nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu vốn trong xây dựng đô thị theo kế hoạch

45 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
nghiên cứu tìm hiểu về nhu cầu vốn trong xây dựng đô thị theo kế hoạch

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sản xuất hàng hóa - tiền tệ và Nhà nước Sự vận động của vốn tiền tệ Phân phối Giám đốc Tổng thể các hoạt động tài chính trong lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân Có quan hệ h

Trang 1

NGHIÊN CỨU, TÌM HIỂU VỀ NHU CẦU VỐN TRONG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ THEO KẾ HOẠCH

Hà Nội, 06/2023

Trang 2

Sản xuất hàng hóa - tiền tệ và Nhà nước Sự vận động của vốn tiền tệ

Phân phối Giám đốc

Tổng thể các hoạt động tài chính trong lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân Có quan hệ hữu cơ với nhau, tạo thành một thể thống nhất, toàn diện Tổng hợp những khâu tài chính trong các lĩnh vực hoạt động khác nhau

Có mối quan hệ hữu cơ với nhau

Gắn liền với các quỹ tiền tệ đặc trưng và cơ cấu của các chủ thể KT - XH trong đô thị Ngân sách nhà nước

Tài chính doanh nghiệp, tài chính trung gian, tài chính dân cư Các tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại

Là một bộ phận tài chính tập trung của đô thị Là tiền đề tài lực để chính quyền đô thị có thể hoạt động

Định hướng, tạo động lực, phát huy, tạo lập, kiểm soát và phân bổ, tạo môi trường thích hợpthúc đẩy cho các hoạt động tài chính đôt thị

Có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý, khoa học và thực tiễn

Là việc chính quyền đô thị vận dụng tài chính đô thị để tổ chức,chỉ đạo và điều phối quá trình phát triển KT-X Có tính tổng hợp, tính hệ thống, tính cưỡng chế

Có hai nhóm nguồn thu chủ yếu, bao gồm nguồn thu do cấp tỉnh phân bổ xuống và nguồn thu tự huy độn Chi NSĐT là việc phân phối và sử dụng quỹ NSĐT thực hiện các chức năng của chính quyền đô thị Để đảm bảo hiệu lực trong hoạt động và mang lại hiệu quả trong quản lý đô thị, chính quyền đô thị cần có nguồn tài chính dồi dà

Sự thiếu hụt về tài chính của các đô thị

xâydựngđô thị

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH ĐÔ THỊ

Tiền đề

Bản chấtChức năng

Khái niệm

HỆ THỐNG TÀICHÍNH ĐÔ THỊ

Hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính đô thị

Các khâu

Ngân sách đô thịCHÍNH SÁCH TÀI

Ý nghĩa

Quản lý tài chính đô thị

Khái niệm

Đặc điểm Phân quyền và phân cấp

Thu – ChiNHU CẦU

VỐN VÀNGUỒN VỐN

Tổng quan

Trang 3

Hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đầu tư nước ngoài

2Huy động vốn

Trong nướcNgoài nước

Giải pháp Tập trung hoàn thiện các chính sách thuế, phí, lệ phí Đẩy mạnh việc thực hiện chính sách “xã hội hóa”,

Trang 4

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH ĐÔ THỊ 4

1.1 Bản chất, chức năng của tài chính 4

1.1.1 Tiền đề ra đời và tồn tại của tài chính 4

1.1.2 Bản chất của tài chính 5

1.1.2.1 Biểu hiện bên ngoài của tài chính 5

1.1.2.2 Bản chất tài chính 5

1.1.3 Chức năng của tài chính 6

1.1.3.1 Chức năng phân phối 6

1.1.3.2 Chức năng giám đốc 7

1.2 Khái niệm tài chính đô thị 7

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐÔ THỊ 8

2.1 Hệ thống tài chính và hệ thống tài chính đô thị 8

2.1.1 Hệ thống tài chính 8

2.1.2 Hệ thống tài chính đô thị 9

2.2 Các khâu của hệ thống tài chính và hệ thống tài chính đô thị 9

2.2.1 Ngân sách đô thị 12

CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐÔ THỊ 14

3.1 Vai trò, chức năng của chính sách tài chính đô thị 14

3.3.1 Vai trò của cính sách tài chính đô thị (Nhà nước) 14

3.1.2 Ý nghĩa của chính sách công 16

3.2 Hệ thống quản lý tài chính đô thị 18

3.2.1 Khái niệm quản lý tài chính đô thị 18

3.2.2 Đặc điểm quản lý tài chính đô thị 18

3.2.3 Phân quyền và phân cấp tài chính trong quản lý đô thị 19

3.2.3.1 Cơ chế quản lý tài chính đô thị 19

1

Trang 5

3.2.3.2 Phân quyền trong quản lý đô thị 19

3.2.3.3 Phân cấp tài chính trong quản lý tài chính đô thị 24

3.3 Thu – Chi trong tài chính đô thị 25

3.3.1 Thu trong tài chính đô thị (Thu ngân sách đô thị) 25

3.3.2 Chi trong tài chính đô thị (Chi ngân sách đô thị) 29

CHƯƠNG 4: NHU CẦU VỐN VÀ NGUỒN VỐN TRONG XÂY ĐỰNG ĐÔ THỊ THEO KẾ HOẠCH 32

4.1 Tổng quan về nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển đô thị 32

4.2 Huy động vốn 33

4.2.1 Huy động vốn trong nước 33

4.2.1.2 Huy động từ các tổ chức tài chính trong nước 34

4.2.1.3 Các tổ chức tín dụng đô thị 34

4.2.2 Huy động từ các doanh nghiệp 34

4.2.3 Huy động từ dân cư 35

4.2.4 Huy động từ các nguồn khác 35

4.2.5 Huy động vốn ngoài nước 35

4.2.5.1 Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA - Official Development Assistance) 35

4.2.5.1.1 Một số vấn đề chung về ODA 35

4.2.5.1.2 ODA ở Việt Nam 36

4.2.6 Đầu tư nước ngoài 36

Trang 6

BHXDBảo hiểm xã hộiBHTMBảo hiểm thương mại

BOTHợp đồng xây dựng – vận hành – chuyển giaoBTHợp đồng xây dựng – chuyển giaoBTOHợp đồng xây dựng – chuyển giao – vận hànhBOOTHợp đồng xây dựng – sở hữu – vận hành – chuyển giaoCSTCĐTChính sách tài chính đô thị

CSCChính sách côngDNNNDoanh nghiệp nhà nướcNSĐTNgân sách nhà nướcMDFQuỹ phát triển đô thịODANguồn vốn hỗ trợ phát triểnTCDNTài chính doanh nghiệpNSNNNgân sách nhà nướcKTTTKinh tế thị trườngTCTGTài chính trung gianTCDNTài chính doanh nghiệpGDPTổng sản phẩm quốc nội

Thành viên thực hiện bài tiểu luận:

Nguyễn Thị Thúy Huyền244162 Thành viên

3

Trang 7

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH ĐÔ THỊ1.1 Bản chất, chức năng của tài chính

1.1.1 Tiền đề ra đời và tồn tại của tài chính

Kinh tế học chính trị Mác - Lênin đã chỉ rõ: tài chính là một phạm trù kinh tế kháchquan, nó thuộc về phạm trù phân phối Như mọi phạm trù kinh tế khách quan khác, tàichính có lịch sử phát sinh, phát triển của nó [1]

Từ toàn bộ lịch sử phát sinh, phát triển của tài chính có thể nhận thấy, tài chính chỉ rađời và tồn tại trong những điều kiện lịch sử nhất định, khi mà ở đó có những hiện tượngkinh tế - xã hội khách quan nhất định xuất hiện và tồn tại Có thể xem những hiện tượngkinh tế - xã hội khách quan đó như những tiền đề khách quan quyết định sự ra đời, tồn tạivà phát triển của tài chính với tư cách một phạm trù kinh tế lịch sử

Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã xác nhận rằng, vào thời kỳ cuối của chế độcông xã nguyên thuỷ, phân công lao động đã bắt đầu phát triển, đặc biệt là sự phân công

giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp Trong điều kiện lịch sử đó, sản xuất và trao đổihàng hoá, theo đó là tiền tệ đã xuất hiện [2].

Lịch sử phát triển của xã hội loài người cũng đã chứng minh rằng, cũng vào thời kỳcuối của chế độ công xã nguyên thuỷ, khi chế độ tư hữu xuất hiện, thì xã hội bắt đầu phânchia thành các giai cấp và có sự đấu tranh giữa các giai cấp trong xã hội Chính sự xuấthiện sản xuất và trao đổi hàng hóa và tiền tệ đã là một trong các nguyên nhân chủ yếuthúc đẩy mạnh mẽ sự phân chia giai cấp và đối kháng giai cấp Trong điều kiện lịch sử đó,

Nhà nước đã xuất hiện [1-2]

Khi Nhà nước xuất hiện, với tư cách là người có quyền lực chính trị, Nhà nước đã nắmlấy việc đúc tiền, in tiền và lưu thông đồng tiền, tác động đến sự vận động độc lập củađồng tiền trên phương diện quy định hiệu lực pháp lý của đồng tiền và tạo ra môi trườngpháp lý cho việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ [1]

Trong điều kiện kinh tế hàng hóa - tiền tệ, hình thức tiền tệ đã được các chủ thể trongxã hội sử dụng vào việc tham gia phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân đểtạo lập nên các quỹ tiền tệ riêng phục vụ cho các mục đích riêng của mỗi chủ thể Những phân tích kể trên cho nhận xét rằng, trong những điều kiện lịch sử nhất định,

tài chính đã xuất hiện và tồn tại theo với sự xuất hiện và tồn tại của sản xuất hàng hóa tiền tệ Nhà nước Do đó, có thể coi sản xuất hàng hóa - tiền tệ và Nhà nước là nhữngtiền đề khách quan quyết định sự ra đời và tồn tại của tài chính Sản xuất hàng hóa -

-tiền tệ là nhân tố mang tính chất khách quan có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn

5

Trang 8

tại và phát triển của tài chính và Nhà nước là nhân tố có ý nghĩa định hướng tạo ra hànhlang và điều tiết sự phát triển của tài chính

1.1.2 Bản chất của tài chính

Tài chính, như mọi đối tượng nghiên cứu khác, có hình thức biểu hiện bên ngoài (hiệntượng) và nội dung bên trong (bản chất) của nó

1.1.2.1 Biểu hiện bên ngoài của tài chính

Thực tiễn quan sát các quá trình vận động kinh tế - xã hội có thể nhận thấy các biểuhiện bên ngoài của tài chính thể hiện ra dưới dạng các hiện tượng thu vào bằng tiền

các hiện tượng chi ra bằng tiền ở các chủ thể kinh tế - xã hội [2]

Ví dụ: doanh nghiệp, dân cư nộp thuế bằng tiền cho Nhà nước; các doanh nghiệp sửdụng vốn điều lệ để mua sắm vật tư, thiết bị kinh doanh; dân cư mua cổ phiếu, trái phiếu,tín phiếu của các doanh nghiệp, ngân hàng, kho bạc nhà nước; các ngân hàng cho cácdoanh nghiệp vay tiền; dân cư nộp tiền vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm kinh doanh(nộp phí bảo hiểm); các cơ quan bảo hiểm trả tiền (bồi thường thiệt hại) cho dân cư khi họbị mất sức lao động tạm thời hay vĩnh viễn (từ quỹ bảo hiểm xã hội - BHXH) hay khi họbị tai nạn rủi ro (từ quỹ bảo hiểm thương mại - BHTM); Nhà nước cấp phát tiền từ ngânsách nhà nước tài trợ cho việc xây dựng đường giao thông, trường học, bệnh viện công, Từ các hiện tượng tài chính kể trên cho nhận xét, hình thức biểu hiện bên ngoài của tàichính thể hiện ra như là sự vận động của vốn tiền tệ Những hiện tượng trên cho thấy,tiền tệ xuất hiện trước hết với chức năng phương tiện thanh toán (ở chủ thể chi ra) vàchức năng phương tiện cất trữ (ở chủ thể thu vào) Tiền tệ ở đây đại diện cho một lượnggiá trị, một thế năng về sức mua nhất định và được gọi là nguồn tài chính (hay nguồn tàilực, nguồn lực tài chính)

Kết luận: Bản chất tài chính là các quan hệ tài chính, đó chính là tổng hợp các mốiquan hệ kinh tế nảy sinh trong phân phối các nguồn tài chính thông qua việc tạo lậphoặc sử dụng các quỹ tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể

6

Trang 9

trong xã hội, được thể hiện thông qua các biểu hiện bên ngoài là các hiện tương thuchi bằng tiền của các chủ thể đó [3]

Hoặc: Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế, trong đó diễn ra việc dịch chuyểncác nguồn lực khan hiếm (scarce resourses) thông qua việc tạo lập và sử dụng các quỹtiền tệ (funds)[3].

1.1.3 Chức năng của tài chính

Chức năng của tài chính là các thuộc tính khách quan vốn có, là khả năng bên trongbiểu hiện tác dụng xã hội của tài chính Trong đời sống xã hội, tài chính vốn có hai chứcnăng là: chức năng phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị (gọi tắt là chức năngphân phối) và chức năng giám đốc bằng đồng tiền đối với các quá trình phân phối (gọi tắtlà chức năng giám đốc)

1.1.3.1 Chức năng phân phối

Chức năng phân phối của tài chính là một khả năng khách quan của phạm trù tài chính.Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan đó để tổ chức việc phân phối củacải xã hội dưới hình thức giá trị Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách một công cụphân phối Từ đó có thể cho rằng:

- Chức năng phân phối của tài chính là chức năng mà nhờ vào đó, các nguồn lực đại

diện cho những bộ phận của cải xã hội được đưa vào các quỹ tiền tệ khác nhau để sửdụng cho những mục đích khác nhau, đảm bảo cho những nhu cầu, những lợi ích khácnhau của đời sống xã hội.

- Đối tượng phân phối là của cải xã hội dưới hình thức giá trị, là tổng thể các nguồn tài

7

Trang 10

vận động thực tế trong chu trình tuần hoàn của nền kinh tế nên được gọi là nguồn tàichính thực tế Chính nhờ vào sự vận động của các nguồn tài chính này mà các quỹ tiền tệkhác nhau có thể được tạo lập hoặc được sử dụng cho các mục đích khác nhau đã địnhtrước.

Sơ đồ Các bộ phận chức năng phân phối

1.1.3.2 Chức năng giám đốc

Chức năng giám đốc cũng là một khả năng khách quan khác của phạm trù tài chính.Con người nhận thức và vận dụng khả năng khách quan này của tài chính để tổ chức côngtác kiểm tra tài chính Khi đó tài chính được sử dụng với tư cách là một công cụ kiểm tra.Đó là kiểm tra tài chính [3].

Giám đốc - kiểm tra tài chính là giám đốc - kiểm tra đối với quá trình thực hiện chứcnăng phân phối của tài chính Phân phối các nguồn tài chính là phân phối của cải xã hộidưới hình thức giá trị, do đó giám đốc - kiểm tra tài chính là giám đốc - kiểm tra bằngđồng tiền Từ đó có thể cho rằng: Chức năng giám đốc của tài chính là chức năng mà nhờvào đó việc kiểm tra bằng đồng tiền được thực hiện đối với quá trình vận động của cácnguồn tài chính để tạo lập các quỹ tiền tệ hay sử dụng chúng theo các mục đích đã định.

1.2 Khái niệm tài chính đô thị

Để hiểu rõ khái niệm tài chính đô thị, cần nắm chắc các khái niệm liên quan đã đượctrình bày ở các môn học khác: đô thị, đô thị hoá, kinh tế đô thị.

Một số tác giả trong và ngoài nước đã đề cập đến tài chính đô thị

8

Trang 11

Tài chính đô thị là những quan hệ kinh tế trong phân phối thu nhập quốc dân trên địa bànđô thị, trên cơ sở đó các quỹ tiền tệ được hình thành và sử dụng cho tái sản xuất xã hội,tăng trưởng kinh tế và thực hiện chức năng của chính quyền đô thị [4]

Tài chính công cộng đô thị là các nghiên cứu về thu và chi liên quan tới các dịch vụcông cộng trên phạm vi đất của một khu đô thị, đồng thời cũng liên quan tới Chính phủ.Tài chính đô thị là các nghiên cứu về thu và chi của một đô thị, nó phản ánh những thẩmquyền của đô thị trong cung cấp các dịch vụ đô thị [5]

Xuất phát từ bản chất tài chính, có thể trình bày khái niệm tài chính đô thị như sau: Tàichính đô thị là hệ thống những mối quan hệ kinh tế giữa các chủ thể tài chính đô thị phátsinh trong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính cho pháttriển đô thị

CHƯƠNG 2: HỆ THỐNG TÀI CHÍNH ĐÔ THỊ2.1 Hệ thống tài chính và hệ thống tài chính đô thị

2.1.1 Hệ thống tài chính

Hoạt động của con người về sử dụng phạm trù tài chính tồn tại khách quan được gọi làhoạt động tài chính Trong đời sống thực tiễn, hoạt động tài chính luôn gắn liền với cáchoạt động kinh tế - xã hội

Trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nhau, khi các chủ thể ở đó tiến hành các hoạtđộng đã làm nảy sinh các quan hệ tài chính khác nhau Các quan hệ tài chính đó thể hiệndưới các hình thức cụ thể của các luồng vận động của các nguồn tài chính từ nơi này sangnơi khác Các nguồn tài chính khi gặp nhau (hội tụ) tại một giao điểm nhất định nào đógọi là quỹ tiền tệ Ở mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau có những quỹ tiền tệ đặc thù đượchình thành và được sử dụng cho những mục đích khác nhau, các hoạt động tài chính ở đócũng có đặc điểm và vai trò riêng, nghĩa là ở đó hình thành một mắt khâu tài chính độclập Tính đa dạng, phong phú đó của các hoạt động tài chính là bắt nguồn từ tính đa dạng,phong phú của các hoạt động kinh tế - xã hội mà hoạt động tài chính là một bộ phận trongđó Tuy có sự đa dạng và khác nhau như thế, nhưng các hoạt động tài chính trong các lĩnhvực, các khâu tài chính lại có mối quan hệ chặt chẽ, ràng buộc, phụ thuộc lẫn nhau trongsự vận động không ngừng của các nguồn tài chính Điều đó khiến chúng kết hợp với nhauvà cấu thành hệ thống tài chính thống nhất

Từ sự phân tích trên có thể cho rằng: Hệ thống tài chính là tổng thể các hoạt động tàichính trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân, nhưng có quan hệ hữu cơvới nhau về việc hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ ở các chủ thể kinh tế - xã hội hoạtđộng trong các lĩnh vực đó [6]

9

Trang 12

Bắt đầu từ nguồn tài chính của các DNSX, quá trình phân phối tài chính xảy ra theo cácluồng khác nhau và qua các tụ điểm vốn khác nhau Điểm kết thúc (chuyển hoá) củanguồn tài chính là việc sử dụng chúng cho mục đích tiêu dùng trên thị trường tư liệu sảnxuất và thị trường vật phẩm tiêu dùng Đó là quá trình phát sinh, phát triển, thay đổi củacác quan hệ tài chính, trong đó nổi bật lên vai trò và vị trí của các tụ điểm vốn, chúng làcác nhân tố quan trọng nhất trong quá trình vận động của các nguồn tài chính Hơn nữa,các nhân tố đó có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau và chính sự kết hợp giữa chúng sẽ tạothành một thể thống nhất, toàn diện Đó chính là hệ thống tài chính [7]

2.1.2 Hệ thống tài chính đô thị

Tài chính đô thị giữ vị trí quan trọng trong nền tài chính quốc gia ở tất cả các nước Ở

Việt Nam, tài chính đô thị có vai trò to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước Tuynhiên, trong hệ thống tài chính quốc gia không hình thành hệ thống tài chính đô thị đượcquản lý riêng biệt, nguồn tài chính đô thị hòa chung trong tài chính tập trung của ngânsách nhà nước để trang trải cho các mục đích khác nhau

Hệ thống tài chính đô thị bao gồm các tổ chức hoạt động tài chính theo các luồng khác

nhau trên địa bàn đô thị, nhưng được vận hành theo cùng một hệ thống chính sách cơ chếquản lý tài chính nhà nước ở đô thị như tài chính thành phố, thị xã, thị trấn Trong phạmvi đô thị, hệ thống tài chính bao gồm hệ thống chính sách, chế độ quản lý và các chủ thểhoạt động tài chính

Tài chính đô thị là một bộ phận trong hệ thống tài chính quốc gia, nhưng có những đặc

điểm riêng phù hợp với đặc điểm phát triển kinh tế - xã hội của đô thị Không thể quanniệm đơn thuần tài chính đô thị là tài chính địa phương ở mọi cấp như cách phân cấp củahệ thống tài chính hiện nay

Tài chính nhà nước ra đời và tồn tại gắn liền với sự ra đời và tồn tại của nền kinh tế

hàng hóa - tiền tệ và Nhà nước Tài chính nhà nước bao gồm các bộ phận: NSNN,NHNNTW, dự trữ NN, tài chính các cơ quan hành chính nhà nước, tài chính các đơn vịsự nghiệp nhà nước và tài chính các DNNN.

Trong nền kinh tế đô thị, những quan hệ tài chính đan xen, tác động qua lại lẫn nhau

như một mạng lưới tuần hoàn và hình thành một hệ thống [4]

Như vậy, hệ thống tài chính đô thị được hiểu là tổng hợp những khâu tài chính trongcác lĩnh vực hoạt động khác nhau nhưng giữa chúng có mối quan hệ hữu cơ với nhautrong quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính gắn liền với cácquỹ tiền tệ đặc trưng và cơ cấu của các chủ thể kinh tế - xã hội nhất định trong đô thị.

2.2 Các khâu của hệ thống tài chính và hệ thống tài chính đô thị

* Các khâu của hệ thống tài chính

10

Trang 13

Hệ thống tài chính của một quốc gia là một thể thống nhất do nhiều mắt khâu tài chính

hợp thành Việc xác định chính xác có bao nhiêu mắt khâu tài chính của hệ thống đó lạitùy thuộc vào việc chỉ ra một cách đúng đắn các căn cứ lý thuyết để xác định thế nào làmột khâu tài chính [8]

Khái niệm về khâu tài chính có thể hiểu như sau: Khâu tài chính là nơi hội tụ của cácnguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thựchiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động Trong điều kiện hiện naycủa nước ta có các khâu tài chính sau đây [8]:

1 Ngân sách nhà nước (NSNN) 2 Tài chính doanh nghiệp (TCDN) 3 Bảo hiểm (BH)

4 Tín dụng (TD)

5 Tài chính các tổ chức xã hội 6 Tài chính hộ gia đình (dân cư)

Sơ đồ Khâu hệ thống tài chính

Các nhân tố hợp thành hệ thống tài chính là: TCDN, NSNN, các tổ chức TCTG, tàichính hộ gia đình và TCĐN.

Hệ thống tài chính nước ta gồm các khâu: ngân sách nhà nước; tài chính doanh nghiệp;các tổ chức TCTG; tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội; TC đối ngoại

11

Trang 14

Sơ đồ Các nhân tố hợp thành hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính nước ta hiện nay bao gồm các khâu: tài chính nhà nước; tài chínhdoanh nghiệp; các khâu tài chính trung gian; tài chính hộ gia đình và các tổ chức xã hội[10].

Căn cứ vào tính chất, đặc điểm của các họat động TCNN, TCNN chia thành: TC chungcủa Nhà nước, TC của các cơ quan hành chính nhà nước, TC của các đơn vị SNNN, TCcủa các DNNN [9]

Căn cứ theo nội dung quản lý hay theo mục đích và cơ chế họat động của các quỹ thuộcTCNN, TCNN chia thành: NSNN, tín dụng nhà nước, các quỹ ngoài NSNN [9] Từ tất cả những quan điểm nêu trên, hầu hết các tác giả thống nhất với nhau về cáckhâu: ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp, tài chính trung gian, tài chính dân cư,còn tài chính đối ngoại chỉ có hai tập thể tác giả đề cập đến Tuy nhiên, theo quan điểmcủa họ về tồn tại khâu tài chính đối ngoại là chấp nhận được Vì vậy, chúng ta thống nhấtnhư sau:

Hệ thống tài chính bao gồm các khâu: ngân sách nhà nước, tài chính doanh nghiệp,tài chính trung gian, tài chính dân cư và các tổ chức xã hội, tài chính đối ngoại [11]

Phân loại hệ thống tài chính

Hệ thống tài chính bao gồm nhiều bộ phận cấu thành Tuỳ theo các tiêu thức tiếp cậnkhác nhau và các mục tiêu quản lý khác nhau có thể phân loại hệ thống tài chính theo cáccách khác nhau [10]:

1 Theo các tụ điểm tài chính, theo tính chất, đặc điểm, vai trò của các quan hệ tài chính.Theo cách này, hệ thống tài chính được chia thành các khâu tài chính.

12

Trang 15

2 Theo quan hệ sở hữu các nguồn tài chính, hệ thống tài chính được chia thành Tài chínhnhà nước và Tài chính phi nhà nước.

3 Theo mục đích sử dụng các nguồn tài chính cho lợi ích công hay lợi ích tư, hệ thống tàichính được chia thành Tài chính công và Tài chính tư

4 Theo phạm vi của các hoạt động tài chính lấy quốc gia là chủ thể, hệ thống tài chínhđược chia thành Tài chính nội địa và Tài chính quốc tế

Sơ đồ Phân loại hệ thống tài chính

* Các khâu của hệ thống tài chính đô thị: Xuất phát từ các khâu trong hệ thống tài

chính, chúng ta thống nhất như sau:

Hệ thống tài chính đô thị bao gồm các khâu: ngân sách đô thị, tài chính doanhnghiệp, tài chính trung gian, tài chính dân cư và các tổ chức xã hội, tài chính đốingoại [11].

2.2.1 Ngân sách đô thị

Ngân sách đô thị là một bộ phận tài chính tập trung của đô thị mà hạt nhân là quỹ ngânsách đô thị Đây là tiền đề tài lực để chính quyền đô thị có thể hoạt động nhằm thực hiệncác chức năng, nhiệm vụ của mình và đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội củađô thị Ngân sách đô thị có vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng quản lýkinh tế - xã hội của chính quyền đô thị, có liên quan và tác động đến tất cả các bộ phậnkhác trong hệ thống tài chính đô thị Các quan hệ thu hút, huy động và cấp phát, sử dụng

13

Trang 16

các nguồn tài chính của ngân sách đô thị chủ yếu dựa trên cơ sở quyền lực và vai trò điềutiết vĩ mô của chính quyền đô thị Ngân sách đô thị cần động viên tối đa các nguồn tàichính trong và ngoài đô thị, cũng như trong và ngoài nước để phục vụ cho các mục tiêu,nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị, giải quyết tốt mối quan hệ giữa động viên,tạo ra nguồn tài chính đủ mạnh để chính quyền đô thị có điều kiện thực hiện các nhiệm vụchiến lược, với việc đảm bảo tích tụ vốn trong doanh nghiệp, dân cư để họ có thể mở rộngsản xuất kinh doanh tạo ra nguồn tích luỹ ngày càng lớn cho công nghiệp hoá, hiện đạihoá đất nước Chi ngân sách đô thị cần bố trí theo nguyên tắc thắt chặt chi thường xuyên.Thu của ngân sách đô thị không những phải đảm bảo chi thường xuyên và trả nợ mà còndành một phần cho chi đầu tư phát triển Chi của ngân sách đô thị cơ bản dành cho xâydựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật về năng lượng, giao thông, cấp thoát nước, dành một phầnđầu tư cho một số công trình phục vụ sản xuất kinh doanh và một phần dành cho các lĩnhvực y tế, giáo dục, văn hoá, khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường [11].

Sơ đồ Quan hệ về Ngân sách đô thị

14

Trang 17

CHƯƠNG 3: CHÍNH SÁCH TÀI CHÍNH ĐÔ THỊ3.1 Vai trò, chức năng của chính sách tài chính đô thị

3.3.1 Vai trò của cính sách tài chính đô thị (Nhà nước)

Vai trò cơ bản của CSTCĐT thể hiện ở chỗ là công cụ hữu hiệu chủ yếu để nhà nướcthực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, duy trì sự tồn tại và phát triển của nhà nước,phát triển kinh tế - xã hội và phục vụ người dân Dưới góc độ quản lý, quản trị quốc gia,nhà nước sử dụng CSC như một công cụ quan trọng tác động vào các lĩnh vực đời sốngxã hội để đạt được mục tiêu định hướng của nhà nước Ngoài vai trò cơ bản này, CSC còncó vai trò cụ thể sau [12]:

Thứ nhất, định hướng mục tiêu cho các chủ thể tham gia hoạt động kinh tế - xã hội, Do

chính sách phản ánh thái độ, cách xử sự của nhà nước đối với một vấn đề công, nên nó thểhiện rõ những xu thế tác động của nhà nước lên các chủ thể trong xã hội, giúp họ vậnđộng đạt được những giá trị tương lai mà nhà nước mong muốn Giá trị đó chính là mụctiêu phát triển phù hợp với những nhu cầu cơ bản của đời sống xã hội Nếu các chủ thểkinh tế, xã hội hoạt động theo định hướng tác động của chính sách thì không những dễdàng đạt được mục tiêu phát triển mà còn nhận được những ưu đãi từ phía nhà nước hayxã hội Điều đó có nghĩa là, cùng với mục tiêu định hướng, cách thức tác động củaCSTCĐT cũng có vai trò định hướng cho các chủ thể hành động.

Thứ hai, tạo động lực cho các đối tượng tham gia hoạt động kinh tế - xã hội theo mụctiêu chung Muốn đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội chung, nhà nước phải

ban hành nhiều chính sách, trong đó mỗi chính sách lại có những cách thức tác độngmang tính khuyến khích đối với các chủ thể thuộc mọi thành phần như: miễn giảm thuế,tạo cơ hội tiếp cận với nguồn vốn có lãi suất ưu đãi, ban hành những thủ tục hành chínhđơn giản và các chế độ ưu đãi đặc biệt khác, Sự tác động của CSTCĐT không mang tínhbắt buộc, mà chỉ khuyến khích các chủ thể hành động theo ý chí của nhà nước Chẳnghạn, để tăng cường đầu tư vào nền kinh tế, Nhà nước ta ban hành chính sách khuyếnkhích các chủ thể trong nước và nước ngoài tích cực đầu tư vào các ngành, lĩnh vực haynhững vùng cần được ưu tiên phát triển.

Thứ ba, phát huy mặt tích cực, đồng thời khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thịtrường Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh và các quy luật thị trường khác

15

Trang 18

đã thúc đẩy mỗi chủ thể trong xã hội đầu tư vào sản xuất kinh doanh, không ngừng đổimới công nghệ nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành hàng hóavà dịch vụ cung cấp cho xã hội Nhờ đó mà cả xã hội và từng người dân, tổ chức đềuđược hưởng lợi như: hàng hóa và dịch vụ tăng về số lượng, đa dạng, phong phú về chủngloại, thương hiệu, mẫu mã, chất lượng ngày càng được nâng cao với giá tiêu dùng ngàycàng rẻ Nhưng, sự vận hành của thị trường cũng gây ra những tác động tiêu cực mà cácnhà kinh tế gọi là mặt không thành công hay mặt trái của thị trường như: độc quyền trongsản xuất cung ứng không đầy đủ hàng hóa công cộng, sự bất công bằng, chênh lệch giàunghèo và thất nghiệp gia tăng, bất ổn định kinh tế vĩ mô, cá lớn nuốt cá bé gây ảnhhưởng không tốt lên toàn xã hội và mỗi người dân Trong tình hình đó, nhà nước phải sửdụng hệ thống CSTCĐT để giải quyết những vấn đề bất cập về kinh tế, khắc phục nhữngthất bại của thị trường thông qua trợ cấp, cung ứng dịch vụ công cho người dân do cácdoanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp công hay hội, tổ chức phi chính phủ thựchiện.

Thứ tư, tạo lập các cân đối trong phát triển Để kinh tế - xã hội phát triển một cách ổn

định bền vững, nhà nước phải dùng chính sách để tạo lập các cân đối vĩ mô cơ bản nhưcân đối giữa hàng - tiền, cung - cầu, xuất - nhập khẩu, tiết kiệm - tiêu dùng, Đồng thời,nhà nước còn dùng chính sách để điều tiết đảm bảo cho sự phát triển cân đối giữa cácvùng miền của đất nước

Thứ năm, kiểm soát và phân bổ các nguồn lực trong xã hội Nhà nước luôn luôn quan

tâm đến quản lý, khai thác và sử dụng các nguồn lực cho phát triển Mục tiêu phát triểnbền vững bao gồm cả gia tăng về lượng và cải thiện về chất trong hiện tại và tương lai, vìthế tài nguyên tự nhiên và xã hội của một quốc gia là cái hữu hạn luôn trở thành vấn đềquan tâm chính yếu của nhà nước Để sử dụng có hiệu quả tài nguyên theo hướng bềnvững, nhà nước thông qua các chính sách thực hiện kiểm soát quá trình khai thác, sử dụngtài nguyên và phân bổ hợp lý các nguồn lực trong xã hội, ví dụ như chính sách xây dựngvùng kinh tế mới, chính sách xây dựng khu công nghiệp, khu chế xuất, chính sách đất đai,chính sách thuế, chính sách bảo vệ tài nguyên, môi trường

Thứ sáu, tạo môi trường thích hợp cho các hoạt động kinh tế - xã hội Thông qua các

chính sách, nhà nước tạo những điều kiện cần thiết để hình thành môi trường thuận lợicho các chủ thể xã hội hoạt động như: chính sách phát triển thị trường lao động, thịtrường vốn, thị trường khoa học và công nghệ, thị trường bất động sản, phát triển cơ sở hạtầng

Các chính sách là công cụ đặc thù và không thể thiếu được mà nhà nước sử dụng đểquản lý kinh tế vĩ mô, chúng có chức năng chung là tạo ra những kích thích đủ lớn cầnthiết để biến đường lối chiến lược của đảng cầm quyền thành hiện thực, góp phần thống

16

Trang 19

nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội, đẩy nhanh và hữu hiệu sự tiến bộcủa các hoạt động thuộc mục tiêu bộ phận mà chính sách hướng tới và thực hiện các mụctiêu chung của phát triển kinh tế quốc dân.

Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách kinh tế là bộ phận năng động nhất,có độ nhạy bén cao trước những biến động trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nướcnhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra Thực tiễn nước ta và nhiều nướctrên thế giới cho thấy phần lớn những thành công trong công cuộc đổi mới và cải cáchkinh tế đều bắt nguồn từ việc lựa chọn và áp dụng những chính sách kinh tế thích hợp, cónăng suất cao để khai thác tối ưu các lợi thế so sánh của đất nước về tài nguyên thiênnhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trường, kết cấu hạ tầng Có một hệ thống chính sách kinh tế đồng bộ, phù hợp với nhu cầu phát triển của đấtnước trong từng thời kỳ lịch sử nhất định sẽ là bảo đảm vững chắc cho sự vận hành của cơchế thị trường năng động, hiệu quả Nhờ đó có thể khơi dậy các nguồn tiềm năng, pháthuy tính tích cực, sáng tạo và ý chí vươn lên làm cho dân giàu, nước mạnh của tầng lớpdân cư Ngược lại, chỉ cần một chính sách kinh tế sai lầm, sẽ gây ra phản ứng tiêu cực dâychuyền đến các chính sách kinh tế khác, cũng như đến các bộ phận khác của cơ chế quảnlý kinh tế, làm giảm hiệu quả của các cơ chế quản lý kinh tế, triệt tiêu động lực của sựphát triển kinh tế - xã hội.

Thứ bảy, thúc đẩy sự phối hợp hoạt động giữa các cấp, các ngành Việc thực hiện cácgiai đoạn trong chu trình chính sách không chỉ và không thể do một cơ quan nhà nước

đảm nhiệm, mà cần có sự tham gia của nhiều cơ quan thuộc các cấp, các ngành khác nhauhay của nhiều tổ chức, cá nhân Vì vậy, thông qua quá trình chính sách sẽ thúc đẩy sựphối hợp hoạt động giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội, các tầng lớpnhân dân, góp phần tạo nên sự nhịp nhàng, đồng bộ trong hoạt động thực thi CSTCĐT.

Sơ đồ Vai trò chính sách tài chính đô thị

17

Trang 20

3.1.2 Ý nghĩa của chính sách công

Chính sách tài chính công (CSTCĐT) có ý nghĩa chính trị, xã hội, pháp lý, khoa học vàthực tiễn ở chỗ nó là chính sách của nhà nước, phản ánh ý chí, quan điểm, thái độ, cáchxử sự của nhà nước để phục vụ cho mục đích và lợi ích của nhà nước Tính chính trị củaCSTCĐT biểu hiện rõ nét qua bản chất của nó là công cụ quản trị, quản lý của nhà nước,phản ánh bản chất, tính chất của nhà nước và chế độ chính trị trong đó nhà nước tồn tại.Nếu chính trị của nhà nước thay đổi, tất yếu dẫn đến sự thay đổi về chính sách Điều nàykhẳng định CSTCĐT mang tính chính trị hay ý nghĩa chính trị đậm nét [12].

Tính pháp lý hay ý nghĩa pháp lý của CSTCĐT ở chỗ, chính sách của nhà nước đượcban hành trên cơ sở pháp luật, nhưng pháp luật là của nhà nước nên CSTCĐT đươngnhiên có ý nghĩa hay tính pháp lý CSTCĐT dựa trên cơ sở của pháp luật cũng chính làdựa trên ý chí của nhà nước, chuyển tải ý chí của nhà nước thành chính sách, công cụquan trọng để nhà nước thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước Ngược lại,CSTCĐT cũng có mối liên hệ và tác động trở lại với pháp luật, là nguồn khơi dậy sứcsống của các quy phạm pháp luật Các sáng kiến pháp luật đều xuất phát, bắt nguồn từthực tiễn triển khai thực hiện CSTCĐT Thực tiễn cho thấy CSTCĐT chỉ có thể được thựchiện hiệu quả khi được thể chế hóa thành những nội dung, quy định cụ thể, áp dụng cụ thểnhư áp dụng các quy định của pháp luật Từ CSTCĐT có thể thể chế hóa thành các quyđịnh của pháp luật và ngược lại, từ các quy định của pháp luật có thể cụ thể hóa thành cácnguyên tắc, yêu cầu trong xây dựng CSTCĐT Ví dụ, từ kết quả thực hiện chính sách tiềnlương, để đảm bảo công bằng và thực hiện thống nhất, nghiêm túc chính sách này tronghệ thống hành chính nhà nước cần phải được quy định chặt chẽ trong Luật cán bộ, công

18

Trang 21

chức là “trả lương cho cán bộ, công chức ngang bằng với nhiệm vụ, công vụ công chứcthực hiện” Cũng trên cơ sở quy định này của Luật cán bộ, công chức, cơ quan quản lýnhà nước xây dựng chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức Quy định này trongLuật cán bộ, công chức trở thành nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của chính sách tiền lươngnhà nước đối với cán bộ, công chức CSC và pháp luật đều là các công cụ quan trọng, hữuhiệu trong hoạt động quản lý của nhà nước, có mối liên hệ hữu cơ và tác động qua lại lẫnnhau Hoạch định, xây dựng CSTCĐT phải tuân thủ nguyên tắc quản lý bắt buộc haynguyên tắc pháp lý của chính sách Tôn trọng nguyên tắc này là để bảo đảm việc thựchiện CSTCĐT đạt được mục tiêu đề ra, cũng chính là mục tiêu quản lý của nhà nước Mặtkhác CSTCĐT là chính sách của nhà nước, việc thực hiện chính sách là bắt buộc đối vớiđối tượng thuộc phạm vi điểu chỉnh cũng như đối với toàn thể nhân dân Do đó, trong nộidung, nội hàm của CSTCĐT cần phải xác định các hình thức, mức độ chế tài hợp lý đểbảo đảm thực hiện có hiệu lực, hiệu quả chính sách [12].

Tính chất xã hội hay ý nghĩa xã hội của CSTCĐT thể hiện ở chức năng xã hội củaCSTCĐT CSTCĐT là chính sách của nhà nước ban hành để thực hiện chức năng xã hộicủa nhà nước, ngoài phục vụ lợi ích của nhà nước còn để phục vụ xã hội, phục vụ quảngđại quần chúng nhân dân, tạo điều kiện và định hướng cho xã hội phát triển CSTCĐTphản ánh rõ vai trò là chức năng xã hội của nhà nước, phản ánh bản chất, tính ưu việt củanhà nước Do đó, CSTCĐT luôn hàm chứa tính xã hội, ý nghĩa xã hội CSTCĐT còn ảnhhưởng đến sự phát triển của xã hội, nếu xã hội phản đối, chống lại chính sách của nhànước, sẽ dẫn đến khủng hoảng, bất ổn định trong xã hội Một khi xã hội bất ổn định thì hệquả tất yếu, tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của nhà nước Vì vậy, khi nhànước ban hành CSTCĐT phải đặc biệt chú ý đến yếu tố xã hội, tính chất và ý nghĩa xã hộicủa CSTCĐT.

CSTCĐT có tính khoa học hay có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực Tính khoa họccủa CSTCĐT thể hiện ở tính khách quan, công bằng tiến bộ và sát với thực tiễn NếuCSTCĐT mang tính chủ quan duy ý chí của nhà nước sẽ trở thành rào cản kìm hãm sựphát triển của xã hội Điều này cũng có nghĩa là việc ban lành CSTCĐT của nhà nước bấtthành, sẽ ảnh hưởng đến uy tín và vai trò của nhà nước Nếu CSTCĐT nhà nước ban hànhđảm bảo các yếu tố khách quan, công bằng và tiến bộ, phù hợp với lòng dân và xã hội,phù hợp với ý chí, nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của người dân thì sẽ đượcngười dân và xã hội ủng hộ, chính sách đó sẽ được thực hiện trong cuộc sống một cáchnhanh chóng, hiệu quả uy tín và vai trò của nhà nước được đề cao tính khoa học của chínhsách còn thể hiện ở ý nghĩa thực tiễn và tính thiết thực của chính sách, yêu cầu khi nhànước ban hành chính sách phải phù hợp với diều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể của đấtnước, thực tại khách quan của chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước Điều này cũng có

19

Trang 22

nghĩa là khi ban hành CSTCĐT cần phải tính đến các điều kiện các nguồn lực để duy trìchính sách, các yếu tố ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chính sách vào thực tiễncuộc sống Để đảm bảo ý nghĩa thực tiễn hay tính sát thực, CSTCĐT không thể cao hơnhay thấp hơn trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước Trình độ phát triển kinh tế -xã hội của đất nước đến đâu thì đề ra mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, công cụ củaCSTCĐT đến đó [12].

3.2 Hệ thống quản lý tài chính đô thị

3.2.1 Khái niệm quản lý tài chính đô thị

Quản lý tài chính đô thị là việc chính quyền đô thị căn cứ vào tính chất, công năng vàyêu cầu của quy luật vận hành kinh tế đô thị, vận dụng tài chính đô thị với tư cách là mộtcơ chế kinh tế quan trọng để tổ chức, chỉ đạo và điều phối quá trình phát triển kinh tế - xãhội của đô thị và hình thành một hệ thống các chủ trương, cơ chế, chính sách tương ứng.

3.2.2 Đặc điểm quản lý tài chính đô thị

Quản lý tài chính đô thị có ba đặc điểm: Quản lý tài chính đô thị có tính tổng hợp;Quản lý tài chính đô thị có tính hệ thống; Quản lý tài chính đô thị có tính cưỡng chế Tính tổng hợp của quản lý tài chính đô thị được xác định bởi vị trí chủ đạo của tàichính trong hệ thống phân phối GDP, làm cho tài chính đô thị với tư cách là một bộ phậncủa hệ thống tài chính quốc gia cũng đóng vai trò chủ đạo trong việc phân phối vốn đô thị[4]

Tính hệ thống của quản lý tài chính đô thị được quyết định bởi tính hệ thống của sựphát triển kinh tế - xã hội đô thị.

Tính cưỡng chế của quản lý tài chính đô thị được quyết định bởi vai trò quản lý của tàichính đối với kinh tế chủ yếu mang tính cưỡng chế không bồi hoàn theo luật định, thểhiện quản lý tài chính đô thị là một công cụ quản lý có tính cưỡng chế, bắt buộc, thể hiệný chí và mục tiêu quản lý của chính quyền đô thị mà các công cụ quản lý khác không cóđược [4].

3.2.3 Phân quyền và phân cấp tài chính trong quản lý đô thị

3.2.3.1 Cơ chế quản lý tài chính đô thị

Cơ chế quản lý tài chính đô thị là một bộ phận cấu thành quan trọng của cơ chế quảnlý kinh tế đô thị, đồng thời cũng là một bộ phận cấu thành quan trọng của cơ chế quản lýtài chính quốc gia Cơ chế quản lý tài chính đô thị nước ta đã không ngừng biến đổi trongquá trình phát triển kinh tế - xã hội đô thị Mối quan hệ giữa trung ương với đô thị từtrung ương tập trung cao độ thống nhất quản lý thu chi, từng bước chuyển dịch theohướng thống nhất lãnh đạo, phân cấp quản lý [4]

20

Ngày đăng: 20/05/2024, 16:01

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan