đánh giá kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ringer lactate vào buồng ối tại bệnh viện phụ sản hà nội

89 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
đánh giá kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ringer lactate vào buồng ối tại bệnh viện phụ sản hà nội

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chỉ số về kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội .... Chỉ số về yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thiểu ối của

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC

NGÔ THỊ HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ THIỂU ỐI

BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN RINGER LACTATE VÀO BUỒNG ỐI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN HÀ NỘI

Chuyên ngành: Sản Phụ khoa Mã số: CK 62 72 13 03

LUẬN VĂN CHUYÊN KHOA CẤP II

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYỄN DUY ÁNH

THÁI NGUYÊN – 2023 Ộ GIÁO DỤC V Đ O TẠO

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

BỘ Y TẾ

Trang 2

Tôi xin gửi đến GS.TS Nguyễn Duy Ánh với sự kính trọng và lòng biết

ơn sâu sắc, người Thầy đã hết lòng dạy dỗ, dìu dắt và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, thực hiện luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn của tôi tới Đảng ủy, Ban giám đốc Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, phòng Kế hoạch tổng hợp, phòng Nghiên cứu Khoa học, ban Lãnh đạo cùng tập thể đơn vị can thiệp bào thai và các bạn đồng nghiệp tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn này

Cuối cùng, cho phép tôi được bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình tôi, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, khuyến khích, giúp đỡ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 01 năm 2023

Ngô Thị Hương

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi là Ngô Thị Hương, học viên chuyên khoa II khóa 14, trường Đại

học Y Dược - Đại học Thái Nguyên, chuyên ngành Sản phụ khoa, xin cam đoan:

1 Đây là luận văn do bản thân tôi trực tiếp thực hiện dưới sự hướng dẫn

của GS.TS Nguyễn Duy Ánh

2 Công trình này không trùng lặp với bất kỳ nghiên cứu nào khác đã được công bố tại Việt Nam

3 Các số liệu và thông tin trong nghiên cứu là hoàn toàn chính xác, trung thực và khách quan, đã được xác nhận và chấp nhận của cơ sở nơi nghiên cứu

Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về những cam kết này

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 01 năm 2023

Tác giả

Ngô Thị Hương

Trang 4

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

APTA Antepartum transabdominal amnioinfusion / Truyền dịch vào buồng ối

MVP Maximal vertical pocket / Đo chiều sâu khoang ối lớn nhất

NICE Viện Sức khỏe và Chăm sóc chất lượng cao Quốc gia Anh

Trang 5

MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: TỔNG QUAN 3

1.1 Sinh lý nước ối 3

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc nước ối 3

1.1.2 Các con đường tiêu nước ối và sự luân chuyển nước ối 4

1.1.3 Thể tích và tính chất nước ối bình thường 5

1.1.4 Vai trò của nước ối 7

1.2 Thiểu ối và hậu quả của thiểu ối 7

1.2.1 Định nghĩa thiểu ối 7

1.2.2 Tỉ lệ thiểu ối 8

1.2.3 Nguyên nhân thiểu ối 8

1.2.4 Biến chứng của thiểu ối 11

1.2.5 Chẩn đoán thiểu ối 13

1.2.6 Điều trị thiểu ối 14

1.2.7 Phòng ngừa bệnh thiểu ối 15

1.3.5 Dung dịch truyền ối Ringer lactate 17

1.4 Các nghiên cứu hiệu quả truyền ối trong điều trị thiểu ối 17

Chương 2: ĐỐI TƯỢNG V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu 23

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 23

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 23

2.2 Địa điểm nghiên cứu 23

Trang 6

2.3 Thời gian nghiên cứu 24

2.4 Phương pháp nghiên cứu 24

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu 24

2.4.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu 24

2.5 Chỉ số nghiên cứu 24

2.5.1 Chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 24

2.5.2 Chỉ số về kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 24

2.5.3 Chỉ số về yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 25

2.6 Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu 26

2.7 Kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu 29

2.7.1 Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu 29

2.7.2 Phương pháp thu thập số liệu 34

2.8 Phương pháp xử lý số liệu 35

2.9 Phương pháp khống chế sai số 36

2.10 Đạo đức nghiên cứu 37

2.11 Sơ đồ nghiên cứu 38

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39

3.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 39

3.2 Kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 42

3.3 Yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 47

Chương 4:53 BÀN LUẬN 53

4.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 53

4.1.1 Tuổi 53

4.1.2 Nghề nghiệp và nơi ở 53

Trang 7

4.1.3 Tuổi thai và chỉ số ối 54 4.2 Kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào

buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 55 4.2.1 Kết quả siêu âm trước và sau truyền ối 55 4.2.2 Lượng dịch truyền ối theo tuổi thai truyền ối 56 4.2.3 Tuổi thai khi có chỉ định truyền ối và quá trình theo dõi sau đó 57 4.2.4 Kết quả điều trị truyền ối bằng dung dịch Ringer lactate 57

4.3 Yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền

dịch Ringer lactat vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội 59

KẾT LUẬN 64 KHUYẾN NGHỊ 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO

BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ

Hình 2.1 Máy siêu âm GE Volution E6 30

Hình 2.2 Cách cầm đầu dò và chia 4 góc ở tử cung trong siêu âm 31

Hình 2.3 Kỹ thuật đo độ sâu tối đa nước ối 32

Hình 2.4 Kỹ thuật đo chỉ số nước ối 33

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ nghiên cứu 38

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1 Thể tích nước ối theo tuổi thai 6

Bảng 2.1 Liên quan giữa đường kính trung bình bụng và cân nặng thai 27

Bảng 3.1 Phân bố tuổi của thai phụ thiểu ối 39

Bảng 3.2 Phân bố nghề nghiệp của thai phụ thiểu ối 39

Bảng 3.3 Phân bố khu vực sinh sống của thai phụ thiểu ối 40

Bảng 3.4 Phân bố thiểu ối theo tuổi thai 40

Bảng 3.5 Mức độ thiểu ối theo chỉ số nước ối 41

Bảng 3.6 Chỉ số nước ối AFI trung bình theo tuổi thai 41

Bảng 3.7 Số lượng thai của thai phụ tham gia nghiên cứu 42

Bảng 3.8 So sánh kết quả siêu âm trước và sau truyền ối 2 ngày 42

Bảng 3.9 So sánh siêu âm trước truyền ối và trước khi kết thúc thai kỳ 43

Bảng 3.10 So sánh kết quả xét nghiệm trước và sau truyền ối 43

Bảng 3.11 Phân bố lượng dịch truyền ối theo tuổi thai truyền ối 44

Bảng 3.12 Phân bố số lần truyền ối theo tuổi thai truyền ối 45

Bảng 3.13 Tuổi thai khi có chỉ định truyền ối và quá trình theo dõi sau đó 45 Bảng 3.14 Kết quả điều trị truyền ối bằng dung dịch Ringer lactate 46

Bảng 3.15 Chỉ số Apgar trẻ sơ sinh 16

Bảng 3.16 Tình trạng trẻ sơ sinh sau sinh 47

Bảng 3.17 Mối liên quan giữa tuổi của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối 47

Bảng 3.18 Mối liên quan giữa nghề nghiệp của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối 48

Bảng 3.19 Mối liên quan giữa khu vực sinh sống của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối 48

Bảng 3.20 Mối liên quan giữa số lần đẻ của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối 49

Trang 10

Bảng 3.21 Mối liên quan giữa bệnh kèm theo của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối 49 Bảng 3.22 Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa của thai phụ với kết quả điều

trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối 50 Bảng 3.23 Mối liên quan giữa tuổi thai với kết quả điều trị thiểu ối bằng

phương pháp truyền ối 50 Bảng 3.24 Mối liên quan giữa chỉ số ối trước truyền ối với kết quả điều trị

thiểu ối bằng phương pháp truyền ối 51 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa lượng dịch truyền ối với kết quả điều trị thiểu

ối bằng phương pháp truyền ối 51 Bảng 3.26 Mối liên quan số lần truyền dịch với kết quả điều trị thiểu ối bằng

phương pháp truyền ối 52

Trang 11

ĐẶT VẤN ĐỀ

Nước ối là chất dịch lỏng sinh học, rất giàu dinh dưỡng bao bọc xung quanh thai nhi khi thai nằm trong tử cung của người mẹ Nước ối giữ vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung do có chứa các yếu tố kháng khuẩn, các yếu tố tăng trưởng và nó giúp phổi của thai nhi phát triển [3] Lượng nước ối khác nhau tùy thuộc mỗi bà mẹ và mỗi giai đoạn của thai kỳ Trong một số trường hợp, lượng nước ối giảm so với thể tích ối thông thường theo tuổi thai thì gọi là thiểu ối [62]

Thiểu ối được định nghĩa là tình trạng nước ối ít hơn thể tích ối thông thường theo tuổi thai và màng ối còn nguyên vẹn Thiểu ối được chẩn đoán xác định bằng siêu âm thai và nước ối khi kết quả siêu âm cho chỉ số ối <50mm Thiểu ối cũng là bệnh thường gặp ở thai phụ với tỉ lệ từ 0,4 - 3,9% Thiểu ối cũng do nhiều nguyên nhân gây ra như bất thường thai nhi, suy giảm chức năng bánh rau, thai chậm phát triển Thiểu ối gây nhiều ảnh hưởng cho thai, đặc biệt trong tình trạng thiểu ối xuất hiện sớm và kéo dài Những biến chứng thường gặp của thiểu ối là thiểu sản phổi, các biến chứng thần kinh, dị tật thai nhi và nhiễm trùng huyết sơ sinh, thậm chí tử vong thai [4], [5]

Có nhiều phương pháp đã được sử dụng để điều trị thiểu ối (tùy theo nguyên nhân và giai đoạn thai kỳ) như truyền dịch đẳng trương vào tĩnh mạch cho thai phụ, sử dụng kháng sinh, tư vấn cho thai phụ uống nhiều nước, chấm dứt thai kỳ Tuy nhiên, hiệu quả của các phương pháp này chưa đạt như mong muốn Truyền ối là kỹ thuật sử dụng để truyền nước muối hoặc dung dịch Ringer lactate vào khoang tử cung nhằm làm tăng thể tích nước ối xung quanh thai nhi Kỹ thuật truyền ối được thực hiện lần đầu năm 1982 trong điều trị thiểu ối nặng nhằm giảm nguy cơ thiểu sản phổi của thai tại Nhật Bản [50]

Từ đó đến nay, truyền ối được xem như một trong các kỹ thuật can thiệp bào thai để điều trị bệnh lý thiểu ối Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới

Trang 12

chứng minh hiệu quả của truyền ối trong điều trị thiểu ối Theo Chhabra S và cs (2007): có sự gia tăng trung bình 4,02 cm trong chỉ số ối sau khi truyền ối [26] Warring Simrit K và cs (2020) khẳng định liệu pháp truyền nước ối nối tiếp có thể làm dịu phổi thai nhi bằng cách giảm nguy cơ tổn thương phổi ở trẻ sơ sinh thứ phát do thiểu ối [63]

Tại Việt Nam, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đã tiên phòng thực hiện một cách hệ thống kỹ thuật này và ghi nhận một số kết quả khả quan trên 8 thai phụ bị thiểu ối được truyền ối với lượng ối truyền trung bình 325 ± 84 ml, thời gian truyền trung bình 35,6 ± 15,6 phút Thời gian tiếp tục duy trì thai nghén trung bình: 6,8 ± 5,4 tuần [13] Tuy nhiên, truyền ối cũng là kỹ thuật cao, có nguy cơ tai biến, đòi hỏi bác sĩ thực hiện phải có nhiều kinh nghiệm chọc ối, phải thực hiện tại cơ sở có phòng can thiệp bào thai đạt tiêu chuẩn vô khuẩn, cũng như có đội ngũ bác sĩ chuyên khoa sản khoa và sơ sinh với trình độ cao Do đó, không phải bệnh viện nào cũng áp dụng được

Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã xây dựng thành công một phòng Can thiệp bào thai đạt tiêu chuẩn Châu Âu và đã triển khai truyền ối cho các trường hợp thiểu ối từ tháng 10/2019 Hiện nay chưa có một nghiên cứu hệ thống hóa kết quả điều trị thiểu ối bằng truyền ringer lactate vào buồng ối Đó là lý do

chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá kết quả điều trị thiểu ối

bằng phương pháp truyền ringer lactate vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội” nhằm mục tiêu:

1 Đánh giá kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội tháng 10 năm 2019 đến tháng 12 năm 2021

2 Phân tích một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào buồng ối tại bệnh viện Phụ sản Hà Nội

Trang 13

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Sinh lý nước ối

1.1.1 Khái niệm và nguồn gốc nước ối

Nước ối là chất dịch lỏng sinh học, rất giàu dinh dưỡng bao bọc xung quanh thai nhi khi thai nằm trong tử cung của người mẹ, giữ vai trò quan trọng đối với sự sống và phát triển của thai nhi trong tử cung Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ thai, nó có khả năng tái tạo và trao đổi chất [3]

Có ba nguồn gốc tạo ra nước ối là thai nhi, màng ối và máu mẹ [3]: - Nguồn gốc từ thai nhi: Từ giai đoạn sớm thai kỳ, da thai nhi đã có khả năng tiết ra nước ối cho đến tuần thứ 20-28 của thai kỳ Từ tuần thứ 25 trở đi, da thai nhi trở nên sừng hóa làm cho dịch thẩm phân giảm dần [55]; đến tuần thứ 28 cấu trúc da ổn định vĩnh viễn, các tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động, các chất gây xuất hiện thì đường tạo nước ối này mới chấm dứt Từ tuần thứ 20 của thai kỳ, phổi đã tham gia vào quá trình tạo nước ối Mỗi ngày phổi thai chế tiết một lượng dịch bằng khoảng 10,0% thân trọng của thai, tương đương 300ml dịch khi thai đủ tháng Dưới 1,0% lượng dịch chế tiết của phổi cần thiết cho quá trình giãn nở phổi Phần dịch phổi còn lại bị đẩy ra khỏi phổi hoặc tham gia tạo thành nước ối hoặc bị thai nuốt vào dạ dầy Phổi vừa tham gia vào tạo nước ối vừa hấp thu nước ối Nước tiểu được nhận thấy ở bàng quang của thai nhi vào tuần thứ 11, tốc độ sản xuất nước tiểu hàng giờ của thai nhi tăng dần theo tuổi thai Từ tuần 16 của thai kỳ, hệ tiết niệu của thai nhi bắt đầu hoạt động bài tiết nước tiểu vào buồng ối tạo ra nước ối Ở nửa sau thời kỳ thai nghén, mỗi ngày thai sản xuất lượng nước tiểu vào buồng ối bằng khoảng từ 20,0-30,0% thân trọng của thai [57]

- Nguồn gốc nước ối từ màng ối và dây rốn: Màng ối xuất hiện vào ngày thứ 7-8 sau khi thụ thai, từ tế bào lưng của lá thai ngoài Màng ối có hoạt động

Trang 14

trao đổi chất và chứa các men cần thiết cho sự sản xuất hormon và sự tổng hợp prostaglandin Nội sản mạc có cấu trúc liên bào bài tiết để làm trơn các lá phúc mạc Trong giai đoạn đầu khi thai chưa sản xuất nước tiểu, các tế bào biểu mô màng ối cũng tham gia bài tiết một số lượng dịch vào buồng ối Dây rốn: Bao phủ dây rốn là một lớp tế bào biểu mô có ít nhung mao ở cực ngọn, liên kết với nhau bởi các cầu nối chắc Hiện tượng thấm nước và các chất sinh học của dây rốn chỉ thực sự bắt đầu diễn ra từ tuần thứ 18 của thai kỳ Thông thường, thai đủ tháng có 50ml nước được trao đổi qua dây rốn trong 24 giờ Hiện tượng trao đổi nước và chất diễn ra ở đoạn dây rốn gần thai nhiều hơn ở đoạn dây rốn gần bánh rau [2]

- Nguồn gốc từ máu mẹ: máu mẹ và nước ối có sự trao đổi chất thông qua màng ối

1.1.2 Các con đường tiêu nước ối và sự luân chuyển nước ối

1.1.2.1 Các con đường tiêu nước ối

Từ sau tuần thứ 14 của thai kỳ, thai nhi bắt đầu có hiện tượng nuốt nước ối vào dạ dầy Mỗi ngày thai uống 18-50ml/kg trọng lượng thai, thể tích nước ối (TTNO) được thai uống vào tăng dần theo tuổi thai, đạt mức tối đa là 1006ml/ ngày khi thai 40 tuần Có 18,0% TTNO uống vào dạ dày có nguồn gốc từ phổi, mức độ uống nước ối khác nhau tùy theo từng điều kiện:

- Thai bình thường uống 264 ± 43ml/24giờ/kg thân trọng thai - Thai thiếu oxy uống 92 ± 23ml/24giờ/kg

- Thai thiếu oxy đã hồi phục uống 271 ± 24ml/24giờ/kg [64]

- Tóm lại, mỗi ngày thai uống lượng nước ối bằng khoảng 20,0-25,0% thân trọng của thai, ít hơn so với lượng nước tiểu do thai bài tiết ra

Màng ối là màng xốp có tính chất bán thấm đối với nước các chất điện giải ure, glucose, creatinin, protein Nước ối đi qua màng ối theo cơ chế thụ động, với chiều từ buồng ối vào cơ thể mẹ, lưu lượng khoảng 0,3-0,7ml/giờ Mỗi ngày có khoảng 100ml nước ối thoát ra buồng ối qua đường màng ối

Trang 15

Dây rốn: nước ối được trao đổi qua dây rốn hàng ngày, Thai đủ tháng có khoảng 50ml nước ối được trao đổi qua dây rốn trong vòng 24 giờ [3]

1.1.2.2 Sự luân chuyển nước ối

Từ ngày thứ 12 đến ngày thứ 28 sau khi thụ tinh, tuần hoàn thai nhi được thành lập, có sự thẩm thấu giữa tuần hoàn và nước ối TTNO tăng lên đều qua suốt quá trình thai nghén Vào đầu tuần thứ 10 thì thể tích này là khoảng 30ml, và đạt tới đỉnh cao nhất là khoảng 1000ml vào tuần thứ 34-36 Khi thai ở quí III, mỗi giờ có khoảng 500ml nước đi vào và đi ra khỏi buồng ối Đến giai đoạn cuối quí III của thời kỳ thai nghén, TTNO lại bắt đầu giảm, nên ở tuần thứ 40 thể tích này còn lại khoảng 800ml Tốc độ giảm TTNO có thể tới 150 ml/tuần từ tuần thứ 38 đến tuần 43 của thời kỳ thai nghén [25]

Nước ối thường xuyên luân chuyển với tốc độ thay cũ đổi mới ước lượng khoảng 3600ml/giờ [25] Có nhiều con đường để nước ối đi vào (tạo nước ối) và đi ra khỏi buồng ối (tiêu nước ối) Tham gia tạo nước ối có hai nguồn chính là nước tiểu của thai và dịch tiết của phổi thai, ngoài ra có một phần từ da thai nhi Nước ối tiêu đi theo hai con đường chính là thai nuốt nước ối và hấp thu qua màng ối Ngoài ra một phần nước ối thoát qua màng ối và dây rốn Nguồn gốc tạo nước ối và tiêu nước ối thay đổi theo tuổi thai

1.1.3 Thể tích và tính chất nước ối bình thường

- Thể tích nước ối

TTNO là kết quả của một quá trình cân bằng động, rất nhạy cảm, mong manh và dễ bị phá vỡ [11] Lượng nước ối có thể dự đoán được nhiều nhất trong nửa đầu của thai kỳ, khi nó tương quan với trọng lượng của thai nhi Điều này có thể liên quan đến sự đóng góp chủ yếu của lọc máu da thai nhi vào lượng nước ối trong khoảng từ 8 đến 20 tuần Ở tuần thứ 8 thể tich nước ối tăng 10ml/tuần, ở tuần 13 tăng 25ml/tuần và tăng nhanh nhất ở 21 tuần đạt 60ml/tuần Từ tuần 33 nước ối đạt mức ổn định khoảng 600 – 800ml Bắt đầu từ tuần 40 thể tích nước ối bắt đầu giảm khoảng 8% / tuần với thể tích nước ối

Trang 16

trung bình khi thai 42 tuần là 400ml [21] Lượng nước ối thay đổi theo tuổi thai được mô tả như bảng dưới đây:

Bảng 1.1 Thể tích nước ối theo tuổi thai [8]

- Tính chất lý học của nước ối

Màu sắc: Vào giai đoạn đầu thai kỳ nước ối có màu trắng trong, không có mùi Khi thai nhi càng lớn dần thì màu sắc nước ối sẽ trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây Đến tuần thứ 38 khi thai đủ trưởng thành, nước ối sẽ có màu trắng đục gần giống như nước vo gạo do lẫn chất gây, tế bào thượng bì, lông, chất bã, tế bào đường tiết niệu, tế bào âm đạo Nước ối hơi nhớt, mùi tanh nồng, tỷ trọng 1001 và hơi kiềm với pH từ 7,1-7,3 [3]

- Tính chất hóa học của nước ối

Nước ối có 97% là nước, 2-3% là muối khoáng và chất hòa tan Chất vô cơ: Na+

, K+, Mg++, Ca++ Chất hữu cơ: Protein, glucose, lipit, các hormone và các chất màu [3]

Trang 17

1.1.4 Vai trò của nước ối - Vai trò bảo vệ

Nước ối che chở cho thai nhi tránh các va chạm, sang chấn từ bên ngoài Nước ối có tác dụng kìm hãm vi khuẩn phát triển và đặc biệt là bảo đảm môi trường vô trùng cho bé trong bọc ối Giúp cho thai không bị dính vào màng ối Giúp cho thai cử động dễ dàng, lớn lên trong môi trường nước Nhờ có nước ối mà dây rốn không bị chèn ép, không bị khô, tuần hoàn trong dây rốn dễ dàng [3]

- Vai trò chuyển hóa điều nhiệt

Nước ối không chỉ là môi trường dinh dưỡng mà còn là chỗ bài tiết, đào thải của thai nhi Nước ối giúp duy trì thân nhiệt của thai khi ở trong tử cung Thai hoàn toàn không có khả năng tự điều nhiệt, nhiệt độ của thai phụ thuộc hoàn toàn nhiệt độ của mẹ thông qua nước ối [3]

- Vai trò sản khoa

Nước ối tạo môi trường cho thai phát triển hài hòa và bình chỉnh về ngôi thai trong ống sinh dục của mẹ trong những tháng cuối thai kỳ, giúp ngôi thai có thể quay được trong tử cung Trong lúc chuyển dạ sinh, nước ối tiếp tục bảo vệ thai nhi khỏi những sang chấn của cơn co tử cung và nhiễm khuẩn Trong khi chuyển dạ nước ối góp phần hình thành đầu ối, giúp cổ tử cung xóa và mở dễ dàng hơn Sau khi màng ối vỡ, nước ối làm trơn đường sinh dục của mẹ, giúp cho thai sổ dễ dàng hơn [3]

1.2 Thiểu ối và hậu quả của thiểu ối

1.2.1 Định nghĩa thiểu ối

Định nghĩa thiểu ối chưa được hoàn toàn thống nhất, nhiều giới hạn thiểu ối khác nhau tùy theo từng tác giả Thiểu ối là chỉ số ối (AFI) giảm so với AFI bình thường tính theo tuổi thai và ở dưới đường percentile thứ 5 [1]

Trang 18

Theo Magann và cộng sự (1992), với kỹ thuật xác định thể tích nước ối bằng chất pha màu loãng, thiểu ối là khi thể tích nước ối dưới 500ml [46] Phương pháp xác định thiểu ối hiện nay dựa chủ yếu theo siêu âm, với kỹ thuật đo góc sâu nhất, thiểu ối được xác định khi chỉ số này dưới 2 cm [25] Với kỹ thuật đo chỉ số nước ối bằng cách cộng tổng 4 góc phần tư của Phelan, thiểu ối được xác định khi chỉ số dưới 5cm [54]

Trong nghiên cứu này, thiểu ối được xác định là tình trạng nước ối ít hơn bình thường theo tuổi thai, khi AFI <50mm hoặc góc ối sâu nhất <20mm và màng ối còn nguyên vẹn Thiếu ối nặng là góc ối sâu nhất <10mm [3]

1.2.2 Tỉ lệ thiểu ối

Tỉ lệ thiểu ối được báo cáo từ các nghiên cứu bị ảnh hưởng bởi sự khác biệt trong tiêu chuẩn chẩn đoán, dân số nghiên cứu (nguy cơ thấp hay nguy cơ cao, siêu âm tầm soát hay chọn lọc), tuổi thai tại thời điểm siêu âm [4] Theo

Ninh Văn Minh (2013), tỷ lệ thiểu ối ở thai từ 28 tuần trở lên vào đẻ tại bệnh viện phụ sản Thái Bình là trong 2 năm 2010-2011 là 2.1% [10] Theo nghiên

cứu của Nguyễn Thị Xuân Loan (2009), tỷ lệ thiểu ối là 3,9% [12]

Theo nghiên cứu của Trần Thị Hà (2014) tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên từ tháng 01/1/2014 đến 30/6/2014 có 248 trường hợp thai thiểu ối trong số 3847 trường hợp khám thai được siêu âm, chiếm tỷ lệ 6,4% [7] Phạm Thị Thu Hồng và cs (2018) nghiên cứu trên thai trưởng thành tại Bệnh viện sản nhi tỉnh An Giang thì tỉ lệ thiểu ối là 4,1% [14]

1.2.3 Nguyên nhân thiểu ối: Thiểu ối có thể vô căn hoặc có nguyên nhân từ

mẹ, thai nhi hoặc bánh rau [44]

* Nguyên nhân do mẹ

Mẹ bị bệnh nội khoa hoặc sản khoa liên quan đến suy tuần hoàn tử cung rau, làm ảnh hưởng đến chức năng bánh rau và tính thấm của màng ối gây ra thiểu ối như: tăng huyết áp, tiền sản giật, bệnh thận, bệnh huyết khối, bệnh mãn tính khác gây thiếu ô xy mãn tính như bệnh tim, hen phế quản

Trang 19

Mẹ bị tăng huyết áp trong thời kỳ thai nghén sẽ làm cản trở dòng máu từ mẹ qua rau thai, dòng máu đến thai giảm làm cho thai nhi thiếu chất dinh dưỡng và thiếu o xy dẫn đến hiện tượng cung cấp máu cho cơ quan ưu tiên là tim và não, các cơ quan khác và vùng ngoại vi có hiện tượng co mạch để dồn máu về cho tim và não, trong đó có mạch thận, lượng máu đến thận giảm, quá trình lọc nước tiểu cũng giảm và gây ra thiểu ối [37]

Ngoài ra, tỉ lệ mẹ bị các bệnh khác có thiểu ối cũng chiếm tương đối

cao Tỉ lệ mẹ bị nhiễm độc thai nghén có thiểu ối là 45% [43] Tương tự, tỉ lệ

mẹ bệnh thận có thiểu ối là 3,2%; bệnh tim là 1,8%; đái tháo đường thai nghén là 2,7% và bất thường miễn dịch mẹ - con 0,9% [47]

Do người mẹ dùng một số thuốc điều trị trong quá trình mang thai: hai nhóm thuốc chính được xác định là có liên quan đến giảm thể tích dịch ối là nhóm thuốc ức chế men chuyển (ACE) và nhóm ức chế tăng tổng hợp prostagladin Nếu dùng nhóm thuốc ức chế men chuyển trong điều trị tăng huyết áp đơn thuần hay trong tiền sản giật thì sẽ gây nhiều biến chứng trong đó có rối loạn chức năng thận thai và thiểu ối [37] Indomethacin (thuộc nhóm ức chế tổng hợp prostaglandin) được sử dụng trong điều trị dọa đẻ non, đa ối, viêm đa khớp, bệnh tự miễn làm giảm thể tích dịch ối dẫn đến thiểu ối [31]

* Nguyên nhân do thai - Thai bất thường

Thiểu ối có thể kết hợp với bất thường của thai như: Bất thường ở tim, da, hệ thống thần kinh trung ương và bất thường nhiễm sắc thể, trong đó hay gặp nhất là các bất thường ở hệ tiết niệu, ngoài ra thiểu ối còn có thể gặp trong hội chứng truyền máu trong thai đôi, tuy nhiên thiểu ối cũng có thể xảy ra mà không có bất thường nào của thai [46] Nguyên nhân thường gặp nhất là do bất thường hệ tiết niệu đơn thuần hay kết hợp với các bất thường khác, chiếm 1/3 các trường hợp thiểu ối [30] Ngoài ra còn có các bất thường khác liên quan đến thiểu ối như: không có tuyến giáp [47], bất thường hệ tiêu hóa,

Trang 20

bất thường bộ nhiễm sắc thể: thường gặp là ba cặp nhiễm sắc thể thứ 13, 18, 21 hay hội chứng Turner [23]

- Suy thai trường diễn (thai chậm tăng trưởng)

Nguyên nhân đầu tiên trong suy thai trường diễn phải nghĩ đến là suy tuần hoàn tử cung rau Trong trường hợp thai bị thiếu máu sẽ dẫn đến hiện tượng phân phối lại tuần hoàn của thai: Não và tim được ưu tiên cung cấp máu, các cơ quan khác bị giảm tưới máu (da, phổi…) và sự bài niệu bị giảm mạnh, do đó gây ra thiểu ối Trong suy thai trường diễn, biểu hiện kèm theo thiểu ối là thai kém phát triển trong tử cung [1]

- Thai già tháng

Hiện tượng giảm TTNO trong thai già tháng có liên quan đến sản xuất nước tiểu của thai nhi Trong thai già tháng, thiểu ối được giải thích là do bánh rau có hiện tượng lão hóa làm giảm khả năng cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai trong khi nhu cầu của thai ngày càng tăng Thai buộc phải thích nghi với tình trạng thiếu oxy bằng cách phân bố lại tuần hoàn, ưu tiên cung cấp máu cho não và tim, giảm cấp máu đến các cơ quan khác trong đó có hai thận dẫn đến giảm TTNO; các cơ quan khác như da, các phủ tạng khác cũng thiếu oxy và các chất dinh dưỡng [1], [3] Thai sinh ra có biểu hiện của hội chứng thai già tháng - Hội chứng Clifford Trường hợp nặng, thai có thể chết trong tử cung trước hoặc trong chuyển dạ hoặc khi sinh ra bị ngạt với điểm số Apgar thấp, hệ thần kinh trung ương bị tổn thương Thiểu ối thường xuất hiện trong thai già tháng (82% các trường hợp) nên cần phải theo dõi sát

- Do vỡ màng ối hoặc rỉ ối

Vỡ ối non là trường hợp ối vỡ trước khi có dấu hiệu chuyển dạ, ối vỡ sớm là trường hợp ối vỡ khi bắt đầu có dấu hiệu chuyển dạ thực sự Rỉ ối là trường hợp ra nước ối khi vẫn còn màng ối, được chẩn đoán xác định khi soi ối còn nhìn thấy màng ối Vỡ màng ối hoặc rỉ ối đều gây ra thiểu ối [2]

Trang 21

* Bánh rau

Bong rau, huyết khối hoặc nhồi máu nhau thai, hội chứng truyền máu song thai là những nguyên nhân gây thiểu ối Trong hội chứng truyền máu trong thai đôi, thai cho sẽ bị thiếu máu, kém phát triển nặng và thiểu ối, và có thể dẫn đến chết lưu, còn thai nhận sẽ ở trong tình trạng đa ối

* Không rõ nguyên nhân: Chiếm khoảng 30% các trường hợp thiểu ối [1] 1.2.4 Biến chứng của thiểu ối

Thiểu ối gây ra tỉ lệ biến chứng từ 0,5-5,0% và cũng liên quan đến tăng tỉ lệ bệnh tật, tỉ lệ tử vong chu sinh, tăng tỉ lệ đẻ ngôi ngược và mổ lấy thai cho mẹ [49] Theo Casey (2000), tỉ lệ biến chứng của thiểu ối là 2,3% [24]

* Với con

- Phân su trong nước ối

Khi thể tích nước ối giảm, dây rốn sẽ bị chèn ép, hoặc giảm chức năng bánh rau và làm giảm cung cấp oxy và các chất dinh dưỡng cho thai, khi oxy cung cấp cho thai giảm kéo dài hoặc giảm quá mức dẫn đến tình trạng phân bố lại tuần hoàn thai nhi nhằm cung cấp oxy cho các cơ quan của thai Tim và não là các cơ quan trọng yếu cần được ưu tiên cung cấp oxy do đó giảm cung cấp cho da và ruột dẫn đến tăng nhu động ruột gây tống phân su ra buồng ối và nhuộm xanh nước ối Tỉ lệ phân su trong nước ối ở thai phụ thiểu ối có tỉ lệ khá cao Theo Lê Lam Hương nghiên cứu tại Bệnh viện Phụ sản trung ương Huế từ 01/03/2012 đến 31/03/2013 thấy tỉ lệ phân su trong nước ối là 20% [9]

- Chỉ số Apgar của trẻ sơ sinh ở phút thứ 5 sau đẻ < 7 điểm :

Thiểu ối làm cho trưởng thành phổi bị trì hoãn (nếu thiểu ối sớm bắt đầu trong thai kỳ) Điều này làm cho tình trạng trẻ sơ sinh ngạt khi đẻ ở thai phụ thiểu ối cao hơn so với trẻ sơ sinh ở những thai phụ không bị thiểu ối Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuân Loan và cs (2009) thì tỉ lệ trẻ sinh ra

Trang 22

có Apgar 1 phút <7 ở thai phụ thiểu ối là 15,1%; và màu sắc dịch ối vàng úa hay lẫn phân su sẽ làm tăng tỷ lệ trẻ có Apgar 1 phút < 7 [12]

- Trẻ sơ sinh bị bệnh

Tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh ở nhóm thiểu ối cao hơn nhóm trẻ sơ sinh không bị thiểu ối có ý nghĩa thống kê Tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh ở nhóm thiểu ối trung bình là 2,5%, thiểu ối nặng là 9,4%, trong khi đó tỉ lệ trẻ sơ sinh bị bệnh ở nhóm không bị thiểu ối chỉ chiếm 0,54% [25] Trong các biến chứng của trẻ sơ sinh thì thiểu sản phổi là nặng nhất Ngoài ra, có thể gặp các bất thường do sự nén cơ học (thiểu ối làm cho buồng tử cung bị hẹp lại, tử cung co lại gây ra chèn ép và biến dạng chi): khoèo chân, tay, cứng khớp… Nếu thiểu ối kéo dài 2 tuần thì 57,0% thai nhi bị chèn ép, các biến dạng xảy ra ở tay và chân gây ra tay và chân bị khoèo sau khi đẻ [27]

- Tử vong chu sinh :

Tỉ lệ tử vong chu sinh ở những trẻ sinh ra từ thai phụ thiểu ối cao hơn so với nhóm không bị thiểu ối Vũ Văn Tâm và Vũ Thị Minh Phương nghiên cứu thấy tỉ lệ tử vong sau đẻ ở những thai phụ bị thiểu ối là 27,5% [18]

- Chậm phát triển trong tử cung: khi mang thai mà bị thiểu ối thì trẻ đẻ ra bị

nhẹ cân cao gấp 2,1 lần so với bình thường

Trang 23

1.2.5 Chẩn đoán thiểu ối

- Chẩn đoán dựa vào các dấu hiệu lâm sàng : bụng nhỏ không tương

đương tuổi thai, có thể sờ thấy các phần của thai ngay sát da bụng, hỏi bệnh sử dấu hiệu ra nước âm đạo để phân biệt với rỉ ối, khám lâm sàng thấy màng ối còn nguyên vẹn Phương pháp lâm sàng đánh giá thiểu ối cho đến nay vẫn là phương pháp cổ điển : Dùng hai bàn tay sờ nắn tử cung, dễ sờ thấy các phần của thai, không thấy dấu hiệu bập bềnh thai Dùng thước đo chiều cao tử cung và vòng bụng thấy nhỏ hơn tuổi thai Khả năng xác định TTNO bằng lâm sàng không cao, đặc biệt là trong trường hợp thiểu ối Chẩn đoán thiểu ối bằng thăm khám lâm sàng là rất khó, thực tế hầu hết chỉ chẩn đoán được sau khi đẻ [2]

- Chẩn đoán xác định thiểu ối chủ yếu dựa vào siêu âm thai và nước ối Siêu âm trong chẩn đoán thiểu ối : Khi siêu âm ra đời, chẩn đoán siêu âm đánh giá TTNO đã thay thế cho mọi kỹ thuật trước đây trong chẩn đoán thiểu ối Có nhiều phương pháp đo TTNO: Phương pháp đo chiều sâu khoang ối lớn nhất (MVP) và phương pháp đo chỉ số nước ối (AFI) [40, 49]

+ Phương pháp đo chiều sâu khoang ối lớn nhất (MVP) : MVP được sử dụng như là một trong nhiều thông số để đánh giá sinh lực của thai, để phát hiện nguy cơ thai nghén cao Hầu hết thường đo ở khu vực chi của thai hay gáy của thai Phương pháp đánh giá này không tính đến biến đổi sinh lý của TTNO theo tuổi thai [53]

+ Phương pháp đo AFI (đo chỉ số nước ối): Chỉ số nước ối là tổng ĐSTĐNO ở 4 góc của tử cung (còn gọi là kỹ thuật đo 4 góc) Theo phương pháp này thì chỉ số nước ối bình thường là từ 50mm đến 200mm, dưới 50mm là thiểu ối [54], [46]

Về độ tin cậy của các kỹ thuật, thì phương pháp xác định AFI có ưu thế hơn hẳn so với MVP Độ nhạy của chẩn đoán thiểu ối trong MVP chỉ là 42% so với phương pháp xác định AFI Trong đánh giá TTNO bằng

Trang 24

siêu âm thì kỹ thuật AFI được đề nghị sử dụng rộng rãi đã góp phần đáng kể nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho thai nằm trong bụng mẹ[11]

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, việc chẩn đoán thiểu ối theo kết quả siêu âm AFI được xác định: AFI <50mm là thiểu ối, AFI <20mm là hết ối [4]

- Chẩn đoán nguyên nhân thiểu ối dựa vào các xét nghiệm như : siêu âm, xét nghiệm chọc dò nước ối

1.2.6 Điều trị thiểu ối

* Thiểu ối điều trị theo nguyên nhân [49] Ở mỗi giai đoạn thai kỳ mà có những nguyên nhân khác nhau từ đó đưa ra cách xử trí kịp thời, cụ thể :

- Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và làm xét nghiệm dịch âm đạo để loại trừ rỉ ối, vỡ ối

- Siêu âm tiền sản nhằm khảo sát và phát hiện các bất thường hình thái thai, đặc biệt bệnh lý hệ niệu của bào thai như các trường hợp loạn sản thận, tắc nghẽn đường niệu

- Siêu âm tim thai, siêu âm Doppler (AFI, Doppler động mạch não giữa), monitor sản khoa trong trường hợp có kèm thai chậm phát triển trong tử cung [4]

* Tùy vào tuổi thai và có hướng xử trí và điều trị khác nhau, cụ thể : - Thiểu ối trong 3 tháng đầu : khả năng bệnh lý về thai nhi là cao, nguyên nhân từ trong trứng phôi và bệnh lý của mẹ Vì vậy cần xác định nguyên nhân, có thể chấm dứt thai kỳ khi phát hiện nguyên nhân từ mẹ hay từ phôi thai, sau đó điều trị nguyên nhân triệt để, nhất là bệnh lý đặc biệt từ mẹ

- Thiểu ối trong 3 tháng giữa : xác định nguyên nhân gây ra thiểu ối, đặc biệt bệnh lý dị tật ở hệ tiết niệu kèm các dị tật bẩm sinh khác cần thiết có thể chấm dứt thai kỳ, siêu âm định kỳ 1-2 lần/tuần cho đến lúc sinh Có thể dùng thuốc trưởng thành phổi từ tuần 34 trở đi

- Thiểu ối 3 tháng cuối : nghỉ ngơi, uống nhiều nước mỗi ngày trung bình 3l nước/ngày, có thể nhập viện truyền dịch Siêu âm định kỳ 1-2 lần/tuần

Trang 25

cho đến lúc sinh Có thể dùng thuốc trưởng thành phổi từ tuần 34 trở đi Theo Phan Thị Hằng và cs (2007) thì uống nước giúp làm tăng AFI và đạt được sự chấp nhận điều trị của các thai phụ cao, do đó có thể ứng dụng cho điều trị thiểu ối Nghiên cứu thấy AFI ở nhóm thai phụ thiểu ối uống 2 lít nước trong vòng hai giờ mỗi ngày cho đến lúc chuyển dạ sẽ tăng lên 2,15 cm (sau uống 3 giờ) so với nhóm thai phụ thiểu ối uống theo nhu cầu (95% CI : 1,52-2,77, p< 0,0001) AFI đo ở ngày vào chuyển dạ ở nhóm uống nước theo chỉ định cao hơn nhóm uống nước theo nhu cầu là 0,87 cm (95% CI: 0,11-1,62; p= 0,024) [15]

- Tư vấn lợi ích và các tai biến, tiến hành thủ thuật truyền ối (truyền dung dịch nhược trương đường tĩnh mạch, truyền dịch đẳng trương vào buồng ối) trong trường hợp nước ối quá ít gây cản trở cho quá trình khảo sát hình thái thai, ngoài ra có thể đồng thời lấy nước ối xét nghiệm miễn dịch, di truyền, giảm chèn ép cho dây rốn, vận động của thai nhi [4]

1.2.7 Phòng ngừa bệnh thiểu ối

- Trước khi mang thai, cần điều trị khỏi hẳn hay ổn định hẳn những bệnh lý nội khoa rồi mới quyết định có thai

- Khám thai định kỳ theo sự chỉ dẫn của bác sĩ sản khoa để theo dõi phát hiện sớm và điều trị kịp thời

- Tập thói quen uống nhiều nước mỗi ngày trung bình khoảng 2l/ ngày đây là biện pháp đề phòng được tình trạng thiểu ối nhất là trong 3 tháng cuối thai kì kết hợp dinh dưỡng mỗi ngày [6]

Trang 26

Truyền ối là một biện pháp hiệu quả điều trị bệnh lý thiểu ối Đây là một kỹ thuật tiên tiến trong chuyên ngành sản phụ khoa trên thế giới hiện nay và là kỹ thuật hoàn toàn mới tại Việt Nam [18]

- Nhiễm trùng cấp [13],[18]

1.3.4 Kỹ thuật

- Kỹ thuật truyền ối được thực hiện dưới hướng dẫn siêu âm Bác sĩ sẽ đưa kim nhỏ vào khoang tử cung Sau đó thai phụ sẽ được bơm dịch đẳng trương (nước muối hoặc Ringer lactat) vào buồng ối cho đến khi mức nước ối trở về bình thường theo tuổi thai

- Sau khi thực hiện thủ thuật, bác sĩ sẽ kiểm tra toàn trạng thai phụ, siêu âm thai, xét nghiệm máu Sau 2 ngày ổn định thì thai phụ sẽ được ra viện

- Nếu sau khoảng 1-2 tháng, thai phụ lại có dấu hiệu thiểu ối (thiểu ối tái phát), thì có thể được chỉ định truyền ối lặp lại trong điều kiện cho phép và

Trang 27

duy trì đến khi thai có khả năng nuôi được (truyền ối nối tiếp)

- Kỹ thuật truyền ối yêu cầu đảm bảo vô trùng tuyệt đối và kỹ năng đưa kim vào buồng ối cần có chuyên môn, kỹ năng cao mới thực hiện được [13], [18]

1.3.5 Dung dịch truyền ối Ringer lactate

- Tên chung quốc tế: Ringer lactate - Dạng thuốc và hàm lượng:

+ Dung dịch trong chai 250 ml, 500 ml, 1000 ml

+ Dịch truyền Ringer lactate đẳng trương: Natri clorid 0,6%, Kali clorid 0,04%, Natri lactat 0,25%, Calci clorid 0,027% Dịch truyền chứa 131 mmol Na+, 5 mmol K+, 2 mmol Ca2+, 29 mmol HCO3-(lactat), 111 mmol Cl-/lít

- Chỉ định: Bù nước và điện giải; sốc do giảm thể tích máu

- Chống chỉ định: Chứng nhiễm kiềm hô hấp hay chuyển hóa; tăng calci huyết, tăng kali huyết, suy tim, ứ nước, đang dùng digitalis, suy thận nặng

- Thận trọng: Hạn chế truyền trong suy thận, suy tim, tăng huyết áp, phù phổi, nhiễm độc thai nghén

- Liều dùng: Bù nước và điện giải hoặc sốc do giảm thể tích máu: Truyền tĩnh mạch, liều dùng cho người lớn và trẻ em được xác định dựa vào lâm sàng và nếu có thể theo dõi nồng độ điện giải

- Tác dụng không mong muốn: Truyền quá mức có thể gây nhiễm kiềm chuyển hóa; truyền liều lớn có thể dẫn đến phù

- Quá liều và xử trí

+ Quá liều: Phù, phù phổi cấp, rối loạn điện giải, suy tim cấp

+ Xử trí: Ngừng truyền ngay Cho điều trị thích hợp (tiêm tĩnh mạch lợi tiểu, thở oxygen…) [5]

1.4 Các nghiên cứu hiệu quả truyền ối trong điều trị thiểu ối

Viện Sức khỏe và Chăm sóc chất lượng cao Quốc gia Anh (National Institute for Health and Care Excellence-NICE) cũng đưa ra tổng quan về thủ tục can thiệp điều trị truyền ối cho thiểu ối trong khi mang thai vào năm 2006

Trang 28

Bằng chứng hiệu quả truyền ối được trình bày trong tổng quan này liên quan đến một thử nghiệm ngẫu nhiên, bốn thử nghiệm đối chứng không ngẫu nhiên Các kết quả hiệu quả chính của truyền ối trong điều trị thiểu ối bao gồm kéo dài thời gian mang thai, giảm tỷ lệ mắc bệnh thiểu sản phổi và cải thiện tỷ lệ sống sơ sinh [51]

Theo nghiên cứu của Chhabra S và cộng sự tại khoa Phụ sản, Viện Y học Mahatma Gandhi ở Ấn Độ (2007) đã chỉ ra lợi ích của truyền ối qua da bụng (APTA) trong điều trị thiểu ối Đây là một nghiên cứu đối chứng với 100 phụ nữ mang thai bị thiểu ối, 50 người được truyền ối và 50 người theo dõi Kết quả: Có sự gia tăng trung bình 4,02 cm trong chỉ số nước ối (AFI) sau khi truyền ối Chỉ có 18,0% trường hợp bệnh nhân cần sinh mổ so với 46,0% ở nhóm chứng Tỷ lệ tử vong chu sinh là 18,0% ở nhóm chứng và 4,0% ở nhóm được truyền ối (p<0,05) Như vậy, truyền ối là một phương pháp hữu ích để giảm các biến chứng do giảm thể tích nước ối Truyền ối đặc biệt hữu ích trong các trường hợp thiểu ối xuất hiện sớm trước 26 tuần, vì thủ thuật này cho kết quả chu sinh tốt hơn bằng cách giúp thai nhi tiếp tục được phát triển trong tử cung, nên thai nhi sẽ trưởng thành hơn, ít gặp các biến chứng như sinh non hay dị dạng thai, thiểu sản phổi [26]

Nghiên cứu của Hsu T.L và cs (2007) chia sẻ về truyền nước ối cho 17 thai phụ thiểu ối (có chọc dò ối) trong ba tháng giữa cho thấy: Không có bà mẹ nào sử dụng các loại thuốc có thể gây thiểu ối Các sản phụ nhận được thực hiện truyền ối với quy trình 28 bước Chỉ một quy trình không thành công Không tìm thấy bất thường nhiễm sắc thể Dị tật thai nhi được tìm thấy sau khi chọc dò ối kết hợp truyền ối là 5 trường hợp Một phụ nữ sinh non trong vòng 1 tuần sau khi truyền nước ối Trong bốn trường hợp thiểu ối bị vỡ ối, một trường hợp sinh con đủ tháng khỏe mạnh Trong 13 trường hợp thiểu ối không vỡ ối, có hai trẻ sinh non trước 34 tuần tuổi thai, bao gồm thiểu sản phổi ở một trẻ sơ sinh và ba trẻ khỏe mạnh sinh sau 35 tuần tuổi thai Nhóm

Trang 29

tác giả kết luận: truyền ối được thực hiện lần đầu tiên có thể mang lại một số lợi ích cho những người bị thiểu ối sớm, kéo dài thời gian sống trong buồng tử cung của thai nhi, tăng hiệu quả sau sinh, giảm tử vong [41]

Nghiên cứu của Hernández-Herrera R.J và cs (2009) nhằm mục tiêu đánh giá mối tương quan giữa chỉ số nước ối (AFI) và thể tích nước ối thực trong 3 tháng giữa thai kỳ thông qua phương pháp truyền dịch ối trên 8 phụ nữ mang thai bị thiểu ối Truyền dịch ối được thực hiện bằng cách nhỏ đến 400 ml dung dịch muối trong 100 ml dung dịch Với bệnh nhân ở tư thế nằm ngửa, AFI được xác định bằng tổng các phép đo của các vực thẳng đứng sâu nhất trong mỗi phần tư của tử cung mẹ, đánh giá AFI sau mỗi 100 ml dung dịch được truyền Kết quả: các khoảng AFI tương ứng với thể tích truyền là: sau 100 ml = 5–11 cm (trung bình 6,5 cm); sau 200 ml = 9–12,7 cm (trung vị 10,3 cm); sau 300 ml = 10–17 cm (trung vị 13,5 cm) và sau 400 ml = 12–16 cm (trung vị 15 cm) Mối tương quan giữa AFI và thể tích truyền là r = 0,81 (p <0,0001), phương sai là r2

= 0,65, cho thấy 65% sự thay đổi trong các phép đo AFI được tính trực tiếp bởi thể tích nước ối và 35% của các phép đo AFI được tính đến bởi các yếu tố khác ngoài thể tích nước ối Có mối tương quan chặt chẽ giữa AFI và thể tích truyền nước ối (trung vị 6,5, 10,3, 13,5 và 15 cm sau khi truyền nước ối lần lượt là 100, 200, 300 và 400 ml dung dịch muối) [39] Như vậy rõ ràng truyền dịch ối sẽ làm tăng thể tích nước ối, có thể ứng dụng trong điều trị thiểu ối cho thai phụ

Đại học Szeged ở Hunggary (2011) tiến hành nghiên cứu thay đổi tuần hoàn động mạch phổi và thai nhi sau khi truyền ối Mục đích của nghiên cứu này là so sánh tuần hoàn tử cung và phổi của thai nhi bị thiểu ối vô căn (AFI <5cm) nghiêm trọng (không rõ nguồn gốc) với thai bình thường Mục đích tiếp theo của nghiên cứu là đo lường sự thay đổi của tuần hoàn phổi tử cung và thai nhi ở những bệnh nhân bị thiểu vô căn nặng, được điều trị bằng

Trang 30

phương pháp truyền ối Nghiên cứu sơ bộ cho thấy truyền ối đơn / nối tiếp có một số tác dụng có lợi đối với kết quả của việc mang thai thiểu ối vô căn nghiêm trọng: truyền ối kéo dài thời gian mang thai, giảm sinh non và ngăn ngừa kết cục sơ sinh bất lợi [58]

Năm 2013, Kozinszky Z và cộng sự đã phân tích đánh giá vai trò của truyền dịch vào buồng ối (APTA - antepartum transabdominal amnioinfusion) trong việc kiểm soát bệnh thiểu ối vô căn nghiêm trọng nhằm cải thiện kết quả mang thai trên 20 phụ nữ mang thai bị thiểu ối nặng được điều trị bằng APTA trong năm 2009 - 2012 cho kết quả: Tuổi thai trung bình ở lần điều trị đầu tiên là 22 tuần 3 ngày Chỉ số nước ối trước thủ thuật <5 cm đã được phục hồi bằng cách điều trị đến 8 cm Hơn một nửa số trường hợp mang thai (66,7%, 8/12) được điều trị bằng APTA kết thúc bằng sảy thai tự nhiên trong tam cá nguyệt thứ hai, chủ yếu là do vỡ màng ối (do hậu quả của việc lấp đầy retroamniotic bằng nước muối trong 4 trường hợp) Xác suất kéo dài đáng kể của thai kỳ càng cao Như vậy, APTA là một thủ tục hữu ích trong việc quản lý thiểu ối nghiêm trọng, nhưng nó có thể được theo sau bởi tỷ lệ vỡ ối tương đối cao, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ hai [45]

Bienstock J.L và cộng sự (2014) đã báo cáo một trường hợp mắc chứng suy thận hai bên được điều trị bằng phương pháp chọc ối nối tiếp trong đó trẻ sơ sinh sống sót sau thời kỳ sơ sinh và có thể tiến hành lọc màng bụng như một cầu nối để ghép thận theo kế hoạch Một phụ nữ 34 tuổi, thai 23 1/7 tuần tuổi thai với chẩn đoán thiểu ối nặng và chứng suy thận hai bên Bệnh nhân đã trải qua quá trình truyền hàng tuần với mục tiêu cải thiện sự phát triển phổi của thai nhi Khi thai được 28 tuần, bệnh nhân đã sinh được một trẻ sơ sinh sống cần được hỗ trợ hô hấp tối thiểu Trẻ sơ sinh hiện 9 tháng tuổi và đang được lọc màng bụng hàng ngày Các tác giả kết luận rằng truyền ối nối tiếp dường như đã làm giảm bớt sự thiểu sản phổi nghiêm trọng, trong quá khứ, dẫn đến cái chết của trẻ sơ sinh với chứng suy thận hai bên [19]

Trang 31

Nghiên cứu của Morita, A và cộng sự (2014) về truyền nước ối điều trị cho những trường hợp bị sảy thai mạn tính do nguyên nhân thiểu ối mạn tính nhằm phòng các bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh Sảy thai mãn tính do thiểu ối, đặc trưng bởi chảy máu âm đạo mãn tính và thiểu ối, có liên quan đến kết quả thai kỳ bất lợi, bao gồm sinh non và các vấn đề về phổi ở trẻ sơ sinh Tổn thương phổi của thai nhi có thể không chỉ do thiểu ối mà còn do stress oxy hóa do sắt gây ra thông qua việc hút mãn tính các chất có máu trong nước ối Nghiên cứu mô tả một thai kỳ phức tạp với tình trạng sảy thai mạn tính trên thai phụ thiểu ối được xử trí bằng cách truyền nước ối nhiều lần Đây là báo cáo đầu tiên cho thấy việc truyền nước ối đã thành công trong việc giảm đáng kể nồng độ cao của sắt, lactose dehydrogenase và 8-hydroxy-2'-deoxyguanosine, một dấu hiệu tổn thương DNA oxy hóa, trong nước ối do sảy thai mạn tính phức tạp Em bé được sinh ra ở tuổi thai 26 tuần bằng phương pháp mổ lấy thai, được xuất viện về nhà mà không có oxy bổ sung sau sinh 116 ngày [48] Như vậy, truyền ối có hiệu quả phòng bệnh hô hấp ở trẻ sơ sinh ở sản phụ có tiền sử sảy thai mạn tính kèm theo thiểu ối

Io S và cs (2018) cũng đã chỉ ra truyền ối tạm thời làm tăng thể tích nước ối Nghiên cứu mô tả một trường hợp thiểu ối nặng trong tam cá nguyệt thứ hai, truyền ối có thể đã phá vỡ thành công một vòng luẩn quẩn liên quan đến tình trạng thai nhi Một phụ nữ 34 tuổi thiểu ối khi mang thai 22 tuần Truyền ối đơn cải thiện suy tuần hoàn của thai nhi, và bệnh nhân sinh con đủ tháng khỏe mạnh Truyền ối đơn có thể là một phương pháp điều trị để cải thiện tiên lượng của thai kỳ khi thiểu ối nặng trong tam cá nguyệt thứ hai[42]

Nghiên cứu tổng quan của Warring Simrit K và cs (2020) nhằm khảo sát tác dụng của liệu pháp truyền nước ối nối tiếp đối với thiểu sản phổi trong tắc nghẽn đường tiết niệu dưới hoặc dị tật thận bẩm sinh ở thai nhi trong quá trình phát triển Nghiên cứu tổng quan đã tổng hợp số liệu từ tám nghiên cứu với 17 bệnh nhân cho kết quả: tuổi trung bình của các bà mẹ là 31 tuổi, số lần chọc ối trung bình là 7, tuổi thai trung bình khi được chọc ối lần đầu là 23

Trang 32

tuần 4 ngày, tuổi thai khi sinh là 32 tuần 2 ngày, cân nặng lúc sinh của trẻ sơ sinh là 3,7kg, điểm Apgar lúc 1 phút là 2,5 và điểm Apgar ở phút thứ 5 là 5,5 Kết luận, liệu pháp truyền nước ối nối tiếp có thể làm dịu phổi thai nhi bằng cách giảm nguy cơ tổn thương phổi ở trẻ sơ sinh thứ phát do thiểu ối [63]

Hiện nay ở Việt Nam cũng có một vài nghiên cứu về hiệu quả của phương pháp này, tuy nhiên vẫn là những báo cáo với cỡ mẫu nhỏ (<10 ca), hoặc báo cáo ca lâm sàng do đó độ tin cậy chưa cao Ở Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec tiến hành nghiên cứu đánh giá kết quả điều trị truyền ối cho 8 ca Nghiên cứu của Nguyễn Thu Hoài và cs (2018) về đánh giá kết quả truyền ối điều trị thiểu ối tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec thấy: Tuổi thai trung bình của thai nhi khi được truyền ối là 27,0 ± 5,3 tuần, lượng ối truyền trung bình 325 ± 84 ml, thời gian truyền trung bình 35,6 ± 15,6 phút Thời gian tiếp tục duy trì thai nghén trung bình: 6,8 ± 5,4 tuần Có 85,7% trẻ sơ sinh sống sót khi truyền ối ở tuổi thai trên 22 tuần Các tác giả cũng khẳng định: truyền ối có thể thực hiện cho thai trên 16 tuần có chỉ số ối dưới 50mm, lượng dịch truyền và thời gian truyền tùy thuộc tuổi thai và chỉ số ối trước truyền Truyền ối là một biện pháp có hiệu quả điều trị bệnh lý thiểu ối, tăng thời gian giữ thai trong tử cung, cải thiện rõ rệt về chỉ số ối từ đó giảm thiểu các ảnh hưởng có hại của thiểu ối đến thai nhi [13]

Tại Bệnh viện Phụ sản Hải Phòng, Vũ Văn Tâm và Vũ Thị Minh Phương đã tiến hành nghiên cứu hiệu quả của truyền ối trong điều trị thiểu ối trên 40 thai phụ có tuổi thai từ 17 tuần tới 33 tuần Kết quả cho thấy 19/40 bệnh nhân sinh con khỏe mạnh (47,5%), 8 ca thai lưu, 2 ca sảy thai và 11 trường hợp tử vong chu sinh Tuổi thai trung bình tiến hành truyền ối là 24,38 ± 4,86 tuần; tuổi thai trung bình lúc sinh 30,88 ± 7,39 tuần Nghiên cứu ghi nhận 2 trường hợp bị rỉ ối phải kết thúc thai kì ở tuần 17 và 20; 17 trường hợp BN chuyển dạ đẻ sau 34 tuần, 2 trường hợp chuyển dạ sinh non từ 28 – 34 tuần, 21 ca sinh < 28 tuần Tuổi thai tiến hành bơm ối càng cao thì tiên lượng kết cục thai kì có xu hướng tốt hơn [18]

Trang 33

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu

Thai phụ thiểu ối và hồ sơ bệnh án thai phụ thiểu ối có tuổi thai từ 16-34 tuần được chỉ định truyền ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ 01/10/2019 - 30/12/2021

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn

- Thai phụ có tuổi thai từ trên 16-34 tuần (tim thai dương tính) bị thiểu ối có nguyện vọng tiếp tục giữ thai

- AFI<50 mm - CTC >25mm

- Không có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc các bệnh lý nặng

- Đồng ý làm thủ thuật truyền ối và đồng ý thực hiện xét nghiệm nước ối làm nhiễm sắc thể đồ đồ cho thai

- Hồ sơ đầy đủ thông tin nghiên cứu/đồng ý tham gia nghiên cứu

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ

- Thai <16 tuần - Thai lưu - CTC < 25mm - Vỡ ối, rỉ ối

- Siêu âm hình thái thai nhi có bất thường - Kết quả nhiễm sắc đồ thai nhi bất thường - Nhiễm trùng cấp

- Không đồng ý tham gia nghiên cứu

2.2 Địa điểm nghiên cứu

Phòng can thiệp bào thai C5 - Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

Trang 34

2.3 Thời gian nghiên cứu

Từ tháng 7/2021-7/2022 (thời gian thu số liệu : thu số liệu từ bệnh án thai phụ đã truyền ối và và thai phụ truyền ối từ 1/10/2019-31/12/2021)

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Thiết kế nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang

2.4.2 Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu

- Cỡ mẫu: toàn bộ - Chọn mẫu: thuận tiện

Chọn toàn bộ hồ sơ bệnh án và thai phụ được chỉ định truyền ối của các thai phụ đủ tiêu chuẩn lựa chọn trong nghiên cứu này tại Trung tâm sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh - Bệnh viện Phụ Sản Hà Nội từ 01/10/2019 đến 30/12/2021

2.5 Chỉ số nghiên cứu

2.5.1 Chỉ số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

- Phân bố tuổi của thai phụ thiểu ối

- Phân bố nghề nghiệp của thai phụ thiểu ối - Phân bố khu vực sinh sống của thai phụ thiểu ối - Phân bố thiểu ối theo tuổi thai

- Tỉ lệ mức độ thiểu ối theo chỉ số nước ối

- Số lượng thai của thai phụ tham gia nghiên cứu

2.5.2 Chỉ số về kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

- So sánh kết quả siêu âm trước và sau truyền ối 2h - So sánh kết quả siêu âm trước và sau truyền ối 2 ngày

- So sánh kết quả siêu âm trước truyền ối và trước khi kết thúc thai kỳ - So sánh kết quả xét nghiệm máu trước và sau truyền ối

- So sánh kết quả xét nghiệm sinh hóa trước và sau truyền ối

Trang 35

- Phân bố lượng dịch truyền ối theo tuổi thai truyền ối - Phân bố thời gian truyền ối theo tuổi thai truyền ối - Phân bố số lần truyền ối theo tuổi thai truyền ối

- Tỉ lệ kết quả tuổi thai khi truyền ối và quá trình theo dõi sau đó - Tỉ lệ kết quả điều trị truyền ối bằng dung dịch Ringer lactate - Tỉ lệ đặc điểm trẻ sơ sinh lúc sinh sau điều trị truyền ối

- Phân bố tình trạng trẻ sơ sinh được điều trị truyền ối sau sinh 1 tháng

2.5.3 Chỉ số về yếu tố liên quan đến kết quả điều trị thiểu ối của phương pháp truyền dịch Ringer lactat vào buồng ối tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

- Mối liên quan giữa tuổi của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa nghề nghiệp của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa khu vực sinh sống của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa số lần đẻ của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa phương pháp đẻ lần gần nhất của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa bệnh kèm theo của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa tiền sử thiểu ối mạn tính của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa tiền sử sản khoa của thai phụ với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa tuổi thai với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa chỉ số ối trước truyền ối với kết quả điều trị thiểu

Trang 36

ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan giữa lượng dịch truyền ối với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan thời gian truyền dịch với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

- Mối liên quan số lần truyền dịch với kết quả điều trị thiểu ối bằng phương pháp truyền ối

2.6 Tiêu chuẩn đánh giá biến số nghiên cứu

- Chỉ số nước ối: Là tổng số đo khoảng cách túi ối rộng nhất (ĐSTĐNO) tại bốn vùng trên tử cung (góc dưới phải, góc trên phải, góc trên trái và góc dưới trái), đo từ bờ trong của cơ tử cung đến thai nhi, vuông góc với da thai nhi Đơn

vị tính bằng milimet Khi đo ĐSTĐNO phải loại trừ dây rốn và phần thai

Căn cứ vào AFI chia thiểu ối thành các mức độ như sau: + Hết ối: AFI < 20mm

+ Thiểu ối mức độ vừa: 20mm < AFI < 40mm

+ Thiểu ối mức độ nhẹ: 40mm < AFI < 50mm (do nghiên cứu chỉ lấy những trường hợp có AFI < 50 mm)

- Đường kính trung bình bụng thai chính là giá trị trung bình của đường

kính ngang và đường kính trước sau của bụng thai Đo qua mặt cắt ngang bụng trung bình có cột sống, dạ dày và một phần tĩnh mạch rốn, tuyến thượng thận phải Đo từ bờ ngoài- ngoài Đường kính trước sau bụng đi qua cột sống động mạch chủ bụng và tĩnh mạch cửa, đường kính ngang bụng đi qua dạ dày và vuông góc với đường kính trước sau bụng

- Trọng lượng thai: Siêu âm là phương pháp có giá trị và nhanh chóng dựa trên cơ sở đối chiếu với biểu đồ phát triển cân nặng theo tuổi thai

+ Đo kích thước vòng bụng thai để chẩn đoán cân nặng (hiện được nhiều tác giả áp dụng vì mối tương quan cao, hệ số tương quan r từ 0,8 đến 0,9)

Trang 37

+ Theo Phan Trường Duyệt phương pháp đo đường kính trung bình bụng cắt qua tĩnh mạch rốn có giá trị trong chẩn đoán cân nặng thai Qua kiểm định lâm sàng so sánh giữa cân nặng chẩn đoán bằng phương pháp này và cân nặng thực tế có độ sai lệch từ 200gam đến 300gam

+ Phương pháp này có ưu điểm là đo nhanh chóng, ít sai lệch, số liệu đo được hiện rõ trên màn hình tính toán dễ dàng, áp dụng trên các máy siêu âm đơn giản được

Bảng 2.1 Liên quan giữa đường kính trung bình bụng và cân nặng thai

Đường kính trung bình bụng (mm)

Cân nặng thai (gam)

Đường kính trung bình bụng

(mm)

Cân nặng thai (gam)

Trang 38

Đường kính trung bình bụng (mm)

Cân nặng thai (gam)

Đường kính trung bình bụng

(mm)

Cân nặng thai (gam)

đường percentil thứ 10 của tuổi thai [56]

- Tuổi của thai phụ là tuổi tính theo năm dương lịch được chia thành 3 nhóm theo các nhóm tuổi của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: ≤24, 25-34 và ≥35

- Nghề nghiệp: là công việc chính tạo nguồn thu nhập chính của thai phụ nghiên cứu trong vòng 6 tháng gần đây nhất, chia thành 4 nhóm: Nông dân, Công nhân, CBVC, Khác (Nội trợ, kinh doanh )

- Nơi ở là nơi có hộ khẩu thường trú trong thời gian ít nhất là trong 6 tháng gần đây, chia thành 2 khu vực: Thành thị và nông thôn

- Tuổi thai: Tính theo tuần, dựa vào ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối và được chia thành 4 nhóm tương ứng với nghiên cứu trước của Nguyễn Thu Hoài và cs: 16-21, 22-27, 28-32, >32 [13]

- Tiền sử bệnh tật trước và trong quá trình mang thai gồm bệnh huyết áp cao, bệnh tim, bệnh thận, nhiễm độc thai nghén…

- Tiền sử sản khoa: số lần có thai, số lần sảy, số lần nạo, số lần đẻ, thiểu ối trong những lần có thai trước

Trang 39

- Dị tật thai là những trường hợp thai bất thường như phù thai, dị tật hệ tiết niệu, hệ xương, hệ tuần hoàn

- Kết quả truyền ối: Các chỉ số dùng để đánh giá kết quả truyền ối sử dụng trong nghiên cứu này gồm:

+ AFI trước và sau khi truyền ối

+ Thời gian từ lúc truyền cho đến thời điểm kết thúc thai kỳ + Phương pháp sinh (đẻ thường hay mổ đẻ)

+ Bệnh tật, dị tật và tử vong khi sinh

+ Các biến chứng/tai biến do thủ thuật gây ra

- Phân nhóm kết quả truyền ối: Kết quả truyền ối được chia thành 2 nhóm thông qua xác định thủ thuật thành công hoặc không thành công Cụ thể:

+ Thủ thuật thành công khi AFI tăng lên, không có tai biến, biến chứng trong quá trình làm thủ thuật Tình trạng trẻ sơ sinh (lúc sinh) khỏe mạnh, không bị suy dinh dưỡng; mẹ không gặp tai biến

+ Thủ thuật không thành công: khi có một trong các vấn đề trên

2.7 Kỹ thuật và phương pháp thu thập số liệu

2.7.1 Kỹ thuật sử dụng trong nghiên cứu

2.7.1.1 Kỹ thuật siêu âm đo chỉ số nước ối

* Phương tiện: Máy siêu âm Volution E6 sản xuất tại Áo, hãng sản xuất:

GE Healthcare Mỹ Màn hình LCD TFT 19 inches, độ phân giải cao 1280 x 1024, có thể xoay được Màn hình điều khiển LCD màu chạm (Touchscreen) 10,4 inches Bàn điều khiển độ cao bằng điện Chức năng tối ưu hóa tự động (AO) Bộ xử lý tia kỹ thuật số với 494.894 kênh Chức năng lưu ảnh bao gồm chức năng Preview và Pre-selection

Trang 40

Hình 2.1 Máy siêu âm GE Volution E6

* Tư thế thai phụ và thầy thuốc trong khi thực hiện siêu âm

Thai phụ nằm ngửa trên bàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay buông xuôi trên bàn, tư thế nằm thoải mái Toàn bộ vùng bụng được bộc lộ rộng, bôi gel để dẫn âm Thầy thuốc ngồi bên phải của thai phụ trong suốt quá trình siêu âm

* Kỹ thuật xác định góc đo chỉ số nước ối

- Cách chia tử cung ra 4 góc: Chia tử cung ra 4 góc bằng hai đường

thẳng vuông góc với nhau

+ Một đường thẳng dọc đi qua trục dọc giữa của cơ thể thai phụ

+ Một đường thẳng ngang đi qua điểm giữa của chiều cao tử cung (tính từ đáy tử cung đến bờ trên khớp vệ)

+ Bốn góc lần lượt được gọi tên là góc dưới phải, góc trên phải, góc trên trái và góc dưới trái [7]

Ngày đăng: 01/06/2024, 14:56

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan