1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Thủy văn học: Nghiên cứu ứng dụng mô hình Mike - Flood đánh giá mức độ ngập lụt hạ lưu sông Ba

112 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 112
Dung lượng 4,79 MB

Nội dung

Lượng mưa trung bình nhiều năm các thẳng Lưu lượng lũ lớn nhất ại một số trạm trên lưu vực sông Ba ‘Thigt hại một số năm do ngập lũ vùng hạ lưu sông Ba Đặc trưng mặt cắt ngang sông rong

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Luận văn Thạc sĩ kỹ thuật “Nghiên cứu, ứng dụng mô hình MIKE FLOOD

đánh giá mức độ ngập lụt hạ lưu sông Ba” đã được hoàn thành tại khoa Thuỷ văn

Tài nguyên nước, trường Đại học Thủy lợi Hà Nội tháng 12 năm 2010 Trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn, tác giả đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các Thay cô, bạn bè và đồng nghiệp.

Trước tiên, tác giả muốn gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS.TS Nguyễn

Hữu Khải và PGS.TS Phạm Thị Hương Lan là người trực tiếp hướng dẫn và giúp

đỡ trong quá trình nghiên cứu va hoàn thành luận văn.

Tác giả cũng xin chân thành cảm ơn các Thầy, Cô trong trường Đại học Thuỷ

lợi nói chung và trong khoa Thủy văn-Tài nguyên nước nói riêng đã hướng dẫn,

truyền đạt kiến thức trong quá trình học tại trường.

Chân thành cảm ơn BGH Trường Cao đăng Tài nguyên và Môi trường TPHCM đã tạo điều kiện để tác giả được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này.

Trong khuôn khổ luận văn, do thời gian và điều kiện hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy tác giả rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của các Thầy, Cô, đồng nghiệp và những người quan tâm.

TÁC GIÁ

Trang 2

M6 DAU 8CHUONG 1 DIEU KIEN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU

uw

1.1 DIEU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC NGHIÊN C

1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên „"

1.1.2 Đặc điểm mạng lưới ông ngôi 16 1.1.3 Đặc điểm Khí tượng — Khí hâu 20

1.1.3.2 Bao và áp thấp nhiệt đối 2111.3.3 Chế độ nhiệt +1.1.4 Đặc điểm thủy văn 27

1.1.4.2 Đặc điễm thity vẫn mita cạn, 29

1.1.5 Đặc điểm tình hình dân sinh kinh tế 301.2 MỤC TIEU CHUNG CÔNG TÁC PHONG CHONG LŨ HẠ LƯU SÔNG

BA 30

1.2.1 Tinh hình ngập lụt 30 1.2.2 Thigt hai do ngập lụt 31

1.2.3 Hiện trạng công trình phòng chồng lũ và tiêu ung 331.2.4 Mục tiêu phòng chẳng lĩ trên ha vực a4

1.2.5 Phương én quy hoạch phòng chống lũ a4

CHUONG 2 PHAN TÍCH VA LỰA CHỌN MÔ HÌNH TOÁN

Trang 3

2.1 TONG QUAN CÁC MÔ HÌNH THỦY VAN THỦY L

DỤNG HIỆN NAY.

'C ĐANG SỬ

3.1.1 Mô hình toán thủy văn 37 2.1.2 Mô hình toán thủy lực 42

2.2 LỰA CHỌN MÔ HÌNH DIEN TOÁN

2.2.1 Lựa chọn mô hình thủy văn st

2.2.2, Lựa chọn mô hình thủy lực sĩ

2.3 GIỚI THIỆU MÔ HÌNH T 'Y LỰC MIKE-FLOOD Š2 2.3.1 Cơ sở lý thuyết mô hình 5

2.3.2 Các bước triển khai mô hình 63

CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH THỦY LỰC HẠ LƯU SÔNG BA

31 SƠ DO PHAM VI NGHIÊN CỨU

3.3 CƠ SỞ DO LIỆU S«—neirrrrireiiỂf3.2.1 Tài liệu địa hình (không gian) 64

3.22 Tai iệu thủy văn (chuỗi thai gian) fe)

3.2.3 Ta liệu điều tra vế lũ 10/1993 “

CAC BƯỚC TRIEN KHAI MÔ HÌNH

3.3.1 Thiết lập mô hình 1 chiều MIKE 11 70

3.3.2 Thiết lập biên trên cho mô hình MIKE 11 7 3.3.3 Kết nỗi mô hình NAM với MIKE 11 75

3.3.4 Thiết lập mô hình hai chiều MIKE 21 76 3.3.5 Thiết lập mô hình MIKE-FLOOD 79

CHUONG 4 TÍNH TOÁN THỦY LỰC HẠ LƯU SÔNG BA

4.1, HIỆU CHÍNH MO HÌN|

4.1.1 Tai liệu hiệu chỉnh 824.1.2 Két quả hiệu chỉnh mô bình sa

Trang 4

4.2.1, Tải liệu kiểm định mô hình 9Ị

4.2.2 Kết quá kiểm định mô hình 91

43 DÁNH GIA TINH HÌNH NGAP LUT HẠ LƯU SÔNG BA

-43.1.Nhận xét các trận lũ đã mô phòng 96 4.32 So với các nghiên cứu trước day 100

KET LUẬN VÀ KIÊN NGI

1 KẾt Luận eeeeeirrrrrrrrreerrerasfỔ

2 Kiến Nghị 104

THAM KHẢO.

Trang 5

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Bản đồ khu vực tỉnh Phú Yên

Hình L2 Bản đồ mạng lưới sông

Hình 1.3 Bin đồ vùng hạ ưu sông Ba tử Cũng Sơn én cia Đã Ring

Hình L4 Bản đổ đường di rung bình của bảo

Hình 1.5 Bản đồ phân bố lượng mưa mùa mưa

Hình Ló Bin đồ phân bổ lượng mưa mùa khô

Hình 2.1- Cấu trúc môi NAM

Hình 2.2 Bảo toàn khối lượng

Hình 2.3 Sơ đồ sai phân hữu hạn 6 điểm dn Abbot.

Hình 2.4 Sơ d sai phan 6 điểm ấn Abbott trong mặt phẳng x-t

Hình 2.5 Nhánh sông với các điểm lưới xen kế

Hình 2.6 Cau trúc các điểm lưới xung quanh điểm nhập lưu

Hình 2.7 Céu trúc diém lưới tong mạng vòng

Hình 28: Các thành phn theo phương x và phương y

Hình 2.9, Sơ đồ kết nồi chuẩn.

Hình 3.1 Sơ đồ phác hoa phạm vi nghiên cứu thủy lực hạ lưu sông Ba.

Hình 3.2 Mặt cất ngang phổ biển của sông Ba

Hình 3.3 Bản đồ cao độ số độ cao DEM 40m x 40m khu vực nghiên cứu,

Hình 3.7 Hình ảnh đập dâng Đồng Cam

Hình 38 Sơ hoạ vịt điều tra tra vết lồ tháng 10/1993

Hình 39 Hình ảnh phạm vi mô phỏng hạ lưu sông Ba bản ảnh vệ nh

Hình 3.10, Mạng sông tinh toán Mike 11

Hình 3.11, Đặc trưng mặt cất trong mạng sông tính toán

“ 61

61

“ 6s

6 66

© 10 10

m m

Trang 6

Hình 3.12 Sơ đồ khối xây dựng mô hình NAM 1Hình 3.13 Pham vi nghiên cửu mô hình 2 chiều T6Hình 3.14, Bản đồ cao độ số Bathymetry với độ phân giải 4 m x 40 m T

Hình 3.15 Địa hình vùng nghiên cứu được mô phỏng bằng MIKE 21 8

Hình 3.16, Mô hình MIKE FLOOD 80 Hình 4.1 Biểu đồ lưu lượng tai Củng Son giữa thực do vi tinh toán 10/1992 83

Hình 4.2 Biểu đồ lưu lượng thực đo va tinh toán tại Củng Sơn 11/1988 83Hình 4.3 Biểu đồ đường qué trình mực nước thực do và tính toán trận lũ _ 10/1993

tại Cùng Son 87

Hình 4.4 Biểu đồ mực nước thực do và tinh toán trận lũ 10/1993 tại Phú Lâm 87

Hình 4.5: Hình ảnh Trường vận tốc tại vị thời điểm ngập lớn nhất 10/93 88Hình 4.6 Hình ảnh mức độ ngập lụt lớn nhất 10/93 88

Hình 4.7 Hiện trang ngập lũ tai thời điểm đình lũ ngày 4/10/1993 91

Hình 4.8 Biểu đỗ mực nước kiểm định tại Phú Lâm trận lũ 11/1988 %Hình 49 Trường phân bé vận ốc ti thoi dim ngập lớn nhất trận lũ 11/1988 92Hình 4.10 Hình ảnh mức độ ngập lụt tại thời điểm ngập lớn nhất trận lũ 11/1988 93Hình 4.11 Biều đồ mực nước thực đo và tinh toán tại Phú Lâm với trận lũ 12/1986

94

Hình 4.12 Trường phân bổ vận tốc ti thời điểm là lớn nhất ~trn 1 12/1986 94

Hình 4.13 Hình ảnh mức độ ngập lụt tại thời điểm lũ lớn nhất ~ trận lũ 12/1986 95

Hình 4.14 Sơ họa khu vực kênh bắc, nam ngăn lũ 100 Hình 4.15 Mô phỏng mức độ ngập lut theo thời gian trong MIKE 2 chigu 101

Hình 4.16 Sơ họa giá trị ngập lụt các điểm khác nhau trong TP.Tuy Hòa 101

Trang 7

‘Toc độ gió trung bình tháng và năm.

Nhiệt độ trung bình thing và nam

Một số đặc trưng mưa năm

Lượng mưa trung bình nhiều năm các thẳng

Lưu lượng lũ lớn nhất ại một số trạm trên lưu vực sông Ba

‘Thigt hại một số năm do ngập lũ vùng hạ lưu sông Ba

Đặc trưng mặt cắt ngang sông rong sơ đồtính toán thủy lực

“Thông số chính đập dâng Đồng Cam

Bang 3.3 Vị trí các mặt cất thực do trong mang lưới tính toán.

Bảng 3.4.“Trọng số tính mưa bình quân lưu vực theo phương pháp Theisson

Bảng 35 Các kết nồi trong MIKE FLOOD

Bảng đánh giá kết quả hiệu chỉnh mô hình NAM

Bộ thông số mô hình NAM

Chi tiêu đánh giá sai số giãa thực đo và tính toán ti trạm Phú Lâm,

Kết quả mô phông mực nước lồ tạ các vị trí điều tra vết lũ

Chỉ itu đánh gi s số giữa thực do và tính toán tạ trạm Phú Lâm,

Chỉ tiêu đánh giá sai số giữa thực do và tính toán tại trạm Phú Lâm.

Bảng trích Hmax và Hmin các vị trí trên sông

19

Ba

25 26

29

65

68 7

80

8

85 88

88 93

95 bà

Trang 8

1 Đặt vấn đề

“Từ xưa tới nay lũ lụt luôn là mỗi de dọa hàng đầu và đã gây ra nhiều thiệt hại

về người và của Cùng với sự tăng trường của các ngành kinh tế và sự phát tri

xã hội, đòi hỏi công tác quản lý, phòng chống thiên tai đặc biệt là lũ lụt nhằm đảm.bảo mức độ an toàn ngày cing cao và hạn chế đến mức thấp nhất về thiệt hại

Trong quá trinh phát triển kinh tổ- xã hội việc khai thác tổng hợp tải

nguyên nước cho các mục đích khác nhau trên các hệ thống sông thuộc miền Trung, nói chung và lưu vực sông Ba nói riêng đã đem lại những giá tr to lớn về của cải xã

hội đóng vai trò quan trọng cho các ngành kinh tế trong tỉnh như: du lịch, công,

nghiệp, thủy lợi, năng lượng, thủy sản, nông nghiệp.

Song Ba là một tong những con sông lớn ở miễn tung Trung Bộ Việt Namvới tổng diện tích lưu vực 14.132 km” nằm trên địa phận 3 tỉnh Gia Lai, ĐakLak và

Phú Yên Hàng năm, về mùa lũ, nước sông Ba dồn từ thượng lưu về gây ngập lụt

nghiêm trọng cho ha lưu sông Ba Li đã gây ngập lụt, thiệt hại khá lớn vé người và

tải sản tên lưu vụ Mưa lũ gây chết người, nhà cửa bị ngập, bì sập các công tinh

hạ tầng cơ sở như trường học, bệnh viện bị hư hỏng, đường sá cầu cống công trình.thuỷ lợi bị st lớ bị vỡ vã bồi Lip Diện tích đt trng tot bị ngập lâu ngày lâm cho

lúa, hoa màu và các loại cây trong khác bị chết gây that thu Theo thống kê một số.

cho tinh hình lũ lụt trên lưu vực ngây cảng nghiê n rong với mức

độ thiệt hại có xu thé ngày cảng tăng:

Lũ năm 1990 thiệt hại 21,6 tỷ đồng; Lũ năm 1992 thigt hại 51.5 tỷ đồng: Lũ

năm 1993 thiệt hại 394 tỷ đồng: Lũ năm 1995 thệt hai 17 tỷ đồng: Lũ năm 1999

thiệt hại 50 tỷ dong

Trang 9

Đặc big, lũ năm 1993 là lũ lịch sử trên lưu vực da gay tổn thất lớn về người vàcủa: Trận lũ này đã làm 72 người chết, 4 người mắt tích, 464 người bj thương,

26.059 ngôi nhà bị đổ nit, 1.061 phòng học và 7.638 nhà kho bị hing nặng cũng với

144,594 ngôi nhà cùng với rất nhiều công trình hạ ting co sở bị hw hỏng, khoảng

90% điện tch canh tác (tương đương 21.584 ha) bi ngập nặng Tổng thiệt hại của trận lũ này ước tính lên tới gần 400 tỷ đồng.

Do tinh chất nghiêm trọng của lũ đổi với vùng hạ lưu sông Ba, đồng thời hiệnnay quy hoạch phòng chống lũ riêng cho lưu vực chưa được xây dựng nên việc cần

thiết hiện nay là phải xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm đưa ra được

phương án phòng chống lũ bảo vệ cho vũng hạ lưu sông Ba đồng thời phục vụ phát

triển kinh tế xã hội trong vùng.

Vi vậy, tác giả muốn nghiềt cứu, ứng dung mô hình MIKE-FLOOD din toán

thủy lực kết hợp một, hai chiều để tỉnh toán dự báo lũ, diễn toán lũ trên sông nhằmđánh giá mức độ ngập lụt tại khu vực thuộc hạ lưu sông Ba nhằm đưa ra những

phương án phòng lũ có hiệu quả và kịp thi.

2, Mục đích của đề tài

+ Phân tích nguyên nhân gây ngập lụt ving hạ lưu sông Ba tinh Phú Yên.

+ Tim ra được các cơ sở khoa học để dự báo và tính toán lũ cho vùng hạ lưu

xông Ba Từ đó đánh giá mức độ ngập lụt cho hạ lưu sông Ba và để xuất các giải

phip phòng li và giảm nhẹ thiên tai một cách thích hợp, kịp thời và hiệu quả

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

+ Đối tượng: Dang chảy trên hệ thẳng lưu vực hạ lưu sông Ba.

+ Phạm vi nghiên cứu; Lưu vực hạ lưu sông Ba — tỉnh Phủ Yên

4 Phương pháp nghiên cứu

4+ Phân tích tổng hợp ti liệu

+ Mô hình toán thủy văn thủy lực: Mô hình MIKE FLOOD (1D + 2D).

Trang 10

Bố cục của luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 4 chương chính:+ Chương 1 Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu+ Chương 2 Phân ích và lựa chọn mô hình toán

+ Chương 3 Mô hình thủy lực hạ lưu sông Ba

+ Chương 4 Tính toán thủy lực hạ lưu sông Ba

Trang 11

CHƯƠNG 1

DIEU KIEN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HOI KHU VỰC NGHIÊN CUU

TỰ NHIÊN KHU VỰC NGI

1.1.1 Đặc điểm địa lý tự nhiên

Bắc giáp lưu vực sông Trà Khú + Phía Nam giáp lưu vực sông Cái và

xông Sérépok; Phía Tây giáp lưu vực sông Sêsan va sông Sêrêpôk; Phía — Đông

giáp lưu vực sông Kône, sông Kỳ Lộ và biển Đông,

Điện ích tự nhiề toàn lưu vực là 14132 k

„tị thuộc 3 inh Gia Lai Dak Lak và Phú Yên bao gm hầu hỗt diện

ch dit dai các huyện K'bang, An Khê, KonchRô, Mưang Yang, A Yunpa, K.Rông

Pa, K.R6ng H Năng, Murad Rak, Sơn Hoà, sông Hình, Tuy Hoà và thị xã Tuy Hoà

và một phần điện tích các huyện Chư Sé, Ea H Leo, Krông Buk, Baka, Tổng điện

tắm trên địa phận hảnh chính của 15 huyệ

tích nông nghiệp 352.811 ha.

Phú Yên là một tỉnh thuộc duyên hai Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình.

Định, phía nam giáp tinh Khánh Hỏa, phía tay giáp tinh Gia Lai và Đắc Lắc, phía

đồng giáp Bién Dang, Diện tích tự nhiễn toàn tỉnh là 5.045kmỄ giới hạn bởi ta độ

12839110" đến 1348 20 độ vĩ bắc, 10839 45° đến 109°29' 20° độ kinh đông Cóđường Quốc lộ 1A và đường sit Bắc Nam chạy qua, cổ sin bay Đông Tác, cảng

biển Vũng RO Đặc biệt phía tây giáp ranh với vùng Tây Nguyễn rộng lớn, được nối

liền bằng quốc lộ 25, tinh lộ 645 và hưởng chung nguồn nước sông Ba, Phía đông,

Trang 12

giáp Biển Đông với nhiều loài hai sản phong phú, tir lượng lớn, có thể đánh bất

‘quanh năm Bờ biển Phú Yên dai 198km chạy từ Cù Mông đến Vũng Rõ, một bên

là núi một bên là biển với nhiều bãi tắm đẹp, cấu trúc khá đặc biệt xen kế rắt nhiều

đầm, vịnh, vũng, mũi điền hình như đầm Cù Mông, dim Ô Loan, Vũng Rô và vịnh

“Xuân Đài đều là vi tí thuận lợi để phát triển du lịch và nuôi trồng hải sản (Hình 1

"nguồn Trang web tỉnh Phú Yên), [9,15,19.20,21]

Hình 1.1 Bản đồ khu vực tỉnh Phú Yen1.1.1.2 Đặc diém địa hình

Địa hình lưu vực sông Ba biến đổi khá phúc tap, bi chia cắt mạnh mẽ

chỉ phối của day Trường Sơn Dường phân thuỷ của lưu vực có độ cao từ

(500 2000)m bao bọc 3 phía: Bắc, Đông, Nam và chỉ được mở rộng về phía Tây với cao

nguyên rộng lớn Pleiku, Muang Yang, Chư Sẽ Đồng thời mở ra biển qua vùng

Trang 13

đồng bằng Tuy Hoa rộng trên 20,000 ha Đường chia nước phía Đông Bắc lưu vựcthuộc giải Trường Sơn có cao độ từ 600-1.300m (cá biệt có đỉnh Chư Trung Aricao 133Im) đãi núi này chạy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam cho đến do An Khêsau đó chuyển hướng và kết thúc ở thượng nguồn sông Cà Lúi, sông Con ở độ cao

(600-700m) Phía Nam là diy núi Phượng Hoàng chạy sắt ra biển theo hưởng Đông

Bắc đến Tây Nam và kết thúc tai đềo Cả có cao độ biến đổi (600:2000)m Điễn hình

có đỉnh Chưhơmu cao 2051m Hai day núi phia Đông va phía Nam của lưu vực tạo.

thành bức tưởng chin gi, cin trở việc hoạt động của hướng giỏ Đông và Dông

Nam Phía Tây Bắc có các đỉnh núi cao hơn ở phía Đông, nhưng bị chia cắt nhiều,

không lin tuc Độ cao các định núi bin động từ (700-1.700)m và chạy theo hướng Bắc Nam Các đỉnh như Ngọc Rô cao 1549m, Kon Ka Kinh cao 176Im, Chư Ro

sn Cheo Reo, độ cao các đỉnh núi thấp dẫn (300-400)m Sau đó lại được nàng lê từ (700-1.200)m và chuyỂn hướng Tây Bắc-Đông Nam cho đến Pan cao 157m,

thượng nguồn sông KRông H Nang: Chư Tun cao 1215m Do các day núi phía Tay

bị chia cắt mạnh và không liên tục đã hình thỉnh trên lưu ve các thung lũng An

Khê, Cheo Reo, Phú Túc và vùng đồng bằng hạ lưu.

Dưới tác động của các yêu tố địa hình phức tạp có thể chia lưu vực thành 5 vũng địa hình sau

= Vũng núi cao : Chiếm 60% diện tích lưu vực Độ ao bình q

này (600:800)m, độ đốc địa hình từ thoải đến rit dốc

in trong vùng

~ Ving thung lũng : Kéo dài từ An Khê đến Phú Túc Cao độ phổ biển ở thung,

lũng An Khê (400-500)m, thung lũng Cheo Reo (150-200)m và Phú Tic 150)m Địa hình bằng phẳng, tập trung thành những cánh đồng lớn dọc theo hai bar sông

(100-~ Ving cao nguyên : Có cao độ phổ biến từ (300-500)m.

~ Vũng gỏ đổi : Chủ yếu là vùng An Khê, Sơn Hod, hạ lưu sông Hình vả lưu vực.

sông Krông H Năng.

~ Vũng đồng bằng : Tâp trung ở hạ lưu sông Ba, cao độ (5-7)m.

Trang 14

Phú Yên phía đông giáp Biển Đông, ba mặt còn lại đều giáp núi, có day Củ

Mông ở phía bắc, dãy Vong Phu - Déo Ca ở phía nam, phía tay là ria đông của day

“Trường Sơn Ở giữa sườn đông của dãy Trường Sơn cũng có một diy núi thấp hơn

đâm ngang ra biển tạo nên cao nguyên Vân Hòa là ranh giới phân chia hai đồng

bằng tri phủ, mẫu mỡ do sông Ba, sông Kỳ Lộ bồi dip Toàn tính ngoại trừ vải đình

núi cao trên 1.000m như Hòn Dù, Hòn Ông, Hòn Chùa phía nam huyện Tuy Hoa,Chư Ninh, Chư Dan, Chư Hle nằm phía đông nam, tây nam huyện Sông Hinh, Nai

La Hiền, Chư Treng, Hồn Rung Gia, Hồn Suối Hàm ở gip ranh buyện Sơn Ha và

Đồng Xuân Còn lại núi, đỗi ở Phú Yên chi cao pho biến ở mức 300 đến 600m phân.

bổ rai rác các nơi Chỉnh vì thé Phú Yên là tỉnh có nk deo

loại dia hình như đồng bằng, đồi, „ thung lũng xen kế nhau, thấp din

y sang đông Tuy nhiên, yếu tổ địa hình chỉ phối đến điều kiện khí hậu thủy văn chủ yếu là hai day núi Củ Mông, Déo Cả, cao nguyên Vân Hỏa, thung lũng sông,

Ba, sông Kỳ Lộ [9,18,19,20,21]

1.1.3, Đặc điền dja chất~ thổ nhưỡng

Địa tang: tham gia vào cấu trúc lãnh thé tỉnh Phú Yên có mặt khá đa dang các.

thành tạo tằm tích, tim tích biển chất và phun trio cổ tuổi từ Proterozoi đến

Kanozoi, theo thứ tự từ giả đến trẻ gồm các phân vị địa tằng sau: Giới Proterozoi, Paleozoi, Merozoi, Kainozoi.

