1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bài Tập Lớn Luật Hình Sự Ii Phân Tích Khái Niệm, Dâu Hiệu Pháp Lý Hình Sự Của Tội Xâm Phạm Tính Mạng Của Con Người.pdf

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 451,76 KB

Nội dung

Đi cùng với đó là bản chất tự nhiên của con người chính là những hoạt động những hành vi đã ở trong gen của mỗi cá thể người từ thuở sơ khai và còn tồn tại đâu đó trong bộ gen của con ng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ HÀ NỘI

KHOA LUẬT

BÀI TẬP LỚN: LUẬT HÌNH SỰ II

Đề bài: Phân tích khái niệm, dâu hiệu pháp lý hình sự của

tội xâm phạm tính mạng của con người

Sinh viên: Bùi Sỹ Hoàng Phúc

Mã sinh viên : 22a5001d0197

Lớp: 2250A02

Nội, ngày 01 tháng 11 năm 2023

Trang 2

Mở đầu

Con người là một trong những loài động vật phát triển bậc nhất trong thế giới tự nhiên không như các loài động vật cấp thấp sinh tồn phát triển mang nặng lối sống bản năng, hành vi được điều khiển bằng trí nhớ ngắn hạn thường sẽ đem đến các thành quả tức thời hoặc thành quả được hình thành theo thời gian ngắn, con người thì khác là một trong những chi phát triển nhất trong họ linh trưởng, con người có khả năng tư duy, học hỏi, và sáng tạo đặc biệt phát triển Bộ điều khiển không có khả năng xử lý tạp chất thông tin phức tạp và giải quyết vấn đề ở mức độ cao hơn so với các động vật khác Sự phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp qua ngôn ngữ là một trong những yếu tố quan trọng góp phần tạo nên các tổ hợp văn hóa và xã hội phức tạp, xây dựng hệ thống xã hội, giá trị

và quy tắc để tổ chức cuộc sống và tương tác với nhau Đi cùng với đó là bản chất tự nhiên của con người chính là những hoạt động những hành vi đã ở trong gen của mỗi cá thể người từ thuở sơ khai và còn tồn tại đâu đó trong bộ gen của con người cho đến tận bây giờ đã và đang ít nhiều tác động lên những hành vi của mỗi chúng ta trong đó chứa đựng cả những hành vi xâm phạm đến lợi ích, quyền lợi của các cá nhân khác nói riêng

và xã hội nói chung, các hành vi “tội phạm” xâm hại đến quyền được sống là một trong những hành vi tiêu biểu trong các hành vi phạm tội bởi vì quyền bảo vệ tính mạng là một trong những quyền cơ bản, quan trọng nhất của con người, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá tình trạng nhân quyền của một quốc gia và mức độ tiến bộ xã hội Khi xã hội đã phát triển đến một mức độ nhất định khái niệm về pháp luật cũng bắt đầu được khởi sinh để phục vụ cho việc bảo vệ quyền lợi cho một số hay toàn bộ cá nhân tồn tại trong xã hội lúc bấy giời khi đó để đánh giá độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật cần phải dựa vào tính khả thi khả năng thực tế cũng như sự phù hợp của pháp luật đối với các quyền của cá nhân đồng thời là nghĩa vụ mà các ca nhân khác phải thực hiên đặc biệt là pháp luật hình sự Trên toàn cầu, hầu hết các quốc gia xem xét các tội phạm liên quan đến việc vi phạm tính mạng của con người như các tội phạm có nguy cơ cao và áp đặt hình phạt nghiêm khắc Đối với hệ thống pháp luật hình sự của Việt Nam, các tội xâm phạm tính mạng của con người luôn được xem xét là những tội phạm có nguy hiểm cao đối với

xã hội Trong Bộ Luật Hình sự năm 2015, các tội phạm liên quan đến tính mạng của con người được quy định trong Chương XIV, ngay sau Chương XIII, nơi quy định về tội phạm liên quan đến an ninh quốc gia Chương XIV này bao gồm các điều từ 123 đến điều

133 BLHS và đã được sửa đổi và bổ sung một số điểm quan trọng so với Bộ Luật Hình

sự năm 1999 Những sửa đổi và bổ sung này nhằm cụ thể hóa việc bảo đảm và thực thi quyền con người trong bối cảnh thực tế, dựa trên Hiến pháp năm 2015 Có thể thấy các tội xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng là một trong những tội xâm hại nghiêm trọng đến mỗi cá nhân và cả xã hội chỉ sau các tội về an ninh quốc gia, bởi lẽ quyền được sống là các quyền cơ bản, là quyền khởi sinh là quyền tiên quyết để con người có cũng như thực hiện được các quyền khác Các tội xâm phạm tính mạng của con người là vấn

đề cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực pháp luật và nhân quyền Nghiên cứu về các tội phạm liên quan đến những quyền này đóng góp vào việc nâng cao nhận thức về nhân

Trang 3

quyền và phát triển hệ thống pháp luật công bằng Các tội xâm phạm tính mạng có thể đa dạng và phức tạp, liên quan đến nhiều khía cạnh khác nhau của cuộc sống xã hội Để có thể hình thành cũng như hoàn thiện pháp luật liên quan đến quyền “cơ bản” trên đòi hỏi một thời gian dài trong sự phát triển của xã hội loài người Mỗi cá nhân đều mang trong mình trác nhiệm hoàn thiện hơn hệ thống pháp luật của nước nhà qua đó đóng góp công sức của mình vào sự nghiệp xây dựng phát triển đất nước vì vậy đề tài em chọn để làm là

“các tội xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng của con người”

Nội dung

I, khái niệm, dấu hiệu pháp lý của các tội xâm phạm tính mạng con người.

1, Khái niệm:

Trước hết để hiểu khái niệm các tội xâm phạm đến quyền được bảo vệ tính mạng cần phải nắm được thế nào là tội phạm, theo điều 8 BLHS quy định “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hay vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật XHCN” qua đó có thể hiểu các tội xâm phạm tính mạng của con người là hành vi nguy hiểm cho

xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự và

đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý xâm phạm tới quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng được Hiến pháp ghi nhận tại Điều 20 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 quy định: “1 Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm, không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thực đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”

2, Dấu hiệu pháp lý:

Mỗi người là một cá nhân riêng biệt tồn tại đọc lập trong thế giới, song song với

đó là những cuộc sống khác nhau phát triển dựa vào điều kiện sống cũng như môi trường xung quanh họ từ đó hình thành, phát triển nên những cá nhân đặc biệt, ở những con người khác nhau đấy sẽ nảy sinh ra vô số các hành vi khác nhau, trong hằng hà sa số các hành vi xảy ra mỗi ngày ấy tiềm ẩn vô số các hành vi gây nguy hiểm cho xã hội được các nhà làm luật gọi là “tội phạm” Câu hỏi đặt ra cho các nhà làm luật lúc bấy giời chính là phân biệt, nhận biết các “tội phạm” trong rất nhiều hành vi đang tồn tại Để giải bài toán trên các nhà làm luật dã đưa ra khái niệm “dấu hiệu pháp lý” có thể hiểu dấu hiệu pháp lý

là một bức tranh tổng quan phác họa chi tiết, rõ ràng về các tội phạm có thể nói cấu thành

Trang 4

tội phạm là kim chỉ nam cho những ai tìm hiểu về tội phạm Có thể hiểu cấu thành tội phạm (crime elements) là những yếu tố hoặc điều kiện cần thiết mà hành vi phạm tội phải

có để bị xem xét là một tội phạm trong hệ thống pháp luật Cấu thành tội phạm giúp xác định và mô tả chi tiết hành vi nào là vi phạm luật và cái gì không phải Để xác định một tội phạm, cần phải có sự cân nhắc đầy đủ về các yếu tố quan trọng, và phần lớn quốc gia

có hệ thống pháp luật riêng của họ để quy định cấu thành tội phạm

Vậy cấu thành tội phạm – bức tranh tổng quan của các tội xâm phạm đến tính mạng của con người gồm nhữung gì?

a, Khách thể của tội xâm phạm tính mạng.

Khái niệm "khách thể" (object) trong cấu thành tội phạm đề cập đến sự tác động hoặc vật thể, đối tượng mà hành vi phạm tội được thực hiện đối với hoặc ảnh hưởng đến

"Khách thể" là phần mà tội phạm áp đặt hành vi hoặc sự kiện của người thực hiện tội phạm lên Trong cấu thành tội phạm của tội phạm xâm phạm đến tính mạng của người khác đó là quyền đuọc tôn trọng vào bảo vệ tính mạng của con người Con người sống trong xã hội có quyền tự nhiên là quyền được sống đòi hỏi các chủ thể phải tôn trọng Đối tượgn của tội giết người là thân thể của con người đang sống mà hành vi phạm tội tác động vào để xâm phạm đến quyền sống của họ Thời điểm được coi là sống của một người tính từ khi được sinh ra, độc lập với cơ thể mẹ và chấm dứt khi có cái chết về mặt sinh học( lưu ý chết khi bị quyên bố chết theo quy định của luật dân sự không có nghĩa là

họ chết sinh học dấu hiệu của tội giết người)

Như vậy thai nhi còn trong cơ thể người mẹ và tử thi đã chết không phảu là đối tượgn của tội giết người cũng như các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe , danh dự, nhân phẩm nói chung Tác động vào đối tượng thai nhi như phá thai, hay tử thi như đâm chém

tử thi không phải là giết người trừ trường hợp người phạm tội sai lầm về đối tượng thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự (tưởng nạn nhân chưa chết nên bắn nhưng thực ra người đó đã chết) Khách thể của các tội xâm phạm tính mạng con người đóng vai trò quan trọng trong việc xác định và truy cứu tội phạm Hệ thống pháp luật sử dụng các chứng cứ và chứng minh để đảm bảo rằng tội phạm đã xảy ra và để áp đặt hình phạt thích hợp cho người phạm tội

b, Mặt khách quan của các tội xâm phạm tính mạng.

Mặt khách quan trong cấu thành tội phạm là một khái niệm trong lĩnh vực pháp luật về tội phạm để mô tả tình huống tại thời điểm phạm tội cùng với hành vi, công cụ phương tiện, hậu quả của kẻ phạm tội Mặt khách quan này liên quan đến những yếu tố bên ngoài mà kẻ phạm tội, trong mặt khách quan bao gồm cả tính nhân quả của hành vi

và hậu quả trong tội phạm

Mặt khách quan của các tội phạm xâm phạm tính mạng của con người: hành vi khách quan của các tội xâm phạm tính mạng của người khác Hậu quả của các tội xâm phạm

Trang 5

tính mạng của con người đều là thiệt hại về thể chất – hậu quả chết người Tuy nhiên dấu hiệu chết người chỉ là dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm của các tội: giết người, giết con mới đẻ, giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính và không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng Trong các tội khác, hậu quả chết người không phải là dấu hiệu bắt buộc

c, Chủ thể của cá tội xâm phạm tính mạng.

Chủ thể của các tội xâm phạm tính mạng của con người có thể là chủ thể bình thường – bất kì người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định khi thực hiện tội phạm Chủ thể này có thể là bất kỳ người nào từ 14 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự, chủ thể của tội giết người là chủ thể thường, nghĩa là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định nếu có khả năng trở thành chủ thể của tội giết người Theo quy định của Bộ luật hình sự, thì người từ đủ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự về tội rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Từ 16 tuổi trở lên: Chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm

Nhưng cũng có thể là chủ thể đặc biệt Ví dụ: chủ thể của tội làm chết người trong khi thi hành công vụ phải là người đang thi hành công vụ; chủ thể của tội bức tử phải là người mà nạn nhân lệ thuộc hay ở tội giết con mới đẻ: chủ thể của hành vi giết người phải là người mẹ đang còn trong trạng thái mới sinh con nghĩa là còn đang trong trạng thái tâm, sinh lý không bình thường do tác động của việc sinh con Xác định trạng thái này ở từng trường hợp cụ thể không đơn giản Do vậy, các hướng dẫn, giải thích của cơ quan có trách nhiệm về điểm này đều quy định khoảng thời gian mà người mẹ được coi còn trong trạng thái mới sinh con Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì khoảng thời gian mà người mẹ được coi là còn trong trạng thái mới sinh con là khoảng thời gian từ khi sinh con đến ngày thứ bảy Nạn nhân của hành vi giết người phải là con mới sinh (trong vòng 7 ngày tuổi) của người phạm tội Việc giết con là do hoàn cảnh bất đắc dĩ (do ảnh hưởng nặng nề của tư tưởng lạc hậu hoặc do hoàn cảnh khách quan đặc biệt khác)

d, Mặt chủ quan của các tội xâm phạm tính mạng

Mặt chủ quan trong cáu thành tội phạm là một khái niệm thường được sử dụng trong lĩnh vực pháp luật để đánh giá tâm lý và tình cảm của kẻ phạm tội tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm pháp Mặt chủ quan này liên quan đến trạng thái tâm trạng, thái

độ, hoặc ý muốn của kẻ phạm tội tại thời điểm họ thực hiện hành vi phạm pháp đặc biệt yếu tố lỗi ở mặt chủ quan là một trong yếu tố quan trọng trong việc định tội

Mặt chủ quan của các tội xâm phạm tính mạng con người: Lỗi của người phạm các tội xâm phạm tính mạng của con người hầu hết là lỗi cố ý Trừ hai tội – tộ vô ý làm chết người và tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, lỗi của người hạm tội là lỗi cố ý Động cơ và mục đích phạm tội của đa số các tội

Trang 6

xâm phạm tính mạng của con người đều không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng ngoài yếu tố chính là lỗi ở mặt chủ quan trong cấu thành tội phạm của các tội xâm phạm tính mạng còn chứa mục đính hành vi của người phạm tội Đây là một phần quan trọng trong

hệ thống pháp luật Mục đích trong mặt chủ quan là ý định của người phạm tội Để coi một hành vi là tội phạm xâm phạm tính mạng, cần phải chứng minh rằng người phạm tội

có ý định giết người hoặc gây thương tích Ý định này phải được chứng minh một cách rõ ràng để xác định mức độ tội phạm việc áp dụng mặt chủ quan trong cáu thành tội phạm đòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng và các bằng chứng rõ ràng để chứng minh tình trạng tâm trạng của kẻ phạm tội tại thời điểm tội phạm Điều này có thể được đánh giá thông qua chứng cứ từ các bên liên quan, và thẩm quyền pháp luật

II, Dấu hiệu pháp lý của tội giết người và bản án cụ thể.

1, Cấu thành tội phạm của tội giết người.

ĐIỀU 123: TỘI GIẾT NGƯỜI

1.1, Giết người là hành vi cố ý tước đoạt tính mạng của người khác một cách trái pháp luật Hành vi giết người là một hành vi vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm trực tiếp đến tính mạng người khác bị xã hội kịch liệt lên án

2.1, Các yếu tố cấu thành tội giết người:

a, Khách thể

Khái niệm về đối tượng của tội giết người liên quan chặt chẽ đến quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng của con người Con người sống trong xã hội được công nhận quyền tự nhiên là quyền sống và yêu cầu các chủ thể khác phải tôn trọng và bảo vệ quyền này Đối tượng của tội giết người là thân thể con người, mà hành vi phạm tội tác động vào

để xâm phạm quyền sống của họ Thời điểm mà một người được coi là sống bắt đầu từ khi họ ra đời, độc lập với cơ thể mẹ, và kết thúc khi họ trải qua cái chết về mặt sinh học (lưu ý rằng cái chết dưới quy định của luật dân sự không đồng nghĩa với cái chết về mặt sinh học trong ngữ cảnh của tội giết người)

b, Mặt khách quan.

Mặt khách quan của tội giết người có những đặc điểm sau đây:

+) Hành vi làm chết người: Điều này thể hiện qua việc sử dụng mọi phương tiện và biện pháp để làm cho người khác mất tính mạng Tuy nhiên, cần phân biệt rằng:

- Nếu người phạm tội tự làm chết bản thân mình, thì đây không được xem là tội giết người, mà thường được coi là tự tử hoặc tự sát

Trang 7

- Nếu việc làm chết người xảy ra trong bối cảnh tự vệ, thì hành vi đó thường được xem

là vượt quá giới hạn của tự vệ và có thể cấu thành tội giết người

+) Hành vi làm chết người có thể thực hiện qua các hình thức sau:

- Hành động: Điều này thể hiện khi người phạm tội tự ý thực hiện các hành động mà pháp luật không cho phép, như dùng dao để đâm, sử dụng súng để bắn, sử dụng gậy hoặc vật thể khác để tấn công cơ thể của nạn nhân nhằm tước đi tính mạng của họ

- Không hành động: Điều này xảy ra khi người phạm tội không thực hiện nghĩa vụ cần thiết để đảm bảo tính mạng của người khác, dẫn đến cái chết của họ Thường, tội giết người này xảy ra trong các trường hợp khi người phạm tội lợi dụng vị trí hoặc nghề nghiệp của họ

+) Sử dụng hoặc không sử dụng vũ khí, hung khí: Hành vi làm chết người có thể liên quan đến việc sử dụng hoặc không sử dụng vũ khí hoặc hung khí, bao gồm:

- Không sử dụng vũ khí hoặc hung khí: Trong trường hợp này, người phạm tội thường

sử dụng sức mạnh cơ thể của họ, ví dụ như dùng tay để tấn công nạn nhân, bóp cổ, đánh đập, hoặc đẩy nạn nhân vào tình huống nguy hiểm như đâm vào nước hoặc giao thông đông đúc

- Có sử dụng vũ khí, hung khí hoặc các tác nhân gây cái chết khác: Trong trường hợp này, người phạm tội thường sử dụng các công cụ gây thương tích như súng, lựu đạn, bom, dao, gậy gộc, hoặc các chất gây chết người như thuốc độc hoặc điện

+) Hành vi làm chết người có thể thể hiện dưới hình thức sử dụng vũ lực hoặc không sử dụng vũ lực, bao gồm:

- Sử dụng vũ lực: Điều này thường xảy ra khi người phạm tội sử dụng sức mạnh vật lý (có hoặc không có vũ khí hoặc công cụ tấn công) để tác động vào cơ thể của nạn nhân Việc sử dụng vũ lực có thể bao gồm việc dùng tay, chân, hoặc các công cụ phạm tội khác nhau

- Không sử dụng vũ lực: Điều này xảy ra khi người phạm tội sử dụng các phương pháp khác mà không cần sử dụng sức mạnh vật lý để gây hại cho nạn nhân, chẳng hạn như sử dụng chất độc để làm hại, hoặc sắp đặt các tình huống mạo hiểm đưa nạn nhân vào nguy

cơ đối với tính mạng của họ

+) Về hậu quả: Các hành vi nêu trên thường gây ra hậu quả trực tiếp là cái chết của nạn nhân (tức là dẫn đến cái chết của họ) Tuy nhiên, chỉ cần hành vi thực hiện với mục đích làm chấm dứt sự sống của người khác (hoặc làm cho người khác chết), thì nó được xem

là cấu thành tội giết người, dù hậu quả chết người có xảy ra hay không

Tuy nhiên, có một số tình huống khi việc sử dụng vũ lực không gây ra cái chết mà chỉ đưa nạn nhân vào tình huống nguy hiểm đối với tính mạng và có thể dẫn đến cái chết

Trang 8

(như việc đẩy nạn nhân xuống sông và bỏ lỡ cơ hội cứu giúp, hoặc đẩy nạn nhân vào đường đông đúc giao thông), thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội giết người nếu

có bằng chứng chứng minh rằng người phạm tội có mục đích làm chết người Đây có thể được xem là hậu quả gián tiếp.Thông thường, trong trường hợp tội giết người cố ý gián tiếp, việc xử lý hậu quả phụ thuộc vào mức độ hại cho tính mạng của nạn nhân (nếu có hậu quả chết người thì xử lý tội giết người, nếu không có hậu quả chết người thì xem xét tội cố ý gây thương tích)

c Mặt chủ quan

Người phạm tội đã thực hiện tội giết người với lỗi cố ý, và điều này có thể được xác định theo cách sau:

+) **Giết người với lỗi cố ý trực tiếp:** Điều này xảy ra khi một người thực hiện hành vi hiểu rõ rằng hành động của họ nguy hiểm, hậu quả chết người có thể xảy ra, và họ mong muốn hậu quả chết người xảy ra Đây là tình huống mà người phạm tội chủ động và có ý định giết người

+,)**Giết người với lỗi cố ý gián tiếp:** Trong trường hợp này, người phạm tội hiểu rõ rằng hành vi của họ có nguy cơ gây hậu quả chết người, nhưng họ không mong muốn hậu quả đó xảy ra Tuy nhiên, họ bỏ mặc cho hậu quả xảy ra và không thực hiện bất kỳ biện pháp nào để ngăn chặn

Mặc dù việc chết người không phải lúc nào cũng là dấu hiệu cấu thành bắt buộc, trong một số tình huống nó vẫn có thể được xem xét như một dấu hiệu cấu thành để phân biệt với các trường hợp sau:

+) **Gây thương tích dẫn đến chết người:** Trong trường hợp này, người phạm tội không có mục đích giết người, mà họ gây thương tích và hậu quả chết người là kết quả không dự tính của hành vi gây thương tích

+) **Nạn nhân bị tấn công bằng các chất độc hoặc hung khí nguy hiểm:** Trong trường hợp này, nạn nhân bị tấn công bằng các chất độc mạnh như axit hoặc hung khí nguy hiểm như dao nhọn, lưỡi lê vào các vị trí nhạy cảm trên cơ thể, nhưng chỉ bị thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe (không gây cái chết) Để xác định tính cố ý của hành vi, cần xem xét mục đích của tấn công, nếu mục đích là giết người thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm về tội giết người, ngược lại, nếu không có mục đích giết người, họ có thể

bị kết án tội cố ý gây thương tích nếu có hậu quả

+) **Nạn nhân bị vướng bẫy điện dẫn đến tử vong:** Trong trường hợp này, việc sử dụng bẫy điện có thể xảy ra với mục đích chống trộm (khi người bị tác động là con người) hoặc diệt chuột (không có biển báo nguy hiểm) Việc xem xét tính cố ý dựa vào mục đích của việc sử dụng bẫy điện và hậu quả Nếu mục đích là giết người, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người với lỗi cố ý trực tiếp Nếu nạn nhân không chết mà chỉ bị thương tích, thì xử lý tội cố ý gây thương tích Nếu nạn nhân không bị thương tích hoặc không gặp thiệt hại gì, thì không phạm tội

Trang 9

Lưu ý: Lỗi cố ý là trạng thái tâm lý thể hiện cách người phạm tội đánh giá về hành

vi và hậu quả của họ trong tâm trí họ Việc xác định lỗi cố ý trong tội giết người cần dựa vào sự tổng hợp của các yếu tố, đặc biệt là những dấu hiệu khách quan như sự mãnh liệt của hành vi tấn công, sự sử dụng hung khí hoặc công cụ phạm tội, vị trí tấn công và mục đích của hành vi

d, Chủ thể.

Chủ thể của tội giết người bao gồm tất cả cá nhân từ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự Chủ thể của tội giết người thường là những người có năng lực trách nhiệm hình sự và đủ tuổi theo quy định, có khả năng trở thành người chịu trách nhiệm cho tội giết người Theo Bộ luật hình sự, người từ 14 tuổi trở lên có năng lực trách nhiệm hình sự đối với các tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng Từ 16 tuổi trở lên, họ chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm

2, Bản án cụ thể trong thực tế.

Án lệ số 01/2016/AL

Được Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thông qua ngày 06 tháng 4 năm

2016 và được công bố theo Quyết định số 220/QĐ-CA ngày 06 tháng 4 năm 2016 của

Chánh án Tòa án nhân dân tối cao

a, NỘI DUNG VỤ ÁN.

Khoảng 15 giờ ngày 21-6-2007, Công an quận Long Biên, thành phố Hà Nội nhận được tin báo đã xảy ra vụ án, nạn nhân bị chết tại khu vực đúc dầm bê tông thi công cầu Thanh Trì thuộc địa phận tổ 12, phường Thạch Bàn, quận Long Biên; nạn nhân là anh Nguyễn Văn Soi (kỹ sư xây dựng thuộc Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng) Qua Điều tra, xác minh, Công an quận Long Biên đã bắt khẩn cấp Đồng Xuân Phương Quá trình Điều tra xác định: anh Nguyễn Văn Soi và Đồng Xuân Phương cùng làm việc tại Công ty cổ phần xây dựng 204 thuộc Tổng công ty xây dựng Bạch Đằng (được giao nhiệm vụ thi công, xây dựng cầu Thanh Trì) Khoảng tháng

02-2007, Phương uống rượu say trong giờ làm việc, bị anh Soi dùng điện thoại di động chụp ảnh, báo cáo lãnh đạo nên Phương có ý định trả thù anh Soi Ngày 14-6-2007, Đồng Xuân Phương gọi điện thoại cho bạn là Đoàn Đức Lân sinh năm 1975 (trú tại nhà số 11 C98 Trại Chuối, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng) nói việc mâu thuẫn nêu trên và thuê Lân đánh trả thù Lân nói sẽ giới thiệu người khác thực hiện Tối ngày 17-6-2007, Phương từ Hà Nội về Hải Phòng gặp Lân và bạn của Lân là Hoàng Ngọc Mạnh sinh năm

1982 (còn gọi là Thắng; trú tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng)

kể lại việc mâu thuẫn và thuê Lân, Mạnh đánh anh Soi, bằng cách dùng dao đâm vào chân, tay nạn nhân để gây thương tích Đồng Xuân Phương hỏi giá bao nhiêu, Mạnh và Lân nói tùy nên Phương đã đưa cho Mạnh 1.500.000 đồng Lân và Mạnh đồng ý Khoảng

Trang 10

20 giờ ngày 20-6-2007, Hoàng Ngọc Mạnh đi cùng Nam (là bạn Mạnh; không xác định được địa chỉ) lên Hà Nội gặp Đồng Xuân Phương thống nhất là sẽ đánh anh Soi vào ngày 21-6-2007; sau đó Phương đưa thêm 500.000 đồng để Mạnh thuê chỗ ngủ Đến Khoảng 9 giờ ngày 21-6-2007, Phương dẫn Mạnh và Nam đến đoạn đường anh Soi sẽ qua để đi họp vào đầu giờ buổi chiều hôm đó; rồi quay về Công ty Khoảng 11 giờ, Hoàng Ngọc Mạnh đến quán nước tại ngã ba quốc lộ 5 - 1B (quán của chị Phạm Thị Miến) thuê điện thoại di động của chị Miến gọi điện thoại cho Đồng Xuân Phương yêu cầu mô tả đặc Điểm nhận dạng và thông báo số điện thoại di động của anh Soi; Phương đã thực hiện theo yêu cầu của Mạnh

Đến Khoảng hơn 13 giờ chiều, Mạnh lại thuê điện thoại di động của chị Miến gọi cho Phương thông báo là đã nhận dạng được anh Soi và Mạnh sẽ thực hiện một mình vì hiện Nam đã bỏ đi đâu không thông báo lại, Đồng Xuân Phương đồng ý.Khoảng 14 giờ 16 phút cùng ngày, Mạnh đã thuê máy điện thoại di động của chị Miến gọi điện thoại hẹn gặp anh Soi tại khu vực đúc dầm bê tông Khi anh Soi đến, Mạnh đã dùng dao nhọn chuẩn bị từ trước đâm 02 nhát vào mặt sau đùi phải, làm anh Soi chết

Tại Bản giám định pháp y số 146/PC21-PY ngày 17-7-2007, Phòng Kỹ thuật hình sự - Công an thành phố Hà Nội kết luận: nạn nhân bị 02 vết thương tại mặt sau đùi phải, vết phía trên xuyên vào cơ đùi 3cm Vết phía dưới cắt đứt động mạch, tĩnh mạch đùi sau gây chảy mất nhiều máu Nguyên nhân chết: sốc mất máu cấp không hồi phục do vết thương động mạch

Ngoài ra, trong quá trình Điều tra Đồng Xuân Phương còn khai: ngoài lý do mâu thuẫn giữa bị cáo và anh Soi, việc thuê đâm anh Soi còn có nguyên nhân do bị anh Ngô Văn Toản (là Phó Ban Điều hành dự án cầu Thanh Trì) kích động, vì trước đó anh Toản cũng

có mâu thuẫn với anh Soi Cơ quan Điều tra đã lấy lời khai của anh Toản, nhưng anh Toản không thừa nhận việc này Kết quả Điều tra không có cơ sở kết luận anh Toản có liên quan đến vụ án

Đoàn Đức Lân và Hoàng Ngọc Mạnh bỏ trốn, Cơ quan Điều tra đã có quyết định truy nã

và quyết định tạm đình chỉ Điều tra bị can đối với Đoàn Đức Lân và Hoàng Ngọc Mạnh, khi nào bắt được sẽ xử lý sau

Trong quá trình Điều tra, cán bộ và Công ty cổ phần xây dựng 204 đã tự nguyện quyên góp, trợ cấp cho gia đình người bị hại tổng cộng 123.000.000 đồng, trong đó có chi phí mai táng 63.000.000 đồng và 03 sổ Tiết kiệm cho gia đình anh Soi, với tổng số tiền gửi là 60.000.000 đồng

b, Quyết định của tòa.

Ngày đăng: 25/05/2024, 10:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w