1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nhap mon cong nghe o to

205 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhập Môn Công Nghệ Ô Tô
Định dạng
Số trang 205
Dung lượng 8,63 MB

Cấu trúc

  • Chương 1: KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ ÔTÔ (5)
    • 1.1. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO NGUỒN ĐỘNG LỰC (5)
      • 1.1.1. Ô tô dùng động cơ xăng (5)
      • 1.1.2. Ô tô dùng động cơ diesel (5)
      • 1.1.3. Ô tô dùng động cơ điện (6)
      • 1.1.4. Ô tô dùng động cơ lai (Hybrid) (7)
    • 1.2. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO LOẠI KIỂU DÁNG (7)
      • 1.2.1. Sedan (Anh) - Saloon (Mỹ) (7)
      • 1.2.2. Coupe (0)
      • 1.2.3. Convertible (9)
      • 1.2.4. Cabriolet (9)
      • 1.2.5. Hardtop (10)
      • 1.2.6. Lift back (Hatch back) (10)
      • 1.2.7. Van và Wagon (11)
      • 1.2.8. Pick up (11)
      • 1.2.9. SUV (Sport utility vehicle) (12)
      • 1.2.10. Crossover (16)
      • 1.2.11. MPV (Multi purpose vehicle) (18)
    • 1.3. PHÂN LOẠI THEO KIỂU TRUYỀN ĐỘNG (19)
      • 1.3.1. Loại cầu trước chủ động (Hình A) (19)
      • 1.3.2. Loại cầu sau chủ động (Hình B) (19)
      • 1.3.3. Loại truyền động 4 bánh - 4WD (19)
        • 1.3.3.1. Dẫn động cầu trước FWD (21)
        • 1.3.3.2. Hệ dẫn động cầu sau RWD (22)
        • 1.3.3.3. Dẫn động 4 bánh (4WD) và toàn bộ các bánh (AWD) (22)
    • 1.4. CÁC CÔNG TY ÔTÔ NỔI TIẾNG VÀ BIỂU TƯỢNG (25)
      • 1.4.1. Ford motor company (25)
      • 1.4.2. VOLKSWAGEN (33)
      • 1.4.5. MERCEDES BENZ (48)
      • 1.4.6. OPEL (64)
      • 1.4.7. TOYOTA (65)
      • 1.4.8. GMC (72)
      • 1.4.9. LEXUS (73)
      • 1.4.10. DAIMLER CHRYSLER (83)
      • 1.4.11. LAND ROVER (86)
      • 1.4.12. FIAT (90)
      • 1.4.13. FERRARI (100)
      • 1.4.14. PEUGEOT (105)
      • 1.4.15. IVECO (106)
      • 1.4.16. NISSAN (107)
      • 1.4.17. INFINITI – XE HẠNG SANG CỦA NISSAN (109)
      • 1.4.18. MAZDA (111)
      • 1.4.19. HONDA (115)
      • 1.4.20. SUZUKI (116)
      • 1.4.21. MITSUBISHI (119)
      • 1.4.22. GM-Daewoo (121)
      • 1.4.23. PORSCHE (125)
  • Chương 2: TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ Ô TÔ (129)
    • 2.1. TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA MẠNG (129)
    • 2.2. TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA SÁCH CHUYÊN NGÀNH (132)
    • 2.3. TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA CÁC GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ (133)
    • 2.4. TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA CÁC TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH (133)
  • Chương 3 CẤU TẠO TỔNG QUÁT VỀ Ô TÔ (134)
    • 3.1. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ (134)
      • 3.1.1. Động cơ sử dụng trên ô tô (134)
      • 3.1.2. Các hệ thống cơ bản trên động cơ ôtô (134)
      • 3.1.3. Hệ thống nhiên liệu (139)
      • 3.1.4. Hệ thống bôi trơn (142)
      • 3.1.5. Hệ thống làm mát (144)
      • 3.1.6. Hệ thống thải (148)
      • 3.1.7. Các chi tiết động cơ (150)
      • 3.1.8. Các thông số cơ bản (159)
    • 3.2. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ GẦM ÔTÔ (160)
      • 3.2.1. Kiến thức tổng quan về hộp số (160)
      • 3.2.2. Kiến thức tổng quan về cầu xe (167)
    • 3.3. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN ĐỘNG CƠ (180)
      • 3.3.1. Accu (181)
      • 3.3.2. Hệ thống khởi động (181)
      • 3.3.3. Hệ thống nạp (182)
      • 3.3.4. Hệ thống đánh lửa (184)
    • 3.4. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE (188)
      • 3.4.1 Dây điện và cáp (190)
      • 3.4.2. Các chi tiết bảo vệ mạch điện (194)
      • 3.4.3. Hệ thống chiếu sáng (196)
      • 3.4.4. Rửa Kính (199)
      • 3.4.5. Điều hoà không khí (200)
      • 3.4.5. Hệ thống mã khoá động cơ (0)

Nội dung

Chương 1: KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ ÔTÔ 1 1.1. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO NGUỒN ĐỘNG LỰC 1 1.1.1. Ô tô dùng động cơ xăng 1 1.1.2. Ô tô dùng động cơ diesel 1 1.1.3. Ô tô dùng động cơ điện 2 1.1.4. Ô tô dùng động cơ lai (Hybrid) 3 1.2. PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO LOẠI KIỂU DÁNG 3 1.2.1. Sedan (Anh) - Saloon (Mỹ) 3 1.2.2. Coupe: 4 1.2.3. Convertible: 5 1.2.4. Cabriolet: 5 1.2.5. Hardtop: 6 1.2.6. Lift back (Hatch back): 6 1.2.7. Van và Wagon: 7 1.2.8. Pick up: 7 1.2.9. SUV (Sport utility vehicle): 8 1.2.10. Crossover 12 1.2.11. MPV (Multi purpose vehicle): 14 1.3. PHÂN LOẠI THEO KIỂU TRUYỀN ĐỘNG 15 1.3.1. Loại cầu trước chủ động (Hình A): 15 1.3.2. Loại cầu sau chủ động (Hình B): 15 1.3.3. Loại truyền động 4 bánh - 4WD: 15 1.3.3.1. Dẫn động cầu trước FWD 17 1.3.3.2. Hệ dẫn động cầu sau RWD 18 1.3.3.3. Dẫn động 4 bánh (4WD) và toàn bộ các bánh (AWD) 18 1.4. CÁC CÔNG TY ÔTÔ NỔI TIẾNG VÀ BIỂU TƯỢNG 21 1.4.1. Ford motor company 21 1.4.2. VOLKSWAGEN 28 1.4.3. AUDI 30 1.4.4. BMW MOTOR COMPANY 33 1.4.5. MERCEDES BENZ: 41 1.4.6. OPEL 54 1.4.7. TOYOTA 56 1.4.8. GMC 62 1.4.9. LEXUS: 63 1.4.10. DAIMLER CHRYSLER: 71 1.4.11. LAND ROVER: 74 1.4.12. FIAT 78 1.4.13. FERRARI 87 1.4.14. PEUGEOT: 93 1.4.15. IVECO: 94 1.4.16. NISSAN: 94 1.4.17. INFINITI – XE HẠNG SANG CỦA NISSAN 96 1.4.18. MAZDA 98 1.4.19. HONDA: 102 1.4.20. SUZUKI: 103 1.4.21. MITSUBISHI: 107 1.4.22. GM-Daewoo 108 1.4.23. PORSCHE 111 Chương 2: TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ Ô TÔ 115 2.1. TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA MẠNG: 115 2.2. TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA SÁCH CHUYÊN NGÀNH: 118 2.3. TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA CÁC GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ: 119 2.4. TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA CÁC TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH: 119 Chương 3 : CẤU TẠO TỔNG QUÁT VỀ Ô TÔ 120 3.1. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ 120 3.1.1. Động cơ sử dụng trên ô tô: 120 3.1.2. Các hệ thống cơ bản trên động cơ ôtô: 120 3.1.3. Hệ thống nhiên liệu: 125 3.1.4. Hệ thống bôi trơn: 128 3.1.5. Hệ thống làm mát: 130 3.1.6. Hệ thống thải 134 3.1.7. Các chi tiết động cơ 136 3.1.8. Các thông số cơ bản: 145 3.2. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ GẦM ÔTÔ 146 3.2.1. Kiến thức tổng quan về hộp số 146 3.2.2. Kiến thức tổng quan về cầu xe 153 3.3. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN ĐỘNG CƠ 166 3.3.1. Accu 167 3.3.2. Hệ thống khởi động 167 3.3.3. Hệ thống nạp 168 3.3.4. Hệ thống đánh lửa 170 3.4. KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE 174 3.4.1 Dây điện và cáp 176 3.4.2. Các chi tiết bảo vệ mạch điện: 180 3.4.3. Hệ thống chiếu sáng 182 3.4.4. Rửa Kính 186 3.4.5. Điều hoà không khí: 186 3.4.5. Hệ thống mã khoá động cơ 190

KIẾN THỨC TỔNG QUÁT VỀ ÔTÔ

PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO NGUỒN ĐỘNG LỰC

1.1.1 Ô tô dùng động cơ xăng Động cơ dùng tia lửa để đốt cháy hỗn hợp hơi xăng và không khí Hơi xăng được hòa trộn với không khí trước khi đi vào xi lanh động cơ Điều này tạo ra hỗn hợp khí- xăng có khả năng cháy cao Sau đó hỗn hợp không khí – hơi xăng được nén lại và bốc cháy nhờ tia lửa điện ở bougie, tạo ra sự giãn nở nhiệt trong xi lanh sinh lực đẩy piston đi xuống Chuyển động tịnh tiến của piston được biến đổi thành chuyển động quay của trục khuỷu nhờ vào cơ cấu trục khuỷu –thanh truyền

