Kinh Tế - Quản Lý - Kinh tế - Quản lý - Kế toán 0 UBND TỈNH QUẢNG NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAM KHOA: KINH TẾ-DU LỊCH ---------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CAO ĐẲNG ĐỀ TÀI: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CÔ PHẦN TUẤN ĐẠT SINH VIÊN THỰC HIỆN NOUPHONE CHONSIMMACHANH MSSV: 4116060102 CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN KHÓA 2016 – 2019 CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ThS. CAO THỊ HOÀNG TRÂM MSCB: ……… Quảng Nam, tháng 5 năm 2019 DANH MỤC VIẾT TẮT Tài sản ngắn hạn TSNH Vốn lưu động VLĐ Hàng tồn kho HTK Nguyên vật liệu NVL Công cụ dụng cụ CCDC Vốn lưu động ròng VLĐR Tài sản dài hạn TSDH Nguồn vốn thường xuyên NVTX Tài sản cố định TSCĐ Tài sản lưu động TSLĐ Ngân quỹ ròng NQR Doanh thu thuần bán hàng DTTBH Cung cấp dịch vụ CCDV DANH MỤC BẢNG BẢNG NỘI DUNG TRANG Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2015 – 2017 29 Bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty qua 3 năm 31 Bảng 2.3 Tính tự chủ và ổn định tài chính của công ty 34 Bảng 2.4 Phân tích chung tình hình sử dụng vốn lưu động 36 Bảng 2.5 Cơ cấu vốn lưu động của công ty 37 Bảng 2.6 Bảng phân tích chi tiết cơ cấu vốn lưu động 39 Bảng 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng khoản phải thu 42 Bảng 2.8 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho 43 Bảng 2.9 Phân tích chi tiết nợ phải trả 46 Bảng 2.10 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 49 Bảng 2.11 Tình hình cân bằng tài chính giai đoạn 2015 - 2017 55 DANH MỤC SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ NỘI DUNG TRANG Sơ dồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức 22 Sơ đồ 2.2 Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty 26 Sơ đồ 2.3 Trình tự luân chuyển chứng từ tại công ty 27 DANH MỤC BIỂU ĐỒ BIỂU NỘI DUNG TRANG Biểu đồ 2.1. Tăng trưởng doanh thu – lợi nhuận 30 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu và tăng trưởng tài sản 32 Biểu đồ 2.3. Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn 33 Biểu đồ 2.4. Cơ cấu vốn lưu động của công ty 38 Biểu đồ 2.5. Sự biến động khoản phải thu khách hàng 41 Biểu đồ 2.6. Nguồn hình thành vốn lưu động 47 Biểu đồ 2.7. Cơ cấu nợ ngắn hạn của công ty 47 Biểu đồ 2.8. Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động 52 Biểu đồ 2.9. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động 53 Biểu đồ 2.10. Hệ số sinh lời của vốn lưu động 55 MỤC LỤC PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................... 1 2. Mục tiêu của đề tài ................................................................................................... 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................................ 2 4. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 2 5. Đóng góp của đề tài ................................................................................................. 3 6. Cấu trúc đề tài .......................................................................................................... 3 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ......................................................................... 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG ................................................................. 4 1.1. Cơ sở khoa học về phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động ................................ 4 1.1.1. Khái niệm kết cấu và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp .................... 4 1.1.1.1.Khái niệm ........................................................................................................ 4 1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động ............................................................................. 5 1.1.1.3.Vai trò của vốn lưu động .................................................................................. 5 1.1.1.4. Phân loại vốn lưu động.................................................................................... 6 1.1.1.5. Kết cấu vốn lưu động ...................................................................................... 8 1.1.2. Các phương pháp sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. ............ 9 1.1.2.1. Phương pháp so sánh....................................................................................... 9 1.1.2.2. Phương pháp chỉ số ....................................................................................... 10 1.1.2.3. Phương pháp tỷ lệ ......................................................................................... 11 1.1.2.4. Phương pháp đồ thị ....................................................................................... 11 1.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp ......................................... 11 1.1.3.1. Khái niệm ..................................................................................................... 11 1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động .................................... 12 1.1.3.3. Phân tích kết cấu của vốn lưu động ............................................................... 14 1.1.3.4. Phân tích tốc độ phát triển của vốn lưu động ................................................. 14 1.1.3.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động............ 15 1.2. Tổng quan tài liệu ............................................................................................... 17 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ĐẠT ....................................................................................... 19 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Tuấn Đạt ............................................................ 19 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ Phần Tuấn Đạt .......................... 19 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty ................................................................. 21 2.1.2.1. Chức năng ..................................................................................................... 21 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty.................................................................................... 21 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty .............................................................................. 22 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty ............................................................................. 22 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận .......................................................... 23 2.1.4. Những thuận lợi và khó khăn của công ty cổ phần Tuấn Đạt ............................ 24 2.1.4.1. Thuận lợi....................................................................................................... 24 2.1.4.2. Khó khăn....................................................................................................... 25 2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán ................................................................................... 25 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty ............................................................... 25 2.1.5.2. Hình thức tổ chức kế toán ............................................................................. 27 2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Tuấn Đạt .............. 28 2.2.1. Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ...................................... 28 2.2.2. Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty............................................................ 30 2.2.3. Phân tích tính tự chủ và tính ổn định tài chính của công ty ............................... 34 2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty ........................................ 35 2.2.4.1. Phân tích chung tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty .......................... 35 2.2.4.2. Cơ cấu vốn lưu động của công ty .................................................................. 36 2.2.4.3. Nguồn hình thành vốn lưu động .................................................................... 44 2.2.5. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu ...................... 48 2.2.5.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động.................................................................. 50 2.2.5.2. Chỉ tiêu hệ số đảm nhiệm của vốn lưu động .................................................. 53 2.2.5.3. Chỉ tiêu hệ số sinh lời của vốn lưu động ........................................................ 53 2.2.6. Phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động ảnh hưởng đến cân bằng tài chính của công ty ....................................................................................................... 55 2.2.7. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty .................................................................................................................................. 56 2.2.7.1. Nhân tố chủ quan .......................................................................................... 56 2.2.7.2. Nhân tố khách quan....................................................................................... 58 CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ĐẠT ....................................................... 59 3.1. Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty........................... 59 3.1.1.Những kết quả đạt được .................................................................................... 59 3.1.2. Những vấn đề còn tồn tại ................................................................................. 59 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty .................. 60 3.2.1. Giải pháp 1: Mở rộng thị trườngMở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh để hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, nâng cao chất lượng sản phẩm .......................................................................................................................... 61 3.2.2. Giải pháp 2: Chính sách giá hợp lý.................................................................. 64 3.2.3. Giải pháp 3: Giải pháp về marketing ................................................................ 65 3.2.4. Giải pháp 4: Đầu tư mở rộng hệ thống nhà kho mua sắm thêm thiết bị máy móc chuyên Dùng cần thiết, bảo dưỡng máy móc theo định kỳ, nâng cao hiệu suất sử dụng máy móc thiết bị, đào tạo và nâng cao trình độ nhân viên, tăng năng suất lao động .................... 65 3.2.5. Giải pháp 5: Nhận liên doanh liên kết .............................................................. 68 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................... 71 PHỤ LỤC Trang 1 PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong những năm gần đây, do sự biến động của kinh tế Thế giới vì thế kinh tế Việt Nam cũng chịu một phần ảnh hưởng. Đứng trước nền kinh tế đang gặp khó khăn, các chủ doanh nghiệp luôn tìm cách để tiếp tục phát triển và đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình. Các doanh nghiệp hoạt động theo phương thức hạch toán độc lập, phải tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm trước kết quả họat động kinh doanh của mình để đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp. Để đạt được điều này bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng cần phải quan tâm đến vấn đề vốn, cách sử dụng và quản lý nguồn vốn của mình như thế nào để quyết định sự tồn tại và phát triển của Doanh nghiệp. Bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng cần có đối tượng lao động. Lượng tiền cung ứng để thỏa mãn nhu cầu về các đối tượng lao động đó chính là vốn lưu động Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì nhu cầu vốn lưu động đối với các doanh nghiệp càng trở nên quan trọng và bức xúc hơn. Một mặt vì các doanh nghiệp phải đối mặt trực tiếp với sự biến động của thị trường, cùng với sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp ngoài nước, nên đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng vốn lưu động sao cho hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động sản xuất kinh doanh và tăng thêm sức cạnh tranh của mình. Mặt khác, để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đều phải tìm mọi cách để tăng cường nguồn vốn đặc biệt là vốn lưu động, do vậy sự cạnh tranh ngay cả trên thị trường vốn lưu động cũng trở nên gay gắt và quyết liệt hơn Vì vậy, việc phân tích vốn lưu động giúp doanh nghiệp đánh giá về tình hình sử dụng vốn, nghiên cứu những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động dựa trên cơ sở đó để đưa ra những giải pháp khắc phục những nhân tố ảnh hưởng xấu, phát huy những nhân tố thuận lợi để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tuy vốn lưu động của Công ty được sử dụng hiệu quả nhưng vì do sự vận động phức tạp và do trình độ quản lý còn hạn chế nên hoạt động sản xuất kinh doanh chưa đạt được như mong muốn. Đây là một vấn đề nan giải đối với doanh nghiệp. Chính vì vậy, với kiến thức đã tích lũy được trong thời gian học tập và tìm hiểu sơ khảo thực Trang 2 trạng sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần tuấn đạt em quyết định chọn đề tài “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại Công ty cổ phần Tuấn Đạt” làm đề tài tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu của đề tài - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả sử dụng vốn lưu động. - Tìm hiểu thực trạng công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của Công ty cổ phần Tuấn Đạt - Đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động của công ty cổ phần Tuấn Đạt, rút ra những ưu điểm và hạn chế. Đồng thời tìm ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế đó - Đề xuất những giải pháp có tính khả thi nhằm cải thiện tình hình quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty, góp phần gia tăng lợi nhuận cho công ty cổ phần Tuấn Đạt 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu + Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về tình hình quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Tuấn Đạt + Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu là 3 năm: từ năm 2015 đến năm 2017 - Về không gian: đề tài được nghiên cứu tại Công ty cổ phần Tuấn Đạt Địa chỉ: Tại khu công nghiệp Trường Xuân – TP Tam Kỳ -Quảng Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp thu thập, tổng hợp thông tin chủ yếu từ các báo cáo tài chính trong nội bộ công ty qua các năm 2015, 2016, 2017. - Phương pháp trao đổi, phỏng vấn cán bộ công ty để tìm hiểu về phương hướng hoạt động của công ty. Trao đổi với kế toán để biết kết quả hoạt động kinh doanh. - Phương pháp so sánh để phân tích từ chi tiết đến tổng hợp, dùng phương pháp tương quan xem xét xu hướng biến động của các tài sản qua các năm 2015, 2016, 2017 trên cơ sở đó để phân tích vốn lưu động của công ty cổ phần Tuấn Đạt - Phương pháp xử lý dữ liệu trên Excel. Trang 3 5. Đóng góp của đề tài Việc thu thập và phân tích tình hình sử dụng VLĐ là rất cần thiết và thiết thực, giúp cho công ty có được những quyết định đúng trong việc đầu tư kinh doanh ngày một tốt hơn. Ý nghĩa khoa học: Cung cấp cơ sở khoa học cho việc hệ thống hóa và làm rõ thêm lý luận về vốn lưu động và giải pháp trong vấn đề nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Ý nghĩa thực tiễn: Nhờ việc phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động mà doanh nghiệp có thể tìm ra các nguyên nhân, tồn tại, khó khăn và kịp thời có biện pháp khắc phục cũng như kiểm soát rủi ro. 6. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài kết cấu gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học và tổng quan tài liệu về phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động Chương 2: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Tuấn Đạt Chương 3: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Tuấn Đạt Trang 4 PHẦN 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 1.1. Cơ sở khoa học về phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động 1.1.1. Khái niệm kết cấu và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.1.1.Khái niệm Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất này. Vì vậy toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận: Một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, CCDC ...). Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động sản xuất. Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanh toán ... và những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưa tiêu thụ, các khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông. TSLĐ trong quá trình sản xuất và TSLĐ trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục. Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động.Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục. Có thể định nghĩa vốn lưu động theo cách khác: VLĐ của doanh nghiệp là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 1 năm.Hay vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp phải ứng ra để tạo nên tài sản lưu động, giúp doanh nghiệp tiếp tục các hoạt Trang 5 động kinh doanh. Để tính vốn lưu động, ta lấy tài sản hiện tại trừ đi nợ ngắn hạn. Trong trường hợp tài sản hiện tại ít hơn nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp được coi là thiếu vốn lưu động hoặc thâm hụt vốn lưu động. Trong doanh nghiệp việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng. Một doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu động có hiệu quả khi với một khối lượng vốn không lớn doanh nghiệp biết phân bổ hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển vốn để số vốn lưu động đó chuyển biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác, đáp ứng được các nhu cầu phát sinh. Muốn quản lý tốt vốn lưu động các doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được các bộ phận cấu thành của vốn lưu động, trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại. 1.1.1.2. Đặc điểm của vốn lưu động Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ, sản xuất, vật tư hàng hoá và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ ban đầu. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục. Vì vậy vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn. Vốn lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh vì vậy trong mỗi vòng quay khối lượng VLĐ không cần nhiều như vốn cố định. 1.1.1.3.Vai trò của vốn lưu động - Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh, do đặc điểm tuần hoàn của vốn lưu động trong cùng một lúc phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Để có tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản và quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư cũng như có được mức tồn hợp lý và đồng bộ, nếu không quá trình sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn. - Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận đọng của vật tư. Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư. Vốn lưu động nhiều hay ít, tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm sẽ phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không. - Vậy thông qua tình hình luận chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra một cách toàn diện đối với việc cung cấp sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp. Trang 6 - VLĐ là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể không gặp những rủi ro mất mát, hư hỏng, giá cả biến động, nếu qui mô và khả năng VLĐ lớn sẽ giúp doanh nghiệp làm chủ được quá trình kinh doanh, đứng vững trong nền kinh tế thị trường khi có tính cạnh tranh trong kinh doanh rất gay gắt. 1.1.1.4. Phân loại vốn lưu động Trong các doanh nghiệp, vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng. Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả thì càng có thể sản xuất được nhiều sản phẩm nghĩa là càng tổ chức được tốt quá trình mua sắm, quá trình sản xuất và tiêu thụ, phân bố hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn đó chuyển biến nhanh từ một loại này thành một loại khác. a) Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh Phân loại theo cách này thì vốn lưu động được chia thành 3 loại: - Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ. - Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết quả chuyển. - Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý…); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…). Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh. Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất. b) Phân loại theo hình thái biểu hiện Theo cách này, vốn lưu động được chia làm 2 loại: - Vốn vật tư, hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…; Trang 7 - Vốn bằng tiền: bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, các khoản vốn trong thanh toán, các khoản đầu tư chứng khoán ngắn hạn… Cách phân loại này giúp cho các doanh nghiệp xem xét, đánh giá mức tồn kho dự trữ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. c) Phân loại theo quan hệ sở hữu Theo cách này, vốn lưu động được chia thành 2 loại: - Vốn chủ sở hữu: là số vốn lưu động thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, doanh nghiệp có đầy đủ các quyền chiếm hữu, sử dụng, chi phối và định đoạt. Tùy theo loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau mà vốn chủ sở hữu có nội dung cụ thể riêng như: vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn do chủ doanh nghiệp tư nhân tự bỏ ra; vốn góp cổ phần trong công ty cổ phần; vốn góp từ các thành viên trong doanh nghiệp liên doanh; vốn tự bổ sung từ lợi nhuận doanh nghiệp… - Các khoản nợ: là các khoản vốn lưu động được hình thành từ vốn vay các ngân hàng thương mại hoặc các tổ chức tài chính khác; vốn vay thông qua phát hành trái phiếu; các khoản nợ khách hàng chưa thanh toán. Doanh nghiệp chỉ có quyền sử dụng trong một thời hạn nhất định. Cách phân loại này cho thấy kết cấu vốn lưu động của doanh nghiệp được hình thành bằng vốn của bản thân doanh nghiệp hay các khoản nợ. Từ đó có các quyết định trong huy động và quản lý, sử dụng vốn lưu động hợp lý hơn, đảm bảo an ninh tài chính trong sử dụng vốn của doanh nghiệp. d) Phân loại theo nguồn hình thành Có các loại nguồn hình thành vốn lưu động sau: - Nguồn vốn điều lệ: là số vốn lưu động được hình thành từ nguồn vốn điều lệ ban đầu khi thành lập hoặc nguồn vốn điều lệ bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nguồn vốn này cũng có sự khác biệt giữa các loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau. - Nguồn vốn tự bổ sung: là nguồn vốn do doanh nghiệp tự bổ sung trong quá trình sản xuất kinh doanh như từ lợi nhuận của doanh nghiệp được tái đầu tư. - Nguồn vốn liên doanh, liên kết: là số vốn lưu động được hình thành từ vốn góp liên doanh của các bên tham gia doanh nghiệp liên doanh. Vốn góp liên doanh có thể Trang 8 bằng tiền mặt hoặc bằng hiện vật là vật tư, hàng hóa… theo thỏa thuận của các bên liên doanh. - Nguồn vốn đi vay: vốn vay của các ngân hàng thương mại hoặc tổ chức tín dụng, vốn vay của người lao động trong doanh nghiệp, vay các doanh nghiệp khác. - Nguồn vốn huy động từ thị trường vốn bằng việc phát hành cổ phiếu, trái phiếu. Việc phân chia vốn lưu động theo nguồn hình thành giúp doanh nghiệp thấy được có cấu nguồn vốn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động trong kinh doanh của mình. Từ góc độ quản lý tài chính, mọi nguồn tài trợ đều có chi phí sử dụng của nó. Do đó, doanh nghiệp cần xem xét cơ cấu nguồn tài trợ tối ưu để giảm thấp chi phí sử dụng vốn của mình. e) Phân loại theo thời gian huy động và sử dụng vốn Vốn lưu động được phân thành: - Nguồn vốn lưu động tạm thời: là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn chủ yếu để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời về vốn lưu động phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Nguồn vốn này bao gồm các khoản vay ngắn hạn ngân hàng, các tổ chức tín dụng và các khoản nợ ngắn hạn khác. - Nguồn vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định nhằm hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên cần thiết. Việc phân loại nguồn vốn lưu động như trên giúp doanh nghiệp xem xét việc huy động vốn lưu động một cách phù hợp với thời gian sử dụng để nâng cao hiệu quả tổ chức và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp mình. 1.1.1.5. Kết cấu vốn lưu động Là quan hệ giữa các thành phần VLĐ chiếm trong tổng số VLĐ. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu VLĐ cũng khác nhau. - Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến kết cấu VLĐ: + Những nhân tố về mặt sản xuất: những doanh nghiệp có quy mô sản xuất, tính chất sản xuất, quy trình công nghệ, độ phức tạp của sản phẩm khác nhau thì tỷ trọng VLĐ ở khâu dự trữ sản xuất cũng khác nhau. + Những nhân tố về mặt cung ứng: trong sản xuất kinh doanh có các doanh nghiệp thường cần rất nhiều loại vật tư do nhiều nhà cung ứng khác nhau. Nếu đơn vị cung Trang 9 ứng nguyên vật liệu càng gần thi vốn dự trữ càng ít, nếu việc cung ứng ngày càng chính xác so với kế hoạch về kỳ hạn hàng đến, về số lượng quy cách nguyên vật liệu,… thì số vốn dự trữ nguyên vật liệu sẽ còn ít. Điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng có ảnh hưởng nhất định đến kết cấu VLĐ. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khoảng cách giữa doanh nghiệp với đơn vị mua hàng dài hay ngắn đều ảnh hưởng đến tỷ trọng vốn thành phẩm và vốn hàng xuất ra nhờ ngân hàng thu hộ. + Những nhân tố về mặt thanh toán: sử dụng thể thức thanh toán khác nhau thì vốn chiếm dùng trong quá trình thanh toán cũng khác nhau. Cho nên việc lựa chọn thể thức thanh toán hợp lý, theo sát và giải quyết kịp thời những vấn đề về thủ tục thanh toán, đôn đốc việc chấp hành kỹ luật thanh toán có ảnh hưởng nhất định đến việc tăng hay giảm bộ phận VLĐ bị chiếm dụng ở khâu này. 1.1.2. Các phương pháp sử dụng để phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 1.1.2.1. Phương pháp so sánh Phương pháp so sánh là phương pháp sử dụng phổ biến nhất trong phân tích tài chính. Để vận dụng phép so sánh trong phân tích tài chính cần quan tâm đến tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh của chỉ tiêu phân tích cũng như kĩ thuật so sánh. - Tiêu chuẩn so sánh: là chỉ tiêu gốc được chọn làm căn cứ so sánh. Khi phân tích tài chính, nhà phân tích thường sử dụng các gốc sau : + Sử dụng số liệu tài chính ở nhiều kỳ trước để đánh giá và dự báo xu hướng của các chỉ tiêu tài chính. Thông thường, số liệu phân tích được tổ chức từ 3 đến 5 năm liền kề. + Sử dụng số liệu trung bình ngành để đánh giá sự tiến bộ về hoạt động tài chính của doanh nghiệp so với mức trung bình tiên tiến của ngành. Số liệu trung bình ngành thường được các tổ chức dịch vụ tài chính, các ngân hàng cơ quan thống kê cung cấp theo nhóm doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trong trường hợp không có số liệu trung bình ngành, nhà phân tích có thể sử dụng số liệu của một doanh nghiệp điển hình trong cùng ngành để căn cứ phân tích. + Sử dụng các số kế hoạch, số dự đoán để đánh giá doanh nghiệp có đạt được các mục tiêu tài chính trong năm. Thông thường các nhà quản trị doanh nghiệp chọn gốc so sánh này để xây dựng chiến lược hoạt động cho tổ chức mình. Trang 10 - Điều kiện so sánh: Yêu cầu các chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dụng kinh tế, có cùng phương pháp tính toán và có đơn vị đo lường như nhau. - Kĩ thuật so sánh : trong phân tích tài chính thường thể hiện qua các trường hợp sau + Trình bày báo cáo tài chính dạng so sánh nhằm xác định mức biến động tuyệt đối và tương đối của từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính qua 2 hay nhiều kỳ, qua đó phát hiện xu hướng của các chỉ tiêu (tăng, giảm) khi phân tích báo cáo tài chính dạng so sánh cần chú ý mối liên hệ giữa các chỉ tiêu kinh tế để phần thuyết minh số liệu chặt chẽ hơn. + Trình bày báo cáo tài chính theo quy mô chung : Với việc so sánh này một chỉ tiêu báo cáo tài chính được chọn làm quy mô chung và các chỉ tiêu liên quan sẽ được tính theo tỷ lệ phần trăm tiêu chỉ tiêu quy mô chung đó. + Thiết kế chỉ tiêu có dạng tỷ số. Một tỉ số được xây dựng khi các yếu tố cấu thành nên tỉ số phải có mối liên hệ và mang ý nghĩa kinh tế. Với nguyên tắc thiết kế các tỉ số như thế nhà phân tích có thể xây dựng chỉ tiêu phân tích phù hợp với đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp. Các tỉ số còn lại là công cụ hỗ trợ công tác dự toán tài chính. 1.1.2.2. Phương pháp chỉ số Chỉ số trong thống kê là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa hai mức độ nào đó của một hiện tượng kinh tế. Phương pháp chỉ số có những đặc điểm sau: - Khi muốn so sánh các mức độ của hiện tượng kinh tế phức tạp, trước hết phải chuyển các đơn vị hoặc phần tử có tính chất khác nhau thành dạng giống nhau để có thể trực tiếp cộng chúng lại với nhau. - Khi có nhiều nhân tố cùng tham gia vào việc tính toán chỉ số phải giả định chỉ có một nhân tố thay đổi còn các nhân tố khác không thay đổi. Tác dụng của phương pháp chỉ số - Biểu hiện biến động của hiện tượng qua thời gian, các chỉ số loại này gọi là chỉ số động thái (chỉ số phát triển). - Biểu hiện biến động của hiện tượng qua những điều kiện không gian khác nhau, các chỉ số loại này còn gọi là chỉ số không gian. Trang 11 - Phân tích vai trò ảnh hưởng biến động của từng nhân tố đối với biến động của toàn bộ hiện tượng kinh tế phức tạp. Qua trên cho thấy chỉ số là một phương pháp không những có khả năng nêu lên biện động tổng hợp của hiện tượng phức tạp mà còn có thể phân tích sự biến động này. 1.1.2.3. Phương pháp tỷ lệ Phương pháp này dựa trên ý nghĩa chuẩn mực của các tỷ lệ để nhận xét, đánh giá tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Các tỷ lệ trong phân tích tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động là các tỷ lệ về khả năng thanh toán, các tỷ lệ về năng lực hoạt động (vòng quay vốn lưu động, vòng quay hàng tồn kho,…) và tỷ lệ về khả năng sinh lời (khả năng sinh lời vốn lưu động… 1.1.2.4. Phương pháp đồ thị Đồ thị thống kê là các hình vẽ hoặc hình nét hình học để miêu tả có tính chất quy ước các tài liệu thống kê khác. Khác với các bảng thống kê chỉ dùng các con số, các đồ thị thống kê sử dụng con số kết hợp với hình vẽ, đường nét và màu sắc để trình bày các đặc điểm số lượng của hiện tượng. Phương pháp đồ thị giúp ta nhận thức được những đặc điểm cơ bản của hiện tượng một cách dễ dàng, nhanh chóng. Là phương pháp biểu diễn chuỗi thời gian lên trục tọa độ thành đường gấp khúc liên tiếp, hoặc các sơ đồ hình cột, hình tròn… Từ đó nhận xét sự phân bố các điểm và so sánh đường biểu diễn thực nghiệm và đường biểu diễn các hàm số thường gặp trong kinh tế để xác định hàm xu thế và dạng hàm xu thế tương ứng. 1.1.3. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp 1.1.3.1. Khái niệm Hiệu quả là một khái niệm luôn được đề cập trong nền kinh tế thị trường: hiệu quả kinh tế, hiệu quả kinh tế xã hội… Theo nghĩa rộng, hiệu quả là khái niệm phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần thiết để tham gia vào một hoạt động nào đó với những mục đích xác định do con người đặt ra. Như vậy, có thể hiểu hiệu quả sử dụng vốn là một phạm trù kinh tế đánh giá trình độ sử dụng các nguồn vật lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất. Như ta đã biết, vốn lưu động của doanh nghiệp được sử dụng cho các quá trình dự trữ, sản xuất và lưu thông. Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc Trang 12 dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của vốn lưu động. Doanh nghiệp sử dụng vốn đó càng có hiệu quả cao bao nhiêu thì càng có thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nhiều bấy nhiêu. Vì lợi ích kinh doanh, đòi hỏi các doanh nghiệp phải sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn từng đồng vốn lưu động làm cho mỗi đồng vốn lưu động hàng năm có thể mua nhiều nguyên, nhiên vật liệu hơn, sản xuất ra nhiều sản phẩm và tiêu thụ được nhiều hơn. Điều đó cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải nâng cao tốc độ luân chuyển vốn lưu động (số vòng quay vốn lưu động trong một năm). Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, chúng ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động. 1.1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động a) Số vòng quay của vốn lưu động (L): Số vòng quay của vốn lưu động là số lần chu chuyển được xác định theo kết quả đầu ra so với vốn đưa vào chu kỳ tái sản xuất cụ thể là thương số giữa sản lượng hàng hóa tiêu thụ hoặc doanh thu với vốn lưu động bình quân D L = V Trong đó: L là số vòng quay của vốn lưu động D là doanh thu thuần V là vốn lưu động trong kỳ Chỉ tiêu này cho biết trong một chu kỳ kinh doanh vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng. b) Mức tiết kiệm vốn do tăng giảm tốc độ luân chuyển vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Trang 13 D 1 D 0 V = - L1 L 0 D 1 : Doanh thu kỳ nghiên cứu L1 , L0 : số vòng quay vốn lưu động kỳ nghiên cứu, kỳ gốc Việc tăng (giảm) tốc độ lưu chuyển vốn lưu động tức là rút ngắn (kéo dài) thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ và lưu thông. Từ đó giảm bớt (tăng thêm) số lượng vốn lưu động chiếm dụng. Do đó sẽ tiết kiệm (lãng phí) vốn lưu động trong lưu chuyển. V > 0: lãng phí V < 0: tiết kiệm c) Hệ số đảm nhiệm của vốn lưu độn Vốn lưu động bình quân Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Doanh thu thuần Chỉ tiêu này cho chúng ta biết cứ một đồng vốn lưu động thì tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao, số vốn tiết kiệm được càng nhiều và ngược lại. d) Hệ số sinh lợi của vốn lưu động Lợi nhuận thuần Hệ số sinh lời của vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này chỉ ra rằng cứ một đồng vốn lưu động tham gia vào một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn càng tốt. e) Độ dài bình quân của một vòng quay vốn lưu động (Đ) N N.V Đ = = L D Trong đó: N là số ngày quy ước của kỳ nghiên cứu: 1 năm: 360 ngày Trang 14 1 quý: 90 ngày 1 tháng: 30 ngày V là vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết để thực hiện một vòng quay vốn lưu động thì mất bao nhiêu ngày. Với việc nghiên cứu về vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta phần nào thấy được tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động có mặt hầu hết trong các khâu của chu kỳ kinh doanh từ dự trữ, đến sản xuất, lưu thông. Việc quản lý và sử dụng tốt vốn lưu động sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được vốn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trên đây là các chỉ tiêu cơ bản mà các doanh nghiệp thường dựa vào để ra quyết định đầu tư. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh thì có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng vốn. Do vậy, các nhà quản lý khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động thì cần xem xét tới các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp tới hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp nhằm mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp. 1.1.3.3. Phân tích kết cấu của vốn lưu động Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động cho ta thấy được tình hình phân bổ VLĐ và tỷ trọng mỗi khoản vốn chiếm trong các giai đoạn luân chuyển để từ đó xác định trọng điểm quản lý VLĐ, đồng thời tìm mọi biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong từng trường hợp cụ thể. Từng bộ phận vốn lưu động Kết cấu vốn lưu động = Tổng vốn lưu động 1.1.3.4. Phân tích tốc độ phát triển của vốn lưu động Tốc độ phát triển là một số tương đối (thường được biểu diễn bằng lần hoặc ) phản ánh tốc độ và xu hướng biến động của hiện tượng qua thời gian. Tùy theo mục đích nghiên cứu, ta có các loại tốc độ phát triển sau: - Tốc độ phát triển liên hoàn (t i ): phản ánh sự biến động của hiện tượng giữa hai thời gian liền nhau. Trang 15 V i+1 ti = (lần) V i V i+1 - V i ti = 100 () V i - Tốc độ phát triển tận gốc (T): phản ánh sự biến động của hiện tượng trong những khoản thời gian dài. V i T = (lần) V 0 V i – V 0 T = 100 () V 0 Trong đó: V i : vốn lưu động năm thứ i V 0 : vốn lưu động bình quân gốc 1.1.3.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động Ta có: Hệ thống chỉ số: V1 1 .D 1 1 .D1 0 .D 1 Lượng tương đối: = = V 0 0 .D 0 0 .D 1 0 .D 0 Lượng tuyệt đối: V = V1 – V 0 = (1 - 0 )D 1 + (D 1 – D 0 ) 0 Chú thích: D 1 : Doanh thu thuần năm thứ i D 0 : Doanh thu thuần năm 0 V 1 : vốn lưu động năm thứ i V 0 : Vốn lưu động năm 0 1 : Hệ số đảm nhiệm năm i Trang 16 0 : Hệ số đảm nhiệm năm 0 Hệ thống chỉ số phân tích sự biến động của vốn lưu động do ảnh hưởng của vốn lưu động và doanh thu. + Phân tích ảnh hưởng của vòng quay vốn lưu động đến mức doanh lợi của vốn lưu động: Lợi nhuận Lợi nhuận Doanh thu Ta có: = Vốn lưu động Doanh thu Vốn lưu động D v = D D L Trong đó: D v : Mức doanh lợi vốn lưu động D D : Mức doanh lợi theo doanh thu L: Số vòng quay vốn lưu động Hệ thống chỉ số: D v1 D D1 L1 DD1 L1 D D0 L 1 Lượng tương đối: = = D v0 D D0 L0 D D0 L1 D D0 L 0 Lượng tuyệt đối: D v = D v1 – D v0 = (D 1 – D0 )L1 + (L1 – L0 )D 0 Chú thích: DD1 : Mức doanh lợi theo doanh thu năm i DD0 : Mức doanh lợi theo doanh thu năm gốc + Phân tích sự biến động của lợi nhuận do ảnh hưởng bởi 2 nhân tố: mức doanh lợi vốn lưu động và vốn lưu động bình quân L n Từ công thức: D v = Ln = D v V V Hệ thống chỉ số: Ln1 D v1 V1 D v1 V1 D v0 V 1 = = Ln0 D v0 V 0 D v0 V1 D v0 V 0 Lượng tuyệt đối: (Ln1 – Ln0 ) = (D v1 – D v0 )V 1 + (V 1 - V0 )D v Trang 17 1.2. Tổng quan tài liệu Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ Phần Tuấn Đạt”, tôi có tham khảo một số tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, cụ thể như sau: Đề tài nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy – Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng về vấn đề “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xăng dầu khu vực V Đà Nẵng”. Đề tài đã chỉ ra được việc phân tích tình hình vốn lưu động trong công ty đã giúp công ty theo dõi được tình hình tăng giảm của vốn và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư và việc phân bổ nguồn vốn cho phù hợp. Từ đó tìm ra những hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục hoàn thiện hơn. Như hoạch định nhu cầu về vốn để tránh tình trạng thiếu vốn hoặc thừa vốn làm cho vốn sử dụng không có hiệu quả. Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền nhằm đáp ứng yêu cầu giao dịch, thanh toán chi trả thường xuyên hằng ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu dự phòng, đầu cơ, mặt khác nên đưa vào đầu tư để mở rộng qui mô kinh doanh. Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, chủ biên soạn PGS.TS. Phạm Văn Được – Đặng Kim cương, NXB Thống kê – 1999, Giáo trình kế toán Tài chính – Học Viện Tài Chính, tài liệu này đã nêu rõ: Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn, khái niệm và phân loại vốn lưu động. Đề tài nghiên cứu của Đỗ Thị Tuyết về vấn đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Sông Đà I”. Đề tài đã chỉ ra tình hình vốn lưu động biến động trong công ty và giải pháp khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện hơn cho doanh nghiệp. Đề tài nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Huyền – Đại học Kinh tế Đà Nẵng về vấn đề “Phân tích tình hình hoạt động SXKD và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH TM và DV Hoàng Gia”. Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận của VLĐ, các chỉ tiêu phân tích đánh giá tình hình hoạt động SXKD và phân tích tình hình sử dụng VLĐ tại công ty, nguồn hình thành nên VLĐ của công ty, tính tự chủ và ổn định. Từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang gặp phải, tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến tình hình Trang 18 SXKD và sử dụng VLĐ tại công ty. Đưa ra các giải pháp cụ thể cho những tồn tại và giúp cho công ty ngày một phát triển và ổn định. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vy – Đại học Duy Tân Đà Nẵng về vấn đề “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Nông Nghiệp II Đà Nẵng”. Đề tài cũng chỉ ra được việc phân tích tình hình vốn lưu động trong công ty đã giúp công ty theo dõi được tình hình tăng giảm của vốn, phân tích được tính tự chủ và tính ổn định tài chính của công ty và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư và việc phân bổ nguồn vốn cho phù hợp. Từ đó tìm ra những hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục hoàn thiện hơn. Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hạnh Lê – Trường Đại học thăng Long về vấn đề “Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP may Vĩnh Phú”. Đề tài chỉ ra được tầm quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp, phân tích được tình hình tăng giảm của vốn lưu động và đưa ra giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho công ty hoàn thiện hơn. Trang 19 CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ĐẠT 2.1. Tổng quan về Công ty cổ phần Tuấn Đạt 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ Phần Tuấn Đạt Sự ra đời của công ty Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, Việt Nam ngày càng đổi mới, hiện đại và văn minh hơn. Và theo đó ngành dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn và được các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư tại Việt Nam ngày càng tăng cùng với nhu cầu lao động ngày càng nhiều của xã hội. Xuất phát từ nhu cầu bức thiết trên các thành viên trong công ty góp vốn lại thành lập nên công ty Tuấn Đạt. Công ty được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành ngày 26022001, khuyến khích phát triển ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Công ty cổ phần Tuấn Đạt được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3302080208 ngày 11122002 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp. Công ty cổ phần Tuấn Đạt chuyên gia công sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh máy điều hòa không khí hiệu Carrier. Trong sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu, công ty đã cung ứng ra thị trường thế giới như EU, Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hong Kong,...Các sản phẩm may mặc như: quần thể thao, áo Jacket, quần áo trẻ em, quần trượt tuyết... Với vốn điều lệ: 940.000.000 đồng Vốn đầu tư: + Vốn vay tín dụng: 2.176.000.000 đồng + Vốn huy động khác: 500.000.000 đồng + Vốn đầu tư thực tế đến ngày 31122006: 7.499.843.989 đồng Hiện nay công ty có trụ sở chính tại khu công nghiệp Trường Xuân, TP. Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Điện thoại: 05102210574 2210575 3841154 Fax: 05103841143 Email: ctytuandatvnn.vn Quá trình phát triển của công ty Công ty mới thành lập vào năm 2002, quy mô hoạt động chưa rộng khắp, công ty gặp không ít khó khăn ban đầu trong việc sản xuất kinh doanh như: khó khăn về lao động, khó khăn về vốn, nguồn hàng chưa được dồi dào, đội ngũ cán bộ quản lý còn Trang 20 non trẻ chưa có kinh nghiệm... song qua một thời gian công ty đã kiện toàn lại bộ máy tổ chức và quản lý cùng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo công ty và sự cố gắng nhiệt tình của cá bộ công nhân viên. Đặc biệt là sự giúp đỡ của công ty may Hòa Thọ thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty Tuấn Đạt dần dần đi vào ổn định trong sản xuất kinh doanh. Từ đó, được sự chú ý của công ty đối tác tìm đến đặt hàng gia công như: Tahshin chung huy, Đài Loan, Hàn Quốc... Trong thời gian đầu mới thành lập công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho 300 công nhân với 6 chuyền may. Đến năm 2004 công ty mở thêm 2 chuyền may, giải quyết thêm 60 lao động. Đến năm 2008 công ty đã xây dựng thêm công ty con có tên: Công ty TNHH Tuấn Đạt II, đặt tại: Thôn 7b – Tiên Cảnh – Tiên Phước – Quảng Nam. Điện thoại: 05103899099 – 05103502527 Fax: 05103899099 Email: tuandattpgmail.com Ngoài ra công ty mở rộng thêm hai chi nhánh phân phối hàng: Chi nhánh tại Hà Nội: Phân phối máy điều hòa Carier Mỹ . Địa chỉ: 487 đường Đồng Trấu – Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: 04.9842730 – Fax: 04.9842887 Email: Tuandathnvnn.vn Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: Địa chỉ: 42891 Lũy Bán Bích – Hòa Thạch – Tân Phú – TP Hồ Chí Minh. Điện thoại: 08.860.9630 – Fax: 08.860.9630. Email: Tuandathcmvnn.vn Ngày 2122015 công ty chuyển sang loại hình công ty cổ phần, lấy tên là công ty cổ phần Tuấn Đạt. Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã 5 lần thay đổi giấy phép kinh doanh: Trang 21 Lần Số Ngày Vốn điều lệ (VNĐ) 1 3302080208 07012003 2.300.000.000 2 3302080208 23112004 3.500.000.000 3 3302080208 02122005 7.500.000.000 4 3302080208 02072007 10.100.000.000 5 3302080208 02022009 16.000.000.000 (Nguồn: Phòng Kế Toán) 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty 2.1.2.1. Chức năng Công ty cổ phần Tuấn Đạt chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh: - Kinh doanh các loại sản phẩm ngành may - Mua bán, nhập khẩu các loại máy điều hòa, phụ kiện - Sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu - Thi công lắp đặt hệ thống điều hòa 2.1.2.2. Nhiệm vụ của công ty Với những chức năng trên công ty cần đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tìm kiếm thị trường, đối tác kinh doanh, khách hàng để ký hợp đồng sản xuất gia công mặt hàng xuất khẩu, mua bán, cung ứng, nhập khẩu các loại máy điều hòa không khí, phụ kiện cho máy điều hòa không khí, các sản phẩm nghành may, thi công lắp đặt điều hòa không khí, thiết bị điện. - Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng tài chính để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và khách hàng. - Thực hiện kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa hoc kỹ thuật, đổi mới phương pháp gia công, phương pháp quản lý nhằm nâng cao năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo uy tín với khách hàng và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. - Quản lý và sử dụng các nguồn vốn, nguồn lao động của công ty một cách có hiệu quả. - Bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân trong công ty. Trang 22 - Thực hiện đúng các nguyên tắc tài chính, chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Nhà Nước và thực hiện đày đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước. - Có trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm và dịch vụ cung ứng. - Thực hiện hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ quy định của Nhà Nước. - Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn lao động, thực hiện an toàn vệ sinh cháy nổ, phòng cháy chữa cháy, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà Nước, tuân thủ pháp luật quy định. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức của công ty Để có thể hoạt động sản xuất một cách hợp lý đạt hiệu quả cao cần đảm bảo về công tác điều hành mọi hoạt động của công ty, công ty đã tổ chức bộ máy trực tiếp và gián tiếp sản xuất kinh doanh theo hướng phòng ban, nghiệp vụ, các bộ phân trực thuộc dưới sự lãnh đạo của tập thể ban lãnh đạo công ty. 2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức của công ty Sơ dồ 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức ( Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính) Ghi chú: : Mối quan hệ trực tuyến : Mối quan hệ chức năng CHỦ TỊCH HĐ T.GIÁM ĐỐC Phòng kế toán Phòng kế hoạch Phòng kỹ thuật Phòng tổ chức hành chính Kho Tổ cơ điện PX cắt PX may Tổ KCS tổng PX hoàn thành Trang 23 Cơ cấu tổ chức của công ty thuộc mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng. Người lãnh đạo tổ chức chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp. Việc truyền mệnh lệnh theo tuyến đã được quy định. Người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất. Cơ cấu tổ chức của công ty đơn giản nhưng phù hợp với quy mô của công ty. Kế hoạch sản xuất được xác định cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty đã giúp hoạt động sản xuất của công ty vần hành suôn sẻ, điều độ nâng cao chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm. 2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Chủ tịch hội đồng Có quyền quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hằng năm của công ty, quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn. Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, ký hoặc chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc hoặc tổng giám đốc, kế toán trưởng và những người quản lý khác theo quy định của điều lệ công ty. Giám đốc Là người đứng đầu công ty điều hành quản lý toàn bộ các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và là người đại diện pháp nhân, pháp lý của công ty trước pháp luật. Giám đốc có trách nhiệm và quyền hạn sau: - Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch dài hạn, kế hoách hằng năm của công ty về các mặt hàng sản xuất kinh doanh. - Thường xuyên nắm bắt và đánh giá đúng năng lực hiện có của công ty, đề ra các chủ trương biện pháp nhằm sử dụng tố nhất các nguồn lực hiện có của công ty. - Điều hành sản xuất kinh doanh theo kế hoạch. - Chấp hành các chế độ quản lý tài chính, chịu trách nhiệm cao nhất trước tập thể về kết quả kinh doanh của công ty. - Được quyền quyết định cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty nhằm tổ chức kinh doanh có hiệu quả. - Được quyền bổ nhiệm, cách chức, khen thưởng, kỷ luật công nhân viên trong công ty. Trang 24 Các phòng ban: - Phòng kế toán: Chịu trách nhiệm về việc quản lý kiểm tra, giám sát các hoạt động tài chính của công ty. Tham gia cùng các phòng có liên quan xây dựng hợp đồng kinh tế, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh, giá cả mua bán và chi phí nói chung trong quá trình sản xuất, theo giỏi và thực hiện công tác nghiệp vụ thanh toán, đền bù, giải quyết các khiếu nại của khách hàng có liên quan đến giá trị thanh toán của các hợp đồng kinh tế, xây dựng các đề án đầu tư, cải tiến mở rộng sản xuất. - Phòng kế hoạch: Luôn bám sát các hoạt đồng đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, đôn đốc phân xưởng cắt và phân xưởng may tổ chức sản xuất kinh doanh theo đúng tiến độ, tham mưu cho ban giám đốc trong việc xây dựng các kế hoạch, chiến lược s
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
1.1 Cơ sở khoa học về phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm kết cấu và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất này Vì vậy toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận: Một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, CCDC ) Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động sản xuất
Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanh toán và những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưa tiêu thụ, các khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông TSLĐ trong quá trình sản xuất và TSLĐ trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động.Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục
Vốn lưu động là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào các tài sản ngắn hạn có thể chuyển đổi thành tiền trong vòng một năm, như tiền mặt, đầu tư tài chính ngắn hạn, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác Nói cách khác, vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp phải ứng ra để tạo thành tài sản lưu động, giúp doanh nghiệp tiếp tục các hoạt động kinh doanh suôn sẻ.
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU VỀ PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG
Cơ sở khoa học về phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động
1.1.1 Khái niệm kết cấu và vai trò của vốn lưu động trong doanh nghiệp
Mỗi một doanh nghiệp muốn tiến hành sản xuất kinh doanh ngoài tư liệu lao động ra còn phải có đối tượng lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu và chỉ có thể tham gia một chu kỳ sản xuất này Vì vậy toàn bộ giá trị của đối tượng lao động được dịch chuyển toàn bộ một lần vào sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện Đối tượng lao động trong doanh nghiệp được biểu hiện thành hai bộ phận: Một bộ phận là những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục (nguyên vật liệu chính, nguyên vật liệu phụ), một bộ phận là những vật tư đang trong quá trình chế biến (sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, CCDC ) Hai bộ phận này biểu hiện dưới hình thái vật chất gọi là tài sản lưu động sản xuất
Ngoài ra, quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gắn liền với quá trình lưu thông như chọn lọc, đóng gói, xuất giao sản phẩm, thanh toán và những tài sản nằm trong quá trình lưu thông như hàng hoá chưa tiêu thụ, các khoản tiền phát sinh trong lưu thông gọi là tài sản lưu thông TSLĐ trong quá trình sản xuất và TSLĐ trong quá trình lưu thông thay chỗ nhau vận động không ngừng nhằm đảm bảo quá trình tái sản xuất được liên tục Do đó, doanh nghiệp nào cũng cần một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản này, số tiền ứng trước về những tài sản đó gọi là vốn lưu động.Vậy vốn lưu động của doanh nghiệp là số tiền ứng trước về TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được thực hiện thường xuyên liên tục
Có thể định nghĩa vốn lưu động theo cách khác: VLĐ của doanh nghiệp là các khoản đầu tư của doanh nghiệp vào tài sản ngắn hạn như tiền mặt, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và các tài sản lưu động khác có khả năng chuyển đổi thành tiền trong vòng 1 năm.Hay vốn lưu động là số vốn mà doanh nghiệp phải ứng ra để tạo nên tài sản lưu động, giúp doanh nghiệp tiếp tục các hoạt
Trang 5 động kinh doanh Để tính vốn lưu động, ta lấy tài sản hiện tại trừ đi nợ ngắn hạn Trong trường hợp tài sản hiện tại ít hơn nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp được coi là thiếu vốn lưu động hoặc thâm hụt vốn lưu động
Trong doanh nghiệp việc quản lý tốt vốn lưu động có vai trò rất quan trọng Một doanh nghiệp được đánh giá là quản lý vốn lưu động có hiệu quả khi với một khối lượng vốn không lớn doanh nghiệp biết phân bổ hợp lý trên các giai đoạn luân chuyển vốn để số vốn lưu động đó chuyển biến nhanh từ hình thái này sang hình thái khác, đáp ứng được các nhu cầu phát sinh Muốn quản lý tốt vốn lưu động các doanh nghiệp trước hết phải nhận biết được các bộ phận cấu thành của vốn lưu động, trên cơ sở đó đề ra được các biện pháp quản lý phù hợp với từng loại
1.1.1.2 Đặc điểm của vốn lưu động
Vốn lưu động luôn được chuyển hoá qua nhiều hình thái khác nhau, bắt đầu từ hình thái tiền tệ sang hình thái dự trữ, sản xuất, vật tư hàng hoá và cuối cùng trở về hình thái tiền tệ ban đầu Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục Vì vậy vốn lưu động cũng tuần hoàn không ngừng có tính chất chu kỳ thành chu chuyển của tiền vốn
Vốn lưu động có tốc độ chu chuyển nhanh vì vậy trong mỗi vòng quay khối lượng VLĐ không cần nhiều như vốn cố định
1.1.1.3.Vai trò của vốn lưu động
- Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu của quá trình sản xuất kinh doanh, do đặc điểm tuần hoàn của vốn lưu động trong cùng một lúc phân bổ trên khắp các giai đoạn luân chuyển và tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau Để có tổ chức hợp lý sự tuần hoàn của các tài sản và quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục, doanh nghiệp phải có đủ vốn để đầu tư cũng như có được mức tồn hợp lý và đồng bộ, nếu không quá trình sản xuất kinh doanh sẽ gặp khó khăn
- Vốn lưu động là công cụ phản ánh và kiểm tra quá trình vận đọng của vật tư Trong doanh nghiệp sự vận động của vốn phản ánh sự vận động của vật tư Vốn lưu động nhiều hay ít, tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm sẽ phản ánh số lượng vật tư hàng hoá dự trữ ở các khâu nhiều hay ít, số lượng vật tư sử dụng tiết kiệm hay không
- Vậy thông qua tình hình luận chuyển vốn lưu động còn có thể kiểm tra một cách toàn diện đối với việc cung cấp sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp
- VLĐ là yếu tố nâng cao tính cạnh tranh của doanh nghiệp, nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thương trường Trong quá trình sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp không thể không gặp những rủi ro mất mát, hư hỏng, giá cả biến động, nếu qui mô và khả năng VLĐ lớn sẽ giúp doanh nghiệp làm chủ được quá trình kinh doanh, đứng vững trong nền kinh tế thị trường khi có tính cạnh tranh trong kinh doanh rất gay gắt 1.1.1.4 Phân loại vốn lưu động
Trong các doanh nghiệp, vấn đề tổ chức và quản lý vốn lưu động có một vai trò quan trọng Doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động càng có hiệu quả thì càng có thể sản xuất được nhiều sản phẩm nghĩa là càng tổ chức được tốt quá trình mua sắm, quá trình sản xuất và tiêu thụ, phân bố hợp lý vốn trên các giai đoạn luân chuyển để vốn đó chuyển biến nhanh từ một loại này thành một loại khác a) Phân loại theo vai trò từng loại vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh
Phân loại theo cách này thì vốn lưu động được chia thành 3 loại:
- Vốn lưu động trong khâu dự trữ sản xuất: bao gồm giá trị các khoản nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực, phụ tùng thay thế, công cụ dụng cụ
- Vốn lưu động trong khâu sản xuất: bao gồm các khoản giá trị sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, các khoản chi phí chờ kết quả chuyển
- Vốn lưu động trong khâu lưu thông: bao gồm các khoản giá trị thành phẩm, vốn bằng tiền (kể cả vàng bạc, đá quý…); các khoản vốn đầu tư ngắn hạn (đầu tư chứng khoán ngắn hạn, cho vay ngắn hạn…) các khoản thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; các khoản vốn trong thanh toán (các khoản phải thu, các khoản tạm ứng…)
Cách phân loại này cho thấy vai trò và sự phân bố của vốn lưu động trong từng khâu của quá trình sản xuất kinh doanh Từ đó có biện pháp điều chỉnh cơ cấu vốn lưu động hợp lý sao cho có hiệu quả sử dụng cao nhất b) Phân loại theo hình thái biểu hiện
Theo cách này, vốn lưu động được chia làm 2 loại:
- Vốn vật tư, hàng hóa: là các khoản vốn lưu động có hình thái biểu hiện bằng hiện vật cụ thể như nguyên, nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang, bán thành phẩm, thành phẩm…;
Tổng quan tài liệu
Trong quá trình nghiên cứu đề tài: “Phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ Phần Tuấn Đạt”, tôi có tham khảo một số tài liệu liên quan đến nội dung nghiên cứu, cụ thể như sau: Đề tài nghiên cứu của Trần Thị Thu Thủy – Cao đẳng Kinh tế Kế hoạch Đà Nẵng về vấn đề “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động công ty xăng dầu khu vực
V Đà Nẵng” Đề tài đã chỉ ra được việc phân tích tình hình vốn lưu động trong công ty đã giúp công ty theo dõi được tình hình tăng giảm của vốn và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư và việc phân bổ nguồn vốn cho phù hợp Từ đó tìm ra những hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục hoàn thiện hơn
Như hoạch định nhu cầu về vốn để tránh tình trạng thiếu vốn hoặc thừa vốn làm cho vốn sử dụng không có hiệu quả Quản lý chặt chẽ vốn bằng tiền nhằm đáp ứng yêu cầu giao dịch, thanh toán chi trả thường xuyên hằng ngày, nhằm đáp ứng nhu cầu dự phòng, đầu cơ, mặt khác nên đưa vào đầu tư để mở rộng qui mô kinh doanh
Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, chủ biên soạn PGS.TS Phạm Văn Được – Đặng Kim cương, NXB Thống kê – 1999, Giáo trình kế toán Tài chính – Học Viện Tài Chính, tài liệu này đã nêu rõ: Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn, khái niệm và phân loại vốn lưu động Đề tài nghiên cứu của Đỗ Thị Tuyết về vấn đề “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Cổ phần Sông Đà I” Đề tài đã chỉ ra tình hình vốn lưu động biến động trong công ty và giải pháp khắc phục hạn chế nhằm hoàn thiện hơn cho doanh nghiệp Đề tài nghiên cứu của Trịnh Thị Thu Huyền – Đại học Kinh tế Đà Nẵng về vấn đề “Phân tích tình hình hoạt động SXKD và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty TNHH TM và DV Hoàng Gia” Đề tài đã hệ thống hóa được cơ sở lý luận của VLĐ, các chỉ tiêu phân tích đánh giá tình hình hoạt động SXKD và phân tích tình hình sử dụng VLĐ tại công ty, nguồn hình thành nên
VLĐ của công ty, tính tự chủ và ổn định Từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn mà công ty đang gặp phải, tìm hiểu các nguyên nhân cụ thể ảnh hưởng đến tình hình
SXKD và sử dụng VLĐ tại công ty Đưa ra các giải pháp cụ thể cho những tồn tại và giúp cho công ty ngày một phát triển và ổn định Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vy – Đại học Duy Tân Đà Nẵng về vấn đề “Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty Nông Nghiệp II Đà Nẵng” Đề tài cũng chỉ ra được việc phân tích tình hình vốn lưu động trong công ty đã giúp công ty theo dõi được tình hình tăng giảm của vốn, phân tích được tính tự chủ và tính ổn định tài chính của công ty và đưa ra các giải pháp nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư và việc phân bổ nguồn vốn cho phù hợp Từ đó tìm ra những hạn chế mà doanh nghiệp cần khắc phục hoàn thiện hơn Đề tài nghiên cứu của Nguyễn Hạnh Lê – Trường Đại học thăng Long về vấn đề “Vốn lưu động và một số giải pháp tài chính nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty CP may Vĩnh Phú” Đề tài chỉ ra được tầm quan trọng của vốn lưu động đối với doanh nghiệp, phân tích được tình hình tăng giảm của vốn lưu động và đưa ra giải pháp tài chính để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động cho công ty hoàn thiện hơn
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ĐẠT
Tổng quan về Công ty cổ phần Tuấn Đạt
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty Cổ Phần Tuấn Đạt
Sự ra đời của công ty
Việt Nam đang từng bước tiến đến sự đổi mới, hiện đại và văn minh hơn Một trong những ngành công nghiệp đóng góp đáng kể vào sự phát triển của đất nước là ngành dệt may, với kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng Điều này đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam, đồng thời tạo ra nhu cầu tuyển dụng lao động ngày càng lớn, góp phần vào sự thịnh vượng chung của xã hội.
Xuất phát từ nhu cầu bức thiết trên các thành viên trong công ty góp vốn lại thành lập nên công ty Tuấn Đạt Công ty được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Nam ban hành ngày 26/02/2001, khuyến khích phát triển ngành dệt may trên địa bàn tỉnh Quảng Nam Công ty cổ phần Tuấn Đạt được thành lập theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3302080208 ngày 11/12/2002 do sở kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Nam cấp Công ty cổ phần Tuấn Đạt chuyên gia công sản xuất hàng may mặc xuất khẩu, kinh doanh máy điều hòa không khí hiệu Carrier Trong sản xuất gia công hàng may mặc xuất khẩu, công ty đã cung ứng ra thị trường thế giới như EU,
Mỹ, Nhật, Đài Loan, Hong Kong, Các sản phẩm may mặc như: quần thể thao, áo Jacket, quần áo trẻ em, quần trượt tuyết
Với vốn điều lệ: 940.000.000 đồng
+ Vốn vay tín dụng: 2.176.000.000 đồng
+ Vốn huy động khác: 500.000.000 đồng
+ Vốn đầu tư thực tế đến ngày 31/12/2006: 7.499.843.989 đồng
Hiện nay công ty có trụ sở chính tại khu công nghiệp Trường Xuân, TP Tam
Kỳ, tỉnh Quảng Nam Điện thoại: 05102210574 _ 2210575 _ 3841154 Fax: 05103841143
Quá trình phát triển của công ty
Công ty mới thành lập vào năm 2002, quy mô hoạt động chưa rộng khắp, công ty gặp không ít khó khăn ban đầu trong việc sản xuất kinh doanh như: khó khăn về lao động, khó khăn về vốn, nguồn hàng chưa được dồi dào, đội ngũ cán bộ quản lý còn
Trang 20 non trẻ chưa có kinh nghiệm song qua một thời gian công ty đã kiện toàn lại bộ máy tổ chức và quản lý cùng với sự quyết tâm của ban lãnh đạo công ty và sự cố gắng nhiệt tình của cá bộ công nhân viên Đặc biệt là sự giúp đỡ của công ty may Hòa Thọ thuộc tổng công ty dệt may Việt Nam, công ty Tuấn Đạt dần dần đi vào ổn định trong sản xuất kinh doanh Từ đó, được sự chú ý của công ty đối tác tìm đến đặt hàng gia công như: Tahshin chung huy, Đài Loan, Hàn Quốc
Trong thời gian đầu mới thành lập công ty đã giải quyết công ăn việc làm cho
300 công nhân với 6 chuyền may Đến năm 2004 công ty mở thêm 2 chuyền may, giải quyết thêm 60 lao động Đến năm 2008 công ty đã xây dựng thêm công ty con có tên: Công ty TNHH Tuấn Đạt II, đặt tại: Thôn 7b – Tiên Cảnh – Tiên Phước – Quảng Nam Điện thoại: 05103899099 – 05103502527 Fax: 05103899099
Ngoài ra công ty mở rộng thêm hai chi nhánh phân phối hàng:
Chi nhánh tại Hà Nội: Phân phối máy điều hòa Carier Mỹ Địa chỉ: 487 đường Đồng Trấu – Hai Bà Trưng – Hà Nội Điện thoại: 04.9842730 – Fax: 04.9842887
Chi nhánh tại TP Hồ Chí Minh: Địa chỉ: 428/91 Lũy Bán Bích – Hòa Thạch – Tân Phú – TP Hồ Chí Minh Điện thoại: 08.860.9630 – Fax: 08.860.9630
Ngày 2/12/2015 công ty chuyển sang loại hình công ty cổ phần, lấy tên là công ty cổ phần Tuấn Đạt
Từ khi thành lập cho đến nay công ty đã 5 lần thay đổi giấy phép kinh doanh:
Lần Số Ngày Vốn điều lệ (VNĐ)
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty cổ phần Tuấn Đạt chủ yếu hoạt động trong các lĩnh vực kinh doanh:
- Kinh doanh các loại sản phẩm ngành may
- Mua bán, nhập khẩu các loại máy điều hòa, phụ kiện
- Sản xuất, gia công hàng may mặc xuất khẩu
- Thi công lắp đặt hệ thống điều hòa
2.1.2.2 Nhiệm vụ của công ty
Với những chức năng trên công ty cần đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ sau:
Để mở rộng kinh doanh, công ty đang tìm kiếm các đối tác thị trường, khách hàng và đối tác kinh doanh để ký kết hợp đồng sản xuất, gia công mặt hàng xuất khẩu Bên cạnh đó, công ty còn kinh doanh mua bán, cung ứng và nhập khẩu các loại máy điều hòa không khí, phụ kiện máy điều hòa, sản phẩm ngành may Ngoài ra, công ty còn cung cấp dịch vụ thi công lắp đặt hệ thống điều hòa không khí và thiết bị điện.
- Nghiên cứu thị trường, nắm bắt nhu cầu thị trường và khả năng tài chính để thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh có hiệu quả Đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ hàng hóa trên cơ sở đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng và khách hàng
Để duy trì vị thế cạnh tranh trên thị trường, doanh nghiệp cần triển khai kế hoạch nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật, cải tiến phương pháp gia công và quản lý Bằng cách đó, doanh nghiệp có thể tăng năng suất lao động, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tạo dựng uy tín với khách hàng, qua đó củng cố khả năng cạnh tranh của mình.
- Quản lý và sử dụng các nguồn vốn, nguồn lao động của công ty một cách có hiệu quả
- Bồi dưỡng và nâng cao trình độ tay nghề của đội ngũ lao động, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ công nhân trong công ty
- Thực hiện đúng các nguyên tắc tài chính, chấp hành tốt các chính sách pháp luật của Nhà Nước và thực hiện đày đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước
- Có trách nhiệm trước khách hàng về sản phẩm và dịch vụ cung ứng
- Thực hiện hạch toán và báo cáo trung thực theo chế độ quy định của Nhà Nước
- Bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh chính trị, an toàn lao động, thực hiện an toàn vệ sinh cháy nổ, phòng cháy chữa cháy, làm tròn nghĩa vụ đối với Nhà Nước, tuân thủ pháp luật quy định
2.1.3 Cơ cấu tổ chức của công ty Để có thể hoạt động sản xuất một cách hợp lý đạt hiệu quả cao cần đảm bảo về công tác điều hành mọi hoạt động của công ty, công ty đã tổ chức bộ máy trực tiếp và gián tiếp sản xuất kinh doanh theo hướng phòng ban, nghiệp vụ, các bộ phân trực thuộc dưới sự lãnh đạo của tập thể ban lãnh đạo công ty
2.1.3.1 Sơ đồ tổ chức của công ty
Sơ dồ 2.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: Phòng tổ chức – hành chính)
Ghi chú: : Mối quan hệ trực tuyến
: Mối quan hệ chức năng
Phòng tổ chức hành chính
PX cắt PX may Tổ KCS tổng
Cơ cấu tổ chức của công ty thuộc mô hình cơ cấu trực tuyến chức năng Người lãnh đạo tổ chức chịu trách nhiệm về mọi mặt công việc và toàn quyền quyết định trong phạm vi doanh nghiệp Việc truyền mệnh lệnh theo tuyến đã được quy định Người lãnh đạo ở các bộ phận chức năng không ra lệnh trực tiếp cho những người thừa hành ở các bộ phận sản xuất Cơ cấu tổ chức của công ty đơn giản nhưng phù hợp với quy mô của công ty
Kế hoạch sản xuất được xác định cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế của công ty đã giúp hoạt động sản xuất của công ty vần hành suôn sẻ, điều độ nâng cao chất lượng công việc và chất lượng sản phẩm
2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận
Có quyền quyết định chiến lược phát triển và kế hoạch hằng năm của công ty, quyết định tăng hoặc giảm vốn điều lệ, quyết định thời điểm và phương thức huy động thêm vốn
Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần Tuấn Đạt
Để phân tích chi tiết về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Tuấn Đạt, ta cần có một cái nhìn khái quát về tình hình hoạt động của Công ty trong những năm gần đây
2.2.1 Khái quát hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
Là một doanh nghiệp tư nhân hoạt động kinh doanh, kết quả kinh doanh của Công ty luôn là tiêu chí hàng đầu trong việc đánh giá hiệu quả nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng Sau đây là bảng Phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2015 – 2017
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty từ năm 2015 – 2017 ĐVT: 1000đ
Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1 Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 7,356,789,320 18,089,270,408 28,623,470,400 10,732,481,088 145.89 10,534,199,992 58.23
6 Doanh thu hoạt động tài chính 182,082 3,095,830 4,919,538 2,913,748 0 1,823,708 58.91
7 Chi phí hoạt động tài chính 36,010,465 963,772,122 1,014,646,739 927,761,657 0 50,874,617 5.28
Trong đó: Chi phí lãi vay 0 963,772,122 1,014,646,739 963,772,122 0 50,874,617 5.28
8 Chi phí quản lý doanh nghiệp 2,750,916,020 2,224,828,881 2,350,113,806 -526,087,139 -19.12 125,284,925 5.63
9 Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 410,287,721 593,214,983 1,045,984,962 182,927,262 44.59 452,769,979 76.32
13 Tổng lợi nhuận trước thuế 377,703,111 567,163,267 1,027,944,893 189,460,156 50.16 460,781,626 81.24
14 Thuế thu nhập doanh nghiệp 42,087,289 141,790,817 179,890,356 99,703,528 236.90 38,099,539 26.87
15 Lợi nhuận sau thuế TNDN 335,615,822 425,372,450 848,054,537 89,756,628 26.74 422,682,087 99.37
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Biểu đồ 2.1 Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận
Lợi nhuận sau thuế TNDN
Thông qua “Bảng báo cáo kết quả kinh doanh qua các năm” (Bảng 2.1) và biểu đồ “Tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận” (Biểu đồ 2.1) ta có thể thấy rõ ràng tốc độ tăng trưởng của Công ty qua các năm Theo biểu đồ, tốc độ tăng trưởng của công ty trong ba năm gần đây có xu hướng tăng tương đối đều
Doanh thu của công ty không ngừng tăng cao trong 3 năm, năm 2016 doanh thu của công ty đạt 18,089,270,408 nghìn đồng tăng 10,732,481,088 nghìn đồng so với năm 2015 (tương đương tăng 145.89%) Doanh thu của công ty đạt được mức 28,623,470,400 nghìn đồng trong năm 2017, tăng 10,534,199,992 nghìn đồng so với
Lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng có sự thay đổi đáng kể: từ 335,615,822 nghìn đồng năm 2015 lên 425,372,450 nghìn đồng trong năm 2016 và đến năm 2017đã tăng 99.37% so với năm 2016 đạt mức 848,054,537 nghìn đồng
Tuy nhiên, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng, năm 2017 tăng đến 2,350,113,806 nghìn đồng tương đương tăng 5.63% so với năm 2016
Kết quả này phần nào ghi nhận những nỗ lực của tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty, phản ánh hiệu quả quản lý cũng như phản ánh hướng đi đúng đắn mà công ty đã và đang lựa chọn
2.2.2 Cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty
Nhìn nhận doanh nghiệp ở góc độ tổng thể qua kết quả kinh doanh giúp ta nắm bắt được hiệu quả hoạt động, xu hướng phát triển dài hạn Tuy nhiên, để đánh giá toàn diện hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần phân tích sâu rộng cơ cấu tài sản - nguồn vốn của đơn vị này Bằng cách đó, ta sẽ nắm rõ được tình hình tài sản, khả năng huy động vốn, cơ cấu nợ và mức độ an toàn tài chính, từ đó đưa ra đánh giá toàn diện hơn về hoạt động của doanh nghiệp.
Bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu tài sản – Nguồn vốn của công ty qua 3 năm ĐVT: 1000đ
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Chênh lêch Năm
Chênh lêch Năm 2017/2016 Gía trị Tỷ trọng
1 Tiền và các khoản tương đương tiền
2 Các khoản phải thu khách hàng 2,961,031,691 35.96 4,079,000,410 27.32 2,187,498,577 12.08 1,117,968,719 37.76 -1,891,501,833 -46.37
3 Các khoản phải thu khác 200,000,000 2.43 350,486,000 2.35 460,569,110 2.54 150,486,000 75.24 110,083,110 31.41
5 Tài sản ngắn hạn khác 131,447,856 1.6 150,000,000 1 167,250,814 0.92 18,552,144 14.11 17,250,814 11.5
B Nguồn vốn chủ sỡ hữu 5,703,134,638 69.25 14,039,225,187 94.03 14,051,355,853 77.59 8,336,090,549 146.17 12,130,666 0.09
2 Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0 0 0 0 0 0
(Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Biểu đồ 2.2 Cơ cấu và tăng trưởng tài sản
Tổng tài sản Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn
Về quy mô tài sản, nhìn vào “ Bảng phân tích cơ cấu tài sản – nguồn vốn của công ty qua 3 năm” (Bảng 2.2) và biểu đồ “ Cơ cấu và tăng trưởng tài sản” (Biểu đồ 2.2) trên ta dễ dàng thấy rằng Công ty có tổng tài sản tương đối lớn và có sự tăng trưởng nhanh trong những năm vừa qua Cụ thể ở đây, giá trị tổng tài sản trong năm
2015 chỉ đạt 8,235,024,363 nghìn đồng nhưng sang năm 2016 tổng giá trị tài sản đã là 14,930,826,152 nghìn đồng, tăng 6,695,801,789 nghìn đồng (tương đương 81.31%) so với năm 2015 Tổng giá trị tài sản của công ty tiếp tục tăng vào năm 2017 đạt mức 18,110,151,849 nghìn đồng, tăng 3,179,325,697 nghìn đồng (tương đương 21.29%) so với năm 2016
Trong cơ cấu tổng tài sản của Công ty, tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 90%) tổng tài sản và có xu hướng tăng theo các năm Năm 2016 đạt 14,215,634,374 nghìn đồng, tăng 6,415,450,684 nghìn đồng (tương đương tăng 82.25%) so với năm 2015, đến năm 2017 tài sản ngắn hạn tăng 2,703,151,160 nghìn đồng (tương đương tăng 19.02%) so với năm 2016
Công ty không bị ứ đọng về vốn và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty được nâng cao rõ rệt thể hiện qua hai yếu tố sau: Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỉ trọng cao và tăng nhanh trong những năm vừa qua, vào năm 2016 tăng 154.83% so với năm 2015 đạt mức 8,574,515,521 nghìn đồng, đến năm 2017 đạt 13,441,941,300 nghìn đồng và tăng 56.77% so với năm 2016 Bên cạnh đó thì hàng tồn kho giảm dần qua các năm, năm 2016 giảm 81,305,761 nghìn đồng (tương đương
Trang 33 giảm 7.11%) so với năm 2015, đến năm 2017 hàng tồn kho tiếp tục giảm 400,107,110 nghìn đồng (tương đương giảm 37.69%) so với năm 2016 Nguyên nhân có thể là do doanh nghiệp cắt giảm khoản dự trữ hàng tồn kho hoặc do doanh nghiệp đẩy mạnh việc tiêu thụ sản phẩm và giảm hạn mức nợ phải thu để tăng số vốn bằng tiền nhằm đầu tư vào việc khác nhuận đạt được trong những năm gần đây Cơ cấu tài sản của Công ty phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng Giá trị và nguồn vốn chủ sỡ hữu tăng qua các năm
Biểu đồ 2.3 Cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn
Nợ phải trả Nguồn vốn chủ sỡ hữu
Về nguồn vốn, nhìn vào “Bảng cơ cấu và tăng trưởng nguồn vốn” (Bảng 2.3) ta nhận thấy nguồn vốn tăng đều qua các năm, năm 2016 nguồn vốn đạt 14,930,826,152 nghìn đồng tăng 6,695,801,789 nghìn đồng (tương đương tăng 81.31%) so với năm
2015 Đến năm 2017 nguồn vốn tăng 3,179,325,697 nghìn đồng (tương đương tăng 21.29%) so với năm 2016 Tổng nguồn vốn tăng là do chủ yếu vốn chủ sở hữu tăng Trong đó, vốn chủ sở hữu của công ty tăng đều qua các năm và chiếm tỉ lệ từ 69 – 95% tổng nguồn vốn Năm 2015, vốn chủ sỡ hữu chiếm 69.25% tổng nguồn vốn, nhưng sang năm 2016 thì NVCSH tăng lên rất nhanh chiếm đến 94.03% tổng nguồn vốn (tăng 146.17% so với năm 2015) Đến năm 2017, NVCSH có xu hướng giảm chỉ chiếm 77.59% tổng nguồn vốn nhưng so với năm 2016 thì NVCSH vẫn tăng 0.09% (tương ứng tăng 12,130,666 nghìn đồng)
Năm 2015, nợ phải trả chiếm 30.75% trong tổng nguồn vốn nhưng đến năm 2016 tỷ trọng nợ phải trả giảm rất nhiều chỉ chiếm 5.97% tổng nguồn vốn, đây là một điều
Trang 34 đáng mừng cho Công ty Sang năm 2017 tỷ trọng nợ phải trả lại tăng lên nhiều chiếm 22.41% tổng nguồn vốn, nhưng so với năm 2015 thì chứng tỏ Công ty đang cố gắng khắc phục mức độ phụ thuộc của công ty vào chủ nợ Tuy nhiên, công ty nên khắc phục nhiều hơn nữa
GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TUẤN ĐẠT
Đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động tại Công ty
Từ những phân tích cụ thể về hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty Cổ phần Tuấn Đạt cũng như các nghiên cứu, đánh giá về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, trong phần này ta sẽ đánh giá tổng thể thực trạng hiệu quả quản lý vốn lưu động nhằm tạo cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp trong phần tiếp theo
3.1.1.Những kết quả đạt được
Công ty ngày càng sử dụng hợp lý, hiệu quả hơn vốn lưu động của mình cùng với sự gia tăng về quy mô sản xuất Điều này đã được đánh giá qua các chỉ tiêu đã phân tích trên Chúng ta cùng nhìn lại những kết quả mà công ty đã đạt được trong công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động:
- Thứ nhất, giá trị vốn lưu động ròng đều dương và tăng khả quan các năm, chứng tỏ nợ dài hạn và vốn chủ sỡ hữu không chỉ tài trợ đủ cho tài sản dài hạn mà còn tài trợ một phần cho tài sản ngắn hạn, công ty được xem là cân bằng tài chính trong dài hạn, áp lực hoàn trả nợ thấp, chứng tỏ công ty bước đầu đạt được cân bằng tài chính trong ngắn hạn
Thứ hai, việc sử dụng vốn chủ sở hữu làm nguồn tài trợ cho vốn lưu động giúp doanh nghiệp chủ động, linh hoạt trong mọi hoạt động kinh doanh của mình Nguồn vốn này không phụ thuộc vào các điều khoản từ bên ngoài, do đó doanh nghiệp có thể tự quyết định sử dụng vốn mà không bị ràng buộc bởi các bên cho vay hoặc các tổ chức tài chính.
Thứ ba, hàng tồn kho qua 3 năm có xu hướng giảm, vòng quay hàng tồn kho nhanh hơn Điều này chứng tỏ hoạt động quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp được cải thiện, giúp hạn chế tình trạng ứ đọng vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
- Thứ tư, công ty đã có nhiều nổ lực nhằm giảm nợ phải thu như công ty quy định lãi suất phạt trong trường hợp khách hàng thanh toán chậm và có những chính sách thanh toán phù hợp đối với từng khách hàng, hạn chế được tối đa việc hợp tác với các khách hàng có dấu hiệu dây dưa nợ Chính vì vậy, các khoản phải thu đã được chú trọng đúng mức và được thực hiện tốt hơn
3.1.2 Những vấn đề còn tồn tại
Mặc dù kết quả hoạt động của Công ty tương đối tốt, song vẫn còn rất nhiều hạn chế tồn tại mà Công ty cần phải xem xét nhằm có những điều chỉnh hợp lý.Công tác thu hồi vốn và công nợ chưa thực sự đạt yêu cầu, giá trị kinh doanh dở dang và nợ
Trang 60 phải thu còn ở mức cao Theo những phân tích cụ thể ở trên, phần lớn vốn lưu động của Công ty nằm ở khoản mục phải thu của khách hàng Vấn đề là khi càng mở rộng quy mô sản xuất và có nhiều hợp đồng xây lắp có giá trị lớn thì khoản mục này càng tăng Chính vì vậy, công ty cần có chính sách tín dụng thương mại hợp lý tránh tình trạng bị khách hàng chiếm dụng vốn quá lớn làm giảm hiệu quả sử dụng vốn
Khoản tiền mặt và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng cao và tăng đều qua các năm, điều này sẽ giúp công ty chủ động hơn trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh nhưng với số tiền mặt lớn như vậy, công ty không những đã đánh mất cơ hội đầu tư cho các hoạt động khác hứa hẹn nhiều lợi nhuận như kinh doanh tài chính, bất động sản… mà khi đó tiền sẽ không sinh lãi và phát sinh khoản chi phí cơ hội của việc giữ tiền, gây lãng phí và ứ đọng vốn
Một tồn tại nữa là công tác kế hoạch hóa vốn lưu động cần được làm cụ thể và chi tiết hơn nữa, đảm bảo sự chắc chắn và chủ động trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty
Trên đây là một số tồn tại chủ yếu khiến hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty mặc dù có tăng qua các năm nhưng vẫn chưa cao, yêu cầu đặt ra hiện nay là công ty cần nhanh chóng đưa ra biện pháp hưu hiệu nhằm khắc phục những tồn tại trên.
Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty
Để tối đa hóa lợi nhuận, doanh nghiệp cần tập trung nâng cao hiệu quả sản xuất Các biện pháp cụ thể bao gồm cải thiện tình hình sản xuất, tăng cường tái đầu tư, mở rộng nguồn vốn và thu hút thêm lao động Ngoài ra, doanh nghiệp cần giải quyết hiệu quả các vấn đề kinh tế và xã hội phát sinh trong quá trình sản xuất Qua đó, nâng cao hiệu quả kinh doanh trở thành mục tiêu phấn đấu của mọi doanh nghiệp.
Sau khi nghiên cứu xem xét, phân tích thực trạng về vấn đề hiệu quả sản xuất kinh doanh ở công ty Có những mặt công ty làm tốt, đem lại hiệu quả cao nhưng cũng có những mặt công ty chưa làm được Từ những kiến thức ít ỏi của bản thân, cũng như kết hợp với thời gian nghiên cứu thực tế, bên cạnh việc phân tích các nhân tố ảnh hưởng Và đặc biệt là việc phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh thực tế ở công ty
Em có một số ý kiến đề xuất góp ý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty cổ phần Tuấn Đạt
3.2.1 Giải pháp 1: Mở rộng thị trườngMở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh để hoạt động kinh doanh của công ty được tiến hành liên tục, nâng cao chất lượng sản phẩm
Giải pháp về thị trường:
Công ty tiếp tục tập trung vào gia công cho khách hàng quen thuộc, đồng thời mở rộng thị trường sang Liên Xô cũ, Trung Đông, Bắc Âu và Châu Phi Các biện pháp thực hiện bao gồm tham gia hội chợ triển lãm, tăng cường quảng bá thương hiệu, giới thiệu danh mục sản phẩm trực tuyến Những hoạt động này giúp sản phẩm tiếp cận nhiều khách hàng hơn và chủ động hơn trong việc tìm kiếm khách hàng mới.
- Thị trường trong nước với hơn 80 triệu dân và thu nhập ngày càng tăng Đây là một thị trường tiềm năng mà nhiều doanh nghiệp may trong nước cũng đang hướng đến Bên cạnh đó còn phải đối phó với hàng nhập khẩu và hàng trốn thuế tràn lan Vì vậy công ty cần phải nổ lực hơn nữa để có những sản phẩm thiết kế đẹp, mang phong cách riêng, phù hợp với phong cách thời trang thế giới nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng với giá cả hợp lý và cạnh tranh Đồng thời, mở thêm nhiều cửa hàng giới thiệu sản phẩm để sản phẩm của công ty gần gủi với người tiêu dùng trong nước hơn, vận động người dân theo phương châm “Người Việt nam dùng hàng Việt Nam”
Giải pháp về mở rộng ngành nghề:
- Từ trước đến nay công ty vẫn hoạt động chủ yếu là nhận gia công hàng may mặc Vì thế lịch trình sản xuất, nhịp độ sản xuất kinh doanh của công ty lệ thuộc vào khách hàng, những lúc có nhiều đơn đặt hàng thì công ty làm không kịp, có những lúc công nhân phải tạm nghỉ vì không có hàng may Mặc dù công ty có kinh doanh các mặt hàng khác nhưng doanh thu từ các mặt hàng này không đáng kể, chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng DT của công ty Vì vậy để khắc phục tình trạng thụ động trong sản xuất thì công ty nên phát triển dần sang nghề sản xuất mới đó là: sản xuất hàng may mặc cao cấp theo hình thức mua nguyên vật liệu bán thành phẩm và bước đầu nên tiêu thụ sản phẩm may mặc này trong nước sau đó chủ động xông ra thị trường nước ngoài Và hơn nữa hiện nay công ty cũng như nhiều doanh nghiệp may mặc khác đang phải đối mặc với các đối thủ cạnh tranh có thế mạnh trên thị trường như Trung Quốc….với ưu thế sản phẩm đẹp và giá rẻ, vì vậy công ty nên chuyển hướng sang làm
Trang 62 các sản phẩm cao cấp với nguyên liệu tốt và kỹ thuật cao Để mở rộng hình thức sản xuất này thì công ty cần phải:
+ Tuyển dụng, đào tạo một đội ngũ chuyên thiết kế, tạo mới các sản phẩm áo quần + Về đội ngũ công nhân thì có thể chuyển một số công nhân may gia công sang hoặc tuyển mới và đào tạo thêm nếu cần thiết
+ Tìm được nhà cung cấp nguyên vật liệu hợp lý
- Bên cạnh đó công ty cần đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm phục vụ cho việc tiêu thụ sản phẩm của công ty như: Quảng cáo, tham gia các hội chợ triển lãm…song song với các chính sách marketting hợp lý, mở rộng hệ thống cửa hàng để phân phối tiêu thụ sản phẩm Từ đó doanh thu hằng năm của công ty sẽ tăng lên Và điều đó cũng đồng nghĩa với hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty sẽ nâng cao
Giải pháp về nâng cao chất lượng sản phẩm:
Trong những năm vừa qua, chất lượng sản phẩm của công ty đã được nâng cao lên rất nhiều nhưng với nhu cầu và thị hiếu của khách hàng ngày càng thay đổi theo chiều hướng khắc khe hơn về việc lựa chọn những sản phẩm phải có chất lượng cao hơn Do vậy để đảm bảo chất lượng sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh của công ty để từ đó hiệu quả kinh doanh của công ty sẽ cao hơn, thì công ty cần phải: + Đẩy mạnh công tác sáng tác các mẫu mốt, thiết kế sản phẩm, xây dựng uy tín nhãn mác và thương hiệu cho công ty Thiết kế là khâu quan trọng số một, quyết định đến sự thành công của sản phẩm khi đưa ra thị trường Vì vậy công ty cần chú trọng đến công tác đào tạo, nâng cao tay nghề của đội ngũ thiết kế trong công ty Bên cạnh đó cần mạnh dạng đầu tư vào các phần mềm trong lĩnh vực thiết kế như: Phần mềm Accumark và Vstitcher Accumark là phần mềm thiết kế và nhảy size tự động Còn Vstitcher là phần mềm mô phỏng sản phẩm trên người mẫu Với phần mềm này, thời gian thiết kế sẽ được rút ngắn, hoa văn, chất liệu và thông số sẽ được hòa phối với nhau tạo phong cách riêng phù hợp với từng môi trường và mục đích của người mặc + Chất liệu vải để sản xuất hiện nay chưa phong phú Vì vậy cần có nhân viên chuyên về tìm kiếm các chất liệu vải mới, nguyên liệu nào đi với phụ liệu, hoa văn nào để tạo cho sản phẩm có nét độc đáo riêng, thỏa mãn được nhu cầu người tiêu dùng + Sử dụng phần mềm tự động trong công tác quản lý sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm như hệ thống treo tự động và hệ thống kiểm soát chuyền may tự động
+ Phần lớn nguyên vật liệu đầu vào được nhập từ nước ngoài, vì vậy cần có mối quan hệ tốt với nhà cung cấp để mua được những nguyên vật liệu có chất lượng tốt với gía cả ổn định Bên cạnh đó có thể lựa chọn những nguyên vật liệu của nhà cung cấp trong nước có chất lượng đảm bảo và giá cả hợp lý để dần thay thế nguồn nguyên liệu nhập từ nước ngoài Như vậy sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí rất lớn
+ Xây dựng định mức sử dụng nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm Vì như vậy sẽ giảm thiểu tối đa hao phí nguyên vật liệu
+ Vì phần lớn sản phẩm công ty là gia công xuất khẩu nên nguyên liệu do bên gia công cung cấp, công ty tiến hành may theo đúng yêu cầu kỹ thuật, mẫu mã định do bên khách hàng cung cấp Chỉ tiêu để đánh giá chất lượng sản phẩm gia công là sự phù hợp với yêu cầu mà khách hàng đặt gia công đưa ra Chất lượng sản phẩm thể hiện ở sự chính xác về các thông số kỹ thuật… sự khéo léo của đường kim mũi chỉ, tính năng ưu việt của máy móc…Chất lượng sản phẩm phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của công nhân may, công nhân cắt, bên cạnh đó máy móc cũng có ảnh hưởng rất lớn Vì máy móc thiết bị có sức ảnh hưởng lớn đối với chất lượng sản phẩm vì nếu như máy móc thiết bị không đảm bảo thì sẽ dẫn đến tình trạng ngưng trệ sản xuất, tiêu tốn lao động , ảnh hưởng đến khối lượng cũng như chất lượng sản phẩm Do vậy hiện đại hóa máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng, mở rộng quy mô, tăng năng lực sản xuất, cải tiến công nghệ sản xuất, tăng khả năng tự động hóa quá trình sản xuất là biện pháp cần thiết và cấp bách của công ty hiện nay
+ Hiện tại, công ty vẫn áp dụng phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm cuối cùng, và bộ phận đảm nhiệm công việc này là tổ KCS Và hiện tại bộ phận KCS chia thành hai nhóm là: KCS bộ phận và KCS hoàn thành, tổ chức làm việc của bộ phận này còn nhược điểm (ít người, mỗi người kiểm tra vài bộ phận, công đoạn kiểm tra sau phụ thuộc vào công đoạn trước…dẫn đến lãng phí thời gian và mức độ kiểm tra không nhanh, đôi khi chậm tiến độ) Do đó Công ty cần thành lập thêm bộ phận theo dõi, kiểm tra, chỉnh sửa cho từng công đoạn ở trong từng chuyền may, phát hiện sai và sử ngay những bước đầu tiên của sản phẩm, bộ phận này được gọi là QCS (Quản lý chất lượng sản phẩm)
Tuy nhiên, sau khi bộ phận kiểm soát chất lượng (QCS) kiểm tra sản phẩm, bộ phận kiểm tra chất lượng cuối cùng (KCS) vẫn phải tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng trước khi đóng gói hoàn thiện Để đảm bảo quy trình kiểm tra hiệu quả, nên bố trí hợp lý nhân sự trong bộ phận KCS theo mức độ yêu cầu của từng công đoạn kiểm tra.
=> Công ty nên thực hiện tốt những vấn đề đó thì chất lượng sản phẩm mới được nâng cao, tạo được uy tín đối với khách hàng, nhận được nhiều đơn đặt hàng hơn, từ đó doanh thu tăng và lợi nhuận tăng theo Đây là yếu tố cơ bản để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh cho công ty
3.2.2 Giải pháp 2: Chính sách giá hợp lý
Giá của sản phẩm là yếu tố hạn chế của hàng may Việt Nam cũng như hàng may mặc của Công ty cổ phần Tuấn Đạt nói riêng, vì giá của chúng ta cao hơn giá cả cùng loại của các nước trong khu vực từ 10 – 15%, đặc biệt là các sản phẩm dệt may của Trung Quốc Mà giá thành sản phẩm là yếu tố mà ảnh hưởng trực tiếp đến sức mua của người tiêu dùng Điều đó sẽ ảnh hưởng đến doanh thu và cuối cùng là hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Do đó, để hạ giá thành sản phẩm thì công ty cần phải: Tìm nguồn hàng hợp lý, giảm giá vốn hàng bán, cắt giảm những chi phí không đáng có, bên cạnh đó công ty cần áp dụng những biện pháp để tiết kiệm chi phí sản xuất, chi phí lưu thông nhỏ nhất, cụ thể là: