PHẦN I - THUYẾT MINH LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT THUYẾT MINH 3 I. TÀI LIỆU PHÁP LÝ LẬP BÁO CÁO KINH TẾ KỸ THUẬT 4 II. Tổng quát 4 1. Tên công trình 4 2. Địa điểm xây dựng 4 3. Chủ đầu tư 4 4. Tư vấn lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật 4 5. Thời gian lập Báo cáo KTKT 4 III. Mục tiêu của dự án 5 IV. Sự cần thiết phải đầu tư 5 1. Vị trí địa lý và địa hình khu vực nghiên cứu 5 2. Hiện trạng công trình 5 3. Các qui hoạch có liên quan đến dự án 6 4. Tổng hợp những vấn đề có liên quan và lập sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường 6 4.1. Ý nghĩa nhu cầu vận tải 6 4.2. Ý nghĩa về mặt xã hội 6 4.3. Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư 6 V. Hình thức đầu tư, Cấp hạng, quy mô công trình 7 VI. Phương án thiết kế xây dựng công trình 7 1. Danh mục các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn áp dụng 7 2. Giải pháp thiết kế: 7 2.1. Dịch chuyển hệ thống Đèn THGT tại nút giao Đại Học Nông Lâm về nút giao ĐT.298B giao QL37: 8 2.2. Lắp đặt lại cột, đèn cảnh báo chớp vàng tại nút giao ĐH Nông Lâm: 9 VII. Tiến độ thi công 10 VIII. Biện pháp thi công 10 1. Yêu cầu chung 10 2. Trình tự thi công 10 3. Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đảm bảo giao thông và bảo vệ môi trường 10 IX. Tổ chức thực hiện và quản lý dự án 11 1. Thời gian thực hiện dự án 11 2. Hình thức tổ chức thực hiện dự án: 11 3. Hình thức quản lý thực hiện dự án 11 X. Giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ. 11 1. Tác động môi trường: 11 2. Biện pháp bảo đảm môi trường: 11 3. Các giải pháp phòng chống cháy nổ: 12 XI. Hiệu quả đầu tư xây dựng và Nguồn vốn xây dựng 12 XII. Khối lượng cơ bản và Nguồn cung cấp vật liệu, Bãi đổ thải vật liệu. 12 1. Khối lượng cơ bản 12 2. Nguồn cung cấp vật liệu 12 3. Vị trí đổ thải 12 XIII. Kinh phí xây dựng công trình 13 PHẦN II – CHỈ DẪN KỸ THUẬT 14 A- TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN 15 B- CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG 15 1. Quy định chung 15 2. Công tác mặt bằng 15 2.1. Yêu cầu chung 15 2.2. Chuẩn bị mặt bằng 15 2.3. Dọn dẹp, phát quang và đào bỏ cây cối 15 2.4. Bảo vệ các kết cấu và công trình được giữ lại 16 2.5. Bốc dỡ, vận chuyển và tập kết vật liệu 16 3. Dỡ bỏ các chướng ngại vật 16 3.1. Yêu cầu chung 16 3.2. Dỡ bỏ hoặc di chuyển các công trình ngầm 17 4. Công tác đất và xử lý nền 17 a. Yêu cầu chung 17 b. Các công việc thực hiện 19 c. Kế hoạch thi công 20 d. Kiểm tra chất lượng và nghiệm thu 20 5. Công tác móng Bê tông xi măng 21 5.1 Thiết bị cắt bê tông 21 5.2 Khuôn dọc 21 5.3 Sửa ván khuôn 22 5.4 Đổ bê tông 22 5.5 Hoàn thiện bề mặt bê tông 23 5.6 Bảo dưỡng bê tông 23 6. Bê tông, kết cấu bê tông đổ tại chỗ 24 6.1 Vật liệu 24 6.1.1 Khái quát 24 6.2 Phân loại bê tông 27 6.3 Thiết kế cấp phối bê tông 28 6.4 Thí nghiệm 30 6.5 Ván khuôn 32 6.6 Đổ bê tông - các yêu cầu chung 34 6.7 Hoàn thiện bê tông 38 6.8 Bảo dưỡng 39 7. Khung móng cột, tủ điều khiển 40 7.1 Vật liệu 40 7.2 Lắp đặt cốt thép 40 8. Công tác thi công tiếp địa và lấp móng 40 9. Thi công lắp dựng cột 41 10. Lắp đặt đèn, tấm pin mặt trời và tủ điều khiển 41 10.1 Lắp đặt đèn, tấm pin mặt trời 41 10.2 Lắp đặt tủ điều khiển 41 PHẦN III - KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 42
TÀI LI Ệ U PHÁP LÝ L Ậ P BÁO CÁO KINH T Ế K Ỹ THU Ậ T
Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;
Căn cứ Nghịđịnh 15/2021/NĐ-CP, ngày 3 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ : Về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Nghịđịnh số 63/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 06 năm 2014 của Chính
Phủ quy định chi tiết thi hành một sốđiều của luật đấu thầu về lựa chọn nhà thầu;
Căn cứ Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26 tháng 1 năm 2021 của Chính phủ : Về quản lý chất lượng và bảo trì công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ: Về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 29/2021/QĐ-UBND ngày 13/7/2021 của UBND tỉnh
Bắc Giang về việc Ban hành Quy định một số nội dung về quản lý hoạt động đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;
Căn cứ vào Quyết định số /QĐ-QLĐT ngày tháng năm 2023 của Trưởng Phòng Quản lý đô thị huyện Việt Yên về việc phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu gói thầu tư vấn khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng công trình: Dịch chuyển đèn tín hiệu giao thông từ ĐH Nông Lâm về ngã tư ĐT.298B giao với QL.37.
T ổ ng quát
Tên công trình 4 2 Đị a đ i ể m xây d ự ng 4 3 Ch ủ đầ u t ư 4 4 T ư v ấ n l ậ p Báo cáo Kinh t ế - K ỹ thu ậ t 4 5 Th ờ i gian l ậ p Báo cáo KTKT 4 III M ụ c tiêu c ủ a d ự án
Dịch chuyển đèn tín hiệu giao thông từ ĐH Nông Lâm về ngã tư ĐT.298B giao với QL.37
Thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên
Phòng Quản lý đô thị huyện Việt Yên
4 Tư vấn lập Báo cáo Kinh tế - Kỹ thuật
5 Thời gian lập Báo cáo KTKT
III Mục tiêu của dự án Đầu tư xây dựng công trình đểđiều tiết phương tiện giao thông, đảm bảo an toàn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông cho người tham gia giao thông trên địa bàn huyện.
S ự c ầ n thi ế t ph ả i đầ u t ư
V ị trí đị a lý và đị a hình khu v ự c nghiên c ứ u 5 2 Hi ệ n tr ạ ng công trình 5 3 Các qui ho ạ ch có liên quan đế n d ự án 6 4 T ổ ng h ợ p nh ữ ng v ấ n đề có liên quan và l ậ p s ự c ầ n thi ế t ph ả i đầ u t ư xây
- Nút giao ĐT.298B giao QL37 và nút giao Đại Học Nông Lâm cách nhau khoảng hơn 100m, cùng nằm trên trục QL37 thuộc thị trấn Bích Động, huyện Việt Yên
- Đặc điểm địa hình: Công trình được đầu tư trên đường hiện trạng nên có địa hình bằng phẳng
- Trong thời gian qua mạng lưới giao thông trên toàn địa bàn huyện Việt Yên nói chung được cải thiện đáng kể Trong đó Tuyến đường ĐT.298B đã đưa vào sử dụng, lưu lượng xe qua lại qua vị trí nút giao ĐT.298B với QL37 dần dần tăng cao tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông Cách đó khoảng 100m tại Ngã
Tư Đại Học Nông Lâm, mật độ sung đột giao thông giảm do các phương tiện có xu hướng qua ngã tư ĐT.298B với QL37
- Tại nút giao ĐT.298B với QL37 đã lắp đặt 3 cột đèn cảnh giao thông đi chậm và Slow xong chưa đáp ứng được nhu cầu giao thông do các phương tiện qua lại nút giao là rất lớn
- Quy mô hiện trạng công trình: a Nút giao ĐH Nông Lâm:
- 4 Cột đèn cao 4.4m, 3 cột đèn cao 6.2m vươn 7m và 2 cột cao 6.2m vươn 4m Tất cả các cột còn tốt
- 1 Tủđiều khiển THGT bằng điện lưới vẫn hoạt động bình thường
Hệ thống đèn tín hiệu giao thông (THGT) hiện tại gồm 35 bộ, bao gồm các loại đèn 3 màu 3x3D300, đèn 3 màu 3xD100, đèn đếm lùi 1xD300, đèn đếm lùi 1xD400, đèn đi bộ 1xD300 và đèn chữ thập 1xD300 Tuy nhiên, nhiều đèn trong số này đã bị hỏng.
Hệ thống cáp ngầm cấp nguồn lâu năm từ tủ điều khiển tới các cột đèn đã xuống cấp nghiêm trọng, khiến tín hiệu truyền đến các bóng đèn bị chập chờn Đây chính là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hư hỏng đèn và làm giảm hiệu quả sử dụng của hệ thống chiếu sáng Do đó, cần thay thế hệ thống cáp ngầm cũ để đảm bảo nguồn cấp điện ổn định và nâng cao tuổi thọ của hệ thống đèn chiếu sáng.
- 4 Camera an ninh Giao thông và hai tủ điều khiển camera giao thông lắp trên cột 6.2m hiện trạng vẫn hoạt động tốt b Nút giao ĐT298B giao QL37 gồm có:
- 3 cột đèn THGT cao 6.2m vươn đơn 4m
- 3 Đèn cảnh báo chớp vàng D300
(Có biên bản xác nhận hiện trạng kèm theo)
3 Các qui hoạch có liên quan đến dự án
Trong phạm vi của dự án không có quy hoạch liên quan
4 Tổng hợp những vấn đề có liên quan và lập sự cần thiết phải đầu tư xây dựng tuyến đường
4.1 Ý nghĩa nhu cầu vận tải
Trước nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước cũng như của khu vực nghiên cứu, việc đầu tư xây dựng hệ thống đèn cảnh báo tín hiệu giao thông, biển báo, gồ giảm tốc, sửa chữa đường, sơn vạch kẻ đường sẽ đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng trên địa bàn huyện Việt Yên, các phương tiện tham gia giao thông qua các nút giao vẫn đảm bảo an toàn và vận tốc lưu hành
4.2 Ý nghĩa về mặt xã hội
Công trình Dịch chuyển đèn tín hiệu giao thông từ ĐH Nông Lâm về ngã tư ĐT.298B giao với QL.37 đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn giao thông trên địa bàn huyện Việt Yên, Nếu được đầu tư xây dựng thì rủi do tai nạn giao thông giảm mạnh, đảm bảo sự an toàn cho người dân và phương tiện khi tham gia giao thông Đáp ứng mong muốn, nguyện vọng của nhân dân, thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nhân dân
4.3 Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư
Việc đầu xây dựng công trình Dịch chuyển đèn tín hiệu giao thông từ ĐH Nông Lâm về ngã tư ĐT.298B giao với QL.37 có ý nghĩa rất quan trọng về mặt kinh tế, xã hội, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nâng cao mức độ an toàn giao thông, tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hoá, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước
Tên cột Loại cột Đèn 3 mầu
3xD100 Đèn đếm lùi 1xD300 Đèn đếm lùi 1xD400 Đèn đi bộ
1xD300 Đèn chữ thập 1xD300
Tủ điều khiển camera giao thông
H2 Cột 6.2m vươn đơn 7m 1 1 1 1 Còn tốt
H4 Cột 6.2m vươn đơn 7m 2 1 1 1 2 1 Còn tốt
H6 Cột 6.2m vươn đơn 4m 1 1 1 Còn tốt
H8 Cột 6.2m vươn đơn 7m 2 1 1 Còn tốt
H9 Cột 6.2m vươn đơn 4m 1 1 Còn tốt
TỔNG 10 4 6 3 8 4 4 2 Đèn còn tốt 6 0 2 1 4 0 Đèn hỏng 4 4 4 2 4 4
Tên cột Loại cột Số lượng Đèn chớp vàng D300 Tấm pin Tủ Điều khiển
(cột chớp vàng hiện trạng) 3 cột 3 3 3
Tháo dỡ để tận dụng lắp đặt tại vị trí nút giao
BẢNG THỐNG KÊ ĐÈN HIỆN TRẠNG Đ ÈN TÍN HI Ệ U T Ạ I NÚT GIAO ĐẠ I H Ọ C NÔNG LÂM
Tình trạng Theo biên bản hiện trường ĐÈN CẢNH BÁO CHỚP VÀNG TẠI NGÃ TƯ ĐT298B giao QL37 Đèn đi chậm SLOW -
Qua phân tích ở trên có thểđi tới kết luận: Việc đầu tư xây dựng công trình
Dịch chuyển đèn tín hiệu giao thông từ ĐH Nông Lâm về ngã tưĐT.298B giao với QL.37 là cần thiết.
Hình th ứ c đầ u t ư , C ấ p h ạ ng, quy mô công trình
Hình thức đầu tư: Dự án cải tạo
Loại công trình: Công trình giao thông
Cấp công trình: Công trình cấp III
Quy mô công trình: Công trình đầu tư nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông trên địa bàn huyện cụ thể:
- Dịch chuyển hệ thống đèn THGT từ nút giao Đại Học Nông Lâm về phía Nút giao ĐT.298B với QL.37 và tổ chức lại giao thông tại nút giao ĐT.298B với QL.37
- Dịch chuyển hệ thống đèn cảnh báo THGT chớp vàng từ Nút giao ĐT.298B với QL.37 về nút giao Đại Học Nông Lâm.
Ph ươ ng án thi ế t k ế xây d ự ng công trình
Danh m ụ c các quy trình, quy ph ạ m, tiêu chu ẩ n áp d ụ ng 7 2 Gi ả i pháp thi ế t k ế : 7 2 D ị ch chuy ể n h ệ th ố ng Đ èn THGT t ạ i nút giao Đạ i H ọ c Nông Lâm v ề nút giao Đ T.298B giao QL37
- QCVN 07: 2016/BXD- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về Các công trình hạ tầng kỹ thuật;
- QCVN 41:2019/BGTVT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;
- TCVN 4419:1987 Khảo sát cho xây dựng - Nguyên tắc cơ bản;
- TCVN 9398:2012 Công tác trắc địa trong xây dựng công trình - Yêu cầu chung;
- TCCS 38:2022/TCĐBVN Áo đường mềm – Các yêu cầu và chỉ dẫn thiết kế;
- TCCS 28:2018/TCĐBVN Tiêu chuẩn thiết kế điều khiển giao thông đường bộ bằng đèn tín hiệu;
- Quyết định số 4927/QĐ-BGTVT ngày 25 tháng 12 năm 2014 Hướng dẫn chọn quy mô kỹ thuật đường GTNT;
- TCXD 7957-2008 Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế;
- TCVN 4447:2012 Công tác đất - Thi công và nghiệm thu;
- TCVN 9436: 2012 Nền đường ô tô - yêu cầu thi công và nghiệm thu
- Quy phạm trang bịđiện: 11-TCN-18-2006, 11-TCN-19-2006, 11-TCN-20-
2006, 11 TCN-21-2006 do Bộ Công Nghiệp ban hành kèm theo quyết định số 19/2006/QĐ-BCN ngày 11/07/2006; và các tiêu chuẩn khác có liên quan;
- Tiêu chuẩn về nối đất, nối không các thiết bịđiện: TCVN 4576:1989;
- Tiêu chuẩn về mạ kẽm nhúng nóng: 18 TCN 04-92;
- Kết cấu bê tông và cốt thép - Tiêu chuẩn thiết kế: TCVN 5574:2012;
- Các tiêu chuẩn và quy phạm kỹ thuật khác hiện hành
2.1 Dịch chuyển hệ thống Đèn THGT tại nút giao Đại Học Nông Lâm về nút giao ĐT.298B giao QL37:
Tổ chức lại giao thông tại nút giao Đại Học Nông Lâm
Thiết kế hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại nút giao giao ĐT.298B giao QL37 để giảm thiểu tần suất và mức độ nghiêm trọng của các va chạm giao thông
Loại bỏ những xung đột nghiêm trọng giữa các phương tiện cơ giới, giữa phương tiện cơ giới và phi cơ giới Đảm bảo an toàn cho tất cả các nhóm đối tượng yếu thế (trẻ em, phụ nữ, người già) và nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trong tham gia giao thông (đi bộ, xe đạp và xe máy)
Tận dụng lại tối đa các thiết bị, vật tư còn tốt để tránh gây lãng phí
Bố trí hệ thống đèn chiếu sáng hợp lý, kết hợp với thiết kế mặt bằng tổ chức giao thông đảm bảo tầm nhìn cho người tham gia, biển báo hướng dẫn rõ ràng, kiểm soát tốc độ phương tiện khi nhập nút, làn rẽ trái/phải được phân luồng tách biệt.
Phương án thiết kế cụ thể như sau: a Tủđiều khiển giao thông
- Mua mới và lắp đặt 4 Tủ điện điều khiển hợp bộ 800x800x450 chứa Ắc quy kín khí, Bộ điều khiển nạp NLMT Dịch chuyển 2 tủđiều khiển Camera giao thông hiện trạng và lắp đặt trên cột đèn THGT 6.2m vươn đơn 4m
- Vị trí đặt tủđiều khiển: Tủđiều khiển được bố trí trên lề đường, vỉa hè, dải phân cách, không gây cản trở người đi bộ, đặc biệt là người khiếm thị/người khuyết tật Hạn chế tối thiểu cản trở tầm nhìn của người điều khiển phương tiện Đảm bảo an toàn và dễ dàng tiếp cận cho quá trình bảo dưỡng, sửa chữa;
- Cấu tạo tủ điều khiển: Tủ điều khiển hợp bộ, vỏ tủ bằng tôn sơn tĩnh điện, có kết cấu phù hợp lắp đặt ngoài trời, chống gỉ và chống ăn mòn, chống sét, chống dò nước vào tủ và chống côn trùng xâm nhập, thuận tiện trong quá trình khai thác vận hành Bảng đấu nối cốđịnh các thiết bị và dây cáp được bảo hộ tính an toàn và thuận tiện trong quá trình bảo trì bảo dưỡng thiết bị;
- Chức năng tủ điều khiển: Tủ điều khiển có khả năng vận hành độc lập, có thể được điều khiển thủ công, có thể điều khiển đèn theo mô hình cốđịnh hoặc linh hoạt Tủ có khả năng điều khiển đỏ tất cả các hướng trong trường hợp cần thiết ưu tiên cho các đối tượng (xe cứu hỏa, cứu thương, ) Tủ có chức năng nháy vàng cảnh báo khi tủ gặp sự cố b Cột đèn tín hiệu
- Dịch chuyển 4 cột đèn THGT cao 4.4m từ nút giao Đại Học Nông Lâm về ngã tư ĐT.298B giao QL.37
Di dời 3 cột đèn cảnh báo chớp vàng cao 6,2m vươn đơn 4m tại nút giao ĐT.298B giao QL.37 về sát nút giao nhằm đảm bảo phù hợp với chức năng của hệ thống đèn tín hiệu giao thông (THGT).
- Bố trí đèn tín hiệu trên cột: Mỗi cột đèn tín hiệu được lắp đặt nhiều bóng đèn tín hiệu tùy thuộc vào chuyển động cho phép và chương trình điều khiển Trên các cột đèn thẳng đứng, các bóng đèn tín hiệu được lắp theo chiều dọc Trên các cột có cần vươn các bóng đèn có thể lắp dọc hoặc ngang đảm bảo cao hơn khoảng tĩnh không theo cấp đường Mặt đèn trên cột vuông góc với hướng đi của người và phương tiện
- Vị trí đặt cột đèn tín hiệu:
+ Cột đèn đặt trên lề đường, vỉa hè, dải phân cách và cách mép phần đường xe chạy từ 0,5 m đến 2 m;
+ Theo hướng đi vào nút, cột đèn tín hiệu được đặt phía sau vạch dừng xe, và cách vạch dừng xe ít nhất 1,5 m;
+ Cột đèn không được gây cản trở hoặc gây nguy hiểm cho phương tiện và người qua đường;
+ Vị trí cột đèn đảm bảo người lái xe dễ quan sát khi phía trước có các xe lớn hoặc khi hướng nhìn ngược ánh nắng mặt trời;
+ Theo hướng đi của người và phương tiện, cột đèn tín hiệu được đặt về phía bên tay phải người tham gia giao thông
- Cấu tạo móng cột đèn tín hiệu: Móng cột đèn bằng bê tông M200; c Bóng đèn tín hiệu
- Đèn tín hiệu giao thông tại nút giao Đại Học Nông Lâm được tháo dỡ toàn bộ và vệ sinh Đối với những đèn còn tốt được tận dụng và lắp lại tại nút giao ĐT.298B với QL37 Đèn còn thiếu sẽ được mua mới bổ sung cho phù hợp với phương án tổ chức giao thông Cụ thể như sau:
+ Đèn tận dụng lại: 6 đèn 3 mầu 3xD300, 4 đèn đi bộ 1xD300, 2 đèn đếm lùi 1xD300 và 1 đèn đếm lùi 1xD400;
+ Đèn mua mới: 1 đèn 3 mầu 3xD300, 2 đèn đi bộ 1xD300, 2 đèn đếm lùi 1xD300 và 2 đèn đếm lùi 1xD400; 3 đèn mũi tên xanh rẽ phải 1xD300
Để đảm bảo an toàn giao thông, camera tại nút giao Đại học Nông Lâm đã được tháo dỡ, vệ sinh và sau đó lắp đặt lại trên cột đèn tín hiệu giao thông cao 6,2m với độ vươn đơn 4m Việc thay đổi này phù hợp với hệ thống đèn giao thông và đảm bảo nguồn điện hoạt động ổn định.
- Do các tuyến đường QL37 ĐT.298b vừa được thi công, để đảm bảo mỹ quan không phải cắt đường cũng như cấp phép thi công cắt đường trên tuyến ĐT.298B và QL37, để giảm thiểu kinh phí hoàn trả lại đường cũng như để bảo đảm đèn tín hiệu giao thông luôn hoạt động, không lệ thuộc vào hệ thống điện của ngành điện Sử dụng nguồn điện năng lượng mặt trời;
- Nguồn điện được lấy từ cột điện lưới gần vị trí đặt tủ, sử dụng dây Cáp ngầm Cu/XLPE/PVC 2x16mm2 cấp nguồn cho tủđiều khiển
- Cáp cấp nguồn từ tủđiều khiển đến bảng điện cửa cột sử dụng cáp tín hiệu 0,6/1kV-Cu/XLPE/DSTA/PVC (12x1,5)mm2;
- Dây dẫn từ bảng điện cửa cột lên đèn tín hiệu giao thông sử dụng dây điện Cu/xlpe/pvc (4x1,5)mm2
- Nguồn điện của tủ điều khiển Camera giao thông được lấy từ điện lưới hiện trạng tại nút giao, sử dụng cáp treo XLPE/PVC/0,6/1Kv (2x6)mm e Vạch sơn
- Bố trí vạch sơn phối hợp với hệ thống đèn THGT để tổ chức giao thông được tốt hơn Quy cách vạch sơn, biển báo trí tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT
2.2 Lắp đặt lại cột, đèn cảnh báo chớp vàng tại nút giao ĐH Nông Lâm:
- Dịch chuyển hai cột đèn cao 6.2m vươn đơn 7m ( cột H2 và H4-chi tiết xem bình đồ bố trí đèn sau dịch chuyển) tại ngã tư ĐH Nông Lâm về vị trí phù hợp để lắp đặt đèn cảnh báo chớp vàng tuân thủ theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ QCVN 41:2019/BGTVT
- Đèn cảnh báo chớp vàng, đèn Slow, tấm pin và tủ đựng Ắc Quy tại nút giao ĐT.298B với QL37 được tháo dỡ, vệ sinh và lắp lại trên cột hiện trạng cao 6.2m vươn đơn 7m tại nút giao Đại Học Nông Lâm
Ti ế n độ thi công
Công trình được thi công trong thời gian: ngày
Bi ệ n pháp thi công
Yêu c ầ u chung 10 2 Trình t ự thi công 10 3 Bi ệ n pháp b ả o đả m an toàn lao độ ng, đả m b ả o giao thông và b ả o v ệ môi
Do gói thầu thực hiện qua đoạn các đoạn tuyến đang khai thác và sát với khu dân cư nên phải có phương án đảm bảo giao thông, đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế tiếng ồn trong suốt thời gian thi công
Bố trí các cán bộ có nhiều kinh nghiệm thi công trong những công trình tương tự cũng như có kinh nghiệm giải quyết các mối quan hệ với địa phương
Thông báo tiến độ, kế hoạch thi công, phạm vi xây dựng tới các cơ quan chủ quản công trình ngầm, nổi: Quản lý giao thông, thuỷ lợi, điện lực, bưu điện và các đối tượng có liên quan khác
Lập tiến độ thi công chi tiết cho các công việc theo lịch trình hàng tuần, trình cơ quan tư vấn giám sát, chủđầu tưđể theo dõi và giám sát
Trình tự thi công tổng quan cho công trình theo thứ tự như sau:
Bước 1 Dọn dẹp, tạo mặt bằng thi công phục vụ thi công;
Bước 2 Thi công móng cột đèn, móng tủđiều khiển, rãnh cáp
Bước 3 Tháo dỡđèn, cột đèn tại nút giao nông lâm
Bước 4 Tháo dỡđèn, cột đèn chớp vàng tại nút giao ĐT.298B với QL37
Bước 5 Lắp đặt cột đèn, tủđiều khiển tại nút giao ĐT.298B với QL37
Bước 6 Lắp đặt đèn và đấu nối
Bước 7 Vận hành chạy thử
Bước 8 Lắp đặt đèn chớp vàng tại nút giao Đại Học Nông Lâm
3 Biện pháp bảo đảm an toàn lao động, đảm bảo giao thông và bảo vệ môi trường a) An toàn lao động:
Phải đảm bảo tất cả các điều kiện về an toàn lao động trong quá trình thi công theo các điều luật hiện hành Đặt các biển báo thi công tại các địa điểm thích hợp để người dân biết và không vi phạm hành lang an toàn xây dựng
Các đơn vị trúng thầu tự đảm nhận và tổ chức thực hiện theo qui định chung của Nhà nước về an toàn lao động ở hiện trường và trong các loại hình công việc khác có liên quan đến quá trình xây lắp công trình b) Đảm bảo giao thông trong khi thi công:
Để đảm bảo an toàn trong khu vực thi công, cần lắp đặt các biển báo theo quy định, gồm biển W.227 báo hiệu công trường đang thi công và biển W.245a cảnh báo đi chậm Rào chắn được thiết lập bằng cọc tiêu cách đều 2,5m, có đường kính 0,4m, cao 0,1m, được liên kết bằng dây an toàn và gắn cờ đỏ hoặc đèn đỏ chiếu sáng để cảnh báo nguy hiểm vào ban ngày và ban đêm.
Mỗi 1 đầu bố trí nhân công mặc áo phản quang đeo băng đỏ điều khiển giao thông bằng còi
Trong quá trình thi công nếu có vấn đề gì sai khác với hồ sơ thiết kế được duyệt thì cần báo ngay cho Ban QLDA và đơn vị Tư vấn thiết kế biết để cùng giải quyết c) Bảo vệ sinh môi trường
Trong quá trình thi công, Nhà thầu thi công và các đơn vị liên quan phải đảm bảo các biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của Pháp luật
Rác thải được thu gom và tập kết tạm thời tại các vị trí quy định trong công trường, sau đó được chuyển dần về bãi rác địa phương đểđổ bỏ;
Giảm thiểu mức ồn từ thi công: Kiểm soát mức ồn nguồn (sử dụng các phương tiện vận chuyển có mức ồn >70dBA từ 21 ÷ 6h) Giám sát mức ồn tác động tại đối tượng nhạy cảm để có các biện pháp giảm thiểu bổ sung;
IX Tổ chức thực hiện và quản lý dự án
Th ờ i gian th ự c hi ệ n d ự án 11 2 Hình th ứ c t ổ ch ứ c th ự c hi ệ n d ự án: 11 3 Hình th ứ c qu ả n lý th ự c hi ệ n d ự án 11 X Gi ả i pháp đả m b ả o v ệ sinh môi tr ườ ng, phòng ch ố ng cháy n ổ
2 Hình thức tổ chức thực hiện dự án:
Chủđầu tư thuê đơn vị thi công xây dựng công trình
3 Hình thức quản lý thực hiện dự án
Chủ đầu tư có thể tự quản lý dự án và thuê chuyên gia (khi cần thiết) hoặc thuê Đơn vị tư vấn quản lý dự án
X Giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ
Những tác động tới môi trường đề cập tới trong báo cáo KTKT công trình được xem xét trong phạm vi những ảnh hưởng của việc xây dựng và khai thác công trình đến môi trường xung quanh a) Trong quá trình thi công:
- Các nguyên nhân tác động đến môi trường:
+ Bụi, khí thải, tiếng ồn và độ rung do các máy thi công và xe chở vật liệu gây ra
+ Vật liệu thải, rác thải sinh hoạt của công nhân b) Sau khi công trình hoàn thành đưa vào khai thác sử dụng:
- Các nguyên nhân tác động đến môi trường:
+ Bụi, khí thải, tiếng ồn, độ rung do các phương tiện lưu thông trên đường
2 Biện pháp bảo đảm môi trường: a ) Khi lập dự án, thiết kế:
Khi thiết kế phải tuân theo các tiêu chuẩn cho phép vềđộ ổn định và độ rung theo điều 3.12; điều 4.16; điều 4.18 và các phụ lục 4.4; 4.6 của Quy chuẩn xây dựng Việt Nam và 22TCN 242-98 (Quy trình đánh giá tác động môi trường khi lập dự án đầu tư và thiết kế xây dựng công trình) b) Khi thi công xây dựng:
- Khi thi công phải đảm bảo giao thông thông suốt để tránh các xe thải khí độc vào một khu vực cụ thể trong thời gian ách tắc giao thông Các xe chở vật liệu phải phủ bạt, không để vật liệu rơi rớt trên đường
- Không hoạt động máy thi công vào ban đêm gây tiếng ồn, ảnh hưởng đến sinh hoạt ngủ nghỉ của các hộ dân ven đường
- Các vật liệu phế thải và rác thải sinh hoạt phải được thu gom kịp thời, đổ đúng nơi quy định của địa phương c) Khai thác sử dụng:
- Luôn duy tu, bảo dưỡng hệ thống đèn tín hiệu để tránh chập, cháy gây hư hỏng thiết bịđiện
- Các xe lưu thông tuân thủ theo đúng tốc độ quy định tránh gây tiếng ồn và độ rung quá mức Giảm thiểu bụi gây ô nhiễm không khí
Việc đầu tư xây dựng công trình: Dịch chuyển đèn tín hiệu giao thông từĐH Nông Lâm về ngã tư ĐT.298B giao với QL.37 sẽ có một số ảnh hưởng nhất định đến môi trường trong quá trình thi công và khai thác sử dụng Tuy nhiên thực hiện đầy đủ các biện pháp đã nêu sẽ đảm bảo cho môi trường tránh được những tác động bất lợi, giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác nhân có hại làm ô nhiễm môi trường
3 Các giải pháp phòng chống cháy nổ:
- Trong quá trình thi công, các xe máy thi công, chuyên chở vật liệu thường xuyên được kiểm tra, bảo dưỡng, tránh rò rỉ xăng dầu dễ gây cháy nổ
- Trong quá trình khai thác dự án, các phương tiện vận tải trên đường, các máy móc sản xuất, nhà xưởng, nguyên vật liệu cần phải được thực hiện theo đúng các quy định về phòng chống cháy nổ hiện hành.
Hi ệ u qu ả đầ u t ư xây d ự ng và Ngu ồ n v ố n xây d ự ng
a) Hiệu quảđầu tư xây dựng
Dự án được thực hiện sẽ có tác động thúc đẩy sự phát triển cả về kinh tế và xã hội của vùng Góp phần chỉnh trang diện mạo của huyện Việt Yên b) Nguồn vốn xây dựng
Từ nguồn ngân sách và huy động từ nhiều nguồn vốn khác
Kh ố i l ượ ng c ơ b ả n và Ngu ồ n cung c ấ p v ậ t li ệ u, Bãi đổ th ả i v ậ t li ệ u
Kh ố i l ượ ng c ơ b ả n 12 2 Ngu ồ n cung c ấ p v ậ t li ệ u 12 3 V ị trí đổ th ả i 12 XIII Kinh phí xây d ự ng công trình
(Thể hiện trong hồ sơ kèm theo)
2 Nguồn cung cấp vật liệu
- Đá được lấy từ mỏđá Võ Nói, huyện Hữu Lũng, tỉnh Lạng Sơn
- Gạch, Cát vàng, xi măng, cốt thép lại tại địa bàn trung tâm thị trấn Bích Động
- Vật liệu thừa đổ tại các bãi đất trống, ùng trũng, ao tù cách công trình khoảng 1Km (được sự chấp thuận của cơ quan có thẩm quyền)
XIII Kinh phí xây d ự ng công trình
BẢNG TỔNG HỢP KINH PHÍ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
STT TÊN CHI PHÍ GIÁ TRỊ SAU THUẾ
3 Chi phí quản lý dự án 19.293.668
4 Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng 67.252.368
(Bằng chữ: Bảy trăm bốn mươi hai triệu, bảy trăm hai mươi sáu nghìn đồng chẵn./.)
THUYẾT MINH CHỈ DẪN KỸ THUẬT THI CÔNG
T Ổ NG QUAN V Ề D Ự ÁN 15 B- CH Ỉ D Ẫ N K Ỹ THU Ậ T THI CÔNG 15 1 Quy đị nh chung 15 2 Công tác m ặ t b ằ ng 15 2.1 Yêu c ầ u chung
Chu ẩ n b ị m ặ t b ằ ng
Mặt bằng xây dựng công trình phải tính cả những diện tích bãi trữ đất, bãi thải, đường vận chuyển tạm thời, nơi đặt đường dây điện và các diện tích cho các công trình phụ trợ khác
Phải sử dụng máy đo đạc có độ chính xác thích hợp để định vị công trình Nhà thầu phải có bộ phận trắc đạc công trình thường trực ở công trường để theo dõi kiểm tra tim mốc công trình trong quá trình thi công
Việc định vị công trình cần có sự chứng kiến của Kỹ sư TVGS, các biên bản đo cần lưu để kiểm tra sau này.
D ọ n d ẹ p, phát quang và đ ào b ỏ cây c ố i
Tất cả các vật thể như cây, gốc cây, rễ cây, cỏ, rác và các chướng ngại vật khác, phải được đào bỏ, dọn dẹp và vận chuyển ra khỏi phạm vi công trường sau đó đổ bỏ tại nơi quy định;
Các gốc, rễ cây mọc dại phải được đào bỏ tránh làm ảnh hưởng tới tầm nhìn của người tham gia giao thông;
Việc phát quang, đào hố, cải rãnh sẽ được thực hiện đến chiều sâu cần thiết theo yêu cầu của công tác đào đất trong phạm vi mặt bằng công trường;
Tiến hành đắp bù các hố, tạo ra bởi công tác đào - dỡ bỏ thân - gốc cây, bằng các vật liệu phù hợp và đầm chặt đạt K95 (22 TCN 333 – Phương pháp I-D).
B ả o v ệ các k ế t c ấ u và công trình đượ c gi ữ l ạ i
Nhà thầu có trách nhiệm bảo vệ và duy trì sự hoạt động bình thường của các kết cấu và công trình được chỉ định trên bản vẽ hoặc Tư vấn giám sát chỉđịnh phải giữ lại Sau khi dự án được hoàn tất, các kết cấu và công trình này được coi như là một phần hạng mục phải bàn giao cho Chủ đầu tư hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền theo đúng nguyên trạng Nhà thầu sẽ chịu trách nhiệm trước bất cứ hư hại nào do hoạt động của mình gây ra đối với các kết cấu và công trình đó
Khi cần thiết, Nhà thầu chịu trách nhiệm phối hợp với đơn vị quản lý trực tiếp các công trình để thu thập đầy đủ thông tin, đồng thời hợp tác chặt chẽ với các bên liên quan nhằm duy trì và bảo vệ các công trình hoặc kết cấu còn lại trong phạm vi thi công.
B ố c d ỡ , v ậ n chuy ể n và t ậ p k ế t v ậ t li ệ u
Các vật liệu thu được trong quá trình chuẩn bị mặt bằng xây dựng, mà được xác định là có thể tận dụng lại cho các hạng mục công việc khác, sẽ phải được tập kết tại vị trí quy định trong phạm vi công trường Việc xác định mức độ phù hợp của vật liệu tận dụng được đánh giá bởi các biện pháp thí nghiệm hoặc ý kiến đánh giá, chấp thuận của Tư vấn giám sát;
Với các loại vật liệu được xác định là không phù hợp và không thể tận dụng lại, chúng sẽ được phân loại là vật liệu thải, được vận chuyển và đổ bỏ hợp lý tại các địa điểm đã quy định.
Trong quá trình vận chuyển, tập kết vật liệu thải, Nhà thầu phải có biện pháp bảo vệ, che phủđể vật liệu thải không bị rơi vãi, gây ô nhiễm môi trường hoặc gây hư hại tới các công trình khác Nhà thầu chịu trách nhiệm thu dọn vật liệu thải rơi vãi, nếu có, trong quá trình vận chuyển;
Không được tập kết các vật liệu thải có lẫn những chất độc hại trong phạm vi công trường hoặc các khu vực lân cận Những chất thải độc hại này phải được vận chuyển tới bãi chứa ngay sau khi được đào lên
Nhà thầu chịu trách nhiệm xin cấp phép cho các vị trí tập kết vật liệu thải.
D ỡ b ỏ các ch ướ ng ng ạ i v ậ t 16 1 Yêu c ầ u chung
Việc phá bỏ hay di chuyển chướng ngại vật hoặc các công trình hiện có do Nhà thầu thực hiện trong phạm vi công trường, chỉ giới xây dựng đường như được thể hiện trên bản vẽ hoặc do Tư vấn giám sát chỉ dẫn trực tiếp trên công trường Nhà thầu phải có biện pháp thi công phù hợp và có trách nhiệm đảm bảo an toàn lao động cho công nhân của mình cũng như bảo vệ môi trường xung quanh
Trừ khi có quy định cụ thể trong Hợp đồng, mọi vật liệu, kết cấu được phá dỡ mà có thể tái sử dụng vào những công trình, hạng mục công việc khác nằm ngoài phạm vi của Dự án hoặc bán thanh lý đều được coi là tài sản của Chủđầu tư
Nhà thầu phải có trách nhiệm tháo dỡ những tài sản quy định ở mục (b), vận chuyển và bảo quản chúng ở trạng thái tốt nhất có thể được trước khi bàn giao cho
Chủđầu tư Trong trường hợp Chủđầu tư chưa có kho bãi hoặc cơ sởđể tiếp nhận, Nhà thầu có thể thoả thuận với Chủ đầu tư về mức chi phí hợp lý để giữ gìn, bảo quản những vật tư đó Đối với các kết cấu, hạng mục kết cấu đặc biệt phải dỡ bỏ nằm ngoài khả năng chuyên môn của Nhà thầu, việc tìm kiếm và thoả thuận về chi phí dỡ bỏ cũng như các biện pháp thi công cụ thể sẽ là một phần trách nhiệm bắt buộc của Nhà thầu
Vật liệu sau khi phá dỡ mà có đủ điều kiện để tái sử dụng cho dự án sẽ phải được kiểm tra, chấp thuận bởi Tư vấn giám sát Nhà thầu phải có trách nhiệm tập kết, bảo quản ở nơi quy định trong phạm vi công trường
Nhà thầu phải có trách nhiệm hoàn trả mặt bằng thi công ngay sau khi kết thúc công tác phá dỡ Mặt bằng phải được dọn dẹp gọn gàng, các hố rãnh tạo ra trong quá trình phá dỡ sẽ phải được lấp lại như hiện trạng, trong trường hợp chưa lấp được ngay thì phải có những biện pháp đảm bảo an toàn như cắm biển cảnh báo, dựng hàng rào, hệ thống chiếu sáng cần thiết v.v
Các yêu cầu chi tiết:
- Hầm hoặc lỗ hổng còn lại do di dời công trình phải được lấp bằng vật liệu được chấp nhận tới cao độ của mặt đất xung quanh và phải được đầm chặt K 0,95 (theo 22 TCN 333 phương pháp I);
- Nơi chỉ có một phần của một công trình hiện hữu bị phá dỡ, Nhà thầu phải tiến hành công tác này theo phương pháp có thể tránh làm hư hỏng phần được giữ lại
- Tất cả các chi tiết của phương pháp thi công dự kiến của Nhà thầu phải được đệ trình lên Kỹ sư TVGS xin phê duyệt trước khi khởi công
- Tất cả các toà nhà, các công trình phải được phá dỡ với việc đảm bảo an toàn cho cộng đồng và nhân công trên hiện trường
- Tất cả các biện pháp cần thiết phải được thực hiện để giảm thiểu tác động môi trường
3.2 Dỡ bỏ hoặc di chuyển các công trình ngầm
Các công trình ngầm như đường ống cấp nước, cáp điện viễn thông tuyến đường đang được sử dụng sẽ không được phép dỡ bỏ hoặc di chuyển khi chưa có biện pháp đảm bảo giao thông phù hợp
Nhà thầu phải chuẩn bị biện pháp di chuyển các công trình ngầm trên tuyến, đệ trình lên Tư vấn giám sát để kiểm tra và chấp thuận với các nội dung sau:
- Mặt bằng bố trí công trường, bao gồm cả tổ chức giao thông
- Thuyết minh tổ chức thi công
- Các biện pháp đảm bảo an toàn lao động, môi trường và hoàn trả mặt bằng thi công
Công tác đấ t và x ử lý n ề n 17 a Yêu c ầ u chung
Trước khi khởi công đào móng của bất kỳ công trình nào, Nhà thầu phải trình Tư vấn giám sát phê duyệt bản vẽ thi công hố móng và chương trình kế hoạch thi công mà Nhà thầu đề nghị cùng với các danh mục thiết bị và bản thuyết minh
Trang 18 các phương pháp Nhà thầu dự kiến áp dụng trong thi công Bất cứ công tác đào nào được định rõ theo các Điều khoản khác trong Tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ không được xem xét là Đào móng công trình
Nhà thầu phải xem xét một cách đầy đủ trước khi việc khởi công đào móng của bất kỳ công trình nào cấu thành một khoản mục thanh toán trong biểu xác nhận thanh toán khối lượng và phải báo cáo chủ đầu tư và Tư vấn giám sát biết Tư vấn giám sát phải chứng kiến việc đo đạc mặt đất tự nhiên trước khi tiến hành việc khởi công đào móng của bất kỳ công trình nào Mọi vật liệu bỏ đi hoặc đào đi trước khi công việc đo đạc tiến hành mà không được Tư vấn giám sát chấp thuận sẽ không được thanh toán
Hố móng phải được đào với kích thước và hình dạng phù hợp theo thiết kế, bao gồm chiều dài, chiều rộng đầy đủ của móng Không được cắt vát, làm tròn bất kỳ góc cạnh nào của móng để đảm bảo chúng được xây dựng đúng theo thiết kế và bền vững.
Trong quá trình thiết kế bản vẽ thi công, việc thăm dò bổ sung (nếu cần thiết) phục vụ việc đào móng phải được thực hiện bằng các lỗ khoan và thí nghiệm địa chất để xác định chiều sâu cuối cùng của đáy móng Công việc đào phải tiến hành cho đến cao độ ghi trong hồ sơ thiết kế hoặc hướng dẫn của Tư vấn giám sát
Công việc đào được tiến hành đến độ sâu còn xấp xỉ cao hơn cao độ chính thức của đáy móng từ 50mm - 100mm Không được đào tiếp cho đến khi Tư vấn giám sát đã quan sát hố đào và biết chắc chắn rằng tại cao độ đã đào, sức chịu nén thiết kế ấn định trong hồ sơ thiết kế có thể đạt được một cách an toàn Sau khi cho phép tiếp tục đào, Nhà thầu sẽ tiếp tục đào đến cao độ quy định và đổ bê tông bịt đáy ngay Khi hố móng là đất mềm, không đào sâu qua cao trình thiết kế trừ khi
Kỹ sư TVGS yêu cầu
Nếu sau khi đào đến cao độ đáy móng quy định Nhà thầu không đổ bê tông bịt đáy ngay dẫn đến lớp vật liệu tại cao độ đáy móng trở nên không phù hợp phải đào xuống sâu thêm thì Nhà thầu phải tiến hành lấp lại phần đào sâu thêm ấy bằng bê tông Khối lượng bê tông lấp lại này do lỗi của Nhà thầu sẽ không được thanh toán
Chiều sâu mà Nhà thầu đào quá cao độ đáy móng được Tư vấn giám sát chấp thuận phải được lấp lại bằng vật liệu thích hợp hoặc bằng bê tông cùng mác như bê tông của móng thiết kế và đổ liền khối với bê tông móng Không có bất kỳ khoản kinh phí thanh toán nào đối với các khối lượng đào thêm, kể cả lớp bê tông lấp lại
Vật liệu đào móng không sử dụng để lấp lại cần được tập kết gọn gàng phục vụ cho các mục đích tái sử dụng sau này (nếu phù hợp) Đối với vật liệu đào móng không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng, cần được vận chuyển đến bãi thải ngay trong ngày thi công để tránh ảnh hưởng đến môi trường và tiến độ công trình.
Khi gặp đá, việc đào được tiến hành sao cho tầng đá lộ rõ ra Tầng đá được sửa sang bằng phẳng hoặc văm kiểu răng cưa đều đặn trước khi đổ bê tông Nhà thầu phải phá bỏ mọi hòn đá rời hoặc đá phong hoá hoặc các vỉa mỏng
Khi cần thiết nổ mìn thì mọi việc nổ mìn trong hố móng phải hoàn thành trước khi đổ bê tông
Phải dùng các ván chống vách đứng thích hợp cho đến khi hoàn thành công việc để bảo đảm an toàn cho con người, tránh sụt lở, đề phòng hư hại cho nền đất tiếp giáp và các công trình gần đó Nếu Nhà thầu (được sựđồng ý của Tư vấn giám sát) chọn cách đào theo ta luy thoải hơn làm cho khối lượng đào tăng thêm thì khối lượng đào tăng thêm này sẽ không được trả thêm tiền Đào hố móng gần khu dân cư cần có các biển báo hiệu, rào chắn và đèn chiếu sáng vào ban đêm b Các công việc thực hiện
Nhà thầu phải thiết kế và xác định cụ thể những trường hợp cần thiết phải gia cố tạm thời vách đứng của hào và hố móng, hay đào hố móng có mái dốc, tuỳ thuộc vào chiều sâu hố móng, tình hình địa chất công trình (loại đất, trạng thái tự nhiên của đất, mực nước ngầm ) tính chất tải trọng tạm thời trên mép hố móng và lưu lượng nước thấm vào trong hố móng
Những vật liệu để gia cố tạm thời vách hào và hố móng nên làm theo kết cấu lắp ghép để có thể sử dụng quay vòng nhiều lần và có khả năng cơ giới hoá cao khi lắp đặt Những tấm ván và chống đỡ bằng gỗ phải được sử dụng quay vòng ít nhất là 5 lần
Khi đắp đất vào hố móng phải tháo gỡ những vật liệu gia cố tạm thời, chỉ được để lại khi điều kiện kỹ thuật không cho phép tháo gỡ những vật liệu gia cố
Những đất thừa và những đất không bảo đảm chất lượng phải đổ ra bãi thải quy định ở mục bố trí vật liệu thừa Không được đổ bừa bãi làm ứđọng nước, ngập úng những công trình lân cận và gây trở ngại sau thi công
Công tác móng Bê tông xi m ă ng 21
Nhà thầu phải cung cấp tất cả các thiết bị và dụng cụ cần thiết để bốc xếp vật liệu và thi công các hạng mục của công trình
Bê tông có thểđược trộn tại nhà máy hoặc có thể được trộn toàn bộ hay một phần bằng xe trộn bê tông Trên mỗi thiết bị trộn bê tông phải bố trí một tấm nhãn của nhà sản xuất ở chỗ dễ nhận thấy, trên đó thể hiện công suất của thùng trộn, nghĩa là khối lượng của bê tông được trộn và tốc độ quay của thùng trộn hay cánh trộn
Xe trộn bê tông dùng để trộn và vận chuyển bê tông, và xe khuấy bê tông dùng để vận chuyển bê tông từ trạm trộn trung tâm đến công trường phải phù hợp với các yêu cầu của ASTM C94
Xe vận chuyển bê tông không có máy khuấy phải phù hợp với các yêu cầu của ASTM C94
Thiết bị rung có thể là loại máy đầm trong có ống chìm hoặc đầm dùi, hoặc có thể là loại đầm bàn, hoặc thanh san nền Thiết bịđầm có thể được gắn vào thiết bị rải bê tông hoặc thiết bị hoàn thiện, hoặc có thể gắn vào một xe riêng Tần số hoạt động của thiết bị đầm phải dao động trong khoảng 8.000 tới 12000 lần rung/phút Biên độ trung bình của thiết bị rung là 0,06 - 0,13 cm Đối với mặt đường có độ dày nhỏ hơn 20cm thì cho phép sử dụng loại thiết bị đầm bàn hoặc đầm san Tần suất hoạt động của thiết bị rung bề mặt dao động trong khoảng 3.000 - 6.000 lần rung/phút Phải thiết kế số lần, bước và tần suất rung cần thiết đểđảm bảo mặt đường chặt và đồng đều Phải đảm bảo đủđiện năng để vận hành tất cả các thiết bị đầm trên diện tích cần hoàn thiện Các thiết bị đầm phải được điều khiển tự động, có khả năng dừng lại khi gặp chướng ngại vật phía trước Có thể sử dụng máy đầm cầm tay ở những khu vực đặc biệt
5.1 Thiết bị cắt bê tông
Nhà thầu phải cung cấp đủ thiết bị cắt bê tông về cả số lượng và công suất để hoàn tất công tác cắt, đảm bảo kích thước khối bê tông yêu cầu
Nhà thầu phải cung cấp ít nhất là 1 cưa dự phòng có khả năng vận hành tốt và lưỡi cưa dự phòng tại công trường trong suốt thời gian thi công cắt
5.2 Khuôn dọc a) Ván khuôn thẳng phải được làm bằng thép và có độ dài mỗi đoạn không nhỏ hơn 3m Khuôn phải có độ sâu tương đương với chiều dày lớp mặt đường tại
Trang 22 lềđường Các khuôn cong hoặc dễ uốn có bán kính thích hợp sẽ được sử dụng cho các đoạn cong có bán kính 31m hoặc nhỏ hơn Các khuôn phải được định vị chặt nhằm giữ vững hình dạng của bê tông sao cho khi đặt xuống vị trí thiết kế, khối bê tông sẽ có thể chịu được độ rung của các thiết bị gia cố hay thiết bị hoàn thiện mà không xảy ra hiện tượng co ngót hoặc lún có thể nhìn thấy bằng mắt b) Các khuôn có bề mặt trên vát, bị vỡ, vặn hoặc cong sẽ không được sử dụng Các ván khuôn ghép sẽ không được sử dụng Mặt trên của khuôn phải đảm bảo trên một mặt phẳng không chênh nhau quá 3mm trên 3m, và chân cố định không chênh nhau quá 6mm Các khuôn phải thiết kế dư một đoạn để khớp chặt các đoạn tiếp giáp với nhau đảm bảo hình dạng khuôn cốđịnh c) Không được sử dụng khuôn gỗ
Phải dựng đủ ván khuôn trước khi đổ bê tông để đảm bảo công tác đổ được liên tục Sau khi các ván khuôn đã được chuẩn bị đúng cao độ, bề mặt bên dưới sẽ được đầm kỹ bằng đầm cơ khí hoặc bằng đầm tay ở cả bên trong và bên ngoài lề của đáy ván khuôn
Ván khuôn phải được cố định tại chỗđảm bảo giữ đúng vị trí của ván khuôn phù hợp với phương pháp đổ bê tông Các đoạn của ván khuôn phải được khớp chặt với nhau và không được xê dịch theo bất cứ hướng nào Tại các điểm nối, các đoạn ván khuôn không được lệch nhau quá 3mm Ván khuôn phải được chỉnh sửa sao cho có thể chịu được tác động và độ rung của các thiết bị gia cố hay thiết bị hoàn thiện mà không xảy ra hiện tượng co ngót hay lún có thể nhận thấy Ván khuôn phải được làm sạch và bôi trơn trước khi đổ bê tông Ngay trước khi đổ bê tông, Nhà thầu phải kiểm tra và chỉnh sửa hướng cũng như cao độ của các ván khuôn
5.4.1 Khái quát a Bê tông chỉ được đổ sau khi ván khuôn và cốt thép đã được kiểm tra và đã được Tư vấn giám sát chấp thuận Phương pháp và trình tự đổ bê tông phải đúng nhưđã được Tư vấn giám sát chấp thuận b Tư vấn giám sát có thể yêu cầu toàn bộ việc trộn, đổ và bảo dưỡng bê tông kết cấu phải được thực hiện trong khu vực có mái che trong điều kiện thời tiết không đảm bảo điều kiện thuận lợi cho công tác thi công c Trước khi tiến hành đổ bê tông, tuỳ theo hạng mục kết cấu, Nhà thầu bố trí phải thêm máy phát điện dự phòng, công suất máy phát dự phòng phải phù hợp với yêu cầu của hạng mục đang thi công và được Tư vấn giám sát chấp thuận Việc bố trí thêm máy phát điện dự phòng được xem là nghĩa vụ đương nhiên của Nhà thầu d Bề mặt bên ngoài của bê tông phải được hoàn thiện trong quá trình đổ bằng các loại dụng cụđã được chấp thuận Công việc phải thực hiện là loại bỏ toàn bộ cốt liệu thô ra khỏi bề mặt và đưa vữa đến thành ván khuôn, như vậy sẽ tạo được một bề mặt hoàn thiện bằng phẳng, không bị đọng nước hay có các lỗ khí, rỗ tổ ong
5.4.2 Máng chuyền và ống xả bê tông
Trang 23 a Bê tông phải được đổ sao cho vật liệu không bị phân tầng và không dịch chuyển cốt thép b Toàn bộ máng chuyền, ống xối, ống dẫn phải được giữ sạch và không bị bám vữa đông cứng bằng cách xả nước kỹ sau mỗi lần sử dụng Nước sử dụng để xả phải xả sạch vữa bê tông đã đông cứng trong ống Không cho phép sử dụng máng chuyền, ống xối, ống dẫn làm bằng nhôm c Các hạt cốt liệu thô không được ở sát ván khuôn mà phải ở xung quanh cốt thép nhưng không được làm dịch chuyển các thanh cốt thép
Có thể đổ bê tông bằng phương pháp dùng bơm chuyên dụng Các thiết bị phải được bố trí sao cho độ rung của thiết bị không làm ảnh hưởng đến lớp bê tông mới đổ Khi bê tông được vận chuyển và đổ bằng máy áp lực cơ, thiết bị sử dụng phải là loại có thiết kế thích hợp và có công suất đủ lớn Thiết bị bơm phải được vận hành sao cho bê tông được chuyển đi liên tục và không tạo ra bọt khí Khi kết thúc việc bơm vữa, bê tông còn dính lại trong ống nếu được sử dụng phải được phụt ra không làm nhiễm bẩn hay làm phân tầng phần bê tông đó
5.5 Hoàn thiện bề mặt bê tông
5.5.1 Hoàn thiện bề mặt bê tông
Tất cả các bề mặt bê tông phải thỏa mãn yêu cầu của tiêu chuẩn TCVN
4453-1995 “ Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép toàn khối” hoặc Tiêu chuẩn thi công cầu đường bộ - AASHTO LRFD - Tiêu chuẩn cơ sở Bề mặt của kết cấu dầm phải phải được đánh bóng
5.5.2 Sửa chữa bề mặt đã hoàn thiện a Bất kỳ công tác sửa chữa nào đối với các bề mặt đã hoàn thiện phải được kiểm tra và thống nhất với Tư vấn giám sát sau khi dỡ ván khuôn và phải được tiến hành không chậm trễ b Bất cứ khối bê tông nào có bề mặt được xử lý lại trước khi Tư vấn giám sát kiểm tra đều có thể bị loại bỏ
5.5.3 Cốđịnh các bộ phận bằng thép
Toàn bộ các giá đỡ, các vít đầu vuông hoặc các bộ phận bằng sắt khác có thể để lại các lỗ hổng trong bê tông của công trình phải được phụt vữa vào đúng vị trí của chúng một cách cẩn thận
5.5.4 Thi công lại các bộ phận công trình bị sai sót
Bê tông, k ế t c ấ u bê tông đổ t ạ i ch ỗ 24
6.1.1 Khái quát a Tất cả các loại vật liệu phải phù hợp với các yêu cầu được qui định dưới đây cũng như các mục khác trong Qui định kỹ thuật thi công và nghiệm thu này b Trước khi đưa loại vật liệu nào vào sử dụng, Nhà thầu phải trình lên Tư vấn giám sát các tài liệu về vật liệu đó, như:
- Tên và địa chỉ nhà sản xuất, nguồn cung cấp;
- Chứng chỉ chất lượng sản phẩm có liên quan;
- Số lượng, khối lượng vật liệu dự kiến sử dụng (theo từng đợt giao nhận) c Căn cứ vào các tài liệu đệ trình và qui định trong hồ sơ thiết kế, Tư vấn giám sát sẽ yêu cầu thực hiện các thí nghiệm kiểm chứng trước khi chấp thuận cho loại vật liệu đó được đưa vào sử dụng cho công trình d Vật liệu đưa tới công trường phải được cất giữ và xử lý để giữ được chất lượng và sự phù hợp cho công trình Ngay cả khi đã được cất giữ và xử lý, Tư vấn giám sát vẫn có quyền yêu cầu kiểm tra và thí nghiệm vật liệu lại trước khi được sử dụng cho công trình Vật liệu sẽ được cất giữ tại vị trí thuận lợi cho việc kiểm tra nhanh chóng Trước khi nghiệm thu công trình, tất cả vị trí tập kết vật liệu sẽ được dọn dẹp sửa sang lại như điều kiện ban đầu bằng chi phí của Nhà thầu e Các vật liệu không phù hợp với yêu cầu của qui định này sẽ không được
Tư vấn giám sát chấp thuận và phải di chuyển ngay ra khỏi công trường trừ khi Tư vấn giám sát có chỉ dẫn khác Những vật liệu đã bị loại bỏ sẽ không được phép sử dụng cho công trình
6.1.2 Xi măng a Xi măng phải là loại xi măng poóc lăng PC40, phù hợp các yêu cầu của TCVN 2682-2009 hoặc xi măng poóc lăng hỗn hợp PCB40, phù hợp các yêu cầu
Trang 25 của TCVN 6260-2009 Riêng đối với các hạng mục bê tông ngập trong nước biển hoặc nước lên xuống trong trường hợp không sử dụng phụ gia khoáng hoạt tính cao silicafume thì phải dùng xi măng poóc lăng bền sun phát thường phù hợp các yêu cầu của TCVN 6067 : 2004 Nhãn hiệu xi măng, như đã được phê chuẩn, sẽ được dùng để sản xuất bê tông cho toàn bộ gói thầu, trừ khi có văn bản chỉ thị khác b Tại mọi thời điểm, nguồn cung cấp xi măng phải được sự phê chuẩn của
Tư vấn giám sát Nhà thầu phải cung cấp chứng chỉ thí nghiệm của nhà sản xuất và bằng chứng chứng tỏ xi măng đã đạt yêu cầu của qui định kỹ thuật cùng với bản ghi ngày tháng sản xuất, có xác nhận của ít nhất một Cơ quan độc lập Tư vấn giám sát có quyền loại bỏ một phần hay toàn bộ bất kỳ lần giao xi măng nào nếu thấy xi măng đó không phù hợp với việc sử dụng cho công trình c Xi măng rời được chởđến công trường trong những xe thùng kín, xi măng bao được chở đến công trường (phải được che mưa) trong những bao đóng kín ghi tên nhà sản xuất, loại xi măng, chứng chỉ xuất xưởng, mã số lô, ngày tháng sản xuất Xi măng bao được xếp thành từng đống không quá 8 bao Nơi để xi măng là nhà kho chống thấm khô ráo hay các nhà kho tạm thời khác được Tư vấn giám sát chấp thuận Dung tích cất giữ phải tương đương với khối lượng bê tông cần đổ lớn nhất Các nhà kho này sẽ được sử dụng dành riêng cho việc cất giữ xi măng, sàn nhà phải được xây cao hơn mặt đất thiên nhiên trong hoặc gần công trường xây dựng Khi công trình hoàn thành thì các nhà kho này sẽ vẫn là tài sản của Nhà thầu, Nhà thầu sẽ dỡ bỏ và di chuyển, phá móng và sửa sang khôi phục mặt bằng lại như điều kiện ban đầu d Xi măng phải được để cách tường nhà kho ít nhất 1m Phải bố trí các lối đi để có thể kiểm tra xi măng Các lô xi măng được chuyển đến sau sẽđược cất giữ trong kho tách biệt với lô trước đó và xi măng sẽ được sử dụng theo thứ tự chuyển đến Bất cứ chuyến hàng xi măng nào bịđóng bánh hay bị hỏng Nhà thầu đều phải di chuyển ra khỏi công trường bằng chi phí của mình e Nhà thầu sẽ cung cấp loại cân đúng qui cách để kiểm tra trọng lượng của bao xi măng Các cân này sẽ được giữ lại lâu dài ở các nhà kho Tại bất cứ thời điểm nào Tư vấn giám sát cũng có thểđến để kiểm tra xi măng trong kho
6.1.3 Cốt liệu hạt a Cốt liệu không được phép có lẫn các tạp chất gây phản ứng có hại với kiềm trong xi măng để không gây ra việc giãn nở quá mức của bê tông Tư vấn giám sát sẽ chấp thuận cốt liệu hạt mà Nhà thầu dự kiến sử dụng nếu Nhà thầu chứng minh được cốt liệu không có lẫn các tạp chất có hại này b Cốt liệu phải bao gồm các hạt dai, cứng, bền và không bị dính các chất khác Nhà thầu phải chịu trách nhiệm việc chế biến vật liệu này đểđáp ứng các yêu cầu của “Qui định kỹ thuật thi công và nghiệm thu” Ba mươi ngày trước khi khởi công, Nhà thầu phải xin ý kiến Tư vấn giám sát về các nguồn cốt liệu sử dụng để cho phép tiến hành lấy mẫu thí nghiệm Công tác thí nghiệm phải được thực hiện khi mang đến công trường, dưới sự chứng kiến của Tư vấn giám sát Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về chất lượng cốt liệu đối với việc sản xuất bê tông với cường độ qui định trong suốt giai đoạn thi công
Trang 26 c Các cốt liệu hạt phải tránh bị lẫn các vật liệu khác và nhiễm bẩn Nếu cốt liệu bị lẫn và nhiễm bẩn bởi các chất khác trong quá trình cất giữ sẽ bị loại bỏ, di chuyển, tái chế hoặc thay thế bằng các vật liệu có chất lượng được chấp thuận Các cốt liệu phải đủ số lượng để đảm bảo không bị gián đoạn trong quá trình đổ bê tông d Tất cả các cốt liệu mịn và thô sẽ được kiểm tra theo các tiêu chuẩn
“TCVN 7570 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật” e Việc chấp thuận cốt liệu mà Nhà thầu đệ trình không có nghĩa là sẽ không có sự thay đổi nếu các kết quả thí nghiệm của các lần lấy mẫu sau chứng tỏ mẫu không đáp ứng được các yêu cầu của “Qui định kỹ thuật thi công - nghiệm thu”
- CỐT LIỆU MỊN a Thành phần cốt liệu mịn cho cấp phối bê tông phải là cát tự nhiên có độ bền, độ cứng và rắn chắc cao Cốt liệu hạt mịn có hàm lượng và được phải sạch, không lẫn tạp chất, hạt sét, các chất hữu cơ và các chất có hại khác, theo tiêu
“TCVN 7570 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật” b Trường hợp đặc biệt khi được Tư vấn giám sát yêu cầu hoặc để đáp ứng các yêu cầu của “Qui định kỹ thuật thi công - nghiệm thu”, cốt liệu hạt mịn sử dụng cho bê tông cốt thép phải được rửa bằng nước sạch
- CỐT LIỆU HẠT THÔ a Nguồn cung cấp cốt liệu hạt thô phải được sự phê chuẩn và chấp thuận của Tư vấn giám sát trước khi chuyển vật liệu đến công trường b Cốt liệu hạt thô phải là loại cốt liệu đá nghiền dùng cho công tác bê tông cốt thép và bê tông không cốt thép Cốt liệu này phải có cấp phối đồng đều, đồng nhất, sạch, không có vật liệu ngoại lai, đất, chất hữu cơ, kali và các chất có hại khác theo tiêu chuẩn “TCVN 7570 : 2006 Cốt liệu cho bê tông và vữa - Yêu cầu kỹ thuật” c Chỉđược dùng một tiêu chuẩn kỹ thuật cho cỡ hạt đối với tất cả các nguồn cung cấp cốt liệu thô d Tư vấn giám sát có thể yêu cầu sàng lại cốt liệu để đảm bảo thành phần hạt theo yêu cầu hoặc rửa cốt liệu nếu thấy không sạch hoặc có thể loại bỏ bất kỳ vật liệu nào nếu thấy không phù hợp với các yêu cầu của “Qui định kỹ thuật thi công - nghiệm thu”
6.1.4 Nước trộn bê tông và bảo dưỡng a Trừ khi có sự chỉ dẫn khác bằng văn bản của Tư vấn giám sát, chỉ có nước sạch không lẫn dầu, muối, axit, đường, thực vật hoặc các chất có hại khác cho bê tông mới được sử dụng để trộn cấp phối bê tông, bảo dưỡng bê tông và các sản phẩm chứa xi măng khác b Tại mọi thời điểm, Tư vấn giám sát có thể yêu cầu tiến hành thí nghiệm đối với bất kỳ nguồn nước nào được sử dụng c Nếu có yêu cầu của Tư vấn giám sát phải được kiểm tra nguồn nước theo phương pháp so sánh với nước cất Phương pháp tiến hành là trộn với một loại xi măng tiêu chuẩn để kiểm tra độ rắn, thời gian ninh kết và cường độ vữa Không sử dụng nguồn nước khi có dấu hiệu làm bê tông xi măng đã khô nhưng không rắn
Trang 27 chắc, thời gian ninh kết trên dưới 30 phút và cường độ giảm 10% so với hỗn hợp xi măng nước cất
6.1.5 Phụ gia a Khi thi công bê tông, Nhà thầu phải cung cấp trạm trộn bê tông năng suất đủ lớn, bố trí vận chuyển bê tông và sử dụng phụ gia tăng dẻo thích hợp khi Tư vấn giám sát thấy cần thiết Phụ gia tăng dẻo phải là chủng loại được TVGS chấp thuận và tuân thủ các yêu cầu được qui định trong TCXD 173-1989 Nhà thầu phải chịu trách nhiệm hoàn toàn trong việc sử dụng phụ gia tăng dẻo, tuân thủ chặt chẽ các chỉ dẫn của Nhà sản xuất b Phụ gia tăng dẻo không được phép sử dụng đồng thời với các chất phụ gia khác trong cùng một cấp phối trừ khi có sự chấp thuận của Tư vấn giám sát Hàm lượng chất phụ gia nếu ở thể lỏng phải được xem xét trong việc xác định tỷ lệ nước/ xi măng c Phải tiến hành các thí nghiệm về cường độ mẫu bê tông hình trụ và các thí nghiệm khác cho tất cả các loại bê tông có chất phụ gia Khi Tư vấn giám sát chấp thuận thay đổi nhãn hiệu hoặc chủng loại xi măng, Nhà thầu phải tiến hành các thí nghiệm bổ sung và thiết kế một cấp phối tương ứng d Đối với các hạng mục bê tông ngập trong nước hoặc vùng nước lên xuống có thể sử dụng phụ gia khoáng hoạt tính cao silicafume, phụ gia chống ăn mòn để nâng cao khả năng chống thấm nước, giảm độ thêm clo vào bê tông và tăng cường khả năng bảo vệ cốt thép e Các chất phụ gia làm giảm nước, chậm giảm nước, phụ gia chống ăn mòn và các chất phụ gia hoá dẻo, chậm đông cứng theo TCXD 173-1989 (hoặc ASTM C494 và ASTM C1017) có thể được sử dụng nếu có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền, tuân thủ các thiết kế cấp phối và yêu cầu về độ sụt được Tư vấn giám sát phê chuẩn f Clo-rua calxi hay các chất phụ gia có chứa clo-rua calxi không được phép sử dụng g Chi phí cho việc sử dụng các chất phụ gia sẽ được thanh toán như chi phí cho các loại vật liệu dùng để chế tạo bê tông và theo Hợp đồng với chủđầu tư (nếu có)
Bê tông được sử dụng trong dự án phải được trộn theo cấp phối đã được thiết kế với các yêu cầu về cường độ đã được chấp thuận trong các phần khác của
“Qui định kỹ thuật thi công - nghiệm thu”
6.2.2 Yêu cầu về loại bê tông
Khung móng c ộ t, t ủ đ i ề u khi ể n 40
Các khung móng thép phải được bảo quản xa mặt đất, được cất giữ trong nhà hoặc bao che phù hợp
Khung móng phải được lắp đặt theo đúng hình dạng và kích thước như chỉ dẫn trên bản vẽ và phù hợp tiêu chuẩn TCVN 4453-1995 Các thanh phải được định vị chắc chắn theo đúng chỉ dẫn trên bản vẽ Các thanh này phải được liên kết chặt chẽ tại các nút giao đểđảm bảo liên kết
Việc lắp đặt cốt thép phải được Tư vấn giám sát kiểm tra và không được phép đổ bê tông khi Tư vấn giám sát chưa duyệt.
Công tác thi công ti ế p đị a và l ấ p móng 40 9 Thi công l ắ p d ự ng c ộ t 41 10 L ắ p đặ t đ èn, t ấ m pin m ặ t tr ờ i và t ủ đ i ề u khi ể n 41
Xác định vị trí đóng cọc tiếp địa
Chuẩn bị cọc tới từng vị trí, đóng cọc đảm bảo độ sâu theo thiết, rải dây tiếp địa, hàn sêri các đầu cọc Đất được lấp từng lớp 20cm tưới nước đầm kỹ, đảm bảo độ chặt yêu cầu 80 đến 90% độđầm chặt ban đầu Đất lấp rãnh tiếp địa không được lẫn đá, sỏi và tạp chất Đo trị số R đảm bảo ≤ 10Ω; nếu không đạt báo chủ đầu tư có phương án đóng bổ sung cho đến khi đạt trị số R cho phép
9 Thi công lắp dựng cột
Cột được đặt tại các vị trí đã xác định trước bằng cẩu hoặc tời tó 10m
Tùy địa hình và trọng lượng cột mà công tác lắp dựng bằng palăng xích kết hợp với tó 3 chân hoặc dùng máy cẩu
Tất cả các dụng cụ dựng cột như máy cẩu, cáp, móc cáp phải được kiểm tra an toàn trước khi đưa vào thi công
Trong thời gian dựng cột phải có cảnh giới không cho người và phương tiện qua lại dưới vị trí cột đang dựng cách vị trí cột 20-25m
Khi dựng phải căn chỉnh sao cho sai lệch của cột so với trục thẳng đứng (dọc và ngang tuyến) không quá 1/150 chiều cao cột
Lắp ghép cột: Sau khi kiểm tra bằng mắt các cột đã vận chuyển tới hố móng không bị dạn nứt, biến dạng, thì tạo mặt bằng và tiến hành ghép cột trên gỗ kê
Nếu dựng cột bằng phương pháp thủ công thì kéo cột lên khoảng 1.5m phải dừng lại để kiểm tra toàn bộ một lần nữa như : kiểm tra cáp, hố thế, ghim tời xem có hiện tượng khác thường gì không, nếu có phải hạ xuống để khắc phục, chỉnh sửa đểđảm bảo tuyệt đối án toàn
Khi dụng cột phải dựng liên tục cho tới khi cột đứng và trong quá trình dựng cột dùng máy kinh vĩđể kiểm tra vị trí tuyến và vị trí thẳng đứng của cột
10 Lắp đặt đèn, tấm pin mặt trời và tủđiều khiển
10.1 Lắp đặt đèn, tấm pin mặt trời
Dùng xe thang tầm vươn 12m lắp đèn, tấm pin mặt trời
Căn chỉnh đèn, đảm bảo góc nghiêng theo thiết kế, xiết chặt bulong hãm đèn, tấm pin mặt trời
Lắp bảng điện đấu dây từng cột, đấu dây lên đèn
Lắp dây nguồn từ tấm pin xuống tủđiều khiển cấp nguồn cho tủđiều khiển
Hệ thống đèn được điều khiển tự động theo chế độđã cài đặt sẵn
Tủ điều khiển được lắp đặt hợp bộ tại xưởng, trước khi đưa ra lắp đặt được thí nghiệm các chế độđóng cắt và chế độ bảo vệ Điều khiển kết nối đồng bộ bằng sóng không dây tần số cao, dữ liệu đồng bộ bằng mã hóa, đồng bộ thời gian thực
Khi đấu cáp vào tủ đảm bảo chế độ phân pha, các pha được đánh dấu theo thứ tự A, B, C, N
Lắp đặt điện cho tủđiện đảm bảo R≤10Ω.