Kinh Doanh - Tiếp Thị - Báo cáo khoa học, luận văn tiến sĩ, luận văn thạc sĩ, nghiên cứu - Kinh tế ĨẠP CHÍ CÔNG THIÍONG QUY ĐỊNH VỀ ưu ĐÃI, Hỗ TRỢ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ KHI ỨNG DỤNG CHUYEN Đổi sô TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIÊN Đổi KHÍ HẬU NGUYỀN ANH THƯ - VÕ HOÀNG YẾN TÓM TẮT: Việc khuyến khích ứng dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật trong sản xuất, kinh doanh nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu được xem là vấn đề then chốt. Tuy nhiên, các quy định về ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp khoa học công nghệ ứng dụng chuyển đổi số trong ứng phó với biến đổi khí hậu còn bất cập và đặc biệt khâu thực thi còn gặp nhiều khó khăn. Do đó, bài viết sẽ đề cập đến các hình thức ưu đãi, hỗ trợ khi chuyển đổi số trong ứng phó với biến đổi khí hậu, để đưa ra định hướng hoàn thiện pháp luật phù hợp với những yêu cầu của thực tiễn đồng thời đạt được mục tiêu phát triển bền vững của đất nước. Từ khóa: ưu đãi, hỗ trợ, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khí hậu, doanh nghiệp khoa học công nghệ. 1. Thực trạng và lợi ích của chuyển đổi số trong ứng phó với biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng toàn cầu. Việt Nam là một trong sáu nước trên thế giới chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu. Tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung của Liên Hợp Quốc vềBiến đổi khí hậu lần thứ 26, Việt Nam đã cam kết đưa mức phát thải ròng về “0” vào giữa thế kỷ - năm 2050. Vì thế, Việt Nam xác định đoàn kết ứng phó biến đổi khí hậu, phục hồi tự nhiên là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết sách. Quyết tâm này đã được minh định rõ ràng trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam, đặc biệt phải kể đến Nghị quyết số 52NQ-TW của Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu “hoàn thành xây dựng Chính phủ số vào năm 2030”. Cho nên, chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp khoa học và công nghệ tại Việt Nam. Nhận thức được vấn đề trên, ngành Tài nguyên và Môi trường đã tích cực đẩy mạnh chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả trong quản lý, khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, thân thiện với môi trường. Nhiều cơ sở dữ liệu về tài nguyên và môi 12 số 23 - Tháng 1Ũ2Q22 LUẬT trường đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thực hiện từ năm 2021 đem lại hiệu quả cao, như: triển khai xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu nền địa lý quốc gia, bản đồ địa hình quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi trường; cơ sở dữ liệu liên ngành đồng bằng sông Cửu Long phục vụ phát triển bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu (Anh, 2022). Bên cạnh đó, các tỉnh, thành trong cả nước cũng đã rất phấn đấu để đạt được những thành tựu nhất định trong công cuộc chuyển đổi số nhằm ứng phó biến đổi khí hậu, điển hình như hệ thống giám sát, cảnh báo sớm nguồn nước, môi trường không khí, xây dựng bản đồ WebGIS, trang bị hệ thông đo mưa, giám sát mực nước tự động, giám sát cháy rừng,... của Đà Nấng; hệ thông quan trắc và cảnh báo xâm nhập mặn tự động ở cống Nàng Âm thuộc xã Trung Thành Đông, Vũng Liêm, Vĩnh Long; hệ sinh thái nông nghiệp số kết hợp ứng dụng điện thoại di động thông minh giúp quản lý nông nghiệp số và phát triển kinh tế nông nghiệp sốtrong hội thảo Chuyển đổi số trong ứng phó hạn mặn tại đồng bằng sông Cửu Long do Viện Nghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học cần Thơ phôi hợp với Tập đoàn Mỹ Lan tổ chức tại Trà Vinh (Hòa, 2022). Ớ Việt Nam, hai nhóm đối tượng chính tiên phong trong ứng dụng chuyển đổi số là các cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp khoa học và công nghệ, trong đó doanh nghiệp khoa học và công nghệ đã và đang khẳng định được vai trò trong việc nghiên cứu, thúc đẩy phát triển chuyển đổi số mạnh mẽ nhất. Trách nhiệm của doanh nghiệp trong ứng phó với biến đổi khí hậu bao gồm các nội dung chủ yếu như quản lý chất thải gây hiệu ứng nhà kính hoặc thủng tầng ozone, xây dựng cơ sở dữ liệu về môi trường cấp quốc gia thông qua nghiên cứu phát triển công nghệ và đầu tư vào các hoạt động giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi khí hậu hay các chủ trương điều tiết thông qua chính sách thuế, các ưu đãi hỗ trợ... Những lĩnh vực đầy hứa hẹn gồm năng lượng tái tạo; đô thị thông minh, thân thiện với hệ sinh thái và người dân; nông nghiệp thông minh; công trình và giải pháp giám sát, dự đoán hoặc tăng khả năng thích nghi với các biến đổi cực đoan của khí hậu,... Đây là những nội dung quan trọng để giải quyết các vân đề liên quan đến biến đổi khí hậu, cũng như công cuộc chuyển đổi số toàn diện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đạt được điều đó cần nhiều yếu tố, trong đó, không thể không kể đến các ưu đãi, hỗ trợ cho hoạt động chuyển đổi số trong các lĩnh vực cũng như trong ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần giúp các doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thêm động lực để phát triển lâu dài và bền vững. Khung pháp lý về ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp khoa học và công nghệ về bảo vệ môi trường nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng đã được xây dựng, nhằm hiện thực hóa sự quan tâm của Đảng và Nhà nước dành cho các doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực biến đổi khí hậu. 2. Nội dung quy định về líu đãi, hỗ trự đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ khi chuyển đổi số trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu 2.1. Đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ Đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tiên được kể đến là các loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp, đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ còn có các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Ngoài ra, với lĩnh vực ứng phó biến đổi khí hậu, nhóm chủ thể được hưởng ưu đãi, hỗ trợ còn được xác định một cách chi tiết trong Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định số 082022NĐ-CP, cụ thể gồm: cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết hợp thu hồi năng lượng, công nghệ tiết kiệm năng lượng được đánh giá hoặc thẩm định hoặc có ý kiến theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ; cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt; đồng xử lý chất thải rắn sinh hoạt; dịch vụ quan trắc SỐ23-Tháng 102022 13 TẠP CHÍ CÔNG THƯƠNG môi trường xung quanh; sản xuất năng lượng sạch; năng lượng tái tạo; thiết bị quan trắc môi trường; sản xuất, cung cấp thiết bị xử lý nước thải sinh hoạt tại chỗ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ gia đình; sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận Nhãn sinh thái Việt Nam; sản phẩm được sản xuất từ hoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các quy định của pháp luật chất lượng sản phẩm hàng hóa; sản xuất phương tiện giao thông công cộng, trừ phương tiện giao thông công cộng sử dụng dầu; sản xuất phương tiện giao thông sử dụng điện, năng lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát thải thấp hoặc không phát thải; dịch vụ vận tải công cộng sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sạch, nhiên liệu tái tạo. 2.2. Các hình thức lũi đãi, hỗ trợ 2.2.1. ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư và tín dụng Nghị định số 132019NĐ-CP quy định doanh nghiệp khoa học công nghệ có thể nhận được hỗ trợ từ các Quỹ lớn của cơ quan nhà nước Việt Nam quản lý như Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ Bảo lãnh tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừahay Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam và kể cả từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam với việc hỗ trợ vốn, bảo lãnh vay vốn, hỗ trợ lãi suất vay ưu đãi tối đa không quá 50 mức lãi suất tín dụng đầu tư của nhà nước do cơ quan có thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng mức vay vốn không quá 70 tổng mức đầu tư xây dựng công trình. Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định doanh nghiệp khoa học công nghệ chuyển đổi số có dự án đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậu còn được cấp tín dụng xanh hoặc phát hành trái phiếu xanh để đa dạng hóa nguồn vốn cho các hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu góp phần bảo vệ môi trường. 2.2.2. ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp Miễn, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp được chia thành hai nhóm là dự án đầu tư mới và dự án đầu tư mở rộng với mức ưu đãi về thuế suất cũng như thời gian được miễn, giảm thuế rất đa dạng, phong phú tùy theo lĩnh vực đầu tư, khu vực đầu tư và vốn đầu tư. Trong đó, doanh nghiệp khoa học công nghệ đang thành lập dự án mới liên quan đến khoa học công nghệ và đặc biệt là thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường bao gồm: sản xuất thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải sẽ được hưởng thuế suất 10 trong thời gian 15 năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50 sô'''' thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo. Ngoài ra, còn được hưởng thêm các ưu đãi về các loại thuế khác như thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và các loại phí và lệ phí theo quy định. 2.2.3. Hỗ trợ về đất đai Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình bảo vệ môi trường được hưởng hỗ trợ về đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng như: Nhà nước ưu tiên bố trí quỹ đất gắn với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật (đường giao thông, điện, cấp thoát nước, thông tin liên lạc, năng lượng) sẵn có ngoài phạm vi dự án nôi với hệ thống hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực không thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất. Trường hợp Nhà nước không bố trí được quỹ đất gắn với các công trình, hạng mục công trình hạ tầng kỹ thuật sẵn có ngoài phạm vi dự án nối với hệ thông hạ tầng kỹ thuật chung của khu vực, chủ đầu tư dự án được hưởng chính sách như hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luật về đ...
Trang 1QUY ĐỊNH VỀ ưu ĐÃI, Hỗ TRỢ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ
KHI ỨNG DỤNG CHUYEN Đổi sô TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIÊN Đổi KHÍ HẬU
• NGUYỀN ANH THƯ - VÕ HOÀNG YẾN
TÓM TẮT:
Việckhuyến khích ứng dụng các tiến bộ của khoahọc kĩ thuật trong sảnxuất, kinh doanh
nhằmứngphó vớibiếnđổi khí hậuđược xem là vấn đề thenchốt Tuy nhiên, các quyđịnh về ưu
đãi hỗtrợ doanh nghiệpkhoa học công nghệ ứng dụng chuyển đổi số trongứngphóvớibiếnđổi
khí hậu còn bất cậpvà đặcbiệtkhâuthực thi còn gặpnhiềukhó khăn.Dođó, bài viếtsẽđềcập đến cáchình thức ưuđãi, hỗ trợ khichuyểnđổisố trong ứng phó vớibiếnđổi khí hậu, để đưa ra
định hướnghoàn thiện pháp luật phù hợpvới những yêucầu củathực tiễn đồng thờiđạt được
mục tiêu phát triển bền vững của đất nước
Từ khóa: ưu đãi, hỗ trợ, chuyển đổi số, ứng phó biến đổi khíhậu, doanh nghiệp khoa học công nghệ
1 Thực trạng và lợi ích của chuyển đổi số
trong ứng phó với biến đổi khí hậu
Biến đổi khí hậu là thách thức nghiêm trọng
toàn cầu Việt Nam là một trong sáunước trên thế
giới chịuảnh hưởng lớn nhất dobiến đổi khí hậu
Tại Hội nghị các Bên tham gia Công ước Khung
của Liên Hợp QuốcvềBiến đổi khí hậu lần thứ 26,
Việt Namđã cam kết đưa mức phát thải ròng về
“0” vào giữa thếkỷ -năm 2050 Vì thế, Việt Nam
xác định đoàn kết ứng phó biến đổi khí hậu, phục
hồi tự nhiên là ưu tiên cao nhất trong mọi quyết
sách Quyết tâm này đã được minh định rõ ràng
trong cácvăn kiện của Đảng Cộng sảnViệt Nam,
đặc biệt phải kể đếnNghịquyết số 52/NQ-TWcủa
Bộ Chính trị đã đặt ra mục tiêu “hoàn thành xây
dựng Chính phủ số vào năm 2030” Cho nên, chuyển đổi số là một trong những mục tiêu được
quan tâmhàng đầu củacácdoanh nghiệp khoahọc
và công nghệtại Việt Nam Nhận thức được vấn đề
trên, ngành Tàinguyênvà Môi trường đã tích cực đẩy mạnhchuyển đổi số, nâng caohiệu quả trong
quản lý, khai thác bềnvữngtàinguyênthiênnhiên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đadạngsinh học, chủ
độngứng phó với biến đổi khí hậu, xây dựng nền
kinhtếxanh, kinh tế tuầnhoàn, thân thiện với môi
trường Nhiều cơ sở dữ liệuvề tài nguyên và môi
Trang 2trường đãđược Bộ Tài nguyên và Môitrường triển
khai thực hiện từnăm 2021 đem lại hiệuquả cao,
như: triển khai xây dựng, hoàn thiệncơ sở dữ liệu
nềnđịa lý quốc gia, bản đồ địahìnhquốc gia;cơ sở
dữ liệu quốc gia về quan trắc tài nguyên và môi
trường; cơ sở dữ liệu liên ngành đồng bằng sông
Cửu Long phục vụ pháttriểnbềnvữngvà thíchứng
vớibiến đổi khí hậu (Anh, 2022)
Bên cạnh đó, các tỉnh,thànhtrongcả nước cũng
đã rất phấn đấu để đạt được những thànhtựu nhất
định trong công cuộc chuyển đổi số nhằm ứngphó
biến đổi khí hậu, điểnhìnhnhư hệ thống giám sát,
cảnh báo sớm nguồn nước, môi trường không khí,
xây dựng bản đồ WebGIS, trang bị hệ thông đo
mưa, giám sát mực nước tự động, giám sát cháy
rừng, của Đà Nấng; hệ thông quan trắc và cảnh
báo xâm nhập mặn tự động ở cống Nàng Âmthuộc
xãTrung ThànhĐông,Vũng Liêm,VĩnhLong; hệ
sinh thái nông nghiệp sốkết hợp ứng dụng điện
thoạidiđộng thông minh giúp quản lý nông nghiệp
sốvà phát triển kinh tế nông nghiệp sốtrong hội
thảo Chuyển đổi số trongứng phóhạn mặn tại đồng
bằng sông CửuLong do Viện Nghiên cứu biến đổi
khíhậu, Trường Đại học cầnThơphôihợpvới Tập
đoàn Mỹ Lan tổ chức tại Trà Vinh(Hòa, 2022)
Ớ Việt Nam, hai nhóm đối tượng chính tiên
phong trong ứng dụngchuyển đổi số là cáccơquan
nhà nước và các doanh nghiệp khoa học và công
nghệ, trong đó doanh nghiệp khoa học và công
nghệđãvàđang khẳng định đượcvaitrò trong việc
nghiên cứu,thúc đẩy pháttriển chuyển đổisố mạnh
mẽ nhất.Tráchnhiệm của doanhnghiệp trong ứng
phó vớibiếnđổi khí hậu bao gồm các nộidung chủ
yếu như quản lý chất thải gây hiệu ứng nhà kính
hoặcthủngtầng ozone, xây dựng cơ sở dữ liệuvề
môi trườngcấp quốc gia thông qua nghiên cứuphát
triển công nghệvà đầu tư vào các hoạt động giảm
nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến đổi
khí hậu hay các chủ trương điều tiết thông qua
chính sách thuế, các ưu đãi hỗ trợ Nhữnglĩnh vực
đầy hứa hẹngồm năng lượng tái tạo; đô thị thông
minh, thân thiện với hệ sinh thái và người dân;
nông nghiệp thông minh; công trình và giải pháp
giám sát, dự đoán hoặc tăng khả năng thích nghi với các biến đổi cực đoan của khí hậu, Đây là nhữngnội dung quan trọngđểgiảiquyết các vân đề liên quan đếnbiếnđổi khí hậu, cũngnhư côngcuộc chuyển đổi số toàn diện trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội ở nước tatrong giai đoạn hiện nay
Đạt được điều đó cầnnhiều yếu tố, trong đó, không thể không kểđến các ưu đãi, hỗ trợcho hoạt động chuyển đổi số trong cáclĩnh vực cũng như trongứng phó với biến đổikhí hậu,góp phầngiúp các doanh nghiệp khoa học và công nghệ có thêmđộng lực để
phát triển lâu dàivà bền vững Khung pháp lý về
ưu đãi, hỗ trợ các doanh nghiệp khoahọcvà công
nghệvề bảo vệ môi trường nói chung và ứng phó
với biến đổi khí hậu nói riêng đã được xây dựng, nhằm hiện thực hóasự quantâm của Đảngvà Nhà nước dành cho các doanh nghiệp khoa họcvà công nghệ tronglĩnh vực biến đổi khí hậu
2 Nội dung quy định về líu đãi, hỗ trự đối với doanh nghiệp khoa học công nghệ khi chuyển đổi
sốtrong việc ứng phó với biến đổi khí hậu
2.1 Đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ
Đối tượng được hưởng ưu đãi, hỗ trợ đầu tiên
được kể đến là các loại hình doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2020 bao gồm cả các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nướcngoài và doanh nghiệp nhànước.Bên cạnh các loại hình doanh nghiệp,đối tượng được hưởng
ưu đãi, hỗ trợ còn có các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việcchứng nhận doanh nghiệpkhoa họcvà công nghệ và thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhànước đốivớidoanh nghiệp khoa
học và công nghệ
Ngoài ra, với lĩnhvực ứng phó biếnđổikhí hậu,
nhómchủ thể được hưởng ưu đãi,hỗ trợ cònđược
xác địnhmột cách chi tiết trong Phụ lục XXX ban hành kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, cụ
thể gồm: cung cấp công nghệ xử lý chất thải kết
hợp thu hồi nănglượng, công nghệ tiết kiệm năng lượng được đánh giá hoặc thẩm địnhhoặc có ý kiến
theo quy định của pháp luật về chuyển giao công
nghệ; cung cấp dịch vụ xử lý nước thải sinh hoạt; đồng xử lý chấtthảirắn sinh hoạt; dịch vụ quan trắc
SỐ 23-Tháng 10/2022 13
Trang 3môi trường xung quanh; sản xuất năng lượng sạch;
năng lượng tái tạo; thiết bị quan trắc môi trường;
sản xuất,cung cấpthiết bị xử lý nước thải sinh hoạt
tại chỗ cho cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô hộ
gia đình; sản phẩm, dịch vụ thân thiện môi trường
được Bộ Tài nguyên và Môi trường chứng nhận
Nhãn sinh thái ViệtNam; sản phẩm được sản xuất
từhoạt động tái chế, xử lý chất thải đáp ứng các
quy định của pháp luật chấtlượng sản phẩm hàng
hóa; sản xuất phương tiện giao thông công cộng,trừ
phương tiện giaothông công cộng sửdụngdầu;sản
xuất phương tiện giao thông sử dụng điện, năng
lượng tái tạo, mức tiêu hao nhiên liệu thấp, phát
thảithấp hoặckhông phát thải; dịch vụ vận tải công
cộng sử dụng năng lượng điện, nhiên liệu sạch,
nhiênliệu tái tạo
2.2 Các hình thức lũi đãi, hỗ trợ
2.2.1 ưu đãi, hỗ trợ về vốn đầu tư và tín dụng
Nghị định số 13/2019/NĐ-CP quy định doanh
nghiệp khoa học công nghệcó thể nhậnđược hỗ trợ
từcác Quỹ lớn của cơ quan nhà nước Việt Nam
quảnlýnhư Quỹ Đổi mới công nghệ quốc gia,Quỹ
Phát triển khoa học và công nghệ, Quỹ Bảo lãnh tín
dụng doanh nghiệp nhỏvà vừahayQuỹ Bảo vệ môi
trường ViệtNam và kể cả từ Ngân hàng Phát triển
Việt Nam với việc hỗ trợ vốn, bảolãnh vay vốn, hỗ
trợ lãi suấtvay ưu đãi tối đakhông quá 50% mức lãi
suất tín dụng đầu tư của nhà nước do cơ quan có
thẩm quyền công bố tại thời điểm cho vay, tổng
mức vayvốn không quá 70% tổng mức đầu tư xây
dựng côngtrình
Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định doanh
nghiệp khoa học công nghệ chuyểnđổi số có dự án
đầu tư ứng phó với biến đổi khí hậucòn được cấp
tín dụng xanh hoặcphát hành trái phiếu xanhđểđa
dạng hóanguồn vốnchocáchoạtđộng ứng phóvới
biến đổi khí hậu gópphần bảo vệ môi trường
2.2.2 ưu đãi về miễn, giảm thuế thu nhập doanh
nghiệp
Miễn, giảm thuếthu nhập doanh nghiệp được
chiathành hai nhóm là dự án đầu tư mới và dựán
đầu tư mở rộng với mức ưu đãi về thuế suấtcũng
nhưthời gian được miễn, giảm thuế rất đa dạng,
phong phú tùy theo lĩnh vực đầu tư, khu vựcđầutư
và vốn đầu tư Trong đó, doanh nghiệp khoa học công nghệ đang thành lập dự án mới liên quan
đến khoa họccôngnghệ vàđặcbiệt là thuộc lĩnh vực bảovệ môi trường bao gồm: sảnxuất thiết bị
xử lý ô nhiễm môi trường, thiết bị quan trắc và
phân tích môi trường; xử lý ô nhiễm và bảo vệ
môi trường; thu gom, xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn; tái chế, tái sử dụng chất thải sẽ
được hưởng thuế suất 10% trong thời gian 15năm, miễn thuế 4 năm, giảm 50% sô' thuế phải nộp
trong 9 năm tiếptheo Ngoài ra, còn được hưởng thêm các ưu đãi về các loại thuế khác như thuế
xuất khẩu, thuế nhập khẩu, và cácloại phí và lệ phítheoquy định
2.2.3 Hỗ trợ về đất đai
Chủ đầu tư dự án xây dựng công trình bảo vệ
môi trường được hưởng hỗ trợ về đầu tư xây dựng
cáccông trình hạ tầng như: Nhà nước ưu tiên bố trí
quỹ đấtgắn vớicáccông trình, hạngmục công trình
hạtầng kỹ thuật(đườnggiao thông, điện, cấp thoát nước, thông tinliên lạc, năng lượng) sẵn có ngoài
phạm vi dự án nôi với hệ thống hạ tầng kỹ thuật
chung của khuvựckhôngthôngqua hình thức đấu
giá quyền sử dụng đất Trường hợp Nhà nước
không bố trí được quỹ đất gắn với các công trình, hạng mụccông trình hạ tầng kỹ thuậtsẵn có ngoài phạm vi dự án nối với hệ thông hạ tầng kỹ thuật
chung của khu vực, chủ đầu tư dự án được hưởng chính sách như hỗ trợ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng theo quy định của pháp luậtvề đầu tư Hơn nữa, chủdự án đầu tưcòn có thể được hưởng ưu đãi
vềmiễn,giảmtiền sử dụng đất, tiềnthuê đất theo
quy định của pháp luậtđất đai như các đối tượng thuộc dự án, ngành, nghề đặc biệtưu đãi đầu tư Đất xây dựng cơ sở nghiên cứu khoa học của doanh nghiệp khoa học và côngnghệ nếu đápứng được
các điều kiện liên quan bao gồm: đất xây dựng
phòngthí nghiệm, đất xây dựng cơ sở ươm tạocông
nghệ và ươm tạo doanh nghiệp khoa học và công
nghệ, đất xây dựng cơ sở thực nghiệm, đất xây
dựngcơ sở sản xuấtthử nghiệm sẽ được miễn tiền
thuê đất, thuê mặt nước
Trang 42.2.4 Các ưu đãi và hỗ trợkhác
Doanh nghiệp khoa học công nghệ trong ứng
phó biến đổi khí hậu còn đượchỗ trợ chocác hoạt
động nghiên cứu, thươngmại hóa kết quảkhoahọc
và công nghệ cũng như việc trợgiá, muasắmxanh
và quảng bá các sản phẩm, dịch vụ bảo vệ môi
trường, đặc biệt là đối với các sản phẩm, dịch vụ
côngích thuộc trách nhiệm của nhà nước.Chủ thể
thực hiện nhiều hoạt động được ưu đãi, hỗ trợ thì
đượchưởng ưu đãi, hỗ trợtương ứng với các hoạt
động đó; trườnghợphoạt động cùng được hưởng ưu
đãi, hỗ trợ theo quy địnhpháp luật về bảo vệ môi
trường và pháp luật khác có liên quan được hưởng
ưu đãi, hỗ trợ theo văn bản cóquy địnhmức ưu đãi,
hỗ trợcao hơn
3 Bất cập khi thực hiện các quy định về ưu
đãi, hỗ trự đối với doanh nghiệp khoa học công
nghệ chuyển đổi sô' trong việc ứng phó với biến
đổi khí hậu
Nhiềuquy địnhvề ưu đãi, hỗ trợ trong việc ứng
phó với biến đổi khíhậu tại cácdoanh nghiệpkhoa
họcđã đượcáp dụng.Tuy nhiên còn nhiều bất cập
đang tồn tại, chưa được giải quyết như đối tượng
được hưởng ưu đãi chỉ áp dụng cho các loại hình
doanh nghiệpkhoa học công nghệ,chưathậtsự đẩy
mạnh khuyến khích nghiên cứu khoa học công
nghệ trong toàn dânnêncác chủ thể đơn lẻ không
liên quan đến doanh nghiệp khoa học công nghệ sẽ
khôngnằm trong đối tượngđược hưởng ưu đãi
Hiệnnay, mô hình nghiên cứu khoa học tại các
trường đại học có danh tiếng tại Việt Nam ngày
càng đượcđẩy mạnh và cũng có một số thành tựu
tuy nhiên không thể được công nhận hưởng các
mức ưu đãi,hỗ trợ nếu như không hìnhthành các
doanh nghiệp khoa học công nghệ hoặc chuyểnđổi
các viện nghiên cứuthành doanh nghiệpkhoa học
công nghệ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp hiện
nay vẫn chưa quá mặn mà đăng ký để được cấp
giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công
nghệ để hưởng những ưu đãi mà đây lại là điều
kiện khá quan trọng cho việchưởng ưu đãi, hỗ trợ
theo quy định
Có khá nhiều nguyênnhân khác nhaucho việc
này, từ việc khó khăn trong lựa chọn chuyển đổi quy trình công nghệ sản xuất cũ sangchuyển đổi
số; hay lo lắng việc sở hữu trí tuệ đối với sản phẩm côngnghệ đãđược nghiên cứu vàmốiquan
hệ chưathậtsự gắn kết giữa người nghiên cứu và
nhà đầu tư;cho đến tâm lý còn e ngại không đạt
đủ điều kiện có doanh thu đạt từ việc sản xuất, kinh doanh sản phẩm hình thành từ kếtquả khoa
học và công nghệ không năm nào đạt tỷ lệ tối
thiểu 30% trêntổng doanh thu của doanhnghiệp khoa họcvà công nghệ do đa số doanh nghiệp đều
đã hoạt động trên 5 năm và như vậy việc bị rơi
vào đốì tượng bị thu hồi sẽ làm giảm uy tín của
doanhnghiệp Hơn nữa, trình tựthủ tục hồ sơ cho việc hỗ trợ các tổchức nghiên cứuchuyểnđổi sô", hay việc chuyển sang cơ chế tự chủ,tự chịu trách
nhiệm của các doanh nghiệp khoa học công nghệ
cònkhá nhiều và phứctạp, đặc biệt khi cácdự án
có liên quanđến ngân sách nhà nước thì càng bị trì
trệ do cókhá nhiềuquy trình Nhiềuchínhsách hỗ
trợ được thiết lập nhưng lại chưa tới được các doanh nghiệp đang hoạt độngnhư doanh nghiệp khoa học công nghệ do sự thiếu đồng bộ trong
quảnlý nhà nước giữa các cơ quan nhà nước trên
cùngđịa bànhoặc sựphối hợp giữa các tỉnh,thành
phố khác nhau
4 Giải pháp hoàn thiện các quy định về ưu đãi, hỗ trự đôì với doanh nghiệp khoa học công nghệ khi chuyển đổi sô trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu
Từ những phân tích trên, chúng tôi chorằng việc
hoàn thiện các quy định về ưu đãi, hỗ trợ cho các doanh nghiệp khoa học công nghệ trong việc chuyển đổi số ứng phó với biến đổi khí hậu cần phải được tiến hành theocácđịnh hướngsau đây:
- Hoàn thiện các quy định về chủ thể được hưởng ưu đãi, hỗ trợ khi chuyển đổi số trong ứng phó với biến đổi khí hậuởViệtNam phải trên cơ sở
toàn Đảng, toàn dân cùng tham gia nghiên cứu khoa học và cùng được hưởng ưu đãi, hỗ trợchocác
công trình nghiên cứu được đăng ký theo đúng quy
địnhpháp luật
- Hoàn thiện các quy định về điều kiện cấp
SỐ 23-Tháng 10/2022 15
Trang 5giấy chứngnhận cho chủ thểkhoahọc công nghệ
khác mà không đòi hỏi phải đăng ký thành lập
doanh nghiệp
- Hoàn thiện các quy định về trình tự, thủ tục
theo hướng cảicách thủ tục hành chínhở tất cả các
khâu tốt hơnnữađểchủ thể khoa học công nghệdễ
dàngthựchiện và hưởngcáclợiích do Nhà nước hỗ
trợ, cũng như tạođược sự thống nhất, phối hợp hiệu
quả trong quảnlý hành chínhgiữa các đơnvị trên
cùng địa bàn, đồng thờigiao lưu,hợp tác giữa các
tỉnh,thành với nhau, tạo sự đồngbộ về cácloạiưu
đãi, hỗ trợ theo vùng, miền và thậm chílàcả nước,
để hoạt động chuyển đổi số đượcphát triển đồng
đềuởđịa phương trong hoạt động ứng phó biến đổi
khí hậuđangdiễn ra ngày càngrộng
- Cần chú trọng tuyêntruyền, phổ biếncác quy
định về các loại hình ưu đãi, hỗ trợ chocác doanh
nghiệpkhoa học công nghệ thực hiện chuyển đổi
sốtrong ứng phó với biến đổi khí hậu một cách
rộng rãi và dễ tiếp cậnhơn nữa, nhằmtạođượcsự
quan tâm đúng mức từphía các doanh nghiệpkhoa
học công nghệ, góp phần thúc đẩy quá trìnhchuyển
đổisố được nhanhvà mạnh hơn Tiến hành thí điểm
nhiều hoạt động hỗ trợđôi với doanh nghiệp khoa
học công nghệ đặc biệt là đối với hoạt động ươm
tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ trong các
trường đại học nhằm tạo đà xây dựng cơ sở pháp lý
cótínhkhảthicao
- Tăng cường hợp tác quốc tế trong việckêu gọi
các nguồn vốn, chia sẻ các công nghệ hiện đại để
hỗ trợtối đa chocác chủ thể thực hiện chuyểnđổi
số, nângcaomức ưu đãi, hỗ trợhiện có lên mức cao
hơn nhằm kích thích các chủ thể hoạt độngnhiều
hơn vàđạt chát lượng tốt hơn trong công cuộc ứng phó biến đổi khí hậu Đẩy mạnh việc tổ chức các hội thảo trong và ngoài nước để học tập kinh
nghiệm về xây dựng và ban hành phápluậtchuyển đổi số ttong ứng phóvới biếnđổikhí hậu, cũng như
nhữngmô hình xây dựng và áp dụng các loại hình
ưu đãi,hỗ trợ đi kèmchonhómđối tượng này ởcác nướccó điều kiện tương đồngvớiViệt Nam Hoạt động này tạo động lực thúc đẩy sựpháttriển trong
nhiều lĩnhvực của đời sống kinh tế - xã hội theo
hướng phát triển bền vững mà môi trường là một trongnhững lĩnh vực được hưởng lợinhiềunhất
5 Kết luận
Đểcó thể hoàn thành mục tiêu xây dựng Chính
phủ số vào năm 2030 cũng nhưthực thitốt cam kết
của Việt Nam trong Hội nghị các Bên tham gia
Công ước Khung của LiênHợp Quốc vềBiến đổi
khí hậu rất cầnsự nỗ lực thamgiacủarất nhiều chủ thể trong xã hội nhưng tiên phong nhất là sựphát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp khoa học công nghệ chuyển đổi số trongứngphóvới biếnđổi
khí hậu Vì thế, có thể khẳngđịnh vai trò to lớn của
các hình thức ưu đãi,hỗtrợ chocông cuộc chuyển đổi số trong ứng phó với biến đổi khí hậu Tuy nhiên, các quy định về ưu đãi, hỗ trợ hiện tại vẫn
còn vướng mắc làm nản lòng cácchủ thể tham gia
chuyển đổi số.Chonên, những đề xuấthoànthiện
quy định pháp luật về ưu đãi,hỗtrợ khi chuyển đổi
số trong ứng phó vớibiếnđổi khí hậu cần được thực
hiện một cách khẩn trương và hiệu quả, nhằm nhanh chóng đạt được các mục tiêu, cũng như để
ứng phó kịpthờitrướckhicácvấn đề về môi trường trở nêntrầmtrọng ■
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1 Bộ Chính trị (2019), Nghị quyết sô'52/NQ-TW ngày 27-9-2019 về một sô'chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, Hà Nội
2 Chính phủ (2019), Nghị định số 13/2019/NĐ-CP ngày 1/2/2019 về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Hà Nội
3 Chính phủ (2022),Nghị định số08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 quy định chi tiết một sô'điều của Luật Bảo vệ môi trường được Chính phủ, Hà Nội
Trang 64 Quôc hội(2013), Luật Khoa học và công nghệ, HàNội.
5 Quốc hội (2020),Luật Bảo vệ môi trường,HàNội
6 Thanh Hòa (2022).Chuyển đổisố trong ứng phó hạn mặn Truycậptại
html
https://bnews.vn/chuyen-doi-so-trong-ung-pho-han-man/248203
7 Việt Anh(2022).Chuyển đổi sốtoàn diện ngành Tài nguyênvàMôitrường.Truycậptạihttps://monre.gov.vn/ Pages/chuyen-doi-so-toan-dien-nganh-tai-nguyen-va-moi-truong.aspx
Ngày nhận bài: 13/8/2022
Ngày phản biện đánh giá và sửa chữa: 7/9/2022
Ngày chấp nhận đăng bài: 17/9/2022
Thông tin tác giả:
1 NGUYỄN ANH THƯ
2 VÕ HOÀNG YẾN
Khoa Luật, Trường Đại học cần Thơ
REGULATIONS ON INCENTIVES TO SUPPORT SCIENCE
AND TECHNOLOGY ENTERPRISES TO APPLY DIGITAL
TRANSFORMATION IN RESPONSE TO CLIMATE CHANGE
• NGUYEN ANH THU'
VO HOANG YEN’
’Faculty of Law, Can Tho University
ABSTRACT:
Encouraging the application of advances inscience and technology in production and business
inresponseto climate change is considered akeytask However, theregulations on incentivesto support scienceand technologyenterprises to apply digital transformation in response to climate
change are still inadequate andespecially the enforcementof these regulationsarefacingmany
difficulties This paper introduces and analyzes types of incentives and supports for digital
transformation in responseto climate change,then proposes an orientation toperfect regulations
in order to help Vietnam achieve national sustainable development goals
Keywords: incentives, support,digital transformation,response toclimate change,scienceand
technology enterprises
SỐ 23-Tháng 10/2022 17