Thảo luận tài chính vi mô - Đề tài: Tìm hiểu hoạt động của một tổ chức tài chính vi mô chính thức ở Việt Nam
Trang 1tài liệu tham khảo:
mac-lenin/tai-chinh-vi-mo-1234/40423796
Trang 2Đề tài: Tìm hiểu hoạt động của một tổ chức tài chính vi mô chính thức tại Việt Nam.
Chương I: Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô
1.1 Khái niệm , đặc điểm của tổ chức tài chính vi mô
● Khái niệm
Tổ chức tài chính vi mô là trung gian tài chính chuyên cung cấp các dịch
vụ tài chính cho đối tượng khách hàng là người nghèo, những người sản xuất nhỏ, các nhóm cá nhân kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ hoặc siêu nhỏ.
● Đặc điểm :
- Thứ nhất, sự cân bằng giữa trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lợi.
TCTCVM là một doanh nghiệp có định hướng xã hội, có lợi nhuận, hoạt động cung cấp dịch vụ TCVM hướng tới các hộ gia đình nghèo, những đối tượng có thu nhập thấp, không thể tiếp cận được dịch vụ tài chính của các TCTD thương mại Với đặc điểm hoạt động của mình, sự cân bằng giữa trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lợi là một đặc điểm để phân biệt giữa các TCTCVM với các loại hình TCTD khác Đối với các TCTCVM, sự cân bằng giữa trách nhiệm xã hội và khả năng sinh lợi luôn được các tổ chức này quan tâm Các TCTCVM nhận ra rằng không thể duy trì được trách nhiệm xã hội một cách bền vững nếu không có một khả năng tài chính bền vững Và ngược lại, nếu các tổ chức này duy trì khả năng sinh lợi quá cao thì họ sẽ không đảm bảo được trách nhiệm xã hội của mình và lúc đó sứ mệnh hoạt động của họ sẽ không
có ý nghĩa Trên thực tế, nhiều TCTCVM tại khu vực Mỹ Latinh, để đảm bảo việc bền vững tài chính, khả năng sinh lợi và trách nhiệm xã hội đã liên kết với các định chế tài chính khác để phối hợp bán chéo các sản phẩm khác như chuyển tiền, nhận tiền trợ cấp và bảo hiểm.
- Thứ hai, lãi suất của TCTCVM thường cao hơn lãi suất thương mại
Sự khác biệt dễ nhận thấy nhất giữa TCTCVM và các tổ chức tín dụng khác là lãi suất cho vay Các TCTCVM thường áp dụng lãi suất cao hơn lãi suất cho vay kinh doanh của các NHTM, trong khoảng từ 20 – 40% tùy theo quốc gia và khu vực (Morduch, 2008) Cho tới nay, lãi suất áp dụng trong các
TCTCVM luôn là vấn đề tranh luận bởi tỷ lệ lãi suất hiệu quả cao hơn các tổ chức tín dụng khác Vẫn còn một số quan điểm cho rằng lãi suất cho vay TCVM phải thấp hơn lãi suất cho vay của các tổ chức tín dụng khác vì đối tượng cho vay là người nghèo Tuy nhiên trên thực tế, TCVM đã đến được với người nghèo bởi sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng và các dịch vụ phi tài chính kèm theo chứ không phải sự hấp dẫn về lãi suất.
- Thứ ba, các TCTCVM cung cấp dịch vụ phi tài chính cùng dịch vụ tài chính
Trang 3Cùng với việc cung cấp các sản phẩm tài chính (tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm), các TCTCVM còn cung cấp các dịch vụ phi tài chính (giáo dục, sức khỏe, giới, trợ giúp kĩ thuật, kĩ năng sản xuất nông nghiệp ) Để chi trả những chi phí hoạt động, các TCTCVM thường duy trì mức lãi suất cao để bù đắp những chi phí trong việc cung cấp dịch vụ phi tài chính Thực tế chỉ ra nhiều mô hình TCVM ở các quốc gia như CRECER (Bolivia), FINCA (Peru), BRAC (Bangladesh) và ASA (Ấn Độ) đạt được thành công bằng việc kết hợp giữa cung cấp dịch vụ tài chính kèm theo các dịch vụ phi tài chính khác.
1.2 Chức năng, vai trò của tổ chức tài chính vi mô
● Chức năng
- Trung gian tài chính: Như các trung gian tài chính khác trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức TCVM huy động vốn từ các nguồn khác nhau tròn xã hội
và mang số vốn đó tài trợ cho người nghèo và họ là cầu nối giúp người nghèo
có thể tiếp cận được các nguồn tài chính để tự làm ra của cải và thoát nghèo
- Trung gian xã hội: Bên cạnh sự trợ giúp về tài chính, các tổ chức TCVM còn làcác trung gian xã hội, họ tập hợp người nghèo lại với nhau thành một tập thể, chia sẻ khó khăn, kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất kinh doanh, giúp người nghèo tự tin, vươn lên trong cuộc sống
● Vai trò
- Vai trò xã hội của tổ chức tài chính vi mô
Về khía cạnh xã hội, các TCTCVM tạo ra cơ hội cho người dân ở nông thôn –nhất là người nghèo tiếp cận được với dịch vụ tài chính, tăng cường sự tham gia của
họ vào cuộc sống cộng đồng nói chung, tăng cường năng lực xã hội của họ Khi một
hộ gia đình rơi vào nghèo, đòi hỏi các thành viên phải lao động nhiều hơn mức bìnhthường, phải làm nhiều công việc nguy hiểm để đảm bảo nguồn lương thực Do đónghèo có tác động mạnh đến hai đối tượng là phụ nữ và trẻ em Trẻ em trong các hộnghèo thường phải nghỉ học sớm để tham gia lao động phụ giúp gia đình, có thể sẽphải rời vùng quê lên các thành thị để kiếm sống, từ đó trẻ em dễ bị lôi kéo vào tệ nạn
xã hội Một vòng xoáy nghèo đói mới có thể sẽ được hình thành Chính vì phụ nữ vàtrẻ em bị tác động nhiều của nghèo, đây đối tượng của nhiều tổ chức cung cấp tíndụng hướng tới để cải thiện đời sống
- Vai trò kinh tế của tổ chức tài chính vi mô:
Về khía cạnh tài chính, thông qua quá trình cung cấp các dịch vụ tài chính, cácTCTCVM thực hiện các chức năng quan trọng là (i) huy động tiết kiệm; (ii) tái phân
bổ tiết kiệm cho đầu tư, và (iii) tạo điều kiện thuận lợi cho trao đổi thương mại hànghóa và dịch vụ, trở thành một công cụ đắc lực để giảm nghèo đói, tăng thu nhập
Vốn là đầu vào quan trọng cho quá trình sản xuất, chính vì vậy thiếu vốn là mộttrong những nguyên nhân rơi vào nghèo, làm cho thu nhập và chi tiêu của ngườinghèo bị hạn chế Có vốn để sản xuất là một biện pháp giúp người nghèo tiếp cậnđược các nguồn lực, tạo cơ hội tăng thu nhập và nâng cao mức sống Tác động của tín
Trang 4dụng vi mô đến giảm nghèo thể hiện trong mối quan hệ với phúc lợi của hộ nghèogồm thu nhập của hộ, chi tiêu cho thực phẩm, phi thực phẩm, chi đầu tư giáo dục Đâycũng chính là hướng nghiên cứu chính của những đề tài đánh giá tác động của tíndụng vi mô đến giảm nghèo Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng tiếp cận tín dụng là điềukiện quan trọng để người nghèo tăng cường đầu tư cho sản xuất, y tế và giáo dục củacon cái…Nhờ đó, nâng cao thu nhập và có cơ hội thoát nghèo bền vững Ngân hàngthế giới (1995) đã chỉ ra rằng cải thiện thị trường tín dụng vi mô là một chính sáchquan trọng để giảm nghèo đói ở Việt Nam.
1.3 Hoạt động cơ bản của tổ chức tài chính vi mô
● Tín dụng vi mô :
Tín dụng vi mô chiếm tỷ lệ lớn trong tài sản có của tổ chức Các TCTCVM có
ưu thế hơn các tổ chức khác cùng cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô ở điểm sau: mặc dùquy mô nhỏ hơn, vốn ít hơn nhưng thường tiếp cận khách hàng sâu sát hơn thông quacác tổ chức đoàn thể tại địa phương; hơn nữa, điều kiện vay vốn của các TCTCVMcũng linh hoạt hơn Mục đích của việc cung cấp các khoản tín dụng vi mô ban đầu chỉhướng tướng việc cung cấp vốn cho hoạt động sản xuất nhỏ trong nông nghiệp, nôngthôn và các hoạt động kinh doanh siêu nhỏ Và mục đích sử dụng vốn là một tiêuchuẩn để thẩm định đơn vay vốn của các TCTCVM Nhưng một thực tế đặt ra là hộnghèo, hộ có thu nhập thấp luôn có sự xê dịch trong sử dụng vốn vì vấn đề sinh kế vàkhông tách biệt được vốn sản xuất với các vốn khác Từ đó đem đến xu hướng ngàycàng có nhiều hoạt động TCVM cho mục đích khác ngoài sản xuất kinh doanh nhưkhoản học phí cho con, chữa bệnh, nước sạch và vệ sinh môi trường Điều này thểhiện sự đa dạng một cách tương đối của hoạt động tín dụng vi mô, không còn chỉ tậptrung vào nhu cầu sản xuất, kinh doanh mà còn đáp ứng nhu cầu chi tiêu – một nhucầu hoàn toàn chính đáng của khách hàng TCVM
Phương thức cho vay gồm cho vay theo nhóm và cho vay theo từng cá nhânđộc lập nhưng cho vay theo nhóm chiếm ưu thế gần như tuyệt đối Không chỉ điềukiện cho vay linh hoạt mà phương thức trả gốc và lãi của TCTCVM cũng được thiết
kế phù hợp với điều kiện của khách hàng, giúp khách hàng kế hoạch hóa và có nguồntrả nợ hợp lý hơn so với các tổ chức khác cùng cung cấp dịch vụ tín dụng vi mô; phổbiến là trả gốc và lãi theo tuần, tháng
● Tiết kiệm vi mô:
Cũng giống như mọi tầng lớp khác trong xã hội, người có thu nhập thấp, ngườinghèo rất muốn tiết kiệm và hơn ai hết họ rất cần phải tiết kiệm để chống đỡ và vượtqua nghèo đói cũng như những bất trắc trong cuộc sống Tuy nhiên, các NHTM đượccho phép huy động tiết kiệm từ cộng đồng dường như chưa có nhiều quan tâm hướngtới nhóm đối tượng khách hàng này TCVM đã lấp khoảng trống này bằng cách cungcấp dịch vụ tiết kiệm được thiết kế riêng cho người nghèo nhằm tạo dựng nguồn vốn
từ những khoản tiết kiệm nhỏ, sử dụng cho sản xuất kinh doanh và chống đỡ rủi ro
● Bảo hiểm vi mô :
Trang 5Bảo hiểm vi mô được coi là một loại hình bảo vệ xã hội dành cho những người
có thu nhập thấp, giúp họ chủ động đối phó với rủi ro bằng cách cung cấp các sảnphẩm tài chính phù hợp Người có thu nhập thấp cũng phải đương đầu với nhiều rủi ronhư ốm đau, tử vong do tai nạn, thiệt hại về sản xuất do thời tiết, dịch bệnh và nhữngrủi ro này lại có tác động về mặt tài chính nặng nề và lâu dài hơn Việc cung cấp sảnphẩm bảo hiểm vi mô sẽ có tính ưu việt hơn các phương pháp phòng tránh rủi rotruyền thông như: tiết kiệm tiền mặt, tích lũy tài sản, vay mượn họ hàng…
● Thanh toán:
Bên cạnh 3 sản phẩm cơ bản là tín dụng, tiết kiệm và bảo hiểm vi mô, các TCTCVM còn cung cấp nhiều sản phẩm tài chính khác như là thanh toán, thẻ tín dụng, cho thuê tài chính vi mô…Về hoạt động thanh toán, các TCTCVM cung cấp dịch vụ thanh toán với các dịch vụ tiết kiệm và trả một phần lãi suất đối với khoản tiềngửi của khách hàng Mặt khác, tại các quốc gia có ngành TCVM phát triển như tại Ấn
Độ, Campuchia, Philippine…các TCTCVM còn cung cấp các dịch vụ tài chính mang tính áp dụng công nghệ cao như thẻ tín dụng, thẻ thông minh…
● Các hoạt động khác
Một trong các nội dung tạo nên sự thành công của TCVM là tạo thêm các cơhội và nâng cao năng lực của khách hàng Điều này xuất phát từ quá trình cùng thamgia của khách hàng trong việc xây dựng và vận hành các tổ nhóm, cũng như các dịch
vụ phi tài chính đi kèm như giáo dục tài chính, hỗ trợ phát triển kinh doanh, tập huấnnông nghiệp…để giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của khách hàng Hầu hếtkhách hàng đều đánh giá cao về các lợi ích xã hội mà TCTCVM mang lại như: nângcao kiến thức, trao quyền, tự tin hơn, tham gia nhiều hơn vào hoạt động cộng đồng,bình đẳng giới và chất lượng cuộc sống
Chương II: Thực trạng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô CEP
2.1 Tổng quan về tổ chức tài chính vi mô CEP
2.1.1 Giới thiệu về tổ chức tài chính vi mô CEP
● Lịch sử ra đời và phát triển
- Ý tưởng hình thành
Đầu thập niên 90, Liên đoàn Lao động Tp.HCM đã bắt đầu gắn kết các hoạt động công đoàn với hoạt động xã hội và triển khai rộng rãi trên toàn thành phố nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo, trong đó ưu tiên tạo việc làm cho CBNV và người lao động nghèo Tuy nhiên, một trong những trở ngại khi thực hiện hoạt động tạo việc làm
là thiếu nguồn tín dụng sẵn có để người lao động nghèo có thể bắt đầu công việc kinh doanh nhỏ, tạo thu nhập
Liên đoàn Lao động Tp HCM đã thực hiện nhiều cuộc khảo sát, học tập những
mô hình tạo việc làm và cải thiện an sinh cho người nghèo hiệu quả của một số quốc gia trên thế giới Trong đó, mô hình Ngân hàng Grameen của Bangladesh được đánh giá là mô hình phù hợp nhất với bối cảnh kinh tế xã hội của Việt Nam ở thời điểm này: cung cấp các dịch vụ tín dụng, tiết kiệm nhỏ cho các hộ gia đình nghèo ở cả nông
Trang 6thôn và thành thị, góp phần giảm nghèo rất hiệu quả.
- Quá trình hình thành và phát triển
+ Ngày 02/11/1991, Ủy ban Nhân dân Tp.HCM ra quyết định cho phép Liên đoàn Lao động Tp.HCM chính thức thành lập “Quỹ Trợ Vốn cho Người Lao Động Nghèo Tự Tạo Việc Làm” (gọi tắt là Quỹ trợ vốn CEP), với nguồn vốn ban đầu là 460 triệu đồng
+ Năm 2001 - đánh dấu chặng đường 10 năm hoạt động, CEP đã cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính và phi tài chính cho trên 211.000 lượt hộ gia đình công nhân lao động thông qua mạng lưới 11 chi nhánh trên địa bàn Tp HCM Đến thời điểm này, CEP đang phục vụ trên 24.500 khách hàng đang vay CEP vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhì vì sự đóng góp thiết thực
và hiệu quả cao trong công cuộc xóa đói giảm nghèo tại Tp.HCM
+ Năm 2011 đánh dấu chặng đường tròn 20 năm hoạt động, CEP đã cung cấp cácdịch vụ tài chính và phi tài chính cho trên 1,5 triệu lượt hộ gia đình công nhân lao động thông qua mạng lưới 26 chi nhánh, góp phần tích cực giảm nghèo chohàng trăm ngàn hộ gia đình nghèo Đến thời điểm này, CEP phục vụ trên 193.000 hộ gia đình khách hàng đang vay CEP vinh dự được Nhà nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất về những đóng góp tích cực trong nỗ lực xóa đói giảm nghèo trong công nhân và người lao động nghèo tại Việt Nam
+ Tháng 10/2017, CEP chính thức chuyển đổi thành Tổ chức tài chính vi mô trách nhiệm hữu hạn một thành viên cho người lao động nghèo tự tạo việc làm (Tên gọi tắt: Tổ chức tài chính vi mô CEP), hoạt động theo Luật các tổ chức tíndụng do Ngân hàng Nhà nước kiểm tra, giám sát Sau chuyển đổi, CEP tiếp tục kiên định với mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo cho công nhân lao động và người có thu nhập thấp thông qua việc cung cấp các sản phẩm, dịch vụ tài chính vi mô.+ Năm 2021, đánh dấu chặng đường 30 năm hình thành và phát triển, cũng là năm đầy thử thách với hoạt động CEP trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp CEP đã tập trung toàn lực để đảm bảo duy trì hoạt động nhằm cung cấp kịp thời sản phẩm, dịch vụ và các chương trình chăm lo, hỗ trợ khách hàng một cách trách nhiệm và hiệu quả nhất Đồng thời, CEP tiếp tục đột phá mạnh
mẽ, ứng dụng công nghệ đáp ứng kịp thời tốc độ phát triển trong hoạt động CEP: ứng dụng mô hình hệ thống thu hộ, chi hộ của Saigonbank để thực hiện các thanh toán, giao dịch điện tử tự động giữa CEP và khách hàng; ra mắt “AppCEP - Đồng hành vượt khó” giúp khách hàng tiếp cận nhanh chóng các sản phẩm tín dụng, tiết kiệm và cập nhật kịp thời các chính sách hỗ trợ, chương trình phát triển cộng đồng từ CEP
Qua 30 năm hoạt động, CEP đã trợ vốn cho hơn 5,1 triệu lượt công nhân, lao động nghèo với tổng số tiền cho vay gần 74.000 tỷ đồng; tạo ý thức tiết kiệm trong công nhân lao động nghèo, thu nhập thấp với tổng số dư tiết kiệm của khách hàng hơn
Trang 71.500 tỷ đồng Từ 460 triệu đồng nguồn vốn ban đầu, đến nay CEP đã phát triển hơn 6.000 tỷ đồng cùng mạng lưới 36 chi nhánh với quy mô:
Số tỉnh thành đang hoạt động : 10
Số cán bộ nhân viên CEP : 719
Số khách hàng đang tham gia vay vốn : 340 nghìn
Số lượt hộ thụ hưởng các chương trình Phát triển cộng đồng : 1.5 triệu
● Giá trị cốt lõi :
- Minh bạch :CEP sáng tỏ, rõ ràng, rành mạch trong chính sách
- Chính trực :CEP kiên định, nhất quán với sứ mệnh giảm nghèo
- Trung thực:CEP chân thực, thật thà trong hoạt động
- Đồng cảm :CEP đồng cảm với khách hàng, từ sự chân thành, cảm xúc chân thật
- Chia sẻ :CEP sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ khách hàng bằng hành động thiết thực
- Tôn trọng :CEP tôn trọng khách hàng, biểu hiện qua lời nói, cử chỉ và hành động
- Hiệu suất:CEP ứng dụng công nghệ, kỹ thuật để nâng cao năng suất
- Hiệu quả :CEP làm việc khoa học, hiệu quả vì công nhân và người lao động
- Sáng tạo:CEP luôn thay đổi để làm việc, gia tăng giá trị cho khách hàng
2.1.2 Sứ mệnh, mục tiêu
● Sứ mệnh:
Làm việc vì công nhân, lao động nghèo và người có thu nhập thấp nhằm góp phần đảm bảo an sinh xã hội thông qua việc cung cấp các dịch vụ tài chính, phi tài chính một cách thiết thực và hiệu quả
● Mục tiêu:
Xây dựng mối quan hệ mật thiết với công nhân lao động, hỗ trợ những khoản vay nhỏ giúp họ tạo việc làm, tăng thu nhập, phấn đấu làm ăn vươn lên, cải thiện tình trạng nghèo đói
Để thực hiện sứ mệnh và mục tiêu đề ra, CEP luôn cố gắng cung cấp cho kháchhàng công nhân, viên chức và người lao động thu nhập thấp các sản phẩm Tín dụng vàTiết kiệm phù hợp với nhu cầu
- Sản phẩm tín dụng : hộ nghèo, đầu tư hộ kinh doanh, khẩn cấp, mùa vụ, tăng thu nhập, học nghề,
- Sản phẩm tiết kiệm : tiền gửi có kỳ hạn, tiết kiệm có kỳ hạn, tiết kiệm định hướng, tiết kiệm theo khoản vay,
● Các hoạt động chính của Tổ chức Tài chính vi mô CEP gồm:
- Huy động vốn với hình thức nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và vay vốn của
tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính, các cá nhân, tổ chức khác trong nước và nước ngoài theo quy định của pháp luật
- Hoạt động cấp tín dụng dưới hình thức cho vay
- Mở tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại
Trang 8Ngoài ra, CEP còn ủy thác, nhận ủy thác cho vay vốn, cung ứng các dịch vụ tư vấn tài chính liên quan đến lĩnh vực tài chính vi mô, cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ
và chuyển tiền cho khách hàng tài chính vi mô, làm đại lý cung ứng dịch vụ bảo hiểm…
2.1.3 Cơ cấu tổ chức
2.2 Thực trạng hoạt động của tổ chức tài chính vi mô CEP giai đoạn 2021-2023
2.2.1 Thực trạng hoạt động tiết kiệm
Năm 2021
Trong năm 2021, CEP tiếp tục triển khai hoạt động tài chính vi mô tại 17 chinhánh ở Tp HCM và 18 chi nhánh các tỉnh Bến Tre, Bình Dương, Đồng Nai, ĐồngTháp, Long An, Tây Ninh, Tiền Giang và Vĩnh Long
CEP tiếp tục cung cấp các sản phẩm tiết kiệm phù hợp với nhu cầu của kháchhàng là đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động có thu nhập thấp
Các sản phẩm tiết kiệm gắn liền khoản vay (tiết kiệm bắt buộc, tiết kiệm địnhhướng, tiết kiệm đoàn viên) với số tiền tiết kiệm nhỏ hàng kỳ phù hợp Ngoài ra, CEP
Trang 9cung cấp sản phẩm tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Mặc dù là tổ chức tài chính vi mô chính thức được cấp phép muộn hơn các tổ chứckhác, nhưng CEP lại là tổ chức có quy mô tiết kiệm cao nhất Là một tổ chức có uy tíncao về thương hiệu với trọng tâm giảm nghèo mạnh mẽ, hơn nữa CEP là tổ chức cótính minh bạch cao và hoạt động theo các tiêu chuẩn quốc tế, tất cả các thông tin vàcác báo cáo đều được công khai trên trang web của CEP Những điều này đã mang lạinhững lợi thế cho CEP trong huy động tiết kiệm tự nguyện từ khách hàng
Nguồn: CEP
Cuối năm 2021, hoạt động tiết kiệm tại tổ chức tài chính vi mô CEP cho thấynhững đặc điểm nổi bật phản ánh sự đa dạng trong nhu cầu và hành vi tiết kiệm củakhách hàng Tiền gửi tiết kiệm bắt buộc chiếm 22,33% tổng tiền gửi, trong khi tiềngửi tiết kiệm tự nguyện là 13,42%, phần còn lại thuộc về các hình thức tiết kiệm khác.Điều này không chỉ cho thấy sự phân loại trong sản phẩm tiết kiệm mà còn phản ánhmối quan hệ giữa tổ chức tài chính và khách hàng qua các sản phẩm và dịch vụ tàichính phù hợp với nhu cầu đa dạng của họ
Sự phân chia rõ rệt giữa tiền gửi tiết kiệm bắt buộc và tự nguyện tại CEP làminh chứng cho việc tổ chức này không chỉ cung cấp các sản phẩm tiết kiệm linh hoạtnhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân hóa, mà còn đặt ra các yêu cầu tiết kiệm bắt buộc nhưmột phần đảm bảo trong quy trình tín dụng Trong bối cảnh tài chính vi mô, đặc điểmnày không chỉ giúp khách hàng xây dựng thói quen tiết kiệm và quản lý tài chính cánhân một cách bền vững, mà còn tạo điều kiện cho tổ chức tài chính quản lý rủi ro vàtăng cường sự ổn định tài chính
Tiền gửi tiết kiệm tự nguyện, mặc dù chiếm tỉ lệ thấp, nhưng là một chỉ số quantrọng cho thấy khách hàng có xu hướng và khả năng tiết kiệm dựa trên ý thức cá nhân
mà không cần sự ràng buộc Điều này cho thấy CEP đã thành công trong việc khuyếnkhích và tạo điều kiện cho các hoạt động tiết kiệm tự nguyện, qua đó góp phần nângcao ý thức và trách nhiệm tài chính cho khách hàng của mình
Nhìn chung, thông qua phân tích hoạt động tiết kiệm tại CEP, có thể thấy rằng
tổ chức tài chính vi mô này đã thiết lập một mô hình tài chính đáp ứng được cả nhucầu bắt buộc lẫn tự nguyện của khách hàng Qua đó, CEP không chỉ hỗ trợ khách hàngtrong việc xây dựng và duy trì thói quen tiết kiệm mà còn góp phần vào việc phát triển
Trang 10bền vững cho cộng đồng qua các dịch vụ tài chính vi mô phù hợp.
Năm 2022
Nguồn: CEP
Theo báo cáo tài chính năm 2022 của CEP, tiền gửi tiết kiệm bắt buộc là823.892.822 có xu hướng tăng lên so với năm trước và chiếm 24,722% tổng tiền gửicủa khách hàng; tiền gửi tiết kiệm tự nguyện là 448.761.131 tăng nhẹ và chiếm13,466% tổng tiền gửi của khách hàng Còn lại là các khoản tiền gửi khác bao gồmtiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (15,39%) và tiền gửi có kỳ hạn (46,42%)
hỗ trợ cộng đồng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế địa phương
Đối với tiền gửi không kỳ hạn, mức lãi suất tăng so với năm 2021 từ 0,2%/nămlên 0,5%/năm phản ánh một chiến lược nhằm tăng cường sự hài lòng và trung thànhcủa khách hàng trong một thị trường cạnh tranh ngày càng tăng Chiến lược nàykhông chỉ cung cấp một lợi ích tài chính tốt hơn cho khách hàng giữ tiền mặt trong tàikhoản với mục đích tích lũy hoặc dự phòng, mà còn cho thấy sự linh hoạt và thấu hiểu
Trang 11sâu sắc của CEP đối với nhu cầu và mong muốn của khách hàng Trong bối cảnh kinh
tế có nhiều biến động, việc tăng lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cũng là một biện pháp
để khích lệ tiết kiệm, giúp khách hàng cảm thấy an tâm hơn về giá trị tiền của mìnhtrong dài hạn
Tuy nhiên, CEP cung cấp một lựa chọn hấp dẫn hơn với tiền gửi tiết kiệm có
kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn, với mức lãi suất dao động từ 3,99% đến 7,7% và 3,8%đến 6,6%/năm tương ứng Điều này cho thấy CEP đang cố gắng cân bằng giữa việcduy trì một mức lãi suất hợp lý cho các sản phẩm tiết kiệm không kỳ hạn và bắt buộc,trong khi vẫn cung cấp các lựa chọn sinh lời hấp dẫn hơn cho khách hàng sẵn lòngcam kết dài hạn hoặc chấp nhận một số điều kiện ràng buộc
Mức lãi suất này cũng phản ánh sự thấu hiểu và linh hoạt của CEP trong việc đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng Qua đó, CEP không chỉ thể hiện vai trò của mình trong việc cung cấp dịch vụ tài chính vi mô mà còn góp phần vào việc xây dựng một nền tảng tài chính vững chắc cho cộng đồng mà họ phục vụ
Năm 2023
Nguồn: CEP
Cuối năm 2023, CEP chứng kiến sự tăng trưởng trong tiền gửi tiết kiệm bắtbuộc, đạt 936,580,759 và chiếm 24,079% tổng tiền gửi, cùng với sự tăng nhẹ trongtiền gửi tiết kiệm tự nguyện lên 493,545,948, chiếm 12,689% Đây là dấu hiệu của sự
ổn định và niềm tin từ phía khách hàng đối với CEP đồng thời phản ánh hiệu quả củacác chính sách và sản phẩm tiết kiệm mà CEP đã triển khai Sự tăng trưởng này khôngchỉ tạo điều kiện cho CEP mở rộng và phát triển bền vững mà còn khẳng định niềmtin vào lĩnh vực tài chính vi mô như một kênh đầu tư an toàn và hiệu quả cho nhữngngười lao động thu nhập thấp Qua đó, CEP không chỉ thể hiện được sự cam kết trongviệc hỗ trợ hoạt động tiết kiệm trong cộng đồng mà còn mở ra tiềm năng tăng trưởng
và phát triển trong tương lai
Nhìn chung, giai đoạn 2021-2023, hoạt động tiết kiệm tại CEP phản ánh mộtcách sinh động sự thích ứng và định hình hoạt động dưới ảnh hưởng của các yếu tốkinh tế vĩ mô Đặc biệt, trong bối cảnh lãi suất và mức lạm phát biến động, CEP đã thểhiện sự linh hoạt trong việc điều chỉnh cơ cấu sản phẩm tiết kiệm của mình để hấp dẫnkhách hàng, đồng thời giữ vững sự ổn định tài chính Sự cân nhắc giữa việc cung cấp
Trang 12mức lãi suất cạnh tranh cho tiền gửi và duy trì sự ổn định và an toàn tài chính cho tổchức chính là phản ứng chiến lược của CEP trước các thách thức và cơ hội trong môitrường kinh tế có nhiều biến động Qua đó, CEP không chỉ đảm bảo được sự tăngtrưởng về quy mô tiền gửi mà còn khẳng định được uy tín và vị thế của mình tronglĩnh vực tài chính vi mô Từ đó, hỗ trợ bền vững cho người lao động nghèo tự tạo việclàm, hướng tới sự phát triển kinh tế xã hội.
2.2.2 Thực trạng hoạt động tín dụng
Năm 2021 :
CEP luôn cố gắng cung cấp các sản phẩm tín dụng phù hợp với nhu cầu củakhách hàng là đoàn viên công đoàn, công nhân, người lao động có thu nhập thấp Cácsản phẩm tín dụng đáp ứng nhu cầu khác nhau của khách hàng như sửa chữa nhà, họcnghề, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt… (trong đó, nhu cầu tạoviệc làm chiếm tỷ trọng cao trong cấu phần sản phẩm cung cấp) Sản phẩm được đadạng phương thức hoàn trả (hàng tuần, 2 tuần, tháng, quý)
Đơn vị: nghìn đồng
Doanh thu từ hoạt động tín dụng 694.956.195
Chi phí hoạt động tín dụng 126.054.438
Lãi thuần từ hoạt động tín dụng 568.901.757
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín
Trang 13dụng lớn cho thấy quy mô hoạt động mạnh mẽ và khả năng thu hút cũng như duy trìmối quan hệ lâu dài với khách hàng, đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển bềnvững
Năm 2021, dịch bệnh Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến người lao động, nhằm
hỗ trợ khách hàng vượt qua khó khăn, phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh saugiãn cách xã hội, bên cạnh các sản phẩm tín dụng đang cung cấp, CEP đã thực hiệngiảm lãi suất, miễn lãi, ân hạn gốc khoản vay, bổ sung các sản phẩm mới gồm: Tíndụng hỗ trợ khách hàng, gia đình khách hàng bị nhiễm Covid, Tín dụng khẩn cấp, Tíndụng bổ sung, Tín dụng học nghề và Tín dụng máy tính học đường CEP đã cung cấpnguồn vốn nhanh chóng và kịp thời cho khách hàng tái đầu tư vào công việc làm ănnhỏ, giúp khách hàng từng bước cải thiện đời sống gia đình
Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh Covid -19, CEP đã nỗ lực tập trung mũinhọn ứng dụng công nghệ trong hoạt động Việc hoàn thành chuyển đổi toàn bộ cơ sở
dữ liệu sang tập trung hóa đã giúp CEP duy trì hoạt động liên tục và kết nối kháchhàng trong suốt thời gian giãn cách xã hội Đặc biệt CEP đã kịp thời đưa vào ứngdụng “App CEP – Đồng hành vượt khó” cho công nhân lao động nghèo, kịp thời hỗtrợ khách hàng tra cứu số dư, đăng ký rút tiết kiệm, yêu cầu khoản vay khẩn cấp.Ngoài ra việc ứng dụng mobile App trên cơ sở đa nền tảng đã giúp tăng hiệu suất hoạtđộng của nhân viên tín dụng CEP tại cơ sở
Có thể kể tới 1 số dự án trong hoạt động tín dụng của tổ chức tài chính vi môCEP được thực hiện trong năm 2021 : Bankable Frontier Associates - MetLifeFoundation Nâng cao hiệu quả sản phẩm (2020-2022) (6 tỷ đồng) - Dự án 2 năm tàitrợ và hỗ trợ kỹ thuật để phát triển và nâng cao hiệu suất sản phẩm CEP; BNP Paribas
- Mở rộng hoạt động CEP (2013-2022) (193 tỷ đồng) - Dự án hỗ trợ mở rộng phạm vihoạt động tài chính vi mô của CEP; Cordaid - Mở rộng CEP tại Long An (2020-2023)(66 tỷ đồng)
Số cuối năm (nghìn đồng) Tỷ lệ (so với tổng số nợ)
Trang 14có nguy cơ lớn Tiếp đó là các khoản nợ có khả năng mất vốn (khoản nợ mà có nguy
cơ cao không được trả lại và có thể dẫn đến mất vốn) chiếm 0,9%, còn lại là cáckhoản nợ nghi ngờ (các khoản nợ mà có dấu hiệu của khả năng không trả lại đúng hạnhoặc không trả lại một phần hoặc toàn bộ) chiếm 0,3%; Nợ dưới tiêu chuẩn (cáckhoản nợ mà khách hàng không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để được cho vay) chiếm0,4% và Nợ cần chú ý (các khoản nợ có một số biểu hiện không bình thường, nhưngvẫn chưa đạt đến mức độ lo ngại cao như nợ nghi ngờ hoặc nợ có khả năng mất vốn)chiếm 0,2% Các khoản nợ này chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số nợ, tuy nhiênvẫn cần phải tiếp tục theo dõi chặt chẽ và xem xét việc tái cấp vốn cho các khoản nợnày
Nhìn chung chất lượng vốn cho vay của CEP vẫn được duy trì khá tốt, mặc dù
tỷ lệ nợ quá hạn cao hơn so với năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 Điều nàycho thấy sự nỗ lực rất lớn của CEP trong việc đảm bảo các khoản vay được sử dụnghiệu quả, phù hợp với nhu cầu và khả năng hoàn trả của khách hàng Việc thu hồi cáckhoản nợ quá hạn tiếp tục được thực hiện, số khoản vay được xử lý rủi ro vẫn duy trì
ở mức thấp và dự phòng của CEP duy trì đủ để bù đắp rủi ro vốn đầu tư Nguồn vốntrong năm được sử dụng hiệu quả, tỷ trọng vốn cho vay trên tổng tài sản khá cao, vớihầu hết nguồn vốn của CEP đang được người lao động nghèo sử dụng
Năm 2022
Năm 2022, đánh dấu chặng đường 31 năm (02/11/1991-02/11/2022) thành lập
và phát triển, Tổ chức tài chính vi mô CEP kiên định với sứ mệnh giảm nghèo trongcông nhân và người lao động (NLĐ) thu nhập thấp
Đơn vị: nghìn đồng