Báo cáo tốt nghiệp qlnn về xây dựng nông thôn mới Ở xã tịnh hòa, thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi

76 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Báo cáo tốt nghiệp qlnn về xây dựng nông thôn mới Ở xã tịnh hòa, thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ TỊNH HÒA, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn 70% dân cư đang sống ở nông thôn. Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đang và sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn định kinh tế-xã hội đất nước. Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển ngày càng hiện đại” Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóa X) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàn diện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới. Nghị quyết khẳng định nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”. Đây là văn bản có ý nghĩa chính trị, pháp lý đầu tiên về xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC – & &

ĐVTT: UBND XÃ TỊNH HÒA, TỈNH QUẢNG NGÃI

Quảng Ngãi, ngày 12 tháng 7 năm 2019

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Qua thời gian học tập và rèn luyện những kiến thức cơ bản lẫn chuyên mônnghành Quản lý nhà nước tại trường Đại học Quy Nhơn, sự tận tình dạy dỗ củaQuý Thầy, Cô đã giúp em có những kiến thức về nền tảng quản lý nước trên cáclĩnh vực.

Để hoàn thành đề tài “Quản lý Nhà nước về xây dựng nông thôn mới tại

xã Tịnh Hòa, tỉnh Quảng Ngãi”, ngoài sự cố gắng nổ lực của bản thân, em còn

nhận được sự giúp đỡ quý báu của Ủy ban nhân dân xã Tịnh Hòa, Cô giáohướng dẫn, thầy cô trong khoa Giáo dục chính trị và Quản lý Nhà nước.

Trước tiên em xin đặc biệt cảm ơn cô giáo Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Loanđã tận tình trực tiếp hướng dẫn em khi thực hiện đề tài Xin chân thành cảm ơncác thầy cô trong Khoa Giáo dục chính trị và Quản lý Nhà nước, Trường Đạihọc Quy Nhơn đã tạo điều kiện hỗ trợ, giúp đỡ cho em về nhiều mặt trong quátrình học tập và rèn luyện những năm qua ở trường.

Xin chân thành cảm ơn sâu sắc đến gia đình, bạn bè và những người đãhết lòng ủng hộ, động viên giúp đỡ tôi có thể hoàn thành đề tài này.

Mặc dù bản thân đã cố gắng, học hỏi kinh nghiệm tìm kiếm số liệu, vănbản của Đảng và Nhà nước để làm hồ sơ để hoàn thành bài báo cáo nhưngkhông tránh khỏi những thiếu xót Rất mong nhận được những đóng góp và cảmthông của Thầy, Cô và Ban chỉ đạo, Ban Quản lý xây dựng NTM xã Tịnh Hòa,thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi để giúp em hoàn thiện bài được tốthơn.

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên giảng viên hướng dẫn: Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân LoanHọ và tên sinh viên: Nguyễn Công Văn

Đề tài sinh viên thực hiện: Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

Tiến sĩ Nguyễn Thị Ngân Loan

Trang 4

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬPUỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TỊNH HÒA

Về sinh viên thực tập: Nguyễn Công VănMSSV:

3.Về quan hệ, lối sống: Sinh viên rất năng nổ, hoạt bát trong những hoạt

động của UBND, có tinh thần làm việc nhóm tốt, là người có tính cách vui vẽ,hòa đồng, nhiệt tình

Đánh giá chung sau đợt thực tập: Qua 2 tháng thực tập tại đơn vị, chúng

tôi nhận thấy ở sinh viên đã có sự tiến bộ rõ ràng và tinh thần học tập tốt Nhữngnội dung trình bày trong báo cáo tốt nghiệp của sinh viên Nguyễn Công Văn làphù hợp với tình hình của UBND xã Tịnh Hòa.

Trang 5

Đề nghị các cán bộ và giảng viên Giáo dục chính trị và Quản lý nhànước Đại học Quy Nhơn tạo điều kiện giúp đỡ sinh viên Nguyễn Công Văn hoànthành đề tài này.

Tịnh Hòa, ngày tháng 7 năm 2019

CHỦ TỊCH

Phạm Bách

Trang 6

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

7 CNH,HĐH Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa8 MTTQVN Mặt trận tổ quốc Việt Nam9 NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Trang 7

1.1 Những vấn đề lý luận về nông thôn mới và quản lý nhà nước về xâydựng nông thôn mới……… ……….19

1.2 Nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới và nhữngnội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 211.3 Kinh nghiệm một số địa phương về quản lý nhà nước đối với xây dựngnông thôn mới 29

Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNGTHÔN MỚI Ở XÃ TỊNH HÒA, THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI 34

2.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của xã Tịnh Hòa tác động đến quảnlý nhà nước về xây dựng nông thôn mới 34 2.2 Hiện trạng nông thôn xã Tịnh Hòa trước năm 2013 35 2.3 Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi 38 2.4 Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở xãTịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi……… …… 51

Chương 3: GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở XÃ TỊNH HÒA, TỈNH QUẢNG NGÃI 54

Trang 8

3.1 Hoàn thiện bộ máy QLNN và tăng cường công tác đào tạo, tập huấncán bộ QLNN về xây dựng NTM……… ……….54

3.2 Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chính sách về xâydựng NTM……… 563.3 Đổi mới chính sách về xây dựngNTM……….573.4 Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn xây dựng NTM… 583.5 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và thực hiện cơ chế “ một cửa”, “ một cửa liên thông”………59

KẾT LUẬN 54

Trang 9

PHẦN I

BÁO CÁO TỔNG QUAN

A KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆPCUỐI KHÓA

1 MỤC ĐÍCH CỦA ĐỢT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA

Thực tập cuối khóa là một trong những nội dung quan trọng trong khóa họcđào tạo cử nhân quản lý nhà nước của khoa Giáo dục chính trị và Quản lý nhànước, trường Đại học Quy Nhơn Thông qua đợt thực tập này nhằm:

- Giúp cho sinh viên tiếp cận môi trường làm việc thực tế tại các cơ quanhành chính nhà nước, qua đó có điều kiện so sánh, đánh giá giữa lý thuyết vàthực tiễn với trọng tâm là kiến thức về quản lý hành chính nhà nước;

- Bước đầu tiếp cận thực tế các nội dung đã học ở chuyên ngành quản lýnhà nước Sinh viên thực tập, học hỏi và làm quen với các hoạt động chuyênmôn cụ thể đã được đào tạo để sau khi tốt nghiệp có thể ứng dụng kiến thức đãhọc vào hoạt động quản lý trong thực tiễn;

- Vận dụng các kiến thức đã học để áp dụng vào các nội dung liên quan đếncông tác quản lý nhà nước tại đơn vị thực tập Sinh viên thực tập nghiên cứu vàtrình bày kết quả về một đề tài khoa học bằng một chuyên đề báo cáo thực tập.

2 NỘI DUNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA

Tìm hiểu thực tiễn các hoạt động quản lý nhà nước tại đơn vị thực tập.Tìm hiểu các yêu cầu về kỹ năng cần thiết của công tác quản lý nhà nước,vận dụng lý thuyết về quản lý nhà nước và kiến thức bổ trợ liên quan vào côngtác chuyên môn được giao.

Nhận xét và đánh giá những khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn Giảithích được sự khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn áp dụng tại cơ quan, đơn vịtrên sơ sở lý luận và điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị nơi thực tập, rút ra các

Trang 10

kết luận và đề xuất một số biện pháp đối với đào tạo và đơn vị thực tập trongchuyên đề báo cáo thực tập.

3 BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC TẬP TỐT NGHIỆP CUỐI KHÓA

Thực hiện chương trình đào tạo của trường Đại học Quy Nhơn về việc tiếnhành thực tập cho sinh viên Khóa 25 ngành Quản lý nhà nước.

Em xin báo cáo quá trình thực tập như sau:

- Nơi thực tập: UBND xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.- Thời gian thực tập: từ ngày 13/5/2019 đến ngày 13/7/2019

- Quá trình thực tập:

+ Tuần thứ 1, 2 (từ ngày 13/5 đến 26/5/2019): Làm quen với nơi thực tập;

 Tìm hiểu cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND xã Tịnh Hòa, chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của UBND;

+ Tuần thứ 3, 4 (từ ngày 27/5 tới ngày 09/6/2019):

 Thực hiện công việc tại UBND kết hợp với tìm hiểu về công tác xâydựng nông thôn mới và quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới;

 Xây dựng, chỉnh sửa đề cương báo cáo chuyên đề tăng cường quản lý nhànước về xây dựng nông thôn mới tại xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnhQuảng Ngãi;

+ Tuần thứ 5 tới tuần thứ 8 (từ ngày 10/6 đến ngày 7/7/2019):

 Tiếp tục thực hiện các công việc được giao tại UBND xã Tịnh Hòa; Thu thập những tài liệu, báo cáo, số liệu phục vụ cho việc thực hiện báocáo thực tập;

 Hoàn thành báo cáo thực tập, trình lãnh đạo cơ quan xem xét cho ý kiến.

B KHÁI QUÁT VỀ UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ TỊNH HÒA,THÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

1 TỔNG QUAN VỀ XÃ TỊNH HÒA, THÀNH PHỐ QUẢNGNGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

Trang 11

1.1 Lịch sử hình thành xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnhQuảng ngãi

Quá trình thành lập xã Tịnh Hòa gắn liền với sự sáp nhập và tách ra củalàng Tư Cung; Tịnh Hòa ngày nay được thành lập trên cơ sở làng Tư Cung Bắcvà tên gọi Tịnh Hòa có từ tháng 4 năm 1946 Từ ngày 01 tháng 4 năm 2014 TịnhHòa cùng với 09 đơn vị khác thuộc huyện Sơn Tịnh, được sáp nhập về thànhphố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

1.2 Điều kiện tự nhiên của xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnhQuảng Ngãi

Tịnh Hòa là xã đồng bằng, nằm cách trung tâm thành phố Quảng Ngãikhoảng 17km về phía Đông Bắc, có đường Quốc lộ 24B chạy ngang qua địabàn; phía Bắc giáp các xã Bình Châu và Bình Tân, huyện Bình Sơn; phía Đônggiáp xã Bình Châu, huyện Bình Sơn; phía Tây giáp xã Tịnh Thiện, thành phốQuảng Ngãi và xã Bình Tân, huyện Bình Sơn; phía Nam giáp xã Tịnh Khê thànhphố Quảng Ngãi Diện tích tự nhiên toàn xã là 1.785,24 ha, trong đó, diện tích đấtnông nghiệp có 1.294,66 ha Địa hình xã có núi, sông và đồng bằng; phía Tây có núiHầm, phía Bắc có núi Răm, phía Nam có sông Chợ mới; phía Đông có Sông Bài Ca;có hệ thống kênh Thạch Nham, B10-12, và B10-10 đi qua

Theo sự phân chia hiện nay, xã Tịnh Hòa có 8 thôn gồm: Xuân An, ĐôngHòa, Đông Thuận, Minh Quang, Vĩnh Sơn, Phú Mỹ, Trung Sơn và Diêm Điền.Toàn xã có 3.031 hộ gia đình với 11.125 nhân khẩu (số liệu tính đến tháng5/2019)

1.3 Tình hình kinh tế - xã hội của xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi,tỉnh Quảng Ngãi

Trong những qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân xã Tịnh Hòa đã rasức phấn đấu phát huy các nhân tố thuận lợi, vượt qua mọi khó khăn, thử thách,thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và các mục tiêu, nhiệm vụ của các NghịQuyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra trong từng thời kỳ Đến nay, kinh tế - xãhội của xã có những chuyển biến tích cực:

Trang 12

- Thu nhập bình quân đầu người năm là 35 triệu đồng/người/năm, tính đến

tháng 03/2019

- Tỷ lệ hộ nghèo đến thời điểm hiện tại: giảm còn 4,35 %, đa số hộ nghèotrên địa bàn xã thuộc đối tượng già yếu, neo đơn, không nơi nương tựa và đauốm bệnh tật không có khả năng lao động Hiện nay trên địa bàn không có hộ đói.

- 100% dân số đã có nhà xây,100 % hộ dân đã được dùng điện quốc gia - Đời sống vật chất tinh thần cũng được nâng lên rõ rệt Hầu hết các giađình đều có phương tiện nghe nhìn, 95 % hộ gia đình có xe máy Các đối tượngchính sách được quan tâm, giải quyết đúng chế độ.

- Hưởng ứng cuộc vận động “Toàn dân xây dựng đời sống văn hóa ở khudân cư”, đến 2015 đã có 8/8 thôn được công nhận là thôn văn hóa đạt 100%;Việc cưới, việc tang có nhiều tiến bộ, theo phong tục tập quán và quy ước vềthôn văn hóa.

- Nhân dân ngày càng quan tâm đến học vấn của con em mình, đã vận động100% con em đến độ tuổi tới trường, đã xóa xong nạn mù chữ, tỷ lệ các em đậu vàocác trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp tăng lên hàng năm khá cao.Cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và học ngày càng khang trang, đầy đủ.

- Công tác kế hoạch hóa gia đình được chú trọng, hiện nay tỷ lệ sinh conthứ ba giảm rõ rệt Công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu, sức khỏe sinh sản luônđược các ngành các cấp quan tâm Trên địa bàn không để xảy ra tệ nạn xã hội

- Tình hình an ninh chính trị ổn định, tình hình dân tộc - tôn giáo không cóbiểu hiện tiêu cực, nhân dân luôn thực hiện tốt các chủ trương, chính sách,đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước và hương ước của địa phương.

2 TỔNG QUAN VỀ ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ TỊNH HÒA, THÀNHPHỐ QUẢNG NGÃI, TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1 Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân xã Tịnh Hòa, thành phốQuảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

UBND xã Tịnh Hòa thuộc thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi do Hộiđồng nhân dân bầu ra, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan

Trang 13

hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dâncùng cấp và cơ quan nhà nước cấp trên UBND Tịnh Hòa có chức năng:

- Chấp hành Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trênvà Nghị quyết của HĐND cùng cấp nhằm đảm bảo thực hiện chủ trương biệnpháp phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh trên địa bàn xã.

- Thực hiện chức năng quản lý trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nôngnghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, giao thông vậntải, giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thể dục, thể thao, quốc phòng, an ninh, trật tựan toàn xã hội.

- Góp phần chỉ đạo, quản lý thống nhất trong bộ máy hành chính nhà nướctừ Trung ương đến cơ sở.

2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân xã Tịnh Hòa, thànhphố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

- Xây dựng phát triển kinh tế - xã hội hàng năm trình HĐND cùng cấp đểQuyết định trình UBND cấp thành phố phê duyệt; tổ chức và kiểm tra việc thựchiện kế hoạch đó.

- Tổ chức thực hiện ngân sách địa phương.

- Tham gia với UBND tỉnh, thành phố trong việc quy hoạch, kế hoạch pháttriển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã.

- Tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quy định về phổ cập giáo dục.- Kiểm tra việc thực hiện các quy tắc về an toàn giao thông và việc vệ sinhan toàn thực phẩm trong tất cả các hoạt động trên địa bàn xã.

- Thực hiện các biện pháp ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ phục vụsản xuất và đời sống nhân dân địa phương.

- Tổ chức phong trào quần chúng tham gia xây dựng lực lượng vũ trang vàquốc phòng toàn dân Tổ chức đăng ký, khám tuyển nghĩa vụ quân sự, quyếtđịnh việc nhập ngũ, giao quân, việc hoãn và miễn thi hành nghĩa vụ quân sự Tổchức thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh, trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lựclượng công an xã vững mạnh, bảo vệ bí mật nhà nước.

Trang 14

- Chỉ đạo, tổ chức công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật, kiểm tra việcchấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quancấp trên và Nghị quyết của HĐND cùng cấp.

- Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về dân tộc, tôn giáo.- Tổ chức thực hiện việc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND theoquy định của pháp luật.

SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC UBND XÃ TỊNH HÒA

PHẦN 2

Đảng Ủy

Các chi bộtrực thuộc

Ủy bannhân

Hội LHPN

Hội Cựu chiến binh

Chi hội Người cao tuổi

ChiHộiChữthậpđỏ

Trang 15

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀMỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nông thôn là nơi sinh sống của một bộ phận dân cư chủ yếu làm việc tronglĩnh vực nông nghiệp Nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp với hơn70% dân cư đang sống ở nông thôn Phát triển nông nghiệp nông thôn đã, đangvà sẽ còn là mối quan tâm hàng đầu, có vai trò quyết định đối với việc ổn địnhkinh tế-xã hội đất nước Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của

Đảng xác định mục tiêu xây dựng nông thôn mới là: “Xây dựng nông thôn mới

ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý,quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội phát triển ngày cànghiện đại”

Quán triệt Nghị quyết Đại hội X, Hội nghị Trung ương lần thứ bảy (khóaX) ra Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 5 tháng 8 năm 2008 đã nêu một cách toàndiện quan điểm của Đảng ta về xây dựng nông thôn mới Nghị quyết khẳng địnhnông nghiệp, nông dân, nông thôn có vai trò to lớn, có vị trí quan trọng trong sựnghiệp CNH, HĐH đất nước Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 củaBan chấp hành Trung ương Đảng khóa X “Về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn” Đây là văn bản có ý nghĩa chính trị, pháp lý đầu tiên về xây dựng nôngthôn mới trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước hiện nay.

Quán triệt Nghị quyết này, Chính phủ đã xây dựng và ban hành Chươngtrình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên phạm vi cả nước, cụ thểngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 491/QĐ-TTg về banhành Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, là cơ sở để các địaphương thực hiện có hiệu quả Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.Chương trình MTQG về nông thôn mới sẽ được triển khai trên địa bàn cấp xã

Trang 16

trong phạm vi cả nước nhằm phát triển nông thôn toàn diện; có kết cấu hạ tầngkinh tế - xã hội từng bước hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sảnxuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắnphát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ ổnđịnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ, an ninhtrật tự được giữ vững; đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càngnâng cao; theo định hướng xã hội chủ nghĩa Đi liền với sự vận động khôngngừng của nền kinh tế, việc thực hiện Chương trình MTQG về xây dựng nôngthôn mới, trong đó công tác quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới càngđóng một vai trò, vị trí quan trọng trong việc tổ chức thực hiện.

Tịnh Hòa nằm phía Đông Bắc Thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, làmột xã đồng bằng, địa điểm xuất phát kinh tế thấp, bộ mặt nông thôn còn nhiềubất cập so với nhiều nơi trong tỉnh Nhận thức được điều đó, cùng với việc chấphành chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới,xã Tịnh Hòa đã tổ chức triển khai, thực hiện Chương trình MTQG về nông thônmới Năm 2013, tiến hành khảo sát xã chỉ mới đạt được 3/19 tiêu chí,nhưng nhờsự quyết tâm lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và tích cực công tác quản lý nhànước về xây dựng nông thôn mới, bộ mặt nông thôn đã có nhiều chuyển biến rõnét, xã là một trong 03 xã trên địa bàn Thành phố Quảng Ngãi dự kiến hoànthành 19/19 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mớitrong năm 2019.

Từ một xã nghèo, thiếu thốn về mọi mặt, Tịnh Hòa ngày hôm nay đã vươnmình đổi khác, đời sống cả về vật chất và tinh thần của người dân địa phươngđược đầy đủ hơn, cuộc sống được ấm no, hạnh phúc hơn thời kỳ trước gấp bộiphần Tuy nhiên, hoạt động quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới trên địabàn vẫn còn nhiều hạn chế, điều này gây ra khó khăn cho việc xây dựng nôngthôn mới trên địa bàn, chẳng hạn như đội ngũ cán bộ, công chức làm nhiệm vụquản lý năng lực còn nhiều bất cập, công tác tập huấn, đào tạo chưa được tổ chức

Trang 17

thường xuyên, hoạt động tuyên truyền, vận động còn chưa đạt được hiệu quảcao,nguồn ngân sách trả lương cho cán bộ công chức còn thấp…

Xuất phát từ thực trạng trên, cần phải tăng cường quản lý nhà nước về xâydựng nông thôn mới trên địa bàn xã Tịnh Hòa để giải quyết những hạn chế vànhững tồn tại trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ở xã Tịnh Hòahiện nay là một vấn đề có tính cấp thiết.

Với mong muốn tìm hiểu, quản lý nhà nước đối với Chương trình mục tiêuquốc gia về xây dựng nông thôn mới ở xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi,Quảng Ngãi từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước về

xây dựng nông thôn mới trên địa bàn, tôi lựa chọn đề tài: “Quản lý nhà nướcđối với Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở xã TịnhHòa, thành phố Quảng Ngãi, Tỉnh Quảng Ngãi” làm đề tài báo cáo thực tập

tốt nghiệp cuối khóa.

2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu đề tài

Liên quan đến đề tài, trong những năm qua về Nông thôn mới có các côngtrình nghiên cứu tiêu biểu như:

- GS.TS Hoàng Ngọc Hòa (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn

trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta, Nxb Chính

trị quốc gia, Hà Nội Trên cơ sở phân tích, đánh giá những quan điểm, chủtrương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn, tác giả đã chỉ ra được những mặt đã đạt được, những hạn chế yếu kém vànguyên nhân của những hạn chế đó, từ đó đề xuất những kiến nghị, giải phápnhằm tiếp tục đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam đi lên trình độmới trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước.

- GS TS Đỗ Kim Chung và PGS.TS Kim Thị Dung (2012), Chương

trình nông thôn mới ở Việt Nam: Một số vấn đề đặt ra và kiến nghị, Tạp chí phát

triển kinh tế thành phố Hồ Chí Minh Trên cơ sở đánh giá thực trạng triển khaichương trình nông thôn mới ở Việt Nam trong những năm qua, các tác giả đãchỉ ra những bất cập trong Bộ tiêu chí, những hạn chế trong công tác quy

Trang 18

hoạch… và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện Chương trình MTQG về xâydựng nông thôn mới ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Ủy ban nhân dân xã Tịnh Hòa (2013), Đề án xây dựng nông thôn mới xã

Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2013 – 2020.

Công trình này đã tổng kết hiện trạng nông thôn xã Tịnh Hòa năm 2013, đồngthời nêu rõ những đặc điểm tình hình của nông thôn Tịnh Hòa đương thời và yêucầu cấp thiết phải thực hiện xây dựng nông thôn mới Trên cơ sở đó, công trìnhcũng nêu rõ những định hướng trong việc thực hiện nông thôn mới ở địa phươngvà những giải pháp để thực hiện Đề án là cơ sở pháp lý trong quá trình xâydựng nông thôn mới ở xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các công trình trên cùng với việc khảosát tình hình địa phương, báo cáo đã nghiên cứu về QLNN về xây dựng nôngthôn mới ở xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài3.1 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hóa cơ sở lý luận QLNN về xây dựng nông thôn mới và đi sâuphân tích cụ thể về các hoạt động QLNN về xây dựng nông thôn mới ở xã TịnhHòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua Trên cơ sở đóđưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QLNN về xây dựng nôngthôn mới ở Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài

Đề tài có nhiệm vụ nghiên cứu những vấn đề sau:

- Khái quát cơ sở lý luận QLNN về xây dựng nông thôn mới.

- Đánh giá thực trạng QLNN về xây dựng nông thôn mới trên địa bàn xãTịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi nhằm chỉ ra những mặt đạtđược và những hạn chế trong việc QLNN về xây dựng nông thôn mới trên địabàn xã.

- Đưa ra những giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường QLNN về xây dựngnông thôn mới ở xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Trang 19

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài4.1 Đối tượng nghiên cứu của đề tài

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động của QLNN về xây dựngnông thôn mới ở xã Tịnh Hòa, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

4.2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

- Về không gian: QLNN về xây dựng nông thôn mới ở xã Tịnh Hòa, thànhphố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

- Về thời gian: QLNN về xây dựng nông thôn mới ở xã Tịnh Hòa, thànhphố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi từ năm 2013 đến nay.

5 Phương pháp nghiên cứu của đề tài

Để đạt được mục đích nghiên cứu mà đề tài đặt ra, báo cáo chuyên đề đã sửdụng phép biện chứng duy vật của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ ChíMinh làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu Đồng thời, đề tài còndựa trên quan điểm lý luận, đường lối của Đảng, những văn bản pháp quy vềxây dựng nông thôn mới của Nhà nước Ngoài ra, báo cáo còn sử dụng một sốphương pháp nghiên cứu cụ thể: phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương phápphân tích, đánh giá, phương pháp thống kê, thu thập tài liệu…

6 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mục lục, phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,báo cáo chuyên đề gồm 03 chương và 9 tiết.

Trang 20

Khái niệm nông thôn

Khái niệm nông thôn được thống nhất với quy định tại Theo Thông tư số54/2009/TT-BNNPTNT ngày 21-8-2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông

thôn, cụ thể: "Nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các

thành phố, thị xã, thị trấn được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy bannhân dân xã".

Khái niệm nông thôn mới

Nghị quyết 26-NQ/TW của Trung ương định nghĩa: “Nông thôn mới có

kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổchức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp,dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổn định, giàu bản sắc vănhoá dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh thái được bảo vệ; hệthống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường.Xây dựng giai cấp nông dân, củng cố liên minh công nhân - nông dân - tríthức vững mạnh, tạo nền tảng kinh tế - xã hội và chính trị vững chắc cho sựnghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Namxã hội chủ nghĩa”

Những đặc trưng của nông thôn mới thời kỳ CNH, HĐH, giai đoạn 2020, bao gổm:

Trang 21

2010 Kinh tế phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thônđược nâng cao;

- Nông thôn phát triển theo quy hoạch, có kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hộihiện đại, môi trường sinh thái được bảo vệ;

- Dân trí được nâng cao, bản sắc văn hóa dân tộc được giữ gìn và phát huy;- An ninh tốt, quản lý dân chủ.

- Chất lương hệ thống chính trị được nâng cao

Khái niệm xây dựng nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới là cuộc cách mạng và cuộc vận động lớn để

cộng đồng dân cư ở nông thôn đồng lòng xây dựng thôn, xã, gia đình của mìnhkhang trang, sạch đẹp; phát triển sản xuất toàn diện (nông nghiệp, công nghiệp,dịch vụ); có nếp sống văn hoá, môi trường và an ninh nông thôn được đảm bảo;thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao

Xây dựng nông thôn mới là sự nghiệp cách mạng của toàn Đảng, toàndân, của cả hệ thống chính trị Nông thôn mới không chỉ là vấn đề kinh tế - xãhội, mà là vấn đề kinh tế - chính trị tổng hợp.

Xây dựng nông thôn mới giúp cho nông dân có niềm tin, trở nên tích cực,chăm chỉ, đoàn kết giúp đỡ nhau xây dựng nông thôn phát triển giàu đẹp, dânchủ, văn minh.

Khái niệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Để hiểu được khái niệm QLNN về xây dựng nông thôn mới, trước hết cầnhiểu thế nào là quản lý nhà nước.

Quản lý nhà nước là thuật ngữ chỉ hoạt động thực hiện quyền lực nhà nướccủa các cơ quan trong bộ máy nhà nước nhằm thực hiện các chức năng đối nộivà đối ngoại của Nhà nước trên cơ sở các quy luật phát triển xã hội, nhằm mụcđích ổn định và phát triển đất nước

Từ khái niệm QLNN cùng với sự hiểu biết về nông thôn mới, tác giả đưa rakhái niệm QLNN về xây dựng nông thôn mới như sau:

Trang 22

Quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới là hoạt động của cơ quanquản lý nhà nước có thẩm quyền trong việc sử dụng các phương pháp, công cụquản lý thích hợp tác động đến việc thực hiện những nội dung, tiêu chí trongChương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới nhằm đạt được mụctiêu đề ra trên phạm vi ở từng địa phương và cả nước.

1.1.2 Sự cần thiết tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước về xây dựng

nông thôn mới

Là khu vực tập trung đông dân cư, nông thôn Việt Nam đóng một vị trí quantrọng trong sự phát triển của đất nước Xuất phát từ tầm quan trọng đó, Đảng vàNhà nước ta luôn chú trọng đầu tư phát triển nông thôn, điều này được thể hiện rõnét trong các chủ trương, chính sách về xây dựng nông thôn mới, trong đó vấn đềQLNN về xây dựng nông thôn mới luôn được quan tâm thực hiện

Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới đã đem lại nhiều kết quảthiết thực: thu nhập của người dân nông thôn năm 2018 so với năm 2013 tăngkhoảng 2,5 lần; hộ nghèo giảm bình quân 1,46%/năm; hạ tầng kinh tế-xã hộinông thôn được đầu tư; chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn theo hướng tíchcực, kinh tế nông thôn có cả công nghiệp, dịch vụ ngay trên địa bàn nông thôn;… Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng khích lệ kể trên, quản lý nhà nướcvề xây dựng nông thôn mới còn có nhiều tồn tại, yếu kém Sự quan tâm thựchiện Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới có nơi, có lúc thiếu sâusát, thiếu thường xuyên và chặt chẽ; nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng được yêucầu, việc sử dụng nguồn lực chưa hiệu quả Có nơi còn ỉ lại vào nguồn lực củaTrung ương, chưa chủ động huy động các nguồn lực xã hội; kết quả đạt đượctrong xây dựng nông thôn mới còn chưa đồng đều, còn khoảng cách quá lớn,quá chênh lệch giữa các địa phương và vùng miền; một số cơ chế, chính sách đãban hành nhưng đi vào cuộc sống còn hạn chế, còn chậm.

Xuất phát từ thực trạng trên, đòi hỏi Nhà nước cần phải tăng cường quản lývề xây dựng nông thôn mới nhằm khắc phục những hạn chế, yếu kém về nông

Trang 23

nghiệp, nông thôn, nông dân thời gian qua nhằm tiến tới hoàn thành những mụctiêu trong Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới.

1.2 CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNGNÔNG THÔN MỚI THỜI KỲ CNH, HĐH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CƠBẢN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.2.1 Chủ trương của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mớithời kỳ CNH, HĐH

1.2.1.1 Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng nói vềxây dựng nông thôn mới

Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác

định:“Xây dựng nông thôn mới ngày càng giàu đẹp, dân chủ, công bằng, văn

minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết cấu hạ tầng kinhtế - xã hội phát triển ngày càng hiện đại”.

1.2.1.2 Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Banchấp hành TW Đảng khóa X về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn”

Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5 tháng 8 năm 2008 của Ban chấp hànhTW Đảng khóa X về “Nông nghiệp - Nông dân - Nông thôn” đã xác định:

- Xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bềnvững, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năngcạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả trước mắt vàlâu dài;

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội hiện đại; cơcấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp với pháttriển nhanh công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn ổnđịnh, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; dân trí được nâng cao, môi trường sinh tháiđược bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng đượctăng cường.

1.2.1.3 Nghị quyết 24/2008/NQ-CP về chương trình hành động củaChính phủ

Trang 24

Nghị quyết 24/2008/NQ-CP đề ra 48 nhiệm vụ, bao gồm: Xây dựng 3chương trình MTQG, trong đó có chương trình MTQG Nông thôn mới và xâydựng 45 chương trình dự án chuyên ngành khác.

* Việc thực hiện: Hầu hết các Bộ, ngành từ TW đến địa phương đã thamgia (Bộ Xây dựng; Bộ Y tế; Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Tài chính; Bộ Nội vụ )

Nhiệm vụ của Chương trình mục tiêu Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới- Xây dựng, tổ chức cuộc sống của dân cư nông thôn theo hướng vănminh, hiện đại, giữ gìn bản sắc văn hoá và môi trường sinh thái.

- Phát triển đồng bộ hệ thống hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn phù hợpvới quy hoạch không gian xây dựng làng (ấp, thôn, bản), xã và quy hoạch pháttriển kinh tế - xã hội của ngành, địa phương; kết hợp giữa hỗ trợ của Nhà nướcvới phát huy nội lực của cộng đồng dân cư nông thôn Nâng cao dân trí, đào tạonguồn nhân lực và tổ chức tốt đời sống văn hoá cơ sở

- Xây dựng các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp với yêu cầu của nềnnông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hoá gồm cả nông nghiệp và phi nôngnghiệp, thực hiện "mỗi làng một nghề".

1.2.1.4 Quyết định 491/QĐ-TTg ngày 16/9/2009 của Thủ tướng Chínhphủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia Nông thôn mới

- Gồm 5 nhóm với 19 tiêu chí – là cụ thể hóa các định tính của Nông thônmới Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020

+ Nhóm 1: Quy hoạch 1 tiêu chí+ Nhóm 2: Hạ tầng kinh tế - xã hội 8 tiêu chí+ Nhóm 3: Kinh tế và tổ chức sản xuất 4 tiêu chí+ Nhóm 4: Văn hóa – Xã hội – Môi trường 4 tiêu chí+ Nhóm 5: Hệ thống chính trị 2 tiêu chí

* Một xã nếu đạt đủ 19 tiêu chí là đạt tiêu chuẩn Nông thôn mới.

- Căn cứ vào Bộ tiêu chí Quốc gia, các Bộ ngành liên quan đều xây dựngquy chuẩn của ngành chủ yếu là các tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình hạtầng, để áp dụng khi xây dựng Nông thôn mới

Trang 25

Ví dụ: Đường giao thông trục xã phải đạt tiêu chuẩn cấp VI đồng bằng:Nền 7 mét, mặt 5 mét, chịu tải được xe 15 tấn.

1.2.1.5 Ban Bí thư TW Đảng có thông báo 238-TB/TW tháng 4 – 2009về việc xây dựng thí điểm mô hình Nông thôn mới

- Mục đích của việc làm thí điểm:

+ Xác định rõ hơn nội dung, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp, cách thứcxây dựng Nông thôn mới; quan hệ trách nhiệm trong chỉ đạo xây dựng Nôngthôn mới của các cấp, các ngành.

+ Có được mô hình thực tế về các xã Nông thôn mới của thời kỳ CNH –HĐH để nhân dân học tập làm theo.

- Chương trình thí điểm làm ở 11 xã thuộc 11 tỉnh đại diện cho các vùngkinh tế - văn hóa của cả nước:

1.2.1.6 Quyết định 800/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt“Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020”

Mục tiêu tổng quát

- Xây dựng nông thôn mới có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội từng bước hiện đại.- Cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệp vớiphát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ.

- Gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch.

- Xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, môi trườngsinh thái được bảo vệ.

- An ninh trật tự được giữ vững, đời sống vật chất và tinh thần của người dânngày càng được nâng cao theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Trang 26

Thời gian, phạm vi ảnh hưởng

- Thời gian thực hiện: từ năm 2010 đến năm 2020.

- Phạm vi: thực hiện trên địa bàn nông thôn của toàn quốc.Nội dung chương trình

- Quy hoạch xây dựng nông thôn mới

- Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội

- Chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập

- Giảm nghèo và an sinh xã hội

- Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nôngthôn

- Phát triển giáo dục - đào tạo ở nông thôn

- Phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe cư dân nông thôn

- Xây dựng đời sống văn hóa, thông tin và truyền thông nông thôn- Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

- Nâng cao chất lượng tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể chính trị - xãhội trên địa bàn

- Giữ vững an ninh, trật tự xã hội nông thônTrách nhiệm của địa phương

- Tổ chức triển khai các chương trình trên địa bàn

- Phân công, phân cấp trách nhiệm của từng cấp và các ban, ngành cùngcấp trong việc tổ chức thực hiện Chương trình theo nguyên tắc tăng cường phâncấp và đề cao tinh thần trách nhiệm cho cơ sở

- Chỉ đạo lồng ghép có hiệu quả các Chương trình, dự án trên địa bàn;thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện chương trình và thựchiện chế độ báo cáo hàng năm.

- Huy động sự tham gia của các tổ chức đoàn thể: đề nghị Ủy ban Trung

ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên tích cực tham giavào thực hiện Chương trình; tiếp tục thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn

Trang 27

kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, bổ sung theo các nội dung mớiphù hợp với chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

1.2.2 Nội dung Bộ tiêu chí về xây dựng nông thôn mới

Chương trình MTQG về xây dựng nông thôn mới là một chương trình tổngthể về phát triển kinh tế - xã hội, chính trị và an ninh – quốc phòng, bao gồm 11nội dung, được quy định trong Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 củaThủ tướng Chính phủ Đó là sự kết hợp thực hiện 19 tiêu chí, hợp thành 5 nhóm,được cụ thể hóa trong Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng

Chính phủ ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới

Sau đó, Chính phủ ban hành Quyết định số 1980/QĐ-TTg Bộ tiêu chí Quốcgia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từngày 01 tháng 12 năm 2016 và thay thế Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Bộ tiêu chí quốcgia về nông thôn mới và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2013của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia vềnông thôn mới.

1 Tiêu chí Quy hoạch và thực hiện quy hoạch

Nghiên cứu, rà soát để bổ sung điều chỉnh quy hoạch nhất là đối với quyhoạch sản xuất để phù hợp với yêu cầu tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp-dịch vụ-tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn xã, để tăng thu nhập bền vững cho người dânvà phát triển môi trường cảnh quan xanh-sạch-đẹp.

2 Tiêu chí giao thông

Đường trục thôn, xóm được cứng hóa đạt chuẩn theo cấp kỹ thuật của Bộ

Giao thông vận tải đạt 100% (Nội dung tiêu chí 2.4, nâng mức tỷ lệ đạt chuẩn

chỉ tiêu chung từ 65% lên 90%) 100% đường ngõ, xóm được cứng hóa (Nộidung tiêu chí 2.3) Tỷ lệ km đường trục chính nội đồng được cứng hóa, xe cơ

giới đi lại thuận tiện đạt tối thiểu 90% (nội dung tiêu chí 2.4, nâng mức tỷ lệ đạt

chuẩn chỉ tiêu chung từ 65% lên 90%).

Trang 28

3 Tiêu chí thủy lợi

Tỷ lệ km kênh mương được quy hoạch cứng hóa do xã quản lý được cứng

hóa đạt tối thiểu 90% (nội dung tiêu chí 3.2, nâng mức tỷ lệ đạt chuẩn chỉ tiêu

chung từ 65% lên 90%).

4 Tiêu chí điện

Hệ thống điện đạt chuẩn, tỷ lệ hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn từ

các nguồn đạt 100% (nội dung tiêu chí 4.2, nâng mức tỷ lệ đạt chuẩn chỉ tiêu

chung từ 98% lên 100%).

5 Tiêu chí trường học

Tỷ lệ trường học các cấp: mần non, mẫu giáo, tiểu học, THCS có cơ sở

vật chất đạt chuẩn quốc gia đạt 100% (nâng mức tỷ lệ đạt chuẩn chỉ tiêu

chung từ 80% lên 100%).

6 Tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa

Nhà văn hóa thôn được trang bị đầy đủ thiết bị đảm bảo nâng cao chất

lượng hoạt động (như hệ thống âm thanh, ánh sáng, phông màn, bàn ghế, sách

báo, các dụng cụ thể thao và các loại nhạc cụ phù hợp)

7 Tiêu chí chợ nông thôn

Thực hiện xây dựng các chợ theo quy hoạch:

Chợ thuộc quy hoạch của thành phố đảm bảo đạt chuẩn theo quy định củaBộ xây dựng

Chợ thuộc xã để đảm bảo phục vụ thiết thực nhu cầu sinh hoạt, sản xuấtcủa người dân trên địa bàn xã hoặc thôn, bản, ấp phải đảm bảo: cứng nền, cómái che kiên cố, có hệ thống vệ sinh, sạch rác và nước thải.

Thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp.

8 Tiêu chí bưu điện

Có đường truyền Internet đến nhà văn hóa xã và nhà văn hóa các thôn,bản, ấp.

Có đài truyền thanh xã và hệ thống loa truyền thanh đến các thôn, bản, ấp

Trang 29

Thường xuyên thực hiện duy tu, bảo dưỡng chống xuống cấp điểm phụcvụ bưu chính viễn thông.

9 Tiêu chí nhà ở dân cư

Không có nhà tạm, dột nát Tỷ lệ hộ có nhà ở đạt tiêu chuẩn Bộ xây dựng

đạt 100% (nâng cấp tỷ lệ đạt chuẩn chỉ tiêu chung từ 80% lên 100%).

10 Tiêu chí thu nhập

Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đến năm 2020 (triệuđồng/người) là đạt ≥ 45 triệu đồng Thu nhập/bình quân/người/năm đảm bảo đạtmức quy định (theo vùng) do Tổng cục Thống kê ban hành.

11 Tiêu chí hộ nghèo

Không còn hộ nghèo (trừ trường hợp thuộc diện bảo trợ xã hội: không có

sức lao động, tàn tật, bệnh hiểm nghèo ) Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều giai đoạn

2016-2020 ≤ 6% và theo quy định từng vùng.

12 Tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên

Tỷ lệ người có việc làm thường xuyên nằm trong độ tuổi lao động đạt

95% (nâng mức tỷ lệ đạt chuẩn chỉ tiêu chung từ ≥90% lên ≥95%)

13 Tiêu chí hình thức tổ chức sản xuất

Xã có hợp tác xã hoạt động theo đúng quy định của Luật Hợp tác xã năm2012 Xã có mô hình liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản chủ lực đảmbảo bền vững.

14 Tiêu chí giáo dục

Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt tối thiểu ≥40% (nâng mức tỷ lệ đạt chuẩn

chỉ tiêu chung từ 35% lên 40%), Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS được tiếp tục

học trung học (phổ thông, bổ túc, trung cấp) đạt chuẩn chung ≥85%.

15 Tiêu chí y tế

Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt tối thiểu ≥ 85% (nâng mức tỷ

lệ đạt chuẩn chỉ tiêu chung từ ≥ 70% lên ≥ 85%, mức tăng bình quân mỗi nămtối thiểu 5%) Xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế.

16 Tiêu chí văn hóa

Trang 30

Tỷ lệ số thôn, bản, ấp đạt tiêu chuẩn làng văn hóa theo quy định của BộVăn hóa-Thể thao-Du lịch đạt ≥ 70%

17 Tiêu chí môi trường

Tỷ lệ số hộ được sử dụng nước sạch hợp vệ sinh theo quy chuẩn quốc gia

đạt tối thiểu 95% (nâng mức tỷ lệ đạt chuẩn chỉ tiêu chung từ 85% lên 95%),

mức tăng bình quân mỗi năm tối thiểu 2%.

Nâng cao chất lượng xử lý rác thải và nước thải, không xả nước thải trựctiếp ra môi trường, nhất là đối với các làng nghề, trang trại phải đảm bảo đạt tiêuchuẩn về môi trường.

≥ 85% số hộ phải có đủ 3 công trình vệ sinh thiết kế (nhà tắm, hố xí, bểchứa nước sinh hoạt)

≥ 70% số hộ chăn nuôi hoặc cơ sở chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảmbảo vệ sinh môi trường.

Tỷ lệ hộ không còn vườn tạp, xanh hóa tường rào đạt tối thiểu 90%.

18 Tiêu chí hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh

Có công chức xã chuyên trách về xây dựng NTM (theo quy định tại

Quyết định số 1996/QĐ-TTg ngày 04/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ)

Cán bộ, công chức xã đạt chuẩn 100% theo quy định

Các tổ chức chính trị-xã hội của xã có Đề án tham gia xây dựng NTM vàmỗi năm đều triển khai thực hiện có kết quả cụ thể.

Tổ chức chính trị-xã hội của xã đạt loại khá trở lên

Đảng bộ, chính quyền xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”

19 Tiêu chí an ninh, trật tự xã hội

Tiếp tục đảm bảo giữ vững an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn xã theo quyđịnh của Bộ Công an.

1.2.3 Những nội dung cơ bản của quản lý nhà nước về xây dựngnông thôn mới

* Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Trang 31

Có thể nói, hiệu quả của QLNN về xây dựng nông thôn mới một phần cơbản phụ thuộc vào công tác tổ chức bộ máy quản lý Do vậy, tổ chức bộ máyQLNN về xây dựng nông thôn mới cũng là một nội dung quan trọng trong quảnlý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Để Chương trình xây dựng nông thôn mới đạt được hiệu quả, bên cạnh việcquản lý của hệ thống cơ quan chuyên trách, Chính phủ còn quyết định việcthành lập bộ máy quản lý điều hành chương trình ở từng cấp Theo quy định tạiThông tư liên tịch số 26/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2013của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Bộ Kế hoạch và Đầu tư – Bộ Tàichính hướng dẫn một số nội dung thực hiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình MTQG về xâydựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và Thông tư liên tịch số51/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều củaThông tư liên tịch số 26/2013/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT-BTC ngày 13/4/2013của Bộ NNPTNT – Bộ KHĐT – Bộ Tài chính hướng dẫn một số nội dung thựchiện Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ vềphê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020,bộ máy quản lý điều hành Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giaiđoạn 2010 – 2020 được thành lập từ Trung ương đến cơ sở gồm:

Ở Trung ương, thành lập BCĐ Trung ương Chương trình MTQG xây dựngnông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 và Bộ phận giúp việc là Văn phòng điềuphối Chương trình.

Ở địa phương, ở mỗi cấp chính quyền lại có quy định thành lập riêng:Cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, thành lập BCĐ Chương trìnhvà Bộ phận giúp việc là Văn phòng điều phối Chương trình.

Cấp thành phố, Thành phố, thành lập BCĐ Chương trình và giao choPhòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (hoặc Phòng Kinh tế) là cơ quanthường trực điều phối, giúp BCĐ thành phố thực hiện Chương trình trên địa bàn.

Trang 32

Cấp xã, thành lập BCĐ Chương trình và BQL dự án (việc thành lập haykhông thành lập BCĐ Chương trình do UBND cấp tỉnh quyết định)

Cấp thôn, bản, ấp, buôn , thành lập Ban Phát triển thôn.

* Ban hành, thực thi hệ thống thể chế, chính sách về xây dựng nông

Đồng thời với việc ban hành hệ thống thể chế, việc ban hành hệ thốngchính sách về xây dựng nông thôn mới cũng đóng một vị trí quan trọng nhằmtăng cường huy động nguồn lực thực hiện Chương trình Các chính sách đối vớixây dựng nông thôn mới gồm: chính sách tín dụng để khuyến khích người dânvay xây dựng nông thôn mới, chính sách thuế, chính sách khuyến khích doanhnghiệp đầu tư xây dựng nông thôn mới, chính sách thu hút cán bộ khoa học – kỹthuật về nông thôn, chính sách liên kết giữa nông dân với nhà khoa học và cácloại hình kinh tế khác ở nông thôn, chính sách hỗ trợ một phần từ Ngân sách nhànước: xác định loại công trình nhà nước hỗ trợ 100%, loại hỗ trợ một phần,chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các địa phương khó khăn không tự cân đối ngânsách, địa bàn đặc biệt khó khăn và những xã làm tốt

* Xây dựng kế hoạch quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới

Trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới cần lập kế hoạch cụthể phù hợp với từng địa phương để đảm bảo việc thực hiện Chương trình hiệuquả và đúng tiến độ Nội dung của hoạt động này, gồm:

- Lập kế hoạch tuyên truyền, vận động thực hiện Chương trình;

- Lập kế hoạch khảo sát, đánh giá thực trạng nông thôn theo 19 tiêu chícủa Bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới; trên cơ sở đó lập quyhoạch, đề án xây dựng nông thôn mới;

Trang 33

- Lập kế hoạch đào tạo cán bộ, công chức;

- Lập kế hoạch huy động nguồn lực cho xây dựng nông thôn mới;

- Xác định lộ trình thực hiện những nội dung trong xây dựng nông thônmới, đảm bảo hoàn thành các tiêu chí theo đúng quy định;

- Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát, đánh giá và báo cáo tình hìnhthực hiện Chương trình.

Trong giai đoạn này, phải xây dựng các dự án làm căn cứ cho việc tổ chứcthực hiện xây dựng nông thôn mới như: Dự án Phát triển hạ tầng kinh tế - xãhội; Dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất và ngành nghề nông thôn; Dự án Đổi mớivà phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả ở nông thôn; Dự án Đàotao, bồi dưỡng nâng cao năng lực cán bô xây dựng nông thôn mới.

* Tổ chức thực hiện xây dựng nông thôn mới

Tổ chức thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới phù hợpvới điều kiện của từng địa phương Căn cứ vào kế hoạch đã xây dựng, cơ quancó thẩm quyền tiến hành tổ chức thực hiện theo kế hoạch, trong quá trình thựchiện, dựa trên tình hình cụ thể trong từng giai đoạn có những thay đổi cho phùhợp, đảm bảo thắng lợi cuối cùng.

* Kiểm tra, giám sát, đánh giá, điều chỉnh công tác xây dựng nôngthôn mới.

Trong quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới, việc tiến hành thanhtra, kiểm tra, báo cáo tình hình xây dựng nông thôn mới để xác định được nhữngviệc đã làm được, những việc sắp hoàn thành và những việc cần phải đôn đốcthực hiện đảm bảo tiến độ thực hiện Chương trình là rất cần thiết.

Nhà nước cần kiểm tra, giám sát việc thực hiện các tiêu chí trong Bộ tiêuchí quốc gia về xây dựng nông thôn mới, đồng thời kiểm tra tiến độ thực hiệncác dự án, công trình thuộc Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới, đảmbảo thực hiện tiến độ Chương trình và đem lại hiệu quả cao nhất.

Từ việc kiểm tra, giám sát, Nhà nước tiến hành đánh giá việc thực hiệnChương trình nhằm xác định lại những hạn chế, những chủ trương, chính sách

Trang 34

không còn phù hợp với tình hình để có những điều chỉnh hợp lý, kịp thời, pháthuy hiệu quả của Chương trình, đảm bảo thực hiện mục tiêu đã đề ra.

1.3 KINH NGHIỆM MỘT SỐ ĐỊA PHƯƠNG TRÊN ĐỊA BÀNTHÀNH PHỐ QUẢNG NGÃI VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XÂYDỰNG NÔNG THÔN MỚI

1.3.1 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ởxã Tịnh Khê, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Tịnh Khê là một trong những xã của thành phố Quảng Ngãi được chọn làmxã điểm xây dựng nông thôn mới Trước khi bước vào xây dựng nông thôn mới,qua khảo sát đánh giá thực trạng nông thôn năm 2013, xã Tịnh Khê đạt 7/19 tiêuchí theo Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới Mặc dù, xuất phát điểm của xãtương đối thấp, tuy nhiên đến năm 2017, xã Tịnh Khê đã về đích nông thôn mớitrước 1 năm so với kế hoạch, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới rõ rệt: Hoànthành công tác lập quy hoạch và đề án xây dựng nông thôn mới; bê tông hóa vàcứng hóa trên 18,5 km đường giao thông nông thôn; kiên cố hóa hơn 8,8 kmkênh mương nội đồng; đầu tư 12,3 km đường dây điện hạ áp để phục vụ hệthống chiếu sáng công cộng; xây dựng mới Trường Mẫu giáo xã Tịnh Khê; xâydựng nhà văn hóa và khu thể thao xã; nâng cấp và xây dựng mới 2 nhà văn hóavà khu thể thao thôn; đầu tư nâng cấp 01 chợ và hệ thống thoát nước; xây dựng37 nhà ở cho hộ chính sách và hộ nghèo; các hoạt động văn hóa, giáo dục, y tếvà bảo vệ môi trường được duy trì đầu tư và quan tâm phát triển; an ninh trật tựxã hội được giữ vững Đặc biệt là đã tạo công việc làm cho lao động nông thôn,95% lao động trong độ tuổi có việc làm thường xuyên, tỷ lệ hộ nghèo giảmxuống dưới 3%; thu nhập bình quân đầu người/năm là 37 triệu đồng/người/năm

UBND xã Tịnh Khê trong xây dựng nông thôn mới luôn coi trọng công táctuyên truyền, vận động, nhờ vậy đã huy động được sức mạnh tổng hợp từ mọinguồn lực của địa phương: đã vận động nhân dân hiến 23.046m2 đất và hàngnghìn ngày công; bên cạnh ngân sách nhà nước, địa phương đã huy động được

Trang 35

3,92 tỷ đồng từ các doanh nghiệp và 4,53 tỷ đồng từ nhân dân cho xây dựng nôngthôn mới.

Việc lựa chọn và xây dựng các mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện địaphương cũng được chú trọng Tịnh Khê đã thực hiện các mô hình trồng trọt,chăn nuôi đạt hiệu quả cao, nổi bật như: Nuôi tôm thẻ chân trắng trên đất cát,nuôi gà thả vườn an toàn sinh học, nuôi cá nước ngọt, đến nay, chính nhờ vàonhững điều đó mà đời sống của người dân được nâng cao, bộ mặt nông thôn cónhiều khởi sắc.

Mặc dù sớm trở thành xã nông thôn mới, song Tịnh Khê vẫn không ngừngđẩy mạnh xây dựng nông thôn mới, nâng cao cả về số lượng và chất lượng cáctiêu chí của địa phương so với Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Trên cơsở đó UBND thành phố Quảng Ngãi đã quyết định chọn Tịnh Khê là 1 trong 3xã tiếp tục thực hiện xây dựng mô hình nông thôn kiểu mẫu Đây chính là điểmsáng để các địa phương khác học hỏi trong quá trình hướng tới thực hiện thànhcông nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới ở địa phương mình.

1.3.2 Kinh nghiệm quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới ởxã Tịnh Châu, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi

Tịnh Châu là một trong những xã điểm xây dựng nông thôn mới của thànhphố Quảng Ngãi Là một xã thuần nông, nằm ở phía Đông Bắc thành phố QuảngNgãi, Tịnh Châu có xuất phát khá thấp, tuy nhiên nhờ những điều kiện thuận lợicũng như sự đồng thuận của nhân dân trong toàn xã, sau 6 năm thực hiệnChương trình xây dựng nông thôn mới (2013 – 2018), Tịnh Châu đã hoàn thành19/19 tiêu chí, công cuộc xây dựng nông thôn mới đã thổi luồng sinh khí mớivào cuộc sống nơi đây, thu nhập của người dân được tăng lên, đời sống nângcao, hệ thống cơ sở hạ tầng được xây dựng, nâng cấp khang trang hơn…

Để có được kết quả đó, UBND xã Tịnh Châu luôn quan tâm đến công tácxây dựng nông thôn mới, trong đó xác định vấn đề quan trọng nhất là phát huyquyền làm chủ của nhân dân, nhân dân được xem là chủ thể xây dựng nông thôn

Trang 36

mới Xã thực hiện tốt phương châm “dân biết, dân bàn, dân kiểm tra, nhân dânlàm, nhà nước hỗ trợ”.

UBND xã Tịnh Châu xác định quan điểm là phải dựa vào Bộ tiêu chí quốcgia xây dựng nông thôn mới để định hướng hành động, là thước đo để đánh giákết quả, căn cứ vào đặc điểm, lợi thế của địa phương và nhu cầu của người dânđể lựa chon nội dung làm trước, nội dung làm sau, việc phân bổ nguồn lực cũngdựa vào nhu cầu thiết thực này

Xã đã thành lập BCĐ xây dựng nông thôn mới, phân công phân nhiệm cụthể từng bộ phận, từng thành viên, nắm bắt tình hình, đặc điểm đời sống nhândân một cách xác thực, đồng thời tranh thủ sự hỗ trợ của ngành chức năng củatỉnh, Thành phố giúp cho việc xây dựng đề án, kế hoạch chi tiết, cụ thể, sát vớiyêu cầu thực tiễn, phù hợp với điều kiện dân trí và các yếu tốt kinh tế - xã hộicủa địa phương Trong quá trình thực hiện, xã Tịnh Châu luôn chú trọng đếnviệc vừa học, vừa làm, vừa rút kinh nghiệm Công tác đào tạo, tập huấn luônđược chú trọng tăng cường Không chỉ qua đào tạo, để hiểu sâu sắc và thực hiệnhiệu quả Chương trình, cán bộ, công chức xã Tịnh Châu luôn nâng cao tinh thầnhọc hỏi các mô hình tiên tiến, các điển hình về xây dựng nông thôn mới XãTịnh Châu thường xuyên đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát công tác xâydựng nông thôn mới, nhờ vậy kịp thời phát hiện các kẻ hở và có hướng điềuchỉnh phù hợp.

Ngoài ra, xã Tịnh Châu cũng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận độngthông qua nhiều hình thức sinh động như thông qua các băng rôn, khẩu hiệu, quacác cuộc thi, hội diễn, thông qua hệ thống loa phát thanh…

1.3.3 Những kinh nghiệm rút ra đối với quản lý nhà nước về xâydựng nông thôn mới

Từ kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới của các địa phương, có thể rút racác bài học kinh nghiệm đối với quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới,cụ thể như sau:

Trang 37

Để tiến hành xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tốt, trước tiên phải làmtốt công tác tuyên truyền, vận động, tạo được sự thống nhất cao về quan điểm,nội dung, phương pháp, cách làm, cơ chế chính sách của Nhà nước về xây dựngnông thôn mới, để cả hệ thống chính trị ở cơ sở và mỗi người dân hiểu rõ, từ đóđồng tâm, chung sức, tự giác, chủ động tham gia

Đi liền với đó, cần coi trọng công tác đào tạo, tập huấn về kiến thức xâydựng nông thôn mới cho đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cán bộ ở cơ sở xã, thôn,những người trực tiếp chỉ đạo thực hiện Đa phần trong giai đoạn đầu, cán bộ,công chức đều lúng túng trong việc triển khai Chương trình, trải qua một thờigian thực hiện, các Bộ, ban, ngành ban hành những văn bản hướng dẫn cụ thểcho từng nội dung, tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trên cơ sở đó, các địaphương tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, tập huấn cho cán bộ, công chứcnhằm đảm bảo Chương trình xây dựng nông thôn mới đem lại hiệu quả cao.

Bên cạnh đó, trên cơ sở mục tiêu, nội dung chung của Chương trình, các cơchế chính sách chung của Nhà nước, mỗi địa phương phải căn cứ vào đặc điểm, lợithế và yêu cầu bức thiết của người dân, cần phát huy dân chủ rộng rãi, tiếp thu ýkiến của nhân dân, có cách làm chủ động, sáng tạo, lựa chọn những nội dung bứcthiết cần làm trước, tranh thủ được các nguồn vốn từ các cấp, của doanh nghiệp,cần tập trung đầu tư vốn, những nội dung không cần vốn có thể làm sau, cách thứchuy động nguồn lực tổng hợp, tạo ra sự liên doanh liên kết với các doanh nghiệp,phân công thực hiện cho các tổ chức trong hệ thống chính trị phù hợp với điềukiện và đặc điểm cụ thể của từng xã, không rập khuôn, máy móc.

Cần phải đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực cho xây dựng nôngthôn mới Xây dựng nông thôn mới là một chương trình lớn, đòi hỏi nguồn vốnrất lớn và thời gian lâu dài, do đó, để đảm bảo Chương trình hiệu quả, cần có sựhuy động nguồn lực tổng hợp

Trang 38

Những đặc điểm về tự nhiên, kinh tế, xã hội của xã Tịnh Hòa như đã nêu ởtrên có tác động vô cùng to lớn đối với quản lý nhà nước về xây dựng nông thônmới trên địa bàn.

Với lợi thế là xã tiếp giáp với địa bàn nhiều huyện, có trục lộ 24B chạy quađịa bàn, có sông Bài Ca thông ra cửa biển Sa Kỳ, cho nên việc đi lại, trao đổi,mua bán hàng hóa, phát triển nuôi trồng thủy sản, dịch vụ hậu cần nghề cá tươngđối thuận lợi, đây cũng là lợi thế lớn để xã có thể phát triển về thương mại, dịchvụ, sản phẩm nông – ngư nghiệp do người dân sản xuất có đầu ra dễ dàng hơn,việc tiếp cận công nghệ thông tin cũng như cập nhật các tiến bộ về khoa học đểứng dụng vào sản xuất của người dân cũng tương đối dễ dàng.

Địa hình tương đối bằng phẳng, thiên nhiên ưu ái về khí hậu tương đối mátmẻ, hệ thống sông kênh mương phân bố đều khắp địa bản xã, góp phần điều tiết

Ngày đăng: 27/05/2024, 11:30