻ có màu đậm, tươi tắn như màu cỏ cây hoa lá tự nhiên trong rừng núi bao la trùng điệp của quê hương mình Kiểu áo quần, màu sắc cũng được chú ý sao cho tiện lợi, phù hợp với từng mùa, từng hoàn cảnh cụ thể khi đi lao động sản xuất, dự lễ hội, cưới xin, ma chay…
1.3.4 Văn hóa truyền thống trong quan hệ gia đình, họ hàng, xóm giềng
Các bản mường ở Lào thường có một số dòng họ Mỗi họ có nhiều gia đình Các gia đình này gắn bó chặt chẽ với nhau về mặt truyền thống, tình cảm và kinh tế Về họ hàng, người Lào có họ cha, họ mẹ và họ nhà chồng, nhà vợ Gửi rể là tập quán phổ biến ở nông thôn Lào Một số địa phương có tục gửi rể một thời gian nhất định, khi vợ chồng ra ở riêng sẽ được hưởng một phần tài sản do cha mẹ vợ chia cho Tùy mỗi nhóm dân tộc, mỗi địa phương, quyền lực trong gia đình thuộc người chồng hay người vợ
Trong những ngày lễ hội của bản mường, con gái không bị ngăn cản mà còn được công nhận như một thành viên chính thức Các cô gái Lào có thể tự do kéo sợi, dệt vải, may chăn màn, làm nệm, thêu gối chuẩn bị cho ngày cưới của mình Khi bố mẹ chia tài sản, con gái cũng được hưởng một phần ngang với con trai Riêng giai cấp phong kiến Lào xưa nay không công nhận vai trò của người phụ nữ, luật pháp của vương quốc Lào trước đây quy định người phụ nữ không phải làm nghĩa vụ đối với Nhà nước
1.3.5 Văn hóa đời sống tinh thần, tôn giáo, tín ngưỡng
Về văn hóa nghệ thuật, người dân các dân tộc Lào rất thích ca múa, đặc biệt là các làn điệu dân ca truyền thống Không chỉ trong những ngày lễ hội, vui chơi hợp quần… người Lào còn hay ca hát trong sản xuất ngoài ruộng nương, đi hái lượm trong rừng, xuôi ngược trên các dòng sông Dân ca Lào rất phong phú, giàu âm điệu, mang đậm bản sắc dân tộc được phổ biến rộng rãi trong nhân dân từ nông thôn đến thành thị Dân ca của Lào có nhiều loại như lăm, khắp, xỡng, kạp, ăn nẳng-xử… Mỗi loại lại mang sắc thái riêng của từng miền, từng dân tộc, từng địa phương “Lăm” sử dụng nhiều thể loại thơ nhất được quần chúng ưa thích nhất và phổ biến trong cả nước
- Lễ “Cầu yên” (xù-khoẳn) và lễ buộc chỉ cổ tay (phục khẻn) truyền thống: Ở Lào có một nghi lễ đơn giản nhưng thiêng liêng, trang trọng phổ biến trong nhân dân các bản mường gọi là “xù-khoẳn” Thật vậy, chỉ cần cây nến, bông hoa, bát gạo, sợi chỉ trắng là có thể làm lễ “xù-khoẳn” Lễ “xù-khoẳn” trở thành nghi lễ rất phổ biến từ nông thôn đến thành thị Theo ngôn ngữ Lào thì
“xù-khoẳn” có nghĩa là “vía trở lại”, mâm lễ để “xù-khoẳn” gọi là “pha-khoẳn”, người làm lễ gọi là “mỏ-khoẳn” và nội dung cầu mong trong lễ gọi là “xụt- khoẳn” Xưa nay, người Lào có tập quán làm lễ “xù-khoẳn” trong cả hai trường hợp may và rủi trong cuộc đời mỗi người
Tại các bản mường, nhân dân Lào còn có tục làm một nghi lễ khác có nội dung giống “xù-khoẳn” nhưng gọi là lễ “phục-khẻn” nghĩa là lễ buộc chỉ cổ tay
GIÁ TRỊ VĂN HÓA ĐẶC SẮC CỦA MỘT SỐ NGÔI CHÙA NỔI TIẾNG CỦA ĐẤT NƯỚC LÀO
Vai trò của chùa trong văn hóa Lào
Đất nước Lào được nhắc đến với cái tên Triệu Voi hay còn gọi là xứ sở Cham-pa Nói về truyền thống văn hóa của Lào là nói về một đất nước của chùa tháp và lễ hội Các ngôi chùa ở Lào đóng một vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào
Văn hóa Phật giáo đã du nhập vào Lào từ đời vua Phạ Ngùm và dần dần trở thành quốc giáo Tuyệt đại đa số dân Lào theo đạo Phật bởi hợp với truyền thống nhân ái và bao dung, ít kỳ thị của người Lào Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử Những phong tục tập quán ấy trở thành lệ làng, được các thành viên trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện
Phật giáo được du nhập vào Lào từ thời gian nào và bằng con đường nào hiện nay vẫn chưa có câu trả lời thống nhất, tuy nhiên có thể khẳng định rằng Phật giáo đã có mặt trên đất nước Lào từ rất sớm, trước cả khi quốc gia Lào giành độc lập thống nhất (thế kỷ XIV) Có hai con đường chính để Phật giáo được truyền bá đến Lào là từ phía Bắc xuống và từ phía Nam lên
Theo nhiều nguồn sử liệu còn để lại cho thấy, vào khoảng thế kỷ thứ VIII, những người Môn đầu tiên di cư xuống vùng Tây Lào đã truyền bá Phật giáo cho những cư dân tại đây Những người Môn này đã mang theo rất nhiều kinh Phật, tượng Phật và những tu sĩ am hiểu Phật giáo từ Srilanka đến truyền bá Phật pháp
Từ đó họ truyền đi các ngả và phát triển rộng khắp đến các vùng phía Tây của Lào Đến thế kỷ XIII khi tộc người Lào Thay chinh phục xong toàn bộ phần đất Bắc Lào rộng lớn họ đã tiếp thu đạo Phật theo phái Tiểu thừa và phát triển rộng khắp cả vùng Bắc và Trung Lào Thời gian này, Phật giáo Lào có quan hệ mật thiết với Phật giáo Srilanka Trong khi đó, từ phía Nam, Phật giáo Lào cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo Khmer Dưới thời của đế chế Ăngkor, thống trị từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ XIII, Phật giáo Đại thừa đã được truyền bá vào Lào Thế kỷ XIV khi vua Phạ Ngùm (1316 - 1373) thống nhất toàn bộ lãnh thổ nước Lào, ông đã tiếp thu Phật giáo Tiểu thừa từ Campuchia và phát triển trên khắp đất nước Lào
Như vậy, hiện nay Phật giáo tại Lào tồn tại song song hai hệ phái là Phật giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa, trong đó hệ phái Phật giáo Tiểu thừa chiếm đa số Theo con số thống kê, hiện nay ở Lào có hơn 20.000 tăng ni, khoảng 6.300 cơ sở thờ tự Các tăng ni của Phật giáo Lào sinh hoạt trong một tổ chức chung là Hội Liên minh Phật giáo Lào với 04 ủy ban là Ủy ban quản lý đạo Phật và sư, Ủy ban Phổ biến nhân đạo, Ủy ban Giáo dục và Ủy ban Quản lý chùa chiền Hệ thống từ trung ương đến địa phương theo bốn cấp là: Trung ương, tỉnh (thành phố), huyện và bảng
Do Phật giáo tại Lào đa số theo hệ phái Tiểu thừa nên số lượng sư tăng chiếm đa số (chỉ có hơn 400 vị Ni trong tổng số hơn 20.000 tăng ni) Để tạo điều kiện cho giới nữ được gần gũi Phật pháp, hội Phật giáo Lào cho phép người nữ được tu theo lối bạch y (áo trắng) Suốt đời họ chỉ được thụ tám giới, mặc y phục trắng và ít khi xuất hiện trước đám đông Đối với bậc sư tăng, những người mới vào chùa được gọi là chùa (tức chú tiểu), sau khi thụ đại giới được gọi là Achan (tức là thầy, thầy giáo)
Về chùa Lào, kiến trúc mang phong cách chùa Khmer nhưng cũng mang nhiều nét đặc trưng của lối kiến trúc truyền thống Lào Thông thường ở mỗi bản làng của Lào bao giờ cũng có chùa Ngôi chùa thường được xây dựng trên khu đất trung tâm của làng, cổng chính hướng về phía Tây và các cổng phụ ở ba phía còn lại Quần thể chùa thường có 3 ngôi nhà chính là: phật điện, phật đường và tăng phòng Phật điện là nơi quan trọng nhất, dành riêng cho sư tăng thực hiện các nghi thức Phật giáo, phật đường là nơi sinh hoạt chung của sư tăng và là nơi để các tín đồ đến hành lễ, tăng phòng là nơi ở của các sư Trong chùa cũng có một số công trình phụ trợ như thư viện, lầu trống, nhà khách… Ngoài ra, còn phải nhắc đến hệ thống tháp trong quần thể chùa Lào Có hai loại tháp là tháp thờ xá lợi Phật hoặc liên quan đến Phật và tháp đựng xương cốt người đã khuất Tháp thờ xá lợi Phật thường có quy mô hoành tráng, bề thế, đặc sắc nhất hiện nay là Tháp Luổng ở thủ đô Viêng-chăn, truyền thuyết cho rằng hiện nay trong tháp Luổng có chứa xá lợi tóc của Đức Phật Tháp thờ xương cốt cũng có hai loại là tháp đựng cốt của nhà sư và tháp đựng cốt của phật tử Tháp của sư thường được dựng sau tòa Phật điện, là nơi trang trọng nhất trong chùa Tháp của phật tử với nhiều kiểu dáng khác nhau thường được dựng xung quanh chùa tạo nên màu sắc tôn giáo sinh động cho quần thể ngôi chùa ở Lào
Qua các giai đoạn lịch sử, Phật giáo ở Lào ngày càng được củng cố và phát triển, tuy ở Lào không coi Phật giáo là quốc giáo nhưng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến cuộc sống của người dân các bộ tộc Lào Hình ảnh gắn bó và gần gũi với người dân Lào đó chính là hình ảnh về ngôi chùa và các vị sư
Vốn có nguồn gốc lịch sử và văn hoá từ Vương quốc Lạn Xạng, quốc gia Lào hiện nay được mệnh danh là miền đất “Triệu Voi” (Lạn Xạng tức Triệu Voi) Nền văn hóa Lào được hình thành từ lâu đời, không ngừng bồi tụ, phát triển theo thời gian và rất phong phú, đa dạng Văn hóa Lào nằm trong cơ tầng văn hóa Đông Nam Á nên mang những đặc trưng chung của văn hóa Đông Nam Á
Nằm ở nơi giao hội của hai nền văn minh vĩ đại và hùng mạnh nhất châu Á là Ấn Độ và Trung Hoa, người dân Lào đã hấp thụ những phong tục và tín ngưỡng của hai nền văn minh ấy để hình thành nên một nền văn hóa đặc sắc của riêng mình hết sức độc đáo Tuy có những nét chung của văn hóa Đông Nam Á nhưng văn hóa Lào có rất nhiều nét riêng biệt, đó là bản sắc văn hóa của dân tộc Lào Trong thế ứng xử với các nền văn hóa lớn, văn hóa Lào vẫn giữ được bản sắc dân tộc độc đáo và không ngừng phát triển
Trên đất nước Lào đã tồn tại một nền văn hóa lâu đời với những nét truyền thống hết sức độc đáo Đó là văn hóa núi rừng, cao nguyên, văn hóa lúa nước đan xen với văn hóa ngư thủy; lễ đâm trâu đan xen với hội té nước… Đó là nền văn hóa mở nhưng mang tính độc lập cao Văn hóa vật chất độc đáo của người Lào thể hiện trong qua trang phục, nhà ở, thủ công mỹ nghệ truyền thống hết sức phong phú
Văn hóa tinh thần của nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo với rất nhiều lễ hội đặc sắc Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân cao nhất thế giới, chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau- chất keo văn hoá Phật giáo Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi, ăn diện và múa hát Lễ hội cũng là biểu hiện của văn hoá tâm linh phật giáo từ, bi, hỉ, xả đã ăn sâu vào máu thịt bao đời người dân các bộ tộc Lào, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh mà quyến rũ
Văn hóa truyền thống của người Lào là văn hóa của đất nước triệu voi, đất nước hoa chăm pa; ở nhà sàn, ăn cơm nếp, thổi khèn, múa lăm vông; phụ nữ mặc váy, búi tóc Nét nhân văn mang tính truyền thống của các bộ tộc Lào còn thể hiện ở phong tục lễ hội (Hệt Bun), hành lễ hàng tháng (Hịt Xíp Xoong), tục kiêng kỵ (Khoong Xíp Xi) Thời gian chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô, người Lào làm lễ hội mừng năm mới (Bun Pi May); có tục làm lễ buộc chỉ cổ tay (Ba Si
Su Khuận) và té nước (Hốt Nắm) mong xua đuổi cái xấu đi cùng năm cũ, để năm mới có tư duy mới, có cái tốt, cái thiện và gặp nhiều may mắn mới Chính điều này góp phần làm nên bản sắc riêng và hình thành hệ giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào
Một số ngôi chùa nổi tiếng của đất nước Lào
2.2.1.1 Lịch sử hình thành của chùa That Luang Đất nước Lào được coi là Quốc đạo của Phật giáo vì vậy Lào có rất nhiều những ngôi chùa nổi tiếng Một trong những công trình Phật giáo đáng chú ý nhất tại đây là Đại Bảo Tháp Pha That Luang
Nằm tại thủ đô Viêng-chăn cổ kính hiền hòa, trầm mặc và bình yên, ngôi chùa vàng hay còn gọi là Pha That Luang, là di tích quốc gia quan trọng nhất tại Lào; một biểu tượng của văn hóa và tôn giáo Quốc gia Lào Pha That Luang được xây dựng năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt Đại Bảo Tháp này còn thể hiện sự huy hoàng, niềm tự hào dân tộc của Lào, được in trên tiền giấy và quốc huy của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
Ngôi chùa Pha That Luang là một đài tưởng niệm tôn giáo tiêu biểu nhất của quốc gia Lào, tọa lạc trên một ngọn đồi cách trung tâm Vạn Tượng khoảng 3km về hướng Bắc Thời điểm thành lập của ngôi chùa được ghi chú từ thế kỷ thứ III trước Công Nguyên Các nhà truyền giáo Asoka đã dựng lập một đền thờ tại đây để tôn trí xá lợi của Ðức Phật Tuy nhiên, phần kiến trúc tôn giáo sớm nhất còn duy trì trên khu đất này, dường như đươc ghi chú tại một tu viện Khmer vào khoảng thế kỷ XII
Vào giữa thế kỷ XVI, vua Setthathirat đã dời kinh đô từ Luang Prabang về Vạn Tượng, và đã ra lệnh xây cất chùa That Luang Công trình bắt đầu vào năm
1566 Vì được bao phủ bằng vàng, ngôi chùa đã liên tục bị xâm chiếm bởi Miến Ðiện, Thái và Trung Hoa Cuộc xâm lăng của Thái vào năm 1828 đã gây thiệt hại nặng nề cho kinh đô và That Luang đã thực sự bị bỏ rơi
Theo truyền thuyết, trong tháp có lưu giữ xá lợi của Đức Phật là một sợi tóc và rất nhiều châu báu That Luông gồm tháp chính cao 45 thước, bao quanh là các tháp phụ, sơn thếp vàng
Truyền thuyết của người Lào kể lại rằng, vào năm 236 Phật lịch (thế kỷ thứ III trước công nguyên), năm nhà sư người Lào tên là Phạ-mạ-hả-ắt Ta-na-thể-la, Phạ-mạ-hả Chum-lạ-lắt-tạ-na-thể-la, Pham-mạ-hả Xu-văn nạ-pa-xả-thạ-thể-la, Phạ-mạ-hả Chun-la-xu-văn nạ-pa-xả-thạ-thể-lạ và Phạ-mạ-ha Xẳng-khạ-vi xả- thể-lạ sau khi học xong ở Ấn Độ trở về quê hương Họ đem về Lào chiếc xương đầu gối của Đức Phật Năm nhà sư tới mường Viêng- chăn và thuyết phục chạu mường (thủ lĩnh mường) là Chămthabuli Pạ-xit-thi-xắc cho dựng That Luangđể cất giữ xá lợi Phật Chạu mường Viêng-chăn vui sướng nhận lời và cho dựng lên ngôi tháp Đại Phật Tích (That Luang)
Vào năm 1563, sau khi giành được một loạt chiến thắng quân sự trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Miến Điện ở Hat-sỏi, Pa-khoui Mường Xén, Vua Xẹt thả-thi-lạt vì những lý do chiến lược đã dời đô từ Luổng-Phạ-bang về Viêng-chăn Tại đây ông cho xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, Vào năm
1566, ông cho dựng That Luang trên một ngôi chùa cũ, cách Viêng Chăn chừng khoảng hai cây số Năm 1911, trong khi nghiên cứu That Luang, nhà khoa học người Pháp Henri Pác-măng-chiê đã phát hiện ra khối cong chính của ngôi tháp đã trùm lên và che lấp một ngôi tháp cũ
That Luang là kiến trúc trung tâm của chùa That Luang và là một trong những tháp Phật lớn nhất ở Lào (chân rộng 90m x 90m và cao 45m) Trung tâm của tháp là một khối lớn uy nghi, trang nhà vươn lên cao như một mũi tên Đế của khối trung tâm là một đài sen hình vuông đang nở tung những cánh vàng ra bốn phía Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên
Chùa That Luang là một trong những công trình phật giáo kì vĩ tại Lào That Luang hay (Pha) That Luang (“Thạt” có nghĩ là “Lớn” trong tiếng Lào), là công trình Phật giáo ở Viêng-chăn Lào That Luang được xây năm 1566 dưới triều vua Xệt-thả-thi-lạt, theo hình một nậm rượu, trên một phế tích của một ngôi đền Ấn Độ thế kỷ XIII Từ lâu, ngôi chùa nổi tiếng này đã trở thành biểu trưng văn hóa cho sự sáng tạo vượt bậc của người dân Lào ở thế kỷ XVI, khi vương quốc Lạn Xạng dời đô về Viêng-chăn
2.2.1.2 Đặc điểm kiến trúc của chùa Pha That Luang
Chùa That Luang là một tòa lâu đài đồ sộ, tráng lệ, màu hơi vàng, nằm ngạo nghễ ở trung tâm kinh thành với ngôi tháp lớn hình nậm rượu đâm thẳng lên trời cao với tư thế hoàn toàn tự tin và kiêu hãnh Tháp được đặt trên một hình đế bắng hoa sen xòe ra các cánh, bên dưới là một cái bệ khổng lồ hình bán cầu tạo thành 4 múi có đáy vuông Toàn bộ khối kiến trúc là một khuôn viên có tường bao quanh và chính giữa là khối tháp và bệ chủ thể và nền tam cấp hết sức uy nghi và bề thế Cùng với tường thành cao bao bọc ở ngoài cùng là 4 dãy hành lang có mái giới hạn cho khuôn viên vuông vức Với 4 cánh cửa ra vào ở chính giữa 4 mặt Chung quanh bệ tháp lớn là 30 tháp nhỏ Trên thân mỗi tháp nhỏ có đắp nổi một câu kệ của nhà Phật viết bằng tiếng Pali như sau: “Làm lễ trong tu niệm”,“ Làm lễ trong thông tuệ”, “Làm lễ trong tinh tiến”, “Làm lễ trong nhẫn nại” Tại cửa Tây có hai cột đá, một cột có 9 dòng chữ Pa-li Một dòng ghi
“tháp dựng vào ngày trăng tròn tháng Giêng năm 2129” (tức năm 1586 dương lịch) Các dòng khác ghi lại việc dựng tháp gắn liền với việc lập tu viện Phật giáo ở chính địa điểm này, cùng với những quy ước trong cuộc sống và tu hành của những người tham gia xây tháp
That Luanglà ngôi chùa cổ, lớn nhất của Lào với diện tích đáy hình vuông và chiều cao 45m Khối trung tâm với phần đế là một đài sen vàng với phần cánh nở tung ra bốn phía Trên đài sen là bệ cao có hình vuông và có cấu trúc khá phức tạp Chân bệ là những nấc vuông càng lên cao càng nhỏ lại để rồi phình ra ở trên thành một gờ nổi lớn hơi ngả ra ngoài làm làm chỗ đứng vững chãi cho hình quả bầu thon thả phía trên
Sở hữu thiết kế hình nậm rượu độc đáo, bên ngoài ngôi chùa được dát vàng nguy nga, tráng lệ chính là nét nổi bật tiêu biểu của ngôi tháp Pha That Luang Tháp có nhiều bậc thang tượng trưng cho những giai đoạn khác nhau trong giác ngộ Phật giáo của Thích Ca Mâu Ni Mức thấp nhất đại diện cho thế giới vật chất và mức cao thể hiện cho cõi hư vô
VAI TRÒ CỦA CHÙA TRONG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN CÁC GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀO
Vai trò của các ngôi chùa đối với sự phát triển của văn hóa đất nước Lào ngày nay
Nền văn hóa Lào độc đáo được hình thành từ sự giao thoa của hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa Mặc dù mang nhiều nét chung của Đông Nam Á, văn hóa Lào vẫn duy trì bản sắc riêng biệt, thể hiện qua phong tục, tín ngưỡng và cách ứng xử Trong tương tác với các nền văn hóa lớn, văn hóa Lào vẫn giữ nguyên bản sắc dân tộc, không ngừng phát triển và phong phú thêm.
Văn hóa truyền thống của người Lào là văn hóa của đất nước Triệu Voi, đất nước hoa chăm-pa; ở nhà sàn, ăn cơm nếp, thổi khèn, múa lăm vông; phụ nữ mặc váy, búi tóc Nét nhân văn mang tính truyền thống của các bộ tộc Lào còn thể hiện ở phong tục lễ hội (Hệt-Bun), hành lễ hàng tháng (Hịt-Xíp- Xoong), tục kiêng kỵ (Khoong-Xíp-Xi) Thời gian chuyển tiếp từ mùa mưa sang mùa khô, người Lào làm lễ hội mừng năm mới (Bunpimay); có tục làm lễ buộc chỉ cổ tay (Ba-Si-Su-Khuận) và té nước (Hốt Nắm) mong xua đuổi cái xấu đi cùng năm cũ, để năm mới có tư duy mới, có cái tốt, cái thiện và gặp nhiều may mắn mới Chính điều này góp phần làm nên bản sắc riêng và hình thành hệ giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào
Di sản văn hóa truyền thống phi vật thể bao gồm tinh thần, tư tưởng, lý tưởng, niềm tin, bản lĩnh chính trị, đạo đức, phong tục, nếp sống văn minh, trình độ dân trí, các loại hình nghệ thuật… Cả những di sản văn hóa truyền thống vật thể và phi vật thể đều được chứa đựng trong cơ sở vật chất văn hóa, trong hoạt động xã hội, trong nhân cách mỗi người, trong các quan hệ cộng đồng,… đều được coi như tế bào sống hợp thành hệ giá trị văn hóa truyền thống của các bộ tộc Lào
Nói đến văn hóa Lào thường nói đến văn hóa Phật giáo Văn hóa Phật giáo được du nhập vào nước Lào từ thế kỷ XIV và dần dần trở thành quốc giáo Tuyệt đại đa số dân Lào theo đạo Phật bởi hợp với truyền thống nhân ái và bao dung, ít kỳ thị của người Lào Đạo Phật đã ăn sâu vào tư tưởng của người Lào, ảnh hưởng này được phản ánh trong ngôn ngữ và nghệ thuật, tạo nên một dân tộc Lào rất riêng Nhân dân Lào có nhiều phong tục tốt đẹp được hình thành trong quá trình lịch sử Những phong tục tập quán ấy trở thành lệ làng, được các thành viên trong bản mường thừa nhận và tự giác thực hiện
Văn hóa tinh thần của nền văn hóa Lào là nền văn hóa Phật giáo với rất nhiều lễ hội đặc sắc Lào là nước có tỉ lệ chùa so với dân cao nhất thế giới, chùa chiền, đền tháp là nơi gắn bó cả đời với người Lào, cũng là chất keo cộng đồng gắn kết các bộ tộc Lào lại với nhau- chất keo văn hoá Phật giáo Lễ hội gắn với chùa chiền, chùa chiền gắn liền với làng bản, là nơi để mọi người gặp gỡ, vui chơi, ăn diện và múa hát Lễ hội cũng là biểu hiện của văn hoá tâm linh phật giáo từ, bi, hỉ, xả đã ăn sâu vào máu thịt bao đời người dân các bộ tộc Lào, góp phần tạo nên bản sắc văn hoá Lào trường tồn, lung linh mà quyến rũ
Qua các giai đoạn lịch sử, Phật giáo ở Lào ngày càng được củng cố và phát triển, tuy ở Lào không coi Phật giáo là quốc giáo nhưng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò và ảnh hưởng của Phật giáo đến cuộc sống của người dân các bộ tộc Lào Hình ảnh gắn bó và gần gũi với người dân Lào đó chính là hình ảnh về ngôi chùa và các vị sư
Các ngôi chùa ở Lào đóng một vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của người dân Lào Có thể nói rằng các ngôi chùa có chức năng là cơ sở giáo dục Nói chung, dù chùa nhỏ hay lớn, đơn sơ hay hoành tráng, đều có chung một mục đích là mang tính tác dụng giáo dục Thử nhìn lại, những giai đoạn hưng vong, thạnh suy của dân tộc và Phật giáo, lịch sử đã chứng minh, bất luận thời nào, ngôi chùa cũng đóng một vai trò then chốt quan trọng trong việc điều hướng giáo dục quần chúng nhân dân
Có thể nói chùa là cái nôi là cái lò rèn luyện chuyên đào tạo cho mọi người hướng thiện tu hành Có những ngôi chùa biến thành như một ngôi trường làng, đề ra chương trình giáo dục thực tiễn nhằm xây dựng đạo đức nhân bản cho con người Mục đích là nhằm đào tạo con người có được đời sống tâm linh phong phú và trên hết là chất liệu văn hóa tình người Ðó là con đường hướng đến chân, thiện, mỹ mà những vị tăng ni đóng vai trò chủ chốt trong việc đào tạo này Ngoài ra, ngôi chùa còn là một hình ảnh thân thương rất quen thuộc gần gũi với nếp sống hiền hòa của những người dân quê mộc mạc Vì chùa là mái ấm che chở ấp ủ nuôi dưỡng đời sống tâm linh của họ Họ xem ngôi chùa như là một mái ấm gia đình chung Do đó, nên họ cùng nhau quyết tâm đóng góp xây dựng bảo vệ và phát huy mạnh mẽ Mái chùa là niềm an ủi xoa dịu những nỗi buồn u uất đè nặng trong tâm hồn của họ Và vì thế nên họ không thể nào quên được Ðó là một tình cảm thật thân thiết đậm đà nồng nàn, chứng tỏ hình ảnh của ngôi chùa nó đã ăn sâu trong lòng người dân Lào như là một dấu ấn sâu đậm không thể nào phai nhòa trong tâm trí của họ
Về thực chất đạo đức, ngôi chùa còn có tác dụng trực tiếp hướng dẫn con người hướng thiện Nền luân lý đạo đức của Phật giáo dạy người Phật tử phải ăn ở hiền lành Năm giới cấm của người Phật tử tại gia, đó là 5 nguyên lý đạo đức căn bản mà người Phật tử phải giữ gìn cẩn thận Ðồng thời phải ý thức và áp dụng lý nhân quả vào đời sống
Nói tóm lại, ngôi chùa ngoài hình thức ngoại diện như lối kiến trúc thẩm mỹ mang tính chất nghệ thuật tuyệt hảo biểu trưng đầy đường nét hoa văn dân tộc tính ra, nó còn có nhiều chức năng nhằm nuôi dưỡng đời sống tâm linh và đóng góp xây dựng nếp sống đạo đức hiền hòa cao đẹp cho con người theo chiều hướng thánh thiện Ðồng thời, nó cũng còn đáp ứng được những nhu cầu tín ngưỡng, thờ phụng, lễ bái, tu học, sinh hoạt xã hội của mọi tầng lớp dân chúng
Do đó, ngôi chùa thật là quan trọng mà chúng ta cần phải có bổn phận bảo tồn duy trì và phát huy mạnh mẽ trong tinh thần phụng sự nhơn sinh vậy Đối với Phật giáo ở Lào, ngôi chùa mang một ý nghĩa vô cùng quan trọng, trở thành trung tâm văn hóa của bản làng, nơi tổ chức những buổi vui chơi, hội hè của nhân dân Chùa cũng là nơi giảng dạy giáo lý, dạy chữ cho người dân, nơi mà các nam thanh niên Lào vào tu học để tu nhân tích đức, để trở thành những người có ích cho xã hội Trong lịch sử, trường chùa không chỉ thuần túy là nơi giảng dạy kiến thức thông thường mà đã trở thành nơi đào tạo nguồn nhân tài cho đất nước, cho quốc gia Đối với người dân Lào, ngôi chùa không mang tính huyền bí, siêu đẳng, người dân vào chùa không có cảm giác e ngại, sợ sệt bởi lẽ đạo và đời diễn ra ngay trong ngôi chùa Mối quan hệ mật thiết này đã làm cho mọi nếp sống sinh hoạt càng trở nên vui tươi, lành mạnh và hun đúc cho mọi người tinh thần hồn nhiên, hiền hòa, một cuộc sống thanh bình, hữu hảo
Các nhà sư ở Lào là một tầng lớp đặc biệt trong xã hội, họ được coi trọng và có vị trí cao trong xã hội Nếu như người dân chăm lo cho sư tăng về đời sống vật chất, thì ngược lại, tầng lớp các nhà sư là những người chăm lo về đời sống tinh thần cho mỗi người dân Chính vì vậy, vai trò của các nhà sư trong đời sống văn hóa của cư dân Lào là vô cùng sâu đậm, gắn bó như một phần hữu cơ của cuộc sống
Trong quan niệm của người Lào các nam thanh niên đến tuổi trưởng thành, đã qua thời gian ở chùa được coi là những người chín chắn, còn nếu chưa từng ở chùa, thì dẫu sống đến già vẫn bị coi là người chưa chín chắn Trong cuộc sống của người Lào, nếu khi cha mẹ tật bệnh hoặc mất, hoặc khi gia đình gặp phải những điều không may mắn người ta cũng thường xin vào chùa tu một thời gian để thêm phúc đức cho người thân, cho gia đình tai qua, nạn khỏi Người Lào cũng cho rằng, nếu trong thời gian người nam thanh niên ở trong chùa mà cảm thấy con đường tu hành là lý tưởng cao đẹp thì có thể đi tu luôn cũng được và đây cũng là một vinh dự cho bản thân và gia đình người xuất gia Tuy nhiên, để được là người tu sỹ gắn bó trọn đời với Phật pháp, việc tuyển lựa cũng phải qua rất nhiều khâu kỹ càng và cẩn trọng theo đúng truyền thống Phật giáo
Trong cuộc sống, khi người dân Lào gặp ốm đau bệnh tật cũng thường lên chùa cầu an và xin các sư chữa bệnh giúp, nhiều ngôi chùa cũng là nơi phát thuốc chữa bệnh cho người dân Đặc biệt khi người dân Lào từ giã cõi đời, ai cũng mong muốn xương cốt của mình được gửi vào chùa để được siêu thoát Đối với người Lào, đi tu là cách tốt nhất để bày tỏ lòng biết ơn cha mẹ và đó cũng là cách để tang phổ biến nhất của nam giới Người Lào cũng cho rằng khi người ta chết đi tức là thuộc về chùa, và vì vậy không lập bàn thờ ở nhà, khi cần cầu cúng cho người đã chết, họ sẽ mang lễ vật lên chùa và thỉnh sư tăng trong chùa làm lễ cho người thân quá cố của mình
Trong quá trình phát triển, Phật giáo đã để lại nhiều dấu ấn trong đời sống văn hóa của cư dân các bộ tộc Lào Phật giáo đã đi vào đời sống, hiện hữu như một thực thể hữu cơ và tạo nên những nét truyền thống đặc biệt mà chỉ trong văn hóa của Lào mới có Đó cũng chính là lí do để đạo Phật có mặt, tồn tại và phát triển vững bền qua hàng ngàn năm trên đất nước của xứ sở hoa Chămpa.
Những vấn đề đặt ra trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa chùa ở Lào
Văn hóa Phật giáo ở Lào đóng vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống tinh thần của người dân Lào Phật giáo đã lan truyền và thấm sâu vào đời sống xã hội, góp phần quan trọng trong đời sống tư tưởng, văn hóa, đạo đức, lối sống,… tạo thành bản sắc văn hóa dân tộc Qua quá trình hình thành và phát triển, văn hóa Phật giáo đã theo chiều dài lịch sử, kết tinh những giá trị văn hóa đặc sắc được truyền qua các thế hệ
Trong bối cảnh hiện nay, những giá trị di sản văn hóa được nhìn nhận như một nguồn lực phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương Hiện nay các ngôi chùa ở Lào đang được cấp kinh phí để bảo trì, tôn tạo, nâng cấp và mở rộng Các ngôi chùa ở Lào trở thành điểm đến được nhiều khách du lịch lựa chọn trong chuyến hành trình khám phá của mình
Trong những năm gần đây, chính phủ Lào đã có các nguồn kinh phí đầu tư cho việc trùng tu, tôn tạo, phục dựng lại các ngôi chùa Trước đây việc xây dựng hoặc trùng tu các ngôi chùa ở Lào chủ yếu bằng nguồn kinh phí quyên góp, tiết kiệm của nhà chùa, của các nhà hảo tâm và của khách thập phương Nhiều ngôi chùa từ hoang tàn đổ nát còn lại nền móng và dấu vết nay đã được hồi sinh Trong số các chùa đó có Chùa Pra Kẹo hiện được cả nước trân trọng, gìn giữ như một báu vật, một biểu tượng của vương quốc Lạng Xạn trong suốt nhiều thế kỷ Mỗi lần tu sửa, thiết kế ban đầu đều được tuyệt đối tôn trọng để công trình luôn giữ được nguyên mẫu Ở Viêng-chăn, do cuộc tàn phá kinh thành năm 1826, nên tất cả các chùa đều phải xây lại Ngoài một số chùa quan trọng nhất được tái thiết theo đúng bản vẽ cũ, số còn lại được xây mới trên nền cũ có pha tạp phong cách kiến trúc khác, thậm chí hơi giống cả kiến trúc phương Tây, nhưng tất cả đều có dáng hình rất đẹp Đặc trưng các chùa ở Luang Pra Bang có điểm khá giống nhau ở chỗ, các hàng cột mái đều có thân tròn, còn cột chùa ở Viêng-chăn lại có thân hình vuông
Có được những ngôi chùa khang trang đẹp đẽ, kiến trúc độc đáo, phần lớn là nhờ ở sự cố gắng, năng động của các sư trụ trì, công đức của nhân dân, sự phối hợp giữa các ban ngành chức năng và chính quyền các cấp Thực tế trùng tu, tôn tạo, phục dựng lại các ngôi chùa nói trên đã góp phần khôi phục, nâng cao giá trị văn hoá và rút ra những kinh nghiệm trong nghệ thuật kiến trúc chùa Đó là những giá trị về tâm linh tín ngưỡng thờ Phật, là giá trị về chân – thiện – mỹ, hướng về cội nguồn dân tộc, bởi chùa chiềng ngày nay không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ đạo Phật mà còn là nơi vãn cảnh, tham quan của nhiều du khách thập phương, nơi lưu giữ những nét truyền thống văn hoá lịch sử của dân tộc
Các ngôi chùa trở thành những di sản văn hoá Phật giáo tồn tại đến hôm nay và đã chứa đựng những giá trị tinh thần lớn lao của cả một dân tộc, chính vì thế việc bảo tồn các giá trị văn hóa của các ngôi chùa phải đảm bảo giữ gìn được kiến trúc cổ xưa, cảnh quan, hiện vật gốc Công việc này đòi hỏi phải tiến hành toàn diện, tỉ mỉ và khoa học với sự tham gia của nhiều cấp nhiều ngành Phải có một giải pháp phù hợp và cách nhìn tổng quát, tăng cường công tác quản lý của nhà nước đối với di sản văn hoá, tích cực xã hội hoá trong công tác trùng tu tôn tạo các di tích chùa chiềng.
Những vấn đề đặt ra trong công tác khai thác, phát triển các giá trị văn hóa chùa ở Lào
Lào là nơi cư trú của hơn 80 dân tộc anh em, được chia thành 04 nhóm ngữ hệ: Lào– Thái, Môn– Khơme, Mèo– Dao, Tạng– Miến Ngoài dân tộc Lào Lum chiếm đa số, mỗi dân tộc Lào đều có những bản sắc văn hóa riêng, tạo nên một kho tàng văn hóa đa dạng, phong phú vô giá Hiện nay trên lãnh thổ Lào còn lưu giữ hàng trăm di tích lịch sử văn hóa có giá trị du lịch, trong đó tiêu biểu như: Tháp Thạt Luông, Chùa Xi Mường, Vạt Xa Kệt, Đen Pha Kẹo, Vạt Xiêng Khuan, Tháp Chỏm Xỉ, Chùa Vi Xun, Vạt Xiêng Thoong Hệ thống chùa ở Lào cũng là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa của nhân dân các bộ tộc Lào Các giá trị văn hóa này cũng được xem như là một sản phẩm du lịch Đối với hoạt động du lịch, văn hóa có vai trò đặc biệt quan trọng, quyết định cho sự hình thành sản phẩm du lịch Tuy vậy, để khai thác đưa văn hóa trở thành sản phẩm du lịch là điều không hề đơn giản Văn hóa là kho tư liệu chứa đựng các giá trị lịch sử văn hóa, lịch sử cách mạng, các thành tựu văn hóa của dân tộc, của các cộng đồng dân cư, còn sản phẩm văn hóa là những giá trị văn hóa đã được quy hoạch, thiết kế, quảng bá để khai thác hoạt động du lịch Những năm qua, cùng với các sản phẩm du lịch khác, du lịch văn hóa đã trở thành một sản phẩm du lịch hấp dẫn thu hút đông đảo du khách đến với đất nước Lào từ mọi miền trên thế giới
Những năm qua, ngành du lịch Lào phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước Triệu Voi Việc Chính phủ Lào ưu tiên thúc đẩy du lịch đã góp phần đưa vẻ đẹp thanh bình, êm ả của đất nước Lào đến với bạn bè quốc tế, đồng thời góp phần giúp nền kinh tế Lào phát triển Du lịch Lào được chia làm 7 vùng chính: Vientiane, Xiengkhoang, Luang Phabang, Thakhek, Savanakhet, Pakse và Champasak Đặc biệt, Vientiane (Viêng Chăn) còn được gọi là “xứ chùa”, Vientiane nằm thoai thoải ven sông Mê-kông, bên kia bờ là tỉnh Nong- khai (Thái Lan) Khúc sông này, năm 1994 chính phủ Úc đã tài trợ xây chiếc Cầu Hữu Nghị Lào- Thái (Lao-Thai Friendship Bridge) dài 1.240m Chính nhờ chiếc cầu này đã ra mở ra hướng phát triển mới cho du lịch 2 nước, kết nối hành lang Đông – Tây và mở ra sự phát triển cho ngành du lịch của cả 3 nước Đông Dương Bờ sông Vientiane chưa được khai thác đúng mức, chủ yếu mới ở mặt hàng ăn, quán cóc Quán cóc ven bờ sông Vientiane rất đa dạng về thực phẩm, với nhiều món ăn ngon và lạ miệng
Với nhiều điểm du lịch đặc sắc, hấp dẫn, thời gian qua, Lào đã là lựa chọn của không ít du khách quốc tế Ngành công nghiệp “không khói” của đất nước Triệu Voi đã mang lại những kết quả tích cực cho nền kinh tế, giúp thúc đẩy các ngành nghề kinh doanh liên quan du lịch, tạo nhiều việc làm cho người dân, kích thích phát triển cơ sở hạ tầng Các chương trình xúc tiến, quảng bá du lịch được Chính phủ Lào chú trọng đẩy mạnh những năm qua đã tạo ra những điểm sáng cho bức tranh du lịch của Lào Viêng Chăn phát động
“Năm Du lịch quốc gia 2018”, một hoạt động quan trọng nhằm thúc đẩy du lịch và bảo tồn các giá trị văn hóa và phong tục tập quán tốt đẹp của người dân Lào Trong Năm Du lịch quốc gia 2018, Lào triển khai nhiều hoạt động phong phú, đa dạng như phát triển du lịch thiên nhiên, văn hóa và lịch sử; nâng cao nhận thức xã hội về vai trò và tầm quan trọng của du lịch; lấy khuyến khích du lịch làm chìa khóa tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị của các quốc gia, giúp thúc đẩy kết nối giữa Lào với các nước trong khu vực và trên thế giới Nhiều hội chợ hàng hóa, du lịch với các gian hàng trưng bày sản phẩm thủ công, mỹ nghệ của Lào và nhiều nước như Việt Nam, Thái-lan, Malaysia đã được tổ chức Đất nước Lào với các danh lam thắng cảnh làm say đắm lòng người như tháp Thạt Luổng, chùa Vạt Phu, thác nước Khon Pha-phênh ngày càng thu hút nhiều khách du lịch trong khu vực và trên thế giới Những kết quả tích cực của ngành du lịch Lào thời gian qua không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế quốc gia, mà còn cho thấy, triển vọng hợp tác du lịch giữa Lào và các quốc gia rất tươi sáng, hứa hẹn mang đến nhiều kết quả cho lĩnh vực du lịch của các nước
Chính phủ Lào coi du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Lào, đã dành nhiều ưu tiên cho ngành này và kết quả đem lại là lượng khách quốc tế đến với Lào đã tăng vượt bậc trong những năm gần đây, điều này không chỉ giúp thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, mà còn giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, đem lại nguồn thu đáng kể cho đất nước.