1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

Đề cương ôn tập Kinh tế chính trị - Phần: Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở Việt Nam

13 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 41,6 KB

Nội dung

1. Định nghĩa về “Cách mạng công nghiệp” (CMCN): - Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội.

Trang 1

NỘI DUNG 6: CÔNG NGHIỆP HÓA VÀ HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM

A KHÁI QUÁT VỀ CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP:

Câu 40: Phân tích các cuộc cách mạng công nghiệp đã từng xuất hiện trong lịch sử? Là sinh viên trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, anh/chị có những cơ hội và thách thức gì?

(SV tham khảo hướng dẫn, gợi ý dưới đây)

1 SV thực hiện trình bày định nghĩa và các cuộc cách mạng công nghiệp:

1 Định nghĩa về “Cách mạng công nghiệp” (CMCN):

- Cách mạng công nghiệp là những bước phát triển nhảy vọt về chất trình độ của tư liệu lao

động trên cơ sở những phát minh đột phá về kỹ thuật và công nghệ trong quá trình phát triển của nhân loại kéo theo sự thay đổi căn bản về phân công lao động xã hội cũng như tạo bước phát triển năng suất lao động cao hơn hẳn nhờ áp dụng một cách phổ biến những tính năng mới trong

kỹ thuật - công nghệ đó vào đời sống xã hội

2 Các cuộc cách mạng công nghiệp trong lịch sử:

Thời gian

Giữa TK XVIII đến XIX

Nửa cuối thế kỉ XIX đến đầu TK XX

Những năm đầu thập niên 60 của thế kỷ XX đến cuối thế kỉ XX

Được đề cập lần đầu tiên vào năm 2011

Đặc trưng

Chuyển từ lao động thủ công thành lao động

sử dụng máy móc, thực hiện

cơ giới hóa sản xuất bằng việc sử dụng năng lượng nước và hơi nước

Sử dụng năng lượng điện và động cơ điện, để tạo ra dây chuyền sản xuất hàng loạt

Sự xuất hiện công nghệ thông tin, tự động hóa sản xuất

Sự phát triển chất bán dẫn, siêu máy tính, Internet

Cuộc cách mạng

số, gắn với sự phát triển và phổ biến của IoT

Phát minh

nổi bật

Xe kéo sợi Jenny (Jame

Hargreaves);

máy hơi nước (James Watt);…

Những phát minh mới ra đời như điện, xăng dầu, động cơ đốt trong, công nghệ luyện thép Bessemer, phương pháp quản lý sản xuất tiên tiến: sản xuất theo dây chuyền, phân công lao động chuyên môn

Hệ thống mạng, máy tính cá nhân, thiết bị điện tử sử dụng công nghệ số và robot công nghiệp

Trí tuệ nhân tạo, big data, in 3D,

Trang 2

2 SV tiếp tục phân tích vai trò của các cuộc cách mạng công nghiệp:

3 Vai trò của CMCN:

(SV có thể bổ sung, phát triển thêm, có thể tham khảo gợi ý tóm tắt bên dưới)

- Thứ nhất, Thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất (LLSX):

+ LLSX: có sự điều chỉnh cấu trúc và vai trò của các nhân tố trong LLSX xã hội

+ Tư liệu lao động (TLLĐ): chuyển nền sản xuất sang giai đoạn tự động hóa, quá trình

tập trung hóa sản xuất được đẩy nhanh

+ Phát triển nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động

+ Tạo điều kiện để các nước tiên tiến tiếp tục đi xa hơn trong phát triển KH – CN và ứng dụng vào đời sống, sản xuất

+ Phát triển và mở thêm nhiều ngành kinh tế mới

+ Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hình thành cơ cấu kinh tế mới theo hướng hiện đại, hội nhập quốc tế và hiệu quả cao

+ ……

- Thứ hai, Thúc đẩy hoàn thiện quan hệ sản xuất: (LLSX phát triển kéo theo QHSX cũng có sự

điều chỉnh, phát triển và hoàn thiện)

+ Sự biến đổi của sở hữu TLSX: từ sở hữu tư nhân đến phát triển đa dạng hình thức sở hữu (bổ sung thêm sở hữu nhà nước nhưng sở hữu tư nhân vẫn là chủ đạo)

+ Dẫn đến quá trình đô thị hóa, chuyển dịch dân cư mạnh mẽ

+ Thúc đẩy quá trình xã hội hóa sản xuất

+ Quá trình quản lý kinh doanh cũng thay đổi theo hướng dễ dàng hơn nhờ Internet, trí tuệ nhân tạo, robot,…

+ Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất, cải thiện thu nhập và đời sống của người dân

+ Sự phân phối và tiêu dùng trở nên dễ dàng hơn

+ Tạo điều kiện để các nước tiếp thu, học hỏi về kinh nghiệm tổ chức, quản lý kinh tế -

xã hội

+ Mở rộng quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế sâu rộng

+ ………

- Thứ ba, Thúc đẩy đổi mới phương thức quản trị phát triển:

+ Công nghệ kỹ thuật số và Internet phát triển đến đỉnh cao, hình thành “thế giới phẳng”

Trang 3

+ Chuyền nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức

+ Hình thành hệ thống tin học hóa trong quản lý và “chính phủ điện tử”

+ Phương thức quản trị, điều hành của chính phủ có sự thay đổi nhanh chóng

+ Chú trọng phối hợp chính sách kinh tế vĩ mô, điều tiết và phối hợp quốc tế được tăng cường

+ Sự hình thành các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế

+ Tác động mạnh đến phương thức quản trị doanh nghiệp và nhà nước (hạ tầng số và Internet, các phần mềm và phương thức quản lý mới,…)

+ …………

3 SV thực hiện trình bày liên hệ, vận dụng đối với bản thân sinh viên:

4 Vận dụng:

(SV có thể tham khảo gợi ý dưới đây, từ đó bổ sung, phát triển thêm)

Thế hệ trẻ sinh viên (gen Z) trong bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang có thể gặp được những cơ hội và thách thức như sau:

- Thứ nhất, Về cơ hội:

+ Được thụ hưởng những thành tựu và phát minh mới nhất của nhân loại trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội như: sự phát triển vượt bậc của các ứng dụng đa phương tiện

như Facebook, Instagram, Tiktok, Skype, Twitter,…; sự phát triển của các công nghệ lưu trữ

dữ liệu máy tính như big data, điện toán đám mây, drive,…; các ứng dụng thông minh trong

chẩn đoán sức khỏe, giao thông, mua sắm như: Bus Map, hệ thống đo nhịp tim và chẩn đoán sức khỏe trên Watch, mua sắm điện tử như lazada, shopee; hệ thống tự động hóa, robot thông minh,

+ Có cơ hội tiếp cận những phương pháp giáo dục và giảng dạy mới trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin và khoa học – công nghệ như: giảng dạy trình chiếu sử dụng bộ công cụ văn phòng Microsoft Office, sử dụng Canva, Slidesgo và bộ công cụ Google cho việc thiết kế bài giảng điện tử và giảng dạy trực tuyến Chuyển đổi số trong giáo dục thông qua lưu trữ tài liệu

trực tuyến, học tập trực tuyến (Zoom, Teams, Google Meet), kiểm tra trực tuyến tại nhà bằng

các hệ thống điện tử, sách điện tử (ebook)

+ Khả năng tương tác và thu hẹp khoảng cách địa lý trên thế giới phẳng trở nên dễ dàng, sinh viên có thể tham gia kết nối với mọi người trên khắp thế giới nhờ công nghệ thông tin và truyền thông

+ Rất nhiều những công việc mới được hình thành trên cơ sở tổ chức trực tuyến, khả năng tiếp cận và truy cập thông tin về nghề nghiệp và chức năng công việc ngày càng thuận lợi

+ Tiếp cận những lĩnh vực mới như gen, nano, năng lượng tái tạo, máy tính lượng tử, trí tuệ nhân tạo,… và khả năng tận dụng những ứng dụng trong học tập năng suất và hiệu quả hơn

Trang 4

+ ……

- Thứ hai, ứng với những cơ hội thì sinh viên chúng ta cũng gặp rất nhiều thách thức:

+ Sự phát triển quá nhanh của xã hội khiến con người choáng ngợp và chưa thích nghi, chưa chấp nhận được với tình hình cuộc sống hiện tại

+ Khoảng cách về hiểu biết trong việc đáp ứng tiêu chuẩn ngày càng cao của xã hội Sinh viên bắt buộc phải biết nhiều và thông thạo rất nhiều những kỹ năng quốc tế (ngoại ngữ, tin học, biên tập video, bài tập, kỹ năng giao tiếp,…)

+ Đòi hỏi khả năng tự học, tự nghiên cứu, tận dụng quản lý thời gian tốt nhất có thể để theo kịp sự phát triển của xã hội

+ Khả năng chọn lọc thông tin và nhận dạng tin tức đáng tin cậy ngày càng giảm do sự phát triển của mạng Internet dẫn đến sự quá tải thông tin

+ Khả năng dễ bị lôi kéo, dụ dỗ, bị đánh cắp thông tin và lừa gạt trở nên cao hơn vì sự xuất hiện của các tội phạm công nghệ cao

+ Cần thay đổi tư duy lối mòn, tiếp thu văn minh nhân loại trong sự phát triển và hoàn thiện phẩm chất, năng lực của bản thân

+ …………

B TÍNH TẤT YẾU VÀ NỘI DUNG CỦA CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (CNH – HĐH) Ở VIỆT NAM

I – TÍNH TẤT YẾU CỦA CNH – HĐH Ở VIỆT NAM

Câu 41:

- 41.1 Tại sao Việt Nam cần phải tiến hành CNH – HĐH đất nước?

- 41.2 Vì sao CNH – HĐH mang tính chiến lược để Việt Nam sớm trở thành một nước công nghiệp?

(SV có thể trình bày ngắn gọn theo cách hiểu của mình, tham khảo gợi ý dưới đây)

1 SV thực hiện trình bày các định nghĩa có liên quan:

1 Định nghĩa:

1.1 Định nghĩa về “Công nghiệp hóa”:

- Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi nền sản xuất xã hội từ dựa vào lao động thủ công là

chính sang nền sản xuất xã hội dựa chủ yếu trên lao động bằng máy móc nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

1.2 Định nghĩa về CNH – HĐH:

- CNH – HĐH là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế – xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng

Trang 5

một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại;

dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao

(SV có thể thực hiện lọc và viết định nghĩa nào mà mình cảm thấy thích hợp, tiện lợi cho bài làm của mình)

2 SV thực hiện trình bày đặc điểm:

2 Đặc điểm: (NẾU CÓ THỜI GIAN THÌ GHI)

- Một là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu

“dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

- Hai là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức.

- Ba là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội

chủ nghĩa.

- Bốn là, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang

tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.

3 SV thực hiện trình bày tính tất yếu:

3 Tính tất yếu của CNH – HĐH ở Việt Nam: (HẾT SỨC CHÚ Ý)

- Lý luận và thực tiễn cho thấy, công nghiệp hóa là qui luật phổ biến của sự phát triền lực

lượng sản xuất xã hội mà mọi quốc gia đều trải qua dù ở các quốc gia phát triển sớm hay các quốc gia đi sau:

+ Tạo ra động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế, là đòn bẩy quan trọng tạo sự phát triển đột biến trong các lĩnh vực hoạt động của con người

+ Các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân được trang bị những tư liệu sản xuất,

kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại

→ Nâng cao năng suất lao động, tạo ra nhiều của cải vật chất, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và đa dạng của con người.

+ Để đi lên chủ nghĩa xã hội (CNXH), nhiệm vụ xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH rất quan trọng

(VD: Sau chiến tranh thế giới thứ II (1945), Liên Xô là nước thắng trận nhưng thiệt hại nặng

nề, để có thể tiếp tục xây dựng CNXH, Liên Xô buộc phải xây dựng cơ sở - vật chất cho CNXH Nhờ tinh thần tự lực, tự cường, LX đã có những bước tiến quan trọng, trở thành nước có nền

công nghiệp đứng hàng thứ II lúc bấy giờ sau Mỹ)

+ Cơ sở vật chất – kỹ thuật của CNXH là nền công nghiệp lớn hiện đại, có cơ cấu kinh

tế hợp lý, có trình độ xã hội hóa cao dựa trên trình độ khoa học và công nghệ hiện đại được hình thành một cách có kế hoạch và thống trị trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Trang 6

→ Tất yếu khách quan, qui luật kinh tế mang tính phổ biến và được thực hiện thông qua CNH – HĐH

- Các nước có nền kinh tế kém phát triển quá độ lên CNXH như nước ta, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật (CSVC – KT) cho CNXH phải thực hiện từ đầu thông qua CNH – HĐH

+ Mỗi bước tiến của quá trình CNH – HĐH là một bước tăng cường CSVC – KT cho CNXH, phát triển mạnh mẽ LLSX và góp phần hoàn thiện QHSX XHCN, trên cơ sở đó

từng bước nâng dần trình độ văn minh của xã hội

+ Nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước manh, dân chủ, công băng, văn minh + Khai thác, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nước ,

nâng cao dần tính độc lập, tự chủ của nền kinh tế, thúc đầy sự liên kết, hợp tác giữa các ngành, các vùng trong nước và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, tham gia vào quá trình phân công lao động và hợp tác quốc tế ngày càng hiệu quả

+ Khối liên minh công nhân, nông dân và tri thức ngày càng được tăng cường, củng

cố, đồng thời, nâng cao vai trò lãnh đạo của GCCN

+ Tăng cường tiềm lực cho an ninh, quốc phòng, góp phần nâng cao sức mạnh của an

ninh, quốc phòng, đồng thời tạo điều kiện vật chất và tinh thần để xây dựng nền văn hóa mới và con người mới XHCN

4 Vận dụng:

Câu 42: Là sinh viên, anh/chị có trách nhiệm và quyền lợi gì trong công cuộc xây dựng CNH – HĐH ở nước ta?

(SV có thể trình bày nhiều ý, bổ sung, phát triển thêm nhiều ý để tăng giá trị bài làm, có thể tham khảo các gợi ý sau)

4.1 Trách nhiệm:

- Tích cực học tập, trau dồi kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ, tích lũy vốn sống cần thiết

- Nâng cao nhận thức, củng cố quan điểm của bản thân về đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật và nhà nước

- Tham gia các hoạt động do Đoàn, Hội tổ chức nhằm phát triển các kỹ năng và trang bị thêm nhiều thông tin về kỷ nguyên số và hội nhập quốc tế

- Chủ động tìm hiểu và tự bồi dưỡng một số kỹ năng của công dân 4.0, góp phần vào quá trình CNH – HĐH như kỹ năng ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng quản trị, làm việc nhóm, hợp tác,…

- Tích cực tham gia các hoạt động tình nguyện xã hội, hoạt động an sinh địa phương nhằm tạo điều kiện để mọi người được giúp đỡ, hội nhập (Mùa Hè Xanh, Tiếp Sức Mùa Thi, Mỗi ngày

10000 bước chân)

Trang 7

- Tuyệt đối không tuyên truyền, chia sẻ những thông tin sai sự thật, gây hoang mang dư luận xã hội, có tính chất kích động, xuyên tạc tư tưởng của Đảng và Nhà nước

- Rèn luyện cách giao tiếp, cư xử khôn khéo để trở thành một công dân thông minh và tinh tế

- ……

4.2 Quyền lợi:

- Được tạo điều kiện để phát triển bản thân trở thành người sống có ích cho xã hội.

- Được tiếp cận nhiều cơ hội nghề nghiệp và việc làm hơn

- Được tiếp xúc với nhiều phương pháp học tập hiện đại dựa trên những quan điểm giáo dục thế giới nổi tiếng

- Được quyền làm chủ tiếng nói bản thân, được đóng góp ý kiến để xây dựng đất nước vững mạnh

- Được tiếp cận với các ứng dụng khoa học – công nghệ tân tiến nhất của thời đại, đặc biệt trong lĩnh vực điện tử như máy đa năng (tích hợp nhiều chức năng), điện thoại thông minh mẫu mới; lĩnh vực giáo dục: công cụ thiết kế bài giảng trình chiếu (canva, powerpoint, coggle, slidesgo,

…),…

- Được tham gia bảo vệ trật tự, an toàn địa phương, an ninh – quốc phòng, tham gia quản lý nhà nước và xã hội

- Được tiếp cận với kho thông tin khổng lồ trên Internet để phục vụ cho mục đích của bản thân

- ………

II – NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HÓA – HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM:

Câu 43:

Trang 8

- 43.1 Từ việc phân tích nội dung CNH – HĐH, anh/chị hãy dẫn chứng cụ thể về những thành tựu của một nội dung mà mình biết?

- 43.2 (Đề thi KTHP 22-23 số 1): Phân tích nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Để thích ứng với tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, theo anh/chị, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam cần tập trung thực hiện những nội dung nào? Lấy dẫn chứng minh họa.

(SV tham khảo hướng dẫn, gợi ý dưới đây)

1 SV trình bày định nghĩa CNH – HĐH: Tr.246

2 SV thực hiện trình bày nội dung CNH – HĐH ở Việt Nam:

1 Nội dung công nghiệp hóa – hiện đại hóa: Tr.249-259

(SV có thể trình bày, phát triển thêm, có thể tham khảo gợi ý sau)

- Thứ nhất, Tạo lập những điều kiện để có thể thực hiện chuyển đổi từ nền sản xuất – xã hội lạc

hậu sang nền sản xuất – xã hội tiến bộ

+ Cần phải dựa trên những tiền đề trong nước và quốc tế

+ Các điều kiện cần phải tạo lập bao gồm: tư duy phát triển, thể chế và nguồn lực; môi trường quốc tế thuận lợi và trình độ văn minh của xã hội, ý thức xây dựng xã hội văn minh của người dân

- Thứ hai, Thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi nền sản xã hội lạc hậu sang nền sản

xuất-xã hội hiện đại

+ Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của khoa học – công nghệ mới, hiện đại

 Các nước kém phát triển, trình độ khoa học – công nghệ sản xuất còn lạc hậu: thực hiện cơ khí hóa nhằm thay thế lao động thủ công bằng lao động sử dụng máy móc

→ nâng cao năng suất lao động

 Xây dựng nền kinh tế có tính độc lập, tự chủ cao, cần phát triển ngành công nghiệp sản xuất TLSX

 Ứng dụng có chọn lọc thành tựu KH – CN mới, hiện đại trong từng giai đoạn phù hợp

 Phát triển đa dạng các ngành CN: CN nhẹ, CN nặng, CN hàng tiêu dùng,…

 Tiến hành đồng bộ ở tất cả các ngành trong cơ cấu kinh tế

 Gắn liền với phát triển kinh tế tri thức

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả

 Tăng tỷ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP

Gắn liền với sự phát triển của phân công lao động trong và ngoài nước → hình thành các ngành, vùng chuyên môn hóa sản xuất

 Cơ cấu kinh tế hợp lý cần thỏa các điều kiện sau:

Trang 9

 Khai thác, phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước, thu hút các nguồn lực nước ngoài để phát triển KT – XH

 Có thể ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ mới vào các ngành, lĩnh vực

 Phù hợp với xu thế phát triển chung và yêu cầu hội nhập quốc tế

+ Hoàn thiện QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX

+ Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 (NỘI DUNG THÍCH ỨNG VỚI TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC CMCN LẦN THỨ 4)

 Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng đổi mới, sáng tạo

 Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

 Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0

 Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông

 Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội

 Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn

 Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao (Kinh tế tri thức)

3 SV thực hiện cho ví dụ minh họa về các nội dung thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0:

2 Ví dụ minh họa:

(SV có thể chọn rất nhiều ví dụ để đưa vào bài làm từ các nội dung đã trình bày, có thể tham khảo một số gợi ý sau)

- Thứ nhất, Đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn:

*Năm 2015:

- Tốc độ tăng trưởng nông nghiệp tốt hơn các năm trước đây

- Việt Nam cũng xuất khẩu được xấp xỉ 30 tỷ USD nông sản Tập trung tổ chức lại sản xuất,

đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi theo nhu cầu thị trường và xây dựng các vùng sản xuất hàng hóa quy mô lớn

- Sản lượng lương thực tăng ổn định, sản lượng lúa năm 2015 đạt khoảng 44,8 triệu tấn

- Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đạt thứ hạng cao trên thế giới, như gạo, cà-phê, cao-su, hồ tiêu, hạt điều, cá tra, tôm, sản phẩm gỗ chế biến

- Có khoảng 1.500 xã đạt chuẩn nông thôn mới, chiếm 16,8% tổng số xã Cùng với phong

trào xây dựng nông thôn mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đã có

Trang 10

những bước tiến quan trọng góp phần tạo nền tảng cho nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

*Năm 2021:

- Nông nghiệp tăng 3,18%, đóng góp 0,29 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng

thêm của toàn nền kinh tế;

- Lâm nghiệp tăng 3,88%, đóng góp 0,02 điểm phần trăm;

- Thủy sản tăng 1,73%, đóng góp 0,05 điểm phần trăm.

- Sản xuất lúa, diện tích lúa cả năm ước đạt 7,24 triệu ha, giảm 38,3 nghìn ha so với năm

trước do chuyển đổi cơ cấu sản xuất và mục đích sử dụng đất;

- Năng suất lúa ước đạt 60,6 tạ/ha, tăng 1,8 tạ/ha;

- Sản lượng lúa đạt 43,88 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn

- Diện tích trồng cây lâu năm ước tính đạt 3.688,6 nghìn ha, tăng 2% so với năm 2020;

- Lâm nghiệp, diện tích rừng trồng mới tập trung cả nước ước tính đạt 277,8 nghìn ha, tăng 2,8%

so với năm trước;

- Thủy sản, trong năm 2021 sản lượng thủy sản khai thác ước tính đạt 3.920,8 nghìn tấn, tăng 0,9% so với năm trước…

- Thứ hai, Chuyển dịch cơ cấu kinh tế hiện đại, hợp lý, hiệu quả:

*Năm 2022:

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 11,88%;

- Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tiếp tục thể hiện vai trò bệ đỡ của nền kinh tế

+ Ngành nông nghiệp tăng 2,88%, đóng góp 0,27 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế;

+ Ngành lâm nghiệp tăng 6,13%, đóng góp 0,03 điểm phần trăm;

+ Ngành thủy sản tăng 4,43%, đóng góp 0,12 điểm phần trăm

- Khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,26%;

+ Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục là động lực tăng trưởng của toàn nền kinh

tế với tốc độ tăng 8,10%, đóng góp 2,09 điểm phần trăm vào tốc độ tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế

+ Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 7,45%, đóng góp 0,04 điểm phần trăm

+ Ngành sản xuất và phân phối điện tăng 7,05%, đóng góp 0,26 điểm phần trăm

Ngày đăng: 07/06/2024, 12:34

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w