thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại trung tâm y tế huyện hòa an tỉnh cao bằng và đề xuất giải pháp

133 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại trung tâm y tế huyện hòa an tỉnh cao bằng và đề xuất giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong các mô hình sau đây: Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng viên hoặc một hô sinh viên ch

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

LUẬN V N CHUYÊN KHOA CẤP II

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: BSCKII NGUYỄN THU HIỀN

THÁI NGUYÊN – N M 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Đoàn Thị Nga, học viên lớp chuyên khoa cấp II K14, chuyên ngành Y tế công cộng,Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên, xin cam đoan:

Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn của BS.CKII Nguyễn Thu Hiền

Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp thuận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2023

Học viên

Đo n T ị Nga

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ và chỉ bảo của các thầy cô, các anh chị, của cơ quan, gia đình và các bạn đồng nghiệp

Với tất cả kín trọn v lòn biết ơn c ân t n , tôi xin ửi lời cảm ơn tới:

Đảng ủy, Ban giám hiệu, Phòng Đào tạo, Khoa Y tế công cộng - Trường Đại học Y Dược, Đại học Thái Nguyên đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập

Chi bộ, Ban Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Hòa An - tỉnh Cao Bằng đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành khóa học

Đặc biệt tôi xin b tỏ lòn biết ơn sâu sắc tới:

BS CKII Nguyễn Thu Hiền - Người Cô đã tận tâm dạy dỗ hướng dẫn giúp tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến các Thầy/Cô trong hội đồng chấm luận văn đã góp nhiều ý kiến quý báu để tôi hoàn thiện luận văn này

Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân

đã hết lòng ủng hộ, động viên tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn

Thái Nguyên, ngày 10 tháng 3 năm 2023

Học viên

Đo n T ị Nga

Trang 5

TTBYT : Trang thiết bị y tế

UBND : Ủy ban nhân dân

Trang 6

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

C ươn 1 TỔNG QUAN 3

1.1 Hoạt động chăm sóc người bệnh trên Thế giới và Việt Nam 3

1.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh ở nước ta và các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc người bệnh 23

1.3 Giới thiệu về địa bàn nghiên cứu 27

C ươn 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30

2.1 Đối tượng nghiên cứu 30

2.2 Địa điểm nghiên cứu 30

2.3 Thời gian nghiên cứu 30

2.4 Phương pháp nghiên cứu 30

2.5 Biến số/Chỉ số nghiên cứu 33

2.6 Công cụ và phương pháp thu thập thông tin 34

2.7 Phương pháp xử lý số liệu 36

2.8 Đạo đức trong nghiên cứu 36

C ươn 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1 Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Hòa An tỉnh Cao Bằng năm 2021 38

3.2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại TTYT huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất giải pháp 58

Trang 7

KẾT LUẬN 86

KHUYẾN NGHỊ 88

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Kết quả điều dưỡng tham gia thực hiện các chỉ tiêu chuyên môn tại

Trung tâm Y tế năm 2021 38

Bảng 3.2 Đánh giá hoạt động thực hiện nhiệm vụ của phòng điều dưỡng 39

Bảng 3.3 Đánh giá hoạt động thực hiện nhiệm vụ của Trưởng phòng điều dưỡng 40

Bảng 3.4 Đánh giá thực hiện nhiệm vụ của điều dưỡng trưởng khoa 41

Bảng 3.5 Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn CSNB của điều dưỡng 45

Bảng 3.6 Đánh giá quy trình CSNB của điều dưỡng 48

Bảng 3.7 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thái độ của điều dưỡng khi tiếp xúc người bệnh đến khám chữa bệnh 51

Bảng 3.8 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về giao tiếp của điều dưỡng trong CSNB 51

Bảng 3.9 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về việc phổ biến nội quy của điều dưỡng 52

Bảng 3.10 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về công khai thuốc của điều dưỡng 52

Bảng 3.11 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về hướng dẫn vệ sinh, ăn uống hàng ngày từ điều dưỡng 53

Bảng 3.12 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về thời gian chờ đợi lâu tại phòng khám trong CSNB 54

Bảng 3.13 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 55

Bảng 3.14 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về giải thích và động viên khi làm các thủ thuật của điều dưỡng 55

Bảng 3.15 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về cơ sở vật chất trang thiết bị của TTYT 56

Trang 9

Bảng 3.16 Tỷ lệ hài lòng của người bệnh về khả năng cung ứng dịch vụ của TTYT 57

Bảng 3.19 Ý kiến của cán bộ điều dưỡng về khó khăn trong quá trình CSNB và

Trang 10

DANH MỤC HỘP

Hộp 3.1 Kết quả thảo luận nhóm lãnh đạo về việc thực hiện nhiệm vụ chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 47Hộp 3.2 Kết quả thảo luận nhóm người bệnh về việc thực hiện nhiệm vụ của

cán bộ điều dưỡng khi chăm sóc người bệnh 53 Hộp 3.3 Kết quả thảo luận nhóm người bệnh về chất lượng dịch vụ điều trị,

trang thiết bị y tế 56

Hộp 3.4 Kết quả thảo luận nhóm người bệnh về những khó khăn trong chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 63Hộp 3.5 Kết quả thảo luận nhóm điều dưỡng trưởng về các khó khăn khi thực

hiện chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 63Hộp 3.6 Kết quả phỏng vấn sâu lãnh đạo về các yếu tố ảnh hưởng đến công

tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 64Hộp 3.7 Kết quả thảo luận nhóm người bệnh về các giải pháp nâng cao chất

lượng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 65Hộp 3.8 Kết quả thảo luận nhóm điều dưỡng trưởng về các giải pháp nâng

cao chất lượng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng 65

Trang 11

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.5 Nhận định của cán bộ điều dưỡng về cơ sở vật chất hưởng đến thực

Trang 12

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nâng cao chất lượng khám chữa bệnh hướng tới sự hài lòng của người bệnh là mục tiêu cao nhất của ngành Y tế Việt Nam nói riêng và các nước trong khu vực nói chung Trong quá trình điều trị người bệnh ngoài việc chẩn đoán, điều trị, công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên đóng vai trò rất quan trọng

Chăm sóc người bệnh của điều dưỡng viên ngày càng hoàn thiện về trình độ, quy mô, chất lượng và an toàn người bệnh mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã nhận định “Điều dưỡng là một mắt xích quan trọng của công tác chăm sóc sức khỏe” điều dưỡng (ĐD) là lực lượng chính cung cấp các dịch vụ chăm sóc người bệnh (CSNB) tại bệnh viện (BV) vì vậy muốn nâng cao chất lượng dịch vụ y tế phải quan tâm nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc điều dưỡng (CSĐD) Hoạt động CSNB cũng như việc nâng cao chất lượng khám chữa bệnh tại một số cơ sở y tế hiện nay vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn có các ý kiến của người bệnh, cộng đồng và cơ quan truyền thông về chất lượng CSNB chưa tương xứng

Theo nghiên cứu của Lại Văn Nông, Ngô Thị Dung, Nguyễn Việt Phương và cộng sự (2021) cho thấy điểm đánh giá chung về hoạt động điều dưỡng là 4,61/5, còn 21 trên tổng số 192 tiêu chí có tỉ lệ đạt thấp (<80%), tập trung vào các tiêu chí liên quan đến các nội dung: chăm sóc về tinh thần, thực hiện kế hoạch chăm sóc, chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc về dinh dưỡng cho bệnh nhân uống thuốc tại giường, giáo dục sức khỏe và nghiên cứu khoa học [23] Theo nghiên cứu của Hồ Phương Thúy, Bàn Văn Hoàng, Nguyễn

Ngọc Anh và cộng sự (2021) cho thấy tỷ lệ người bênh hài lòng về công tác

chăm sóc người bệnh của điều dưỡng là rất cao, dao động từ 95% - 100% Tuy nhiên, vẫn còn một số người bệnh chưa hài lòng ở các tiêu chí: Đảm bảo sự riêng tư khi nằm viện như thay quần áo, khám bệnh, đi vệ sinh tại

Trang 13

giường…, có rèm che, vách ngăn hoặc nằm riêng chiếm 5,0%; điều dưỡng tư vấn chế độ ăn, vận động, theo dõi và phòng biến chứng chiếm 5,0% và điều dưỡng thực hiện thuốc đúng giờ chiếm 8,0% [36]

Trung tâm Y tế huyện Hoà An là Trung tâm y tế (TTYT) tuyến huyện hạng 2, chăm sóc sức khoẻ cho đồng bào dân tộc của huyện Hoà An và các huyện lân cận với số giường bệnh kế hoạch là 120 giường, thực kê là 170 giường bệnh [40] Công tác CSNB của điều dưỡng tại Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 của bộ trưởng Bộ Y tế qui định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện [4] Việc đánh giá thực trạng hoạt động CSNB của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế Hòa An, tỉnh Cao Bằng là rất cần thiết để có biện pháp khắc phục các tồn tại đáp ứng nhu cầu CSNB trong thời kỳ mới nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị người bệnh tại TTYT cũng như hướng tới sự hài lòng của người bệnh Câu hỏi đặt ra là: Thực trạng hoạt động CSNB của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế Hòa An ra sao? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh của Trung tâm Y tế tuyến huyện? Giải pháp nào để khắc phục những khó khăn, tồn tại nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động CSNB nơi đây? Để trả

lời cho những câu hỏi này, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: "Thực

trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng và đề xuất giải pháp” với các mục tiêu sau:

1 Đánh giá thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng tại Trung tâm Y tế huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng năm 2021

2 Phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng và đề xuất giải pháp

Trang 14

C ƣơn 1 TỔNG QUAN

1.1 Hoạt độn c ăm sóc n ƣời bện tr n T ế iới v Việt Nam

1.1.1 Một số khái niệm về điều dưỡng và công tác chăm sóc người bệnh

* Khái niệm về điều dưỡng

Điều dưỡng (Nursing) có nghĩa là chăm sóc, nuôi dưỡng Nguồn gốc của sự chăm sóc là từ những hành động của bà mẹ đối với con kể từ khi chúng mới lọt lòng [45]

Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là người phụ tá của người thầy thuốc Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người làm công tác điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

* Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng

Chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi

nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe [4]

* Khái niệm về chăm sóc người bệnh

CSNB trong bệnh viện bao gồm sự hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh, nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ và nghỉ, chăm sóc tâm lý, hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh [2]

*Khái niệm về phân cấp chăm sóc

Trang 15

- Người bệnh cần chăm sóc cấp I là người bệnh nặng, nguy kịch, hôn mê, suy hô hấp, suy tuần hoàn, phải nằm bất động và yêu cầu có sự theo dõi, chăm sóc toàn diện và liên tục

- Người bệnh cần chăm sóc cấp II là người bệnh có những khó khăn, hạn chế trong việc thực hiện các hoạt động hằng ngày và cần sự theo dõi, hỗ trợ

- Người bệnh cần chăm sóc cấp III là người bệnh tự thực hiện được các hoạt động hằng ngày và cần sự hướng dẫn chăm sóc [45]

*Các mô hình phân công chăm sóc người bệnh

Theo thông tư 31/2021/TT-BYT ngày 28/12/2021 của bộ trưởng Bộ Y tế qui định hoạt động điều dưỡng trong bệnh viện thì chăm sóc điều dưỡng là việc nhận định, can thiệp chăm sóc, theo dõi nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người bệnh về: hô hấp, tuần hoàn, dinh dưỡng, bài tiết, vận động và tư thế, ngủ và nghỉ ngơi, mặc và thay đồ vải, thân nhiệt, vệ sinh cá nhân, môi trường an toàn, giao tiếp, tín ngưỡng, hoạt động, giải trí và kiến thức bảo vệ sức khỏe [4] Hiện nay tại Việt Nam nhiều mô hình chăm sóc người bệnh được triển khai và áp dụng Bệnh viện căn cứ vào đặc điểm chuyên môn của từng khoa để áp dụng một trong các mô hình sau đây:

Mô hình phân công điều dưỡng chăm sóc chính: Một điều dưỡng

viên hoặc một hô sinh viên chịu trách nhiệm chính trong việc nhận định, lập kế hoạch chăm sóc, tổ chức thực hiện có sự trợ giúp của các điều dưỡng viên hoặc hộ sinh viên khác và theo dõi đánh giá cho một số người bệnh trong quá trình nằm viện [2]

Mô hình chăm sóc theo nhóm: Nhóm có từ 2 - 3 điều dưỡng viên

hoặc hô sinh viên chịu trách nhiệm chăm sóc một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh

Trang 16

Mô hình chăm sóc toàn diện theo đội: Đội gồm bác sĩ, điều dưỡng

viên hoặc hộ sinh viên và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh khác chịu trách nhiệm điều trị, chăm sóc cho một số người bệnh ở một đơn nguyên hay một số buồng bệnh [2]

Mô hình lấy người bệnh làm trung tâm: Công tác chăm sóc người

bệnh toàn diện được thực hiện theo mô hình lấy người bệnh, buồng bệnh làm trung tâm là có sự tham gia của các lực lượng liên quan như bác sĩ, điều dưỡng, hộ lý, dược Nội dung chăm sóc toàn diện bao gồm về chăm sóc y tế (chữa bệnh); thể chất (ăn mặc, ở, vệ sinh); tinh thần (phong cách giao tiếp, thời gian tiếp xúc người bệnh) Ưu điểm của mô hình này là áp dụng nhiều tiến bộ khoa học công nghệ về chẩn đoán, điều trị và chăm sóc người bệnh và từng bước thực hiện kỹ thuật chăm sóc người bệnh chuyên sâu mô hình này lấy người bệnh làm trung tâm hiện nay mới chỉ áp dụng tại các cơ sở bệnh

viện tuyến trung ương theo hướng chuyên sâu [5], [6]

Mô hình phân chăm sóc theo công việc: Mô hình này được áp dụng

trong các trường hợp cấp cứu thảm họa hoặc ở chuyên khoa sâu đòi hỏi điều dưỡng chuyên khoa thực hiện kỹ thuật chăm sóc đặc biệt trên người bệnh

Mô hình chăm sóc theo ca: Bệnh viện tổ chức cho điều dưỡng viên,

hộ sinh viên làm việc theo ca tại các khoa, đặc biệt là ở các khoa Cấp cứu, khoa Hồi sức tích cực, khoa Phẫu thuật, khoa Sản và khoa Sơ sinh Mỗi ca làm việc áp dụng mô hình phân công chăm sóc phù hợp với đặc điểm chuyên môn của từng khoa [5], [6]

1.1.2 Thực trạng hoạt động chăm sóc người bệnh của điều dưỡng

1.1.2.1 Trên Thế giới

Điều dưỡng viên (y tá) tham gia vào các hoạt động khác nhau từ khi người bệnh nhập viện đến khi bệnh nhân xuất viện, giúp người bệnh đáp ứng các nhu cầu chăm sóc của họ Họ cung cấp dịch vụ chăm sóc người bệnh liên

Trang 17

tục 24 giờ, được chia thành nhiều ca [51] Chăm sóc người bệnh bao gồm thực hiện các đánh giá, nêu các chẩn đoán của điều dưỡng, phát triển các kế hoạch can thiệp, thực hiện chăm sóc và thực hiện các đánh giá để sửa đổi hoặc chấm dứt chăm sóc Việc cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng nên có sự tham gia của người bệnh Điều dưỡng tôn trọng giao tiếp, điều phối và tích hợp chăm sóc điều dưỡng, cung cấp giáo dục và thông tin, đồng thời xem xét sự thoải mái toàn diện và liên tục về thể chất và tình cảm của người bệnh [48] Ngoài ra, điều dưỡng sử dụng một chiến lược thích hợp để thiết lập mối quan hệ tốt với người bệnh và có thể hiểu tình trạng của người bệnh theo cách mà họ có thể thúc đẩy họ tham gia tích cực vào mọi hoạt động của điều dưỡng

Nghiên cứu của Wipada Kunaviktikul và cộng sự (2015) tại Thái Lan đã đưa ra 9 chỉ số để đánh giá chất lượng chăm sóc của điều dưỡng đó là: Tỷ lệ điều dưỡng và tỷ lệ chuyên môn của điều dưỡng, số giờ làm việc của điều dưỡng, số người bệnh chăm sóc/ngày với tổng số người bệnh nhập viện, tỷ lệ những người bệnh nhập viện bị loét do tỳ đè, do nằm lâu sau khi nhập viện 72 giờ với tổng số người bệnh ra viện cùng thời điểm, sự hài lòng của điều dưỡng với công việc, với các mối quan hệ với đồng nghiệp, cơ hội thăng tiến, sự an toàn, thu nhập; tỷ lệ nhiễm trùng các ống Sonde tiểu sau khi nhập viện 48 giờ so với tổng số người bệnh ra viện cùng thời điểm; sự hài lòng của người bệnh với việc GDSK cho họ, sự hài lòng của người bệnh với kiểm soát đau, sự hài lòng của người bệnh với các chăm sóc điều dưỡng bao gồm: Thể chất, tinh thần, cảm xúc, sự riêng tư, sự tham gia của người bệnh vào việc ra quyết định chăm sóc [52]

Theo nghiên cứu của Zeynep Karaman Özlü và Özge Uzun (2015) nhằm xác định mức độ hài lòng của người bệnh, những người đã ở lại phòng phẫu thuật ở các bệnh viện khác nhau, với sự chăm sóc của điều dưỡng Mẫu nghiên cứu bao gồm 972 người bệnh chấp nhận tham gia nghiên cứu Kết quả nghiên cứu cho thấy mức độ hài lòng của người bệnh trong nhóm nghiên cứu

Trang 18

khác nhau tùy theo độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, bệnh viện mà người bệnh ở, kinh nghiệm bệnh viện trước đây và liệu họ có đồng hành với họ hay không Người bệnh nhìn chung hài lòng với các dịch vụ điều dưỡng, tuy nhiên mức độ hài lòng của người bệnh ở bệnh viện tư nhiều hơn ở bệnh viện công [55]

Theo nghiên cứu Foluso O Ojewole và Ambari O Samole (2018) đánh giá 959 hồ sơ người bệnh từ năm 2014 đến năm 2016 tại 2 khu khám bệnh và 2 khu ngoại khoa của một bệnh viện, Bang Ogun, Nigeria trong thời gian 3 tháng, kết quả nghiên cứu cho thấy chỉ 24,9% hồ sơ y tế có biểu mẫu quy trình điều dưỡng Vào ngày nhập viện, <25% biểu đồ bao gồm hồ sơ đầy đủ về đánh giá điều dưỡng, chẩn đoán điều dưỡng, can thiệp điều dưỡng và đánh giá Giai đoạn cao nhất của quá trình điều dưỡng được ghi nhận là chẩn đoán điều dưỡng sau đó là đánh giá người bệnh Tại thời điểm sau khi nhập viện 24 giờ, không có sự gia tăng đáng kể nào được ghi nhận trong các giai đoạn của quá trình điều dưỡng được ghi nhận Có sự khác biệt đáng kể giữa tần suất lập tài liệu chẩn đoán điều dưỡng và lĩnh vực hành nghề của y tá (P = 0,001) [49] Theo nghiên cứu của Mira Asmirajanti, Achir Yani S Hamid và Rr Tutik Sri Hariyati (2019) với một thiết kế định lượng đã tiếp cận 240 hồ sơ y tế từ Bệnh viện Tiến sĩ Kariadi ở Semarang, từ tháng 7 đến tháng 9 năm 2016, đã được thu thập và đánh giá Các hồ sơ được lựa chọn ngẫu nhiên dựa trên 10 bệnh nội khoa và ngoại khoa phổ biến nhất và thời gian nằm viện trên 3 ngày Công cụ để thu thập dữ liệu từ các ghi chú tiến trình của người bệnh sử dụng một biểu mẫu quan sát Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng thống kê đơn biến và cần phải có ít nhất 80% giá trị cho một tiêu chí nhất định để được xem xét Kết quả được phân tích để so sánh tiêu chuẩn chăm sóc Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng các hoạt động điều dưỡng trong việc cung cấp dịch vụ chăm sóc điều dưỡng là không đủ Các hoạt động này, theo tiêu chuẩn của hoạt động điều dưỡng, bao gồm đánh giá tình trạng chức năng của nguy

Trang 19

cơ suy thận (20,8%), tình trạng sinh học (0,4%), xây dựng chẩn đoán điều dưỡng (20,8%), xác định nhu cầu tại nhà của người bệnh (41,3 %), chất lượng cuộc sống (66,3%), phối hợp can thiệp dùng thuốc (60,8%), theo dõi các dấu hiệu sinh tồn (23,3%), theo dõi các hoạt động sống hàng ngày (37,5%), vận động / phục hồi chức năng (37,5%), kết cục (46,7%), và tiếp tục hoạt động điều dưỡng (0,8%) Từ đó đưa đến nhận định, hoạt động điều dưỡng là rất quan trọng trong bệnh viện và phải giải quyết các vấn đề mà người bệnh cần Mọi hoạt động điều dưỡng phải tạo ra tài liệu với tư duy phản biện Nếu các tài liệu điều dưỡng không rõ ràng và chính xác thì việc trao đổi thông tin giữa các chuyên gia và một đánh giá về chăm sóc điều dưỡng không thể đạt hiệu quả tối ưu Hoạt động điều dưỡng và tài liệu cần được giám đốc y tá chỉ đạo, kiểm soát và đánh giá liên tục Chất lượng của các hoạt động điều dưỡng phải luôn tốt để tăng sự hài lòng của người bệnh, an toàn cho người bệnh và hiệu quả về chi phí [53]

Theo nghiên cứu của Henok Mulugeta, Fasil Wagnew, Getenet Dessie và cộng sự (2019) trong số 1166 hồ sơ được sàng lọc, 15 nghiên cứu với 6091 người bệnh đáp ứng các tiêu chí thu nhận và được đưa vào phân tích tổng hợp Mức độ hài lòng chung ước tính của người bệnh đối với dịch vụ chăm sóc điều dưỡng ở Ethiopia là 55,15% Người bệnh có một y tá phụ trách, không có tiền sử nhập viện trước đó, sống ở khu vực thành thị, và những người không mắc bệnh đi kèm có nhiều khả năng hài lòng với dịch vụ chăm sóc điều dưỡng hơn so với các đối tác của họ mặc dù nó không có ý nghĩa thống kê [50]

Theo nghiên cứu của Neriman Akansel và cộng sự (2021) nhằm đánh giá nhận thức của y tá điều dưỡng về chăm sóc điều dưỡng qua thang đo CDI-25, kết quả của nghiên cứu cụ thể này cho thấy rằng các khía cạnh kỹ thuật của điều dưỡng hầu hết là các mục được xác nhận trong CDI ‐ 25 ngoại trừ mục cung cấp quyền riêng tư cho người bệnh Người ta nhận thấy rằng mặc

Trang 20

dù một số yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến nhận thức của y tá về việc chăm sóc, nhưng họ thường tập trung vào các kỹ năng kỹ thuật của y tá Ảnh hưởng của các kỹ năng giao tiếp trị liệu, sự thành công của giao tiếp y tá – người bệnh và các giá trị văn hóa của y tá có thể thay đổi nhận thức của y tá về việc chăm sóc điều dưỡng Các nghiên cứu khác nhau liên quan đến chăm sóc trong điều dưỡng nên được tiến hành để chỉ rõ lý do tại sao khía cạnh tâm lý xã hội của điều dưỡng không được nhân viên điều dưỡng coi là ưu tiên Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan đến chăm sóc trong điều dưỡng nên được thực hiện để chỉ rõ các yếu tố văn hóa ảnh hưởng như thế nào đến nhận thức về chăm sóc của các y tá [54]

1.1.2.2 Ở Việt Nam

Ở Việt Nam, trước đây người điều dưỡng được gọi là Y tá, có nghĩa là người phụ tá của người thầy thuốc Ngày nay, điều dưỡng đã được xem là một nghề độc lập trong hệ thống y tế do đó người làm công tác điều dưỡng được gọi là điều dưỡng viên Người điều dưỡng hiện có nhiều cấp bậc, trình độ và đã được qui định rất cụ thể và chi tiết trong hệ thống ngạch bậc công chức theo các văn bản quy định của Bộ Nội vụ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Chăm sóc người bệnh trong bệnh viện bao gồm hỗ trợ, đáp ứng các nhu cầu cơ bản của mỗi người nhằm duy trì hô hấp, tuần hoàn, thân nhiệt, ăn uống, bài tiết, tư thế, vận động, vệ sinh cá nhân, ngủ, nghỉ; chăm sóc tâm lý; hỗ trợ điều trị và tránh các nguy cơ từ môi trường bệnh viện cho người bệnh

Công tác nghiên cứu khoa học trước năm 2000 về lĩnh vực hoạt động của điều dưỡng còn rất mới, rất ít nhưng từ năm 2002 đến nay nghiên cứu khoa học về điều dưỡng của Hội điều dưỡng đã được quan tâm đẩy mạnh, nhiều cơ sở y tế và Hội điều dưỡng các tỉnh đã triển khai nhiều đề tài nghiên cứu khoa học, góp phần quan trọng vào sự phát triển của ngành điều dưỡng

Trang 21

Theo nghiên cứu mô tả cắt ngang của Đoàn Thị Quỳnh Như, Nguyễn Văn Hiến (2015) trên 281 điều dưỡng trung học công tác tại 2 bệnh viện tỉnh và 9 bệnh viện huyện của tỉnh Lâm Đồng, với mục tiêu mô tả tần suất sử dụng một số nhóm kỹ năng của điều dưỡng trung học và mô tả một số kỹ năng có tần suất sử dụng khác nhau của điều dưỡng trung học giữa hệ nội và hệ ngoại, tuyến huyện và tuyến tỉnh của năm 2013 Kết quả cho thấy kỹ năng điều dưỡng trung học có tần suất sử dụng nhiều lần mỗi ngày cao như: Rửa tay thường quy (96,1%); mang và tháo găng vô khuẩn (89,0%); đưa thuốc vào cơ thể bằng đường tiêm truyền (87,9%); ghi chép theo dõi bệnh vào bệnh án (85,8%) Một số kỹ năng có tần suất sử dụng thường xuyên hàng tuần thấp như: giới thiệu và xin phép được chăm sóc người bệnh (3,9%); cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp (8,9%); chăm sóc răng miệng cho người bệnh (21,4%) Có sự khác nhau về tần suất sử dụng ở hệ Nội và hệ Ngoại như kỹ năng: Cố định gãy xương, xử lý khâu vết thương chỉ có điều dưỡng trung học ở hệ ngoại sử dụng Ở tuyến tỉnh và tuyến huyện có tần suất sử dụng kỹ năng khác nhau như: Hướng dẫn người bệnh làm các thủ tục chuyển viện, bệnh viện huyện có 26,7%, ở tuyến tỉnh là 3,3%; Tiêm chủng có 22,1% ở tuyến huyện, ở tuyến tỉnh là 0% [19]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thiêm, Nguyễn Hữu Thắng, Nguyễn Văn Huy và cộng sự (2017) trên 203 điều dưỡng Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức đạt về an toàn người bệnh (≥28/55 điểm) là 78,3% Tỷ lệ điều dưỡng thực hành an toàn người bệnh đạt chiếm 88,7%; Cụ thế, tỷ lệ thực hành đạt về xác định đúng người bệnh đạt 50,7%; Cải tiến thông tin chăm sóc và phòng ngừa sự cố trong sử dụng thuốc lần lượt 93,1% và 78,8%; Thực hành phòng ngừa sự cố trong phẫu thuật chiếm 80,3%; Kiểm soát nhiễm khuẩn 48,3%; Phòng ngừa người bệnh ngã 82,8% Nghiên cứu giúp cung cấp thông tin về 6 nhóm mục tiêu an toàn người bệnh

Trang 22

nhằm đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hướng tới nâng cao công tác quản lý chất lượng bệnh viện [33]

Theo nghiên cứu của Hà Văn Như và Lê Thị Thanh Thủy (2017) nhằm đánh giá kiến thức và thực hành phòng ngừa viêm phổi thở máy của điều dưỡng khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai Kết quả cho thấy 62,2% điều dưỡng có kiến thức phòng ngừa viêm phổi thở máy (VPTM) đạt Về thực hành: quy định về thay dây máy thở, sử dụng hệ thống hút đờm kín, đặt nội khí quản theo đường miệng, vệ sinh máy thở đã được thực hiện tốt Một số thực hành chưa tuân thủ đầy đủ gồm đánh răng 2 lần/ngày với dung dịch chlorhexidine (CHX), đo áp lực bóng chèn, đổ nước cốc ngưng trước mỗi lần chăm sóc, thay đổi tư thế người bênh, đặt người bệnh tư thế đầu cao Nghiên cứu cho thấy có 47,8% điều dưỡng có kiến thức phòng ngừa VPTM chưa đạt; một số quy định phòng VPTM chưa được thực hiện tốt [20]

Theo nghiên cứu của Huỳnh Huyền Trần Và Nguyễn Thị Hồng Nguyên

(2017) trên các điều dưỡng trực tiếp chăm sóc vết thương cho người bệnh tại các khoa Ngoại Bệnh viện Đa khoa Thành phố Cần Thơ Khảo sát được thực

hiện trên 65 điều dưỡng phù hợp tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu gồm 71% điều dưỡng nữ và 29% điều dưỡng nam, đa số đã làm việc từ 1 đến 5 năm

Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt và thực hành đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ lần lượt là 67,7% và 63,1%; yếu tố liên quan kiến thức phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ là giới tính (p >0,05); khoa chuyên môn khác nhau cũng là yếu tố liên quan thực hành về phòng

ngừa nhiễm khuẩn vết mổ (p <0,05) Kết quả cũng xác định có mối liên quan

giữa kiến thức với thực hành của điều dưỡng về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ (p< 0,05) Tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt và thực hành đạt về phòng ngừa nhiễm khuẩn vết mổ lần lượt là 67,7% và 63,1% Với kết quả nghiên cứu này, giải pháp được đề xuất là Bệnh viện cần tăng cường tập huấn và

Trang 23

giám sát việc thực hiện của điều dưỡng tại các khoa phòng để không ngừng

nâng cao chất lượng chăm sóc cho bệnh nhân [39]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Bá Thắng, Trần Văn Lợi, Nguyễn Minh Chung và cộng sự (2018) trên 385 NB, 72 điều dưỡng tại bệnh viện A Thái Nguyên từ tháng 1/2018 đến tháng 8/2018; kết quả nghiên cứu cho thấy có 86,5% đến 91,4% người bệnh có nhu cầu chăm sóc về tinh thần; 56,1% đến 62,6% người bệnh cần hỗ trợ vệ sinh cá nhân; 94,0% đến 97,9% người bệnh muốn được thay quần áo Bệnh viện và thay ga trải giường; 48,3% đến 74,5% người bệnh có nhu cầu cần được hỗ trợ xoay trở, vận động, tập luyện phục hồi chức năng Tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng các nhu cầu của người bệnh còn ở các mức độ khác nhau, cụ thể là: 77,1% đến 87,3% người bệnh được đáp ứng các nhu cầu chăm sóc về tinh thần; 81,3% đến 91,2% người bệnh được hỗ trợ về vệ sinh cá nhân; 67,9% đến 67,7% người bệnh được thay ga trải giường và thay quần áo bệnh viện; 92,5% người bệnh được hỗ trợ về vận động và 45,7% người bệnh được hướng dẫn, hỗ trợ luyện tập phục hồi chức năng [30]

Theo nghiên cứu của Ngô Thị Tuyết, Hoàng Thị Uyên và Phan Thanh Thủy (2018) trên 400 bệnh nhân thuộc 2 khối nội, ngoài và toàn bộ điều dưỡng viên trực tiếp thực hiện công tác chăm sóc người bệnh tại các khoa nghiên cứu (60 điều dưỡng viên) kết quả nghiên cứu cho thấy có từ 95-96,7% người bệnh có nhu cầu về chăm sóc tinh thần, có từ 42,7-98% người bệnh có nhu cầu chăm sóc về thể chất Tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng của người điều dưỡng về vấn đề này lại thấp hơn 96,7% người điều dưỡng nhận thức được vai trò của mình là người chăm sóc cho người bệnh, tuy nhiên mới chỉ có 1,7% người điều dưỡng nhận thức được họ còn có vai trò là người biện hộ Tỷ lệ điều dưỡng thường xuyên thực hiện chăm sóc tinh thần cho người bệnh đạt từ 63,3-96,7% [42]

Theo nghiên cứu của Bùi Thị Thân, Đoàn Thị Hường, Nguyễn Việt Hương và cộng sự (2018) trên 42 điều dưỡng tại các khoa Đông Y, Nội 1, Nội

Trang 24

2, Lão khoa - Bảo vệ sức khỏe của bệnh viện trung Ương Thái Nguyên cho thấy đánh giá 42 điều dưỡng gồm 05 nam và 37 nữ làm việc tại các khoa hệ nội Hầu hết điều dưỡng có trình độ trung cấp (78,6%), đại học (21,4%) Sau tập huấn, kiến thức và kỹ năng ghi phiếu chăm sóc của điều dưỡng tăng lên rõ rệt, đặc biệt về thực hành điều dưỡng thực hiện tốt, ghi phiếu chăm sóc theo trình độ đại học đạt tốt hơn trình độ trung cấp Kết quả nghiên cứu phản ánh rõ vai trò quan trọng của các yếu tố đào tạo, tập huấn, kiểm tra, giám sát, và thực hiện chế tài có tác động tích cực đến việc ghi phiếu chăm sóc [29]

Theo nghiên cứu của Trần Thị Hằng Nga và Nguyễn Thị Minh Chính (2018) đánh giá hoạt động giáo dục sức khỏe của điều dưỡng bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị cho thấy kiến thức chung của điều dưỡng còn chưa cao với các tỷ lệ điều dưỡng có kiến thức tốt chiếm 66,8% và vẫn còn 13,2% điều dưỡng có kiến thức kém về giáo dục sức khỏe [17]

Theo nghiên cứu của Lê Văn Thế, Bùi Thị Tú Quyên (2018) được tiến hành từ tháng 01 đến tháng 07 năm 2018 tại bệnh viện phục hồi chức năng tỉnh Thanh Hoá nhằm mô tả hoạt động chăm sóc người bệnh nội trú Kết quả cho thấy 7/9 nội dung nhiệm vụ chăm sóc người bệnh được điều dưỡng viên hoàn thành với tỷ lệ từ 78,1% (thực hiện các kỹ thuật điều dưỡng) đến 98,7% (chăm sóc phục hồi chức năng) 02 nhiệm vụ chăm sóc có tỷ lệ hoàn thành thấp là vệ sinh cá nhân cho người bệnh (51%), tư vấn Giáo dục sức khỏe cho người bệnh (67,1%) Đánh giá của người bệnh cho thấy tỷ lệ hoàn nhiệm vụ của ĐDV thấp nhất là công tác tư vấn giáo dục sức khỏe (69,9%), tiếp theo là chăm sóc hỗ trợ tâm lý, tinh thần người bệnh (86,6%) Điều dưỡng viên đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tuy nhiên cần chú trọng công tác tư vấn giáo dục sức khoẻ, vệ sinh cá nhân cho người bệnh và quy trình kỹ thuật điều dưỡng [32]

Theo nghiên cứu của tác giả Lê Đức Sang, Vũ Dũng, Đỗ Quang Tuyến và cộng sự (2018) nhằm mô tả thực trạng nguồn nhân lực điều dưỡng tại

Trang 25

Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Oai - Hà Nội, năm 2018; kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ điều dưỡng viên có kiến thức đúng về 3 kiểm tra, 5 đối chiếu, 5 đúng cũng như các biện pháp xử trí cấp cứu ban đầu khá cao (91,9%) Tỷ lệ điều dưỡng có thực hành các kỹ thuật điều dưỡng, nhiệm vụ quản lý điều dưỡng cũng như tư vấn sức khỏe cho người bệnh ở mức khá cao Nhưng trong số đó có một số nội dung tỷ lệ điều dưỡng không thực hành còn cao như: Thông tiểu (72,1%), thụt tháo (70,9%), garo (87,2%) [25]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Liên, Hà Thị Bích Liên và Đỗ Văn Trực (2019) trên 83 điều dưỡng của 7 khoa lâm sàng hệ ngoại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ cho thấy Trước can thiệp: Tỷ lệ điều dưỡng đánh giá việc lập kế hoạch chăm sóc là quan trọng hoặc rất quan trọng là 100%; tỷ lệ điều dưỡng đánh giá phiếu “Kế hoạch/phiếu chăm sóc người bệnh” của bệnh viện còn phù hợp là 95,2%; điểm trung bình về kiến thức lập kế hoạch chăm sóc là 53,7; điểm trung bình thực hành lập kế hoạch chăm sóc là 72,3 Sau can thiệp đào tạo lại lập kế hoạch chăm sóc, kiến thức và thực hành lập kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng cải thiện rõ rệt, điểm trung bình về kiến thức lập kế hoạch chăm sóc là 83,5, điểm trung bình thực hành lập kế hoạch chăm sóc là 87,7 [14]

Theo nghiên cứu của Phạm Bá Thanh Thư và Nguyễn Thị Thu Hà (2019) trên 511 người bệnh, kết quả cho thấy đa số người bệnh muốn được tư vấn - GDSK trực tiếp kết hợp với tờ rơi với tỷ lệ 97,1%, có 90,6% người bệnh kiến thức đúng, 97,1% người bệnh có thái độ tích cực và 91,6% người bệnh hài lòng cao và rất cao sau khi được GDSK Kiến thức, thái độ và sự hài lòng của người bệnh có mối tương quan (p < 0,05) [35]

Theo nghiên cứu của Ngô Thị Tuyết, Hoàng Thị Uyên, Nông Văn Dương và cộng sự (2019) nhằm mô tả thực trạng chăm sóc người bệnh theo mô hình đội tại bệnh viện Trung Ương Thái Nguyên cho thấy các thành viên trong đội gồm Bác sỹ, đều dưỡng đội trưởng, điều dưỡng viên đã thực hiện

Trang 26

các nhiệm vụ tương đối đạt yêu cầu với tỷ lệ lần lượt là 80%; 68,6% và 71% Vẫn còn tỷ lệ khá cao thực hiện chưa đạt yêu cầu như: 71,4% bác sỹ chưa tham gia thảo luận kế hoạch chăm sóc và 62,9% thảo luận phân cấp chăm sóc người bệnh với điều dưỡng 40% điều dưỡng đội trưởng chưa phân công công việc cho điều dưỡng viên phù hợp với trình độ và chuyên môn 74,2% điều dưỡng viên chưa thực hiện tư vấn giáo dục sức khỏe cho người bệnh và người nhà người bệnh Người bệnh đánh giá rất cao công tác chăm sóc người bệnh tại bệnh viện, mức độ hài lòng là 95,7% Tuy nhiên, thái độ tiếp xúc người bệnh của nhân viên y tế cần cải thiện hơn (26,7%) [43]

Theo nghiên cứu của Huỳnh Công Ai, Hồ Thị Trúc Mai, Lê Thị Ngọc Hiệu và cộng sự (2019) trên 260 bệnh nhân nội trú tại bệnh viện Phong – Da liễu Trung ương Quy Hòa cho thấy người bệnh hài lòng về tư vấn, giáo dục sức khỏe: cao nhất là nhân viên chẩn đoán hình ảnh 95,8%; không hài lòng về tư vấn, giáo dục sức khỏe của Bác sỹ 4,2%, điều dưỡng/kỹ thuật viên và nhân viên kế toán 3,8%, nhân viên xét nghiệm 3,5% [1]

Nghiên cứu Lê Khắc Sơn và cộng sự (2019) được thực hiện trên 191 nhân viên y tế điều dưỡng Viện Y học cổ truyền quân đội Kết quả nghiên cứu cho thấy, kiến thức đạt về phòng chống nhiễm khuẩn (PCNK) trong châm cứu là 51,3%; tỷ lệ đạt thực hành là 69,9% Tỷ lệ đạt kiến thức, thực hành ở nữ cao hơn nam (p>0,05) Các yếu tố liên quan đến kiến thức, thực hành về PCNK trong châm cứu bao gồm khả năng tiếp cận với các tài liệu thông tin y tế và thâm niên công tác Trong đó, đối tượng nghiên cứu biết những tài liệu, thông tin y tế đạt kiến thức PCNK trong châm cứu cao gấp 2,65 lần so với đối tượng không biết (p<0,05) Đối tượng có thâm niên công tác càng cao thì có kiến thức, thực hành về PCNK trong châm cứu càng cao (p<0,05) Nhân viên y tế điều dưỡng đạt kiến thức PCNK trong châm cứu có khả năng đạt thực hành cao gấp 4,17 lần so với đối tượng không đạt (p<0,05) Chưa có sự khác

Trang 27

biệt có ý nghĩa thống kê giữa giới tính, tuổi đời, trình độ chuyên môn với kiến thức, thực hành trong châm cứu của nhân viên y tế điều dưỡng [26]

Theo nghiên cứu của Hà Thị Hương Bưởi, Ngô Thị Lan Anh và Nguyễn Thị Như Huyền (2020) trên 9 trưởng nhóm chăm sóc, 32 điều dưỡng thành viên trong nhóm chăm sóc; 385 NB tại 4 khoa lâm sàng thuộc bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình năm 2019 Kết quả: 27,3% trưởng nhóm chăm sóc chưa nắm bắt được tình trạng người bệnh trong nhóm; 22,3% chưa kịp thời nhận định, thảo luận, bổ sung kế hoạch chăm sóc người bệnh bất thường với thành viên trong nhóm; 22,2% điều dưỡng trong nhóm chưa nắm được đầy đủ tình trạng bệnh của người bệnh; 100% điều dưỡng hài lòng với mô hình chăm sóc người bệnh theo nhóm; Yếu tố quyết định hiệu quả của mô hình chăm sóc theo nhóm là hài lòng người bệnh: trên 90% người bệnh hài lòng với hoạt động chuyên môn của điều dưỡng; Trên 95% người bệnh rất hài lòng và hài lòng về công tác trật tự nội vụ buồng bệnh trong giờ hành chính [6]

Theo nghiên cứu của Lê Thị Thu Thủy, Huỳnh Mỹ Thư và Trần Thị Bích Bo (2020), nghiên cứu mô tả cắt ngang thực hiện trên 220 người bệnh đang nằm điều trị nội trú tại các khoa Nội tổng quát, Khoa Nội tiết, Khoa Nội thần kinh, Nội Tim mạch lão học tại bệnh viện quận Thủ Đức; kết quả nghiên cứu cho thấy có từ 80,5% đến 85,5% người bệnh có nhu cầu chăm sóc điều dưỡng về mặt tinh thần Tuy nhiên tỷ lệ đáp ứng của điều dưỡng về vấn đề này là thấp hơn, chỉ có 60.0% đến 74,5% người bệnh được đáp ứng Riêng nhu cầu người bệnh được giao tiếp ân cần thông cảm là được đáp ứng vượt mức mong đợi của người bệnh, 85,5% người bệnh có nhu cầu và 86,8% người bệnh được đáp ứng Tỷ lệ người bệnh có các nhu cầu chăm sóc về thể chất từ 46,4% đến 78,6% và tỷ lệ người bệnh được đáp ứng các nhu cầu này là từ 42,3% đến 62,3% [37]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoàng Yến, Võ Hồng Khôi và Nguyễn Ngọc Hòa (2021) về sự hài lòng người bệnh về giao tiếp của người

Trang 28

điều dưỡng, kết quả nghiên cứu cho thấy điểm trung bình sự hài lòng của người bệnh là 4,33 ±0,516, điểm trung bình về sự giao tiếp của điều dưỡng: 4,20 ± 0,600 Như vậy người bệnh có sự hài lòng ở mức độ cao với giao tiếp của điều dưỡng [47]

Theo nghiên cứu của Kim Bảo Giang và cộng sự (2021 trên 163 người bệnh nội trú đã được phẫu thuật và chuẩn bị ra viện năm 2018 về thực trạng tư vấn điều dưỡng Kết quả cho thấy tỉ lệ người bệnh được tư vấn đầy đủ trước mổ là 76,1%; sau mổ là 83,4% và trước khi ra viện là 84,7% Một số nội dung điều dưỡng chưa tư vấn đầy đủ, trước khi phẫu thuật như, “Kiểm soát đau sau mổ”; “diễn biến bình thường sau mổ”; “Tình trạng và tiến triển liền vết thương”; “Khuyến khích tham gia định danh chính xác người bệnh”; “Tư vấn nơi đến khám khi có bất thường xảy ra” Người bệnh nằm viện lâu hơn 7 ngày và mổ phiên có khả năng được tư vấn đầy đủ hơn [10]

Theo nghiên cứu của Vũ Văn Thái, Hồ Ngọc Thái, Đinh Thị Thanh Mai và cộng sự (2021) tiến hành nghiên cứu sự hài lòng của 441 người bệnh điều trị nội trú về thời gian chờ tiếp cận dịch vụ khám chữa bệnh và chăm sóc của điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên tại các khoa lâm sàng của Bệnh viện đa khoa Diễn Châu, Nghệ An, năm 2020 Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh hài lòng về sự chăm sóc của điều dưỡng: về thái độ phục vụ của điều dưỡng 97,5%,về thao tác thủ thuật 98,0% [28]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Nguyệt, Đặng Thanh Hằng, Nguyễn Thị Việt Nga và cộng sự (2021) nhằm mô tả mức độ hài lòng của người bệnh nội trú đối với công tác chăm sóc của điều dưỡng; nghiên cứu được thực hiện trên 358 người bệnh nội trú tại các khoa lâm sàng Nội và Ngoại khoa của Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn từ tháng 3/2021 đến 10/2021 Kết quả: Điểm trung bình về sự hài lòng của người bệnh đối với công tác chăm sóc của điều dưỡng là 79,56 ± 10,54 Phần lớn người bệnh đánh giá sự hài lòng đối với công tác chăm sóc của điều dưỡng ở mức tốt và rất tốt chiếm 71,51%, mức

Trang 29

khá chiếm 26,54%, chỉ có 1,96% đánh giá ở mức trung bình Người bệnh đánh giá sự hài lòng cao nhất đối với câu hỏi liên quan đến “Điều dưỡng viên có kỹ năng tay nghề thành thạo khi thực hiện chăm sóc ông/bà ví dụ như thực hiện thuốc cho ông/bà”, tuy nhiên người bệnh đánh giá sự hài lòng thấp nhất với câu hỏi về “Điều dưỡng viên tạo môi trường yên tĩnh cho ông/bà” và “Điều dưỡng viên tạo môi trường riêng tư cho ông/bà” [18]

Theo nghiên cứu của Hồ Phương Thúy, Bàn Văn Hoàng, Nguyễn Ngọc

Anh và cộng sự (2021) được thực hiện trên 200 người bệnh đến khám tại

khoa Khám bệnh Bệnh viện Đa khoa tỉnh Tuyên Quang từ tháng 7/2020 đến tháng 9/2020 Sử dụng mẫu phiếu khảo sát sự hài lòng của người bệnh dựa theo hướng dẫn số 3869/QĐ-BYT ngày 28/8/2019 của Bộ Y tế Kết quả nghiên cứu, Tỷ lệ người bệnh hài lòng về công tác chăm sóc người bệnh của điều dưỡng là rất cao, dao động từ 95% - 100% Tuy nhiên, vẫn còn một số người bệnh chưa hài lòng ở các tiêu chí: Đảm bảo sự riêng tư khi nằm viện như thay quần áo, khám bệnh, đi vệ sinh tại giường…, có rèm che, vách ngăn hoặc nằm riêng chiếm 5,0%; Điều dưỡng tư vấn chế độ ăn, vận động, theo dõi và phòng biến chứng chiếm 5,0% và điều dưỡng thực hiện thuốc đúng giờ chiếm 8,0% [36]

Theo nghiên cứu của Vũ Trọng Tứ và Vũ Văn Đẩu (2021) với mục tiêu đánh giá học thuyết quản lý triệu chứng, ứng dụng học thuyết vào thực tế lâm sàng chăm sóc người bệnh của điều dưỡng Từ đó tăng cường nhận thức của điều dưỡng trong nước về các học thuyết và áp dụng học thuyết vào thực hành, thực hành dựa vào bằng chứng; kết quả cho thấy điều dưỡng đã bước đầu thực hiện quản lý tốt các triệu chứng xảy ra trên người bệnh dựa trên việc áp dụng học thuyết quản lý triệu chứng, đồng thời cải thiện các trải nghiệm của người bệnh, nâng cao chất lượng trong thực hành chăm sóc Từ đó khuyến nghị: Cần có các chiến lược phù hợp để nâng cao kiến thức, thái độ và kĩ năng thực hành dựa vào bằng chứng của điều dưỡng ở nước ta, mà bước

Trang 30

đầu tiên là khuyến khích tìm hiểu ứng dụng các học thuyết, các nghiên cứu vào chăm sóc người bệnh để nâng tầm chất lượng chăm sóc [41]

Theo nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên, Trần Trọng Hải, Nguyễn Đức Sơn và cộng sự (2021) trên 74 điều dưỡng tham gia chăm sóc bệnh nhân toàn diện và 368 người bệnh, người nhà trực tiếp tham gia chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình – Thành phố Hải Dương; kết quả nghiên cứu cho thấy người điều dưỡng đã thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình, gồm: đón tiếp, chăm sóc, cấp cứu, hướng dẫn người bệnh cách chế biến thức ăn, chế độ ăn và cho ăn Nắm vững diễn biến bệnh của người bệnh, báo cáo kịp thời với bác sĩ Thực hiện một số công tác vô khuẩn khác đạt tới 100% so với điểm chuẩn Trong quá trình thực hiện CSNB, điều dưỡng đã nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo bệnh viện, lãnh đạo khoa, các phòng ban chức năng phối hợp kiểm tra đôn đốc kịp thời và 100% điều dưỡng được tập huấn quy trình chăm sóc toàn diện trước khi triển khai CSNB toàn diện [21]

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Thanh Hà, Lê Thanh Tùng, Mai Lệ Quyên và cộng sự (2021) trên 100 sản phụ được chăm sóc bởi điều dưỡng viên tại khoa gây mê hồi sức, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thực hiện đạt nội dung chào hỏi sản phụ trước mỗi lần thực hiện chăm sóc của điều dưỡng viên là 75,0% Thái độ chu đáo, ân cần, niềm nở và giải thích động viên, sản phụ trong quá trình chăm sóc đạt cao với tỷ lệ tương ứng là 91% và 95% Tất cả (100%) số lượt quan sát đều thấy điều dưỡng thực hiện đạt nội dung đến ngay khi cần, khi có yêu cầu và xử trí kịp thời khi sản phụ có các dấu hiệu bất thường và khi sản phụ cần trợ giúp Hoạt động hỗ trợ sản phụ ăn uống, vận động, vệ sinh được các điều dưỡng viên thực hiện tốt chiếm tỷ lệ cao nhất với 100%, tiếp theo là hoạt động hỗ trợ tâm lý, tinh thần với 90,0% Nội dung thực hiện đạt thấp nhất là hướng dẫn cho con bú và chăm sóc sau sinh với tỷ lệ lần lượt là 47,0% và 54,0% Như vậy, vẫn còn tồn tại một số hoạt động

Trang 31

chăm sóc sản phụ trong 6 giờ đầu sau phẫu thuật lấy thai có tỷ lệ thực hiện đạt chưa cao Để duy trì và nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sản phụ trong 6 giờ đầu sau mổ lấy thai, cần thực hiện tập huấn thường xuyên cho điều dưỡng viên, tổ chức các hoạt động giám sát hỗ trợ hàng ngày của khoa, của bệnh viện [11]

Theo nghiên cứu của Lại Văn Nông, Ngô Thị Dung, Nguyễn Việt Phương và cộng sự (2021), nghiên cứu khảo sát 417 điều dưỡng đang tham gia trực tiếp vào công tác chăm sóc người bệnh tại các bệnh viện và trung tâm y tế trực thuộc sở Y tế thành phố Cần Thơ Sử dụng bộ công cụ gồm 15 nội dung với 192 tiêu chí được xây dựng dựa trên chuẩn năng lực cơ bản của điều dưỡng Việt Nam (2012) và thông tư 07/2011 Kết quả: tỉ lệ điều dưỡng nữ chiếm đa số (nam : nữ là 22,5% :77,5%), điểm đánh giá chung là 4,61/5, còn 21 trên tổng số 192 tiêu chí có tỉ lệ đạt thấp (<80%), tập trung vào các tiêu chí liên quan đến các nội dung: chăm sóc về tinh thần, thực hiện kế hoạch chăm sóc, chăm sóc vệ sinh cá nhân, chăm sóc về dinh dưỡng cho bệnh nhân uống thuốc tại giường, giáo dục sức khỏe và nghiên cứu khoa học [23]

Theo nghiên cứu của Trần Ngọc Phượng, Hồ Hải Trường Giang, Trần Văn Hải và cộng sự (2021) nhằm khảo sát mức độ hài lòng của người bệnh liên quan đến chăm sóc điều dưỡng và tìm hiểu mối quan hệ giữa các đặc điểm nhân khẩu học và sự hài lòng của người bệnh đối với việc chăm sóc điều dưỡng ở người bệnh điều trị chỉnh hình Kết quả nghiên cứu cho thấy sự hài lòng người bệnh về chất lượng chăm sóc của điều dưỡng trung bình là 4,17 (SD=0,52), sự hài lòng chung là 4,31 (SD=0,41) Có 4 yếu tố cá nhân của người bệnh liên quan đến sự hài lòng là tuổi (r=0,149, p <0,05), Giới tính (r= -0,389, p <0,01), nơi sống (r=0,182, p <0,05), và nghề nghiệp (r= -0,346, p <0,01) Sử dụng phương trình hồi qui đa biến cho thấy người bệnh có giới tính nữ, tuổi từ 18 -30, sống ở nông thôn có tác động tích cực đến sự hài lòng

Trang 32

Phương trình được thành lập (F=11,93, p <0,01) với mức độ tác động của các yếu tố là 21,8% (R2 hiệu chỉnh = 0,218) [24]

Theo nghiên cứu của Đặng Đức Cường, Hoàng Thị Lệ và Lê Thủy Liên (2021) trên 300 người bệnh điều trị nội trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Giang năm 2021 về thực trạng tư vấn giáo dục sức khỏe của điều dưỡng cho thấy cách thức điều dưỡng thực hiện giáo dục sức khỏe được đánh giá ở mức phù hợp và rất phù hợp với tỷ lệ dao động từ 93 đến 95,0% [8]

Theo nghiên cứu của Trịnh Văn Thọ, Nguyễn Minh An, Định Thị Thu Huyền và cộng sự (2022) trên 36 điều dưỡng nhằm mô tả thực trạng chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn của điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thực hành đạt về chăm sóc vết mổ nhiễm khuẩn còn chưa cao với 43,5% Tỷ lệ thực hành đạt quy trình vệ sinh tay thường quy chiếm 57,4% [34]

Theo nghiên cứu của Trịnh Thanh Xuân, Phạm Thị Ngọc, Cao Thị Huyền và cộng sự (2022) nhằm mô tả thực trạng và một số yếu tố liên quan đến sự hài lòng của 371 bệnh nhân đến khám tại các khoa khám bệnh của Bệnh viện Đại học Y Hải Phòng từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021 Kết quả cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân hài lòng chung với chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh là 76,6%, trong đó khía cạnh “Thái độ ứng xử, năng lực chuyên môn của nhân viên y tế” có tỷ lệ hài lòng và điểm trung bình hài lòng cao nhất (92,8% và 4,45 điểm) Khía cạnh “Cơ sở vật chất và phương tiện phục vụ bệnh nhân” có tỷ lệ hài lòng và điểm trung bình hài lòng thấp nhất (59,7% và 3,69 điểm) Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa sự hài lòng của bệnh nhân và các yếu tố: Các quy trình, thủ tục khám thuận tiện (OR = 7,44); thời gian được bác sĩ khám và tư vấn (OR = 11,74); sảnh chờ khám sạch sẽ, thoáng mát vào mùa hè, kín gió và ấm áp vào mùa đông (OR = 25,03); nhân viên y tế (NVYT) giao tiếp đúng mực (OR = 34,08), năng lực của bác sĩ, điều dưỡng đáp ứng mong đợi (OR = 6,51); kết quả khám đã đáp ứng được nguyện

Trang 33

vọng (OR = 6,7); các hóa đơn, đơn thuốc và kết quả khám bệnh được cung cấp đầy đủ và được giải thích (OR = 9,96) [46]

Theo nghiên cứu của Đỗ Thị Ninh, Lương Thị Thu Giang, Trần Thị Đào và cộng sự (2022) với mục tiêu mô tả thực trạng kiến thức, thái độ của điều dưỡng về chăm sóc bàn chân người bệnh đái tháo đường tại bệnh viện Đa khoa Quốc tế Hải Phòng năm 2021 Kết quả cho thấy điều dưỡng viên có mức điểm kiến thức và thái độ tốt về chăm sóc bàn chân người bệnh đái tháo đường M = 12,53 (SD = 3,56) và 38,35 (SD = 5,15) Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về kiến thức chăm sóc bàn chân người bệnh đái tháo đường giữa các điều dưỡng có trình độ học vấn, khoa làm việc khác nhau, có hoặc không tham dự khóa học về chăm sóc vết thương (p < 0,05) Nghiên cứu cũng chỉ ra có mối tương quan thuận, chặt chẽ, (r = 0,45, p < 0,05) giữa kiến thức và thái độ của điều dưỡng về chăm sóc bàn chân người bệnh đái tháo đường Bệnh viện cần thiết lập cơ chế, chiến lược để điều dưỡng có cơ hội được học tập nâng cao trình độ nói chung và tham gia các chương trình tập huấn kỹ năng của tất cả các đơn vị trong bệnh viện nói riêng, đặc biệt là kỹ năng chăm sóc bàn bàn chân, loét bàn chân cho người bệnh đái tháo đường [22]

Theo nghiên cứu của Trịnh Văn Khương, Nguyễn Thế Dũng, Trịnh Thanh Xuân và cộng sự (2022) trên 165 điều dưỡng, kỹ thuật viên làm việc tại các khoa lâm sàng Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng, từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2018, nhằm mô tả thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành của nhân viên y tế Thông tin được thu thập bằng phỏng vấn trực tiếp, quan sát qua bảng kiểm Kết quả nghiên cứu cho thấy trên 90% điều dưỡng, kỹ thuật viên cho rằng các kỹ năng giao tiếp đối với thực hành chăm sóc người bệnh là cần thiết, rất cần thiết Tỷ lệ đối tượng thực hiện các tiêu chí về thái độ trong khoảng từ 50 - 70% Tỷ lệ điều dưỡng, kỹ thuật viên có thực hiện các nội dung thực hành trong khi giao tiếp với người bệnh tại khoa điều trị là trên 80%; tỷ lệ này ở khoa khám bệnh là 64 - 83% Thái độ, thực hành giao tiếp

Trang 34

của điều dưỡng, kỹ thuật viên với người bệnh là chưa tốt Bệnh viện cần phải tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn về kỹ năng giao tiếp với người bệnh, xây dựng các quy định trong giao tiếp ứng xử phù hợp với từng vị trí công việc [13]

1.2 Một số ếu tố ản ưởn đến côn tác c ăm sóc n ười bện ở nước ta v các iải p áp nân cao iệu quả oạt độn c ăm sóc n ười bện

1.2.1 Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác chăm sóc người bệnh ở nước ta

1.2.1.1 Nhân lực cán bộ

Do nhu cầu đi học nâng cao trình độ nên thường xuyên thiếu cán bộ có mặt ở tại khoa để khám và điều trị Nhiều khi điều dưỡng đội trưởng cũng phải tham gia công việc như một điều dưỡng viên để phụ giúp bác sĩ Bác sĩ, điều dưỡng nữ thì còn nghỉ thai sản nên rất hay bị thiếu nhân lực và khi đó những người còn lại phải kiêm nhiệm thêm nhiều việc hơn Theo kết quả nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) cho thấy số lượng nhân lực điều dưỡng nói chung không thiếu trầm trọng nhưng do độ tuổi khá trẻ và chủ yếu là nữ nên việc nghỉ tạm thời do thai sản, con ốm mà BV chưa có biện pháp khắc nên dẫn đến thiếu nhân lực trên thực tế Trình độ của các điều dưỡng còn hạn chế, kiến thức chưa sâu nên thiếu sự chủ động, còn rụt rè trong trong công việc, đặc biệt là khi giao tiếp và tư vấn cho người bệnh” [13]

1.2.1.2 Áp lực công việc

Người bệnh đông: Những lúc người bệnh đông, điều dưỡng thực hiện

các kỹ thuật chăm sóc như tiêm truyền, cấp phát thuốc hay băng bó vết thương, đi phụ mổ nhiều lúc làm cả sáng không kịp thì rất khó có thời gian để bác sĩ và điều dưỡng thảo luận kế hoạch chăm sóc người bệnh với nhau

Cán bộ y tế phải kiêm nhiệm thêm một số công việc khác: Hiện tại nhiều đơn vị chưa có bộ phận phẫu thuật riêng, nên khi có người bệnh phẫu thuật các bác sĩ và điều dưỡng tại các đội chăm sóc được huy động tham gia các kíp phẫu thuật, nên nhiều khi không đảm bảo được thời gian chăm sóc người bệnh Một số nhân viên y tế phải kiêm nhiệm thêm hoặc làm bán thời

Trang 35

gian tại các phòng chức năng, hoặc các bộ phận cận lâm sàng nên thời gian chăm sóc NB chưa được tối đa Nhiều lúc làm giấy tờ thanh toán chế độ công tác, chế độ nghỉ rồi chế độ trực đều giao cho điều dưỡng tại khoa làm nên tốn khá nhiều thời gian Kết quả nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh (2012) cho thấy: có tới 36,3% điều dưỡng phải chăm sóc từ 20 người bệnh trở lên/ngày Số lượng y lệnh phải thực hiện cho 1 người bệnh và nhiều loại thuốc phải thực hiện bằng đường tiêm, truyền tĩnh mạch khiến điều dưỡng chỉ tập trung vào thực hiện y lệnh bác sỹ và không đủ thời gian làm các hoạt động chăm sóc khác cho người bệnh đặc biệt trong các ngày nghỉ Bên cạnh số lượng người bệnh trung bình mà điều dưỡng phải chăm sóc hàng ngày; Số lượng y lệnh phải thực hiện cho 1 người bệnh; Thủ tục và công việc hành chính; Bác sỹ cho y lệnh thuốc muộn; Điều dưỡng nhập y lệnh thuốc và xét nghiệm vào máy thay bác sỹ; Máy móc trang thiết bị cũ; “46 bệnh nhân chỉ có 2 điều dưỡng trực, có ngày truyền 15 ca máu, 30 ca truyền dịch nên dễ có sai sót” [13]

1.2.1.3 Sự phối hợp của các khoa phòng và các thành viên trong đội chăm sóc

Làm việc theo mô hình đội muốn đạt được hiểu quả cao thì bác sĩ với điều dưỡng phải rất tích cực hợp tác với nhau để trao đổi và thảo luận đưa ra phác đồ điều trị, chăm sóc cho người bệnh Ngoài ra sự phối hợp của các khoa phòng cũng ảnh hưởng tới công tác CSNB “ngoài phòng điều dưỡng, các bộ phận khác có liên quan cũng cần phải tăng cường giám sát, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của các bác sĩ, điều dưỡng khi tiến hành đi buồng

Nguyễn Thị Ly và cộng sự (2007) [28], đánh giá chất lượng CSNB toàn diện tại một số cơ sở y tế tỉnh Hải Dương Nghiên cứu áp dụng phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích, sử dụng số liệu thứ cấp kết hợp phương pháp định tính Kết quả cho thấy tỷ lệ người bệnh hài lòng với sự chăm sóc của điều dưỡng từ 70-100% Yếu tố liên quan có ảnh hưởng khi thực hiện mô hình chăm sóc toàn diện ở một số BV còn gặp nhiều khó khăn như: Việc lập

Trang 36

kế hoạch chăm sóc của điều dưỡng trưởng mới chỉ đạt 65,51%, về nguồn lực còn thiếu điều dưỡng viên trong công tác CSNB, như tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hải Dương trang thiết bị trong CSNB đạt 20,45% so với quy định; nhân lực bác sỹ/điều dưỡng thiếu đạt tỷ lệ 1/1,6; trong khi đó so với TT 08 tỷ lệ này là 1/3-3,5

1.2.1.4 Chế độ đãi ngộ, lương và phụ cấp hàng tháng

Ngoài lương theo quy định của nhà nước, theo quy chế chi tiêu nội bộ của bệnh viện thì cán bộ y tế còn được thanh toán thu nhập tăng thêm hàng tháng, chế độ trực đúng thời gian Ngoài ra, trong công việc còn có những khen thưởng cho những cá nhân hoặc tập thể có thành tích Huỳnh Thanh Phong và cộng sự (2014) [27], nghiên cứu khảo sát yếu tố liên quan đến chất lượng chăm sóc của điều dưỡng bệnh viện đa khoa Trung ương Cần Thơ, cho thấy trình độ chuyên môn, năm kinh nghiệm, tour trực; Đặc điểm của Khoa chuyên môn như quy mô khoa, loại khoa, tỷ lệ điều dưỡng viên/người bệnh có liên quan đến chất lượng chăm sóc, trong đó đặc biệt là tour trực càng dài thì chất lượng chăm sóc càng kém, có 8,6% của tour trực 24/24 ảnh hưởng đến chất lượng chăm sóc

1.2.1.5 Nhu cầu chăm sóc của người bệnh

Nhu cầu CSSK khám chữa bệnh của nhân dân ngày một tăng cao, đi cùng với việc đạt được hiệu quả chữa bệnh đó là các hoạt động CSNB của điều dưỡng đã tạo nên chất lượng của điều trị, tạo nên sự hài lòng của người

bệnh tại mỗi BV từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện

Trần Thị Minh Tâm và cộng sự (2009) [22], đánh giá chất lượng ghi chép phiếu chăm sóc của điều dưỡng – nữ hộ sinh tại bệnh viện Hương trà - Thừa thiên Huế qua đánh giá đã cho thấy tỷ lệ trước và sau tập huấn có sự khác biệt như: Ở phiếu theo chức năng sống trước tập huấn khá (80,3%) và sau khi tập huấn đạt 98,2% Phiếu chăm sóc và thực hiện kế hoạch trước tập huấn 81,5%, sau tập huấn 98,6% Phiếu theo dõi truyền dịch trước tập huấn 71,25%,

Trang 37

sau tập huấn 90,28% Kết quả cũng cho thấy việc thực hiện ghi chép hồ sơ bệnh

án là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến nhiệm vụ chuyên môn CSNB

Một số nghiên cứu trên cũng chỉ ra rằng yếu tố như: Trình độ chuyên môn, sự phối hợp trong công việc giữa bác sỹ và điều dưỡng, giữa các điều dưỡng viên trong nhóm, trong ca chăm sóc; tour trực của điều dưỡng dài hay ngắn, sự quá tải công việc đều có ảnh hưởng đến hoạt động CSNB

1.2.2 Các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động chăm sóc người bệnh

Nâng cao chất lượng đội ngũ điều dưỡng viên về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ Cử điều dưỡng tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, dài hạn theo các chuyên khoa sâu, đảm bảo học đi đôi với hành Chuẩn hoá chương trình đào tạo các bậc học có nội dung ngang bằng với các nước trong khu vực và quốc tế

Xây dựng kế hoạch và triển khai mô hình chăm sóc phù hợp với điều kiện thực tế Có sự trao đổi thông tin giữa các khoa, phòng, giữa bác sỹ và điều dưỡng Điều dưỡng cần nâng cao tính độc lập, phối hợp với bác sỹ phân cấp chăm sóc và dinh dưỡng hợp lý theo cơ cấu bệnh tật

Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật chăm sóc theo chuẩn mực của các nước khu vực, đầu tư các cơ sở vật chất, y dụng cụ và điều kiện làm việc của điều dưỡng, có chế độ, chính sách nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người điều dưỡng nói riêng và nhân viên y tế nói chung

Theo nghiên cứu của Dương Thị Bình Minh và Lê Văn Thạch (2013) đã đề xuất cần phải bổ sung nhân lực điều dưỡng và tăng cường một số hoạt động của điều dưỡng cũng như công tác quản lý để tiếp tục cải thiện công tác chăm sóc người bệnh [16]

Tương tự như vậy theo nghiên cứu của Phạm Thị Nhuyên, Trần Trọng Hải và cộng sự (2021) tiến hành nghiên cứu trên 74 điều dưỡng tham gia chăm sóc người bệnh toàn diện và 368 người bệnh, người nhà trực tiếp tham gia chăm sóc người bệnh tại bệnh viện đa khoa Hòa Bình- thành phố Hải Dương cũng đưa đến nhận định để khắc phục những hạn chế, nâng cao chất

Trang 38

lượng chăm sóc người bệnh toàn diện cần:

- Tăng cường sự phối, kết hợp giữa các khoa phòng có liên quan đến công tác CSNBTD, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho điều dưỡng có thời gian trực tiếp chăm sóc người bệnh

- Thường xuyên tổ chức các lớp bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, kỹ năng giao tiếp và kinh nghiệm chăm sóc người bệnh cho điều dưỡng

- Phòng điều dưỡng phối hợp với các phòng ban chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát điều dưỡng thực hiện công tác CSNBTD, đề xuất với lãnh đạo những khó khăn, vướng mắc trong công tác CSNBTD để được giải quyết kịp thời [21]

Bộ Y tế, Cục Quản lý khám, chữa bệnh chỉ đạo xây dựng chương trình và tài liệu đào tạo chăm sóc người bệnh toàn diện trên cơ sở các quy định của Thông tư 07/2011/TT-BYT Hướng dẫn công tác điều dưỡng chăm sóc người bệnh trong bệnh viện với mục đích tăng cường công tác chăm sóc người bệnh toàn diện trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh [2]

1.3 Giới t iệu về địa b n n i n cứu

1.3.1 Giới thiệu tỉnh Cao bằng và hệ thống y tế

Cao Bằng là một tỉnh miền núi phía Đông Bắc bộ với diện tích 2 6.703,42km, dân số 517.900 người (năm 2013), với đa số là đồng bào các dân tộc như: Tày, Nùng, Dao, H’mông… Cao Bằng có địa hình phức tạp, cơ sở vật chất và kinh tế chưa phát triển, nhân dân có trình độ dân trí thấp, còn tồn tại nhiều phong tục, thủ lục lạc hậu, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn

1.3.2 Giới thiệu về Trung tâm Y tế huyện Hoà An tỉnh Cao Bằng

Trung tâm Y tế huyện Hoà An, tỉnh Cao Bằng là Trung tâm Y tế hạng II, với quy mô 120 giường bệnh kế hoạch (thực kê 170 giường bệnh) có nhiệm vụ khám bệnh, chữa bệnh Trung tâm Y tế huyện gồm 5 phòng, 15 khoa, 01 cơ sở điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện và 15 trạm Y tế xã, thị

Trang 39

trấn Ban giám đốc Trung tâm có 01 Giám đốc, 03 phó giám đốc và trung tâm còn có các trưởng khoa phòng chức năng khác, 15 trạm trưởng trạm y tế xã Phòng điều dưỡng hoạt động dưới sự lãnh đạo của Giám đốc bệnh viện, bao gồm 1 trưởng phòng, 1 phó phòng và khoa kiểm soát nhiễm khuẩn Ngoài công tác chuyên môn Trung tâm còn phối hợp với các trường Trung cấp Y tế để đào tạo sinh viên thực tập Trung tâm đã được đầu tư một số trang bị, máy móc hiện đại phục vụ cho công tác điều trị như máy phẫu thuật nội soi Trang bị hệ thống máy tính cho tất cả các khoa phòng, sử dụng phần mềm trong khám chữa bệnh nhằm phục vụ tốt hơn công tác quản lý, thanh quyết toán viện phí nhanh, kịp thời, chính xác không gây phiền hà cho người bệnh và góp phần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh

Phòng điều dưỡng được thành lập ngày 04 tháng 11 năm 2011 Hiện nay phòng điều dưỡng có 01 phó trưởng phòng và 4 nhân viên

Phòng điều dưỡng là phòng nghiệp vụ dưới sự lãnh đạo của Giám đốc Phòng điều dưỡng, tổ chức thực hiện công tác chăm sóc người bệnh trong bệnh viện Cùng với điều dưỡng trưởng các khoa tổ chức chỉ đạo chăm sóc người bệnh toàn diện, đôn đốc kiểm tra thực hiện kỹ thuật và quy chế bệnh viện, đào tạo nâng cao trình độ cho đội ngũ điều dưỡng, hộ lý, kiểm tra việc sử dụng vật tư, xây dựng định mức văn phòng phẩm, lập kế hoạch mua sắm cho các khoa phòng, chỉ đạo công tác vệ sinh, chống nhiễm khuẩn, chỉ đạo công tác xử lý chất thải y tế, phối hợp với phòng tổ chức cán bộ điều hành điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật viên trong toàn bệnh viện, tham gia nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến… Phòng điều dưỡng cùng với các điều dưỡng trưởng khoa tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất công tác điều dưỡng, thường xuyên đi buồng để nắm bắt kịp thời các yêu cầu cũng như tâm tư nguyện vọng của người bệnh (có sổ ghi chép đi buồng)

Trang 40

Khoa khám

bện K oa Hồi sức cấp cứu

KhoaNội tổn ợp

KhoaTru ền n iễm

Khoa Nhi

Khoa Y dƣợc cổ

tru ền

K oa N oại

Khoa CSSKSS

Khoa Liên chuyên khoa

Khoa YTCC và Dinh

dƣỡn

K oa Kiểm soát n iễm

k uẩn

và HIV/AIDS

Khoa CĐHA-

XN-TDCN P òn tổ c ức -

hành chính

Phòng Tài chính –

P òn Kế oạc – N iệ vụ

P òn Dân số TT&CTXH

Ngày đăng: 01/06/2024, 14:56

Tài liệu liên quan