1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ khoa học: Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật khu vực Trạm nghiên cứu đa dạng sinh học Mê Linh làm cơ sở khoa học cho bảo tồn và sử dụng hợp lý

175 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHAN THỊ HIEN

ĐÁNH GIÁ TÍNH DA DANG SINH HỌC THUC VAT

KHU VỰC TRẠM NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINH

LAM CƠ SỞ KHOA HOC CHO BAO TON VA SỬ DỤNG HỢP LY

HÀ NOI - Năm 2015

Trang 2

ĐẠI HỌC QUOC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

PHAN THỊ HIEN

ĐÁNH GIÁ TÍNH ĐA DẠNG SINH HỌC THỰC VẬT

KHU VỰC TRẠM NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG SINH HỌC MÊ LINHLÀM CƠ SỞ KHOA HỌC CHO BẢO TÒN VÀ SỬ DỤNG HỢP LÝ

Chuyên ngành : Khoa học Môi trường

Mã số : 60 44 03 01

NGƯỜI HƯỚNG DÂN KHOA HỌC: PGS TS Trần Văn Thụy

HÀ NOI - Năm 2015

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn với sự nỗ lực của bản thân cùng với su gIÚúp

đỡ của gia đình, thầy cô và bạn bẻ tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp của mình.

Dé có được kết quả này, trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đếnthầy PGS.TS Trần Văn Thụy đã trực tiếp hướng dẫn tôi rất tận tình, cho tôi nhữngkiến thức và kinh nghiệm quý báu, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình

thực hiện, hoàn thành luận văn.

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu,

Phòng quản lý đào tạo Sau Đại Học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên cũng như

các cán bộ đang làm việc tại trạm Đa dạng sinh học Mê Linh đã tạo điều kiện thuậnlợi cho tôi được học tập, nghiên cứu, chỉ bảo cho tôi những kiến thức thực tiễn vô cùngbổ ích.

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè và người thântrong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thành

luận văn.

Tôi xin chân thành cam on !

Ha Nội, ngày 30 thang 11 năm 2015Hoc vién

Phan Thi Hién

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả luận văn xin cam đoan những sô liệu trình bày trong luận văn là của

chính tác giả, không sao chép từ bat kỳ tai liệu nào.

Hà Nội, ngày 30 thang 11 năm 2015Tác giả

Phan Thị Hiền

Trang 5

9527.1007 - ÔỎ |1 Tính cấp thiết của đề tài 5-© + S222 E21 211211211211 11 111cc |2 Mục tiêu nghiÊn CUU - - - SG E11 311311E91 89113 11 11 9 vn vn net 23 Nội dung nghién CỨU - - - - <2 1118911891199 91 E119 11 vn ngư 2

CHUONG I TONG QUAN VAN DE NGHIÊN CỨU -2- s52 3

1.1 Tổng quan các hướng nghiên cứu da dang sinh học thực vật 3

1.1.1 Khái quát các hướng nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật trên1.1.2 Khái quát các hướng nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật ởViEt NAM oo e i iccceeescccccccccsseesscescceesscssssceseecceseesssesseccceesessseeeececeesetteseess 81.1.3 Nghiên cứu về bảo tồn va sử dung hop ly đa dạng sinh hoc0/5017 — 15

1.2 Tổng quan về khu vực trạm DDSH Mê Linh 2- 5-5: 161.2.1 Chức năng, nhiệm vụ của Trạm DDSH Mê Linh 16

1.2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực Trạm DDSH Mê Linh - 17

1.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Trạm DDSH Mê Linh 20

1.2.4 Tình hình nghiên cứu ở khu vực Trạm DDSH Mê Linh 20

CHUONG II DOI TUONG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24

2.1 Đối tượng nghiên cứu - 2+ 2+s+Ek+EE+EE+EEEEEEEEEEEEEEEErkerkerkrrei 242.2 Phương pháp nghiên CỨU - ¿55 22+ 332 E*+*EE++EEEveEeeereeeeereerees 242.2.1 Phương pháp kế thừa ¿5 2SS+E£+E2E£EEEEEEEEEEErEerkerkrrrrei 242.2.2 Phương pháp điều tra thực địa - 2-52 s+5s+cz+E+xerxsrxzrszes 242.2.3 Phương pháp đánh giá tính đa dạng hệ thực vật 262.2.4 Phương pháp đánh giá tinh đa dạng các kiều quan xã của thảm

thựỰC VẬT LLL TQ Q20 HH HH TH HT ng ng vn 30

Trang 6

CHƯƠNG III KET QUÁ NGHIÊN CỨU - 2-5 + s£E++E£E+Eezxexerxee 323.1 Tính đa dạng sinh học hệ thực vật .- 5+ cSc*++csssserssersesrs 323.1.1 Đa dạng loài thurc VẬT - Ác vn St SH HH v1 ng re 323.1.2 Da dạng cau trúc hệ thông thực vật - 2 5 scs+cxecse¿ 323.1.3 Da dạng ở mức độ hỌ - c1 1v ng ng re, 343.1.4 Đa dạng ở mức độ C1 - - 1111 SEsrrseeererre 37

3.1.5 Đa dạng dạng sống hệ thực vật -<ccscsc+eeeesrreeeeee 383.1.6 Da dạng các yêu t6 địa lý hệ thực vật -s¿ xxx: 393.1.7 Gia tri đa dạng sinh học thực vật trạm Da dạng sinh học Mê Linh 44

3.2 Tinh đa dạng thảm thực Vat - - + +Sx*sskskrrirsrerrerke 67

3.3 Dinh hướng bảo tồn và sử dụng hợp lý đa dang sinh học khu vực trạm

DDSH Mê Linhh - - (+ 5 111 9111 1 E1 vn HH Hà HH HH 763.3.1 Dinh hướng chung - - - - + 1k eereerseesrerree 76

3.3.2 Một số giải pháp cụ thỂ - 2-2 s+x++E+£E+EE2EE2EEEEEerkerkerreee 78KẾT LUẬN tt v13 SE21EE1E1515111111111111111111111 111111111111 81TÀI LIEU THAM KHÁO -¿- 5-56 SE+E‡EE‡EEEESEEEEEEEEEEEEEEEEEEEeEkrkrrxererxee 83

Trang 7

DANH MỤC BANG VÀ BIEU DO

Bảng 1.1 Tên gọi va một số bậc phân loại cơ bản của UNESCO 6

Bang 1.2 Cac yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Đông Dươngtheo Gagne pain oo eee cece cee 10

Bảng 1.3 Phố các yếu tổ địa lý thực vật miền Bắc Việt Nam của001-1560 10

Bang 1.4 Các yếu tổ địa lý thực vật ở Việt Nam theo Pécs Tamas (ghi theo Lê Tran018500777 “+: 11

Bảng 1.5 Phố dang sống co ban theo Raunkiaer (1934) w ceccescesseessecsessessteseeseeses 13Bảng 1.6 Phố dạng sông cơ bản của nhóm cây chồi trên đất — Phanerophytes 13

Bang 3.1 Da dạng các taxon của hệ thực vật Mê Linh - -s-+++<<++<+ 32Bảng 3.2 Tỷ lệ % số loài của lớp Ngọc lan - Magnoliopsida so vớilớp Hành —I0] ò0 -Aa 34

Bảng 3.3 Tỷ lệ %_ mười họ giầu loài nhất hệ thực vật Việt Nam 35

Bảng 3.4 Tỷ lệ % mười họ giàu loài nhất Mê Linh 2 2 s25: 35Bảng 3.5 Mười chi giàu loài nhất tại khu vực trạm DDSH Mê Linh 37

Bảng 3.6 Tỷ lệ dang sống các loài trong hệ thực vật Mê Linh . - 38

Bang 3.7 Phố yếu tổ địa lý hệ thực vật Mê Linh -2- 2 2 2+s2+xe£xerxerszrs 40Bảng 3.8 Các nhóm công dụng chính của tai nguyên thực vật Mê Linh 44

Bảng 3.9 Các loài cây làm thuốc khu vực Trạm DDSH Mê Linh 46

Bảng 3.10 Một số loài cây cho gỗ của hệ thực vật Mê Linh - 51

Bảng 3.11 Một số loài cây làm thức ăn cho người của hệ thực vật Mê Linh 54

Bang 3.12 Các loài quý hiếm ở Tram Da dang sinh hoc Mê Linh 60

BiểuBiéu đồ 3.1 Ty lệ % các taxon trong hệ thực vật Mê Linh . -: 33

Biểu đồ 3.2 Ty lệ % các dạng sông của hệ thực vật Mê Linh 39

Biểu đồ 3.3 Ty lệ % số lượng loài trong mỗi nhóm công dụng - 45

Trang 8

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Bản đồ địa hình Trạm DDSH Mê Linh, tinh Vĩnh Phúc 18

Hình 3.1 Một số loại cây thuốc tại tram DDSH Mê Linh eee 50Hình 3.2 Một số loại cây cho gỗ tại trạm DDSH Mê Linh - 555 - 54Hình 3.3 Một số hình ảnh về loài cây làm thức ăn cho người - 58Hình 3.4 Một số loài quý hiếm ở trạm DDSH Mê Linh -2-52- 5+: 62Hình 3.5 Một số loài cây được trồng tại vườn thuốc trạm DDSH Mê Linh 64Hình 3.6 Một số loài lan tại vườn lan của trạm DDSH Mê Linh - 66Hình 3.7 Trảng cỏ thấp thứ sinh ưu thế Cỏ may Chrysopogon aciculatus

(Retz.) “TT1H - G 011122311112 1111191111110 11 110111 1g v1 kg TH kg 68

Hình 3.8 Quan xã rừng thứ sinh thường xanh nhiệt đới gió mùa cây lá rộng 69

Hình 3.9 Quan xã cây bụi thứ sinh thường xanh cây lá rộng - 5s 70

Hình 3.10 Tham thực vật thủy sinh nước ngot - 5 + ssss+sscssseeseserseeers 71

Hình 3.11 Nương ray trồng San Manihot esculenta Cramt7Z sc.cscscsesssesssesseessessves 72Hình 3.12 Quan xã rừng trồng bạch đàn các lodie eeceecescessessesssessesseesessteseeseesees 73Hình 3.13 Quan xã cây lâu năm tập trung -¿- ¿+ ©++cx++zxrzrxerxeerxeer 74

Hình 3.14 Ban đồ thảm thực vật khu vực trạm DDSH Mê Linh 75

Trang 9

DANH MỤC CÁC TU VIET TAT

Từ viết tắtĐDSH

Liên minh Bao tồn Thiên nhiên quốc tếKhu bảo tồn thiên nhiên

Chương trình Môi trường Liên HiệpQuốc

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Vănhóa của Liên hiệp quốc

Vườn quốc gia

Quỹ Quốc tê Bảo vệ Thiên nhiên

Trang 10

MỞ DAU1 Tính cấp thiết của đề tài

Hiện nay, loài người ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về tầm quan trọng củađa dạng sinh học (ĐDSH), các giá trị tài nguyên của ĐDSH đối với sự sống còn củachính loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất Nhưng với tình trạngkhai thác quá mức của mình, loài người bước vào thế kỷ XXI phải đối mặt với

những thách thức to lớn của môi trường do suy kiệt hệ sinh thái và sự tuyệt chủng

của nhiều loài sinh vật có ý nghĩa với đời sống con người.

Vì vậy, bảo vệ DDSH theo nguyên tắc bền vững là quan điểm xuyên suốtcủa công tác bảo tồn và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên hiện hữu trênhành tinh Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố Thập kỷ 201 1-2020 là Thập kỷLiên Hợp Quốc về DDSH nhằm thúc đây các chiến lược ĐDSH và tầm nhìn toàndiện về cuộc sống hài hoà với thiên nhiên với mục tiêu đảm bảo DDSH ở mọi cấp

độ khác nhau.

Thực vật là một trong những mắt xích đầu tiên trong tất cả các chuỗi thức ănvà lưới thức ăn trong các hệ sinh thái trên trái đất Sử dụng và phát triển bền vữngcác nguồn tài nguyên thực vật đang là van dé cấp bách hiện nay của tat cả các quốcgia trên thế giới Đặc biệt, sự biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến tất cả các hệsinh thái trên toàn cầu cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triểndân cư chưa đồng bộ trên các vùng lãnh thé dẫn đến sự mat mát ngày càng nhiềugiá trị đa dạng sinh học Hầu hết các tài nguyên thực vật hiện nay chỉ còn tồn taitrong hệ thống rừng đặc dụng là các vườn quốc gia, các khu bảo tồn Nhận thứcmột cách sâu sắc van đề này các nhà khoa học trên toàn thế giới đã tiến hành các

nghiên cứu các hệ sinh thái, hệ thực vật, các giá tri tài nguyên đa dạng thực vật

nhằm bao tổn các giá trị khoa học và nhân văn của chúng.

Sự phát triển hướng nghiên cứu này đặc biệt được quan tâm trong các khubảo tồn và các vườn quốc gia, nơi nguồn gen tự nhiên còn khá phong phú, đa dạng.

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc khu vực vùng đệm của vườn quốc giaTam Đảo là một trong số ít địa điểm có những thuận lợi đó và rất phù hợp dé thựchiện nghiên cứu tính đa dạng sinh học thực vật.

Trang 11

Do vậy, đề tài “Đánh giá tính đa dạng sinh học thực vật khu vực trạmnghiên cứu da dạng sinh học Mê Linh làm cơ sở khoa học cho bảo ton và sửdụng hợp ly” là cần thiết dé cung cấp những thông tin cơ bản về các giá trị khoa

học, làm cơ sở cho việc đánh giá một cách chính xác giá trị ĐDSH trong vùng Từđó, làm cơ sở khoa học đề xuất một số định hướng xây dựng những giải pháp bảotồn, sử dụng một cách hợp lý, bền vững nguồn tài nguyên thực vật của Trạm DDSH

Mê Linh.

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Xác định đặc điểm của hệ thực vật, các quần xã thực vật trong khu vựcnghiên cứu, thông kê thành phan loài ưu thé, cấu trúc sinh thái của mỗi đơn vị thảmthực vật, đánh giá tính ĐDSH và tiềm năng tái sinh của chúng.

- Định hướng công tác bảo tồn và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học.

3 Nội dung nghiên cứu

- Phân tích tính ĐDSH hệ thực vật theo cấu trúc hệ thống, dạng sống, công

dụng, thống kê các loài có giá trị khoa học và kinh tế.

- Théng ké tinh DDSH tham thuc vat, phan tich cau tric, phan bố và gia trisu dung.

- Định hướng sử dung va bao tồn hợp lý hệ sinh thai trong khu vực.

Trang 12

CHUONG I TONG QUAN VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU1.1 Tổng quan các hướng nghiên cứu đa dang sinh học thực vật

1.1.1 Khái quát các hướng nghiên cứu đa dạng sinh học thực vật trên thế giới

1.1.1.1 Nghiên cứu hệ thực vật

Sự phong phú và đa dạng của giới thực vật trên trái đất là nguồn tài nguyênquý giá của nhân loại Các nhà thực vật học đã dự đoán số loài thực vật bậc cao hiệncó trên thế giới vào khoảng 500.000 - 600.000 loài [55].Nam 1965, AI A Phêđôrốpđã dự đoán trên thế giới có khoảng:300.000 loài thực vật Hạt kín; 5.000 - 7.000 loảithực vật Hạt trần; 6.000 - 10.000 loài Quyết thực vật; 14.000 - 18.000 loài Rêu;

19.000 - 40.000 loài Tảo; 15.000 - 20.000 loài Địa y; 85.000 - 100.000 loài Nắm vàcác loài thực vat bậc thấp khác [8].

Trong lịch sử nghiên cứu về hệ thực vật từ thế kỷ XIX (1855), De Candolle đã

phân tích mối quan hệ giữa số lượng loài và diện tích từ những dẫn liệu thu được ở

các hệ thực vật vùng ngoại ô Strasburg (hơn 100 km? có 960 loài), hệ thực vậtDagico (1000km” có 1362 loài), hệ thực vật miền trung Svealand (4000 km” có1114 loài) [8] Ở Liên Xô, từ năm 1928 đến năm 1932 được xem là giai đoạn mởđầu cho thời kỳ nghiên cứu hệ thực vật cụ thể Vào thời gian này, Tomachev A I.

[8] nghiên cứu hệ thực vật vùng Taimua nằm ở tọa độ địa lý 74°20’-25° độ vĩ bắc và102°30' độ kinh đông và cho ra nhiều nhận định có giá trỊ.

Từ những năm đầu thế kỷ XX đã xuất hiện một công trình nổi tiếng, là nền

tảng đánh giá tính đa dạng thực vật Việt Nam, đó là bộ “Thực vật chí Đông Dương ”

do H.Lecomte chủ biên năm (1907 - 1952) [63] Trong công trình này, các tác giả

người Pháp đã thu mẫu và định tên, lập khoá mô tả các loài thực vật bậc cao có

mạch trên toàn bộ lãnh thé Đông Dương.

Humbert (1938 - 1950) [60] đã bé sung, chinh ly dé hoàn thiện việc đánh giáthành phan loài cho toàn vùng va gần đây phải ké đến bộ Thực vật chí Campuchia,

Lào và Việt Nam do Aubréville khởi xướng và chủ biên (1960 - 1997) [59] cùngvới nhiều tác giả khác Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm 74 họ cây có mạchnghĩa là chưa đầy 20% tông số họ đã có.

Trang 13

Bên cạnh đó, còn rất nhiều những công trình khoa học và các báo cáo khác

lần lượt được xuất bản và rất nhiều cuộc hội thảo khác nhau đã được tô chức nhằmthảo luận về quan điểm, về phương pháp luận cũng như thông báo các kết quả đãđạt được trong nghiên cứu về đa dang sinh vật và bảo tồn trên toàn thé giới Các kếtquả nghiên cứu được công bồ trong các báo cáo và hội nghị, hội thảo đã cơ bản thiếtlập nên một hệ thống thông tin đa dạng sinh vật trên toàn thế giới đã và đang gópphần nâng cao nhận thức đa dạng sinh vật và bảo tồn, khôi phục lại một số hệ sinh

thái, hệ thực vật trên các vùng lãnh thổ cấp quốc gia.

1.1.1.2 Nghiên cứu thảm thực vật

Thảm thực vật đã được xác định là tổ hợp các cá thể của các loài thực vậtkhác nhau, có cấu trúc ngoại mạo, chức năng sinh thái và quy luật phân bố địa lýkhác nhau, có thé định loại và sắp xếp theo các hệ thống phân loại ở các bậc khác

nhau, được gọi tên theo thuật ngữ xác định.

Trong mỗi hệ thống phân loại đều có ưu điểm nổi bật và hạn chế nhất định.Về cơ bản có thể xếp chúng theo các nhóm theo nguyên tắc phân loại chính của

thảm thực vật.

a Nhóm nguyên tac phân loại thảm thực vật theo cấu trúc - hình thái - đặc điểm

sinh thái của môi trường

Nguyên tắc này được ứng dụng rộng rãi cho các vùng nhiệt đới, nơi mà thảmthực vật có quy luật phân bố, cấu trúc, các mối quan hệ với môi trường khá phứctạp, thành phần loài đa dạng.

Đề có thể xếp chúng vào khung phân loại, những đặc điểm sinh thái của môitrường trở thành những định hướng chủ yếu Dựa vào nguyên tắc này, Warming(1895) đã phân chia các quần xã thực vật thành các “nhóm sinh thái” theo tính chấtcủa môi trường đất Schimper (1898), phân biệt cấu trúc và tính thích ứng sinh tháicủa các bậc phân loại lớn thành các quần hệ: quần hệ khí hậu, quần hệ thé nhưỡng,quan hệ vùng núi Trong quan hệ khí hậu, Schimper đã phân biệt sáu kiểu: rừng ưa

mưa, rừng gió mùa (mưa rao), rừng savan (savane - forest), rừng cây có gai (thorn

forest), trang cỏ nhiệt đới (tropical grassland) và sa mạc nhiệt đới (tropical desert).

Quan hệ thổ nhưỡng được phân chia thành: rừng hành lang, rừng đầm lầy nước

Trang 14

ngọt, rừng ven biển, rừng ngập mặn Và cuối cùng, quần hệ vùng núi được ông

phân biệt thành: rừng mưa á nhiệt đới, rừng mưa ôn đới, rừng cây lùn trên núi, rừng

núi cao, hoang mạc núi cao Sự phân chia của Schimper, với quan niệm đúng đắn về“quan hệ” là những đơn vị đồng nhất về hình thái - cau trúc Những sự phân chiabậc phân loại thấp hơn dựa vào điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng (ghi theo Thái Văn

Trừng, 1978) [45]

Năm 1936, Champion [50] dựa vào sự phân hoá đai cao và chế độ khô hạnvùng thấp theo vĩ độ đã phân chia thành 9 kiểu thảm thực vật trên vùng thấp và 3kiểu thảm thực vật theo đai cao khác nhau Puri (1989) [56] đã vận dụng nguyên tắcnày của Champion dé phân loại các thảm thực vật ở Ấn Độ Trong cách phân chia

ông đã tách các kiêu rừng nhiệt đới theo 4 cấp:

1 Rừng âm nhiệt đới thường xanh và nửa thường xanh.2 Rừng 4m nhiệt đới rụng lá.

3 Rừng khô nhiệt đới rụng lá.

4 Rừng khô nhiệt đới thường xanh.

Tiếp đó, năm 1944, Beard (ghi theo Thái Văn Trừng, 1978) [45] đã nghiêncứu và đưa ra hệ thông phân loại; Quan hệ, loại quần hệ và quan hợp Ong lay cơ sởtừ quan hệ rừng mưa nhiệt đới trong điều kiện tối ưu dé phân chia thành năm loạiquan hệ:

1 Loạt quần hệ xanh theo mùa.2 Loạt quần hệ vùng núi.

3 Loạt quần hệ khô thường xanh.

4 Loạt quần hệ ngập nước theo mùa.5 Loạt quần hệ ngập nước quanh năm.

Tuy nhiên, giữa các hệ thống phân loại này còn thiếu sự thống nhất về quanđiểm phân loại, thuật ngữ phân loại và đây chính là trở ngại lớn trong việc xây dựnghệ thống phân loại trên bản đồ thảm thực vật Vì vậy, năm 1973, UNESCOđã công

bố bảng phân loại và thành lập bản đồ thảm thực vật quốc tế Bảng phân loại được

sự tham, đóng góp của nhiều nhà khoa học như: Poore, Ellenberg (1965); Gaussen(1966) Bảng phân loại này cơ bản dựa vào tiêu chuẩn cấu trúc hình thái, các chỉ

Trang 15

tiêu về mật độ tán, trạng thái sinh học bởi nguyên tắc tổ hợp cấu trúc và so sánhngang bằng Đồng thời còn có các tiêu chuan bồ sung tiếp theo là: Điều kiện sinhthái môi trường (vùng khí hậu, chế độ khô hạn, chế độ thoát nước, điều kiện thổnhưỡng ) quy luật phân bố địa lý Giới hạn khung phân loại này là từ bậc phân

loại lớn nhất (lớp quần hệ) đến bậc phân loại thấp nhất (đưới quần hệ) Các bậcphân loại ở giữa là: dưới lớp quần hệ, nhóm quan hệ, quần hệ [61] Các bậc phânloại và cách gọi tên các quần xã trong khung phân loại thảm thực vật của UNESCO,

1973 như sau:

Bảng 1.1 Tên gọi và một số bậc phân loại co bản của UNESCO [61]

Bậc phân loại Một số ví dụ về tên gọi | Các tiêu chuẩn cơ bản

I Lớp quan hệ Ta Rừng ram - Hình thái quan xã

(UNESCO-1973) Ib Rừng thưa - Độ phủ tán

Ic Trảng cây bụi - Các yếu tố phat sinh

Id Trang cỏ cơ ban của môi trường

le Thảm thực vật thuỷ sinh (chế độ nước, sinh

trưởng của thực vật)

A Dưới lớp quân hệ Al Thường xanh - Trạng mùa

(UNESCO-1973) A2 Rụng lá - Chế độ kh6-am-nhiét

A3 Khô hạn có gai

a Quần hệ - Chủ yếu bởi sự phân

(UNESCO-1973) hoa cua dia hinh-dia ly

(Đai cao-vi độ)

- Chế độ thoát nước

- Đặc trưng thé nhưỡng1.Dưới quân hệ 1 Cây lá rộng - Hình thái lá, thân

(UNESCO-1973) 2 Cây 1a kim hoặc thành phần các họ,chi ưu thế của thực vật

đặc trưng.

Trang 16

b Nhóm nguyên tắc phân loại thảm thực vật theo cầu trúc thành phan loài

Nguyên tắc cơ bản phân loại thảm thực vật theo cấu trúc thành phần loài làtìm ra các loài đặc trưng chiếm ưu thế tuyệt đối trong quần xã và các loài phân biệtdé xác định đặc điểm, giới hạn quần xã và đặt tên cho các bậc phân loại thảm thực

vật Nguyên tắc này do trường phái Braun - Blanquet (1928) đưa ra Dé vận dụngđược nguyên tắc này thì phải sử dụng phương pháp thống kê phổ thông toàn vùng.

Các bậc phân loại của Braum - Blanquet gồm có: lớp quan hệ, quần hệ, nhóm quanhợp, quần hợp, quan hợp phụ, biến chủng, diện (Trích Mueller-Dombois va

Ellenberg, 1974) [52]

Điều khác biệt của trường phái Braun - Blanquet là sự đặt tên cho các bậcphân loại với sự cố gang đưa chúng vào khung bậc của các taxon thực vat, daychính là khó khăn khi vận dụng cho các quần xã thuộc đơn vị bậc lớn (Quần hệ,nhóm quần hệ ) nhất là thảm thực vật nhiệt đới vốn có cấu trúc phức tạp và thànhphần loài đa dạng.

Bên cạnh đó còn có những công trình nghiên cứu của các tác giả Liên Xô

(cũ) như Alekhin, Kudriasov, Govopukhin (1961) và Bưcốp (1970) Trong côngtrình của mình các tác giả đã sử dụng bảng phân loại với bốn kiểu thảm thực vat cơbản: Lignosa (kiểu cây thân gỗ), Herbosa (kiểu thân cỏ), Deserta (kiểu hoang mạc),Errantia (kiểu thảm thực vật trôi nổi - thủy sinh) Từ bốn kiểu cơ bản này, các tácgiả chia tiếp thành lớp quần hệ, nhóm quần hệ Nhìn chung, về nguyên tắc, các tácgiả trên đều công nhận các chỉ tiêu về lớp quần hệ, nhóm quan hệ, giống như các tácgiả thuộc trường phái hình thái - cấu trúc Nhưng khi phân chia các bậc phân loạithấp hơn như quan hệ, nhóm quan hợp, quan hợp, quan hợp phụ, Những tác giảnày lại theo nguyên tắc cấu trúc thành phần loài với các tiếp ngữ cuối của danh từchỉ là: -eta, -osa, -etum, -etosum, Trong đó quần hợp được xem là đơn vị cơ sở.Định nghĩa quần hợp được Hội nghị Quốc tế Thực vật học họp tại Bruxen năm

1910 cho phép áp dụng dé biểu thi “quan xã thực vat” được xác định thành phanloài ưu thế, đồng dạng về hình thái và chỉ xuất hiện trong điều kiện đồng nhất của ô

sinh thái (ghi theo Ellenberg va Mueller - Dombois 1967) [51].

Trang 17

1.1.2 Khái quát các hướng nghiên cứu da dang sinh học thực vật ở Việt Nam

1.1.2.1 Nghiên cứu hệ thực vật

Hệ thực vật ở Việt Nam đến nay đã thống kê được gần 12.000 loài thực vật[14 15], nhiều nhóm có tính đặc hữu cao, nhiều loài đặc hữu có giá trị khoa học vàthực tiễn lớn [40, 43] Những công trình nghiên cứu về thực vật Việt Nam, trước hếtphải kê đến những tác phẩm cô điển như các công trình của Loureiro (1790), của

Pierre (1879 - 1907) [13] hay của Lecomte với bộ “Thực vật chí Đông Dương” [63].Sau đó, các nhà thực vật học người Việt Nam cùng với các nhà thực vật học

quốc tế khác đã tiếp tục kế thừa và nghiên cứu bồ sung: Thái Văn Trừng (1978) đãthống kê hệ thực vật Việt Nam có 7004 loài, 1850 chi và 289 họ [45], về sauHumbert đã bổ sung, chỉnh lý dé hoàn thiện việc đánh giá thành phần loài cho toàn

vùng [63]; Bộ “Thuc vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam” do Aubréville khởi

xướng và chủ biên (1960 - 1997) cùng với nhiều tác giả khác đã công bố 29 tậpgồm 74 họ cây có mạch [62] Tiếp theo có thê kế đến bộ “Cây cỏ thường thay ở ViệtNam” gồm 6 tập do Lê Khả Kế chủ biên (1969 - 1976) [19] hay “Cây gỗ rừng ViệtNam” (1971 - 1988, 7 tập) [6]của Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, “7900 cây có ích

ở Việt Nam”của Trần Đình Lý và tập thê (1995) [26], “Từ điển cây thuốc Việt Nam”

của Võ Văn Chi (1996) [10].

Trong các công trình nghiên cứu về hệ thực vật Việt Nam, bộ“Cáy cỏ ViệtNam” của Pham Hoàng Hộ (1991 - 1993) [14] xuat ban tai Canada va da duoc taibản có bổ sung tại Việt Nam (1999 - 2000) [15] là bộ danh sách day đủ và dễ sử

dụng, góp phần đáng kế cho khoa học thực vật ở Việt Nam.

Những nghiên cứu về thành phần loài hệ thực vật cu thé ở các miền và cụ théhơn nữa là ở các địa phương (các VQG, KBTTN ) đã được tiến hành liên tục trongnhiều năm qua với sự tham gia của rất nhiều các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Có thê kế đến các công trình sau: Pócs Tamas (1965) đã thống kê được ở miền Bắccó 5190 loài ( kê cả một số loài ở vùng giữa 12° và 17° độ vĩ Bắc và 155 loài câytrồng có nguồn gốc nhập nội [64]; Phan Kế Lộc (1969) thống kê và bé sung nâng sốloài ở miền Bắc lên 5.609 loài, 1.660 chi và 140 họ (xếp theo hệ thống Engler) [11,

Trang 18

13, 46]; công trình “Cây cỏ miễn Nam Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ giới thiệu5.326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài Rêu, còn lại 5.246 loàithực vật có mạch [42]; công trình của Phan Kế Lộc và tập thể về hệ thực vật TâyNguyên [23], của Nguyễn Nghia Thìn và tập thể về hệ thực vật ở các Khu bảo tồn,Vườn Quốc gia trong cả nước, trong đó nhiều công trình đã in thành sách như:

“Tinh da dạng Thực vật ở Cúc Phương”, “Da dang sinh học hệ Nấm và thực vật

VOG Bạch Ma’, “Đa dạng Thực vật VOG Pu Mat’, “Da dạng thực vật KBTTN Na

Hang, tỉnh Tuyên Quang” [21, 40, 41] Trần Minh Hợi và Nguyễn Xuân Đặngvới công trình: “Đa dang sinh học và bảo ton nguon gen sinh vật tại VOG Xuân

Son, tinh Phú Thọ” [16].

Trong thời gian gần đây, bộ Thực vật chí Việt Nam đã lần lượt xuất bản cáctập giới thiệu về các họ như: “Họ Na- Annonaceae”cta Nguyễn Tiến Ban (2000)[6], “Họ Cói- Cyperaceae” của Nguyễn Khắc Khôi (2002) [20], “Họ Bạc hà-

Lamiaceae”®của Vũ Xuân Phương (2000) [32], “Họ Don nem- Myrsinaceae” của

Trần Thị Kim Liên (2002) [22], và các công trình khác như “Orchidaceae ĐôngDuong” của Seidenfaden (1992) [53], “HoThaudau - Euphorbiaceae ở Việt Nam”của Nguyễn Nghĩa Thin (1999) [37, 60] Tu liệu về hệ thực vật Việt Nam mới nhấtphải ké đến bộ “Danh luc các loài thực vật Việt Nam” do tập thê các nhà thực vậtViệt Nam biên soạn, đã giới thiệu khái quát và đầy đủ nhất về hệ thực vật Việt

Nam, gồm 3 tập: trong đó tập I (2001) gom Nam, Thực vật bậc thấp, Rêu, Thực vật

Hạt trần; tập II (2003) và tập II (2005) khái quát về Hạt kín, trong đó toàn bộ lớpMột lá mầm được trình bay trong tập II [5, 6, 12] Day là những tài liệu quan trọng,

làm cơ sở cho việc đánh giá về đa dạng thực vật Việt Nam.1.1.2.2 Nghiên cứu về yếu tô địa lý thực vật

Phân tích và đánh giá các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Việt Namtrước tiên phải ké đến các công trình của Gagnepain: “Góp phan nghiên cứu hệ thựcvật Đóng Dương” (1926) và “Giới thiệu về hệ thực vật Đông Dương” (1944) Tacgiả đã xác định các yếu tố địa lý của hệ thực vật Đông Dương thành các yếu tố

được trình bay theo bang 1.2 [45, 46]:

Trang 19

Bảng 1.2 Các yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật Đông Dương

theo Gagnepain [45, 46]

Yếu tô Tỉ lệ

Yếu tổ Trung Hoa 33,8%

Yếu tố Xích Kim - Himalaya 18,5%

Yếu tổ Malaysia và nhiệt đới khác 15,0%Yếu tô đặc hữu bán dao Đông Dương 11,9%

Yếu tổ nhập nội và phân bỗ rộng 20,8%

Tiếp theo đó Pócs Tamas (1965) đã xây dựng phổ các yếu tố địa ly cho hệthực vật ở miền Bắc Việt Nam [64], trong đó các yếu tố cũng như thành phần của

chúng đêu có sự thay đôi so với những kêt quả nghiên cứu của Gagnepain, điêu đó

thể hiện thông qua việc đánh giá tỷ lệ mỗi yếu tố trong bang 1.3 [45].

Bảng 1.3 Phố các yếu tố địa lý thực vật miền Bắc Việt Nam củaPócs Tamas (1965) [45]

Yếu tô Tỉ lệNhân tổ bản địa đặc hữu 39,90 %

Của Việt Nam 32,55 %Của Đông Dương 7,35 %Nhân tổ di cư từ các vùng nhiệt đới 55,27 %

Từ Trung Hoa 12,89 %

Từ Ấn Độ va Himalaya 9,33 %

Từ Malaysia - Indonesia 25,69 %Từ các vung nhiệt đới khác 7,36 %

Nhân tô khác 4,83 %Ôn đới 3,27 %

Thể giới 1,56 %

Nhân tổ nhập nội, trông trọt 3,08 %Tổng 100,00

10

Trang 20

Theo nguyên tắc Pocs Tamas dé ra [9, 64], trong phạm vi tư liệu cho phéptheo tài liệu “Mộisó đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam” Lê Trần Chan(1999) đã tổng hợp vận dụng và đánh giá cho hệ thực vật Việt Nam được cấu thànhbởi các yếu tô trong bảng 1.4 dưới đây:

Bang 1.4 Các yếu tô địa lý thực vật ở Việt Nam theo Pécs Tamas(ghi theo Lê Tran Chan, 1999) [9]

Yêu tô Phân bố taxon thực vật

Yếu tô đặc hữu bắc bộ Khu phân bô trong ranh giới hành chính của Bac bộ cũ.Yếu tô đặc hữu Trung bộ Khu phân bố năm trong ranh giới hành chính Trung bộ cũ.

Yếu tế đặc hữu Nam bộKhu phân bé nằm trong ranh giới hành chính Nam bộ cũ.Yếu tố đặc hữu Việt

Phân bố trong phạm vi lãnh thô nước Cộng hòa xã hội

chủ nghĩa Việt Nam Khi phân tích yếu tố này ngoài

những loài phân bố cả ba miền (Bắc, Trung, Nam) điềuđáng lưu ý là một số loài chỉ phân bố ở bắc và trung bộhoặc chỉ phân bố ở Nam bộ và ranh giới cuối cùng làcực bắc Trung bộ Như vậy, có một khu vực trung gianlà giới hạn cuối cùng của các loài là không hoàn toàn làđặc hữu Bắc bộ và cũng không hoàn toàn là đặc hữuNam bộ, nhưng cũng chưa có khu phân bô trên cả nước.

Yếu tố Đông Dương

(Theo nghĩa rộng)

Gồm các loài phân bỗ ở Việt Nam, Lào, Campuchia,toàn bộ phần nhiệt đới của Mianma, Thái Lan (trừ phần

cực nam kéo xuông Malaixia).

Yếu tố Nam Trung

Yếu tố Hymalaya Gôm các loài phân bô ở phân trước núi nhiệt đới của

dãy Hymalaya Các loài này có thê còn phân bô cả ởLào, Campuchia, Thái Lan Mién Dién.

Yéu t6 An D6 Gồm các loài phân bô ở Đông Dương theo nghĩa rộng

và có phân bô ở An Độ.

Yêu tô MalaixiaGôm các loài phân bô ở Việt Nam, bán đảo Malaixia và

11

Trang 21

các đảo thuộc Malaixia.

Yêu tô Malaixia- | Gôm các loài phân bô ở Việt Nam, Malaixia, Indonexia

Yêu tô Malaixia -|Gôm các loài phân bô ở Việt Nam, Malaixia,Indonexia - châu UcIndonexia, châu Uc

Yếu tổ chau A nhiệt đới Gồm các loài phân bô ở An Độ, Đông Duong (theo

nghĩa rộng), Malaixia, Indonexia, Philippin, các đảo

Thái Bình Dương.

'Yêu tô cô nhiệt đới Gom những loài phân bố ở vùng nhiệt đới châu A, châuPhi và châu Uc.

Yêu tô tân nhiệt đới và

liên nhiệt đới

Bao gồm các loài phân bố ở nhiệt đới châu Mỹ, nhiệt

đới châu Á, nhiệt đới châu Phi Nói cách khác là toànbộ vành đai nhiệt đới của thế giới.

Yếu t6 Đông A Bao gôm các loài phân bô ở Triéu Tiên, Nhat Ban,

Đông Trung Quốc, Đài Loan và bắc Việt Nam.

Yêu tô châu A Gồm các loài phân bỗ trong phạm vi lãnh thô toàn châu Á.

Yêu tô ôn đới bacGôm các loài phân bô chủ yêu ở vùng ôn đới châu Á vàA : ^ H 2 Ẫ 2 ` ^ re ^ H `

châu Âu đồng thời cũng có ở Việt Nam.

Yếu tố phân bỗ rộng Gôm các loài phân bô rộng trên phạm vi toàn thê giới.

Yêu tô ngoại lai hóa và

nhập nội hiện đại

Bao gồm các loài có nguôn gôc di cư, xâm nhập vào hệ

thực vật Việt Nam bằng nhiều con đường khác nhau.

Cách xác định các yếu tố địa ly này được chúng tôi áp dụng dé nghiên cứu vềphố các yếu tố địa lý của khu vực Trạm DDSH Mê Linh.

1.1.2.3 Nghiên cứu về phố dang sống của hệ thực vật

Nghiên cứu về phô dang sống là một trong những nội dung chính của hệ thựcvật Mặc dù có nhiều kiêu phân loại dang sống khác nhau, nhưng phổ dạng sống doRaunkiaer (1934) đề xướng được sử dụng nhiều nhất vì có cơ sở khoa học và dé sửdụng [56] Raunkiaer-nhà thực vật học người Dan Mạch, người đầu tiên đưa ra khái

niệm về các dạng sông và tiên hành đánh giá sự đa dạng của các khu hệ thực vật ở

các vùng miên khác nhau và toàn thê giới thông qua tô hợp dạng sông của tât cả các

loài cây trong đó, được gọi là phổ dạng sống (SB = Spectrum Biology).

12

Trang 22

Khi phân biệt các dạng sống của thực vật trong hàng loạt các dạng thíchnghi, Raunkiaer chỉ chọn một dấu hiệu làm biểu thị để phân loại dạng sống củamình Đó chính là vị trí của chồi so với mặt đất trong thời gian bắt lợi của năm, từ

đó ông chia ra năm nhóm dang sống cơ bản như bảng 1.5 [57] dưới đây:Bảng 1.5 Phố dạng sống cơ bản theo Raunkiaer (1934) [57]

STT | Thuật ngữ dạng sống cơ bản Nội dung Ký hiệu1 Phanerophytes Cây chồi trên dat | Ph

2 Chamaephytes Cây chéi sát đất Cha3 Hemicryptophytes Cây chéi nửaân | He

4 Cryptophytes Cây chéi ân Cry

5 Therophytes Cây một năm Th

Trong nhóm cây chôi trên mặt đât (Ph) Raunkiaer lại chia làm các dạng tìmthay ở vùng nhiệt đới 4m (Ghi theo Thái Văn Trừng, 1978) [45] như sau:

Bang 1.6 Phố dạng sống cơ bản của nhóm cây choi trên

dat Phanerophytes [45]

TT Nội dung Ký hiệu

Cây chôi trên lớn Megaphanerophytes: Là cây gỗ cao

1 „ R.Mega

từ 25m trở lên

Cây chôi trên trung bình Mesophanerophytes: Là cây

2 * ` R.Mesogo cao từ 8m - 25m

3 Cây chổi trên nhỏ Microphanerophytes: Là cây gỗ RM

dạng bụi va cây bụi cao từ 2m - 8m

4 Cây chôi trên lùn Nanophanerophytes: La cây bụi RN

x Na

lùn, cây thảo hoa go cao từ 25 cm - 2m

5 Cây bi sinh Epiphytes: Gồm các loài bì sinh sống lâu Evi

năm trên thân, cảnh cây và bám trên đá P

6 Dây leo Liannes : Cây choi trên dang dây leo thân 7

x i

hoa go hoặc thân thảo.

7| Cây chi trên thân thảo hoá gỗ Herbaceous Heb

Raunklaer đã tính toán cho hơn 1.000 loài cây có ở các vùng khác nhau trên

trái đất và đã lập ra phô dạng sống tiêu chuẩn, ký hiệu là SN (Natural spectrum):

13

Trang 23

năm 1953 Maurand trên cơ sở các công trình nghiên cứu của Rollit, Ly Van Hội,

Neang Sam Oil có đưa ra bảng phân loại về các quần xã thực vật Nam Việt Nam.Năm 1956, Giáo sư Dương Ham Hi đã công bồ trong cuốn “Tài nguyên rừng ViệtNam”bảng phân loại của mình về thảm thực vật rừng Bắc Việt Nam (ghi theo TháiVăn Trừng, 1999) [47].

Năm 1970, Trần Ngũ Phương [31] đưa ra bang phân loại rừng Bắc ViệtNam, bảng phân loại này đề cập đến sự phân hoá của thảm thực vật theo đai cao, sựphân hoá của khí hậu, thé nhưỡng và các điều kiện nhân tác, ông phân chia rừngBắc Việt Nam thành:

- Đai rừng nhiệt đới mưa mùa, phân bố ở độ cao 400m-700m.

- Dai rừng á nhiệt đới mưa mùa, phân bố ở độ cao từ khoảng +00m - 700mđến độ cao 1.600m - 1.800m.

- Dai rung a nhiệt đới mưa mùa nui cao, phân bố ở độ cao từ 1900m-2000m.Năm 1970-1978, Thái Văn Trừng [45] dựa trên quan điểm sinh thái phát sinhđã trình bày bảng phân loại thảm thực vật toàn lãnh thé Việt Nam, bang phan loaicủa ông đưa ra hai nhóm kiểu thảm thực vat chủ yếu phân hoá theo dai cao là:

1 Nhóm kiểu thảm thực vật nhiệt đới ở vùng thấp và vùng cao có độ caotrung bình dưới 700m ở Miễn Bắc và dưới 1000m ở Miễn Nam.

2 Nhóm những kiểu thảm thực vật ở vùng núi có độ cao >700m ở Miễn Bắcvà <1000m ở Miễn Nam.

14

Trang 24

Năm 1984, Giáo sư Phan Kế Lộc [24] khi xây dựng bản đồ thảm thực vật ty

lệ 1/2000.000 trong tập allat Quốc Gia, đã vận dụng khung phân loại cấu trúc hìnhthái sinh thái của UNESCO (1973), đã đưa ra bảng phân loại tổng quát cho các kiểu

thảm thực vật ở Việt Nam.

Hầu hết các tác giả ở trên đều đề cập tới thảm thực vật trong mối liên hệ mậtthiết với môi trường sinh thái trong đó đặc biệt nhân mạnh tới nhân tố phát sinh thảmthực vật Đây là định hướng quan trọng cho nghiên cứu thảm thực vật ở nước ta.

1.1.3 Nghiên cứu về bảo tôn và sử dụng hợp lý đa dạng sinh học thực vật1.1.3.1 Trên thé giới

Trong những năm gần đây hàng loạt các tổ chức, các hiệp hội bảo tồn, cáchội nghị quốc tế đã được thành lập, diễn ra các hoạt động vì mục dich bảo tồn giá triDDSH Nỗi bật và đáng chú ý nhất là Hội nghị thượng đỉnh bàn về vấn đề môitrường và đa dạng sinh vật đã được tô chức tại Rio de Janeiro (Brazil) tháng 6/1992,

150 nước đã ký vào Công ước về đa dạng sinh vật [13] Để phục vụ cho mục đíchbảo tồn, WWE (1990) đã cho xuất bản cuốn sách Tam quan trọng của da dạng sinhvat (The importance of biological diversity); IUCN, UNEP, WWF đưa ra Chiếnlược bảo tôn toàn cau (World conservation strategy, 1990), Hay quan tâm tới tráiđất (Caring for the earth, 1991); WCMC đã Đánh giá da dang sinh vật toàn câu

(Global biodiversity assessment, 1995) [11, 13].

1.1.3.2 Ở Việt Nam

Việt Nam đã được công nhận là một trong ít quốc gia có tính đa dạng sinhhọc cao trên thế giới và được ưu tiên cho bảo tồn toàn cầu Sự đa dạng về địahình, các hệ sinh thái, cảnh quan và khí hậu là cơ sở rất thuận lợi, tạo nên tính đadạng của cả hệ sinh thái, loài và nguồn gen của Việt Nam Hệ thống khu bảo tồnthiên nhiên ngày càng được củng cô và phát triển với 164 khu rừng đặc dụng (baogồm 30 Vườn Quốc gia, 69 khu dự trữ thiên nhiên, 45 khu Bảo vệ cảnh quan, 20

khu nghiên cứu thực nghiệm khoa học) [7].

Năm 2013, công tác bảo tồn đa dang sinh học có nhiều chuyển biến với việcban hành nhiều chính sách lớn của Nhà nước, đặc biệt là Quyết định s61250/QD-

TTg ngày 31/7/2013 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược quốc gia về

15

Trang 25

Đa dạng sinh học đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 Theo đó, mục tiêu cụ thể đến

năm 2020 về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt Nam là: “Nâng cao chất lượng và

tăng diện tích của hệ sinh thái tự nhiên được bảo vệ, bảo đảm: Diện tích các khu

bảo tồn thiên nhiên trên cạn đạt 9% lãnh thé, diện tích các khu bảo tồn trên biển đạt0,24% diện tích vùng biển; độ che phủ rừng đạt 45%; rừng nguyên sinh được giữ ởmức 0,57 triệu ha và có kế hoạch bảo vệ hiệu quả; diện tích rừng ngập mặn,thảm cỏ biển, ran san hô được duy trì ở mức hiện có; 15% diện tích hệ sinh tháitự nhiêu quan trọng bị suy thoái được phục hồi: số lượng các khu bảo tồn thiênnhiên của Việt Nam được quốc tế công nhận: 10 khu Ramsan, 10 khu dự trữ sinhquyền, 10 vườn di sản ASEAN” [34]

1.2 Tổng quan về khu vực trạm DDSH Mê Linh

1.2.1 Chức năng, nhiệm vu của Trạm DDSH Mê Linh

Trạm Da dang sinh học Mê Linh, thuộc Viện Sinh thai va Tài nguyên sinh

vật, được thành lập theo Quyết định 1063/QD-KHCNQG ngày 6 tháng 8 năm 1999của Giám đốc Trung tâm Khoa học tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, nay là ViệnKhoa học và Công nghệ Việt Nam Theo quyết định, Trạm Đa dạng sinh học MêLinh - Vĩnh Phúc có những nhiệm vụ sau:

- Xây dựng bộ sưu tập sống về các loài động thực vật nhiệt đới Việt Nam.

- Tổ chức nghiên cứu cơ bản về đa dang sinh học ở Việt Nam Nghiên cứucác giải pháp bảo tồn các nguồn gen quí hiếm, phục hồi và phát triển các nguồn gen

có nguy cơ tuyệt chủng.

- Tổ chức nghiên cứu di thực nhập nội, gieo trồng các loài thực vật, thuầndưỡng các loài động vật quý, có giá trị kinh tế hay khoa học từ các vùng sinh thái

khác nhau trong cả nước va từ nước ngoai, làm phong phú thêm cho bộ sưu tập

song cac loai sinh vat cua Viét Nam.

- Tiến hành các nghiên cứu về sinh thai quan thể, các mối quan hệ tương tácgiữa các yếu tố môi trường với các yếu tô sinh học, qui luật diễn thế, giải pháp phụchồi các hệ sinh thái suy thoái nghèo kiệt, đề xuất biện pháp bảo vệ và duy trì cânbăng sinh thái bền vững.

16

Trang 26

- Phối hợp với địa phương, các cơ quan khoa học liên quan, tô chức triển khai,ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực sinh thái tài nguyên sinh

vật, xây dựng mô hình kinh tế sinh thái hộ gia đình vùng trung du miễn núi các tinh

miền Bắc Việt Nam, phục vụ phát triển kinh tế hộ gia đình, nâng cao đời sống nhândân địa phương, cũng như nhận thức về lợi ích kinh tế của sự đa dạng sinh học.

- Hợp tác Quốc tế trong lĩnh vực nghiên cứu đa dạng sinh học với các nướctrên thế giới, nhất là các nước ASEAN, nhằm nâng cao chất lượng các công trìnhnghiên cứu ở Việt Nam.

- Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh còn là nơi tham quan, học tập cho học

sinh pho thông, sinh viên các trường cao đăng, đại học, cũng như các cán bộ

nghiên cứu, giảng dạy trong các lĩnh vực liên quan đến sinh học; qua đó tuyêntruyền và giáo dục lòng ham mê, yêu quý thiên nhiên và ý thức bảo vệ môitrường sinh thái [33]

1.2.2 Điều kiện tự nhiên khu vực Trạm ĐDSH Mê Linh

1.2.2.1 Vi trí địa ly

Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc nằm trong địa phận của xã

Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (trước thuộc huyện Mê Linh, tỉnhVĩnh Phúc) Trạm Đa dạng sinh học cách trung tâm thị xã Phúc Yên khoảng 35 km

về phía Bắc.

Với diện tích 170,3 ha trong đó chiều đài khoảng 3.000 m, chiều rộng trungbình khoảng 550 m (chỗ rộng nhất khoảng 800 m, chỗ hẹp nhất khoảng 300 m).

Khu vực Trạm ở toa độ 21°23'57" 21°25'35" độ vĩ Bắc và 105742140" 105°46'65" độ kinh Đông, phía Bắc giáp huyện Phổ Yên, tỉnh Bắc Thái, phía Đôngvà phía Nam giáp hợp tác xã Đồng Trầm, xã Ngọc Thanh, huyện Mê Linh, phía Tâygiáp vùng ngoại vi Vườn Quốc gia Tam Đảo huyện Tam Đảo [33]

Trang 27

Địa hình khu vực nghiên cứu phan lớn là đất dốc, độ chia cắt sâu với nhiều

dong phụ gần như vuông góc với dông chính, độ dốc trung bình từ 15 - 30°, nhiềunơi dốc đến 30 - 35°, điểm cao nhất là 520 m (điểm cực đông thuộc đỉnh núi Đátrắng) Ở khu vực Trạm các bãi bằng rất ít, nằm rải rác dọc theo ven suối phíaTây [33]

TRAM DA DẠNG SINH HOC ME LINH

Trang 28

- Ở độ cao dưới 400 m đất Feralit màu vàng đỏ phát triển trên sa phiến thạch.Ngoài ra, còn có đất dốc tụ phù sa ở ven các suối lớn ở độ cao đưới 100 m.Đất thuộc loại chua có pH = 5,0 - 5,5, thành phần cơ giới trung bình, độ dày tầng

đất khoảng 30 - 40 cm.

Nhìn chung các loại đá mẹ khá cứng, thành phần khoáng có nhiều Thạchanh, Muscovit khó phong hóa, hình thành nên các loại đất có thành phần cơ giớinhẹ, cấp hạt thô, dé bị rửa trôi và xói mòn, nhất là những nơi dốc cao bị xóimònmạnh dé tro lại phan đá rất cứng (điển hình là khu vực từ độ cao 300 - 400 m).

Ngoài ra còn có đất đốc tụ phù sa ven suối ở độ cao đưới 100 m Thành phần

cơ giới của loại đất này là trung bình, tầng đất dày, độ 4m cao, màu mỡ, đã được

khai phá để trồng lúa và hoa màu Đất thuộc loại chua với độ pH3,5 - 5,5 độ dày

tầng đất trung bình 30 - 40 cm [33]

Điều kiện thổ nhưỡng của khu vực nghiên cứu là cơ sở cho sự phân hóa, hìnhthành các kiểu thảm thực vật khác nhau Các kiêu thảm này chúng tôi sẽ trình baytrong phan sau.

1.2.2.4 Khí hậu - thuỷ văn

Khu vực nghiên cứu thuộc vùng nhiệt đới gió mùa đồng bằng Bắc Bộ, nhiệtđộ trung bình hàng năm là 22 - 23°C, tập trung không đều, tháng có nhiệt độ cao là

tháng 6, tháng 7 và tháng 8 Con mùa lạnh vào các tháng 12, thang | và thang 2.

Nhiệt độ cao điểm trong các tháng nóng nực lên đến 40°C, nhiệt độ lạnh nhất tới

4°C Nhìn chung nhiệt độ trung bình vào mùa hé từ 27 - 29°C, trung bình vào mùa

đông là 16 - 17°C.

Lượng mưa từ 1.100 - 1.600 mm/năm, phân bố không đều, tập trung vàomùa hè từ tháng 6 - 8 hang năm, ở đây có 2 mùa gió thôi rõ rệt là gió mùa ĐôngBắc (từ tháng 10 đến 3 năm sau) và gió mùa Đông Nam (từ tháng 4 đến tháng 9).Độ am trung bình là 80% Là khu vực đầu nguồn của nhiều suối nhỏ đỗ vào hồ

Trang 29

Bên cạnh việc xem xét các điều kiện về mặt tự nhiên thì những đặc điểm về

mặt kinh tế-xã hội của khu vực Trạm DDSH Mê Linh cũng là cần thiết khi nghiêncứu về ảnh hưởng đối với tính đa dạng sinh học thực vật của khu vực.

1.2.3 Đặc điểm kinh tế - xã hội khu vực Trạm DDSH Mê Linh

Khu vực nghiên cứu năm trên địa bàn xã Ngọc Thanh với diện tích đất lâmnghiệp chiếm 51,8% tông diện tích tự nhiên của toàn xã Mật độ dân số của xã là139 người/km”, dân tộc kinh chiếm 53%, dân tộc thiểu số (San Diu) chiếm 47%.Thu nhập bình quân đầu người của xã là 3 triệu đồng/người/năm [30].Trong khuvực nghiên cứu không có người dân sinh sống, tuy nhiên do tập quán của người dân

quanh vùng nên rừng trong khu vực nghiên cứu vẫn chịu những tác động tiêu cực

như: Thả gia súc sau mùa vụ, lay củi, lấy măng và khai thác lâm sản ngoài gỗ.

Những năm gần đây do có sự đổi mới các chính sách về kinh tế, xã hội củaNhà nước nên đã có những tác động tích cực đến đời sống của nhân dân trong xã;

tổng giá trị thu nhập tăng Tuy nhiên, do ảnh hưởng của tập quán sinh sống của

nhân dân quanh khu vực là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong rừng đã có từlâu đời nên ý thức bảo vệ rừng của người dân vẫn chưa cao: rừng bi chặt phá dé laygỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nương ray Các nguyên nhân này đã làm

cho diện tích rừng bị suy giảm nghiêm trọng, tính đa dạng của sinh vật giảm sút, hệ

thực vật rừng bị suy thoái (nhiều cây gỗ lớn, quý hiếm không còn) tạo nên nhiều

thảm cỏ, thảm cây bụi.

Qua những thông tin trên có thê thấy, những điều kiện tự nhiên và điều kiện

nhân tác nơi đây đã phát sinh ra những các hệ sinh thái tự nhiên chứa đựng các loài

sinh vật phong phú đa dạng và các hệ sinh thái nhân tác theo các hướng sử dụng

khác nhau Đây là cơ sở quan trọng cho đánh giá tính đa dạng sinh học của vùngnghiên cứu.

1.2.4 Tình hình nghiên cứu ở khu vực Trạm DDSH Mê Linh

Những công trình chuyên khảo nghiên cứu về thực vật tại trạm Mê Linhkhông nhiều, Nguyễn Tiến Bân, (2001) là người đầu tiên tiến hành nghiên cứu và

đánh giá về hiện trạng DDSH tại trạm DDSH Mê Linh [3] Kết quả thống kê được

20

Trang 30

1207 loài thuộc 162 ho, 662 chi của 5 nganh thực vật: Thông đất, Tháp bút, Dương

xi, Thông, Mộc Lan và có 18 loài được ghi trong Sach đỏ Việt Nam 2007.

Một số nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng tại Trạm Mê Linh (tăngtrưởng về chiều cao, đường kính):

Công trình của Ma Thị Ngọc Mai (2007) [29] đã thực hiện trên hệ thống ô

định vị từ năm 2004 - 2007, tác giả đã có quỹ thời gian nghiên cứu sinh trưởng của

4 loài cây gồm Tram chim (Canarium tonkinense Engl.), Hoắc quang (Wendlandia

paniculata (Roxb.) DC.), Sau sau (Liquidambar formosana Hance.) và Son rừng

(Toxicodendron succedanea (L.) Mold.) Kết quả cho thấy: Sau 12 năm, Sau sau đạt

chiều cao cao nhất 7,2 m; sau đó là Trám chim 6,6 m; Sơn rừng dat 5,6 m va Hoắcquang thấp nhất chỉ đạt 5,2 m Về đường kính: Sau 12 năm, Trám chim và Sau sauđều đạt đường kính trên 10cm (Tram chim 10.5cm, Sau sau 10,2cm), hai loài Sơnrừng và Hoắc quang chi đạt đường kính dưới 10cm (Sơn rừng 7,90cm và Hoặcquang 8,53cm) Trong cả quá trình đến tuổi 12 Tram chim dat mức tăng trưởngtrung bình cao nhất (8,80cm/năm); tiếp đến là Sau sau (0,85cm/năm); Hoắc quang

(0,71cm/năm) và thấp nhất là Son rừng (0,69cm/năm).

Lê Đồng Tan (2011) [36], đã tiến hành nghiên cứu sinh trưởng phát triển củamột số loài cây trồng tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh Tác giả đã thu thập sốliệu về 22 loài cây trồng tại Trạm từ năm 2002, cùng với việc kế thừa số liệu củacác năm trước đã tính được mức tăng trưởng về chiều cao và đường kính qua 3 giaiđoạn từ 2002-2005, 2005-2007 và 2007-2011 Trong đó loài có sinh trưởng chiều

cao lớn nhất là Sao đen (Hopea odorata), đạt 1,07m/năm.

Cũng theo, Dương Đức Huyền (2011) trong đề tài: Tăng cường tính da dạngthực vật bằng những loài cây gỗ quý hiém tại Tram Da dạng sinh học Mê Linh(Vinh Phúc), trang 16, 18 Báo cáo tông kết đề tài KHCN cấp Viện Khoa học vàCông nghệ Việt Nam (2010 - 2011) Kết quả thu được trong 8 năm (2002 - 2009)Phòng Thực vật đã thực hiện 4 dé tài (thực hiện 4 giai đoạn của 1 dé tài) nhằm phụchồi, bảo tồn và phát triển đa dang thực vật tại Trạm Da dang sinh học Mê Linh, tỉnhVinh Phúc, đã đưa vào trồng được 88 loải, thuộc 65 chi, 32 họ thực vật Trong số 88loài có 27 loài trước đây đã có ở Mê Linh nay đã mất hoặc rất hiếm; 61 loài di nhập

21

Trang 31

từ các vùng khác đến nhằm bồ sung và tăng cường tinh đa dạng cho Trạm Trong sốđã trồng có 2 loài thuộc ngành Dương xỉ, 7 loài thuộc ngành Hạt trần, 42 loài thuộc

lớp 2 lá mầm, 37 loài thuộc lớp 1 lá mam [18]

Trong báo cáo tông kết trình bày tại Hội thảo “Quy hoạch phát triển trạm đadạng sinh học Mê Linh giai đoạn 2010 - 2020 và định hướng đến năm 2030”, VũXuân Phương (2009) [33] đã đưa ra con số thống kê về thảm thực vật tự nhiên tạiTrạm đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) gồm có các trạng thái: Rừng nhiệt đớithường xanh cây lá rộng ở địa hình thấp và núi thấp; Rừng Giang (Ampelocalamus

patellris (Gamble) Stapl.) thuan; Rùng Nứa (Neohouzeana dulloa (Gamble) A.

Camus.) hỗn giao ; Tham cây bụi nhiệt đới chủ yếu thường xanh cây lá rộng trênđất địa đới hình thành do khai thác quá mức, xử lý trăng thực bì để trồng rừng;Thảm cỏ dạng lúa trung bình; Thảm cỏ thấp không dạng lúa; Rừng trồng.

Ngoài ra, còn có nghiên cứu ở khu vực phụ cận trạm DDSH Mê Linh như:

Năm 2006, Ma Thị Ngọc Mai, Chu Văn Bằng, Lê Đồng Tan với công trình

nghiên cứu Tinh da dang dạng thực vật bậc cao có mạch trong các trạng thai thảm

thực thực vật phục hồi tự nhiên tại xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vinh Phúcđăng tại Tạp chí Khoa học và công nghệ Kết quả đã ghi nhận hệ thực vật tại xã

Ngọc Thanh thị xã Phúc Yên tỉnh Vĩnh Phúc có 457 loài, thuộc 324 chi và 115 họ

của 5 ngảnh thực vật bậc cao có mạch là Thông đất, Mộc tặc, Dương xi, Thông va

Ngọc lan [28]

Nam 2015, Tran Van Thuy, Phan Thi Hién, Vi Ngọc Lượng với nghiên cứu

“Đánh giá tính đa dạng sinh học hệ thực vật vùng núi Nam Tam Đảo thuộc xã

Trung Mỹ, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc” [44] Kết quả thu được của hệ thực

vật Nam Tam Đảo, trong giới hạn vùng nghiên cứu thuộc xã Trung Mỹ, huyện BìnhXuyên không lớn về diện tích, bước đầu đã ghi nhận 1248 loài thuộc 661 chi, 171họ của 6 ngành thực vật bậc cao có mạch là Khuyết lá thông, Cỏ tháp bút, Thông

đất, Duong xi, Hat tran va Hat kin.

Day là những định hướng quan trọng cho nghiên cứu của luận văn nhằm tiếptục các hướng nghiên cứu về thực vật tại khu vực cũng như bồ sung một số dẫn liệu

mới cho khu vực Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh.

22

Trang 32

Kế thừa những kết quả trên đây, đề tài luận văn của tác giả đã tiếp tục điềutra, đánh giá về hiện trạng hiện nay của hệ thực vật và các kiểu quần xã thảm thực

vật khu vực Trạm DDSH Mê Linh bồ sung được 92 loài và lần đầu tiên phân tích,

đánh giá tính đa dạng thảm thực vật, xây dựng bản đồ theo quan điểm củaUNESCO - 1973 nhằm cung cấp cơ sở khoa học cho đánh giá sự biến động tính đa

dạng sinh học thực vật của khu vực nghiên cứu theo thời gian.

23

Trang 33

CHƯƠNG II ĐÓI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1 Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm hệ thực vật bậc cao có mạch, các kiểu quần xã của thảm thực vậtphân bố tại khu vực trạm Đa dạng sinh học Mê Linh của Viện Sinh thái và Tài

nguyên sinh vật - Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam.2.2 Phương pháp nghiên cứu

2.2.1 Phương pháp kế thừa

Kế thừa có chọn lọc các số liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu có liên quan tới đadạng sinh học nói chung và đa dạng thực vật nói riêng có liên quan đến khu vựcnghiên cứu: Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, tài nguyên thực vật của khu vựcnghiên cứu, các kết quả nghiên cứu đã có, các báo cáo khoa học (Các nghiên cứu về

đa dạng sinh học tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh của Viện Sinh thái và tàinguyên sinh vật - Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Danh lục thực vật Mê Linh;

các đề tài, luận văn nghiên cứu về Trạm đa dạng sinh học Mê Linh, Vĩnh Phúc).2.2.2 Phương pháp điều tra thực địa

Điều tra thành phần hệ thực vật theo quan niệm và phương pháp truyềnthống, định loại mẫu vật theo phương pháp chuyên gia và phương pháp so sánhhình thái Ngoài ra, báo cáo kế thừa các tư liệu khoa học đã công bố khác của cácnhà thực vật học có uy tín đã công bố (trong danh mục tài liệu tham khảo) Từ đó

lựa chọn một số loài đã xác định hoặc có khu phân bố phủ lên vùng nghiên cứu.

Áp dụng phương pháp điều tra thực địa được Nguyễn Nghĩa Thìn giới thiệu

trong “Các phương pháp nghiên cứu thực vật” [39] và “Hệ sinh thái rừng nhiệt doi”(2004) [38]:

Sử dụng phương pháp điều tra theo tuyến dé tiến hành thu thập các dẫn liệuvề thảm thực vật, các quần xã thực vật và thành phần khu hệ thực vật; phỏng vấnngười dân địa phương, cán bộ làm công tác quản lý dé bé sung thông tin về thànhphần loài, các đặc điểm sinh học-sinh thái, phân bố của các loài Các tuyến điều traphải đại diện cho các sinh cảnh của khu vực nghiên cứu, chiều đài tuyến 1-1,5 km,trên các tuyến chính mở thêm 1-2 tuyến phụ rồi tiến hành điều tra trong phạm vi

10m đọc hai bên tuyến.

24

Trang 34

Tiến hành ghi chép đặc điểm các tác động tự nhiên hay do con người tác

động lên hệ thực vật, quan sát sự thay đổi của sinh cảnh trên tuyến điều tra, thốngkê các loài cây bắt gặp trên tuyến và khu vực lân cận tuyến.

Tất cả các thông tin khác có liên quan đến các loài cây khi bắt gặp chúng

như: tình trạng sông, vị trí mọc, mật độ, sinh truong déu được ghi lai bên cạnh

phiếu điều tra để phục vụ công tác nghiên cứu chỉ tiết Ngoài ra, sử dụng máy ảnhdé ghi lại những thông tin cần thiết.

Cụ thé gồm các bước là:

- Thu mẫu

Các mẫu tiêu bản tốt phải đảm bảo có đầy đủ các bộ phận, đặc biệt là cành,lá cùng với hoa, quả (đối với cây lớn) hay cả cây (đối với cây thảo nhỏ hay dương

xỉ) Các cây lớn thu từ 3 - 5 mẫu trên cùng một cây; các cây thảo nhỏ và dương xỉ

thì thu 3 - 5 cây (mẫu) sống gần nhau Điều nay là rất cần thiết để bố sung cho nhautrong quá trình định mẫu và trao đổi mẫu vật Các mẫu được thu thập phải có tỷ lệtương đối phù hợp với kích thước chuẩn của tiêu bản: 41 x 29 em.

Đối với trường hợp mẫu tiêu bản không đầy đủ các tiêu chuẩn trên, chúng tôitiễn hành thu thập các mẫu vật có thé (cành, lá, hoa, quả, hạt, rễ, v.V.) các mau nàykhông đủ cơ sở dé xác định chính xác tên khoa học nhưng có thể định hướng cho

quá trình thu thập thông tin kèm theo và thu mẫu tiêu bản bổ sung sau này Phổ biến

hơn cả là chúng tôi làm mẫu tiêu bản nhỏ.

Mẫu tiêu bản nhỏ: là mẫu tiêu bản thực vật không đủ tiêu chuẩn phân loạivới kích thước nhỏ, thuận tiện cho việc mang theo để so sánh, đối chiếu trong các

đợt điều tra, kích thước khoảng 20 x 30 cm, nhưng có những đặc điểm dễ nhận biết.

- Ghi chép thông tin

Các thông tin liên quan đến mỗi mẫu vật phải được ghi chép ngay tại hiện

trường Các thông tin về thực vật cần có như: Dạng song, dac diém than, canh, 14,

hoa, qua, v.v Trong đó, đặc biệt lưu ý đến các thông tin không thể hiện được trênmẫu tiêu bản khô như màu sắc hoa, quả khi chin, mau của nhựa, dịch, mủ; mùi vicủa hoa, quả nếu có dé có thé nhận biết được Ngoài ra, các thông tin về thời gian,

địa điểm thu mẫu, điều kiện tự nhiên, sinh cảnh, mật độ, người thu mẫu.

25

Trang 35

- Lập danh lục

Từ các mẫu vật đã có tiến hành lập danh lục thực vật, tên khoa học của các loàiđược kiểm tra và chỉnh ly theo bộ “Danh lục các loài thực vật Việt Nam” Danh lụccuối cùng được xây dựng theo nguyên tắc: Tên các họ và trong mỗi họ thì tên cây đượcsắp xếp theo thứ tự abc Trong các bảng danh lục có các cột là: Số thứ tự, họ thực vật,

tên khoa học, tên phô thông, nơi song, dang song, yêu tố địa lý, công dụng

* Những tuyến khảo sát được tiến hành độc lập: Từ tháng 02 năm 2015đến tháng 8 năm 2015, nhiều đợt khảo sát thực địa trong ranh giới vùng nghiên cứuđược tiễn hành nhằm thu thập các tư liệu phân tích hệ sinh thái Các tuyến khảo sátđược tiễn hành là: tuyến suối, tuyến giữa rừng, tuyến lên đồi Chè, tuyến khe suối(gần lán ông Thanh) Trong đó một số điểm đáng chú ý là khu vực trồng một số loàicây bản địa, thảm cây bụi xen cây gỗ thưa, điểm gần nhà Thắng Bảy của tuyến suốihay điểm đường lên đồi Chè, điểm sát đồi chè của tuyến lên đồi Chè Những đợtkhảo sát trên được tiễn hành bài bản về các phương pháp phân tích cấu trúc hệ sinh

thái, các điều kiện tự nhiên, nhân tác liên quan tới sự hình thành hệ sinh thái

2.2.3 Phương pháp đánh giá tính da dạng hệ thực vật

2.2.3.1 Đánh giá tính đa dạng về thành phần loài

- Phương pháp đánh giá mức độ đa dạng họ và chi thực vật của Tolmachov

(ghi theo Lê Trần Chan, 1999) [9].

Đề đánh giá được mức độ đa dạng về bậc họ và chi của tài nguyên thực vật

tại khu vực chúng tôi sử dụng công thức tính sau:

P%= " *100 ( của Tolmachov A.L., 1974) Trong đó:

P%: Tỷ lệ % tông số loài trong 10 họ có số lượng loài lớn nhất so với tổng sốloài đã điều tra được.

n: Tổng số loài trong 10 họ có số loài lớn nhất.

N: Tổng số loài điều tra được trong khu vực nghiên cứu.

Nếu P%<50% tổng số loài điều tra được, kết luận có sự đa dang họ, chi.

Néu P%>50% tong số loài điều tra được, kết luận không có sự đa dạng họ, chi.

26

Trang 36

- Đánh giá đa dạng các taxon trong các ngành: Sau khi đã có danh sách sơ bộ

chúng ta thống kê số loài, chi và họ theo từng ngành thực vật và theo từng lớp đốivới thực vật Hạt kín Sau đó lập bảng và phổ các nhóm đó.

- Đánh giá đa dạng các loài của họ: Sau khi đã có danh sách sơ bộ chúng ta

thống kê số loài, chi theo từng họ thực vật Sau đó lập bảng và phổ các nhóm đó, ởđây chúng tôi thống kê 10 họ có nhiều loài nhất.

- Đánh giá đa dang loài của các chi: Sau khi đã có danh sách chúng ta thốngkê số loài theo từng chi sau đó lập bang và phổ các nhóm đó, ở đây chúng tôi chọn

10 chỉ có nhiều loài nhất.

2.2.3.2 Đánh giá tinh da dạng về yếu to địa ly thực vật

Đánh giá tính đa dạng về yếu tố địa lý thực vật của hệ thực vật vùng nghiêncứu dựa trên sự phân tích nơi tập trung cao nhất ranh giới các khu phân bồ của cáctaxon thực vật bậc loài Các phân tích của tác giả tiến hành theo quy luật khu phânbố địa lý và phân vùng địa lý thực vật hệ thực vật Bắc Việt Nam (kéo dài tới vĩtuyến 12) của Pocs’ T (1965) [64] Các dẫn liệu này góp phan làm sáng tỏ mối

quan hệ đa dạng và sự giao thoa phức tạp giữa hệ thực vật vùng nghiên cứu với các

hệ thực vật khác.

Mỗi hệ thực vật bao gồm các loài giống nhau và khác nhau về nguồn gốc phânbố địa ly do sự phụ thuộc vào điều kiện môi trường và lịch sử phát sinh Y nghĩachủ yếu của việc phân tích nguồn gốc phát sinh là để phân biệt hai nhóm thực vật:

có thê rât khác nhau ở môi hệ thực vật.

27

Trang 37

Trong các yếu tô địa lý thì yếu tố đặc hữu được đánh giá là quan trọng nhất vìnó thé hiện tính độc đáo, riêng biệt, bản chất của mỗi hệ thực vật Khi phân vùngđịa lý thực vật, tiêu chuẩn hàng đầu để phân định ranh giới giữa các vùng, miền,

khu, chính là các taxon đặc hữu.

Công trình của T.Pócs cùng với luận điểm mà ông đề xướng đã là cơ sở quantrọng giúp chúng tôi phân tích các yếu tố địa lý của hệ thực vật Mê Linh.

Theo nguyên tắc của T.Pócs chúng tôi đã sắp xếp 1299 loài vào 18 yếu tổ địalý Trong đó, trong phạm vi cho phép chúng tôi phân yếu tố đặc hữu của hệ thực vậttrạm ĐDSH Mê Linh thành 3 khu phân bố: đặc hữu Bắc Bộ, đặc hữu Việt Nam, đặchữu Đông Dương Các yếu tố còn lại gồm có: yếu tổ An Độ; yếu tố Hymalaya; yếutố Malaixia; yếu tố Indonesia — Malaixia, yếu tố Úc — Indonesia — Malaixia; yếu tốNam Trung Quốc; yếu tố Hải Nam - Đài Loan — Philippin; yếu tố Chau A; yếu tốĐông A; yếu tổ Châu A nhiệt đới; yếu tố cô nhiệt đới; yếu tổ tân nhiệt đới và liênnhiệt đới; yêu tổ phân bố rộng; yếu tô ngoại lai và tự nhiên hoá; yếu tố ôn đới bắc(chỉ tiết đã trình bày trong chương I).

2.2.3.3 Đánh giá sự da dạng về các dang sống

Các nguyên tắc đánh giá dựa trên sự phân chia dạng sống thực vật của

Raunkiaer (1934) được áp dụng cho các loài thực vật thuộc hệ thực vật Trạm DDSH

Mê Linh.

Dạng sống là kết quả thích nghi lâu dài của thực vật đối với các điều kiệncủa nơi sống Các dạng sống liên quan chặt chẽ với khí hậu, là đặc tính của xứ nàyhoặc xứ khác Cơ sở dé phân chia dang sông của Raunkiaer là sự khác nhau về tínhthích nghi của thực vật trong thời gian bắt lợi của năm Từ tổ hợp các dấu hiệu thíchnghi, Raunkiaer chi chọn một: đó là vi tri của chồi nằm ở đâu so với bề mặt đấttrong suốt thời gian bất lợi (mùa đông giá lạnh ở ôn đới và thời kỳ khô hạn ở nhiệtđới) của năm Theo ông có 5 nhóm dạng sống cơ bản:

1 Cây chổi trên đất — Phanerophytes (Ph): cây gỗ cao từ 25m trở lên

2 Cây chéi sát đất — Chamerophytes (Ch): cây chồi cách mặt đất dưới 25m3 Cây chồi nửa ân — Hemicryptophytes (He): cây có chồi nằm sát mặt đất

28

Trang 38

4 Cây chéi ân — Cryptophytes (Cr): cây có chồi năm dưới đất

5 Cây sống một năm — Therophytes (Th): cây vào thời kỳ khó khăn toàn bộcây chết đi chỉ còn duy trì nòi giống dưới dạng hạt Cây có đời sống ngăn hơn mộtnăm, sống ở bat kề môi trường nào.

Trong nhóm cây chéi trên mặt đất (Ph) Raunkiaer lại chia làm các dạng tìmthay ở vùng nhiệt đới 4m với các ký hiệu như sau:

- Cây chồi trên cao >30m: 81

- Cây chỗi trên cao từ 8-30m: 82- Cây chồi trên cao từ 2-8m: 83

- Cây chỗi trên cao từ 0,25-2m: 84

Ngoài ra, còn sử dụng các dạng sống đặc trưng cho rừng nhiệt đới với các ký

hiệu như sau:

Phụ sinh-hoại sinh: aKý sinh: b

Dây leo: c

Cây chôi trên thân thảo: d

2.2.3.4 Đánh giá mức độ giàu loài quý hiếm và da dạng tài nguyên thực vật

Đề đánh giá mức độ giàu loài quý hiếm chúng tôi dựa trên các tài liệu đã banhành về sự nguy cấp của thực vat dé đánh giá mức độ bị đe doạ của các loài thực

vật tại khu vực nghiên cứu Các tai liệu đó gồm: Sách Đỏ Việt Nam (2007) [35].

Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào tình hình khai thác và sử dụng các loài cây tạiđịa phương dé chi ra các loài có nguy cơ bị de doa trong khu vực nghiên cứu.

Về đa dạng tài nguyên thực vật, các phương pháp được sử dụng để nghiêncứu gồm: Theo các tài liệu tham khảo chuyên ngành như: Danh lục các loài thựcvật Việt Nam [4, 5, 12], Cây cỏ Việt Nam [14, 15], Những cây thuốc và vị thuốc ViệtNam [25], Từ điển cây thuốc Việt Nam [10], 1900 cây có ích [25], PROSEA [57,

58] Xây dựng các chỉ tiêu để đánh giá giá trị sử dụng tài nguyên thực vật bao

gồm: Cho 26, nguyên liệu giấy, sợi, tĩnh dầu, dầu béo, nhựa, cho ta nin, làm thuốc,

chât nhuộm, cây cảnh, thức ăn cho người, thức ăn gia súc, nguyên liệu xây dựng.

29

Trang 39

2.2.4 Phương pháp đánh giá tính da dạng các kiểu quan xã của thảm thực vật2.2.4.1 Phương pháp đánh giá tính đa dạng các kiểu quần xã của thảm thực vật

Các phương pháp được sử dụng khác nhau cho nghiên cứu cấu trúc và thànhphần loài của quần xã Trong những nghiên cứu này sự cần thiết để so sánh về sốlượng về mức độ chỉ tiết của các điểm thu mẫu được lựa chọn được đánh giá trongnhững vùng nghiên cứu điểm và nó được xem là hình mẫu đề có thể đưa ra nhữngnhận định chung trong một vùng rộng lớn Tat cả những đánh giá tổng hợp đều phảinói lên được mối liên hệ giữa các quần xã với môi trường Chúng được tổng hợp từnhững phương pháp được tiến hành dựa trên công bố của các tác giả có uy tín Quanđiểm nghiên cứu được dựa trên phương pháp của Rollet (1974) (ghi theo Thái Văn

Trừng, 1999) [46] và của UNESCO - 1973 [60] Những nghiên cứu này mô tả mỗi

kiểu quần xã nằm trong một loạt diễn thế từ một quần xã cực đỉnh trên nền thổ

nhưỡng và khí hậu được nghiên cứu Điều này trên thực tế không dé dàng dé được

quần xã cực đỉnh, nhưng qua nghiên cứu các trạng thái khác nhau của loạt diễn thếcó thê đưa tới cách nhìn tốt hơn về động lực phục hồi cũng như hình thái của mỗitrạng thái trong loạt diễn thé.

Các phân tích về các điều kiện tự nhiên, mô tả thành phần loài trong mỗi mộtđiểm thu mẫu cũng như mỗi một kiểu thảm thực vật được xem là những báo cáothực tế thu thập từ ngoài thực địa.

2.2.4.2 Phương pháp thành lập bản đồ thảm thực vật

Phần mềm được lựa chọn dùng để tạo các lớp thông tin, định dạng và quản

ly khai thác trong môi trường GIS là Mapinfo 12.05 Các tư liệu khảo sát thực dia

được sử dụnglà khóa giải đoán ảnh viễn thám SPOT 5 độ phân giải cao, chúng tôi

tiễn hành tích hợp bản giải đoán ảnh viễn thám và tư liệu thực dia dé kiểm tra vàhiệu chỉnh kết quả Những nội dung chính trong quy trình là:

+ Tổ chức thông tin theo các tập tin, phân tích, nhập số liệu raster từ ảnh vệ tinh+ Tổ chức thông tin theo các lớp đối tượng

+ Tạo lớp thông tin chuyên đề thảm thực vật theo bảng phân loại thích hợp+ Phân tích các thuộc tính trong bảng chú giải

30

Trang 40

+ Các thuộc tính câu trúc từng quân xã

+ Liên kết thông tin thuộc tính với các đối tượng bản đồ, tạo cơ sở dữ liệuchồng ghép theo tiêu chí nhất định

+ Các phương pháp xử ly GIS : phân loại, nội suy, tích hợp các lớp thông tin,các thuật toán tạo mô hình thích ứng với mục đích nghiên cứu, trả lời các câu hỏiliên quan tới thảm thực vật và định hướng sử dụng hợp lý

+ Liên kết chồng xếp các lớp thông tin địa lý dé xử lý GIS và tạo bản đồ tong

hợp cuôi cùng

+ Biên tập, thiết kế trình bay cho in ấn

31

Ngày đăng: 05/06/2024, 13:58

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN