1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đề án phát triển khu du lịch sinh thái, la bằng - Hoàng Nông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030

29 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề án phát triển Khu du lịch sinh thái La Bằng - Hoàng Nông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030
Tác giả Ủy Ban Nhân Dân Huyện Đại Từ
Thể loại Đề án
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đại Từ
Định dạng
Số trang 29
Dung lượng 96,38 KB

Nội dung

Đề án phát triển khu du lịch sinh thái, la bằng - Hoàng Nông giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030

Trang 1

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐẠI TỪ

ĐỀ ÁN

PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI,

LA BẰNG -HOÀNG NÔNG GIAI ĐOẠN 2022- 2025

ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Đại Từ, tháng 5 năm 2022

ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Trang 2

Việc đầu tư phát triển Du lịch của huyện Đại Từ là phù hợp với xu thếthời đại và chiến lược phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Thái Nguyên và vùngmiền núi Đông Bắc.

Với đặc điểm Đại Từ có 10 xã nằm ven chân dãy núi Tam Đảo, nơi có điềukiện khí hậu rất thuận lợi nhiều cảnh quan thiên nhiên, phong phú, đa dạng về hệsinh thái động thực vật, nhiều sông hồ, có nền văn hóa đậm đà bản sắc dântộc.Đặc biệt có sản phẩn chè ngon nổi tiếng trong nước và Quốc tế Nơi đây tựhào đã từng là An toàn khu cách mạng trong thời kỳ chống thực dân Pháp đã đểlại trên mảnh đất này với 169 điểm di tích lịch sử và danh thắng La Bằng vàHoàng Nông là 2 xã nổi bật lên trong số các xã có tiềm năng, lợi thế phát triển dulịch sinh thái, du lịch cộng đồng, văn hóa, tâm linh Đó là những đặc điểm quantrọng để đầu tư phát triển du lịch trong tương lai

Thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện Đại Từ nhiệm kỳ 2020-2025,trong đó đề ra nhiệm vụ phát triển du lịch là một trong ba đột phá.Trước yêu cầucủa thực tiễn, tình hình phát triển của ngành du lịch, việc xây dựng Đề án pháttriển Khu du lịch sinh thái La Bằng - Hoàng Nông giai đoạn 2022 - 2025, địnhhướng đến năm 2030là hết sức cần thiết

2 Căn cứ xây dựng đề án

2.1 Căn cứ pháp lý:

Luật Du lịch số 09/2017/QH14 của Quốc hội năm 2017; Luật Di sản văn hoánăm 2001 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hoá năm 2009 ;

Trang 3

Luật di sản văn hóa số 28/2001/QH10, ngày 29/06/2001 và Luật sửa đổi,bổsung một số điều của Luật Di sản văn hóa số 32/2009/QH12, ngày 18/6/2009;

Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị Trung ương 9 khóa XI

về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triểnbền vững đất nước;

Kế hoạch số188/KH-UBND ngày 29/12/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên

về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng, tạo động lực thúc đẩyphát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Quyết định số 13/2021/QĐ-UBND ngày 15/3/2021 của UBND tỉnh TháiNguyên ban hành quy định quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích lịch sử - vănhóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên;

Quyết định Số 15/2020/QĐ-UBND, ngày 29/06/2020 về việc Banhành Quy định quản lý các khu du lịch, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh TháiNguyên;

Căn cứNghị quyết số 14/NQ-HĐND ngày 23/3/2021 của HĐND tỉnh TháiNguyên về việc thông qua Đề án phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn

2021 - 2025, định hướng đến năm 2030; Quyết định số 1114/QĐ-UBND ngày14/4/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc ban hành Đề án pháttriển du lịch tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030;Nghị quyết 05/TU ngày 9/8/2021 của BTV tỉnh ủy về xây dựng huyện Đại Từ đạtchuẩn nông thôn mới và cơ bản đạt tiêu chuẩn thị xã vào năm 2025, định hướngđến năm 2030; Nghị Quyết số 08-NQ/TU ngày 8/8/2018 của Ban chấp hành đảng

bộ tỉnhThái Nguyên về định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên đến năm 2030;

Chương trình hành động số 01-CTr/HU ngày 01/10/2020 của BCH Đảng bộhuyện Đại Từ, nhiệm kỳ 2020 - 2025;

Quyết định số 2182/QĐ-UBND ngày 13/5/2022 của UBND huyện Đại Từ

về việc phê duyệt dự toán chi phí lập Quy hoạch chi tiết xây dựng điểm du lịch xãHoàng Nông, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên; Quyết định số 2184/QĐ-UBNDngày 13/5/2022 của UBND huyện Đại Từ về việc phê duyệt dự toán chi phí lậpQuy hoạch chi tiết xây dựng điểm du lịch xã La Bằng, huyện Đại Từ, tỉnh TháiNguyên

Kế hoạch số 208/KH - UBND ngày 16/10/2021 về thực hiện “Đề án pháttriển du lịch của tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm2030” trên địa bàn huyện Đại Từ

2.2 Căn cứ thực tiễn:

Xã La Bằng và xã Hoàng Nông có vị trí địa lý thuận lợi, nằm phía Tây Namhuyện Đại Từ, cách trung tâm huyện khoảng 10km Nằm ven chân dãy núi TamĐảo, nơi có điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp, với chấtđất màu mỡ, nguồn nước tưới dồi dào, hệ thống thủy lợi đáp ứng cơ bản cho việctrồng trọt Có nền văn hóa truyền thống đa dạng với nhiều đồng bào dân tộc cùng

Trang 4

sinh sống, an ninhchính trị, trật tự an toàn xã hội bảo đảm; người dân thân thiện,mếnkhách

Đảng bộ chính quyền và nhân dân các dân tộc xã La Bằng, Hoàng Nôngluôn đoàn kết phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo ổn định chính trị xã hội ngày càng phát triển Với mong muốn pháttriển lĩnh vực du lịch sẽ đóng góp một kinh tế quan trọng của địa phương

Là địa phương nổi tiếng với nghề trồng chè với nhiều Làng nghề chè truyềnthống của La Bằng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận Đây cũng làđiều kiện thuận lợi để phát triển du lịch loại hình du lịch nông nghiệp trong tươnglai Là địa phương có tài nguyên du lịch phong phú từ du lịch sinh thái, lịch sử,văn hóa, cộng đồng, tâm linh Hệ thống giao thông thuận tiện, có điều kiện tựnhiên khá đa dạng, có rừng, nhiều con suối bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo vớinguồn nước sạch rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái Hiện nay La Bằng -Hoàng Nông có điểm đến là khu vực Kẹm và Cửa Tử cũng đã và đang thu hút dukhách đến tham quan, trải nghiệm

Văn hóa các dân tộc nơi đây còn được lưu giữ rất độc đáo, các làn điệu hátThen đàn tính, làn điệu dân ca mượt mà của dân tộc Tày, Nùng, những nét văn hoátruyền thống còn được thể hiện rõ nét qua những bộ trang phục của đồng bào Dao,các phong tục tập quán của đồng bào Dao vẫn còn lưu truyền đến nay như nghi lễCấp Sắc, tết nhảy

Là những địa phương có truyền thống lịch sử cách mạng hào hùng, là mảnhđất giàu truyền thống cách mạng, trên địa bàn có quần thể di tích lịch sử văn hoá

đã trở thành niềm tự hào của nhân dân huyện Đại Từ nói chung là “Địa chỉ đỏ”góp phần giáo dục truyền thống vẻ vang cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ Tiêubiểu như Di tích lịch sử Quốc gia “Nơi thành lập cơ sở Đảng Cộng sản đầu tiêncủa Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên năm 1936, tại xã La Bằng” Đây cũng là một điểmnhấn trong định hướng phát triển du lịch văn hóa lịch sử về nguồn của địa phương

PHẦN II ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI; THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH;TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCHLA BẰNG - HOÀNG NÔNG

I ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ XÃ HỘI

Hoàng Nông là xã nằm ở phía Tây của huyện Đại Từ cách Trung tâm huyệnĐại Từ khoảng 11 Km, xã có địa giới hành chính tiếp giáp với các xã: phía Đônggiáp với xã Tiên Hội, phía Tây giáp với xã La Bằng và dãy núi Tam Đảo, phía

Trang 5

Nam giáp với xã Khôi Kỳ và dãy núi Tam Đảo, phía Bắc giáp với xã Bản Ngoại

và xã La Bằng.Là xã với địa hình chủ yếu là đồi, núi bao quanh,địa hình dốcnghiêng dần từ Tây sang Đông, phần lớn diện tích tự nhiên của xã là đồi núi, xen

kẽ là 02dòng suối, suối Khoan, suối Cửa Tử uốn lượn chảy quanh

Khu vực La Bằng, Hoàng Nông nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,trong năm có 02 mùa rõ rệt: Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10 khí hậu mát mẻ dễchịu, nhiệt độ trung bình trong năm khoảng 220C, luôn thấp hơn nhiệt độ trungbình chung khoảng 20C, mùa đông từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, khu vực này

ít chịu tác động tiêu cực của các hình thái thời tiết cực đoan, ít gánh chịu hậu quả

từ thiên tai cả 2 địa phương đều có những dòng suối bắt nguồn từ dãy Tam Đảochảy qua địa bàn nên có nhiều thuận lợi, các khe rạch suối nằm rải rác khắp địabàn là nguồn dự trữ nước chính phục vụ cho sinh hoạt và phục vụ tưới tiêu sảnxuất

2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Xã La Bằng có diện tích tự nhiên là 2.236,01 ha, trong đó diện tích chè là331,29 ha, đất nông nghiệp là 158ha, còn lại là đất rừng và đất khác, xã có 8 dântộc anh em cùng chung sống, với 1.200 hộ dân được chia thành 9 xóm với dân sốtrên 4.200 người, nhân dân chủ yếu làm nghề trồng lúa, trồng chè và chăn nuôiquảng canh, xã có 9/9 xóm đều được công nhận Làng nghề chè truyền thống, đượccục Sở hữu Trí tuệ cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể chè La Bằng năm 2012,Toàn xã có 03 hợp tác xã chè, 01 nhà máy chè, 03 tổ hợp tác sản xuất, chế biếnchè và 03 tổ hợp tác đang làm thủ tục đề nghị công nhận, là một trong những xã vềđích nông thôn mới sớm nhất của huyện và đang phấn đấu là xã Nông thôn mớinâng cao, kiểu mẫu vì vậy cơ sở hạ tầng giao thông đặc biệt là các tuyến đườngtrục chính của xã đã được rải nhựa và bê tông,đường liên xóm rộng 5 - 5,5m thuậntiện cho các phương tiện giao thông đi lại và góp phần phát triển du lịch Xã cómột xóm được công nhận xóm nông thôn mới kiểu mẫu

Xã Hoàng Nôngvới tổng diện tích đất tự nhiện là 2.753,57ha, diện tích đất

đã giao cho dân quản lý và sử dụng: 825.99ha, diện tích đất công: 97.885,4m2chiếm 94, 49%, diện tích đất lâm nghiệp 1.875,00ha, chiếm 68,09%, đất phi nôngnghiệp 151,49ha, chiếm 5,5%, đất ở 54,47ha, chiếm 1,98%, đất nuôi trồng thủysản 22,01ha Tổng số hộ 1.570, 5.688 nhân khẩu, gồm có 7 dân tộc anh em cùngsinh sống (Dao, Tày, Nùng, Sán Chí, Kinh, Hoa, Mường, trong đó dân tộc thiểu sốchiếm 34%, xã có 3 cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo, trong đó có 02 cơ sở Công giáo,gồm (Giáo họ Hoàng Tân và Giáo họ Yên Sơn), 01 cơ sở Phật giáo, Chùa BìnhĐịnh, dân cư của xã được phân bố ở 14 xóm, các cụm dân cư tương đối tập trung

Đảng bộ chính quyền và Nhân dân các dân tộc xã La Bằng, Hoàng Nôngluôn đoàn kết phấn đấu thực hiện thành công các mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội, đảm bảo ổn định chính trị xã hội, xây dựng địa phương ngày càng phát triển,

cả 2 xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, các trục đường chính đều được bê tông vànhựa hóa, 100% người dân sử dụng điện lưới quốc gia, trên 90% các tuyến đường

liên xóm đã được bê tông hóa, cứng hóa, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc…hệ

thống trường học, trạm y tế đều đạt chuẩn quốc gia

Trang 6

II THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH:

1 Xã La Bằng

- Hiện nay La Bằng có khu sinh thái suối Kẹm bắt nguồn từ đỉnh non xanhTam Đảosuối Kẹm là điểm sinh thái dã ngoại thuộc vườn rừng Quốc gia TamĐảo, trong những năm gần đây thu hút đông đảo du khách đến thăm quan trảinghiệm, dòng suối trong vắt uốn lượn, len lỏi chảy qua những ghềnh đá đủ kích cỡ

và hình thù hấp dẫn, đẹp mắt Hai bên bờ suối là những thảm cây rừng nguyênsinh chân núi Tam Đảo xen lẫn bãi đá tô điểm sự sinh động của một điểm sinhthái Dọc theo chiều dài của suối có một con đường bê tông nhỏ dài chừng 2,3km

để du khách khám phá nơi ngọn nguồn con suối và thiên nhiên hùng vĩ của vườnrừng Quốc gia tam Đảo Trên cung đường di chuyển, có 04 bãi tắm khá rộng vàcác điểm checkin đẹp bên bãi đá và các tầng thác Hiện có 10 lán nghỉ được bố trídọc theo cung đường khám phá suối Kẹm Điểm trải nghiệm du lịch sinh thái nàyhiện do Vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý

- Trên địa bàn hiện có 5 nhà hàng phục vụ ăn uống và kinh doanh dịch vụnghỉ lưu trú Homestay, gồm: La Bằng xanh, Huệ Phúc, La Bằng homestay, Tân

Sơn quán, Nhà hàng suối Kẹm (Trong đó: 04 cơ sở được cấp phép, 01 chưa được

cấp phép, công suất phục vụ lên tới 500 người/ngày) Có 1 bể bơi đảm bảo tiêu

chuẩn tập luyện Vào thời điểm mùa hè, có những ngày thứ 7, chủ nhật lượngkhách đến với khu vực Kẹm lên đến hàng nghìn người/ngày

- Tình hình an ninh trật tự luôn được chú trọng, thường xuyên có lực lượngcông an xã kết hợp với lực lượng dân quân tự vệ, các tổ tự quản và lực lượng kiểmlâm của vườn Quốc gia Tam Đảo để làm tốt công tác an ninh trật tự, phòng chốngcháy rừng

- Công tác bảo vệ môi trường luôn được quan tâm, Ban quản lý vườn quốcgia Tam Đảo đã bố trí các thùng rác di động dọc theo cung đường khám phá suốiKẹm, vào các buổi chiều trong thời gian cao điểm mùa hè có tổ môi trường đi thugom rác thải, phân loại và xử lý theo quy định, đảm bảo vệ sinh môi trường Xómthường xuyên vận động các hộ gia đình giữ gìn vệ sinh môi trường, chăn thả giasúc, gia cầm đúng nơi quy định

- Hoạt động quản lý tham quan: Khu sinh thái suối Kẹm nằm trong khu vựcvườn Quốc gia Tam Đảo, do vậy các dịch vụ bán vé tham quan, thuê lán nghỉ, vétrông giữ xe do Vườn quốc gia Tam Đảo quản lý; Đã có nội quy và biển hướngdẫn tham quan và công tác bảo vệ môi trường Chính quyền địa phương chỉ quản

lý các hoạt động dịch vụ phục vụ khách du lịch trên địa bàn như nhà hàng, cơ sởlưu trú du lịch, dịch vụ văn hóa…Tuy nhiên do các cơ sở mới đi vào hoạt độngnên công tác quản lý vẫn còn hạn chế Các hoạt động du lịch trên địa bàn xã đanghình thành nhưng còn mang tính tự phát, nhỏ lẻ Loại hình du lịch Homestay đã có

mô hình và bắt đầu phát triển tại xóm Tân Sơn

- Nguồn nhân lực: xã mới chỉ tổ chức tập huấn và hướng dẫn cho các câulạc bộ hát then, đàn tính của xã nhằm phục vụ nhu cầu của du khách Hiện tại đội

Trang 7

ngũ lao động hoạt động kinh doanh dịch vụ phục vụ chưa được tham gia các lớptập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch.

2 Xã Hoàng Nông

Hoàng Nông có khu Cửa Tử nằm trong xóm Đồng Khuân, có con suối Cửa

Tử, suối Khoai bắt nguồn từ đỉnh non xanh Tam Đảo, dòng suối trong vắt uốnlượn, len lỏi chảy qua những ghềnh đá đủ kích cỡ và hình thù hấp dẫn, đẹp mắt.Hai bên bờ suối là những thảm cây rừng nguyên sinh chân núi Tam Đảo xen lẫnbãi đá tô điểm sự sinh động của một điểm sinh thái, dọc con suối có nhiều bãi tắmkhá rộng và các điểm check in đẹp bên bãi đá và các tầng thác sơn thủy hữu tình

- Hiện nay có 03 mô hình khu lưu trú, trong đó có 01 cơ sở được cấp phéphoạt động (Tùng Homestay), còn lại 02 cơ sở do cá nhân các hộ gia đình tự xâydựng chưa được cấp phép (công xuất phục vụ 80 người/ngày)

- Dịch vụ trông giữ xe tại khu Cửa tử: 02 địa điểm

-Nhà hàng: 04 (01 cơ sở được cấp phép, 03 tự phát, công suất 250người/ngày)

- Công suất phục vụ khách du lịch: 250 lượt/ ngày

- Nguồn nhân lực: Bình quân 5 người/ 1 cơ sở phục vụ/ngày

Vào thời điểm mùa hè có những ngày thứ 7, chủ nhật lượng khách đến vớikhu vực cửa Tử lên đến hàng nghìn người/ngày

- Trên địa bàn La Bằng Hoàng Nông hiện có 13 làng nghề và làng nghề chètruyền thống trong đó tiêu biểu là làng nghề chè xóm Cầu Đá xã Hoàng Nông, cócảnh quan, không gian những đồi chè, vườn chè đẹp, trong thời gian gần đây đónrất nhiều du khách đến thăm quan, check in.Trên địa bàn có nhiều hợp tác xã chètiêu biểu như 2 hợp tác xã chè La Bằng, HTX chè Hà Thái, đều có không gianthưởng trà, khu trưng bày, bán các sản phẩm trà với không gian rộng rãi, có thểđón và phục vụ các đoàn khách đông người đến tham quan, mua sắm

3 Thuận lợi, khó khăn

a) Thuận lợi: La Bằng và Hoàng Nông là vùng có nhiều cảnh quan thiên

nhiên, phong phú, đa dạng về hệ sinh thái động thực vật Đặc biệt có sản phẩm chèngon nổi tiếng trong nước và Quốc tế Có nhiều lợi thế về phát triển du lịch sinhthái nổi trội hơn so với các khu vục khác trong huyện, trên cơ sở phát triển du lịchsinh thái của sườn Đông dãy Tam Đảo Ngoài ra xã còn có lợi thế phát triển dulịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm (homestay) Đó là những đặc điểm quan trọnghấp dẫn thu hút du khách trong tương lai đặc biệt là du khách quốc tế

Cộng đồng dân cư khu vực La Bằng, Hoàng Nông còn lưu giữ được nhiềubản sắc văn hóa dân tộc như: hát then - đàn tính, lễ cấp sắc,tết nhảy của đồng bàongười Dao, văn hóa trà, các nghề thủ công có phong cảnh hữu tình, khí hậu mát

mẻ, thiên nhiên ưu đãi là khu vực có nhiều tiềm năng, lợi thế và thuận lợi để thuhút và đầu tư phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệptrải nghiệm vùng chè

Trang 8

b) Khó khăn: Nguồn nhân lực làm du lịch qua đào tạo chưa có, nhận thức

về du lịch và dịch vụ du lịch của một bộ phận nhân dân còn hạn chế, các hoạtđộng du lịch chưa rõ nét, nhỏ lẻ, mang tính chất tự phát các dịch vụ vui chơi giảitrí chưa có, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa xây dựng quy hoạch tổng thể vềphát triển du lịch Kết cấu hạ tầng ở những vùng có thể phát triển du lịch còn yếu,chưa được đầu tư đồng bộ, 1 vài cơ sở lưu trú, nhà hàng, chưa đạt tiêu chuẩn Hạtầng giao thông tuy đã được quan tâm nhưng hiện nay hệ thống giao thông đi lạitrục chính vào khu vực cửa Tử Hoàng Nông chưa được đầu tư nâng cấp mở rộngnên đường đi lại vãn là đườngđất nhỏ hẹp

III TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1 Tiềm năng du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng

La Bằng có khu vực Kẹm có suối, thác Kẹm là địa điểm sinh thái lý tưởng,không khí ở đây quanh năm mát mẻ, nhiệt độ trung bình năm vào khoảng 18-20

độ C Do nằm bên sườn Đông của dãy núi Tam Đảo nên vùng đất nơi đây đượcthiên nhiên ưu ái rất nhiều, có lợi thế về thời tiết, mưa thuận gió hoà, nguồn nước

từ trên những vách núi trong lành và mát lạnh rất thích hợp cho việc nuôi cánước lạnh và cung cấp nguồn nước tưới tiêu cho nông nghiệp, cho các đồi chè.Bởi vậy mà khu sinh thái Suối, thác Kẹm rất thích hợp cho các chuyến đi dãngoại vào những dịp cuối tuần, các kỳ nghỉ lễ, những ngày hè, đây là nơi dukhách có thể nghỉ ngơi, hoà mình với thiên nhiên trong không gian thoáng đãngcủa núi rừng vừa có dịp khám phá thiên nhiên hùng vĩ, tìm hiểu thêm về cuộcsống thường ngày của đồng bào dân tộc Dao nơi đây.Khu sinh thái suối Kẹm códiện tích trên1.000 ha thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo Với đặc trưng là rừngnhiệt đới, cây xanh quanh năm, suối Kẹm có quần thể động thực vật phong phú,gồm rất nhiều loài cây và thú quý hiếm Tại đây có rất nhiều điểm tham quan lýthú như: Thác Trắng là thác có chiều cao khoảng gần 100m, vào mùa hè nướcdội từ trên cao xuống trắng xóa, dưới chân thác cây cỏ như bị dạt theo mộthướng bởi sức nước chảy tạo thành luồng gió rất mạnh Đá Hầm là nơi du khách

có thể đi dã ngoại và ngủ qua đêm trong những hầm đá Đi xa hơn có thể tận mắtngắm những cây trò chỉ, cây gội cổ thụ có tuổi thọ từ vài trăm năm với chiềucao từ 50 đến 60 mét, có những cây có đường kính từ 2 đến 3 mét Với hệ sinhthái phong phú suối Kẹm thích hợp cho những chuyến dã ngoại, du khách có thểgiải trí giữa không gian thoáng đãng, mát mẻ của núi rừng nơi đây như: Cắm trại,tắm suối, trinh phục những vách núi và thác nước, leo núi theo những con đườngmòn ngắm nhìn thiên nhiên hùng vĩ với những cây cổ thụ, phong lan, hoa chuốirừng nở rộ tạo nên những sắc màu rực rỡ

Hoàng Nông có khu Cửa Tử nằm trong xóm Đồng Khuân, có con suối Cửa

Tử, suối Khoai bắt nguồn từ đỉnh non xanh Tam Đảo, dòng suối trong vắt uốnlượn, len lỏi chảy qua những ghềnh đá đủ kích cỡ và hình thù hấp dẫn, đẹp mắt.Hai bên bờ suối là những thảm cây rừng nguyên sinh chân núi Tam Đảo xen lẫnbãi đá tô điểm sự sinh động của một điểm du lịch sinh thái, dọc con suối có nhiềubãi tắm khá rộng và các điểm check in đẹp bên bãi đá và các tầng thác sơn thủyhữu tình Ngoài ra du khách có thể khám phá sinh thái rừng quốc gia tam đảo với

Trang 9

hệ sinh thái, hệ thực vật phong phú đa sắc mầu, đó là những tiềm năng lợi thế lớn

để phát triển du lịch

Trên địa bàn hiện nay đã có một số hộ dânxây dựng và phát triển mô hìnhHomestay như mô hình Tùng Homestay, La Bằng Homestay đã thu hút nhiều đoànkhách đến thăm quan, nghỉ dưỡng

2 Tiềm năng du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh

La Bằng và Hoàng Nông là những địa phương có truyền thống lịch sử cáchmạng hào hùng, là mảnh đất giàu truyền thống cách mạng, trên địa bàn có quầnthể di tích lịch sử văn hoá gồm 01 di tích lịch sử Quốc gia 3di tích cấp tỉnh, 7 ditích được kiểm kê đã trở thành niềm tự hào của nhân dân huyện Đại Từ nói chung

và nhân dân La Bằng Hoàng Nông nói riêng, là “Địa chỉ đỏ” góp phần giáo dụctruyền thống vẻ vang cho các thế hệ, nhất là thế hệ trẻ

Tiêu biểu như Di tích lịch sử Quốc gia “Nơi thành lập cơ sở Đảng Cộng sảnđầu tiên của Đảng bộ Tỉnh Thái Nguyên năm 1936, tại xã La Bằng” được xếphạng năm 1999 Ngoài ra trong khu vực còn có chùa Thanh La tại La Bằng, chùaBình Định hoàng nông đều tọa lạc trên khu đồi cao có vị trí đẹp, đến đây du khách

có thể mở tầm mắt ngắm nhìn quang cảnh tươi đẹp xung quanh Cả 2 Chùa đangđược trùng tu và phát triển, hứa hẹn sẽ là điểm đến du lịch tâm linh thu hút dukhách

Cả 2 địa phương còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáocủa các dân tộc thiểu số như làn điệu hát Then, Si, Lượn mượt mà của dân tộcTày, Nùng; nét văn hoá truyền thống qua những bộ trang phục của người Dao;phong tục tập quán còn lưu truyền đến nay như nghi lễ Cấp Sắc, Tết nhảy củangười Dao… trong giao tiếp hàng ngày của bà con vẫn sử dụng bằng nhiều thứtiếng dân tộc

3 Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng, nông nghiệp gắn với văn hóa trà

La Bằng và hoàng Nông có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng:vùng đất đa bản sắc văn hóa và giàu truyền thống lịch sử cách mạng, nơi đây cònlưu giữ nhiều giá trị văn hóa riêng, còn hiện hữu những di sản văn hóa có ý nghĩaquan trọng về lịch sử, văn hóa, giáo dục, khoa học Đây chính là điều kiện, cơ sởquan trọng để phát triển du lịch cộng đồng, loại hình du lịch dựa vào tài nguyêncủa cộng đồng, do cộng đồng làm chủ, tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm vìlợi ích cộng đồng Là địa phương nổi tiếng với thương hiệu trà, trong đó phải kểđến hợp tác xã chè La Bằng,làng nghề chè, vườn chè Cầu Đá Hoàng Nông là mộttrong những điểm đến thu hút nhiều du khách Hiện nay, hợp tác xã chè La Bằng,chè Hà Tháiđã xây dựng được không gian thưởng trà, trưng bày các sản phẩm trà

và khu vực chế biến chè với không gian rộng rãi, có thể đón và phục vụ các đoànkhách đông người đến tham quan, trải nghiệm

Ngoài ra xã La Bằng, Hoàng Nông có nhiều làng nghề chè truyền thống sảnxuất và chế biến nhiều sản phẩm chè vàHoàng Nông, La Bằng còn có các món ẩmthực đa dạng như: Măng, xôi ngũ sắc, rau rừng, cá tầm

Trang 10

Đồng bào dân tộc Dao sinh sống ở đây phần lớn đều lấy được cây thuốc, láthuốc tắm, thuốc chữa bệnh đó cũng là những lợi thế để phát triển du lịch.

PHẦN III QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU; NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHU DU LỊCH SINH THÁI LA BẰNG - HOÀNG NÔNG GIAI

ĐOẠN 2022-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

I QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1 Quan điểm:

Phát triển khu du lịch sinh thái La Bằng - Hoàng Nông nói riêng và du lịchhuyện Đại Từ nói chung phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhànước; Chiến lược, Quy hoạch phát triển ngành du lịch Việt Nam; đồng thời phùhợp với Chiến lược và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh, củahuyện

Phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế về du lịch của địa phương; đa dạngcác hoạt động du lịch kết kợp du lịch sinh thái gắn với du lịch cộng đồng, du lịchnông nghiệp, trải nghiệm với phát triển các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng củahuyện; đồng thời bảo vệ môi trường đảm bảo cho du lịch nói chung và du lịch sinhthái nói riêng ở địa phương được phát triển bền vững; từng bước đưa du lịch trởthành ngành kinh tế quan theo tinh thần Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộhuyện Đại Từ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2020-2025

2 Mục tiêu

2.1 Mục tiêu chung

Giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030, La Bằng - Hoàng Nôngtrở thành điểm đến yêu thích,thu hút du khách trong hệ thống du lịch của tỉnh,huyện, với các sản phẩm du lịch mang đặc trưng, đặc thù của địa phương Hệthống kết cấu hạ tầng được đầu tư đồng bộ, các sản phẩm du lịch đa dạng chấtlượng ngày càng được nâng cao,từng bước đưa du lịch sinh thái La Bằng - HoàngNôngtrở thành một ngành kinh tế quan trọng của địa phương

- Quản lý tốt các quy hoạch khi được phê duyệt, thu hút các nguồn lực đầu

tư triển khai các quy hoạch

2.2.2 Cơ sở vật chất hạ tầng du lịch:

- Thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ cho phát triển du lịch từcác doanh nghiệp, hộ kinh doanh du lịch

Trang 11

- Tuyên truyền vận động các hộ dân trên địa bàn cùng tham gia, đầu tư xâydựng hạ tầng, cơ sở vật chất cùng tham gia làm và phát triển du lịch

- Lồng ghép các nguồn lực và thu hút đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo cáctuyến đường giao thông kết nối đến các điểm du lịch sinh thái tại xã Hoàng Nông,

La Bằng; triển khai các dự án kết nối giao thông đã được phê duyệt

- Phối hợp thực hiện đầu tư, hỗ trợ phát triển điểm du lịch cộng đồng tại xã

La Bằng theo kế hoạch thực hiện đề án phát triển du lịch của tỉnh

- Triển khai dự án mở rộng và tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia nơi thành lập

cơ sở Đảng đầu tiên của Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tại xã La bằng

- Số hóa dữ liệu các di tích lịch sử, điểm sinh thái Cửa Tử Hoàng Nông,Kẹm La Bằng kết nối với cổng du lịch thông minh của tỉnh nhằm khai thác hiệuquả tiềm năng du lịch

2.2.3 Sản phẩm du lịch

- Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng

- Du lịch văn hóalịch sử, tâm linh

- Du lịch cộng đồng, nông nghiệp gắn với văn hóa trà

2.2.4 Bảo tồn, tôn tạo, phát huy các di sản văn hóa truyền thống

-Thành lập thêm mới và phát huy hiệu quả các câu lạc bộ dân ca, dân vũ củadân tộc Tày, Dao, San Chí để phục vụ khách du lịch; Bảo tồn và phát huy hiệu quảcác loại hình di sản văn hóa phi vật thể hiện có như: làn điệu Hát then của dân tộctày, nghi lễ tết nhảy, Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Dao

- Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng, mở rộng, tôn tạo ditích lịch sử văn hóa “Nơi thành lập cơ sở đảng cộng sản đầu tiên của Đảng bộ tỉnhThái Nguyên năm 1936, xã La Bằng giai đoạn 1, huyện Đại Từ, tỉnh TháiNguyên”

2.2.5 Về khách du lịch

Đến năm 2025 phấn đấu đón được 30.000 lượt khách/năm

2.2.6 Cơ sở lưu trú, kinh doanh dịch vụ du lịch:

- Có từ 15 cơ sở lưu trú trở lên, phục vụ được ít nhất 500 khách/ngày

- Có trên 10 nhà hàng kinh doanh dịch vụ du lịch (ăn uống, giải trí), có khảnăng phục vụ trên 1000 khách/ngày

2.2.7 Nguồn nhân lực du lịch

Phấn đấu mỗi điểm du lịch có từ 50 lao động trực tiếp làmdu lịch; trong đó

có trên 50% lao động được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ

2.2.8 Tổng thu từ du lịch

Phấn đấu đến 2025 nguồn thu từ các dịch vụ du lịch đạt 50% tổng nguồn thucủa La Bằng, Hoàng Nông

Trang 12

2.2.9.Mục tiêu về môi trường du lịch

- Thực hiện đầy đủ nội dung bảo vệ môi trường, cảnh quan được quy địnhtrong các văn bản pháp luật đặc biệt là Quy định quản lý các khu du lịch, điểm dulịch trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ban hành theo quyết định số 15/2020/QĐ-UBND ngày 29/06/2020 của UBND tỉnh Thái Nguyên

- Các khu điểm du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, văn hóa được thu gom,

xử lý rác thải tập trung định kỳ, thường xuyên, đảm bảo hiệu quả, an toàn

- Phát triển du lịch xanh theo nguyên tắc phát triển bền vững, đặc biệt coitrọng gìn giữ và bảo vệ tài nguyên, môi trường Phát triển du lịch bảo đảm tôntrọng, gìn giữ tối đa các giá trị cảnh quan tự nhiên, giá trị văn hóa, lịch sử truyềnthống và bảo vệ môi trường

- Có trên 20 cơ sở lưu trú du lịch, nhà ở có phòng cho khách du lịch thuê

phục vụ từ1000 khách/ngày Có nhiều nhà hàng kinh doanh dịch vụ du lịch, phục

vụ đủ1000 khách/ngày

Thu hút các nguồn lực đầu tư hình thành mạng lưới giao thông liên hoàn,kết nối các khu, điểm du lịch sinh thái, cộng đồng, nông nghiệp, văn hóa lịch sửtâm linh; hoàn thiện và khai thác có hiệu quả hệ thống du lịch thông minh

Tạo việc làm cho 200 lao động, trong đó lao động trực tiếp, thường xuyên là

100 người, 50% số lao động trực tiếp đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ

Phấn đấu đến năm 2030 tốc độ tăng trưởng khách du lịch bình quân10%/năm, La Bằng - Hoàng Nông trở thành điểm đến về du lịch sinh thái nghỉdưỡng; du lịch cộng đồng, nông nghiệp gắn với văn hóa trà; du lịch văn hóa lịch

sử, tâm linh trọng điểm trong hệ thống du lịch của tỉnh Thái Nguyên, của huyệnĐại Từ

II NỘI DUNG THỰC HIỆN

1 Quản lý và thực hiện quy hoạch

- Quy hoạch là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch bền vững và đúngđịnh hướng Quy hoạch phải đảm bảo các yếu tố có quy hoạch dài hạn, quy hoạch

Trang 13

ngắn hạn và theo từng giai đoạn (có điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu pháttriển Kinh tế - Xã hội chung).

- Công tác quy hoạch Du lịch phải phù hợp và thống nhất với các quy hoạchkhác (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch vùng nguyên liệu, nông nghiệp )

- Việc thực hiện các quy hoạch phải thống nhất và phù hợp với quy hoạchtổng thể chung

2 Xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch:

Tập trung xây dụng các sản phẩm du lịch đặc thù phù hợp với đặc điểm vàđiều kiện của địa phương:

* Du lịch sinh thái nghỉ dưỡng: Khám phá thiên nhiên; giải trí, thư giãn,

thể thao; nghỉ dưỡng và tĩnh dưỡng, chữa bệnh

* Du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh: tổ chức lễ hội gắn với các di tích; sưu

tầm, phục hồi các trò chơi dân gian…

* Du lịch cộng đồng, nông nghiệp gắn với văn hóa trà: tham quan, trải

nghiệm, lưu trú, ăn uống; không gian thưởng trà, trưng bày các sản phẩm trà vàkhu vực chế biến chè có không gian rộng rãi, có thể đón và phục vụ các đoànkhách đến tham quan, trải nghiệm Thành lập các hợp tác xã du lịch cộng đồng vớicác dịch vụ tham quan, trải nghiệm, lưu trú, ăn uống

3 Bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa

* Đối với di sản văn hóa vật thể:

- Phối hợp xây dựng và phát huy giá trị xóm văn hóa truyền thống với pháttriển du lịch bền vững theo mô hình Bảo tàng sinh thái và cộng đồng tại khu vực

* Đối với di sản văn hóa phi vật thể:

- Phối hợp hỗ trợ xây dựng các mô hình câu lạc bộ thực hành, truyền dạy,bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa phi vật thể;

- Gìn giữ những nét đẹp truyền thống dân tộc, các làn điệu hát Then đàntính, làn điệu dân ca của dân tộc Tày, Nùng, trang phục của đồng bào Dao, cácnghi lễ Cấp Sắc, tết nhảy, trò chơi dân gian

- Duy trì và phát triển các làng nghề chè truyền thống đã được công nhậntrên địa bàn xã; tạo điều kiện cho du khách được trải nghiệm thực hiện các hoạtđộng lao động, sản xuất, chế biến

4 Đào tạo nhân lực trong lĩnh vực du lịch

Trang 14

- Đa dạng các hình thức đào tạo để phát triển nguồn nhân lực du lịch chấtlượng phục vụ cho công tác phát triển du lịch của địa phương.

- Đảm bảo 100% nhân viên phục vụ tại các điểm du lịch có đủ kiến thứcchuyên môn và được qua đào tạo, tập huấn các kỹ năng trong hoạt động du lịch

- Các cơ quan quản lý du lịch cấp huyện, xã có cán bộ chuyên môn trong lĩnhvực quản lý du lịch hoặc các ngành gần trong lĩnh vực du lịch

5 Tuyên truyền, quảng bá, thu hút khách du lịch

- Đầu tư cho hoạt động tuyên truyền quảng bá về Du lịch bằng hình thứctruyền thống: Pano, áp phích, tờ rơi, các hệ thống biển chỉ dẫn, hướng dẫn

- Tuyên truyền, quảng bá trên các nền tảng đa phương tiện khác: Mạng xãhội (Facebook, zalo, Tweeter, instagram, Youtube ), cổng thông tin điện tử, cổng

du lịch thông minh

- Phát triển nền tảng du lịch số kết hợp du lịch trải nghiệm

6 Phát triển không gian, kết nối các điểm du lịch:

- Thực hiện kết nối các điểm du lịch trong huyện với nhau qua hệ thốnggiao thông đường bộ và kết nối với các tuor, tuyến, điểm du lịch trong vùng(ATK Định Hóa, Tân Trào, Hà Nội, Tam Đảo );

- Liên kết với các công ty du lịch lữ hành trong nước và quốc tế đưa điểmđến Hoàn Nông, La Bằng vào trong tuor, tuyến du lịch phục vụ du khách;

- Kết nối các trung tâm chăm sóc sắc đẹp, vật lý trị liệu (hình thức du lịchnghỉ dưỡng, y tế); các trung tâm đào tạo, cơ sở giáo dục (hoạt động trải nghiệm);các công ty, nhà phân phối sản phẩm (du lịch nông nghiêp)

7 Thực hiện nội dung phát triển du lịch đồng thời bảo vệ môi trường

Thực hiện nghiêm các nội dung trong Thông tư liên tịch số BVHTTDL-BTNMT, ngày 30/12/2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và

19/2013/TTLT-Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo vệ môi trường trong hoạt động dulịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích

Làm tốt công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại các điểm du lịch sinh tháitrên địa bàn cần được chú trọng, quan tâm Các quy định về bảo vệ môi trường tạicác cơ sở lưu trú, điểm kinh doanh dịch vụ ăn uống và các khu điểm du lịch sinhthái cần được kiểm tra, theo dõi thường xuyên; việc xử lý rác thải tại các điểm dulịch, các điểm sinh thái cần thực hiện định kỳ, thường xuyên

Nâng cao nhận thức của các đơn vị quản lý, các tổ chức và cộng đồng vềbảo vệ tài nguyên, môi trường tự nhiên và sinh thái

III GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1 Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo

Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng,triển khai thực hiện của các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, UBND xã La Bằng,

Ngày đăng: 31/05/2024, 09:18

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w