ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌ C CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌ C CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Giáo Dục - Đào Tạo - Khoa học xã hội - Giáo Dục - Education - 98 - ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌ C CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP ThS. Nguyễn Thị Xuân Trường Đại học Ngoại thương Tóm tắt: Đổi mới phương pháp dạy và học đại học nói chung và phương pháp dạ y và học các môn lý luận chính trị nói riêng là khâu rất quan trọng bởi phương pháp dạ y và học hiệu quả mới phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học. Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị không chỉ là nhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong nhà trườ ng mà còn góp phần phát triển con người toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Bài viết này nêu lên những khó khăn trong dạy và học các môn lý luận chính trị từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị theo hướng tiếp cận năng lực. Từ khóa: đổi mới phương pháp, dạy và học, lý luận chính trị, tiếp cận năng lực 1. Đặt vấn đề Sinh viên là nguồn cho đội ngũ trí thức tương lai của đất nước. Sinh viên không chỉ cần kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần có những phẩm chất chính trị, đạo đứ c, kỹ năng và lý tưởng sống cao đẹp. Các môn lý luận chính trị ở bậc đại học góp phầ n hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học. Đối vớ i sinh viên, việc học tập các môn lý luận chính trị có ý nghĩa quan trọng. Lịch sử phát triể n giáo dục nói chung và giáo dục bậc đại học nói riêng có nhiều hướng tiếp cận khác nhau như: tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận năng lực. Và mỗi cách tiếp cận đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Tùy theo xu hướng phát triển của mỗ i quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, mỗi cơ sở đào tạo đại học có thể lự a chọn cho mình một cách tiếp cận phù hợp bảo đảm xây dựng chương trình đào tạ o phù hợp với sứ mệnh và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Xu hướng chung của các nước hiện nay là chuyển đổi từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lự c. Nghị quyết 14CP của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nêu rõ: “Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo hướng định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp ứng dụng,… Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển tiềm năng nghiên cứ u sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệ p của người học” (Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2006). Tiếp Email: nguyenxuanxhnvgmail.com - 99 - cận năng lực chủ trương giúp người học không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phả i biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giả i quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra. Nói cách khác phải gắn với thực tiễn đờ i sống. Nếu như tiếp cận nội dung chủ yếu yêu cầu người học trả lời câu hỏi: Biế t cái gì, thì tiếp cận theo năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết. Nói cách khác, nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biế t làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu (know-what). Chính vì vậy, việc đảm bả o chất lượng dạy và học các môn lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, hình thành nhân cách cho thế hệ tương lai. Trong phạ m vi bài nghiên cứu, tác giả muốn đề cập đến một số vấn đề cơ bản về đổi mới phương pháp dạ y và học các môn lý luận chính trị ở trường đại học theo hướng tiếp cận năng lực. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Khái niệm năng lực Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâm củ a nhiều nhà nghiên cứu. Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp củ a tri thức, kỹ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của mộ t cá nhân hoặc tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ. Mức độ và chất lượ ng hoàn thành công việc sẽ phản ánh mức độ năng lực của cá nhân ở tổ chức. Chính vì thế, thuật ngữ “năng lực” khó định nghĩa một cách chính xác. Năng lực hay khả năng, kỹ năng trong tiếng Việt có thể xem tương đương với các thuật ngữ “competency”, “ability”, “capability” trong tiếng Anh. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Thế giới (OECD) “Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể ” (OECD, 2002). Denyse Tremblay (2002) cho rằng năng lực là khả năng hành động, thành công và tiế n bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt vớ i các tình huống trong cuộc sống. Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2003). “Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyế t các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghi ệm cũng như sự sẵn sàng hành động” (Bernd Meier Nguyễn Văn Cường, 2016). Từ những quan niệm trên, có thể thấy rằng năng lực dù là tố chất có sẵn hay là sự kế t hợp của nhiều yếu tố thì điều quan trọng là nó chỉ được biểu hiện, được công nhận khi người học biết vận dụng nó để giải quyết hay thực hiện một vấn đề, một nhiệm vụ nào đó trong công việc, cuộc sống tức là phải gắn liền với thực tiễn. Như vậy, dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, phải khơi gợi - 100 - được niềm đam mê của người học và đặc biệt phải tạo điều kiện “học đi đôi với hành” để người học vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ mà mình lĩnh hội được vào giả i quyết các tình huống thực tiễn. Và để thực hiện điều này, mỗi cơ sở đào tạo cầ n nhanh chóng thoát khỏi mô hình giáo dục truyền thống, chuyển từ việc trang bị kiến thứ c sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học. Nghĩa là phải thay đổi quan điểm, mục tiêu dạy học: từ chỗ chỉ quan tâm tới việc người học học được gì đế n chỗ quan tâm tới việc người học làm được cái gì qua việc học. Tiếp cận năng lự c là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những khả năng và kĩ năng mà người học muốn đạt đượ c vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể . Nói cách khác, tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: chúng ta muốn người học biết và có thể làm đượ c những gì. 2.2. Khái niệm lý luận chính trị Các môn lý luận chính trị được giảng dạy trong các trường đại học hiện nay bao gồ m: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam. Theo Tạp chí Lý luận chính trị (2017), các môn lý luậ n chính trị góp phần: Thứ nhất, góp phần phát triển con người toàn diện. Cùng với việc học tập kiến thứ c chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên phải được trang bị hệ thống tri thứ c lý luận chính trị đúng đắn. Bởi kiến thức lý luận chính là kim chỉ nam phương hướ ng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, hướng các em đến hành động thực tiễn, nhân văn, tiến bộ, khoa học, hun đúc cho sinh viên lòng yêu nước chân chính, có tinh thần kiên định, vững vàng, không hoang mang, dao động trước những biến động phức tạp củ a bối cảnh hội nhập quốc tế. Thứ hai, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. Học tập và quán triệt nội dung các môn lý luận chính trị giúp sinh viên có trình độ và năng lực tư duy lý luận khoa học, có quan điểm đúng đắn, lập trườ ng cách mạng vững chắc và phương pháp luận khoa học, là điều kiện để sinh viên chủ động, tự tin vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại. Thứ ba, giúp sinh viên có lập trường tư tưởng kiên định, bản lĩnh chính trị vữ ng vàng, góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chố ng phá của các thế lực thù địch. Như vậy, sinh viên là đội ngũ tri thức không chỉ cần kiến thức chuyên môn vữ ng vàng mà cần phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và lý tưởng sống cao đẹ p. Các môn lý luận chính trị góp phần trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học đồng thời bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đứ c cho sinh viên. 2.3. Những khó khăn trong dạy và học các môn lý luận chính trị bậc đại học hiệ n nay Thứ nhất, những diễn biến trái chiều trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên thế giới và trong nước. Do sai lầm kéo dài về nhiều phương diện, nhiều nước xã hội chủ - 101 - nghĩa bắt đầu lâm vào khủng hoảng và khi thực hiện đường lối cải cách, cải tổ sai lầ m càng dễ dẫn tới khủng hoảng thậm chí dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa. Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã diễn ra hơn hai thậ p kỉ nhưng đến nay vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin củ a hàng tỉ người trên thế giới. Điều đó gây ra khó khăn trên phương diện lý luận và thực tiễn đối với các nước đang tiếp tục lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa. Trong khi đó nhiều nước tư b ản chủ nghĩa với những điều chỉnh mới đã đạt được sự ổn định và có bước phát triển nhất là về kinh tế và quân sự. Sự phát triển đó của chủ nghĩa tư bả n làm cho bộ phận không nhỏ nhân dân trên thế giới nói chung, nhân dân ta nói riêng, trong đó có sinh viên hoài nghi về học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, về sự tồn tạ i tất yếu của chủ nghĩa xã hội trong tiến trình lịch sử. Thứ hai, do đặc thù của các môn lý luận chính trị đã rất khô khan, trừu tượng, khó tiế p thu, lại thường được xếp vào chương trình các năm nhất và hai. Đây là giai đoạ n sinh viên mới vào trường, đang làm quen với phương pháp học tập đại học. Vì vậ y, công tác giảng dạy của giảng viên cũng như việc học của sinh viên gặp nhiều trở ngạ i, gây tâm lý chán nản đối với môn học. Thứ ba, sự lựa chọn và chắt lọc thông tin để đưa vào bài giảng của giảng viên chưa thật sự hiệu quả, thiếu tính thời sự,… Trong đời sống thực tiễn của thời đại hội nhậ p quốc tế như hiện nay có rất nhiều sự kiện, thông tin, hiện tượng diễ n ra hàng ngày hàng giờ, đan xen giữa cái xấu - cái tốt, cái thật - cái giả. Với câu hỏi được đặt ra, rấ t nhiều vấn đề phải lựa chọn, sàng lọc. Đây là việc làm rất khó khăn, phức tạp đòi hỏ i giảng viên không chỉ có sự cần cù, tích lũy, học hỏi mà còn đòi hỏi có sự nhạy cả m, sáng tạo, khiếu quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa cao để lựa chọ n những thông tin phù hợp đưa vào bài giảng. Thứ tư, cơ sở vật chất thiếu thốn của các trường đại học. Một trong các lý do hiệ n nay giảng viên các môn lý luận chính trị vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình truyề n thống trong giảng dạy, bên cạnh đó sĩ số sinh viên trong một giảng đường quá đông (ở nhiều trường mỗi lớp từ 100 - 200 sinh viên). Với số lượng như vậy giả ng viên khó có thể phát huy được tính tích cực của sinh viên trong học tập. Các trường đại học thườ ng sắp xếp số lượng sinh viên trong một giảng đường đông như vậy là do cơ sở vật chấ t thiếu thốn, số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm tăng quá nhanh so với sự phát triển cơ sở vật chất của nhà trường. Với điều kiện đó giảng viên khó có thể tổ chức giờ thả o luận có hiệu quả. 2.4. Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị theo hướng tiếp cận năng lực Đổi mới phương pháp dạy và học là cải tiến những hình thức và cách thức làm việ c kém hiệu quả của giảng viên và sinh viên, sử dụng những hình thức và cách thức hiệ u quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạ o, phát triển năng lực của người học. Theo Nguyễn Đức Trí: “đổi mới phương pháp dạ y và học là phải từng bước tìm cách chuyển giao cho người học “chìa khóa” về phương pháp để tiếp tục học tập, nhận thức và hành động trong hoạt động thực tiễn sau này” - 102 - (Nguyễn Đức Trí, 1996). Đây là một quan điểm mới, tiến bộ góp phần làm thay đổ i, chuyển biến các cách thức, biện pháp phối hợp, tương tác giữa người dạy và ngườ i học, nhằm giúp người học chiếm lĩnh có hiệu quả hệ thống kiến thức khoa học, hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành nghề nghiệp, phương pháp tự học sáng tạ o và các phẩm chất theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo. Đối với các môn lý luận chính trị để đổ i mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị cần thực hiện các giả i pháp sau: 2.4.1. Về phía giảng viên Giảm thời gian thuyết trình của giảng viên, trong một buổi giảng bài, giảng viên chỉ nên thuyết trình tối đa 80 tổng thời gian; thời gian còn lại dành cho trao đổi, thả o luận; mời các nhà lãnh đạo các cấp, các chuyên gia thực tiễn trong các lĩnh vực liên quan báo cáo chuyên đề, đồng chủ trì các buổi thảo luận. Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng tích cực, lấy sinh viên làm trung tâm. Trong đó, phương pháp giảng dạy của giảng viên phải khuyến khích sinh viên tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn. Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia tích cực vào quá trình dạy học; giảng viên đóng vai trò là nguồn thông tin chính, nhưng cũng là người thúc đẩy quá trình học của học viên. Theo Điều 7 mục 2 Luật Giáo dục 2019 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phả i khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê họ c tập và ý chí vươn lên” (Quốc hội, 2019) . Bài học được sử dụng chủ yếu để phân tích, tìm hiểu những kiến thức cơ bản và thực hành đòi hỏi tư duy như: phân tích, tranh luận, áp dụng, sáng tạo và ra quyết định. Những kiến thức thông thường, những dữ kiện thì sinh viên sẽ tự tìm kiếm trong các loại tài liệu tham khảo từ các nguồn. Vì vậy, để nâng cao chất lượng bài giảng, trong quá trình giảng dạy giảng viên cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo tổng hợp các phương pháp như: phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức sinh viên theo nhóm hợp tác, phương pháp thuyết trình của giảng viên kết hợp với sử dụng giáo án điện tử. Đối với phương pháp dạy học nêu và giải ...

Trang 1

ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ THEO HƯỚNG TIẾP CẬN

NĂNG LỰC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU HỘI NHẬP

ThS Nguyễn Thị Xuân*

Trường Đại học Ngoại thương

Tóm tắt: Đổi mới phương pháp dạy và học đại học nói chung và phương pháp dạy và

học các môn lý luận chính trị nói riêng là khâu rất quan trọng bởi phương pháp dạy và học hiệu quả mới phát huy được khả năng tư duy, sáng tạo của người học Vì vậy, đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị không chỉ là nhân tố quyết định sự thành công của việc tiếp tục đổi mới học tập lý luận chính trị trong nhà trường mà còn góp phần phát triển con người toàn diện, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế Bài viết này nêu lên những khó khăn trong dạy và học các môn lý luận chính trị từ đó đề xuất một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị theo hướng tiếp cận năng lực

Từ khóa: đổi mới phương pháp, dạy và học, lý luận chính trị, tiếp cận năng lực

1 Đặt vấn đề

Sinh viên là nguồn cho đội ngũ trí thức tương lai của đất nước Sinh viên không chỉ cần kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần có những phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và lý tưởng sống cao đẹp Các môn lý luận chính trị ở bậc đại học góp phần hình thành thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận khoa học Đối với sinh viên, việc học tập các môn lý luận chính trị có ý nghĩa quan trọng Lịch sử phát triển giáo dục nói chung và giáo dục bậc đại học nói riêng có nhiều hướng tiếp cận khác nhau như: tiếp cận nội dung, tiếp cận mục tiêu, tiếp cận năng lực Và mỗi cách tiếp cận đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định Tùy theo xu hướng phát triển của mỗi quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định, mỗi cơ sở đào tạo đại học có thể lựa chọn cho mình một cách tiếp cận phù hợp bảo đảm xây dựng chương trình đào tạo phù hợp với sứ mệnh và đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động Xu hướng chung của các nước hiện nay là chuyển đổi từ hướng tiếp cận nội dung sang hướng tiếp cận năng lực Nghị quyết 14/CP của Chính phủ về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục Việt Nam giai đoạn 2006-2020 nêu rõ: “Phát triển các chương trình giáo dục đại học theo hướng định hướng nghiên cứu và định hướng nghề nghiệp ứng dụng,… Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiện nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp trong xã hội, phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình độ tiên tiến của thế giới Phát triển tiềm năng nghiên cứu sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học” (Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, 2006) Tiếp

Email: nguyenxuanxhnv@gmail.com

Trang 2

cận năng lực chủ trương giúp người học không chỉ biết học thuộc, ghi nhớ mà còn phải biết làm thông qua các hoạt động cụ thể, sử dụng những tri thức học được để giải quyết các tình huống do cuộc sống đặt ra Nói cách khác phải gắn với thực tiễn đời sống Nếu như tiếp cận nội dung chủ yếu yêu cầu người học trả lời câu hỏi: Biết cái gì, thì tiếp cận theo năng lực luôn đặt ra câu hỏi: Biết làm gì từ những điều đã biết Nói cách khác, nói đến năng lực là phải nói đến khả năng thực hiện, là phải biết làm (know-how), chứ không chỉ biết và hiểu (know-what) Chính vì vậy, việc đảm bảo chất lượng dạy và học các môn lý luận chính trị có vai trò quan trọng trong việc định hướng tư tưởng, hình thành nhân cách cho thế hệ tương lai Trong phạm vi bài nghiên cứu, tác giả muốn đề cập đến một số vấn đề cơ bản về đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị ở trường đại học theo hướng tiếp cận năng lực

2 Nội dung nghiên cứu

2.1 Khái niệm năng lực

Có rất nhiều định nghĩa về năng lực và khái niệm này đang thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Theo cách hiểu thông thường, năng lực là sự kết hợp của tri thức, kỹ năng và thái độ có sẵn hoặc ở dạng tiềm năng có thể học hỏi được của một cá nhân hoặc tổ chức thực hiện thành công nhiệm vụ Mức độ và chất lượng hoàn thành công việc sẽ phản ánh mức độ năng lực của cá nhân ở tổ chức Chính vì thế, thuật ngữ “năng lực” khó định nghĩa một cách chính xác Năng lực hay khả năng, kỹ năng trong tiếng Việt có thể xem tương đương với các thuật ngữ “competency”, “ability”, “capability” trong tiếng Anh

Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế Thế giới (OECD) “Năng lực là khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh cụ thể” (OECD, 2002)

Denyse Tremblay (2002) cho rằng năng lực là khả năng hành động, thành công và tiến bộ dựa vào việc huy động và sử dụng hiệu quả tổng hợp các nguồn lực để đối mặt với các tình huống trong cuộc sống

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam “năng lực là đặc điểm của cá nhân thể hiện mức độ thông thạo - tức là có thể thực hiện một cách thành thục và chắc chắn - một hay một số dạng hoạt động nào đó” (Từ điển Bách khoa Việt Nam, 2003)

“Năng lực là khả năng thực hiện có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đề trong những tình huống khác nhau thuộc các lĩnh vực nghề nghiệp, xã hội hay cá nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động” (Bernd Meier & Nguyễn Văn Cường, 2016)

Từ những quan niệm trên, có thể thấy rằng năng lực dù là tố chất có sẵn hay là sự kết hợp của nhiều yếu tố thì điều quan trọng là nó chỉ được biểu hiện, được công nhận khi người học biết vận dụng nó để giải quyết hay thực hiện một vấn đề, một nhiệm vụ nào đó trong công việc, cuộc sống tức là phải gắn liền với thực tiễn

Như vậy, dạy học theo hướng tiếp cận năng lực người học đòi hỏi giáo viên phải có phương pháp dạy học theo hướng tích cực, lấy người học làm trung tâm, phải khơi gợi

Trang 3

được niềm đam mê của người học và đặc biệt phải tạo điều kiện “học đi đôi với hành” để người học vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái độ mà mình lĩnh hội được vào giải quyết các tình huống thực tiễn Và để thực hiện điều này, mỗi cơ sở đào tạo cần nhanh chóng thoát khỏi mô hình giáo dục truyền thống, chuyển từ việc trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện phẩm chất và năng lực người học Nghĩa là phải thay đổi quan điểm, mục tiêu dạy học: từ chỗ chỉ quan tâm tới việc người học học được gì đến chỗ quan tâm tới việc người học làm được cái gì qua việc học Tiếp cận năng lực là cách tiếp cận nêu rõ kết quả - những khả năng và kĩ năng mà người học muốn đạt được vào cuối mỗi giai đoạn học tập trong nhà trường ở một môn học cụ thể Nói cách khác, tiếp cận này nhằm trả lời câu hỏi: chúng ta muốn người học biết và có thể làm được những gì

2.2 Khái niệm lý luận chính trị

Các môn lý luận chính trị được giảng dạy trong các trường đại học hiện nay bao gồm: Triết học Mác - Lênin, Kinh tế chính trị Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam Theo Tạp chí Lý luận chính trị (2017), các môn lý luận chính trị góp phần:

Thứ nhất, góp phần phát triển con người toàn diện Cùng với việc học tập kiến thức

chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, sinh viên phải được trang bị hệ thống tri thức lý luận chính trị đúng đắn Bởi kiến thức lý luận chính là kim chỉ nam phương hướng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức, hướng các em đến hành động thực tiễn, nhân văn, tiến bộ, khoa học, hun đúc cho sinh viên lòng yêu nước chân chính, có tinh thần kiên định, vững vàng, không hoang mang, dao động trước những biến động phức tạp của bối cảnh hội nhập quốc tế

Thứ hai, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu của sự

nghiệp đổi mới Học tập và quán triệt nội dung các môn lý luận chính trị giúp sinh viên có trình độ và năng lực tư duy lý luận khoa học, có quan điểm đúng đắn, lập trường cách mạng vững chắc và phương pháp luận khoa học, là điều kiện để sinh viên chủ động, tự tin vươn lên làm chủ khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại

Thứ ba, giúp sinh viên có lập trường tư tưởng kiên định, bản lĩnh chính trị vững vàng,

góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch

Như vậy, sinh viên là đội ngũ tri thức không chỉ cần kiến thức chuyên môn vững vàng mà cần phải có phẩm chất chính trị, đạo đức, kỹ năng và lý tưởng sống cao đẹp Các môn lý luận chính trị góp phần trang bị thế giới quan, nhân sinh quan cách mạng và phương pháp luận khoa học đồng thời bồi dưỡng tư tưởng chính trị, đạo đức cho sinh viên

2.3 Những khó khăn trong dạy và học các môn lý luận chính trị bậc đại học hiện nay

Thứ nhất, những diễn biến trái chiều trong đời sống chính trị, kinh tế, xã hội trên thế

giới và trong nước Do sai lầm kéo dài về nhiều phương diện, nhiều nước xã hội chủ

