BIÊN BẢN HỘI THẢO XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THEO CÁCH TIẾP CẬN CDIO

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
BIÊN BẢN HỘI THẢO XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THEO CÁCH TIẾP CẬN CDIO

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Kỹ Thuật - Công Nghệ - Công Nghệ Thông Tin, it, phầm mềm, website, web, mobile app, trí tuệ nhân tạo, blockchain, AI, machine learning - Công nghệ thông tin TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016 BIÊN BẢN HỘI THẢO XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THEO CÁCH TIẾP CẬN CDIO QUẢN LÝ I. Thời gian: 8 giờ ngày 24 tháng 10 năm 2016 II. Địa điểm: Phòng A.114 Trường Đại học Kinh tế - Luật III. Thành phần tham dự: - TS. Lê Tuấn Lộc - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật; - TS. Dương Như Hùng - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật; - ThS. Nguyễn Minh Trí - Phó trưởng phòng KT ĐBCL; - ThS. Cù Xuân Tiến - Phó trưởng phòng Đào tạo; - Anh Nguyễn Hoàng Đoan – Tổ trưởng Tổ IT; - TS. Dương Tôn Thái Dương - Phó trưởng Ban đào tạo, ĐHQG-HCM; - ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng - Trường ĐH CNTT, ĐHQG-HCM; - TS. Phạm Xuân Kiên - Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM; - ThS. Thái Kim Phụng - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM; - Bà Nguyễn Mỹ Hạnh – Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers Việt Nam; - Ông Nguyễn Lâm Thảo – One Technology Corporation (One Tech); - Cựu sinh viên Nguyễn Văn Tuyên - trường Đại học Kinh tế - Luật, Huỳnh Thanh Quảng - trường Đại học Kinh tế - Luật, Tạ Văn Minh - Công ty TNHH KMS Technology Việt Nam, Nguyễn Hữu Thuần - Công ty TNHH SAP Asia (VN); - Đại diện sinh viên khóa 16 ngành Thương mại điện tử và Hệ thống thông tin quản lý – Khoa Hệ thống thông tin - Toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Hệ thống thông tin; IV.Người chủ trì: TS. Lê Tuấn Lộc V. Nội dung “Xây dựng khung chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý theo cách tiếp cận CDIO” 1. ThS. Nguyễn Duy Nhất – Phó trưởng khoa Hệ thống thông tin trường Đại học Kinh tế - Luật - Giới thiệu nội dung chính của buổi hội thảo, gồm 02 phần - Giới thiệu khách mời tham dự buổi hội thảo 2. TS. Lê Tuấn Lộc - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật - Phát biểu khai mạc Hội thảo - Khẳng định thành công của chương trình đào tạo nhờ vào các bên liên quan, trong đó quan trọng nhất là vai trò của doanh nghiệp và cựu sinh viên, giúp cho việc điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn. 3. ThS. Nguyễn Duy Nhất – Phó trưởng khoa Hệ thống thông tin trường Đại học Kinh tế - Luật - Trình bày tham luận: “Xây dựng khung chương trình đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý theo cách tiếp cận CDIO” - Phần trình bày gồm 04 phần: Mục tiêu; Quy trình thực hiện; Dự thảo khung CTĐT và Kết luận. 4. TS. Dương Tôn Thái Dương - Phó trưởng Ban đào tạo, ĐHQG-HCM - Cần làm rõ 5 động từ của tiêu chuẩn 1 – Bối cảnh CDIO - Nên xác định những kỹ năng cốt lõi của sinh viên ngành Hệ thống thông tin là những kỹ năng nào. Đồng thời, cần phân loại những kỹ năng nào là rất cần thiết, cần thiết, … Khi đã xác định được chuẩn đầu ra nào là cốt lõi cho sinh viên, Khoa xây dựng chuỗi các môn học đáp ứng những chuẩn đầu ra đó trong suốt 4 năm đào tạo. Chia sẻ kinh nghiệm từ Khoa Công nghệ thông tin – trường Đại học Khoa học tự nhiên, triển khai những kỹ năng lần lượt, không triển khai cùng 1 lúc, đồng thời chỉ ra 4-5 kỹ năng cốt lõi mà sinh viên cần phải phát huy. - Qua phần trình bày của ThS. Nguyễn Duy Nhất, Khoa có tất cả 96 chuẩn đầu ra, như vậy là khá nhiều. Xây dựng chuẩn đầu ra quá nhiều, cấp độ 3 đã nhiều thì đến cấp độ 4 sẽ còn nhiều hơn nữa, một môn học sẽ phải có nhiều chuẩn đầu ra, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá. - Điểm mạnh của Khoa Hệ thống thông tin đã xây dựng được 11 định hướng nghề nghiệp ghép thêm kỹ năng, thái độ để người sử dụng lao động và người lao động thấy được Khoa đã đào tạo những nhân lực như thế nào. - Với tiêu chuẩn 3 – Chương trình đào tạo tích hợp, trong chương trình nên tăng cường những môn học thiết kế, triển khai cho sinh viên , đồng thời kết hợp với doanh nghiệp để sinh viên có môi trường trải nghiệm. Việc thực tập tốt nghiệp của sinh viên nên được bắt đầu từ năm thứ 3, có thể xây dựng thành đồ án thực tập và đánh giá sinh viên qua từng giai đoạn. 5. ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng - Trường ĐH CNTT, ĐHQG-HCM - Chọn những kỹ năng cốt lõi để sinh viên phát triển. Từng kỹ năng ở từng chuẩn đầu ra cấp độ 3 như vậy đều phải cần được trải nghiệm qua ít nhất 2- 3 môn học, sinh viên mới có thể sử dụng, thành thạo được. Như vậy, nhiều kỹ năng quá, chương trình đào tạo sẽ đồ sộ và không thể dạy tốt. - Phần Khối kiến thức chung của toàn trường, ở những môn học tự chọn, nếu để sinh viên tự chọn thì liệu có đủ kỹ năng đáp ứng những yêu cầu của môn học chuyên ngành của những năm học sau hay không? Chẳng hạn, môn kỹ năng làm việc nhóm (2TC) nên chăng là môn học bắt buộc thay vì tự chọn. - Thế mạnh của Trường là hơn hẳn những trường khác, trong tham luận của ThS. Nguyễn Duy Nhất có đề cập 50 công nghệ thông tin và 50 kinh tế, thuận lợi cho việc triển khai giảng dạy khi kết hợp vừa kỹ thuật và quản trị. - Đối với Khối kiến thức tự chọn chuyên ngành HTTTQL, ngoài những kiến thức cơ bản nên đưa thêm các môn học theo xu hướng mới như như Big Data, Social Network … và thêm khối kiến thức tự chọn ngành Quản trị (môn Quản lý kho, môn Quản lý chuỗi cung ứng...) đáp ứng nhu cầu của xã hội. 6. ThS. Nguyễn Duy Nhất – Phó trưởng khoa Hệ thống thông tin trường Đại học Kinh tế - Luật - Trả lời cho ý kiến 96 chuẩn đầu ra của TS. Dương Tôn Thái Dương và ThS. Nguyễn Thị Kim Phụng. 96 chuẩn đầu ra cấp độ 3 sẽ được định lượng theo thang đo Bloom (6 cấp độ), không phải đầu ra nào cũng ở mức độ 6, một số chuẩn đầu ra Khoa đánh giá chỉ đào tạo ở cấp độ 2 (biết và hiểu). Khoa đã làm Blackbox và ITU để phân bổ chuẩn đầu ra cho các môn học, môn học đó có chuẩn đầu ra n...

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 24 tháng 10 năm 2016

BIÊN BẢN HỘI THẢO

XÂY DỰNG KHUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO NGÀNH HỆ THỐNG THÔNG TIN QUẢN LÝ THEO CÁCH TIẾP CẬN CDIO QUẢN LÝ

I Thời gian: 8 giờ ngày 24 tháng 10 năm 2016

II Địa điểm: Phòng A.114 Trường Đại học Kinh tế - Luật III Thành phần tham dự:

- TS Lê Tuấn Lộc - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật; - TS Dương Như Hùng - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật; - ThS Nguyễn Minh Trí - Phó trưởng phòng KT & ĐBCL;

- ThS Cù Xuân Tiến - Phó trưởng phòng Đào tạo; - Anh Nguyễn Hoàng Đoan – Tổ trưởng Tổ IT;

- TS Dương Tôn Thái Dương - Phó trưởng Ban đào tạo, ĐHQG-HCM; - ThS Nguyễn Thị Kim Phụng - Trường ĐH CNTT, ĐHQG-HCM; - TS Phạm Xuân Kiên - Trường ĐH Công nghiệp TP.HCM;

- ThS Thái Kim Phụng - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM;

- Bà Nguyễn Mỹ Hạnh – Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers Việt Nam; - Ông Nguyễn Lâm Thảo – One Technology Corporation (One Tech);

- Cựu sinh viên Nguyễn Văn Tuyên - trường Đại học Kinh tế - Luật, Huỳnh Thanh Quảng - trường Đại học Kinh tế - Luật, Tạ Văn Minh - Công ty TNHH KMS Technology Việt Nam, Nguyễn Hữu Thuần - Công ty TNHH SAP Asia (VN);

- Đại diện sinh viên khóa 16 ngành Thương mại điện tử và Hệ thống thông tin quản lý – Khoa Hệ thống thông tin

- Toàn thể cán bộ, giảng viên Khoa Hệ thống thông tin;

IV Người chủ trì: TS Lê Tuấn Lộc

V Nội dung “Xây dựng khung chương trình đào tạo ngành Hệ thống thông tin quản lý theo cách tiếp cận CDIO”

Trang 2

1 ThS Nguyễn Duy Nhất – Phó trưởng khoa Hệ thống thông tin trường Đại học Kinh tế - Luật

- Giới thiệu nội dung chính của buổi hội thảo, gồm 02 phần - Giới thiệu khách mời tham dự buổi hội thảo

2 TS Lê Tuấn Lộc - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật

- Phát biểu khai mạc Hội thảo

- Khẳng định thành công của chương trình đào tạo nhờ vào các bên liên quan, trong đó quan trọng nhất là vai trò của doanh nghiệp và cựu sinh viên, giúp cho việc điều chỉnh, xây dựng chương trình đào tạo ngày càng phù hợp hơn với thực tiễn

3 ThS Nguyễn Duy Nhất – Phó trưởng khoa Hệ thống thông tin trường Đại học Kinh tế - Luật

- Trình bày tham luận: “Xây dựng khung chương trình đào tạo ngành hệ thống thông tin quản lý theo cách tiếp cận CDIO”

- Phần trình bày gồm 04 phần: Mục tiêu; Quy trình thực hiện; Dự thảo khung CTĐT và Kết luận

4 TS Dương Tôn Thái Dương - Phó trưởng Ban đào tạo, ĐHQG-HCM

- Cần làm rõ 5 động từ của tiêu chuẩn 1 – Bối cảnh CDIO

- Nên xác định những kỹ năng cốt lõi của sinh viên ngành Hệ thống thông tin là những kỹ năng nào Đồng thời, cần phân loại những kỹ năng nào là rất cần thiết, cần thiết, … Khi đã xác định được chuẩn đầu ra nào là cốt lõi cho sinh viên, Khoa xây dựng chuỗi các môn học đáp ứng những chuẩn đầu ra đó trong suốt 4 năm đào tạo Chia sẻ kinh nghiệm từ Khoa Công nghệ thông tin – trường Đại học Khoa học tự nhiên, triển khai những kỹ năng lần lượt, không triển khai cùng 1 lúc, đồng thời chỉ ra 4-5 kỹ năng cốt lõi mà sinh viên cần phải phát huy

- Qua phần trình bày của ThS Nguyễn Duy Nhất, Khoa có tất cả 96 chuẩn đầu ra, như vậy là khá nhiều Xây dựng chuẩn đầu ra quá nhiều, cấp độ 3 đã nhiều thì đến cấp độ 4 sẽ còn nhiều hơn nữa, một môn học sẽ phải có nhiều chuẩn đầu ra, dẫn đến khó khăn trong việc đánh giá

- Điểm mạnh của Khoa Hệ thống thông tin đã xây dựng được 11 định hướng nghề nghiệp ghép thêm kỹ năng, thái độ để người sử dụng lao động và người lao động thấy được Khoa đã đào tạo những nhân lực như thế nào

- Với tiêu chuẩn 3 – Chương trình đào tạo tích hợp, trong chương trình nên tăng cường những môn học thiết kế, triển khai cho sinh viên , đồng thời kết hợp với doanh nghiệp để sinh viên có môi trường trải nghiệm Việc thực tập tốt nghiệp của

Trang 3

sinh viên nên được bắt đầu từ năm thứ 3, có thể xây dựng thành đồ án thực tập và đánh giá sinh viên qua từng giai đoạn

5 ThS Nguyễn Thị Kim Phụng - Trường ĐH CNTT, ĐHQG-HCM

- Chọn những kỹ năng cốt lõi để sinh viên phát triển Từng kỹ năng ở từng chuẩn đầu ra cấp độ 3 như vậy đều phải cần được trải nghiệm qua ít nhất 2-3 môn học, sinh viên mới có thể sử dụng, thành thạo được Như vậy, nhiều kỹ năng quá, chương trình đào tạo sẽ đồ sộ và không thể dạy tốt

- Phần Khối kiến thức chung của toàn trường, ở những môn học tự chọn, nếu để sinh viên tự chọn thì liệu có đủ kỹ năng đáp ứng những yêu cầu của môn học chuyên ngành của những năm học sau hay không? Chẳng hạn, môn kỹ năng làm việc nhóm (2TC) nên chăng là môn học bắt buộc thay vì tự chọn

- Thế mạnh của Trường là hơn hẳn những trường khác, trong tham luận của ThS Nguyễn Duy Nhất có đề cập 50% công nghệ thông tin và 50% kinh tế, thuận lợi cho việc triển khai giảng dạy khi kết hợp vừa kỹ thuật và quản trị

- Đối với Khối kiến thức tự chọn chuyên ngành HTTTQL, ngoài những kiến thức cơ bản nên đưa thêm các môn học theo xu hướng mới như như Big Data, Social Network … và thêm khối kiến thức tự chọn ngành Quản trị (môn Quản lý kho, môn Quản lý chuỗi cung ứng ) đáp ứng nhu cầu của xã hội

6 ThS Nguyễn Duy Nhất – Phó trưởng khoa Hệ thống thông tin trường Đại học Kinh tế - Luật

- Trả lời cho ý kiến 96 chuẩn đầu ra của TS Dương Tôn Thái Dương và ThS Nguyễn Thị Kim Phụng 96 chuẩn đầu ra cấp độ 3 sẽ được định lượng theo thang đo Bloom (6 cấp độ), không phải đầu ra nào cũng ở mức độ 6, một số chuẩn đầu ra Khoa đánh giá chỉ đào tạo ở cấp độ 2 (biết và hiểu) Khoa đã làm Blackbox và ITU để phân bổ chuẩn đầu ra cho các môn học, môn học đó có chuẩn đầu ra nào - Khoa sẽ bổ sung vào dự thảo với từng hướng nghề nghiệp thì cần những kỹ năng,

thái độ nào, cần những chuẩn đầu ra nào

- Đề xuất với nhà trường, ở môn học tự chọn, nhóm 1 và 5 sẽ là môn học bắt buộc - Trả lời cho ý thêm khối kiến thức tự chọn ngành Quản trị của ThS Nguyễn Thị

Kim Phụng Khó khăn của Khoa ở đây là, sinh viên ngành HTTTQL 1 khóa khoảng 70 sinh viên, do đó không thể có 3 nhóm tự chọn vì ở mỗi nhóm để có thể mở lớp thì cần tối thiểu là 20-30 sinh viên/lớp Đến khi nào chỉ tiêu cho ngành HTTTQL nhiều hơn thì mới có thể thêm nhóm tự chọn ngành Quản trị theo đề xuất của ThS Nguyễn Thị Kim Phụng

- Đồng ý với TS Dương Tôn Thái Dương về việc truyền tải nhiều hơn cho sinh viên về kỹ năng, thái độ bên cạnh kiến thức

Trang 4

7 ThS Thái Kim Phụng - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

- Chia sẻ về thiết kế chương trình đào tạo, trường Đại học Kinh tế Tp HCM không

có chủ định theo hướng CDIO

- Khoa đưa ra nhiều mục tiêu, ma trận môn học nào gắn với chuẩn đầu ra nào và với

mức độ bao nhiêu

- Có sự trùng lắp giữa các môn học: tin học ứng dụng và tin học cơ sở hay không?

hệ thống thông tin kinh doanh và hệ thống thống thông tin quản lý hay không?

- Môn phân tích dữ liệu kinh doanh rất cần những kiến thức nền tảng của thống kê Tuy nhiên, trong chương trình thiếu hẳn những môn học thống kê, sinh viên chỉ

được học môn xác suất, như vậy là chưa đủ

- Chuẩn đầu ra anh văn 550 liệu có cao không, như vậy sinh viên có tốt nghiệp đúng hạn được hay không? Sinh viên ra trường trễ hạn, không kịp đáp ứng nhu cầu xã hội về những nhân lực của ngành Trường Đại học Kinh tế Tp HCM yêu cầu

chuẩn đầu ra anh văn chỉ 450 cho sinh viên

- Chia sẻ về việc trải nghiệm kiến thức của sinh viên: năm 2, sinh viên có thể đi kến

tập tại doanh nghiệp và đến năm 3, 4 sẽ thực tập chính thức

- Cần bổ sung môn Kiểm toán Hệ thống thông tin Hiện Khoa chỉ có môn Lý thuyết

Kiểm toán, chỉ ở mức độ cơ bản, như vậy là chưa đủ

8 TS Lê Tuấn Lộc - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật

- Qua chia sẻ của ThS Thái Kim Phụng, kiến tập từ năm nhất, năm hai có được đánh giá hay không? Hay đánh giá này được lồng vào môn học

9 ThS Thái Kim Phụng - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM

- Việc kiến tập của sinh viên được đánh giá và xem như môn học tích lũy 2 tín chỉ Điểm đánh giá sẽ dựa trên kết hợp đánh giá của giảng viên hướng dẫn và doanh nghiệp, chủ yếu là đánh giá thái độ của sinh viên chứ chưa đặt nặng vấn đề làm được sản phẩm là đồ án

10 Bà Nguyễn Mỹ Hạnh – Công ty Kiểm toán PricewaterhouseCoopers Việt Nam

- Về vấn đề tiếng Anh: hiện tại khả năng tiếng Anh của em sinh viên Khoa là rất thấp, thấp hơn rất nhiều so với các khoa như Khoa Kế toán – Kiểm toán Cùng tốt nghiệp một khóa, cùng một trường nhưng tiếng anh của các em sinh viên Khoa HTTT lại thấp hơn, nhận định này là do kết quả tuyển dụng qua nhiều năm của

Công ty Vì vậy, trường nên xem lại chương trình đào tạo và lồng ghép tiếng Anh vào quá trình học của sinh viên

- Cập nhật thông tin chế độ kế toán, an toàn thông tin mạng vào chương trình học

của sinh viên

Trang 5

- Chưa có môn học nào liên quan đến quản lý rủi ro

- Môn lý thuyết Kiểm toán chỉ là cơ bản, cần bổ sung thêm môn Kiểm toán CNTT

- Các phương pháp ERP, Oracle và Microsoft đều có chung phương pháp luận triển khai Đề xuất Khoa nên có một môn học về phương pháp luận triển khai Từ đó khi tham gia vào doanh nghiệp, sinh viên có thể linh hoạt từ cái đã học, sử dụng

được các phương pháp khác

- Quy trình chốt chặn kiểm soát, kiểm soát phân quyền, ma trận phân quyền nên

được bổ sung thêm thành một môn học hay một phần trong một môn học nào đó

- Cơ sở dữ liệu tái cấu trúc (truyền thống) và phi cấu trúc là hai kiến thức lập trình khác nhau Về định hướng chung, sẽ chuyển sang sử dụng cơ sở dữ liệu phi cấu

trúc, vì vậy Khoa cần dạy thêm cho sinh viên

- Điện toán đám mây nên được lồng ghép thêm vào môn học - Chuẩn cobit đã được đưa vào môn học giảng dạy chưa?

11 Ông Nguyễn Lâm Thảo – One Technology Corporation (One Tech)

- Bên cạnh khả năng chuyên môn, kỹ năng: cách làm việc, quản lý công việc, làm việc nhóm, tự nghiên cứu,…thì vấn đề ngoại ngữ là vô cùng quan trọng

- Nghề kỹ sư cầu nối đang rất thiếu nhân sự, Khoa nên dạy thêm những môn học, kỹ năng cho sinh viên theo hướng nghề nghiệp này

- Kiểm thử hệ thống là rất cần thiết - Đưa thêm công nghệ mới vào giảng dạy

- Thêm những buổi chuyên đề về hướng BA (Business Analyst), trí tuệ nhân tạo AI

12 ThS Nguyễn Duy Nhất – Phó trưởng khoa Hệ thống thông tin trường Đại học Kinh tế - Luật

- Những đóng góp của Quý đại biểu sẽ được bổ sung vào dự thảo sắp tới của Khoa - Khoa chưa gửi đề cương chi tiết môn học nên Quý đại biểu chưa hiểu rõ các môn

học Môn tin học cơ sở và tin học ứng dụng cũng như môn hệ thống thông tin quản lý và hệ thống thông tin kinh doanh là những môn học hoàn toàn khác nhau Sự khác biệt này thể hiện rất trong từng đề cương chi tiết môn học

- Trả lời cho câu hỏi của Bà Nguyễn Mỹ Hạnh: chuẩn cobit được dạy trong môn hệ thống thông tin quản lý

- Trả lời cho đề xuất của Ông Nguyễn Lâm Thảo về việc đưa thêm công nghệ mới vào giảng dạy, hiện Khoa đã áp dụng SAP R3 và SAP Business One vào giảng dạy cho sinh viên của Khoa

13 TS Lê Tuấn Lộc - Phó hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế - Luật

Trang 6

- Kết quả sau khi Khoa bổ sung, điều chỉnh theo đề xuất của Quý đại biểu sẽ gửi lại cho tất cả khách mời

- Những góp ý của Quý đại biểu sau khi Hội thảo kết thúc có thể gửi về mail Khoa Hệ thống thông tin

- Phát biểu kết thúc buổi Hội thảo

TM BAN TỔ CHỨC

PHÓ TRƯỞNG BAN

Ngày đăng: 04/06/2024, 14:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan