1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ khoa học: Thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn (Nghiên cứu trường hợp phụ nữ sau ly hôn tại quận Thanh Xuân, TP Hà Nội)

119 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG THÙY LƯƠNG

(Nghiên cứu trường hop phụ nữ sau ly hôn tại Quận Thanh Xuân, TP Hà Nội)

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

DƯƠNG THÙY LƯƠNG

THỰC TRANG ĐỜI SÓNG VAT CHAT VA

DOI SONG TINH THAN CUA PHU NU SAU LY HON

(Nghiên cứu trường hop phụ nữ sau ly hôn tai Quận Thanh Xuân, TP Ha Nội)

CHUYÊN NGHÀNH : XÃ HỘI HỌCMã số: 60 31 03 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Người hướng dẫn khoa học : PGS TS NGUYEN THỊ KIM HOA

Hà Nội 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kếtquả trong luận văn là trung thực Việc sử dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của ngườikhác đảm bảo đúng quy định Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được

công bố trong bắt kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Dương Thùy Lương

Trang 4

1 Lý do chọn đề tài -22222222++22221111112222222111112222121 2.22 E1 eeree 1

2 Y nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễn -222¿:222221152222227111122 2222211 ccerrrre 2

3 Tổng quan van đề nghiên cứu -2222222++2222222212222222222111222222221 cxe 3

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên CỨU 2-22 22SSEvEEEEE£E+E+Ezxexrxexerrrrrrrrreresres 7

5 Đối tượng, khách thé, phạm vi nghiên cứu zz+22E++zz++222x+zztrzrrrscce+ 76 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 222¿+2222EEEE222+++2222222222222222EExxeccred 87 Phương pháp nghién CỨU St ‡xEEEE#kEEEEEkEkETH HH ri 9

CHƯƠNG |: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THUC TIEN CUA ĐÈ TÀI 11

1.1.CƠ SỞ lý TUẬN - (tt SE HH HH HH 11

1.1.1.Cac khai ni€m CONG CU ớậgỈ—"Ằm3ẰẰ% 11

1.1.2.Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu oo ees eeeseseeseeseeeeeees 18

1.2 Cơ sở thực tiQt ec ceccecccccccsecsssessssesssessssesssecessessseceseeessvessrecssecesnesssecesseesseceaseesseeesneeesecs 22

1.2.1 Tình hình ly hôn tại Việt Nam - - 5-55 1+2} seErrrersrererrerree 22

1.2.2.Khái quát về địa bàn nghiên cứu - 2 2+ 2+E++EE+EEeEEerEerrerrerrsre 24CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SONG VAT CHAT VÀ ĐỜI SONG TINH

THAN CUA PHU NU SAU LY HÔN -22222+2EEEE+222215122211E2221EcerEtee 28

2.1 Đời sống vật chat của phụ nữ sau ly hôn -2cc+++++2t2222zzvxxxe 282.1.1 Van dé nhà ở của phụ nữ sau ly hôn - 2 2 2 s+x+£+ezxzxzzxezrsee 29

2.1.2 Vấn dé tài sản của phụ nữ sau ly hôn 2- 2 2 2+ x+£s+£+zxzzxerxee 34

2.1.3.Về van đề công việc tạo dựng kinh tế sau ly hôn . -: 37

2.1.4.Van dé chi tiêu trong cuộc sống của phụ nữ sau ly hôn 4I

2.2.Đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn - 22222222cz2222E2222ccrrrr 49

2.2.1 Các quan hệ xã hội của phụ nữ sau ly hôn 5555 + << s++scs++ 50

2.2.2 Đời sống tinh than của phụ nữ với van đề chăm sóc con cái ó6

2.2.3 Sử dụng thời gian nhàn rỗi của phụ nữ sau ly hôn 5: 71

Trang 5

CHƯƠNG 3: CAC YEU TO TÁC ĐỘNG VÀ GIẢI PHÁP DE NANG CAOĐỜI SONG VAT CHAT VA ĐỜI SONG TINH THAN CUA PHU NU SAU

3.1.Các yếu tô tác động đến đời sống vật chat và đời sống tinh than của phụ nữ

Trang 6

DANH MỤC CAC CHU VIET TAT TRONG LUẬN VAN[Sắp xếp theo alphabet chữ cai của từ viết tắt]

TỪ VIET TAT DIEN GIAI

Luật HN & GD Luật hôn nhân và gia đình

PGS.TS Phó giáo sư tiến sĩ

HNGD Hôn nhân gia đình

KDTM Kinh doanh thuong maiXLHC Xử lý hành chính

DH- CD Dai hoc - cao dang

SDH Sau dai hoc

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bảng số liệu 1.1 Bảng thống kê số vụ án thụ lý tại quận Thanh Xuân năm 2016 25

Bảng số liệu 2.1 : So sánh thu nhập trước và sau ly hôn của phụ nữ 39

Bảng số liệu 2.2: Bảng chỉ tiêu trong 1 tháng của phụ nữ sau ly hôn ( người) 47

Bảng số liệu 2.3: Tự đánh giá về đời sống tinh thần của ban thân ( người) 50

Bang số liệu 2.4: Tỷ lệ độ tuổi mắc bệnh trầm cảm ( phần trăm) 57

Bang 2.5: Các lựa chọn dé nâng cao sức khỏe tinh thần (người) 73

Bảng số liệu 2.6: Các lựa chọn hình thức nâng cao hoạt động tỉnh thần của phụI8 108ì)0.1)/160.14)0/0)0 0007877 74

Bang số liệu 2.7: Nhu cầu nâng cao đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn

Trang 8

DANH MỤC BIEU DO

Biểu đồ 1.1: Số vụ ly hôn đã xét xử 10 tỉnh đứng đầu trên cả nước Việt Nam sơDO 201 Ó 5: 5222<2<EEEEEEE2121121121122171 7111121121111 11 1111111111111 11 11 xe 23

Biểu đồ 1.2: Số vụ ly hôn đã xét xử các tỉnh đứng đầu khu vực địa bản đồng

bang sông Hồng -Việt Nam sơ bộ 2016 ( Đơn vị tính : vụ) - 24

Biểu đồ 1.3: Số vụ ly hôn quận Thanh Xuân năm 2017 ( Đơn vi tính: Vu) 26

Biểu đồ 2.1 Ty lệ lựa chọn nơi ở của phụ nữ sau ly hôn ( don vi tính: %) 32

Biểu đồ 2.2: Phân chia nhà ở sau ly hôn ( Don vị tính %) -¿5z52 33

Biểu đồ 2.3 Tỷ lệ lựa chọn hình thức cấp dưỡng nuôi con sau ly hon(PVT:%)43Biểu đồ 2.4: Số lần kết hôn của vợ và chồng ( Don vị tính %) - 61

Trang 9

MỞ DAU1 Lý do chọn đề tài

Gia đình là tế bào dựng xây nên xã hội, là nền tảng của xã hội, là chiếc nôi nuôidưỡng mỗi con người Hai mươi năm trước, “giá trị Châu Á” là khái niệm được nhắcvề sự 6n định của nhiều nước trong khu vực A Đông Nguyên thủ tướng Singapore LyQuang Diệu từng đưa các nước châu Á để so sánh với châu Âu, châu Mỹ khi nói đếnnền tảng gia đình giúp các nước châu Á bền vững và ôn định hơn, do đó cũng là lợi thếtrong tăng trưởng và phát triển kinh tế [6] Những gia đình hạnh phúc và ôn định sẽ cócơ hội phát triển kinh tế tốt hơn Gia đình có vai trò quan trọng trong việc xây dựng vàphát triển xã hội Vấn đề gia đình luôn được quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độkhác nhau Xã hội học tiếp cận và nghiên cứu vấn đề gia đình với vai trò như một thiếtchế xã hội, nếu muốn một xã hội phát triển văn minh thì mỗi gia đình riêng lẻ cần phải

thật sự hạnh phúc.

Tuy nhiên, không phải tất cả đều vẹn tròn Các mối quan hệ trong một gia đìnhnhiều lúc không theo ý muốn, những gia đình không hạnh phúc dễ dẫn đến tan vỡ vàviệc ly hôn là không thể tránh khỏi Vấn đề ly hôn cũng là một vấn đề được quan tâm

hiện nay Ly hôn giờ đây không chỉ được nhìn với một hướng tiêu cực mà còn được

nhìn theo hướng tích cực Ly hôn sẽ giúp giải thoát những vấn đề không thê tháo gỡ,giảm bớt tối đa hoặc ngừng phát triển các mâu thuẫn, giải phóng con người và đặc biệt

là giải phóng phụ nữ.

Việc trải qua một vụ ly hôn có thể là vô cùng thương đau cho mọi người có liênquan Ly hôn là chấm dứt mối quan hệ trong hôn nhân, sau ly hôn là sự bắt đầu lạicuộc sống mới cho cả hai người, đặc biệt là sự bắt đầu lại một cuộc sông mới củangười phụ nữ Ưu thế sau ly hôn phần lớn dành cho đàn ông Còn với phụ nữ sau lyhôn thì đa phần lại là sự khó khăn cùng nhiều thiệt thòi Nghiên cứu về vấn đề ly hônkhông mới mẻ, nhưng khi nghiên cứu về cuộc sống sau ly hôn của phụ nữ lại là vấn đềphức tạp và cần thời gian lâu dài, và cần được tiếp cận với nhiều góc độ khác nhau.

Sau ly hôn, các nhân tô chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến đời sống vật chất và

Trang 10

đời sống tinh than của phụ nữ sau ly hôn như thé nào? Con người ta muốn tổn tại vàphát triển trước hết phải có ăn, mặc, ở đi lại rồi để thỏa mãn và hoàn thiện mình hơnsau khi thỏa mãn đời sống vật chất người ta sẽ phát triển đời sống tinh thần Điều gìgây ảnh hưởng nhiều nhất đến đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ sau ly hôn?Trong luận văn này tôi đề cập đến : “ Thực trạng đời sống vật chất và tinh than củaphụ nữ sau ly hôn ( Nghiên cứu tại Quận thanh Xuân thuộc thành phố Hà Nội)” Vớimong muốn tìm hiểu thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ sau ly hônhiện nay như thế nào? Những vấn đề mà nghiên cứu này sẽ góp phần tìm ra được thựctrạng vấn đề đời sống của phụ nữ sau ly hôn, các giải pháp phụ nữ sau ly hôn lựa chọndé vượt qua khó khăn Dé chúng ta thấy được những góc khuất về những mảnh đờikhông may mắn trong hôn nhân Và khi mà van đề ly hôn không thé tránh khỏi thì làmthế nào đề việc ly hôn với ý nghĩa đúng đắn thì đời sống vật chất và tinh thần của phụnữ sau ly hôn sẽ nâng cao như thế nào, để cuộc sông của họ trở nên tốt hơn Luận vănnày mong muốn góp phần nhỏ đến chuyên ngành xã hội học dân số và gia đình, thanh

niên và văn hóa.

2.Y nghĩa luận và ý nghĩa thực tiễna Ý nghĩa lý luận

Nghiên cứu thực trạng đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ sau ly hôn là

công trình nghiên cứu chuyên sâu, hệ thống về cơ sở lý luận và tổng quan về vấn đề

đời sống phụ nữ sau ly hôn Kết quả nghiên cứu đã góp phần làm sáng tỏ những khó

khăn ma phụ nữ gặp phải sau ly hôn, nguyên nhân dẫn đến những khó khăn, xung

đột trong cuộc sống sau ly hôn Cách phụ nữ sau ly hôn đã cố gắng vượt qua khó khănđó như thé nào Lam thé nào để cuộc sống sau ly hôn của người phụ nữ sẽ dễ dànghơn Luận văn cung cấp nguồn tai liệu tham khảo hữu ích cho công tác quản lý và giáo

dục trong lĩnh vực Xã hội học ở nước ta hiện nay.

b Ý nghĩa thực tiễn

Nghiên cứu chỉ ra những van dé còn tồn tại trong xã hội Những van đề và khó

khăn mà phụ nữ sau ly hôn gặp phải trên con đường làm lại cuộc sống, hay phát triển

Trang 11

của riêng cá nhân phụ nữ sau ly hôn Nghiên cứu nhằm xây dựng các chính sách hỗ trợ

cho phụ nữ sau ly hôn có hiệu quả.

3 Tổng quan vấn đề nghiên cứu

Nghiên cứu về gia đình là một lĩnh vực thu hút được rất nhiều nghiên cứu ở trênthế giới cũng như Việt Nam Trong nghiên cứu này, do sự tiếp cận tài liệu nghiên cứuvề gia đình còn hạn chế, trong phần tổng quan vấn đề nghiên cứu chỉ tập trung vào cácnghiên cứu về gia đình đã được công bố ở Việt Nam.

Điểm qua một vai tác phan viết về van dé ly hôn trên thế giới Trong tác pham"Nguồn gốc cua gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước" (1884), [2] Ph.Ăngghen đã chỉ ra rằng trong ba hình thức bất bình đăng nhất của lịch sử nhân loại

(bất bình dang chủng tộc, giai cấp, giới) thì quan hệ bất bình đăng giữa nam và nữchính là nguồn sốc đích thực về mặt lịch sử và xã hội của những mâu thuẫn cơ bản,chủ yếu trong quan hệ vợ chồng Từ đó, ông đã xây dựng quan điểm về giải phóng phụnữ là muốn giải phóng phụ nữ thì phải xây dựng xã hội mới - xã hội không còn áp bứcbóc lột của người này với người khác, của giai cấp này với giai cấp khác Như vậy déxây dựng xã hội công bằng văn minh thì vấn đề quan trọng luôn được đặt ra là phảigiải phóng phụ nữ, phải đảm bảo cho phụ nữ được bình dang với nam giới trên mọiphương diện Trên cơ sở đó van dé bảo vệ quyền của phụ nữ đã được nhiều văn bản

pháp lý quy định như: Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền 1948, Công ước về các

quyền kinh tế xã hội và văn hóa 1966, Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chínhtrị 1966, Công ước về loại trừ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ 1979

(cedaw) Những công ước đó đã được nhà nước ta thông qua Bảo vệ quyền bình đăngcủa phụ nữ cũng được ghi nhận trong các văn bản của nhà nước từ những bản Hiếnpháp 1946, 1959, 1986 đến Hiến pháp hiện hành 1992 và trong Luật hôn nhân gia đìnhđầu tiên của nhà nước đến Luật hiện hành năm 2000 Pháp luật hôn nhân và gia đìnhngoài việc bảo vệ quyền bình dang giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng còn bảo vệquyền làm mẹ của người phụ nữ, bảo vệ quyền lợi của bà mẹ trong trường hợp ly hôn.

Trong các nhóm phụ nữ yếu thế ở Việt Nam hiện nay thì nhóm phụ nữ ly hôn lànhóm ít nhận được sự quan tâm, hỗ trợ từ phía cộng đồng xã hội Trong các nghiên

Trang 12

cứu khoa học xã hội thì vấn đề phụ nữ ly hôn nói chung và phụ nữ sau ly hôn nhậnnuôi con cũng ít được bàn tới Vấn đề này chỉ được đề cập đan xen trong các côngtrình nghiên cứu về phụ nữ nông thôn, các nghiên cứu về phụ nữ đơn thân và các côngtrình nghiên cứu về nhóm phụ nữ nghèo Trong quá trình tìm kiếm tài liệu, tôi nhậnthấy rằng tính đến thời điểm hiện nay những nghiên cứu riêng về phụ nữ ly hôn ở ViệtNam chỉ có một vài nghiên cứu, ngoài ra chủ yếu là các bài viết trên các tạp chí và cácbài báo Nghiên cứu đầu tiên mà tác giả muốn dé cập đến là cuốn sách có liên quanđến phụ nữ ly hôn: “Cuộc sống của những người phụ nữ đơn thân ở Việt Nam” củaTrung tâm nghiên cứu Khoa học về Gia đình và Phụ nữ [34] Cuốn sách là công trìnhnghiên cứu GS Lê Thi về phụ nữ đơn thân ở Việt Nam.Tác giả công trình đã tập trung

làm rõ các van đề như: Phụ nữ đơn thân - họ là ai Những quan niệm, định kiến xung

quanh phụ nữ đơn thân, thực trạng cuộc sống của họ, những khó khăn mà những ngườiphụ nữ đơn thân phải đương đầu Nghiên cứu cũng chỉ ra tâm lý và nhu cầu củangười phụ nữ đơn thân Đặc biệt, nghiên cứu đã dành riêng một phần để tìm hiểuvà đánh giá về vai trò của gia đình, cộng đồng và xã hội trong việc hỗ trợ nhữngđối tượng này.

Tiếp đó là cuốn sách “Gia đình phụ nữ thiếu vắng chong” của trung tâm nghiêncứu Gia đình và Phụ nữ (xuất bản năm 1996) [33] Cuốn sách trình bày những kết quả

nghiên cứu của dự án Nghiên cứu những gia đình phụ nữ thiếu văng chồng, bat đầu

tiền hành từ năm 1989, dưới sự tài trợ của tô chức SAREC - Thụy Điền Cuốn sách đãtrình bay khá chi tiết về cuộc sống của những gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng ở nôngthôn miền Bắc Việt Nam trong bối cảnh đất nước những năm 80, đầu những năm 90.Ở đây, các tác giả đã đi sâu phân tích từng loại hộ gia đình phụ nữ thiếu vắng chồng

(phụ nữ góa bua, ly hôn, ly thân, bị chồng ruồng bỏ, không có chồng nhưng có con ),

điều kiện sinh sống, hiện trạng kinh tế và đời sống tình cảm của họ, những khó khăn

mà họ gặp phải, có so sánh với các gia đình đầy đủ cả vợ và chồng Theo các tác giả, ở

khu vực nông thôn miễn núi phía Bắc Việt Nam, phần lớn số người được hỏi cho rằng

van đề khó khăn về kinh tế ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống gia đình Đặc biệt, nghiên

cứu cũng chỉ ra răng, những người phụ nữ thiêu văng chông nhận được rât Ít sự trợ

Trang 13

giúp từ phía gia đình, họ hàng, cộng đồng và xã hội Phụ nữ ly hôn có rất nhiều lý do,đối với mỗi một loại lý do khác nhau, người phụ nữ sau ly hôn lại có những hoàn cảnhvà vấp phải những khó khăn khác nhau.

Trong cuốn sách “Ly hôn — nghiên cứu trường hợp Hà Nội” của Trungtâm nghiên cứu khoa học về Gia đình và Phụ nữ, NXB Khoa học xã hội, năm 2002[35] đã chỉ ra hậu quả mà ly hôn dé lại phần nhiều ảnh hưởng đến phụ nữ và con cáicủa họ Nghiên cứu đã mô tả thực trạng cuộc sống cũng như tâm lý, nhu cầu,nguyện vọng của phụ nữ đơn thân nuôi con sau ly hôn qua một số trường hợp điểncứu “Quyền của phụ nữ” — khía cạnh được đề cập đến ở nhiều lĩnh vực khác nhau nhưpháp luật, góc nhìn xã hôi, vấn đề an sinh và quyền con người Về vấn đề này có một

số công trình nghiên cứu nổi bật như luận văn thạc sĩ “Quyên của phụ nữ theo phápluật Việt Nam” của tắc giả Ngô Thị Mai Hiên — khoa luật trường Đại học Quốc gia HàNội, năm 2008 [13] Luận văn tập trung nghiên cứu một số vấn đề về quyền của phụnữ và pháp luật về quyền của phụ nữ ở Việt Nam Phân tích thực trạng và thực tiễn thihành pháp luật về các quyền của phụ nữ Việt Nam trong một số lĩnh vực như chính trị,kinh tế, lao động, giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, văn hóa, thông tin, thể thao,y tế Đề xuất một số phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về quyền củaphụ nữ và những giải pháp này nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về quyềncủa phụ nữ ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Quyền của phụ nữ được đề cập đến cả trong “Hiến pháp của nước CHXHCNViệt Nam” [48] , bên cạnh những điều khoản thể hiện quyền và lợi ích của công dânnói chung, hiến pháp cũng có những quy định cụ thé về việc đảm bảo quyền và lợi íchcho đối tượng phụ nữ Day là căn cứ dé chúng ta có thé trợ giúp cho những đối tượnglà phụ nữ sau ly hôn đơn thân nuôi con trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ cũngnhư việc bảo vệ các lợi ích chính đáng của họ Cụ thé, trong điều 40 của hiến pháp

nước CHXHCN Việt Nam quy định “Nhà nước, xã hội và mọi công dân có trách

nhiệm bảo vệ, chăm sóc cho bà mẹ và trẻ em”; trong điều 52, chương 5 — Hién phápnước CHXHCN Việt Nam quy định “Mọi công dân đều bình dang trước pháp luật".Hay tại điều 63 của chương nay cũng khan định: “Công dân nữ và nam có quyển

Trang 14

ngang nhau về mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội và gia đình Nghiêm cammọi hành vi phân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ Lao động nữvà nam việc làm như nhau thì tiền lương ngang nhau Lao động nữ có quyền hưởngchế độ thai sản Phụ nữ là viên chức Nhà nước và người làm công ăn lương có quyênnghỉ trước và sau khi sinh đẻ mà vẫn hưởng lương, phụ cấp theo quy định của phápluật Nhà nước và xã hội tạo điều kiện để phụ nữ nâng cao trình độ mọi mặt, khôngngừng phát huy vai trò của mình trong xã hội; chăm lo phát triển các nhà hộ sinh,khoa nhỉ, nhà trẻ và các cơ sở phúc lợi xã hội khác để giảm nhẹ ganh nặng gia đình,

tạo điều kiện cho phụ nữ sản xuất, công tác, học tập, chữa bệnh, nghỉ ngơi và làm tròn

bồn phận của người mẹ”.

Trong tác phẩm của Nguyễn Thanh với bài viết Ly hôn ở Mỹ và những hậu quacủa nó [43:104] lược thuật theo ý kiến của V.Vallepa thì hậu quả với chính nhữngngười ly hôn bao gồm:

I Việc tô chức lại mối quan hệ giữa các cá nhân, tìm kiếm tình yêu và thiết

Số liệu từ những bệnh viện tâm thần cho rằng ly hôn là một thử thách nặng nềđối với mỗi người Tỷ lệ tự sát với nhóm người trẻ tuổi trong độ tuổi hôn nhân cao.Van đề sau ly hôn của phụ nữ rất đáng được quan tâm, là làm như thé nào dé giảm

Trang 15

thiêu ly hôn Hoặc với trường hợp nếu ly hôn là việc cần làm dé giải quyết việc hônnhân không thê tiếp tục, thì cần làm gì để đảm bảo an toàn cho cuộc sống của phụnữ sau ly hôn và nâng cao chất lượng đời sống của phụ nữ sau ly hôn Vì đa phầnphụ nữ sau ly hôn nhận nuôi con, nên khi nâng cao được đời sống vật chất và tinhthần của phụ nữ sau ly hôn cũng là đảm bảo môi trường sống tốt nhất cho một bộphận thế hệ trẻ em không may mắn sinh ra trong gia đình bị tan vỡ, mầm non tươnglai của đất nước sau này.

4 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu4.1 Mục tiêu nghiên cứu

- Làm rõ một số yếu tố tác động đến đời sống vật chat và tinh thần của phụ nữ sau ly

hôn hiện nay.

- Tìm hiểu các giải pháp dé nâng cao đời sống vật chất va tinh thần của phụ nữ sau ly

hôn hiện nay.

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng hợp và phân tích những cơ sở lý luận nghiên cứu về thực trạng đời sống

vật chất và tinh thần của phụ nữ sau ly hôn hiện nay.

- Đánh giá thực trạng đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly

hôn hiện nay.

- Tìm hiểu mối liên hệ để giảm thiêu ly hôn, nâng cao đời sống vật chat tinh thần

của phụ nữ sau ly hôn.

5 Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu5 1 Đối tượng nghiên cứu

Trang 16

Tài liệu nghiên cứu được giới hạn trong các nghiên cứu về gia đình, chuyên

ngành xã hội học, tâm lý học, văn hóa, nhân học phục vụ trong quá trình nghiên cứu.

- Nghiên cứu trường hợp lây mẫu ngẫu nhiên tại các quận trên địa bàn quậnThanh Xuân thuộc thành phố Hà Nội.

- Mẫu khảo sát: Phụ nữ đã ly hôn trong độ tuổi từ 18- 60, không phân biệt trìnhđộ học van, tôn giáo, thu nhập, nghề nghiệp.

- Phỏng vấn sâu: 20 trường hợp

- Thảo luận nhóm: 2 nhóm : Một nhóm chưa lập gia đình mới sau ly hôn và mộtnhóm đã lập gia đình mới sau ly hôn.

6 Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu

6.1 Câu hỏi nghiên cứu

- Đời sống vật chất của phụ nữ sau ly hôn như thế nào?- Đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn như thé nao?

- Làm thé nào dé nâng cao được đời sống vật chat và tinh thần của người phụ nữ

sau ly hôn?

6.2 Giả thuyết nghiên cứu

- Đời sống vật chất của phụ nữ sau ly hôn vô cùng khó khăn

- Đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn rất thoải mái, hạnh phúc.

Trang 17

- Các yếu tố cá nhân nội tại của người phụ nữ sau ly hôn giúp đời sống vật chấtvà tinh thần của họ phát triển tốt hơn là yếu tố xã hội.

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Phương pháp phân tích tài liệu

Thu thập thông tin thứ cấp là các tai liệu nghiên cứu di trước, các sách, tạp chí,luận văn, luận án có liên quan đến đề tài, những tư liệu về địa phương.

Phương pháp này được sử dụng để tìm hiểu khái quát những vấn đề liên quanđến nội dung nghiên cứu của đề tài thông qua các nghiên cứu về hiện tượng ly hôn,những nghiên cứu về hành vi ly hôn dưới nhiều góc độ xã hội nói chung và nhữngnghiên cứu về ly hôn dưới góc độ xã hội nói riêng Qua đó có được sự đối chiếu, so

sánh nhằm làm rõ nội dung nghiên cứu.7.2 Phương pháp phỏng vấn sâu

Trong nghiên cứu này, các phỏng vấn sâu thực hiện nhằm:

Tìm hiểu về van đề đời sống vật chất và đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly

những phụ nữ sau ly hôn theo dữ liệu của tòa án nhưng không thành công Tác giả

luận văn đã thực hiện lịch phỏng vấn với các trường hợp đã ly hôn trong hội nhóm lyhôn, đảm bảo mẫu đúng yêu cầu Các mẫu phỏng vấn đều được biết rõ nhà ở, nơi làmviệc hay điều kiện kinh tế xã hội Tác giả thu thập sâu thông tin người được hỏi Cáctính linh hoạt của câu hỏi về van đề vật chất va tinh thần được duy trì Nếu người được

hỏi không trả lời vào đúng nội dung được hỏi thì câu hỏi với cùng một nội dung sẽđược hỏi theo cách khác Các dữ liệu còn được thành lập qua phương pháp quan sát.

Đề thực hiện luận văn với phụ nữ sau ly hôn gặp nhiều khó khăn do tính chất nhạy

cảm của vấn đề được hỏi liên quan đến sự đau thương, ít người muốn nhắc lại và

người được hỏi muôn được bảo mật vân đê Các thách thức đã và đang đặt ra với cuộc

Trang 18

sông vật chất và tinh thần, và cách họ đã vượt qua Tất cả mẫu được hỏi đều là phụ nữđã ly hôn, với nhiều nghề nghiệp, trình độ khác nhau độ tuổi từ 25 đến 52 tuổi Thờigian đã ly hôn khác nhau, có trường hợp đã kết hôn, lập hạnh phúc mới Có 14 trường

hop mới ly hôn trong vòng 5 năm, 6 trường hợp đã ly hôn hon 5 năm.

Tiến hành thảo luận nhóm với 2 nhóm : Nhóm đã lập gia đình sau khi ly hôn vànhóm chưa lập gia đình sau ly hôn Dua ra những trao đổi chia sẻ về đời sống vật chatvà đời sống tinh thần sau ly hôn, những kinh nghiệm tạo dựng cuộc sống tốt hơn sau lyhôn Và tìm kiếm những cơ hội phụ nữ giúp đỡ nhau sau ly hôn.

Trang 19

NỘI DUNG CHÍNH

CHUONG 1: CO SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THUC TIEN CUA DE TÀI

1.1 Co sở lý luận

1.1.1 Các khái niệm công cụ.

1.1.1.1 Khái niệm đời sống vật chất và đời sống tỉnh thần

Khái niệm “đời”: Đời tức là khoảng thời gian từ lúc sinh ra đến lúc chết đi Toànthể những sự việc xảy ra trong một khoảng thời gian nói trên của một người Phần củakhoảng thời gian đó dành chủ yếu cho một hoạt động Mối quan hệ trực tiếp trongdòng máu từ một người đến do mình sinh ra và cứ thế về sau Sự diễn biến của các sựviệc giữa người với người Hoặc khi muốn nhắc đến thời gian trị vì:“đời

Khai niém “ doi sống” : Là toan thé những hiện tượng sự trưởng thành, chuyểnhóa, sinh sản xảy ra trong cơ thể của sinh vật từ lúc sinh ra đến khi chết Hoặc là số

lượng và mức độ thuận lợi của các phương tiện phục vụ việc ăn, ở, mặc, di lại, giải

trí của những gì phục vụ sự sống của con người ví dụ như trong câu: nâng cao đời

song hay noi vé hoat động về một mặt nào đó của xã hội, một cá nhân: ví dụ khi đề

cập đời sống văn hóa của nhân dân, đời sống tình cảm của nhà văn [16:312,313]

Khi hiểu theo góc độ sinh học, đời sống chính là sự sống đang diễn ra (nói cáchkhác, là quá trình ton tại của một cơ thé sống) Tất cả mọi sinh vật, trong đó có conngười đều có quá trình sống (tồn tại gắn liền với sự vận động tự thân từ bên trong đếnbên ngoài cơ thể) trong một khoảng thời gian nhất định Quá trình ấy gọi là đời sống,

song đó chủ yếu là đời sống sinh học Con người khác với các loài động vật ở chỗkhông chỉ có đời sống sinh học Nét đặc thù của đời sống mỗi con người là sống khôngtách rời mối quan hệ với những người khác Động vật trong tự nhiên cũng có những

mối quan hệ với nhau (quan hệ sinh sản, quan hệ bầy đàn, quan hệ đấu tranh sinh

tồn ) nhưng đó vẫn là những mối quan hệ tự nhiên, được thực hiện thông qua những

phản xạ tự nhiên có hoặc không có điêu kiện, còn đôi với con người, đây là những môi

Trang 20

quan hệ xã hội, tức những mối quan hệ được dẫn dắt bằng ý thức Vì vậy, con ngườimuốn tôn tại, phải tham gia vào hai loại hoạt động: hoạt động sinh học và hoạt động xã

hội Các hoạt động sinh học bảo đảm sự sống cho con người (ăn, uống, thức, ngủ, đi

lại, suy nghĩ, nói năng) Khác han với các loài động vật, con người, ngay từ giai đoạnđầu tiên của lịch sử phát triển, đã có nhu cầu giao tiép với nhau, nghĩa là có nhu cầuliên kết để tăng thêm sức mạnh Chính sự giao tiếp ngày càng phong phú, phức tạp đã

tạo nên xã hội.

Khái niệm “vật chất”: (danh từ) là phạm trù triết học dùng để chỉ hiện thực khách

quan được đem lại cho người ta trong cảm giác Được cảm giác của con người ghi

chép lại, chụp ảnh, phản ánh và tồn tại độc lập đối với những cảm giác ấy (Tính từ).thuộc về xác thịt, trái với tinh thần: khoái lạc vat chất, văn minh vật chất [16:850]

Hoặc với một khái niệm khác về vật chất : Vật chất (Danh từ) là hiện thực kháchquan, tồn tại ở bên ngoài ý thức của con người và độc lập với ý thức : thế giới vật chất

Những thứ thuộc về nhu cầu thể xác của con người như ăn uống, ăn mặc đi lại Nói

khái quát như đời sống vật chất [14:1413]Đời sống vật chất

Vậy, với luận văn này khi nghiên cứu về đời sống vật chất của phụ nữ sau ly hôn.Luận văn lựa chọn thao tác hóa khái niệm: “đời song vat chat” la bao gom toàn bộnhững sản phẩm do hoạt động sản xuất vật chất của con nguoi tạo ra: đồ ăn, đô mặc,nhà cửa, đồ dùng sinh hoạt hàng ngày, công cụ sản xuất, phương tiện đi lại của phụnữ sau ly hôn Những yếu to liên quan đến đời sống vật chất rõ nét như nhà ở, tài sảnhọ được sở hữu sau ly hôn Những sinh kế dé phụ nữ sau ly hôn tạo nên của cải vậtchất và các van dé chỉ tiêu cho vật chat trong gia đình sau ly hôn của họ.

Khái niệm “tinh than”: Tinh thần là thái độ hình thành trong ý nghĩ để địnhphương hướng cho hành động: Ví dụ như giải quyết van dé đời sống tinh than, tinhthần tự lực cánh sinh Tinh than còn là thái độ hình thành trong ý nghĩ, tâm tư về mứcđộ chịu đựng một nỗi khó khăn hoặc đương đầu với một nguy cơ, trong một thời giannhất định : Thường dùng trong ví dụ văn học như giữ vững tinh thần chiến

dau Nghia sâu xa, thực chat của nội dung: Khi muôn nói về việc hiéu tinh thân lời

Trang 21

Tình thần: Là tổng thể nối chung những ý nghĩ tình cảm, những hoạt động về nộitâm con người: Đời sống tinh thần, giúp đỡ về vật chat và tinh thần Cách nghĩ, cáchnhìn định hướng cho hành động, hành động của con người: Mat tinh thần, giữ vữngtinh thần, chuẩn bị tinh thần Sự quan tâm thường xuyên trên cơ sở những nhận thứcnhất định: Tinh thần làm việc tốt, tinh thần trách nhiệm cao Cái sâu sắc nhất cốt yêunhất của một nội dung nào đó: Khi muốn nói đến tinh than bài thơ, nắm vững tinh thannghị quyết [10:1279]

Đời sống tỉnh thân

Vậy, với luận văn này, “ Đời sống tinh thần” được phân tích bao gồm toàn bộnhững sản phẩm do hoạt động sản xuất tinh than của con người tạo ra: tu tưởng, niềm

tin, niềm vui hạnh phúc Là quá trình, hoạt động, những moi quan hé tinh than cua

con người phản ánh đời sống vật chất của họ Thể hiện ngay sau ly hôn và sau ly hônnhiều năm khác nhau như thé nào Đời sống tinh than thé hiện những cái riêng, nhucâu, sở thích, ham muốn, khát VỌng, sự nỗ lực, trạng thải khao khát, hưng phan vathỏa mãn tinh than của phụ nữ sau ly hôn trong cuộc sống.

Mối quan hệ giữa đời sống vật chất va đời sống tinh thần: Ca vật chất và tinhthần đều đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc sống của con người.Có mối quan hệtương quan với nhau Khi kết hợp được cả hai yếu tổ trên thì cuộc sống luôn an nhiênhạnh phúc Vật chất có nhiều sẽ tạo ra tinh thần tốt dễ dàng, có mạnh về tiền bạc thìcon người hầu như luôn thoải mái Và tinh thần cũng tạo nên vật chất vì khi có tỉnhthần thoải mái thì làm việc để tạo ra vật chất và thành công Tinh thần vốn là điểm tựa

của cuộc sông.

Trang 22

1.1.1.2 Khái niệm phụ nữ

Phụ nữ hay đàn bà là từ chỉ giống cái của loài người Phụ nữ thường được dùngđể chỉ một người trưởng thành, còn con gái thường được dùng chỉ đến trẻ gái nhỏhay mới lớn Bên cạnh đó từ phụ nữ, đôi khi dùng để chỉ đến một con người giống cái,bat ké tuôi tác, như là trong nhóm từ "quyền phụ nữ" Nữ giới là một khái niệm chungdé chỉ một người, một nhóm người hay toàn bộ những người trong xã hội mà một cáchtự nhiên, mang những đặc điểm giới tính được xã hội thừa nhận về khả năng mang thaivà sinh nở khi cơ thé họ hoàn thiện và chức năng giới tính hoạt động bình thường Nữgiới, phân biệt với nam giới, là một trong hai giới tính truyền thống, cơ bản và đặc

trưng của loài người Nhìn theo khía cạnh sinh học, nữ giới chỉ những người thuộc

giống cái [67]

Trong ngôn ngữ Việt Nam, có nhiều từ gần nghĩa với "nữ giới", đều chỉ mộtnhóm đối tượng thuộc nữ giới nhưng mang tính phân loại cao hơn Một số từ tiêu biểuhay gặp là đàn bà, phụ nữ, con gái Cách hiểu những từ này còn rất khác nhau, đo đó,cần phải chuẩn hóa chúng dé tránh những thành kiến, những hiểu lầm hay những saisót trong việc sử dụng Phụ nữ chỉ một, một nhóm hay tất cả nữ giới đã trưởng thành,hoặc được cho là đã trưởng thành về mặt xã hội Nó cho thấy một cái nhìn ít nhất làtrung lập, hoặc thé hiện thiện cảm, sự trân trọng nhất định từ phía người sử dụng Nóđề cập đến, hoặc hướng người ta đến những mặt tốt, hoặc ít nhất là không xấu, đến

những giá trị, những đóng góp, những ảnh hưởng tích cực từ những nữ giới nay.

Đàn bà có một định nghĩa tương tự, nhưng bản thân nó đã không thể hiện sựtrang trọng Nó cho một cái nhìn bao hàm nhiéu mặt, cả về khía cạnh xã hội cũng nhưbản chất sinh học Thông thường, chỉ nên sử dụng từ "đàn bà" khi cần một cái nhìnthật sự trung lập, hoặc muốn thê hiện một thái độ thiếu thiện cảm, một chút kỳ thị đốivới nữ giới đó, bởi nó khiến người ta liên tưởng đến những mặt xấu, hoặc được cho làxấu, mang đặc trưng và thường gặp ở nữ giới (Vi dụ như lắm môồm, ích kỷ, nôngcạn ) Nếu so sánh hai từ "phụ nữ" và "dan ba" thì "đàn bà" được cho là sudng sa hon,thô thién hơn, tiêu cực hơn Khi người Việt nói về một người dan ông: Tay này "danbà" lắm thì có nghĩa chê người đó tính khí nhỏ nhen.

Trang 23

Con gái chỉ những nữ giới trẻ, thường ở độ tuổi vị thành niên và thanh niên,

những người đã có biểu hiện rõ ràng của giới tính nữ (nhỏ hơn nữa thì được gọi là bé

gái) nhưng chưa được cho là trưởng thành (Có những cái nhìn khắt khe đòi hỏi mộtphụ nữ phải trưởng thành trên nhiều phương diện như tâm lý, sinh lý, vị trí trong gia

đình, vi trí trong xã hội ) Không có ranh giới rõ rệt giữa "con gai" với "phụ nữ" hay

"đàn bà" Có những nữ giới mặc dù chưa kết hôn, chưa quan hệ tình dục nhưng cónhiều biểu hiện tam thường vẫn bị coi là "đàn bà"; mặt khác, cũng có những nữ giới đã

trưởng thành nhưng dưới một cái nhìn cao hơn, vẫn được cho là ngây thơ, trong sáng

và được gọi là "cô gái" Ngoài ra, còn một số từ khác dé chỉ đối tượng nữ giới, như"mu", "thị" nhưng ít được sử dụng và thé hiện thành kiến cá nhân.

Tóm lại, thật khó dé đưa ra những định nghĩa chính xác, và cũng không nên đưa

ra những định nghĩa chính xác một cách quá máy móc Chúng ta sử dụng các từ này

thường dựa trên đánh giá của xã hội và đánh giá của bản thân về một hay nhiều đốitượng nữ giới cụ thé Trong mỗi trường hợp nhất định, nên cân nhắc chọn cái nhìn nàothích hợp, từ phía xã hội hay từ phía bản thân, hay kết hợp cả hai cái nhìn đó.

1.1.1.3 Khái niệm ly hôn

Quan hệ hôn nhân với đặc điểm tồn tại lâu dài, bền vững cho đến suốt cuộc đờicon người vì nó được xác lập trên cơ sở tình yêu thương, gắn bó giữa vợ chồng Tuy

nhiên, trong cuộc sông vợ chồng, vì những lý do nào đó dẫn tới giữa vợ chồng có mâu

thuẫn sâu sắc đến mức họ không thé chung sống với nhau nữa, van đề ly hôn được đặtra dé giải phóng cho vợ chồng và các thành viên khác thoát khỏi mâu thuẫn gia đình.Ly hôn là mặt trái của hôn nhân nhưng là mặt không thê thiếu được khi quan hệ hônnhân tồn tại chỉ là hình thức, tình cảm vợ chồng đã thực sự tan vỡ.

Van dé ly hôn được quy định trong hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia là khácnhau Một số nước cắm vợ chồng ly hôn (theo Đạo thiên chúa), bởi vì theo họ quan hệvợ chồng bị ràng buộc thiêng liêng theo ý Chúa Một số nước thì hạn chế ly hôn bằngcách đưa ra những điều kiện hết sức nghiêm ngặt Cắm ly hôn hay hạn chế ly hôn đều

trai với quyên tự do dân chủ của cá nhân.

Trang 24

Theo quy định của Pháp luật Việt Nam thì ly hôn hay ly dị là cham đứt quan hệhôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc chồng hoặccả hai vợ chồng khi mà tình trạng gia đình trầm trọng, đời sống chung không thê kéodài, mục đích của hôn nhân không đạt được nhiều người cho rằng ly hôn là giải phápdé kết thúc sự đồ vỡ của tình yêu hoặc nhằm cham dứt quan hệ gia đình khi không còn

hạnh phúc.

Ly hôn có 2 dạng là thuận tình ly hôn (cả hai vợ chồng đều mong muốn và cùngký vào đơn ly hôn) và ly hôn theo yêu cầu của một bên vợ hoặc chồng Trong trườnghợp này Tòa án bắt buộc phải thụ lý để xem xét, giải quyết cho ly hôn Phán quyết lyhôn của Tòa án thê hiện dưới hai hình thức: Ban án hoặc quyết định.

Pháp luật của Nhà nước xã hội chủ nghĩa công nhận quyền tự do ly hôn chính

đáng của vợ chồng, không cấm hoặc đặt ra những những điều kiện nhằm hạn chế

quyền tự do ly hôn Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết quả của

hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình Nhà nước bằngpháp luật không thể cưỡng ép nam, nữ phải yêu nhau và kết hôn với nhau, thì cũngkhông thê bắt buộc vợ chồng phải chung sống với nhau, phải duy trì quan hệ hôn nhânkhi tình cảm yêu thương gắn bó giữa họ đã hết và mục đích của hôn nhân đã không thểđạt được Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ.Điều đó là hoàn toàn có lợi cho vợ chồng, con cái và các thành viên trong gia đình.

Nhưng bên cạnh đó, ly hôn cũng có mặt hạn chế đó là sự ly tán gia đình, vợ chồng,

con cái Vì vậy, khi giải quyết ly hôn, Toà án phải tìm hiểu kỹ nguyên nhân và bảnchất của quan hệ vợ chồng và thực trạng hôn nhân với nhiều yếu tố khác để đảm bảoquyền lợi cho các thành viên trong gia đình, lợi ích của nhà nước và của xã hội.

Trong khoa học pháp lý nói chung và khoa học Luật hôn nhân và gia đình nói

riêng, việc đưa ra khái niệm đầy đủ về ly hôn có ý nghĩa quan trọng, phản ánh quanđiểm chung nhất của nhà nước ta về ly hôn, tạo cơ sở lý luận cho việc xác định bảnchất pháp lý của ly hôn, xác định nội dung, phạm vi điều chỉnh của các quan hệ phápluật hôn nhân và gia đình về ly hôn và các vấn đề phát sinh khác.

Trang 25

Điều 8 Khoản 8 Luật hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2000 quy định: “8 Lyhôn là cham dứt quan hệ hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầucủa vợ hoặc của chong hoặc ca hai vợ chong;” [8] Điều 3 Khoản 14 Luât Hôn nhânvà gia đình Việt Nam năm 2014 quy định: “Ly hôn là việc cham ditt quan hệ vợ chẳng

theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”.

Nhìn chung, khái niệm ly hôn của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có sự

thay đối cơ bản so với khái niệm ly hôn trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.Tuy nhiên, về bản chất, hai điều luật đó đều phan ánh được ly hôn là việc cham dứtquan hệ vợ chồng, quan hệ hôn nhân, để giúp các bên trong quan hệ hôn nhân đượcgiải thoát khỏi tình trạng hôn nhân đồ vỡ Khái niệm ly hôn trong luật hôn nhân và giađình năm 2014 mang tính chất chặt chẽ hơn khi đề cập tới nội dung: “bản dn, quyếtđịnh có hiệu lực pháp luật của Tòa án” Thông qua đó dé phản ánh tính quyền lực củanhà nước, cũng như phản ánh bản chất của ly hôn nói riêng là mang tính chất giaicấp Tòa án là cơ quan duy nhất có thâm quyền xét xử, có vai trò quan trọng trong việcđóng góp phần tuân thủ, chấp hành các quy định của pháp luật Phán quyết ly hôn củaTòa án thé hiện dưới hình thức: bản án, quyết định Nếu hai bên vợ chồng thuận tình lyhôn, giải quyết với nhau được tất cả các nội dung sau khi ly hôn thì Tòa án công nhậnly hôn và ra quyết định đưới hình thức quyết định công nhận thuận tình ly hôn Nếu vợchồng mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án xét xử và ra phán quyết ly hôn dưới dạng bảnán Việc giải quyết ly hôn là tất yếu đối với quan hệ hôn nhân đã thực sự tan vỡ, điềuđó là hoàn toản có lợi cho vợ, chồng, con cái và các thành viên trong gia đình Tuynhiên, bên cạnh những mặt tích cực của việc ly hôn, thì ly hôn có nhiều điểm tiêu cực:

gây chia rẽ quan hệ gia đình, gây ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống và tương lai của các

thành viên, đặc biệt là các con, bên cạnh đó còn ảnh hưởng tới xã hội Như vậy, ly hôn

chính là sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có

hiệu lực pháp luật của Tòa án Ly hôn dựa trên sự tự nguyện của vợ chồng, nó là kết

quả của hành vi có ý chí của vợ chồng khi thực hiện quyền ly hôn của mình Như vậy,ly hôn chính là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực

pháp luật của Tòa án.

Trang 26

1.1.2.Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu

1.1.2.1.Lý thuyết hành động xã hội của M Weber

Hành động xã hội được M Webber định nghĩa một cách tổng quát là hành động

được chủ thê gán cho một ý nghĩa chủ quan nào đó, là hành động có tính đến hành vi

của người khác và vì vậy được định hướng cho người khác, trong đường lối, quá trình

của nó [19] Ông nhân mạnh đến động cơ thúc day trong ki ức của chủ thé là “nguyênnhân” của hành động Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt độngsông của cá nhân Hành động xã hội bị quy định bởi hàng loạt các yếu tố như: lợi ích,nhu cầu, định hướng giá tri của chủ thể hành động.

Hành động xã hội gồm4 loại:

- Hành động duy lý công cụ: là hành động được thực hiện với sự cân nhắc tínhtoán lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất.

- Hành động duy lý giá trị: là hành động được thực hiện vì bản thân hành động

(mục đích tự thân) Thực chất loại hành động nay có thể năm ở những mục đích phi lý

nhưng lại được thực hiện bằng những hành động duy lý.

- Hành động cảm tính: là hành động do các trạng thái, xúc cảm hoặc tình cảm bột

phát gây ra mà không có sự cân nhắc xem xét phân tích mối quan hệ giữa công cụ và

phương tiện và mục đích hành động.

- Hành động theo truyền thống: là loại hành động tuân thủ theo những thói quen,

nghỉ lễ, phong tục, tập quán truyền từ đời này sang đời khác

Như vậy, vận dụng lý thuyết vào nghiên cứu sẽ cho thấy phụ nữ sau ly hôn sẽ cónhững hành động giống nhau hay khác nhau nhưng mục đích là để vượt qua được thời

kỳ khó khăn sau ly hôn Tại sao họ lại hành động như vậy? Họ hành động chăm sóc

con cái như thế nào? Hay lựa chọn công việc và làm việc như nào dé có hiệu quả nhất?Hoặc lựa chọn các hình thức giải trí như thế nào theo họ là tốt nhất dé nâng cao đờisống tỉnh thần? Các hành động đó có một đặc tính của hành vi duy lý công cụ và duy

lý giá trị, đồng thời thuyết này giúp phân tích nguyên nhân, động cơ tạo thúc đây nên

hành vi vượt qua các khó khăn sau ly hôn của phụ nữ.

Trang 27

Khi đã ly hôn thì cuộc sống sau lại càng phải hành động đúng Mục đích của họlà song vi chinh ban than hay vi con cai hay vi diéu gì khác? Việc nhận nuôi con là tựphát theo tình cảm mà không có sự cân nhắc tính toán hay có nguyên nhân khác ? Sauly hôn người phụ nữ sẽ có những hành động những cách làm để nâng cao được đờisống vật chất và đời sống tinh thần của mình lên, dé giải thoát khỏi muộn phiền của

cuộc sống, dé nuôi được con, nuôi được bản thân va khẳng định mình trong xã hội.

Lua chọn sống tiếp hay buông xuôi Lựa chọn sống phát triển hay chi dé duy trì sự tồntại Hoặc sống dé chồng cũ không khinh thường, dé xã hội coi trong họ hơn trước Rồiviệc có tiếp tục tái hôn với chồng cũ hay kết hôn với người mới sau ly hôn, hay khôngkết hôn tiếp mà lựa chọn sống đơn thân nuôi con cũng là những hành động của họ.Hoặc vẫn sống trong thói quen với người chồng cũ hoặc bỏ chồng nhưng chồng cũ vẫnrất quan trọng, không đi bước nữa? Tắt cả những lựa chọn đều có cơ sở và thực hiệntheo những cách khác nhau theo những câu chuyện về các mảnh đời có hoàn cảnh

khác nhau.

1.1.2.2.Lý thuyết về nhu cầu của Maslow

Nhu cầu là cái “bên trong”, động lực của sự sinh tồn và phát triển, chi phối và

quy định các hành vi, hoạt động bên ngoài của con người [57] Trong các nghiên cứu

về nhu cầu, đáng chú ý nhất là mô hình Tháp nhu cầu 5 tầng từ thấp đến cao, từ đơn

giản đến phức tạp của nhà tâm lý học người Mỹ Abraham Maslow (1908 - 1970).

Theo đó, các nhu cầu cơ bản, thiết yếu phía dưới, chắng hạn ăn uống ngủ nghỉ, đượcan toàn, được giao lưu chia sẻ là cơ sở, điều kiện tiến đến các nhu cầu cao hơn như

được kính trọng, được phát triển, khẳng định bản thân mình Các nhu cầu bậc cao nảy

sinh và mong muốn được đáp ứng khi và chỉ khi tất cả các nhu cầu cơ bản phía dưới

đã được thỏa mãn Trong luận văn này, lý thuyết nhu cầu của Maslow được vận dụng

dé nghiên cứu nhu cầu về ồn định vật chat và phát triển đời sống tinh thần của phụ nữ

Trang 28

ban (còn gọi là nhu cầu dé tồn tại và phát triển của con người) Nhu cầu cơ bản củacon người vừa có tính đồng nhất, vừa có tính duy nhất Mỗi cá thể con người (về mộtsố đặc điểm nào đó) giống tất cả mọi người, nhưng có đặc điểm chỉ giống một sốngười, lại có những đặc điểm không giống ở bat cứ người nào, tạo nên sự đa dang nhucầu của con người Con người chuyên đến nhu cầu cao hơn khi các nhu cầu đưới nó đãđược đáp ứng thoả mãn Mức độ và tầm quan trọng của mỗi nhu cầu ở từng người cókhác nhau, thay đôi theo các thời kỳ phát triển của cuộc đời Tại một thời điểm nhất

định, một người có nhu câu mạnh hơn, cap thiệt hơn va được gọi là nhu câu ưu tiên.

Trang 29

nhu cau tình cảm không được đáp ứng Phụ nữ quyết định ly hôn dé có thé tìm đến

cuộc sống thỏa mãn người đó cao hơn, hoặc thoát khỏi sự không an toàn, đau khô Vậy

sau ly hôn, cuộc sống của họ như thế nào? Thoát khỏi sự đánh đập của người chồng,sống an toàn được bảo vệ An toàn về tính mạng va về tinh than, không còn sợ hai lo

lắng Còn có thé tìm được tinh yêu mới, đạt được nhu cầu tình cảm và quan hệ, nhưnglại có người vẫn buôn tẻ và cô lập BỊ dị nghị về việc bỏ chồng Không được chấp

nhận làm một số việc trong lễ cưới như một số việc truyền thong tục lệ như khôngđược chải chiếu cho tân lang tân nướng, không được đưa dâu, làm người đại diện đámcưới Theo thuyết nhu cầu của A Maslow, con người có hai loại nhu cầu cơ bản lànhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần, trong đó, ngoài vật chất là tầng đáy để conngười tồn tại thì nhu cau tinh thần chiếm phan lớn, với mức độ ngày cảng nâng caotiễn tới mong muốn khang định vai trò, giá trị bản thân trong đời sống cộng đồng Từnhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần, con người cũng sẽ có hai loại hoạt động cơ bảnlà sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần Và, theo đó, đời sống con người chia thànhnhiều mảng trong đó có hai vấn đề cần được quan tâm là đời sống vật chất và đời sốngtinh thần Bên cạnh đó, lại có người phụ nữ, sau ly hôn lại có điều kiện và thời giantốt nhất đành cho công việc, và kinh doanh Khăng định mình có tên tuôi trong xã hội.Trong luận văn này, lý thuyết nhu cầu của Maslow được vận dung dé nghiên cứu nhucầu về ôn định vật chất và phát triển đời sống tinh thần của phụ nữ sau ly hôn.

Ngày nay, xã hội càng phát triển thì nhu cầu nâng cao đời sống vật chất và đờisong tinh than của con người cũng phát triển theo Khi những nhu cầu thiết yếu dé chosự sinh tồn được đảm bảo, khi những đòi hỏi về ăn, mặc, ở được đáp ứng, con người

tiếp tục hướng đến nắc thang cao hơn của nhu cầu: tự thể hiện, tự khẳng định, nâng

cao đời sống văn hóa tinh thần Các hoạt động nâng cao đời sống tinh than trong thờigian rỗi của người dân nói chung, và phụ nữ sau ly hôn nói riêng cũng rất đa dạng,phong phú Họ ngày càng có nhiều lựa chọn cho phủ hợp với sở thích, mức sống, quỹthời gian và luôn hướng các hoạt động đó đến việc tự hoàn thiện bản thân, nâng caohiểu biết cho mình Chính vì thế ngày nay việc nâng cao đời sống tinh than được xã

hội nhìn nhận theo những góc độ sau:

Trang 30

- Các hành động thuộc việc nâng cao đời sông tinh thần là một dạng hoạt độngcủa con người đáp ứng nhu cầu phát triển của con người về thể chất, trí tuệ và thâmmỹ Nó không chỉ là nhu cầu của mỗi cá nhân mà là nhu cầu của đời sống cộng đồng.

- Hoạt động nâng cao đời sống tinh thần năm trong hệ thống các loại hoạt độngcủa con người, thuộc đời sống tinh thần của mỗi cá nhân như thưởng thức nghệ thuật,

chơi các trò chơi, sinh hoạt tôn giáo Đó là hoạt động thỏa mãn nhu cầu tinh thần củamỗi người Giải trí là dạng hoạt động mang tính tự nguyện nhằm mục đích giải tỏa sựcăng thang tinh than dé dat téi su thu gian, thanh than trong tam hồn và cao hơn, đó làsự rung cảm về thầm mỹ.

- Thời gian dành cho hoạt động nâng cao đời sống tinh thần thường gắn liền với

thời gian rỗi, là những khoảng thời gian mà cá nhân không bị bức bách bởi những nhu

cầu sinh tồn, không bị chi phối bởi những nghĩa vụ cá nhân hoặc sự đòi hỏi bởi nhu

cầu vật chất Con người tự do, thoát khỏi những băn khoăn, lo lắng thường nhật Khiđó, với sự thanh thản về trí óc, sự bay bồng về tâm hồn, họ tìm đến những hoạtđộng nâng cao đời sống tinh thần.

- Nâng cao đời sống tinh thần là nhu cầu của con người vì nó đáp ứng những đòihỏi bức thiết từ phía cá nhân Khi xuất hiện nhu cầu , con người bị thôi thúc hành độngdé thỏa mãn nhu cầu đó Nhu cau giải trí là một trong những nhu cầu không gắn liềnvới sự tồn tại sinh học mà là sự đòi hỏi ngảy cảng cao, nhằm thỏa mãn nhu cầu tinhthần, tự hoàn thiện và tự khăng định mình của con người.

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Tình hình ly hôn tại Việt Nam

Trong quá trình chuyên đổi từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường,cùng lúc kéo theo những biến đổi trong văn hóa, đạo đức xã hội, làm giá trị đạo đứctruyền thống trong mỗi gia đình cũng đang dần bị phá vỡ, tình trạng ly thân, ly hôngần đây có xu hướng năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt trong các gia đình trẻ Theo

tác giả Trần Thị Minh Thi, [59; 106] trích dẫn số liệu thống kê tỷ lệ ly hôn tại Việt

Nam tăng liên tục từ năm 2000 đến năm 2010, từ 51.361 vụ năm 2000 lên 65.929 vụnăm 2005, và tới năm 2010 đã lên đến 97.627 vụ Ly hôn xảy ra nhiều thành phần

Trang 31

trong xã hội, đặc biệt ở các thành phố lớn, tỷ lệ dân cư đông Hiện tượng ly hôn đangdiễn ra ngày càng gia tăng không chỉ ở các thành phố lớn mà còn diễn ra ở các tỉnhđang trên đà đô thi hóa Như biểu đồ trên cho thấy, việc ly hôn đứng đầu là ở Thànhphố Hồ Chí Minh với 2.125 vụ, các tỉnh phía Nam đặc biệt như Tiền Giang, Đồng Nai,

Cà Mau, Long An với tỷ lệ ly hôn cao Hà nội là thủ đô của Việt nam với mức độ ly

hôn đứng thứ 4 trên cả nước về số vụ án đã xét xử.

Biểu đồ 1.1: Số vụ ly hôn đã xét xử 10 tỉnh đứng đầu trên cả nước Việt Nam

TP.Hồ Tiền Đồng HàNội Cà Long Hai Bến Vĩnh Tay

Chí Giang Nai Mau An Phòng Tre Long Ninh

(Nguồn: Số liệu Tổng cục thong kê 2016)Tại khu vực địa bàn sông Hồng, đứng đầu là thủ đô Hà Nội rồi đến các tỉnh Hảiphòng, Thái Bình, Hải Dương đây là những khu vực tập trung dân số đông, tốc độđô thị hóa cao Quá trình đô thị hóa diễn ra ở một bộ phận dân cứ có sự đan xen về giátrị chuân mực của cộng đồng nông thôn Tỷ lệ ly hôn tăng lên với tốc độ của quá trìnhđô thị hóa, trình độ học vấn, yếu tố nghề nghiệp và kinh tế Phụ nữ thường rất quantrọng gia đình Nhưng lại có tỷ lệ đứng đơn ly hôn nhiều hơn Một phần là vì mức

sông cao, không sợ phải đối mặt với các khó khăn sau ly hôn.

Trang 32

Quận Thanh Xuân [66] là một trong những quận nội đô thuộc địa phận thành phố

Hà Nội và là một quận phía Tây nam của nội thành Hà Nội - thủ đô của nước Việt

Nam Thế ky XII, tại huyện Thanh Oai có chùa Thanh Xuân, về sau lấy địa danh nàyđặt tên quận Quận năm ở cửa ngõ phía tây, là quận mới được thành lập ngày 22 tháng11 năm 1996, trên cơ sở tách 4 phường: Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh

Xuân, Kim Giang Có 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của

phường Nguyễn Trãi 100,3ha diện tích tự nhiên và 13.030 nhân khẩu củaphường Phương Liệt 98,4 ha diện tích tự nhiên va 5.506 nhân khẩu củaphường Khương Thượng thuộc quận Đống Đa 160,9ha diện tích tự nhiên và 9.229nhân khẩu của xã Nhân Chính thuộc huyện Từ Liêm và xã Khương Đình thuộchuyện Thanh Trì Quốc lộ 6 đi các tỉnh miền Tây Bắc bắt đầu từ Ngã Tư Sở đi qua

quận này [66].

Theo bảng số liệu thống kê năm 2016 cho thấy, các vụ án liên quan đến Hônnhân và gia đình có tỷ lệ cao, đứng đầu trong tổng số vụ án cần xử lý Tiếp sau Hônnhân gia đình mới đên các vụ án hình sự hay kinh doanh thương mại Tỷ lệ giải quyếtcác vụ án hôn nhân gia đình chiếm tới 97% Trong số các vụ việc liên quan đến hônnhân và gia đình, ly hôn chiếm 96%, còn lại là các vụ việc khác như thay đổi quyền

nuôi con, yêu câu thực hiện nghĩa vụ câp dưỡng Tòa án thường tiên hành hòa giải,

Trang 33

tiếp đến trao đổi với cán bộ nơi cư trú như tổ trưởng tô dân phố, cán bộ phụ nữphường, các thành viên trong gia đình để hòa giải, hàn gắn mâu thuẫn Nếu khôngthành công và theo nguyện vọng của đương sự sẽ xét xử ly hôn Nếu như vẫn có théthay đổi được kết quả bản án là ly hôn, vẫn có thé cứu van được hôn nhân Tòa án sẽra quyết định đình chỉ ly hôn dé điều tra xem xét Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngàylập biên bản, nếu không có sự thay đổi ý kiến của các bên liên quan hoặc Viện Kiểm

Sát không có phản đối với bản án, sẽ công nhận thuận tình ly hôn.

Bảng số liệu 1.1 Bảng thống kê số vụ án thụ lý tại quận Thanh Xuân năm 2016

( đơn vị tính: vụ)

Loại Cũ Mới Tổng | Giải quyết Còn Tỷ lệ

Dân sự 27 58 85 41 38 55%HNGĐ 18 608 626 605 21 97%

KDTM 58 62 120 59 61 49%

Lao động 1 1 2 2 0 100%XLHC 0 36 36 36 0 100%Hinh su 0 208 208 206 2 99%

Tổng 104 973 1077 955 122 89%

(Nguôn: Tổng hợp Số liệu của phòng Tư pháp quận Thanh Xuân hà Nội 2016)

Quận Thanh Xuân có 11 phường: Ha Đình, Khương Đình, Khương Mai, Khương

Trung Kim Giang Nhân Chính, Phương Liệt Thanh Xuân Bắc,Thanh Xuân

Nam, Thanh Xuân Trung, Thượng Đình [66] Để nghiên cứu về vấn đề ly hôn, luận

văn đã tìm hiểu thêm về ly hôn tại Việt Nam năm 2016, biéu đồ cho thấy Hà Nội đứngthứ 4 trên cả nước về số vụ ly hôn năm 2016, đứng đầu của khu vực đồng bằng sôngHồng, và Quận Thanh Xuân tính đến 14/7/ 2017: có 626 vụ án về hôn nhân và gia

Trang 34

đình cao Chiém tới 97% vụ được giải quyết Quận Thanh Xuân có 11 phường thìphường Nhân Chính đứng đầu trong quận Thanh Xuân về số vụ ly hôn.

Biểu đồ 1.3: Số vụ ly hôn quận Thanh Xuân năm 2017 ( Đơn vị tính: Vụ)

Số vụ ly hôn Quận Thanh Xuân 2017

10081 79

31 40 34 40

| i i i

Ha ĐìnhKhươngKhươngKhương Kim Nhân Phương Thanh Thanh Thanh Thượng

Đình Mai Trung Giang Chính Liệt Xuân Xuân Xuân Dinh

Bắc Trung Nam

(Nguồn: Số liệu Thống kê 2017- tài liệu nội bộ quận Thanh Xuân)

Quận Thanh Xuân là một quận nội đô thành phó Hà Nội Với mật độ dân số cao,nhiều khu đô thị mới được hình thành, dân số tăng nhanh cả về số lượng và mật độ Lyhôn cũng gia tăng cả về số lượng và tỷ lễ Đứng đầu là địa bàn phường Nhân Chính,rồi đến Khương Đình, xếp thứ ba là Khương Trung- Những phường có diện tích rộng,dân số đông, tập trung nhiều chung cư nhà cao tầng, kinh tế phát triển Tỷ lệ phụ nữ có

công ăn việc làm thu nhập tốt, có thể làm chủ được cuộc sống Dia vi xã hội của người

phụ nữ được nâng cao nên tỷ lệ ly hôn cao.

Tiểu kết chương 1, nghiên cứu về ly hôn không mới, nhưng về van đề cuộc sốngsau ly hôn của phụ nữ thì chưa có nhiều Với vấn đề ly hôn rất khó có thể điều tra bảnghỏi Luận văn đã sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu với 20 trường hợp Lắng nghetâm tư nguyện vọng, mỗi một phỏng vấn sâu là một câu chuyện cuộc đời Kết hợp cácphương pháp nghiên cứu xã hội học khác dé phân tích rõ hơn các thuận lợi, khó khăncủa đời sống phụ nữ sau ly hôn Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những vấn đề đã đượcdé cập trong các công trình, tài liệu ké trên, cùng với tài liệu về Hiến pháp — căn cứpháp lý dé nghiên cứu dé tài, kết hợp với khảo sát thực tế tại quận Thanh Xuân thuộc

Trang 35

thành phố Hà Nội Trên cơ sở hệ thống lý thuyết tương đối hoàn chỉnh, đề tài lần đầutiên khái quát, phân tích và đánh giá một cách có hệ thống về cuộc sống của nhữngngười phụ nữ sau ly hôn, kế cả phụ nữ có con, không có con, phụ nữ nhận nuôi conhay phụ nữ không nhận nuôi con sau ly hôn Phần mở đầu luận văn đã đặt ra nhữngcâu hỏi và giả thuyết nghiên cứu về vấn đề đời sống vật chất và tinh thần sau ly hôncủa phụ nữ Và phần tiếp theo, sẽ là trả lời cho những câu hỏi và giả thuyết đã đưa ra.

Những khó khăn vướng mắc, những biện pháp trợ giúp đã thực hiện, hiệu quả và

những hạn chế của những biện pháp đó Xây dựng và ứng dụng một số mô hình của xãhội học với một nhóm thân chủ cụ thê nhằm phát huy tối đa tiềm năng của phụ nữ sauly hôn, giảm thiểu tối đa tác động xấu đến họ, giúp họ tự mình giải quyết vấn đề, vươn

lên hòa nhập xã hội Đề tài cũng khẳng định và nhấn mạnh về sự cần thiết phải đưa

ngành xã hội học vào các lĩnh vực đời sống xã hội nói chung, trong việc trợ giúp chocác đối tượng yếu thế nói riêng, và đặc biệt nhắn mạnh đến nhóm phụ nữ yếu thế trongcộng đồng, khi ly hôn không phải là lựa chọn sai, mà là phương pháp giải quyết tốtnhất của cuộc hôn nhân không hạnh phúc, chúng ta cần làm gì để giúp họ đón nhậnnhẹ nhàng và vượt qua nhanh nhất.

Qua các lý thuyết và định nghĩa chia nhỏ của đề tài nghiên cứu, sẽ giúp mọingười hình dung ra được bức tranh về đời sống vật chất và tinh thần của phụ nữ sau ly

hôn, với tình hình ly hôn trên cả nước, và quận Thanh Xuân- Hà Nội với tỷ lệ rất cao.

Sau ly hôn, tại sao người phụ nữ lại lựa chọn nuôi con? Tại sao người phụ nữ với mốiquan hệ với chồng cũ không tốt vẫn giữ liên hệ với nhau? Các vấn đề họ gặp phải sauly hôn từ các mặt của cuộc sống sẽ như thể nào? Rất nhiều câu hỏi cần được nghiêncứu, vì ly hôn cho đến hiện nay là một hiện tượng xã hội được biến đổi theo xã hội.Với hy vọng, ly hôn không phải tat cả đều là sự đau khổ tuyệt vọng Ly hôn vẫn cóniềm vui, vẫn có những gam màu tươi trong cuộc sông của phụ nữ không may mắn với

đời sông lứa đôi.

Trang 36

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐỜI SÓNG VẬT CHÁT VÀ ĐỜI SÓNG TINHTHAN CUA PHU NU SAU LY HON

2.1 Đời sống vật chat của phụ nữ sau ly hôn

Đã có rất nhiều các nghiên cứu về đời sống phụ nữ sau ly hôn tại nước ngoài.Đặc biệt là về vấn đề vật chất sau ly hôn Nghiên cứu về vấn đề đời sống vật chất củaphụ nữ sau ly hôn ở nước ngoai đã có nhận định rằng : Phụ nữ sau ly hôn có thu nhập

không tương xứng trong thu nhập hộ gia đình (de Vaus et al 2015; Smock 1994- de

Vaus và cộng sự 2015; Smock 1994) và mức sông Bianchi et al 1999; Peterson 1996)cũng như tăng nguy cơ nghèo đói (Smock and Manning 1999) Phụ nữ có thé đối mặtvới nguy cơ lớn là mất đi vị trí chủ sở hữu nhà ở, va trở thành hiện tượng “fallingdown the housing ladder” rơi xuông một bậc thang (Dewilde 2008) Co hội tái cơ cấucủa phụ nữ thấp hơn (Wu và Schimmele 2005) và trách nhiệm của một người mẹ nuôicon đơn thân, việc làm cả cha và mẹ sau ly hôn, trở thành một phụ huynh tốt của concái đã cản đường phục hồi kinh tế của họ [63] Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng sau ly hôncác chi phí về kinh tế của phụ nữ bị ảnh hưởng nhiều hơn Thu nhập giảm rõ rệt vànguy cơ rủi ro đói nghèo cao hơn Ngược lại, những người chồng cũ lại phát triển kinhtế tốt hơn Peterson (1996) định lượng khoảng cách giới tính kết quả cho Hoa Kỳ, ướctính mức giảm 27% ở phụ nữ và tăng 10% ở nam giới trong mức sống của họ Các ướctính khác của Mỹ về sự sụt giảm kinh tế của phụ nữ thậm chí còn lớn hơn (Bianchi etal 1999) Kết quả tương tự cũng được tìm thấy trong bối cảnh của Đức trong nghiêncứu nay: Andress và Bröckel (2007) đã tìm thấy thu nhập hộ gia đình của phụ nữ 1năm sau khi ly dị chỉ chiếm hai phần ba số người chồng cũ của họ Giải thích chonhững bắt bình đăng giới nêu bật bốn yếu tố nguy cơ cho phụ nữ (Bröckel và Andress

2015; Holden và Smock 1991):

(1) Nhu cầu chỉ tiêu của phụ nữ cao hơn nhưng lại bị hạn chế khả năng kiếm tiền

đặc biệt khi phụ nữ sau ly hôn nhận nuôi con.

(2) Chi phí nuôi con nhỏ rất cao, chi phí day dỗ và chăm sóc trẻ em không bao

giờ là đủ;

Trang 37

2.1.1 Vấn đề nhà ở của phụ nữ sau ly hôn

Xuất phát từ thực tế cuộc sống về hôn nhân và gia đình và những tranh chấp về

tài sản của vợ chong Đặc biệt vấn dé nhà ở Sau ly hôn hoặc trước khi ly hôn diễn ra.

Vấn đề ảnh hưởng đến đời sống kinh tế là nhà ở rất được quan tâm, nó ảnh hưởng trựctiếp đến đời sống của mỗi người sau ly hôn đặc biệt là đời sống kinh tế của người phụnữ Đời sống kinh tế được hiểu với các điều kiện về ăn, mặc, phương tiện đi lại củaphụ nữ sau ly hôn Vì luận văn này với mẫu phỏng vẫn ở nội đô, đô thị Hà Nội nênvấn đề ăn mặc, phương tiện đi lại của mẫu được chọn phỏng vấn sâu không quá khókhăn Tất cả 20 phụ nữ được lựa chọn phỏng vấn sâu đều có phương tiện đi lại và ănmặc không thiếu thốn Mẫu phỏng vấn sâu không có người thuộc diện hộ nghèo haykhó khăn Tuy nhiên vấn đề nhà ở sau ly hôn và tài sản được chia khi ly hôn ảnhhưởng đến cuộc sống sau ly hôn lại cần được quan tâm.

Theo kết quả của 20 phỏng vấn sâu thu được, tỷ lệ phụ nữ được phân chia nhà ởsau ly hôn chưa được cao Chỉ có 3 người trong số 20 người được hỏi được phân chianhà ở sau ly hôn Có trường hợp người chồng cũ đồng ý thanh toán tất cả các khoản nợdé việc ly hôn diễn ra nhanh hơn Có 2 trong số 3 trường hop được phân chia tài sản lànhà ở được nhắc tới bên trên, trước ly hôn đã liên hệ với luật sư dé đảm bảo công bằngtrước khi ra tòa Có 1 trường hợp không trả lời câu hỏi được đưa ra Và trong số 16trường hợp còn lại không được chia nhà ở thì có 3 trường hợp trong số 16 người đó tựkhông nhận tài sản nhà ở, không yêu cầu chia nhà ở vì lựa chọn được nuôi con nênkhông yêu cầu bất cứ quyền lợi về tài sản nào 13 trường hợp trong số 16 người khôngđược phân chia tài sản sau ly hôn với các lý do như: chua hiểu biết rõ về pháp luật, tài

Trang 38

sản chung vẫn đứng tên bố mẹ chồng, hoặc mua tài sản với hình thức góp vốn, nhưng

đứng tên người khác ( chưa sang tên), nên gặp thiệt thòi phân chia khi ly hôn.

Trường hợp chị H, lý do ly hôn là chồng ngoại tình, với điều kiện kinh tế tốt Cả

hai đều là những người có trình độ học van cao, việc làm 6n định Chi cho rằng, hai

người sống với nhau không hợp nhau Sau khi ly hôn chồng chị đề lại nhà ở cho chịcùng với nghĩa vụ nhận nuôi con, chị H tâm sự: “Chồng chị để lại cho chị và con nhà,anh ta lấy xe đi Ít nhất là chị và các cháu không phải thuê nhà hay quay lại nhàngoại Ít nhất anh ta còn là con người biết suy nghĩ Anh ta vẫn chu cấp cho con họchành Bọn chị chia tay trong hòa bình” ( Trích PVS Nguyễn Thị H, 38 tuổi, Kế toán,Phường Nhân Chính) Đối với nhiều trường hợp các cặp voi chồng ly hôn, có thé chỉgiao tiếp qua luật sư về các vấn đề của cuộc sông Việc chung sống hoặc ly hôn tronghòa bình là sự lựa chọn, dù đối phương không còn liên quan gì đến tình cảm thì vẫncòn con cái là sợi dây nối Ly hôn trong hòa bình dé giữ hình ảnh của đối phương đẹp

trong mắt con cái Việc được dé lại nhà đã hỗ trợ một phần chi phí của cuộc sống đắt

đỏ nơi đô thị Nhưng với trường hợp trên cũng thé hiện việc, người sau ly hôn ra khỏinha là chồng hay vợ, còn dựa vào nguồn lực và chi phí của mỗi bên đóng góp cho việcmua đất hay xây dựng nhà ở Tuy nhiên tỷ lệ phụ nữ vững về kinh tế hoặc được họctập nghiên cứu về phát triển kinh tế rat ít, ảnh hưởng đến việc mat quyền sở hữu nhà.

Trường hợp chị D, kết hôn với chồng cả hai đều là con một, ly hôn vì lý do

không có con Chị T tâm sự như sau: “ Lúc mà chị kết hôn thì vì là cả 2 đứa đều là conmột nên kinh tế cũng khá thoải mái Chị và anh ở nhà của bồ me chị mua cho chị Chị

là con một, chị lấy chồng nhưng van ở nhà cua bố mẹ chị mua cho chị Tiền mua xetrước hai đứa mỗi đứa một nửa, bây giờ bỏ nhau thì bán di Mat giá so với lúc mua rấtnhiễu nhưng van trả đủ tiền cho chị Bọn chi ly hôn vì không có con Cưới về mới biếtanh ấy vô sinh Tất cả tài sản còn lại trong nhà thì anh ta không mang theo thứ nào cảLy hôn thì anh ta ra khỏi nhà thôi ( cười) ( Trích PVS Nguyễn Thị Ngọc D, 29 tuổi ,

Kinh doanh online, phường Nhân Chính) Chị T được gia đình nhà đẻ chu cấp day đủ,

sẵn sàng đón con gái về hăn nhà sống nếu có tranh chấp nhà xảy ra Cuộc sống sau ly

hôn của chị đôi với vân đê vật chât là thoải mái.

Trang 39

Trường hợp được chia tài sản là nhà ở cũng diễn ra với chị Tr, chị là nhân viên

ngân hàng, anh chị kết hôn với nhau có kinh tế tốt, mua được nhiều nhà đất khác nhau,chủ động về kinh tế Chị ly hôn khi mới 23 tuổi: “Ly hôn xong rồi, tài sản tự chia Anhta chọn 2 lô đất trả mình nhà Chiêu hôm ấy mình đưa quyết định của toà án và 2 bìaquyên sử dụng đất xong xuôi Mình vẫn cho anh ta ở nhờ Vậy mà tối hôm sau anh tacho người đến tháo dỡ hết đô đạc từ choi clin dé rách 3 chuyến xe 6 tô di, đêm đó conmình không có giường mà nam Từ cửa cũng tháo hết điều hoà tivi tú lạnh máy giặtbàn ghế giường chiéu tat tan tật ” ( Trích PVS Nguyễn Thi Thu Tr, 29 tuổi, Nhân

viên ngân hàng, Thanh Xuân Trung) Theo như cách lý giải của chị Tr thì, công sức và

tiền bạc góp vào mua nhà mà chị được chia hơn một nửa là tiền của chị được bố mẹ

cho trước khi về nhà chong Khi ly hôn, chị nhận được một ngôi nhà không có đồ nội

that, vì chồng chị đã cho người chuyền đi hết Chị đã cần sắm mới lại toàn bộ dé haimẹ con có thê có những đồ dùng cơ bản nhất trong nhà.

Sau ly hôn, quan trọng nhất về van dé vật chat vẫn là nơi ở Hiện nay phụ nữ độclập về kinh tế có rất nhiều, tỷ lệ người độc lập về kinh tế cao Nhưng vấn đề sau lyhôn, phụ nữ rất cần sự giúp đỡ từ gia đình Người phụ nữ lựa chọn việc về với gia đìnhnhà đẻ, đảm bảo nơi cư trú và giảm gánh nặng nuôi con Tiện lợi trong việc học nghềhoặc làm việc mới Tâm sự của chị T như sau: “Khó khăn vô cùng Chị ly thân là về ởcùng với ông bà ngoại Giờ van dé chau ở nhà ông bà ngoại để ông bà chăm hộ chocòn mình đi làm Ly hôn chẳng có mang theo được gì cả Cũng không thể xin đượcviệc Chị đi học nghề thẩm mỹ làm đẹp Hiện đang làm nhân viên cho một Spa Nếuchăm chỉ lương tháng cũng lên chục triệu Nhưng đông nghĩa là it được gặp con minh.

Chi di làm lúc con còn đang ngủ, về nhà thì con đi ngủ roi Chị không những lam ởSpa mà còn tự nhận làm bên ngoài nữa Nên cũng rất mệt mỏi” (Trích PVS_ Lâm HoàiT, 26 tuổi, Nhân viên làm đẹp Spa, phường Nhân Chính).

Theo bảng số liệu trong dé tài “ Van dé ly hôn trong xã hội Việt Nam hiện dai”[15]của Viện xã hội học cũng đã nói lên điều này Một số rất it phụ nữ sau ly hôn lựachọn vẫn sống chung nhà với chồng cũ ( có thể bằng cách chia phòng, chia tầng ở, để

con cái van được gặp mặt cha mẹ và chơi đùa cùng anh chi em Hoặc giâu diêm việc ly

Trang 40

hôn) Tỷ lệ cao nhất vẫn là ở nhà với bố mẹ đẻ, nhà riêng hoặc nhà thuê Phụ nữ đã lựachọn sống cùng cha mẹ đẻ sau ly hôn chứ không phải cùng cha mẹ chồng Như một sựgiải thoát khỏi sự khổ đau khi sống cùng chồng cũ.

Trong phân tích “7hực trạng phân chia con cái và nhà ở sau ly hôn hiện nay

(nghiên cứu trường hợp đồng bằng sông Hồng) của Trần Thị Minh Thi, Viện Nghiêncứu Gia đình và Giới, Viện Han lâm Khoa học xã hội Việt Nam, cũng đã đề cập về vanđề phân chia nhà ở sau ly hôn [45] ( Nghiên cứu Sử dụng số liệu thống kê hôn nhângia đình hàng năm của Tòa án Nhân dân tối cao và hồ sơ ly hôn của những người lyhôn từ 2000-2009 quận ở Hà Nội và một huyện ở Hà Nam) và kết quả nghiên cứutrường hợp những cặp ly hôn ở Hà Nam, bài viết trình bày thực trạng chia con cái vànhà ở sau ly hôn) thì việc phân chia tài sản sau ly hôn (gồm nhà, đất, tài sản có giá trị,tiền mặt ) theo pháp luật nhìn chung là chia đôi, trong đó có quan tâm đến quyền và

lợi ích của phụ nữ Trong s6 các cap vợ chồng ly hôn, có trên một nửa là chưa có nhàđất (55,8%) , với tỷ lệ khá như nhau ở cả nông thôn và thành thi Với những cặp cónhà đất và phải phân chia sau khi ly hôn, có 19,1% là chia đều cho cả vợ và chồng, vàtỷ lệ vợ hoặc chồng được phân chia nhà đất sau khi ly hôn là khá ngang bằng nhau,12,5% và 12,7% Những trường hợp không phân chia nhà đất đa số bao gồm những

trường hợp ở chung với cha mẹ, thuê nhà ở, ở nhờ, v.v trước khi ly hôn.

Biểu đồ 2.1 Tỷ lệ lựa chọn nơi ở của phụ nữ sau ly hôn ( đơn vị tính: %)

Tỷ lệ lựa chọn nơi ở của phụ nữ sau lyhôn

Vẫn ở chung nhà với chồng cũ «MM 2,2%

Nhà mượn 3,2%Nhà anh, chị, em ruột I 2,2%

Ngày đăng: 10/06/2024, 01:00

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w