1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim

131 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Tác giả Nguyễn Vũ Đạt
Người hướng dẫn PGS.TS.BS. Hoàng Văn Sỹ
Trường học Đại Học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nội Tim Mạch
Thể loại Luận văn chuyên khoa cấp II
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 131
Dung lượng 3,07 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU (16)
    • 1.1 Suy tim (16)
    • 1.2 Giải phẫu học thất phải (19)
    • 1.3 Chức năng thất phải (20)
    • 1.4 Các phương pháp đánh giá chức năng thất phải (22)
    • 1.5 Siêu âm đánh dấu mô cơ tim (STE) (28)
    • 1.6 Các nghiên cứu đánh giá chức năng thất phải bằng STE ở bệnh nhân HFrEF (37)
  • CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (40)
    • 2.1 Thiết kế nghiên cứu (40)
    • 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu (40)
    • 2.3 Đối tượng nghiên cứu (40)
    • 2.4 Dân số chọn mẫu (40)
    • 2.5 Cỡ mẫu nghiên cứu (41)
    • 2.6 Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc (42)
    • 2.7 Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu (49)
    • 2.8 Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu (58)
    • 2.9 Qui trình nghiên cứu (59)
    • 2.10 Kiểm tra số liệu và nhập liệu (59)
    • 2.11 Phương pháp phân tích số liệu (60)
    • 2.12 Kiểm soát sai lệch (61)
    • 2.13 Y đức (61)
  • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (63)
    • 3.1 Đặc điểm của dân số nghiên cứu (63)
    • 3.2 Xác định trị số trung bình của sức căng dọc thất phải và tỉ lệ rối loạn chức năng thất phải dựa vào sức căng dọc thành tự do thất phải trên siêu âm đánh dấu mô cơ tim ở bệnh nhân nội trú suy tim phân suất tống máu thất trái giảm. 56 (68)
    • 3.3 Mối tương quan giữa sức căng dọc thất phải với các yếu tố lâm sàng và các thông số trên siêu âm tim 2D (0)
    • 3.4 Mối liên quan giữa chỉ số sức căng dọc thất phải với kết cục gộp tử vong ngắn hạn mọi nguyên nhân và/hoặc tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm (0)
  • CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN (84)
    • 4.1 Đặc điểm dân số nghiên cứu (84)
    • 4.2 Đặc điểm sức căng dọc thất phải đo bằng siêu âm 2D đánh dấu mô cơ tim (97)
    • 4.3 Tỉ lệ rối loạn chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm dựa vào thông số sức căng thành tự do thất phải trên siêu âm 2D đánh dấu mô cơ tim (98)
    • 4.4 Mối liên quan giữa chỉ số sức căng thất phải với kết cục gộp tử vong ngắn hạn mọi nguyên nhân và/hoặc tái nhập viện ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm (101)
  • KẾT LUẬN .......................................................................................................... 94 (106)
  • PHỤ LỤC (5)

Nội dung

513.2 Xác định trị số trung bình của sức căng dọc thất phải và tỉ lệ rối loạn chức năngthất phải dựa vào sức căng dọc thành tự do thất phải trên siêu âm đánh dấumô cơ tim ở bệnh nhân nội

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu đoàn hệ tiến cứu.

Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Tại khoa Nội Tim Mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2022 đến 8/2023.

Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân từ đủ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán suy tim.

Dân số chọn mẫu

Tất cả bệnh nhân từ đủ 18 tuổi trở lên được chẩn đoán HFrEF.

Bệnh nhân đưa vào nghiên cứu phải thỏa mãn đủ các tiêu chuẩn sau:

● Bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán là HFrEF theo khuyến cáo của hội Tim Mạch học quốc gia Việt Nam 2022, ổn định chuẩn bị xuất viện.

● Bệnh nhân đồng ý chấp thuận tham gia nghiên cứu.

Bệnh nhân bị loại khỏi nghiên cứu nếu có một trong các tiêu chuẩn sau:

● Bệnh nhân có nhồi máu cơ tim thất phải đi kèm.

● Bệnh nhân có tràn dịch màng tim mà ảnh hưởng đến huyết động học thất phải.

● Bệnh nhân có cửa sổ siêu âm kém.

● Bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh ảnh hưởng đến thất phải, tăng áp động mạch phổi nguyên phát, bệnh van tim nặng.

● Bệnh nhân có các bệnh lý đồng mắc nặng ảnh hưởng đến tử vong như u bước ác tính, suy giảm miễn dịch.

● Bệnh nhân có gắn các dụng cụ hỗ trợ buồng thất

● Không khai thác được bệnh sử của bệnh nhân.

Cỡ mẫu nghiên cứu

Do mục tiêu 1 là chính nên cỡ mẫu dự kiến được tính bằng công thức tính cỡ mẫu để xác định tỉ lệ cho một quần thể

𝑑 2 Một nghiên cứu phân tích tổng hợp 3 ước tính tỉ lệ rối loạn chức năng thất phải trên bệnh nhân HFrEF là 48% nên lấy p= 48%.

Theo Virasakdi: 0,3 ≤ p ≤ 0,7 thì sai số biên d là 10%.

Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn α= 0,05 (xác suất sai lầm loại 1) với độ tin cậy là 95% tương đương Z1-α/2 = 1,96 Như vậy cỡ mẫu cho nghiên cứu cắt ngang của chúng tôi tối thiểu là 96 bệnh nhân.

Theo mục tiêu nghiên cứu số 3, nghiên cứu này thuộc dạng tiên lượng kết cục với kết cục quan tâm là kết cục gộp sức khỏe gồm tử vong ngắn hạn do mọi nguyên nhân hoặc tái nhập viện vì suy tim.

Cỡ mẫu được tính theo công thức:

2+ 𝑍 1−𝛽 ) (𝐻𝑅 − 1) 2 (2 − 𝑃 1 − 𝑃 2 ) Trong đó: n là cỡ mẫu.

= 1,96 với xác xuất sai lầm loại 1= 5% và kiểm định 2 phía.

𝑍 1−𝛽 =0,842 với lực thống kê là 80%.

HR: là tỉ số nguy hại.

𝑃 1 𝑣à 𝑃 2 là tỉ lệ tử vong tim mạch ở nhóm bệnh nhân HFrEF có rối loạn chức năng thất phải và không rối loạn chức năng thất phải dựa theo chỉ số sức căng dọc thất phải đo bằng STE.

Theo nghiên cứu của tác giả Yoshie Hamada-Harimura và các cộng sự 51 ghi nhận HR =1,61, P1= 0,438, P2=0,279

0,477 = 40 Vậy cỡ mẫu dự kiến cho mục tiêu này là 40 bệnh nhân cho mỗi nhóm=> n.

Như vậy, cỡ mẫu dự kiến cho nghiên cứu của chúng tôi tối thiểu là 96 bệnh nhân.

Xác định các biến số độc lập và phụ thuộc

Tất cả bệnh nhân trong nghiên cứu đều được thống nhất tiến hành thu thập các biến số theo một bệnh án mẫu.

Bảng 2.1 Danh sách các biến số nghiên cứu

Tên biến Loại biến Giá trị (Đơn vị)

Biến số liên quan đến đặc điểm lâm sàng của bệnh nhân

Giới tính Nhị giá Nữ, Nam

Tuổi Định lượng, liên tục Năm

Chỉ số khối cơ thể (BMI) Định lượng, liên tục Kg/m 2

NYHA Danh định I, II, III, IV

Biến số liên quan đến thuốc điều trị suy tim trước xuất viện

Sử dụng ACEI/ARB/ARNI Nhị giá Không, Có

Sử dụng Chẹn Beta Nhị giá Không, Có

Sử dụng SGLT2i Nhị giá Không, Có

Sử dụng kháng Aldosteron Nhị giá Không, Có

Tên biến Loại biến Giá trị (Đơn vị)

Sử dụng lợi tiểu quai uống Nhị giá Không, Có

Biến số liên quan đến đặc điểm cận lâm sàng của bệnh nhân

NT-proBNP Định lượng, liên tục pg/mL

Nồng độ Natri máu Định lượng, liên tục mEq/L

Hb máu Định lượng, liên tục g/dL

BUN Định lượng, liên tục mg/dL

Creatinin máu Định lượng, liên tục mg/dL eGFR Định lượng, liên tục mL/min/1,73m 2

Biến số liên quan đến nguyên nhân suy tim

Bệnh tim thiếu máu cục bộ

Bệnh tim không do thiếu máu cục bộ

Biến số liên quan đến bệnh đồng mắc

Tăng huyết áp Nhị giá Không, Có Đái tháo đường tuýp 2 Nhị giá Không, Có

Bệnh thận mạn giai đoạn

Rối loạn lipid máu Nhị giá Không, Có Đột quị Nhị giá Không, Có

Biến số liên quan đến đặc điểm siêu âm tim 2D đánh giá chức năng thất trái

IVSd Định lượng, liên tục cm

LVIDd Định lượng, liên tục cm

LVPWd Định lượng, liên tục cm

IVSs Định lượng, liên tục cm

Tên biến Loại biến Giá trị (Đơn vị)

LVPWs Định lượng, liên tục cm

EDV Định lượng, liên tục ml

ESV Định lượng, liên tục ml

Hở van 3 lá Thứ tự Không hở

Mức độ 1/4 Mức độ 2/4 Mức độ 3/4 Mức độ 4/4

Biến số liên quan đến đặc điểm siêu âm tim 2D đánh giá chức năng thất phải

RV major Định lượng, liên tục cm

RV minor Định lượng, liên tục cm

RV base Định lượng, liên tục cm

RVs’ Định lượng, liên tục m/s

TAPSE Định lượng, liên tục mm

RVFAC Định lượng, liên tục %

PSAP Định lượng, liên tục mmHg

RVGLS Định lượng, liên tục %

RVFWS Định lượng, liên tục %

Biến số liên quan đến kết cục nghiên cứu

Rối loạn chức năng thất phải Định lượng, liên tục %

Tử vong ngắn hạn Nhị giá Không, Có

Tái nhập viện do suy tim Nhị giá Không, Có

2.6.2 Định nghĩa các biến số

Tuổi: được tính tròn năm tại thời điểm bệnh nhân được STE trừ năm sinh của bệnh nhân được ghi trên căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.

Giới: được ghi trên căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân.

BMI (chỉ số cơ thể): Chiều cao đo theo thước chuẩn theo tư thế đứng Đối với người bệnh không đứng được, sẽ đo ở tư thế nằm, chiều cao trước lúc xuất viện. Cân nặng: Đo trên cân chuyên dụng của khoa và kiểm chuẩn định kỳ theo quy định của bệnh viện Thực hiện đo cân nặng trước khi xuất viện.

BMI được tính dựa vào công thức dưới đây với đơn vị biểu thị cân nặng là kilogram (kg), chiều cao là mét (m): Cân nặng (kg)/[Chiều cao (m)] 2

BMI được chia thành 4 nhóm theo tiêu chuẩn chẩn đoán béo phì của IDI và WPRO 2004 cho người Châu Á.

Bảng 2.2 Phân loại BMI theo IDI và WPRO cho người châu Á

NYHA: khai thác tiền căn bệnh nhân, bao gồm 4 độ, được định nghĩa 20

+ I: Hoạt động thể lực thông thường không gây mệt mỏi, khó thở, hoặc đánh trống ngực.

+ II: Hoạt động thể lực thông thường gây mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, hoặc đau thắt ngực.

+ III: Thoải mái khi nghỉ ngơi; hoạt động thể lực với mức độ thấp hơn bình thường gây mệt mỏi, khó thở, đánh trống ngực, hoặc đau thắt ngực.

+ IV: Các triệu chứng xảy ra khi nghỉ ngơi; bất kỳ hoạt động thể lực nào cũng làm tăng cảm giác khó chịu.

NT-proBNP, nồng độ Natri máu, Hemoglobin máu, BUN, Creatinin máu: xét nghiệm được thực hiện tại Khoa sinh hoá bệnh viện Chợ Rẫy và lấy vào thời điểm bệnh nhân trước khi xuất viện 1 ngày.

Nguyên nhân suy tim: Bao gồm bệnh tim thiếu máu cục bộ và bệnh tim không do thiếu máu cục bộ, được 2 bác sĩ chuyên khoa tim mạch độc lập xác định và sau đó đạt đồng thuận dựa trên thông tin về lâm sàng và cận lâm sàng hoặc tiền căn có ghi nhận nhồi máu cơ tim.

Huyết áp đo tại phòng khám ≥ 140 mmHg tâm thu và/hoặc ≥ 90 mmHg tâm trương 52,53

HOẶC Đang có chẩn đoán và điều trị phù hợp.

-Đái tháo đường: Chẩn đoán mới dựa trên tiêu chuẩn 54

+ Nồng độ glucose huyết tương lúc đói ≥126 mg/dL (7,0 mmol/L) Đói được định nghĩa là không có ăn/uống calorie từ ít nhất 8 giờ hoặc nồng độ glucose huyết tương sau 2 giờ ≥200 mg/dL (11,1 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose* hoặc A1C ≥6,5% (48 mmol/mol) hoặc có những triệu chứng kinh điển của tăng đường huyết hoặc cơn tăng đường huyết, một kết quả glucose huyết tương lấy ngẫu nhiên ≥ 200 mg/dL (11,1 mmol/L).

* Nếu không có tăng đường huyết rõ ràng nên lặp lại xét nghiệm để xác nhận kết quả.

+ Đang có chẩn đoán và điều trị phù hợp.

-Rối loạn lipid máu: Có một hoặc nhiều tiêu chí sau 55

+ Tăng cholesterol toàn phần: ≥ 200 mg/dL (5,2 mmol/L)

+ Tăng LDL-C: ≥130mg/dL (3,4 mmol/L)

+ Giảm HDL-C: 30 mg/g hoặc albumin nước tiểu 24 giờ >30 mg/24 giờ)

• Bất thường điện giải đồ hoặc các bất thường khác do rối loạn chức năng ống thận

• Bất thường về mô bệnh học thận

• Xét nghiệm hình ảnh học phát hiện thận tiết niệu bất thường

• Ghép thận b Giảm mức lọc cầu thận (Glomerular filtration rate: GFR) 90 mL/phút

• Giai đoạn 2: eGFR khoảng 60 – 89 mL/phút

• Giai đoạn 3: 3A (eGFR khoảng 45 – 59 mL/phút), 3B (eGFR khoảng 30 – 44 mL/phút)

• Giai đoạn 4: eGFR khoảng 15 – 29 mL/phút

• Giai đoạn 5: eGFR < 15 mL/phút

Biến số liên quan đến đặc điểm siêu âm tim 2D đánh giá chức năng thất trái, thất phải, hở van 3 lá: được thực hiện theo quy trình làm siêu âm tim thực hiện tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy do các bác sĩ có chứng chỉ siêu âm tim thực hiện.

Sức căng dọc toàn bộ thất phải (RVGLS): được đo bằng STE toàn bộ 6 vùng thất phải ở mặt cắt 4 buồng tập trung vào thất phải gồm ba vùng thành tự do thất phải và 3 vùng vách liên thất Sức căng thất phải được đo bằng phần mềm AFI

RV trên máy Vivid E95, GE healthcare

Sức căng thành tự do thất phải (RVFWS): được đo bằng STE ở 3 vùng thành tự do thất phải ở mặt cắt 4 buồng tập trung vào thất phải, đo bằng phần mềm AFI RV trên máy Vivid E95, GE healthcare

Rối loạn chức năng thất phải 30 dựa vào sức căng thành tự do thất phải: xác định bằng RVFWS dưới -20%

Tử vong ngắn hạn do mọi nguyên nhân: được xác định bằng cách gọi điện thoại phỏng vấn bệnh nhân hoặc người nhà Ngắn hạn theo dõi trong 30 ngày

Tái nhập viện vì suy tim: được xác định bằng cách gọi điện thoại phỏng vấn và cũng như thông tin về nguyên nhân được thu nhận dựa trên giấy ra viện được cung cấp từ bệnh nhân hoặc người nhà.

Phương pháp và công cụ đo lường, thu thập số liệu

Chọn mẫu liên tục bắt đầu từ tháng 11/2022 đến khi đủ cỡ mẫu ước tính Tất cả bệnh nhân nhập viện tại khoa nội tim mạch bệnh viện Chợ Rẫy từ tháng 11/2022 đều được sàng lọc và đưa vào nghiên cứu nếu thỏa tiêu chuẩn chọn lựa/loại trừ đến khi đủ cỡ mẫu.

2.7.2 Công cụ thu thập số liệu

Chúng tôi sử dụng một mẫu bệnh án nghiên cứu chung để thu thập số liệu cho toàn bộ bệnh nhân trong nghiên cứu Mẫu nghiên cứu bệnh nhân có trong phụ lục 1.

Chúng tôi kết hợp nhiều công cụ thu thập số liệu trong nghiên cứu này, bao gồm:

Hỏi bệnh nhân các thông tin liên quan đến nhân khẩu học, tiền căn suy tim theo NYHA.

Thăm khám bệnh nhân, đo lường các chỉ số chiều cao,cân nặng.

Ghi lại kết quả đánh giá chức năng thất trái và thất phải trên siêu âm tim, siêu âm 2D đánh dấu mô cơ tim và các kết quá xét nghiệm sinh hóa máu.

2.7.3 Các bước thu thập số liệu

- Bước 1: Ghi nhận sơ bộ các bệnh nhân HFrEF nội trú, ghi nhận thông tin hồ sơ bệnh án, loại các đối tượng không thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu Người bệnh sẽ được nghiên cứu viên giải thích về nghiên cứu Nếu đồng ý tham gia, người bệnh sẽ ký vào phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu Sau đó, ghi nhận số điện thoại di động của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, số điện thoại bàn cũng như hỏi bệnh sử, đo đạc cân nặng chiều cao trong 10 phút.

- Bước 2: Sau khi bệnh nhân được tối ưu hóa điều trị suy tim, bệnh nhân sẽ được tiến hành siêu âm tim qua thành ngực và siêu âm đánh dấu mô cơ tim trước khi xuất viện bởi hai bác sĩ được đào tạo có chứng chỉ siêu âm Thời điểm siêu âm tim được thực hiện khi bệnh nhân chỉ được điều trị bằng thuốc uống để kiểm soát triệu chứng suy tim Kết quả siêu âm tim sẽ được lưu trữ ảnh chụp và giấy kết quả Nghiên cứu viên ghi nhận lại kết quả siêu âm và kết quả xét nghiệm của bệnh nhân trước khi xuất viện gồm có: Huyết đồ, Natri máu, NT-proBNP, BUN, Creatinin máu, eGFR.

- Bước 3: Tổng hợp dữ liệu và xử lý.

- Bước 4: Sau 30 ngày, tiến hành gọi điện cho bệnh nhân để xác định tình trạng sống còn hoặc tái nhập viện của bệnh nhân thông qua giấy xuất viện để xác định nguyên nhân tái nhập viện.

- Bước 5: Sau 90 ngày hoặc ngày kết thúc thời gian nghiên cứu nếu trước 90 ngày, tiến hành gọi điện cho bệnh nhân xác định tình trạng tái nhập viện của bệnh nhân thông qua giấy xuất viện để xác định nguyên nhân tái nhập viện.

Siêu âm tim được thực hiện trên máy siêu âm Vivid E95 của hãng GE Healthcare sản xuất tại Hoa Kỳ năm 2020 với đầu dò tần số 3,5 MHz có trang bị phần mềm AFI RV đánh giá sức căng cơ tim bằng phương pháp speckle tracking.

Các kỹ thuật siêu âm TM, 2D, Doppler được thực hiện theo khuyến cáo của Hội Siêu Âm Hoa Kỳ năm 2018.

2.7.5 Quy trình làm siêu âm tim thực hiện tại khoa nội tim mạch Bệnh viện Chợ Rẫy do các bác sĩ có chứng chỉ siêu âm thực hiện

Tư thế bệnh nhân: Bệnh nhân nằm nghiêng trái 90 0 so với mặt giường khi thăm dò các mặt cắt cạnh ức trái, nghiêng trái 30 0 khi thăm dò các mặt cắt từ mỏm tim Hai tay để cao lên phía đầu để làm rộng thêm các khoang liên sườn Bệnh nhân được mắc các điện cực điện tâm đồ kết nối với máy siêu âm.

Người làm siêu âm: ngồi bên phía phải của bệnh nhân, tay phải cầm đầu dò, tay trái điều khiển các nút của máy siêu âm. Đo các thông số cơ bản: Xác định các thông số hình thái và chức năng tim khi đo: Kích thước, đường kính các buồng tim, bề dày các thành tim (hình 2.1)

- Đường kính nhĩ trái (NT)

- Đường kính động mạch chủ (ĐMC)

- Đường kính thất phải cuối tâm trương (TP)

- Đường kính thất trái cuối tâm trương (Dd): đo từ bờ trên của đường viền nội mạc bên trái của vách liên thất đến bờ trên của đường viền nội mạc thành sau thất trái, tại thời điểm cuối tâm trương, tương ứng với khởi đầu phức bộ QRS trên điện tâm đồ.

- Đường kính thất trái cuối tâm thu (Ds): đo từ bờ trên của đường viền nội mạc bên trái của vách liên thất đến bờ trên của đường viền nội mạc thành sau thất trái, tại thời điểm cuối tâm thu, tương ứng đỉnh xuống của vách liên thất (ở những bệnh nhân có vận động bất thường của vách liên thất thì xác định bằng đỉnh lên của thành sau thất trái).

- Chiều dày vách liên thất cuối tâm trương (IVSTd): được giới hạn bởi bờ trên của đường viền nội mạc bên phải và bờ trên của đường viền nội nội mạc bên trái của vách liên thất tại thời điểm cuối kỳ tâm trương.

- Chiều dày vách liên thất cuối tâm thu (IVSTs): Được giới hạn bởi bờ trên của đường viền nội mạc bên phải và bờ trên của đường viền nội nội mạc bên trái của vách liên thất tại thời điểm cuối kỳ tâm thu.

- Chiều dày thành sau thất trái cuối tâm trương (PWTd): được giới hạn bởi bờ trên của đường viền nội mạc và bờ trên của đường viền ngoại mạc thành sau thất trái tại thời điểm cuối kỳ tâm trương.

Các tiêu chuẩn sử dụng trong nghiên cứu

2.8.1 Phân độ suy tim theo NYHA (Bảng 1.3)

2.8.2 Phân loại suy tim Theo phân suất tống máu ( Bảng 1.1)

2.8.3 Tiêu chuẩn chẩn đoán rối loạn chức năng thất phải

Bảng 2.3 Tiêu chuẩn rối loạn chức năng thất phải theo EACVI 2015 30

Thông số Giá trị trung bình ± Độ lệch chuẩn Ngưỡng bất thường

Sức căng thành tự do thất phải (%) -29 ± 4,50 > -20

Kiểm tra số liệu và nhập liệu

Người thu thập số liệu ngay sau khi thu thập số liệu sẽ kiểm tra tính hoàn tất và phù hợp của bảng thu thập Nếu có thông tin không chính xác hoặc không phù hợp sẽ tiến hành kiểm tra điều chỉnh ngay lúc đó.

Số liệu trong nghiên cứu được mã hóa thành các biến số để quản lý và phân tích thống kê bằng phần mềm SPSS 20.0.

Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được nhập trong vòng 1 tuần, bằng phần mềm Excel thông qua biểu mẫu nhập liệu được thiết kế từ trước Trong quá trình nhập

• Chọn BN được chẩn đoán HFrEF ổn định chuẩn bị xuất viện thỏa tiêu chuẩn chọn mẫu, không thỏa tiêu chuẩn loại trừ.

• Giải thích với BN và lấy chấp thuận đồng ý tham gia nghiên cứu

Thu thập thông tin bệnh nhân (BN) bao gồm: thông tin hành chính, tiền căn bệnh, chỉ số khối cơ thể (BMI), phân loại suy tim theo Hiệp hội Tim mạch New York (NYHA), hai số điện thoại liên lạc của BN và người nhà Ngoài ra, cần thu thập kết quả xét nghiệm sinh hóa máu và thông tin về loại thuốc mà BN đang sử dụng trước khi xuất viện.

• Siêu âm tim đánh giá chức năng thất trái và thất phải, thu lại kết quả và hình ảnh ở mỗi bước siêu âm để phân tích sức căng RV.

• => Mô tả đặc điểm sức căng thất phải ở BN HFrEF.

• Xác định tỉ lệ rối loạn chức năng thất phải ở BN HFrEF

• Gọi điện xác nhận tình trạng sống-còn và tái nhập viện do suy tim sau 30 ngày, 90 ngày sau xuất viện hoặc ngày kết thúc nghiên cứu.

Kết quả phân tích được chia thành hai nhóm: có biến cố và không biến cố Nghiên cứu đã phân tích và đánh giá mối liên quan giữa sức căng thất phải với các biến cố Nếu phát hiện sai sót trong quá trình thu thập dữ liệu, sẽ tiến hành kiểm tra lại thông qua hồ sơ bệnh án hoặc hỏi trực tiếp bệnh nhân để đảm bảo độ chính xác của kết quả.

Dữ liệu sau khi được nhập hoàn chỉnh và kiểm tra làm sạch sẽ được phân tích.

Phương pháp phân tích số liệu

Sử dụng tần số và tỷ lệ % để mô tả các biến số định tính (nhị giá, thứ tự, danh tính).

Sử dụng trung bình và độ lệch chuẩn để mô tả các biến định lượng (như tuổi, cân nặng, chiều cao, chỉ số BMI) Nếu biến định lượng có phân phối lệch, chúng tôi sử dụng trung vị và khoảng tứ phân vị.

Biến số kết cục tỉ lệ suy chức năng thất phải, biến cố tử vong ngắn hạn, tái nhập viện vì suy tim sẽ được mô tả bằng tần số và tỉ lệ %.

Dùng phép kiểm χ 2 so sánh tỉ lệ các biến số định tính Trường hợp không thỏa điều kiện sử dụng phép kiểm χ 2 (số ô có giá trị kỳ vọng > 5 hoặc ô có giá trị kỳ vọng nhỏ nhất < 1) thì sẽ dùng phép kiểm Fisher.

Dùng phép kiểm t để so sánh 2 giá trị trung bình Trường hợp phân phối không chuẩn sẽ sử dụng phép kiểm phi tham số Mann-Whitney.

Hệ số tương quan Pearson cho biết mức độ quan hệ tuyến tính giữa 2 biến định lượng. Được xem là có ý nghĩa thống kê khi giá trị p < 0,05.

Dùng đường cong ROC và tính diện tích dưới đường cong (AUC) để xác định yếu tố liên quan đến biến cố lâm sàng Các giá trị RVFWS và RVGLS có diện tích dưới đường cong thỏa mãn sẽ được xác định ngưỡng cut-off với độ nhạy và độ đặc hiệu tương ứng Sử dụng điểm Youden (điểm J) để xác định định điểm cắt tốt nhất Chỉ số J là trị số cao nhất của tổng độ nhạy và độ đặc hiệu trừ đi J max(Se+Sp-1) trong đó Se là độ nhạy, Sp là độ đặc hiệu.Kiểm định sự khác biệt giữa hai nhóm bằng test log-rank.

Trong phân tích đa biến, chọn những biến số có sự khác biệt giữa 2 nhóm có biến cố và không có biến có với p

Ngày đăng: 03/06/2024, 15:06

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Butler J, Yang M, Manzi MA, et al. Clinical Course of Patients With Worsening Heart Failure With Reduced Ejection Fraction. J Am Coll Cardiol. Mar 5 2019;73(8):935-944. doi:10.1016/j.jacc.2018.11.049 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Am Coll Cardiol
2. Sciaccaluga C, D'Ascenzi F, Mandoli GE, et al. Traditional and Novel Imaging of Right Ventricular Function in Patients with Heart Failure and Reduced Ejection Fraction. Curr Heart Fail Rep. Apr 2020;17(2):28-33.doi:10.1007/s11897-020-00455-1 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Curr Heart Fail Rep
3. Iglesias-Garriz I, Olalla-Gómez C, Garrote C, et al. Contribution of right ventricular dysfunction to heart failure mortality: a meta-analysis. Rev Cardiovasc Med. 2012;13(2-3):e62-9. doi:10.3909/ricm0602 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Rev Cardiovasc Med
4. Tadic M, Nita N, Schneider L, et al. The Predictive Value of Right Ventricular Longitudinal Strain in Pulmonary Hypertension, Heart Failure, and Valvular Diseases. Front Cardiovasc Med. 2021;8:698158.doi:10.3389/fcvm.2021.698158 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Front Cardiovasc Med
5. Kalogeropoulos AP, Vega JD, Smith AL, Georgiopoulou VV. Pulmonary hypertension and right ventricular function in advanced heart failure. Congest Heart Fail. Jul-Aug 2011;17(4):189-98. doi:10.1111/j.1751-7133.2011.00234.x Sách, tạp chí
Tiêu đề: Congest Heart Fail
6. Puwanant S, Hamilton KK, Klodell CT, et al. Tricuspid annular motion as a predictor of severe right ventricular failure after left ventricular assist device implantation. J Heart Lung Transplant. Oct 2008;27(10):1102-7.doi:10.1016/j.healun.2008.07.022 Sách, tạp chí
Tiêu đề: J Heart Lung Transplant
7. Meluzín J, Spinarová L, Bakala J, et al. Pulsed Doppler tissue imaging of the velocity of tricuspid annular systolic motion; a new, rapid, and non-invasive method of evaluating right ventricular systolic function. Eur Heart J. Feb 2001;22(4):340-8.doi:10.1053/euhj.2000.2296 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur Heart J
8. Levine RA, Gibson TC, Aretz T, et al. Echocardiographic measurement of right ventricular volume. Circulation. Mar 1984;69(3):497-505.doi:10.1161/01.cir.69.3.497 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Circulation
9. Singh A, Voss WB, Lentz RW, Thomas JD, Akhter N. The Diagnostic and Prognostic Value of Echocardiographic Strain. JAMA Cardiol. Jun 1 2019;4(6):580- 588. doi:10.1001/jamacardio.2019.1152 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JAMA Cardiol
10. Surkova E, Cosyns B, Gerber B, Gimelli A, La Gerche A, Ajmone Marsan N. The dysfunctional right ventricle: the importance of multi-modality imaging. Eur Heart J Cardiovasc Imaging. Jun 21 2022;23(7):885-897.doi:10.1093/ehjci/jeac037 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Eur Heart J Cardiovasc Imaging
11. Carluccio E, Biagioli P, Alunni G, et al. Prognostic Value of Right Ventricular Dysfunction in Heart Failure With Reduced Ejection Fraction:Superiority of Longitudinal Strain Over Tricuspid Annular Plane Systolic Excursion. Circ Cardiovasc Imaging. Jan 2018;11(1):e006894.doi:10.1161/circimaging.117.006894 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Circ Cardiovasc Imaging
12. Edvardsen T, Klaeboe LG. Imaging and heart failure: myocardial strain. Curr Opin Cardiol. Sep 2019;34(5):490-494. doi:10.1097/hco.0000000000000653 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Curr Opin Cardiol
13. Sokalskis V, Peluso D, Jagodzinski A, Sinning C. Added clinical value of applying myocardial deformation imaging to assess right ventricular function.Echocardiography. Jun 2017;34(6):919-927. doi:10.1111/echo.13521 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Echocardiography
14. Vijiiac A, Onciul S, Guzu C, et al. Forgotten No More-The Role of Right Ventricular Dysfunction in Heart Failure with Reduced Ejection Fraction: An Echocardiographic Perspective. Diagnostics (Basel). Mar 19 2021;11(3)doi:10.3390/diagnostics11030548 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Diagnostics (Basel)
15. Vizzardi E, D'Aloia A, Caretta G, et al. Long-term prognostic value of longitudinal strain of right ventricle in patients with moderate heart failure. Hellenic J Cardiol. Mar-Apr 2014;55(2):150-5 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hellenic J Cardiol
16. Saha SK, Kiotsekoglou A, Gopal AS, Lindqvist P. Biatrial and right ventricular deformation imaging: Implications of the recent EACVI consensus document in the clinics and beyond. Echocardiography. Oct 2019;36(10):1910- 1918. doi:10.1111/echo.14498 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Echocardiography
17. Houard L, Benaets MB, de Meester de Ravenstein C, et al. Additional Prognostic Value of 2D Right Ventricular Speckle-Tracking Strain for Prediction of Survival in Heart Failure and Reduced Ejection Fraction: A Comparative Study With Cardiac Magnetic Resonance. JACC Cardiovasc Imaging. Dec 2019;12(12):2373-2385. doi:10.1016/j.jcmg.2018.11.028 Sách, tạp chí
Tiêu đề: JACC Cardiovasc Imaging
56. 2022 GOLD Reports - Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease GOLD. Accessed October 26 2022. https://goldcopd.org/2022-gold-reports-2/ Link
57. 2022 GINA Main Report - Global Initiative for Asthma - GINA. GINA. Accessed October 26, 2022. https://ginasthma.org/gina-reports/ Link
58. CKD Evaluation and Management – KDIGO KDIGO. Accessed October 27, https://kdigo.org/guidelines/ckd-evaluation-and-management/ Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng  1.2. Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC  21 - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 1.2. Phân giai đoạn suy tim theo AHA/ACC 21 (Trang 17)
Bảng  1.3. Phân độ suy tim theo NYHA  19 - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 1.3. Phân độ suy tim theo NYHA 19 (Trang 18)
Hình 1.1. Hình ảnh thất phải trên siêu âm tim 2D. - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 1.1. Hình ảnh thất phải trên siêu âm tim 2D (Trang 19)
Bảng  1.4. Một số chỉ số đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm tim hai - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 1.4. Một số chỉ số đánh giá chức năng thất phải trên siêu âm tim hai (Trang 23)
Hình 1.2. Đường kính thất phải đo trên mặt cắt 4 buồng tập trung thất - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 1.2. Đường kính thất phải đo trên mặt cắt 4 buồng tập trung thất (Trang 26)
Hình 1.3. Cách xác định TAPSE. - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 1.3. Cách xác định TAPSE (Trang 27)
Hình 1.4. Hình ảnh thu được trong mặt cắt bốn buồng từ mỏm truyền thống (hình trên bên trái) và tập trung thất phải (hình trên bên phải) - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 1.4. Hình ảnh thu được trong mặt cắt bốn buồng từ mỏm truyền thống (hình trên bên trái) và tập trung thất phải (hình trên bên phải) (Trang 34)
Hình 1.5. Sức căng dọc thất phải. - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 1.5. Sức căng dọc thất phải (Trang 37)
Bảng  2.2. Phân loại BMI theo IDI và WPRO cho người châu Á - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 2.2. Phân loại BMI theo IDI và WPRO cho người châu Á (Trang 45)
Hình 2.1. Hình ảnh đo kích thước, đường kính các buồng tim, bề dày các - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 2.1. Hình ảnh đo kích thước, đường kính các buồng tim, bề dày các (Trang 52)
Hình 2.2. Đo EF bằng phương pháp Simpson 2 buồng. - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 2.2. Đo EF bằng phương pháp Simpson 2 buồng (Trang 53)
Hình 2.3. Đo EF bằng phương pháp Simpson 4 buồng. - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 2.3. Đo EF bằng phương pháp Simpson 4 buồng (Trang 53)
Hình 2.4. Mặt cắt bốn buồng từ mỏm khu trú thất phải. - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 2.4. Mặt cắt bốn buồng từ mỏm khu trú thất phải (Trang 54)
Hình 2.5. Hình ảnh đo chuyển động của vòng van ba lá thì tâm thu - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 2.5. Hình ảnh đo chuyển động của vòng van ba lá thì tâm thu (Trang 55)
Hình 2.6. Hình ảnh đo phân suất thay đổi diện tích thất phải (RVFAC). - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 2.6. Hình ảnh đo phân suất thay đổi diện tích thất phải (RVFAC) (Trang 56)
Hình 2.7. Hình ảnh đo vận tốc sóng s’ của vòng van ba lá. - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 2.7. Hình ảnh đo vận tốc sóng s’ của vòng van ba lá (Trang 57)
Hình 2.8. Hình ảnh đo sức căng thất phải trên siêu âm 2D đánh dấu mô - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 2.8. Hình ảnh đo sức căng thất phải trên siêu âm 2D đánh dấu mô (Trang 58)
Bảng  2.3. Tiêu chuẩn rối loạn chức năng thất phải theo EACVI 2015 30 - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 2.3. Tiêu chuẩn rối loạn chức năng thất phải theo EACVI 2015 30 (Trang 58)
Bảng  3.2. Phân bố BMI của dân số nghiên cứu - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 3.2. Phân bố BMI của dân số nghiên cứu (Trang 64)
Bảng  3.3. Phân độ NYHA trong nghiên cứu - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 3.3. Phân độ NYHA trong nghiên cứu (Trang 65)
Bảng  3.6. Xét nghiệm cơ bản - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 3.6. Xét nghiệm cơ bản (Trang 66)
Bảng  3.8. Đặc điểm các thông số siêu âm tim 2D của dân số nghiên cứu - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 3.8. Đặc điểm các thông số siêu âm tim 2D của dân số nghiên cứu (Trang 67)
Bảng  3.9. Phân bố các nhóm thuốc được sử dụng trước xuất viện. - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 3.9. Phân bố các nhóm thuốc được sử dụng trước xuất viện (Trang 68)
Hình 3.2 Sức căng thất phải giảm - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
Hình 3.2 Sức căng thất phải giảm (Trang 69)
Bảng  3.11. Tỉ lệ rối loạn chức năng thất phải dựa theo các thông số đo - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 3.11. Tỉ lệ rối loạn chức năng thất phải dựa theo các thông số đo (Trang 70)
Bảng  3.15. So sánh các thông số siêu âm tim giữa nhóm có và không có biến - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 3.15. So sánh các thông số siêu âm tim giữa nhóm có và không có biến (Trang 75)
Bảng  3.17. Phân tích hồi quy Cox đa biến khảo sát biến cố gộp tử vong và tái - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 3.17. Phân tích hồi quy Cox đa biến khảo sát biến cố gộp tử vong và tái (Trang 78)
Bảng  3.18. Phân bố bệnh nhân theo ngưỡng cắt RVGLS=-7,2% - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 3.18. Phân bố bệnh nhân theo ngưỡng cắt RVGLS=-7,2% (Trang 80)
Bảng  4.6. Phân độ chức năng NYHA trong các nghiên cứu tham chiếu - khảo sát chức năng thất phải ở bệnh nhân suy tim phân suất tống máu thất trái giảm bằng phương pháp siêu âm đánh dấu mô cơ tim
ng 4.6. Phân độ chức năng NYHA trong các nghiên cứu tham chiếu (Trang 91)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w