1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ khoa học: Nghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học nhằm cải tạo một số tính chất đất trồng cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

81 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên Cứu Ứng Dụng Biện Pháp Sinh Học Nhằm Cải Tạo Một Số Tính Chất Đất Trồng Cam Ở Huyện Cao Phong, Tỉnh Hòa Bình
Tác giả Lờ Minh Thảo
Người hướng dẫn TS. Trần Thị Tuyết Thu, PGS.TS. Nguyễn Kiều Băng Tâm
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học môi trường
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2015
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 81
Dung lượng 20,97 MB

Nội dung

Tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về ảnhhưởng của quá trình canh tác đến sự thay đối chất lượng đất trồng cây ăn quả có múi cam, bưởi và việc ứng dụng hiệu quả một

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lê Minh Thảo

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP SINH HỌC NHẰM CẢI TẠO MOT SO TÍNH CHAT DAT TRONG CAM

O HUYEN CAO PHONG, TINH HOA BINH

HàNội - 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Lê Minh Thảo

NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG BIỆN PHÁP SINH HỌC NHẰM CẢI TẠO MOT SO TÍNH CHAT DAT TRONG CAM

Ở HUYỆN CAO PHONG, TINH HOA BINH

Chuyên ngành: Khoa học Môi trường

Mã số: 60440301

NGƯỜI HƯỚNG DAN KHOA HỌC:

TS TRAN THỊ TUYẾT THU

PGS.TS NGUYEN KIỂU BĂNG TAM

HàNội - 2015

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Đề hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong Bộ

môn Sinh thái Môi trường, Khoa Môi trường, Trường Dai học Khoa học Tự nhiên,

ĐHQG Hà Nội đã giảng dạy, chỉ bảo và tạo điều kiện cho em trong suốt quá trình

hoc tập va thực hiện luận văn.

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc nhất tới giáo viên hướng dẫn TS.Trần Thị Tuyết Thu - Cán bộ giảng dạy Bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường đất vàPGS.TS Nguyễn Kiều Băng Tâm - Cán bộ giảng dạy ở Bộ môn Sinh thái Môitrường, Khoa Môi Trường đã tận tình hướng dẫn va có những đóng góp quý báu dé

em có thê hoàn thành nghiên cứu và viết luận văn

Em xin cảm ơn anh Quang - Cán bộ phòng Tài nguyên và Môi trường huyện

Cao Phong, tỉnh Hòa Bình là chủ vườn cam ở đội 7, thị trấn Cao Phong, Hòa Bình

đã tạo điều kiện dé em tiến hành các thí nghiệm nghiên cứu tại vườn

Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn động viên,

giúp đỡ, tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho em trong suốt quá trình học tập

Em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đỡ quý báu đó!

Hà Nội, tháng 12 năm 2015

Học viên

Lê Minh Thảo

Trang 4

MỤC LUC

M9028 10/9/10014)310á9-900002257Ẻ i

M.908)160/9:79c 7 ii

DANH MỤC HÌNH 55c: 222v E1, E1 HH ưu iii J9E10000 5 |

CHƯƠNG 1: TONG QUAN TAI LIỆU - 2-2 2 £+E+E£EE£EE£EEEEEEEESErErkerkerkd 3 1.1 Tổng quan vỀ cây Cam - ¿+ + E+SE9EE2EE+E2EEEEEEEEEEEEEEE12112112117171 11112 Xe 3 DDD, Vi tO CU CAY nn ẢẢẢ 3

1.1.2 Đặc điểm sinh thái CUA Cây COM esesssssssssssssssssssssesssssssesssessssssssssssssssssesssessssssessssesssssesee 3 1.1.3 Tinh hình sản xuất và tiêu thụ cam trên Thế giới và ở Việt NaI - -«- 7

1.2 Tình hình nghiên cứu về suy thoái đất trồng cam ¿¿¿-s¿+c+z+s+¿ 10 1.2.1 Nghiên cứu về suy thoái đất trong cam trên thé giới -cccccc::+cccccvccccces 10 1.2.2 Nghiên cứu về suy thoái đất trong cam ở Việt Nai -©55ccccczccccc5scczez 12 1.2.3 Nghiên cứu về bệnh vùng rỄ cây CAIH -cc-ccccc¿¿2¿2¿+++++2+++++tEEEEEEEEEEEEEEErrrrrre 13 1.3 Một số nghiên cứu về biện pháp cải tạo và bảo vệ đất trồng cây ăn quả 17

1.3.1 Biện pháp phục hoi, cải tạo và bảo vệ dat trong cây ăn quả trên Thế giới 17

1.3.2 Biện pháp phục hôi, cải tao và bảo vệ dat trong cây ăn quả ở Việt NAM 21

1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị tran Cao Phong, tinh Hòa Bình 23

lẽ 11 nan 23

1.4.2 Tình hình trong và tiêu thụ cam ở thị tran Cao Phong, tỉnh Hòa Bình 25

CHƯƠNG 2: DOI TƯỢNG, NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26

2.1 Đối tượng va địa điểm nghiên cứu 2-2 2+ 2+E£+E££EeEEeEEEExeEkrrkrrrrerree 26 2.2 Nội dung nghiÊn CỨU 6 6 3E 9191 1 1 TH HT nh nàn 26 2.3 Phương pháp nghiÊn CỨU - G6 c2 1313321131121 EEErerrke 27 2.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu, thÔng fiH các csccckersrtreerertrtrerrrterrrrerervek 27 2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và lấy mau đất nghiên cứu - 27

2.3.3 Phương pháp bố tri thí nghiệm và lấy mẫu đất nghiên cứu - 28

2.3.4 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiỆNH - 5c Sc+c+e+esrsrererersrexee 30

2.3.5 Phương pháp xử lý, tong hợp số liệu -cccccccvvvvvvccceecececrrerrrrrrrrrrrree 32

Trang 5

CHƯƠNG 3 KET QUA NGHIÊN CỨU -2- 2 2 t+E+E£EE£EEEEEEEEEEeExrkrrrerxee 33

3.1 Một số tính chất của đất trồng camở thị tran Cao Phong, Hòa Bình 33

3.1.1 Một số tính chất lý, hóa học và thành phân dinh dưỡng của đất - 33

3.1.1.1 Một số tinh chất lý, hóa học của đất nghiên cứu -:+cccccccccccccccerree 33 3.1.2 Hàm lượng một số kim loại nặng trong đất nghién CỨN -©cccccccc:+cc 40 3.1.3 Một số tính chất sinh học của đất 14/12/8477 PREERERSS SE 4]

3.2 Anh hưởng cua sử dung chế phẩm vi sinh đến một số tinh chat sinh học đất trông cam ở thị tran Cao Phong, Hòa Bình - 5 523313 vikeerssrrreeres 42 3.2.1 Anh hưởng của sử dụng chế phẩm vi sinh đến vi khuẩn tổng số trong đất 42

3.2.2 Ảnh hưởng của sử dụng chế phẩm vi sinh đến vi sinh vật phân hủy xenlulo, chuyển hóa phốt phát và vi sinh vật co định nito trong đất -ccccccccccccccee 44 3.2.3 Anh hướng của sử dung chế phẩm vi sinh đến mật độ tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans và nắm Fusarium trong đất thí nghiệm -5cc5cccceccccvvveceeerrr 4 3.3 Ảnh hưởng của sử dụng chế phẩm vi sinh đến một số tính chất hóa học đất trồng cam ở thị tran Cao Phong, Hòa Bình 2-22 5¿22++2E++£x++zxzzxrzseee 50 3.3.1 Anh hưởng của sử dụng chế phẩm sinh học đến tính chất hóa học đất 50

3.3.2 Anh hướng của sử dung chế phẩm vi sinh đến thành phan dinh dưỡng 52

KET LUAN 00057 60

.400869)8)/60100073 60

;/085i52005927.))8 947.0 ằằố` 62

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIET TAT

CAQCM Cây ăn qua có mui

CEC Dung tích hấp phụ trao đổi cation của đất

CFU Conoly forming unit (Don vi hinh thanh khuan lac)

EM Effective Microorganism

K;Ou Kali dễ tiêu

K;O,, Kali tổng số

Nụ Nitơ dé tiêu

Nis Nito tong số

OM Hàm lượng chat hữu cơ tổng số

P3Osat Phốt pho dễ tiêu

PạOsv Phốt pho tổng số

pH Độ chua

TN Thí nghiệm

VSV Vị sinh vật

Trang 7

DANH MỤC BANG

Bang 1.1 Diện tích, năng suât va san lượng cây có múi ở một sô quôc g1a 7

Bảng 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi ở Đông Nam A (2012) 8

Bang 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng cam của Việt Nam - 9Bang 1.4 Hàm lượng mun, N, P, K và năng suất cây cam . 5- 552 10Bang 1.5 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất_ - 5 s+csss2 20Bang 1.6 Kết quả sử dụng chế pham EM so với bón phân hữu cơ và phân hóa học

cho cây đậu tƯƠng - c1 1S 191 1H HH HH Hy 21

Bảng 2.1 Chú giải lich sử dia điểm lay mẫu đất nghiên cứu . 27Bảng 2.2 Bồ trí thí nghiệm nghiên cứu ¿- ¿+ s+2x2£++£x+zzxzzxrzxecres 29Bảng 2.3 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu lý, hóa của đất nghiên cứu 30Bảng 2.4 Môi trường phân lập và nuôi cấy vi sinh vật đất - 31Bảng 2.5 Phương pháp phân tích tuyến truing c.cccccccsesssessessessesssessessesseessesseeseess 32Bảng 3.1 Một số tinh chất lý, hóa học của đất nghiên cứu -:- 33Bảng 3.3 Hàm lượng một số nguyên tố vi lượng trong đất nghiên cứu 37Bảng 3.4 Hàm lượng kim loại nặng tổng số trong đất nghiên cứu 40Bảng 3.5 Một số đặc điểm sinh học của đất trước thí nghiệm - - 4IBảng 3.6 Số lượng vi khuẩn tông số trong đất thí nghiệm . - 42Bảng 3.8 Tuyến trùng T sempenetrans và nam Fusarium trong đất thí nghiệm 47Bảng 3.9 Ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh đến một số tính chất đất thí nghiệm 50Bảng 3.10 Hàm lượng N, P, K dễ tiêu trong đất thí nghiệm - 53Bang 3.11 Ham lượng N, P, K tong số trong dat thí nghiệm 5- 54Bang 3.12 Ham lượng tổng số của một số nguyên tổ vi lượng trong đất thi nghiệm.56Bang 3.13: Hàm lượng một số nguyên té vi lượng dễ tiêu trong đất thí nghiệm 58

Trang 8

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Mật độ vi khuẩn tông số trong đất thí nghiệm -2- 55552 43Hình 3.2 Mật độ vi sinh vật phân hủy xenlulo trong đất thí nghiệm 44Hình 3.3 Mật độ vi sinh vật chuyên hóa phốt phát khó tan trong đất thí nghiém 45Hình 3.4 Mật độ vi sinh vật cố định nito trong đất thí nghiệm 46

Hình 3.5 Mật độ tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans trong đất thí nghiệm 48

Hình 3.6 Mật độ nắm Fusarium trong đất trước và sau thí nghiệm 49

Hình 3.7 Cam bị rụng ở các gốc Cây -:-5-©+2+St2EESEE2121127171211211 11x cre,52

Hình 3.8 Hàm lượng N, P, K dễ tiêu trong đất thí nghiệm .: - 53Hình 3.9 Ham lượng N, P, K tổng số trong đất thi nghiém - 5.55Hình 3.10 Đồng sun phát đọng lại trên lá cam sau khi phun .: - 58

Trang 9

giá bán bình quân đều tăng qua các năm; riêng năm 2014 giá sản phâm bình quân

cao hơn 20 - 25% so với 2013 [2].

Nhờ thiên nhiên ưu đãi về điều kiện tự nhiên mà cây trồng có múi nói chung

và cây cam Cao Phong nói riêng đã duy trì được những đặc tính di truyền tốt củagiống góc, thể hiện được các ưu thế về chất lượng Sản phẩm cam của huyện CaoPhong đã được cấp bảo hộ chỉ dẫn địa lý góp phan khang định thương hiệu nổi bật

lợi thế trên các thị trường tiêu thụ, đồng thời thúc đây mở rộng đầu tư sản xuất phát

triển Dự kiến quy hoạch vùng sản xuất cam an toàn tại Cao Phong đến năm 2020

với quy mô 5.084 ha [27].

Cây cam ở huyện Cao Phong chủ yếu được trồng trên các đôi thấp, tương đối

băng phẳng, có độ cao trung bình 300m so với mực nước biển, độ dốc < 100 Đất

trồng chủ yếu là đất feralit phát triển trên mắc ma axit có màu vàng nâu, dày > 1,2

m hoặc đất phát triển trên đá vôi có màu vàng nâu nhạt, thoát nước tốt, day > 1,3 m.Đến hết năm 2014 đã có 47 ha diện tích đất trồng cam được cấp chứng nhậnVietGAP về đảm bảo các tiêu chuẩn thực hành sản xuất sạch

Sau hơn 10 năm mở rộng quy mô diện tích và đầu tư thâm canh, sử dụng quá

mức phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật diệt sâu bệnh trên và dưới mặt đắt,

đã có nhiều diện tích đất trồng cam suy giảm chất lượng, người dân phải chặt phá

vườn cam cũ, tái canh vườn cam mới Do những tác động tiềm tàng từ nguồn sâu

bệnh san có trong dat cũng như chat lượng dat xâu dan đên nhiêu rủi ro ở các vườn

Trang 10

trồng cam tái canh chu kỳ 2 hoặc 3 (đã trải qua thời gian sau 15 đến 30 năm trồng

cam) Nhờ vào những đóng góp tích cực của công tác khuyến nông khuyến lâm tại

địa phương kết hợp với sự tiếp cận thông tin từ tiễn bộ của khoa học kỹ thuật được

quảng bá, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng nên một số người

dân trồng cam đã sử dụng thêm phân bón hữu cơ và một số chế phâm sinh học trongcanh tác cam Tuy nhiên cho đến nay chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về ảnhhưởng của quá trình canh tác đến sự thay đối chất lượng đất trồng cây ăn quả có

múi (cam, bưởi) và việc ứng dụng hiệu quả một số biện pháp sinh học trong sử

dụng bền vững chất lượng đất trồng cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình được

báo cáo Trên cơ sở đó, đề tài: “Wghiên cứu ứng dụng biện pháp sinh học nhằm

cải tạo một số tính chất dat trong cam ở huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình” đượcđặt ra nhằm cung cấp cơ sở khoa học và ý nghĩa thực tiễn để cải tạo, bảo vệ và phụchồi chất lượng đất trồng cam ở Cao Phong, tỉnh Hòa Bình Trên cơ sở đó làm tiền

dé dé phát triển những định hướng nghiên cứu sử dụng hợp lý phân bón, chế pham

sinh học trong phòng trừ, giảm thiêu những loại bệnh gây hại ở vùng rễ cây camgóp phan đảm bảo 6n định năng suất, chất lượng sản phẩm và lợi ích kinh tế xã hội

Mục tiêu nghiên cứu bao gồm:

1) Đánh giá được hiện trang chất lượng đất trồng camở thị tran Cao Phong,

tỉnh Hòa Bình.

2) Đánh giá được hiệu quả của việc sử dụng chế phẩm vi sinh đến một số

đặc điểm sinh học đất và phòng trừ nắm, tuyến trùng gây bệnh vùng rễcây cam ở thị tran Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

3) Đánh giá được hiệu qua của việc sử dụng chế phẩm vi sinh đến một số

tính chất hóa học đất và thành phần dinh dưỡng trong đất trồng cam ở thịtran Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Trang 11

CHUONG 1: TONG QUAN TÀI LIEU

1.1 Tổng quan về cây cam

1.1.1 Vai trò của cây cam

Ở Việt Nam, cây cam được trồng nhiều nơi Một số loại cam nổi tiếng 0

nước ta là cam Cao Phong (Hòa Binh), cam Xã Đoài, cam Vinh (Nghệ An), cam

sành ở Bắc Quang (Hà Giang), Bố Hạ (Bắc Giang), Hàm Yên (Tuyên Quang), camsành ở Trà Ôn (Vĩnh Long) và ở Chợ Gạo (Tiền Giang) [26]

Cam là một trong những loại quả được ưa chuộng trên thế giới, có giá trị

dinh dưỡng cao Trong thành phan thịt quả chứa 6 - 12% đường, chủ yếu là sacarza

Hàm lượng vitamin C trong quả là 40 — 90% mg/100g tươi Các loại axit hữu co

trong thịt quả là 0,4 — 12%, trong đó nhiều axit có hoạt tính sinh học cao [23]

Trong quả cam có chứa các chất khoáng và dầu thơm với giá trị kinh tế caotrên thị trường Tinh dầu được cất từ vỏ quả, lá, hoa được dùng trong công nghiệpthực phâm Ở Việt Nam, tinh dầu cam nguyên chat có giá khoảng 12 USD/100 ml

Ở nhiều nước trên thế giới, từ những thời xa xưa, người ta đã biết dùng cácloại cây ăn quả có múi làm thuốc chữa bệnh Ở thế ki thứ XVI, các thầy thuốcTrung Quốc, An Độ đã dùng cam quýt dé phòng ngừa bệnh dịch hạch, chữa trị bệnhphổi và bệnh chảy máu dưới da Ở Mỹ, năm 1938, các nhà y học đã dùng quả cam

kết hợp với Jnsulin trị bệnh tiêu đường

1.1.2 Đặc điểm sinh thái của cây cam

1.1.2.1 Đặc điểm sinh thái

> Yêu cầu về nhiệt độTheo Bose và Mitra (1990), cây có múi sinh trưởng và phát triển tốt trong điềukiện nhiệt độ từ 23,9 - 27C, cây bị chết khi nhiệt độ giảm còn -11 đến -8,8°C, ngừnghoạt động sinh lý, sinh hóa khi nhiệt độ đạt 35 - 37C Nhiệt độ tốt nhất cho sự sinh

trưởng của các đợt lộc trong mùa xuân là từ 12 - 20°C và mùa hè là từ 25 - 30C, cho

hoạt động của bộ rễ là từ 17 - 30°C Khi nhiệt độ tăng trong phạm vi từ 17 - 30°C thì

sự hút nước, các chất đinh dưỡng tăng, khi nhiệt độ nhỏ hơn 17°C, su hút nước va các

chất dinh dưỡng giảm do liên quan đến bốc hơi nước và hô hấp của lá [35]

Trang 12

Theo Pinhas Sriegel-Roy, Goldchmidt (1996) va Davies, Albrigo (1994), khi

nhiệt độ thấp hơn ngưỡng 25°C trong vòng ít nhất 2 tuần sẽ thuận lợi đối với thời kì

phân hóa mam hoa Ngưỡng nhiệt độ tối thiểu cho nở hoa là 9,4°C, khi nhiệt độthấp hơn 20°C sẽ kéo dài thời gian nở hoa, còn từ 25 đến 30°C thi quá trình nở hoa

lâu sẽ bị thối chết, làm rụng lá, quả non Nhu cầu nước của cây thường thay đổi theo

tuôi cây và các thời điểm sinh trưởng trong năm Theo Davies, Albrigo (1994) cácthời kỳ cần nhiều nước của cam là: bật mầm, phân hóa mầm hoa, ra hoa và phát

triển quả Lượng nước hàng năm đối với 1 ha cam từ 9.000 - 12.000m”, tươngđương với lượng mưa 900 - 1.200 mm/năm Ở Việt Nam, lượng mưa trung bình

hàng năm từ 1500mm - 1800mm, nhưng có mùa mưa và mùa khô nên cần có nhữngbiện pháp tưới và chống úng Với cam kinh doanh, lượng nước cần khoảng 10.000 -

15.000 mỶ/ha/năm [41] Còn theo Walter Reuther và cộng sự (1989), hàm lượng

nước trong cây cam, quýt thay đổi nhiều trong một năm qua các thời kỳ sinh trưởng

và khác nhau trong các bộ phận của cây, trong các bộ phận non mới trồng là 65%,

trong lá hơn 70%, trong các bộ phận gia chỉ còn 35 - 36% [57].

> Yêu cầu về ánh sángCam là cây ưa nắng Theo Bose và Mitra (1990), cây có múi không ưa ánh

sáng trực tiếp, cường độ ánh sáng thích hợp 10.000 - 15.000 lux (tương đương với

ánh sáng lúc § giờ sáng và 4 -5 giờ chiều trong mùa hè) Cường độ ánh sáng quá

cao sẽ làm qua bị nám, mat nhiều nước, sinh trưởng kém dẫn đến tuổi thọ ngắn

Nhưng nếu thiếu ánh sáng, sự quang hợp kém, lượng cacbua hydrat tích lũy ít, sảnlượng và phẩm chất quả giảm Ở cây có múi, bưởi có khả năng chịu ánh sáng cường

độ cao, tiếp theo là cam, cam sành và quýt thích hợp với ánh sáng vừa phải [35]

Trang 13

1.1.2.2 Yêu cau về đất và dinh dưỡng của cây cam

Cây cam thường không kén đất Tuy nhiên đất trồng phù hợp sẽ là tiền đềquan trọng cho việc tăng năng suất và chất lượng quả

> Yêu cầu về đặc tính lý, hóa của đấtĐất thích hợp nhất đối với cây cam là đất giữ được một lượng nước én định,

mực nước ngầm thấp dưới Im, do cây cam không chịu được ngập nước lâu, những

nơi đất trũng cây dễ chết Cây cam ưa đất phù sa, xốp, nhẹ, nhiều mùn, thoáng khí,hàm lượng oxy từ 1,2 - 1,5%, có chế độ nước và không khí điều hòa, tầng đất dày,

có mực nước ngầm sâu từ hơn 1,5m trở lên tạo điều kiện cho các quá trình sinh hóa

diễn ra thuận lợi Dat khô, độ 4m thấp, cau trúc chặt làm rễ cây khó phát triển, anhhưởng xấu đến năng suất và sản lượng Theo Bose va Mitra (1990), cam quýt là câylâu năm nên khi trồng phải chú ý đến các tầng đất dưới, nếu đất dưới quá nhiều cátthì lúc gặp hạn đất dễ bị mất nước, cây không phát triển tốt Đất có tầng sét dàythấm nước thì sẽ bị đọng nước, làm bộ rễ kém phát triển [35]

Yêu cầu về phản ứng của đất đối với cây cam tương đối rộng, pH 3,9 - 8,9,nhưng cây cam sinh trưởng và phát triển tối ưu ở pH 5,5 - 6,5 [42] Nhiều nghiêncứu cho thấy, vườn cam có năng suất cao pH thường trên 5,9, vườn cho năng suất

thấp, pH dưới 5,4; tỷ lệ đất chua trong vườn cho năng suất cao là 45%, nếu ty lệ này

là 50 — 68%, vườn cam cho năng suất thấp và trung bình [10,37]

> Yêu cầu về dinh dưỡng của đấtTrong thời kỳ kiến thiết cơ bản và suốt thời gian dài của giai đoạn sản xuấtkinh doanh, cây cam cần được cung cấp đủ các chất dinh dưỡng khoáng đa, trung và

vi lượng Theo Walter Reuther và cộng sự (1989), cây cam hút dinh dưỡng quanh

năm hút dinh dưỡng quanh năm nhưng chủ yếu hút mạnh vào thời kỳ nở hoa và ra

dot mới (tương ứng thang 3 - 4 và tháng 7 - 9) Hàm lượng nito và kali trong quả

không ngừng tăng lên cho đến khi quả lớn và chín, lân và magie cũng tăng nhưngchỉ tăng đến khi quả lớn băng một nửa (1/2) mức lớn nhất sau đó không đôi, thường

la N:P;Os:K;O = 3:1:4 [57].

Nito là nguyên tố đỉnh dưỡng không thé thiếu được trong quá trình sinh trưởng

của cây cam, có vai trò quyêt định đên năng suât, phâm chât quả Nitơ xúc tiên sự phát

Trang 14

triển của cành, lá và hình thành các đợt lộc mới trong năm Đủ nitơ cây sinh trưởngnhiều lộc, lá xanh, quang hợp mạnh, ra hoa nhiều, tỉ lệ đậu quả cao, quả to nhiều nước,năng suất ôn định Thiếu nitơ làm lá cam bị mắt diệp lục, lá ngả vàng, cành quả nhỏ vàmảnh, lá rụng và chết khô dẫn đến giảm năng suất và phẩm chất quả [12] Theo ĐỗĐình Ca (2013), nitơ tổng số thích hợp trong đất trồng cam là từ 0,1 - 1,5 % [2].

Lân rất cần cho cây cam trong quá trình phát triển bộ rễ và trong giai đoạnphân hóa mầm hoa Lân có ảnh hưởng đến phẩm chất quả rõ rệt: đủ lân cho tỷ lệđường/axit cao; làm hương vị của quả thơm hơn, lõi quả chặt hơn và màu sắc quảđẹp hơn Thiếu lân rễ không phát triển được, cành lá sinh trưởng kém, lá rụngnhiều, năng suất và phẩm chất giảm [30] Thừa lân gây tình trạng thiếu kẽm (hiệntượng gân xanh lá vàng - một bệnh sinh lý khá phổ biến ở cam quýt) [39] Mức lân

dễ tiêu thích hợp trong đất trồng cây có múi là 5-7 mg/100 g đất [2]

Kali có nhiều trong quả, lộc non Cây được cung ấp đủ kali cho quả to, ngọt,

chóng chín, chịu được cất giữ khi vận chuyên Tuy nhiên, thừa kali gây hiện tượng

hấp thu canxi, magie kém, làm cây sinh trưởng về cành lá kém, đốt ngắn, chậm lớn,

quả tuy to nhưng xấu, vỏ dày, thịt quả thô Thiếu kali lá nhỏ và không bám chặt vàocành, thân có hiện tượng chảy gôm, quả dễ rụng, cây kém chịu lạnh, sản lượng

giam, [12] Mức kali thích hợp trong đất trồng cây có múi là 7-10 mg/100 g dat [2]

Cam quýt có nhu cầu về canxi khá cao, ngoài ra nếu đất thiếu canxi sẽ bịchua, làm cho lân ở trạng thái khó tiêu, Bo bị rửa trôi, nhôm và sắt di động nhiều

nên rễ cam không hút dinh dưỡng được và cây bị hại Theo Manuel Agorrti và các

tác giả khác, nếu thiếu canxi rễ cây phát triển kém, hoạt động của vi sinh vật ở vùng

rễ kém làm cho việc hút dinh dưỡng của cây kém, khả năng hút dinh dưỡng giảm, lá

cây dần dần mắt lục diệp tố dọc theo mép lá, trên phiến lá giữa xuất hiện những nốt

chết hoại tử Lá cây rụng dần, cành bị khô từ ngọn trở xuống [45,57]

Đồng và kẽm là hai nguyên tố vi lượng đóng vai trò rất quan trong trong cácquá trình oxy hóa, sinh tổng hợp các men, enzym, protein và hô hấp của cây, có ảnhhưởng lớn đến quá trình quang hợp tạo diệp lục tố Nếu thiếu đồng tram trong, lã cóhình dị dạng, mép lá quăn lại, phiến lá có màu xanh nhạt, còn gân vẫn giữ nguyên màuxanh Thiếu đồng trong thời gian dài thì những cành mới ra sẽ dần dần bị chết, trên quảxuất hiện những gai ở vỏ Quả thiếu đồng thường có màu nâu đỏ, sau đó thâm lại vàchuyền sang màu đen Phan lớn quả bị rụng, những quả còn lại bị nứt nẻ và chất lượng

Trang 15

giảm rõ rệt Thừa đồng thường dẫn tới hiện tượng nứt vở, chảy gôm và làm cho lá bịrụng Theo Jaccob và Uexkull, bón 15 kg CaO cho mỗi ha cam quýt có thê hạn chếrụng lá Có thé sử dụng 0,5 kg CuSO, trộn lẫn với 0,5 CaCO; hòa loãng trong 100 lit

nước và phun cho cây cam quýt (Dẫn theo Zouravlop 1970) [62].

Magie và kẽm có mối quan hệ chặt chẽ trong dinh dưỡng chất khoáng cũngnhư trong sự trao đổi của cây cam quýt Bón phân lân hay vôi với liều lượng quácao sẽ gây nên sự thiếu kẽm Thiếu kẽm thường gây nên hiện tượng bạch lá củacam, quýt ở phía được chiếu sáng Thiếu kẽm có liên quan mật thiết đến bệnh sinh

lý của cây Bệnh này cũng gây nên do một số nguyên tô khác bị thiếu như đồng,magie Giai đoạn đầu thiếu dinh dưỡng kẽm, trên lá cam quýt xuất hiện những nốtlốm đốm vàng ở vùng phiến lá giữa những gân Dan dan chúng phát triển, những

gân chính vẫn giữ nguyên màu xanh Những lá non mới ra có kích thước nhỏ, hẹp,

gọn Biện pháp có hiệu lực là phun kẽm vi lượng cho cây [62].

Nhìn chung cây cam là một trong những cây có múi thích nghỉ với điều kiệnsinh thái rộng, không kén đất, nhu cầu nước theo các thời kỳ sinh trưởng của cây

Khi được đáp ứng đủ các nhu cầu sinh thái và cung cấp dinh dưỡng tối ưu sẽ chonăng suất và chất lượng cam thương phâm 6n định

1.13 Tinh hình sản xuất và tiêu thụ cam trên Thế giới và ở Việt Nam

1.1.3.1 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam trên Thế giới

Hiện nay, cam được trồng ở nhiều nơi Cây cam phát triển mạnh ở những vùng cókhí hậu ôn hòa thuộc vùng á nhiệt đới hoặc vùng khí hậu ôn đới ven bién

Bang 1.1 Diện tích, năng suất va sản lượng cây có múi ở một số quốc gia (2012)

STT Châu lục/Quốc gia Diện tích (ha) Năng suất Sản lượng

(0.1 tan/ ha) (tân)

Trang 16

Theo thống kê của FAO, năm 2012, diện tích trồng cam của thế giới là

3.816.692 ha, chiếm 43,44% diện tích trồng cây có múi Các nước ở vùng khí hậu

cận nhiệt có điện tích trồng cam lớn trên thế giới, như Trung Quốc, Brazil, Hoa Kỳ,Mexico Tổng sản lượng cam trên thế giới năm 2012 là 68.223.759 tấn, chiếm51,96% tổng sản lượng cây có múi Những nước có sản lượng cam lớn là Hoa Kỳ(8.166.480 tan, năm 2012), Trung Quốc (96.662.345 tấn, năm 2012), Mexico

(3.666.790 tan, năm 2012)

1.1.3.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cam ở Việt Nam

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, rất thích hợp trồng cây ăn quả,

đặc biệt là các cây có múi Cụ thể là cây ăn quả có múi đứng thứ hai sau chuối về ý

nghĩa kinh tế Năm 2012, diện tích cam cả nước đạt 42.764 ha, chiếm 94% tôngdiện tích cây có múi Trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là quốc gia có diện

tích và sản lượng cam thuộc nhóm đâu, chỉ sau Indonexia.

Bang 1.2 Diện tích, năng suất và sản lượng cây có múi ở Đông Nam A (2012)

TT Châu lục/Quốc gia Diện tích (ha) | Năng suất Sản lượng

2007, diện tích trồng cam của cả nước là 65.200 ha, đến năm 2014, diện tích nảy

còn 58.300 ha, giảm 30,4% Từ năm 2007 đến năm 2014, diện tích trồng cam giảmtrung bình khoảng 5%/ năm, đặc biệt năm 2011, diện tích trồng cam cả nước giảm

mạnh, 24% so với năm 2010 Diện tích cây cam nói riêng và cây ăn quả nói chung giảm dân do nhiêu nguyên nhân như diện tích đât trông không còn, việc chuyên đôi

Trang 17

cơ cấu cây trồng từ diện tích các cây hàng năm có hiệu quả kinh tế kém sang cây ăn

quả không còn nhiều do sự canh tranh lợi nhuận từ nhiều loại cây trồng khác hiện

đang có giá cả thuận lợi trên thị trường trong nước (lúa, sẵn, ngô va nhiều loại câycông nghiệp như cà phê, cao su, tiêu) Bên cạnh đó, một số vườn cây ăn quả đã bịnhiễm dịch hại nặng (vàng lá trên cây có múi) trong nhiều năm và không còn khảnăng phòng trị; một số cây ăn quả có hiệu quả kinh tế thấp hoặc nông dân không dủnguồn vốn và kỹ thuật dé dau tư Tuy diện tích giảm, nhưng năng suất cây cam nói

chung và cây có múi tăng do được áp dụng nhiều biện pháp thâm canh Năng suất

cam trung bình cả nước ta năm 2014 đạt 12,626 tan/ha, đứng thứ 3 trong khu vựcĐông Nam Á (sau Indonexia và Thai Lan), tăng 26,1% so với năm 2007 [1]

Bang 1.3 Diện tích, năng suất, sản lượng cam của Việt Nam (2014)STT Năm Diện tích (ha) | Năng suất (tan/ ha) Sản lượng (tan)

trồng chanh, cam, quýt lớn là Đồng bằng sông Cửu Long với khoảng 29,6 nghìn ha,

chiếm 52,57% diện tích trồng của cả nước Nguyên nhân do vùng Đồng bằng sông CửuLong có nhiều điều kiện về khí hậu thích hợp trồng cây cam Cây cam được trồngnhiều ở Tiền Giang, Hậu Giang, Vĩnh Long với các giống cam Sanh, cam Mật, ỞMiền Bắc, cây cam được trồng nhiều ở Hà Giang, Tuyên Quang, Yên Bái, Lang Son,

Hà Tĩnh với các vùng trồng cam nổi tiếng như: cam Sanh ở Bắc Quang — Hà Giang,

Hàm Yên - Tuyên Quang, Vĩnh — Tuyên Quang, cam Bu ở Hương Son - Hà Tĩnh.

Trang 18

1.2 Tình hình nghiên cứu về suy thoái đất trồng cam

12.1 Nghiên cứu về suy thoái đất trong cam trên thé giới

Cây cam thường được trồng độc canh trong điều kiện thâm canh cao sử dụngquá mức hoặc không cân đối các loại phân bón trong thời gian dài dẫn đến sự dưthừa, thiếu hụt và mắt cân bằng sâu sắc về thành phần dinh dưỡng đất Theo ChenFang và cộng sự (2010), những vườn cam trồng ở Trung Quốc có năng suất caothường đạt sản lượng trên 45 tan/ha/nam, trung binh khoang 22,5 — 45 tấn/ha/năm,còn thấp là hơn 22,5 tắn/ha/năm Hau hết các vườn cam ở miền nam Trung Quốcđều có hàm lượng mùn, độ chua và các chất dinh dưỡng NPK tổng số, dễ tiêu , cácnguyên tố vi lượng giảm dần từ vườn có năng suất cao đến vườn có năng suấtthấp, đồng thời tỷ lệ nghịch với tuổi vườn [37]

Bảng 1.4 Hàm lượng mùn, N, P, K và năng suất cây camTính chất đất (%) (mg/100g dat)

Nis | P2Osis | K;O, OM Nat P>Osa | K2Oa

Năng suat cao | 0,15 | 0,06 | 1,50 2,82 9,00 5,24 | 10,62Nang suat trung | 0,11 | 0,06 1,50 1,60 8,44 2,20 9,66

binh

Năng suất thấp | 0,11 | 0,05 1,42 1,61 8,83 1,58 | 4,56

(Nguồn: Chang Fang, Lu Jianwei, 2010, [37])

Két quả nghiên cứu của Li va cộng sự (1997), Lu va cộng sự (2001, 2002)(dẫn theo Chen Fang và cộng sự, 2010) đã xác nhận tình trạng thiếu hụt các chất dinhdưỡng P, K, Mg, Zn, B va Fe xảy ra rộng khắp ở các vườn cam trên 18 tỉnh củaTrung Quốc, làm suy giảm cả năng suất và sản lượng Do vậy, hiện nay Trung Quốctập trung đánh giá chất lượng đất, giới hạn hàm lượng các chất dinh dưỡng cần thiếtcho cây cam, thúc đây các hoạt động quản lý dinh đưỡng và chất lượng đất [37]

Nghiên cứu về các chiến lược quản lý khác nhau đến chất lượng đất trongnhững vườn cam được trồng ở miền nam nước Y của Canali và cộng sự (2009) đãchỉ rõ sự khác nhau về tính chất đất của vườn trồng cam theo biện pháp thâm canhtruyền thống (chỉ sự dụng phân khoáng, không sử dụng phân hữu cơ, phun thuốc

10

Trang 19

diệt cỏ) so với vườn cam được trồng theo biện pháp canh tác hữu cơ (sử dụng ítphân khoáng hơn nhưng sử dụng thêm phân hữu cơ, không phun thuốc diệt cỏ màkiểm soát cỏ dại bằng phương pháp cắt cỏ) Cụ thể là hàm lượng và chất lượngmùn, sinh khối vi sinh vật (Biomass C) va CEC ở các vườn cam canh tác hữu cođều cao hơn nhiều so với vườn thâm canh truyền thống, còn kết quả độ chua dat thì

hoản toàn ngược lại [36] Từ các nghiên cứu trên có thể thấy ở các vườn cam trồng

độc canh sử dụng nhiều phân khoáng và thuốc trừ sâu theo thời gian đều đã ảnhhưởng đến sự suy giảm hàm lượng các chất dinh dưỡng dễ tiêu, giảm độ chua, khảnăng hấp phụ trao đổi cation (CEC) và hàm lượng chất hữu cơ gây ảnh hưởng batlợi đến các tính chất khác trong đất Theo Morton và Probest (2003), việc sử dụngthuốc diệt cỏ đã làm anh hưởng xấu đến cấu trúc đất, làm mat đi lượng lớn nguồn

cung cấp hữu cơ từ cỏ dai, làm gián đoạn các quá trình chuyên hóa và tích lũy chất

hữu cơ trong đất Sự hình thành và tính bền vững của các đoàn lạp chịu ảnh hưởngcủa các yếu tố sinh học, thành phần và chất lượng của chất hữu cơ, hàm lượng sét

và tỷ lệ có mặt các oxIt sắt, nhôm [49] Greenland và cộng sự (1992) cho rằng hàmlượng chất hữu cơ tổng số (OM%) trong đất thấp hơn 2% thì các đoàn lạp đất đượccoi như không bền vững, sẽ ôn định ở mức vừa phải khi OM 2 — 2,5 % và rất ônđịnh khi OM>2,5% [43] Theo Hammel (1994), đất bị nén chặt làm mắt đi sự cân

đối về thành phan kết cau đất, giảm ty lệ và kích thước khoảng hồng, giảm khả năng

thấm của đất và ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của bộ rễ cũng như hoạt độngsinh học của đất Khi hàm lượng oxy trong không khí đất giảm xuống sẽ dẫn đến sựthay đổi trong các phản ứng hóa học, tạo ra những sản phâm độc hai ảnh hưởng batlợi đến khả năng cung cấp các chất đinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng [44]

Theo Dogo và cộng sự (1994), khi sử dụng quá nhiều phân khoáng trong mộtthời gian dài liên tục làm cho đất bị axit hóa Lượng ion H” được bổ sung vào đấttrung bình từ 0,2 - 2kg/ha/năm pH có ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cung cấp

P dễ tiêu cho cây đo sự liên kết của ion PO,* với Al** và Fe** tạo thành các muối

khó hòa tan trong đất Bên cạnh đó, khi pH<5,3 các kim loại nặng trong đất sẽ hòatan ở mức cực đại, tạo ra nhiều ion linh động gây độc cho cây, ảnh hưởng xấu đếnchất lượng cam thương phẩm [38]

11

Trang 20

1.2.2 Nghiên cứu về suy thoái dat trong cam ở Việt Nam

Hiện nay ở nước ta, cây có múi được trồng ở nhiều nơi Nhìn chung, hoạt động

sản xuất cam ở Việt Nam vẫn chủ yếu theo xu hướng độc canh, tập trung chú trọng vào

đầu tư thâm canh cao, sử dụng nhiều phân bón hóa học cả hóa chất hữu cơ độc hại

trong một thời gian dài dẫn đến gây ảnh hưởng không nhỏ đến độ phì nhiêu của đấtcũng như năng suất và chất lượng cam Đến nay, các nghiên cứu về hiện trạng chấtlượng đất trồng cam không nhiều nhưng cũng đã có một số kết quả công bố chỉ ra

những tác động bắt lợi của hoạt động cạnh tác cam đến một số tính chất đất

Theo Võ Thị Gương và cộng sự (2005), sự suy thoái các tính chất hóa học đã

thé hiện rất rõ ở các vườn trồng cam có tuổi vườn khác nhau (7 năm, 9 năm, 16

năm, 26 năm và 33 năm) tại vùng đồng bằng Sông Cửu Long Ở các vườn có tuổicàng cao thì độ chặt của đất càng tăng lên, làm giảm mạnh mẽ hệ số thắm của đất Ở

độ sâu 30-40 cm, hệ số thấm nước giảm mạnh nhất ở các vườn 33, 26 và 16 năm

tuổi Do vậy, trong mùa khô tưới nước cho cây thì lượng nước bị chảy tran mat đi

nhiều hơn là thấm xuống vùng rễ dẫn đến làm mắt các chất dinh dưỡng dé hòa tan

và giảm sự khuếch tán, vận chuyên các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây Nghiên

cứu cũng chỉ ra rằng, ở các vườn cam có tuổi càng cao (26-33 năm) thì sự suy thoái

hóa hoc thé hiện càng rõ hơn so với những vườn có tuổi thấp (7- 9 năm), rõ nét nhất

là độ chua của đất giảm mạnh, tỷ lệ nghịch với mức độ tăng lên của các tuổi vườn(cụ thé là pHc¡ ở các vườn cam 7 — 9 tuổi khoảng 5,3, vườn 16 — 26 tuổi khoảng4,6 — 4,7, còn vườn 33 tuổi thấp nhất là 3,5 ), hàm lượng chất hữu cơ, nitơ tổng SỐ Ởcác mức nghèo, các cation trao đôi như Ca, Mg, va CEC, kẽm vi lượng ở mức rất

thấp tại các vườn lớn hơn 16 năm canh tác [10]

Kết quả nghiên cứu của Cao Việt Hà và Lê Thanh Tùng (2010) ở các vườncam có tuổi vườn từ 2 - 20 năm ở huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang cũng đã chỉ

ra răng việc trồng độc canh cam trong một khoảng thời gian dài đã làm suy thoáichất lượng đất về nhiều mặt: đất có xu hướng ngày càng bị nén theo tudi cây (giảm

tỷ lệ kết hạt lớn d>10mm và tăng tỷ lệ kết hạt nhỏ d<10mm), tăng dung trong đất vàquá trình rửa trôi sét xuống tầng đất sâu, giảm độ xốp, độ trữ âm đồng ruộng, hàm

lượng chất hữu cơ và nitơ tổng số Sau 20 năm trồng cam, hàm lượng kẽm dễ tiêu

12

Trang 21

trong đất giảm rõ rệt, đất có phản ứng từ chua đến rất chua, hàm lượng Ca, Mg traođối, CEC đều ở mức rất thấp [11].

Theo N guyén Quéc Hiéu va cộng sự (2012), sau nhiều năm trồng cam trên đất

đỏ bazan ở Phủ Quy, Nghệ An đã dẫn đến những thay đổi đáng kể về tính chất hóahoc của đất như ham lượng chất hữu cơ ở mức thấp đến trung bình (OM% 1,61 —

2,78), dat rất chua (pHxc 3,89 — 4,68), hàm lượng kali tổng số nghèo, (K,O 0,27 —0,52 %), lân dé tiêu thấp (4,82 — 13,68 mg/100 g đất), Ca trao đổi thấp (Ca”” 2,41 —

5,47 meq/100g đất) [13] Còn theo Vũ Văn Hiếu và cộng sự (2015), cây cam sành ởBắc Quang, Hà Giang, được cung cấp khá đầy đủ chất dinh dưỡng đa, trung và vilượng nhưng các vườn cam vẫn đồng loạt suy thoái, thể hiện qua sự suy thoái năngsuất, chất lượng sản phẩm Nguyên nhân có thé liên quan đến sự tăng độ chặt của dat,

sự suy yếu hệ rễ và những rủi ro từ những sinh vật gây bệnh ngày càng nhiều [14]

12.3 Nghiên cứu về bệnh vùng rễ cây cam

Các loại bệnh vùng rễ thường gặp phô biến trên đất trồng cây có múi là bệnhvàng lá thối rễ do tuyến trùng, nam Phytophthora, Fusarium, pythium

1.2.3.1 Nghiên cứu về nam gây bệnh vùng rễ

Phạm Văn Kim và cộng sự (1997) đã thực hiện thành công việc chứng minh

tác nhân gây bệnh vàng lá, rung lá (thối rễ) của cây cam Mật (Citrus sinensis) vàquit Tiều (Citrus reticulata) là nam Fusarium solani Nam Fusarium solani cần côđiều kiện đất bi oi nước lâu dai dé gây bệnh, vì khi tiêm chủng bao tử Fusariumsolani cho cây trong điều kiện đất ráo nước (thoáng khí) thì sau ba tháng cây vẫnkhông thé hiện triệu chứng của bệnh Nhưng nếu tạo điều kiện oi nước thì sau mộttháng bệnh đã xuất hiện và gây triệu chứng vàng lá, rụng lá và thối rễ

Lê Thị Thu Hồng và cộng sự (2002) đã nghiên cứu bệnh vàng lá chết nhanh

cây quít Tiều tại Lai Vung, Đồng Tháp cũng có cùng kết luận là bệnh này do nhiều

tác nhân gồm Fusarium, Pythium, Phytophthora và các tuyên trùng gây ra, trong đó,

sự tương tác giữa tuyến trùng và nam Fusarium solani cô vai trò quan trọng Ngoài

ra, do bệnh thối rễ thường kết hợp với các bệnh Greening và Tristeza nên gây triệuchứng chết nhanh cho cây quit Tiéu

13

Trang 22

Khi nghiên cứu sử dụng nam Trichoderma sp dé đỗi phó với nam Fusarium

solani bằng biện pháp trồng cây con trong đất cát cồn (đất không có hữu cơ) và tiêm

chủng bào tử Fusarium solani với mat độ 107/300 g dat, Duong Minh và cộng sự

(2003) có cùng kết luận Fusarium solani là tác nhân gây bệnh thối rễ cây có múi tại

Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp và Tiền Giang Nhóm nghiên cứu đãphân lập được nam Fusarium solani từ rễ các loại cây như cam Mật, quít Tiểu, cam

Soan (C sinensis), chanh Tàu (C lemon), bưởi (C maxima) và cây chanh Volka (C.

volkameriana) dùng làm gốc tháp và tất cả các chủng nam F solani này đều gây

bệnh thối rễ Đồng thời qua khảo sát, nhiều vườn nhãn và chôm chôm mắc bệnhthối rễ, nhóm khảo sát cũng xác nhận bệnh thối rễ nhãn, chôm chôm và vú sữa cũng

do nắm Fusarium solani gây ra [18]

1.2.3.2 Nghiên cứu về tuyến trùng gây bệnh vùng ré

Tuyến trùng là những động vật không xương sống thuộc ngành giun tròn

(Nematodes hay Nemata) Day là một trong những động vật đa dạng và phong phú

nhất hành tinh Tuyến trùng được chia thành hai nhóm: tuyến trùng sống tự do vàtuyến trùng kí sinh ở động vật, thực vật Loài gây hại chủ yếu trên cây có múi nóichung và cây cam nói riêng là Tylenchulus semipenetrans thuộc dang tuyên trùngbán nội kí sinh vùng rễ Tuyến trùng Tylenchulus semipenetrans là loài bán nội kisinh, phổ biến rộng trên thế giới như: Nhật Ban, An Độ, Uc, Israel, châu Phi vàchâu Mỹ La tinh, các nước nhiệt đới, nóng âm (Van Gundy & Meagher, 1977;Heald & O'Bannon, 1987) Chúng phá hại phổ biến trên cam, chanh ở Mỹ, gây hại

từ từ trên cảnh cam, chanh làm giảm năng suất tới 50%, có vùng có thể gây hại tới

50 - 60% ở California, Florida; 90% diện tích trồng cam ở Texas, Arizona -Mỹ,

ngoài cam chanh chúng còn gây hại trên nho, mận và một số cây trồng khác Nếu

hại nặng trên nho làm bộ rễ bị phá hủy mạnh Tylenchulus semipenetrans được tìm

ra từ năm 1912 do Cobb mô tả chỉ tiết sau hai năm (Dẫn theo Nguyễn Ngọc Châu,2000) [4] Ở Việt Nam, tuyến trùng nảy có mặt trên đất và rễ cam, chanh, dứa vàphân bố ở các tinh Lạng Sơn, Cao Bằng, Hải Phòng, Sơn La, Ninh Bình [4].

> Đặc điểm và cơ chế gây bệnh của tuyến trùng kí sinh thực vật gây hại camTuyến trùng có kích thước rất nhỏ, từ 0,37 — 0,4mm và khó quan sát bang

14

Trang 23

mắt thường Phần miệng tuyến trùng có cau tạo kim hút chuyên hóa dé chích vào

mô thực vật và hút chất đinh dưỡng Ngoài việc hút chất dinh dưỡng của cây, tuyếntrùng còn gây ra những biến đổi về mặt sinh lý và cơ học bat lợi cho cây vật chủ

Do quá trình châm chích, di chuyên và dinh dưỡng trên thực vật, tuyến trùng kí sinhphá hủy mô, tạo ra các vết thương bề mặt và bên trong thân rễ thực vật Các quátrình sinh lý của thực vật như hút các chất khoáng trong đất, vận chuyên chất dinhdưỡng bị biến đôi hoặc phá hủy Các biến đổi về sinh hóa thực vật do tuyến trùngtiết ra các men tiêu hóa làm thay đổi quá trình sinh hóa bình thường của cây Ngoàicác tác hại trực tiếp trên, do tuyến trùng gây ton thương thực vật về mặt cơ học nênchúng tạo điều kiện hoặc liên kết với các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, nắm

và virus, gây nên các bệnh khác cho thực vật Thiệt hại do tuyến trùng cây ra phụ

thuộc vào độ tudi và sức sống của cây, mật độ tuyến trùng Cây trưởng thành có thé

chịu được một lượng lớn tuyến trùng trước khi các triệu chứng mắc bệnh biểu hiện.Sức chống chịu của cây non yếu hơn Nếu chu kì trước cây nhiễm bệnh, sau khi táicanh, rễ cây non sớm bị tuyến trùng kí sinh [17]

Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của tuyến trùng là 17,6 — 26°C, và cũng

dựa vào nhiệt độ mà chúng phát triển các lứa trong năm Số lượng tuyến trùng tăngtrong khoảng 20 — 31°C và cao nhất là ở 25°C Điều kiện pH thích hợp cho tuyến

trùng từ 6 — 8 Vong đời của tuyến trùng còn phụ thuộc vào rất nhiều mùa vụ trongnăm và môi trường đất bị thay đồi, chúng có thê hoàn thành 1 — 2 chu ky phát triển

trong thời gian sinh trưởng của cây cam và các lứa lộc, đặc biệt trong giai đoạn ra

lộc xuân thì mật độ tuyến trùng tăng cao khi chuyên mùa [17]

> Triệu chứng bệnh

Khi cây bị nhiễm Tylenchulus semipenetrans, các lá cây bị bệnh nhỏ hon so

với lá bình thường và thường mất màu, dần dần, lá cây bị héo Cây còi cọc, chậmphát triển, giảm năng suất, chất lượng quả Tuy nhiên, triệu chứng trên cũng giốngnhư một số triệu chứng khi cây thiếu dinh dưỡng, khó xác định khi không lây mẫudat và rễ dé phân tích Cây cũng có thể nhiễm tuyến trùng mà không có bat cứ biểuhiện nào rõ ràng [56].

15

Trang 24

Tuyến trùng xâm nhập kí sinh một nửa phía trước cơ thể vào rễ, phần sauthân tuyến trùng vẫn năm bên ngoài mô rễ và phát triển phình to hơn so với phầnđầu Chúng thực hiện kiểu bán nội kí sinh tại chỗ tạo ra các tế bào u sung phồngxung quanh vùng chúng kí sinh, nên có thé làm rễ bị biến dạng Rễ cây nhiễm tuyếntrùng trở nên cứng hơn Tuyến trùng hại rễ có thé tạo điều kiện cho nam bệnh xâmnhiễm làm rễ chuyên sang màu đen, sau đó, phần rễ nhiễm bệnh bị thối và chết đi

nhanh chóng [56].

> Một số biện pháp sinh học phòng, trị bệnh tuyến trùng

Có nhiều nghiên cứu đưa ra các biện pháp sinh hoc dé phòng trừ tuyến trùng

cho cây trồng, trong đó có việc sử dụng sử dụng các thiên địch của tuyến trùng

trong dat dé tan công chúng, như nam, vi khuẩn, Các loại nam và vi khuân có khanăng cạnh tranh chỗ ở và thức ăn với tuyến trùng, do đó, chúng có thể hạn chế hoạtđộng và sinh sản của tuyến trùng Windham và cộng sự (1989) đã tiến hành xử lý

đất với nam Trichoderma harzianum và Trichoderma koningii, sau đỏ trồng ngô

Kết quả cho thấy nắm đã làm giảm tuyến trùng trong đất và trong rễ cây [59]

Một số chế phẩm sinh học được sử dụng dé tiêu diét tuyén trùng như NEEM(chứa các hoạt chất azadirachtin, hạt cây củ đậu, ), HBJ, LBJ (từ qua cây sầu đâu

rừng) cho hiệu quả phòng trừ từ 75 — 98% với liều lượng 40 — 60 g/m? [5]

Có thé trồng một số loại cây có kha năng xua đuôi tuyến trùng như cây luc

lạc (Crotalaria juncea), vạn thọ Pháp (Tagetes patula) hoặc sử dụng các loại nắm

đối kháng có khả năng trừ tuyến trùng [29]

Trichoderma co khả năng phan hủy xác bã thực vat còn sót lại sau mùa vụ và

chuyên chúng thành đường, đồng thời với khả năng kí sinh và diệt một số loại nắmbệnh Nam Trichoderma có 3 enzym chủ yêu phân hủy xenlulo là endoglucanaza

(carboxylmethyl cellulose - CMC), exoglucanaza và — Glucosit [54] Trichoderma

viride có thé phân hủy 20% xenlulo của cong rơm sau 84 ngày xử lý; phân hủy25,9% các loại xác bã thực vật như lục bình, thân lá ngô, thân đậu nành, sau 9 tuần

xử ly [18,36] Nhờ những enzym do Trichoderma tạo ra, các chất hữu cơ trong đất

được phân hủy nhanh hơn, làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thu cho cây

trồng, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt Nhiều nghiên cứu đã

16

Trang 25

cho thấy hiệu lực đối kháng và cải tạo đất của Trichoderma Theo công trình nghiêncứu của Well và cộng sự (1972): ở điều kiện ngoai dong, nam Trichoderma

harzianum đã ngăn chặn được bệnh ở than và rễ cây gây ra bởi Sclerotinum rolfsii

[58] Theo Backman, Rodriguez (1975) cho biết sử dụng phân bón từ nam

Trichoderma harzianum dang hạt (140kg/ha) cho phép ngăn chặn được bệnh do

nam Sclerotiom rolfsii pytium, Rhizoctonae solani ngoài đồng, ức chế Pytium

Rhizoctonae solani va bao vệ các cây họ đậu va củ cai tranh được bệnh chết éo trênđồng ruộng [32] Nam Trichoderma không chỉ tiêu diệt nam gây bệnh cho cây trồng

mà còn có tác dụng cải thiện cấu trúc và thành phần hóa học của đất, đây mạnh sựphát triển của những vi khuẩn nốt san cố định nito có ích cho đất và kích thích sựsinh trưởng phát triển của cây trồng Các sinh vật đối kháng này không chỉ ức chế

các vi sinh vật gây bệnh trong vùng rễ mà những chất kháng sinh do chúng tiết ra

(như frichodermin, gliotoxin) có thé xâm nhập vào mô tế bào cây, làm tăng tinhchống chịu bệnh của cây trồng [32.58] Ở nước ta, đã có một số công trình nghiêncứu ứng dụng Trichoderma Theo báo cáo của Trần Thị Thuần, bước đầu thành côngkhi sử dụng một sỐ chủng Trichoderma phân lập được trong đất nhằm hạn chế bệnhkhô van hại ngô do Rhizoctonia gây ra Theo Đỗ Tan Dũng, hiệu lực đối kháng của

Tritroderma viride với các nam gây bệnh lở cô rễ đạt 19,1% đối với cà chua và79.8% đối với dưa chuột trong môi trường nhân tạo Trong điều kiện chậu vại, hiệu

lực phòng trừ nắm gây bênh lở cô rễ trên cây cà chua đạt 73,2% và 76,2% [9]

Khi nghiên cứu sự tương tác giữa nam rễ cộng sinh AMF và loài tuyến trùng

gây bệnh Tylenchulus semipenetrans (T.semipenetrans) ở cay có múi, Baghel và

cộng sự (1990) đã thu được kết quả những cây chanh tây được nhiễm cả nắm rễ và

tuyến trùng có chiều dai, độ tươi và khối lượng khô của rễ cũng như bán kính thâncành lớn hơn so với cây chỉ nhiễm tuyến trùng Như vậy, các ảnh hưởng bat lợi dotuyến trùng gây ra đã được vô hiệu hóa phan nào và nam cộng sinh AMF đã ngăncản sự phát triển của tuyến trùng [33]

1.3 Một số nghiên cứu về biện pháp cải tạo và bảo vệ đất trồng cây ăn quả

1.3.1 Biện pháp phục hi, cải tạo và bảo vệ đất trong cây ăn quả trên Thế giới

Một trong những giải pháp quan trọng nhất phục hồi, cải tạo đất bị thoái hóa

17

Trang 26

là nâng cao độ phì, bảo vệ sức khỏe của đất Chiến lược quản lý và phòng chốngthoái hóa đất trong thế kỷ 21 là làm giàu và bảo vệ chất hữu cơ băng các biện phápche phủ tối đa, đa dang hóa cây trồng, phát triển hệ thống rễ thực vật dé nuôi vi sinhvật đất, làm già hóa hệ sinh thái đất bằng cách bổ sung thêm các chế phẩm vi sinhvật có ích, tránh làm mat đất quá mức.

Một số biện pháp bảo vệ và nâng cao khả năng tích lũy chất hữu cơ trong đất

trồng cam là làm đất tối thiêu, bổ sung thêm phân bón hữu cơ, trồng cây che phủbảo vệ đất phòng chống xói mòn rửa trôi hoặc áp dụng các biện pháp cắt cỏ hợp lý.Theo Michel Robert (2001), hiệu quả tích lũy chất hữu cơ đất khi sử dụng 20 tấnphân compost/ha đất canh tác là 0,2 đến 0,5 tan các bon được tích lũy lại [47]

Franca và cộng sự (2007) đã chứng minh rằng, các vườn cây có múi được

quản lý theo lối canh tác hữu cơ đều có sự hoạt động sinh học đất, sự phong phú của

nắm rễ AMF (Asbuscalar Mycorrhiza Fungi) và đa dang loài cao hơn so với đấtthâm canh truyền thống Chính vì vậy, trong các chính sách quản lý đất trồng cây cómúi ở Châu Âu và Dia Trung Hải đã yêu cầu bố sung các loại phân compost, phân

hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, tan dư thực vật vào đất [40]

Theo Bieleski (1973), AMF có thé làm tăng khả năng hấp thụ bề mặt có hiệu

quả của thực vật chủ đến 10 lần do khả năng mở rộng diện tích tiếp xúc và chiều đài

rễ Ngoài ra, AMF còn có khả năng bảo vệ thực vật chủ chống lại các tác nhân gây

bệnh Schoenbek (1978) đã tiến hành nghiên cứu một loạt các bệnh vùng rễ ở thựcvật cộng sinh với AMF và đi đến kết luận AMF có khả năng ngăn chặn tốt các bệnhvùng rễ (Fusarium, tuyến trùng, ) [34.52]

Bên cạnh biện pháp canh tác, phát huy vai trò của vi sinh vật ban địa thì giải

pháp sử dụng các biện pháp sinh học trong bảo vệ thực vật cũng có nhiều ưu điểm

như có tác dụng lâu dài, ít độc hại tới môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học, Một

trong những biện pháp sinh học hay được sử dụng là dùng vi sinh vật để cải tạo đất

EM (Efecticve Microorganism) là chế pham sinh học tập hợp các vi sinh vật có ích,

sông cộng sinh trong cùng một môi trường do giáo sư người Nhat Teruo Higa — giảng

viên đại học Tổng hợp Okinawa tạo thành Chế phẩm EM bao gồm §7 loại vi sinh vậtkhác nhau, trong đó có 5 nhóm chính: vi khuân lên men lactic; vi khuân lên men

rượu; vi khuân quang hợp; xạ khuân va nam men Năm nhóm vi khuân này có kha

18

Trang 27

năng tạo ra một số axitamin tự do, axit hữu cơ, vitamin hòa tan trong nước, khángsinh và các hormon tự nhiên Khi các vi khuẩn này được sử dụng trong trồng trọt,chăn nuôi sẽ tạo ra mối liên kết nhằm khống chế các vi khuẩn có hại và kích thích các

vi khuân có lợi đối với vật nuôi và cây trồng [15] Các nhóm vi sinh vật trong chếphẩm EM gồm cả ky khí và hiếu khí, chúng tạo ra một hệ thống vi sinh thái, cộngsinh với nhau, phát huy nhiều loại tác dụng hỗ trợ lẫn nhau Chế phâm EM được ápdụng vào thực tiễn từ đầu năm 1980 Hiện nay, công nghệ vi sinh vật hữu hiệu EM đã

và đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước khác nhau trên nhiều lĩnh vực

Tháng 10 năm 1989, tại Thái Lan đã tổ chức Hội nghị Quốc tế lần thứ nhất

về Nông nghiệp Thiên nhiên cứu thế và nông nghiệp EM Các nhà khoa học đã thảo

luận về giá trị của công nghệ EM và tăng cường sử dụng nó Nhờ vậy mạng lưới

Nông nghiệp Thiên nhiên Châu Á - Thái Bình Dương (APNAN) được thành lập, làmột tô chức phi chính phủ với mục đích thúc day việc nghiên cứu, phát triển và tiến

hành áp dụng thực tiễn các giải pháp công nghệ với Nông nghiệp thiên nhiên gắn

với công nghệ VSV hữu hiệu EM (Phạm Kim Hoàn, 2008) Tại hội nghị này có

nhiều báo cáo khoa học về nghiên cứu ứng dụng của EM đối với Nông nghiệp như:

Báo cáo của T Higa và G.N Wididana - Trường đại học Ryukyus, Okinawa, Nhật

Bản về khái niệm và giả thuyết của EM (Higa, Wididana, 1989) Báo cáo của D N.Lin - Trung tâm nghiên cứu canh tác tự nhiên của Hàn Quốc về hiệu quả của

EM đến sinh trưởng, phát triển và năng suất lúa (Lin, 1989) Báo cáo của

S Panchaban - Trường đại hoc Khon Kaen, Thai Lan vé hiéu qua cua EM dén sinhtrưởng, phat triển và năng suất ngô (Panchaban, 1989) (Dẫn theo Hồ Nguyên Kha

(2005)) [15].

Đối với cây có múi, theo Paschoal và cộng sự (1996), sau khi được xử lý với

EM, chất hữu cơ và catrion trao đôi trong đất tăng lên rõ rệt [50].

Theo Ahmad và cộng sự (1993), sử dụng EM cho các cây trồng như lúa, lúa

mì, bông, ngô và rau ở Pakistan làm tăng năng suất các cây trồng Năng suất lúa

tăng 9,5%, bông tăng 27,7% đặc biệt, bón kết hợp EM-2 và EM-4 cho ngô làm tăng

năng suất lên rõ rệt [27]

Bón EM-4 cho lúa, mía và rau đã làm tăng hàm lượng chất dễ tiêu ở trongđất Hàm lượng nitơ dễ tiêu tăng 2,2% khi bón kết hợp NPK + EM-4 [61]

Ở Brazil, Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp tự nhiên Kyusei (KNARC)

19

Trang 28

được thành lập ở thành phố Ipeua dé nghiên cứu, phát triển các phương pháp ứngdụng công nghệ EM EM được áp dụng ở nhiều nơi và đem lại những kết quả rấttốt Sau một năm sử dụng EM cho cây rau diép, độ chặt của đất giảm, sản lượng raudiép tăng trung bình từ 750 — 1.350 hộp mỗi ngày trong thời gian thu hoạch, việc sửdụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu giảm hơn 95%, độ phì nhiêu của đất tăng

và sâu bệnh giảm Việc sử dụng chế phẩm EM giúp tăng năng suất cây trồng, giảm

chi phí san xuat, cai thién chat luong đất, bảo vệ môi trường [55]

Ở Trung Quốc, các nhà khoa học tìm hiệu một số chất dinh dưỡng ton tại

trong đất khi bón phân hóa học và bón phân hữu cơ truyền thống Kết quả cho thấy,

hàm lượng các chất đinh đưỡng trong đất khi bón chế phẩm EM kết hợp phân hữu

cơ cao hơn so với khi bón phân hữu cơ truyền thống, cao hơn hoặc tương đương khi

bón phân hóa học.

Bang 1.5 Hàm lượng chất dinh dưỡng trong dat

Loại OM Nis Ngư | P2Osa | K2Og | C/N

(%) mg/100g đất

Phân hữu cơ 0,50 0,04 4,03 0,48 | 8,52 | 8,05

Phân hóa học 1,41 0,07 6,49 6,07 | 23,50 | 12,58

Phan hitu co + EM 1,59 0,08 7,12 5,45 | 26,39 | 12,30

(Nguồn: Li Zhen Gao và cộng sự, [46])

Khi nghiên cứu ảnh hưởng cử EM đến năng suất cây trồng: Li Zhen Gao vacộng sự đã chỉ ra: EM có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phát triển của cây

đậu tương Bón kết hợp phân hữu cơ và EM làm tăng năng suất đậu tương 13,7% sovới bón phân vô cơ Với cây lúa: Sử dụng EM năng suất đạt 5787,5kg/ha, sử dụng

phân vô cơ năng suất đạt 2353,5 kg/ha Với cây chè: năng suất và phẩm chất chè

tăng cao khi phun dich EM, cải thiện hàm lượng nước trong búp ché [46].

Ở Hàn Quốc: EM sử dụng cho cây lúa làm tăng chiều cao và năng suất lúa

Việc sử dụng 300 kg EM bokashi/ 1000m', lượng thóc thu hoạch được là 54 9kø,

tăng 1 6kg so với mức trung bình là 475kg Sử dụng EM kết hợp phân hữu cơ bóncho cây đậu tương làm năng suất tăng 13,75 so với bón phân hóa học [48]

20

Trang 29

Bảng 1.6 Kết quả sử dụng chế phẩm EM so với bón phân hữu cơ và

phan hóa học cho cay đậu tương

P chất khô P i000 hạt Nang suat Prusi

Số thực Tăng so ĐC

Phân hóa học 629,40 215 4680 71,3

Phân hữu cơ 730,70 221 5001 6,9 83,5

Phan hữu cơ + EM 824,00 217 5320 13,7 132,00

(Nguồn: Moon Yun Hee và cộng sự [48])

Như vậy, qua các kết quả nghiên cứu về EM của các nước trên thế giới có

thê thấy chế phẩm EM đã và đang được sử dụng rộng rãi, mang lại những kết quảtốt trong nông nghiệp

1.3.2 Biện pháp phục hi, cải tạo và bảo vệ đất trồng cây ăn quả ở Việt Nam

Theo Võ Thị Gương và cộng sự (2009), bón phân hữu cơ bùn bã mía có bổ

sung vi sinh vật Trichoderma với lượng 2 kg trên mỗi gốc cam, bưởi kết hợp với sử

dụng phân vô cơ khoáng cân đối đã giúp cải thiện hàm lượng chất hữu cơ trong đất,

tăng lân dé tiêu, tăng CEC và tỷ lệ phan trăm bazơ bão hòa, tăng Ca va Zn trao đối,tưng độ bên, giảm độ chặt của đất và tăng hoạt động của vi sinh vật đất, kết quả làtăng năng suất và chất lượng cam [10]

Bên cạnh các việc tăng cường bé sung phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh cho

đất trồng cam thì hiện nay, cây lạc dai (Arachis Pintoi) còn được trồng Tải rác 0 các

vườn cây ăn quả trong cả nước để che phủ, cải tạo và bảo vệ đất Lạc dại có khả

năng bảo vệ đất, chống xói mòn, rửa trôi, mất dinh dưỡng, đây lùi cỏ dại và bệnh hạicây trồng, tăng khả năng giữ âm, cố định cacbon, nitơ và cải thiện cấu trúc đất Bên

cạnh đó, do cây có hệ rễ cọc ăn sâu vào trong đất nên có thể hút thu được các chấtdinh dưỡng khoáng ở tầng sâu, làm tăng chu trình tái tuần hoàn dinh dưỡng đất

Theo Trần Thị Tuyết Thu và Nguyễn Văn Toàn (2014), thành phần các chất tronglạc dại ở mức cao so với các vật liệu che phủ khác như tế guột và cảnh lá chè đón

Trong đó, hàm lượng C 50,34%, N¿ 1,82%, P2055 0,74%, KạO 2,30%, CaO 2,35%,

MgO 0,74%, tỷ lệ C.N 277,70, tổng hàm lượng polysacarit là 54,27%, trong đó

hemixenlulo 4,38%, xenlulo 22,75%, lihin 27,14% Cũng theo một nghiên cứu khác

21

Trang 30

của Trần Thị Tuyết Thu và nnk (2014), trồng lạc dại và cắt sinh khối vùi vào đất là

biện pháp tốt nhất nhằm nâng cao hàm lượng và chất lượng chất hữu cơ, cũng như

thành phan các nhóm vi sinh vật đất trong trồng chè ở xã Phú Hộ (Phú Thọ), đặc biệt

là khi được kết hợp tưới giữ âm làm tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất từ 2,75%

trước thí nghiệm lên 3,25% sau 2 năm và 3,64% sau 3 năm thí nghiệm Trong khi ở

đất không vùi lạc dại, hàm lượng chất hữu cơ giảm đi tương ứng từ 2,75% xuốngcòn 2,58% sau 2 năm và 2,45% sau 3 năm thí nghiệm Chất lượng mùn đất đã được

cải thiện tốt hơn thông qua sự tăng mạnh tỷ số axit humic/fulvic [6,22]

Năm 2012, Nguyễn Thị Kim Liên và cộng sự đã tiến hành phân lập và định

danh các loài AMF ở mẫu đất và rễ cam ở vùng Quy Hợp, Nghệ An Kết quả đã phân

lập được 16 loài AMF thuộc 6 chỉ Acaulospora, Entrophospora, Glomus,

Sclerocystic, Glomites va Gigaspora [16] Khi tiến hành nghiên cứu về AMF trongđất trồng bưởi đặc sản Đoan Hùng, các tác giả Nguyễn Văn Sức, Bùi Quang Xuân,

Nguyễn Viết Hiệp và Nguyễn Thị Nga (2005) đã thu được kết qua AMF có mặt trong

tất cả các mẫu thu thập được tuy nhiên tỷ lệ xâm nhiễm thấp chỉ đạt mức 3/5 (hay26% theo thang đánh giá của Hatley, 1982), khả năng nảy mầm của các bào tử nam rễbưởi thấp (chỉ đạt 16%) [20]

Việc sử dụng vi sinh vật có ích trong phục hồi đất cũng đã có nhiều nghiêncứu Chế phẩm EM được đưa vào Việt Nam tháng 6 năm 1997, nhiều co quan khoa

học, cơ sở khoa học sản xuất, nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng trong nhiều lĩnh

vực Năm 1998, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường đã quyết định cho thựchiện đề tài độc lập cấp Nhà nước: "Nghiên cứu thử nghiệm và tiếp thu công nghệ

EM trong các lĩnh vực nông nghiệp và vệ sinh môi trường" từ năm 1998 - 2000

do GS.TS Nguyễn Quang Thạch làm chủ nhiệm Đề tài đã đánh giá độ an toàn củachế phâm EM, xác định thành phần biến động số lượng và đặc tính của chế phẩm

EM, hiệu quả của EM trong xử lý rác thải, vệ sinh môi trường, trong trồng trọt vàchăn nuôi [21] Từ đó đến nay đã có nhiều nghiên cứu ứng dụng công nghệ EM ởnhiều Viện, Trung tâm, các Tỉnh thành nhất là trong lĩnh vực môi trường EM5

được phun cho cây ăn quả (nhãn, táo, hong,.), cay it sau bénh, chéi moc nhanh, dep

hon, đậu quả tốt hơn [19] Viện Sinh học Nông nghiệp DH Nông nghiệp Hà Nội đã

22

Trang 31

nghiên cứu chế phẩm EMINA (Effective Microorganisms of Institute of

Agrobiology) ứng dụng trên nhiều lĩnh vực như: môi trường, nông nghiệp Theo

Phạm Thị Kim Hoàn khi tiến hành nghiên cứu khả năng ứng dụng chế phẩm vi sinhvật hữu hiệu EMINA trong sản xuất khoai tây tại tỉnh Thái Bình đã thu được kếtquả rất khả quan Khi xử lí củ giống bằng dung dịch EMINA trước khi trồng đã cótác dụng tích cực với sinh trưởng, phát triển, năng suất cũng như chất lượng làmgiống của khoai tây Năng suất tăng từ 4,8% đến 22,2%, giảm bệnh vàng lá do

nam Fusarium sp Sử dụng tông hợp các biện pháp xử lí củ giống trước khi trồng,

phun lên lá bằng dung dịch EMINA thứ cấp nồng độ 1%o và bón lót 50% Bokashi

và 50% phân chuồng trong mô hình đã làm tăng năng suất 25,8% và hiệu quả kinh

tế thu được gấp 2,27 lần so với đối chứng Bên cạnh đó, sử dụng EM cho giống lúa

CR 203 cấy vụ xuân 1997 đã rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 5 -12 ngày, tăngnăng suất từ 290 -490 kg.ha so với đối chứng, hạn chế sâu bệnh — nhất là bệnh lúa

vàng, cho lãi cao hơn đối chứng từ 528.000 — 1.407.000 đồng [30]

1.4 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thị tran Cao Phong, tỉnh Hòa Binh

1.4.1 Điều kiện tự nhiên

> VỊ trí địa ly

Cao Phong là một huyện miền núi của tỉnh Hòa Bình, diện tích đất tự nhiên

là 25.437 ha, được tách từ huyện Kỳ Sơn năm 2012 Cao Phong nằm trên trục

đường quốc lộ 6, tuyến đường chính chạy lên Tây Bắc, cách Hà Nội 92km về phíaTây, cách thành phố Hòa Bình 16km Cao Phong nằm ở tọa độ địa lý từ 185°31’đến 185°38’ Kinh độ Đông, từ 22°84’ đến 22°98’ Vĩ độ Bắc Phía Bắc giáp thị xã

Hòa Bình và huyện Đà Bắc, phía Đông giáp huyện Kim Bôi, phía Tây giáp huyệnTam Lạc, phía Nam giáp huyện Lạc Sơn VỊ trí địa lý thuận lợi đã tạo điều kiện cho

việc tiêu thụ cam, quảng bá cam Cao Phong.

> Dia hình

Cao Phong có độ cao trên 300m so với mat nước biển, ít núi cao Địa hình

có cau trúc thoai thoải, độ dốc trung bình vào khoảng 10 — 15°, hình thành nhiều

dạng đồi bát úp thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc Địa hình Cao Phong chia

làm 3 vùng chính: vùng núi cao gồm 2 xã: Yên Thượng Yên Lập), vùng giữa (gồm

23

Trang 32

8 xã và thị trấn Cao Phong: Nam Phong, Tây Phong, Dũng Phong, Tân Phong,

Xuân Phong, Đông Phong, Bắc Phong, Thu Phong), vùng hồ Sông Đà (gồm 2 xã:

Thung Nai, Bình Phong) Với địa hình như vậy, Cao Phong có điều kiện thuận lợi

về sản xuất nông — lâm nghiệp, đa dạng hóa các loại cây trồng, đặc biệt là một số

loại cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lâm nghiệp, chăn nuôi đại gia súc và nuôi

trồng thủy sản

> Khí hậu

Khí hậu Cao Phong mang đặc điểm chung của thời tiết, khí hậu miền BắcViệt Nam là nhiệt đới gió mùa, nóng và ầm ướt, mùa hè nóng và mưa nhiều, mùađông lạnh và khô Tuy nhiên, do vi trí địa lý, đặc điểm đại hình phúc tạp nên điềukiện khí hậu thời tiết của huyện Cao Phong cũng có những nét đặc thù riêng là có

mùa đông lạnh hơn các huyện khác trong tỉnh từ 2 — 3C

Nhiệt độ trung bình của Cao Phong là 23,9°C, nhiệt độ thấp nhất là 13,6°C,cao nhất là 29,5°C Lượng mưa trung bình hang năm khá cao, từ 1.700 — 2.000 mm,

nhưng phân bố không đều giữa các tháng trong năm Mưa tập trung từ tháng 5 đếntháng 10, chiếm từ 80 đến 90% lượng mưa trong cả năm, vì vậy, mùa đông thườngxảy ra hiện tượng thiếu nước Số giờ nắng trung bình năm vào khoảng 1.500 —1.900 giờ/ năm, nắng nhiều vào mùa hè từ tháng 6 đến tháng 9, và nắng ít vào mùaxuân từ thang 1 đến tháng 3 Độ 4m không khí của Cao Phong vào khoảng 81 —

84% Cao Phong chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc, nhưng không lớn, tháng 4,

tháng 5 chịu ảnh hưởng nhẹ của gió lào Nhìn chung, huyện Cao Phong có khí hau

mát mẻ và độ âm cao, thích hợp cho sự phát triển của cây cam [25,41]

> Dat daiTheo số liệu thống kê đất đai năm 2009, toàn huyện Cao Phong có diện tíchđất tự nhiên là 459.600 ha Trong đó, đất nông nghiệp là 57.609 ha, chiếm tỷ lệ thấp12,5% ; đất dùng vào lâm nghiệp là 250.168 ha, chiếm 54.5%; đất chuyên dùng là38.232 ha, chiếm 8,3%; đất khu dân cư là 20.268 ha, chiếm 4,4% và đất chưa sửdụng là 93.345, chiếm 20,3% tong diện tích đất đai [7]

Qua đó có thể thấy, tiềm năng đất đai của Cao Phong đã được huy động gần

như tôi đa cho sản xuât và sinh hoạt.

24

Trang 33

Dat ở Cao Phong chủ yếu là đất feralit vàng đỏ, phát triên trên các loại đá mẹ

là đá vôi và đá phiến thạch Nhìn chung, độ phì của các loại đất tương đối khá, tầngdat mặt tương đối dày Theo tài liệu Nông hóa — Thổ nhưỡng của Sở Nông nghiệp

và phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình thì huyện Cao Phong có 20 loại đất khácnhau, gồm 9 loại đất chủ yếu: dat nâu vàng trên phù sa cô, đất đỏ vàng trên đá phiến

sét, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng trên đá baza và trung tính, đất đỏ nâu trên đá vôi

(đất vùng đồi núi); đất phù sa không được bôi, đất phù sa được bôi, đất phù sa glay,đất phù sa feralit biến chất do không được cải tạo, đất dốc tụ (vùng đất ruộng) Nhìnchung Cao Phong có địa hình đa dạng với nhiều loại đất có độ phì cao, có thé bố trínhiều loại cây trồng ngắn ngày, dài ngày, cây lương thực, cây công nghiệp, đồng cỏchăn nuôi, trồng rừng đa tác dụng với tất cả các hệ sinh thái tưới và không tưới

1.4.2 Tình hình trông và tiêu thụ cam ở thị tran Cao Phong, tỉnh Hòa Bình

Diện tích và sản lượng cam tại Cao Phong ngày càng tăng Năm 2004, tổngdiện tích cam của Cao Phong là 178 ha, diện tích cho sản phẩm là 74,3 ha, sảnlượng 1895 tan, năng suất bình quân 225,5 tạ/ha Năm 2006 tổng diện tích tăng lên295,7 ha; diện tích cho sản phâm 93,5 ha; sản lượng 2009,3 tan và năng suất bìnhquân là 214,9 tạ/ ha Trong các cây ăn quả có múi hiện nay, cam Xã Doai là giống

chủ lực với tổng diện tích là 251,7 ha, diện tích cho sản phẩm là 68,2 ha Cam được

canh có diện tích trồng là 14,5 ha;diện tích cho sản phẩm là 68,2 ha Cam Valencia(V2) có diện tích là 30 ha, diện tích cho san phẩm là 17 ha Năm 2010, diện tíchtrồng cam của huyện là 557 ha, sản lượng đạt 9.000 tấn Năm 2013, diện tích trồngcam là 920 ha, sản lượng đạt 16.000 tấn Năm 2014, toàn huyện Cao Phong cókhoảng 1.774 ha đất trồng cam, tăng gấp 10 lần so với năm 2004, gấp 6 lần so vớinăm 2006 và tăng gấp 3.17 lần so với năm 2010, sản lượng ước tích đạt 16.500 tấn

Những năm gan đây, việc chuyên đổi cơ cau giống cây trồng, áp dụng cáctiễn bộ kĩ thuật và chú trọng đầu tư thâm canh đã mang lại hiệu quả cao cho ngườitrồng cam ở Cao Phong, Hòa Bình Ngày 16/11/2014, Cam Cao Phong được đón

nhận chỉ dẫn địa lý “Cao Phong” bước đầu bảo hộ cho 4 giống cam là CS1, xã Đoài

lùn, xã Doai cao và cam sảnh Đây là một bước tiễn lớn, thúc đây sản xuất và tiêu

thụ cam ở Cao Phong.

25

Trang 34

CHƯƠNG 2: ĐÓI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 _ Đối tượng và địa điểm nghiên cứu

Đất nghiên cứu là đất feralit đỏ vàng, phát triển trên macma trung tính, có độdày tầng đất trên 100 em, được lay tại các vườn trồng cam trên địa ban thị tran CaoPhong, tỉnh Hòa Bình ở các độ tuổi vườn và chu kỳ canh tác khác nhau (trung bìnhdưới 10 đến 15 năm/chu kỳ) Các vườn cam đều trồng với mật độ trung bình 1000

cây/ha, trong đó 500 cây cam lòng vàng xen lẫn 500 cây cam canh.

Địa điểm bố trí thí nghiệm nghiên cứu là vườn trồng cam 6 năm tuổi, chu ky

1 sau khi phá rừng trồng keo và trồng màu 15 năm (chi tiết được trình bày cụ thé

trong Hình 2.1b va Bảng 2.1, vi trí CP1)

2.2 Nội dung nghiên cứu

Các nội dung nghiên cứu bao gồm:

1) Nghiên cứu một số tính chất lý hóa, sinh học của đất trồng camở hi tran Cao

Phong, Hòa Bình.

2) Nghiên cứu anh hưởng của việc sử dụng chế pham vi sinh EM, Trichoderma,

đến tính chất sinh học của đất trồng cam ở thị tran Cao Phong, Hòa Bình

3) Nghiên cứu ảnh hưởng của việc sử dụng chế phẩm vi sinh EM, Trichoderma

đến tinh chất lý hóa học của đất trồng cam ở thị tran Cao Phong, Hòa Bình

26

Trang 35

2.3 Phuong pháp nghiên cứu

2.3.1 Phương phap thu thập tài liệu, thông tin

Đề tài đã tiến hành thu thập, tổng hợp và xử lý các tài liệu, thông tin từ các

công trình nghiên cứu trong và ngoài nước qua các báo cáo, sách, tạp chí khoa học

để kế thừa, phát triển những nội dung nghiên cứu mới và lý giải những kiến thứckhoa học có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài

2.3.2 Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa và lấy mẫu đất nghiên cứu

Đề tài đã lập phiếu điều tra (chỉ tiết trình bày trong phụ lục), tiến hành điều

tra, khảo sát về lịch sử, hoạt động canh tác và năng suất thu hoạch ở các vườn trồng

cam Trên cơ sở phỏng vấn trực tiếp và điều tra theo thông tin ghi sẵn trong bảnghỏi đã lựa chọn được địa điểm lay mẫu đất nghiên cứu và bố trí thí nghiệm

Bang 2.1 Chú giải lịch sử địa điểm lay mẫu đất nghiên cứu

Kí Lịch sử canh tác, hiện trạng cây trồng, Diện tích, Phân bón sử dụng

hiệu điều kiện che phủ bảo vệ đất năng suât (tân/ha/năm)

mẫu (2012) | Phân | Nitơ | Lân | Kali

đât hữu cơ | urê

Chu kỳ 1, trong cam sau trong keo va

trồng màu 15 năm Dat thoải phăng, đã lha,

CPI được dao dat trước khi trồng.Cam 6 tuôi, | 30 tắn/ha 10 1,2 2 | 04

phát triển tốt, che phủ cỏ va cây dai.

Chu kỳ 1, trồng cam sau trồng mía Đất CP2 thoải phẳng, đã được đảo đất trước khi 0,5 ha, l5 1 14 | 05

trồng Cam 6 tuổi, phát triển tốt, không | 15 tắn/ha

được che phủ.

Chu ky 1, dat trong cam sau trông mia 0.5 ha

CP 3 Dat déc, che phu kín cỏ dai Cam 10 25 tắn/ha 14 1,3 3 0,7

tuôi, phát trién tốt.

Chu ky 1, đất trồng cam sau trồng mia 05ha

CP 4 | Dat dốc < 3”, không được che phủ “oo 13 1,2 | 1,8 | 0,6

Cam 13 tuổi, phát triển tốt 15 tan/ha

Kết thúc trong cam chu ky 2 Da pha

CP 5 | cam, chuẩn bị đảo đất để trông cam chu 0,5 ha 11 1 1,3 | 0,5

kỳ mới.

Trồng cam chu kỳ 3, cam 3 tuôi (thời kỳ

CP 6 | kiên thiệt Dat thoải, đã được đảo dat, 0,3 ha 16 0,8 | 2,3 | 0,6

không che phủ.

27

Trang 36

Thời gian lây mẫu nghiên cứu một số tính chất lý hóa, sinh học của đất trồngcam là đầu thang 3 năm 2015 Dat được lấy ở thời điểm sau khi bón phân hữu cơ 2tháng, bón phân nitơ ure Việt Nhật, lân Văn Điền, kali sunphát 1 tháng Điều kiện

thời tiết còn khô hạn, thời gian tưới 1 tuần/lần, tổng lượng nước tưới 60 m”/ha/lần

Mẫu dat sử dung trong nghiên cứu một số tính chất lý hóa, sinh học cơ bản làđất được lay trong các vườn điển hình cho các mức đầu tư phân bón và năng suất

khác nhau (Bang 2.1) Mỗi vườn lấy 3 mẫu dat đại diện Tổng số mẫu đất được lay

ở 6 vườn là 18 mẫu Mỗi mau dat đại diện là hỗn hợp của mau dat được lấy từ vi trí

của 5 cây cam phân bồ theo các phương ngang và đường chéo trong vườn Mỗi gốccam chọn 5 điểm cách đều nhau theo phương hình chiếu tán, bán kính cách gốc từ 1

đến 1,5 m (tùy thuộc vào đường kính tán thực của mỗi cây), dùng khoan đất khoanđến độ sâu 30 cm (được coi là nơi tập trung đến 80% rễ hút), trộn đều lay mau cho 1cây, sau đó hỗn hợp mẫu dat từ 5 cây thành một mẫu đại diện cho vườn cam cầnnghiên cứu Riêng đất phân tích vi sinh vật được lấy ở các vị trí trong vườn trồng

cam 6 tuổi, chu kỳ thứ nhất (địa điểm lấy mẫu đất CP1 - Hình 2.1b), nơi có nhiều

cây cam bị bệnh trong năm 2014 đã phải chặt bỏ.

2.3.3 Phương pháp bố trí thí nghiệm và lay mẫu đất nghiên cứu

2.3.3.1 Vật liệu thí nghiệm

Chế phẩm sinh học EM: Chế phẩm EM là tên viết tắt của cụm từ tiếng Anh

“Effective Microorganisms” nghĩa là vi sinh vật hữu hiệu Day là chế phẩm gồm

một nhóm các loai vi sinh vật có ích, trong đó bao gồm vi khuẩn lactic, một số nam

men, xạ khuẩn, vi khuẩn phân giải chất hữu cơ, vi khuẩn chuyên hoa N, P, v.v.Ché pham EM sử dung trong thí nghiệm được Viện Công nghệ Sinh học, Dai hocQuốc Gia Hà Nội sản xuất từ ngân hàng giống của Viện, có tác dụng cải tạo đất,

giúp cây chống chịu bệnh tốt hơn và với giá thành thấp Chế phẩm EM dùng trong

thí nghiệm được nhân nuôi 3 ngày trong phòng thí nghiệm ở điều kiện pH môitrường nuôi cấy là 5,5 dé dam bảo kha năng thích nghỉ của vi sinh vật với điều kiện

đất thí nghiệm có pHxcạ 4,17 Mật độ tế bao là 10? CFU/ml chế phẩm

Chế phẩm sinh hoc Trichoderma: Chế phẩm Trichoderma sử dung trongthí nghiệm cũng do Viện Công nghệ Sinh học, ĐHQG Hà Nội cung cấp Trong chế

28

Trang 37

có chứa nam Trichoderma và | số vi sinh vật có ích, có khả năng phân giải chất hữu

cơ, và ức chế vi sinh vật gây bệnh vùng rễ cây trồng, đặc biệt là các bệnh do nam

Fusarium, Aspergillus niger, tuyên trùng, Chế phẩm được nhân nuôi 5 ngày trongphòng thí nghiệm ở điều kiện pH môi trường nuôi cấy là 5,5 Mật độ tế bào là 10”CFU/ml chế phẩm

2.3.3.2 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm được thực hiện trong thời gian từ đầu tháng 4 đến hết tháng 10năm 2015 trên dat trồng cam chu kỳ một 6 năm tuổi tại địa điểm đội 7, thị tran CaoPhong, tỉnh Hòa Bình (sau khi đã tiến hành khảo sát thực địa, lấy mẫu phân tíchđánh giá chất lượng đất trước thí nghiệm - Hình 2 Ib, vị trí kí hiệu CP1)

Chế phẩm được bồ sung vào đất bằng cách tưới thắng vào vùng xung quanh

gốc cam, từ vị trí sát gốc đến hết đường kính tán Mỗi gốc cam được tưới 100 mlchế phẩm đã được hòa tan đều trong 10 lít nước chứa trong bình 6 doa Thời gian

tưới 3 tháng/lần Mỗi công thức thí nghiệm được lặp lại 3 lần trên 3 gốc cây camnghiên cứu (xem Ảnh phần phụ lục) Các công thức thí nghiệm được bố trí như sau:

Bảng 2.2 Bố trí thí nghiệm nghiên cứu

TT Công thức thí nghiệm Bố tri thí nghiệm trong vườn trồng cam

1 CTI (Đối chứng) Không sử dụng chế phâm

2 CT2 Tưới chế phâm EM 100 ml/gốc cây

3 CT3 Tưới chê phẩm Trichoderma 100 ml/géc cây

4 CT4 Tưới hỗn hợp chế phâm 100ml EM

+ 100 ml Trichoderma/gôc cây

Phương pháp lấy mẫu nghiên cứu vi sinh vật:

Lay mau phan tich mét số đặc điểm sinh hoc bằng cách gạt bỏ lớp xác thựcvật trên bề mặt quanh vùng rễ (5 cm), chọn 5 vị trí cách đều nhau xung quanh sốc

cây theo phương hình chiếu tán, khoan sâu xuống khoảng 15 - 20 cm từ mặt đất vàlay đất theo suốt chiều sâu của mũi khoan Hỗn hợp 5 vị trí lay mau sẽ được mau

đất đại diện cho mỗi gốc cây cam nghiên cứu Đất sau khi lấy được để trong túinilon, ghi chú giải đầy đủ về thông tin vị trí lay mẫu và dé trong thùng xốp có chứa

đá lạnh vận chuyền về phòng thí nghiệm

Mẫu đất được lay 3 lần, tại các thời điểm cụ thé như sau:

29

Trang 38

o Đợt 1: lay mau đầu tháng 3 năm 2015 Dat được lay cùng thời điểm lấy

mẫu nghiên cứu các tính chất lý hóa học Điều kiện thời tiết khô hạn

o_ Đợt2: lấy mẫu ở thời điểm cuối tháng 7 năm 2015, sau khi tưới chế phẩm

sinh học được 3 tháng Điều kiện thời tiết năng hè, mưa nhiều

o_ Đợt3: lấy mẫu ở thời điểm cuối tháng 10 năm 2015 Dat được lay sau khi

tưới chế phẩm sinh học lần 2 là 3 tháng, cách lần tưới thứ nhất 6 tháng.Điều kiện thời tiết nắng vừa, ít mưa Cam trong vườn bị rụng trung bìnhkhoảng 15 tấn quả/ha Đáng chú ý là các gốc cam được tưới chế phẩm có

số lượng quả rụng ít hơn các gốc không được tưới

2.3.4 Phương pháp phán tích trong phòng thí nghiệm

2.3.4.1 Phân tích một số chỉ tiêu lý hóa của đất

Các chỉ tiêu lý, hóa của đất được phân tích tại phòng thí nghiệm của Bộmôn Thổ nhưỡng và Môi trường đất, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học

Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bảng 2.3 Phương pháp xác định một số chỉ tiêu lý, hóa của đất nghiên cứu

TTỊ Chỉ tiêu | Phương pháp phân tích

1 Độ âm _| Phương pháp khối lượng

2 | pHkœ Đất được chiết rút bằng KCI 1N rồi đo bằng pH meter

3 CEC Phương pháp Amoni axetat của Schachtschabel: Dùng dung dịch

CH;COONH, để trao đồi các cation đã được hấp phụ trong đất

4 OM Phương pháp Walkey - Black (Oxi hóa bang dung dịch KzCr;O; IN

và axit đặc, chỉ thị diphenylamine, chuẩn độ bằng muối FeSO,0.5N)

5 Nat Phuong phap Chiurin - Cononova (chiết rút bằng H;SO/¿)

6 | Ns Phương pháp Kjeldahl (phá mẫu bằng H;SO¿ và HCIO, đặc)

7 K,0 4 | Phương pháp Kiecxanop (1933), sử dụng chất chiết rút là dung

dich KCI 0.2N, xác định bằng phương pháp quang kế ngọn lửa

8 | KạO, | Phá mẫu bằng dung dịch hỗn hợp H;ạSO¿ và HCIO¿, sau đó xác

30

Trang 39

định kali trong dung dịch bang phương pháp quang kê ngọn lửa.

9 P,Osa | Phương pháp Oniani và so màu xanh molipđen trên máy so mau

quang điện.

10 | POs, | Phá mau bằng dung dịch hỗn hợp H;SO¿ và HCIO¿, sau đó xác

định phốt pho theo phương pháp Oniani và so màu xanh molipđen

trên máy so màu quang điện.

11 | Ca,Mg | Phương pháp chuẩn độ Complexon Trilon B

trao đôi

12 | Nguyên tối Chiết rút các nguyên tố vi lượng dễ tiêu bằng dung dịch

vi lượng | CH;COONH, IN, pH = 4,8 (Theo Obukhov, 1992) Xác định hàm

dé tiêu va

kim loai

nang

lượng trên máy quang phố hap thụ nguyên tử AAS

Phá mẫu các nguyên tố vi lượng và kim loại nặng tổng số trongbăng dung dịch nước cường thủy Xác định hàm lượng trên máyquang phô hấp thụ nguyên tử AAS

2.3.4.2 Phân tích một số chỉ tiêu sinh học

Các chỉ tiêu vi sinh vật đất được phân tích tại phòng thí nghiệm vi sinh vậtđất, Viện Công nghệ Sinh học, Đại học Quốc gia Hà Nội

Bang 2.4 Môi trường phân lập và nuôi cấy vi sinh vật đất

TT Vị sinh vật Môi trường (cụ thể ở phụ lục)

1 Vi khuẩn tổng số NA (g/l)

2_ | Nam Fusarium Thach Martin

3 Cé dinh nito Fred va Waksma

4 | Phân giải xenlulo ISP4 (g/l)

5 | Chuyên hóa phốt phát khó tan Pikovskaya (PVK) agar (g/l)

Trang 40

Bảng 2.5 Phương pháp phân tích tuyến trùng

TT Các bước tiên hành Phương pháp

Tách lọc tuyến trùng Phương pháp của N.N Châu (2003) [3].

2 | Định lượng mật độ tuyến trùng Đếm số lượng trên kính hiển vi soi nồi

Lên tiêu ban theo phương pháp của Seinhorst

3 | Phân loại tuyến trùng (1959) [53] Phân loại theo tài liệu của

Nguyễn Ngọc Châu và Nguyễn Vũ Thanh [5].

¬ hae Mật độ tuyến trùng kí sinh trong đất được

4 | Xử lý sô liệu

chuyên sang log(x+1) trước khi xử lý thống kê

2.3.5 Phương pháp xử ly, tổng hop số liệu

Sử dụng phần mềm thống kê Microsoft Excel để xử lý số liệu Kết quảnghiên cứu là giá trị trung bình từ kết quả phân tích các mẫu đất đại diện cho mỗi

công thức thí nghiệm.

32

Ngày đăng: 05/06/2024, 14:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w