1.1.2 Ô tô dùng động cơ diesel

Khác với động cơ xăng, động cơ diesel nén không khí với tỉ số nén vào khoảng 22:1 Không khí được nén tới áp suất rat lớn nên nhiệt độ tăng cao (khoảng 538 o C), lúc này, dầu diesel được phun vào xi lanh dưới áp suất cao sẽ tự bốc cháy, sinh công và đẩy piston đi xuống

1.1.3 Ô tô dùng động cơ điện

Loại xe này sử dụng nguồn điện của accu để vận hành mô tơ điện Thay vì dùng nhiên liệu, chỉ cần nạp điện cho accu mà thôi Loại xe này mang lại nhiều lợi ích như: không gây ô nhiễm, không tiếng ồn khi hoat động…

Hình 1.3: Ô tô dùng động cơ điện

1.1.4 Ô tô dùng động cơ lai (Hybrid)

Loại xe này được trang bị đồng thời hai nguồn động lực khác nhau là động cơ đốt trong và mô tơ điện Do động cơ đốt trong dẫn động máy phát tạo điện năng nên không cần nguồn bên ngoài nạp điện cho accu Hệ thống dẫn động bánh xe dùng nguồn điện 270V – 550V, ngoài ra các thiết bị khác dùng nguồn 12V

Khi xuất phát hoặc chạy trong thnh phố, xe dùng động cơ điện cho ra moment xoắn cao mặc dù tốc độ thấp (đây chính là ưu điểm của động cơ điện) Khi tăng tốc hoặc chạy trên xa lộ, xe sẽ dùng động cơ đốt trong vì động cơ loại này có hiệu suất cao hơn khi vận hành ở tốc độ lớn Bằng cách phân bố tối ưu hai nguồn động lực nêu trên sẽ giúp giảm ô nhiễm do khí thải và nâng cao tính kinh tế nhiên liệu

Hình 1.4: Ô tô hybrid 1:Động cơ; 2:Bộ đổi điện; 3:Hộp số; 4:Bộ chuyển đổi ; 5:Accu

PHÂN LOẠI Ô TÔ THEO LOẠI KIỂU DÁNG

Là loại xe mui kín 4 chỗ ngồi, chú trọng tiện nghi của hành khách và lái xe

1.2.2 Coupe: Đây là loại xe hai cửa nhưng thường được gán cho các xe hai cửa có mui liền Các mác xe thường gặp: Alfa Romeo GTV, Aston Martin DB7 Vantage, BMW

Là các xe có mui tháo hoặc gấp lại được Mui có thể là loại hardroof (mui cứng), nhưng cũng có thể là loại phủ bạt hoặc da với gọng kim loại Hiện nay, người ta có xu thế ít coi convertible là một dòng xe riêng, nó được liệt vào dòng cabriolet

Là xe mui trần, nội thất sang trọng Loại xe này thường gặp ở các nước có khí hậu ôn đới vì khí hậu ở đây không làm cho nội thất xe bị hư Các xe thường gặp: AlfaRomeo, Spider, Aston Martin DB7 Volante, Opel Astra Cabriolet, Volkswagen PoloCabrio…

1.2.5 Hardtop: Đây là loại xe sedan không có khung cửa sổ cũng như trụ đỡ giữa

Về cơ bản loại nay gần giống như loại coupé nhưng khu vực danh cho người và hàng hoá được gắn liền nhau, cửa hậu và cửa sổ hậu mở ra cùng với nhau

Loại này có không gian dành cho hành khách và hàng hoá liền nhau Nó chở được nhiều người hay hàng hoá Van chủ yếu chở hàng hoá còn Wagon chủ yếu chở người

1.2.8 Pick up: Đây là loại xe tải nhẹ có khoang động cơ kéo dài về phía trước của ghế lái xe và có khoang sau không mui để chứa hàng

Lịch sử dòng xe thể thao đa dụng SUV

Ra đời từ 1953, xe thể thao đa dụng SUV đạt cực thịnh vào những năm 1990 nhờ khả năng vượt địa hình hoàn hảo nhưng đang là gánh nặng của các hãng xe Mỹ

Nếu câu hỏi ai là người sáng tạo nên xe "cơ bắp" hay xe đa dụng (minivan) không bao giờ có câu trả lời chính xác thì với xe thể thao đa dụng SUV, mọi chuyện dễ dàng hơn

Năm 1953, International Harvester, khi đó là nhà sản xuất máy cày và xe tải thương mại nổi tiếng, đã trình làng một mẫu mang tên Travelall có thiết kế dựa trên hai dòng wagon và bán tải Trước đó hơn 20 năm, Chevrolet đã trình làng Suburban có vóc dáng tương tự nhưng đáng tiếc nó không có hệ dẫn động 4 bánh, một trong những đặc trưng cơ bản của dòng SUV Mãi đến 1960, Suburban mới trang bị hệ dẫn động này trong khi Travelall đã có từ 1956 Một ứng cử viên khác cho danh hiệu "xe SUV đầu tiên trên thế giới" là Town Wagon của Dodge nhưng bản dẫn động 4 bánh lại xuất hiện một năm sau Travelall Thế nhưng, không may cho International là hãng này có quá ít hậu thuẫn về kỹ thuật và thương mại Vào lúc phải trang bị thêm để có thể bán cho các gia đình ngoại thành, International đã quyết định tập trung vào dòng xe thương mại mà bỏ quên Travelall Trong lúc đó, những ông lớn như Chevrolet, Dodge và Jeep vẫn tiếp tục với SUV và dĩ nhiên, đã thu lợi lớn khi nước Mỹ bùng nổ làn sóng đi xe to

Hình 1.14: Travelall thế hệ đầu tiên

Lịch sử của Travelall đến nay ít được nhắc tới bởi ngay cả quyết định khai sinh ra nó cũng rất mơ hồ Theo Dee Kapur, Tổng giám đốc International Truck Group tại Navistar, không ai biết nguyên nhân tại sao và làm thế nào dự án Travelall được phê chuẩn Bởi vào thời điểm đó, không một cuộc nghiên cứu thị trường nào được thực hiện dù Travelall khác xa những gì hãng này đang sản xuất Tất cả chỉ dựa vào linh cảm

Hình 1.15: Hummer H2, một trong những mẫu xe địa hình mẫu mực nhất

Kapur lý giải khi đó, các quan chức International Harvester đơn giản cho rằng Travelall sẽ thắng lớn khi là sản phẩm đầu tiên kết hợp được lợi thế của cả xe tải và xe con Và thực sự, nó đã thành công và bán tốt trong suốt 22 năm kể từ 1953 đến 1975 Travelall chỉ được thiết kế lại một lần đáng kể vào 1969 Ban đầu, Travelall có 2 cửa Đến giai đoạn 1957-1961, nó được tăng thêm một cửa nữa và sau đó ít lâu hoàn chỉnh thành mẫu xe 4 cửa Một trong những dấu ấn đậm nhất về Travelall là nhiếp ảnh gia nổi tiếng Ansel Adams sử dụng một chiếc để đi khắp nước Mỹ Những bức ảnh phong cảnh nổi tiếng được chụp từ nóc Travelall mà ông đề nghị độ thêm

Cuộc đời đoản mệnh của Travelall và do xuất xứ từ một hãng ít tên tuổi nên nó ít xuất hiện trong các tài liệu xe hơi Thậm chí các nhà sưu tập xe cổ gần như không còn giữ lại một chiếc Travelall nào Từ rất lâu, mỗi khi nói về SUV là khách hàng liên tưởng ngay tới những sản phẩm của Jeep, Chevrolet hay Land Rover

Hình 1.16: Land Rover Range Rover Supercharged

Tuy nhiên, một chi tiết thú vị là cái tên SUV, viết tắt từ "Sport Utility Vehicle", lại do Toyota phát minh chứ không phải những hãng có truyền thống như Chevrolet hay Jeep. Ở Mỹ, khách hàng thích gọi là "dẫn động 4 bánh" hoặc "4x4"

Sau hơn 10 năm im ắng, SUV bắt đầu thời cực thịnh của mình vào những năm 1990 Nó nhanh chóng trở nên phổ biến ở những nước rộng lớn và địa hình hiểm trở như Mỹ,Canada hay Australia Lợi thế của SUV là gầm cao, khả năng vượt địa hình tốt và an toàn cho hành khách Để thỏa mãn khách hàng, các hãng xe Mỹ đã liên tiếp cho ra đời các thế hệ SUV với động cơ to và khỏe hơn Và đây là điểm yếu căn bản khiến GeneralMotors, Ford hay Chrysler thất bại trước các hãng xe Nhật khi mà giá xăng ngày càng lên cao vào đầu những năm 2000

Hình 1.17: Xe địa hình nổi tiếng của Mỹ, Jeep Commander

Vào thời hoàng kim, các hãng tung ra hàng loạt sản phẩm và những biến tấu của SUV cũng thay nhau xuất hiện Quan niệm truyền thống về SUV biến đổi và giờ đây, xe một cầu, gầm thấp và thậm chí chẳng bao giờ vượt địa hình cũng được xếp vào phân khúc này

PHÂN LOẠI THEO KIỂU TRUYỀN ĐỘNG

1.3.1 Loại cầu trước chủ động (Hình A): Ở xe loại này động cơ được đặt ở phía trước và cầu trước là cầu dẫn động

Hình 1.20: Loại cầu trước và cầu sau chủ động

1.3.2 Loại cầu sau chủ động (Hình B): Ở loại này động cơ đặt ở phía trước và xe được dẫn động bằng cầu sau

1.3.3 Loại truyền động 4 bánh - 4WD:

Loại này xe được dẫn động thường xuyên bằng cả 2 cầu, do vậy, xe loại này có công suất kéo tốt hơn loại xe thường vì tận dụng được khả năng bám tốt hơn

Hình 1.20: Loại 4WD Ưu nhược điểm của các hệ dẫn động

Mỗi hệ dẫn động cầu trước, cầu sau, 4 bánh và toàn bộ các bánh có ưu và nhược điểm riêng Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng và tùy vào từng loại xe mà các hãng có cách áp dụng thích hợp Chẳng hạn xe địa hình thường là dẫn động 4 bánh còn sedan đa số sử dụng hệ dẫn động cầu trước Động cơ sinh ra công suất và mô-men xoắn Để truyền năng lượng tới các bánh khiến chúng quay, chiếc xe của bạn cần phải có cơ cấu dẫn động Tuy nhiên, không phải tất cả các bánh đều trực tiếp nhận công suất và mô-men xoắn từ động cơ Tùy thuộc yêu cầu kỹ thuật giữa các loại xe và tại từng thời điềm mà người ta có những phương pháp truyền động khác nhau

Hình 1.21: Sơ đồ hệ dẫn động 4 bánh của Hummer

Một cách tổng quát nhất, hiện có 4 cơ cấu dẫn động gồm AWD (all-wheel drive) tức là hệ dẫn động tất cả các bánh; 4WD (four-wheel drive) để chỉ xe dẫn động 4 bánh; RWD (rear-wheel drive) là hệ dẫn động cầu sau và cuối cùng là FWD (front-wheel drive) - dẫn động cầu trước Bánh nào trực tiếp nhận công suất và mô-men xoắn được gọi là bánh dẫn động

1.3.3.1 Dẫn động cầu trước FWD

Gần như tất cả các xe ngày nay đều sử dụng hệ dẫn động cầu trước Những năm đầu thế kỷ 20, kiểu FWD thuộc loại "hiếm có khó tìm" nhưng giờ đây, nó được trang bị trên khoảng 70% số xe mới xuất xưởng Như vậy, rõ ràng đã có một cuộc dịch chuyển ngoạn mục trong ngành công nghiệp ôtô khi từ hệ dẫn động cầu sau chuyển hết sang dẫn động cầu trước

Nguyên nhân chính nằm ở chỗ các xe hiện đại đều có động cơ đặt trước thay vì đặt sau như trước kia Vì vậy, để loại bỏ cơ cấu truyền động từ trước ra sau vốn "lằng nhằng" và tiêu hao nhiều năng lượng, truyền công suất tới ngay bánh trước là giải pháp khả thi nhất Ngoài ra, áp dụng FWD đồng nghĩa với việc các nhà sản xuất có thể giảm bớt các chi tiết, hạ thấp chi phí Đồng thời, khối lượng xe giảm đi cũng khiến nó "ăn" ít xăng hơn Ưu điểm quan trọng nữa của hệ dẫn động FWD là do động cơ đặt phía trên trục trước nên trọng lượng của nó được truyền thẳng xuống bánh dẫn động khiến độ bám đường tăng lên, giúp xe hoạt động tốt ở các mặt đường trơn trượt

Ngoài những ưu điểm trên, FWD còn có nhược điểm liên quan tới tính năng của xe Đầu tiên, trong trường hợp phân bố trọng lượng tập trung xuống phía sau, hệ dẫn động cầu trước rất khó tăng tốc và luôn thất thế trên các đoạn đường thẳng Điều khiển các xe sử dụng FWD rất dễ bị hiện tượng "oversteer", tức bánh sau bị trượt và không còn ma sát. Nhược điểm cuối cùng là dù FWD hết sức thực tế nhưng thiết kế của chúng lại mâu thuẫn với tính năng vận hành của xe Tại sao xe của bạn đi bằng 4 bánh nhưng lại đặt tất cả nhiệm vụ định hướng, phanh và tăng tốc lên hai bánh trước?

1.3.3.2 Hệ dẫn động cầu sau RWD

Rõ ràng hai kiểu FWD và RWD có những ưu nhược điểm trái ngược nhau Với RWD, xe tăng tốc tốt hơn Hai bánh trước được giải thoát khỏi nhiệm vụ dẫn động và chỉ tập trung vào việc dẫn hướng (bánh lái) Tuy nhiên, ưu điểm này không làm RWD trội hơn so với FWD Thời kỳ đầu, sử dụng RWD xe phải có trục truyền động và một bộ vi sai để truyền công suất từ động cơ xuống trục sau Thiết bị này làm tăng giá thành sản xuất và cùng với đó, trọng lượng xe tăng lên Vì vậy, RWD thực tế là không hiệu quả hơn FWD. Ngoài ra, khi đi xe dẫn động cầu sau mà không có hệ thống kiểm soát độ bám đường, tài xế rất dễ mất lái ở các đoạn đường trơn trượt hay mắc kẹt xuống rãnh, mương, ổ gà

1.3.3.3 Dẫn động 4 bánh (4WD) và toàn bộ các bánh (AWD)

Hai hệ dẫn động giới thiệu ở trên chỉ sử dụng một nửa số bánh để dẫn động Và tất nhiên, sẽ có người đặt ra câu hỏi tại sao không sử dụng cả 4 bánh Đáp lại, ngành công

Trước hết, cần phải nói rõ rằng tại sao lại có sự khác biệt giữa dẫn động bánh 4WD và dẫn động tất cả các bánh AWD Thuật ngữ 4WD hình thành trên cơ sở dùng để chỉ kiểu dẫn động 4 bánh thời kỳ đầu của hãng xe địa hình Jeep và xe tải Nó ám chỉ các xe có chế độ chọn dẫn động 2 bánh hoặc 4 bánh bằng công tắc gắn trong xe

Trên các mẫu xe sử dụng 4WD thường có chế độ "low - thấp" và "high - cao" Khi chọn

"low", hệ truyền động cấp nhiều mô-men xoắn hơn để đi trên các đoạn đường gồ ghề hay trèo đèo Còn chế độ "high" sử dụng trên các đoạn đường trơn trượt 4WD còn sử dụng bộ khoá vi sai trung tâm nhằm tránh những chênh lệch không cần thiết giữa bánh bên trái và bên phải khi đi trên địa hình không bằng phẳng

AWD dùng để chỉ các xe dẫn động 4 bánh tại mọi thời điểm và không có chế độ "low" hay "high" Trong khi khái niệm 4WD chủ yếu dùng cho xe thể thao đa dụng SUV, liên quan tới khả năng vượt địa hình thì AWD lại quen thuộc với các xe sedan, wagon, đa dụng minivan AWD có ý nghĩa giúp cải thiện độ bám đường trong điều kiện thời tiết xấu Một vài mẫu xe như Lexus RX330 là ví dụ điển hình, mặc dù chúng là xe SUV nhưng lại sử dụng AWD thay vì 4WD Vì thế, người ta gọi kiểu xe là "crossover"

Chữ "all - tất cả" trong từ All Wheel Drive có một chút mâu thuẫn và dễ gây hiểu lầm khi mà hiện nay hầu hết các xe AWD có khả năng phân bổ toàn bộ công suất xuống bánh sau khi phát hiện bánh trước bị trượt Những chiếc Subaru hay Chrysler có thể đi trên đường trơn trượt một cách thoải mái vì chúng có thể chuyển công suất từ bánh trượt (mất độ bám đường) sang bánh không bị trượt

Với những khả năng như vậy 4WD hay AWD dường như là hệ dẫn động tốt nhất. Nhưng thực tế lại không hoàn toàn chính xác Cả hai đều có trọng lượng tăng lên đáng kể, thiết kế phức tạp và giá thành cao Chúng còn làm tăng mức tiêu hao nhiên liệu bởi tăng sức cản gió do cồng kềnh Đến một lúc nào đó, khi bộ kiểm soát độ bám đường trở nên phổ biến hơn trên các xe RWD hay FWD, 4WD và AWD sẽ trở thành dĩ vãng

Với tất cả các ưu nhược điểm trên, không thể có hệ dẫn động tốt nhất trong tất cả các hệ quy chiếu Vì vậy, bạn hãy chọn cho mình một chiếc xe có chế độ hợp lý, tuỳ thuộc vào điều kiện, công việc và sở thích của mình 2.4 Các thông số chính của ôtô:

Hình 2.17 Các thông số hình học của ô tô A: Chiều dài tổng thể (Overall length, total length)

B: Chiều rộng xe (Vehicle width)

C: Chiều cao xe (Vehicle height)

D: Phần nhô phía trước tính từ tâm bánh xe trước (Front overhang)

E: Chiều dài cơ sở, khoảng cách giữa hai cầu xe (Wheel

Base) F: Phần nhô ra phía sau tính từ tâm bánh xe sau (Rear overhang)

G: Khoảng cách từ mặt đất đến sàn xe (Ground clearance)

H , I: Chiều rộng cơ sở, khoảng cách giữa hai bánh xe chung cầu xe (Track, tread, track width, tread width, wheel track, wheel tread)

H: Chiều rộng cơ sở hai bánh phía trước (Front track, Track front)

I: Chiều rộng cơ sở hai bánh phía sau( Rear track, Track rear)

J: Góc tiến (Approach angle, Angle of incidence)

L: Chiều cao có tải (Loading height)

M: Chiều dài của thùng xe (Chassis frame length)

N: Chiều cao của thùng chở hàng hoá (Cargo body height)

O: Chiều rộng bên trong thùng chở hàng hoá (Interior cargo body width)

P: Chiều rộng thùng chở hàng hoá( Cargo body width)

R: Chiều dài bên trong thùng chở hàng hoá (Interior cargo body length).

CÁC CÔNG TY ÔTÔ NỔI TIẾNG VÀ BIỂU TƯỢNG

1.4.1 Ford motor company a.Vài nét về Ford Motor Company

-Vào ngày 16/6/1903, với ý tưởng vĩ đại là sản xuất xe hơi cho mọi người, Henry Ford đã cùng với các cộng sự đã lặng lẽ khai trương Công ty ô tô Ford ở Mỹ Từ đó đến nay, Ford không ngừng lớn mạnh và trở thành tập đoàn sản xuất ô tô lớn tren thế giới 1922, Ford Motor Company đã mua lại công ty Lincoln với giá 8 triệu USD Lincoln là hãng xe được đặt theo tên của tổng thống Mỹ Lincoln, chỉ sản xuất vài dòng xe rất sang trọng, được cải tiến mỗi năm

-Công ty ôtô Ford tiếp tục mở rộng phát triển trên toàn thế giới Năm 1925, công ty mở nhà máy lắp ráp Koyasu tại thành phố Yokohama, Nhật Bản 1990 Ford MotorCompany mua lại công ty Jaguar (Anh) 1993 Aston Martin trở thành công ty thuộc quyền sở hữu của hãng Aston Martin là biểu tượng của dòng xe trang nhã, những xe thể thao có công suất lớn, được sản xuất bởi các thợ lành nghề Trong hơn 85 năm tồn tại,chỉ cú khoảng 16.000 chiếc được sản xuất và ắ vẫn cũn được sử dụng.1999 Volvo trở thành thành viên của tập đoàn Ford Motor Company Năm 2000, Ford Motor Company mua lại tập đoàn Land Rover từ tay BMW 2001 Ford Motor Company sở hữu 33,4% cổ phiếu của hãng Mazda và giữ quyền kiểm soát công ty này

-Ford không chỉ là động lực thúc đẩy ngành công nghiệp sản xuất ô tô trên thế giới phát triển mà còn góp phần rất lớn cho sự phát triển của xã hội nhờ các ý tưởng đột phá như sản xuất ô tô hàng loạt hoặc qui định mức lương tối thiểu vào thời bấy giờ Đi lên vững mạnh từ suốt hơn 100 năm qua, Ford Motor Company trở thành huyền thoại của nước Mỹ

Hiện nay Ford là tập đoàn đứng thứ ba trên thế giới về san xuất ô tô, có mặt trên hơn

200 thị trường ở khắp các châu lục Sở hữu nguồn tài chính vững mạnh, nguồn nhân lực xuất chúng và chuyên cung cấp các sản phẩm và dịch vụ xuất sắc Tập đoàn Ford Motor là một trong những công ty được kính trọng nhất, ngưỡng mộ và tin cậy nhất thế giới. b.Biểu tượng:

Năm 2003, Ford Motor kỷ niệm 100 năm thành lập nhưng logo của hãng hiện nay mới chỉ có hơn 30 năm tuổi Trong lịch sử phát triển, Ford đã không ít lần thay đổi logo. Năm 1903, thương hiệu “Ford Motor Company” được dùng trong các giao dịch thương mại đầu tiên, nhưng khi bắt đầu sản xuất hàng loạt những chiếc xe Model A, trợ lý của Henry Ford đã có những cải tiến đặc biệt để biến tên công ty trở thành biểu tượng của hãng bằng cách bao quanh nó một đường viền hết sức độc đáo và cực kỳ thời trang vào lúc đó

Logo của Ford năm 1903 Trải qua những bước phát triển ban đầu, Henry Ford nhận thấy cần phải có những thay tên Ford viết nghiêng 45 o được cách điệu ở chữ F và chữ D sao cho mềm mại, bay bổng, thể hiện sự tinh tế và ước muốn vươn cao, vươn xa hơn nữa của Henry Ford được trình làng và đăng ký bản quyền tại văn phòng phát minh sáng chế Mỹ năm 1909

Bên cạnh logo đã được đăng ký tại Mỹ, biểu tượng Ford hình oval lần đầu tiên được giới thiệu tại Anh vào năm 1907 do các đại lý Perry, Thornton và Schreiber - người đưa Ford đặt chân vào nước Anh - thiết kế với mục đích quảng cáo cho các sản phẩm của Ford như là “dấu chứng nhận cho lòng tin và sự tiết kiệm ”

Năm 1911, Ford đưa ra logo hình oval quyết định và sử dụng nó để thống nhất các nhà buôn tại Anh Tuy nhiên trên các sản phẩm và trong các giao dịch thương mại, Ford vẫn dùng logo đầu tiên cho đến những năm 1920 Năm 1912, chỉ trong một thời gian ngắn,Ford đã loại bỏ toàn bộ những logo hình oval và thay vào đó là logo cánh chim hình tam giác trên các sản phẩm của mình Logo này được thiết kế để thể hiện cho tốc độ, sự nhẹ nhàng, vẻ duyên dáng và sự ổn định Logo có hai màu, vàng và xanh đen, trên đó mang dòng chữ “Universal Car” Henry Ford không thích biểu tượng này, và cũng chỉ trong một thời gian ngắn, người ta không còn thấy nó trên các sản phẩm của Ford

Năm 1927, người ta thấy một logo hình oval mang tên Ford xuất hiện trên lưới tản nhiệt của mẫu Model A mới với nền màu xanh hoàng gia thẫm tương tự với logo ngày nay của Ford Logo này được sử dụng trong hầu hết các mẫu xe cho đến cuối những năm 1950. Được sử dụng một cách thống nhất trong toàn bộ các giao dịch thương mại, đến giữa những năm 1970 ý tưởng về logo hình oval này mới được thiết kế lại

Năm 1976, logo Ford hình oval với hai gam màu xanh và bạc được sử dụng như là dấu hiệu để chứng nhận thương hiệu của Ford Motor Company Nó dễ dàng trở nên phổ biến và thích nghi với tất cả các nhà máy sản xuất của Ford trên toàn thế giới

Logo hiện nay của Ford

Logo mới gồm hai hình elip đồng tâm có tỷ lệ trục dài trên rộng là 2,55 phù hợp với kích cỡ của chữ Ford với tỷ lệ 2,4 Toàn bộ logo được in nổi tượng trưng cho sự mạnh mẽ và thịnh vượng Hình oval ngoài cùng còn được đánh bóng màu bạc ánh kim, tượng trưng cho công nghệ vượt bậc của những sản phẩm mang thương hiệu Ford Và dĩ nhiên chúng ta không thể bỏ qua gam màu xanh xuyên suốt 100 năm tồn tại, phát triển, đó là màu tượng trưng cho sự thân thiện, trường tồn và luôn quan tâm đến người tiêu dùng của Ford Motor Company c.Các sản phẩm tiêu biểu:

Loại động cơ Duratec 23-2,3 L V6 Duratec 30-3,0L V6 Điện động cơ EEV EEV

Dung tích xi lanh 2,3 lít 3 lít

Công suất cực đại 153 mã lực tại 4250v/p 193 mã lực tại 4850v/p

Phân phối nhiên liệu Phun đa điểm Phun đa điểm liên tục

Kinh tế nhiên liệu Thành phố: 22l/100km

Hộp số Số tay 5 tốc độ

Số tự động 4 tốc độ

Số tự động 4 tốc độ

Hệ thống thải Đơn, sử dụng catalyst Đơn, sử dụng catalyst Ford GT Động cơ 5,4 L V8 32 van DOHC Điện động cơ EEV-V

Công suất cực đại 550 mã lực tại số vòng quay 6500vòng/phút

Hệ thống nhiên liệu EFI

Hộp số Số tay 6 tốc độ

Mondeo Động cơ Mondeo 2.0 Mondeo 2.5 Ghia

Bố trí xi lanh 4 xi lanh thẳng hàng

Công suất cực đại 105 kW tại 6000 v/ p

Moment xoắn cực đại 185 Nm tại 4500 v/ p

Hộp số 4 số tự động 5 số tự động kết hợp với sang số tay Focus Động cơ Duratec 20-2,0 l, 4 xi lanh thẳng hàng

Dung tích xi lanh 2,0 lít

Công suất cực đại 136 mã lực tại 6000v/p

Tỉ số nén 10:1 Phân phối nhiênliệu Phun đa điểm liên tục

Kinh tế nhiên liệu Thành phố: 26l/100km Xa lộ:

35l/100km Hộp số Số tay 5 tốc độ

Hệ thống thải Đơn, thép không rỉ, sử dụng bộ catalytic

TRANSIT Động cơ Xăng Diesel

Dung tích xi lanh 2.3 L thẳng hàng 2.4 L thẳng hàng

Công suất cực đại 107 kW tại 5500 v/p 88 kW tại 4000 v/p

Moment xoắn cực đại 200 Nm tại 2500 v/p 240 Nm tại 1800 v/p

-Volkswagen được thành lập theo mong muốn của Hitler Được biết rằng, trong toàn bộ thời gian bị giam (1924), Hitler đã đọc những cuốn sách viết về Henry Ford và ông đã có những ấn tượng rất sâu đậm Khi Hitler lên nắm quyền lực, ông ta đã làm 2 việc:

1 Xây dựng siêu xa lộ mang tên Autobahn nối liền ccác thành phố quan trọng trong nước

2 Chỉ thị cho một người Áo tên là Ferdinand Porsche phát triển ô tô cho quốc gia, Hitler mong là mỗi gia đình sẽ có một ô tô để trong nhà Hitler đặt tên cho nó là Volkswagen nghĩa là ô tô của công chúng

-Đáp ứng theo yêu cầu của Hitler, Porsche thiết kế một chiếc xe cầu sau chủ động có động cơ 4 xi lanh được làm mát bằng không khí Sở dĩ làm mát động cơ bằng không khí vì nhà độc tài này nghĩ là vương quốc của mình sẽ sớm mở rộng sang đến tận sa mạcChâu Phi Chiếc xe không chỉ có những đặc trưng riêng biệt mà nó được thiết kế với độ tin cậy, tính kinh tế và sự thoải mái cao Ngày nay đó chính là chiếc Beetle hay như cách người Mĩ hay gọi là Bug -1941 một nha máy rất lớn được xây dựng Khi chiến tranh thế giới thứ II nổ ra, các xe của Volkswagen được dùng cho mục đích quân sự tại chiến trường sa mạc Bắc Phi

-Sau chiến tranh, khu vực mà nhà máy tọa lạc nằm dưới sự kiểm soat của Anh quốc. Người Anh không thích sản xuất ô tô tại nước họ n6n đã giúp đỡ Volkswagen xây dựng lại nhà máy và đổi tên là Wolfsburg Ngày nay, Wolfsburg vẫn là đại bản doanh của Volkswagen đồng thời là nhà máy sản xuat ô tô lớn nhất thế giới

-Doanh số bán ra của Volkswagen trong suốt thập niên 90 đạt mức 21.000.000 chiếc phá vỡ kỉ lục 15.000.000 chiếc do chiếc Fod GT lập nên

Từ khi xuất hiện lần đầu tiên cách đây 25 năm, Golf (hoặc là Rabit) là mẫu xe bán chạy nhất Châu Âu với 4 thế hệ được giới thiệu

TÌM KIẾM THÔNG TIN VỀ Ô TÔ

TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA MẠNG

-Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, chúng ta chỉ cần lên mạng truy cập là có thể tìm được những thông tin cần thiết thông qua các chương trình tìm kiếm tiện ích như : Google,

-Tuy nhiên nếu như không muốn sử dụng các chương trình tìm kiếm trên ta có thể truy cập trực tiếp vào các Tạp chí điện tử về ô tô Trong các tạp chí điện tử về ô tô thường có những bài viết rất hay về tính năng của các loại xe mới, kết quả thử nghiệm xe, kinh nghiệm sửa chữa… Tuy nhiên, một số tạp chí đòi hỏi phải trả tiền mới download được các bài báo hay http://www.autospeed.com.au/

Tạp chí ô tô của Úc http://www.autospeed.com/

Tạp chí ô tô của Mỹ http://www.canadiandriver.com/

Trang chủ của các tài xế ô tô Canada http://www.autonews.com/

Tin tức về ô tô http://www.autonet.com.vn/

Thông tin về ô tô http://www.usautonews.com/

Tin tức về ô tô ở Mỹ http://www.autoweek.com/

Tạp chí ô tô Đức http://www.automotivearticles.com/

Các bài báo về ô tô http://www.autoquarterly.com/ Tạp chí ra theo quý http://www.motornews.com.ua/ Tạp chí ô tô Ucraina http://www.automotive.com/articles/

Các bài báo về ô tô http://www.sae.org/automag/

Tạp chí của hiệp hội kỹ sư ô tô Hoa Kỳ http://www.fueleconomy.gov/

Tra cứu về lượng tiêu hao nhiên liệu

Tìm hiểu, trao đổi về kỹ thuật ô tô: www.familycar.com http://www.automotive-technology.com/

Công nghệ ô tô http://www.tunemycar.com/

Cân chỉnh xe http://www.trustmymechanic.com/

Tư vấn về sửa chữa ô tô http://www.autoshop-online.com/ http://www.autoeducation.com/

Cung cấp các khái niệm cơ bản về ô tô http://www.automotiveforums.com/

Hỏi đáp về ô tô http://www.autorepair.about.com/

Tư vấn về sửa chữa ô tô http://www.alldata.tsb.com/ http://www.autoguide.net/ http://www.autofan.com/ Câu lạc bộ những người mê xe http://www.germancarfans.com/

Câu lạc bộ những người mê xe ở Đức http://www.autosite.com/ http://www.autoelectric.com/

Sửa chữa điện ô tô http://www.the12volt.com/ http://www.autoshop101.com/ Thông tin về cấu tạo ô tô http://www.suite101.com/

Thông tin về cấu tạo ô tô http://www.howstuffworks.com/ Thông tin về cấu tạo ô tô http://www.troublecodes.net/ Đọc mã lỗi của hệ thống chẩn đoán động cơ http://www.obd2.com/ Thông số động cơ từ hệ thống chẩn đoán trên xe Trang chủ một số công ty ô tô nổi tiếng: http://www.gm.com/ http://www.ford.com/ http://www.ford.com.vn/ http://www.toyota.com/ http://www.toyotavn.com.vn/ http://www.honda.com/ http://www.nissanmotors.com/ http://www.mitsubishi.com/ http://www.vinastarmotor.com.vn/ http://www.hyundai-motor.com/ http://www.daewoo.com/ http://www.vidamco.com.vn/ http://www.kia.com.vn/ http://www.daimlerchrysler.com/ http://www.bmw.com/ http://www.vw.com/ http://www.peugeot.com/ http://www.renault.com/ http://www.fiat.com/ http://www.smart.com/

Trang chủ một số trường đại học, cao đẳng có đào tạo ngành ô tô: http://www.mami.ru/ ĐH Cơ khí ô tô Matscơva http://www.madi.com/ ĐH Cầu đường Matscơva http://www.shingsung.ac.kr/ http://www.tsinhua.edu.cn/ http://www.bolton.ac.uk/auto/ http://www.taiivs.tp.edu.tw/english/p22.asp

/ http://www.hta-bi.bfh.ch/A/e.html/ http:// www.hcmute.edu.vn/ http://www.hcmut.edu.vn/ http://www.hut.edu.vn/ http://www.ctu.edu.vn/ Đọc thông tin về ô tô tiếng Việt: http://www.vagam.dieukhien.net/ http://www.vnexpress.net/vietnam/oto-xe- may/ http://www.vnn.vn/oto/ http://24h.com.vn/index.php/77 http://www.autosaigon.com/ http://hoanggiaauto.com/ www.autonet.com.vn www.autovietnam.com http://www.otoxemayvietnam.com/ http://danchoixehoi.com/ http://www.ebooks.edu.vn/

TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA SÁCH CHUYÊN NGÀNH

Trang bị điện và điện tử ôtô – Trang bị điện động cơ: PGS-TS Đỗ Văn Dũng

Nguyên lý động cơ đốt trong: GVC-ThS Nguyễn Tấn Quốc

Kết cấu tính toán động cơ đốt trong: GVC-ThS Nguyễn Tấn Quốc

Cấu tạo động cơ: KS Nguyễn Tấn Lộc

Thực hành động cơ xăng: KS Nguyễn Tấn Lộc Lý thuyết ô tô: GVC-ThS Nguyễn Ngọc Bích

Tính toán thiết kế ô tô: ThS Đặng Quý

Lý thuyết ô tô máy kéo: GS Nguyễn Hữu Cẩn, Dư Quốc Thịnh, Phạm Minh Thái Tài liệu đào tạo của TOYOTA -Sách tiếng Anh:

Modern Automotive Mechanics South Holland: James E

Duffy Automobile engineer’s Reference Book: Robert

TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA CÁC GIÁO TRÌNH ĐIỆN TỬ

Giáo trình điện tử động cơ đốt trong: GVC-ThS Nguyễn Tấn Quốc

Giáo trình điện tử Nhập môn công nghệ ô tô: PGS-TS Đỗ Văn Dũng,ThS Nguyễn Tấn Quốc TEAM 21

TÌM KIẾM THÔNG TIN QUA CÁC TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH

Ô tô xe máy, Công nghiệp ô tô, Giao thông.

CẤU TẠO TỔNG QUÁT VỀ Ô TÔ

KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ ĐỘNG CƠ

3.1.1 Động cơ sử dụng trên ô tô: a Động cơ 4 kỳ:

Loại động cơ này được sử dụng phổ biến ở các loại xe du lịch và xe gắn máy Để thực hiện một chu kỳ thì piston phải thực hiện bốn hành trình và cốt máy quay 2 vòng b Động cơ 2 kỳ:

Thường gặp loại nay ở các xe thương mại, xe tải vì nó mang lại hiệu suất cao nhưng lại có hiệu quả kinh tế cao Để thực hiện một chu kỳ thì piston phải thực hiện hai hành trình và cốt máy sẽ quay một vòng c Động cơ xăng:

Hầu hết các động cơ được sử dụng hiện nay là loại động cơ này Ơ loại động cơ xăng, hoà khí sẽ được hình thành bên ngoài buồng cháy và hoà khí này sẽ được nén lại Quá trình cháy của động cơ xăng phải nhờ năng lượng từ bên ngoài d Động cơ diesel:

Nhiên liệu sử dụng là dầu diesel, hỗn hợp không khí được hình thành ngay trong buồng cháy, sự cháy không cần năng lượng từ bên ngoài

3.1.2 Các hệ thống cơ bản trên động cơ ôtô:

Hệ thống nạp cung cấp một lượng không khí sạch cần thiết cho động cơ

Hình 3.1: Hệ thống nạp 1:Lọc khí 2:Cổ họng gió 3: Đường ống nạp

Hình 3.2: 1: Cánh tuabin Hình A: Tuabin tăng áp 2: Cánh nén Hình B: Máy nén tăng áp

-Tuabin tăng áp là một thiết bị dùng để nén khí nạp lại bằng năng lượng của khí xả và chuyển hỗn hợp có mật độ cao đó đến buồng cháy nham tăng công suất phát ra

-Khi cánh tuabin quay bằng năng lượng của khí xả, cánh nén nối với trục ở phía đối diện chuyển khí nạp đã nén lại đến động cơ

-Có một thiết bị khác nữa gọi là may nén tăng áp, nó dẫn động máy nén từ trục khuỷu qua dây đai dẫn động trực tiếp và tăng lưu lượng khí nạp

-Lọc khí có chứa các phần tử lọc để loại bụi và các tạp chất khác ra khỏi không khí Phần tử lọc phải được làm sạch và thay thế định kì a.Các phần tử lọc khí:

Hình 3.3 : Phần tử lọc khí

Hình 1: loại giấy: loại này được sử dụng r ọng rãi trên ô tô

Hình 2: loại vải: loại này bao gồm các phần tử bằng vải sợi có thể rửa được

Hình 3: loại cốc dầu: là loại ướt có chứa một cốc dầu

Loại lọc khí sơ bộ:

Hình 3.4: Lọc khí sơ bộ

Dùng lực ly tâm của không khí tạo ra bằng chuyển động quay của các cánh để tách bụi ra khỏi không khí Bụi sau đó được đưa đến cốc hứng bụi còn không khí được gửi đến các lọc khí khác Lọc khí loại bể dầu:

Hình 3.5: Lọc khí loại bể dầu

Không khí đi qua phần lọc khí được chế tạo bằng sợi kim loại, được ngâm trong dầu tích trữ bên dưới của vỏ lọc khí

Hình 3.6: Cấu tạo lọc khí loại xoáy

Loại bỏ các hạt nhỏ như cát thông qua lực ly tâm của dòng xoáy không khí tạo ra bằng các cánh và giữ lấy các hạt bụi nho bằng phần tử lọc khí bằng giấy c Đường ống nạp: bao gồm một hoặc vài ống dùng để cung cấp không khí đến từng xi lanh

-Hệ thống nhiên liệu cung cấp nhiên liệu đến cho động cơ

-Ngoài ra nó còn có chức năng loại những chất bẩn và bụi cũng như việc điều chỉnh việc cung cấp nhiên liệu

Hình 3.8 : Hệ thống nhiên liệu

1:Bình nhiên liệu 2:Bơm nhiên liệu 3:Lọc nhiên liệu 4:Bộ điều áp nhiên liệu 5:Kim phun 6:Nắp bình nhiên liệu

Hình 3.9: Bơm nhiên liệu 1: Mô tơ 2: Cánh bơm loại tuabin

-Bơm nhiên liệu bơm nhiên liệu từ bình nhiên liệu đến đông cơ, do vậy ống nhiên liệu sẽ giữ được một áp suất cố định

-Có loại bơm nhiên liệu được đặt ngay trong bình nhiên liệu và loại bơm nhiên liệu được đặt ngay giữa đường ống dẫn

Lọc nhiên liệu: Lọc nhiên liệu dùng để loại bỏ tạp chất ra khỏi nhiên liệu nhờ một loại giấy lọc Bộ lọc nhiên liệu cần phải được thay thế định kỳ

Hình 3.10: Lọc nhiên liệu 1: Lọc nhiên liệu 2: bơm nhiên liệu Bộ điều áp nhiên liệu:

Hình 3.11: Bộ điều áp 1: Bộ điều áp nhiên liệu 2: Cụm bơm nhiên liệu

Bộ điều áp có tác dụng điều chỉnh áp suất nhiên liệu đến một áp suất nhất định nhờ đó

Hệ thống bôi trơn dùng một bơm dầu để liên tục cung cấp dầu động cơ đến khắp các bộ phận bên trong động cơ Hệ thống này giảm ma sát giữa các bộ phận bằng màng dầu. Ngoài tác dụng bôi trơn dầu còn có chức năng làm sạch và làm mát động cơ

Hình 3.12: Hệ thống bôi trơn

1:Cạc te dầu 2:Lưới lọc dầu 3:Bơm dầu 4:Que thăm dầu 5:Công tắc áp suất dầu 6:Lọc dầu *Bơm dầu: a.Loại Trochoid

-Bơm dầu loại Trochoid bao gồm một rotor chủ đong và một rotor bị động có trục lệch nhau Chuyển động của cặp quay của cặp rotor này làm cho khe hở giữa các rotor thay đổi, kết quả là tạo tác dụng bơm Rotor chủ động được dẫn động bằng trục khuỷu Một van an toàn được lắp trong bơm để tránh cho áp suất dầu không vượt quá mức cho phép.

Hình 3.13: Bơm dầu loại Trochoid

1: Rotor chủ động 2: Rotor bị động 3: Van an toàn b.Bơm bánh răng:

Khi bánh răng chủ động gắn với trục khuỷu quay, kích thước của khe hở giữa các bánh răng thay đổi và dầu nằm trong các khe hở giữa răng và vành khuyết được bơm đi

Hình 3.14: Cấu tạo bơm bánh răng

1: Bánh răng chủ động 2: Bánh răng bị động 3: Vành khuyết

Hình 3.15 : Cấu tạo lọc dầu

1: Van một chiều 2: Phần tử lọc 3: Vỏ 4: Van an toàn

-Lọc dầu loại bỏ các tạp chất ra khỏi dầu và giữ cho dầu được sạch Lọc dầu có van một chiều để giữ cho dầu ở trong lọc dầu khi động cơ không hoạt động nhờ vậy lọc dầu luôn có dầu khi động cơ khởi động Nó cũng có một van an toàn để cho phép dầu chảy đến động cơ khi lọc bị tắc

3.1.5 Hệ thống làm mát: a.Dòng chảy nước làm mát:

Lực đẩy của bơm nước làm nước được tuần hoàn trong mạch nước làm mát Nước làm mát hấp thụ nhiệt của động cơ và phân tán nhiệt vào không khí thông qua két nước Nước làm mát được làm nguội và quay trở về động cơ

Hình 4.16: Dòng chảy nước làm mát b.Két nước làm mát:

Két nước làm nguội nước làm mát có nhiệt độ cao Nước làm mát trong két nước sẽ trở nên nguội đi khi các ống và cánh tản nhiệt của nó tiếp xúc với dòng khong khí do quạt tạo ra và dòng khí do sự chuyển động của xe

Hình 3.17 : Két nước làm mát c Quạt làm mát:

Hướng lượng không khí lớn đến két nước nhằm nâng cao hiệu quả làm mát

- Hệ thống làm mát chạy bằng điện: Cảm nhận nhiệt độ nước làm mát và kích hoạt quạt khi nhiệt độ nước làm mát cao

Hình 3.18 : Hệ thống quạt làm mát chạy bằng điện 1: Khoá điện 2: Rờ le 3: Quạt làm mát 4: Công tắc nhiệt độ nước.

Hình 3.19: Hệ thống làm mát có khớp chất lỏng 1: Quạt làm mát 2: Khớp chất lỏng 3:

Puly 4: Bơm nước 5: Motor thuỷ lực 6: Cảm biến nhiệt độ nước 7: Bơm thuỷ lực

- Hệ thống làm mát thủy lực điều khiển điện:

-Dẫn động quạt bằng motor thuỷ lực

KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ GẦM ÔTÔ

3.2.1 Kiến thức tổng quan về hộp số

Mục đích chính của hộp số là truyền lực động cơ phù hợp với các chế độ tải cụ thể của ô tô Có 2 loại hộp số chính : loại thường và loại tự động a) Hộp số thường:

Hộp số thường nối và ngắt công suất và thay đổi sự kết hợp giữa các bánh răng ăn khớp với nhau Kết quả là nó có thể thay đổi được lực truyền động, tốc độ quay và chiều quay.

1: Động cơ 2: Ly hợp 3: Trục sơ cấp 4: Ống đồng tốc 5: Cần số 6: Trục thứ cấp.

7: Vi sai 8: Bán trục 9: Lốp b) Hộp số ngang:

Bao gồm phần hộp số có gắn một bộ vi sai, được sử dụng trên xe có cầu trước chủ động và xe có động cơ đặt giưã cầu sau chủ động

1:Trục sơ cấp 2:Trục thứ cấp B:Vi sai b.Hộp số tự động:

-Một hộp số tự động bao gồm một biến mô, một bộ bánh răng hành tinh và hệ thống điều khiển thuỷ lực

-Nó dùng áp suất thuỷ lực để tự động chuyển số cho phù hợp với tốc độ xe, góc mở bướm ga

Do vậy không cần chuyển số như hộp số thường Trong hộp số tự động sẽ không có ly hợp -Việc điều khiển chuyển số do hệ thống ECT thực hiện

Hình 3.36: Hộp số tự động c) Cấu trúc hộp số ly hợp kép PDK của Porsche

PDK, hay còn gọi là số sàn tự động, có kết cấu như số sàn nhưng điều khiển lại theo kiểu số tự động

Hộp số có nhiệm vụ đơn giản là truyền mô-men từ động cơ xuống các bánh Có nhiều phương pháp khác nhau đã sử dụng kể từ khi phát minh ra ôtô: truyền động xích, truyền động đai, hoặc truyền động thủy lực Hộp số trên ôtô hiện chia làm ba nhóm: số sàn, số tự động và CVT (truyền động vô cấp) Vài năm gần đây, một loại hộp số khác đang thu hút sự chú ý là số sàn tự động, điển hình là PDK của hãng xe thể thao danh tiếng Đức Porsche

Cấu tạo của hộp số PDK

PDK là viết tắt của cụm từ tiếng Đức "Porsche Dopelkupplungsgetriebe - ly hợp kép Porsche" Về cơ cấu, PDK có 7 cấp số với hai ly hợp, không có biến mô như số tự động và cũng không bàn đạp côn như số sàn bình thường Thay vào đó, một máy tính điều khiển mọi thứ tự động

Với tài xế, việc chọn chế độ ở PDK giống như số tự động thông thường

PDK có hai ly hợp, loại nhiều đĩa Ly hợp ngoài có đường kính 202 mm, ly hợp trong có đường kính 153 mm Mỗi một ly hợp dẫn động một trục Ly hợp lớn làm quay trục đặc, trục này cài ăn khớp các cặp bánh răng ứng với số 1, số 3, số 5, số 7 và số lùi Ly hợp nhỏ làm quay trục rỗng, trục này được lồng bên ngoài trục đặc, bởi vậy mà cả hai sẽ được đồng trục Trục rỗng nối với các bánh răng tương ứng số 2, số 4 và số 6

Mô phỏng đơn giản của hộp số PDK trên chiếc Panamera

Khi đặt ở vị trí đi (D), máy tính di chuyển bánh răng trung gian đến ăn khớp với bánh răng ứng với số 1 trên trục thứ cấp, nhưng lúc này ly hợp vẫn ngắt Khi bạn đạp bàn đạp ga, máy tính điều khiển để ép ly hợp lớn một cách êm dịu làm cho chiếc xe di chuyển Bạn đạp bàn đạp nhanh hơn, ly hợp sẽ đóng nhanh hơn

Khi chạy trên đường, bánh răng thứ 2 sẵn sàng ăn khớp bởi một trục khác, nhưng ly hợp dẫn động nó chưa đóng Tại một thời điểm nào đó cần sang số 2, máy tính chỉ làm nhiệm vụ đơn giản là nhả ly hợp lớn và đóng ly hợp nhỏ Khi đó bánh răng thứ 2 bắt đầu làm nhiệm vụ truyền công suất Trong khi bạn lái xe ở số 2 thì máy tính sẽ phân tích trạng thái chuyển động của xe để quyết định tiếp tục chuyển sang số 3 hay về số 1, việc lựa trọng trước trong hộp số và sẵn sàng cho sự di chuyển

Cần số trên Porsche Panamera với các chế độ như số tự động

Trong suốt thời gian lái, máy tính sẽ chuyển đổi giữa hai ly hợp, chuyển đổi các cặp bánh răng ăn khớp, từ số 1 đến số 7 một cách êm dịu và hiệu quả Nó hiệu quả là bởi vì loại hộp số này đem lại hiệu suất đương đương với hiệu suất của hộp số sàn cùng nhưng tiện nghi như hộp số tự động

Với hộp số PDK, sự di chuyển giữa các cặp bánh răng mất ít hơn 0,42 giây Nó nhanh hơn 60% với tự động thông thường và nhanh hơn rất nhiều so với một lái xe lão luyện sử dụng số sàn Nút điều khiển chuyển số được tích hợp trên vô-lăng Ưu điểm của hộp số PDK là: giảm khối lượng, tăng hiệu suất bởi việc thiết kế bánh răng,giảm lực cản đáng kể do yêu cầu một mức dầu thấp tăng tính kinh tế nhiên liệu và tỉ số truyền 0.62:1 của số 7, và tối ưu hóa chương trình điều khiển Nhiều hãng khác như: Mitsubishi, Audi và VW cũng đang sử dụng với hộp số DSG tương tự như PDK, nhưng

Hãng Porsche giới thiệu PDK lần đầu tiên vào năm 1983 cho xe đua Porsche 956 và họ đã chiến thắng lần đầu tiên cùng với Porsche 962 vào năm 1986 và bây giờ được tìm thấy trong tất cả các mẫu Porsche từ Boxster đến Carrera 4S

Với những ai thực sự thích lái xe số sàn thì PDK của Porsche là hộp số tự động đầu tiên đem lại việc điều khiển giống như vậy Cùng với hiệu suất cao hơn, nó vẫn có được tất cả sự tiện nghi của hộp số tự động

3.2.2 Kiến thức tổng quan về cầu xe

Cầu xe dùng để đỡ toàn bộ trọng lượng phần được treo (động cơ, ly hợp, hộp số, khung, thân xe, hệ thống treo, thùng chở hàng, buồng laí…) Ngoài ra cầu còn có chức năng bảo vệ các chi tiết bên trong (truyền lực chính, vi sai, các bán trục…)

Có thể phân loại cầu xe như sau:

 Cầu không dẫn hướng,không chủ động o Cầu dẫn hướng, không chủ động o Cầu không dẫn hướng, chủ động

 Cầu dẫn hướng, chủ động

Dùng để giảm tốc độ hay dừng xe, hay ngăn cho xe không bị trôi Có 2 loại: phanh chân hay phanh đỗ (phanh bằng hệ thống truyền lực) a) Phanh chân:

KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ ĐIỆN ĐỘNG CƠ

Có nhiều thiết bị cần thiết cho việc khởi động động cơ và vận hành nó một cách ổn định

Hình 3.54: Cấu tạo hệ thống điện đông cơ 1: Accu 4: Cuộn đánh lửa(Hệ thống đánh lưa) 7: Các cảm biến

2: Máy khởi động (Hệ thống khởi động) 5: Khoá điện 3: Máy phát (Hệ thống nạp) 6: Đồng hồ táp lô (Đồng hồ báo nạp)

Là thiết bị có khả năng nạp điện khi động cơ hoạt động và nó đóng vai trò là nguồn cung cấp điện cho các thiết bị điện khi động cơ không hoạt động

Hình 3.55: Accu 1: Cực âm 4: Cực dương

2: Nút thông hơi 5: Dung dịch 3: Mắt kiểm tra 6: Ngăn accu

Hệ thống khởi động quay động cơ bằng mô tơ điện và khởi động động cơ

Hình 3.56: Hệ thống khởi động 1:Accu 2:Khoá điện 3:Máy khởi động

Hệ thống nạp sản xuất ra điện năng để cung cấp nguồn cần thiết cho các thiết bị điện phần còn lại dùng để nạp accu

1:Máy phát 2:Accu 3:Đèn báo nạp 4:Khoá điện - Máy phát

Khi động cơ hoạt động, dây đai dẫn động sẽ làm cho puly của máy phát quay Kết quả là rotor quay và dòng điện được phát ra từ cuộn stator Máy phát có chức năng chỉnh lưu, tiết chế điện áp và phát điện

Hình 3.58: Máy phát điện 1:Puly 2:Rotor 3:Stator 4:Bộ chỉnh lưu 5:Bộ tiết chế 6:Cực B

-Đèn báo nạp: Đèn báo nạp sẽ sáng khi máy phát điện không thể phát điện vì một lý do nào đó

Hình 3.60: Hệ thống đánh lửa 1: Khoá điện 2: Accu 3: Cuộn dây đánh lửa với IC đánh lửa 4: Bougie

5: ECU 6: Cảm biến vị trí trục cam 7: Cảm biến vị trí trục khuỷu

Hệ thống đánh lửa tạo ra tia lửa ở điện áp cao và đốt cháy hỗn hợp không khí nhiên liệu đã được nén ở thì nổ Thời điểm đánh lửa được điều khiển bởi ECU a) Hệ thống đánh lửa thường (hình A): Ở hệ thống đánh lửa thường, dòng điện cao áp sẽ đi tới bộ chia điện và được phân phối đến các bougie

Hình 3.61: Hệ thống đánh lửa thường 1: Bộ chia điện 5: IC đánh lửa 2: Nắp bộ chia điện 6: ECU động cơ

3: Roto 7: Roto tín hiệu 4: Cuộn dây đánh lửa 8: Cuộn dây tín hiệu b) Loại IIA( Bộ đánh lửa hợp nhất):Hình B

Loai này gồm cuộn dây đánh lửa và IC đánh lửa trong bộ chia điện

Hệ thống đánh lửa trưc tiếp:

Cung cấp điện cao áp trực tiếp từ cuộn dây đánh lửa đến các bougie

Hình 3.62: Cấu tạo hệ thống đánh lửa trực tiếp

1:Cuộn dây đánh lửa (có IC) 2: Bougie 3: Dây cao áp A:

Loại A: có một cuộn dây đánh lửa với IC đánh lửa cho từng xilanh.

B: loại B: có một cuộn dây đánh lửa với IC đánh lửa cho từng cặp xilanh Nó sử dụng dây cao áp để cấp điện cho các xilanh c) Bougie:

-Là bộ phận nhận điện cao áp do cuộn dây đánh lửa tạo ra và tạo ra tia lửa điện để đốt cháy hỗn hợp không khí –nhiên liệu Điện cao áp được tạo ra tia lửa điện ở khe hở giữa điện cực giữa và điện cực nối mát

Bougie có nhiều điện cực: Hình A.

1: Điện cực giữa 2: Điện cực bìa 3: Rãnh chữ V 4: Rãnh chữ U 5: Sự khác nhau giữa độ nhô ra của điện cực

Hình A: Bougie có điện trở

Bougie có thể sinh ra nhiễu điện từ, nhiễu này có thể làm cho các thiết bị điện tử bị trục trace

Do vậy loại này có điện trở bằng gom để ngăn hiện tượng này

Hình B: Bougie có điện cực đầu bằng Platin

Loại này sử dụng Platin cho điện cực giữa mỏng và điện cực nối mát Nó có độ bền và khả năng đánh lửa tuyệt hảo

Hình C: Bougie có đầu điện cực Irdium

Loại này sử dụng hợp kim Iridium cho các điện cực giữa và điện cực nối mát Nó có độ bền và khả năng đánh lửa tốt

1: Điện trở 2: Đầu Platin của điện cực giữa 3: Đầu Platin của điện cực nối mát

4: Đầu Irdium của điện cực giữa

KIẾN THỨC TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỆN THÂN XE

Bao gồm các bộ phận điện được gắn vào thân xe

 Các chi tiết bảo vệ

Hình 3.65: Dây điện Tham khảo: Mát thân xe

Ngày nay ô tô càng trở nên hiện đại hơn với đầy đủ tiện nghi do vậy việc cung cấp điện cho các thiết bị điện sẽ rất phức tạp nếu ta sử dụng cách thông thường Để giải quyết vấn đề này các nhà thiết kế đã sử dụng thân xe làm một dây dẫn nên số lượng dây dẫn giảm đi một nửa Luc này cực âm accu và cực âm của tất cả các thiết bị điện đề được nối với thân xe Chỗ nối của các cực âm vào thân xe được gọi là “Mát thân xe”

3.4.1.1 Có 3 loại dây điện và cap chính được sử dụng trên ô tô

Hình 3.67: Dây điện và cáp a) Dây điện áp thấp: loại dây này được sử dụng rông rãi trên ô tô, nó bao gồm lõi dây và bọc cách điện b) Cáp bọc : loại này được thiế kế đe bảo vệ dây điện khỏi bị nhiễu điện bên ngoài, nó được sử dụng ở những khu vực sau: cáp anten của radio, đường tín hiệu đánh lửa, đường tín hiệu cảm biến oxy… c) Dây cao áp: loại dây cáp được sử dụng làm một bộ phận đánh lửa của động cơ xăng Cáp này gồm một lõi dẫn điện được bọc một lớp cao su cách điện dày để ngăn cho dòng điện cao áp không bị rò rỉ

Hình A:Các chi tiết cách điện bọc hay phủ lấy dây điện và cáp, hoặc gắn với cac chi tiết khác nhằm bảo vệ dây điện không bị hư hỏng

3.4.1.2 Các chi tiết nối Để hỗ trợ việc nối các chi tiết, dây điện được tập trung tại một số phần trên thân xe: Hình 1:Hộp nối (J/B) a) Hộp nối là một chi tiết mà ở đo các giắc nối của các mạch điện được nhóm lại với nhau Thường nó bao gồm các chi tiết sau: bảng mạch in, cầu chì, rờ le và các thiết bị khác

Hình 3.68: Hộp rờ le 1:Hộp rờ le 2:Rờ le 3:Cầu chì và thanh cầu chì

Dù rất giống hộp nối nhưng hộp rờ le không có các bảng mạch in cũng như không có chức năng trung tâm kết nối b) Giắc nối

Chức năng của các giắc nối là tạo ra các liên kết điện Có 2 loại giắc nối: dây điện với dây điện, dây điện với các bộ phận Các giắc nối được chia thành giắc đực hay giắc cái tuỳ thuộc vào hình dạng và các cực của chúng Giắc nối cũng có nhiều màu khác nhau

Chức năng của chúng là nối các cực cùng một nhóm

Các bulông nối mát được sử dụng cho việc nối mát dây điện và các bộ phận điện với thân xe Không giống với các bulông thông thường các bulông này được sơn màu xanh lá cây để tránh oxi hoá

3.4.2 Các chi tiết bảo vệ mạch điện:

1: Cầu chì: Cầu chì được lắp giữa cầu chì dòng cao và thiết bị điện để bảo vệ cac thiết bị

Thường có 2 loại cầu chì: cầu chì loại dẹt và cầu chì loại hộp

2: cầu chì dòng cao(thanh cầu chì)

Cầu chì này được lắp giữa thiết bị điện và nguồn điện Nếu dòng điện quá lớn chạy qua thì cầu chì sẽ chảy ra để bảo vệ dây điện Có 2 loại cầu chì được sử dụng: loại thanh nối và loại hộp Các loại cầu chì và thanh cầu chì:

Cầu chì loại dẹt và cầu chì loại hộp được mã hoá bằng màu để phân biệt cường độ

Hình 3.71: Các loại cầu chì

-Bộ ngắt mạch được sử dụng cho mạch điện với tải có cường độ lớn mà không thể sử dụng cầu chì như: mạch cửa sổ điện, mạch sấy kính, mô tơ quạt gió…

-Khi dòng điện quá lớn vượt quá giới hạn hoạt động thì thanh lưỡng kim sẽ giãn nở làm ngắt mạch điện Thậm chí nếu cường độ dòng điện thấp hơn cường độ hoạt động trong một thời gian dài thì thanh lưỡng kim cũng giãn nở và làm ngắt mạch Không giống như cầu chì , bộ ngắt mạch có thể sử dụng lại khi thanh lưỡng kim hồi phục

Hệ thống chiếu sáng được lắp đặt để lái ô tô được an toàn hơn

3.4.3.1 Đèn pha: Đèn pha Chiếu các tia sáng về phía trước nhằm đảm bảo tầm nhìn cho lái xe vào ban đêm Chúng có thể chuyển từ chiếu xa ( chế độ pha) sang chiếu gần (chế độ cốt)

-Ngoài đèn pha trên ôtô còn được trang bị thêm các loại đèn nữa như: đèn hậu, đèn phanh, đèn xi nhan, đèn báo nguy hiểm, đèn lùi, đèn kích thước, đèn biển số, đèn sương mù dùng để chiếu sáng bên ngoài

-Để chiếu sáng trong xe can những loại đèn sau:

Chiếu sáng khi công tắc đèn pha bật ở nấc 1

2: đèn chiếu trong xe: thông thưòng đèn này được bố trí ở trung tâm trần xe hay ở trên gương chiếu hậu bên trong Công tắc của đèn này luôn có 3 chế độ:

• DOOR: chiếu sáng khi cửa xe mở

Hình 3.74: Hệ thống chiếu sáng trong xe Đồng hồ táp lô và đèn báo táp lô:

Hình 4.75: Đồng hồ táp lô

-Đồng hồ báo tốc độ động cơ: báo số vòng quay của động cơ trong một phút

-Đồng hồ báo tốc độ xe: báo tốc độ hiện tại của động cơ km/h hoặc mph

-Đồng hồ nhiệt độ nước: báo nhiệt độ nước làm mát của động cơ

-Đồng hồ báo nhiên liệu: báo lượng nhiên liệu của ô tô

Ngoài ra ở một số xe còn có trang bị một số đồng hồ đo như: đồng hồ báo áp suất dầu (báo áp suất tuần hoàn của dầu động cơ), vôn kế (báo hiệu điện thế do máy phát phát ra) c.Gạt nước và rửa kính:

-Gạt nuớc đảm bảo tầm nhìn cho lái xe bằng cách gạt nước mưa hay bụi bẩn trên kính trước hay kính hậu

-Hệ thống gạt nước bao gồm công tắc gạt nước, mô tơ gạt nuớc, thanh nối gạt nước, tay gạt nước và lưỡi gạt nước

4:Tay gạt nước 5: Lưỡi gạt nuớc.

Hệ thống rửa kính bao gồm một bình chứa nước rửa kính, mô tơ rửa kính, ống dẫn, vòi phun và nước rửa kính.

Ngày đăng: 06/06/2024, 15:50

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.7: Mẫu xe Convertible - Nhap mon cong nghe o to
Hình 1.7 Mẫu xe Convertible (Trang 9)
Hình 1.16: Land Rover Range Rover Supercharged. - Nhap mon cong nghe o to
Hình 1.16 Land Rover Range Rover Supercharged (Trang 15)
w