1. Trang chủ
  2. » Văn Hóa - Nghệ Thuật

Các thiết chế quản lý Đô thị thăng long thế kỷ 16 18

214 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Có thể từ khá lâu, và nếu muộn nhất thì cũng là đến đầu thế kỷ XI, Thăng Long đã trở nên một thành thị lớn nhất của cả nước, hiểu theo đúng nghĩa hoàn chỉnh của nó. Ngay từ khi mới ra đời, nó đã là một phức hợp chính trị – kinh tế quan trọng làm tròn chức năng mà những nhà Vua lập ra nó mong đợi, nghĩa là ở chỗ “chính giữa làm kế cho con cháu muôn đời” và đồng thời cũng là nơi “muôn vật rất thịnh mà phồn vinh… chỗ hội họp của bốn phương”

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYÊN NGỌC PHÚC CAC THIET CHE QUAN LY DO THI THANG LONG THE KY XVI - XVIII LUAN VAN THAC Si KHOA HOC LICH SU Hà Nội, 2007 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYÊN NGỌC PHÚC CAC THIET CHE QUAN LY ĐÔ THỊ THANG LONG THE KY XVI - XVIII Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 602254 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC: PGS.TS VŨ VĂN QUẦN Hà Nội, 2007 CM BANG CAC TU VIET TAT DVTS LT Kham dinh Viét su thong giam cuong muc LTCL LỌKS Đại Việt thông sử LTTK Lịch triều hiến chương loại chí Nxb Lê triều chiếu lịnh thiện chính TB Lê quý kỷ sự TT Lịch triều tạp kỷ Nhà xuất bản Tr Đại Việt sử ký tục biên Đại Việt sử ký toàn thư Trang MỤC LỤC Trang PHAN MO DAU 4 1 Lý do chọn đề tài 5 8 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 8 3 Mục đích nghiên cứu 9 4 Déi tuong, pham vi nghién ciru 12 5 Nguồn tai liệu và phương pháp nghiên cứu 6 Đóng góp của luận văn 12 7 Bố cục luận văn Chương 1 CÁC NHÂN TO TÁC DONG DEN QUAN LY DO THI THANG LONG THE KY XVI - XVIII 14 1.1 Các tác động tự nhiên 14 1.1.1 Đặc điểm địa chat, địa hình 14 1.1.2 Đặc điểm khí hậu, thuỷ văn 14 1.2 Các tác động chính trị 16 1.2.1 Thăng Long với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nước 16 1.2.2 Những biến động chính trị 17 1.3 Các tác động kinh tế - xã hội 20 1.3.1 Sự hưng khởi của nên kinh tế hàng hoá và đô thị 20 1.3.2 Tác động xã hội 25 Tiểu kết 28 Chương 2 CÁC THIẾT CHE QUAN LÝ ĐÔ THỊ THANG LONG THE KY XVI - XVIII 30 2.1 Thành Thăng Long thế ky XVI - XVIII 30 2.1.1 Hệ thống thành luỹ 30 2.1.2 Khu vực chính trị - hành chính 32 2.1.3 Khu vực kinh tế - dân gian 35 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý đô thị 40 2.2.1 Cơ cầu đơn vị hành chính và tổ chức bộ máy quan lại 40 1 - Cơ câu tô chức đơn vị hành chính các cap 40 - Nguyên tắc tổ chức; nhiệm vụ, chức trách của bộ máy quản lý hành chính các cấp 42 2.2.2 Dao tao, tuyển chọn, bổ dụng và các cơ chế kiểm soát, tổ chức quản lý hành chính 52 - Dao tạo, tuyén chọn và bồ dụng 52 - Cơ chê vận hành, giám sát các hoạt động của bộ máy hành chính các câp 55 2.3 Các cơ chế tự trị - tự quản trong hoạt động quản lý đô thị 58 Tiểu kết 67 Chuong3 HOAT DONG QUAN LY THANG LONG THE KY XVI- XVIII 69 3.1 Quan ly dan cw 69 3.1.1 Các biện pháp hành chính quản lý dân cư 69 3.1.2 Quan lại, Nho sĩ, binh lính 70 3.1.3 Thợ thủ công - thương nhân, nông đân 77 3.1.4 Các đối tượng dân cư khác 80 3.2 Quản lý các hoạt động kinh tế 84 3.2.1 Quản lý thủ công nghiệp 85 3.2.2 Quản lý thương nghiệp 87 3.2.3 Quản lý các hoạt động ngoại thương 91 3.2.4 Quan ly nông nghiệp 94 3.3 Quản lý an nỉnh trật tự đô thị 96 3.4 Quản lý tài nguyên, môi trường 101 3.4.1 Quản lý đất đai 101 3.4.2 Quan ly sông, hồ, đầm và hệ thống đê điều 103 3.5 Quản lý một số lĩnh vực khác 106 3.5.1 Một số chính sách quản lý giáo dục, khoa cử 106 3.5.2 Quản lý phong tục, nếp song 109 Tiểu kết 112 KET LUAN 115 TÀI LIỆU THAM KHẢO 118 PHỤ LỤC - Phu luc 1: Bién nién su kién Thang Long thé ky XVI - XVIII - Phu luc 2: Nội dung các lệnh dụ về tổ chức và hoạt động quản lý Thăng Long trong "Lê triều chiếu lịnh thiện chính" - Phu luc 3: Một số quy định đối với Thăng Long trong "Quốc triểu hình luật" - Phu luc 4: Một số quy định trong "Lê triều hội điển" - Phu luc 5: Văn bia - Phu luc 6: Tư liệu phương Tây về Thăng Long - Kẻ Chợ (trích dịch) - Phu luc 7: Bản đô Thăng Long thời Lê-Trịnh, một số hình ảnh Hà Nội cổ PHAN MO DAU 1 Ly do chon dé tai 1.1 Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hiện nay, quá trình đô thị hoá cũng diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đô thị đang ngày càng khẳng định vai trò chủ đạo đối với khu vực nông thôn và toàn xã hội nói chung Vẫn đề quản lý và phát triển đô thị do đó đang đặt ra những yêu cầu bức thiết, đòi hỏi sự đầu tư trên nhiều phương diện, từ nguồn vốn vật chất, nguồn nhân lực, trình độ, kinh nghiệm tô chức và quản lý Vì vậy, đô thị và lĩnh vực quản lý đô thị trở thành đối tượng quan tâm nghiên cứu của nhiêu ngành khoa học, theo nhiêu hướng tiệp cận 1.2 Lịch sử hình thành và phát triển đô thị Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn, theo sự vận động của quá trình kinh tế - xã hội, đô thị Việt Nam có đặc điểm, tính chất và đặc thù riêng Thời Bắc thuộc, hình thành một số đô thị - ly sở cai trị của chính quyền đô hộ (Luy Lâu, Tống Bình), cảng thị - noi dién ra các hoạt động trao đôi buôn bán trong và ngoài nước (Lạch Trường, Chiêm Cảng) Thời Trung đại, các vương triều phong kiến độc lập đều chú ý xây dựng kinh đô trở thành trung tâm quyền lực, do vậy, loại hình đô thị chính trị - hành chính có điều kiện phát triển (Hoa Lư, Thăng Long, Tây Đô) Nhìn một cách tong quat, đến trước thời cận đại, đô thị Việt Nam mang đặc trưng của loại hình đô thị phương Đông truyền thống, đó là sự kết hợp của hai yếu tố đô (trung tâm, ly sở hành chính quan liêu) va shi (tu điểm kinh tế, nơi tập trung các hoạt động sản xuất, trao đôi hàng hoá) Tuy nhiên, dưới tác động của nhiều nhân tố khác nhau, trong suốt quá trình ton tại, có đô thị nôi bật hơn về chức năng hành chính (Cổ Loa, Phú Xuân), ngược lại, có đô thị chủ yếu giữ vị trí trung tâm kinh tế (Phố Hiến, Hội An) 1.3 Trường hợp điền hình, hội tụ đầy đủ cả hai yếu tổ đô - thị là Thăng Long - Hà Nội Hơn 9 thế kỷ kể từ thời điểm định đô năm 1010, gần như liên tục, Thăng Long luôn giữ được sự phát triển cân đối, vừa đảm trách vai trò của một trung tâm chính trị - hành chính, vừa là trung tâm kinh tế hàng đầu của đất nước, trở thành đô thị tiêu biểu suốt thời kỳ trung đại Xuyên suốt quá trình tồn tại và phát triển của đô thị này, mỗi giai đoạn lịch sử, quản lý đô thị Thăng Long, trong đó có việc tô chức và vận hành bộ máy quản lý hành chính, các lĩnh vực quản lý đô thị (quản lý dân cư, văn hoá, tài nguyên ) có thé xem như một đại diện, phản ánh hiệu quả quản lý đô thị, quản lý đất nước đương thời 1.4 Khác với thời Lý, Trần, Lê Sơ, trải ba thế kỷ XVI, XVII, XVIII dưới thời Mạc và Lê Trung hưng là thời kỳ diễn ra nhiều biến động về chính trị - xã hội của đất nước: các cuộc nội chiến, xung đột phe phái giữa các tập đoàn phong kiến Bắc triều - Nam triều, Đàng Trong - Đàng Ngoài, thể chế quyên lực “lưỡng đầu chế” thời Lê - Trịnh (tồn tại song song hai hệ thống chính quyền tại Thăng Long: triều đình vua Lê và hệ thống Ngũ phủ phủ liêu của chúa Trịnh), sự lan rộng về địa bản và quy mô của các phong trào khởi nghĩa nông dân tác động không nhỏ tới đời sống kinh tế - xã hội Thăng Long với vai trò trung tâm chính trị - hành chính đất nước là địa phương chịu tác động mạnh mẽ và thường xuyên từ những biến động này Bên cạnh đó, giai đoạn thế kỷ XVI - XVIII, cả trên bình diện trong nước và quốc tế đều diễn ra những chuyên biến thuận lợi, tạo đà cho quá trình phát triển phôn thịnh của nền kinh tế hàng hoá và sự hưng khởi của đô thị Thăng Long - Kẻ Chợ Sự hưng khởi này được biểu hiện trên nhiều phương diện: hoạt động kinh tế nhộn nhịp, cơ cấu, số lượng dân cư, quy hoạch đô thị, đời song sinh hoat van hoa do thi Bài học kinh nghiệm về tổ chức và quản lý đô thị trong bối cảnh như vậy hăn sẽ giúp ích cho công cuộc quản lý và phát triển đô thị đương đại Với những nguyên nhân và lý do trên, tác giả đã quyết định chọn vấn đề “Các thiết chế quản lý đô thị Thăng Long thế kỷ XEI - XVIII” làm đề tài luận van cua minh 2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề Là một đô thị Việt Nam tiêu biểu, Thăng Long - Hà Nội trở thành đối tượng thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước Thăng Long - Hà Nội được tìm hiểu từ nhiều góc độ, trên nhiều lĩnh vực và ở nhiều giai đoạn lịch sử khác nhau Thiết chế quản lý đô thị, tổ chức bộ máy quản lý đô thị thuộc phạm vi lĩnh vực tô chức, xây dựng bộ máy quản lý hành chính nhà nước tại địa phương, nằm trong tông thê các định chế chính trị - hành chính đương thời Về vấn đề này, có thê kế đến một số nghiên cứu vừa mang tính lý luận về nội dung, phương pháp tiếp cận, vừa là những giới thiệu khái quát về các thiết chế quản lý như: Đinh Gia Trinh [1968]: So thao lịch sử nhà nước và pháp quyền Việt Nam, Lê Kim Ngân [1974]: Văn hoá chính trị Việt Nam: Chế độ chính trị Viet Nam thé ky XVI va XVIII, Vi Thị Phụng [1990]: Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam Trần Thị Vinh [2004]: Thể chế chính quyên nhà nước thời Lê - Trịnh: sản phẩm đặc biệt của lịch sử Việt Nam thể kỷ XVII- XVIH Trong những chuyên khảo về đô thị Việt Nam thời kỳ cổ trung đại, Đồ /hj cô Việt Nam (do tập thể các tác giả của Viện Sử học biên soạn, xuất bản năm 1989) là công trình tập hợp, trình bày một cách hệ thống về lịch sử hình thành, vai trò, đặc điểm kinh tế - xã hội các đô thị tiêu biểu thời kỳ cổ trung đại Trong các nội dung nghiên cứu về Thăng Long - Hà Nội, vấn đề thiết chế quản lý và hoạt động quản lý đô thị qua các thời kỳ có được đề cập, tuy nhiên mới dừng lại ở mức độ rất khái quát Đối với những nghiên cứu chuyên sâu về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, hai tập sách: Lịch sử thủ đô Hà Nội (Trần Huy Liệu chủ biên) công bố lần đầu năm 1960 và Hà Nội - Thủ đô nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Trần Quốc Vượng chủ biên, công bố năm 1984) viết về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, có phạm vi thời gian bao quát từ thời kỳ cô đại đến khi trở thành Thủ đô của nước Việt Nam Vấn đề tô chức bộ máy, thiết chế quản lý đô thị Thăng Long cũng chỉ được nhắc đến một cách sơ lược, đặt trong tiến trình chung của toàn bộ lịch sử Thăng Long - Hà Nội Năm 1993, công trình Thăng Long - Hà Nội thế kỷ XƯI - XVII - XIX (vốn là một luận án Tiến sĩ bảo vệ năm 1984) của tác giả Nguyễn Thừa Hỷ được xuất bản Đây được coi là nghiên cứu chuyên sâu đầu tiên về Thăng Long - Kẻ Chợ trong thời kỳ hưng khởi của nền kinh tế hàng hoá và đô thị Với công trình này, thông qua nguồn tư liệu phong phú, diện mạo, kết cấu kinh tế - xã hội của một thành thị trung đại được tác giả trình bày, phân tích đầy đủ và hệ thống Tuy nhiên, vì không phải là đối tượng nghiên cứu chính, vấn đề thiết chế quản lý đô thị tuy có được tác giả đề cập nhưng cũng chỉ sơ lược trong khi trình bày về cấu trúc và quá trình vận hành của các hoạt động kinh tế - xã hội đương thời tại Thăng Long - Kẻ Chợ Trong các nghiên cứu của học giả nước ngoài về lịch sử Thăng Long - Hà Nội, đáng chú ý có Luận án Tiến sĩ chuyên ngành nghiên cứu Án Độ và vùng Viễn Đông cua Phillipe Papin [1997]: Des "villages dans la ville" aux "villages urbains" CL espace et les formes du poivoir a Ha-noi de 1805 a 1940 (Tt nhting làng trong thành phố đến những ngôi làng đô thị hoá Không gian và các hình thức quyền lực ở Hà Nội từ 1805 đến 1940) Đây là giai đoạn lịch sử Thăng Long - Hà Nội, lịch sử Việt Nam nói chung có nhiều biến động Từ vị trí kinh đô thời Lê, Thăng Long trở thành thủ phủ Bắc thành thời Tây Sơn và đầu thời Nguyễn, tỉnh thành Hà Nội thời Minh Mạng và thủ phủ của Liên bang Đông Dương thời thuộc Pháp, bước vào thời kỳ cận đại hoá, chuyền mình mạnh mẽ theo mô hình đô thị phương Tây Bối cảnh đó đã tác động sâu sắc tới vấn đề tô chức, quản lý hành chính đô thị Ngoài ra còn có những nghiên cứu khác, gồm các tập sách và chuyên luận công bố trên các tạp chí (Nghiên cứu lịch sử, Khảo cô học, Xưa và Nay ) của nhiều tác giả (Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Trần Huy Bá, Nguyễn Khắc Đạm, Nguyễn Quang Ngọc, Nguyễn Thừa Hỷ, Nguyễn Vinh Phúc ) Những năm sáu mươi, bây mươi của thế kỷ trước, các tác giả quan tâm và tập trung làm rõ vấn đề quy mô, vị trí và chức năng của hệ thống thành luỹ Thăng Long qua các thời kỳ, triều đại Từ khoảng những năm tám mươi cho đến nay, các vấn đề về dân cư, các hoạt động kinh tế, sinh hoạt văn hoá, quản lý hành chính bắt đầu được chú ý nhiêu hơn so với giai đoạn trước đó Gần đây, trong quá trình triển khai đề tài khoa học KX09.02: Thăng Long - Hà Nội với vai trò trung tâm chính trị, hành chính của đất nước - những bài học về quản lý và phát triển do PGS.TS Vũ Văn Quân chủ trì, đã có một số khoá luận Cử nhân khoa Lịch sử, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) như: Quy hoạch, tổ chức bộ máy và hoạt động quản lý hành chính Đông Kinh thời Lê Sơ (1428 - 1527) của Phan Trắc Thành Động [2006], Tổ chức và quản lý thành Thăng Long thời Lê - Trịnh (1592 - 1789) của Đình Thị Mai [2006] Tuy nhiên, do giới hạn bởi phạm vi và quy mô của một khóa luận tốt

Ngày đăng: 07/06/2024, 17:18

Xem thêm:

w