Kinh Tế - Quản Lý - Khoa học xã hội - Luật 3TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHTp 33, S3 (2023): 3-13Email: ngothanhtu1982gmail.com TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG Tập 32, Số 3 (2023): 3 - 13 JOURNAL OF SCIENCE AND TECHNOLOGY HUNG VUONG UNIVERSITY Vol. 32, No. 3 (2023): 3 - 13 Email: tapchikhoahochvu.edu.vn Website: www.jst.hvu.edu.vn ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP VÀO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH PHÚ THỌ Nguyễn Ngọc Sơn1, Ngô Thị Thanh Tú2 1Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 2Khoa KTQTKD, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ Ngày nhận bài: 2082023; Ngày chỉnh sửa: 1392023; Ngày duyệt đăng: 1592023 DOI: https:doi.org10.597751859-3968.156 Tóm tắt Đ ế n năm 2022, quy mô GRDP của tỉnh đạt 89,4 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2010. Giai đoạn 2016-2020, kinh tế của tỉnh tăng trưởng bình quân đạt 7,61năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân 5,77năm trong giai đoạn 2011-2015, gấp 1,2 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn và cao hơn so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh là 7,5năm. Tuy nhiên nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế chưa hài hòa với các mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường đòi hỏi tỉnh Phú Thọ cần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng. Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích vai trò tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua. Bằng phương pháp hạch toán theo hàm sản xuất gồm ba yếu tố lao động, vốn và năng suất nhân tố tổng hợp để xác định mức độ đóng góp của chúng trong nền kinh tế, kết quả chỉ ra rằng vốn là yếu tố chủ yếu, trong khi lao động và năng suất lao động (tổng năng suất các yếu tố) đóng góp rất ít cho tăng trưởng GDP của tỉnh Phú Thọ. Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, vốn, lao động, TFP, Phú Thọ. 1. Đặt vấn đề Phú Thọ là tỉnh trung du và miền núi phía Bắc, có diện tích khoảng 3.533km 2, dân số đến hết năm 2022 đạt 1,62 triệu người, tổng nguồn lao động xã hội là 759,8 nghìn người, chiếm 54,6 dân số, có 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh, 277 xã, phường, thị trấn. Kết thúc năm 2022, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Phú Thọ đứng thứ 43 cả nước. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) năm 2022 của Phú Thọ ướ c đạt 89.398 tỷ đồng (theo giá hiện hành), tính theo giá so sánh 2010, tăng trưởng GRDP đạt 48.212 tỉ đồng, tăng 7,97 so với năm 2021. Trong đóng góp vào mức tăng trưởng chung của GRDP, khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, đóng góp 4,40 điểm phần trăm. Tiếp theo đó là các ngành dịch vụ đóng góp 2,56 phần trăm. Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy đóng góp 0,67 điểm phần trăm. Thuế sản phẩm đóng góp 0,34 điểm phần trăm 1. Đáng chú ý tăng trưởng vốn đầu 4TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHNguyn Ngc Sn và Ngô Th Thanh Tú tư của xã hội bình quân trong giai đoạn này là 22,05, trong khi đó tốc độ tăng bình quân của lao động là 2,35 1. Dấu hiệu trên cho thấy tăng trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào vốn. Để Phú Thọ thoát khỏi tình trạng tăng trưởng thiếu bền vững, chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng kinh tế từ chiều rộng sang kết hợp giữa chiều rộng với chiều sâu, trọng tâm là tăng năng suất lao động, tăng hàm lượng khoa học và công nghệ cao; nâng cao năng lực quản trị; thúc đẩy khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo. Đẩy nhanh ứ ng dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư vào sản xuất, kinh doanh và quản lý xã hội, từ đó khắc phục những hạn chế, tạo đà cho kinh tế tỉnh Phú Thọ phát triển. Trong các yếu tố đóng góp vào tăng tăng trưởng kinh tế, TFP đóng vai trò đặc biệt quan trọng, trong dài hạn TFP là yếu tố quyết định đến tăng trưởng bền vững. Tuy nhiên, vấn đề về sự đóng góp của TFP vào tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh Phú Thọ nói riêng chưa tương xứng với trình độ phát triển 2. Theo Solow (1956), nếu tăng trưởng kinh tế chỉ dựa vào vốn thì tăng trưởng chỉ đạt được trong ngắn hạn 3. Do vậy, bên cạnh tạo môi trường đầu tư tốt để thu hút đầu tư tạo đà cho tăng trưởng trong ngắn hạn, tỉnh Phú Thọ cần có các giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng TFP để duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững trong dài hạn. 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 2.1. Vai trò và tác dụng của năng suất các nhân tố tổng hợp Năng suất các nhân tố tổng hợp, hay còn được gọi là phần dư Solow được đưa ra lần đầu tiên bởi Robert Merton Solow (1924) - một học giả kinh tế người Mỹ, trong nghiên cứu về lý thuyết tăng trưởng kinh tế (1956) 3. Khái niệm TFP ban đầu được dùng trong phân tích vĩ mô, nhưng sau đó nó được sử dụng rộng rãi trong các phân tích vi mô ở cấp độ ngành hay doanh nghiệp. Cùng với sự phổ biến rộng rãi của TFP, đã xuất hiện nhiều cách tiếp cận và nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ này. Tổ chức OECD sử dụng thuật ngữ “Năng suất đa yếu tố” (MFP - Multi factor productivity) để chỉ khái niệm tương đương TFP (OECD, 2001). “Năng suất đa yếu tố” (MFP) liên quan đến sự thay đổi về đầu ra bởi một số loại đầu vào. MFP được đo lường thông qua sự thay đổi về đầu ra mà không thể tính được thông qua thay đổi của đầu vào phối hợp. MFP thể hiện hiệu quả kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm công nghệ, quy mô sản xuất, kỹ năng quản lý, thay đổi trong tổ chức sản xuất 4. Khi nghiên cứu các số liệu thống kê, các nhà kinh tế học đã thấy rằng tại những nước và vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao, trong sự tăng trưởng của kết quả sản xuất, sau khi bóc tách các yếu tố đầu tư thêm lao động, vốn, tài nguyên, v.v... vẫn còn một phần đáng kể được tăng thêm nhờ những yếu tố không phải vốn và lao động 2. Những yếu tố này có thể là do á p dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tri thức quản lý hiện đại, v.v.. Nói cách khác, về cơ bản có ba thành phần đóng góp vào năng suất sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, đó là: (1) lao động, (2) vốn và (3) những yếu tố khác, trong đó có giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, v.v... Những phần tăng năng suất không phải do tăng vốn và lao động này được các nhà kinh tế gọi là “Năng suất nhân tố tổng hợp” (TFP) 5. Theo Tổng cục Thống kê (2016): “Năng suất các nhân tố tổng hợp là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định và lao động hoặc các nhân tố hữu hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân … (gọi chung là các nhân tố tổng hợp - TFP)” 6. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia luôn phụ thuộc chặt chẽ vào sự đóng góp của các yếu tố cơ bản là: Gia tăng vốn đầu tư phát triển; Gia tăng số lượng lao động đang làm việc; và gia tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP). Trong các yếu tố trên, TFP có vị trí, vai trò hàng đầu, đặc biệt quan 5TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHTp 33, S3 (2023): 3-13 trọng trong bối cảnh hiện nay. Điều này thể hiện trên các góc độ sau: Thứ nhất, TFP là yếu tố quan trọng hàng đầu nhằm hiện thực hóa mục tiêu đổi mới mô hình tăng trưởng. Để tái cơ cấu kinh tế, thay đổi mô hình tăng trưởng từ “tăng trưởng theo chiều rộng” sang “tăng trưởng theo chiều sâu”, thì TFP đóng vai trò quan trọng hàng đầu. Bởi TFP gắn với tiềm năng trí tuệ của con người, nên có khả năng tăng “không giới hạn” mà không gây ra hệ lụy tiêu cực nào cho nền kinh tế. Không tăng TFP cũng đồng nghĩa với không thể thực hiện được thay đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam nói chung và các địa phương nói riêng 7. Thứ hai, TFP góp phần thúc đẩy tăng trưởng, nâng cao được năng lực cạnh tranh quốc gia. Lý luận và thực tiễn đã khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của TFP đối với tăng trưởng kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia 7. Thứ ba, TFP giúp các địa phương giải quyết được những vấn đề nan giải về môi trường, xã hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế. Tăng trưở ng nhanh có ý nghĩa vô cù ng to lớ n đối vớ i cá c mục tiêu phá t triể n củ a cá c quốc gia ở hiện tạ i và tươ ng lai. Tuy nhiên, tăng trưở ng nhanh nế u khô ng gắn vớ i những mục tiêu phá t triể n bền vững, sẽ mang lạ i những hệ lụy khô ng lư ờng. Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trư ờng, nế u khô ng thực hiện tốt sự quả n lý củ a Nhà nướ c, những hệ lụy này lạ i càng nặng nề hơ n. Việc tăng TFP trong bối cả nh hiện nay có ý nghĩa rấ t lớ n, giúp cá c địa phươ ng từng bướ c giả i quyế t hiệu quả những vấ n đề bấ t cập đó; đồ ng thời đạ t đư ợc những mục tiêu phá t triể n bền vững đã xá c định 7. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Mô hình nghiên cứu và phương pháp hạch toán các nguồn lực tăng trưởng kinh tế Trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tác giả lựa chọn “Mô hình tân cổ điển” được phát triển bởi Robert Solow và Trevor Swan (1956): Y= A. Kα . Lβ. Trong đó Y là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nền kinh tế, K là vốn, L là lao động, A là “năng suất nhân tố tổng hợp” đại diện cho tiến bộ công nghệ làm cơ sở để phân tích, tính toán và đánh giá tốc độ tăng và tỷ phần đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP, số mũ α, β là hệ số co dãn của vốn (K) và lao động (L), β = 1 - α Tăng hoặc A, K hoặc L sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra GDP 8. Trên cơ sở tổng quan, phân tích lý thuyết và thực tiễn thu thập được, khung nghiên cứu được thiết kế như sau: Hình 1. Khung nghiên cứu yếu tố tác động tăng GRDP Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp TFP được đánh giá dựa trên hai chỉ số chính là tốc độ tăng trưởng TFP () và tỷ trọng đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế (). Để tính tốc độ tăng trưởng của TFP, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều sử dụng 02 phương pháp tiếp cận: phương pháp hạch toán tăng trưởng (Growth accounting approach) và phương pháp hàm sản xuất (Production function approach) 8. Phương pháp hàm sản xuất được nhiều tác giả sử dụng như Tăng Gia Khiên (2005) tính TFP Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 1999 9; Saikia (2011) tính TFP ngành nông nghiệp của Ấ n Độ trong giai đoạn 1950 - 1995 10. Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng có dạng sau: Y = TFP.F(K,L) (1) Trong đó Y là mức sản lượng của nền kinh tế (GRDP), các yếu tố đầu vào là lao động (L), vốn (K). Tăng Vốn Tăng TFP Tăng GRDPTăng Lao động 6TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHNguyn Ngc Sn và Ngô Th Thanh Tú Giả thiết rằng hàm sản xuất dạng Cobb-Douglass là hàm liên số liên tục theo thời gian (t) và được biểu diễn dưới dạng đạo hàm riêng theo t như sau : , , dt dY dt dTFP F K L TFP dt dF dt dTFP F K L TFP dL dF dt dL TFP dK dF dt dK = + = + +^ ^h h (2) Do dL dY TFP dL dF L= và dK dY TFP dK dF = Nên phương trình (2) bây giờ có dạng , dt dY dt dTFP F L K dL dY dt dL dK dY dt dK = + +^ h (3) Chia hai vế của phương trình (3) cho Y và sau phép biến đổi ta có: dt dY Y dt dTFP TFP dL L dY Y dt dL L dK K dY Y dt dK K 1 1 1 1 = + + (4) Dưới dạng rút gọn của (4), với giả thiết hiệu suất không đổi theo quy mô, ta có: g(Y) = g(TFP) g K g L1a a+ + -^ ^ ^h h h (5) Trong đó: g(Y): tốc độ tăng của sản lượng. g(TFP): tốc độ tăng của năng suất nhân tố tổng hợp. g(L): tốc độ tăng của lao động. g(K): tốc độ tăng của vốn. dK K dY Y a = và dL L dY Y 1 a- = a và 1 - a: lần lượt là tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động trong giá trị sản xuất hay còn gọi là tỷ phần thu nhập của vốn và lao động 11 . Như vậy bài viết này sẽ sử dụng mô hình (5) với Y đo bằng GDP theo giá so sánh năm 2010, K là vốn sản xuất, L là số lao động đang làm việc. Từ mô hình (5) cho thấy: + Tác động của vốn đến tăng GDP tỉnh Phú Thọ là: α. + Tác động của lao động đến tăng GDP của tỉnh Phú Thọ là: 1- α Sau khi tính toán được tốc độ tăng trưởng của từng yếu tố (gK), lao động (gL) và tốc độ tăng trưởng kinh tế, tốc độ tăng của TFP sẽ được xác định dựa vào công thức (5). 