cuối kì cho bài LSVMTG aaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
Trang 1ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
(BIÊN SOẠN VÀ THAM KHẢO)
CÂU 1 Trình bày hoàn cảnh ra đời và quá trình phát triển của Phật giáo ở Ấn Độ cổ đại?
Mở bài:
“Nếu ta không thành đạo thì dù thịt nát xương tan, ta cũng quyết không đứng dậy khỏi chỗ này” là lời thề nổi tiếng của Thái tử Tất Đạt Đa – người sáng lập ra Phật giáo Thái tử sinh khoảng năm 624 trước công nguyên thuộc dòng họ Thích Ca (Sakyà), con vua Tịnh Phạn Vương Đầu Đà Na) Dù sống trong cuộc đời vương giả nhưng Thái tử vẫn nhận ra sự đau khổ của nhân sinh, vô thường của thế sự nên Thái tử đã quyết tâm xuất gia tìm đạo nhằm tìm ra căn nguyên của đau khổ và phương pháp diệt trừ đau khổ để giải thoát khỏi sinh tử luân hồi Sau nhiều năm tìm thày học đạo, Thái tử nhận ra rằng phương pháp tu hành của các vị đó đều không thể giải thoát cho con người hết khổ được Sau 49 ngày đêm thiền định dưới gốc cây Bồ đề, Thái tử đã đạt được Đạo
vô thượng, thành bậc “Chánh đẳng chánh giác”, hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni
Trải qua hơn 25 thế kỷ tồn tại và phát triển, đạo Phật du nhập vào trên 100 nước trên thế giới, ở hầu khắp các châu lục nhưng luôn với trạng thái ôn hoà, chưa bao giờ đi liền với chiến tranh xâm lược hay xảy ra các cuộc thánh chiến Tính đến năm 2008, đạo Phật có khoảng 350 triệu tín đồ
và hàng trăm triệu người có tình cảm, tín ngưỡng và có ảnh hưởng bởi văn hoá, đạo đức Phật giáo
Điều kiện hình thành:
Thứ nhất về tiền đề kinh tế - xã hội: Cuối thế kỷ thứ VI TCN, ở miền Bắc AD, phía Nam dãy Himalaya, vùng biên giới AD với Nepal, sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp khiến cho LLSX phát triển dẫn đến sự phát triển vượt bậc của kinh tế AD so với trước đó Điều này đặt ra yêu cầu cần thiết phải có sự thay đổi trong tổ chức sản xuất và xã hội (hình thức sở hữu, phân công lao động, phân công sản phẩm…) mở đường cho kinh tế phát triển Dựa trên nền tảng kinh tế phát triển như thế quá trình phân hóa xã hội ở AD diễn ra sâu sắc đẩy một bộ phận lớn dân cư vào chỗ khốn cùng Nó đặt ra yêu cầu cần có một cơ cấu xã hội mới bình đẳng hơn đáp ứng nguyện vọng của các giai cấp thấp trong xã hội lúc bấy giờ
Trang 2Thứ hai về tiền đề tư tưởng – chính trị: Cuộc sống khổ cực làm cho nhân dân lao động thêm căm ghét những kẻ bóc lột mình, oán ghét chế độ đẳng cấp, không còn tin vào các vị thần Bàlamôn Những nghi lễ phức tạp, những nghĩa vụ phiền toái, giáo lí ngày càng khó hiểu làm cho người dân ngày càng xa rời tôn giáo này Trong bối cảnh đó vào thế kỷ VI TCN ở Ấn Độ đã xuất hiện nhiều trường phái tôn giáo, triết học mới chủ trương xa lánh thực tại, khổ hạnh, ép xác, tiêu cực, tự kỉ nhưng có 1 điểm chung là trực tiếp và gián tiếp chống lại đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp Phật giáo cũng là một trong những trào lưu đó và được xem là một phản đề của đạo Bàlamôn
Quá trình truyền bá và phát triển
Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ khoảng giữa thiên niên kỷ I TCN, vào thời điểm rất hưng thịnh của đạo Bàlamôn và chế độ đẳng cấp Với giáo lý đề cao lòng từ bi của con người với đồng loại, chống lại chế độ đẳng cấp, với tinh thần bác ái, đạo Phật nhanh chóng chinh phục được đông đảo các tầng lớp nhân dân Ấn Độ từ vua chúa đến nhân dân lao động Từ thế kỷ V TCN đến thế kỷ V SCN là quá trình truyền bá và phát triển đạo Phật, từ khi Đức Phật viên tịch cho đến khi đạo Phật không còn phổ biến ở Ấn Độ Quá trình đó trải qua 4 hội nghị kết tập:
Thứ nhất, hội nghị kết tập lần 1
- Ngay sau khi Đức Phật nhập Niết bàn, một số tăng sỹ bắt đầu có những biểu hiện sống tự do vượt ra ngoài những giới luật ràng buộc Trước tình hình đó, Ca Diếp - đệ tử tối cao của Đức Phật
đã triệu tập một đại hội kết tập lại giáo pháp Phật tổ dạy một cách thống nhất để mọi người tuân theo Hội nghị kết tập lần này diễn ra ở thành Vương Xá, kinh đô nước Ma Kiệt Đà, kéo dài bảy tháng Thành phần hội nghị gồm 500 vị đã chứng quả A La Hán
- Cuộc kết tập này có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong lịch sử Phật giáo Bước đầu hình thành nên cơ cấu tổ chức giáo hội, Luật và Pháp được phân chia rõ ràng: Pháp gồm những lời thuyết giáo của Phật được nhớ lại theo ký ức của các đệ tử lúc bấy giờ; Luật là quy chế của hội Phật giáo do Đại hội thảo ra
Thứ hai, hội nghị kết tập lần 2
- 100 năm sau kỳ kết tập lần thứ nhất, 12.000 tăng sỹ thành Tỳ Xá Lỵ không sống theo tất cả giới luật Theo họ, trong giới luật có 10 điều được châm chế và họ đã không giữ những giới luật này Để xem xét lại 10 điều luật trên, cũng là để một lần nữa xác định lại giới pháp nhằm ngăn ngừa mọi điều phi pháp có thể xảy ra, hội nghị kết tập lần thứ hai được triệu tập Hội nghị quy tụ
Trang 3700 vị trưởng lão tại thành Phệ Xá Lỵ kéo dài khoảng 8 tháng
- Sau nhiều lần thảo luận với nhiều ý kiến khác nhau, cuối cùng, hội nghị tuyên bố, 10 điều trên vẫn là những giới luật cần tuân giữ, nếu không sẽ phạm giới Tuy nhiên, đa số các vị Đông
bộ không phục tùng nghị quyết này, họ (gọi là Đại chúng bộ, là mầm móng của phái Đại thừa sau này) cùng nhau hội họp ở nơi khác để kết tập kinh điển, gọi là Đại chúng kết tập Từ đấy, giáo đoàn Phật giáo chia thành hai bộ phái khác nhau Thượng toạ bộ theo khuynh hướng bảo thủ, Đại chúng bộ theo khuynh hướng cách tân
Thứ ba, hội nghị kết tập lần 3
- Diễn ra vào khoảng thế kỷ III TCN với 1000 tăng ni tham dự trong 9 tháng
- Với sự giúp đỡ của Asoka, nhiệm vụ chính là chấn chỉnh lại tổ chức và giáo lý của giáo hội, đồng thời đặt ra kinh kệ và các nghi thức Asoka còn cho xây dựng nhiều chùa tháp, thành lập nhiều tăng đoàn, khuyến khích việc truyền bá đạo Phật đến nhiều vùng đất trên báo đảo Ấn Độ
và một số quốc gia khác (Sri Lanka, Mianma, Thái Lan,…) Tuy nhiên, sau khi vương quốc Magada tan rã, đạo Phật cũng suy yếu dần
Thứ tư, hội nghị kết tập lần 4
- Diễn ra vào thế kỷ I SCN với sự giúp đỡ của vua Kanisca với 500 tăng ni tham dự ở Casmia
- Trong lịch sử tư tưởng nhân loại, có một hiện tượng mang tính quy luật, đó là sự phân phái của các hệ thống triết lý tôn giáo lớn trong quá trình phát triển của chúng Phật giáo cũng không nằm ngoài quy luật đó Thông qua giáo lý của Phật giáo cải cách và phái Phật giáo này được gọi
là phái Đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ (gọi là phái Tiểu Thừa)
- Phái Tiểu (hay Nam tông) thừa nghĩa là “cỗ xe nhỏ” hoặc “con đường cứu vớt hẹp”, cho rằng những người xuất gia đi tu mới được cứu vớt
+ Quan niệm Niết bàn là cảnh giới yên tĩnh, gắn với giác ngộ sáng suốt, không còn phiền não khổ đau, không còn nhân quả luân hồi, cũng tức là hư vô
+ Phật Thích Ca là người đầu tiên đạt đến cảnh giới Niết bàn lúc 35 tuổi
+ Được truyền bá từ Ấn Độ sang Sri Lanca rồi đến các quốc gia ở Đông Nam Á như Myanma, Thái Lan, Lào, Campuchia, Nam Việt Nam,…
- Phái Đại Thừa (Bắc tông) nghĩa là “cỗ xe lớn” hoặc “con đường cứu vớt rộng”, cho rằng không chỉ những tu hành mà cả những người quy y cũng được cứu vớt
+ Quan niệm Niết bàn như thiên đường, tức là vương quốc của các vị Phật, cũng là nơi Cực lạc
Trang 4+ Đề cao vai trò của tầng lớp tăng ni, coi họ là trung gian giữa tín đồ và Bồ tát.
+ Phật giáo Đại thừa được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng, Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên
và Bắc Việt Nam,…
Sau đại hội Phật giáo lần thứ tư, các nhà sư được khuyến khích ra nước ngoài truyền đạo;
do đó đạo Phật càng được truyền bá mạnh mẽ sang Trung Á và Trung Quốc Những thế kỉ tiếp sau đó, đạo Phật suy dần ở Ấn Độ, nhưng lại được phát triển ở phần lớn Châu Á và đã trở thành quốc giáo của một số nước như Xri Lanca, Mianma, Lào, Thái Lan và Campuchia
Liên hệ Việt Nam:
Còn đối với Việt Nam, gần hai ngàn năm có mặt ở Việt Nam, đạo Phật đã trải qua nhiều thăng trầm cùng với lịch sử dân tộc, song thời nào Phật giáo cũng lấy đức Từ bi để giáo hoá chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp Phật giáo Việt Nam đã xây dựng cho mình truyền thống yêu nước, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc Với bản chất từ bi, yêu tự do, yêu hoà bình, tôn trọng sự sống, GHPGVN hôm nay với phương châm hoạt động “Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội” luôn tích cực trong các phong trào tương thân tương ái, giúp đỡ cộng đồng, góp phần xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng xã hội bình đẳng và văn minh, xứng đáng
là một tôn giáo “Hộ quốc - An dân”./
Câu 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời và quá trình truyền bá của Thiên chúa giáo (Ki
Tô giáo) ở La Mã cổ đại.
Mở bài:
Được hình thành tại vùng đất Palestine (lúc bấy giờ nằm trong lãnh thổ của đế quốc La Mã), do Chúa Giêsu Kitô là người sáng lập ra Trải qua hơn 2 nghìn năm lịch sử hình thành và phát triển, có thể nói Ki - tô giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất của thế giới khi có đến gần
2 tỷ người theo đạo, chiếm 1/3 số người số người sống trên Trái Đất
Hoàn cảnh ra đời:
Theo truyền thuyết, người sáng lập ra đạo Kitô là con của Chúa Trời đầu thai vào người con gái đồng trinh Maria và được sinh ra ở Bétlêhem vào khoảng năm 5 hoặc 4TCN, người đã sáng lập ra đạo Ki tô Đến năm 30 tuổi, Chúa Giêsu vừa truyền đạo, vừa chữa bệnh, có thể làm
Trang 5co người chết sống lại Trong khi truyền đạo, Chúa Giêsu khuyên mọi người phải nhẫn nhục chịu đựng mọi đau khổ ở đời, sau khi chết sẽ được hưởng hạnh phúc vĩnh viễn ở thiên đường
Sự ra đời của Ki tô giáo khởi nguyên từ năm 63 TCN, khi La Mã thôn tính vùng Palextin, nơi mà từ thế kỉ VI TCN cư dân đã theo một tôn giáo nhất thần gọi là đạo Do Thái Người La Mã
áp dụng một chế độ cai trị hà khắc khiến nô lệ, dân nghèo và thợ thủ công bị áp bức hết sức nặng
nề Họ đã bao lần nôi dậy đấu tranh nhưng đều bị đàn áp đè bẹp, khiến họ mất niềm tin vào hạnh phúc, tự do trong cuộc sống hiện thực Trong khi đó tư tưởng của phái triết học khắc kỉ với các nội dung như thần thống trị thế giới, sống nhẫn nhục chịu đựng là đức tính tốt đẹp, mọi người đều bình đẳng, đang được lưu hành ở La Mã Chính giáo lí của đạo Do Thái, tư tưởng của phái khắc
kỉ và đời sống cực khổ không có lối thóa của nhân dân bị áp bức là những yếu tó dẫn đến sự ra đời của đạo kitô
Vì không tìm được lối thoát nên con người tìm đến sự ảo mộng trong tôn giáo như một lối thoát cho mình Do vậy Kito giáo trở thành tôn giáo của người bị áp bức bốc lột: nô lệ, nông dân, thợ thủ công
Quá trình truyền bá và phát triển:
2.1 Kitô giáo buổi đầu
Về tổ chức, lúc đầu các tín đồ của đạo Kitô bao gồm nô lệ, nô lệ được giải phóng, dân nghèo thành thị Họ lập thành những công xã nhỏ Đó không những là những đoàn thể của các giáo hữu
mà còn là những tổ chức giúp đỡ lẫn nhau và làm việc từ thiện
Các công xã đều có quỹ chung để tiêu dùng và tổ chức những bữa tiệc chung Mọi thành viên của công xã đều bình đẳng Quyền lãnh đạo các công xã Kitô giáo trong thời kỳ này thuộc về các nhà truyền giáo lưu động, các sứ đồ Họ đều là đại biểu của quần chúng nghèo khổ.)
Trong quá trình phát triển, Ki tô giáo đã phát triển qua hai giai đoạn:
2.2 Các giai đoạn phát triển của Kitô giáo
a) Giai đoạn 1 (từ thế kỷ I đến thế kỷ IV SCN)
Đây là giai đoạn Kitô giáo bị đàn áp rất khốc liệt và cũng là giai đoạn mà số tín đồ không nhiều, chỉ có một bộ phận ở Palestine tham gia
- Sau cái chết của Chúa Jésus, các tông đồ đã bắt đầu đem giáo lý của ngài truyền bá ra ngoài
Trang 6Palestine Năm 62, thánh Paulo sang Roma để truyền đạo thì thấy ở đây đã có nhiều tín đồ Kitô giáo Ban đầu giới cầm quyền La Mã giữ thái độ khoan dung đối với Kitô giáo Nhưng do Kitô giáo lên án giới nhà giàu, tức là lên án tầng lớp thống trị trong xã hội và khẳng định đế quốc La
Mã sẽ bị diệt vong Điều đó khiến giới cầm quyền và quý tộc rất căm ghét nên họ cho rằng tín đồ Kitô là bọn phiến loạn trong xã hội và tiến hành đàn áp rất khốc liệt Tuy nhiên càng đàn áp thì Kitô giáo càng phát triển
- Nguyên nhân
+ Chế độ chiếm hữu nô lệ càng phát triển thì sự phân hoá giai cấp trong xã hội càng sâu sắc, sự bần cùng hoá, sự áp bức, đàn áp, bóc lột càng tăng lên Do đó Kitô là tôn giáo duy nhất mà giới lao động và những người nghèo khổ có thể tìm thấy được con đường giải phóng
+ Các tín đồ Kitô giáo sinh hoạt trong các khu vực mà thực chất là các tổ chức tương tế đã giúp người lao động, người nghèo tìm công ăn việc làm để duy trì cuộc sống thường ngày
- Do vậy trong thời kỳ đầu, cuộc vận động tham gia Kitô mang một ý nghĩa xã hội rất tích cực, mang tính chất vận động những người nghèo chống lại chính quyền La Mã áp bức bóc lột
- Sau hơn 200 năm truyền bá, Kitô giáo đã tạo được một thế lực hết sức chặt chẽ, chủ yếu tại các thành phố lớn Cùng với sự phát triển của Kitô giáo là giới cầm quyền La Mã cũng quyết định thay đổi chính sách đối với tôn giáo này
b) Giai đoạn 2 (trong thế kỷ IV sau Công nguyên)
Đây là giai đoạn Kitô giáo được thừa nhận về mặt pháp lý và được công nhận là quốc giáo của La Mã
- Năm 311, Hoàng đế Galerius hạ lệnh đình chỉ việc sát hại các tín đồ Kitô giáo Kitô giáo được thừa nhận về mặt pháp lý và có một địa vị bình đẳng với các tôn giáo khác
- Năm 313, Hoàng đế Constantin ban bố sắc lệnh Milano xác định địa vị hợp pháp của giáo hội Kitô, nâng Kitô giáo lên địa vị quốc giáo
- Năm 325, Hoàng đế Constantin ra lệnh triệu tập Đại hội Kitô giáo lần thứ nhất tại Nicée (vùng Tiểu Á) Đại hội đã giải quyết được 2 vấn đề lớn:
+ Thống nhất lại cuối cùng nội dung của Kinh thánh, nghĩa là chọn ra 4 phần tương đối trùng khớp, ít mâu thuẫn, loại bỏ bớt yếu tố mê tín dị đoan, thống nhất và đưa vào Tân ước
+ Chấn chỉnh tổ chức giáo hội
- Sau đại hội này, Kitô giáo trở thành một bộ phận trong bộ máy của giai cấp thống trị La Mã
Trang 7- Năm 337, Hoàng đế Constantin đã chịu phép rửa tội và trở thành vị hoàng đế La Mã đầu tiên theo Kitô giáo
- Kitô giáo ra đời là biểu hiện phong trào phản kháng của đông đảo quần chúng bị áp búc, lúc đầu là nô lệ, dân nghèo sau đó lan rộng ra các tầng lớp khác trong xã hội
- Trải qua bao thăng trầm lịch sử, Kitô giáo từ chỗ là tôn giáo của những người nghèo, chống lại chính quyền cai trị, đã trở thành chỗ dựa vững chắc về tinh thần, vật chất của chính quyền Rôma và là một bộ phận của chính quyền thống trị La Mã
Liên hệ Việt Nam:
Quá trình hình thành và phát triển đạo Ki tô ở nước ta đã trải qua nhiều thăng trầm, biến
cố Từ một tôn giáo hoàn toàn xa lạ với Việt Nam, đến nay Ki tô giáo là một trong những tôn giáo có số người tin theo lớn thứ hai (với hơn 7 triệu triệu tín đồ) trong các tôn giáo có mặt tại Việt Nam Đồng thời khi đạo Ki tô vào Việt Nam cũng đã mang theo nhiều yếu tố văn hóa phương Tây du nhập vào, làm cho văn hóa Việt Nam trở nên phong phú hơn, phát triển thêm nhiều loại hình văn hóa nghệ thuật mới, trong đó đặc biệt nhất phải kể đến sự ra đời của chữ Quốc ngữ Cho đến nay đạo Ki tô đã có được một nền móng tương đối vững chắc nhờ từng bước hội nhập vào trong văn hoá Việt Nam theo đánh giá của các nhà khoa học về tôn giáo này./
Kết luận:
Kitô giáo là một bộ phận quan trọng của văn hóa phương Tây Trải qua hơn 20 thế kỷ, tuy
có những giai đoạn thăng trầm, những biến thiên theo thời gian và thời cuộc, có lúc tưởng chừng như diệt vong, nhưng cuối cùng thì Kitô giáo đã chiếm một vị trí khá vững vàng trên thế giới
Trong giai đoạn hiện nay, mặc dù Kitô giáo có thể đang xuống dốc ở châu Âu và ổn định
ở Mỹ, tôn giáo ấy vẫn là một trong những tôn giáo phát triển nhanh nhất ở mọi nơi trên thế giới Hầu hết sự phát triển này có vẻ không do sự truyền giáo từ những người Kitô giáo phương Tây
mà do một phong trào có tính cơ sở
Trang 8Câu 3: Phương pháp tiếp cận văn minh?
Để tiếp cận Lịch sử văn minh thế giới, ta cần tìm hiểu những vấn đề sau đây:
1) Văn minh là gì?
Văn minh là trạng thái tiến bộ cả về hai mặt vật chất và tinh thần của xã hội loài người, tức là trạng thái phát triển cao của nền văn hoá Trái với văn minh là dã man, hoang dã, lạc hậu,…
Ví dụ: Văn minh phương Tây, văn minh phương Đông, văn minh Trung Hoa,…
2) So sánh văn hoá với văn minh
- Văn hoá dùng để chỉ những giá trị về vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để góp phần vào sự ổn định, tô điểm, làm đẹp cho cuộc sống của con người và xã hội
- Đặc trưng của văn hoá:
+ Là cái để phân biệt con người với động vật, là đặc trưng riêng của xã hội loài người
+ Không được kế thừa về mặt sinh học (di truyền) mà phải học tập, giao lưu
+ Là cách ứng xử đã được mẫu thức hoá
3) Thế nào là một nền văn minh?
- Nền văn minh có thể hiểu như là văn hoá của một xã hội phức tạp, thể hiện phẩm chất tiên tiến từ một xã hội thống nhất Các nền văn minh có nền tảng văn hoá đa dạng, bao gồm văn học, hội hoạ, kiến trúc, tôn giáo, tín ngưỡng,… được kết hợp hài hoà Nền văn minh có bản năng mở rộng ra khu vực khai sinh ban đầu, vươn xa và ảnh hưởng đến những vùng đất xa xôi khác
- Một nền văn minh hình thành trong một không gian địa lý nhất định, có một thời gian tồn tại nhất định và có chủ nhân riêng
- Một nền văn minh gồm 3 yếu tố:
+ Chức năng sản xuất ra của cải vật chất
+ Chức năng điều chỉnh, tổ chức và phát triển xã hội
+ Chức năng tạo ra các sản phẩm tinh thần
4) Những cơ sở hình thành nền văn minh
- Điều kiện tự nhiên:
+ Thuận lợi: thời tiết ổn định, nguồn lao động dồi dào, giàu tài nguyên khoáng sản,…
+ Khó khăn: thời tiết bất thường (bão, lũ lụt, hạn hán,…), chiến tranh,…
- Điều kiện kinh tế: nền tảng vật chất của nền văn minh (nguồn lao động dồi dào, thị trường
- Có bề dày quá khứ
- Mang tính dân tộc
- Là lát cắt đồng đại
- Mang tính siêu dân tộc
Trang 9tiêu thụ rộng lớn, sự giao lưu buôn bán,…)
- Điều kiện chính trị: trình độ tổ chức, quản lí xã hội
- Điều kiện xã hội: sự phân hoá và kết cấu giai cấp, tầng lớp trong xã hội
- Điều kiện cư dân: cư dân là chủ nhân của nền văn minh, cộng đồng cư dân tạo ra nền văn minh
5) Nội dung của lịch sử văn minh thế giới
- Trình độ sản xuất vật chất: Thể hiện trình độ kiểm soát, chiếm lĩnh của con người với thế giới tự nhiên, thông qua các hoạt động sản xuất ra của của vật chất, các sinh hoạt kinh tế trong mỗi nền văn minh
- Trình độ kiểm soát, quản lí xã hội: Thể hiện trình độ tổ chức và quản lí xã hội thông qua bộ máy nhà nước, hệ thống pháp luật, các thể chế xã hội (giai cấp, tư tưởng, tập quán xã hội, cộng đồng,…)
- Trình độ chiếm lĩnh thế giới tư duy và sáng tạo văn hoá: Bao gồm tổng thể tri thức về thế giới khách quan được sáng tạo, khám phá (nghệ thuật, tư tưởng, tôn giáo, khoa học,…)
6) Những thành tựu chủ yếu của nền văn minh
- Chữ viết: là hệ thống các kí tự đặc biệt ghi lại tiếng nói của con người, là phương tiện để truyền tải thông tin qua không gian và thời gian
Ví dụ: chữ tượng hình (Ai Cập), chữ Brami (Ấn Độ), chữ Lệ (Trung Hoa),…
- Văn học
- Sử học
- Nghệ thuật: kiến trúc, điêu khắc, hội hoạ
- Tôn giáo, tư tưởng:
+ Hoàn cảnh, tích truyện
+ Hệ thống thế giới quan, nhân sinh quan
+ Sự thờ phụng và cuộc sống đạo đức
- Triết học
- Pháp luật
- Khoa học tự nhiên
7) Phân loại văn minh
- Theo nền văn minh: Alvin Toffler đã phân kỳ lịch sử theo 3 đợt sóng văn minh: văn minh nông nghiệp, văn minh công nghiệp, văn minh tin học
- Theo khu vực
+ Phương Đông: các trung tâm văn minh nằm trên lưu vực các dòng sông lớn ở châu Á, Đông Bắc châu Phi như sông Ấn, sông Hằng, sông Hoàng Hà, sông Trường Giang,… Thời cổ đại có
Trang 10các trung tâm như Ai Cập, Lưỡng Hà, Ấn Độ, Trung Quốc Thời trung đại có các trung tâm như Trung Quốc, Ấn Độ, Arập
+ Phương Tây: các trung tâm văn minh nằm ở các đảo, bán đảo Thời cổ đại có các trung tâm như Hy Lạp, Roma Thời trung đại có trung tâm văn minh Tây Âu
8) Vai trò của Lịch sử văn minh thế giới đối với sự phát triển của nhân loại
Động lực thúc đẩy sự phát triển của nhân loại, giúp nhân loại đạt đến những thành tựu phát triển đỉnh cao, góp phần ngày càng hoàn thiện, nâng cao chất lượng cuộc sống của con người,…
Phương pháp nghiên cứu môn LSVMTG
1.1 Đối tượng nghiên cứu:
Lịch sử văn minh là một phân ngành của khoa học lịch sử, có đối tượng nghiên cứu là những thành tựu đỉnh cao thể hiện sự tiến bộ của con người và xã hội loài người kể từ khi nhà nước xuất hiện đến nay Những thành tựu đó được biểu hiện cả trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng lẫn kiến trúc thượng tầng của xã hội
1.2 Phương pháp nghiên cứu:
Là một phân ngành của khoa học lịch sử, phương pháp nghiên cứu của lịch sử văn minh dựa trên phương pháp luận Mác-xít, mà nền tảng là quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử Ngòai ra, còn phải tiếp cận với phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, như phương pháp lịch sử, phương pháp logic, phương pháp lịch đại, phương pháp đồng đại, phương pháp so sánh,
Phương pháp lịch sử là phương pháp tái hiện trung thực bức tranh quá khứ của sự vật, hiện tượng theo đúng trình tự thời gian và không gian như nó đã từng diễn ra (quá trình ra đời, phát triển, tiêu vong)
Ví dụ như khi nghiên cứu về sự phát triển và truyền bá của Phật giáo ở Ấn Độ cổ đại, bằng phương pháp lịch sử, nhà nghiên cứu sẽ tìm kiếm nguồn tư liệu một cách chính xác và đầy đủ nhất có thể để mô tả quá trình ra đời, quá trình truyền bá ở Ấn Độ cho đến lúc phát triển rộng rãi như ngày nay với đầy đủ các chi tiết cụ thể và phức tạp, gồm cả những sự kiện tất nhiên lẫn ngẫu nhiên, theo đúng thứ tự thời gian như nó đã từng diễn ra
Phương pháp logic chỉ rõ sự kiện, hiện tượng lịch sử tiêu biểu; chỉ rõ vai trò của từng yếu tố trong một hệ thống chỉnh thể – thực tế lịch sử đã diễn ra - để đến chân lý Phương pháp này chủ yếu để phát hiện quy luật (xu hướng, bản chất) của các sự kiện, hiện tượng được nghiên cứu Như vậy, phương pháp logic chủ yếu không phải để quan sát, mô tả mà là phân tích các hiện tượng, sự kiện lịch sử