1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TẠI CHI BỘ 1 - ĐẢNG BỘ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

28 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tự Phê Bình Và Phê Bình Tại Chi Bộ 1- Đảng Bộ Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Bình Phước
Tác giả Phạm Xuân Minh
Người hướng dẫn Phan Văn Phong- Phó Bí thư Đảng uỷ
Trường học Viện Kiểm Sát Nhân Dân Tỉnh Bình Phước
Năm xuất bản 2022
Thành phố Bình Phước
Định dạng
Số trang 28
Dung lượng 691,23 KB

Nội dung

Kỹ Năng Mềm - Kinh tế - Quản lý - Luật ĐẢNG BỘ CƠ SỞ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC CHI BỘ 1 CHUYÊN ĐỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TẠI CHI BỘ 1- ĐẢNG BỘ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Văn Phong- Phó Bí thư Đảng uỷ Người thực hiện: Phạm Xuân Minh- Bí thư Chi bộ 1 BÌNH PHƯỚC – NĂM 2022 1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 NỘI DUNG ...................................................................................................... 3 I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẢNG ........................................................................................................... 3 1.1. Khái niệm tự phê bình và phê bình trong Đảng ............................ 3 1.2. Vai trò của tự phê bình và phê bình trong Đảng ........................... 4 1.2.1. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Cộng sản .......................................................................................................... 4 1.2.2. Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên ................................................................................... 5 1.2.3. Tự phê bình và phê bình là biện pháp tích cực để củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng ................................................. 6 1.2.4. Tự phê bình và phê bình là tiêu chí đánh giá một chính đảng, một tổ chức đảng, một cán bộ, đảng viên...................................................... 6 1.3. Tính chất của tự phê bình và phê bình trong Đảng ...................... 7 1.3.1. Tính Đảng..................................................................................... 7 1.3.2. Tính Giáo dục ............................................................................... 7 1.3.3. Tính khách quan, trung thực, chân thành và công khai ............... 8 1.3.4. Tính cụ thể, thiết thực và kịp thời ................................................. 8 1.4. Nội dung, hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình trong Đảng .......................................................................................................... 9 1.4.1. Nội dung tự phê bình và phê bình trong Đảng ............................. 9 1.4.2. Hình thức tự phê bình và phê bình ............................................... 9 1.4.3. Phương pháp tự phê bình và phê bình ....................................... 10 1.5. Quan điểm của Đảng về nguyên tắc tự phê bình và phê bình .... 11 II. TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TẠI CHI BỘ 1- ĐẢNG BỘ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC .................................... 15 2.1. Thực trạng tự phê bình và phê bình tại Chi bộ 1- Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước..................................................... 15 2.1.1. Kết quả đạt được ........................................................................ 15 2.1.2. Tồn tại, hạn chế về việc tự phê bình và phê bình ....................... 17 2 2.2. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc tự phê bình và phê bình ............................................................................................. 18 2.3. Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình và phê bình ............................................................................................. 18 2.4. Giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc tự phê bình và phê bình trong Đảng .............................................................................................. 20 KẾT LUẬN .................................................................................................... 23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 24 1 MỞ ĐẦU Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của các Đảng Cộng sản. Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo sử dụng vũ khí tự phê bình và phê bình lên tầm nghệ thuật trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động, Đảng ta khẳng định tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là thước đo trình độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng và là ý thức trách nhiệm của Đảng với nhân dân. Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng để giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Đảng là một tổ chức chính trị, tất yếu trong quá trình vận động, phát triển, nội bộ Đảng sẽ nảy sinh mâu thuẫn. Nhưng đó không phải là mâu thuẫn đối kháng, mà là mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu. Đảng lấy tự phê bình và phê bình là biện pháp cơ bản để giải quyết những mâu thuẫn đó, tạo động lực cho sự vận động, phát triển của Đảng. Tuy nhiên, thực tế việc tự phê bình và phê bình còn nhiều tồn tại, hạn chế. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá những hạn chế của tự phê bình và phê bình hiện nay là: “Không ít nơi còn hình thức, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi, một bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao”. Ngày 7102021, phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 4 (khoá XIII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra những hạn chế, yếu kém của công tác xây dựng Đảng thời gian qua và chỉ rõ: “Nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm”. 2 Nhận thấy nguyên tắc tự phê bình và phê bình là nội dung quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, làm cho Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh, củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Do vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tự phê bình và phê bình tại Chi bộ 1- Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước” để hiểu sâu, rõ hơn về nguyên tắc này, tìm ra các tồn tại, hạn chế trong thực tiễn và đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình vào công tác chỉ đạo, điều hành ngay tại Chi bộ nơi mình công tác và là nội dung sinh hoạt chuyên đề Quý I năm 2022 của Chi bộ 1. 3 NỘI DUNG I. NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẢNG Trong sinh hoạt và hoạt động thực tiễn, mỗi con người và mỗi tổ chức đều có những ưu điểm và khuyết điểm, có mặt thuận lợi và khó khăn, có nhân tố tích cực và tiêu cực, có cái tiến bộ và cái lạc hậu. Các mặt đó luôn mâu thuẫn với nhau, tác động chi phối lẫn nhau. Quá trình phát triển của mỗi con người, mỗi tổ chức như thế nào và theo chiều hướng nào phụ thuộc chính vào cách thức giải quyết mâu thuẫn giữa các mặt tốt - xấu, thuận lợi - khó khăn, tích cực - tiêu cực đó. Mỗi người đảng viên và tổ chức đảng cũng như vậy; muốn tiến bộ và phát triển thì phải phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm. Muốn sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, phải thiết thực tự phê bình và phê bình. Để hiểu rõ hơn về quan điểm “Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng”, trước tiên ta đi vào tìm hiểu, làm rõ một số nội dung cơ bản của nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng. 1.1. Khái niệm tự phê bình và phê bình trong Đảng Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tự phê bình là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, để người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình đã phạm. Phê bình là thấy ai (cá nhân, cơ quan, đoàn thể) có khuyết điểm thì thành khẩn nói cho họ biết để họ sửa chữa, để họ tiến bộ”. Từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình, phê bình và thực tiễn cho thấy “Tự phê bình và phê bình trong Đảng là hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chủ động chỉ ra ưu điểm để phát huy và vạch rõ khuyết điểm để khắc phục, nhằm làm cho đảng viên và tổ chức đảng luôn giữ vững vai trò người chiến sĩ tiên phong, người lãnh đạo”. Trong nguyên tắc tự phê bình và phê bình, ta cần chú ý các nội dung 4 sau: - Thứ nhất, chủ thể và đối tượng của tự phê bình và phê bình trong Đảng là các tổ chức đảng và đảng viên. - Thứ hai, tự phê bình và phê bình diễn ra trong phạm vi sinh hoạt Đảng. Chỉ trong phạm vi sinh hoạt đảng thì đảng viên mới được lấy tư cách là đảng viên để phê bình đồng chí của mình và phê bình các tổ chức của Đảng. Ngoài phạm vi sinh hoạt đảng thì không được nhân dân đảng viên để phê bình đồng chí và tổ chức đảng của mình. - Thứ ba, tự phê bình và phê bình nhằm giáo dục, rèn luyện đảng viên, làm cho bản thân và đồng chí của mình không ngừng tiến bộ; phê bình không phải để nói xấu; đả kích, hạ uy tín của đồng chí mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ”. Tự phê bình và phê bình làm cho nội bộ tổ chức đảng mạnh lên, đoàn kết thống nhất được củng cố, chống chia rẽ, bè phái. 1.2. Vai trò của tự phê bình và phê bình trong Đảng 1.2.1. Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Cộng sản V.I.Lênin từng khẳng định “Tất cả những đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho tới nay, đều bị tiêu vong vì tự cao, tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo nên sức mạnh của mình, và vì sợ sệt không dám nói lên những nhược điểm của mình. Còn chúng ta, chúng ta sẽ không bị tiêu vong, vì chúng ta không sợ nói lên những nhược điểm của chúng ta, và những nhược điểm đó, chúng ta sẽ học được cách khắc phục”. Cõ lẽ vì vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, đề cao công tác tự phê bình và phê bình, tháng 101947 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang vào giai đoạn gay go, quyết liệt, khi thực dân Pháp quyết nhảy dù xuống căn cứ địa để bắt toàn bộ cơ quan đầu não của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn “Sửa đổi lối làm việc”. Ngay trong mục đầu tiên của cuốn sách, Người đã bàn về vấn đề phê bình và sửa chữa, theo 5 Người “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”. Từ mục đích phê bình, Người chỉ ra cách thức phê bình “Phê bình người cũng như phê bình mình, phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt. Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm. Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, thâm độc. Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người”. Đây thật sự là quan điểm nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi với quan điểm này, Người đã đi trước thực tiễn rất xa. Đến Di chúc, Người cũng không quên dặn lại trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê và phê bình “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”. Trong quá trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi trọng tự phê bình và phê bình. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt. Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khỏe mạnh vô cùng”. Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu “Phải làm cho vũ khí tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên, thật sự trở thành vũ khí sắc bén của toàn Đảng, làm cho tự phê bình và phê bình thật sự là một quy luật phát triển của Đảng”. 1.2.2. Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng phải giải quyết nhiều vấn đề mới phức tạp, cán bộ, đảng viên không thể nắm bắt, nhận thức đầy đủ và sâu sắc ngay được những vấn đề mới đang hàng ngày, hàng giờ nảy sinh trong xã hội, vì vậy thường khó tránh được sai lầm, khuyết điểm. Thông qua tự phê bình, phê bình mới có thể chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới sai lầm, khuyết điểm và đề ra biện pháp khắc phục, qua đó, giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất, 6 năng lực công tác của cán bộ, đảng viên để họ trở thành những cán bộ, đảng viên tốt, đồng thời giúp cho những cán bộ, đảng viên khác tránh những sai lầm, khuyết điểm tương tự. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Trong công tác, trong tranh đấu, trong huấn luyện, các đảng viên, các cán bộ, cần phải luôn luôn tự hỏi mình, tự kiểm điểm mình và đồng chí mình. Luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm nhất định thêm lên và Đảng ta nhất định thắng lợi”. 1.2.3. Tự phê bình và phê bình là biện pháp tích cực để củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng Tự phê bình và phê bình đi đôi với việc nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên là phương pháp căn bản để giải quyết những mâu thuẫn, tạo nên sự nhất trí ngày càng cao trong Đảng. Qua tự phê bình và phê bình nghiêm túc, đúng đắn mà những mâu thuẫn, bất đồng, những biểu hiện của chủ nghĩa cá nhân được giải quyết có lý, có tình, không để tích tụ lại từ nhỏ thành lớn, phá hoại khối đoàn kết thống nhất của Đảng, không để những người thiếu thiện chí với Đảng lợi dụng những bất đồng, những mâu thuẫn đó gây chia rẽ Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng”. 1.2.4. Tự phê bình và phê bình là tiêu chí đánh giá một chính đảng, một tổ chức đảng, một cán bộ, đảng viên V.I. Lênin chỉ rõ “Công khai thừa nhận sai lầm ... đó là dấu hiệu chứng tỏ một đảng nghiêm túc”. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó. Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”. 7 Trong quá trình hoạt động của Đảng, nhờ thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình, Đảng ta đã sửa chữa kịp thời nhiều sai lầm, khuyết điểm, làm cho Đảng ngày càng lớn mạnh, vượt qua những thử thách quyết liệt, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. Trái lại, kinh nghiệm lịch sử của Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào cộng sản thế giới cho thấy, khi Đảng Cộng sản nào xa rời nguyên tắc tự phê bình và phê bình thì sẽ mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản, rơi vào các sai lầm tả khuynh hoặc hữu khuynh nguy hiểm. Tự phê bình và phê bình được thực hiện ở tất cả các tổ chức đảng và mỗi đảng viên phải có trách nhiệm trong đấu tranh phê bình và nghiêm túc thực hiện tự phê bình. Vì vậy, trong các quy định của Đảng, tự phê bình luôn là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của tổ chức đảng và là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên. 1.3. Tính chất của tự phê bình và phê bình trong Đảng 1.3.1. Tính Đảng Tính Đảng của tự phê bình và phê bình có nghĩa là phải trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng để tự phê bình và phê bình; phải đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng và hành động sai trái; không chấp nhận tính thụ động, bàng quan với những sai lầm, khuyết điểm của bản thân và của đồng chí mình. Tính đảng của tự phê bình và phê bình còn thể hiện ở việc tự phê bình và phê bình ngay khi thấy có những biểu hiện lệch lạc; phải đối chiếu với yêu cầu tư cách, tiêu chuẩn đảng viên, cán bộ và những quy định của Đảng để tự phê bình và phê bình, không để đến khi sai lầm, khuyết điểm đã rõ ràng, có bằng chứng pháp lý mới tiến hành tự phê bình và phê bình. 1.3.2. Tính Giáo dục Tự phê bình và phê bình của Đảng nhằm mục đích chính là củng cố 8 Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, phong cách công tác, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực của cán bộ, đảng viên... Đây là những điểm thể hiện rõ nhất tính giáo dục sâu sắc của tự phê bình và phê bình của Đảng cộng sản. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ tự phê bình và phê bình “một mặt là để sửa chữa cho nhau. Một mặt là để khuyến khích nhau, bắt chước nhau”; “để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng”. 1.3.3. Tính khách quan, trung thực, chân thành và công khai Khi tiến hành tự phê bình, phê bình phải tôn trọng thực tế khách quan, không vội vàng quy kết cho đồng chí mình. Phê bình như chữa bệnh cứu người, cho nên phải chân thành, thân ái trên tình đồng chí, không dùng những lời mỉa mai, tránh biến tự phê bình và phê bình thành những những cuộc cãi vã, vi phạm nhân phẩm của cán bộ đảng viên. Khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải công khai, nõi rõ những ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân và đồng chí mình, phải phân tích, xem xét, đánh giá mọi công việc của tổ chức đảng trước mặt cán bộ, đảng viên và tiến hành trong tổ chức đảng. Không phê bình trước mặt mà nói sau lưng, đó là việc làm không trong sáng. 1.3.4. Tính cụ thể, thiết thực và kịp thời Tự phê bình và phê bình cụ thể, thiết thực là phải có nội dung, có địa chỉ, phải chỉ ra được rõ đúng – sai, nguyên nhân và cách khắc phục, phải gắn với điều kiện cụ thể của từng tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, với chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên. Tính kịp thời của tự phê bình và phê bình tức là phải tự phê bình và phê bình ngay những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên và của tổ chức đảng, không để chúng tích tụ lại, trầm trọng thêm, ngăn chặn không để chúng tái diễn ở cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng khác. 9 1.4. Nội dung, hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình trong Đảng 1.4.1. Nội dung tự phê bình và phê bình trong Đảng - Đối với tổ chức đảng, cần tập trung trên 3 vấn đề: + Nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; + Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng liên quan đến chỉ đạo, tiến hành các mặt công tác của Đảng bộ và địa phương; + Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng bộ, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực. - Đối với đảng viên cần tập trung tự phê bình và phê bình trên các nội dung chủ yếu: Tư tưởng chính trị và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, chống quan liêu tham nhũng, tiêu cực; giữ gìn đoàn kết thống nhất trong tập thể tổ chức đảng, giữa đảng với nhân dân và thái độ phục vụ nhân dân; vận động gia đình gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương. 1.4.2. Hình thức tự phê bình và phê bình Gồm tự phê bình và phê bình của cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới phê bình cấp trên; cán bộ, đảng viên phê bình cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và phê bình cùng cấp... Tự phê bình và phê bình được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản trong: hội nghị chi bộ, đảng bộ, đại hội đảng các cấp; các đợt sinh hoạt chính trị tập trung; các báo cáo; qua các phương tiện thông tin đại chúng... 10 1.4.3. Phương pháp tự phê bình và phê bình Phương pháp tự phê bình và phê bình phải cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo và khéo léo về cách thức tiến hành, phải thể hiện rõ những đặc tính cơ bản của tự phê bình và phê bình của Đảng. Việc khéo léo sử dụng tự phê bình và phê bình sẽ làm tăng chất lượng của nó, ngược lại sử dụng không khéo tự phê bình và phê bình thì hiệu quả thu được thấp, thậm chí còn gây tác hại. Nếu né tránh lựa chiều khi tự phê bình và phê bình tác hại sẽ lớn hơn. Trong phương pháp thực hiện tự phê bình và phê bình hiện nay, ta cần chú ý: - Quán triệt rõ mục đích, ý nghĩa của tự phê bình và phê bình trong hoạt động lãnh đạo và xây dựng nội bộ Đảng cho tất cả cán bộ, đảng viên của tổ chức đảng. - Cá nhân, tổ chức tự giác, nghiêm túc tự phê bình trước tập thể đảng viên. Tập thể, tổ chức đảng tham gia đóng góp ý kiến cho cá nhân và tổ chức, kết luận những ưu điểm, khuyết điểm của đối tượng tự phê bình. - Cấp ủy và lãnh đạo cấp trên gợi ý bằng văn bản (hoặc cán bộ xuống dự trực tiếp) cho cấp dưới những vấn đề cần làm rõ trong tự phê bình và phê bình. - Tự phê bình và phê bình từ trên xuống và từ dưới lên trên. - Kết hợp chặt chẽ giữa phê bình với tự phê bình; tự phê bình và phê bình với sửa chữa khuyết điểm. Phê bình phải đúng lúc, đúng chỗ, có cách nói thích hợp để người được phê bình dễ tiếp thu, sửa chữa. Qua trình bày ở trên, ta thấy rằng trong điều kiện Đảng cầm quyền, vấn đề tự phê bình và phê bình càng trở nên cần thiết hơn. Bởi vì, Đảng phải giải quyết nhiều nhiệm vụ nặng nề, nhiều vấn đề mới, phức tạp và luôn luôn vận động, nảy sinh. Sự nắm bắt và nhận thức của cán bộ, đảng viên không thể ngay lập tức đạt được sự sâu sắc mọi vấn đề; đồng thời càng khó tránh khỏi những khuyết điểm, sai lầm. Thông qua tự phê bình và phê bình chẳng những giúp 11 cho tổ chức và mỗi cán bộ, đảng viên vững vàng hơn về bản lĩnh chính trị, nâng cao được đạo đức cách mạng, mà còn nâng cao được kiến thức, năng lực, trình độ, đổi mới được tác phong công tác; phẩm chất đạo đức được bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách. Chính nhờ có sự trung thành, quán triệt và vận dụng đúng đắn tư tưởng Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình trong xây dựng và hoạt động, Đảng ta đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, mở nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong toàn đảng mà Đảng mới có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; mới có đủ bản lĩnh vượt qua những thử thách cam go, vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng ở những thời điểm hiểm nghèo, trong những giai đoạn lâm nguy, vận mệnh đất nước như "ngàn cân treo sợi tóc". Thực tiễn xây dựng Đảng cho thấy: Lúc nào, nơi nào việc tự phê bình và phê bình không được thực hiện nghiêm túc thì lúc đó, nơi đó xuất hiện những điều kiện làm suy yếu tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ quan liêu, hách dịch, cửa quyền và ở đó luôn nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội. 1.5. Quan điểm của Đảng về nguyên tắc tự phê bình và phê bình Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng phải là đạo đức, là văn minh. Vì vậy, Người luôn quan tâm đến vấn đề tự phê bình và phê bình đối với các cấp uỷ, từng cán bộ, đảng viên. Người đề cập đến tự phê bình và phê bình cụ thể, thiết thực và toát lên sự chân thành, thẳng thắn, gần gũi mà ai cũng có thể học được, làm theo được, nhất là đối với cán bộ, đảng viên. Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của tự phê bình và phê bình với người cách mạng là: “Giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ… Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ”. Người còn nhắc nhở chúng ta, phải xem tự phê bình và 12 phê bình thực hiện thường xuyên như công việc rửa mặt hàng ngày, thái độ tự phê bình cần mạnh dạn, thẳng thắn, thật thà. Tự phê bình là một cuộc đấu tranh, người cách mạng nhất định thật thà tự phê bình và kiên quyết sửa chữa khuy...

Trang 1

TỈNH BÌNH PHƯỚC

CHI BỘ 1

CHUYÊN ĐỀ

TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TẠI CHI BỘ 1- ĐẢNG BỘ VIỆN

KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Chịu trách nhiệm nội dung: Phan Văn Phong- Phó Bí thư Đảng uỷ Người thực hiện: Phạm Xuân Minh- Bí thư Chi bộ 1

BÌNH PHƯỚC – NĂM 2022

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 3

I NHẬN THỨC CHUNG VỀ TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TRONG ĐẢNG 3

1.1 Khái niệm tự phê bình và phê bình trong Đảng 3

1.2 Vai trò của tự phê bình và phê bình trong Đảng 4

1.2.1 Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Cộng sản 4

1.2.2 Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên 5

1.2.3 Tự phê bình và phê bình là biện pháp tích cực để củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng 6

1.2.4 Tự phê bình và phê bình là tiêu chí đánh giá một chính đảng, một tổ chức đảng, một cán bộ, đảng viên 6

1.3 Tính chất của tự phê bình và phê bình trong Đảng 7

1.3.1 Tính Đảng 7

1.3.2 Tính Giáo dục 7

1.3.3 Tính khách quan, trung thực, chân thành và công khai 8

1.3.4 Tính cụ thể, thiết thực và kịp thời 8

1.4 Nội dung, hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình trong Đảng 9

1.4.1 Nội dung tự phê bình và phê bình trong Đảng 9

1.4.2 Hình thức tự phê bình và phê bình 9

1.4.3 Phương pháp tự phê bình và phê bình 10

1.5 Quan điểm của Đảng về nguyên tắc tự phê bình và phê bình 11

II TỰ PHÊ BÌNH VÀ PHÊ BÌNH TẠI CHI BỘ 1- ĐẢNG BỘ VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC 15

2.1 Thực trạng tự phê bình và phê bình tại Chi bộ 1- Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước 15

2.1.1 Kết quả đạt được 15

2.1.2 Tồn tại, hạn chế về việc tự phê bình và phê bình 17

Trang 3

2.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế trong việc tự phê bình

và phê bình 18 2.3 Bài học kinh nghiệm trong việc thực hiện nguyên tắc tự phê bình

và phê bình 18 2.4 Giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn việc tự phê bình và phê bình trong Đảng 20

KẾT LUẬN 23 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 24

Trang 4

MỞ ĐẦU

Lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định: tự phê bình và phê bình

là quy luật phát triển của các Đảng Cộng sản Kế thừa và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện thực tiễn của Đảng cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khéo léo sử dụng vũ khí tự phê bình và phê bình lên tầm nghệ thuật trong công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng Trong suốt quá trình xây dựng và hoạt động, Đảng ta khẳng định tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng, là thước đo trình độ sinh hoạt dân chủ trong Đảng và là ý thức trách nhiệm của Đảng với nhân dân

Tự phê bình và phê bình là biện pháp quan trọng để giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ Đảng, để giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng Đảng là một tổ chức chính trị, tất yếu trong quá trình vận động, phát triển, nội bộ Đảng sẽ nảy sinh mâu thuẫn Nhưng đó không phải

là mâu thuẫn đối kháng, mà là mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ, giữa cái tiến bộ với cái lạc hậu Đảng lấy tự phê bình và phê bình là biện pháp cơ bản

để giải quyết những mâu thuẫn đó, tạo động lực cho sự vận động, phát triển của Đảng

Tuy nhiên, thực tế việc tự phê bình và phê bình còn nhiều tồn tại, hạn chế Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng đã đánh giá

những hạn chế của tự phê bình và phê bình hiện nay là: “Không ít nơi còn hình thức, tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm còn diễn ra ở nhiều nơi, một

bộ phận cán bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình đối với nhiệm vụ được giao” Ngày 7/10/2021, phát biểu bế mạc Hội nghị

Trung ương 4 (khoá XIII), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chỉ ra những hạn

chế, yếu kém của công tác xây dựng Đảng thời gian qua và chỉ rõ: “Nguyên tắc tập trung dân chủ bị buông lỏng, nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm”

Trang 5

Nhận thấy nguyên tắc tự phê bình và phê bình là nội dung quan trọng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng, làm cho Đảng ta luôn trong sạch, vững mạnh, củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống

nhất của Đảng Do vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài “Tự phê bình và phê bình tại Chi bộ 1- Đảng bộ Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Phước” để hiểu

sâu, rõ hơn về nguyên tắc này, tìm ra các tồn tại, hạn chế trong thực tiễn và đưa ra các giải pháp để thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình vào công tác chỉ đạo, điều hành ngay tại Chi bộ nơi mình công tác và là nội dung sinh hoạt chuyên đề Quý I năm 2022 của Chi bộ 1

Trang 6

- tiêu cực đó Mỗi người đảng viên và tổ chức đảng cũng như vậy; muốn tiến

bộ và phát triển thì phải phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm Muốn sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm, phải thiết thực tự phê bình và phê bình

Để hiểu rõ hơn về quan điểm “Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng”, trước tiên ta đi vào tìm hiểu, làm rõ một số nội dung cơ bản của

nguyên tắc tự phê bình và phê bình trong Đảng

1.1 Khái niệm tự phê bình và phê bình trong Đảng

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tự phê bình là cá nhân (cơ quan hoặc đoàn thể) thật thà nhận khuyết điểm của mình để sửa chữa, để người khác giúp mình sửa chữa, mà cũng để người khác biết mà tránh những khuyết điểm mình

đã phạm Phê bình là thấy ai (cá nhân, cơ quan, đoàn thể) có khuyết điểm thì thành khẩn nói cho họ biết để họ sửa chữa, để họ tiến bộ”

Từ tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về tự phê bình, phê bình và thực

tiễn cho thấy “Tự phê bình và phê bình trong Đảng là hoạt động của tổ chức đảng và đảng viên chủ động chỉ ra ưu điểm để phát huy và vạch rõ khuyết điểm

để khắc phục, nhằm làm cho đảng viên và tổ chức đảng luôn giữ vững vai trò người chiến sĩ tiên phong, người lãnh đạo”

Trong nguyên tắc tự phê bình và phê bình, ta cần chú ý các nội dung

Trang 7

sau:

- Thứ nhất, chủ thể và đối tượng của tự phê bình và phê bình trong Đảng

là các tổ chức đảng và đảng viên

- Thứ hai, tự phê bình và phê bình diễn ra trong phạm vi sinh hoạt Đảng

Chỉ trong phạm vi sinh hoạt đảng thì đảng viên mới được lấy tư cách là đảng viên để phê bình đồng chí của mình và phê bình các tổ chức của Đảng Ngoài phạm vi sinh hoạt đảng thì không được nhân dân đảng viên để phê bình đồng chí và tổ chức đảng của mình

- Thứ ba, tự phê bình và phê bình nhằm giáo dục, rèn luyện đảng viên,

làm cho bản thân và đồng chí của mình không ngừng tiến bộ; phê bình không phải để nói xấu; đả kích, hạ uy tín của đồng chí mình Chủ tịch Hồ Chí Minh

đã căn dặn “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ”

Tự phê bình và phê bình làm cho nội bộ tổ chức đảng mạnh lên, đoàn kết thống nhất được củng cố, chống chia rẽ, bè phái

1.2 Vai trò của tự phê bình và phê bình trong Đảng

1.2.1 Tự phê bình và phê bình là quy luật phát triển của Đảng Cộng sản V.I.Lênin từng khẳng định “Tất cả những đảng cách mạng đã bị tiêu vong cho tới nay, đều bị tiêu vong vì tự cao, tự đại, vì không biết nhìn rõ cái gì tạo nên sức mạnh của mình, và vì sợ sệt không dám nói lên những nhược điểm của mình Còn chúng ta, chúng ta sẽ không bị tiêu vong, vì chúng ta không sợ nói lên những nhược điểm của chúng ta, và những nhược điểm đó, chúng ta sẽ học được cách khắc phục” Cõ lẽ vì vậy mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt

quan tâm, đề cao công tác tự phê bình và phê bình, tháng 10/1947 khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang vào giai đoạn gay go, quyết liệt, khi thực dân Pháp quyết nhảy dù xuống căn cứ địa để bắt toàn bộ cơ quan đầu não của đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết cuốn “Sửa đổi lối làm việc” Ngay trong mục đầu tiên của cuốn sách, Người đã bàn về vấn đề phê bình và sửa chữa, theo

Trang 8

Người “Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ Cốt

để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ” Từ mục đích phê bình, Người chỉ ra cách thức phê bình “Phê bình người cũng như phê bình mình, phải ráo riết, triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt Phải vạch rõ cả ưu điểm và khuyết điểm Đồng thời chớ dùng những lời mỉa mai, chua cay, thâm độc Phê bình việc làm chứ không phải phê bình người” Đây thật sự là quan điểm nhân văn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, bởi với

quan điểm này, Người đã đi trước thực tiễn rất xa Đến Di chúc, Người cũng không quên dặn lại trong Đảng phải thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên

và nghiêm chỉnh thực hiện tự phê và phê bình “phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau”

Trong quá trình xây dựng Đảng và lãnh đạo cách mạng, Đảng ta luôn coi

trọng tự phê bình và phê bình Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh “Mỗi cán bộ, mỗi đảng viên, mỗi ngày phải tự kiểm điểm, tự phê bình, tự sửa chữa như mỗi ngày phải rửa mặt Được như thế thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khỏe mạnh vô cùng” Đảng Cộng sản Việt Nam yêu cầu “Phải làm cho vũ khí tự phê bình và phê bình, nhất là phê bình từ dưới lên, thật sự trở thành vũ khí sắc bén của toàn Đảng, làm cho tự phê bình và phê bình thật sự là một quy luật phát triển của Đảng”

1.2.2 Tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên

Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng phải giải quyết nhiều vấn đề mới phức tạp, cán bộ, đảng viên không thể nắm bắt, nhận thức đầy đủ và sâu sắc ngay được những vấn đề mới đang hàng ngày, hàng giờ nảy sinh trong xã hội, vì vậy thường khó tránh được sai lầm, khuyết điểm Thông qua tự phê bình, phê bình mới có thể chỉ ra những nguyên nhân dẫn tới sai lầm, khuyết điểm và

đề ra biện pháp khắc phục, qua đó, giáo dục, rèn luyện nâng cao phẩm chất,

Trang 9

năng lực công tác của cán bộ, đảng viên để họ trở thành những cán bộ, đảng viên tốt, đồng thời giúp cho những cán bộ, đảng viên khác tránh những sai lầm,

khuyết điểm tương tự Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ “Trong công tác, trong tranh đấu, trong huấn luyện, các đảng viên, các cán bộ, cần phải luôn luôn tự hỏi mình, tự kiểm điểm mình và đồng chí mình Luôn luôn dùng và khéo dùng cách phê bình và tự phê bình, thì khuyết điểm nhất định hết dần, ưu điểm nhất định thêm lên và Đảng ta nhất định thắng lợi”

1.2.3 Tự phê bình và phê bình là biện pháp tích cực để củng cố và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng

Tự phê bình và phê bình đi đôi với việc nâng cao trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên là phương pháp căn bản để giải quyết những mâu thuẫn, tạo nên sự nhất trí ngày càng cao trong Đảng Qua tự phê bình và phê bình nghiêm túc, đúng đắn mà những mâu thuẫn, bất đồng, những biểu hiện của chủ nghĩa

cá nhân được giải quyết có lý, có tình, không để tích tụ lại từ nhỏ thành lớn, phá hoại khối đoàn kết thống nhất của Đảng, không để những người thiếu thiện chí với Đảng lợi dụng những bất đồng, những mâu thuẫn đó gây chia rẽ Đảng

Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng

cố và phát triển sự đoàn kết thống nhất của Đảng”

1.2.4 Tự phê bình và phê bình là tiêu chí đánh giá một chính đảng, một

tổ chức đảng, một cán bộ, đảng viên

V.I Lênin chỉ rõ “Công khai thừa nhận sai lầm đó là dấu hiệu chứng

tỏ một đảng nghiêm túc” Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng khẳng định “Nói về Đảng, một Đảng mà giấu giếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu

mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiếm mọi cách để sửa chữa khuyết điểm đó Như thế là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính”

Trang 10

Trong quá trình hoạt động của Đảng, nhờ thực hiện nghiêm túc tự phê bình và phê bình, Đảng ta đã sửa chữa kịp thời nhiều sai lầm, khuyết điểm, làm cho Đảng ngày càng lớn mạnh, vượt qua những thử thách quyết liệt, đưa cách mạng nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác Trái lại, kinh nghiệm lịch

sử của Đảng Cộng sản Việt Nam và phong trào cộng sản thế giới cho thấy, khi Đảng Cộng sản nào xa rời nguyên tắc tự phê bình và phê bình thì sẽ mắc bệnh kiêu ngạo cộng sản, rơi vào các sai lầm tả khuynh hoặc hữu khuynh nguy hiểm

Tự phê bình và phê bình được thực hiện ở tất cả các tổ chức đảng và mỗi đảng viên phải có trách nhiệm trong đấu tranh phê bình và nghiêm túc thực hiện

tự phê bình Vì vậy, trong các quy định của Đảng, tự phê bình luôn là một trong những nội dung quan trọng trong hoạt động của tổ chức đảng và là một trong những tiêu chí để đánh giá, xếp loại tổ chức đảng, đảng viên

1.3 Tính chất của tự phê bình và phê bình trong Đảng

1.3.1 Tính Đảng

Tính Đảng của tự phê bình và phê bình có nghĩa là phải trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, Cương lĩnh, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, trên cơ sở các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng để tự phê bình và phê bình; phải đấu tranh không khoan nhượng với những tư tưởng và hành động sai trái; không chấp nhận tính thụ động, bàng quan với những sai lầm, khuyết điểm của bản thân và của đồng chí mình

Tính đảng của tự phê bình và phê bình còn thể hiện ở việc tự phê bình

và phê bình ngay khi thấy có những biểu hiện lệch lạc; phải đối chiếu với yêu cầu tư cách, tiêu chuẩn đảng viên, cán bộ và những quy định của Đảng để tự phê bình và phê bình, không để đến khi sai lầm, khuyết điểm đã rõ ràng, có bằng chứng pháp lý mới tiến hành tự phê bình và phê bình

1.3.2 Tính Giáo dục

Tự phê bình và phê bình của Đảng nhằm mục đích chính là củng cố

Trang 11

Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng, rèn luyện phẩm chất, đạo đức, phong cách công tác, phát triển trí tuệ, nâng cao năng lực của cán bộ, đảng viên Đây là những điểm thể hiện rõ nhất tính giáo dục sâu sắc của tự phê bình và phê bình của Đảng

cộng sản Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ tự phê bình và phê bình “một mặt là để sửa chữa cho nhau Một mặt là để khuyến khích nhau, bắt chước nhau”; “để dạy dỗ đảng viên, dạy dỗ quần chúng”

1.3.3 Tính khách quan, trung thực, chân thành và công khai

Khi tiến hành tự phê bình, phê bình phải tôn trọng thực tế khách quan, không vội vàng quy kết cho đồng chí mình Phê bình như chữa bệnh cứu người, cho nên phải chân thành, thân ái trên tình đồng chí, không dùng những lời mỉa mai, tránh biến tự phê bình và phê bình thành những những cuộc cãi vã, vi phạm nhân phẩm của cán bộ đảng viên Khi tiến hành tự phê bình và phê bình phải công khai, nõi rõ những ưu điểm, khuyết điểm của cá nhân và đồng chí mình, phải phân tích, xem xét, đánh giá mọi công việc của tổ chức đảng trước mặt cán bộ, đảng viên và tiến hành trong tổ chức đảng Không phê bình trước mặt mà nói sau lưng, đó là việc làm không trong sáng

1.3.4 Tính cụ thể, thiết thực và kịp thời

Tự phê bình và phê bình cụ thể, thiết thực là phải có nội dung, có địa chỉ, phải chỉ ra được rõ đúng – sai, nguyên nhân và cách khắc phục, phải gắn với điều kiện cụ thể của từng tổ chức đảng và từng cán bộ, đảng viên, gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, với chức trách, nhiệm vụ của từng cán bộ, đảng viên Tính kịp thời của tự phê bình và phê bình tức là phải tự phê bình và phê bình ngay những sai lầm, khuyết điểm của cán bộ, đảng viên và của tổ chức đảng, không để chúng tích tụ lại, trầm trọng thêm, ngăn chặn không để chúng tái diễn ở cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng khác

Trang 12

1.4 Nội dung, hình thức, phương pháp tự phê bình và phê bình trong Đảng

1.4.1 Nội dung tự phê bình và phê bình trong Đảng

- Đối với tổ chức đảng, cần tập trung trên 3 vấn đề:

+ Nhận thức về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;

+ Việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng liên quan đến chỉ đạo, tiến hành các mặt công tác của Đảng bộ và địa phương;

+ Việc quản lý, giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của đảng

bộ, chống quan liêu, tham nhũng, tiêu cực

- Đối với đảng viên cần tập trung tự phê bình và phê bình trên các nội dung chủ yếu: Tư tưởng chính trị và việc chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao; rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, chống quan liêu tham nhũng, tiêu cực; giữ gìn đoàn kết thống nhất trong tập thể tổ chức đảng, giữa đảng với nhân dân và thái độ phục vụ nhân dân; vận động gia đình gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan, đơn vị, địa phương

1.4.2 Hình thức tự phê bình và phê bình

Gồm tự phê bình và phê bình của cấp trên đối với cấp dưới, cấp dưới phê bình cấp trên; cán bộ, đảng viên phê bình cán bộ lãnh đạo, quản lý trong tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị và phê bình cùng cấp

Tự phê bình và phê bình được thực hiện bằng lời nói hoặc văn bản trong: hội nghị chi bộ, đảng bộ, đại hội đảng các cấp; các đợt sinh hoạt chính trị tập trung; các báo cáo; qua các phương tiện thông tin đại chúng

Trang 13

1.4.3 Phương pháp tự phê bình và phê bình

Phương pháp tự phê bình và phê bình phải cứng rắn về nguyên tắc, mềm dẻo và khéo léo về cách thức tiến hành, phải thể hiện rõ những đặc tính cơ bản của tự phê bình và phê bình của Đảng Việc khéo léo sử dụng tự phê bình và phê bình sẽ làm tăng chất lượng của nó, ngược lại sử dụng không khéo tự phê bình và phê bình thì hiệu quả thu được thấp, thậm chí còn gây tác hại Nếu né tránh lựa chiều khi tự phê bình và phê bình tác hại sẽ lớn hơn

Trong phương pháp thực hiện tự phê bình và phê bình hiện nay, ta cần chú ý:

- Quán triệt rõ mục đích, ý nghĩa của tự phê bình và phê bình trong hoạt động lãnh đạo và xây dựng nội bộ Đảng cho tất cả cán bộ, đảng viên của tổ chức đảng

- Cá nhân, tổ chức tự giác, nghiêm túc tự phê bình trước tập thể đảng viên Tập thể, tổ chức đảng tham gia đóng góp ý kiến cho cá nhân và tổ chức, kết luận những ưu điểm, khuyết điểm của đối tượng tự phê bình

- Cấp ủy và lãnh đạo cấp trên gợi ý bằng văn bản (hoặc cán bộ xuống dự trực tiếp) cho cấp dưới những vấn đề cần làm rõ trong tự phê bình và phê bình

- Tự phê bình và phê bình từ trên xuống và từ dưới lên trên

- Kết hợp chặt chẽ giữa phê bình với tự phê bình; tự phê bình và phê bình với sửa chữa khuyết điểm Phê bình phải đúng lúc, đúng chỗ, có cách nói thích hợp để người được phê bình dễ tiếp thu, sửa chữa

Qua trình bày ở trên, ta thấy rằng trong điều kiện Đảng cầm quyền, vấn

đề tự phê bình và phê bình càng trở nên cần thiết hơn Bởi vì, Đảng phải giải quyết nhiều nhiệm vụ nặng nề, nhiều vấn đề mới, phức tạp và luôn luôn vận động, nảy sinh Sự nắm bắt và nhận thức của cán bộ, đảng viên không thể ngay lập tức đạt được sự sâu sắc mọi vấn đề; đồng thời càng khó tránh khỏi những khuyết điểm, sai lầm Thông qua tự phê bình và phê bình chẳng những giúp

Trang 14

cho tổ chức và mỗi cán bộ, đảng viên vững vàng hơn về bản lĩnh chính trị, nâng cao được đạo đức cách mạng, mà còn nâng cao được kiến thức, năng lực, trình

độ, đổi mới được tác phong công tác; phẩm chất đạo đức được bồi dưỡng, rèn luyện, thử thách

Chính nhờ có sự trung thành, quán triệt và vận dụng đúng đắn tư tưởng

Hồ Chí Minh về tự phê bình và phê bình trong xây dựng và hoạt động, Đảng ta

đã có nhiều chỉ thị, nghị quyết, mở nhiều đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong toàn đảng mà Đảng mới có đủ sức mạnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác; mới có

đủ bản lĩnh vượt qua những thử thách cam go, vững vàng chèo lái con thuyền cách mạng ở những thời điểm hiểm nghèo, trong những giai đoạn lâm nguy, vận mệnh đất nước như "ngàn cân treo sợi tóc" Thực tiễn xây dựng Đảng cho thấy: Lúc nào, nơi nào việc tự phê bình và phê bình không được thực hiện nghiêm túc thì lúc đó, nơi đó xuất hiện những điều kiện làm suy yếu tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ quan liêu, hách dịch, cửa quyền và ở đó luôn nảy sinh các hiện tượng tiêu cực trong xã hội

1.5 Quan điểm của Đảng về nguyên tắc tự phê bình và phê bình

Trong suốt quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc

ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh

cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng phải là đạo đức, là văn minh Vì vậy, Người luôn quan tâm đến vấn đề tự phê bình và phê bình đối với các cấp uỷ, từng cán bộ, đảng viên Người đề cập đến

tự phê bình và phê bình cụ thể, thiết thực và toát lên sự chân thành, thẳng thắn, gần gũi mà ai cũng có thể học được, làm theo được, nhất là đối với cán bộ, đảng viên Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ mục đích của tự phê bình và phê bình với người cách mạng là: “Giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ… Cốt đoàn kết

và thống nhất nội bộ” Người còn nhắc nhở chúng ta, phải xem tự phê bình và

Ngày đăng: 30/05/2024, 17:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: Giáo trình Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị), Nxb. Lý luận chính trị, H. 2021 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam (Dùng cho hệ đào tạo Cao cấp lý luận chính trị)
Nhà XB: Nxb. Lý luận chính trị
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
3. 2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII.Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
4. 3. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII.Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, H.2021,t.II Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật
5. Ngọc Anh (2021), Tự phê bình và phê bình trong xây dựng Đảng, https://www.hcmcpv.org.vn/tin-tuc/tu-phe-binh-va-phe-binh-trong-xay-dung-dang-1491885944 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tự phê bình và phê bình trong xây dựng Đảng
Tác giả: Ngọc Anh
Năm: 2021
6. Khánh Duy, Một số nguyên tắc trong tự phê bình và phê bình, http://www.phuong9govap.gov.vn/mot-so-nguyen-tac-trong-tu-phe-binh-va-phe-binh..html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số nguyên tắc trong tự phê bình và phê bình
7. TS. Phạm Thanh Giang (2021), Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên hiện nay, http://tapchiqptd.vn/vi/nghien-cuu-trao-doi/day-manh-tu-phe-binh-va-phe-binh-trong-can-bo-dang-vien-hien-nay/17826.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong cán bộ, đảng viên hiện nay
Tác giả: TS. Phạm Thanh Giang
Năm: 2021
8. Nguyễn Thị Hồng Hạnh (2021), thực hiện tốt tự phê bình và phê bình của đảng viên hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII, https://hcma3.hcma.vn/tintuc/Pages/tin-tuc-su-kien.aspx?ItemId=50058&CateID=0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: thực hiện tốt tự phê bình và phê bình của đảng viên hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII, https://hcma3.hcma.vn/tintuc/Pages/tin-tuc-su-
Tác giả: Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Năm: 2021
9. Ths. Trần Thị Thu Lan (2020), Cần hiểu đúng về tự phê bình và phê bình theo Tư tưởng Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần hiểu đúng về tự phê bình và phê bình
Tác giả: Ths. Trần Thị Thu Lan
Năm: 2020
10. PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, TS. Lê Thị Sự (2021), Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, https://tuyengiao.vn/dua-nghi-quyet-cua-dang-vao-cuoc-song/nhung-diem-moi-noi-bat-cua-hoi-nghi-trung-uong-4-khoa-xiii-ve-xay-dung-chinh-don-dang-136430 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những điểm mới nổi bật của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng
Tác giả: PGS.TS. Nguyễn Viết Thông, TS. Lê Thị Sự
Năm: 2021
11. Kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 khoá XI, https://hatinh.dcs.vn/thong-tin-tu-tuong-so-82012/news/kiem-diem-phe-binh-va-tu-phe-binh-theo-tinh-than-nghi-quyet-trung-uong-4-khoa-xi.html Link
12. Tự phê bình và phê bình- Khó khăn nhưng là khâu mấu chốt, http://huyenuy.namtramy.quangnam.gov.vn/Default.aspx?tabid=1292&Group=239&NID=3870&tu-phe-binh-va-phe-binh--kho-khan-nhung-la-khau-mau-chot-nhat Link

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w