1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận những biến động trong thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài fdi của việt nam

15 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Số lượng vốn và dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2010-2015Mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững, đầu tư trực tiếpnước ngoài FDI vào Việt Nam có giảm, nhưng theo

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

BÁO CÁO ĐỀ TÀI:

NHỮNG BIẾN ĐỘNG TRONG THU HÚT ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) CỦA VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : Ths Ninh Thị Thu ThủyMôn học : Kinh tế vĩ mô nâng cao

Nhóm thực hiện : nhóm 1Thành viên nhóm : Lê Trần Yên Nhi

Trương Thị Thu TâmHồ Thị Khánh VyLê Thị Quỳnh NaTrần Nữ Minh Diệu

Đà Nẵng, tháng 11 năm 2023

Trang 2

MỤC LỤC

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI: 3

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI: 3

I Biến động trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2010-2022 3

Trang 3

A GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI:

Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2022, Việt Nam đã trải qua nhiều biến độngtrong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng lớnđến hoạt động kinh doanh và đầu tư trên toàn cầu, và Việt Nam không phải là ngoại lệ.Trong năm 2020 và 2021, Việt Nam đã trải qua giai đoạn khó khăn trong thu hút FDI dođiều kiện kinh tế và dịch bệnh Mặc dù có nhiều thách thức, tổng thể, việc thu hút FDI đãgóp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

B NỘI DUNG ĐỀ TÀI:

I Biến động trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài của Việt Nam giai đoạn 2010-2022

1 Tổng quan về số liệu

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2022, Việt Nam đã chứng kiến một sự gia tăng đángkể trong thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài Đây là một chỉ số quan trọng cho thấymức độ hấp dẫn của một quốc gia đối với các nhà đầu tư quốc tế.

Từ năm 2010 đến 2022, Việt Nam đã có mức tăng trưởngđáng kể trong thu hút FDI Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê Việt Nam, giá trịFDI đã tăng từ khoảng 9 tỷ USD vào năm 2010 lên hơn 20 tỷ USD vào năm2019 Mặc dù năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, FDI đã giảmxuống khoảng 15,27 tỷ USD, nhưng đã phục hồi mạnh mẽ trong năm 2021 với31,15 tỷ USD; năm 2022 đạt 27,72 tỷ USD.

Trong giai đoạn này, FDI đã diễn ra ở nhiều lĩnhvực khác nhau Tuy nhiên, một số lĩnh vực quan trọng như chế biến côngnghiệp, xây dựng, điện lực, dầu khí và bất động sản đã thu hút một lượng lớnvốn đầu tư Đặc biệt, các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt đã được thànhlập trên khắp cả nước để thu hút FDI và tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầutư.

Trong giai đoạn này, các nhà đầu tư từ các quốc gia và vùng lãnhthổ khác nhau đã đầu tư vào Việt Nam Những quốc gia chủ yếu đầu tư vào ViệtNam bao gồm Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và Trung Quốc Những quốc gia

3

Trang 4

này thường chú trọng vào các ngành công nghiệp chế biến, điện tử, thông tin vàtruyền thông.

2 Biến động theo từng giai đoạn2.1 Giai đoạn 2010-2015:

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2015, Việt Nam đã chứng kiến một số biến động trongthu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) Dưới đây là một số điểm chính:

NămTổng vốn FDIđăng ký (tỷ USD)

Vốn FDI thực hiệnSố dự án đăng kýmới

1 Tăng trưởng FDI:

Hình 1 Số lượng vốn và dự án đầu tư vào Việt Nam giai đoạn 2010-2015

Mặc dù nền kinh tế thế giới chưa phục hồi một cách bền vững, đầu tư trực tiếpnước ngoài (FDI) vào Việt Nam có giảm, nhưng theo đánh giá của các tổ chứcquốc tế, Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giớitrong năm 2010 và là địa chỉ đầu tư hàng đầu đối với các nhà đầu tư nước ngoài.Năm 2011:

 Lượng vốn FDI đăng ký đạt 15,60 tỷ USD.

 Dù chỉ bằng 74% so với năm 2010, song đây là con số đáng khích lệ trong bốicảnh kinh tế thế giới và trong nước gặp nhiều khó khăn.

Năm 2012: khép lại với việc thu hút FDI đã không "cán đích" đúng như kế hoạch.Kết thúc năm 2012, vốn FDI đăng ký mới chỉ đạt hơn 13 tỷ USD, chỉ bằng 84,7%năm 2011 và kém khá xa kế hoạch đề ra từ đầu năm là thu hút 15-17 tỷ USD.

Too long to read onyour phone? Save to

read later on yourcomputer

Save to a Studylist

Trang 5

 Một số doanh nghiệp “mất tích” và bị thu hồi giấy phép: Đồng Nai đã công bốthu hồi giấy chứng nhận đầu tư của 32 dự án FDI với tổng vốn đăng ký 172,09triệu USD do doanh nghiệp không triển khai thực hiện dự án quá 12 tháng; dựán triển khai, nhưng hoạt động không có hiệu quả; Đây chỉ là những con sốrất nhỏ được công bố, nhưng chắc chắn vẫn còn nhiều doanh nghiệp "bỏ củachạy lấy người" để lại những khoản nợ ngân hàng, nợ công nhân, bảo hiểm… Vấn đề chuyển giá: những thương hiệu lớn như: Coca-cola, Adidas, Metro

Cash & Carry liên tục kêu lỗ Điều này đã cho thấy công tác hậu kiểm, thốngkê, đánh giá tình hình hoạt động của các doanh nghiệp FDI sau cấp phép củachúng ta còn khá yếu, không nắm được tình hình khiến doanh nghiệp lợi dụngđể trốn thuế.

Năm 2013-2015: tình hình thu hút FDI đã dần ổn định và có xu hướng tăng.

2 Ngành công nghiệp thu hút FDI: Trong giai đoạn này, các ngành công nghiệp

chủ chốt thu hút FDI ở Việt Nam bao gồm chế biến công nghiệp, xây dựng, dịch vụ tàichính và bất động sản Các khu công nghiệp và khu kinh tế đặc biệt đã được thành lập đểthu hút các nhà đầu tư nước ngoài Ví dụ như trong năm 2011, có 76,4% vốn đăng ký đầutư vào lĩnh vực công nghiệp và chế tạo, đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh bất động sản năm2011 chiếm 5,8% tổng vốn đăng ký Năm 2013, phần lớn số vốn mới cấp phép tập trung

5

Trang 6

vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, nhất là công nghệ cao (chiếm gần 77% tổngvốn).

Hình 2 Tỷ trọng vốn FDI vào Việt Nam năm 2014 theo lĩnh vực đầu tư

2.2 2016-2019:

Bước vào năm 2016 và giai đoạn mới 2016 - 2019, thu hút FDI vào Việt Nam đứngtrước những thuận lợi và khó khăn đan xen Trên cơ sở nhận diện những cơ hội và tháchthức có thể, dự kiến nguồn vốn FDI thực hiện trong 2016 tăng khoảng 10% so 2015, đạtkhoảng 15 tỷ USD; vốn FDI đăng ký đạt tương đương mức đã đạt được 2015 khoảng 23tỷ USD Vốn FDI thực hiện bình quân ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2019 chiếm trên 23%trong tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội Tỷ trọng bình quân GDP của khu vực có vốnđầu tư nước ngoài giai đoạn này chiếm 19,8% trong tổng GDP của toàn bộ nền kinh tế;thu hút gần 5 triệu lao động; tạo ra lợi nhuận cao nhất khi chiếm trên 42% trong toàn bộkhu vực doanh nghiệp.

6

Trang 7

Hình 3 Số dự án, tổng số vốn đăng ký và tổng số vốn thực hiện của nguồnvốn FDI vào Việt Nam giai đoạn 2016-2021

Hiệu quả đầu tư kinh doanh của khu vực FDI thể hiện qua các chỉ tiêu như hiệu suất sinh lợi trên tài sản (ROA) và hiệu suất sinh lợi trên doanh thu thuần (ROS) đều cao hơn nhiều so với khu vực kinh tế được thực hiện bởi nguồn vốn trong nước.

Giai đoạn 2016 - 2019: Quy mô dự án về tổng số vốn đăng ký, tổng số vốn thực hiện và số dự án tăng đều qua các năm Về vốn đăng ký, tính đến năm 2019, ở Việt Nam có 3.883 dự án đăng ký đầu tư với số vốn là 38.020 triệu USD, tăng 214% số lượng dự án đăng ký và tăng 91,2% số vốn đăng ký so với năm 2010.

Về vốn thực hiện, năm 2019, tổng số vốn đạt 20.380 triệu USD được thực hiện đầutư vào Việt Nam, tăng 85,3% so với năm 2010, đây là số vốn thực hiện cao nhất trong giaiđoạn 2010 - 2019.

 Nguyên nhân: Thu hút đầu tư từ năm 2016 có xu hướng tốt do Việt Nam đã và đanghội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, thương mại và đầutư, sẽ tác động tích cực mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế trong nước như: Hiệp địnhFTA với Hàn Quốc đã có hiệu lực; Cộng đồng Kinh tế ASEAN - Việt Nam đã kết thúcđàm phán FTA với EU, Song do năm 2019 Tuy nhiên, dưới tác động của đại dịchCOVID, nguồn vốn FDI có xu hướng giảm cả về vốn đăng ký và dự án cấp mới.

7

Trang 8

2.3 2020-2022: Tác động của đại dịch COVID-19.

Đại dịch Covid -19 là nguyên nhân dẫn tới cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vàcũng là nguyên nhân chính khiến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài gặp nhiều biếnđộng Tuy nhiên, trong bối cảnh suy giảm chung của FDI toàn cầu thì vẫn có những quốcgia và vùng lãnh thổ duy trì được tăng trưởng bất chấp những ảnh hưởng tiêu cực của đạidịch Covid-19 Tại Việt Nam, vốn FDI giảm do ảnh hưởng bởi đại dịch.

Hình 4 Tổng vốn đăng ký vào Việt Nam

Tại Việt Nam, vốn FDI chiếm một tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư thực hiệntoàn xã hội Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2020,các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam đã giải ngân và tổng vốn đăng ký cấpmới đều sụt giảm so với năm 2019 Năm 2020 do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, nềnkinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nghiêm trọng nên vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào ViệtNam có sự sụt giảm, chỉ đạt 28,53 tỷ USD, giảm 25% so với năm 2019.

NămTổng vốn FDIđăng ký (tỷ USD)

Vốn FDI thực hiện(tỷ USD)

Số dự án đăng kýmới

Hình 5 Số lượng vốn và dự án FDI vào Việt Nam giai đoạn 2016-2020

8

Trang 9

Năm 2020, do chịu ảnh hưởng chung của đại dịch Covid-19, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng lên các dự án FDI vào Việt Nam có sự sụt giảm cả về vốn đăng ký, và các dự án đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện chỉ sụt giảm nhẹ,đạt 98% so với năm 2019 (Bảng 3.3.1)

Trong năm 2021, mặc dù dịch Covid -19 đang diễn biến phức tạp nhưng vốn FDI vào Việt Nam đạt 31,15 tỷ USD, tăng 9,2% so với năm 2020 Điều này cho thấy các nhà đầu tư nước ngoài đang đặt niềm tin rất lớn vào môi trường đầu tư Việt Nam Vốn đầu tư đăng ký mới và điều chỉnh đều tăng so với năm 2020, đặc biệt vốn điều chỉnh tăng mạnh tới 40,5%.

Bước sang năm 2022, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam được kỳ vọng sẽ khởi sắc trở lại nhờ những chính sách thu hút đầu tư hấp dẫn và chủ trương mở cửa trở lại nền kinh tế sau hai năm đóng cửa bởi dịch bệnh Covid-19 Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam tính đến 20/3/2022 đạt 8,91 tỷ USD, giảm 12,1% so với cùng kỳ năm trước.

Vốn đăng ký cấp mới có 322 dự án được cấp phép với số vốn đăng ký đạt 3,21 tỷ USD, tăng 37,6% về số dự án và giảm 55,5% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm trước.

Trong số 35 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư được cấp phép mới tại Việt Nam trong 3 tháng đầu năm 2022, Đan Mạch là nhà đầu tư lớn nhất với 1,32 tỷ USD, chiếm 41,1% tổng vốn đăng ký cấp mới; tiếp đến là Xin-ga-po 626,6 triệu USD, chiếm 19,5%; Trung Quốc 379,5 triệu USD, chiếm 11,8%; Đài Loan 219,9 triệu USD, chiếm 6,8%; Đặc khu hành chính Hồng Kông (Trung Quốc) 191,7 triệu USD, chiếm 6%.

9

Trang 10

Hình 6 Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thực hiện 3 tháng đầu năm các năm2018-2022 (tỷ USD)

Bên cạnh đó, Vốn FDI thực hiện tại Việt Nam 3 tháng đầu năm 2022 ước tính đạt 4,42 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức cao nhất của quý I trong 5 năm qua

 Nguyên nhân: Covid 19 đã gây ảnh hưởng và làm gia tăng trở ngại trong việc thu hút đầu tư nước ngoài Ngoài ra, nhiều quốc gia phải đóng cửa biên giới đã làm trì hoãn các dự án đầu tư hiện có, bên cạnh đó do suy thoái kinh tế toàn cầu nên các doanh nghiệp đa quốc gia đã đánh giá lại các dự án mới Sự thu hẹp tổng thể trong xúc tiến dự án mới, kết hợp với sự trì hoãn trong hoạt động mua bán và sáp nhập xuyên biên giới dẫn đến dòng vốn đầu tư cổ phần giảm hơn 50% là các nguyên nhân làm suy giảm đầu tư nước ngoài trong năm 2020 d

10

Trang 11

do tình hình dịch bệnh tăng cao với các diễn biến dịch trên phạm vi toàn cầu, nên chính phủViệt Nam phải giảm bớt các hoạt động mởcửa kinh tếnhư chưa cho phép du lịch trong giai đoạn này, xuất nhập khẩu hàng hóa trởnên khó khăn do tất cảcác quốc gia đều kiểm soát dịch bệnh, do vậy khiến cho việc thu hút dòng vốn FDI trởnên khó khăn hơn Đáng chú ý, dịch bệnh cũng khiến cho các hoạt động xuất nhập khẩu (thước đo cho độmởthương mại) bịthu hẹp và các doanh nghiệp FDI cũng phải giảm bớt các hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụcho nhu cầu xuất khẩu hoặc giảm bớt nhu cầu nhập khẩu nguyên liệu, do vậy độmởthương mại trong giai đoạn này làm giảm thu hútdòng vốn FDI

Trong thời gian dịch Covid-19 bùng phát ởViệt Nam, các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội đểphòng ngừa và giảm bớt sốca mắc bệnh và tửvong cho người dân khiến cho các hoạt động sản xuất và buôn bán gặp nhiều khó khăn Đặc biệt, các hoạt động sản xuất 03 tại chỗcủa các doanh nghiệp đã làm tăng chi phí lên rất cao, điều này khiến cho các doanh nghiệp FDI sản xuất ởmức cầm chừng và

khá nhiều Đặc biệt, một sốdoanh nghiệp FDI của các quốc gia như Hoa Kỳ, Châu Âu, lên tiếng báo động vềviệc dịch chuyển các đơn hàng sản xuất của các doanh nghiệp này sang các quốc gia khác với lý do chi phí đểthực hiện cho việc sản xuất 03 tại chỗquá cao và các hoạt động sản xuất không hiệu quảtại Việt Nam Điều này cũng đặt ra thách thức không nhỏcho chính phủViệt Nam trong việc cân bằng giữa việc phòng dịch và đảm bảo sức khỏe cho người dân trước đại dịch Covid-19 gâynhiều tổn thất vềsinh mạng và sức khỏe với việc đảm bảo duy trì sản xuất trong nước gắn liền với việc làm của người dân, đặc biệt là duy trì việc sản xuất và xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI và đảm bảo việc vẫn thu hút dòng vốn FDI từcác quốc gia khác trên thếgiới

sản xuất tại chỗ; ăn tại chỗ; nghỉ ngơi tại chỗ luân phiên theo kíp sản xuất) là thách thức lớn, việc làm hạnchế…

IV Các vấn đề đặt ra và đề xuất:

1 Vấn đề hạn chế còn tồn tại:

Những hiện tượng trốn thuế, chuyển giá của một số doanh nghiệp.Những dự án gây ô nhiễm môi trường, sử dụng công nghệ rác, công nghệ lạc hậu vẫn tìm cách thâm nhập vào Việt Nam để lại những hậu quả, ảnh hưởng nghiêm trọng đến mục tiêu phát triển bền vững.

Việc chuyển giao và tiếp thu công nghệ từ các doanh nghiệp FDI đã được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng kết quả rất hạn chế, không như kỳ vọng.Hiệu ứng lan tỏa của các doanh nghiệp nước ngoài tới các doanh nghiệp trong nước còn hạn chế.

Đầu tư nước ngoài vào nông nghiệp trong 30 năm qua không những không tăng trưởng mà còn chậm lai.

11

Trang 12

2 Đề xuất cơ hội và thách thức thu hút FDI

Để tiếp tục đẩy mạnh thu hút và sử dụng hiệu quả vốn FDI vào Việt Nam trong thời gian đến, đảm bảo nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững, cần chú ý một số vấn đề như sau:

Các Hiệp định thương mại tự do và Hiệp đinh lớn trong khu vực: Những

hiệp định thương mại không ngừng nâng cao sự hấp dẫn của Việt Nam trong vai trò là một điểm đến đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư nhóm tìm kiếm hiệu quả, sẽ chọn Việt Nam làm địa bàn sản xuất hàng hóa và dịch vụ có hiệu quả tốt hơn và sau đó xuất khẩu cho các thị trường thứ ba.

Cách mạng công nghiệp 4.0: Sự xuất hiện của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã

có thể cảm nhận được khi các công ty lớn của Việt Nam đang cân nhắc làm thếnào để tự động hóa sản xuất, giảm nhân công và tăng năng suất Vì thế cần phải có chiến lược đa dạng hóa trong tạo việc làm và bảo đảm công ăn việc làm.

Phát triển cụm, nhóm sản xuất theo định hướng giá trị: Doanh nghiệp Việt

Nam cần nhận thức được về các cơ hội chủ yếu bằng cách tham gia vào một Cụm, nhóm sản xuất phù hợp với lĩnh vực hoạt động.

Các phương thức đầu tư FDI mới (NFI): Khi Việt Nam chuyển dịch theo

hướng tăng giá trị gia tăng và tăng hội nhập với các chuỗi giá trị toàn cầu, thì NFI đóng vai trò nòng cốt bằng cách cho phép các tập đoàn đa quốc gia điều phối các hoạt động trong chuỗi giá trị toàn cầu, trong khi hỗ trợ cho các nhà cung ứng trong nước, nhờ đó giúp tăng cường liên kết giữa nhà cung ứng Việt Nam và chuỗi giá trị toàn cầu.

Khả năng chống chịu và hạn chế rủi ro của chuỗi cung ứng: Việc đảm bảo

môi trường đầu tư thuận lợi, ít rủi ro đang đặt ra một thách thức rất lớn cho Việt Nam

Phát triển bền vững về môi trường: Cần nâng cao mục tiêu phân bổ việc sử

dụng tài nguyên thiên nhiên khan hiếm hiệu quả, khai thác những công nghệ 12

Trang 13

xanh mới nhất để khắc phục vấn đề ô nhiễm không khí và nước ở đô thị vốn đang ngày càng nghiêm trọng,

C KẾT LUẬN:

1 Tăng trưởng ổn định: Trong giai đoạn nói trên, Việt Nam đã thu hút FDI với

mức tăng trưởng ổn định Từ năm 2010 đến 2019, lưu lượng FDI tăng từ khoảng 9 tỷUSD lên gần 20 tỷ USD mỗi năm.

2 Tăng cường đầu tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn: FDI đã tăng cường đầu

tư vào các ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam như công nghệ thông tin, sản xuất điệntử, ô tô và công nghệ sinh học Điều này đã góp phần đáng kể vào việc nâng cao năng lựccạnh tranh và tạo ra các công việc lao động có giá trị gia tăng cao.

3 Sự ảnh hưởng của dịch COVID-19: Dịch COVID-19 đã có tác động tiêu cực

đáng kể đến FDI vào Việt Nam Trong năm 2020, lưu lượng FDI mới giảm đáng kể so vớicác năm trước đó Tuy nhiên, dự kiến rằng sau khi dịch bệnh được kiểm soát, việc thu hútFDI sẽ tăng trở lại và phục hồi mạnh mẽ.

Tóm lại, thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2022 đã tăng trưởng ổn

định và chuyển đổi tích cực về nguồn đầu tư Mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19,dự kiến rằng Việt Nam sẽ tiếp tục ghi nhận sự phục hồi và tăng cường thu hút FDI trongtương lai.

13

Ngày đăng: 31/05/2024, 10:53