Trang 4

nghĩa bắt đầu lâm vào khủng hoảng và khi thực hiện đường lối cải cách, cải tổ sai lầm càng dễ dẫn tới khủng hoảng thậm chí dẫn tới sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa Sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu đã diễn ra hơn hai thập kỉ nhưng đến nay vẫn ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, tình cảm, niềm tin của hàng tỉ người trên thế giới Điều đó gây ra khó khăn trên phương diện lý luận và thực tiễn đối với các nước đang tiếp tục lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa Trong khi đó nhiều nước tư bản chủ nghĩa với những điều chỉnh mới đã đạt được sự ổn định và có bước phát triển nhất là về kinh tế và quân sự Sự phát triển đó của chủ nghĩa tư bản làm cho bộ phận không nhỏ nhân dân trên thế giới nói chung, nhân dân ta nói riêng, trong đó có sinh viên hoài nghi về học thuyết của chủ nghĩa Mác - Lênin, về sự tồn tại tất yếu của chủ nghĩa xã hội trong tiến trình lịch sử

Thứ hai, do đặc thù của các môn lý luận chính trị đã rất khô khan, trừu tượng, khó tiếp

thu, lại thường được xếp vào chương trình các năm nhất và hai Đây là giai đoạn sinh viên mới vào trường, đang làm quen với phương pháp học tập đại học Vì vậy, công tác giảng dạy của giảng viên cũng như việc học của sinh viên gặp nhiều trở ngại, gây tâm lý chán nản đối với môn học

Thứ ba, sự lựa chọn và chắt lọc thông tin để đưa vào bài giảng của giảng viên chưa

thật sự hiệu quả, thiếu tính thời sự,… Trong đời sống thực tiễn của thời đại hội nhập quốc tế như hiện nay có rất nhiều sự kiện, thông tin, hiện tượng diễn ra hàng ngày hàng giờ, đan xen giữa cái xấu - cái tốt, cái thật - cái giả Với câu hỏi được đặt ra, rất nhiều vấn đề phải lựa chọn, sàng lọc Đây là việc làm rất khó khăn, phức tạp đòi hỏi giảng viên không chỉ có sự cần cù, tích lũy, học hỏi mà còn đòi hỏi có sự nhạy cảm, sáng tạo, khiếu quan sát, khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát hóa cao để lựa chọn những thông tin phù hợp đưa vào bài giảng

Thứ tư, cơ sở vật chất thiếu thốn của các trường đại học Một trong các lý do hiện nay

giảng viên các môn lý luận chính trị vẫn sử dụng phương pháp thuyết trình truyền thống trong giảng dạy, bên cạnh đó sĩ số sinh viên trong một giảng đường quá đông (ở nhiều trường mỗi lớp từ 100 - 200 sinh viên) Với số lượng như vậy giảng viên khó có thể phát huy được tính tích cực của sinh viên trong học tập Các trường đại học thường sắp xếp số lượng sinh viên trong một giảng đường đông như vậy là do cơ sở vật chất thiếu thốn, số lượng sinh viên tuyển sinh hàng năm tăng quá nhanh so với sự phát triển cơ sở vật chất của nhà trường Với điều kiện đó giảng viên khó có thể tổ chức giờ thảo luận có hiệu quả

2.4 Đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị theo hướng tiếp cận năng lực

Đổi mới phương pháp dạy và học là cải tiến những hình thức và cách thức làm việc kém hiệu quả của giảng viên và sinh viên, sử dụng những hình thức và cách thức hiệu quả hơn nhằm nâng cao chất lượng dạy học, phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo, phát triển năng lực của người học Theo Nguyễn Đức Trí: “đổi mới phương pháp dạy và học là phải từng bước tìm cách chuyển giao cho người học “chìa khóa” về phương pháp để tiếp tục học tập, nhận thức và hành động trong hoạt động thực tiễn sau này”

Trang 5

(Nguyễn Đức Trí, 1996) Đây là một quan điểm mới, tiến bộ góp phần làm thay đổi, chuyển biến các cách thức, biện pháp phối hợp, tương tác giữa người dạy và người học, nhằm giúp người học chiếm lĩnh có hiệu quả hệ thống kiến thức khoa học, hình thành kĩ năng, kĩ xảo thực hành nghề nghiệp, phương pháp tự học sáng tạo và các phẩm chất theo mục tiêu, yêu cầu đào tạo Đối với các môn lý luận chính trị để đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị cần thực hiện các giải pháp sau:

2.4.1 Về phía giảng viên

Giảm thời gian thuyết trình của giảng viên, trong một buổi giảng bài, giảng viên chỉ nên thuyết trình tối đa 80% tổng thời gian; thời gian còn lại dành cho trao đổi, thảo luận; mời các nhà lãnh đạo các cấp, các chuyên gia thực tiễn trong các lĩnh vực liên quan báo cáo chuyên đề, đồng chủ trì các buổi thảo luận

Đổi mới phương pháp giảng dạy của giảng viên theo hướng tích cực, lấy sinh viên làm trung tâm Trong đó, phương pháp giảng dạy của giảng viên phải khuyến khích sinh viên tự học hỏi, tự phát huy sáng kiến, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia tích cực vào quá trình dạy học; giảng viên đóng vai trò là nguồn thông tin chính, nhưng cũng là người thúc đẩy quá trình học của học viên Theo Điều 7 mục 2 Luật Giáo dục 2019 cũng nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải khoa học, phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học và hợp tác, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên” (Quốc hội, 2019) Bài học được sử dụng chủ yếu để phân tích, tìm hiểu những kiến thức cơ bản và thực hành đòi hỏi tư duy như: phân tích, tranh luận, áp dụng, sáng tạo và ra quyết định Những kiến thức thông thường, những dữ kiện thì sinh viên sẽ tự tìm kiếm trong các loại tài liệu tham khảo từ các nguồn Vì vậy, để nâng cao chất lượng bài giảng, trong quá trình giảng dạy giảng viên cần sử dụng linh hoạt, sáng tạo tổng hợp các phương pháp như: phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp tổ chức sinh viên theo nhóm hợp tác, phương pháp thuyết trình của giảng viên kết hợp với sử dụng giáo án điện tử

Đối với phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề, giảng viên đặt ra những tình huống có vấn đề và điều khiển hoạt động của sinh viên nhằm giúp họ độc lập giải quyết các vấn đề học tập, tạo điều kiện cho việc lĩnh hội tri thức mới và hành động mới, hình thành năng lực tư duy sáng tạo cho sinh viên Giảng viên thực sự là người thúc đẩy sinh viên hoạt động tích cực tìm tòi, nghiên cứu các tài liệu, phải xác định rõ ràng sinh viên là người trực tiếp tái tạo lại kiến thức chứ không phải là giảng viên làm thay

Đối với phương pháp giảng dạy tổ chức sinh viên theo nhóm hợp tác, giảng viên giao các nhiệm vụ cho nhóm sinh viên thực hiện, từ đó sinh viên tích cực tìm tòi tài liệu, nghiên cứu thực tiễn để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bên cạnh đó giảng viên luôn quan tâm định hướng hoạt động đọc, nghiên cứu của sinh viên để họ thực hiện đúng mục tiêu đề ra Ở đây sinh viên được tập dượt kỹ năng nghiên cứu tài liệu mới một

Trang 6

cách khoa học, biết phân tích, phê phán những ý kiến khác nhau trước một chủ đề nêu ra

Giảng viên quan tâm đến đặc điểm tư duy của học viên, hướng dẫn định hướng cho sinh viên tìm tài liệu và nghiên cứu tài liệu Trong giờ lên lớp, bên cạnh việc giới thiệu bài giảng, giảng viên cần giới thiệu cho sinh viên những loại tài liệu tham khảo cần thiết, giới thiệu nguồn tìm kiếm, hướng dẫn cách tiếp cận, khai thác thông tin từ tài liệu Nhờ đó, sinh viên sẽ tìm kiếm và khai thác tài liệu theo sự hướng dẫn của giảng viên; sau đó giảng viên cùng kiểm tra, đánh giá việc đọc tài liệu của sinh viên để sinh viên rút kinh nghiệm, đồng thời có thêm động lực tiếp tục hoàn thiện kỹ năng đọc Lựa chọn kiến thức giảng dạy: Giảng viên lựa chọn kiến thức theo hướng tích hợp kiến thức của môn học với khối kiến thức ngành, với thực tế ngành nghề đào tạo của sinh viên, giúp sinh viên vận dụng kiến thức của các môn lý luận chính trị vào cuộc sống cũng như nghề nghiệp của mình sau này Ví dụ: đối với ngành Quản trị kinh doanh có thể gắn với các quy luật xã hội, quy luật tâm lý, quy luật kinh tế trong tuyển dụng, quản trị nhân lực Giảng viên cũng có thể cho sinh viên xem những hình ảnh, phim, video về thực tế diễn ra trong ngành nghề đào tạo, từ đó hướng dẫn sinh viên khái quát, rút ra kiến thức của các môn lý luận chính trị

Lựa chọn phương pháp giảng dạy: khi bắt đầu vào học phần các môn lý luận chính trị, giảng viên giao cho sinh viên nội dung tự học ở nhà của cả học phần Nội dung này được thiết kế gắn với việc hình thành năng lực của người học Vì vậy, cùng một nội dung nhưng giảng viên sẽ xây dựng những nội dung tự học khác nhau cho sinh viên ở các chuyên ngành khác nhau Ví dụ: Đối với sinh viên ngành Môi trường tìm hiểu, quan sát sự tác động của môi trường với con người để thuyết trình về mối liên hệ, tác động qua lại giữa các sự vật, hiện tượng; sinh viên ngành Kế toán thảo luận nhóm để nhận xét về tính khách quan trong các báo cáo tài chính Những công việc này sinh viên phải chuẩn bị ở nhà trước khi lên lớp

Bản chất và yêu cầu của tiếp cận năng lực là biết làm, biết vận dụng kiến thức, kĩ năng để giải quyết vấn đề trong học tập, cuộc sống Vì vậy, sinh viên cần được luyện tập vận dụng kết hợp các thành phần kiến thức, kĩ năng, thái độ trong những tình huống ứng dụng nghề nghiệp Để đáp ứng điều kiện này, khi dạy học các môn lý luận chính trị, giảng viên cần tăng cường nghiên cứu, tìm tòi, xây dựng các tình huống, các trường hợp điển hình gắn với nghề nghiệp đang học Những tình huống đó chứa đựng vấn đề cần giải quyết và để giải quyết được đòi hỏi phải có những quyết định dựa trên cơ sở lý luận Kiến thức của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam lúc này những định hướng, phương pháp luận chung nhất để giải quyết vấn đề

Để tổ chức tốt giờ thảo luận, sinh viên sẽ được chia nhóm để chuẩn bị bài ở nhà theo chủ đề Khi đến lớp, sinh viên sẽ thuyết trình cho chủ đề của nhóm mình, các bạn khác trong nhóm sẽ trả lời các câu hỏi có tính phản biện, tổng hợp, sáng tạo đòi hỏi nhóm thuyết trình trả lời Qua đó, sinh viên được rèn luyện các kỹ năng tư duy phản biện, tổng hợp, đánh giá, sáng tạo, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng

Trang 7

giáo tiếp, ứng xử Thông qua những buổi thảo luận như vậy, sinh viên sẽ hứng thú hơn với môn học, những kiến thức khô khan sẽ gần gũi hơn với thực tế cuộc sống khi sinh viên được làm, được trải nghiệm Bên cạnh đó, để đánh giá điểm quá trình, giảng viên nên tổ chức cho sinh viên viết tiểu luận nhóm Các đề tài tiểu luận được cung cấp tới sinh viên Hình thức đánh giá này không chỉ rèn luyện kỹ năng viết, kỹ năng nghiên cứu khoa học cho sinh viên mà còn giúp sinh viên rèn luyện kĩ năng làm việc nhóm

2.4.2 Về phía sinh viên

Dạy và học là hai họat động thống nhất biện chứng với nhau, sự thay đổi về phương pháp giảng dạy của giảng viên kéo theo sự thay đổi của phương pháp học Trong các môn lý luận chính trị, việc giảng dạy heo hướng tiếp cận năng lực dẫn đến việc học cũng gắn theo định hướng này Sinh viên luôn phải tìm hiểu, nắm bắt thực tế, kĩ năng nghề của chuyên ngành được đào tạo để tích hợp trong việc học các môn lý luận chính trị Sinh viên không thể học thuộc máy móc mà phải tư duy sáng tạo trong học tập, cũng không thể chỉ học trong giáo trình mà phải tích cực đi thực tế, lên thư viện, lên mạng tra cứu, tìm kiếm, cập nhật thông tin phục vụ cho việc học tập Tất cả những điều này làm cho quá trình truyền thụ tri thức của giảng viên trở thành quá trình tự học có hướng dẫn và quản lý của giảng viên, từ đó góp phần tiếp cận các năng lực nghề nghiệp chung của người học như năng lực sáng tạo, tự cập nhật, tự nghiên cứu

2.4.3 Về tổ chức kiểm tra, đánh giá

Cùng với việc dạy học, kiểm tra, đánh giá cũng góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập các môn lý luận chính trị Theo định hướng tiếp cận năng lực, việc đánh giá kết quả học tập không lấy việc kiểm tra khả năng tái hiện kiến thức đã học làm trung tâm của việc đánh giá mà cần chú trọng khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau Vấn đề cần đặt ra trong đánh giá ở các môn lý luận chính trị là cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi vừa kiểm tra, đánh giá được sự vận dụng những tri thức đó vào thực tế xã hội, ngành nghề đào tạo Để việc kiểm tra, đánh giá các môn lý luận chính trị theo hướng tiếp cận năng lực nghề nghiệp, giảng viên cần: dựa vào chuẩn năng lực nghề nghiệp để ra đề, phải cung cấp phản hồi kịp thời để người học tự hoàn thiện năng lực

Sau đây, tác giả đưa ra một số ví dụ về đề kiểm tra theo hướng tiếp cận năng lực của môn Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin Khi giảng về cùng một nội dung Ý nghĩa phương pháp luận rút ra từ mối quan hệ vật chất và ý thức (Chương I: Chủ nghĩa duy vật biện chứng), với những ngành khác nhau, giảng viên có thể đưa ra những đề kiểm tra khác nhau như:

Ví dụ 1: Đề thi kiểm tra dành cho sinh viên khối ngành Kinh tế

Vừa qua tại SEAGAME 30 được tổ chức ở Philippines, đoàn thể thao Việt Nam đã xếp hạng Nhì toàn đoàn, vượt qua Thái Lan và Indonesia, khẳng định sự phát triển không ngừng của thể thao nước nhà trên đấu trường khu vực cũng như quốc tế Trong đó, hai tấm huy chương vàng của môn bóng đá nam và bóng đá nữ làm nức lòng người hâm mộ, tạo nên không khí đầy phấn khởi và tự hào trên khắp mọi miền đất nước Rất nhiều tổ chức, cá nhân thể hiện sư quan tâm, chúc mừng thành tích của hai đội bóng nói riêng

Trang 8

và đoàn vận động viên Việt Nam tham dự đại hội thể thao nói chung thông qua việc trao tặng nhiều phần thưởng có giá trị Phát biểu về tấm huy chương vàng đầu tiên môn bóng đá nam tại đấu trường SEAGAME, huấn luyện viên Park Hang Seo đã nhấn mạnh: “Bí quyết chiến thắng của chúng ta chính là tinh thần dân tộc” (Tiểu Phùng, 2019)

Câu 1: Từ thông tin đề bài báo nêu ra, trên cơ sở Triết học Mác - Lênin, hãy: Vận dụng kiến thức về mối quan hệ biện chứng vật chất và ý thức, đặc biệt là kết cấu của ý thức và vai trò của ý thức đối với vật chất, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội so với tồn tại xã hội để phân tích về phát biểu trên của ông Park Hang Seo

Câu 2: Vận dụng nguyên lý về mối liên hệ phổ biến để lý giải vì sao môn bóng đá nam lại nhận được sự quan tâm, đầu tư của các doanh nghiệp cũng như tạo được hiệu ứng lan tỏa mạnh mẽ đến người hâm mộ cả nước như thời gian qua.

Ví dụ 2: Đề kiểm tra dành cho sinh viên chuyên ngành Môi trường

Mối quan hệ mật thiết giữa mỗi người với môi trường bắt đầu từ khi ra đời Sống trong môi trường này, nhưng trước đây con người thường ít dành thời gian nghĩ và quan tâm về nó, cho tới khi những sức ép và nguy hại lên môi trường ngày càng rõ rệt, thậm chí ảnh hưởng ngược lại đến cuộc sống con người Thế hệ trẻ sẽ là người tiếp tục song hành cùng Trái Đất trong tương lai Hiểu được điều này, họ đang thể hiện mối quan tâm và trách nhiệm của mình từng ngày bằng nhiều cách, trong đó rõ rệt nhất là những chiến dịch về môi trường

Trong những năm gần đây, người trẻ Việt đang được chứng kiến ngày càng nhiều những trào lưu hướng đến môi trường như “giảm thiểu rác thải nhựa”, “ống hút tre” và “mang bình nước riêng để được giảm giá” Điều này không chỉ nhắc nhở về tác hại của rác thải nhựa lên nhiều khía cạnh đời sống, mà còn nhấn mạnh về tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường tại Việt Nam

Bằng sự phát triển và khả năng kết nối mạnh mẽ, mạng xã hội là kênh thông tin và giao tiếp quan trọng của những chiến dịch tổ chức bởi thế hệ trẻ và dành cho thế hệ trẻ Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra ở đây là “Chúng ta có thật sự có ý thức bảo vệ môi

trường chưa, hay chỉ đang chạy theo một trào lưu mang tầm quốc tế?” (Vân Trần,

Trang 9

môn lý luận chính trị hàng năm có các đợt khảo sát thực tiễn để tăng thêm vốn thực tiễn cho giảng viên

3 Kết luận

Học tập các môn lý luận chính trị giúp sinh viên có nhận thức cần thiết về hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa; niềm tin vững chắc vào sự lãnh đạo của Đảng, vào sự nghiệp đổi mới đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta hiện nay Từ đó, sẽ quyết định khuynh hướng, mục đích và hiệu quả hoạt động của sinh viên trong học tập, lao động, có lý tưởng cách mạng trong sáng, làm chủ bản thân, giàu lòng yêu quê hương, đất nước, xây dựng và củng cố vững chắc mục tiêu lý tưởng Trong bối cảnh hiện nay, trước hàng loạt vấn đề mới đặt ra từ đời sống xã hội sinh động của đất nước và thế giới, việc giảng dạy một chiều từ phía giảng viên sẽ không còn phù hợp Do đó, đổi mới phương pháp dạy và học các môn lý luận chính trị được coi là nhiệm vụ trung tâm Việc dạy các môn này phải gắn với thực tiễn phù hợp với yêu cầu đổi mới của nước ta hiện nay, theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học; gợi mở, thảo luận, trao đổi thẳng thắn, giữa giảng viên và sinh viên

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Bernd Meier, Nguyễn Văn Cường (2016) Lí luận dạy học hiện đại: Cơ sở đổi mới mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học Hà Nội: Nxb Đại học Sư phạm Bộ Giáo dục và Đào tạo (2013) Chuyên đề bồi dưỡng giáo viên Trung học phổ thông

môn ngữ văn Hà Nội: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Chính phủ (2005) Nghị quyết số 14 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005)

Hội đồng Quốc gia Chỉ đạo biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (2003) Từ điển Bách khoa Việt Nam (Tập 3) Hà Nội: Nxb Từ điển Bách khoa

McEvoy, G., Hayton, J., Warnick, A., Mumford, T., Hanks, S., & Blahna, M (2005) A Competency-Based Model for Developing Human Resource Professionals

Journal of Management Education 29: 383-402 DOI:10.1177/1052562904267538.

Nguyễn Bắc Suy (2004) Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy và học môn học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các trường đại học Hà Nội: Nxb

Chính trị Quốc gia – Sự thật

Nguyễn Đức Trí (1996) Tiếp cận đào tạo nghề dựa trên năng lực thực hiện và việc xây dựng tiêu chuẩn nghề Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ B93-38-24, Viện

Nghiên cứu phát triển giáo dục, Hà Nội

OECD (2002) Definition and Selection of Competencies DeSeCo, Theoretical and

Conceptual Foundations: Strategy Paper DEELSA/ED/CERI/CD(2009)9 Quốc hội (2019) Luật Giáo dục (Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019).

Trang 10

Schwab, K (2016) The fourth Industrial Revolution World Economic Forum, Geneva, Switzerland

Tiểu Phùng (2019) HLV Park Hang Seo: Bí quyết chiến thắng là tinh thần dân tộc,

tinh-than-dan-toc-1496822.tpo, truy cập ngày 12/12/2019

https://www.tienphong.vn/the-thao/hlv-park-hang-seo-bi-quyet-chien-thang-la-Trần Văn Phòng (2016) Phương pháp giảng dạy tích cực với việc nâng cao chất lượng giảng dạy các môn lý luận chính trị ở các trường đại học sư phạm hiện nay Kỷ yếu Hội thảo quốc gia: Nghiên cứu và giảng dạy Lí luận chính trị trong xu thế toàn cầu hóa Hà Nội: Nxb Lý luận Chính trị

Tremblay, D (2002) Adult education, a lifelong journey: the competency-based approach: helping learners become autonomous Gouvernement du Québec,

Ngày đăng: 31/05/2024, 22:38

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan