1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chương 5 tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và đoàn kết quốc tế

16 9 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tư Tưởng Hồ Chí Minh Về Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Và Đoàn Kết Quốc Tế
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại ĐoànKết Toàn Dân Tộc Và Đoàn Kết Quốc Tế Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc Khái niệm: Tại Hội nghị Đại biểu Mặt Trận Liên Việt Toàn

Trang 1

Chương 5: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại Đoàn

Kết Toàn Dân Tộc Và Đoàn Kết Quốc Tế

Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đại Đoàn Kết Toàn Dân Tộc

Khái niệm: Tại Hội nghị Đại biểu Mặt Trận Liên Việt Toàn Quốc 10/01/1955

“Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như cái nền của nhà, cái gốc của cây Nhưng

đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”

1 Vai trò của đại đoàn kết toàn dân tộc :

a Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng:

Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề có ý nghĩa chiến lược quyết định thành công của cách mạng

Đại đoàn kết toàn dân tộc là chiến lược lâu dài, nhất quán của cách mạng

VN

Đại đoàn kết toàn dân tộc là vấn đề sống còn của dân tộc VN nên chiến lược duy trì cả trong cách mạng dân tộc dân c.hủ nhân dân và cách mạng

xã hội chủ nghĩa với từng đối tượng trong từng giai đoạn từng thời kỳ cách mạng cần phải có chính sách và phương pháp tập hợp phù hợp song chủ trương đại đoàn kết toàn dân tộc không bao giờ thay đổi

Trang 2

=>Nhờ tư tưởng nhất quán và chính sách mặt trận đúng đắn, Đảng ta và chủ tịch Hồ Chí Minh đã xây dựng thành công khối đại đoàn kết dân tộc, đưa cách mạng Việt Nam giành được nhiều thắng lợi to lớn

Hồ Chí Minh viết:

“Đoàn kết trong mặt trận Việt Minh, nhân dân ta đã làm Cách Mạng Tháng Tám thành công, làm nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

Đoàn kết trong mặt trận Liên Việt, nhân dân ta đã kháng chiến thắng lợi, lập lại hòa bình ở Đông Dương, hoàn toàn giải phóng Miền Bắc

Đoàn kết trong mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc”

Từ thực tiễn như vậy, Hồ Chí Minh đã khái quát thành nhiều luận điểm có tính chân lý về vai trò của khối đại đoàn kết: Đoàn kết làm ra sức mạnh

Trang 3

Trên báo “Việt Nam độc lập” số ra ngày 1/2/1942, Bác viết: “Sử ta dạy

cho ta bài học này: Lúc nào dân ta đoàn kết muôn người như một thì nước ta độc lập, tự do Trái lại lúc nào dân ta không đoàn kết thì bị nước ngoài xâm lấn Vậy nay ta phải biết đoàn kết, đoàn kết mau, đoàn kết chắc chắn thêm lên mãi dưới ngọn cờ Việt Minh để đánh đuổi Tây - Nhật, khôi phục lại độc lập, tự do”

Hồ Chí Minh rất nhiều lần nhấn mạnh luận điểm này Người viết: “Đoàn kết là sức mạnh của chúng ta”; “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”; “Đoàn kết là sức mạnh, đoàn kết là thắng lợi”, “Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”… “Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là điểm mẹ Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: đó là đoàn kết” Người đã đi đến kết luận :

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết, Thành công, thành công, đại thành công”… (Trích từ Bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ

quốc Việt nam lần thứ II năm 1961)

Trang 4

b Đại đoàn kết dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng, của dân tộc:

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước – nhân nghĩa – đoàn kết là sức mạnh, mạch nguồn của mọi thắng lợi

Đại đoàn kết dân tộc phải được xác định là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng của cách mạng

Và nhiệm vụ này phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng

Trong Lời kết thúc buổi ra mắt của Đảng Lao động Việt Nam này 3/3/1951, Hồ Chí Minh đã thay mặt Đảng tuyên bố trước toàn thể dân tộc:“Mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là: ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN,PHỤNG SỰ TỔ QUỐC ”

Đồng thời cũng là nhiệm vụ hàng đầu của mọi giai đoạn cách mạng Nhấn mạnh vấn đề này là nhấn mạnh tới vai trò của thực lực cách mạng

Là nhiệm vụ hàng đầu của cả dân tộc Bởi vì, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, do quần chúng và vì quần chúng.Đại đoàn kết là yêu cầu khách quan của sự nghiệp cách mạng, là đòi hỏi khách quan của quần chúng nhân dân trong cuộc đấu tranh tự giải phóng bởi nếu không đoàn kết thì chính họ sẽ thất bại trong cuộc đấu tranh vì lợi ích của chính mình

Trang 5

Câu 1:Đoàn kết trong… nhân dân ta đã giành được thắng lợi trong công cuộc khôi phục kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa và trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc

A Mặt trận Việt Minh

B Mặt trận Liên Việt

C Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

D Mặt trận dân tộc giải phóng

Câu 2: Luận điểm

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết Thành công, thành công, đại thành công”

Là lời của Chủ tịch Hồ Chí Minh được trích từ đâu?

A Bài nói chuyện trong buổi lễ bế mạc Đại hội thành lập Mặt trận tổ quốc Việt Nam

B Bài nói chuyện tại lớp bồi dưỡng cán bộ về công tác Mặt trận

C Bài nói chuyện tại Hội nghị mở rộng Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam

D Bài nói chuyện tại Đại hội đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt nam lần thứ II năm 1961

Câu 3 :Trong buổi ra mắt của Đảng Lao động VN (3/3/1951)Hồ Chí Minh xác định mục đích của Đảng Lao động Việt Nam có thể gồm trong 8 chữ là:

A Đoàn kết dân tộc, giải phóng đất nước

B Đoàn kết nhân dân, giải phóng xã hội

C Đoàn kết toàn dân, phụng sự Tổ Quốc

D Đoàn kết toàn dân, xây dựng đất nước

Trang 6

Câu 4: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh: “Bây giờ còn một điểm rất quan trọng, cũng là Điểm này mà thực hiện tốt thì đẻ ra con cháu đều tốt: Đó là đoàn kết”

A “Điểm sáng”

B “Điểm gốc”

C “Điểm mẹ”

D “Điểm lớn”

Câu 5: Đối với sự nghiệp cách mạng, đại đoàn kết dân tộc là yêu cầu:

A.Khách quan

B Chủ quan

Câu 6:Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết là sự nghiệp của quần chúng,

do quần chúng và vì quần chúng:

A Đúng

B Sai

Câu 7: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhiệm vụ đại đoàn kết toàn dân tộc của Đảng là gì?

A Là phải được quán triệt trong tất cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách tới hoạt động thực tiễn của Đảng

B Là phải được cụ thể hóa thành phương pháp cách mạng phù hợp với từng giai đoạn lịch sử

C Là phải tập hợp được tất cả giai cấp tầng lớp thực hiện mục tiêu chung của cách mạng

D Là phải thấm nhuần lời dạy: “Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”

Trang 7

Câu 8: Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, đại đoàn kết toàn dân tộc có vai trò gì?

A Là vấn đề sách lược

B Là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, quyết định thành công của cách mạng

C Là phương pháp chính trị

D Là thủ đoạn chính trị

Câu 9: Theo Hồ Chí Minh: đại đoàn kết toàn dân tộc là mục tiêu, nhiệm vụ hàng đầu của Đảng và dân tộc trong mọi thời kỳ, phải được quán triệt trong tất

cả mọi lĩnh vực, từ đường lối, chủ trương, chính sách, tới hoạt động thực tiễn của Đảng:

A Đúng

B Sai

Câu 10: Đâu là luận điểm mang tính chân lý về vai trò và sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc mà Hồ Chí Minh đã khái quát được từ thực tiễn: A.“Đoàn kết là sức mạnh, là then chốt của thành công”

B.“Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”

C.“Đoàn kết là sức mạng của chúng ta”

D.Cả A,B và C đều đúng

2 Lực lượng của khối đại đoàn kết dân tộc:

a Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn dân tộc :

Trang 8

Chủ thể của khối đại đoàn kết toàn

dân tộc, theo Hồ Chí Minh, bao

gồm là nhân dân, tất cả những

người Việt Nam yêu nước ở các giai

cấp, các tầng lớp trong xã hội, các

ngành, các giới, các lứa tuổi, các

dân tộc,v.v Kỳ vọng thứ nhất của Quốc hội khóa I thể

hiện sự đại đoàn kết toàn dân tộc để phục

vụ nhiệm kháng chiến kiến quốc

- “Nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu với nghĩa là:

+ Con người Việt Nam cụ thể

+ Là tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân

Cả hai đều là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc

Trang 9

- Nhân dân được cấu thành từ 4 tầng lớp: Sỹ-Nông-Công-Thương

+ Sỹ: là tầng lớp trí thức

+ Nông: là giai cấp nông dân

+ Công: là giai cấp công nhân

+ Thương: là tầng lớp thương

nhân

Đại đoàn kết dân tộc tức là phải tập hợp, đoàn kết đượctất cả mọi người dân vào mộtkhối thống nhất , đối tượng đại đoàn kết toàn dân tộc gồm:

+ Các Đảng phái, các tổ chức chính trị

+ Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam

+ Người lầm đường lạc lỗi biết hối cải

+ Các tôn giáo

+Những người Việt Nam ở nước ngoài

Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Việt

Nam (tranh lụa của họa sĩ Trần Minh

Thái)

Bác Hồ và phụ nữ các dân tộc thiểu

số Việt Bắc

Trang 10

-“Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, GiaRai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba

Na và các dân tộc thiểu số khác đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt”

(Thư của Chủ Tịch Hồ Chí Minh gửi Đại Hội các dân tộc thiểu số miền Nam tại Pleiku)

Phương châm đoàn kết:

“Bất kỳ ai mà thật thà tán thành hòa bình thống nhất, độc lập, dân chủ, thì dù những người đó trước đây chống chúng ta, bây giờ chúng ta thật thà đoàn kết với họ Ai có tài, có sức, có đức, có lòng phụ sự Tổ Quốc và phục sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ ”

( Hồ Chí Minh, Toàn tập, Sđd, t.9,tr244)

Chủ Tịch Chí Minh thăm các cán bộ và nhân dân tỉnh Phú Thọ năm 1962

- Trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc:

+ Phải đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân

+ Cần giải quyết một cách hài hòamối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc Tập trung lực lượng ở mức tối đa, không bỏ sót lực lượng

Trang 11

Ngày 25/4/1961, phát biểu tại Đại hội Đại biểu mặt trận Tổ Quốc Việt Nam lần thứ II:

Kết thúc bài phát biểu, Bác cũng

nhắc lại câu khẩu hiệu mà lần đầu

đã phát biểu (1951) tại Đại hội

hợp nhất Mặt trận Việt Minh-Liên

Việt:

“Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết

Thành công, thanh công, đại

thành công”

Toàn cảnh Đại hội toàn quốc thống nhất Việt Minh-Liên Việt

Chủ Tịch Hồ Chí Minh chỉ ra vai trò của đại đoàn kết dân tộc đối với cách mạng Việt Nam:

+Xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc không chỉ dừng lại trong nhận thức mà được cụ thể hóatrong mọi bước đi, giai đoạn phát triển cách mạng, Người nói:

“Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ Quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà”

+Theo Người, đoàn kết làm nên sức mạnhvà cội nguồncủa mọi mặt thành công: “Đoàn kết là một lực lượng vô địch của chúng ta để khắc phục khó khăn, giành lấy thắng lợi”

Trang 12

b) Nền tảng của khối đại đoàn kết toàn dân tộc

-Muốn xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải xác định rõđâu là nền tảngcủa khối đại đoàn kết toàn dân tộc và những lực lượng nào tạo nên nền tảng đó

+Hồ Chí Minh chỉ rõ “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như là cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”

=>Như vậy, lực lượng làm nền tảng cho khối đại đoàn kết theo quan điểm của

Hồ Chí Minh là công nhân, nông dân, và trí thức Nền tảng này càng vững chắc thì khối đại đoàn kết toàn dân tộc có thể mở rộng, khi ấy không có thế lực nào

có thể làm suy yếu khối đại đoàn kết toàn dân tộc

-Trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải đặc biệt chú trọng yếu tố “hạt nhân” sự đoàn kếtlà vàthống nhấttrong Đảng vì đó là điều kiệncho sự đoàn kết ngoài xã hội Sự đoàn kết của Đảng càng được củng cố thì sự đoàn kết toàn dân tộc càng được tăng cường, Đảng đoàn kết, dân tộc đoàn kết và sự gắn bó máu thịt giữa Đảng với nhân dân đã tạo nên sức mạnh bên trongcủa cách mạng

Trang 13

Việt Nam để vượt qua mọi khó khăn, thử thách, chiến thắng mọi kẻ thù, đi tới thắng lợi cuối cùng của cách mạng

Quan niệm của Hồ Chí Minh “ Đoàn kết là một truyền thống quý báu của Đảng

và của dân ta Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ đều phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”

Câu 1: Điền vào chỗ trống: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa

số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là Đó là nền, gốc của đại đoàn kết

Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”

A Tất cả mọi người Việt Nam yêu nước

B Công nhân, nông dân và trí thức

C Công nhân, nông dân, và các tầng lớp nhân dân lao động khác

D Giai cấp công nhân và nông dân

Câu 2: Theo quan điểm của Hồ Chí Minh, lực lượng làm nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc là:

A Công nhân, nông dân

B Công dân, nông dân, trí thức

C Công dân, nông dân và các lực lượng khác

D Công dân, nông dân và các tầng lớp khác

Trang 14

Câu 3 :Theo Hồ Chí Minh, "ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc

và phục vụ nhân dân thì ta đoàn kết với họ"."Ta" ở đây là:

A.Tầng lớp trí thức

B.Giai cấp nông dân

C.Giai cấp công nhân

D.Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng và mọi người dân Việt Nam nói chung

Câu 4:Từ “ nhân dân” trong Tư tưởng Hồ Chí Minh được hiểu là :

A.Con người Việt Nam cụ thể

B.Một tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân

C.Chủ thể của khối đại đoàn kết dân tộc

D.Cả 3 đáp án trên

Câu 5:Theo Hồ Chí Minh, trong quá trình xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc Đảng cần phải:

A.Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân

B.Đứng trên lập trường của giai cấp công nhân, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa giai cấp và dân tộc

C.Đứng trên lập trường của giai cấp nông dân

D.Giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa giai cấp-dân tộc

Câu 6: Yếu tố “Hạt nhân” phải đặc biệt chú trọng trong khối đại đoàn kết dân tộc là:

A Sự đoàn kết của nhân dân

B Sự thống nhất trong Đảng

C Sự đoàn kết và thống nhất trong Đảng

D Sự gắn bó giữa Đảng và nhân dân

Trang 15

Câu 7: Nói về đại đoàn kết dân tộc, Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác Đó là nền gốc của đại đoàn kết Nó cũng như là cái nền của nhà, gốc của cây Nhưng đã có nền vững, gốc tốt, còn phải đoàn kết các tầng lớp nhân dân khác”

Hãy xác định, luận điểm trên của Người là nói về vấn đề gì sau đây:

A Nguyên tắc xây dựng và hoạt động của đại đoàn kết dân tộc

B Nội dung của đại đoàn kết dân tộc

C Vai trò của đại đoàn kết dân tộc

D Hình thức tổ chức của đại đoàn kết dân tộc

Câu 8: Điền từ đúng của Hồ Chí Minh vào chỗ trống:

“Dân ta xin nhớ chữ

tình, sức, lòng, minh”

A.Đồng

B.Hòa

C.Cùng

D.Bình

Câu 9: “Nhân dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh được cấu thành từ mấy tầng lớp?

A 1

B 2

C 3

D

4

C10: Câu " Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết / Thành công, thành công, đại thành công" của Hồ Chí Minh được phát biểu lần đầu vào năm nào?

A

1951

B.1960

C.1961

Ngày đăng: 19/05/2024, 21:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w