Chương 2 khách thể thẩm mỹ

7 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chương 2  khách thể thẩm mỹ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KHÁCH THỂ THẨM MỸ 1. Cái đẹp 1.1. Bản chất thẩm mỹ của cái đẹp - Cái đẹp là một phạm trù cơ bản, trung tâm của mỹ học, phản ánh giá trị thẩm mỹ tích cực của các sự vật hiện tượng thuộc hiện thực và tác phẩm nghệ thuật được xem là hài hòa thẩm mỹ, hoàn thiện thẩm mỹ, đem lại cho con người sự yêu thích thẩm mỹ trong sáng, tươi vui, kích thích khả năng tự nhận thức và tự sáng tạo của con người vì những mục tiêu nhân văn.

Trang 1

Chương 2

KHÁCH THỂ THẨM MỸ1 Cái đẹp

1.1 Bản chất thẩm mỹ của cái đẹp

- Cái đẹp là một phạm trù cơ bản, trung tâm của mỹ học, phản ánh giátrị thẩm mỹ tích cực của các sự vật hiện tượng thuộc hiện thực và tác phẩmnghệ thuật được xem là hài hòa thẩm mỹ, hoàn thiện thẩm mỹ, đem lại chocon người sự yêu thích thẩm mỹ trong sáng, tươi vui, kích thích khả năng tựnhận thức và tự sáng tạo của con người vì những mục tiêu nhân văn.

- Bản chất của cái đẹp là sự thống nhất biện chứng giữa hai nhân tốkhách quan và chủ quan

+ Cái đẹp có tính khách quan: một sự vật, hiện tượng có kích thước,âm thanh, màu sắc, cấu trúc hài hòa, cân đối thì luôn có khả năng gợi lên ởcon người ý niệm về cái đẹp

+ Bản chất cái đẹp còn gắn liền với ý thức chủ quan của con người vìkhông phải cái gì phù hợp với quy luật, hài hòa cân đối đều có được sựthống nhất ở mọi người về sự đánh giá về cái đẹp Có những con người hìnhthức bề ngoài không đẹp nhưng tâm hồn cao thượng, nhân hậu vẫn được coilà hiện thân của cái đẹp

- Cái đẹp trong xã hội có giai cấp cũng mang tính giai cấp: giai cấp

tiến bộ thường hướng đến những chuẩn mực gắn liền với sự phát triển Giaicấp đã hết sứ mệnh lịch sử thường hay đề cao những gò bó, lỗi thời, kìmhãm cái mới.

- Cái đẹp mang tính dân tộc: văn hóa khác nhau, quan niệm về cái đẹp

cũng khác nhau Bởi vậy, trong thời đại hiện nay, việc đánh giá, sáng tạo cáiđẹp rất cần kết hợp chặt chẽ giữa tính bản sắc truyền thống và tính hiện đại,tính dân tộc và nhân loại.

- Ngoài tính dân tộc, tính giai cấp, cái đẹp còn mang tính nhân loại:

đó là sự vượt lên trên những tính đặc thù, bộ phận, điều kiện, tức thực hiệnnhững quy chuẩn chung cho mọi dân tộc, mọi giai cấp

Trang 2

1.2 Các hình thức biểu hiện của cái đẹp.

- Cái đẹp trong tự nhiên

+ Do tạo hóa tạo ra, tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý muốnchủ quan của con người.

+ Gồm thế giới vô sinh (sông núi, biển, trời…) và thế giới hữu sinh(cây cối, động vật, vẻ đẹp tự nhiên của con người)

- Cái đẹp trong xã hội

+ Do con người tạo ra trong hoạt động thực tiễn: các giá trị văn hóa vậtthể và phi vật thể

+ Cái đẹp trong lao động sản xuất: con người tạo ra những sản phẩmvừa có giá trị sử dụng vừa có giá trị thẩm mỹ tích cực đối với xã hội.

+ Cái đẹp trong các quan hệ xã hội: giá trị công bằng, tự do, dân chủ,bác ái, văn minh.

- Cái đẹp trong nghệ thuật

+ Cái đẹp trong nghệ thuật là một sản phẩm đặc biệt do nghệ sĩ sángtạo ra Cái đẹp trong nghệ thuật và cái đẹp trong cuộc sống không hề đối lập

nhau Mối quan hệ cơ bản của nó là quan hệ giữa cái được phản ánh (cái đẹpngoài cuộc sống) và cái phản ánh, tức là nghệ thuật

+ Nét đặc trưng của cái đẹp trong nghệ thuật là tính điển hình của nó.

Trong số vô vàng những hiện tượng, những thuộc tính đẹp ngoài cuộc sống,nghệ sĩ rút ra những mặt khái quát nhất, tập trung và ưu đẳng nhất Vì thế,cái đẹp trong nghệ thuật chứa đựng những nét chủ yếu và đặc sắc của cáiđẹp khách quan ngoài cuộc sống

+ Trong nghệ thuật, nghệ sĩ không dùng khái niệm để truyền đạt cái

đẹp, mà biểu hiện cái đẹp bằng những biểu tượng toàn vẹn, cụ thể, nên thơ,có thể cảm quan được.

+ Cái đẹp trong nghệ thuật có sự thống nhất biện chứng giữa nộidung đẹp và hình thức đẹp Vấn đề nội dung đẹp là một vấn đề phức tạp,

nhưng ngắn gọn nhất có thể nói, đó là nội dung của lý tưởng sống có thểxâm nhập đến tận cùng tâm hồn con người, góp phần định hướng hành độngcon người.

(Có thể nói rằng ước lệ là một hình thái thông tin đặc biệt của cái đẹptrong nghệ thuật Phương thức ước lệ của cái đẹp trong nghệ thuật giống như

Trang 3

phương thức lấy tấm gương thu gọn cả bầu trời; nghĩa là lấy cái hữu hạn,điển hình để nói cái vô hạn)

Bác Hồ thanh thản, dù thân thể đang bị giam hãm:Trong tù không rượu cũng không hoa

Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờNgười ngắm trăng soi ngoài cửu sổTrăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.

Tất cả đều qua khung cửa nhỏ, tất nhiên khuôn cửa đó không còn làkhuôn cửa gỗ, hay khuôn cửa sắt, mà là cái ánh mắt mỹ cảm được đặt ở nơiđó khiến trí tưởng tượng kỳ diệu của chúng ta nhờ hình tượng nghệ thuật màgiao hòa với muôn cảnh đẹp trên đời.

>Nghệ thuật đẹp là nghệ thuật biết làm ta kinh ngạc, và đi từ bất ngờnày đến bất ngờ khác Cái đẹp trong nghệ thuật kỳ diệu khôn tả, nó có tácdụng chống lại sự đơn điệu, nhàm chán, nó đổi mới cuộc sống, màu sắc tìnhcảm của chúng ta, làm cho ta có năng lực cảm thụ mọi khía cạnh, mọi sắc độcủa tự nhiên và con người.

* Giá trị thẩm mỹ tích cực của cái đẹp ?

2 Cái cao cả

2.1 Bản chất thẩm mỹ của cái cao cả

- Cái cao cả là một phẩm chất thẩm mỹ khách quan của những sự vật,hiện tượng, con người… có tầm vóc và sức mạnh to lớn, phi thường gây nênở con người những cảm xúc choáng ngợp, tình cảm ngưỡng mộ, thán phục,khơi dậy ở con người ý chí, khát vọng vượt qua những khó khăn, thử tháchđể vươn tới những đỉnh cao.

- Xét từ phía khách thể: cái cao cả là một phẩm chất thẩm mỹ tồn tạitrong những sự vật, hiện tượng to lớn, phi thường, có quy mô vượt hẳnnhững cái bình thường.

+ Những cái to lớn, phi thường về số lượng, thể tích như: núi cao sừngsững, biển rộng mênh mông, vực sâu hun hút, thảo nguyên bát ngát…

+ Những biểu hiện to lớn, phi thường về sức mạnh, về tinh thần khíphách: các vĩ nhân, lãnh tụ kiệt xuất, các nhân vật anh hùng…

Trang 4

+ Những sự vật, hiện tượng vừa to lớn, đồ sộ tầm vóc, vừa chứa đựngsức mạnh phi thường: bão tố, núi lửa, sóng thần… hay các phong trào cáchmạng như vũ bão của quần chúng.

- Xét từ phía chủ thể: cái cao cả có khả năng gây nên ở con ngườinhững cảm xúc thẩm mỹ

+ Ban đầu khi mới tiếp xúc, chúng ta thường có cảm giác choángngợp, bối rối (cảm xúc tiêu cực)

+ Tiếp theo là tình cảm ngưỡng mộ, thán phục, kính trọng

+ Ngay sau đó là cảm giác say mê, thích thú, khát khao muốn đượcchiếm lĩnh, chinh phục đối tượng.

Ví dụ: Như là cuộc cách mạng có ý nghĩa to lớn trong lịch sử nhânloại đã hiện thực hóa lý tưởng chống áp bức, bóc lột, xây dựng một xã hộiđẹp đẽ của nhân loại Chiến thắng Điện Biên Phủ của nhân dân ta được coilà một hiện tượng thẩm mỹ cao cả Chủ nghĩa anh hùng của nhân dân ViệtNam được tôn vinh là một hiện tượng cao cả, bởi vì nó bắt nguồn từ mộthiện tượng thẩm mỹ to lớn trong cuộc đấu tranh giữa một bên là kẻ thù xâmlược, một bên là nhân dân kiên cường, bất khuất, đấu tranh quyết giữ nềnđộc lập của tổ quốc Bản chất thẩm mỹ của nó làm rung động con tim củahàng triệu người yên nước của thời đại

Hoạt động cách mạng của Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã tạo nên bản chấtthẩm mỹ cao cả, cái cao cả của Chủ tịch gắn liền với quê hương đất nước.Bản chất thẩm mỹ này đã khơi nguồn cảm xúc cho những tác phẩm nhệthuật mang màu sắc anh hùng ca của thời đại.

2.2 Các hình thức biểu hiện của cái cao cả

- Cái cao cả trong tự nhiên

+ Tồn tại trong những thuộc tính thẩm mỹ khách quan của những sựvật, hiện tượng có tầm vóc to lớn đồ sộ: trời cao lồng lộng, biển rộng mênhmông, sông cuồn cuộn chảy…

+ Chứa đựng những sức mạnh khổng lồ, bí ẩn+ Gợi cho con người khả năng chinh phục tự nhiên

- Cái cao cả trong xã hội

Trang 5

+ Cái cao cả trong xã hội rất phong phú thể hiện khả năng và ý chí phithường của con người trong chinh phục tự nhiên và đấu tranh xã hội

+ Các công trình vĩ đại của con người: Vạn lý Trường thành, Kim tựtháp

+ Các cuộc khởi nghĩa, các cuộc cách mạng…, các vĩ nhân…

- Cái cao cả trong nghệ thuật

+ Phản ánh cái cao cả vốn có của hiện thực, của cuộc sống

+ Cái cao cả là một đối tượng phản ánh quan trọng của văn học mà tậptrung nhất là ở thể loại anh hùng ca Nhân vật trung tâm của thể loại này lànhững anh hùng, họ là những con người hoàn thiện hoàn mỹ, hy sinh quênmình vì hạnh phúc, lợi ích của cộng đồng, nhân dân: Thánh Gióng, ĐamSan…

+ Tạo ra sức mạnh cảm hóa to lớn đối với người đọc, có ý nghĩa giáodục, thẩm mỹ, nhận thức hết sức sâu sắc, mãnh liệt.

* Ý nghĩa giáo dục to lớn của cái cao cả đối với con người ?

3 Cái bi

3.1 Bản chất thẩm mỹ của cái bi

- Cái bi là một hiện tượng thẩm mỹ đặc biệt, chỉ tồn tại trong xã hội

loài người và trong con người xã hội.

- Cái bi thường gắn liền với sự thương xót, sự ảm đạm, thống khổ và

bất hạnh hay các tình cảm éo le, nhưng bản chất thẩm mỹ của cái bi khôngđồng nhất với cái bi quan.

- Cái bi là một phạm trù cơ bản của mỹ học, phản ánh các giá trị thẩm

mỹ tích cực của con người đấu tranh cho những mục đích, lý tưởng nhânvăn, nhân đạo đã bị thất bại trước các lực lượng đối lập.

3.2 Cái bi trong cuộc sống và trong nghệ thuật

- Cái bi trong cuộc sống: hết sức đa dạng, nhiều vẻ

+ Cái bi do thất bại của con người trong cuộc chinh phục thiên nhiên+ Cái bi của những vĩ nhân do những tình huống ngẫu nhiên, bất ngờmà năng lực to lớn bị lãng phí, khát vọng cao cả bị bỏ dở (Nguyễn Trãi…)

Trang 6

+ Cái bi do sự hy sinh của chân lý lẽ phải trong cuộc sống với nhữngthế lực phi lý, tàn bạo

+ Cái bi do những xung đột tôn giáo, sắc tộc…- Cái bi trong nghệ thuật

+ Cái bi trong nghệ thuật được biểu hiện tập trung nhất, điển hình nhất,có mặt trong hầu hết các loại hình nghệ thuật nhưng tiêu biểu là trong thểloại bi kịch.

+ Cái bi trong nghệ thuật là hình ảnh về cái bi trong cuộc sống, nhưngkhông phải cái bi nào của cuộc sống cũng đều trở thành cái bi trong nghệthuật Nghệ thuật chỉ phản ánh cái bi ở dạng “thuần túy” điển hình và mẫumực nhất, Cái bi trong nghệ thuật phản ánh cuộc đấu tranh của cái đẹpchống cái xấu.

- Giá trị thẩm mỹ tích cực của cái bi trong nghệ thuật là đem lại chocon người sự giáo dục thẩm mỹ rất sâu sắc.

+ Bồi dưỡng tình cảm thẩm mỹ: làm cho trái tim nhạy cảm hơn, conngười biết khóc, biết đau khổ, biết căm giận, làm cho tâm hồn trong sạchhơn hoàn thiện hơn.

+ Nâng cao năng lực nhận thức thẩm mỹ: thông qua việc mô tả cái chếtđể giúp con người phát hiện ra bản chất, ý nghĩa cuộc sống, phân biệt vàhình dung rõ nét về cái đẹp cái cao cả cũng như về cái xấu xa, thấp hèn.

4 Cái hài

4.1 Bản chất thẩm mỹ của cái hài

- Cái hài là một hiện thượng thẩm mỹ khách quan, mang ý nghĩa xã hộisâu sắc Đó là những cái xấu đội lốt cái đẹp, bị phát hiện bất ngờ và gây ratiếng cười tích cực, phê phán cái xấu dưới ánh sáng của một lý tưởng thẩmmỹ tiến bộ.

- Cái hài trước hết phải là cái xấu thuộc về đạo đức, về đời sống, về lýtưởng như tính xu nịnh, tính ăn tham, tính gia trưởng, nói dối…tồn tại trongtừng con người và trong cả xã hội lạc hậu.

- Cái hài là cái xấu đội lốt cái đẹp, ví dụ 1 người dốt mà ra vẻ hay chữ

4.2 Cái hài trong cuộc sống và trong nghệ thuật

Trang 7

- Cái hài trong cuộc sống: nảy sinh trong cuộc đối đầu giữa cái đẹp vàcái xấu

+ Con người vẫn còn thói hư tật xấu, nhưng cố che đậy, tỏ ra là tốt đẹp+ Xã hội vẫn còn những cái cũ kỹ lạc hậu mà vẫn cố đeo bám chưachịu nhường chỗ cho cái mới.

+ Cái bi và cái hài vẫn đi đồng hành cùng con người khi những cơ sởtrên tồn tại.

- Cái hài trong nghệ thuật:

+ Là sự phản ánh cái hài trong cuộc sống nhưng ở dạng tiêu biểu, tinhtúy và ổn định hơn Trừ kiến trúc, trong hầu hết các loại hình nghệ thuật đềucó thể loại hài.

+ Cái hài trong nghệ thuật có sức tác động rất mạnh mẽ đối với dư luậnxã hội vì việc cảm thụ cái hài trong nghệ thuật thường mang tính tập thể,công khai (nhất là các tác phẩm điện ảnh xuất xắc).

+ Cái hài trong các tác phẩm nghệ thuật luôn có tính thời sự.

+ Cái hài trong nghệ thuật có khả năng to lớn trong việc kích thíchkhông khí phê bình của xã hội theo hướng tích cực Có thể nói cái hài nghệthuật là biểu hiện của mức độ dân chủ - sức sống và trình độ văn minh củaxã hội.

+ Cái hài trong nghệ thuật tập trung hơn ở thể loại hài kịch Trong hàikịch, mâu thuẫn bao giờ cũng được đẩy đến mức độ xung đột căng thẳnggay gắt, cái xấu bị bóc trần một cách quyết liệt và triệt để.

Ngày đăng: 26/05/2024, 22:20

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan