Bên cạnh đó, cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống mỗi gia đình như tình trạng cha mẹ không dành nhiều thời gian cho con cái, các thành viên trong gia đình do dành nhiều
Trang 1HỌC VIỆN CHÍNH SÁCH VÀ PHÁT TRIỂN
BỘ MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
“VẤN ĐỀ GIA ĐÌNH TRONG THỜI ĐẠI CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 SẼ BIẾN ĐỔI NHƯ THẾ NÀO? LIÊN HỆ
VỚI VIỆT NAM”
HÀ NỘI 2023
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN : T.S NGUYỄN TIẾN HÙNG SINH VIÊN THỰC HIỆN : VŨ THỊ MỸ HUYỀN
MSV : 7133401167
LỚP : QTMA13B
KHOA : QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến TS Nguyễn Tiến Hùng Trong quá trình học tập và tìm hiểu bộ môn Chủ Nghĩa Xã hội, chúng
em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình và tâm huyết của thầy Thầy đã giúp chúng em tích lũy thêm nhiều kiến thức để có cái nhìn sâu sắc
và hoàn thiện hơn trong cuộc sống
Có lẽ kiến thức là vô hạn mà sự tiếp nhận kiến thức của bản thân mỗi người luôn tồn tại những giới hạn nhất định Do đó, trong quá trình tìm tòi, nghiên cứu để hoàn thành bài tiểu luận không tránh khỏi những thiếu sót, mỗi cá nhân trong nhóm chúng em mong nhận được những ý kiến đóng góp từ thầy để bài viết trở nên hoàn thiện hơn
Kính chúc thầy luôn dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành công trên con đường giảng dạy Mong thầy sẽ tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp trồng người, tạo
ra những thế hệ APD xuất sắc
Chúng em chân thành cảm ơn thầy!
Trang 3MỤC LỤC
Contents
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đề tài 1
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục đích của đề tài 2
2.2 Nhiệm vụ của đề tài 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 3
4.1.Cơ sở lý luận 3
4.2 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Những đóng góp mới của đề tài 4
5.1 Về lý luận 4
5.2 Về thực tiễn 4
6 Kết cấu của đề tài 4
CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ , CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA 5 CHƯƠNG 2 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0 5
2.1 Sự biến đổi về quy mô gia đình 5
2.2 Sự biến đổi về kết cấu gia đình 6
2.3 Sự biến đổi chức năng tái sản con người 7
2.4 Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng 8
2.5 Sự biến đổi chức năng giáo dục ( xã hội hóa ) 9
2.6 Sự biến đổi chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm 10
2.7 Sự biến đối quan hệ hôn nhân và quan hệ vợ chồng 11
2.8 Sự biến đổi giữa các thế hệ, các giá trị, chuẩn mực văn hóa của gia đình 12
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH VIỆT NAM 13
KẾT LUẬN 15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 4MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc đời mỗi con người, gia đình luôn là nơi che chở cho chúng ta khi gặp những giây phút yếu lòng, và là một chốn để trở về sau tháng ngày rong ruổi bôn ba giữa dòng đời đầy tấp nập Hơn nữa, gia đình là tế bào của xã hội, là tổ ấm đầu tiên có chức năng đặc biệt trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho từng thành viên Vì vậy, phát huy tốt vai trò giáo dục gia đình giúp cho thế hệ trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần Trái lại nếu thế hệ trẻ không được giáo dục tốt sẽ nảy sinh những điều bất thường và tạo ra nhiều vấn đề gây hệ lụy cho xã hội như ăn chơi, đua đòi, sa đà vào các tệ nạn xã hội
Kể từ khi xã hội chuyển dần từ nông nghiệp sang công nghiệp, cách mạng công nghệ 4.0 đang bắt đầu làm thay đổi diện mạo cuộc sống, mang đến những trải nghiệm mới mẻ cho mọi người từ người già đến trẻ nhỏ, từ thành thị đến nông thôn Sự phát triển vượt bậc của truyền thông và công nghệ đã trở thành phương tiện đáp ứng nhu cầu tinh thần cho các thành viên trong gia đình mọi lúc, mọi nơi Trong cách mạng công nghệ 4.0, Internet và các thiết bị điện tử thông minh trở lên phổ biến và trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống Các thành viên trong gia đình trở lên gắn kết với nhau hơn nhờ vào các công cụ kỹ thuật như Smartphone, Laptop, Ipad Trước đây khi chưa có các thiết bị di động chúng ta liên lạc với nhau bằng cách viết thư tay và tốn rất nhiều thời gian Còn bây giờ chỉ cần một chiếc điện thoại trong tay, bạn có thể liên lạc với mọi người mọi lúc, mọi nơi mà không cần tốn nhiều thời gian Cách mạng công nghệ 4.0 cũng làm cho cách thức nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ở gia đình hiện nay thay đổi gần như khác hẳn so với trước kia, dân chủ trên mạng xã hội phát triển kéo theo dân chủ trong gia đình cũng phát triển theo Đó là những mặt tích cực chủ yếu của đời sống gia đình
Trang 5dưới sự tác động của cách mạng công nghệ 4.0 đem lại Bên cạnh đó, cũng có những tác động tiêu cực không nhỏ đến đời sống mỗi gia đình như tình trạng cha
mẹ không dành nhiều thời gian cho con cái, các thành viên trong gia đình do dành nhiều thời gian cho điện thoại và mạng xã hội nên bị hạn chế giao tiếp và chia sẻ với nhau Trong nhiều gia đình, sau những giờ làm việc hoặc học tập, mọi người chỉ kịp chào hỏi, ăn uống sau đó mỗi người lại say sưa với chiếc điện thoại, với thế giới online của mình Điều đó dẫn đến sự xa cách vô hình giữa các thành viên
Theo truyền thống gia đình Việt Nam, các thế hệ trong gia đình có trách nhiệm yêu thương, kính trọng và chăm sóc lẫn nhau Hiện nay dưới sự tác động của cách mạng công nghệ 4.0, đạo đức vợ chồng, tình yêu thương anh chị em, thái độ kính trên nhường dưới của gia đình đã bị suy giảm Sự phân công trách nhiệm giữa các thành viên trong gia đình trong cách mạng công nghệ 4.0 cũng thay đổi ít nhiều: con cái ngày nay không trực tiếp chăm sóc cha mẹ khi về già mà gửi cha mẹ vào viện dưỡng lão Các lễ nghi, phép tắc trong gia đình, những lề thói truyền thống ít được tuân thủ Trẻ nhỏ được nuông chiều và tính ích kỷ, ỷ lại, đua đòi dường như tăng lên
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích của đề tài
Đề tài nghiên cứu với mục đích làm sáng tỏ những lý luận chung của chủ nghĩa xã hội khoa học về vấn đề gia đình, và liên hệ với sự biến đổi chức năng gia đình trong thời đại công nghệ 4.0 cùng với những vấn đề gia đình ở nước ta hiện nay
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Giải quyết các vấn đề sau:
2
Trang 6Một là, phân tích những lí luận chung về gia đình : làm rõ khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình và cơ sở xây dựng gia đình trong thời đại công nghệ 4.0 Hai là, phân tích những biến đổi cụ thể của gia đình Việt Nam trong thời đại công nghệ 4.0
Ba là, liên hệ tới thực trạng của gia đình Việt Nam hiện nay
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Giải quyết các vấn đề sau:
Một là, phân tích những lí luận chung về gia đình : làm rõ khái niệm, vị trí, chức năng của gia đình và cơ sở xây dựng gia đình trong thời đại công nghệ 4.0 Hai là, phân tích những biến đổi cụ thể của gia đình Việt Nam trong thời đại công nghệ 4.0
Ba là, liên hệ tới thực trạng của gia đình Việt Nam hiện nay
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu những vấn đề gia đình xảy ra ở Việt Nam từ khi bắt đầu đổi mới kinh tế, chính trị, văn hóa, bước vào thời kỳ công nghệ 4.0
4 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1.Cơ sở lý luận
Dựa trên cơ sở lý luận chung của chủ nghĩa xã hội và những cơ sở đã được đặt ra nhằm xây dựng gia đình trong thời đại công nghệ 4.0
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu và trình bày tiểu luận, tác giả sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, đánh giá, tổng hợp và liên hệ với các vấn đề liên quan để làm rõ vấn đề Đồng thời, các phương pháp logic, so sánh, đối chiếu những vấn đề cần tìm hiểu trong từng giai đoạn, thời kì lịch sử cụ thể cũng được vận dụng nhằm tăng tính khách quan cho đề tài
Trang 75 Những đóng góp mới của đề tài
5.1 Về lý luận
Đề tài làm rõ, đầy đủ những lý luận chung về gia đình và cơ sở xây dựng gia đình trong thời đại 4.0
5.2 Về thực tiễn
Đề tài phân tích, nghiên cứu nguyên nhân dẫn đến sự biến đổi chức năng của gia đình và thực trạng một số vấn đề gia đình ở Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp, thiết thực cho quá trình xây dựng gia đình hiện nay
6 Kết cấu của đề tài
Đề tài nghiên cứu gồm: mục lục, mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo
4
Trang 8CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM, VỊ TRÍ , CHỨC NĂNG GIA ĐÌNH VÀ CƠ SỞ XÂY DỰNG GIA
1.1 Khái niệm.
Gia đình là một hình thức cộng đồng xã hội đặc biệt, được hình thành, duy trì
và củng cố chủ yếu dựa trên cơ sở hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng, cùng với những quy định về quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình
1.2 Vị trí.
- Gia đình là tế bào của xã hội
- Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống
cá nhân của mỗi thành viên
- Gia đình là cầu nối giữa cá nhân với xã hội
1.3 Chức năng.
- Chức năng tái sản xuất ra con người
- Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
- Chức năng kinh tế và tổ chức tiêu dùng
- Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh lý, duy trì tình cảm gia đình
CHƯƠNG 2 SỰ BIẾN ĐỔI CỦA GIA ĐÌNH TRONG THỜI KỲ CÁCH MẠNG CÔNG NGHỆ 4.0.
2.1 Sự biến đổi về quy mô gia đình.
Gia đình Việt Nam ngày nay có thể được coi là “gia đình quá độ” trong bước chuyển biến từ xã hội nông nghiệp cổ truyền sang xã hội công nghiệp hiện đại
“Gia đình đơn” hay còn gọi là gia đình hạt nhân đang trở nên rất phổ biến ở cả thành thị và nông thôn, thay thế cho kiểu “gia đình truyền thống” từng giữ vai trò
Trang 9chủ đạo trước đây Như vậy, sự giải thể hình thái cũ và hình thành hình thái mới là một điều tất yếu
Quy mô gia đình ngày nay tồn tại theo xu hướng thu nhỏ hơn so với trước kia, số thành viên trong gia đình trở nên ít đi Nếu như gia đình truyền thống xưa có thể tồn tại đến ba, bốn thế hệ cùng chung sống dưới một mái nhà thì hiện nay quy
mô gia đình ngày càng được thu nhỏ lại Gia đình Việt Nam hiện đại chỉ có hai thế
hệ cùng sống chung: cha mẹ - con cái, số con trong gia đình cũng không nhiều như trước, mỗi gia đình chỉ có 1 đến 2 con, nhưng phổ biến nhất vẫn là loại gia đình hạt nhân quy mô nhỏ Giờ đây mỗi thành viên trong gia đình đều muốn được có khoảng không gian riêng, thoải mái để làm những gì mình thích, không phải bận tâm đến sự nhận xét của người khác Do có công ăn việc làm ổn định, con cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinh tế nhiều vào cha mẹ và sau khi kết hôn có xu hướng chuyển ra ở riêng để thuận tiện về sinh hoạt Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống trong thời đại đổi mới như ngày nay sẽ kìm hãm sự tự do,
cá tính, năng lực riêng của mỗi cá nhân không có cơ hội phát triển, dẫn đến sự thiếu hụt nhân tài cho đất nước trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại hóa
Quy mô gia đình Việt Nam ngày càng được thu nhỏ, đáp ứng những nhu cầu
và điều kiện thời đại mới đặt ra: Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã dần biến mất, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được những mâu thuẫn trong đời sống so với gia đình truyền thống Sự biến đổi của quy mô gia đình trong thời kỳ đổi mới cho thấy nó đang thực hiện chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình và cũng là thay đổi hệ thống xã hội, làm cho xã hội trở nên thích nghi
