QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC TRONG GIÁO DỤC

6 2 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN CÁC NGUỒN LỰC TRONG GIÁO DỤC

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là tất cả các phương tiện vật chất được huy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác để đạt được mục tiêu giáo dục. Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học bao gồm các công trình xây dựng (lớp học, phòng học bộ môn …) sân chơi, bãi tập, trang thiết bị chuyên dùng, thiết bị dạy học của các môn học, cách phương tiện nghe, nhìn…Cơ sở vật chất - phương tiện dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quá trình dạy học. Bởi vì có cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tốt thì chúng ta mới có thể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, Huy động được đa số người học tham gia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướng dẫn của người dậy một cách tích cực. Như vậy thì cơ sở vật chất, phương tiện dạy học phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cách hiệu quả. Do vậy cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là một bộ phận quan trọng của nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừa là đối tượng chứa nội dung cần nhận thức. Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vật chất- phương tiện dạy học đã và đang tạo ra tìm năng sư phạm to lớn cho việc dạy học có hiệu quả. Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các phương pháp dạy học. Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đã nêu trên, ngoài yếu tố khách quan thì công tác quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học trong các nhà trường đóng một vai trò hết sức quan trọng.

Trang 1

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Giảng viên phụ trách: PGS.TS Trần Văn Hiếu

Trang 2

Thừa Thiên Huế - Năm 2024

Trang 3

I/ MỞ ĐẦU1/Cơ sở lý luận

Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là tất cả các phương tiện vật chất đượchuy động vào việc giảng dạy, học tập và các hoạt động mang tính giáo dục khác đểđạt được mục tiêu giáo dục Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học bao gồm các côngtrình xây dựng (lớp học, phòng học bộ môn …) sân chơi, bãi tập, trang thiết bịchuyên dùng, thiết bị dạy học của các môn học, cách phương tiện nghe, nhìn…

Cơ sở vật chất - phương tiện dạy học đóng vai trò hỗ trợ tích cực cho quátrình dạy học Bởi vì có cơ sở vật chất, phương tiện dạy học tốt thì chúng ta mới cóthể tổ chức được quá trình dạy học khoa học, Huy động được đa số người học thamgia thực sự vào quá trình này, họ tự khai thác và tiếp nhận tri thức dưới sự hướngdẫn của người dậy một cách tích cực Như vậy thì cơ sở vật chất, phương tiện dạyhọc phải đủ và phù hợp mới triển khai được các phương pháp dạy học một cáchhiệu quả Do vậy cơ sở vật chất, phương tiện dạy học là một bộ phận quan trọngcủa nội dung và phương pháp, chúng có thể vừa là phương tiện để nhận thức, vừalà đối tượng chứa nội dung cần nhận thức Sự phát triển nhanh chóng của cơ sở vậtchất- phương tiện dạy học đã và đang tạo ra tìm năng sư phạm to lớn cho việc dạyhọc có hiệu quả Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới chocác phương pháp dạy học

Tuy nhiên để đạt được mục tiêu đã nêu trên, ngoài yếu tố khách quan thìcông tác quản lý cơ sở vật chất, phương tiện dạy học trong các nhà trường đóngmột vai trò hết sức quan trọng.

2/ Vai trò của cơ sở vật chất, phương tiện dạy học trong hoạt động giáodục ở nhà trường:

- Là yếu tố căn bản, chuyên đề trong việc nâng cao chất lượng dạy học, giáo

dục Phương tiện kĩ thuật và công nghệ là điều kiện vật chất quan trọng cho việcđổi mới phương pháp dạy học, giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học của nhàtrường, Đảm bảo điều kiện để thực hiện các phương pháp dạy học tích cực;

- Là nguồn tri thức và phương tiện truyền tải thông tin nhầm tích cực hóahoạt động nhận thức, tạo hứng thú học tập và phát triển trí tuệ của học sinh.Phương tiện dạy học là phương tiện cơ bản để học sinh thực hiện các hoạt độngnhận thức thế giới vĩ mô và vĩ mô thông qua đảm bảo tính trực quan trong quátrình dạy học, là công cụ giúp học sinh tổ chức hoạt động thực hành, luyện tập đểhình thành những năng lực và phẩm chất, Đáp ứng yêu cầu cần đạt của chươngtrình giáo dục;

- Là công cụ lao động sư phạm của người dạy, là phương tiện học tập củangười học, giúp người học chiếm lĩnh kiến thức, hình thành những kỹ năng cầnthiết, bước đầu luyện tập thực hành để hình thành các năng lực lao động và ứngdụng trong đời sống và trong hoạt động nghề nghiệp Phương tiện dạy học là cầunối để thầy và trò cùng thực hiện các hoạt động tương tác nhằm đạt được các mụctiêu dạy học;

- Phương tiện dạy học góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng lực vàhiệu quả lao động sư phạm cho đội ngũ nhà giáo, là phương tiện để trao đổi thông

Trang 4

tin hai chiều giữa người dạy và người học; là nguồn thông tin phong phú, đa dạngvà tiện ích cho hoạt động tự học, nâng cao năng lực tự học và tự nghiên cứu chongười học

II/ / PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝPHÁT TRIỂN CƠ SỞ VẬT CHẤT VÀ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC ỞTRƯỜNG TIỂU HỌC TRẦN PHÚ

1/ Đặc điểm tình hình kinh tế, xã hội, văn hóa địa phương

Xã Hố Nai 3 có diện tích 19,24 km², dân số năm 2019 là 55.000 người,mật độ dân số đạt 2.883 người/km² Hố Nai 3 là cửa ngõ phía Tây của huyệnTrảng Bom, đồng thời cũng là nơi chuyển tiếp đô thị của thành phố Biên Hòa.

Người dân một số thì buôn bán và kinh doanh dịch vụ, còn đa số là làmlàm công nhân trong các công ty trên địa bàn Toàn xã có 8 trường học (gồm 01trường Cao đẳng; 01 trường TH-THCS-THPT; 01 trường THCS, 04 trường tiểuhọc và 01 trường mẫu giáo) Xã Hố Nai 3 thuộc khu công nghiệp nên số dântăng cơ học nhiều dẫn tới hệ thống trường lớp không đáp ứng được yêu cầu vớitình hình thực tế tại địa phương.

2/ Khát quát chung về trường TH Trần Phú

Trường tiểu học Trần Phú được thành lập tháng 8 năm 2008 trên cơ sởtách ra trường Tiểu học Đức Trí theo quyết định số 1572/QĐ-UBND ngày 04tháng 07 năm 2008 của UBND huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai Năm 2017trường có thêm 01 điểm trường Cơ sở chính của trường đặt tại đường Yên Thếsố 58 thuộc tổ 2 ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, có diện tích 2528m2 Cơ sở 2 đóng tại tổ 40 ấp Thái Hòa, xã Hố Nai 3, huyện Trảng Bom, códiện tích 7.000 m2 Tổng diện tích hai điểm trường là 9528 m2

Toàn trường hiện có 28 phòng học đều được xây dựng kiên cố, trong đó cơsở chính chỉ có 16 phòng học; cở sở 2 có 12 phòng Số HS tại cơ sở chính chiếmhơn 80% học sinh toàn trường nên không đủ đáp ứng 1 lớp / phòng học Cơ sở 2thì đảm bảo 1 lớp/ 1 phòng Các phòng học được trang bị 100 % ti vi có kết nốiInternet đáp ứng nhu cầu dạy và học, bảng chống lóa, đầy đủ bàn ghế giáo viên,học sinh đúng quy cách Tuy nhiên, nhà trường chưa có phòng cho bộ môn như:Tin học, Mỹ thật, Tiếng Anh,…Trường có 05 khu vệ sinh dành cho HS, 02 vệ sinhdành cho GV được trang bị đầy đủ ánh sáng, nhạc, quạt thông gió, cây xanh, nước,giấy, khăn lau, xà bông, máy xông tinh dầu khử mùi đảm bảo vệ sinh sạch sẽ mỗingày.

a/ Đội ngũ quản lý

Nhà trường có 01 Hiệu trưởng, 02 Phó Hiệu trưởng, cả 3 đồng chí đều cótrình độ chuyên môn Đại học, công tác trong ngành trên 13 năm và thâm niênquản lý giáo dục trên 5 năm Nhìn chung đội ngũ CBQL của nhà trường có đủnăng lực, trình độ để thực hiện tốt công tác quản lý nhà trường.

b/ Tình hình đội ngũ: Tổng số CB, VC: 53/45 nữ, trong đó :

- CBQL, GV: 48/41 nữ Trình độ đào tạo: Thạc sĩ: 01/0 nữ; Đại học:42/38 nữ; Cao đẳng: 03/03 nữ; Trung cấp: 02/0 nữ.

Trang 5

- Cán bộ QL : 03/03 nữ; GV dạy lớp : 44/38 nữ Tỉ lệ GV/lớp: 1,24; GVlàm TPT: 01/0 nữ

- Nhân viên: Kế toán: 01/01 nữ; Y tế: 01/01 nữ; Bảo vệ : 02/01 nữ; Phụcvụ : 01/01 nữ

- Độ tuổi trung bình của CBGV, NV toàn trường là 40

c/ Tình hình học sinh

Năm học 2023- 2024, trường có 33 lớp với 1314 học sinh, số HS nữ 667học sinh Trong đó, cơ sở chính có 1056 học sinh/ 546 HS nữ/ 26 lớp Cơ sở 2có 258 học sinh/121 HS nữ/ 7 lớp

Học sinh học 5 buổi/tuần: 242 HS/06 lớp Học sinh học 6 buổi/tuần: 407 HS/10 lớp Học sinh học 7 buổi/tuần: 208 HS/5 lớp

Học sinh học 8 buổi/tuần: 199 HS/5 lớpHọc sinh học 9 buổi/tuần: 258 HS/7 lớp Số học sinh dân tộc: 101

Số học sinh khuyết tật: 27

2/ Thực trạng về công tác quản lý cơ sở vật chất - phương tiện dạy học:

- Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học nhà trường tương đối đầy đủ đáp ứngnhu cầu dạy học cũng như làm việc của cán bộ, giáo viên, nhân viên Tuy nhiên,nhà trường cũng còn thiếu một số phòng bộ môn như: Tiếng Anh, Âm nhạc, Tinhọc,

- Chất lượng của thiết bị dạy học chưa tốt chưa đồng bộ điều này cũng ảnhhưởng không nhỏ đến các hoạt động dạy và học các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

- Thực trạng bảo quản cơ sở vật chất, phương tiện dạy học nhà trường luônđược quan tâm Cuối mỗi năm học đều tổ chức kiểm kê đánh giá số lượng chấtlượng thiết bị.

- Tuy nhiên trong công tác này vẫn còn tồn tại một số bất cập hạn chế như:thiếu một số phòng bộ môn, công tác vệ sinh, phòng chống cháy nổ chưa đượcthường xuyên chú ý việc bảo trì bảo dưỡng các thiết bị hiện đại chưa đảm bảo quytrình kỹ thuật Việc theo dõi mượn trả thiết bị của giáo viên có lúc chưa cập nhậtkịp thời Một số giáo viên ý thức về việc bảo quản thiết bị dạy học chưa cao.

-Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc theo dõi bảo quản thiết bịchưa được quan tâm; công tác kiểm tra bảo quản cơ sở vật chất, thiết bị dạy họcchưa cụ thể còn nặng nè về nghe báo cáo.

Nhằm khai thác có hiệu quả các phương tiện dạy học đã được cấp, nhàtrường đã có biện pháp khuyến khích các tổ chuyên môn, giáo viên bộ môn tự làmđồ dùng dạy học có giá trị sử dụng lâu dài để bổ sung kho thiết bị dùng chung củanhà trường.

Bên cạnh đó, vẫn còn một số giáo viên còn ngại sử dụng thiết bị dạy họcnhất là giáo viên lớn tuổi Họ cho rằng sử dụng thiết bị dạy học mất thời gian, tốncông chuẩn bị Thời gian sử dụng thiết bị dạy học dành để giảng giải và cho họcsinh tập luyện thì tốt hơn Có GV chỉ dùng khi có người dự, kỹ năng sử dụng thiếtbị dạy học còn nhiều lúng túng, bất cập.

Trang 6

Trong các kỳ sơ kết, tổng kết năm học nhà trường chưa chú ý đánh giá thựctrạng của việc quản lý sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học.

Nhân viên phụ trách Thư viện là giáo viên kiêm nhiệm, nhà trường chiwacó nhận viên Thiết bị.

Công tác chỉ đạo quản lý ở các tổ chuyên môn chưa chặt chẽ và sát sao chưađộng viên được giáo viên tích cực tự làm đồ dùng dạy học.

3/ Giải pháp

-Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý giáo viên nhân viên học sinh trong

việc xây dựng sử dụng bảo quản cơ sở vật chất của nhà trường

- Xây dựng kế hoạch để quản lý sử dụng cơ sở vật chất phương tiện dạy họccủa nhà trường

- Lập danh mục phân cấp quản lý cơ sở vật chất phương tiện dạy học

- Xây dựng quy chế nội quy quy định về việc sử dụng cơ sở vật chất phươngtiện dạy học của nhà trường

- Sử dụng tiết kiệm hiệu quả cơ sở vật chất phương tiện dạy học- Tăng cường công tác phối hợp.

-Tu dưỡng bảo dưỡng cơ sở vật chất thường xuyên và định kỳ.-Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đánh giá xếp loại.- Tổ chức khen thưởng kỉ luật kịp thời.

- Theo dõi thu chi mua sắm: giúp việc lập ngân sách và lập kế hoạch nângcấp cơ sở hạ tầng trở nên dễ dàng hơn Những dự báo tài chính nên được xem xéttrước khi tiến hành công việc bảo trì để xác định tác động đến tuổi thọ của tài sảnso với chi phí sửa chữa theo kế hoạch.

- Ứng dụng công nghệ vào công tác quản lý cơ sở vật chất thiết bị giáo dục.

III/ KẾT LUẬN

Cần nâng cao nhận thức cho giáo viên về sử dụng thiết bị dạy học nhằm giúphọ ý thức được sự cần thiết và có nhu cầu sử dụng thường xuyên các thiết bị này,phát huy hiệu quả sử dụng chúng trong các giờ học.

Xây dựng kế hoạch trang bị, bảo quản và sử dụng thiết bị dạy học trước khibước vào năm học mới.

Đẩy mạnh việc bồi dưỡng nghiệp vụ bảo quản sử dụng thiết bị dạy học.Hằng năm nhà trường phát động giáo viên, học sinh làm đồ dùng dạy học đểbổ sung cho phòng thiết bị; thường xuyên cập nhập dữ liệu các thiết bị dạy học mớiđể đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.

Tăng cường quản lý giám sát việc thực hiện của giáo viên, học sinh công tácbảo quản bảo dưỡng phải kiểm tra thường xuyên để cơ sở vật chất thiết bị dạy họcđược đảm bảo vệ sinh an toàn chất lượng.

Ngày đăng: 06/06/2024, 09:17

Tài liệu cùng người dùng