1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt

143 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2.1 (MSQV2.1) phiên bản tiếng Việt
Tác giả Dương Thị Lên
Người hướng dẫn TS. BS. Lê Văn Tuấn
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Thần Kinh
Thể loại Luận văn Bác sĩ nội trú
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 143
Dung lượng 4,57 MB

Nội dung

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆTAverage Variance Extracted Trung bình phương sai tríchCalcitonin Gene-Related Peptide Peptide liên quan đến gen calcitoninComparative fit index Chỉ số phù hợp

Trang 1

DƯƠNG THỊ LÊN

TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG

PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT

LUẬN VĂN BÁC SĨ NỘI TRÚ

Trang 2

DƯƠNG THỊ LÊN

TÍNH GIÁ TRỊ VÀ ĐỘ TIN CẬY CỦA BỘ CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN MIGRAINE PHIÊN BẢN 2.1 (MSQV2.1)

PHIÊN BẢN TIẾNG VIỆT

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệunêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trìnhnghiên cứu nào khác

TP Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 10 năm 2023

Tác giả luận văn

Dương Thị Lên

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC BIỂU ĐỒ vii

DANH MỤC SƠ ĐỒ viii

DANH MỤC HÌNH ix

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đại cương migraine 3

1.2 Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine 15

1.3 Đặc điểm tâm trắc của một thang điểm 19

1.4 Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2.1 phiên bản tiếng Việt 26

1.5 Các nghiên cứu liên quan 30

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

2.1 Thiết kế nghiên cứu 32

2.2 Đối tượng nghiên cứu 32

2.3 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 33

2.4 Cỡ mẫu của nghiên cứu 33

2.5 Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc 33

2.6 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu 40

2.7 Quy trình nghiên cứu 41

2.8 Phương pháp phân tích dữ liệu 42

2.9 Đạo đức trong nghiên cứu 45

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 46

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 46

3.2 Tính giá trị của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2.1 phiên bản tiếng Việt 52

3.3 Độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2.1 phiên bản tiếng Việt 56

Trang 5

3.4 Phân tích sự liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và chất lượng

cuộc sống của bệnh nhân migraine 57

CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 67

4.1 Đặc điểm dịch tễ và đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu 67

4.2 Tính giá trị của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2.1 phiên bản tiếng Việt 73

4.3 Độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2.1 phiên bản tiếng Việt 77

4.4 Đánh giá sự liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ, lâm sàng và chất lượng cuộc sống bệnh nhân migraine người lớn 80

4.5 Hạn chế của nghiên cứu 89

KẾT LUẬN 90

KIẾN NGHỊ 92 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: Phiếu thu thập số liệu

PHỤ LỤC 2: Bảng kiểm chẩn đoán migraine

PHỤ LỤC 3: Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine

phiên bản 2.1 (MSQv2.1) phiên bản tiếng Việt PHỤ LỤC 4: ản thông tin dành cho người tham gia nghiên cứu và chấp thuận

tham gia nghiên cứu PHỤ LỤC 5: Bộ câu hỏi MSQv2.1 phiên bản tiếng Anh

PHỤ LỤC 6: Chấp thuận của Hội đồng Đạo đức

PHỤ LỤC 7: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu

PHỤ LỤC 8: Chứng nhận dịch thuật khoa học cho bộ câu hỏi MSQv2.1 phiên bản

tiếng Việt PHỤ LỤC 9: Bản đồng thuận sử dụng bộ câu hỏi MSQv2.1 phiên bản tiếng Việt

Trang 6

CGRP Calcitonin Gene – Related Peptide

EFA Exploratory Factor Analysis

ICC Intraclass Correlation Coefficient

ICHD-3 International Classification of Headache Disorders, 3rd

EditionIHS International Headache Society

MSQ Migraine – Specific Quality of Life Questionnaire

MSQv2.1 Migraine – Specific Quality of Life Questionnaire Version 2.1

NSAIDS Nonsteroidal Anti-Inflammatory Drugs

Trang 7

RP Role Preventive

YLDs Years of Life Lived with Disability

Trang 8

DANH MỤC ĐỐI CHIẾU ANH VIỆT

Average Variance Extracted Trung bình phương sai trích

Calcitonin Gene-Related Peptide Peptide liên quan đến gen calcitonin

Comparative fit index Chỉ số phù hợp tương đối

Confirmatory Factor Analysis Phân tích nhân tố khẳng định

Exploratory Factor Analysis Phân tích nhân tố khám phá

Glasgow Coma Scale Thang điểm hôn mê Glasgow

Global Burden of Diseases, Injuries,

and Risk Factors

Gánh nặng bệnh tật, chấn thương và yếu tốnguy cơ toàn cầu

Goodness of fit index Chỉ số phù hợp mô hình

International Classification of

Headache Disorders, 3rd Edition

Bảng phân loại Quốc tế về các bệnh lý đauđầu ấn bản lần thứ 3

International Headache Society Hiệp hội Đau đầu Quốc tế

Intraclass Correlation Coefficient Hệ số tương quan nội lớp

Maximum likelihood estimation Phương pháp ước tính độ khả dĩ tối đaMigraine – Specific Quality of Life

Questionnaire

Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sốngcủa bệnh nhân migraine

Nonsteroidal Anti-Inflammatory

Root means square errors of

approximation Sai số bình phương trung bình gốc xấp xỉ

Trang 9

US Food and Drug Administration Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa

KỳYears of Life Lived with Disability Số năm sống chung với tàn tật

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Phân bố tỉ lệ mức độ đau đầu trong 4 tuần của một số nghiên cứu 6

Bảng 1.2: Tỉ lệ triệu chứng kèm theo của bệnh nhân migraine trong 4 tuần qua trong một số nghiên cứu 6

Bảng 1.3: Nhóm thuốc điều trị đặc hiệu migraine, hàm lượng và liều dùng 9

Bảng 1.4: Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị dự phòng migraine 12

Bảng 1.5: Lựa chọn thuốc điều trị dự phòng dựa vào tác dụng phụ, chống chỉ định và bệnh đồng mắc 13

Bảng 2.1: Biến số nhân khẩu học 34

Bảng 2.2: Biến số lâm sàng 35

Bảng 2.3: Biến số đặc điểm đau đầu migraine trong 4 tuần qua 37

Bảng 2.4: Câu trả lời và cách tính điểm cho từng câu hỏi 39

Bảng 2.5: Công thức tính điểm cho mỗi tiểu thang 39

Bảng 3.1: Phân bố các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng trong dân số nghiên cứu 47

Bảng 3.2: Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng kèm theo trong dân số nghiên cứu 51

Bảng 3.3: Đặc tính phân phối của bộ câu hỏi 52

Bảng 3.4: Các chỉ số độ phù hợp mô hình 54

Bảng 3.5: Hệ số tải nhân tố (factor loading) của từng câu hỏi 54

Bảng 3.6: Tương quan đặc điểm lâm sàng 4 tuần qua với giá trị các tiểu thang 55

Bảng 3.7: Hệ số Cronbach’s alpha của các câu hỏi và các tiểu thang của bộ câu hỏi MSQv2.1 56

Bảng 3.8: Hệ số tương quan nội lớp của các tiểu thang trong bộ câu hỏi MSQv2.1 (N=25) 57

Bảng 3.9: Tương quan tuổi và CLCS của bệnh nhân migraine 57

Bảng 3.10: Ảnh hưởng của giới tính đến CLCS bệnh nhân migraine 58

Bảng 3.11: Ảnh hưởng của nơi cư trú đến CLCS bệnh nhân migraine 58

Bảng 3.12: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến CLCS của bệnh nhân migraine 59

Bảng 3.13: Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến CLCS bệnh nhân migraine 59

Bảng 3.14: Ảnh hưởng của tình trạng hôn nhân đến CLCS bệnh nhân migraine (N=143) 60

Bảng 3.15: Tương quan giữa tuổi khởi phát và CLCS bệnh nhân migraine 60

Trang 11

Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thời gian bệnh đến CLCS của bệnh nhân migraine 61Bảng 3.17: Ảnh hưởng của kiểu cơn migraine CLCS bệnh nhân migraine 61Bảng 3.18: Ảnh hưởng của migraine mạn đến CLCS bệnh nhân migraine 62Bảng 3.19: Ảnh hưởng của tiền căn gia đình đến CLCS của bệnh nhân migraine 62Bảng 3.20: Ảnh hưởng của tần số cơn đến CLCS bệnh nhân migraine 63Bảng 3.21: Ảnh hưởng của mức độ đau đầu đến CLCS bệnh nhân migraine 63Bảng 3.22: Ảnh hưởng của chức năng bị ảnh hưởng đến CLCS bệnh nhân migraine

64Bảng 3.23: Ảnh hưởng của triệu chứng kèm theo đến CLCS bệnh nhân migraine 65Bảng 3.24: Tương quan giữa tổng số triệu chứng kèm theo đặc hiệu và CLCS bệnh

nhân migraine 66Bảng 4.1: Hệ số tải nhân tố (factor loading) trong một số nghiên cứu 75Bảng 4.2: Tương quan điểm số MSQv2.1 và đặc điểm lâm sàng trong một số nghiên

cứu 76Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s alpha trong một số nghiên cứu 78Bảng 4.4: Hệ số tương quan nội lớp (ICC) trong một số nghiên cứu 80

Trang 12

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ số năm sống chung với tàn tật toàn cầu trên 100.000 dân mỗi năm

do migraine theo độ tuổi 16

Biểu đồ 3.1: Phân bố tuổi của dân số trong nghiên cứu 46

Biểu đồ 3.2: Phân bố trình độ học vấn của dân số trong nghiên cứu 48

Biểu đồ 3.3: Phân bố tuổi khởi phát của bệnh nhân trong nghiên cứu 48

Biểu đồ 3.4: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo thời gian bệnh 49

