1. Trang chủ
  2. » Mẫu Slide

Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp

33 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kế hoạch Phòng Ngừa, Ứng Phó Sự Cố Môi Trường
Tác giả [TÊN CÔNG TY/ DOANH NGHIỆP]
Thể loại Kế hoạch
Năm xuất bản 2023
Thành phố TP. HCM
Định dạng
Số trang 33
Dung lượng 95,2 KB

Cấu trúc

  • Chương 1. THÔNG TIN CHUNG (6)
    • 1.1. Thông tin về dự án (6)
    • 1.2. Vị trí địa lý (6)
    • 1.3. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của Cơ sở (6)
    • 1.4. Cơ sở pháp lý (6)
  • CHƯƠNG 2. XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (8)
    • 2.1. Khái niệm về sự cố môi trường (8)
    • 2.2. Các dự báo nguy cơ xảy ra sự cố môi trường (8)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (12)
    • 3.1. Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy – nổ (12)
      • 3.1.1. Phòng ngừa sự cố (12)
      • 3.1.2. Ứng phó sự cố (12)
      • 3.1.3. Kịch bản xảy ra (13)
        • 3.1.3.1. Giả định tình huống (13)
        • 3.1.3.2. Tổ chức triển khai ứng phó (0)
    • 3.2. Phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn, đổ, rò rỉ (17)
      • 3.2.1. Phòng ngừa sự cố (17)
      • 3.2.2. Ứng phó sự cố (17)
      • 3.2.3. Kịch bản xảy ra (20)
        • 3.2.3.1. Giả định tình huống (20)
        • 3.2.3.2. Tổ chức triển khai ứng phó (20)
    • 3.3. Phòng ngừa, ứng phó sự cố phát thải chất thải (21)
      • 3.3.1. Phòng ngừa sự cố (21)
      • 3.3.2. Ứng phó sự cố và kịch bản xảy ra (22)
        • 3.3.2.1. Đối với hệ thống xử lý nước thải (22)
        • 3.3.2.2. Đối với khí thải (25)
        • 3.3.2.3. Đối với chất thải rắn (25)
    • 4.1. Lực lượng ứng phó sự cố môi trường (27)
      • 4.1.1. Lực lượng tại chỗ (27)
      • 4.1.2. Lực lượng bên ngoài (27)
    • 4.2. Phương tiện ứng phó sự cố môi trường (0)
  • Chương 5. KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, DIỄN TẬP VỀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG (27)
    • 5.1. Kế hoạch đào tạo (30)
      • 5.1.1. Đào tạo nội bộ (30)
      • 5.1.2. Đào tạo bên ngoài (30)
    • 5.2. Kế hoạch diễn tập (31)
  • CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN (30)
    • 6.1. Đánh giá của Cơ sở về Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường (32)
    • 6.2. Cam kết thực hiện (32)

Nội dung

Cở sở thực hiện: - Khoản 1, Điều 109 của NĐ 08/2022/NĐ-CP: Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm ban hành và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng ngừa, ƯPSCMT phù hợp với nội dung phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường trong quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường. - Khoản 3, Điều 110 của NĐ 08/2022/NĐ-CP: Chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm: + Công khai kế hoạch ƯPSCMT của cơ sở; gửi kế hoạch ƯPSCMT tới Ủy ban nhân dân cấp xã và Ban chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện. + Cung cấp nội dung kế hoạch cho Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao trong trường hợp dự án, cơ sở nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao. - Điểm đ, Khoản 3, điều 15 Thông tư 20/2021/TT-BYT: Thực hiện yêu cầu về kế hoạch, biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa ứng phó sự cố môi trường do chất thải theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường hợp lượng chất thải y tế nguy hại gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng); - Điểm d, khoản 1, Điều 87 của 72/2020/QH14: Có kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sợ cố môi trường đối với hệ thống xử lý nước thải. - Điểm a, Khoản 7, Điều 124 của 72/2020/QH14: Diễn tập ứng phó sự cố môi trường cấp cơ sở được thực hiện ít nhất 02 năm một lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; - Mục 6 trong mẫu BCCTBVMT quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường. - Điều 40 của Nghị định 45/2022/NĐ-CP: Hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố chất thải và phục hồi môi trường sau sự cố chất thải thì bị xử phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 350.000.000 đồng.

THÔNG TIN CHUNG

Thông tin về dự án

- Tên cơ sở: […] Địa chỉ: […]

- Tên chủ cơ sở: […] Địa chỉ: […]

- Đại diện cơ sở: (Ông/Bà) [tên người đại diện]

- Chức vụ: [tên chức vụ]

Vị trí địa lý

- [cơ sở) tọa lạc tại […] Các hướng tiếp giáp của Cơ sở như sau:

- Vị trí tọa độ trung tâm của [tên cơ sở]như sau:

[hình ảnh map của vị trí cơ sở]

Quy mô/công suất, thời gian hoạt động của Cơ sở

Cơ sở pháp lý

STT Tên văn bản Tình trạng

1 Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020 Còn hiệu lực

2 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm

2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của

Luật Bảo vệ môi trường.

3 Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm

2022 của Bộ tài nguyên và môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của luật bảo vệ môi trường.

4 Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 06 tháng 08 năm

2014 của Chính phủ về thoát nước và xử lý nước thải Còn hiệu lực 5

Thông tư 25/2014/TT-BKHCN ngày 08 tháng 10 năm

2014 Quy định chuẩn bị ứng phó và ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân, lập và phê duyệt kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ và hạt nhân.

5 Luật hóa chất ngày 21 tháng 11 năm 2007 Còn hiệu lực 6

Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm

2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật hóa chất Còn hiệu lực

Luật Phòng cháy và chữa cháy ngày 29 tháng 6 năm

2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật

Phòng cháy và chữa cháy ngày 22 tháng 11 năm 2013 Còn hiệu lực

XÁC ĐỊNH VÀ ĐÁNH GIÁ NGUY CƠ XẢY RA SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Khái niệm về sự cố môi trường

Sự cố môi trường là sự cố xảy ra trong quá trình hoạt động của con người hoặc do biến đổi bất thường của tự nhiên, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường nghiêm trọng. Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Suy thoái môi trường là sự suy giảm về chất lượng, số lượng của thành phần môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Các dự báo nguy cơ xảy ra sự cố môi trường

- Sự cố tràn, đổ, rò rỉ.

- Sự cố phát thải chất thải.

Bảng 2.1 Bảng xác định các nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra

Các hoạt động/ thiết bị Xác định các nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra Đánh giá nguy cơ xảy ra

Dự báo tác động môi trường

- Kho chứa vật tư, chất thải;

- Kho chứa hóa chất, nhiên liệu, khí y tế;

- Thiết bị điện, máy móc.

- Cháy do chập điện, sét đánh;

- Cháy do không tuân thủ ngiêm ngặt những quy định khi vận hành máy móc, thiết bị;

- Cháy do không đáp ứng được các yêu cầu về an toàn điện;

- Cháy do không tuân thủ các quy định về sắp xếp lưu trữ,

Thấp - Gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

- Có thể ảnh hưởng toàn cơ sở hoặc ảnh hưởng đến ngoài phạm vi cơ sở.

Các hoạt động/ thiết bị Xác định các nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra Đánh giá nguy cơ xảy ra

Dự báo tác động môi trường khoản cách lưu trữ, cấm phát sinh lửa, hút thuốc.

Bảo trì, sửa chữa, cải tạo - Cháy do thực hiện không đúng quy trình, không đảm bảo an toàn cháy trong công việc phát sinh nhiệt Thấp

- Gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

- Có thể ảnh hưởng toàn cơ sở hoặc ảnh hưởng đến ngoài phạm vi cơ sở.

II Sự cố tràn, đổ, rò rỉ

Tank dầu ngầm - Vỡ đường ống/ bung đường ống/ rò rỉ/ tràn đổ tank chứa dầu DO Thấp

- Gây ô nhiễm môi trường đất và nước.

- Phạm vi ảnh hưởng giới hạn ở Phòng bơm/ máy phát điện.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung và hệ thống cống thu gom

- Rò rỉ nước thải do vỡ đường ống thu gom nước thải Trung bình

- Gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

- Phạm vi ảnh hưởng giới hạn tại khu vực xử lý nước thải.

Kho chứa chất thải nguy hại, chất thải lây nhiễm - Đổ, rò rỉ chất thải dạng lỏng Thấp

- Gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

- Phạm vi ảnh hưởng giới hạn tại khu vực chứaCTNH, chất thải lây nhiễm.

Các hoạt động/ thiết bị Xác định các nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra Đánh giá nguy cơ xảy ra

Dự báo tác động môi trường III Sự cố phát thải chất thải

Máy phát điện - Kết quả phân tích khí thải máy phát điện sau xử lý không đạt quy chuẩn Thấp

- Gây ô nhiễm môi trường không khí.

- Phạm vi ảnh hưởng có thể ở khu vực cơ sở hoặc ảnh hưởng tới khu vực ngoài cơ sở.

Hệ thống xử lý nước thải tập trung

- Nước thải sau xử lý không đạt tiêu chuẩn tiếp nhận của PMH khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung PMH.

- HTXLNT gặp sự cố (hư bơm, nghẹt xong chắn rác, quá tải, …) nguy cơ: ảnh hưởng kết quả xử lý nước thải đầu ra; tràn nước thải.

- Có thể/ gây ô nhiễm môi trường không khí, đất và nước.

- Có thể ảnh hưởng tại khu vực HTXLNT hoặc ảnh hưởng đến ngoài phạm vi cơ sở.

Các công trình hoặc thiết bị ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất, chất thải

- Tràn đổ hóa chất/chất thải, thiếu trang thiết bị sử lý sự cố Thấp

- Có thể gây ô nhiễm môi trường nặng do không kịp ứng phó sự cố môi trường.

Các hoạt động lưu trữ tại kho chất thải nguy hại

- Chất thải y tế nguy hại gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả kháng Thấp

- Gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí.

- Phạm vi ảnh hưởng có thể toàn cơ sở hoặc ảnh hưởng tới ngoài cơ sở.

Bảng 2.2 Bảng mức độ đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường

Nguy cơ xảy ra Mô tả

Thấp Hiếm khi xảy ra, khó có thể xảy ra hoặc đã từng xảy ra ở đơn vị khác.

Chưa xảy ra hoặc có xảy ra với tần xuất trên 01 năm.

Trung bình Ít khi xảy ra/ có thể xảy ra

Có xảy ra với tần xuất trong vòng 06 tháng đến dưới 01 năm

Cao Nhiều khả năng xảy ra/ chắc chắn xảy ra.

Có xảy ra với tần xuất trong vòng dưới 06 tháng.

PHƯƠNG ÁN PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Phòng ngừa, ứng phó sự cố cháy – nổ

- Niêm yết các quy định phòng cháy chữa cháy xung quanh cơ sở.

Đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy là việc làm vô cùng quan trọng.Trang bị và kiểm tra định kỳ các thiết bị chữa cháy và báo cháy xung quanh các cơ sở, tòa nhà đã đạt chuẩn thẩm duyệt, nghiệm thu là điều không thể thiếu Thực hiện đúng và đủ theo các phương tiện PCCC (phòng cháy chữa cháy) và CNCH (cứu nạn cứu hộ), nhằm đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho mọi người khi xảy ra các tình huống khẩn cấp.

- Định kỳ tổ chức huấn luyện nghiệp vụ PCCC & CNCH cho đội PCCC & CNCH.

- Định kỳ tổ chức đào tạo, tuyên truyền kiến thức an toàn phòng cháy cho toàn nhân viên cơ sở, nâng cao ý thức về phòng chống cháy – nổ.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra công tác phòng cháy – chữa cháy định kỳ Thực hiện đánh giá rủi ro an cháy – nổ

- Quy định về an toàn kho, cấm lửa, cấm hút thuốc, sắp xếp vật liệu an toàn; có biển báo “ Cấm lửa”, “ Cấm hút thuốc”.

- Định kỳ đo kiểm định hệ thống chống sét và điện trở nối đất tiếp địa.

- Định kỳ kiểm tra/ kiểm định thiết bị điện, máy móc.

- Quy định và giám sát an toàn các hoạt động của các nhà thầu, đơn vị dịch vụ.

- Định kỳ tổ chức diễn tập chữa cháy và cứu hộ cứu nạn với Công an địa phương.

- Tuân thủ tuyệt đối các nội quy, quy định về phòng chống cháy nổ.

- Khi thực hiện công việc có phát sinh nhiệt gây cháy, hàn điện hay hàn hơi phải có biện pháp làm việc an toàn

- Tất cả các máy móc, thiết bị điện đều phải nối đất

Khi lắp đặt hệ thống điện, cần đảm bảo công suất thiết kế phù hợp với thiết bị điện sử dụng Ngoài ra, cần lắp đặt các thiết bị bảo vệ đi kèm như aptomat, role, cầu chì để đảm bảo an toàn, ngăn ngừa quá tải, ngắn mạch và cháy nổ Việc lắp đặt các thiết bị bảo vệ này giúp bảo vệ thiết bị điện, phòng ngừa các sự cố điện, đảm bảo an toàn cho hệ thống điện và môi trường sử dụng.

- Trang bị các tủ hóa chất chống cháy nổ tại các khu vực sử dụng hóa chất dễ cháy.

- Trong trường hợp có cháy, nhân viên phát hiện cháy thực hiện theo quy trình nội bộ: o Gải cứu/ di chuyển: Hộ tống hoặc đưa người ra khỏi khu vực nguy hiểm có lửa và/hoặc khói đến nơi an toàn. o Báo động: Bằng cách hô to (báo động cháy) rồi kích hoạt nút nhấn báo cháy khẩn cấp và gọi đến số 7777 thông báo cho Trung tâm bảo vệ. o Hạn chế cháy: Bằng cách đóng cửa và tắt các van khí y tế (nếu có thể). o Dập lửa/sơ tán: Thực hiện dập lửa bằng thiết bị chữa cháy và sơ tán khi cần thiết.

 Thực hiện ứng phó sự cố cháy – nổ:

- Các bước thực hiện ứng phó sự cố cháy nổ được thực hiện theo Phương án chữa cháy cơ sở ngày 27/04/2017 được phê duyệt bởi Phòng cảnh sát phòng cháy và chữa cháy TP.HCM.

 Báo cáo sự cố và lưu hồ sơ:

- Sau khi sự cố xảy ra, đội PCCC sẽ lập biên bản sự cố để mô tả diễn biến tình hình đã xảy ra.

 Vị trí phát sinh sự cố cháy:

- Cháy tại khu vực phân phối điện – khu vực kỹ thuật tầng trệt (tình huống cháy phức tạp nhất).

Vụ hỏa hoạn xảy ra vào lúc 10h20, ngày X tháng Y năm Z, thời điểm cơ sở y tế đông đúc bệnh nhân khám ngoại trú và tất cả phòng mổ đều đang hoạt động, đòi hỏi nguồn điện tối đa để đảm bảo hoạt động y tế.

- Do chập điện gây cháy.

- Chất cháy chủ yếu: Thiết bị điện.

- Thời gian cháy tự do: 5 phút.

- Diện tích đám cháy ước tính đến thời điểm triển khai cháy của lực lượng tại chỗ là 30m 2

- Mô tả đám cháy: Tại thời điểm xảy ra cháy sau gần 05 phút đám cháy mới được phát hiện sau đó nhiệt độ và khói khí độc bốc lên cao bao trùm toàn bộ khu vực kỹ thuật tại tầng trệt của tòa nhà X (khu giao nhận hàng) Nếu không cứu chữa kịp thời thì nguy cơ cháy lan của đám cháy ra khu vực khí y tế trung tâm (nguy cơ bùng cháy cao và nổ chai chứa khí nén), phòng máy phát điện và làm ảnh hưởng đến việc cung cấp điện cho toàn bộ cơ sở, việc cung cấp khí y tế cho bệnh nhân và đây là đám cháy khó xử lý nhất.

 Khả năng cháy lan và dự báo tác động môi trường:

- Với đặc điểm bố trí các chất cháy trong khu vực, nên khi đám cháy phát triển lớn thì khói và khí độc đã bao trùm khu vực cháy làm cản trở hoạt động chữa cháy ban đầu của lực lượng tại chỗ, đám cháy có khả năng cao phát triển ra xung quanh (nguy cơ cao cháy lan toàn cơ sở).

Rủi ro ô nhiễm nghiêm trọng môi trường không khí, đất và nước trên diện rộng hoặc ảnh hưởng ra ngoài phạm vi cơ sở do hậu quả từ đám cháy.

Khi phát hiện cháy xảy ra, lực lượng PCCC cơ sở phải nhanh chóng tổ chức cứu chữa đồng thời báo ngay cho lãnh đạo cơ sở và lực lượng cảnh sát PCCC theo số điện thoại 114.

 Giai đoạn 1: Đội PCCC cơ sở

Chuông báo cháy thông qua đầu báo khói truyền tín hiệu âm thanh báo cháy đến trung tâm, bảo vệ trực ca nhanh chóng xác định vị trí, phối hợp với kỹ sư trực khẩn trương chạy đến phòng phân phối điện Các kỹ sư nhanh chóng cách ly khu vực xảy ra sự cố; chuyển nguồn tự động và mở máy phát điện để đảm bảo việc cung cấp nguồn điện cho cơ sở Đồng thời, kỹ sư trực sẽ hô to CHÁY! CHÁY! CHÁY! cùng với thông tin vị trí cháy để thông báo mọi người hoặc sử dụng điện thoại đỏ hoặc gọi số 7777 hoặc nhấn nút báo cháy để thông báo đến hệ thống tiếp nhận trung tâm. Đồng thời, người kỹ sư trực cùng bảo vệ cố gắng dập tắt đám cháy bằng cách sử dụng bình chữa cháy CO2 nhưng không thành công vì đám cháy trở nên lớn hơn.

Đội trưởng đội PCCC cơ sở phối hợp với các trưởng khoa lâm sàng để báo động và sắp xếp phương án thay thế cho bệnh nhân cần sử dụng oxy nếu xảy ra hỏa hoạn gần phòng phân phối điện Sau khi xác nhận các biện pháp thích hợp đã được thực hiện, Đội trưởng đội PCCC sẽ thông báo kỹ sư trực cắt các van khí oxy chính.

Sau khi nhận thông tin cháy, công tác chữa cháy được triển khai như sau:

- Đội PCCC cơ sở bao gồm hơn 50 thành viên, vào thời điểm phát sinh cháy, giả định tất cả thành viên đều có mặt tại cơ sở

- Chỉ huy giai đoạn chữa cháy 1 là anh Nguyễn Văn A – Trưởng phòng Bảo Trì – đội trưởng đội PCCC cơ sở.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Đội PCCC cơ sở hình thành

04 tổ công tác như sau:

 Tổ thông tin báo cháy:

- Sau khi nhận thông tin cháy, phải thật bình tĩnh, nhanh chóng xác định chính xác vị trí cháy

- Báo động bằng cách thông báo CHÁY thông qua hệ thống loa phát thanh của cơ sở theo đúng chính sách của cơ sở.

- Cắt điện khu vực xảy ra cháy (khi có lệnh từ Đội trưởng đội PCCC cơ sở) Đội trưởng đội PCCC phải liên lạc với đội kỹ sư để đảm bảo không làm gián đoạn việc cung cấp nguồn điện cho cơ sở.

- Gọi số 114 để báo cháy cho Công an PCCC, yêu cầu chi việc từ công an PCCC quận 4 hoặc nhấn nút bấm tại Phòng Bảo vệ trung tâm để báo cháy ngay tới Trung tâm PCCC Thành phố.

- Ngay lập tức báo cáo tình hình cháy cho lãnh đạo cơ sở.

- Gọi điện thoại báo Công an phường Tân Phú, Công an quận 4 và Bảo vệ Phú

Mỹ Hưng đến hỗ trợ.

- Gọi báo khoa Cấp Cứu cơ sở sẵn sàng trong trường hợp có người bị nạn trong đám cháy.

- Gọi điện báo cho Điện lực Tân thuận cắt điện và chiếu sáng khi cần thiết.

- Cùng tham gia chữa cháy.

 Tổ hướng dẫn thoát nạn và cứu nạn (bao gồm di tản nạn nhân):

- Đám cháy phát sinh nằm ngoài khu vực khám bệnh và điều trị của cơ sở, nằm cách ly trong một khu vực riêng biệt Do đó, không có nhân viên/khách/bệnh nhân nào cần phải di tản ngay lập tức ra khỏi khu vực tòa nhà cơ sở Tuy nhiên, Đội trưởng đội PCCC cơ sở cũng phải thông báo đến các thành viên đội PCCC để bố trí nhân sự tại các vị trí lối thoát hiểm trong cơ sở để bắt đầu quy trình di tản nếu đám cháy lây lan.

- Vì đám cháy sẽ tạo ra nhiều khí độc do đó cần thông báo đến mọi người và có phương án để phòng ngừa khí độc.

- Tìm kiếm, cứu những nạn nhân bị kẹt trong đám cháy, đưa ra vị trí an toàn, sơ cứu và chuyển giao cho khoa Cấp Cứu (nếu có).

- Cùng tham gia chữa cháy.

Khi xảy ra cháy, tổ chữa cháy cơ sở nhanh chóng triển khai các phương tiện chữa cháy sẵn có Đội trưởng đội phòng cháy chữa cháy cơ sở phát lệnh cho các thành viên mang bình chữa cháy CO2 từ khắp cơ sở đến phòng phân phối điện Động thái này được thực hiện vì đám cháy này không thể dập tắt bằng nước.

Phòng ngừa, ứng phó sự cố tràn, đổ, rò rỉ

- Thực hiện đánh giá rủi ro hóa chất, thực hiện các biện pháp kiểm soát đã được xác định.

- Nhân viên làm việc với vật liệu nguy hại/chất thải phải được huấn luyện ứng phó về tràn đổ hóa chất/chất thải Đào tạo nhận thức cho nhân viên nắm và hiểu rõ các bước thực hiện, tính chất nguy hiểm của hóa chất sử dụng, không chủ quan trong quá trình làm việc với hóa chất/chất thải nhằm tránh các sự cố tràn đổ, rò rỉ không mong muốn.

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nhập, xuất và tồn chứa tại kho Hóa chất được sắp xếp đúng cách, an toàn, ngăn nắp và dễ nhìn thấy nhãn Chiều cao xếp tối đa 2m, cách trần nhà kho 0,5m, cách tường 0,5m, cách mặt đất 0,2 - 0,3m (trên pallet để tránh tiếp xúc sàn ẩm) Không xếp gần nhau các hóa chất phản ứng tạo nguy hiểm hoặc cháy nổ.

- Nhà kho được thiết kế với trần cao tạo sự thông thoáng tự nhiên hoặc cưỡng bức, tránh sự gia tăng nhiệt độ hoặc sự ẩm ướt Nhiệt độ ở khu vực này được kiểm soát từ 18 0 C - 25 0 C.

- Công tác an ninh nhà kho được đặc biệt chú trọng nhằm ngăn chặn kẻ trộm hoặc những người không có thẩm quyền lạm dụng hoá chất

- Tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn khi vận chuyển Tránh chất đống bừa bãi trong quá trình vận chuyển Những vật chứa chất lỏng dễ cháy phải được sắp xếp một cách đặc biệt để đảm bảo chống va đập và ngăn chặn sự phát sinh lửa do chính chất lỏng tạo ra Khi vận chuyển cần tránh những rung động không cần thiết đặc biệt là đối với các bình thuỷ tinh và bình chịu áp lực

- Định kỳ tổ chức kiểm tra công tác an toàn vật liệu nguy hại/chất thải Kiểm tra thao tác lấy, pha chế và bảo quản vật liệu nguy hại Kiểm tra các điều kiện/thiết bị lưu trữ và sử dụng.

- Định kỳ tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn đổ hóa chất.

- Tại các khu vực lưu chứa được thiết kế các gờ chống tràn, đổ phù hợp; được trang bị bộ ứng phó tràn đổ hóa chất tại khu vực có lưu chứa/ sử dụng hóa chất.

- Bố trí nhân sự trực kiểm tra, vận hành HTXLNT.

- Nhà kho chứa chất thải được thiết kế phù hợp với các quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

- Ngay khi phát hiện rò rỉ, tràn đổ vật liệu nguy hại, nhân viên báo động cho mọi người bằng “SỰ CỐ TRÀN ĐỔ HÓA CHẤT” (thông báo về sự cố tràn đổ hóa chất), gọi hỗ trợ thông qua số 7777 – vị trí.

- Cách ly/Giám sát khu vực bị tràn đổ.

Các bước thực hiện theo Chính sách quản lý sự cố tràn đổ hóa Chất, tóm tắt như sau:

- Báo động: o Báo động cho mọi người bằng “SỰ CỐ TRÀN ĐỔ HÓA CHẤT”. o Gọi hỗ trợ thông qua 7777. o Cách ly/Giám sát khu vực bị tràn đổ.

- Chuẩn bị: o Sử dụng PTBVCN phù hợp trước khi tiếp cận. o Bộ dụng cụ thu gom được đưa đến vị trí tràn đổ.

- Thu gom: o Khoanh vùng khu vực tràn đổ tránh lan rộng. o Sử dụng các vật liệu thấm hút để thu gom.

- Thải bỏ: Các vật liệu, dụng cụ có dính hoặc thấm vật liệu tràn đổ được thải bỏ như Chất thải nguy hại.

- Vệ sinh: o Đội vệ sinh tiến hành vệ sinh kỹ khu vực tràn đổ. o Sử dụng giấy quì tím đê kiểm tra đảm bảo không còn tồn dư của vật liệu tràn đổ.

- Báo cáo: Báo cáo sự cố tràn đổ.

- Chú ý: Trong trường hợp tràn đổ trên cơ thể: o Những người hỗ trợ để giải cứu nạn nhân phải mang thiết bị bảo hộ cá nhân phù hợp trước khi di chuyển nạn nhân ra khỏi khu vực tràn đổ. o Tất cả những người bị ảnh hưởng phải được Khoa cấp cứu hỗ trợ để điều trị Nếu có thể, nên mang theo nhãn hóa chất hoặc Phiếu thông tin an toàn hóa chất. o Nếu bị vật liệu nguy hại bắn vào mắt, sử dụng thuốc rửa mắt ngay lập tức hoặc rửa mắt bằng nước trong ít nhất 15 phút. o Nếu da bị dính các vật liệu nguy hại thì vùng bị ảnh hưởng phải được vệ sinh kỹ và liên tục với nước trong vòng 15 phút. o Tất cả quần áo bị dính nhiều hóa chất phải được loại bỏ ngay lập tức Sử dụng vòi tắm khẩn cấp trong ít nhất 15 phút, nếu có Tất cả quần áo bị lây nhiễm phải được đặt vào trong túi nhựa và cho vào thùng rác thải nguy hại.

Tùy vào quy mô sự cố mà được ứng phó khác nhau như sau:

Xử lý sự cố tràn đổ hóa chất nguy hại ở quy mô nhỏ (< 300 ml):

- Sự cố tràn đổ hóa chất quy mô nhỏ phải được xử lý bởi nhân viên ở khoa/phòng đã qua đào tạo cách kiểm soát hóa chất.

Những nhân viên lân cận khu vực tràn đổ hóa chất cần được thông báo ngay lập tức Khu vực bị ảnh hưởng phải được cô lập bằng cách hạn chế ra vào và đặt biển cảnh báo để đảm bảo an toàn cho mọi người.

- Tất cả các nguồn có khả năng gây cháy và thiết bị điện chưa cắm phích nằm gần đó đều phải được di dời.

- Phải thu thập và xem xét các thông tin an toàn liên quan đến hóa chất bị tràn đổ. Kiểm tra phiếu thông tin an toàn hóa chất của chất bị tràn đổ để đánh giá mức độ nguy hiểm và những thông tin liên quan khác.

- Sử dụng bộ dụng cụ xử lý sự cố tràn đổ: o Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân thích hợp, thường bao gồm kính bảo vệ mắt, găng tay, tạp dề hoặc áo choàng Nếu có nguy cơ cao bị bắn hóa chất thì phải mặc quần áo bảo vệ. o Đặt ống chắn thấm hút quanh khu vực đổ tràn với khoảng cách là 0.5m để hạn chế hóa chất lan sang khu vực khác. o Sử dụng vật liệu thấm hút trong bộ dụng cụ xử lý tràn đổ để thấm hút hóa chất bị tràn đổ, chờ 15 phút để đảm bảo hóa chất được thấm hút hoàn toàn. o Vật liệu đã thấm hút phải được thu gom vào các túi màu đen và cho vào thùng rác thải nguy hại.

- Gọi cho nhân viên vệ sinh nhà thầu để vệ sinh bề mặt bị tràn đổ sau khi đã thu dọn hóa chất.

- Phải thực hiện Báo cáo sự cố.

Xử lý sự cố tràn đổ hóa chất nguy hại ở quy mô lớn (> 300 ml):

- Áp dụng quy trình tương tự như xử lý sự cố tràn đổ hóa chất nguy hại quy mô nhỏ nhưng chủ yếu tập trung vào việc ngăn chặn lan rộng hơn là thu gom.

- Thông báo cho Nhân viên bảo vệ trực tại chỗ qua số điện thoại 7777 để báo động “Sự cố tràn đổ hóa chất” (Tràn đổ vật liệu nguy hại), đề cập chính xác địa điểm tràn đổ chính xác, lượng hóa chất tràn đổ cũng như số người bị thương (nếu có).

- Nhân viên bảo vệ trực tại chỗ sẽ gọi cho Nhân viên vệ sinh nhà thầu và Nhóm

An toàn môi trường để cung cấp thông tin chi tiết về sự cố tràn đổ như địa điểm cụ thể, lượng hóa chất bị tràn đổ đồng thời cũng thông báo cho Khoa cấp cứu nếu có người bị thương.

Phòng ngừa, ứng phó sự cố phát thải chất thải

Tổ chức định kỳ các buổi đào tạo về nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, phân loại chất thải hợp lý và hướng dẫn xử lý sự cố liên quan đến chất thải cho toàn bộ nhân viên cơ sở là điều vô cùng cần thiết Những hoạt động đào tạo này đóng vai trò quan trọng trong việc trang bị kiến thức, kỹ năng và sự hiểu biết đúng đắn về bảo vệ môi trường cho nhân viên, giúp họ nhận thức được tác động của chất thải đối với môi trường và sức khỏe con người, đồng thời thực hiện tốt quy trình phân loại và xử lý chất thải tại nơi làm việc, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

- Định kỳ tổ chức kiểm tra công tác quản lý chất thải, phân loại chất thải tại các Khoa/Phòng.

- Định kỳ tổ chức phân tích mẫu nước sạch, nước thải, khí thải theo quy định.

Để bảo đảm Hệ thống xử lý nước thải (HTXLNT) vận hành ổn định, doanh nghiệp cần:* Bố trí nhân sự kiểm tra, vận hành và ký hợp đồng bảo trì, bảo dưỡng định kỳ với đơn vị chuyên môn.* Nhanh chóng sửa chữa thiết bị bị hỏng, duy trì hoạt động của những thiết bị còn lại trong trường hợp xảy ra sự cố.

- Trang bị các thùng rác, túi rác, bảng hướng dẫn phân loại rác phù hợp cho từng Khoa/Phòng nhằm đảm bảo các điều kiện vận hành theo các quy định đã được đào tạo cho nhân viên cơ sở.

3.3.2 Ứng phó sự cố và kịch bản xảy ra

3.3.2.1 Đối với hệ thống xử lý nước thải

Các kịch bản xảy ra sự cố và cách ứng phó sự cố như sau:

Bảng 3.1 Bảng sự cố và cách khắc phục khi nước thải đầu ra vượt tiêu chuẩn

T Thông số đầu ra Nguyên nhân Cách khắc phục

1 Lưu lượng vượt quá tiêu chuẩn thiết kế

Nước thải đầu vào cao hơn lưu lượng thiết kế 250m 3 /ngày Điều chỉnh lưu lượng bơm và các mực dây phao.

Trường hợp bị trôi bùn ra khỏi bể sinh học Bổ sung chế phẩm vi sinh loại Bioclean AF và chế phẩm vi sinh học BIO_EM-N1 theo quy trình nuôi cấy bổ sung hoặc nuôi cấy duy trì.

2 pH đầu ra cao hơn tiêu chuẩn (pH>8,5) pH đầu vào tăng cao

Kiểm tra đầu vào bằng máy đo pH hoặc giấy quỳ tím Châm axit (HCL hoặc H2SO4) để trung hòa bể nước thải đầu vào.

Tiến hành rà soát lại các nguồn nước thải phát sinh trong cơ sở để kiểm soát lại đặc biệt chú ý đến Kho chất thải nguy hại và chất thải phóng xạ. pH đầu ra thấp hơn tiêu chuẩn (pH2) Giảm DO tại bể điều hòa, DO CTNH -> Chất thải hữu cơ dễ phân hủy -> Chất thải khó phân hủy -> Chất thải tái chế.

CTLN bốc mùi (tăng nguy cơ lây nhiễm, không đảm bảo môi trường xung quanh)

- Liên hệ nhà thầu thu gom hằng ngày, không để CTLN lưu chứa trong kho quá 2 ngày

- Yêu cầu Bộ phận Bảo trì thực hiện ngay việc sửa chữa để đảm bảo yêu cầu lưu chứa CTLN.

Chương 4 LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN PHÒNG NGỪA ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Phương tiện ứng phó sự cố môi trường

ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

4.1 Lực lượng ứng phó sự cố môi trường

Cơ sở có những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động hóa chất, chất thải và phòng chống cháy nổ Do đó mỗi người được trang bị những kiến thức về nghiệp vụ, được đào tạo, huấn luyện về kỹ thuật an toàn vật liệu nguy hại, an toàn phòng cháy, nhận thức môi trường và được hướng dẫn các quy trình ứng phó sự cố cơ bản

Bên cạnh đó, Cơ sở đã thành lập Đội PCCC cơ sở căn cứ chức danh và nhiệm vụ của từng người Đội có nhiệm vụ triển khai các phương án ứng phó nhằm giải quyết nhanh chóng, kịp thời khi sự cố xảy ra như sơ cứu ngăn chặn sự nhiễm độc, chữa cháy, xử lý rò rỉ hoặc tràn đổ hóa chất, chất thải Sau đó phối hợp với các Khoa/Phòng tìm ra nguyên nhân và đề ra biện pháp khắc phục, phòng ngừa. Đặc biệt, đối với các sự cố bức xạ, Cơ sở đã thành lập lực lượng ứng phó đặc thù theo Kế hoạch ứng phó sự cố bức xạ tại Cơ sở ban hành ngày 01/06/2022.

Ngoài nhân lực tham gia ứng cứu, xử lý sự cố trong nội bộ tại Cơ sở, trường hợp sự cố xảy ra vượt ngoài tầm kiểm soát của lực lượng ứng cứu tại cơ sở, Ban chỉ huy Đội PCCC cần lập tức liên hệ và phối hợp với các lực lượng bên ngoài như:

Bảng 4.1 Danh sách lực lượng phối hợp bên ngoài

T Các cơ quan phối hợp ứng phó Điện thoại

1 Sở Công Thương TP.HCM 02838 222 3xx

2 Điện lực TP HCM 1900 545 4xx

3 Cục an toàn và bức xạ hạt nhân 024 3942 86xx

4 Trung tâm hỗ trợ an toàn bức xạ và ứng phó sự cố 024 3762 22xx

8 Phòng cảnh sát PCCC & CNCH Quận 4 028377537xx

9 Đội bảo vệ - KCN 028 5411 31xx

10 Ủy ban nhân dân Quận 4 028 3785 10xx

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, DIỄN TẬP VỀ ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

Kế hoạch đào tạo

Nhận thấy tầm quan trọng trong việc tạo nhận thức và duy trì tính chuyên nghiệp của các thành viên tham gia ứng phó sự cố môi trường, Cơ sở đã thiết lập và thực hiện chương trình đào tạo như sau:

Bảng 5.1 Kế hoạch đào tạo nội bộ

T Nội dung Đối tượng Tần suất Đơn vị đào tạo

1 Đào tạo nhận thức về an toàn PCCC, an toàn vật liệu nguy hại, phân loại chất thải, …

2 Đào tạo kiến thức ứng phó sự cố môi trường

- Nhân viên liên quan - Hàng năm Bộ phận HSE

5.1.2 Đào tạo bên ngoài Để đảm bảo các kiến thức và kỹ năng chuyên nghiệp và được cập nhật phù hợp với luật hiện hành Cơ sở đã thiết lập và thực hiện chương trình đạo tạo như sau:

Bảng 5.2 Kế hoạch đào tạo bên ngoài

T Nội dung Đối trượng Tần suất Yêu cầu bởi Ghi chú

1 An toàn vệ sinh lao động

Toàn bộ nhân viên cơ sở Theo quy định

Luật an toàn vệ sinh lao động

Có hồ sơ đạo tạo theo quy định

Nhân viên làm việc trực tiếp hoặc liên quan đến công việc có sử dụng hóa chất

Theo quy định Luật hóa chất

Có hồ sơ đạo tạo theo quy định

Nhân viên bức xạ y tế

Luật năng lượng nguyên tử

Có hồ sơ đạo tạo theo quy định

CHCN Đội PCCC Hàng năm Luật PCCC

Có hồ sơ đạo tạo theo quy định

5 Cập nhật Cán bộ an toàn, Theo thư Sở ban ngành Cử cán bộ đi

T Nội dung Đối trượng Tần suất Yêu cầu bởi Ghi chú quy định an toàn, môi trường môi trường mời/yêu cầu của

Sở ban ngành hoặc UBND Quận 4 hoặc UBND Quận 4 tham gia đào tạo

Ngày đăng: 21/05/2024, 15:35

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Vị trí cơ sở 1.3. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Hình 1.1. Vị trí cơ sở 1.3. Quy mô/công suất, thời gian hoạt động (Trang 6)
Bảng 2.1. Bảng xác định các nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra  Các hoạt động/ - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Bảng 2.1. Bảng xác định các nguy cơ sự cố môi trường có thể xảy ra Các hoạt động/ (Trang 8)
Bảng 2.2. Bảng mức độ đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Bảng 2.2. Bảng mức độ đánh giá nguy cơ xảy ra sự cố môi trường (Trang 11)
Bảng 3.1. Bảng sự cố và cách khắc phục khi nước thải đầu ra vượt tiêu chuẩn ST - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Bảng 3.1. Bảng sự cố và cách khắc phục khi nước thải đầu ra vượt tiêu chuẩn ST (Trang 22)
Bảng 3.2. Bảng sự cố và cách khắc phục sự cố về thiết bị HTXLNT ST - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Bảng 3.2. Bảng sự cố và cách khắc phục sự cố về thiết bị HTXLNT ST (Trang 24)
Bảng 3.3. Bảng mô tả các sự cố khác và cách khắc phục ST - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Bảng 3.3. Bảng mô tả các sự cố khác và cách khắc phục ST (Trang 25)
Bảng 4.1. Danh sách lực lượng phối hợp bên ngoài ST - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Bảng 4.1. Danh sách lực lượng phối hợp bên ngoài ST (Trang 27)
Bảng 4.2. Các trang thiết bị ứng phó sự cố  T - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Bảng 4.2. Các trang thiết bị ứng phó sự cố T (Trang 28)
Bảng 5.1. Kế hoạch đào tạo nội bộ ST - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Bảng 5.1. Kế hoạch đào tạo nội bộ ST (Trang 30)
Bảng 5.3. Bảng kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố môi trường ST - Kế hoạch phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường tại doanh nghiệp
Bảng 5.3. Bảng kế hoạch diễn tập ứng phó sự cố môi trường ST (Trang 31)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w