Tiết 45 - Bài 10 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (tiếp theo) (Phạm Tiến Duật) I. MỤC TIÊU 1. Năng lực a. Năng lực đặc thù: - Năng lực văn học: + Cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp ngang tàng, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng,... của các chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn. + Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua tác phẩm. - Năng lực ngôn ngữ: + Nhận biết và phân tích được những đặc sắc về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ. b. Năng lực chung: - Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động tìm hiểu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” qua phần trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản. Tự giác tham gia vào các nhiệm vụ học tập được giao. - Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập, có ý tưởng sáng tạo trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học. - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết cách làm việc theo nhóm. Trình bày được ý kiến cá nhân và sản phẩm của nhóm một cách hiệu quả, thuyết phục. 2. Về phẩm chất - Yêu nước: Có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc. - Nhân ái: Yêu quý, kính phục, trân trọng các chiến sĩ cách mạng và thế hệ cha ông. - Trách nhiệm: Đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc. * Tích hợp An ninh quốc phòng: Những khó khăn, vất vả và sáng tạo của bộ đội, thanh niên xung phong trong chiến tranh.
Trang 1Ngày lập kế hoạch: 2/11/2024
Ngày thực hiện: 4/11/2024
Tiết 45 - Bài 10 Văn bản: BÀI THƠ VỀ TIỂU ĐỘI XE KHÔNG KÍNH (tiếp theo)
(Phạm Tiến Duật)
I MỤC TIÊU
1 Năng lực
a Năng lực đặc thù:
- Năng lực văn học:
+ Cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp ngang tàng, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, của các chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn
+ Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua tác phẩm
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Nhận biết và phân tích được những đặc sắc về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ
b Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ và tự học: Học sinh chủ động tìm hiểu “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” qua phần trả lời câu hỏi Đọc - hiểu văn bản Tự giác tham gia vào các
nhiệm vụ học tập được giao
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Học sinh hoàn thành các nhiệm vụ học tập, có ý tưởng sáng tạo trong quá trình tìm hiểu nội dung bài học
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Học sinh biết cách làm việc theo nhóm Trình bày được ý kiến cá nhân và sản phẩm của nhóm một cách hiệu quả, thuyết phục
2 Về phẩm chất
- Yêu nước: Có tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc
- Nhân ái: Yêu quý, kính phục, trân trọng các chiến sĩ cách mạng và thế hệ cha ông
- Trách nhiệm: Đoàn kết, có tinh thần trách nhiệm với cộng đồng, dân tộc
* Tích hợp An ninh quốc phòng: Những khó khăn, vất vả và sáng tạo của bộ đội, thanh niên xung phong trong chiến tranh
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK; SBT Ngữ văn 9; kế hoạch bài dạy
- Video, máy tính, âm li, hình ảnh, phiếu học tập
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu: Tạo tâm thế, hứng thú cho học sinh để sẵn sàng vào bài mới.
b Nội dung: Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận với bài mới bằng hoạt động
tổ chức trò chơi: “Truyền thư giải tin”
Trang 2c Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời của học sinh.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
Tổ chức trò chơi: Truyền thư giải tin.
- Giáo viên tổ chức trò chơi: “Truyền thư giải tin”
Giáo viên phổ biến luật chơi: Học sinh nghe bài hát “Tôi, người lái xe” của nhạc sĩ
An Chung và truyền tay nhau phong thư, khi cô giáo dừng nhạc, thư đến tay bạn nào thì bạn đó có quyền mở thư để giải tin Sau khi giải tin, lại tiếp tục truyền thư đến khi giải hết tin
Người chiến thắng là người giải được tin và sẽ nhận được một phần quà
Câu 1: Hình tượng thơ độc đáo nào được khắc họa trong bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật?
Câu 2: Hình ảnh những chiếc xe được miêu tả như thế nào trong bài thơ?
Câu 3: Qua hình ảnh những chiếc xe không kính, hiện thực chiến tranh được phản ánh như thế nào?
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Học sinh cùng nhau thực hiện theo thể lệ trò chơi và lấy thông tin để trả lời câu hỏi giáo viên đưa ra
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
Học sinh suy nghĩ, trả lời câu hỏi
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Câu 1: Hình tượng những chiếc xe không kính
Câu 2: Hình ảnh những chiếc xe không kính bị tàn phá, méo mó, biến dạng
Câu 3: Phản ánh hiện thực khốc liệt của cuộc chiến tranh chống Mĩ
Bước 4: Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, bổ sung và dẫn dắt vào bài mới:
Thông qua trò chơi, các em lại một lần nữa hình dung được hình ảnh những chiếc
xe không kính bị tàn phá, méo mó, biến dạng bởi chiến tranh, sự gian khổ, nguy hiểm của những người lính Vậy hình ảnh người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn hiện lên với những vẻ đẹp gì chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tiết 45
B HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
a Mục tiêu:
- Cảm nhận và trình bày được vẻ đẹp ngang tàng, dũng cảm, tràn đầy niềm lạc quan cách mạng, của các chiến sĩ lái xe đường Trường Sơn
- Nhận biết và phân tích được những đặc sắc về ngôn từ, hình ảnh, giọng điệu của bài thơ
- Hiểu và lí giải được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua tác phẩm
Trang 3b Nội dung:
Giáo viên hướng dẫn học sinh tiếp cận bài để tìm hiểu về hình ảnh người lính lái
xe trong bài thơ
c Sản phẩm: Dự kiến câu trả lời, phiếu học tập của học sinh.
d Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tư thế, thái độ, tình cảm của những
người lính lái xe.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm: mỗi bàn 1
nhóm Thời gian 5 phút
- Thực hiện yêu cầu phiếu học tập số 1
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Câu hỏi Khổ thơ 1,2 Khổ thơ 3,4
Tìm những câu thơ, hình
ảnh thơ tái hiện tư thế và
thái độ, tinh thần, của
người lính lái xe?
Chỉ ra các biện pháp nghệ
thuật (cách sử dụng từ
ngữ, biện pháp tu từ, giọng
điệu)? Tác dụng?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ.
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm
Dự kiến sản phẩm của học sinh:
Tìm những
câu thơ, hình
ảnh thơ tái
hiện tư thế và
thái độ, tinh
thần, của
người lính lái
xe?
- Ung dung buồng lái ta ngồi
- Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng
- Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
- Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
- ”Ừ thì” có bụi, ”ừ thì ướt áo”, phì phèo châm điếu thuốc
- Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.
- Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính
vỡ rồi Bếp Hoàng Cầm là
I Tìm hiểu chung
II Khám phá văn bản
1 Hình ảnh những chiếc
xe không kính
2 Hình ảnh những chiến sĩ lái xe
* Tư thế, thái
độ và tinh
người lính lái xe
Trang 4gia đình đấy.
Chỉ ra các
biện pháp
nghệ thuật
(cách sử dụng
từ ngữ, biện
pháp tu từ,
giọng điệu)?
Tác dụng?
- Nghệ thuật:
+Từ ngữ: từ láy
(ung dung), động từ mạnh (giật, rung, xoa, chạy, ùa, sa)
+ Biện pháp tu từ:
đảo ngữ (ung dung đưa lên đầu câu) điệp từ (nhìn, nhìn thấy), liệt kê: (gió, con đường, sao trời, cánh chim), nhân hóa (con đường chạy).
+ Cách ngắt nhịp ngắn, nhanh, mạnh
- Tác dụng: Khắc họa tư thế ung dung, hiên ngang của người lính
- Nghệ thuật:
+ Từ ngữ : từ láy (phí phèo), động từ mạnh (phun, tuôn, xối)
+ Biện pháp tu từ: điệp
từ (không có, ừ thì, chưa cần), điệp cấu
trúc (khổ 3 - 4), liệt kê:
bụi phun, mưa tuôn, gió lùa,
+ Giọng điệu: tinh nghịch, khỏe khoắn, tự nhiên pha chút ngang tàng
- Tác dụng: Khắc họa tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn, gian khổ, sôi nổi, yêu đời
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4 Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 2 Tìm hiểu tình đồng chí, đồng đội của những
người chiến sĩ lái xe
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân
- Học sinh thực hiện yêu cầu trả lời câu hỏi
- Tư thế: ung
dung, hiên ngang
- Tinh thần và thái độ của người lính: dũng cảm, lạc quan, yêu đời bất chấp khó khăn, gian khổ, nguy hiểm
* Tình đồng chí, đồng đội
Trang 5Câu 1: Tình đồng chí, đồng đội của người lính được thể hiện
qua những hình ảnh thơ nào?
Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật gì trong hai câu
thơ “Võng mắc chông chênh đường xe chạy/Lại đi, lại đi trời
xanh thêm”? Tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
Câu 3: Qua phân tích, giúp em cảm nhận như thế nào về tình
đồng chí, đồng đội và vẻ đẹp tâm hồn của những người lính?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- Học sinh trình bày sản phẩm
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Tình đồng chí, đồng đội của người lính được thể hiện
qua những hình ảnh thơ: “Những chiếc xe tiểu đội; gặp bè bạn,
bắt tay qua cửa kính vỡ rồi, chung bát đũa nghĩa là gia đình
đấy”.
Câu 2: Biện pháp nghệ thuật trong hai câu thơ:
+ Từ láy: “chông chênh” (chỉ trạng thái không vững chắc,
không bền vững gợi hình ảnh sống động về con đương chiến
đấu đầy khó khăn gian khổ)
+ Điệp từ: “lại đi”, “lại đi” nhấn mạnh, tiếng gọi của tổ quốc
của con tim, tạo thành khúc nhạc thôi thúc bước chân của người
lính tiến về phía trước để giải phóng đất
+ Ẩn dụ: trời xanh thêm tượng trưng cho sắc màu, hi vọng hòa
bình, nìềm tin và chiến thắng
Câu 3: Tình đồng chí, đồng đội gắn bó, thân mật, keo sơn, yêu
thương nhau như trong một gia đình Tâm hồn lạc quan tin
tưởng, yêu đời
- Học sinh nhận xét, bổ sung câu trả lời
Bước 4 Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
Nhiệm vụ 3 Tìm hiểu về lí tưởng và ý chí chiến đấu của
người lính lái xe
- Gắn bó, thân
mật, keo sơn, yêu thương nhau như trong một gia đình
Trang 6Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm: mỗi bàn 1
nhóm Thời gian 2 phút
- Thực hiện yêu cầu trả lời các câu hỏi sau
Câu 1: Hình ảnh nào được nhắc lại ở khổ thơ cuối? Nhằm mục
đích gì?
Câu 2: Trong khổ thơ cuối, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì?
Tác dụng?
Câu 3: Qua đó em cảm nhận được điều gì về ý chí chiến đấu của
những người lính?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- Học sinh trình bày sản phẩm
Dự kiến sản phẩm:
Câu 1: Nhà thơ nhắc lại hình ảnh chiếc xe không kính, không
đèn, không có mùi xe, thùng xe xước,… là để khẳng định lại
những khó khăn gian khổ ngày càng tăng của chiến trường
Nhưng trên hết vẫn là tất cả vì miền Nam thân yên, miền Nam
ruột thịt
Câu 2: Nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ cuối
+ Điệp ngữ, tương phản, đối lập, hoán dụ, liệt kê
+ Giọng điệu khẳng định
+ Tác dụng: Khắc hoạ hình ảnh người lính lái xe can đảm, kiên
cường vượt qua khó khăn gian khổ với ý chí quyết tâm chiến
đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Câu 3: Làm nổi bật lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước nồng
nàn, quyết tâm cao độ, ý chí chiến đấu vì miền Nam thân yêu
của những chiến sĩ lái xe
- Học sinh nhận xét, bổ sung câu trả lời
Bước 4 Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
* Lí tưởng và
ý chí chiến đấu.
-> Lí tưởng sống cao đẹp, lòng yêu nước
quyết tâm cao
độ, ý chí chiến
Trang 7* Tích hợp An ninh quốc phòng:
Giáo viên: Câu thơ cuối bài thơ vang lên như một lời thề thể
hiện ý chí quyết tâm của người lính vì miền Nam ruột thịt Họ
có lí tưởng sống cao đẹp, có lòng yêu nước nồng nàn, mang tầm
vóc thời đại Họ chính là đại diện của một dân tộc kiên cường,
bất khuất
đấu vì miền Nam thân yêu của những chiến sĩ lái xe
III Tổng kết
a Mục tiêu: Khái quát lại nội dung nghệ thuật của văn bản/ Đánh giá quá trình
học tập của học sinh
b Nội dung: Học sinh làm việc cá nhân.
c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh
d Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên tổ chức hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi
+ Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài thơ?
+ Bài thơ có nội dung, ý nghĩa gì?
- Học sinh tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh suy nghĩ, trả lời
Dự kiến sản phẩm của học sinh
1 Nghệ thuật
- Lựa chọn chi tiết độc đáo, hình ảnh đậm chất hiện thực
- Giọng điệu ngang tàng, tự nhiên, khoẻ khoắn Ngôn ngữ
giàu tính khẩu ngữ
- Biện pháp tu từ: đảo ngữ, điệp ngữ, nhân hóa, hoán dụ,
đối lập,
2 Nội dung
- Bài thơ đã khắc hoạ một hình ảnh độc đáo: những chiếc
xe không kính
- Qua đó làm nổi bật hình ảnh những người lính lái xe ở
Trường Sơn trong thời chống Mỹ, với tư thế ung dung,
hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó
khăn nguy hiểm, tình đồng chí đồng đội gắn bó và ý chí
chiến đấu giải phóng miền Nam
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
III Tổng kết
1 Nghệ thuật
2 Nội dung
Trang 8- Học sinh trả lời.
- Học sinh khác lắng nghe, bổ sung
Bước 4: Kết quả, nhận định
- Giáo viên nhận xét, kết luận
* Ghi nhớ (SGK – Tr
133)
C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a Mục tiêu: Giúp học sinh củng cố kiến thức bài học.
b Nội dung: Giáo viên nêu câu hỏi trắc nghiệm, học sinh trả lời.
c Sản phẩm: Đáp án đúng của các bài tập.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
- Giáo viên tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm: mỗi bàn 1 là nhóm Thời gian 3 phút
- Thực hiện yêu cầu phiếu học tập 2
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” với
hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”?
Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe không
kính Giống nhau
Khác nhau
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- Đại diện một nhóm trình bày sản phẩm
Dự kiến sản phẩm:
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
So sánh hình ảnh người lính trong bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính”
với hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí”
Đồng chí Bài thơ về tiểu đội xe
không kính Giống nhau Nét đẹp chung của anh bộ đội cụ Hồ: lí tưởng cao đẹp,
lòng yêu nước nồng nàn; tinh thần lạc quan, dũng cảm, vượt mọi khó khăn, gian khổ; tình đồng chí, đồng đội keo sơn, gắn bó
Khác nhau Những người lính xuất thân từ Những người chiến sĩ
Trang 9nông dân mang vẻ đẹp giản dị, chân thành, chất phác
xuất thân từ tầng lớp trí thức mang vẻ đẹp trẻ trung, hóm hỉnh, hồn nhiên, yêu đời
- Các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung
Bước 4 Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (Có thể hướng dẫn để học sinh làm ở nhà)
a Mục tiêu: Học sinh vận dụng kiến thức bài học tạo lập đoạn văn trình bày cảm
nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống Mĩ, liên hệ với thế hệ trẻ ngày hôm nay
c Sản phẩm: Bài viết của học sinh
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1 Chuyển giao nhiệm vụ
? Viết đoạn văn trình bày cảm nghĩ của em về thế hệ trẻ thời kháng chiến chống
Mĩ, liên hệ với thế hệ trẻ ngày hôm nay?
Bước 2 Thực hiện nhiệm vụ
- Học sinh thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên quan sát, hỗ trợ
Bước 3 Báo cáo, thảo luận
- Học sinh trình bày sản phẩm
- Học sinh nhận xét, bổ sung câu trả lời
Bước 4 Kết luận, nhận định
Giáo viên nhận xét, bổ sung, chốt kiến thức
Người lập kế hoạch
Duyệt của Ban giám hiệu
………
………
………
Trang 10………
………
………
………