và phù hợp hơn với tình hình mới, thời đại mới
2.2 Sự biến đổi về kết cấu gia đình.
Gia đình Việt Nam hiện đại có sự thay đổi về kết cấu so với gia đình ở thời
kì phong kiến, người đàn ông làm trụ cột gia đình và có quyền quyết định toàn bộ các công việc quan trọng trong gia đình, trong khi đó, người phụ nữ phải nghe theo
6
Trang 10chồng và họ không hề có tiếng nói trong gia đình Nguyên nhân gây ra là do thời kì này bị ảnh hưởng bởi nho giáo, người phụ nữ phải tuân theo “ tam tòng tứ đức” Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, kết cấu gia đình thay đổi, sự bình đẳng giới giữa nam và nữ được nâng lên nhiều so với thời kỳ trước, người phụ nữ được giải phóng khỏi những “xiềng xích vô hình” của xã hội cũ Một minh chứng
rõ ràng đó là chế độ hôn nhân, nếu ở xã hội cũ người đàn ông có thể cưới năm thê bảy thiếp cùng lúc thì giờ đây chỉ có một Vậy nên quyền quyết định trong gia đình
sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn Người phụ nữ ngày càng được đối xử bình đẳng hơn và có nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình; vai trò của họ trong cuộc sống, trong sản xuất ngày càng trở nên quan trọng hơn, gánh nặng gia đình cũng dần được chia sẻ từ hai phía Bình đẳng giới nói riêng và bình đẳng nói chung được tôn trọng làm cho mỗi người được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràng buộc bởi các định kiến xã hội truyền thống
2.3 Sự biến đổi chức năng tái sản con người.
Với những thành tựu vượt bậc của y học hiện đại, hiện nay việc sinh đẻ được các gia đình tiến hành một cách chủ động, tự giác khi xác định số lượng con cái và thời điểm sinh con Tuy nhiên, việc sinh con còn chịu sự điều chỉnh bởi chính sách
xã hội của Nhà nước, tùy theo tình hình dân số và nhu cầu về sức lao động của xã hội Ở Việt Nam hiện nay đã và đang thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ nên có từ một đến hai con vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về cuộc sống cho gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con
Nếu như trước kia, do ảnh hưởng của phong tục tập quán và nhu cầu sản xuất nông nghiệp, trong gia đình Việt Nam truyền thống, nhu cầu về con cái thể hiện trên ba phương diện: phải có con, càng đông con càng tốt và nhất thiết phải có con trai nối dõi Tuy nhiên ngày nay, nhu cầu ấy đã có những thay đổi căn bản: thể hiện
ở việc phụ nữ sinh ít hơn, giảm số con mong muốn và nhu cầu nhất thiết phải có
Trang 11con trai của các cặp vợ chồng giảm Trong gia đình hiện đại, sự bền vững của hôn nhân phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố tâm lý, tình cảm, kinh tế, chứ không nhất thiết phải là có con hay không có con, có con trai hay không có con trai như gia đình truyền thống
2.4 Sự biến đổi chức năng kinh tế, tổ chức tiêu dùng.
Vai trò gia đình trong việc tổ chức lao động ở các vùng nông thôn ngày càng
bị hạn chế trong những điều kiện dân số ngày càng đông, đất đai canh tác ngày càng bị thu hẹp lại Sự dư thừa lao động ngày càng nhiều đã đẩy một tỷ lệ lớn những người trong độ tuổi lao động đi tìm kiếm công việc ở bên ngoài, đi tới các khu công nghiệp hay ra thành phố Ở thành phố Hà Nội hiện nay, ước tính có khoảng 80 - 85.000 phụ nữ từ các vùng nông thôn ra làm nghề giúp việc gia đình
Từ đó, gia đình dần mất đi vai trò của đơn vị sản xuất và vai trò là đơn vị tiêu dùng ngày càng thể hiện rõ ràng hơn Một nghiên cứu của nhóm tác giả Đặng Thị Ánh Tuyết, Hà Việt Hùng và Phan Thuận (2016) cho thấy, trong quá trình hiện đại hóa, các chức năng gia đình đang thay đổi khá mạnh mẽ, trong đó sự biến đổi chức năng kinh tế của gia đình đã dẫn tới sự thay đổi các chức năng khác của gia đình Khi bước sang xã hội công nghiệp hiện đại, gia đình không còn thực hiện nhiều chức năng như trước nữa, mà có sự chuyển giao bớt các chức năng của gia đình cho các thể chế khác Gia đình mất đi nhiều chức năng và các thành viên trong gia đình tham gia vào tất cả những chức năng của gia đình, nhưng với tư cách cá nhân, không phải với tư cách thành viên gia đình Một đặc điểm nổi bật trong biến đổi gia đình ở các xã hội công nghiệp hóa là sản xuất tách rời khỏi nhà ở, các thành viên trong gia đình rời nhà đi làm để kiếm và chuyển sang “tiêu dùng sản phẩm do người khác làm ra” mà trước kia gia đình có thể sản xuất được
Chức năng kinh tế của gia đình ở mỗi chế độ xã hội đều có nội dung khác nhau Trong xã hội phong kiến, mỗi gia đình là một đơn vị kinh tế, còn hiện nay, gia đình không còn là một đơn vị kinh tế nữa, mà chức năng kinh tế chủ yếu của
8