1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Những nội dung căn bản của môn học lý luận nhà nước và pháp luật - Nguyễn Thị Hồi chủ biên (Phần 2)

279 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Những Nội Dung Căn Bản Của Môn Học Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
Trường học Trường Đại Học
Chuyên ngành Lý Luận Nhà Nước Và Pháp Luật
Thể loại Tài Liệu
Định dạng
Số trang 279
Dung lượng 29,88 MB

Nội dung

Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thành lập và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước; đóng góp ý kiến vào các hoạt độngcủa bộ máy nhà nước; tham gia xâ

Trang 1

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

những tiêu chí nhất định, tham gia vào đời sống chính trị

xã hội, nhằm đạt được mục tiêu chính trị nhất định

“Trong xã hội xã hội chủ nghĩa, các giai cấp, tầng lớp, các giới,

các thành phần xã hội đều có thể thành lập ra các tổ chức để liênkết các thành viên, nhằm những mục tiêu chung Bởi vậy, trong

hệ thống chính trị xã hội chủ nghĩa có thể có tổ chức của công

nhân, nông dân, trí thức, của thanh niên, phụ nữ Giữa nhà

nước với các tổ chức này có mối quan hệ gắn bó khăng khít Các tổ chức chính trị - xã hội là cơ sở chính trị của chính quyển nhân dân Các tổ chức chính trị - xã hội tham gia thành lập và kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan

trong bộ máy nhà nước; đóng góp ý kiến vào các hoạt độngcủa bộ máy nhà nước; tham gia xây dựng pháp luật; thamgia quản lý nhà nước trong những trường hợp dược phápluật quy định; tuyên truyền giáo dục thành viên tổ chứcmình cũng như gia đình họ nghiêm chỉnh chấp hành phápluật của nhà nước; cùng với nhà nước quyết định những vấn

để quan trọng của đất nước khi nhà nước thấy cần thiết.Nhà nước thừa nhận quyền tự do lập hội của công dân,

tạo mọi điều kiện thuận lợi để các tổ chức chính trị - xã hộithành lập, thu hút các tổ chức chính trị - xã hội để làm ch

của các tổ chức đó quyền quản lý nhà nước cho các tổ

chức đó trong rường hợp nhất dinh, bảo vệ các tổchức đó, tạo mọi điều kiện, kể cả giúp đỡ về vật chất chocác tổ chức này hoạt động, kiểm tra, giám sát việc tuântheo pháp luật của các tổ chức này

Trang 2

I SỰ RA ĐỜI VA BẢN CHẤT CUA PHÁP LUAT XÃ HỘI CHỦ NGHĨA.

1 Sự ra đời của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Sau thắng lợi của cách mạng xã hội chủ nghĩa do giai

cấp công nhân và nhân dân lao động tiến hành dưới sự lãnh

đạo của đảng cộng sản, xã hội có những biến đổi quan trọngtrên mọi mặt của đời sống Giai cấp thống trị phản động đã

bị đánh đổ, nhân dân lao động đứng lên làm chủ vận mệnh

của mình, làm chủ xã hội va đất nước Day là một sứ mệnhhết sức mới mẻ, khó khăn và phức tạp, đòi hỏi một sự quyết

liệt và kiên trì của các lực lượng cách mạng Để quan lý một

xã hội thì không thể thiếu một hệ thống quy phạm và trong

xã hội có giai cấp thì không thể thiếu pháp luật Xã hội xã

hội chủ nghĩa không phải là xã hội phi giai cấp Chỉ có điều.khác là kết cấu giai cấp và tính chất của các quan hệ giaicấp dã có sự thay đổi căn bản Điều đó vẫn có nghĩa là cần

phải có chuyên chính giai cấp - chuyên chính của số nhiều

đổi với số ít đi ngược với lợi ích của cộng đồng, của xã hộiHơn thế nữa, các phần tử đã bị dánh đổ của giai cấp thốngtrị cũ không bao giờ chấp nhận từ bỏ dé dàng dia vị xã hội

mà chúng đã có được trước dây Vì vậy, sự ra đời của pháp

Trang 3

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước va pháp luật

luật xã hội chu nghĩa là hoàn toàn cần thiết không chi dé

bảo vệ thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa mà còn

để tiếp tục công cuộc xây dựng một xã hội mới vì lợi ích củanhân dân và sự tiến bộ của nhân loại Tuy nhiên, nhà nước

xã hội chủ nghĩa không phú dịnh sạch trơn các thành quảsáng tạo của con người mà có sự kế thừa những yếu tốhợp

lý, trong dó có pháp luật với những giá trị phổ biến như nhân dao, nhân văn và công bằng, dac biệt là những thànhquả của cách mạng tư sản trong xây dựng pháp luật vớinhững dong góp to lớn của nó dối với sự phát triển của van minh nhân loại Những chuẩn mực, trong đó có rất nhiều

những quy phạm pháp luật diều chỉnh các quan hệ dân sự,ghi nhận quyền con người đã dược chọn lọc qua thời gian

tiếp tục được nhà nước xã hội chủ nghĩa thừa nhận để diều

chỉnh các quan hệ xã hội mới nếu điều đó không trái với các

nguyên tắc cơ bản của xã hội mới Bên cạnh đó, nhà nước xãhội chủ nghĩa cũng có thể thừa nhận những phong tục tập

quan, những quan niệm, quy tắc dao đức phù hợp với ý chí của nó thành pháp luật, tức là thành các quy tắc xử sự

chung dược nhà nước bảo đảm thực hiện

Tuy nhiên, do nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủnghĩa dòi hỏi phải giải quyết nhiều vấn để xã hội mới phát

sinh nên các quy phạm dó không thể đáp ứng dủ, vì thế,

nhà nước xã hội chủ nghĩa phải đặt ra những quy phạm

pháp luật mới để diểu chỉnh các quan hệ xã hội trong điều

kiện mới mà nhất là các quan hệ phát sinh trong tổ chức

bộ máy nhà nước, trong việc ghỉ nhận và bảo đảm quyền

Trang 4

con người, đặc biệt là các quyền chính trị và dân sự cơ bảncủa công dan Ban dầu, pháp luật chưa có sự hoàn thiệnnên quá trình xây dựng pháp luật diễn ra trong một thờigian dài với nhiều trải nghiệm vì chưa có một mô hình xâydựng pháp luật chuẩn mực Các nhà nước xã hội chủ nghĩavừa phải sáng tạo và thử nghiệm, vừa phải có sự bố sungchỉnh lý, dặc biệt trong các giai đoạn khác nhau của cáchmạng dồi hỏi phải có hệ thống pháp luật tương ứng

Tom lại, sự ra đời của pháp luật xã hội chủ nghĩa là tất

yếu để dap ứng ngày một tốt hơn yêu cầu của việc xây dung

một xã hội tốt dep như V.I.Lênin đã từng nhấn mạnh: “Nếukhông muốn rơi uào do tưởng thì không thể nghĩ rằng sau

khi đã lật đổ chủ nghĩa tư bản, người ta sẽ tức khắc có thị làm uiệc cho xã hội mà không cần phải có tiêu chuẩn pháp

luật nào cả, hơn nữa, uiệc xod bd chủ nghĩa tu bản khôngthé đem lại ngay được những tiên dé khinh tế cho một sựthay đổi như vay"!

2 Bản chất của pháp luật xã hội chủ nghĩa

La một kiểu pháp luật đặc biệt mang một bản chất mới,nhưng pháp luật xã hội chủ nghĩa vẫn thể hiện nhữngthuộc tính cơ bản của pháp luật Đó là tính xã hội và tính

giai cấp Do ra đời và ton tại cùng với nhà nước, gắn liền

với các điểu kiện kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa và chịu

sự quy định của chúng mà pháp luật xã hội chủ nghĩa về

'V.LLénin toàn lập, tập 33, Nxb Sự thật 1976, tr 116

Trang 5

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

cơ bản là có sự khác biệt với bản chất cua các kiểu pháp

luật trước dó,

Trước hết, tính xã hội của pháp luật xã hội chủ nghĩa

thể hiện rộng rãi uà rõ rệt hơn nhiều so uới các biểu pháp

luật trước nó Điều đó trước hết là do cd sở kinh tế của xãhội này quyết định, dé là quan hệ ä hội chủnghĩa dược đặc trưng bằng chế độ công hữu về các tư liệu

sản xuất chủ yếu và quan hệ bình đẳng, hữu nghị và hợp

tác giữa những người lao dong Pháp luật hướng tới việcthực hiện các lợi ích mang tính xã hội, cho cộng đồng,hướng tới sự triệt tiêu những lợi ích cực doan của bộ phận

thiểu sốđi ngược lại lợi ích của cộng đồng, trong đó có quan

hệ người bóc lột người Ở thời kỳ quá độ, các quan hệ

xuất tan dư vẫn còn tiếp tục tổn tại nên quan hệ người bóc

lột người vẫn còn thể hiện trong xã hội, nhưng đó không

thể là cái phổ biến để trỏ thành một chế độ xã hội mới Mốiquan hệ giữa pháp luật với một số hiện tượng khác trong

xã hội sẽ làm bộc lộ các thuộc tính của kiểu pháp luật này,trong đó pháp luật là sự thể hiện về mặt pháp lý các quan

hệ sản xuất như quan hộ về sở hữu, quan hệ quản lý vàquan hệ phân phối nên pháp luật sẽ là tiêu chuẩn cho sựcông bằng trong việc phân phối các sản phẩm xã hội theo nguyên tắc làm theo năng lực và hưởng theo lao động Đây

chính là mục tiêu quan trọng của chế độ và cũng là của

pháp luật xã hội chủ nghĩa Có thể nói bản chả

pháp luật xã hội chủ nghĩa chính là biểu hiện này, vì suy

cho cùng kinh tế giữ vai trò quyết dịnh

sản xuất

sâu xa của

Trang 6

Pháp luật xa hội chủ nghĩa được xây dựng trên cơ sở vamục tiêu có tính thống nhất cao Co sé kinh tế nêu trên sẽdẫn đến một hệ quả xã hội tất yếu là kết cấu giai cấp trởnên thuần nhất mà không có xung đột hay đổi kháng giaicấp cũng làm cho pháp luật mềm dẻo hơn, phù hợp với ý chícủa da số các thành viên trong xã hội và trở nên kháchquan hơn Pháp luật xã hội chủ nghĩa được nhà nước ban

hành nhưng do 1: thể hiện tập trung ý chí của giai cấp

vậy, pháp luật được bảo đảm thực hiện chủ yếu bằng cácbiện pháp giáo dục, thuyết phục, động viên và khen thưởng

để tạo ra tính tự giác cho các thành viên trong xã hội.

Pháp luật xã hội chủ nghĩa kế thừa uà phát triển tínhtích cực của những quy phạm xã hội khác, phát huy các giá

St đẹp của chúng như các giá trị nhân đạo, nhân vancủa các tư tưởng đạo đức, phong tục tập quán bằng cách

thể chế hoá và thừa nhận chúng thành các quy phạm pháp

luật để bảo đảm và nâng cao ý nghĩa tích cực của chúng,

Trang 7

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nha nước và pháp luật

đồng thời cũng loại bỏ hoặc hạn chế những quy phạm lỗithời, lạc hậu không còn phù hợp với một xã hội văn minhCùng với tính xã hội, pháp luật xã hội chủ nghĩa cònthể hiện tính giai cấp Tuy nhiên, tính giai cấp của phápluật đã mang một bản chất mới Dé là nó không nhằm mụctiêu duy trì các quan hệ giai cấp như các kiểu pháp luậttrước đó mà nó nhằm loại bỏ sự bất bình dẳng trong xã hội.Mục tiêu hướng tới của pháp luật ở dây là lợi ích của cộngđồng xã hội mà nền tang là liên minh giai cấp của nhữngngười lao động Nói cách khác, sự tổn tại của tính giai cấp

trong pháp luật chỉ mang tính quá độ Kết cấu xã hội

thuần nhất sẽ dần xoá mờ quan hệ giai cấp, loại bỏ các

quan hệ đổi kháng dể hướng tới sự thống nhất, bình đẳng

giữa các thành phần xã hội Tính giai cấp không bị triệttiêu ngay và còn dược thể hiện rất rõ trong thời kỳ dầu khi

pháp luật mới ra đời Tuy vậy, tính giai cấp của pháp luật

ở day dược thể hiện trong ban thân pháp luật với hệ thống

quy phạm thể hiện ý chí của giai thống trị là số đông

với tư cách là công cụ chuyên chính của nhà nước, của xãhội đối với những người đi ngược lại lợi ích của xã hội màthôi, Như vậy, tính giai cấp của pháp luật xã hội chủ nghĩa

được thể hiện ngay trong tính xã hội, và dan chuyển hoá

thành tính xã hội Điều này được thấy ở dối tượng điềuchỉnh của pháp luật ngày càng được mở rộng và có sự cânđối giữa các ngành luật Pháp luật không chỉ bó hẹp trong

tư cách là công cụ cưỡng chế của nhà nước mà nó còn làcông cụ diều chỉnh các quan hệ của đời sốống xã hội, thiết

Trang 8

lập và giữ gìn trật tự xã hội Mục dich của pháp luật khong

phải chủ yếu để trừng trị, răn đe mà hướng tới việc coi con

người là giá trị cao cả nhất để phấn dấu, vì sự thành côngcủa chủ nghĩa xã hội

Pháp luật xã hội chủ nghĩa là sự thể chế hoa đường lốichủ trương, chính sách của đẳng cộng sản - lực lượng tiênphong, người dại diện cho ý chí, nguyện vọng của dông daogiai cấp công nhân và nhân dân lao động Linh hồn của cácchủ trương, chính sách của dang là tư tưởng công bằng,dân chủ và vì con người theo xu hướng tiến bộ và văn minhcủa nhân loại Sự lãnh dao của dang cộng sản xuất phát từbản chất và yêu cầu tất yếu của chế cộ xã hội chủ nghĩa.Điều này dược xã hội thừa nhận và cũng là một bảo đảmcho tính xã hội rộng lớn của pháp luật

Những phân tích trên cho thấy: Pháp luật xã hội chủ

nghĩa là hệ thống các quy định (hay quy tắc xử sự chung,các nguyên tắc uà các khái niệm pháp lý) do nhà nước xãhội chủ nghĩa ban hành va bảo đảm thực hiện, thể hiện ýchí uà bảo uệ lợi ích của nhân dân lao động dưới sự lãnhdao của đẳng cộng sản va là nhân tố điều chính các quan

hệ xã hội xã hội chủ nghĩa.

II VAI TRÒ VÀ GIÁ TRỊ XÃ HỘI CỦA PHÁP LUẬT XÃ HỘICHỦ NGHĨA

Với tư cách là một hệ thống chuẩn mực chung để diều

chỉnh các quan hệ xã hội vì mục dích xây dựng một xã hội

Trang 9

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

6 vai trò

phén vinh, hạnh phúc, pháp luật xã hội chủ nghĩa

vô cùng to lớn Vai trò dé dược thể hiện trên hầu hết các lĩnh

vực của đời sống xã hội Trong xã hội xã hội chú nghĩa, pháp

t trong hệ thống các quy

uu tác dong

luật van là công cụ quan trong nl

phạm xã hội bởi những ưu thé của nó cùng với

mạnh mẽ, ảnh hưởng sâu rộng lên các quá trình xã hội Điều

đó được thể hiện qua các giá trị xã hội là công bằng, nhân đạo

va nhân van mà pháp luật đem lại Con người luôn hướng tới

các giá trị chân, thiện, mỹ và pháp luật sẽ cu thể hoá những điều này bằng các chuẩn mực riêng của mình Các kiểu pháp

luật trước day cũng có những giá trị này nhưng mức độ biểu.

hiện của nó có nhiều hạn chế Chẳng hạn, pháp luật chủ nôcoi một bộ phận lớn con người không có quyền con người,pháp luật phong kiến chỉ coi con người là thần dân và thừa

nhận sự khác biệt về mặt đẳng cấp, pháp luật tư sản có nhiều

bộ nhưng vẫn chưa bảo đảm trên thực tế sự công bang

xã hội do sự khác biệt về địa vị kinh tế Giá trị công bằng màpháp luật xã hội chủ nghĩa mang lại là cho tất cả mọi người,giá trị nhân dạo là bảo vệ cho mọi người và giá trị nhân văn

là làm cho con người sống tốt đẹp hơn Con người được coi làgiá trị cao cả nhất, tốt đẹp nhất làm mục tiêu phấn đấu

Những giá trị đó dược biểu hiện qua các vai trò chủ yếu sau:

1 Pháp luật xã hội chủ nghĩa là cơ sở pháp lý để nhà nước

xác lập và bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội

Khi xã hội vẫn còn giai cấp, vẫn còn sự khác biệt về mặtlợi ích giữa các bộ phận xã hội thì vẫn còn những thế lực phần

Trang 10

động, di ngược lại lợi ích của xã hội và xu thế phát triển Nhà

nước là người đại diện chính thức cho xã hội và cho lợi ích của.nhân dan lao động, dồng thời là người thực hiện chức năng

chuyên chính giai cấp Để bảo vệ cho sự nghiệp giải phóngcon người, nhà nước cần đến pháp luật, chống lại một cách cóhiệu quả các thế lực phan động bằng cách dat ra cho xã hộimột hệ thống quy phạm hết sức chặt chẽ làm cơ sở cho nhà

nước trừng trị những phần tử chống dối, phản cách mạng.

Nhờ các cơ sở pháp lý nay, nhà nước bảo vệ được vững clcác thành quả của cách mạng xã hội chủ nghĩa, giữ vữngchính quyển, cải tạo xã hội, bảo vệ nhân dân

2 Pháp luật là cơ sở pháp lý cho việc kiện toan va củng cố

tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩaGiống như các nhà nước trước, nhà nước xã hội chủnghĩa cũng không thể thiếu pháp luật để tổ chức và thựchiện quyển lực thông qua bộ máy nhà nước Trước hết, phápluật định ra các nguyên tắc chỉ dao thống nhất về tổ chức

và hoạt động của bộ máy nhà nước, sau đó quy định về chứcnăng, nhiệm vụ, thẩm quyền và chế độ trách nhiệm cho các

cơ quan trong bộ máy nhà nước, đồng thời xác lập mối quan

hệ giữa các cơ quan đó với nhau để tạo ra sự thống nhất,

déng bộ và hoạt động có hiệu quả của bộ máy nhà nước Nhờ

những quy dịnh này mà xã hội có thể kiểm soát được nguy.

cơ tuỳ tiện, lam dụng quyền lực thành lộng quyền, loại trừ

thuẫn, chồng chéo hoặc thiếu trách nhiệm trong

quá trình tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước Mặt

Trang 11

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nha nước va pháp luật

khác, các chức năng của nhà nước không ngừng dồi hỏi sựvận dộng tương ứng của bộ máy nhà nước thì pháp luật sẽgiúp cho bộ máy trở nên chuyên nghiệp hơn

Ngày nay, đứng trước yêu cầu của việc xây dựng nhànước pháp quyền, việc kiểm soát quyền lực của nhà nước bằng pháp luật càng trở nên cần thiết hơn vừa để tạo ra sự cân bằng trong quyển lực nhà nước vừa để bảo vệ sự tự do

cho xã hội Điểu đó làm cho mỗi công chức, viên chức nhànước phải ý thức hơn về bổn phận cũng như trách nhiệm.của minh, có ý thức hơn trong việc nâng cao trình độchuyên môn, rèn luyện phẩm chất dạo đức nghề nghiệp

3 Pháp luật xã hội chủ nghĩa góp phần xác lập và bảo

|, xây dựng một nền dân chủ bền vữngHướng tới một xã hội tốt đẹp, con người yêu thương nhau.trên cơ sở của sự công bằng không chỉ là ước mơ của con người

mà còn là một động lực khiến con người, mỗi chế độ nhà nướcphải phấn dấu Nhà nước xã hội chủ nghĩa chính là con

đường hiện thực để thực hiện mục tiêu này Và để thực hiện

mục tiêu này, nhà nước xã hội chủ nghĩa phải ban hành rapháp luật, xác định địa vị pháp lý cho công dân, thừa nhận

và bảo đảm các quyển chính trị cơ bản cho công dan như:quyền tự do lập hội, tự do chính kiến, ngôn luận, báo chí Pháp luật tạo ra khuôn mẫu ứng xử chung cho toàn xã hội,lấy lợi ích cộng déng để bảo vệ và thực hiện lợi ích của cá

nhân và mỗi cá nhân sẽ thực hiện trách nhiệm của mình vì

sự tự do chung của cộng đồng, của xã hội Pháp luật tạo ra sự

Trang 12

bình đẳng cho mọi người, tạo co hội cho mọi người là ngang

tà xoá bỏ mọi đặc

nhau về quyển cũng như nghĩa vu, nhờ đó r

quyển, đặc lợi Ngay cả những công chức nhà nước cũng chi

là những công dân có thẩm quyển nhưng đồng thời cũng là

người phải chịu trách nhiệm trước nhân dân

4 Pháp luật xã hội chủ nghĩa giúp nhà nước tổ chức và

quản lý tốt mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội

Với những ưu thế vượt trội của mình so với các loại quyphạm xã hội khác, pháp luật xã hội chủ nghĩa trở thành một

phương tiện cực kỳ quan trọng và không thể thiếu để nhà nước tổ chức, quan lý kinh tế - xã hội Mục tiêu phấn đấu của

nhà nước xã hội chủ nghĩa là “dan giàu, nước mạnh, xã hội

công bằng, dan chủ, văn minh” Điều này chỉ có thể thực

hiện dược khi kinh tế phát triển Sự phát triển đó dược thể

hiện qua sự tăng trưởng ổn định, bền vững, đáp ứng dược cácyêu cầu về đời sống vật chất, qua đó đảm bảo các yêu cầukhác của xã hội Tuy nhiên, sự quản lý kinh tế của nhà nước

là quản lý vĩ mô nên nhà nước phải dùng pháp luật, chínhsách kinh tế để tác động lên các quá trình sản xuất kinh

doanh, bảo vệ cho các nhà đầu tư, nhà sản xuất, người tiêudùng, đảm bảo sự hài hoà về lại ích giữa người sử dụng lao

động với người lao động đồng thời có thể chấn chỉnh các

hoạt động làm ảnh hưởng tới lợi ích của xã hội, của công dân

và của chính nhà nước Thông qua pháp luật nhà nước chínhthức thừa nhận các thành phần kinh tế tham gia vào cáchoạt động sản xuất kinh doanh, xác định cơ chế vận hànhcủa nền kinh tế Cũng chính pháp luật giúp cho nhà nước

Trang 13

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

quản ly nền kinh tế một cách toàn diện thông qua dé để đảm

bao cho định hướng xã hội chú nghĩa dược giữ vững để từ đóthực hiện được các mục tiêu xã hội khác.

Nhà nước còn phải tổ chức quản lý về văn hoá, giáo dục,

khoa học công nghệ, y tế cho nên, pháp luật cũng đóngmột vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động này

Pháp luật có thể tác động một cách trực tiếp hoặc gián tỉ

lên các quá trình xã hội đó, vừa định hướng, vừa khuyếnkhích, vừa bảo vệ, nhờ dé mà các giá trị văn hoá ngày càng

được tạo ra nhiều hơn, phục vụ cho sự phát triển toàn diệncon người Việc giữ vững bản sắc truyền thống của dân.tộc, có sự tiếp thu tỉnh hoa của văn hoá thế giới sẽ tạo ra

một nền văn hoá tiên tiến làm nén tảng cho sự phát triển

giáo dục, khoa học và công nghệ nhưng việc làm này chỉ

có thể thực hiện được nếu như có pháp luật

5 Pháp luật xã hội chủ nghĩa có vai trò giáo dục to lớn đốivới con người và xã hội, đồng thời bảo vệ cho các giá trị vănhoá tỉnh thần và phát huy các yếu tố truyền thống tích cực vàkhuyến khích sáng tạo ra các giá trị mới

tiêu chuẩn của một nền văn minh O thời kỳ quá độ lên chủ

nghĩa xã hội, các quan hệ giai cấp vẫn còn tổn tại và pháp

luật tất yếu vẫn còn là công cụ chuyên chính giai cấp cần

thiết để duy trì trật tự xã hội và bảo đảm cho sự phát tì

với những vai trò không thể phủ nhận Sự có mặt của pháp

Trang 14

nhất để phấn dấu, đảm bảo cho con người phát triển toàn diện cả về thể chất, tinh thần, về nhân cách Pháp lua

quy định các nghĩa vụ cho con người và cũng coi dé như

những bổn phận làm người, để con người sông có tráchnhiệm, có lương tâm, có lẽ sống vì mọi người Pháp luật còngiáo dục nên ý thức về lòng tự hao dan tộc, về lòng yêu đấtnước, yêu nhân loại và vì sự tiến bộ xã hội Thông qua v

quy định các chuẩn mực khuôn mẫu, pháp luật định hướng

hành vi cho con người và bao dam cho nó được thực hiện

bằng các biện pháp khuyến khích, động viên, khen thưởngnhưng cũng kèm theo các biện pháp cưỡng chế cần thiết

Xã hội xã hội chủ nghĩa dược xây dựng trên cơ sở sựkết hợp hài hoà giữa những tố truyén thống và hiệnđại, trong đó có sự kế thừa và phát huy những giá trị tốtđẹp của văn minh nhân loại ở từng quốc gia và phạm vitoàn thế giới, đồng thời sáng tạo ra những giá trị mới tốtđẹp Trong các giá trị truyền thống như dao đức, phong

tục tập quán, văn học nghệ thuật hay cả những giá trị tôn.giáo có những giá trị bền vững và mang tính toàn nhânloại như công bằng, dân chủ, lòng tốt, sự hướng thiện không chỉ xã hội xã hội chủ nghĩa mới có Trong điều kiện

xã hội mới các giá trị đó được pháp luật thừa nhận và tiếp

Trang 15

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

tục phát huy, thậm chí được nhân lên hoặc sáng tạo thêm

Pháp luật xã hội chủ nghĩa tạo lập nên các thiết chế văn hoá, quy định chính sách giáo dục toàn điện đối với conngười Pháp luật không chỉ tạo diéu kiện cho con ngườihưởng thụ các giá trị văn hoá mà còn khuyến khích

hoạt động bảo tổn và phát triển các giá trị văn hoá, hướng

con người tới các giá trị chân, thiện, mỹ va làm cho xã hộitrở nên tốt dẹp hơn Pháp luật xã hội chủ nghĩa được xâydựng trên những nền tảng đạo đức tiến bộ với nhữngquan niệm sống tốt đẹp nên nó còn là một cơ sở quantrọng trong việc định hướng giá trị cho con người, làphương tiện đăng tải các giá trị mà con người trong quátrình tén tại và phát triển đã sáng tạo ra Với những ýnghĩa đó, pháp luật xã hội chủ nghĩa góp phần làm cho con người ngày càng trở nên văn minh hon, ứng xử của con người ngày càng trở nên chuẩn mực.

Bên cạnh đó, bằng các quy định ngăn cấm, pháp luật dan loại trừ những yếu tố phản văn hoá, phản giáo dục, d cao ý thức vì cộng đồng, nâng cao tính trách nhiệm của conngười với xã hội Sự kết hợp giữa pháp luật với các loại quy

phạm xã hội khác không phải để loại trừ nhau mà chủ yếu

nhằm phát huy tính tích cực của chúng.

pháp lý ổn định trong nước cũng như qi

Xã hội càng phát triển thì các quan hệ ngày càng mở rộng, thúc đẩy sự liên kết, hợp tác và cùng phát triển Trong.

Trang 16

mức độ nhất định, pháp luật xã hội chủ nghĩa có thể dóntrước được xu thế vận động của các quan hệ xã hội, địnhhướng cho các quan hệ này diễn ra trong trang thái ổn định,tạo niểm tin cho các chủ thể khi thiết lập các quan hệ

trị, văn hoá Pháp luật còn quy định các trình tự, thủ tục

ký kết các điều ước quốc tế và điều này có một ý nghĩa rấtquan trọng tạo ra môi trường ổn dinh cho các quan hệ banggiao quốc tế, tạo điểu kiện cho mỗi quốc gia hội nhập sâuvào các quan hệ này đồng thời vẫn giữ dược sự ổn định về

chủ quyền của chính mình, tạo ra cơ sé pháp lý cho việc giảiquyết các tranh chấp quốc tế, từ đó tạo ra sự hợp tác, hoà

bình, hữu nghị và phát triển trên quy mô toàn cầu.

II NGUỒN VÀ HÌNH THỨC CUA PHÁP LUẬT XÃ HỘI

CHỦ NGHĨA

1 Nguồn của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Cũng giống như các kiểu pháp luật trước dây, pháp luật

xã hội chủ nghĩa gồm có các nguồn cơ bản là nguồn về nộidung và nguồn về hình thức Trong đó, nguồn vé nội dung

có thể là phong tục, tập quán; phán quyết của các chủ thể

có thẩm quyên khi áp dụng pháp luật; các quan điểm khoa học (hoc lý) hay quan điển, chủ trương của lực lượng cầmquyên Nó chỉ ra pháp luật được hình thành từ đâu Cácnguồn về nội dung này là cơ sở để tạo ra nguén về hình

Trang 17

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

thức và thường được thể hiện thông qua các hình thức của

pháp luật, vì thế, ở một mức độ nào đó có thể déng nhất loại

nguồn này với hình thức bên ngoài của pháp luật mà cobản là tập quán pháp, tiển lệ pháp và văn bản quy phạmpháp luật Trong pháp luật xã hội chủ nghĩa thì nguồn từtập quán không giữ vai trò chủ yếu; các phán quyết của các

quan điểm khoa học (học lý) và chủ trương, chính sách.

và quan điểm lãnh dạo của dang cộng sản Chính vì thế màvăn bản quy phạm pháp luật - hình thức thể hiện quan

điểm của lực lượng lãnh đạo và được nhà nước xã hội chủ

nghĩa thể chế hoá thành pháp luật - có vai trò chủ yếu.

2 Hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa

Hình thức của pháp luật xã hội chủ nghĩa dược xem xót

dudi hai góc độ là cách thức tổ chức các yếu tố tạo nên pháp

luật và phương thức thể hiện (dang tổn tại) của pháp luật

và tương ứng với nó là hình thức bên trong và hình thứcbên ngoài của pháp luật,

Hình thức bên trong phản ánh khá rõ bản chất củapháp luật xã hội chủ nghĩa Do là tính thống nhất của cácquy phạm, các chế định pháp luật và ngành luật, phản ánh

các chính sách pháp luật và dược thể hiện trong các quan điểm hay nguyên tắc pháp lý định hướng cho pháp luật là phải thể hiện được ý chí và bảo vệ được lợi ích của nhân

dan lao động Đó là một hệ thống pháp luật hướng tới các

Trang 18

tiêu chí khách quan, phù hợp, toàn điện, dồng bộ và đượcxây dựng trên một nền tảng kỹ thuật pháp lý hiện dại (xemthêm chương Hệ thống pháp luật xã hội chủ nghĩa),

Hình thức bên ngoài của pháp luật xã hội chủ nghĩacũng bao gồm các hình thức tap quán pháp, tiên lệ pháp,van bản quy phạm pháp luật

Giống như các nhà nước tư sản, nhà nước xã hội chủnghĩa còn sử dụng tép quán pháp nhưng mức độ ngày cànghạn chế Tuy có ưu diém là có nguồn gốc từ chính cuộc sốngnên nó gần gũi với các đối tượng điều chỉnh và các quanniệm trong cuộc sống hàng ngày, dễ tạo ra thói quen tuânthủ pháp luật Nhưng do hình thành một cách tự phát nêntập quán pháp thiếu cơ sở khoa học, nó lại mang tính cục

bộ nên tính quy phạm phổ biến cũng bị hạn chế; thêm vào

đó, tập quán pháp lại tồn tại dưới dang bất thành văn nên

việc áp dụng nó có thể không thống nhất do cách hiểu có thể bị sai lệch, thậm chí bị xuyên tạc Tập quán pháp vừa hình thành chậm vừa có tính bảo thủ và rất khó thay đổinên nó không phải là hình thức có thể đáp ứng linh hoạtcác yêu cầu của cuộc sống Khi thừa nhận các phong tục,tập quán thành pháp luật, nhà nước xã hội chủ nghĩa dã ítnhiều biến đổi nội dung của chúng sao cho phù hợp với điềukiện mới của xã hội xã hội chủ nghĩa

Tiên lệ pháp cô ưu thế dang kể là dược thử thách qua

thời gian nên khi áp dụng, chúng thường nhận được sự

chấp thuận của những chủ thể bị áp dụng Tuy nhiên, do

có nguồn gốc từ hoạt dộng của các cơ quan không có chức

Trang 19

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước va pháp luật

năng xây dựng pháp luật nên tính pháp lý của chúngkhông cao Mặt khác, khi áp dụng loại nguồn này, sự phụthuộc vào các chỉ tiết của vụ việc trước sẽ làm hạn chế phần

nào tính linh hoạt của các chủ thể áp dụng do tính bất dibất dịch của tình huống mẫu trong các vụ việc đã được giảiquyết Ngược lại cũng có thể xảy ra trường hợp khi áp dụng

của phan quyết không còn đúng như ý nghĩa ban đầu

Vi những ly do đó mà các nhà nước xã hội chủ nghĩa trước

day hầu như không thừa nhận tiền lệ pháp Hiện nay, tiền

lệ pháp dã bắt dầu được quan tâm hơn và dược sử dụng

trong các quan hệ dân sự, đặc biệt là trong các quan hệ

thương mại do xu thế hội nhập của nền kinh tế quốc tế

Mặc dù Việt Nam hiện nay chưa chính thức thừa nl

hình thức này, song việc thừa nhận các phán quyết của

cơ quan tài phán quốc tế dựa vào tiền lệ pháp - nhất làtrong các quan hệ thương mại - cho thấy một xu hướng là

ở Việt Nam sẽ chấp nhận tiền lệ pháp trong tương lai

Các văn bản quy phạm pháp luật dược ban hành dể

công khai hoá ý chí của nhà nước xã hội chủ nghĩa và cũng

là ý chí của nhân dân lao động Với những ưu diểm như dễ phổ biến, dễ kiểm soát, có thể ban hành hoặc sửa đổi kịpthời, mang tính pháp lý cao do dược ban hành bởi các chủthể có thẩm quyển theo quy định của pháp luật với tên gọi

cụ thé, văn bản quy phạm pháp luật là hình thức pháp luật

ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội xã hội chủ nghĩa Van bản quy phạm pháp luật chứa đựng các quy tắc xử sự

Trang 20

chung nên nó xác định các khuôn mẫu ứng xử cho conngười, giới han tự do cho các chủ thể một cách rõ ràng hơnĐiều này rất có ý nghĩa khi áp dụng pháp luật theo sự đòihỏi của pháp chế với vai trò ngày càng lớn của Hiến pháp

và các đạo luật trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc

biệt là để bảo vệ quyền con người Do đó, văn bản quy phạm

pháp luật là hình thức pháp luật cơ bản, được các nhà nước

xã hội chủ nghĩa ưu tiên lựa chọn đồng thời cũng là hìnhthức pháp luật phố biến trong các nhà nước hiện dai

3 Hình thức của pháp luật Việt Nam hiện nay

3.1 Hình thức pháp luật

Hiện nay, ở Việt Nam có hai hình thức pháp luật đượcthừa nhận chính thức và trở thành nguồn cho việc áp dụngpháp luật trong nước là tập quán pháp và văn bản quy phạm.pháp luật Tập quan pháp được thừa nhận một cách gián tiếpthông qua nguyên tắc chung về áp dụng tập quán tại Điều 3của Bộ luật Dân sự 2005: “Trong trường hợp pháp luậtkhong quy định va các bên không có thoả thuận thi có thể ápdung tập quán hoặc quy định tưởng tự của pháp luật nhưng

không được trái uới những nguyên tắc quy định trong Bộ luật

nay” Trong các quan hệ quốc tếcó sự tham gia của Việt Nam

mà chủ yếu là các quan hệ, giao dịch thương mại, tiền lệ phápchưa chính thức được các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam

ấp dụng trong quá trình giải quyết Tuy nhiên, các phánquyết dựa theo tién lệ pháp khi giải quyết các vụ việc thực tế

trong tư pháp quốc tế của các chủ thể có thẩm quyền ở các

Trang 21

Những nội dung căn ban của môn học Lý luận nha nước và pháp luật

quốc gia là thành viên của các diều ước quéc tế mà Việt Namtham gia vẫn dược chấp nhận ở Việt Nam Trong hai hìnhthức pháp luật được chính thức thừa nhận ở Việt Nam thìhình thức văn bản quy phạm pháp luật là chủ yếu

Theo Luật Ban hành uăn bản quy phạm pháp luật năm

2008, có h lực từ ngày 01/01/2009 thay thế Luật Banhành uăn bản quy phạm pháp luật năm 1996 và Luật sửa

đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành van bản quyphạm pháp luật năm 2002 thì ở Việt Nam có các loại vănbản quy phạm pháp luật sau:

- Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội

- Pháp lệnh, nghị quyết của Uý ban thường vụ Quốc hội

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nude

- Nghị định của Chính phủ

Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

- Nghị quyết của Hội déng thẩm phán Toà án nhân dân

tối cao

- Thông tư của Chánh án Toà án nhân dan tổi cao, Viện

trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao va của Bộ trưởng,

Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

- Quyết định của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

- Nghị quyết liên tịch giữa Uỷ ban thường vụ Quốc hộihoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức

chính trị - xã hội

- Thông tu liên tịch giữa Chánh án Toà án nhân dân tối

Trang 22

cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tổi cao; giữa

Bộ trưởng, Thú trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Toà

án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dan

tdi cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

- Nghị quyết của Hội déng nhân dân các cấp.

- Quyết định, Chỉ thị của Uỷ bạn nhân đân các cấp

Tuy nhiên, d n lưu ý là, ngoài những văn bản được

01/01/2009 chưa bị thay thế, hủy bỏ hoặc bãi bỏ thì

hiệu lực Đó là các loại văn bản sau:

- Nghị quyết do Chính phú ban hành; Chỉ thị do Thủtướng Chính phủ ban hành;

- Quyết định, chỉ thị do Chánh án Toà án nhân dân tối

cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng

và Thủ trưởng cd quan ngang bộ ban hành;

- Nghị quyết vd thông tư liên tịch giữa các co quan nhànước có thẩm quyền với cơ quan trung ương của các tổ chứcchính trị - xã hội khi tham gia quản lý nhà nước ban hành3.2 Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam

hiện nay

Việc sử dụng các văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏiphải tuân thủ những yêu cầu nhất định, trong đó có việcxác dịnh hiệu lực của chúng Công việc này đòi hỏi người

ấp dụng phải biết văn bản đã có hiệu lực chưa, còn hiệu lực

Trang 23

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

không, được áp dụng ở đâu và với những dối tượng nào.Hiệu lực của vain bản quy phạm pháp luật là giá tri tácđộng của van bản quy phạm pháp luật lên các quan hệ xãhội được xác định trong phạm vi thời gian, không gian vađối tượng tác động nhất định Như vậy, muốn áp dụngpháp luật phả dịnh hiệu lực của văn bản quy phạmpháp luật theo các giới hạn về thời gian, không gian và đốitượng tác dong Theo pháp luật hiện hành thì hiệu lực của

văn bản quy phạm được xem xót như sau:

* Hiệu lực theo thời gian của văn bản quy phạm phápluật là giá trị tác động của văn bản lên các quan hệ xã hộiphát sinh trong khoảng thời gian kể từ khi nó có hiệu lực

cho đến khi nó chấm dứt hiệu lực

“Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản được xác địnhtheo nhiều hướng khác nhau Hiện nay, theo Luật Ban

hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 thì thời diém

có hiệu lực của các văn bản quy phạm pháp luật do các cơquan nhà nước ở trung ương ban hành ra được quy địnhngay trong văn bản nhưng không được quy định sớm hơn 45

ngày kể từ khi ký ban hành hoặc công bổ; trừ trường hợp

văn bản quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng

khẩn cấp để kịp thời đáp ứng yêu cầu của việc phòng, chống thiên tai dich bệnh thì văn bản sẽ có hiệu lực kể từ thời điểm dược công bố hoặc dược ký ban hành Trong trường

hợp này, văn ban phải dược đăng ngay trên Trang thông tinđiện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên

Trang 24

phương tiện thông tin dai chúng, dang Công báo nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam chậm nhất sau hai ngày làm

việc, kể từ khi công bốhoặc ký ban hành Quy dinh trên củapháp luật là nhằm khắc phục tình trạng các văn bản không

tự xác định thời điểm phát sinh hiệu lực làm cho các chủ thể thực thi pháp luật khó xác dịnh hoặc có thể xác định không thống nhất thời điểm có hiệu lực của chúng.

Các văn bản hướng dẫn thực hiện các văn bản của cơquan nhà nước cấp trên về mặt nguyên tắc sẽ phát sinhhiệu lực cùng với văn bản được hướng dan Tuy nhiên, trênthực tế, các văn bản hướng dẫn thường được ban hành saukhi văn bản được hướng dẫn đã có hiệu lực pháp luật Gặpphải trường hợp này, văn bản hướng dan chi được áp dụnghồi tố khi sự hướng dẫn không dẫn đến tình trạng bất lợi

cho người bị áp dụng

“Thời điểm phat sinh hiệu lực của các văn bán quy phạmpháp luật do Hội đồng nhân dan và Uỷ ban nhân dân banhành có thể được xác dinh rõ ngay trong văn bản Nếutrong văn bản không xác định rõ thì văn bản của Hội đồngnhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh

10 ngày; văn bản của Hội đồng nhân dân và Uy ban nhân

ó hiệu lực sau

dân cấp huyện sẽ có hiệu lực sau 7 ngày; văn bản của Hộiđồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân cấp xã sẽ có hiệu lựcsau 5 ngày kể từ ngày Hội đồng nhân dân thông qua hoặc

Chủ tịch Uỷ ban nhân dan ký ban hành (theo quy dinh củaLuật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng

Trang 25

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhả nước vả pháp luật

nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004)

Cần chú ý là đổi với các văn bản dude ban hành trước

ngày 01/01/2009 thì thời diểm có hiệu lực được xác định theo

quy dinh của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật

năm 1996 (dược sửa đổi bởi Luật sửa déi, bổ sung một số diều

của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2002)

Việc xác dinh thoi điểm chấm ditt hiệu lực của uăn bản

có thể dựa vào những cơ sở sau

luc Văn ban thay thế có thể là văn bản cùng loại (cùng chủ

thể ban hành) với văn bản bị thay thế hoặc có thể là văn

bản có giá trị pháp lý cao hơn

Thứ ba, văn bản hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộkhi có một quyết dịnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.huỷ bỏ hoặc bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn ban đó Tuynhiên, về mặt khoa học, cần phải phân biệt trường hợp vấn bắn bị bãi bỏ với trường hợp văn bản bị huỷ bỏ Nếu quyết

inh bãi bỏ chỉ làm mất hiệu lực của văn bản kể từ thời điểm bị bãi bỏ thì quyết định huỷ bỏ lại là một tuyên bố về

sự vô hiệu của văn bản ngay từ khi được ban hành do tínhtrái hiến pháp hoặc luật của nó và như vậy, văn bản bị huỷ

bỏ không dược áp dụng hoặc nếu đã áp dụng thì quyết định

Trang 26

áp dụng không có giá trị pháp lý Việc quy dịnh của pháp luật hiện nay về cách xử lý văn bản là chưa hợp lý khi quy

định cả hai biện pháp huỷ bỏ và bãi bỏ Khi van bản bị sửađổi, thay thế một phần thì chỉ phần đó hết hiệu lực, phần

còn lại của văn bản vẫn tiếp tục có hiệu lực

Ngoài ra, trong trường hợp không còn dối tượng ápdụng thì văn bản cũng mặc nhiên hết hiệu lực

Có trường hợp văn bản ngưng hiệu lực trong một thờigian, đó là khi nó bị đình chỉ thi hành, sau đó, văn bản có thể:

- Tiếp tục có hiệu lực nếu nó không bị huỷ bỏ

- Hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ nếu nó bị huỷ bỏmột phần hoặc toàn bộ

“Trong trường hợp này thì thời điểm ngưng hiệu lực,

tiếp tục có hiệu lực hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được.quy định rõ trong quyết định của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền

Hiệu lực trỏ vé trước (hiệu lực hồi tổ) của van bản đượchiểu là giá trị áp dụng của uăn bản đôi uới những uụ uiệc

xảy ra trước khi uăn bản đó có hiệu lực

Hiệu lực trở về trước của văn bản phải được quy địnhtrong chính văn bản déng thời phải luôn bảo dam nguyêntắc là việc áp dụng nó là có lợi cho đối tượng áp dụng Đó có

thể là trường hợp mà văn bản mới không còn quy định trách

nhiệm pháp lý hoặc những tình tiết tăng nặng mà văn bảntrước đã quy định, hoặc khi văn bản mới quy định tráchnhiệm pháp lý nhẹ hơn hoặc tình tiết giảm nhẹ mới so với

Trang 27

Những ội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

quy dịnh ở văn bản trước đó Theo quy định của pháp luậthiện hành thì văn bản của Hội déng nhân dân và Uy bannhân dân không dược quy định hiệu lực trở về trước

* Hiệu lực theo khong gian của van ban dược hiểu là gi: trị tác động của văn bản trong một phạm vi lãnh thổ, vùng

hay khu vực nhất định Hiệu lực theo không gian của vănbản được xác định trong chính văn bản hoặc xác định theothẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản hoặc theo nội

dung của văn bản Thông thường, các văn bản do cơ quannhà nước ở trung ương ban hành sẽ có hiệu lực trong phạm

vi toàn lãnh thổ trừ khi văn bản có quy định khác Còn các

văn bản do cơ quan nhà nước ở dịa phương ban hành thìchi có hiệu lực trong phạm vi địa phương Song cũng cótrường hợp, văn bản do cơ quan nha nước ở trung ương banhành nhưng lại chỉ có hiệu lực ở một sốdịa phương theo nộidung của nó (vi dụ, văn bản điều chỉnh những quan hệ xãhội chỉ xảy ra ở vùng rừng núi, biên giới hoặc hải đảo).Tuy nhiên, việc xác định hiệu lực về mặt không giancủa văn bản còn phải chú ý đến mối quan hệ giữa nó với cácvăn bản khác hoặc xem xét trong mối quan hệ với đối tượngtác động, chẳng hạn khi có sự khác nhau giữa quy dịnh củamột văn bản pháp luật nào đó với quy định trong điều ướcquốc tế mà quốc gia đã ký kết thì việc ưu tiên thực hiệncam kết quốc tế sẽ dẫn đến sự thu hẹp phạm vi không gian

có hiệu lực của văn bản pháp luật đó

* Hiệu lực theo đối tượng tác động của văn bản là giátrị tác động của văn bản tới những chủ thể nhất dịnh Hiệu

Trang 28

lực theo đối tượng tác déng của văn bản thường được xácdinh trực tiếp trong van bản (thường là theo đối tượng diềuchính của văn bản) Nếu trong văn bản không xác định rõ

thì có thể xác định theo thẩm quyển của cơ quan ban hành

ra văn bản hoặc theo nội dung của văn bản Thông thường,với những văn bản quy phạm pháp luật chung thì đốitượng tác động của nó là tất cả các tổ chức và cá nhân dang sống và hoạt động trong phạm vi lãnh thổ thuộc quyềnquản lý của cơ quan ban hành ra văn bản, còn đối vớinhững văn bản quy định về những lĩnh vực hoặc ngành

ng biệt thì chỉ eó tác động tới những tổ chức và cánhân đang hoạt động trong lĩnh vực hoặc ngành nghề dé

Ví dụ, quy chế tuyển sinh sẽ chỉ có tác động tới những co

sở đào tạo tổ chức tuyển sinh, những cán bộ làm công tác tuyển sinh và những thí sinh tham dự kỳ thi tuyển.

Khi xác định hiệu lực theo đối tượng tác động của vănbản cần xem xét nó trong mối quan hệ với hiệu lực theokhông gian của văn bản và các văn bản pháp lý khác, nhất

là các văn bản có hiệu lực pháp lý cao hơn Trong một sốtrường hợp dặc biệt thì hiệu lực theo déi tượng tác động của.văn bản có thể bị thay đổi mà chủ yếu là thu hẹp phạm viđối tượng do sự hạn chế của văn bản có hiệu lực pháp lý caohơn, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trang 29

Chương 10

QUY PHẠM PHÁP LUẬT

1 KHÁI NIỆM QUY PHAM PHÁP LUẬT

1 Quy phạm và vấn để quản lý xã hội

Trong xã hội, từ xa xưa cho đến ngày nay déu có rất nhiều hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu của con người theo các mức độ khác nhau và diễn ra theo nhiều chiểu hướng

khác nhau Khả năng xung đột lợi ích hoặc rối loạn có thể

xảy ra đối với trật tự xã hội Nhu cầu tổ chức và quản lýnhằm duy trì trật tự xã hội và bảo dam lợi ích cho mỗithành viên cần có những công cụ tương ứng Xã hội càngphát triển thì các quan hệ ngày càng trỏ nên phức tap và

xu hướng khác biệt cũng như nguy cơ xung đột lợi ích giữa

c cá nhân hay nhóm người với nhau ngày càng tăng lên.Việc thống nhất lợi ích của cá nhân với xã hội, giữa mọi

An thiết trong các xã hội hiện

Để quan lý xã hội, người ta cần đến những công cụ khác

nhau, trong đó một có công cụ quan trọng là quy phạm xãhội được dùng để diều chỉnh các quan hệ xã hội Chúng có

thể là các quy ước của một cộng đồng, những tập quán hình

thành từ những thói quen của con người được lặp di lặp lại

và lan truyền trong đời sống xã hội, những nghỉ thức hình

thành trong các tôn giáo, quan niệm dạo đức phổ biến.

Trang 30

trong xã hội Quy phạm xã hội được hiếu là một loại

chuẩn mực cho hành vi của con người, được thể hiện dướidang là khuôn mẫu ứng xử, xác định giới hạn hành vi của

con người trong các hoạt động mang tính xã hội Các quy

phạm này được xây dung trên cơ sở của việc xác định quyluật trong các hoạt động có tính lặp đi lặp lại nhiều lần củacon người phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh sống Nói tớihoạt déng chung của con người, yêu cầu quần lý xã hội là

bat buộc để phối hợp và kiểm soát hoạt động của con người

và cũng vì thế mà không thể thiếu được các quy phạm xã hội Một trong những dồi hỏi để dam bảo tự do cho conngười là mỗi cá nhân phải biết từ bỏ một phần tự do mangtính bản năng của mình để hướng tới lợi ích chung của xã

hội, trong dó có lợi ích của mình để có được sự hài hòa về

trật tự xã hội

lợi ích của cá nhân với cộng đồng, nhờ dó

được duy trì nên cần phải có các quy phạm để giới hạn phạm vi tự do mà con người có thể dat được để không ảnh

hưởng đến tự do của người khác cách khác thì quyphạm xã hội là một bảo dam cần thiết cho lợi ích của con

người và xã hội Thiếu các quy phạm này, xã hội không thể tổn tại một cách bển vững cùng với yêu cầu của sự phát

triển ổn định Trong xã hội có giai cấp, các quy phạm phápluật được xem là loại quy phạm xã hội quan trọng nhất.

2 Quy phạm pháp luật

Quy phạm pháp luật được hiểu là quy tắc xử sự chung donhà nước đặt ra hoặc thừa nhận va bảo đảm thực hiện để

Trang 31

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng của nhà nướcQuy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội đặcbiệt Nó xuất hiện trong xã hội có giai cấp cùng với nhànước theo yêu cầu của việc điều chỉnh các quan hệ xã hộiQuy phạm pháp luật có dầy đủ những đặc điểm của các quy phạm xã hội khác như là khuôn mẫu cho xử sự của conngười, tác động lên cách xử sự của con người theo địnhhướng nhất dịnh đồng thời có các biện pháp bảo đảm thựchiện Nhưng nó còn có những đặc điểm riêng để trỏ thànhmột loại quy phạm không thể thiếu được trong xã hội có

giai cẤp và có nhà nước mà các quy phạm xã hội kháckhông có dược Những đặc diểm riêng biệt dó là:

Thứ nhất, quy phạm pháp luật do nhà nước ban

hành, Các quy phạm pháp luật là sự thể hiện trực tiếp ý

chí của nhà nước trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hộitheo định hướng nhất dịnh Nó giới hạn phạm vi hoạt động

cho các chủ thể trong xã hội Việc ban hành các quy phạm

này được nhà nước thực hiện qua hai hình thức chủ yếu làthừa nhận các quy phạm có sẵn trong xã hội phù hợp vớiđiều kiện mới cũng như nhu cầu quản lý của nhà nước vàđặt ra các quy phạm mới để điều chỉnh các quan hệ mới

phát sinh hoặc có thể sẽ phát sinh trong tương lai hoặc dé

thay thế các quy phạm xã hội đã có từ trước nhưng khôngphù hợp với ý chí của nhà nước Vì vậy, chỉ có thể coi là quy phạm pháp luật nếu quy phạm đó hình thành bằng

con đường nhà nước

Trang 32

Thứ hai, quy phạm pháp luật được nhà nước bảo đảm.thực hiện Ý chí của nhà nước chỉ thực sự được thể hiện

trên thực tế nếu các quy phạm pháp luật được thực hiện

trong đời sống Để cho các quy phạm pháp luật được thực hiện, nhà nước có thể đùng nhiều biện pháp khác nhau như phổ biến quy phạm tới mọi đối tượng bị điều chỉnh; tổ

chức thi hành cùng những diểu kiện kèm theo như tàichính, nhân lực; động viên, khuyến khích các chủ thế tự

giác thực hiện mà đặc biệt trong đó có thể kể đến các biện

pháp cưỡng chế thi hành qua bộ máy nhà nước

- Thứ ba, quy phạm pháp luật có ý nghĩa xác định, nội

dụng rõ rang Tinh xác dinh chính xác về mặt nội dung củaquy phạm pháp luật tạo nên giá trị thống nhất và vì vậy nó

có tính phổ biến để áp dụng chung cho nhiều trường hợp.

Nhà nước tạo ra những khuôn mẫu hành vi trong các quy

phạm pháp luật làm căn cứ để các thành viên trong xã hộdối chiếu với cách xử sự mà mình có thể phải hoặc được tiến

hành, vì vậy mà tiêu chuẩn hoặc sự bắt buộc này phải đượccoi là duy nhất, Nếu quy phạm pháp luật có một ý nghĩakhác thì nó khổng thể là khuôn mẫu cho việc đối chiếu các

hành vi của con người nữa Nội dung của quy phạm pháp

luật thường thể hiện hai mặt cho phép và bat buộc, tức là

nó quy định quyển và nghĩa vụ cho các chủ thể tham gia

vào quan hệ xã hội do nó điều chỉnh

- Thứ tet, quy phạm pháp luật có cơ cấu xác định Với tucách là một khuôn mẫu ứng xử, quy phạm pháp luật xác

định rất rõ hoàn cảnh, điều kiện xảy ra trên thực tế để có

Trang 33

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nha nước và pháp luật

thể định hướng cho các chủ thể xác dinh được vị trí, tráchnhiệm của minh, qua dé dối chiếu khả năng thực tế củamình với các yêu cầu của nhà nước tương ứng với các quyđịnh về việc được làm, phải làm, không dược làm và cách

mà chủ thể có thể tiến hành Hơn thế nữa, trong các quy phạm, nhà nước còn ghi nhận những biện pháp để bảo dam

cho quy phạm được tôn trọng và thực hiện.

Thứ năm, quy phạm pháp luật được thể hiện trong cáchình thức xác định của pháp luật Điều này giúp cho quyphạm pháp luật dé được thể hiện công khai trong xã hội.

đặc biệt trong xã hội hiện dai, khi các văn bản quy phạmpháp luật ngày càng được sử dụng phổ biến hơn Các quy

phạm xã hội khác có thể dược thể hiện dưới các hình thứckhác và không có tính xác dinh về hình thức như vậy

Dựa vào các đặc điểm trên của quy phạm pháp luật, ta

có thể nhận biết dược các quy phạm pháp luật trong s

quy phạm xã hội cũng như ưu thế của nó trong việc diềuchỉnh các quan hệ xã hội trong xã hội có nhà nước,

II CƠ CẤU CỦA QUY PHẠM PHÁP LUẬT

“Trước hết, cần xác định diểu luật không phải là quyphạm pháp luật vì với tư cách là khuôn mẫu cho xử sự củacác chủ thể trong xã hội, quy phạm pháp luật phải rõ ràng

và chính ai có cơ cấu đẩy đủ, xác định để các chủ thể có thể đổi chiếu với các xử sự của mình mà biết

được nó là hợp pháp hay bất hợp pháp, là được phép hay bị

Trang 34

cấm trong những hoàn cảnh, điểu kiện nhất dịnh nào đó,déng thời chỉ ra những biện pháp tác động hoặc bao damcần thiết dé chúng được thực hiện trên thực tế Còn diều

luật chi là hình thức chứa dựng (một phần hoặc toàn bộ)

nội dung của quy phạm Từ đó, ta thấy cơ cấu của quyphạm phạm luật dược xác định bởi ba bộ phận cấu thành.bao gồm gid định, quy định va bảo đảm

1 Giả định

Giả định là bộ phận của quy phạm pháp luật xác địnhchủ thể thuộc dối tượng diều chỉnh của quy phạm, đồngthời cũng chỉ ra những hoàn cảnh, điều kiện gắn với các chủ thể đó Bộ phận này chỉ ra môi trường pháp lý mà nhà

nước tác động tới các chủ thé được xây dựng trên cơ sởkhái quát những hành vi của con người được lập di lặp lạitrong cuộc sống và có tính quy luật Nhờ vậy, người ta có

thể dự kiến dược các khả năng có thể xảy ra trong tươnglai, từ đó dưa ra các biện pháp tác động hoặc điều chínhtương ứng để định hướng hành vi của con người Vì vậy, giả

định là bộ phận của quy phạm trả lời cho câu hỏi: ai? (cánhân hay tổ chức nào”), khi nào? (ở dau?, với diều kiện gi?,trong hoàn cảnh nào?) Nó gắn với các tình huống mẫu có

tính điển hình để các chủ thể có thể đối chiếu và dua racách ứng xử phù hợp với quy định của pháp luật

Đổi với câu hỏi “ai?”, câu trả lời có thể sẽ chỉ ra một loại chủ thể nào đó là cá nhân với một diéu kiện trực tiếp kèmtheo Vé dụ: "Người có quyên sử dụng đất canh tác khi có nhu

Trang 35

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

cầu vé tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu những người sửdụng dất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thíchhợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cải

nghĩa vụ dap ứng yêu cầu đó; nếu người sử dung lôi dẫnnước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thìphải béi thường" (Điều 278 Bộ luật Dân sự năm 2005)Nhưng nó cũng có thể chỉ ra nhiều diểu kiện đi cùng như

"Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy

hiểm đến tính mạng, tuy có điêu kiện ma không cứu giúpdẫn đến hậu quá người đó chết thì bị phạt cảnh cáo, cải tạokhông giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến.hai năm” (khoản 1 Điểu 102 Bộ luật Hình sự năm 1999)

Chủ thể được nêu trong phần giả dịnh có thể là một tổ chức,

vi dụ: "Quốc hội có những nhiệm vụ và quyển hạn sau dây:Làm Hiến pháp và sửa dối Hiến pháp; làm luật và sửa déi luật; quyết định chương trình xây dựng luật, pháp

lệnh; ” ®Điều 84 Hiến pháp năm 1992); hoặc: "Doanh nghiệp

phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ

sở chính; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của phápluật” (khoản 2 Điều 19 Luật Doanh nghiệp năm 2005)

Đối với câu hỏi “khi nào?”, bộ phận giả định có thể chỉ ra một hoặc nhiều tình huống, điều kiện liên quan đến chủ thể.

“Trong các ví dụ trên, phần giả định đều nêu lên nhiều tình

huống cho chủ thể Song phần giả định của quy phạm trong

ví dụ dưới day lại chỉ nêu lên một tình huống; “Cơ quan, tổ

chức, cá nhân có thành tích trong uiệc thực hiện Luật Giao

thông đường bộ thì được khen thưởng theo quy định của

Trang 36

pháp luật" (Diéu 71 Luật Giao thông đường bộ nam 2001)

Có thể nói, bộ phận giả định phản ánh mức độ toànđiện về khả nang của các nhà làm luật trong việc phân tíchđộng thái xã hội của hành vi, kha năng doán biết các biếđộng trên thực tế của các hoàn cảnh, dự liệu được các tình

huống phát sinh trên thực tế Nó được thể hiện trong sự

bao quát về thời gian, không gian, hoàn cảnh, xu hướng vận động của các quan hệ xã hội Diéu dé giúp cho nhà

nước có thể tác động một cách toàn diện lên các quan hệ hội quan trọng và ảnh hưởng đến lợi ích chung của cả quốc gia, hạn chế những “lỗ hổng” của pháp luật.

‘Theo thời gian cùng với sự tiến bộ về kỹ thuật pháp lý,

các quy phạm cũng có sự thay đổi về nội dung và cách thức

thể hiện làm cho việc nhận diện bộ phận giả định trở nên

rõ ràng và thuận lợi hơn, từ đó cũng dé xác định được phạm

vi và môi trường hoạt động cho các chủ thể pháp luật.

2 Quy định

Quy định là bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra

cách xử sự hay khuôn mẫu hành vi cho chủ thể được nêu trong phần giả dịnh của quy phạm mà họ có thể hoặc cần

phải xử sự theo Đây là bộ phận trung tâm của quy phạm,

xác dịnh các quyền hoặc nghĩa vụ của các chủ thể được ni

trong bộ phận giả dịnh của quy phạm và cũng là bộ phậntrực tiếp thể hiện ý chí của nhà nước Nó có tính xác định

rất rõ ràng về phạm vi tối da, mức độ tối thiểu về quyền và

nghĩa vụ cho mỗi chủ thé trong từng hoàn cảnh cụ thé, La

Trang 37

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

bộ phận trung tâm của quy phạm mô tả khuôn mẫu hành

vi nên quy định thường chỉ ra những việc mà chủ thể đượclàm (quyền), những việc không dược làm, những việc phảilàm (nghĩa vụ) và cách thức tiến hành các xử sự Vì vậy, bộphận quy dinh thường trả lời cho các câu hỏi: dược làm gì?,không được làm gì?, phải làm gì? và làm như thế nào?

Như vậy, bộ phận quy dịnh vừa chỉ ra cách xử sự mà cácchủ thể trong phần giả dịnh dược hoặc không được hoặc phải

thực hiện, vừa thể hiện sự đòi hỏi hay cách thức mà nhà

dong đến các chủ thể Đó là sự cho phép (thể hiện

bằng các từ: được làm, được hưởng, có quyền ), uf dụ: “Cánhân có quyên yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyên công nhận viée thay đổi họ, tên trong các trường hợp sau đây: Theo yêu cầu của người có họ tên mà uiệc sử dụng họ,tên đó gây nhầm lẫn, ảnh hưởng đến tình cảm của giađình, đến danh dự, quyền, lợi ích hợp pháp của người đó.

Theo yêu cầu của cha, me nuôi vé uiệc thay đổi họ, tên

cho con nuôi hoặc khi người con nuôi không làm con nuôi

va người này hoặc cha, mẹ đẻ yêu cầu lấy lại họ, tên macha, mẹ đẻ đã đặt "(khoản 1 Điều 27 Bộ luật Dân sự năm

2005) Hoặc sự bắt buộc (thể hiện bằng các từ: phải làm,

phải chịu, có trách nhiệm ), uí dụ: “1 Bên có nghĩa vugiao uật phải bảo quản, giữ gìn uật cho đến khi giao

2, Khi uật phải giao là vat đặc định thì bên có nghĩa vuphải giao đúng uật đó va đúng tình trạng như đã cam kết;nếu vat cùng loại thì phải giao đúng số lượng va chất lượng

Trang 38

như đã thoả thuận ” (Điều 269 Bộ luật Dân sự năm

2005) Hoặc sự cấm doán (thể hiện bằng các từ: cấm, không

được ), vi dụ: "Người dang chiếm, sử dung, quản lý di sảnquy định tại khoản 2 Điều 638 của Bộ luật này có các nghĩa

vu sau đây:

a) Bao quản di san, không được ban, trao đôi, tặng cho,

cẩm cố, thế chấp va định đoạt tài sản bằng các hình thức

khác” (khoản 2 Điều 639 Bộ luật Dan sự năm 2005)

Ngoài ra, bộ phận quy định của quy phạm còn nêu lên

những cách ứng xử khác nhau dể chủ thể có thể lựa chọn.

Ví dụ: “Cha, mẹ, người thân thích của con chưa thành niên

theo quy định của pháp luật vé tố tụng dân sự có quyên tuminh hoặc dé nghị Viện kiém sát yêu cầu Toà án hạn chếmột số quyền của cha, mẹ đổi uới con chưa thành niên”(khoản 1 Điều 49 Luật Hôn nhân và gia dình năm 2000)

Nói chung, trong các quy phạm pháp luật thì diéungười ta quan tâm nhất chính là bộ phận quy dịnh nên việcxác dịnh chính xác qu’

các chủ thể pháp luậ

và nghĩa vụ hay cách xử sự của

đòi hỏi cách thể hiện bộ phận này phải rõ ràng, chính xác, một nghĩa, tránh biểu hiện mập

mờ, da nghĩa dẫn đến không thể áp dung hay vận dung

thống nhất pháp luật

3 Bảo đảm

Bảo đảm là bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên

các biện pháp tác động mà nhà nước dự kiến sẽ áp dung để

Trang 39

Những nội dung căn bản của môn học Lý luận nhà nước và pháp luật

m cho quy phạm được thực hiện nghiêm chỉnh trên thực

tế Nó là sự thể hiện thái dộ của nhà nước trong việc dánh giá về hành vi hay cách xử sự mà các chủ thể được nêutrong phần giả định của quy phạm tiến hành Đây là bộphận quan trong của quy phạm pháp luật mà nhiều quyphạm xã hội khác không eó lộ phận này cần thiết dé chocác quy phạm pháp luật có tính khả thi trên thực tế Theoquan điểm của Hàn Phi thì dùng pháp luật phải thưởng, phạt nghiêm minh, đã thưởng thì thưởng thật hậu để người

ta mong được thưởng mà thực hiện pháp luật, còn phạt thìphải phạt thật nặng để người ta sợ mà không dám phạmtội Các biện pháp bảo dam được quy dinh trong pháp luật

là sự thể hiện quan điểm này, thể hiện sự nhận thức củacon người về tác dụng của sự thưởng phạt Nó dược coi làkhâu khép kín của quy phạm pháp luật khi điều chỉnhhành vi của con người vì nếu thiếu nó, các yêu cầu hay đòihỏi của nhà nước sẽ không được thực hiện trên thực tế Baođảm dược xác dịnh bởi hai loại biện pháp tác dộng có tínhchất ngược nhau Đó là các hình thức khuyến khích, khenthưởng và các biện pháp trừng phạt mà người ta còn gọi làcác chế tài dược dự kiến sẽ áp dụng đổi với các chủ thể đượcnêu trong phan giả định của quy phạm

Đổi với trường hợp thứ nhất, nhà nước nêu lên các

pháp tác động có tính tích cực nhằm khuyến khích, dộng viêncác chủ thể thực hiện pháp luật đã làm tốt hơn cả yêu của

nhà nước Nó cũng chỉ ra các diéu kiện cần thiết dé các chủ

thể có thể đưa ra các mức độ khuyến khích Vi du: “1 Cán bộ,

Trang 40

công chức có thành tích trong công vu thi được khen thưởng theo quy định của pháp luật vé thi dua khen thưởng.

2 Cán bộ công chức được khen thưởng do có thành tíchxuất sắc hoặc công trạng thì được nâng lương trước thời hạn,

được tu tiên khi xem xét bổ nhiệm chức vu cao hon nếu cơ

quan, tổchức, don vi có như cầu” (Điều 76 Luat Cán bộ, công

chức năm 2008) Tuy nhiên, trong pháp luật, các biện pháp.bảo đảm loại này thường có tác dụng thấp hơn loại biện phápthứ hai Bởi vì, trong thực tế, nhiều người thực hiện nghiêmchỉnh pháp luật là đo sợ bị phạt hơn là mong được thưởng

Khi nêu lên các chế tai, nhà nước đã thể hiện thái độ của mình đối với các chủ thể vi phạm pháp luật, tức là những

chủ thể không làm những việc mà pháp luật buộc phải làm.

hoặc làm những việc mà pháp luật cấm hoặc thực hkhông dúng yêu cầu của nhà nước Chế tài hiểu theo nghĩa

‘a lại cho ngay ngắn Trong các quy phạm pháp

luật, chế tài được hiếu là các biện pháp cưỡng chế ma nha

sẽ áp dụng đối uới các chủ thể vi phạm phápluật Chế tài là biện pháp đảm bảo cho bộ phận quy định

của quy phạm được thực hiện một cách triệt để, đồng thờicũng chỉ ra căn cứ cho các chủ thể có thẩm quyền áp dụng pháp luật dưa ra biện pháp tác động, thay mặt nhà nước trừng phạt người vi phạm Ví du: "Công dân Việt Nam nàocâu kết uới nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyên, thống nhất va toàn ven lãnh thổ của Tổ quốc, lực

lượng quốc phòng, chế độ xã hội chủ nghĩa uà Nhà nướcCộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thi bi phat tù tie 12

Ngày đăng: 30/05/2024, 14:48

w