2.2.2. Dữ liệu và các giả định tính toán Tổng sản lượng Y được đo bằng GDP thực tế của tỉnh Phú Thọ được xác định theo giá so sánh năm 2010, đơn vị tính là tỷ đồng. Riêng chỉ số giá đầu tư thực tế (I) theo giá so sánh năm 2010 sẽ được tính bằng giá trị đầu tư (I) năm hiện hành chia cho chỉ số giá (D GDP = GDPtNGDPtr) theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiệp Nguyễn Thị Nhã (2015) 11. Yếu tố vốn (K) là trữ lượng vốn thực tế của tỉnh Phú Thọ được xác định theo giá so sánh năm 2010, đơn vị tính là tỷ đồng. Do tỉnh Phú Thọ được tách tỉnh từ năm 1997 nên trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng GDP thực tế của tỉnh Phú Thọ 7TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHTp 33, S3 (2023): 3-13 năm 2000 làm mức K thời kỳ đầu (K 0). Từ mức K0 ban đầu này và giá trị đầu tư hàng năm (I t) chúng tôi tính được trữ lượng vốn theo thời gian dựa vào công thức: Kt = (1 - δ)Kt-1 + It trong đó δ - 5 là tỷ lệ khấu hao. Yếu tố lao động (L) là lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh Phú Thọ qua các năm, đơn vị tính là nghìn người. Do tỉnh Phú Thọ hiện không có số liệu để tính toán trực tiếp các hệ số đóng góp của lao động (ký hiệu là β) hoặc hệ số đóng góp của vốn (ký hiệu là α), nên phải dựa vào hệ số (β) tính được từ số liệu xây dựng bảng cân đối liên ngành (IO) công bố năm 2015 của cả nước theo 3 khu vực kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ kết hợp với cơ cấu GRDP theo giá thực tế (không tính thuế và phụ cấp) như sau: Bảng 1. Hệ số β và α theo lĩnh vực kinh tế của nền kinh tế Việt Nam Lĩnh vực kinh tế Hệ số đóng góp β Hệ số đóng góp α (α=1- β) Nông lâm nghiệp - thủy sản 0,6892 0,3108 Công nghiệp - xây dựng 0,6368 0,3632 Dịch vụ 0,6451 0,3549 Nguồn: Bảng cân đối Liên ngành IO năm 2012, 2015 12 Từ đó tính toán hệ số β và α cho toàn nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2022 như sau: Bảng 2. Hệ số β và α cho toàn nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ Năm NLNTS CNXD DV Hệ số đóng góp β của Việt Nam Hệ số đóng góp của lao động (β) chung toàn nền kinh tế tỉnh Phú Thọ Hệ số đóng góp của vốn (α) chung toàn nền kinh tế tỉnh Phú ThọNLNTS CNXD DV 2010 25,67 34,74 39,59 0,6892 0,6368 0,6451 0,653537 0,346463 2011 28,18 34,93 36,89 0,6892 0,6368 0,6451 0,654628 0,345372 2012 27,99 35,62 36,39 0,6892 0,6368 0,6451 0,654487 0,345513 2013 27,30 36,43 36,27 0,6892 0,6368 0,6451 0,654116 0,345884 2014 26,17 36,43 36,27 0,6892 0,6368 0,6451 0,653715 0,346285 2015 22,34 33,53 37,25 0,6892 0,6368 0,6451 0,652691 0,347309 2016 22,19 33,63 36,63 0,6892 0,6368 0,6451 0,652666 0,347334 2017 19,95 34,59 37,48 0,6892 0,6368 0,6451 0,651541 0,348459 2018 19,36 33,95 39,37 0,6892 0,6368 0,6451 0,651272 0,348728 2019 18,60 35,38 39,14 0,6892 0,6368 0,6451 0,650755 0,349245 2020 21,77 33,98 37,89 0,6892 0,6368 0,6451 0,652341 0,347659 2021 20,19 35,56 37,76 0,6892 0,6368 0,6451 0,651465 0,348535 2022 18,93 37,20 37,54 0,6892 0,6368 0,6451 0,650716 0,349284 Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán của nhóm tác giả Nghiên cứ u sử dụng bộ dữ liệu về tổng sả n phẩm trên địa bàn (GRDP), vốn (K), lao độ ng (L) củ a tỉnh Phú Thọ trong giai đoạ n từ 2011 đế n 2022. Theo phươ ng phá p hạ ch toá n đã trì nh bày ở trên, bả ng 1 thể hiện kế t quả tính toá n mứ c độ đóng góp củ a cá c yế u tố nguồ n lực trong tăng trưở ng GDP củ a tỉnh Phú Thọ. Số liệu tính toá n đư ợc tổng hợp trong giai đoạ n 2011 - 2022, trong đó số liệu về lao độ ng, vốn, GDP đư ợc thu thập từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ 13, lã i suấ t đư ợc thu thập từ cơ sở dữ liệu IFS củ a IMF 14. 8TP CHÍ KHOA HC VÀ CÔNG NGHNguyn Ngc Sn và Ngô Th Thanh Tú Bảng 3. Dữ liệu và tính toán trong nghiên cứu Năm GDP - Giá hiện hành (tỷ đồng) GDP - Giá so sánh 2010 (tỷ đồng) I - Giá so sánh 2010 (tỷ đồng) K - Giá so sánh 2010 (tỷ đồng) L (nghìn người) Lãi suất cho vay Tỷ phần thu nhập của K (β = 1-α) Tỷ phần thu nhập của L (α) 2010 219.551,84 219.551,84 100.167,89 325.244,56 837,1 0,131 0,346463 0,653537 2011 274.765,51 231.386,51 135.665,25 444.647,58 841,6 0,170 0,345372 0,654628 2012 305.969,39 244.685,50 158.165,84 580.581,04 848,5 0,135 0,345513 0,654487 2013 336.808,23 259.546,64 174.644,28 726.196,27 850,5 0,104 0,345884 0,654116 2014 367.709,81 275.375,32 199.186,67 889.073,13 843,5 0,087 0,346285 0,653715 2015 445.510,00 291.130,00 129.000,90 973.620,37 838,8 0,071 0,347309 0,652691 2016 478.682,00 315.466,00 147.164,13 1.072.103,48 845,3 0,070 0,347334 0,652666 2017 541.640,00 339.100,00 169.669,80 1.188.168,11 832,2 0,071 0,348459 0,651541 2018 616.460,00 370.040,00 187.645,66 1.316.405,36 833,9 0,074 0,348728 0,651272 2019 690.260,00 404.840,00 203.203,43 1.453.788,52 840,2 0,077 0,349245 0,650755 2020 751.860,00 420.010,00 214.814,37 1.595.913,47 842,7 0,076 0,347659 0,652341 2021 809.580,00 446.530,00 234.012,00 1.750.129,79 845,2 0,078 0,348535 0,651465 2022 893.980,00 482.130,00 258.865,76 1.921.489,06 848,2 0,080 0,349284 0,650716 Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán của nhóm tác giả 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Từ bảng số liệu 2 và bảng số liệu 3, nghiên cứu tiếp tục tính toán tốc độ tăng TFP của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2022: Bảng 4. Tốc độ tăng TFP của tỉnh Phú Thọ Năm Tốc độ tăng () Hệ số đóng góp Tăng GRDP () do tăng Tốc độ tăng TFP () GRDP Vốn LĐ α β Vốn LĐ A 1 2 3 4 5 6 7 8=1-(6+7) 2011 5,39 36,71 0,54 0,346463 0,653537 12,7187 0,3529 -7,6816 2012 5,75 30,57 0,82 0,345372 0,654628 10,5580 0,5368 -5,3448 2013 6,07 25,08 0,24 0,345513 0,654487 8,6655 0,1571 -2,7525 2014 6,1 22,43 -0,82 0,345884 0,654116 7,7582 -0,5364 -1,1218 2015 5,72 9,51 -0...
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG
Tập 32, Số 3 (2023): 3 - 13 Vol 32, No 3 (2023): 3 - 13HUNG VUONG UNIVERSITY
Email: tapchikhoahoc@hvu.edu.vn Website: www.jst.hvu.edu.vn
ĐÓNG GÓP CỦA NĂNG SUẤT NHÂN TỐ TỔNG HỢP VÀO
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA TỈNH PHÚ THỌ
Nguyễn Ngọc Sơn 1 , Ngô Thị Thanh Tú 2*
1 Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội
2 Khoa KT&QTKD, Trường Đại học Hùng Vương, Phú Thọ
Ngày nhận bài: 20/8/2023; Ngày chỉnh sửa: 13/9/2023; Ngày duyệt đăng: 15/9/2023
DOI: https://doi.org/10.59775/1859-3968.156
Tóm tắt
Đến năm 2022, quy mô GRDP của tỉnh đạt 89,4 nghìn tỷ đồng, gấp 4 lần năm 2010 Giai đoạn 2016-2020,
kinh tế của tỉnh tăng trưởng bình quân đạt 7,61%/năm, cao hơn mức tăng trưởng bình quân 5,77%/năm trong giai đoạn 2011-2015, gấp 1,2 lần mức tăng trưởng bình quân của cả nước trong cùng giai đoạn và cao hơn
so với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh là 7,5%/năm Tuy nhiên nền kinh tế của tỉnh chủ yếu vẫn là tăng trưởng theo chiều rộng, tăng trưởng kinh tế chưa hài hòa với các mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội và bảo vệ môi trường đòi hỏi tỉnh Phú Thọ cần đẩy mạnh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo hướng nâng cao chất lượng Nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích vai trò tiến bộ công nghệ đối với tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ trong thời gian qua Bằng phương pháp hạch toán theo hàm sản xuất gồm ba yếu tố lao động, vốn và năng suất nhân tố tổng hợp để xác định mức độ đóng góp của chúng trong nền kinh tế, kết quả chỉ ra rằng vốn là yếu tố chủ yếu, trong khi lao động và năng suất lao động (tổng năng suất các yếu tố) đóng góp rất ít cho tăng trưởng GDP của tỉnh Phú Thọ
Từ khóa: Tăng trưởng kinh tế, vốn, lao động, TFP, Phú Thọ.
1 Đặt vấn đề
Phú Thọ là tỉnh trung du và miền núi phía
Bắc, có diện tích khoảng 3.533km2, dân số đến
hết năm 2022 đạt 1,62 triệu người, tổng nguồn
lao động xã hội là 759,8 nghìn người, chiếm
54,6% dân số, có 13 đơn vị hành chính cấp tỉnh,
277 xã, phường, thị trấn Kết thúc năm 2022, tốc
độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 của Phú Thọ
đứng thứ 43 cả nước Tổng sản phẩm trên địa bàn
(GRDP) năm 2022 của Phú Thọ ước đạt 89.398
tỷ đồng (theo giá hiện hành), tính theo giá so sánh
2010, tăng trưởng GRDP đạt 48.212 tỉ đồng, tăng 7,97% so với năm 2021 Trong đóng góp vào mức tăng trưởng chung của GRDP, khu vực công nghiệp - xây dựng có mức tăng trưởng cao nhất, đóng góp 4,40 điểm phần trăm Tiếp theo đó là các ngành dịch vụ đóng góp 2,56 phần trăm Khu vực nông, lâm nghiệp, thủy đóng góp 0,67 điểm phần trăm Thuế sản phẩm đóng góp 0,34 điểm phần trăm [1] Đáng chú ý tăng trưởng vốn đầu
Trang 2tư của xã hội bình quân trong giai đoạn này là
22,05%, trong khi đó tốc độ tăng bình quân của
lao động là 2,35% [1] Dấu hiệu trên cho thấy
tăng trưởng kinh tế của tỉnh chủ yếu dựa vào vốn
Để Phú Thọ thoát khỏi tình trạng tăng trưởng
thiếu bền vững, chuyển đổi sang mô hình tăng
trưởng kinh tế từ chiều rộng sang kết hợp giữa
chiều rộng với chiều sâu, trọng tâm là tăng năng
suất lao động, tăng hàm lượng khoa học và công
nghệ cao; nâng cao năng lực quản trị; thúc đẩy
khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo Đẩy nhanh ứng
dụng thành quả cuộc cách mạng công nghiệp lần
thứ tư vào sản xuất, kinh doanh và quản lý xã
hội, từ đó khắc phục những hạn chế, tạo đà cho
kinh tế tỉnh Phú Thọ phát triển Trong các yếu tố
đóng góp vào tăng tăng trưởng kinh tế, TFP đóng
vai trò đặc biệt quan trọng, trong dài hạn TFP là
yếu tố quyết định đến tăng trưởng bền vững Tuy
nhiên, vấn đề về sự đóng góp của TFP vào tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam nói chung và ở tỉnh
Phú Thọ nói riêng chưa tương xứng với trình độ
phát triển [2]
Theo Solow (1956), nếu tăng trưởng kinh
tế chỉ dựa vào vốn thì tăng trưởng chỉ đạt được
trong ngắn hạn [3] Do vậy, bên cạnh tạo môi
trường đầu tư tốt để thu hút đầu tư tạo đà cho tăng
trưởng trong ngắn hạn, tỉnh Phú Thọ cần có các
giải pháp phù hợp nhằm đẩy mạnh tăng trưởng
TFP để duy trì tăng trưởng kinh tế ổn định, bền
vững trong dài hạn
2 Cơ sở lý thuyết và phương pháp
nghiên cứu
2.1 Vai trò và tác dụng của năng suất các nhân
tố tổng hợp
Năng suất các nhân tố tổng hợp, hay còn được
gọi là phần dư Solow được đưa ra lần đầu tiên
bởi Robert Merton Solow (1924) - một học giả
kinh tế người Mỹ, trong nghiên cứu về lý thuyết
tăng trưởng kinh tế (1956) [3] Khái niệm TFP
ban đầu được dùng trong phân tích vĩ mô, nhưng
sau đó nó được sử dụng rộng rãi trong các phân
tích vi mô ở cấp độ ngành hay doanh nghiệp
Cùng với sự phổ biến rộng rãi của TFP, đã xuất
hiện nhiều cách tiếp cận và nhiều quan niệm khác nhau về thuật ngữ này
Tổ chức OECD sử dụng thuật ngữ “Năng suất
đa yếu tố” (MFP - Multi factor productivity) để chỉ khái niệm tương đương TFP (OECD, 2001)
“Năng suất đa yếu tố” (MFP) liên quan đến sự thay đổi về đầu ra bởi một số loại đầu vào MFP được đo lường thông qua sự thay đổi về đầu ra
mà không thể tính được thông qua thay đổi của đầu vào phối hợp MFP thể hiện hiệu quả kết hợp của nhiều yếu tố bao gồm công nghệ, quy mô sản xuất, kỹ năng quản lý, thay đổi trong tổ chức sản xuất [4]
Khi nghiên cứu các số liệu thống kê, các nhà kinh tế học đã thấy rằng tại những nước và vùng lãnh thổ có trình độ phát triển cao, trong sự tăng trưởng của kết quả sản xuất, sau khi bóc tách các yếu tố đầu tư thêm lao động, vốn, tài nguyên, v.v vẫn còn một phần đáng kể được tăng thêm nhờ những yếu tố không phải vốn và lao động [2] Những yếu tố này có thể là do áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ, tri thức quản lý hiện đại, v.v Nói cách khác, về cơ bản có ba thành phần đóng góp vào năng suất sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ, đó là: (1) lao động, (2) vốn và (3) những yếu tố khác, trong đó có giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ, v.v Những phần tăng năng suất không phải do tăng vốn và lao động này được các nhà kinh tế gọi là “Năng suất nhân
tố tổng hợp” (TFP) [5]
Theo Tổng cục Thống kê (2016): “Năng suất các nhân tố tổng hợp là kết quả sản xuất mang lại do nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định
và lao động hoặc các nhân tố hữu hình, nhờ vào tác động của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân … (gọi chung là các nhân tố tổng hợp - TFP)” [6]
Lý luận và thực tiễn đã khẳng định, tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia luôn phụ thuộc chặt chẽ vào sự đóng góp của các yếu tố cơ bản là: Gia tăng vốn đầu tư phát triển; Gia tăng số lượng lao động đang làm việc; và gia tăng năng suất các yếu tố tổng hợp (TFP) Trong các yếu tố trên, TFP có vị trí, vai trò hàng đầu, đặc biệt quan
Trang 3trọng trong bối cảnh hiện nay Điều này thể hiện
trên các góc độ sau:
Thứ nhất, TFP là yếu tố quan trọng hàng
đầu nhằm hiện thực hóa mục tiêu đổi mới mô
hình tăng trưởng Để tái cơ cấu kinh tế, thay đổi
mô hình tăng trưởng từ “tăng trưởng theo chiều
rộng” sang “tăng trưởng theo chiều sâu”, thì TFP
đóng vai trò quan trọng hàng đầu Bởi TFP gắn
với tiềm năng trí tuệ của con người, nên có khả
năng tăng “không giới hạn” mà không gây ra hệ
lụy tiêu cực nào cho nền kinh tế Không tăng TFP
cũng đồng nghĩa với không thể thực hiện được
thay đổi mô hình tăng trưởng ở Việt Nam nói
chung và các địa phương nói riêng [7]
Thứ hai, TFP góp phần thúc đẩy tăng trưởng,
nâng cao được năng lực cạnh tranh quốc gia Lý
luận và thực tiễn đã khẳng định vai trò đặc biệt
quan trọng của TFP đối với tăng trưởng kinh tế
và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia [7]
Thứ ba, TFP giúp các địa phương giải quyết
được những vấn đề nan giải về môi trường, xã
hội trong quá trình tăng trưởng kinh tế Tăng
trưởng nhanh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với
các mục tiêu phát triển của các quốc gia ở hiện
tại và tương lai Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh
nếu không gắn với những mục tiêu phát triển bền
vững, sẽ mang lại những hệ lụy không lường
Đặc biệt, trong điều kiện nền kinh tế vận hành
theo cơ chế thị trường, nếu không thực hiện tốt
sự quản lý của Nhà nước, những hệ lụy này lại
càng nặng nề hơn Việc tăng TFP trong bối cảnh
hiện nay có ý nghĩa rất lớn, giúp các địa phương
từng bước giải quyết hiệu quả những vấn đề bất
cập đó; đồng thời đạt được những mục tiêu phát
triển bền vững đã xác định [7]
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Mô hình nghiên cứu và phương pháp hạch
toán các nguồn lực tăng trưởng kinh tế
Trong phạm vi của nghiên cứu này, nhóm tác
giả lựa chọn “Mô hình tân cổ điển” được phát
triển bởi Robert Solow và Trevor Swan (1956):
Y= A Kα Lβ Trong đó Y là tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một nền kinh tế, K là vốn, L
là lao động, A là “năng suất nhân tố tổng hợp” đại diện cho tiến bộ công nghệ làm cơ sở để phân tích, tính toán và đánh giá tốc độ tăng và tỷ phần đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP, số mũ
α, β là hệ số co dãn của vốn (K) và lao động (L),
β = 1 - α Tăng hoặc A, K hoặc L sẽ dẫn đến sự gia tăng đầu ra GDP [8] Trên cơ sở tổng quan, phân tích lý thuyết và thực tiễn thu thập được, khung nghiên cứu được thiết kế như sau:
Hình 1 Khung nghiên cứu yếu tố tác động tăng GRDP
Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp
TFP được đánh giá dựa trên hai chỉ số chính là tốc độ tăng trưởng TFP (%) và tỷ trọng đóng góp của TFP trong tăng trưởng kinh tế (%) Để tính tốc độ tăng trưởng của TFP, hầu hết các nghiên cứu trên thế giới đều sử dụng 02 phương pháp tiếp cận: phương pháp hạch toán tăng trưởng (Growth accounting approach) và phương pháp hàm sản xuất (Production function approach) [8] Phương pháp hàm sản xuất được nhiều tác giả
sử dụng như Tăng Gia Khiên (2005) tính TFP Việt Nam trong giai đoạn 1991 - 1999 [9]; Saikia (2011) tính TFP ngành nông nghiệp của Ấn Độ trong giai đoạn 1950 - 1995 [10] Trong nghiên cứu này, phương pháp tiếp cận hàm sản xuất Cobb-Douglas được sử dụng có dạng sau:
Trong đó Y là mức sản lượng của nền kinh tế (GRDP), các yếu tố đầu vào là lao động (L), vốn (K)
Tăng Vốn
Tăng TFP
Tăng GRDP Tăng Lao động
Trang 4Giả thiết rằng hàm sản xuất dạng Cobb-Douglass là hàm liên số liên tục theo thời gian (t) và được biểu diễn dưới dạng đạo hàm riêng theo t như sau:
dt
dY
dt
dt
dt
dL TFP dK dF dK dt
Do dY dL = TFP dL dF L và dK dY = TFP dK dF
Nên phương trình (2) bây giờ có dạng
,
dt
dY
dt
dt
dL
dK dY dK dt
Chia hai vế của phương trình (3) cho Y và sau phép biến đổi ta có:
/
/
/
/
dt
dY
Y 1 = dTFP dt TFP 1 + dY Y dL L dL dt L 1 + dK K dY Y dK dt K 1 (4) Dưới dạng rút gọn của (4), với giả thiết hiệu suất không đổi theo quy mô, ta có:
Trong đó:
g(Y): tốc độ tăng của sản lượng
g(TFP): tốc độ tăng của năng suất nhân tố tổng hợp
g(L): tốc độ tăng của lao động
g(K): tốc độ tăng của vốn
/
/
dK K
dY Y
a = và 1 a - = dY Y dL L / /
a và 1 - a: lần lượt là tỷ lệ đóng góp của vốn và lao động trong giá trị sản xuất hay còn gọi là tỷ
phần thu nhập của vốn và lao động [11]
Như vậy bài viết này sẽ sử dụng mô hình (5)
với Y đo bằng GDP theo giá so sánh năm 2010,
K là vốn sản xuất, L là số lao động đang làm việc
Từ mô hình (5) cho thấy:
+ Tác động của vốn đến tăng GDP tỉnh Phú
Thọ là: α
+ Tác động của lao động đến tăng GDP của
tỉnh Phú Thọ là: 1- α
Sau khi tính toán được tốc độ tăng trưởng của
từng yếu tố (gK), lao động (gL) và tốc độ tăng
trưởng kinh tế, tốc độ tăng của TFP sẽ được xác
định dựa vào công thức (5)
2.2.2 Dữ liệu và các giả định tính toán
Tổng sản lượng Y được đo bằng GDP thực tế của tỉnh Phú Thọ được xác định theo giá so sánh năm 2010, đơn vị tính là tỷ đồng Riêng chỉ số giá đầu tư thực tế (I) theo giá so sánh năm 2010
sẽ được tính bằng giá trị đầu tư (I) năm hiện hành chia cho chỉ số giá (DGDP = GDPtN/GDPtr) theo nghiên cứu của Nguyễn Quang Hiệp & Nguyễn Thị Nhã (2015) [11]
Yếu tố vốn (K) là trữ lượng vốn thực tế của tỉnh Phú Thọ được xác định theo giá so sánh năm
2010, đơn vị tính là tỷ đồng Do tỉnh Phú Thọ được tách tỉnh từ năm 1997 nên trong nghiên cứu chúng tôi sử dụng GDP thực tế của tỉnh Phú Thọ
Trang 5năm 2000 làm mức K thời kỳ đầu (K0) Từ mức
K0 ban đầu này và giá trị đầu tư hàng năm (It)
chúng tôi tính được trữ lượng vốn theo thời gian
dựa vào công thức:
Kt = (1 - δ)Kt-1 + It trong đó δ - 5% là tỷ lệ
khấu hao
Yếu tố lao động (L) là lao động từ 15 tuổi trở lên
đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh Phú
Thọ qua các năm, đơn vị tính là nghìn người
Do tỉnh Phú Thọ hiện không có số liệu để tính
toán trực tiếp các hệ số đóng góp của lao động
(ký hiệu là β) hoặc hệ số đóng góp của vốn (ký
hiệu là α), nên phải dựa vào hệ số (β) tính được
từ số liệu xây dựng bảng cân đối liên ngành (IO)
công bố năm 2015 của cả nước theo 3 khu vực
kinh tế: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản; khu vực
công nghiệp - xây dựng và khu vực dịch vụ kết hợp với cơ cấu GRDP theo giá thực tế (không tính thuế và phụ cấp) như sau:
Bảng 1 Hệ số β và α theo lĩnh vực kinh tế
của nền kinh tế Việt Nam
Lĩnh vực kinh tế Hệ số đóng góp β Hệ số đóng góp α (α=1- β)
Nông lâm nghiệp -
Công nghiệp -
Nguồn: Bảng cân đối Liên ngành I/O năm 2012, 2015 [12]
Từ đó tính toán hệ số β và α cho toàn nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2022 như sau:
Bảng 2 Hệ số β và α cho toàn nền kinh tế của tỉnh Phú Thọ
Hệ số đóng góp của lao động (β) chung toàn nền kinh tế tỉnh Phú Thọ
Hệ số đóng góp của vốn (α) chung toàn nền kinh tế tỉnh Phú Thọ
Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán của nhóm tác giả
Nghiên cứu sử dụng bộ dữ liệu về tổng sản
phẩm trên địa bàn (GRDP), vốn (K), lao động
(L) của tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn từ 2011
đến 2022 Theo phương pháp hạch toán đã
trình bày ở trên, bảng 1 thể hiện kết quả tính
toán mức độ đóng góp của các yếu tố nguồn
lực trong tăng trưởng GDP của tỉnh Phú Thọ
Số liệu tính toán được tổng hợp trong giai đoạn
2011 - 2022, trong đó số liệu về lao động, vốn, GDP được thu thập từ Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ [13], lãi suất được thu thập từ cơ sở dữ liệu IFS của IMF [14]
Trang 6Bảng 3 Dữ liệu và tính toán trong nghiên cứu
Năm GDP - Giá hiện hành
(tỷ đồng)
GDP - Giá
so sánh
2010 (tỷ đồng)
I - Giá so sánh 2010 (tỷ đồng)
K - Giá so sánh 2010 (tỷ đồng)
L (nghìn người)
Lãi suất cho vay
Tỷ phần thu nhập của K (β = 1-α)
Tỷ phần thu nhập của L (α)
Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán của nhóm tác giả
3 Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Từ bảng số liệu 2 và bảng số liệu 3, nghiên cứu tiếp tục tính toán tốc độ tăng TFP của tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011 - 2022:
Bảng 4 Tốc độ tăng TFP của tỉnh Phú Thọ
Tăng GRDP (%)
Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán của nhóm tác giả
Trang 7Theo bảng 4 có thể thấy:
+ Tổng vốn đầu tư phát triển giai đoạn
2011-2020 đạt trên 195 nghìn tỷ đồng, tăng bình quân
11,8%/năm và tăng 1,92 lần so giai đoạn
2001-2010; tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện so với GRDP
tỉnh bình quân đạt 40,8% Cơ cấu vốn đầu tư
có sự chuyển dịch tích cực: tỷ trọng vốn đầu tư
Nhà nước giảm từ 50,0% năm 2010 xuống còn
20,5% năm 2020; tỷ trọng vốn đầu tư ngoài Nhà
nước chiếm tỷ trọng lớn và có xu hướng tăng khá
nhanh (từ 42,9% lên 61,7%); tỷ trọng vốn đầu
tư nước ngoài tăng đáng kể, từ 7,1% lên 17,8%
Tốc độ tăng của vốn của tỉnh Phú Thọ có giá trị
lớn nhất trong 3 yếu tố cho thấy vốn đầu tư và
thu hút vốn đầu tư vào địa bàn tỉnh Phú Thọ là
lớn Phản ánh thực tế rằng tốc độ tăng trưởng
GRDP Phú Thọ chủ yếu là do tăng đầu tư mang
lại Kết quả đầu tư đã góp phần nâng cao năng
lực sản xuất, kinh doanh, cải thiện chất lượng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội của tỉnh Phú Thọ, đây
cũng là sự phản ánh rõ nét của tăng trưởng theo
chiều rộng (tăng trưởng theo quy mô) Tuy nhiên,
dù tốc độ tăng vốn cao, đặc biệt trong giai đoạn
2016 - 2019, nhưng tốc độ tăng GRDP không
tăng tương xứng, điều này có thể được lý giải độ
trễ của vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư vào các dự
án lớn
+ Điểm %TFP đứng thứ hai trong nhóm 3
yếu tố, điều này phần nào cho thấy tăng trưởng
GRDP của Phú Thọ theo chiều sâu còn hạn chế
(tuy nhiên việc đánh giá tăng trưởng GRDP dựa
trên tốc độ tăng của TFP còn cần phải kết hợp với
tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng
GRDP thì sẽ đầy đủ hơn) và cần phải có các giải
pháp để chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ tăng
trưởng theo chiều rộng sang tăng trưởng kinh tế
theo chiều sâu Nhìn chung, tốc độ tăng TFP tỉnh
Phú Thọ không ổn định, có giá trị giảm dần trong
bốn năm liên tiếp gần đây, việc gia tăng vốn và
gia tăng lao động tiến dần tới giới hạn và phụ
thuộc nhiều vào thị trường, cần phải tăng cường
áp dụng khoa học công nghệ vào trong sản xuất
và kinh doanh nhằm tăng giá trị gia tăng trong
cơ cấu giá thành sản phẩm,từ đó tạo nên sự tăng
trưởng GRDP bền vững và ổn định Tốc độ tăng
TFP bình quân ở các tỉnh thành chỉ có số liệu giai đoạn 2016 - 2020 (sau khi có Nghị quyết 52
- NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019) và hầu hết được tính toán trong giai đoạn này
Tỷ phần đóng góp của tăng TFP vào tăng trưởng GRDP của Phú Thọ (43,94%) thấp hơn
so với toàn quốc (toàn quốc đạt 45,72%) giai đoạn 2016-2020 Giai đoạn 2011-2020 đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP Phú Thọ đạt 31,53% thấp hơn so toàn quốc (39,0%) Đóng góp của TFP tỉnh Phú Thọ vào GRDP có tỷ phần ở nhóm khá (tuy nhiên ở đây việc so sánh này chỉ mang tính tương đối), không đồng đều trong giai đoạn và có xu hướng giảm những năm gần đây Những tỉnh có tỷ phần đóng góp của TFP vào tăng trưởng cao như Thái Nguyên, Hải Phòng, Trà Vinh, Cà Mau,… rõ ràng sự gia tăng đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP cho thấy, mô hình tăng trưởng kinh tế của các tỉnh thành đã có những chuyển đổi tích cực từ mô hình theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và mô hình tăng trưởng dựa vào khoa học công nghệ và đổi mới và sáng tạo Chính vì vậy mô hình tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ cần thiết duy trì và tích cực chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng theo chiều rộng sang mô hình tăng trưởng theo chiều sâu và cần xem xét định hướng tăng trưởng kinh tế không dựa vào tăng vốn đầu tư, tăng lao động và khai thác tài nguyên mà tăng trưởng kinh tế dựa vào tri thức khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
+ Tốc độ tăng lao động có giá trị nhỏ nhất trong 3 yếu tố, phản ánh xu thế thực tế là lao động ngày càng giảm theo thời gian, đầu tư vào máy móc thiết bị ngày càng hiện đại, thâm dụng lao động giảm dần, việc áp dụng khoa học kỹ thuật công nghệ ngày càng được tăng cường Giai đoạn 2011-2020, Phú Thọ có lực lượng lao động tương đối dồi dào chiếm trung bình khoảng 60% số dân của tỉnh và bình quân mỗi năm tỉnh Phú Thọ tăng thêm 13,1 nghìn người vào tuổi lao động Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên năm 2020 là 854,2 nghìn người, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo tăng từ 21% năm 2015 lên 25,8% năm 2020 Mặc dù nguồn lao động dồi
Trang 8dào nhưng năng suất lao động của tỉnh Phú Thọ
cải thiện chậm Tốc độ tăng trưởng năng suất lao
động đã tăng từ 5,7%/năm giai đoạn 2011-2015
lên 7%/năm ở giai đoạn 2016-2020 Năm 2020,
năng suất lao động của tỉnh đạt 89,3 triệu đồng/
lao động/năm với mức tăng bình quân giai đoạn 2011-2020 đạt 6,4%/năm, cao so với mức tăng bình quân của cả nước là 5% trong cùng giai đoạn Tăng trưởng lao động có việc làm trung bình trong cùng giai đoạn chỉ
là 0,1%/năm cho thấy năng suất lao động tăng lên dựa trên sự gia tăng về đầu tư và chất lượng lao động thay vì tăng quy mô của lao động Điều này cũng phản ánh trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung và nội bộ các ngành kinh tế Tuy nhiên, năng suất lao động của tỉnh vẫn còn thấp, chỉ bằng 2/3 năng suất lao động trung bình của cả nước và trong cả giai đoạn, khoảng cách chênh lệch về năng suất của Phú Thọ và cả nước chưa có sự thu hẹp lại
Từ số liệu đã tính toán được ở phần trên, nghiên cứu tiếp tục tính toán tỷ phần đóng góp của các nhân tố vốn; lao động; TFP vào GRDP tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2011-2022 như bảng 5
Bảng 5 Đóng góp của vốn, lao động và TFP trong tăng trưởng GDP của tỉnh Phú Thọ
Năm tăng GRDP Tốc độ
(%)
Tăng TSCĐ (%) Tăng LĐ (%) Tăng TFP (%) Tăng TSCĐ (%) Tăng LĐ (%) Tăng TFP (%)
Nguồn: Niên giám thống kê của tỉnh Phú Thọ và kết quả tính toán của nhóm tác giả
Hình 2 Năng suất lao động của Phú Thọ và
cả nước giai đoạn 2011-2020
Nguồn: Tính toán theo số liệu TCTK và Cục thống kê Phú Thọ
Trang 9Trong giai đoạn 2011 - 2014, tỷ phần đóng
góp của tăng TFP âm lớn, nguyên nhân là do
tăng trưởng của vốn đầu tư cao, đóng góp phần
lớn trong tăng trưởng kinh tế đã lấn át đóng góp
của TFP trong tăng trưởng kinh tế Kết quả này
cho thấy, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ
trong giai đoạn này hoàn toàn dựa vào vốn đầu
tư, đóng góp của vốn đầu tư trong tăng trưởng
kinh tế hoàn toàn lấn át đóng góp của TFP và
lao động Đây là giai đoạn bùng nổ vốn đầu của
cả nước nên đây cũng là tình trạng chung của cả
nước trong giai đoạn này TFP phản ánh các yếu
tố như kiến thức, kỹ năng, trình độ tay nghề của
người lao động và điều hành của người quản lý…
chưa được chuyển hóa vào kết quả sản xuất và
chưa được sử dụng một cách có hiệu quả trong
quá trình sản xuất hàng hóa và dịch vụ
Sang giai đoạn 2015 - 2022, đóng góp của
TFP vào tăng trưởng kinh tế của tỉnh Phú Thọ
đã có sự cải thiện đáng kể so với các giai đoạn
trước, chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế đã
được cải thiện đáng kể nhờ các giải pháp đồng bộ
của địa phương về phát triển khoa học và công
nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
Nhìn chung, đóng góp của tăng TFP trong
tăng trưởng kinh tế tỉnh Phú Thọ chưa cao và
chưa ổn định Tuy nhiên, đóng góp của TFP đang
có xu hướng cải thiện rõ rệt trong các năm gần
đây, kinh tế có xu hướng phát triển theo chiều sâu
nhờ vào các chính sách phát triển khoa học và
công nghệ của địa phương
Với quy mô kinh tế của địa phương còn nhỏ,
tỷ lệ tiết kiệm thấp, nên khó tăng từ bên trong;
vốn FDI và các nguồn khác đều có hạn và tỏ ra
không chắc chắn; hơn nữa việc tăng vốn đầu tư
thường có hiệu ứng phụ (gây bất ổn vĩ mô, lạm
phát,…); nguồn lao động phổ thông, giá rẻ không
còn là lợi thế trong thời đại cách mạng công
nghiệp 4.0 Do đó, để tái cơ cấu kinh tế, thay đổi
mô hình tăng trưởng từ “tăng trưởng theo chiều
rộng” sang “tăng trưởng theo chiều sâu”, thì TFP
đóng vai trò quan trọng hàng đầu Bởi TFP gắn với tiềm năng trí tuệ của con người, nên có khả năng tăng “không giới hạn” mà không gây ra hệ lụy tiêu cực nào cho nền kinh tế Không tăng TFP cũng đồng nghĩa với không thể thực hiện được thay đổi mô hình tăng trưởng ở tỉnh Phú Thọ Tăng trưởng nhanh có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với các mục tiêu phát triển của tỉnh Phú Thọ ở hiện tại và tương lai Tuy nhiên, tăng trưởng nhanh nếu không gắn với những mục tiêu phát triển bền vững, sẽ mang lại những hệ lụy không lường như tài nguyên thiên nhiên bị suy giảm, thậm chí là cạn kiệt, chất lượng tài nguyên ngày càng kém đi, môi trường sinh thái bị ô nhiễm, hủy diệt; từ đó sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế dài hạn, đến thu nhập của dân cư; mức sống, chất lượng cuộc sống sẽ giảm sút, đất nước không có tiềm lực kinh tế để giải quyết các vấn đề xã hội như y tế, giáo dục và đào tạo, phát triển khoa học và công nghệ, giảm nghèo, thực hiện an sinh xã hội,… Việc tăng TFP trong bối cảnh hiện nay có ý nghĩa rất lớn, giúp tỉnh Phú Thọ từng bước giải quyết hiệu quả những vấn đề bất cập đó
4 Kết luận - Khuyến nghị
Tăng trưởng GRDP Phú Thọ chịu tác động (tăng) của 3 yếu tố đó là: Lao động, Vốn và TFP,
do vậy việc đánh giá sẽ bao hàm cả 3 yếu tố này Việc đánh giá phải đồng thời cả đánh giá về “Tốc độ tăng” và “Tỷ phần đóng góp” của từng nhân tố mới phản ánh một cách đầy đủ nhất về tác động của nhân tố đó tới tăng trưởng GRDP Tăng TFP
là yếu tố quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững Trong đó, trình độ nguồn nhân lực là quyết định, nâng cao năng suất lao động sẽ tác động tích cực lên tăng TFP Qua kết quả tính toán, nhận xét đánh giá ở phần trên, những hạn chế và nguyên nhân tỷ phần đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP của Phú Thọ còn thấp, thiếu tính bền vững chủ yếu là do:
Thứ nhất, qua kết quả phần tính toán ở trên có
thể thấy tốc độ tăng và tỷ phần đóng góp của TFP vào tăng trưởng GRDP của Phú Thọ còn chưa
Trang 10đạt được mức trung bình toàn quốc ở giai đoạn
gần đây Khoa học công nghệ và đổi mới sáng
tạo chưa thật sự trở thành động lực chính để nâng
cao năng suất lao động, năng lực cạnh tranh
Thứ hai, đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế
tức là đổi mới cách thức huy động, phân bổ, sử
dụng các nguồn lực theo hướng hợp lý và hiệu
quả; chuyển cách thức tăng trưởng theo chiều
rộng từ chủ yếu dựa vào tăng vốn, lao động giá
rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên sang tăng
trưởng kinh tế theo chiều sâu, chủ yếu dựa vào
sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiến bộ khoa
học, công nghệ và đổi mới sáng tạo
Thứ ba, lao động trong khu vực nông nghiệp
còn lớn, trong khi năng suất lao động ngành nông
nghiệp thấp
Thứ tư, quy mô và chất lượng của doanh
nghiệp bản địa hạn chế Nguyên nhân do máy
móc, thiết bị và quy trình công nghệ sản xuất
còn lạc hậu, không đồng bộ; chưa đáp ứng được
yêu cầu cung cấp các sản phẩm đầu vào (công
nghiệp hỗ trợ) của các doanh nghiệp FDI đầu tư
và hoạt động trên địa bàn tỉnh, lại bị chính các
doanh nghiệp FDI cạnh tranh trực tiếp về nguồn
lực như lao động, cơ sở hạ tầng, sự bất bình đẳng
về cơ chế ưu đãi đầu tư…
Thứ năm, chất lượng và hiệu quả sử dụng lao
động còn thấp Đến cuối năm 2020, chỉ có 28,6%
lao động đã qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ,
trong đó khu vực nông thôn thấp, chỉ đạt 22,5 %
Theo đó, trong thời gian tới tỉnh Phú Thọ cần
chú ý:
Một là, tỉnh Phú Thọ cần thực hiện chuyển
đổi mô hình tăng trưởng theo định hướng
chung của cả nước, đó là một mô hình tăng
trưởng bền vững, hiệu quả và vì con người,
dựa trên cơ sở khai thác và sử dụng tốt nhất
các lợi thế cạnh tranh Thực hiện tăng trưởng
theo chiều sâu, dựa vào tri thức và công nghệ,
vận hàng theo cơ chế kinh tế thị trường trong
một môi trường thể chế có tính trách nhiệm và
minh bạch cao
Hai là, cần có chính sách đầu tư phát triển
nguồn nhân lực chất lượng cao bao gồm việc tăng cường chính sách để giữ chân người tài giỏi, có chiến lược phát triển nhân sự, làm tốt công tác quy hoạch, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực, ngành hàng chiến lược mà tỉnh Phú Thọ có lợi thế, đồng thời củng cố đào tạo, nâng cao trình độ và tay nghề đội ngũ lao động phù hợp với các đòi hỏi của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
Ba là, mặc dù quy mô vốn đầu tư vào địa bàn
tỉnh liên tục tăng qua các năm và đóng góp chính vào kết quả tăng trưởng của tỉnh tuy nhiên cần thay đổi quan điểm trong công tác huy động vốn, không phải là huy động vốn bằng mọi giá mà là
sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả đặc biệt là đầu tư công
Tài liệu tham khảo
[1] Cục thống kê tỉnh Phú Thọ (2023), Số liệu kinh tế-xã hội năm 2022 tỉnh Phú Thọ, <https://
thongkephutho.vn/Thong-tin-kinh-te-xa-hoi/ tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-nam-2022-tinh-phu-tho-772.html>,
[2] Lê Xuân Bá, Nguyễn Thị Tuệ Anh (2006), Tăng trưởng kinh tế Việt Nam 15 năm ( 1991 - 2005):
Từ góc độ phân tích đóng góp của các yếu tố sản xuất, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
[3] Solow, R M (1956) A contribution to the theory
of economic growth The quarterly journal of economics, 70(1), 65-94.
[4] OECD (2001) Measuring Productivity: Measurement of aggregate and industry-level productivity growth OECD Manual (http:// www.oecd.org/dataoecd/59/29/2352458.pdf)
[5] Trần Thọ Đạt (2005), Các mô hình tăng trưởng kinh tế, NXB Thống kê, Hà Nội.
[6] Tổng cục Thống kê (2016), https://www.gso gov.vn/du-lieu-dac-ta/2019/12/htcttkqg-toc-do-tang-nang-suat-cac-nhan-to-tong-hop-tfp/ [7] Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ (2021), Báo cáo Năng lực cạnh tranh của Việt Nam từ đánh giá của nhà