Vào thời Xuân Thu, Quản Trọng (? - 645 TCN) được coi là người đầu tiên bàn về pháp luật như một cách trị nước, và chủ trương công bố pháp luật rộng rãi trong công chúng. Đối với ông, người trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hình, chính. Tùy theo thời thế và ý của dân mà đưa ra pháp một cách rõ ràng; phải chỉ cho dân biết rõ pháp rồi mới thi hành, và khi hành pháp phải giữ cho được lòng tin với dân. Như vậy, có thể coi Quản Trọng là người khởi xướng Pháp gia.
Trang 1PHÁP GIA
Pháp gia là trường phái triết học có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp thống nhất về tư tưởng và chính trị trong xã hội Trung Hoa cổ đại1
a) Sơ lược về pháp gia
Vào thời Xuân Thu, Quản Trọng (? - 645 TCN) được coi là người đầu tiên bàn
về pháp luật như một cách trị nước, và chủ trương công bố pháp luật rộng rãi trong công chúng Đối với ông, người trị nước phải coi trọng luật, lệnh, hình, chính Tùy theo thời thế
và ý của dân mà đưa ra pháp một cách rõ ràng; phải chỉ cho dân biết rõ pháp rồi mới thi hành, và khi hành pháp phải giữ cho được lòng tin với dân Như vậy, có thể coi Quản Trọng là người khởi xướng Pháp gia
Sang nửa đầu thời Chiến quốc, tư tưởng pháp trị được tiếp tục phát triển Để cai trị đất nước Thận Đáo (370 - 290 TCN) chủ trương dùng thế, Thân Bất Hại (401 - 337 TCN) chủ trương dùng thuật, còn Thương Ưởng (390 - 338 TCN) chủ trương dùng pháp
Cuối thời Chiến quốc, Hàn Phi (280 - 233 TCN) không chỉ tổng hợp ba quan điểm về pháp, thế, thuật của 3 nhà triết học trên thành một học thuyết có tính hệ thống và trình bày trong sách Hàn Phi mà ông còn kết hợp 3 học thuyết Nho, Lão, Pháp lại với nhau, trong đó, Nho gia được coi là “vật liệu để xây dựng xã hội”, Đạo gia là “kỹ thuật thi công”, còn Pháp gia là “bản thiết kế”
b) Pháp trị của Hàn Phi
Ba cơ sở của thuyết pháp trị 2 Hàn Phi
- Một là, thừa nhân sự tồn tại của lý - tính qui luật hay những lực lượng khách quan trong xã hội Lý chi phối mọi sự vận động của tự nhiên và xã hội Ông yêu cầu con người phải nắm lấy cái lý của vạn vật luôn luôn biến hóa mà hành động cho phù hợp
- Hai là, thừa nhận sự biến đổi của đời sống xã hội Do không có chế độ xã hội nào bất
di bất dịch nên không có khuôn mẫu chung cho mọi xã hội Theo ông, người thống trị phải căn cứ vào nhu cầu khách quan của lịch sử, dựa vào đặc điểm của thời thế mà lập ra chế độ, đặt ra chính sách, vạch ra cách trị nước sao cho thích hợp Ông cho rằng, không có một thứ pháp luật nào luôn luôn đúng với mọi thời đại Pháp luật mà biến chuyển được theo thời đại thì thiên hạ trị, còn thời thế thay đổi mà phép trị dân không thay đổi thì thiên hạ loạn
- Ba là, thừa nhận bản tính con người là ác: Do bản tính con người là ác và do trong xã hội người tốt cũng có nhưng ít, còn kẻ xấu thì rất nhiều nên muốn xã hội yên bình, không nên trông chờ vào số ít, mong họ làm việc thiện (thực hành nhân nghĩa trị), mà phải xuất phát từ số đông, ngăn chận không cho họ làm điều ác (thực hiện pháp trị)
Phép trị quốc của Hàn Phi là một học thuyết có nội dung hoàn chỉnh được tổng hợp từ pháp, thế và thuật; trong đó, pháp là nội dung của chính sách cai trị, thế và thuật là phương tiện để thực hiện chính sách đó Cả ba pháp, thế, thuật đều là công cụ trị nước của bậc đế vương
1 Từ thời nhà Chu, người ta áp dụng hai phương pháp trị dân cho hai tầng lớp xã hội khác nhau: một là, dùng lễ để chi phối cách cư xử của tầng lớp quí tộc thống trị - quân tử, và hai là, dùng hình để trấn áp tầng lớp thứ dân bị trị - tiểu nhân.
Từ đó đã hình thành nguyên tắc: Lễ không xuống tới thứ dân, hình không lên đến đại phu.
2 Xã hội Trung Hoa thời Xuân Thu - Chiến quốc là xã hội nô lệ suy tàn đang chuyển sang xã hội phong kiến Lúc đó, trật
tự cương thường xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy đồi Để cải tạo xã hội đó, nếu Nho gia chủ trương dùng nhân nghĩa, Mặc gia chủ trương dùng kiêm ái, Đạo gia chủ trương dùng vô vi thì Pháp gia lại chủ trương pháp trị.
Trang 2- Pháp được hiểu là qui định, luật lệ có tính chất khuôn mẫu mà mọi người trong xã hội phải tuân theo; là tiêu chuẩn khách quan để định rõ danh phận, trách nhiệm của con người trong xã hội Ông đòi hỏi, bậc minh chủ sai khiến bề tôi, không đặt ý ngoài pháp, không ban ơn trong pháp, không hành động trái pháp
- Thế được hiểu là địa vị, thế lực, quyền uy của người cầm đầu chính thể Địa vị, thế lực, quyền uy đó của người trị vì phải là độc tôn (Tôn quân quyền) Theo Hàn Phi Tử, thế quan trọng đến mức có thể thay thế vai trò của bậc hiền nhân Muốn thi hành được pháp thì phải có thế Pháp và thế không tách rời nhau
- Thuật được hiểu là phương pháp, thủ thuật, cách thức, mưu lược khiển việc, khiến người ta triệt để thực hiện mệnh lệnh mà không hiểu người sai dùng họ như thế nào Thuật bao gồm 3 mặt là bổ nhiệm, khảo hạch và thưởng phạt Hàn Phi Tử đòi hỏi vua phải dùng pháp như trời, dùng thuật như quỷ Và nếu pháp được công bố rộng rãi trong dân, thì thuật là cơ trí ngầm, là thủ đoạn của vua được dấu kín Nhờ Thuật mà vua chọn được người tài năng, trao đúng chức vụ quyền hạn, và loại được kẻ bất tài
c) Nhận xét: Thuyết pháp trị của Hàn Phi nói riêng, của Pháp gia nói chung chủ trương lấy pháp luật làm căn bản trong việc cai trị đất nước, chủ trương nhà cầm quyền không phải chú trọng nhiều đến việc tu thân theo nghĩa là đặt ra luật pháp cho rõ ràng và ban bố cho mọi người cũng biết để tuân theo nghiêm chỉnh Vì vậy, về nguyên tắc, chủ trương pháp trị đối lập với chủ trương nhân trị Nhưng xét cho cùng pháp trị cũng chỉ là một hình thức cụ thể của nhân trị mà thôi Bởi vì muốn thi hành được các chủ trương của phái Pháp gia nêu ra, xã hội cũng cần có một đấng minh quân, một nhà vua sáng suốt, am hiểu nguyên tắc pháp trị và chịu khép mình theo nguyên tắc đó Trong thời đại bấy giờ, chủ trương của phái Pháp gia dùng pháp luật để trị nước là đúng đắn Nhờ vậy, nước Tần
đã trở nên hùng mạnh và thống nhất được Trung Quốc Nhưng mặt khác, phái này quá nhấn mạnh biện pháp trừng phạt nặng nề, phủ nhận tình cảm đạo đức, thủ tiêu văn hóa giáo dục… là đi ngược lại xu hướng phát triển của văn minh nhân loại Vì vậy, do thực hành triệt để pháp trị mà nhà Tần đã thống nhất được đất nước và cũng do thực hành triệt
để pháp trị mà nhà tần mất nước Từ thời Hán về sau, dù Pháp gia không chính thức được công nhận, nhưng những tư tưởng có giá trị của phái này đã được các học phái khác hấp thụ để bổ sung, hoàn chỉnh quan điểm của mình.