1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề cương Ôn thi hết môn lớp nv sư phạm cho giảng viên Đh, cđ

28 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Tài liệu thi hết môn dành cho lớp nghiệp vụ sư phạm dành cho giảng viên đại học và cao đẳng. bao gồm 5 môn thi tự luận

Trang 1

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP THI KẾT THÚC MÔN LỚP NGHIỆPVỤ SƯ PHẠM CHO GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG

MÔN 1: LÍ LUẬN DẠY HỌC ĐẠI HỌC

Câu 1 (4 điểm): Trình bày cấu trúc của một giáo án và những kỹ năng cụ thể trong thiết

kế kế hoạch bài dạy (kỹ năng thiết kế giáo án).Trình bày cấu trúc của một giáo án

Tên bài:Lớp:

Tiết: theo phân phối chương trình A Mục tiêu:

1 Kiến thức2 Kĩ năng3 Thái độ: B Chuẩn bị:Giáo viênHọc sinh

Gợi ý ứng dụng CNTT và các phương tiện dạy học C Tổ chức các hoạt động học tập:

Hoạt động 1: Đơn vị, kiến thức kỹ năng 1Hoạt động 2: Đơn vị, kiến thức kỹ năng 2Hoạt động n – 1: Vận dụng, củng cốHoạt động n: Hướng dẫn về nhà D Rút kinh nghiệm

Ghi những nhận xét của GV sau khi dạy xong

Khi soạn giáo án, GV cần có những kỹ năng nhất định như: kỹ năng xác định mục tiêu, kỹ năng lựa chọn nội dung bài học, kỹ năng lựa chọn PPDH…

* Khi xác định mục tiêu, GV cần khẳng định được những kỹ năng người học cần đạt được sau bài học Những kỹ năng đó cần phải phù hợp với trình độ của đối tượng học và phải được biểu đạt bằng những từ chỉ hành động cụ thể, ví dụ: trình bày, phân tích, giải thích, mô tả,…

* Dẫn nhập để tạo tâm thế tích cực cho người học là một phần việc quan trọng GV có

Trang 2

thể giới thiệu một hình ảnh, kể câu chuyện, nêu một vấn đề cần giải quyết… Không nên lúc nào cũng rập khuôn bằng một câu chuyển giảng, nếu người học không cảm thấy hứng thú, giờ học sẽ không hiệu quả Khi thể hiện phần dẫn nhập trong giáo án, GV chỉ cần nêu tên hoạt động, không cần thiết phải thể hiện chi tiết câu chuyện, vấn đềmình dự định sẽ nói (Tuy nhiên đối với giáo sinh kiến thực tập các em nên thể hiện chitiết câu chuyện, vấn đề mình cần nói để chủ động hơn, logic hơn, không bị lúng túng trên bục giảng)

* Lựa chọn nội dung bài học, GV cần tránh nhầm lẫn với nội dung chương trình Chúng ta chỉ nên đưa vào giáo án những nội dung cần thiết, phù hợp đối tượng học, không nhất thiết phải lo lắng khi loại bỏ một số nội dung chương trình ra khỏi giáo án Chỉ cung cấp những gì người học cần chứ không phải những gì chúng ta có (Ngay cả trong phân phối chương trình cũng rất linh hoạt, cho phép GV lựa chọn nội dung giảng dạy phù hợp với đặc điểm vùng miền)

* Thiết kế hoạt động dạy học là một công việc cần sự đầu tư kỹ lưỡng của GV Đây là phần trọng tâm, thể hiện toàn bộ kịch bản của giờ dạy Những phương pháp nào cần phải vận dụng, những tình huống học tập nào cần đưa vào bài… Để thiết kế hoạt động dạy – học cho 1 giờ học thường gồm 5 bước:

- Bước 1: Phân tích nội dung học tập

+ Bước 2: Phân tích kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm hiện có của người học+ Bước 3: Xây dựng tình huống học tập

+ Bước 4: Thiết kế hoạt động của người học

+ Bước 5: Thiết kế hoạt động tổ chức và hướng dẫn

Khi thể hiện trong giáo án, người GV cần nêu rõ cách thức triển khai hoạt động cụ thể của giáo viên và học sinh, đồng thời nêu rõ mục tiêu của các hoạt động đó, tránh việc chỉ nêu tên phương pháp (Giáo án mới được áp dụng yêu cầu ghi rõ hoạt động dạy học chứ không phải là nêu tên PP như mẫu cũ trước kia).

Trong quá trình thực hiện các hoạt động dạy học, GV cần sử dụng nhiều PP khác nhau để tránh gây nhàm chán cho người học, đồng thời phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm của từng PPDH Và dù sử dụng PPDH nào thì cũng không nên kéo dài quá 20 phút với mỗi PP.

* Lựa chọn phương tiện dạy học, GV cần xem xét đến các yếu tố cơ bản sau:+ Mục đích sư phạm cụ thể

+ Đặc điểm môn học

Trang 3

+ Mục tiêu học tập chung+ Đặc điểm đối tượng

+ Bảo đảm thực hiện các nguyên tắc dạy học và điều kiện cơ sở vật chất thực tế của nhà trường.

Thiết kế giáo án là một công việc thường xuyên của GV trước khi lên lớp Một khi giáoán được chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu thì sẽ giúp cho GV có được sự tự tin, từ đó quyết định rất lớn đến sự thành công của GV trong giờ giảng.

Trên đây là một số kỹ năng khi thiết kế giáo án mà bản thân tôi đã học hỏi và sửdụng trong quá trình làm việc Mỗi GV để có những bài giảng hay, những giờ học thựcsự cuốn hút học trò cần không ngừng nỗ lực học hỏi các thế hệ đồng nghiệp về tất cảcác kỹ năng như nghiên cứu tài liệu, thuyết trình, sử dụng phương tiện dạy học, xử lýtình huống sư phạm, thiết kế giáo án và trình bày bảng… Hy vọng những chia sẻ củatôi trong bài viết này sẽ giúp các bạn sinh viên sư phạm có thêm những kinh nghiệm bổích để tự tin hơn khi đứng lớp và thành công trong sự nghiệp trồng người.

Câu 2 (6 điểm): Phương pháp dạy học là gì? Liệt kê ít nhất tên 5 phương pháp và 5 kĩ

thuật dạy học Giải thích vì sao trong quá trình dạy học phải lựa chọn và kết hợp mộtcách hợp lý các phương pháp dạy học? Soạn một giáo án chứng minh việc sử dụng kếthợp một số phương pháp dạy học trong giảng dạy môn chuyên ngành của anh (chị)

Phương pháp dạy học (PPDH): Khái niệm PPDH ở đây được hiểu theo nghĩa hẹp, đó

là các PPDH, các mô hình hành động cụ thể PPDH cụ thể là những cách thức hànhđộng của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện những mục tiêu dạy học xác định, phùhợp với những nội dung và điều kiện dạy học cụ thể PPDH cụ thể bao gồm nhữngphương pháp chung cho nhiều môn và các phương pháp đặc thù bộ môn Bên cạnh cácphương pháp truyền thống quen thuộc như thuyết trình, đàm thoại, trực quan, làm mẫu,có thể kể một số phương pháp khác như: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháphọc tập theo tra cứu, phương pháp dạy học dự án…

Phương pháp dạy học nhóm

Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình2.3 Phương pháp giải quyết vấn đề

Phương pháp đóng vaiPhương pháp trò chơi

Dạy học theo dự án ( Phương pháp dự án)3.1 Kĩ thuật chia nhóm

Trang 4

3.2 Kĩ thuật giao nhiệm vụ3.3 Kĩ thuật đặt câu hỏi3.5 Kĩ thuật phòng tranh3.6 Kĩ thuật công đoạn3.7 Kĩ thuật các mảnh ghép

- Mỗi QĐDH có những PPDH cụ thể phù hợp với nó; mỗi PPDH cụ thể có các KTDHđặc thù Tuy nhiên, có những PPDH cụ thể phù hợp với nhiều QĐDH, cũng như cónhững KTDH được sử dụng trong nhiều PPDH khác nhau (Ví dụ: kĩ thuật đặt câu hỏiđược dùng cho cả phương pháp đàm thoại và phương pháp thảo luận)

- Việc phân biệt giữa PPDH và KTDH chỉ mang tính tương đối, nhiều khi không rõràng Ví dụ, động não (Brainstorming) có trường hợp được coi là phương pháp, cótrường hợp lại được coi là một KTDH.

- Có những PPDH chung cho nhiều môn học, nhưng có những PPDH đặc thù của từngmôn học hoặc nhóm môn học.

- Có thể có nhiều tên gọi khác nhau cho một PPDH hoặc KTDH Ví dụ: Brainstormingcó người gọi là động não, có người gọi là công não hoặc tấn công não,

Dưới đây chúng tôi xin trình bày một số PPDH và KTDH có ưu thế trong việc phát huytính tích cực học tập của HS (thường gọi tắt là PPDH , KTDH tích cực) có thể sử dụngđể giáo dục KNS cho HS phổ thông trong quá trình dạy học các môn học và tổ chức cácHĐGD NGLL.

1 THÔNG TIN TỔNG QUÁT

Tên môn học: Dược lý lâm sàng

Trang 5

Số tín chỉ: 03 Tổng số tiết học (tính theo giờ chuẩn):

3 MỤC TIÊU HỌC PHẦN

Sau khi học xong học phần này, người học có khả năng:

- Phân tích được một số yếu tố thuộc về thuốc (tương quan liều- tác dụng, tương tácthuốc- thuốc) và người bệnh (hiện tượng dung nạp, lệ thuộc, nghiện thuốc, dược lý ditruyền) ảnh hưởng đến hiệu quả và độ an toàn hướng tới tư vấn và hướng dẫn sử dụngthuốc hợp lý.

- Áp dụng được các kiến thức dược lý trong sử dụng thuốc điều trị một số bệnh cụ thể(tim mạch, huyết khối, viêm, hen phế quản, COPD, viêm gan virus, nhiễm khuẩn, đáitháo đường, ung thư) để phục vụ tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý.

- Có các kỹ năng trong thảo luận nhóm, vận dụng lý thuyết dược lý lâm sàng trong cáchoạt động chuyên môn.

- Xây dựng được động cơ học tập đúng đắn, khả năng tự học, tự cập nhật kiến thức vàthái độ nghiêm túc, trung thực, có đạo đức trong hoạt động nghề nghiệp, có trách nhiệmbảo vệ môi trường.

4 PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP SINH VIÊNHình

Kiểm tra (điểm danh/kiểm diện), khôngbáo trước: SV tham gia được 10 điểm;vắng được 0 điểm

10 CLO3.2

Trang 6

Điểm chuyên cần là trung bình cộng củacác lần kiểm tra đã cho điểm.

SV vắng trên 20% số tiết học lý thuyếtđược 0 điểm và không được thi lý thuyếtKiểm tra

Kiểm tra 1 bài có báo trước 10 CLO1.1,CLO1.2,CLO1.3,CLO3.2Dùng thang điểm 10

Đánh giá bằng bảng kiểm trong quá trìnhThực

SV phải đạt tất cả các bài seminar 20 CLO1.1,CLO1.2,CLO1.3,CLO2.1,CLO2.2,CLO2.3,CLO3.1,CLO3.2,CLO3.3Đánh giá ngẫu nhiên tối thiểu 1 bài

trong số 2 bài.

Điểm seminar là điểm trung bình cộng củacác bài seminar đã cho điểm

Thi hếthọc phần

Hình thức: Tự luận 60 CLO1.1,CLO1.2,CLO1.3,CLO3.2Thời gian: 90 phút

Sử dụng tài liệuDùng thang điểm 10

Câu 1: Anh/Chị hãy nêu và phân tích những đặc điểm cơ bản của các mô hình quản lí

chất lượng (kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng, quản lí chất lượng tổng thể) vàmối quan hệ qua lại giữa ba loại mô hình này.

1, Kiểm soát chất lượng (Quality Control)

- Khái niệm:

• Kiểm soát là kiểm tra hoặc xác minh kết quả thực tế bằng cách so sánh nó với cáctiêu chuẩn.

Trang 7

• Kiểm soát chất lượng (QC) là một tập hợp để đảm bảo chất lượng trong sản phẩm Cáchoạt động tập trung vào yêu cầu về chất lượng và xác định các khiếm khuyết trong cácsản phẩm

- Định hướng: Xác định và sửa các lỗi sai trong sản phẩm

- Mục đích: xác định lỗi sau khi sản phẩm được phát triển và trước khi giao tới kháchhàng tức là xác định lỗi và sửa nằm ở khâu cuối cùng trong quá trình sản xuất

- Chủ thể chịu trách nhiệm: một nhóm đối tượng cụ thể như kiểm tra viên- Hướng tiếp cận: tiếp cận sản phẩm

- Ví dụ: một sản phẩm giáo dục được đưa ra thị trường như bản đồ thế giới trước khiđưa ra thị trường sẽ được xác nhận (validation) và kiểm tra (inspection) là đúng về kiếnthức địa lý, không có các sai sót về chất lượng in, giấy in Nếu sản phẩm không đạt yêucầu sẽ bị sửa chữa hoặc hủy bỏ

2 Đảm bảo chất lượng (Quality Assurance)

- Khái niệm:

• Thứ nhất, đảm bảo chất lượng tập trung vào quy trình, để từ đó khẳng định với cảnhững đối tượng bên trong và bên ngoài nhà trường rằng nhà trường có các quy trình đểtạo ra sản phẩm đầu ra có chất lượng cao; thứ hai, đảm bảo chất lượng tập trung vàochức năng giải trình và cải tiến chất lượng; thứ ba, đảm bảo chất lượng là một quá trìnhliên tục và thống nhất dựa trên các tiêu chí đánh giá và thông tin phản hồi.

• Khi nói đến đảm bảo chất lượng, người ta thường nhắc đến 2 khái niệm đảm bảo chấtlượng bên trong hay còn gọi là đảm bảo chất lượng nội bộ (internal quality assurance -IQA) và đảm bảo chất lượng bên ngoài (external quality assurance - EQA) Đảm bảochất lượng bên trong liên quan đến các chính sách và cơ chế của mỗi cơ sở giáo

• Đảm bảo chất lượng bên ngoài liên quan đến các hoạt động của một đơn vị bên ngoàinhà trường, đó có thể là một tổ chức kiểm định chất lượng, đánh giá hoạt động củatrường hoặc các chương trình đào tạo để quyết định liệu trường hoặc các chương trìnhđào tạo có đáp ứng các tiêu chuẩn đã thống nhất từ trước hay không (trích; N.H Cương/ Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 33, Số 1 (2017) 91-96)

Trang 8

- Định hướng: Ngăn ngừa lỗi với sự tập trung vào quá trình tạo sản phẩm

- Mục đích: cải thiện quá trình phát triển và thử nghiệm để các lỗi không phát sinh khisản phẩm đang được phát triển

- Chủ thể chịu trách nhiệm: tất cả mọi người tham gia vào quá trình tạo ra sản phẩm- Hướng tiếp cận: tiếp cận quá trình và theo dõi định kỳ

- Ví dụ: Để đánh giá quá trình giảng dạy của giáo viên, ta cần xác minh (Verification)và đánh giá (Audit) chất lượng qua sự phản hồi thường xuyên và kết quả học tập địnhkỳ của học sinh

3, Quản lý chất lượng tổng thể (Total Quality Management)

- Là mô hình cao cấp nhất, có tính toàn diện và liên tục nhất trong ba mô hình trên - Mục đích: Cải tiến chất lượng liên tục hướng vào người học, đáp ứng nhu cầu, nângcao sự thỏa mãn của khách hàng

- Hoạt động thường xuyên, liên tục huy động sự tham gia của mọi bộ phận và cá nhân - Mọi người trong quy trình quản lý phải chịu trách nhiệm Mỗi cá nhân hiểu rõ nhiệmvụ của mình trong quy trình và nắm rõ được cách vận hành của toàn bộ quy trình.

4 So sánh

Kiểm soát chất lượngĐảm bảo chất lượngQuản lý chất lượng

Là bước cuối của quátrình sản xuất

Được triển khai quacác hoạt động thanh trakiểm tra

Thực hiện trong cả quá trìnhtheo định kỳ

Không ngừng phát triển để đápứng tiêu chí chất lượng Đượctriển khai qua hoạt động kiểmđịnh

Là quá trình cải tiến liêntục kịp thời nhằm mang lạihiệu quả cao cho sản phẩm

Nhược điểm: loại bỏcác sản phẩm ko đủtiêu chuẩn gây lãng phí

Hiệu quả chưa cao vì yêu cầukhách hàng tăng cao liên tục

Khắc phục được nhượcđiểm của hai gai đoạntrước

Trang 9

Mối quan hệ qua lại giữa ba loại mô hình này:

Quản lý chất lượng tổng thể (TQM) là tầng bậc cao nhất nếu so sánh với các cấp độ

khác trong quản lí chất lượng Tính thứ bậc của quan hệ chất lượng trong quản lí có thểkhái quát trong sơ đồ về tầng bậc của khái niệm chất lượng (phỏng theo sơ đồ của SallisE.) sau đây:

Tầng bậc của khái niệm chất lượng (phỏng theo sơ đồ của Sallis E.)

Sự tiến triển theo tầng bậc của phương thức quản lí chất lượng đã cho thấy ưu điểm nổitrội của TQM.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và TQM là rấtmềm dẻo Trong thực tế các cấp độ chất lượng đan xen, hỗ trợ lẫn nhau trong một tổchức, quản lí chất lượng tổng thể là sự tiếp tục của đảm bảo chất lượng theo chiều sâu,với sự hiện diện của văn hoá chất lượng, đảm bảo chất lượng, là sự mở rộng phạm viquản lí chất lượng tới mọi thành viên của tổ chức Còn ở nhiều khâu, kiểm soát chấtlượng vẫn cần thiết trong hệ thống đảm bảo chất lượng Thông thường kiểm soát chấtlượng được chuyển giao cho cấp điều hành hoặc do những người sản xuất trực tiếp đảmnhiệm.

Câu 2: Anh/Chị đánh giá chất lượng giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện

nay như thế nào và kì vọng gì về chất lượng giáo dục đại học của Việt Nam trong bối

Trang 10

cảnh của hội nhập quốc tế, của sự phát triển nhanh chóng của KH&CN, đặc biệt trongbối cảnh đổi mới căn bản toàn diện GD Việt Nam và khi luật giáo dục 2019 có hiệu lựctừ 01/7/2020?

Đánh giá chất lượng giáo dục đại học VN

Nhìn chung, công tác GDĐH những năm qua có những chuyển biến tích cực Chấtlượng giảng dạy, nghiên cứu từng bước được nâng lên, mạng lưới các cơ sở giáo dụcđại học được mở rộng về quy mô, số lượng, ngành học Vai trò, vị trí của các cơ sở giáodục đại học trong hệ thống dần được khẳng định; tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm đượcđề cao; hệ thống chương trình giảng dạy đã được đổi mới, chú trọng phát triển các phẩmchất, năng lực, kỹ năng thực hành, định hướng nghề nghiệp cho người học; phươngpháp giảng dạy theo hướng tích cực cũng được chú trọng Công tác giáo dục chính trị tưtưởng, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho sinh viên được đẩy mạnh… Cơ chế, chínhsách tài chính cho giáo dục và đào tạo từng bước đổi mới Cơ chế tự chủ, cơ chế cungứng dịch vụ công trong giáo dục và đào tạo được thể chế hoá và đạt kết quả bước đầu.Hợp tác quốc tế về giáo dục và đào tạo tiếp tục được mở rộng

Quy mô, số lượng, mạng lưới của các cơ sở đại học có sự gia tăng, mở rộng qua cácnăm, có sự phân bố, mở rộng của các cơ sở GDĐH, không chỉ tập trung ở các thànhphố, đô thị mà hiện nay ở nhiều tình thành, vùng núi, các cơ sở GDĐH cũng đã đượckiến thiết, xây dựng và đi vào vận hành Đội ngũ cán bộ, giảng viên và lượng sinh viêncủa các cơ sở đào tạo đại học có sự gia tăng, bổ sung qua các năm Năm 2020, Cả nướccó 176 trường đại học công lập, 66 trường ngoài công lập, với trên 1,9 triệu sinh viên.Sự mở rộng về quy mô, loại hình, chuyên ngành đào tạo, các trường đại học đã cungứng nguồn lao động dồi dào, đa ngành, đa lĩnh vực cho xã hội Theo thống kê, lực lượnglao động nói chung ở nước ta có sự gia tăng từ 50,4 triệu người năm 2010 lên khoảng54,6 triệu người năm 2020 với cơ cấu hợp lý hơn, chất lượng nguồn nhân lực được cảithiện đáng kể, phù hợp với nhu cầu thị trường Tỉ lệ lao động qua đào tạo tăng từ 40%năm 2010 lên 64% năm 2020 Trong đó, tỉ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứngchỉ tăng từ 14,6% năm 2010 lên 24,5% vào năm 2020

Trang 11

Về công tác quản trị, điều hành hệ thống GDĐH, Việt Nam từng bước tăng cườngquyền tự chủ cho các trường đại học Chất lượng GDĐH từng bước được nâng lên vàtiếp cận các chuẩn mực quốc tế Năm 2019, GDĐH Việt Nam xếp thứ 68/196 quốc giatrên thế giới (tăng 12 bậc so với năm 2018)

Công tác kiểm định và bảo đảm chất lượng GDĐH ngày càng đi vào nền nếp Tính đếnngày 31/12/2020, có 149 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêuchuẩn kiểm định theo bộ tiêu chí kiểm định chất lượng giáo dục đại học Việt Nam(chiếm khoảng 55% tổng số các trường đại học trong cả nước), trong đó có 7 trường đạihọc đã được công nhận bởi các tổ chức, kiểm định quốc tế Năm 2020, lần đầu tiên ViệtNam có 3 trường đại học được xếp trong nhóm 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới(Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh và Trường Đạihọc Bách khoa Hà Nội); 8 trường đại học của Việt Nam đã được đưa vào danh sách cáctrường đại học hàng đầu châu Á Có 195 chương trình đào tạo của 32 trường được đánhgiá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế Tự chủ đại học đã tạo nên đột phákhi nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo đứng trong top 500 thế giới[3].

Sự thăng tiến về thứ hạng của các trường đại học đi đôi với sự tăng cường về chất lượngcủa đội ngũ giảng viên theo chuẩn quốc tế Năm 2019, tổng số bài báo khoa học củaViệt Nam được công bố trên hệ thống ISI/ Scopus là 12.475 bài, đứng thứ 49 trên thếgiới (tăng 2,7 lần so với năm 2015) Tính đến năm 2020, “tỷ lệ giảng viên có chức danhgiáo sư, phó giáo sư trong toàn bộ hệ thống giáo dục Việt Nam là 6%, tỷ lệ giảng viêncó trình độ tiến sĩ là 22,7%”[4].

Bên cạnh đó, GDĐH bước đầu có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề phù hợp, thích ứngvới xu thế phát triển của xã hội và nhu cầu của người học Theo số liệu tổng kết nămhọc 2016-2017 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, tổng quy mô sinh viên sinh viên đại học là1.767.879 sinh viên; quy mô sinh viên cao đẳng sư phạm giảm 14,3%, chỉ còn 47.800sinh viên Phần lớn sinh viên tập trung theo học các ngành thuộc Khối ngành V, III:Toán và thống kê; Máy tính và công nghệ thông tin; Công nghệ kỹ thuật; Kỹ thuật; Sảnxuất chế biến; Kiến trúc và xây dựng, Nông lâm và thuỷ sản; Thú y và Khối ngành: kinh

Trang 12

doanh quản lý, pháp luật Tính từ đầu năm 2016 đến 31/7/2017, “tổng số ngành mở mớiở trình độ đại học là 184 ngành, tập trung chủ yếu vào các nhóm ngành Kỹ thuật, Côngnghệ kỹ thuật, Máy tính và Công nghệ thông tin, KHXH và hành vi, KD, quản lý, Phápluật.

Kỳ vọng gì về chất lượng GD ĐH của Việt Nam trong bối cảnh của hội nhập quốc tế

Tiếp cận các chuẩn mực quốc tế về kiểm định và xếp hạng đại học

Đến nay, hầu hết tất cả các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đều đã có đơn vịchuyên trách về đảm bảo chất lượng; 7 trung tâm kiểm định chất lượng giáo dục đãđược thành lập và được cấp phép hoạt động.

Tính đến ngày 31/12/2020, cả nước đã có 149 cơ sở giáo dục đại học và 9 trường caođẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáodục đại học của Việt Nam, chiếm khoảng 55% tổng số các trường ĐH, học viện trong cảnước.

Có 7 trường đại học được công nhận bởi tổ chức đánh giá/kiểm định quốc tế (HCERES,AUN-QA) Có 145 chương trình đào tạo của 43 trường đại học được đánh giá và côngnhận theo tiêu chuẩn trong nước; 195 chương trình đào tạo của 32 trường được đánhgiá, công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế.

Qua tự đánh giá, đánh giá ngoài, nhà trường thấy được điểm mạnh, điểm yếu và xâydựng kế hoạch cải tiến chất lượng sát thực, hiệu quả hơn Các cơ sở giáo dục đã thay đổicách nhìn nhận về công tác quản lý và chỉ đạo, tăng cường năng lực quản lý nhà trường,quản lý dạy, học Kiểm định chất lượng giáo dục tạo động lực cho công tác đánh giá nóichung, góp phần quan trong thúc đẩy nâng cao chất lượng giáo dục và hội nhập với thếgiới.

Bên cạnh hoạt động kiểm định, xếp hạng đại học là hoạt động được các trường đại họcViệt Nam đặc biệt coi trọng trong những năm qua Nếu kiểm định phản ánh chất lượngthì xếp hạng đại học nói lên đẳng cấp.

Năm 2018, lần đầu tiên trong lịch sử giáo dục đại học Việt Nam, 2 ĐHQG có tên trongdanh sách xếp hạng 1000 trường hàng đầu thế giới theo bảng xếp hạng QS Đến nay,

Trang 13

nước ta có 4 đại học lọt vào tốp 1.000 thế giới; 11 trường đại học nằm trong bảng xếphạng Châu Á của QS; nhiều ngành, lĩnh vực đào tạo được đứng trong tốp 500 thế giới…Đó là những thành tựu lớn lao, kết quả của sự bứt phá vươn lên trong những năm gầnđây của giáo dục đại học Việt Nam.

Chuyển biến đột phá về chất lượng đội ngũ giảng viên đại học

Kết quả nổi bật thứ 2, là giáo dục đại học tạo được sự đột phá, chuyển biến về chấtlượng đội ngũ Công bố quốc tế, chất lượng đội ngũ giảng viên và chất lượng người họcở bậc đại học, sau đại học có bước nhảy vọt so với giai đoạn trước

Đến cuối 2020, công bố quốc tế của Việt Nam đã đứng thứ 49 của thế giới và thứ 3trong khu vực ĐNA Đáng chú ý là 70% công bố quốc tế của VN là từ các trường đạihọc.

Chất lượng đội ngũ tăng lên từng bước, từng năm theo chuẩn quốc tế Nếu như trướcđây, GS, PGS, TS không yêu cầu bắt buộc có công bố quốc tế; thì nay, với quy chế mớivề tiêu chuẩn chức danh, bắt buộc yêu cầu GS, PGS và cả các nghiên cứu sinh khi bảovệ luận án đều phải có công bố quốc tế.

Cơ cấu ngành nghề thay đổi mạnh mẽ

Các chương trình đào tạo được thiết kế và xây dựng theo định hướng đảm bảo chấtlượng và yêu cầu, đáp ứng chuẩn đầu ra.

Chuẩn CDIO đã được triển khai khi xây dựng chương trình và tổ chức ĐT các trường.Bên cạnh các chương trình đào tạo chuẩn, các trường đại học đã tích cực triển khai cácchương trình đào tạo tài năng, tiên tiến, chất lượng cao để đào tạo, bồi dưỡng nhân tài.Đội ngũ giảng viên tham gia các chương trình này là những giảng viên ưu tú của ViệtNam và một số giảng viên nước ngoài, nhằm phát triển quốc tế hóa chương trình đàotạo, đáp ứng nguồn nhân lực toàn cầu.

Bên cạnh đó, với chương trình 322, 911, chúng ta đã cử đi đào tạo được hàng nghìn tríthức trẻ, ưu tú đi học đại học, thạc sĩ và tiến sĩ ở nước ngoài.

Trang 14

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển nhanh chưa từng có kéo theo yêu cầu lớn vềnguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao và đang tạo ra những cơ hội cũng nhưthách thức với giáo dục đại học.

Giáo dục đại học Việt Nam đã có sự chuyển dịch cơ cấu ngành nghề nhanh và phù hợp.Các ngành tự động hóa, CNTT, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm, an toàn thôngtin, trí tuệ nhân tạo, quản lý hệ thống thông tin, công nghệ nano, vật liệu và kết cấu tiêntiến, được giảng dạy và đào tạo ở nhiều trường đại học khác trong cả nước.

Như vậy, cho thấy giáo dục đại học của Việt Nam đã chuyển mình mạnh mẽ và đang đinhanh và đúng hướng, bắt nhịp được với xu thế của thời đại.

5 năm tới, giai đoạn quan trọng giáo dục đại học

5 năm tới là giai đoạn bản lề, có ý nghĩa quyết định và kỳ vọng trả lời cho câu hỏinguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao của nước ta liệu có đủ sức để vươn lên,nắm bắt được cơ hội đưa Việt Nam trở thành con rồng, con hổ trong khu vực và thế giớitrong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư hay không? Câu trả lời khẳng địnhphụ thuộc rất lớn vào thành công của giáo dục đại học.

Chính vì vậy, giáo dục đại học cần được quan tâm đặc biệt Hội nhập quốc tế về kiểmđịnh và xếp hạng đại học, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên trong các trườngđại học và nâng cao chất lượng đào tạo sản phẩm đầu ra của nhà trường -3 nội dung

cốt lõi như tôi đã nêu ở trên là những giá trị bất biến và đương nhiên là chúng ta phảitiếp tục giữ vững và phát triển trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, theo tôi, chúng ta còn cần phải đặc biệt chú trọng đẩy mạnh tự chủ đạihọc, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đại học.

Tự chủ đại học là điểm mới, điểm sáng và thành công nhất của Luật giáo dục đại học

sửa đổi vừa rồi Và 5 năm tới là giai đoạn phải triển khai thực hiện sâu rộng tự chủđại học trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam.

Mặc dù đã được nêu trong Luật và có Nghị định 99 hướng dẫn thực hiện, nhưng đếnnay, tự chủ đại học, nhất là mô hình tự chủ của các đại học 2 cấp như hai Đại học Quốcgia và các đại học vùng vẫn còn nhiều lúng túng, và vì vậy chưa thực sự tạo nên sự cộng

Ngày đăng: 01/06/2024, 22:35

Xem thêm:

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w