Biểu đồ 3.5: Phân bố tần số cơn đau đầu 4 tuần qua của dân số nghiên cứu 49

Biểu đồ 3.6: Phân bố đối tượng nghiên cứu theo mức độ đau đầu 50

Biểu đồ 3.7: Phân bố bệnh nhân theo mức độ chức năng bị ảnh hưởng 50

Trang 13

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ nghiên cứu 42

Trang 14

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Minh họa các khả năng phối hợp giữa tính giá trị và độ tin cậy 19Hình 3.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định (CFA) 53

Trang 15

MỞ ĐẦU

Migraine là một trong những bệnh đau đầu nguyên phát thường gặp với đặcđiểm đau đầu từng cơn, thường một bên đầu, theo nhịp mạch đập, cường độ thayđổi từ trung bình đến dữ dội Theo nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật, chấn thương vàyếu tố nguy cơ toàn cầu (Global Burden of Diseases, Injuries, and Risk Factors -

G D) năm 2016, migraine ảnh hưởng đến hơn 1 tỉ người trên thế giới, nguyên nhânchính gây ra tàn tật và được xếp hạng thứ hai sau đau thắt lưng trong nhóm cácbệnh có đến số năm sống chung với tàn tật (years of life lived with disability -YLDs) cao nhất.1 Cũng trong nghiên cứu này, migraine nằm trong nhóm 10 bệnh tật

có YLDs cao nhất ở 195 quốc gia và khu vực trên thế giới.1 Tỉ lệ lưu hành củamigraine trên thế giới ước tính 14,4% (13,8-15,0), đứng thứ 6 trong nhóm 10nguyên nhân có tỷ lệ lưu hành cao nhất.1 Tỉ lệ bệnh có sự khác biệt về giới tính với

ưu thế giới nữ với 18,9% (18,2-19,7) và nam giới là 9,8% (9,4-10,2), gánh nặngbệnh tật rơi nhiều nhất vào nhóm nữ giới độ tuổi 15 đến 49 với thống kê khoảng20,3 triệu YLDs trong năm 2016.1,2

Mặc dù được biết là một trong những bệnh có tỉ lệ lưu hành và gánh nặngbệnh tật cao nhất thế giới, tuy nhiên việc nhìn nhận mức độ nghiêm trọng củamigraine đối với sức khoẻ cộng đồng còn hạn chế ở nhiều khu vực trên thế giới, đặcbiệt ở những khu vực y tế cộng đồng còn hạn chế.2,3 Migraine làm suy giảm chấtlượng cuộc sống của người bệnh, không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động hàngngày, quá trình chăm sóc gia đình mà còn ảnh hưởng đến nghề nghiệp và hoạt động

xã hội của người bệnh.4 Chất lượng cuộc sống là chìa khoá trong đo lường gánhnặng bệnh tật của migraine và cải thiện chất lượng cuộc sống là một trong nhữngmục tiêu quan trọng hàng đầu của điều trị migraine Bộ câu hỏi đánh giá chất lượngcuộc sống của bệnh nhân migraine đầu tiên (Migraine – Specific Quality of LifeQuestionnaire version 1.0 - MSQv1.0)5 được phát triển vào năm 1992, sau nhiềuphiên bản thì cuối cùng phiên bản 2.1 công bố6 năm 2000 được sử dụng rộng rãi ởnhiều nước trong thực hành lâm sàng và nghiên cứu Việc phát triển và cải tiến bộ

Trang 16

câu hỏi MSQv2.1 đã cung cấp cho các bác sĩ lâm sàng cũng như các nhà nghiên cứumột công cụ đáng tin cậy để đánh giá chất lượng cuộc sống liên quan đến sức khỏe.MSQv2.1 cũng đã chứng minh được tính giá trị cấu trúc của một thang đo lườngkhoa học.6 Một số nước đã tiến hành các nghiên cứu chuyển ngữ, thích ứng vănhoá, đánh giá độ tin cậy và tính giá trị của bộ câu hỏi MSQv2.1 trong đánh giá chấtlượng cuộc sống của bệnh nhân migraine Các nghiên cứu tại các nước Italia, HànQuốc, Thái Lan, Đài Loan đều ghi nhận MSQv2.1 qua dịch thuật và thích ứng vănhoá có độ tin cậy và giá trị cao so với phiên bản gốc.7-10

Ở Việt Nam, migraine là một trong những vấn đề sức khoẻ thường gặp,ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống bệnh nhân Liên quan đến các vấn đề đau đầu mạntính, migraine chiếm khoảng 36% và ảnh hưởng nhiều đến giới nữ.11 Nghiên cứuchất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine ở Việt Nam cũng ghi nhận tác độngxấu đến người bệnh về cả thể chất và tinh thần, trong đó các yếu tố giới nữ, mất ngủ

và cường độ cơn đau là các yếu tố liên quan đến suy giảm chất lượng cuộc sốngbệnh nhân migraine.12 Đánh giá và cải thiện chất lượng cuộc sống là một yếu tốkhông thể thiếu trong quản lý bệnh nhân migraine Hiện tại chưa có một công cụđược chuẩn hoá và có độ tin cậy sử dụng cho người Việt để đánh giá chất lượngcuộc sống của bệnh nhân migraine Xuất phát từ thực tế này, chúng tôi đặt ra câuhỏi nghiên cứu “Tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi MSQv2.1 phiên bản tiếngViệt trên đối tượng bệnh nhân migraine Việt Nam là như thế nào?” Để trả lời chocâu hỏi này, chúng tôi thực hiện nghiên cứu “Tính giá trị và độ tin cậy của bộ câuhỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân Migraine phiên bản 2.1(MSQv2.1) phiên bản tiếng Việt” với các mục tiêu cụ thể sau đây:

1 Tính giá trị của bộ câu hỏi MSQv2.1 phiên bản tiếng Việt trên bệnhnhân migraine người lớn

2 Độ tin cậy của bộ câu hỏi MSQv2.1 phiên bản tiếng Việt trên bệnh nhânmigraine người lớn

3 Đánh giá sự liên quan giữa các đặc điểm dịch tễ học, lâm sàng và chấtlượng cuộc sống được đánh giá bằng MSQv2.1 của bệnh nhân migraine

Trang 17

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đại cương migraine

1.1.1 Giới thiệu

Migraine là một trong những bệnh lý đau đầu nguyên phát ảnh hưởng nhiềuđến cuộc sống người bệnh, đặc trưng bởi đau đầu từng cơn, thường phân bố mộtbên đầu, theo nhịp mạch đập, tăng lên bởi các hoạt động thể chất hằng ngày, cáctriệu chứng đi kèm thường gặp là buồn nôn và/hoặc nôn ói, sợ ánh sáng và sợ tiếngđộng.13,14

Migraine được phân thành 2 nhóm chính: migraine không có tiền triệu làhội chứng lâm sàng đặc trưng bởi đau đầu với những tính chất cụ thể và các triệuchứng kèm theo; migraine có tiền triệu đặc trưng chủ yếu bởi các triệu chứng thầnkinh khu trú thoáng qua thường xảy ra trước hoặc cùng lúc với đau đầu.13

1.1.2 Đặc điểm lâm sàng

Một cơn migraine có thể chia thành các giai đoạn cơ bản dựa vào tươngquan thời gian với cơn đau đầu: giai đoạn báo trước (đi trước đau đầu), giai đoạntiền triệu (đi ngay trước và có thể cùng với đau đầu), giai đoạn đau đầu, giai đoạnhậu đau đầu và giai đoạn giữa các cơn (interictal phase) Các giai đoạn của một cơnmigraine có thể chồng lấp nhau và thay đổi

1.1.2.1 Giai đoạn báo trước (prodromal phase)

Giai đoạn báo trước của migraine được định nghĩa là sự hiện diện của cáctriệu chứng không phải đau đầu xảy ra từ vài giờ đến vài ngày trước khi khởi phátđau đầu.15

Các nghiên cứu ghi nhận ở một số bệnh nhân migraine có sự xuất hiện củacác triệu chứng trước khi khởi phát đau đầu và dự báo sự xuất hiện của cơn đau đầumigraine.16 Những triệu chứng thường gặp nhất: mệt mỏi, thay đổi khí sắc và ngáp

Trang 18

nhiều Các triệu chứng khác có thể gặp đa niệu, cáu kỉnh, nhạy cảm với ánh sáng,nhạy cảm âm thanh, đau cổ gáy và khó tập trung.16,17

1.1.2.2 Giai đoạn tiền triệu (aura phase)

Tiền triệu là một trong đặc điểm phức tạp và thay đổi của migraine Đặcđiểm chìa khoá liên quan đến định nghĩa của migraine có tiền triệu là sự khởi phát

và diễn tiến từ từ trái ngược với khởi phát đột ngột và đạt mức độ khiếm khuyết tối

đa trong các trường hợp do căn nguyên mạch máu điển hình.18 Một đặc điểm khácvới thiếu máu não cục bộ, các triệu chứng dương tính về cảm giác và thị giác (ví dụchớp sáng, dị cảm) thường gặp nhiều hơn là các triệu chứng âm tính

Đặc trưng của migraine có tiền triệu thay đổi từ bệnh nhân này sang bệnhnhân khác và thay đổi trong mỗi cơn của cùng một bệnh nhân.17,19

Triệu chứng tiềntriệu thị giác thường gặp nhất, xảy ra khoảng hơn 90% bệnh nhân migraine có tiềntriệu, sau đó là triệu chứng cảm giác, ngôn ngữ và vận động.19 Tiền triệu thị giácđiển hình là ám điểm, tuy nhiên triệu chứng chớp sáng thường được ghi nhận nhiềuhơn.19 Triệu chứng cảm giác điển hình là dị cảm ở bàn tay và mặt, tê bì cũng thườnggặp và phân bố có thể lan đến thân mình và chi dưới ở một số bệnh nhân Triệuchứng bất thường ngôn ngữ thường gặp nhất là khó tìm từ ngữ Thời gian tiền triệuđiển hình khoảng 30 phút, nhưng ở một số trường hợp, tiền triệu có thể kéo dài vàiphút, trường hợp khác thì có thể kéo dài đến 4 giờ.19

Các triệu chứng khác nhưchóng mặt, nói khó, ù tai, giảm thính lực, nhìn đôi, thất điều, suy giảm ý thức đượcxếp trong một phần chẩn đoán của migraine với tiền triệu thân não

1.1.2.3 Giai đoạn đau đầu

Đặc điểm đau đầu migraine là đau đầu thường nhưng không phải luôn luônmột bên, có xu hướng đau nhói hay đau theo nhịp mạch, cường độ trung bình đến

dữ dội, đặc biệt mức độ ngày càng tăng, thường kèm theo buồn nôn, nôn ói.14 Sợánh sáng và sợ tiếng động là một đặc điểm thường gặp ở đau đầu migraine, triệuchứng này khiến bệnh nhân thường nằm nghỉ trong một không gian tối và yên tĩnh.Các đặc điểm khác cũng có thể gặp trong đau đầu migraine như sợ mùi, hay tăng

Trang 19

cảm đau.14 Ở người lớn, một cơn đau không điều trị có thể kéo dài ít nhất 4 giờ và

có thể kéo dài đến vài ngày Nhiều cơn đau có thể biến mất trong lúc ngủ Thời gian

và cường độ đau đầu trong migraine có tiền triệu ghi nhận thường ít hơn so vớimigraine không có tiền triệu, nhưng mức độ đau của đau đầu đi kèm với tiền triệuthì thường thay đổi.18

Migraine có tiền triệu không có đau đầu cũng thường gặp,trong khi đó, ngược lại, một số bệnh nhân ghi nhận cơn đau trong tiền triệu là cơnđau đầu nặng nề nhất của họ.18

1.1.2.4 Giai đoạn hậu đau đầu (postdrome)

Giai đoạn hậu đau đầu là khoảng thời gian giữa từ lúc cơn đau nhói kết thúcđến khi bệnh nhân cảm thấy hoàn toàn bình thường trở lại.20 Các triệu chứng xuấthiện trong giai đoạn này ngày càng phổ biến, ghi nhận gặp ở 81 - 94% số bệnh nhântrong các nghiên cứu.21 Các triệu chứng có thể chia thành bốn nhóm chính: triệuchứng tâm thần kinh, triệu chứng cảm giác, triệu chứng tiêu hoá và các triệu chứngtoàn thân chung.20 Trong đó, các triệu chứng mệt mỏi, khó tập trung, cứng vùng cổ

là các triệu chứng điển hình ghi nhận nhiều nhất Thời gian trung bình của giai đoạnnày được báo cáo ở nhiều nghiên cứu khác nhau dao động từ 18 đến 25,2 giờ.20

1.1.2.5 Giai đoạn giữa các cơn đau đầu (interictal phase)

Mặc dù bệnh nhân tương đối không có triệu chứng trong giai đoạn nàynhưng họ thường mô tả nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh và mùi ngay cả khi họkhông có bất kỳ triệu chứng migraine nào khác.22 Các triệu chứng phổ biến khác làrối loạn chức năng nhận thức và chóng mặt hoặc cảm giác mất thăng bằng Cơ chếthần kinh cơ bản của các triệu chứng này vẫn chưa được hiểu rõ và cần nghiên cứuthêm để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa các biểu hiện lâm sàng và phát hiện từ cácnghiên cứu sinh lý thần kinh và hình ảnh thần kinh.22

1.1.3 Một số đặc điểm phân bố các triệu chứng của migraine

Mức độ đau đầu trong cơn migraine điển hình từ trung bình đến dữ dội,tăng lên hoặc gây tránh né bởi các hoạt động thể chất Mức độ đau đầu trong cơnmigraine ghi nhận từ một số nghiên cứu6-8 được trình bày trong bảng 1.1

Trang 20

Bảng 1.1: Phân bố tỉ lệ mức độ đau đầu trong 4 tuần của một số nghiên cứu Mức độ đau Martin (%) Chang (%) Asawavichienjinda (%)

số nghiên cứu6,7,10 trình bày trong bảng 1.2

Bảng 1.2: Tỉ lệ triệu chứng kèm theo của bệnh nhân migraine trong 4 tuần qua

trong một số nghiên cứu Triệu chứng

kèm theo Martin (%) Seo (%)

Asawavichienjinda

(%) Buồn nôn 63,7

1.1.4 Phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán đau đầu migraine

Phân loại và tiêu chuẩn chẩn đoán theo Bảng phân loại Quốc tế về các bệnh

lý đau đầu ấn bản lần thứ 3 (The International Classification of Headache Disorders,3rd edition – ICHD-3) của Ủy ban Phân loại Đau đầu của Hiệp hội Đau đầu Quốc tế(Headache Classification Committee of the International Headache Society).13

1.1.4.1 Migraine không có tiền triệu

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

A Có ít nhất 5 cơn với đầy đủ các tiêu chuẩn B – D

Trang 21

B Cơn đau đầu kéo dài 4 – 72 giờ (khi không điều trị hoặc điều trị không hiệuquả)

C Đau đầu có ít nhất 2 trong 4 đặc điểm sau:

1 Đau một bên đầu

2 Đau theo nhịp mạch

3 Cường độ trung bình đến nặng

4 Tăng bởi hoặc gây tránh né các hoạt động thể chất thường ngày (vídụ: đi bộ hay leo cầu thang)

D Trong cơn đau đầu có ít nhất một trong những triệu chứng đi kèm sau:

1 Buồn nôn và/hoặc nôn ói

2 Sợ ánh sáng và sợ tiếng động

E Không có chẩn đoán nào khác hơn theo ICHD-3

1.1.4.2 Migraine có tiền triệu

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

A Có ít nhất 2 cơn với đầy đủ các tiêu chuẩn B và C

B Một hoặc nhiều các tiền triệu hồi phục hoàn toàn:

C Ít nhất 3 trong 6 đặc điểm sau:

1 Ít nhất một tiền triệu diễn tiến từ từ trên 5 phút

2 Hai hay nhiều triệu chứng xảy ra liên tiếp

3 Mỗi tiền triệu kéo dài từ 5 – 60 phút

4 Ít nhất một tiền triệu xảy ra một bên

5 Ít nhất một tiền triệu dương tính

Trang 22

6 Các tiền triệu có thể đi kèm hoặc theo sau trong vòng 60 phút bởi đauđầu

D Không có chẩn đoán nào khác theo ICHD-3

1.1.4.3 Migraine mạn

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

A Đau đầu (kiểu migraine hoặc kiểu căng thẳng) trong ≥ 15 ngày/tháng trong

vòng > 3 tháng và có đầy đủ tiêu chuẩn B và C

B Xảy ra ở bệnh nhân có ít nhất 5 cơn với đầy đủ tiêu chuẩn B-D của migraine

không có tiền triệu hoặc tiêu chuẩn B-C của migraine có tiền triệu.

C Trong ≥ 8 ngày/tháng trong vòng > 3 tháng, có đầy đủ bất cứ đặc điểm sau

đây:

1 Tiêu chuẩn C và D của migraine không có tiền triệu

2 Tiêu chuẩn B và C của migraine có tiền triệu

3 Bệnh nhân tin là migraine tại thời điểm khởi phát và giảm đaubằng triptan hoặc ergot

1.1.5 Điều trị

1.1.5.1 Điều trị cắt cơn

Mục tiêu của điều trị migraine cấp là điều trị cắt cơn nhanh chóng và thíchhợp, ngăn ngừa tái phát và giúp người bệnh phục hồi sinh hoạt, công việc.23 Điều trịcắt cơn migraine gồm điều trị không đặc hiệu (thuốc và liệu pháp không dùngthuốc) và điều trị đặc hiệu (thuốc đặc hiệu điều trị cắt cơn migraine và điều biếnthần kinh)

Điều trị cắt cơn không đặc hiệu

Các điều trị cơn cấp bằng liệu pháp không dùng thuốc có thể: nằm nghỉtrong phòng tối và yên tĩnh, bổ sung nước, chườm lạnh, hít thở sâu, xoa bóp…

Acetaminophen và thuốc kháng viêm non - steroid (NSAIDs) là thuốc điềutrị không đặc hiệu thường dùng và hiệu quả trong điều trị cắt cơn migraine

Trang 23

NSAIDs là thuốc điều trị đầu tay trong cơn migraine nhẹ - trung bình.23 Liềuthường dùng: acetaminophen 1000 mg, aspirin 900 mg, diclofenac 50 mg hoặc 100

mg, ibuprofen 200 mg hoặc 400 mg, naproxen 500 mg hoặc 550 mg

Điều trị cắt cơn đặc hiệu

Điều trị đặc hiệu migraine cấp bao gồm: triptans, ergots, gepants và điềubiến thần kinh Triptan là chất đồng vận chọn lọc 5-hydroxytryptamine, serotonin(5-HT) 1B/D (một số cũng có ái lực với thụ thể 5-HT1F) được sử dụng là phươngpháp điều trị đặc hiệu để cắt cơn migraine Triptans là thuốc điều trị đầu tay cho cơnmigraine trung bình đến nặng (bảng 1.3).23

Bảng 1.3: Nhóm thuốc điều trị đặc hiệu migraine, hàm lƣợng và liều dùng

Xịt mũi 10 mg và 20 mgTiêm dưới da 6 mg

Trang 24

Ditans là một nhóm thuốc cắt cơn migraine mới, là chất đồng vận thụ thể HT1F chọn lọc Chúng tác động lên hệ thống thần kinh sinh ba nhưng không gây comạch do có ái lực thấp với thụ thể 5-HT1B Tỉ lệ hết đau trong 2 giờ của Lasmiditan

5-là từ 28% đến 39% ở các liều 50 mg, 100 mg và 200 mg so với 15% đối với giảdược (P<0,001).25

Giải quyết hầu hết các triệu chứng khó chịu trong hai giờ là 41%đối với lasmiditan (50 mg, 100 mg, 200 mg) so với 30% đối với giả dược(P<0,001).25

Peptide liên quan đến gen Calcitonin (Calcitonin generelated peptide CGRP) được phát hiện có vai trò quan trọng trong sinh lý bệnh migraine23 vào giữanhững năm 1980 Thuốc đối vận thụ thể CGRP (được gọi là gepants) đã đượcnghiên cứu trong 2 thập kỷ qua và từ năm 2019 đến năm 2020, hai loại thuốcgepants đã được Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (US Food and DrugAdministration - FDA) phê duyệt để điều trị cắt cơn migraine ở người lớn:ubrogepant và rimegepant Cả hai loại thuốc đối kháng thụ thể phân tử nhỏ này đềucho thấy hiệu quả trong việc cắt cơn migraine với tác dụng phụ ít hơn khi so sánhvới các liệu pháp điều trị cắt cơn truyền thống.23,26,27

-1.1.5.2 Điều trị dự phòng

Chỉ định điều trị dự phòng 24

 Cơn gây ảnh hưởng chức năng trong hai hay nhiều ngày mỗi tháng và

 Điều trị giai đoạn cấp tối ưu nhưng không ngăn ngừa được hoặc kémdung nạp

 Hoặc nguy cơ sử dụng quá mức thường xuyên điều trị cắt cơn ngay cảkhi điều trị hiệu quả và

 Bệnh nhân có xu hướng sử dụng thuốc mỗi ngày

 Thường xuyên vắng học ở trường vì đau đầu migraine là một chỉ địnhđiều trị dự phòng thêm vào ở trẻ em

Nguyên tắc cơ bản điều trị dự phòng 24

Trang 25

 Một lịch trình nên được sắp xếp trên mỗi bệnh nhân để đánh giá hiệuquả và tuân thủ điều trị

 Tuân thủ điều trị kém là yếu tố nguy cơ chính của thất bại trong điều trị

dự phòng; liều dùng một lần mỗi ngày sẽ giúp tuân thủ điều trị tốt hơn

 Liều của bất cứ thuốc nào nên bắt đầu liều thấp trong liều khuyến cáo vàtăng liều khi không có tác dụng phụ

 Thuốc chưa ghi nhận hiệu quả không nên ngưng quá sớm, 2 – 3 tháng

có thể là khoảng thời gian tối thiểu để có hiệu quả và quan sát được

 Thất bại ở một thuốc không dự đoán thất bại điều trị của thuốc kháctrong cùng nhóm

 Giảm liều dần có thể xem xét sau 6 tháng kiểm soát tốt và nên xem xétkhông lâu hơn 1 năm

 Dự phòng ở trẻ em nên được đánh giá bởi chuyên gia

Thất bại điều trị dự phòng 24

 Thất bại có thể do sử dụng liều chưa hợp lý (có thể do kém tuân thủ)hoặc không đủ thời gian điều trị

 Những khuyến cáo cần thực hiện:

o Xem xét lại chẩn đoán

o Xem xét lại tuân thủ điều trị

o Xem xét lại các thuốc khác, đặc biệt là lạm dụng thuốc

 Khi điều trị dự phòng vẫn thất bại, ngừng thuốc đang dùng

 Khi tất cả lựa chọn đều thất bại, cần sự đánh giá của chuyên gia

Điều trị bằng thuốc uống

Mục tiêu điều trị dự phòng ở bệnh nhân migraine là giảm thiểu tình trạngtàn tật do migraine và nâng cao chất lượng cuộc sống hơn là giảm hoàn toàn cáccơn đau đầu.28 Các thuốc điều trị dự phòng có bằng chứng tốt được chứng minh baogồm: sodium valproate, topiramate, propranolol, metoprolol và amitriptyline.28 Bốnkháng thể đơn dòng liên quan đến gen calcitonin peptide (CGRP) hiện đã được Cục

Trang 26

Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ phê duyệt để điều trị phòng ngừamigraine gồm: Erenumab, fremanezumab, galcanezumab, eptinezumab Các thuốcnày được tiêm hàng tháng hoặc hàng quý, tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch Khángthể đơn dòng CGRP có hiệu quả trong việc phòng ngừa migraine, có tới 60% bệnhnhân nhận thấy số ngày đau đầu giảm từ 50% trở lên.28

Việc chọn thuốc phụ thuộc vào hiệu quả, tác dụng phụ, chống chỉ định và

sự ưa thích của người bệnh Các nhóm thuốc và lựa chọn thuốc trình bày trong cácbảng sau đây (bảng 1.4 và bảng 1.5)

Bảng 1.4: Các nhóm thuốc sử dụng trong điều trị dự phòng migraine

norepinephrine (SNRIs) khác

Ức chế beta (beta – blockers) Propranolol, metoprolol, timolol

Các thuốc hạ áp khác Verapamil, lisinopril, candesartan

Calcitonin gene – related peptide

(CGRP) monoclonal antibodies

Erenumab, fremanezumab,galcanezumab, eptinezumab

“Nguồn: Burch R., CONTINUUM 2021”28

Trang 27

Bảng 1.5: Lựa chọn thuốc điều trị dự phòng dựa vào tác dụng phụ, chống chỉ

Valproate, topiramate,amitriptyline

Tăng cân Topiramate, venlafaxine Valproate, amitriptyline,

cyproheptadineMệt mỏi/ giảm gắng

Ức chế beta, amitriptyline,verapamil

Triệu chứng nhận

thức

Verapamil, lisinopril,candesartan, venlafaxine,memantine

Valproate, topiramate, lisinopril,candesartan, feverfew

đóng), amitriptyline

Bệnh đồng mắc

Mất ngủ Amitriptyline, melatonin Memantine

“Nguồn: Burch R, CONTINUUM 2021”28

Trang 28

Điều trị không dùng thuốc

Điều trị không dùng thuốc bao gồm: thay đổi lối sống, can thiệp hành vi,thảo dược, chất dinh dưỡng bổ sung và vật lý trị liệu là các thành phần cốt lõi trong

kế hoạch điều trị migraine Ưu điểm của điều trị không dùng thuốc là tác dụng hiệpđồng với điều trị bằng thuốc, giảm nguy cơ tác dụng phụ toàn thân và nâng cao ýthức của bệnh nhân về tự cải thiện hiệu quả.28

 Thay đổi lối sống: các yếu tố quan trọng trong thay đổi lối sống cần xemxét ở bệnh nhân migraine bao gồm ngủ đủ giấc và có chất lượng, duy trìcân bằng nước, có chế độ ăn cân bằng, tránh rượu bia, giữ caffeine ởmức hạn chế và đều đặn vào mỗi buổi sáng, kiểm soát căng thẳng vàtham gia hoạt động thể chất thường xuyên.28

 Thảo dược và chất dinh dưỡng bổ sung: Magnesium và riboflavin(vitamin B12) (chứng cứ mức độ B) là những chất có bằng chứng tốtnhất trong điều trị dư phòng migraine, Coenzyme Q10 cũng có chứng cứmức độ C.28

 Can thiệp hành vi có bằng chứng tốt trong điều trị migraine bao gồmliệu pháp nhận thức – hành vi (cognitive – behavioral therapy), giáo dụcthư giãn (relaxation training), yoga, liệu pháp nhiệt hoặc phản hồi sinhhọc điện cơ (electromyographic biofeedback) và thiền chánh niệm(mindfulness meditation).28 Sự phối hợp với can thiệp hành vi và điều trịthuốc có hiệu quả hơn đơn liệu pháp, đặc biệt trên bệnh nhân migraine

có vấn đề về khí sắc đi kèm

 Vật lý trị liệu: châm cứu là một phương pháp không dùng thuốc phổbiến, có bằng chứng tốt cho điều trị dự phòng migraine và thường dungnạp tốt.29

Điều biến thần kinh (neuromodulation)

Việc sử dụng thiết bị điều biến thần kinh trong điều trị dự phòng migrainetrên thực hành lâm sàng phụ thuộc vào khả năng tiếp cận và chi phí.28 Thiết bị kích

Trang 29

thích ngoài thần kinh sinh ba (external trigeminal nerve stimulation device) và kíchthích từ trường xuyên sọ đơn xung (single - pulse transcranial magnetic stimulation)

đã có bằng chứng ủng hộ trong điều trị dự phòng migraine Điều trị dự phòngmigraine sử dụng kích thích ngoài thần kinh sinh ba 20 phút mỗi ngày.28 Mộtnghiên cứu nhỏ ghi nhận nhóm sử dụng kích thích thần kinh sinh ba giảm 2 ngàyđau đầu một tháng còn nhóm chứng thì không ghi nhận.30 Thiết bị kích thích từtrường xuyên sọ, ban đầu được phát triển để điều trị cấp, đã được đánh giá để điềutrị dự phòng migraine trong một nghiên cứu quan sát open – label Nhóm bệnh nhân

sử dụng kích thích từ trường xuyên sọ bốn đơn xung hai lần/ngày ghi nhận có sốngày đau đầu trung bình mỗi tháng ít hơn 2,75 ngày so với nhóm chứng.31

1.2 Chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân migraine

1.2.1 Chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân migraine

Theo Nghiên cứu Gánh nặng bệnh tật, chấn thương và yếu tố nguy cơ toàncầu (Global Burden of Diseases, Injuries, And Risk Factors - GBD) năm 2016,migraine ảnh hưởng đến 1,04 tỉ người trên thế giới, tỉ lệ mắc phải toàn cầu ước tính14,7% cho cả hai giới và xếp thứ ba trong nhóm các bệnh thường gặp trên thếgiới.1,2 Mặc dù có nhiều tiến bộ trong điều trị, migraine vẫn là nguyên nhân đứngthứ hai gây nên tàn tật khắp thế giới chỉ sau đau lưng.1 Đặt trong bối cảnh này,migraine chiếm đến 45,1 triệu năm sống với tàn bật (years of life lived withdisability - YLDs), ước tính chiếm khoảng 5,6% gánh nặng bệnh tật toàn cầu vànhiều hơn tất cả các bệnh thần kinh khác cộng dồn.1,4 Ảnh hưởng nhiều nhất domigraine là nhóm tuổi 35-39, có thể ước tính migraine là nguyên nhân gây tàn tậtnhiều nhất thế giới ở nhóm người trẻ dưới 50 tuổi, đặc biệt là phụ nữ.4

Migraine làm suy giảm chất lượng của người bệnh, không chỉ ảnh hưởngđến các hoạt động hàng ngày, ảnh hưởng đến quá trình chăm sóc gia đình mà cònảnh hưởng đến nghề nghiệp và hoạt động xã hội của người bệnh Bên cạnh đó,migraine còn gây nên gánh nặng kinh tế cho cá nhân, gia đình và xã hội vì chi phí y

tế phải chi trả cho người bệnh migraine và thu nhập bị mất đi do nghề nghiệp của

Trang 30

người bệnh bị gián đoạn Tác động của migraine tương quan với tần suất cơn,cường độ và thời gian cơn đau đầu, khi số ngày không bị đau đầu nhiều sẽ đi kèmvới chất lượng cuộc sống của người bệnh tốt hơn, công việc và hoạt động hiệu quảhơn.32 Tác động của migraine đối với mỗi người bệnh không chỉ đơn thuần xuấthiện trong cơn đau đầu mà ảnh hưởng dai dẳng và/ hoặc tích luỹ cộng dồn, ảnhhưởng nghiêm trọng đến cuộc sống người bệnh, đặc biệt là ảnh hưởng đến giáo dục,nghề nghiệp, thu nhập và được báo cáo khoảng 8 - 9%.33 Ước tính khoảng 32,7%người bệnh migraine báo cáo đau đầu ảnh hưởng đến nghề nghiệp của họ, khoảng22,7% người bệnh lo lắng về nguy cơ mất việc vì đau đầu migraine.4

Biểu đồ 1.1: Tỉ lệ số năm sống chung với tàn tật toàn cầu trên 100.000 dân mỗi

năm do migraine theo độ tuổi.

Chú thích: YLD: years of life lived with disability.

“Nguồn: Ashina M và cộng sự, The Lancet 2021”4Bên cạnh tác động đến người bệnh, migraine còn gây những tác độngnghiêm trọng đến cuộc sống gia đình, không chỉ ảnh hưởng đến quá trình chăm sóccon cái migraine còn gây những căng thẳng trong quan hệ với bạn đời.33 Khoảng38,6% bệnh nhân migraine cho rằng bệnh tật ảnh hưởng đến vai trò cha mẹ của họ

và khoảng 8,7 – 13,1% trẻ vị thành niên cho rằng cha mẹ bị migraine ảnh hưởngđến quá trình học tập của mình.4,34

Trong mối quan hệ với bạn đời, có đến 49%

Trang 31

bệnh nhân migraine cho rằng họ sẽ là người vợ/chồng tốt hơn nếu không bị đau đầu.

Số liệu cũng chỉ ra rằng 3,2% bệnh nhân migraine sẽ lựa chọn không có con, trìhoãn việc có con hoặc có ít con hơn do migraine.34 Những tác động này nhiều hơncùng với việc gia tăng tần suất cơn đau đầu migraine và ảnh hưởng sẽ khuếch đạihơn ở những gia đình với bố hoặc mẹ đơn thân vì thiếu đi sự tương hỗ của ngườibạn đời.4

Migraine, đặc biệt là migraine mạn tính, đi kèm với nhiều bệnh lý đồngmắc, trong đó rối loạn trầm cảm và lo âu là một trong những vấn đề thường gặpnhất Bệnh nhân migraine đồng mắc rối loạn trầm cảm sẽ gia tăng nguy cơ diễn tiếnthành migraine mạn tính.4,35 Bệnh lý tim mạch (ví dụ: bệnh tim thiếu máu cục bộ,nhồi máu cơ tim) thường gặp ở migraine có tiền triệu hơn là migraine không có tiềntriệu.4 Một số bệnh lý khác liên quan đến đồng mắc với migraine bao gồm: độngkinh và béo phì.4 Nhìn chung, bệnh lý đồng mắc phổ biến hơn ở bệnh nhânmigraine mạn tính và cũng đồng thời là yếu tố thúc đẩy diễn tiến thành migrainemạn tính.4

Nghiên cứu chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine ở Việt Nam cũngghi nhận tác động xấu đến người bệnh về cả thể chất và tinh thần, trong đó các yếu

tố giới nữ, mất ngủ và cường độ cơn đau là các yếu tố liên quan đến suy giảm chấtlượng cuộc sống bệnh nhân migraine.12

1.2.2 Công cụ đánh giá chất lƣợng cuộc sống bệnh nhân migraine

Migraine với tần số lưu hành cao, ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộcsống người bệnh, là một trong những gánh nặng bệnh tật và kinh tế hàng đầu trêntoàn cầu Cải thiện chất lượng cuộc sống là mục tiêu chìa khoá trong quản lý vàđiều trị bệnh nhân migraine Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống ở bệnhnhân migraine ra đời không những là phương tiện để đánh giá chất lượng cuộc sống

và tác động của migraine đối với người bệnh, từ đó có những biện pháp quản lý vàđiều trị tốt hơn cho người bệnh Bên cạnh đó, các công cụ này còn được sử dụngrộng rãi trong các nghiên cứu lâm sàng so sánh hiệu quả của các biện pháp điều trị

Trang 32

hay can thiệp trên bệnh nhân migraine.29,36 Migraine không gây khiếm khuyết chứcnăng thần kinh khu trú, không thể đánh giá tàn tật bằng các biện pháp khách quannên vai trò của các bộ câu hỏi, thang điểm đánh giá càng quan trọng và thiết thực.

Hiện nay, có một số thang đo để đánh giá chất lượng cuộc sống cho ngườibệnh migraine và các thang đo này có thể được phân thành 3 nhóm Nhóm đầu tiênđược áp dụng cho người lớn và bao gồm: Bảng câu hỏi Chất lượng cuộc sống đượctạo đặc biệt bởi Cavallini và cộng sự37 mà không có bất kỳ đánh giá nào về tính giátrị và độ tin cậy, Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine

về tác động lâu dài (long-term impact) của migraine mà không có thời gian cụ thể38,

Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine (MSQ) doJhingran và cộng sự5,6,39 về tác động lâu dài của chứng đau nửa đầu trong khoảngthời gian cụ thể là 4 tuần, Thang đánh giá tác động của đau đầu gồm 6 mục (the 6-item Headache Impact Test - HIT-6) cho đau đầu không đặc hiệu bao gồm đau đầumigraine40 và Bộ câu hỏi toàn diện về chất lượng cuộc sống ở bệnh nhân migraine

và đau đầu kiểu căng thẳng (Comprehensive Headache-Specific Quality of LifeQuestionnaire for migraine and tension-type headache).41 Nhóm thứ hai chỉ được

áp dụng cho thanh thiếu niên: Thang điểm Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đauđầu người trẻ (Quality of Life Headache in Youth - QLH-Y) cho đau đầu mãn tính,bao gồm migraine với tác động trong 1 tuần.42 Nhóm thứ ba được áp dụng để đolường hiệu quả của hiệu quả điều trị cấp tính là Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộcsống của bệnh nhân migraine (MSQ) cho tác động ngắn hạn trong 24 giờ.43 Bêncạnh đó, một số thang điểm, bộ câu hỏi đo lường một phần trong các khía cạnh củachất lượng cuộc sống, như ộ câu hỏi đánh giá tác động của đau đầu (HeadacheImpact Questionnaire) và Bộ câu hỏi đánh giá tàn tật do migraine (MigraineDisability Assessment (MIDAS) questionnaire).44

Các công cụ đánh giá chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân migraine được

sử dụng khá rộng rãi là MIDAS và MSQv2.1 Bộ câu hỏi MIDAS giúp đánh giámức độ mất chức năng (hoạt động bị giới hạn) thông qua số ngày bị ảnh hưởng bởiđau đầu trong 3 tháng ở ba hoạt động sống quan trọng gồm: việc làm được trả lương

Trang 33

hoặc học hành, việc nhà và các hoạt động lúc nhàn rỗi cùng gia đình và xã hội.44Trong khi đó, bộ câu hỏi MSQv2.1 đánh giá tác động trong thời gian ngắn hơn là 4tuần, giúp chúng ta đánh giá dễ dàng hơn có những cập nhật nhanh hơn liên quanđến tình trạng của bệnh nhân.6 Hơn nữa, MSQv2.1 với 3 tiểu thang đánh giá sự tácđộng của migraine đến nhiều khía cạnh, trong đó một khía cạnh cực kì quan trọng làcảm xúc của người bệnh mà thang MIDAS không đánh giá.6

Hiện tại chưa có một công cụ được chuẩn hoá và có độ tin cậy sử dụng chongười Việt để đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine

1.3 Đặc điểm tâm trắc của một thang điểm

Sự đo lường là yếu tố cơ bản trong khoa học, và có thể nói, hai điều quantrọng nhất liên quan đến sự đo lường là độ tin cậy và tính giá trị

Hình 1.1: Minh họa các khả năng phối hợp giữa tính giá trị và độ tin cậy

“Nguồn: Bolarinwa OA., Niger Postgrad Med J 2015”45

1.3.1 Tính giá trị

Tính giá trị là mức độ mà một công cụ có thể đo lường được những gì nómuốn đo.46 Trong quá trình phát triển của các công cụ đo lường sức khoẻ, nhiều loạithông số và khái niệm đã được đề xuất để biểu hiện giá trị của một thang đo Cho

Trang 34

đến hiện nay, quan điểm được chấp nhận rộng rãi cho rằng các giá trị chính của mộtthang đo bao gồm ba loại giá trị: giá trị nội dung (content validity), giá trị tiêuchuẩn (criteria validity) và giá trị cấu trúc (construct validity).46

1.3.1.1 Giá trị nội dung

Giá trị nội dung là một khái niệm có liên quan chặt chẽ, bao gồm việc đánhgiá liệu công cụ có đánh giá đầy đủ tất cả các nội dung hoặc lĩnh vực có liên quanhoặc quan trọng mà thang điểm muốn đo lường hay không Giá trị nội dung kháccác hình thức giá trị khác ở một khía cạnh quan trọng: nó không dựa trên điểm số từcác thang đo, không dùng thang điểm mà chỉ dựa vào đánh giá của chuyên gia liênquan đến nội dung của các yếu tố cấu thành thang đo, về tính toàn diện, sự rõ ràng

và sự dư thừa của các câu hỏi trong thang đo.46 Giá trị nội dung xem xét liệu thangđiểm đã bao gồm tất cả các vấn đề liên quan và loại trừ các vấn đề không liên quan

về mặt nội dung của nó hay chưa.47

1.3.1.2 Giá trị tiêu chuẩn

Định nghĩa truyền thống của giá trị tiêu chuẩn là sự tương quan của mộtthang đo với một số thang đo khác về đặc điểm hoặc bệnh lý đang được nghiên cứu,

lý tưởng là “tiêu chuẩn vàng” đã được sử dụng và chấp nhận trên thực tế.46

Giá trị

tiêu chuẩn thường được chia thành hai phần: giá trị đồng thời (concurrent validity)

và giá trị tiên đoán (predictive validity).

 Tính giá trị đồng thời đánh giá mức độ mà thang đo lường đang được

phát triển tương quan với “tiêu chuẩn vàng”.47 Đối với giá trị đồng thời,

thang đo mới và công cụ tiêu chuẩn (tiêu chuẩn vàng) được đánh giá tạicùng một thời điểm, thông tin công cụ tiêu chuẩn có sẵn tại thời điểmkiểm tra được thực hiện.46,47

 Tính giá trị tiên đoán đánh giá khả năng của bảng câu hỏi (công cụ) để

dự báo các sự kiện, hành vi, thái độ hoặc kết quả trong tương lai.45 Đốivới giá trị tiên đoán, tiêu chuẩn không có sẵn tại thời điểm hiện tại màkết quả sẽ thu được sau khi kiểm tra được thực hiện tại một thời điểm

Trang 35

nào đó trong tương lai Giá trị tiên đoán có thể được ước tính bằng cáchkiểm tra mối liên hệ giữa điểm thang đo và tiêu chí được đề cập.48 Tínhgiá trị tiên đoán được đánh giá qua hệ số tương quan (correlationcoefficient).45

1.3.1.3 Giá trị cấu trúc

Tính giá trị cấu trúc là mức độ một công cụ đo lường được đúng và đủ đặcđiểm hay cấu trúc mà nó dự định đánh giá.45 Nó không có một tiêu chuẩn để sosánh, thay vào đó nó sử dụng một cấu trúc giả định để so sánh Nói một cách khác,quá trình xác định cấu trúc là một quá trình kiểm chứng giả thuyết Các chỉ số liênquan đến tính giá trị cấu trúc trong phát triển thang đo: giá trị hội tụ, giá trị phânbiệt, sự khác biệt nhóm đã biết, phân tích tương quan và tính giá trị nhân tố.45

 Tính giá trị hội tụ (convergent validity) là mức độ mà một cấu trúc

được đo lường theo những cách khác nhau mang lại kết quả tương tự,tức là khả năng nhận biết biến số liên quan vấn đề đó Bằng chứng vềgiá trị hội tụ của một cấu trúc có thể đạt được khi thang đo mới đượcphát triển có tương quan cao với các biến số khác được thiết kế để đolường cùng một cấu trúc.48

 Tính giá trị phân biệt (discriminant validity/ divergent validity)

được chỉ ra bởi các mối tương quan thấp hoặc yếu có thể dự đoán đượcgiữa các số đo đang được quan tâm và các số đo khác được cho là không

đo lường cùng một biến số hoặc khái niệm Cấu trúc mới được xây dựngkhông có tính giá trị khi có mối tương quan cao với các phép đo khác

mà được dự định là sẽ cho các số liệu đo lường khác nhau.48 Như vậy,tính giá trị phân biệt là nói đến khả năng không tương quan với nhữngbiến số không liên quan, tức là khả năng nhận biết được biến số khôngliên quan đến vấn đề đó

 Tính giá trị nhóm đã biết (known‑ group validity) hay còn gọi là sự

khác biệt hay so sánh giữa nhóm đã biết (Differentiation or comparison

Trang 36

between known groups) Trong tính giá trị nhóm đã biết, một nhóm cóthuộc tính đã được thiết lập về kết quả của cấu trúc được so sánh vớinhóm mà thuộc tính đó chưa được thiết lập.45

 Phân tích tương quan (correlation analysis): Mặc dù phân tích tương

quan thường được dùng bởi các nhà khoa học, phân tích hồi quy songbiến (bivariate) được ưa chuộng hơn phân tích tương quan (correlationanalysis) trong lượng giá tính giá trị Phân tích hồi quy giữa các thangđiểm và một chỉ số của một lĩnh vực được khảo sát có một số điểm cólợi hơn phân tích tương quan.48

 Tính giá trị nhân tố: liên quan đến phân tích nhân tố, là một quá trình

thống kê để giảm một tập hợp lớn các biến số thành một tập hợp cácbiến số nhỏ hơn với các đặc điểm chung hoặc các khía cạnh cơ bản Nóđược sử dụng để mô tả khái niệm cấu trúc cơ bản của một công cụ, nóđánh giá mức độ phù hợp của các mục trong việc đo lường một hoặcnhiều chủ đề phổ biến.45

1.3.1.4 Vai trò của phân tích nhân tố trong tính giá trị cấu trúc

Phân tích nhân tố cho phép chúng ta đơn giản hoá các biến số hay câu hỏiphức tạp bằng các phương pháp thống kê để khám phá các khía cạnh cơ bản và để

có thể giải thích mối tương quan giữa các biến số.49 Phân tích nhân tố được áp dụngphổ biến và rộng rãi trong phát triển và cải tiến các công cụ đánh giá lâm sàng đểtạo ra bằng chứng về tính giá trị cấu trúc của thang đo Sự tương quan mạnh mẽgiữa tính giá trị cấu trúc và phân tích nhân tố đã được ghi nhận rõ ràng, vì phươngpháp này cung cấp chứng cứ dựa trên kiểm tra nội dung và cấu trúc nội tại, là cácthành phần chính của tính giá trị cấu trúc.49 Từ phân tích nhân tố, bằng chứng dựatrên cấu trúc nội tại và kiểm tra nội dung có thể được đánh giá để cho chúng ta biếtcông cụ thực sự đo lường được những gì – khái niệm lý thuyết dự định đo lườnghoặc một cái gì đó khác Vì vậy, phân tích nhân tố nên được nhà nghiên cứu xemnhư “người bạn thân nhất” trong quá trình phát triển và đánh giá tính giá trị của mộtcông cụ đo lường mới hay trong quá trình chuyển ngữ và áp dụng thang đo cho một

Trang 37

dân số mới.49 Có hai phương pháp phân tích nhân tố quan trọng nhất: phân tíchnhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis) và phân tích nhân tố khẳng định(Confirmatory Factor Analysis)

Phân tích nhân tố khám phá

Phân tích nhân tố khám phá được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáodục y khoa trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển công cụ đo lường, đặc biệttrong đo lường của các biến số tiềm ẩn mà không thể đánh giá một cách trực tiếp.Điển hình, trong phân tích nhân tố khám phá, nhà nghiên cứu xem xét y văn và traođổi với chuyên gia nội dung (content experts) để chọn ra các câu hỏi cần thiết để thểhiện đầy đủ cấu trúc tiềm ẩn Sau đó, sử dụng phân tích nhân tố khám phá, nhànghiên cứu khám phá ra kết quả của hệ số tải nhân tố (factor loadings), cùng với cáctiêu chí khác để tinh chỉnh thang đo Hệ số tải nhân tố là mối tương quan giữa biến

số và nhân tố (factor), hệ số nhân tố tải lớn hơn 0,30 thường chỉ ra mối tương quan

ở mức độ trung bình.49

Các quy trình khám phá này phân tích thống kê mối tươngquan giữa các chi tiết/câu hỏi của thang đo và các phạm vi để khám phá cấu trúc cơbản chưa biết của cấu trúc quan tâm

Phân tích nhân tố khẳng định

Phân tích nhân tố khẳng định là một phương pháp tiếp cận theo hướng lýthuyết hoặc mô hình nhằm đánh giá mức độ “phù hợp” của dữ liệu với mô hìnhhoặc lý thuyết được đề xuất Do đó, phân tích nhân tố khẳng định khác với phântích nhân tố khám phá trước tiên nhà nghiên cứu phải xác định mô hình nhân tốtrước khi tiến hành phân tích dữ liệu Về cơ bản hơn, phân tích nhân tố khẳng định,

là một phương tiện để đánh giá tính thống kê của cấu trúc nội tại của công cụ đo

lường và dựa trên ước tính độ khả dĩ tối đa (Maximum likelihood estimation – MLE)

và một bộ tiêu chuẩn khác để đánh giá sự phù hợp của cấu trúc quan tâm.49

Tính giá trị cấu trúc là mức độ mà một tập hợp các câu hỏi được đo lườngphản ánh chính xác cấu trúc tiềm ẩn lý thuyết mà chúng được thiết kế để đo lường

Do đó, tính giá trị cấu trúc liên quan đến độ chính xác của phép đo Ở đây, chúng

Trang 38

tôi mở rộng những ý tưởng đó và thảo luận về chúng theo các thuật ngữ trong phântích nhân tố khẳng định.

Tính giá trị hội tụ: Có nhiều phương pháp để ước tính tính giá trị hội tụ

của các câu hỏi trong thang đo:

 Hệ số tải nhân tố (factor loading) – Độ lớn của hệ số tải nhân tố là một

trong những đặc điểm quan trọng Trong trường hợp có tính giá trị hội

tụ cao, hệ số tải nhân tố tải cao chỉ ra rằng chúng hội tụ về một điểmchung, đó là cấu trúc tiềm ẩn Ở mức tối thiểu, tất cả các tải nhân tố phải

có ý nghĩa thống kê Các hệ số tải nhân tố tải chỉ cần trên 0,50 thì có thểchấp nhận được là có sự tương quan với biến tiềm ẩn, tuy nhiên lý tưởngthì nên từ 0,70 trở lên.50

 Trung bình phương sai trích (Average variance extracted – AVE) –

trong phân tích nhân tố khẳng định AVE được tính toán bằng trung bìnhcủa các phương sai trích từ các mục/câu hỏi trong một cấu trúc và là chỉbáo tóm tắt của tính hội tụ Giá trị AVE từ 0,5 trở lên là một quy tắcquan trọng để chỉ ra tính hội tụ đầy đủ.50

 Độ tin cậy (reliability) – độ tin cậy cũng là một chỉ báo của tính giá trị

hội tụ Độ tin cậy cấu trúc (construct reliability) thường sử dụng trongphân tích nhân tố khẳng định và giá trị từ 0,7 trở lên cho thấy độ tin cậytốt, giá trị từ 0,6 đến 0,7 là khoảng chấp nhận được.50 Độ tin cậy cấutrúc cao chỉ ra rằng tồn tại tính nhất quán bên trong, có nghĩa là tất cảcác thước đo đều đại diện nhất quán cho cùng một cấu trúc tiềm ẩngiống nhau

Tính giá trị phân biệt: thể hiện sự khác biệt giữa các yếu tố trong cùng

một bộ công cụ đo lường Tuy khác biệt nhưng tính giá trị hội tụ và tính giá trị phânbiệt có tính chất bổ trợ cho nhau Một cấu trúc có tính giá trị phân biệt khi giá trịphương sai trích ước tính lớn hơn giá trị bình phương của hệ số tương quan ướctính.50

Trang 39

1.3.2 Độ tin cậy

Khái niệm độ tin cậy là một cách cơ bản để phản ánh lượng sai số, cho cảsai số ngẫu nhiên và sai số hệ thống vốn có trong bất kỳ phép đo nào.46 Độ tin cậy

đề cập đến tính nhất quán của một thước đo

1.3.2.1 Độ tin cậy giữa các lần đo (test – retest reliability)

Độ tin cậy giữa các lần đo thể hiện tính nhất quán theo thời gian, mức độ

tương quan của kết quả các lần đo khác nhau trên cùng một đối tượng Đánh giá độtin cậy test - retest yêu cầu sử dụng một thang đo trên một nhóm người tại một thờiđiểm, và sử dụng lại trên cùng một nhóm người sau đó và xem xét mối tương quankết quả giữa hai lần đo Các mối tương quan test - retest cao có ý nghĩa khi cấu trúcđược đo lường được giả định là nhất quán theo thời gian Những các cấu trúc kháckhông được cho là ổn định theo thời gian có thể tạo ra mối tương quan test – retestthấp Các nhà nghiên cứu khác nhau sử dụng phương pháp khác nhau để đánh giá

độ tin cậy test - retest Trong khi một số nhà nghiên cứu thích sử dụng hệ số tươngquan nội bộ lớp (intraclass correlation coefficient - ICC), những người khác sử dụng

hệ số tương quan Pearson Trong cả hai trường hợp, mối tương quan càng cao thì độtin cậy của test – retest càng cao, với các giá trị gần bằng 0 cho thấy độ tin cậythấp.48 ICC dao động từ 0 đến 1, nhỏ hơn 0,5 chỉ độ tin cậy yếu, từ 0,5 đến 0,75 chỉ

độ tin cậy trung bình, từ 0,75 đến 0,9 chỉ độ tin cậy tốt và trên 0,9 chỉ độ tin cậytuyệt vời.51

1.3.2.2 Độ tin cậy nhất quán nội tại (internal consistency reliability)

Độ tin cậy nhất quán nội tại thể hiện sự nhất quán trong phản hồi của mọi

người đối với thành phần trong một thang đo và các thành phần này thể hiện đượcđặc điểm của các yếu tố muốn khảo sát Nói chung, tất cả các mục trên các thang đohay các câu hỏi thành phần của một bộ câu hỏi được cho là phản ánh cùng một cấutrúc cơ bản, vì vậy điểm số của mọi người trên các mục đó phải tương quan vớinhau.52 Hệ số Cronbach’s alpha được sử dụng rộng rãi để đánh giá độ tin cậy nhấtquán nội tại Hệ số Cronbach’s alpha 0,70 thường được coi là ngưỡng chấp nhận

Trang 40

được về độ tin cậy, tuy nhiên, 0,80 và 0,95 được ưu tiên hơn cho chất lượng đolường tâm lý của thang đo.48

1.4 Bộ câu hỏi đánh giá chất lƣợng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2.1 phiên bản tiếng Việt

1.4.1 Lịch sử bộ câu hỏi MSQv2.1

Bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine(Migraine – specific Quality – of – life questionnaire) (MSQ) (phiên bản 1.0) đượcphát triển để thu thập thông tin về tác động lâu dài của migraine lên chất lượng cuộcsống liên quan đến sức khoẻ khoảng thời gian xác định (4 tuần).5 Phiên bản đầu tiêncủa MSQ (phiên bản 1.0) có tất cả 16 câu hỏi trong 3 tiểu thang đánh giá 3 khía

cạnh trạng thái chức năng đối với migraine: tiểu thang Hạn chế vai trò (Role

Restrictive - RR) bao gồm 7 câu hỏi đo lường mức độ mà hiệu suất của các hoạt

động bình thường bị hạn chế bởi migraine, tiểu thang Ngăn ngừa vai trò (Role

Preventive - RP) bao gồm 5 câu hỏi đo lường mức độ mà hiệu suất của các hoạt

động bình thường bị gián đoạn bởi migraine và tiểu thang Chức năng cảm xúc

(Emotional Function - EF) bao gồm 4 câu hỏi đo lường ảnh hưởng đến cảm xúc do

migraine MSQ phiên bản 1.0 được phát triển bằng cách xác định các câu hỏi tiềmnăng dựa trên kết hợp giữa tổng quan tài liệu và các cuộc thảo luận với các chuyêngia và bệnh nhân migraine.5 Các câu hỏi được chọn dựa trên 25 cuộc phỏng vấntrực tiếp bệnh nhân, trong đó những người được phỏng vấn được yêu cầu nhận xét

về nội dung, độ khó, tính toàn diện và sự phù hợp của các loại câu trả lời được đềxuất Sau khi giảm một số câu hỏi, MSQ (phiên bản 1.0) đáp ứng các tiêu chí trongđánh giá thang đo, có các chỉ số tốt về tính nhất quán, độ tin cậy nội tại và bằngchứng về tính giá trị cấu trúc.5,39

Nhận xét thu được từ các bác sĩ lâm sàng và bệnh nhân tham gia các thửnghiệm lâm sàng có sử dụng MSQ (phiên bản 1.0) và phỏng vấn trực tiếp với 30bệnh nhân migraine đã cung cấp thêm bằng chứng để cải thiện MSQ: giảm sự mơ

hồ về từ ngữ, xác định rõ hơn sự khác biệt trong kích thước MSQ (nâng cao tính giá

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:22

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Vos T, Abajobir AA, Abate KH, et al. Global, regional, and national incidence, prevalence, and years lived with disability for 328 diseases and injuries for 195 countries, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. The Lancet. 2017; 390(10100):1211-1259. doi:10.1016/s0140- 6736(17)32154-2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Lancet
2. Stovner LJ, Nichols E, Steiner TJ, et al. Global, regional, and national burden of migraine and tension-type headache, 1990–2016: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2016. The Lancet Neurology. 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Lancet Neurology
3. Woldeamanuel YW, Andreou AP, Cowan RP. Prevalence of migraine headache and its weight on neurological burden in Africa: a 43-year systematic review and meta-analysis of community-based studies. J Neurol Sci. 2014; 342(1- 2):1-15. doi:10.1016/j.jns.2014.04.019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Neurol Sci
4. Ashina M, Katsarava Z, Do TP, et al. Migraine: epidemiology and systems of care. The Lancet. 2021; 397(10283):1485-1495. doi:10.1016/s0140- 6736(20)32160-7 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Lancet
5. Jhingran P, Osterhaus JT, Miller DW, Lee JT, Kirchdoerfer L. Development and validation of the Migraine-Specific Quality of Life Questionnaire. Headache.1998; 38(4):295-302. doi:10.1046/j.1526-4610.1998.3804295.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Headache
6. Martin BC, Pathak DS, Sharfman MI, et al. Validity and reliability of the migraine-specific quality of life questionnaire (MSQ Version 2.1). Headache. 2000 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Headache
8. Chang HY, Jensen MP, Yang CC, Lai YH. Migraine-Specific Quality of Life Questionnaire Chinese version 2.1 (MSQv2.1-C): psychometric evaluation in patients with migraine. Health Qual Life Outcomes. 2019; 17(1):108.doi:10.1186/s12955-019-1169-y Sách, tạp chí
Tiêu đề: Health Qual Life Outcomes
9. Raggi A, Giovannetti AM, Schiavolin S, et al. Validating the Migraine- Specific Quality of Life Questionnaire v2.1 (MSQ) in Italian inpatients with chronic migraine with a history of medication overuse. Qual Life Res. 2014; 23(4):1273-7.doi:10.1007/s11136-013-0556-9 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Qual Life Res
10. Seo JG, Park SP. Validation of the Korean Migraine-Specific Quality of Life Questionnaire Version 2.1 in Episodic and Chronic Migraine. J Oral Facial Pain Headache. 2017; 31(3):251-256. doi:10.11607/ofph.1769 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Oral Facial Pain Headache
11. Cao Phi Phong, Nguyễn Thị Thuý Lan. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và phân loại đau đầu mạn tính hàng ngày. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2012;16(1):313 - 320 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
12. Trần Công Thắng, Hoàng Thị Hải Yến. Đánh giá chất lượng sống của bệnh nhân đau nửa đầu bằng bộ câu hỏi SF - 36 và MIDAS tại Bệnh viện Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 2016; 20(1):175 - 180 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh
13. Headache Classification Committee of the International Headache Society (IHS) The International Classification of Headache Disorders, 3rd edition.Cephalalgia. 2018; 38(1):1-211. doi:10.1177/0333102417738202 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cephalalgia
15. Karsan N, Bose P, Goadsby PJ. The Migraine Premonitory Phase. Continuum (Minneap Minn). 2018; 24(4, Headache):996-1008.doi:10.1212/con.0000000000000624 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Continuum (Minneap Minn)
16. Laurell K, Artto V, Bendtsen L, et al. Premonitory symptoms in migraine: A cross-sectional study in 2714 persons. Cephalalgia. 2016; 36(10):951-9.doi:10.1177/0333102415620251 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cephalalgia
17. Charles A. The pathophysiology of migraine: implications for clinical management. The Lancet Neurology. 2018; 17(2):174-182. doi:10.1016/s1474- 4422(17)30435-0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Lancet Neurology
18. Charles A. The Migraine Aura. Continuum (Minneap Minn). 2018; 24(4, Headache):1009-1022. doi:10.1212/con.0000000000000627 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Continuum (Minneap Minn)
19. Viana M, Sances G, Linde M, et al. Clinical features of migraine aura: Results from a prospective diary-aided study. Cephalalgia. 2017; 37(10):979-989.doi:10.1177/0333102416657147 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cephalalgia
20. Bose P, Karsan N, Goadsby PJ. The Migraine Postdrome. Continuum (Minneap Minn). 2018; 24(4, Headache):1023-1031.doi:10.1212/con.0000000000000626 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Continuum (Minneap Minn)
21. Giffin NJ, Lipton RB, Silberstein SD, Olesen J, Goadsby PJ. The migraine postdrome: An electronic diary study. Neurology. 2016; 87(3):309-13.doi:10.1212/wnl.0000000000002789 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Neurology
22. Recober A. Pathophysiology of migraine. CONTINUUM: Lifelong Learning in Neurology. 2021; 27(3):586-596 Sách, tạp chí
Tiêu đề: CONTINUUM: Lifelong Learning in Neurology

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng phân loại Quốc tế về các bệnh lý đau đầu ấn bản lần thứ 3 - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng ph ân loại Quốc tế về các bệnh lý đau đầu ấn bản lần thứ 3 (Trang 8)
Bảng 1.1: Phân bố tỉ lệ mức độ đau đầu trong 4 tuần của một số nghiên cứu - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 1.1 Phân bố tỉ lệ mức độ đau đầu trong 4 tuần của một số nghiên cứu (Trang 20)
Bảng 1.3: Nhóm thuốc điều trị đặc hiệu migraine, hàm lƣợng và liều dùng - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 1.3 Nhóm thuốc điều trị đặc hiệu migraine, hàm lƣợng và liều dùng (Trang 23)
Bảng 1.5: Lựa chọn thuốc điều trị dự phòng dựa vào tác dụng phụ, chống chỉ - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 1.5 Lựa chọn thuốc điều trị dự phòng dựa vào tác dụng phụ, chống chỉ (Trang 27)
Hình 1.1: Minh họa các khả năng phối hợp giữa tính giá trị và độ tin cậy - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Hình 1.1 Minh họa các khả năng phối hợp giữa tính giá trị và độ tin cậy (Trang 33)
Bảng 2.1: Biến số nhân khẩu học - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 2.1 Biến số nhân khẩu học (Trang 48)
Bảng 2.2: Biến số lâm sàng - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 2.2 Biến số lâm sàng (Trang 49)
2.7.2. Sơ đồ nghiên cứu - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
2.7.2. Sơ đồ nghiên cứu (Trang 56)
Bảng 3.1: Phân bố các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng trong dân số nghiên cứu - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.1 Phân bố các đặc điểm dịch tễ và lâm sàng trong dân số nghiên cứu (Trang 61)
Bảng 3.2: Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng kèm theo trong dân số nghiên cứu - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.2 Tỉ lệ bệnh nhân có triệu chứng kèm theo trong dân số nghiên cứu (Trang 65)
Bảng 3.3: Đặc tính phân phối của bộ câu hỏi Tiểu thang  Câu hỏi  Trung bình  Độ lệch chuẩn  Skewness  Kurtosis - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.3 Đặc tính phân phối của bộ câu hỏi Tiểu thang Câu hỏi Trung bình Độ lệch chuẩn Skewness Kurtosis (Trang 66)
Hình 3.1: Mô hình phân tích nhân tố khẳng định (CFA) - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Hình 3.1 Mô hình phân tích nhân tố khẳng định (CFA) (Trang 67)
Bảng 3.5: Hệ số tải nhân tố (factor loading) của từng câu hỏi - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.5 Hệ số tải nhân tố (factor loading) của từng câu hỏi (Trang 68)
Bảng 3.6: Tương quan đặc điểm lâm sàng 4 tuần qua với giá trị các tiểu thang - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.6 Tương quan đặc điểm lâm sàng 4 tuần qua với giá trị các tiểu thang (Trang 69)
Bảng 3.9: Tương quan tuổi và CLCS của bệnh nhân migraine - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.9 Tương quan tuổi và CLCS của bệnh nhân migraine (Trang 71)
Bảng 3.10: Ảnh hưởng của giới tính đến CLCS bệnh nhân migraine - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của giới tính đến CLCS bệnh nhân migraine (Trang 72)
Bảng 3.13: Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến CLCS bệnh nhân migraine - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.13 Ảnh hưởng của nghề nghiệp đến CLCS bệnh nhân migraine (Trang 73)
Bảng 3.12: Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến CLCS của bệnh nhân - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của trình độ học vấn đến CLCS của bệnh nhân (Trang 73)
Bảng 3.15: Tương quan giữa tuổi khởi phát và CLCS bệnh nhân migraine - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.15 Tương quan giữa tuổi khởi phát và CLCS bệnh nhân migraine (Trang 74)
Bảng 3.16: Ảnh hưởng của thời gian bệnh đến CLCS của bệnh nhân migraine - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.16 Ảnh hưởng của thời gian bệnh đến CLCS của bệnh nhân migraine (Trang 75)
Bảng 3.17: Ảnh hưởng của kiểu cơn migraine CLCS bệnh nhân migraine - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.17 Ảnh hưởng của kiểu cơn migraine CLCS bệnh nhân migraine (Trang 75)
Bảng 3.18: Ảnh hưởng của migraine mạn đến CLCS bệnh nhân migraine - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.18 Ảnh hưởng của migraine mạn đến CLCS bệnh nhân migraine (Trang 76)
Bảng 3.20: Ảnh hưởng của tần số cơn đến CLCS bệnh nhân migraine - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.20 Ảnh hưởng của tần số cơn đến CLCS bệnh nhân migraine (Trang 77)
Bảng 3.22: Ảnh hưởng của chức năng bị ảnh hưởng đến CLCS bệnh nhân - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.22 Ảnh hưởng của chức năng bị ảnh hưởng đến CLCS bệnh nhân (Trang 78)
Bảng 3.23: Ảnh hưởng của triệu chứng kèm theo đến CLCS bệnh nhân - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.23 Ảnh hưởng của triệu chứng kèm theo đến CLCS bệnh nhân (Trang 79)
Bảng 3.24: Tương quan giữa tổng số triệu chứng kèm theo đặc hiệu và CLCS - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 3.24 Tương quan giữa tổng số triệu chứng kèm theo đặc hiệu và CLCS (Trang 80)
Bảng 4.1: Hệ số tải nhân tố (factor loading) trong một số nghiên cứu. - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 4.1 Hệ số tải nhân tố (factor loading) trong một số nghiên cứu (Trang 89)
Bảng 4.2: Tương quan điểm số MSQv2.1 và đặc điểm lâm sàng trong một số - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 4.2 Tương quan điểm số MSQv2.1 và đặc điểm lâm sàng trong một số (Trang 90)
Bảng 4.3: Hệ số Cronbach’s alpha trong một số nghiên cứu - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 4.3 Hệ số Cronbach’s alpha trong một số nghiên cứu (Trang 92)
Bảng 4.4: Hệ số tương quan nội lớp (ICC) trong một số nghiên cứu - tính giá trị và độ tin cậy của bộ câu hỏi đánh giá chất lượng cuộc sống của bệnh nhân migraine phiên bản 2 1 msqv2 1 phiên bản tiếng việt
Bảng 4.4 Hệ số tương quan nội lớp (ICC) trong một số nghiên cứu (Trang 94)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN