Xuân Quỳnh Người làm đồ chơi Phân tích truyện ngắn Phân tích truyện ngắn “Người làm đồ chơi” của Xuân Quỳnh.
Trang 1Họ và tên: Nguyễn Thu Quyên
Lớp: GDTH D2021B
MSV: 221001026
Đề bài: Phân tích truyện ngắn “Người làm đồ chơi” của Xuân Quỳnh.
NGƯỜI LÀM ĐỒ CHƠI
Nhận xét về nhà thơ Xuân Quỳnh, nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn từng viết:
“Người ta thường nói trong những người viết viên như mãi mãi có một đứa trẻ con,
bỡ ngỡ trước cuộc đời Trong Xuân Quỳnh cũng có một đứa trẻ ấy, đôn hậu, cởi
mở, nhưng cũng ngỗ nghịch, ham hố, liều lĩnh và đặc biệt là rất cảm tính trong nhận xét và đối xử” Có lẽ chính đứa trẻ ấy đã đưa một người có tâm hồn nhạy cảm và trái tim ấm nóng như Xuân Quỳnh đến với thiếu nhi một cách mộc mạc, giản dị nhưng lại sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn đến lạ thường Người ta thường nhắc đến bà với những vần thơ “giàu vẻ đẹp nữ tính”, “thường trực khát vọng thiết tha về hạnh phúc đời thường” ( Nguyễn Thị Bình ) Nhưng mấy ai biết rằng bên cạnh những sáng tác về thơ ca, Xuân Quỳnh còn sáng tác văn xuôi trong đó truyện viết cho thiếu nhi là một điểm sáng nổi bật Truyện ngắn “Người làm đồ chơi” là một trong những tác phẩm được ra đời từ những rung cảm mãnh liệt của người nữ sĩ
đa tài ấy khi vẽ lên bức tranh chân thực về xã hội
Xuân Quỳnh (1942-1988) quê ở La Khê, Hà Đông, nơi có con sông Nhuệ hiền hòa, có những ngôi nhà, mái ngói cổ bình yên, có tiếng thoi đưa cập cạnh đêm ngày, có tiếng hát của những người thợ dệt Tất cả khung cảnh bình yên ấy, của quê hương ấy dường như đã nghiêng bóng vào những áng thơ của Xuân Quỳnh để giờ đây làm nên một Xuân Quỳnh không chỉ là nhà thơ nữ trữ tình nổi tiếng mà còn
là cây bút xuất sắc trong những sáng tác viết cho thiếu nhi và viết về thiếu nhi Xuất thân từ gia đình công chức, tuổi thơ mồ côi mẹ từ nhỏ, Xuân Quỳnh ở với bà nội Chính cuộc sống xa mẹ từ nhỏ đã khiến Xuân Quỳnh có những khát khao cháy bỏng
về tình mẫu tử, để rồi bà gửi gắm vào những trang thơ viết về mẹ và những đứa con:
“Con thức ban ngày, mẹ chở che con Khi con mơ mẹ làm sao che chở Trong giấc mơ chỉ mình con bé nhỏ
Trang 2Chỉ mình con chống chọi với quân thù Nếu giấc mơ là ngôi nhà cửa mở Thì mẹ sẽ vào che chở cho con”
(Dải đất thuộc về tôi)
Xuân Quỳnh là nhà thơ khát khao sống, khát khao yêu thương Nhưng cuộc đời nữ diễn viên nhỏ bé ấy cũng trải qua những thăng trầm trong cuộc sống Dù thuộc thế hệ những người cầm bút trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mĩ, nhưng Xuân Quỳnh đến với những sáng tác văn xuôi cho thiếu nhi khá muộn Tuy
số lượng không quá đồ sộ nhưng cũng đủ để khắc họa những mảng đề tài phong phú xoay quanh cuộc sống trẻ thơ Truyện viết cho thiếu nhi của chị vừa giản dị, gần gũi cuộc sống, vừa sâu sắc, chan chứa tình người, khiến bạn đọc gập trang sách còn bâng khuâng muốn giở ra đọc lại Nhà xuất bản Phụ nữ đã cho in lại toàn bộ mảng sáng tác “Tuyển tập truyện thiếu nhi” của Xuân Quỳnh tập hợp 48 truyện ngắn thuộc ba tập truyện của bà: “Mùa xuân trên cánh đồng (1981)”, “Bến tàu trong thành phố (1984)” , “Vẫn có ông trăng khác (1986)” được viết theo hai đề tài chính Với 18 truyện viết về thiên nhiên như những câu chuyện cổ tích lung linh và những câu chuyện đồng thoại sinh động, Xuân Quỳnh đã mở ra trước mắt người đọc cả một khung trời đầy sắc màu, âm thanh, hình ảnh Những truyện còn lại là câu chuyện tâm lý, tình cảm nhẹ nhàng, viết về những người thân gắn bó với trẻ em hàng ngày như ông bà, bố mẹ, người hàng xóm, thầy cô giáo, bạn bè, Truyện của chị, theo nhà văn Nguyễn Thị Ngọc Tú “đọc mà rưng rưng nước mắt” Vân Thanh cũng ghi nhận, truyện Xuân Quỳnh “hiện đại mà đẹp như cổ tích, đầy những hứng thú bất ngờ” Không những vậy, nét độc đáo trong văn xuôi Xuân Quỳnh nằm ở sự kết hợp hài hòa giữa vẻ đẹp “thiên tính nữ” với giá trị của sự thật, của cái thật Bà không ngại ngần, né tránh khai thác đề tài xã hội với muôn mặt phức tạp của nó trong cuộc sống đời thường Đối với mảng đề tài xã hội, bằng cái nhìn chan chứa yêu thương, Xuân Quỳnh đã tiếp cận và khai thác theo cách riêng của mình Truyện
ngắn “Người làm đồ chơi” in trong tập Bầu trời trong quả trứng, NXB Kim Đồng,
2005 của bà viết về những người lao động nghèo khổ, tuy tốt bụng, nặng lòng với truyền thống những cuối cùng vẫn phải giải nghệ về quê
Trang 3Câu chuyện về “Người làm đồ chơi” viết về bác Nhân, người chuyên làm những món đồ chơi bằng bột màu bán cho trẻ em Đây là một công việc đòi hỏi sự khéo léo của đôi bàn tay Cảm hứng những nhân vật tò he của bác có đủ mọi hình dạng từ các nhân vật trong phim “Tây du ký”, đến những con vật gần gũi trong cuộc sống đời thường như con gà, con vịt, con rồng với đủ màu sắc rực rỡ Thế nhưng những món đồ chơi dân dã ấy ngày càng không đủ sức cạnh tranh với mấy món đồ chơi bằng nhựa vừa bền vừa đẹp Ấy thế là bác Nhân đành phải giải nghệ về quê Cậu bé trong truyện rất yêu thích những món đồ chơi của bác và muốn làm một điều
gì đó để bác thật vui trước lúc phải đi xa Cậu bé đã đập con heo đất, lấy tiền nhờ các bạn bí mật mua giúp những món đồ chơi cuối cùng của bác Không ngờ việc làm ấy đã làm bác Nhân rất vui vì bác nghĩ rằng vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích những món đồ chơi nhà quê của bác Bác Nhân lòng tràn đầy niềm vui và hy vọng khi về quê, trẻ con nông thôn vẫn còn thích những món đồ chơi này
Trước hết, ta thấy được vẻ đẹp phẩm chất trong nghề nghiệp của bác Nhân – một người tốt bụng, nặng lòng với truyền thống nhưng thời cuộc đổi thay dẫn dến
sự thay đổi trong quyết định của bác Mở đầu tác phẩm, bác Nhân được giới thiệu là một người chuyên làm tò he rất tài hoa Tò he là món đồ chơi làm bằng bột màu đòi hỏi rất nhiều sự khéo léo và tỉ mỉ để nhào nặn ra Tuy món đồ chơi được làm từ những nguyên liệu mộc mạc, dân quê, thôn dã nhưng lại được đám trẻ yêu thích Dưới ngòi bút của Xuân Quỳnh, bác Nhân xuất hiện trong hình ảnh một người đàn ông tóc đã bạc màu, sống một mình và phải lam lũ, vất vả đi kiếm sống như “người
ta bảo ngày xưa bác đã từng theo một gánh hát tuồng đi lưu lạc nhiều nơi” Vì vợ con bác đã mất từ lâu, bác già rồi nên không có ý định lập gia đình Bác sống cô đơn, lẻ loi nhưng không vì thế mà bác buồn bao giờ cả Cuộc sống của bác rất vui
vẻ bởi chỗ nào có bác, bọn trẻ con đều xúm lại ngắm đồ chơi và tò mò vì “những người bạn do bác làm ra: những ông Quan Công, ông Trương Phi, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới , rồi những con gà, con vịt, con rồng các màu rực rỡ” Không chỉ nhào nặn nên các nhân vật mà bác còn thổi hồn vào trong những nhân vật bác làm
ra khiến chúng không hề bất động mà như những người bạn tâm giao, lắng nghe những câu “hát tuồng” hay lời tâm sự, trò chuyện của bác Từ đây, ta thấy được bác Nhân không chỉ là một nghệ nhân tài hoa mà còn là một người nghệ sĩ tâm huyết
Trang 4với nghề, nặng lòng trước vẻ đẹp của thế giới đồ chơi truyền thống Qua đó, người đọc còn thấy được giá trị tinh thần của những món đồ chơi mà bác gửi gắm trong
đó Dường như mỗi nhân vật bác tạo ra như mang trong mình một câu chuyện riêng Nào là câu chuyện “vịt với gà tuy khác giống nhưng lại rất thương yêu nhau vì loài vịt đều là con nuôi của loài gà” khiến nhân vật “tôi” càng hiểu rõ hơn về lai lịch của các nhân vật ấy “tôi nhìn con vịt và con gà bằng bột của bác cắm cạnh nhau, dáng
vẻ nhìn nhau rất âu yếm” Bên cạnh đó, “Bác còn kể chuyện về Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh, Quan Công và Trương Phi đánh nhau với Tào Tháo Bác thường hát cho tôi nghe câu hát mà bác bảo là trong vở tuồng “Trương Phi hồi cổ thành”:
Lao xao a sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ a anh hùng phải vay ”
Qua những câu văn trên, ta thấy, bác Nhân quả là một người nghệ sĩ chân chính, yêu nghề, có trái tim trắc ẩn với đời, với người Bởi lẽ, trong sâu thẳm trái tim của người đàn ông đơn độc ấy vẫn luôn phảng phất tình yêu với hát tuồng Phải chăng chính cuộc sống đói nghèo khiến bác phải từ bỏ niềm đam mê của mình để mưu sinh kiếm sống? Vì vậy, mỗi lần bác nhào nặn ra các nhân vật là những câu hát bỗng chốc bật ra như thành lệ, thành thói quen Từ những chi tiết vụn vặt, đời thường, Xuân Quỳnh đã “gia công” nhào nặn khiến những trang truyện tuy có ánh lên vẻ đượm buồn nhưng vẫn khiến ta cảm thấy sự lạc quan trong dáng vẻ của người đàn ông trung niên làm nghệ nặn bột màu thành đồ chơi ấy Những ngón tay của bác tuy “đen sạm” và “thô nháp” nhưng lại khéo léo nhào nặn ra những nhân vật như mang trong mình tâm hồn của những đứa trẻ với “những con rồng đang leo, đang múa, những con vịt ngây thơ chậm chạp, những con gà tinh nhanh, chăm chỉ ” Sạp hàng của bác thô sơ, giản dị với “ngọn cái sào nứa buộc cái chổi xuể cắm đồ chơi” ấy vậy mà “bác dựng chỗ nào là chỗ đó” Trẻ con đứa nào đứa nấy đều xúm xít lại, say mê, tò mò xem bác nặn mà không biết chán Đó cũng chính là lí
do mà bác Nhân rất yêu thích và say mê công việc này vì nó giống như “chiếc cầu nối giữa bác và các bạn nhỏ” Niềm vui của bác chỉ đơn giản là nhìn những ánh mắt xoe tròn của những đứa bé thích thú đến nhường nào khi thấy bác làm ra món đồ chơi bán vào mỗi buổi chiều
Trang 5Không những vậy, vẻ đẹp trong phẩm chất nghề nghiệp của bác Nhân còn được thể hiện qua chi tiết “Có chú bé nhìn đồ chơi của bác một cách rất thèm đến phát khóc mà không dám hỏi mua Sau bác biết chú chỉ có hào rưỡi, đồ chơi của bác thì những hai hào Thế là bác liền bán rẻ cho chú năm xu ” Như vậy, nhào nặn ra các nhân vật và thổi hồn vào trong chính những nhân vật ấy là biểu hiện cho tài năng của bác Nhân Còn việc bán rẻ món đồ chơi của mình chỉ với năm xu cho chú
bé đó là cái thiện Ấy vậy mà bác không hề có một chút do dự, hay so đo tính toán với món đồ chơi mà mình phải bỏ ra bao nhiêu công sức nhào nặn để nuôi sống bản thân mà chỉ bán với giá năm xu Có nghĩa là người bác ấy đã đặt cái thiện lên trên cái tài Đọc đến đây, ta chợt nhớ đến nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của nhà văn Nguyễn Tuân Khi Huấn Cao nhận ra viên quản ngục là
“một thanh âm trong trẻo chen giữa vào bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn, xô bồ” – là một người cao khiết giữa những vẩn đục, cặn bã thì ông đã sẵn sàng dùng tài năng của mình để cho chữ viên quản ngục Như vậy, ta thấy, những con người chân chính bao giờ cũng đặt cái thiện lên trên cái tài Bởi Đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng nói “ Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”
Nhưng mấy năm gần đây, từ khi Sài Gòn giải phóng, những món đồ chơi dân
dã đã không còn đắt hàng khi có thêm những đồ chơi bằng nhựa vừa bền vừa độc đáo lại lạ lẫm Công việc bác yêu thích cũng là công việc mà bác có thể nuôi sống bản thân mình nay không còn như trước, bác đành ngậm ngùi trở về quê Nhân vật
“tôi” trong câu chuyện là một cậu hàng xóm rất yêu thích và trân trọng những món
đồ chơi mà bác Nhân làm vì những món đồ chơi bền thì sẽ cũ và rất xấu nên mình càng nhanh chán Đồ chơi của bác Nhân nhanh được làm lại và mỗi lần được làm lại chúng sẽ được bác khoác lên những hình dạng mới sinh động và lạ lùng Khi biết bác Nhân sắp phải xa thành phố để trở về quê làm ruộng, cậu bé đã rất buồn Câu nói “Bác cũng muốn thế lắm chứ, nhưng cháu biết đấy, độ này chả còn mấy người mua thứ đó nữa” đã bộc lộ những trăn trở, những day dứt, xót xa khi thời cuộc đổi thay, khiến bác phải đưa ra sự thay đổi cho quyết định của mình Bác Nhân cũng không muốn xa thành phố, xa những người bạn nhỏ nhưng vì cuộc sống khi bị cái nghèo chi phối khiến bác nghẹn ngào: “Bác không muốn xa các cháu, xa các bạn nhỏ như cháu, nhưng hoàn cảnh của bác nó thế, cần phải thế”
Trang 6Qua cuộc đối thoại của bác Nhân và nhân vật “tôi”, Xuân Quỳnh đã khám phá ra vẻ đẹp tâm hồn khuất lấp ở bác, nó tỏa ra sự thâm trầm, thấu hiểu sâu sắc và giàu tình thương Như tác giả Lê Nhật Ký nhận xét: “Có người bảo Xuân Quỳnh thường viết hơi nhiều về những truyện trong cảnh nghèo và thường mang đôi chút ngậm ngùi Có thể là như vậy, nhưng cái điều cần thiết là lòng thương mến, độ lượng, biết quý trọng, gắn bó với những người thân thiết xung quanh thì bao giờ ta cũng thấy đậm đà trên trang viết của chị Xuân Quỳnh rất biết quý trọng những chi tiết đời thường của riêng mình và những điều thân thuộc mỗi khi chị cầm bút Và nói được cùng con trẻ những điều này, giữa những ngày này, thật cần biết bao”
Đáp lại tình cảm của bác, muốn tặng bác một niềm vui nhỏ trước khi về quê, nhân vật “tôi” trong câu chuyện đập con heo đất, lấy tiền nhờ những người bạn thân thiết của mình và cùng nhau nhau bí mật để mua những món đồ chơi của bác Nét mặt bác Nhân vui vẻ “nét mặt rạng rỡ, tay bác cầm cái sào nứa còn cắm hai con đồ chơi: Một con gà và một ông Trương Phi” Đúng như nhân vật “tôi” đã nói “Chưa bao giờ tôi thấy bác có vẻ buồn” Dù cuộc sống có khó khăn, cái đói nghèo có nhấn chìm đi số phận và ước mơ của bác nhưng không thể dập tắt đi niềm vui với những món đồ chơi làm bằng bột và vẻ đẹp lạc quan trước cuộc sống lao động nghèo khổ Trở về bác không quên chừa lại hai món đồ chơi để giành tặng khách hàng nhỏ gần nhà “Bác bớt lại hai cái này để làm quà cho cháu Hôm nay bác bán hết hàng, giá còn nữa bán cũng hết” Niềm vui được nhân đôi không chỉ vì bác bán hết hàng mà còn vì những đôi mắt đen láy nhìn theo đôi tay khéo léo của bác nặn đồ chơi “ Mặc
dù những đứa trẻ ấy không giúp được bác sẽ tiếp tục ở lại thành phố nhưng đã tiếp thêmcho bác những niềm vui, lòng yêu nghề và quyết tâm giữ lấy nghề: “Thì ra vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác Thế mà bác cứ tưởng những đồ chơi nhà quê ấy chẳng còn ai để ý nữa rồi Giá mà cháu được thấy những con mắt đen láy nhìn theo bàn tay bác nặn đồ chơi thì cháu mới hiểu bác vui như thế nào Có chú nhóc mua tới ba bốn con nữa kia Chúng cứ tấm tắc khen đẹp, là lạ! Ngày hôm nay thật là kì lạ! Khi về quê bác cũng sẽ nặn đồ chơi để bán Nghe nói trẻ ở nông thôn còn thích thứ này hơn cả trẻ thành phố…”
Trang 7Nhưng có lẽ trong niềm vui ấy của bác vẫn luôn ẩn giấu nỗi buồn khi phải từ
bỏ tất cả để về quê Rồi bác giả vờ vuốt râu, co chân theo thế múa tuồng, hát hai câu bác vẫn thường hát:
Lao xao a sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ a anh hùng phải vay
Câu hát đó lại vang lên nhưng khác với lần trước đó Nếu ở những lần bác kể chuyện về đồ chơi của bác, những câu hát của bác trong vở tuồng “Trương Phi hồi
cổ thành” tràn đầy niềm vui và hạnh phúc khi tự tay mình nhào nặn và thổi hồn vào những món đồ chơi Thì giờ đây, những câu hát ấy lại vang lên lần nữa nhưng ta cảm nhận được sự trĩu nặng và có phần nuối tiếc Dưới ngòi bút tài năng ấy, Xuân Quỳnh viết lên những câu văn mang đôi chút ngậm ngùi nhưng đặt ra cho mỗi chúng ta một câu hỏi: Chúng ta đã đổ xương máu để giành độc lập dân tộc vậy chúng ta phải làm gì để đem lại cơm ăn, áo mặc cho biết bao nhiêu con người đang đắm chìm trong kiếp đói nghèo, u tối ? Đây là câu hỏi nhức nhối và khiến trái tim bạn đọc luôn bận bịu không yên khi đọc những trang văn thấm đẫm tình người, tình đời của nữ sĩ Xuân Quỳnh
Bên cạnh đó, ta thấy được tình yêu thương, sự sẻ chia và lòng nhân hậu của nhân vật “tôi” dành cho bác Nhân cùng những món đồ chơi thông qua những hành động giúp đỡ bác đầy tinh tế Nhân vật “tôi” chính là nhân vật trung tâm của truyện ngắn “Người làm đồ chơi” – một truyện ngắn với cốt truyện giản dị, không nhiều sự kiện nhưng được viết lên bằng hồi tưởng và kỉ niệm, đậm chất trữ tình Toàn bộ câu chuyện xoay quanh tấm lòng nhân hậu, biết yêu thương, chia sẻ với bác Nhân – một người làm đồ chơi bằng bột rất tài Người bác ấy cùng với những món đồ chơi gắn liền với từng câu chuyện riêng đã để lại trong nhân vật “tôi” những kỉ niệm và cảm xúc khó phai Mở đầu, tâm trạng của nhân vật “tôi” được đánh thức bởi tài năng làm
đồ chơi bằng bột tài hoa của bác Nhân Ta nhận ra một niềm thích thú, hứng khởi khi được tận mắt xem cách bác Nhân nhào bột, pha màu Mỗi khi nhân vật “tôi” sang nhà bác, bác không những “cho tôi chọn một trong những con đồ chơi mà tôi thích nhất” mà còn được nghe bác kể cho “nghe bao nhiêu là chuyện, nhất là chuyện
về những nhân vật đồ chơi của bác” Tâm trạng háo hức ấy vẫn không thay đổi mà càng say mê và chăm chú hơn về những câu chuyện bác Nhân kể về những nhân vật
Trang 8đồ chơi của bác “Bác bảo: “Vịt với gà tuy khác giống nhưng lại rất thương yêu nhau
vì loài vịt đều là con nuôi của loài gà Sau rồi mẹ gà con vịt cũng quen cái cảnh sinh hoạt tách rời nhau, nhưng gà vẫn thương vịt và vịt vẫn biết ơn gà” “Bác còn kể chuyện về Tôn Ngộ Không đánh Bạch Cốt Tinh, Quan Công và Trương Phi đánh nhau với Tào Tháo Điệu hát thật là buồn và hùng tráng” Ở Trong tâm trí nhân vật “tôi” lúc ấy dường như thấu hiểu sâu sắc qua lời kể của bác hơn khi “nhìn con vịt và con gà bằng bột của bác cắm cạnh nhau, dáng vẻ nhìn nhau rất âu yếm” Khi chưa nghe câu chuyện của bác Nhân về những món đồ chơi, với nhân vật “tôi” có lẽ chỉ đơn giản nghĩ đó là món đồ chơi làm bằng bột được nhào nặn thành các hình hài khác nhau, hoàn toàn không có ý nghĩa gì Đó cũng là một điều hiển nhiên trong ký
ức của một đứa trẻ Khi thứ gì đó chưa một lần gắn bó với con trẻ thì nó chưa nảy sinh ý nghĩa, chưa thể trở thành cái gắn bó với trẻ thơ Nhưng trong buổi ngày hôm
đó thì hoàn toàn khác, “Ở ngoài phố, ngọn cái sào nứa buộc cái chổi xuể cắm đồ chơi của bác dựng chỗ nào là chỗ đó các bạn nhỏ xúm xít lại Không chỉ xem đồ chơi mà các bạn còn muốn xem cách làm các đồ chơi ấy Ai xemcũng không biết chán Tôi được cái may mắn hơn các bạn là biết rõ lai lịch những đồ chơi ấy Cho nên chắc chắn là tôi thích chúng hơn các bạn nữa kia”
Cũng chính từ đây, có sự chuyển biến tâm trạng rõ nét trong lòng nhân vật
“tôi” với những ngày tháng tiếp theo Tình cảm của cậu dành cho những món đồ chơi đó ngày càng sâu đậm hơn Cứ chiều đến, nhân vật “tôi” lại ghế ngang qua hàng đồ chơi của bác Nhân, chăm chú lắng nghe bác kể về niềm vui của mình khi nhìn thấy cách các bạn nhỏ thích thú đối với những nhân vật bác nhào nặn ra như thế nào Nhưng chuyện ấn tượng, khó phai nhất trong tất cả những câu chuyện bác
kể đó chính là “Có chú bé nhìn đồ chơi của bác một cách rất thèm đến phát khóc mà không dám hỏi mua Sau bác biết chú chỉ có hào rưỡi, đồ chơi của bác thì những hai hào Thế là bác liền bán rẻ cho chú năm xu ” Chính hành động giàu lòng nhân ái
đó của bác Nhân đã khiến cậu vỡ lẽ ra bao điều Từ đây, nhân vật “tôi” càng thêm yêu quý và học được đức tính đó từ bác Nhân Có lẽ cậu càng cảm thấy kính trọng hơn về người bác ấy – một người vừa tài hoa, vừa bao dung, độ lượng Dưới ngòi bút tài năng, Xuân Quỳnh tái hiện chân thực bối cảnh của những ngày đất nước sau giải phóng Đó là lúc những món đồ chơi hiện đại bằng nhựa xuất hiện thay thế dần
Trang 9những món đồ chơi dân gian Tâm lí của nhân vật “tôi” cũng chuyển biến dần, ý thức về món đồ chơi truyền thống sắp bị lãng quên “Mấy năm gần đây, những đồ chơi của bác không được đắt hàng như trước Ở cổng công viên, bên cạnh nơi bác vẫn hay đứng bán hàng, có thêm mấy hàng đồ chơi bằng nhựa Đồ chơi bằng nhựa, gián không gặm được đã đành mà còn tha hồ đánh rơi cũng không vỡ” khiến những
kỉ niệm về những món đồ chơi làm bằng bột bất giác tràn về xen lẫn những băn khoăn, trăn trở “Không hiểu các bạn nhỏ có thích đồ chơi đó không nhưng chắc chắn là bố mẹ các bạn rất thích cho nên hay mua cho các bạn, vì nó bền” Nỗi lo lắng, e sợ ấy của nhân vật “tôi” không vì thế mà làm cậu lung lay “Tôi thì tôi không thích những đồ chơi bền, vì bền quá thì cũ và xấu, thế là mình chán Vậy nên tôi vẫn
cứ thích bằng bột màu của bác Nhân hơn Đồ chơi đó luôn luôn được làm lại Và mỗi lần được làm lại, nó lại mang một dáng vẻ mới, sinh động lạ lùng!” Dù thời thế
có thay đổi nhưng trong lòng nhân vật “tôi” chỉ có một Đó là thứ tình cảm được kết tinh không chỉ từ những món đồ chơi làm bằng bột mà còn là những câu chuyện xoay xung quanh những món đồ chơi đó
Chú bé trong truyện “Người làm đồ chơi cũng” còn là một chú bé giàu lòng
trắc ẩn Mặc dù bác hàng xóm cạnh nhà là một người làm đồ chơi bằng bột màu rất
tài nhưng vì mấy năm gần đây những đồ chơi của bác không đắt hàng như trước nên bác đã chuẩn bị về quê Qua cuộc đối thoại giữa nhân vật “tôi” và bác Nhân, ta thấy được tình cảm, sự gần gũi, quyến luyến của cậu không chỉ dành cho người bác tốt bụng ấy mà còn dành cho những người bạn đồ chơi mà bác nhào nặn ra Tâm trạng của cậu lúc này vừa buồn vừa hụt hẫng Cậu dường như đang kìm nén cảm xúc của mình để níu giữ lại vẻ đẹp của những món đồ chơi truyền thống “Không muốn để bác biết là tôi sắp khóc, tôi cố gắng tỏ ra bình thản”, “Đừng, bác đừng về Bác ở đây làm đồ chơi bán cho chúng cháu” Cũng vì thế, mà nhân vật “tôi” đã nảy ra hành động giúp đỡ bác Nhân bằng nhiều cách khác nhau Khi nghe câu nói “Bác cũng muốn thế lắm chứ, nhưng cháu biết đấy, độ này chả còn mấy người mua thứ đó nữa” đã khiến cậu thốt lên “Cháu mua” Nhưng khi bị bác từ chối “Nhưng cháu làm sao mua được tất cả đồ chơi bác làm ra hàng ngày?” thì cậu cũng không hề bỏ cuộc
mà còn nói “Cháu sẽ rủ các bạn cháu mua” Đó cũng chính là tâm lí rất đỗi trẻ con
và ngây thơ Dường như cậu bé còn quá nhỏ để có thể suy nghĩ và hiểu hết được lời
Trang 10bác Nhân nói Tuy vậy, ta vẫn thấy được tấm lòng nhân hậu cũng như sự cảm thông, chia sẻ của nhân vật “tôi” Thương bác quá cậu phải “chạy vụt về nhà, vì rằng nếu đứng ở đó thêm tôi sẽ khóc òa lên mất” Tâm trạng của cậu đan xen giữa những kỉ niệm trong những câu chuyện của bác “Những con gà, con vịt, những ông tướng bằng bột màu rực rỡ Những câu chuyện mà bác Nhân thường kể cho tôi nghe, rồi điệu hát tuồng hùng tráng và buồn bã ” Điều này đã khiến cả đêm chú bé không ngủ vì thương bác, mong bác luôn tươi vui Cuối cùng cậu bé không từ bỏ mà đã nghĩ ra một cách Chú bé đập con lợn nhỏ được một số tiền và đem chia cho các bạn cùng lớp, nhờ các bạn bí mật mua đồ chơi của bác Thông qua chi tiết nhân vật “tôi” đập con lợn đất tiết kiệm để giúp bác Nhân cho người đọc thấy bạn nhỏ này có tấm lòng nhân hậu, biết thương yêu mà còn biết sẻ chia với khó khăn của người khác Dưới ngòi bút của Xuân Quỳnh, hình ảnh nhân vật “tôi” đập heo đất mà mình tích góp được để nhờ bạn bè mua lại những con tò he đem đến cho người đọc sự xúc động Hành động dù bé nhỏ nhưng ta thấy được cái “tình” giữa con người với con người dù không phải máu mủ ruột rà Cậu lại được chứng khiến khuôn mặt rạng rỡ của bác Nhân và bác cũng không quên để lại cho nhân vật “tôi” hai món đồ chơi mà cậu yêu thích nhất “tay bác cầm cái sào nứa còn cắm hai con đồ chơi: Một con gà và một ông Trương Phi” Vẫn là dáng vẻ ấy, những món đồ chơi ấy và cách bác kể những câu chuyện hàng ngày về những đứa trẻ thích thú đồ chơi của bác ra sao “Giá
mà cháu được thấy những con mắt đen láy láy nhìn theo bàn tay bác nặn đồ chơi thì cháu mới hiểu được là bác đã vui như thế nào Có chú nhóc mua tới ba, bốn con nữa kia Chúng cứ tấm tắc khen là đẹp, là lạ! Ngày hôm nay thật là kỳ lạ!” Nhưng chỉ khác là, đây là lần cuối bác nhào nặn ra những nhân vật và bán chúng cho những vị khách nhỏ tuổi “Hôm nay bác bán hết hàng, giá còn nữa bán cũng hết Thì ra vẫn còn nhiều bạn nhỏ thích đồ chơi của bác Thế mà bác cứ tưởng những đồ chơi nhà quê ấy chẳng còn ai để ý nữa rồi” Vẫn như thường lệ, bác lại cất cao giọng hát hai câu bác vẫn thường hát Điều khiến nhân vật “tôi” ấn tượng mãi không quên đó chính là những món “đồ chơi làm bằng bột màu rực rỡ với cái điệu hát tuồng và buồn bã ấy” Có thể nói chú bé giàu lòng nhân ái ấy đã mang lại niềm vui cho mọi người mà không đòi hỏi người được giúp đỡ biết đến và cảm ơn