1. Trang chủ
  2. » Ngoại Ngữ

[Nhật ngữ Riki] Tips nghe hiểu JLPT N3 - N2

79 5 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tất Tần Tật Các Tips Nghe Hiểu N3 – N2
Trường học Nhật ngữ Riki
Thể loại tài liệu
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 3,33 MB

Nội dung

Tài liệu của trung tâm Nhật ngữ Riki, dùng để ôn thi/ học cho kỳ thi JLPT N3 và cả N2 Gồm 79 trang, chỉ các dạng và tip đối phó với các dạng trong bài thi nghe JLPT N3 - N2 Phù hợp cho giai đoạn học, luyện thi JLPT

Trang 2

Phần 1 TIPS NGHE HIỂU

N2

Trang 3

CHƯƠNG I: PHẠM VI KIẾN THỨC CẤU TRÚC ĐỀ THI NGHE HIỂU JLPT N2

I PHẠM VI KIẾN THỨC

- Theo trang web chính thức của hội đồng tổ chức kì thi JLPT (jlpt.jp), mục tiêu người học cần đạt để

hoàn thành bài thi nghe hiểu JLPT N2 đó là:

- Nghe các đoạn hội thoại có cốt truyện hoặc tin tức với tốc độ sát với giao tiếp tự nhiên trong ngữ

cảnh đời thường và nhiều ngữ cảnh rộng hơn

- Hiểu được nội dung và mạch hội thoại cùng tương quan giữa các nhân vật đồng thời nắm vững điểm

cốt yếu trong hội thoại

II CẤU TRÚC ĐỀ THI NGHE HIỂU JLPT N2

Bài thi nghe hiểu ở trình độ N2 có thời lượng khoảng 50 phút gồm 5 dạng bài: 課題理解

か だ い り か い

(問題1)ポイント理解り か い(問題2)、概要理解が い よ う り か い (問題3)、即時応答

そ く じ お う と う

(問題4)、統合理解

と う ご う り か い

(問題5)

Cấu trúc bài thi Nghe hiểu JLPT N2

Mondai Dạng bài Số câu x Điểm Mục tiêu

1 課題理解か だ い り か い 5 câu x 2 điểm

Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại (Nghe và nắm bắt những thông tin cần thiết để giải quyết những chủ đề cụ thể và có thể biết được hành động thích hợp tiếp theo là gì)

2 ポイント理解り か い 6 câu x 3 điểm

Có thể hiểu được nội dung khi nghe một đoạn văn, một đoạn hội thoại (Dựa trên những thông tin cần nghe được cho trước, có thể nghe và chắt lọc ra những điểm chính)

3 概要理解が い よ う り か い 5 câu x 2 điểm

Nghe nội dung của một đoạn văn hoặc một đoạn hội thoại Từ đó hiểu được nội dung chính của đoạn văn hoặc ý đồ của người nói

4 即時応答そ く じ お う と う 12 câu x 1 điểm Nghe một câu thoại ngắn và lựa chọn cách

Trang 4

CHƯƠNG II: MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN NẮM VỮNG

TRƯỚC KHI NGHE HIỂU

2 Bị động khi chủ thể của hành động không quan trọng, không cần nhắc đến

Chủ thể của hành động khi chuyển sang bị động sẽ chuyển thành dạng 「だれに」(bởi ai đó) nhưng

trong trường hợp người đó không được biết đến, hoặc thông tin không quan trọng thì có thể bỏ đi

「によって」thường được sử dụng thay cho 「に」khi nhắc đến tác giả của những tác phẩm, công

trình nghệ thuật, kiến trúc, phát minh có ý nghĩa lịch sử, xã hội quan trọng

Trang 5

4 Bị động của tự động từ

Đây là trường hợp đặc biệt và không có dạng câu chủ động tương đương với nó

Dạng bị động này thường được sử dụng để thể hiện sự bực tức, khó chịu, cảm giác bị làm phiền

Trang 7

Sử dụng khiêm nhường ngữ trong trường hợp người nói là chủ thể của hành động

Trang 9

2 Những lưu ý khi gặp mẫu ngữ pháp cho nhận

Cho nhận hành động: cần xác định rõ người thực hiện hành động chính

Đối với 「~てくれる」và「~てあげる」cần lưu ý danh từ chỉ người trước は/が

Đối với 「~てもらう」cần lưu ý danh từ trước に/から

Trong hội thoại các danh từ diễn tả chủ thể cho nhận thường bị lược bỏ, do đó nên theo dõi mạch hội

「預あずける」Trao cho ai cái gì để họ cất giữ/ trông coi/ chăm sóc/ quản lý cho mình

(Thường dùng trong bối cảnh “gửi đồ ở quầy lễ tân khách sạn, gửi tiền ngân hàng ” )

- Ví dụ: ホテルのフロントに荷

もつ

を預あずけた。(Tôi gửi đồ ở quầy lễ tân.)

「預あずかる」Tiếp nhận/ trông coi/ chăm sóc/ đảm đương cái gì cho người khác

Trang 10

III ~んじゃない?

Ý nghĩa: Không phải sao?/ Không phải là…hay sao?

Trong hội thoại hàng ngày, ~んじゃない, ~んじゃん, ~じゃん đều có cùng ý nghĩa

Cách nói lịch sự của cấu trúc này thường có các dạng dưới đây :

Trang 11

PHẦN 2: NẮM BẮT MỘT SỐ KĨ NĂNG KHI NGHE HIỂU

Trong nghe hiểu, ngoài nắm vững được kiến thức nền về ngôn ngữ, việc trau dồi kĩ năng nghe để nắm

bắt điểm cốt yếu là vô cùng cần thiết nhất là khi làm bài thi JLPT Dưới đây là một số kĩ năng quan trọng

mà thí sinh cần nắm được để làm tốt phần nghe hiểu trình độ N2

I XÁC ĐỊNH NGƯỜI THỰC HIỆN HÀNH ĐỘNG TRONG HỘI THOẠI

Trong tiếng Nhật, tùy vào mục đích hội thoại mà có thể xác định chủ thể thực hiện hành động

Một số mục đích hội thoại ứng với người thực hiện hành động

Mục đích hội thoại Cấu trúc Người thực hiện

Trang 12

Nhờ vả

~て もらえる?/もらえない?

もらえませんか?

いただきたいんですが くれる?

くれませんか?/くれない?

くれる(もらえる)と助たすかるんですが…

ありがたいんですが…

~て ください くださいませんか?

Trang 13

II NẮM BẮT NGHĨA CỦA CÂU TÙY VÀO NGỮ ĐIỆU

Trước đây, ở trình độ sơ cấp, chỉ cần nắm vững những từ vựng cơ bản là chúng ta có thể nghe hiểu hầu

hết những đoạn hội thoại đơn giản Từ trình độ trung cấp trở đi, ngoài việc tăng cường vốn từ vựng, ngữ

pháp, hãy đặc biệt chú ý tới cao độ, sự lên xuống giọng hay ngắt nghỉ của người nói để có thể hiểu

được rõ điều người đó muốn truyền tải

1 Lưu ý đến sự khác biệt nghĩa khi thay đổi ngữ điệu cuối câu

Trong hội thoại tiếng Nhật, dù cùng một cấu trúc ngữ pháp nhưng ý nghĩa sẽ thay đổi tùy vào ngữ

điệu Đặc biệt khi nghe hiểu, việc dựa vào ngữ điệu để phân biệt rõ đây là câu văn thông báo, xác nhận

hay câu hỏi là việc vô cùng cần thiết

2 Lưu ý đến sự khác biệt nghĩa khi thay đổi cao độ giọng hay cách ngắt nghỉ

Trong tiếng Nhật hiện tượng đồng âm khác nghĩa xuất hiện rất nhiều và những trường hợp đó được

phân biệt với nhau bằng cách ngắt nghỉ cũng như cao độ giọng nói Chúng ta cùng xét ví dụ sau để hiểu

rõ hơn về điều này

III LUYỆN TẬP PHƯƠNG PHÁP NGHE SUY ĐOÁN

- Con người khi nghe điều gì đó đều là quá trình vừa nghe vừa sử dụng trí óc để lý giải, từ đó mường

tượng ra rất nhiều dữ kiện như ai nói, nói về cái gì, nói ở đâu, nói với ai,

- Ngoài ra, khi nghe người ta không chỉ thu được những nội dung từ âm thanh nghe được trong thực tế mà

còn dự đoán được cả những điều không hề được nói ra như cảm xúc của người nói hay những nội dung sẽ

được tiếp nối trong câu chuyện

- Để tăng khả năng nghe hiểu, việc luyện tập năng lực tưởng tượng và suy đoán là vô cùng cần thiết,

đặc biệt đây là kĩ năng vô cùng thiết yếu để làm tốt bài thi JLPT N2

- Để luyện tập phương pháp nghe suy đoán chúng ta cần luyện tập 3 kĩ năng:

- Nghe suy đoán những điều không được nói ra

- Nghe suy đoán từ vựng

- Nghe suy đoán thông tin khó nắm bắt từ đó suy luận nội dung tổng thể

1 Nghe suy đoán những điều không được nói ra

1.1 Nghe suy đoán diễn biến câu chuyện tiếp theo

1.2 Nghe suy đoán cảm tưởng của nhân vật

1.3 Nghe suy luận thông tin rút ra từ hội thoại

2 Nghe suy đoán từ vựng

3 Nội dung tổng thể

Trang 14

CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC LÀM BÀI THI NGHE HIỂU JLPT N2

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI MONDAI 4(即

Yêu cầu: Là dạng bài yêu cầu nghe một câu văn ngắn và lựa chọn cách đối đáp phù hợp

Hình thức: Nội dung câu tình huống và đáp án không được in sẵn

Số lượng: Thông thường là 11~12 câu

II CÁC HÌNH THỨC ĐỐI ĐÁP THƯỜNG GẶP

Tương tự như ở mondai 5 của N3, dạng bài 即時応答そ く じ お う と う ở đề thi N2 là Mondai 4, luôn có 3 hình thức

đối đáp:

+ Câu trần thuật + Câu hỏi – Câu trả lời + Các cấu trúc cố định

1 Câu trần thuật

- Câu trần thuật là dạng đối đáp xuất hiện nhiều nhất trong 3 dạng

- Ở dạng bài này, mục đích hội thoại thường thấy nhất là: cảm thán, thông báo và nhờ vả

- Dạng bài cảm thán cũng khá đa dạng, có thể là câu nhận xét, đưa ý kiến, khen ngợi hoặc là lời than

phiền, lời nhắc nhở

Một số dấu hiệu ngữ pháp để phân biệt các dạng câu trần thuật

Dấu hiệu nhận biết Mục đích hội thoại

Trang 15

~ところだったよ

~ないでください

~ほうがいいんじゃない

Nhắc nhở, lời khuyên

2 Câu hỏi - Câu trả lời

Hình thức câu hỏi - câu trả lời được chia ra làm 2 dạng đó là:

+ Câu hỏi mở rộng thông tin

+ Câu hỏi đúng sai

2.1 Câu hỏi mở rộng thông tin

Đặc điểm nhận biết: 疑ぎ問もん詞し ( 誰

だれ

どのように、いくら、どのくらい)

2.2 Đối với câu hỏi đúng sai

Đặc điểm nhận biết : Câu hỏi đúng sai được chia thành 2 dạng

+ Câu hỏi đuôi ~か

Trang 16

Mục đích hội thoại thường gặp với dạng câu hỏi đúng sai

Dấu hiệu nhận biết Mục đích hội thoại

Trang 17

3 Các cấu trúc cố định cần lưu ý

Mục đích hội thoại Cấu trúc cố định

Chào hỏi khi gặp gỡ

先日

せんじつ

はどうも お世話せ わになっております ご無沙汰ぶ さ たしております おかげさまで

相変あ い かわらずです

Chào hỏi lúc chia tay – ra về

お気きを付つけて

(お先さきに)失礼しつれいします お大事だ い じに

お疲つかれ様さまでした ご苦労様く ろ う さ までした お邪魔じ ゃ ましました

Cảm ơn

お世話せ わになりました 助

たす

かりました わざわざすみませんでした 悪

わる

いなあ/悪わるかったね

Xin lỗi

ご迷惑めいわくをおかけしました すまなかったね

もう

し訳わけございません 悪

わる

いね/悪わるかったね

Tiếp nhận

どういたしまして 構

かま

いません/(それで)結構けっこうです

Trang 18

III PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

1 Trình tự làm bài

2 Lưu ý khi nghe câu tình huống

2.1 Lưu ý đến người thực hiện hành động

- Trong Mondai 4, khi xác định được người thực hiện hành động là người nói hay người nghe, sẽ giúp

chúng ta dễ dàng suy đoán trước các cách đối đáp phù hợp

(Tham khảo bảng chủ thể hành động ứng với mục đích hội thoại ở Chương 2, bài 2)

2.2 Xác định cảm xúc của người nói

- Khi tiếp thu một câu văn bất kì như dạng câu nêu ý kiến hay câu thông báo…, cần lưu ý đến việc

người nói nghĩ ra sao, đồng tình hay phản đối với chủ đề đang được nhắc đến

- Trong đó, sẽ có những cấu trúc khá dễ nhầm lẫn, ví dụ như 「~じゃない(と思

Trang 19

*Ở ví dụ 1「これじゃない」hạ thấp giọng ở cuối câu mang nghĩa phủ định là「これではない」

*Ở ví dụ 2 「これなんじゃない?」lên giọng ở cuối câu, mang nghĩa khẳng định ngược lại là

「これだ」 Nếu thêm 「と思おもう」thì ngữ điệu như nhau, tuy nhiên nên chú ý xem có か hay

2.3 Lưu ý xem hành động đã được thực hiện hay chưa

- Khi nghe hiểu hay tiếp nhận thông tin như ý kiến, thông báo, cảm tưởng thì việc xác định xem những

việc đang được nói tới đã xảy ra hay chưa là vô cùng quan trọng

- Thời của câu, cũng như việc hành động đã thực hiện hay chưa là một gợi ý giúp chúng ta dễ dàng

loại trừ đáp án

- Đồng thời, cần đặc biệt lưu ý đến những cấu trúc sử dụng thể た nhưng lại diễn tả những hành động

chưa xảy ra trong thực tế như bảng dưới đây:

Trang 20

- Đối với dạng bài đối đáp, việc lưu ý đến ngữ điệu để hiểu đúng nghĩa cũng như nắm được cảm xúc

và mục đích hội thoại của người nói là vô cùng cần thiết

- Trong một số trường hợp, chúng ta chỉ cần dựa vào ngữ điệu có thể loại trừ được đáp án nhanh chóng

và hiệu quả (Tham khảo Chương 2, bài 2, mục II: Nắm bắt nghĩa của câu tùy vào ngữ điệu)

*Các phó từ diễn tả trạng thái, cảm xúc

- Các phó từ chỉ cảm xúc, trạng thái rất hay xuất hiện trong bài, nhất là đối với dạng câu cảm thán

Những từ này thường sẽ là keyword để hiểu đúng câu tình huống

- Đặc biệt lưu ý những phó từ trong bảng sau

Trang 21

3 Lưu ý khi nghe câu hồi đáp

- Sau khi đã hiểu được câu tình huống cần lưu ý đến một số điểm sau để dễ dàng chọn đáp án đúng.

3.1 Các trường hợp đối đáp thường gặp

Trang 22

3.2 Lưu ý đến các câu trả lời gián tiếp

- Trong hội thoại thực tế, có trường hợp cách đối đáp sẽ không đi theo hướng như ở bảng trong mục a

- Trong tiếng Nhật, ngoài cách thể hiện trực tiếp quan điểm là đồng tình hay phản đối thì có một số

trường hợp sẽ đưa ra câu trả lời gián tiếp hoặc trả lời một cách ngập ngừng, không rõ ràng

*Gián tiếp đồng ý – từ chối: Đưa ra quan điểm, ý kiến, đề xuất cá nhân

*Không nói rõ là đồng ý hay từ chối:

+ Công nhận ý kiến của người nói nhưng đưa ra quan điểm cá nhân

Trang 23

Yêu cầu: là dạng bài nghe hiểu những thông tin cần thiết trong một tình huống cụ thể từ đó nắm bắt được

hành động tiếp theo hoặc hành động cụ thể mà nhân vật cần làm

Hình thức: Nội dung các phương án lựa chọn được in sẵn dưới dạng chữ hoặc tranh minh họa

Số lượng: 5 câu

II CÁC DẠNG CÂU HỎI VÀ NGỮ CẢNH THƯỜNG GẶP

Ở Mondai 1 chia ra làm 2 dạng câu hỏi chính:

+ Câu hỏi về tổng thể hội thoại

+ Câu hỏi xoay quanh một chi tiết

1 Câu hỏi về tổng thể hội thoại

Là các câu hỏi về hành động đầu tiên hoặc tiếp theo mà nhân vật phải làm sau hội thoại

Các câu hỏi thường xuất hiện nhất:

Trang 24

2 Câu hỏi xoay quanh một chi tiết

Là câu hỏi về thời gian, tiền bạc, địa điểm, cách thức, lựa chọn được rút ra sau khi nắm được nội dung

chính của hội thoại

Câu hỏi thường sẽ xoay quanh một số từ để hỏi như: いつ、いくら、どこ、どれを、どの N、何

りょこう

、サークル、学園祭がくえんさい・行事ぎょうじ、コンテスト、健康診断けんこうしんだん、 就 職しゅうしょくの説明会

ぼしゅう

、面接めんせつ、説明会せつめいかい、会議か い ぎ、 出 張しゅっちょう、 残 業ざんぎょう、通勤つうきん/欠勤けっきん

 社外しゃがい会社訪問

かいしゃほうもん

、打うち合あわせ、…

電話で ん わで

 会話か い わ相談

そうだん

、約束やくそくの確認かくにん、変更へんこうや 急きゅうな連絡れんらく

 留る守すばん番電でん話わその他た  びょう病院いん、店みせ、デパート、市し役やく所しょ、…

Trang 25

III PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VÀ MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN LƯU Ý

Nghe hội thoại Nghe câu hỏi lần 2

Chọn đáp án

Lưu ý chung

Xem trước nội dung các câu hỏi trong khi câu ví dụ đang được phát Từ đó tìm ra điểm khác

nhau giữa các đáp án, đồng thời hình dung được nội dung cuộc hội thoại

- Khi nghe câu hỏi, hãy ghi chép lại 2 nội dung chính:

sẽ không chứa những ý chính, ý quan trọng để ta có thể đưa ra câu trả lời)

Trong khi nghe, khi một phương án nào đó được nhắc đến, cần ghi chú lại các nội dung liên

quan (Được chọn/ không, phân vân/ đã quyết định, …) và thứ tự được nhắc đến Đối với các

câu hỏi về tiền bạc và thời gian, thường đáp án đúng sẽ không được nói trực tiếp mà phải suy luận

ra nên việc ghi chép là rất quan trọng

Trang 26

2 Một số kiến thức cần lưu ý

2.1 Lưu ý về việc cần làm và không cần làm

- Nếu trong hội thoại xuất hiện các cấu trúc mệnh lệnh, nhờ vả, đề nghị, đề xuất, … và nhân vật còn lại

thể hiện sự đồng ý thì đó là việc cần làm, thể hiện việc phản đối thì đó là việc không cần làm

- Ngược lại, nếu trong hội thoại xuất hiện các cấu trúc thể hiện sự cấm đoán hoặc những hành động đã

được thực hiện rồi hoặc đã được chuẩn bị trước thì đó là việc không cần làm

Tổng hợp một số cấu trúc thể hiện việc cần làm và không cần làm

Cấu trúc Việc cần làm hoặc không cần làm

Trang 27

Người nghe đồng ý → Việc không cần làm

Người nghe không đồng ý → Việc cần làm

Trang 28

2.2 Lưu ý một số cách nêu quan điểm đồng tình hoặc phản đối trong hội thoại

Ngữ điệu Quan điểm Cấu trúc

Giọng điệu nhanh,

dứt khoát, ngữ điệu cao

bổng, tươi vui

Đồng ý (Trực tiếp)

はい/うん/いいね/ええ そうそう/そうだね/そう思おもう/そうですよね/確たしかにそうですね/そうしよう/そのとおりですね よろしくね/わかった/お願ねがいね/頼たのむね/賛成さんせいです/本当ほんとうですね/確たしかに/助たすかる/一応いちおうね

Đồng ý (Gián tiếp)

いいえ/うーん/いや/そうじゃなくて/だけど/

しかし/…

Phản đối (Gián tiếp)

もう~てある/もう~ている/(昨日き の う/さっき)~た

/そのままにして/…

Ngoài ra, không phải lúc nào người nói cũng thể hiện rõ quan điểm là đồng tình hay phản đối hoặc

muốn từ chối một cách ý nhị, bởi vậy cần lưu ý đến một số cách trả lời gián tiếp khác như:

と。/うーん、どうかなあ。/でもねえ/…

Nói lên điều mình thực sự muốn, quan điểm cá nhân:

Trang 29

じつ

は/それが/やっぱり/それより…~んじゃない。

2.3 Lưu ý về trình tự trong hội thoại

Đối với những câu hỏi liên quan đến hành động đầu tiên, hành động tiếp theo như: 「最初さいしょにするこ

とは何なにか」「~はこれからまず、何なにをしなければなりませんか」hay diễn tả cách thức thì cần đặc

biệt chú ý đến các cấu trúc diễn tả trình tự hành động

Một số cấu trúc liên quan đến trình tự

いつするかを示しめす

いま

すぐ/すぐに/急いそいで/先さきに/~ておく/あらかじめ 後

2.4 Xác định thông tin hội thoại ứng với câu hỏi và suy luận thông tin từ các dữ kiện trong hội thoại

Đối với những hội thoại có dữ kiện rõ ràng ở câu tình huống cũng như câu hỏi thì nên chú ý chỉ

nghe và ghi lại những thông tin ứng với điều kiện Những thông tin không liên quan thì không cần

Nếu các hội thoại không nêu rõ dữ kiện trong câu tình huống mà cần suy đoán từ nội dung thì cần

tập trung vào những điều kiện đưa ra trong câu chuyện và suy luận ra đáp án

BÀI 3 PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI MONDAI 2(ポイント理

Yêu cầu: là dạng bài yêu cầu nghe đoạn hội thoại và nắm được những điểm chính yếu, mấu chốt được

đưa ra ở câu hỏi Nội dung câu hỏi thường xoay quanh lý do, mục đích sự việc hoặc tâm trạng, cảm xúc

của người nói

Trang 30

Số lượng: Thông thường là 6 câu

II CÁC DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP

Trong Mondai 2, chúng ta thường gặp 3 dạng bài chính:

+ Dạng 1: Hỏi về nguyên nhân - lý do

+ Dạng 2: Nêu ý kiến, quan điểm

+ Dạng 3: Hỏi về chi tiết (thời gian, địa điểm, cách thức,…)

1 Dạng bài về nguyên nhân lý do

Dạng bài này thường sẽ xuất hiện một số dạng câu hỏi như sau:

げんいん

/~きっかけ/目的もくてきは何なに?

Trong đề thi JLPT N2, đây là dạng bài thường chiếm số lượng nhiều nhất trong Mondai 2

2 Dạng bài nêu ý kiến quan điểm

Dạng bài nêu ý kiến quan điểm thường có một số dạng câu hỏi đó là:

Trang 31

+ ~ことにしますか。 + どの~に決きめましたか。

3 Dạng bài chi tiết

Là dạng bài có câu hỏi xoay quanh một điểm thông tin trong bài thường là: 何時

な ん じ

に/いつ/どこ/

いくら~か/…

III PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VÀ MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý

1 Trình tự và các lưu ý chung khi làm bài

g án

Nghe hội thoại

Nghe câu hỏi lần 2

Chọn đáp

án

Tips chung

- Khi nghe câu hỏi, ghi chú nhanh 2 nội dung chính dưới đây:

+ Hỏi về ai? (Nam? Nữ?)

+ Hỏi cái gì? (Mua gì? Đi đâu? Bao nhiêu tiền? Tại sao ? …)

- Tận dụng 15 – 20 giây để đọc các câu trả lời:

+ Các đáp án có điểm gì khác nhau?

+ Từ các đáp án dự đoán nội dung hội thoại

- Lưu ý các cấu trúc đồng nghĩa, gần nghĩa ở đáp án, câu hỏi và hội thoại

- Phản ứng của người nói và thông tin của người được hỏi

Trang 32

2 Các lưu ý khi làm bài

2.1 Các cấu trúc cần lưu ý đối với từng dạng câu hỏi

(Tham khảo một số cách nêu quan điểm đồng tình phản đối ở Mondai 1)

Lưu ý một số cấu trúc diễn tả thông tin quan trọng hoặc điều đặc biệt muốn giải thích như :

Trang 33

Chi tiết

(thời gian, tiền bạc )

Thời gian:

~前まえ、~過すぎ、あと~分ぷん、~から~まで、~までに、~ごろ、~くらい、約やく~、前後ぜ ん ご ~程度て い ど、以上いじょう、以内い な い、時間帯じ か ん た い、~発はつ、~ 着ちゃく早

はや

め、遅おそめ、ちょうど、ぎりぎり、もう~、そろそろ 本日

ほんじつ

、先日せんじつ、翌日よくじつ、平日へいじつ、次つぎの日ひ

間まに合あう、遅おくれる、早退そうたい、遅刻ち こ く、~たったら、~したら Tiền bạc:

~円えん 料 金りょうきん、~、代だい、~賃ちん、~ 料りょう、~費ひ

小銭こ ぜ に、おつり、無料むりょう

~かかる

2.2 Lưu ý đến các cấu trúc gần nghĩa ở đáp án và hội thoại

- Thông thường trong một số trường hợp các phương án trả lời chính là những thông tin giải thích dài

trong hội thoại được tóm tắt một cách đơn giản lại Hơn nữa, chúng có thể là hành động hoặc thông

tin liên quan đến 1 người trong câu chuyện của 2 người

- Bởi vậy, đối với Mondai 2, việc tận dụng thời gian 15-20 giây để đọc và tổng hợp đáp án, đồng thời

xác định được thông tin đó ứng với nội dung nào trong hội thoại, liên quan đến nhân vật nào là vô cùng

quan trọng

*Lưu ý phản ứng của người nói để loại trừ đáp án

- Sau khi xác định được thông tin trong phương án ứng với các nội dung trong hội thoại thì cần phải để ý

xem đó là thông tin được các nhân vật đồng tình hay phản đối, khẳng định hay phủ định, ý đồ của

người nói là gì

- Đối với các thông tin người nói đã phủ định hoàn toàn thì có thể loại trừ ngay, đồng thời ghi chú lại

những phương án được khẳng định hoặc quan điểm không rõ ràng Để làm được điều đó cần chú ý một số

mục kiến thức sau đây:

Trang 34

I ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ DẠNG BÀI

Yêu cầu: Là dạng bài yêu cầu nghe một đoạn độc thoại hoặc đối thoại trong một tình huống tổng thể sau

đó nắm bắt chủ đề hoặc ý kiến, quan điểm của người nói

Trang 35

Hình thức: Nội dung câu hỏi và các phương án không in sẵn Không được nghe trước câu hỏi

Số lượng: Thông thường là 5 câu

II CÁC DẠNG CÂU HỎI THƯỜNG GẶP VÀ LƯU Ý ĐỐI VỚI TỪNG LOẠI CÂU HỎI

Đối với Mondai 3, thông thường các câu hỏi sẽ chia thành 2 dạng chính:

+ Hỏi về chủ đề, đề tài

+ Hỏi về ý kiến, quan điểm

1 Hỏi về chủ đề, đề tài

1.1 Các dạng câu hỏi thường gặp

Các câu hỏi về chủ đề, đề tài thường sẽ có dạng như sau:

1.2 Một số lưu ý khi làm dạng câu hỏi chủ đề, đề tài

Câu hỏi về chủ đề, đề tài hay xuất hiện khi bài nghe là các thông tin, bản tin khách quan dưới hình

thức một người độc thoại như dự báo thời tiết, tin tức hay những kiến thức chuyên môn

Để nắm bắt chủ đề, đề tài đang được nói tới, cần lưu ý một số ngữ pháp và từ vựng sau:

Ngữ pháp

~についてお知しらせします。

~ を 知し っ て い ま す か / ご 存ぞんじ で す か / 聞き い た こ と が ありますか

Trang 36

2 Hỏi về ý kiến, quan điểm

2.1 Các dạng câu hỏi thường gặp

Các câu hỏi về ý kiến, quan điểm thường sẽ có dạng như sau :

2.2 Một số lưu ý khi làm dạng câu hỏi ý kiến, quan điểm

Đối với các câu hỏi về ý kiến quan điểm, việc nắm bắt thông tin về ý đồ, chủ trương của người nói là vô

cùng cần thiết Trong tiếng Nhật, người nói hay trình bày quan điểm bằng cách so sánh suy nghĩ, chủ

trương của bản thân với những ý kiến, quan điểm thông thường hoặc suy nghĩ của người khác

Cấu trúc câu chuyện thông thường sẽ là:

一般論

いっぱんろん

・ほかの人ひとの 考かんがえ → しゅちょう主 張・話はなし手ての意見い け ん

Trang 37

~という人ひともいます

~ことがあります

~が/でも けれども

~と思おもわれます/~と思おもいます

~と 考かんがえます

Bởi vậy khi đi tìm ý kiến, quan điểm của người nói, chúng ta cần:

+ Chú ý đến các cấu trúc cuối câu và các liên từ đối lập

+ Phân biệt rõ ràng những suy luận thường thức với ý kiến của nhân vật

Ngoài ra, cần lưu ý đến một số cách diễn đạt bày tỏ suy nghĩ quan điểm như:

Trang 38

2 Một số kĩ năng cần thiết

2.1 Luyện tập nghe hiểu từ vựng để nắm bắt chủ đề

Khi nghe một câu chuyện việc vừa nghe vừa liên hệ các từ vựng xuất hiện với nhau giúp ta hiểu được

ngữ cảnh và chủ đề hội thoại, từ đó khiến việc nghe hiểu trở nên dễ dàng hơn Chúng ta sẽ cùng luyện

tập nghe hiểu các từ khóa sau đó suy luận ra chủ đề hội thoại

2.2 Luyện tập xâu chuỗi từ khóa để nắm cấu trúc câu chuyện

Để hiểu chính xác nội dung hội thoại, người nghe cần có kĩ năng liên kết các từ vựng quan trọng để suy

đoán cấu trúc câu chuyện Chúng ta cùng luyện tập từ ví dụ sau đây:

2.3 Tìm ra liên hệ giữa các câu để tổng hợp thành chủ đề câu chuyện hoặc ý kiến tác giả

Các câu văn trong hội thoại đều được liên kết với nhau theo chức năng nhất định Vì vậy, ngoài việc tìm

liên kết các từ khóa, chúng ta cần luyện tập cách tìm mối liên hệ giữa các câu, từ đó có thể suy luận chủ

đề hoặc tìm ra phần nội dung thông tin cần thiết

Tips chung

Trong Mondai 3 chỉ được nghe trước câu tình huống bởi vậy kĩ năng vừa nghe vừa suy đoán vô

cùng có ích

+ Đối với dạng độc thoại:

Cần nắm bắt và ghi lại các từ khóa chính liên quan đến chủ đề của bài nói và ý kiến tác giả (nếu

có)

Thông thường những bài khóa về thông tin khách quan như tin tức hay dự báo thời

tiết, … thì nên tập trung vào chủ đề, đề tài

Ngược lại những bài nghe như bài thuyết trình, buổi diễn giảng, … thường hay xen

kẽ ý kiến người nói

+ Đối với dạng đối thoại:

Ghi chú theo mạch hội thoại, tìm chủ đề chung giữa 2 người nói và phân biệt quan điểm

của mỗi người

Trang 39

BÀI 5 PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI MONDAI 5 (統

Yêu cầu: Mondai 5 là dạng bài yêu cầu nghe đoạn hội thoại dài, cần sắp xếp và tổng hợp nhiều luồng

thông tin để hiểu được nội dung

Được chia thành 2 dạng chính :

Dạng 1: Nghe đoạn hội thoại có 2 nhân vật trở lên, sau đó sắp xếp và tổng hợp ý kiến người nói

Dạng 2: Nghe một câu chuyện, đoạn quảng cáo, bản thông báo, lời giới thiệu, giải thích, sau đó tiếp tục

nghe đoạn hội thoại của 2 nhân vật rồi phán đoán lựa chọn của từng người

Hình thức:

Câu 1, 2: Nghe nội dung và chọn đáp án Các phương án lựa chọn không được in sẵn

Câu 3: Gồm 2 câu hỏi lẻ, nghe nội dung và chọn đáp án cho từng câu hỏi lẻ Các phương án lựa chọn

được in sẵn

Không có phần nghe thử

Số lượng: Thông thường là 4 câu

II DẠNG BÀI THƯỜNG GẶP, PHƯƠNG PHÁP LÀM BÀI VÀ MỘT SỐ LƯU Ý

1 Hội thoại 2 người trở lên

1.1 Dạng bài thường gặp

Câu 1 :

Đoạn hội thoại giữa 2 người, 1 trong 2 người sẽ đưa ra điều kiện hoặc các lựa chọn để người còn lại lựa

chọn hoặc nêu ý kiến

Chính vì vậy, dạng câu hỏi thường thấy sẽ là:

Ngày đăng: 09/06/2024, 21:50