"Mác ma xâm nhập: trong phạm vỉ tỉnh Phú Yên phát triển khá phong phi và

da dạng cả về không gian lẫn thời gian, chiếm trên 50% diện tích tự nhiên và có cácphức hệ Bến Giing- Qué Son, Văn Canh, Tây Ninh, Định Quin, Béo Ca, Cả Ná-

Pha 1, Phan Rang, Cù Mông

Đặc điểm cấu trác kiến tạo: hệ thống dit gây theo phương Đông Bắc - Tây

"Nam, điển hình là đứt gay Vĩnh Long - Trung Hỏa Hệ thống đứt gay theo phương

Tay Bắc - Đông Nam gồm nhiều đứt gầy quy mô nhỏ - vita, điển hình là đứt gâysông Ba, sông Kỹ Lộ Hệ thông đứt gãy theo phương á kinh tuyển là đứt gãy quy

mô nhỏ - vừa, phát iển chủ yêu ở phía bắc.

Trang 15

Theo kết qua điều tra năm 1978 và bổ sung chuyển đổi tên đắt sang hệ thốngFAO, Unnesco 1991 thi Phú Yên cổ tổng diện ích tự nhiên 504,.500ha, trong đó đắt

có dia hình tương đổi bằng phẳng chiếm 14% Đắt dai Phủ Yên được hình thành

trên mẫu đắt phủ sa và ba loại đá chính là: Granit, Ba Zan, trằm tích gồm 8 nhóm

ph biển

Dit cất ven biển: Chim 2,6% diện tích tự nhiên, phân bổ doc theo bờ biển từsông Clu đến Hỏa Hiệp và dọc sông Đà Ring, KY Lô Thành phin cơ giới chủ yêu

là cát, khả năng giữ nước và dinh dưỡng kém.

Đất mặn phèn: Chiém 1,4% diện tích tự nhiên, phân bố tập trung ở Hòa Tâm,

Hòa Hiệp, Hoa Xuân và dọc ven biển từ Sông Cậu đến của sông Đã Ring

ĐẤt phù sa: Chiếm 9,8% diễn tch tự nhiên, tập chung chủ yếu ở huyện Phú

Hòa, huyện Tuy Hòa và thi xã Tuy Hồa, rải rác ở Tuy An, Đẳng Xuân, sông CầuĐất xám: Chiếm 6.9% diện tích tự nhiên được phân bổ từ địa hình trung giannơi tiếp giáp vùng núi và vùng thấp có địa hình chia cắt trung bình, tương đối bằng

tập trung ở Sơn Hòa, Đẳng Xuân, Sông Hinh vả phía tây huyện Phú Hỏa.

Đắt den: Chiêm 3,5% diện tích, phân bổ ở phía nam huyền Tuy An, xã Binh

Kiến, huyện Sông Hình và một phần huyện Sơn His

Chiếm 65% điện tích tr nhiên phân bổ đều khắp ở vùng đồi núiDat min vàng đỏ ct điện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu trên núi cao từ

900 - 1000m Đắt đốc tu chiếm 0.3% diện tích tự nhiên, phân bổ rủ rác ở địa hình

thấp (9,18,19,20,21]

LALLA Láp phủ thực vật

Theo thống ké của Chi cục Kiểm lâm tinh Phú Yên năm 2002 có 363.948,2ha

đất lâm nghiệp chiếm 72% dit tự nhiên, độ che phủ rùng là 32% Trong đồ rừng tựnhiên 144.664,6ha, rừng trồng 18.324.3ha, đất đồi trọ là 200.950ha, còn lại là đắt

Trang 16

nông nghiệp canh tác theo thời vụ Thực vật gồm hai loại chính, thực vật tự nhiên

Kiểu rừng truông gai, cây bụi: Đây là kiểu rừng tương đối đặc biệt, hình thành.

do các yếu tổ ting hợp của khí hậu, đất dai, địa hinh, hệ thực vật e6 tác động mạnh

của nhân tổ con người Đặc điểm kiễu rừng này là phần lớn cây cối gồm các loại

cây chịu hạn, có gi, lá nhỏ, thường sống ở vùng có đất đại rất xấu, khô cứng, ting

mỏng, x6i môn mặt, thiếu nước nên mùa hè có hiện tượng héo lá khi trời nắng hạn.

Loại rừng này phân bé nhiều ở ven biển huyện Sông Cầu, Tuy An, thị xã Tuy Hòa

Kiểu thực vit rên cất có dig tch khoảng 10.000ha, chủ yếu là có, ving kín

aid có một số cây gỗ như C , Mù U, Đặc biệt là Chai Lá Cong phân bổ ở các

huyện th ven biển, nhiều nhất ở huyện Sông Cầu và Tuy Hòa Hiện nay một số lớn

diện tích đã đưa vio canh tác, trồng rừng, xây dựng khu công nghiệp hoặc quy

hoạch khu công nghiệp.

* Thực vật trồng: Ngoài thực vật tự nhiên, thực vật trồng cing rất phong phú,phân bố chủ yéu ở vùng có độ cao dưới 100m gồm có các nhóm chính là cây lương

ing nghiệp, dược liệu theo thời vụ Cây lấy gỗ trồng theo

0

thực, thực phẩm, cây

chương trình, dự án, c sảnh và cây phân tân ở hộ gia đình 9,181

1.1.2 Đặc điểm mạng lưới sông ngồi

Lưu vực sông Ba có dạng chữ L, phinh rộng ở trung lưu và thu hep ở hai đầu

thượng và hạ lưu Mạng lưới sông ngồi kha diy và được phân bổ đều khắp trongvũng Chiều rộng bình quân lưu vục 486k, cổ nơi rộng 80 km,

Trang 17

Dang chính sông Ba được bắt nguồn từ đình Ngọc Rô (tinh Kon Tum) cao1.544m, sông chảy qua các tỉnh KonTum, Gia lai, DakLak và Phú Yên Diện tíchlưu vực sông Ba 14132 ka với chiều đãi 374 km, mật độ lưới sông 022 km lam”

Sông Ba có nhiều nhánh sông , suối nhỏ đổ vào trong đó có 36 phụ lưu cấp I, $4

ph lưu cấp I, 14 phụ lưu cắp Ill, Ngoài dng chính, lưu vue sông Ba có 3 nhánh sông đăng chú ý: [918192021]

Sông Ba

Sông Ba bất nguồn tir day n Ngọc Rô cao trên 1500m, thuộc địa phận tỉnh

Kon Tum Từ thượng nguồn tới gin An Khi ng chảy theo hướng Tây Bắc - Đông

i ảnh, độ đốc

Nam qua địa hình hiểm trở, chia cất mạnh, lòng sông hẹp,

lồng sông 20%.

thác gt

Từ Cheo Reo đến thị trấn Củng Sơn, sông chảy theo hướng Tây Bắc - Đông

Nam lại nhận thêm nước của phụ lưu sông Krong H Năng, diện tích lưu vực

1750kmỶ, chiéu dải sông 130km, đổ vio bên phải sông Ba tại ranh giới Gia Lai Phú Yên Sông Hinh diện tích lưu vực 932km?, dài 85km, bắt nguồn từ dãy núi Chư

-Mu cao 2051m, đổ vào bên phải Sông Ba ti xã Đức Bình Đông huyện Sông Hình,đây là vũng mưa lớn nhất trong toàn lưu vực sông Ba Năm 2000 thuỷ điện Sông

Hình bắt đầu ích nước phát điện, âm cho chế độthuỷ văn ở đây khác bit cn bản đặc biệt là trong mùa lũ

Đoạn sông cuối cùng chảy theo hưởng gần như Tây - Đông, nhưng từ Đồng

Bò, sông hơi chuyển hướng lệch về phía bắc và đồ nước ra cửa Da Giang Doansông này còn nhận thêm nước sông Con, sông Cai bên trái, sông Đồng Bồ bên phải,

lòng sông khá rộng, độ dốc nhỏ chỉ khoảng 1% Dọc theo hai bên bờ sông li các

rồng lớn tạo thinh cánh đồng phi nhiều, tri phú (Hind L2, L3)

Trang 18

BAN ĐỒ LƯU VUC SÔNG BA

Lv SÔNG TRA KHÚC TỶ LỆ 11160000

‘CHU THÍCH _ LÔNG HỒ,

Trang 19

Hình 1.3 Bản đồ vùng hạ lưu sông Ba từ Củng Sơn đến cửa Đà Rằng

Bảng 1.1: Các đặc trưng chính của sông Ba và một sé sông trong lưu vực

châu | ĐÔ | HỆ | HỆ dài | Toms | số |bình | hình | uốn | sông | tưới sông

Sông | Sông | Độ cao Độ dốc | Mậtđộ chính | nhánh | nguồn

Trang 20

[Neuén: Đài KTTV ki vực Nam Trung Bộ

1.3 Đặc điểm Khí tượng - Khí hậu

1.1.3.1 Chế độ gió

thí hậu quan trọng, nó phản ánh các điều

Gió cũng là một trong những nhân.

kiện hoàn lưu khí quyển và ác động đến nhiều mặt trong tự nhiên Chế độ giỏ được

nhiều ngành như: hing không, hàng hải, xây dựng, nông nghiệp, năng lượng, quan tâm

1 Hướng sid

Chế độ giỏ ở Phú Yên thể hiện hai mia rõ rt Mita đông thịnh hành một trong

ba hướng gió chính là: Bắc, Đông Bắc và Đông Mùa hạ là thời kỳ thịnh hành mộttrong hai hướng gió chính là Tây và Tây Nam Nhưng tùy thuộc vào địa hình mỗi

nơi, hướng giỏ thịnh hành ngay trong cũng một ving, một mùa cũng cổ thể khác

nhau

Ngoài ra, trong hai mùa giỏ mỗa, khi các trung tâm gi mia hoạt động yêu thi

tín phong hoặc gió địa hình chiếm ưu thé với hướng có thành phần Đông khá thịnh

hành.

2 Tắc dé giá

Trang 21

6 Phú Yên tốc độ giỏ trung bình năm khá nhỏ từ 15 - 2.5m, hàng thángtrung bình dao động từ 0,9 - 3,1m/s (Bang 1.2) Tháng có tốc độ gió trung bình lớn.nhất dat 28 3.Imvs, thing nhỏ nhất đạt 0.9 - 1,6mis Vũng ven bid tốc độ gió

trung bình vào thời kỳ gió mia mùa đông lớn hơn so với thời ky giỏ mùa mùa hạ và

lớn nhất vào tháng XI, tháng XI Ngược li, các thưng lãng thuộc wing núi có tốc

độ gió trung bình thing vào thời kỳ gió mùa mùa hạ lớn hơn vào thời kỳ gió mùa

mùa đông và lớn nhất vảo tháng VIL, VIIL Trên cao nguyên thoáng gid, tốc độ gidtrung bình lớn hơn đối với vùng thip và thung lãng kin gió Nếu ở củng một độ cao,tốc độ gió ở vùng ven biển có xu hướng lớn hơn những vùng nằm sâu trong đất liền

SơnHòa tt fit [1s 14 | 16 |24 |28 |28 [1409 ia jit [16

‘Ngudn: Dai KITV Kina vực NTB

1.1.3.2 Bao và dp thip nhiệt đói

Phit Yên, không phải bão dé bộ trực tiếp vào tinh mới gây những hiện tượng thời tiết cực đoan, mà nhiều cơn bão đổ bộ vào những tỉnh lân cận cũng gây thời tiếtnguy hiểm không kém Vi như cơn bão ngày 3/XI/1978 dé bộ vào Khánh Hoa, tốc

độ gió đo được ở Tuy Hòa 20m/s, Sơn Hòa 10m/s va Miễn Tây 28s Hay bão số 7

ngày 24/1X/1977 đồ bộ vio Bình Định; áp thấp nhiệt đới 46 bộ vào Ninh Thuận

2/XI/1986 cũng gây ra mưa lớn trong toàn tinh, mưa phổ biển 400 - 700mm, mưangày lớn nhất từ 200 - 400mm

Từ năm 1956 cho đến năm 2002, tring binh mỗi năm các tinh Nam Trung Bộ

có hơn Ø1 cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới đỗ bộ vào khu vực, Nếu tính tắt cả cáccơn bão và áp thấp nhiệt đới đỗ bộ vào Khinh Hỏa và Bình Định đều ảnh hưởng

trực tiếp đến Phú Yên th trung bình hàng năm Phú Yên ảnh hướng trực tiếp 01 cơn

Bão hoặc áp bàn tính gin 0.4 cơn bão (Bingp nhiệt đới, rong đó đỗ bộ vào di

Trang 22

64), Theo chuỗi số iệu từ 1976-2002 trung

hoặc áp thấp nhiệt đới đỗ bộ vào khu vực tinh (Hình 1.3)

"hàng năm Phú Yên có 0,54 cơn bão

BẲN ĐỒ DƯỜNG Dĩ TRUNG BÌN của Bảo

"Hình 1.4 Bản đồ đường di trung bình của bão

Bio, ấp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Phú Yên nhiều nhất là các năm 1980, 1983,

1990, 2001 nhưng cũng đều không quá 02 cơn và cũng có năm không có cơn bao

hay dp thấp nhiệt đới nào đổ bộ như các năm 1982, 1985, 1986, 1989, 1991, 1994,

1997, 1999, 2000, Nếu xết trong phạm vi ảnh hưởng của bão thi năm 1998 là nhiều

nhất, có tới 4 con Thời tiết do bão và áp thấp nhiệt đới gây ra trong thời đoạn ngắn,

nhưng nhiều khi lại làm biển đổi cả các đặc trưng khí hậu trước 46, nhất là yếu tổ

‘mua và gi mạnh [18]

1.1.3.3 Chế độ nhiệt

G Phú Yên, những vùng có độ cao dưới 100m nhiệt độ trung bình năm thường,

dao động trong khoảng 26 - 27°C, ở độ cao từ 100 - 300m nhiệt độ năm thường dao

Trang 23

động từ 24 - 25°C Cảng lên cao nhiệt độ không khí cảng giảm Ở độ cao trên 400m,

nhiệt độ trung bình năm giảm xuống còn 23 - 24°C, trên 1000m nhiệt độ trung bìnhnăm giảm xuống đưới 21°C

Ting nhiệt độ năm giữa các ving đều chênh lệch tương tự như nhiệt độ trong

bình năm Ving đồng bằng ven

9500'C - 9800°C, vùng núi ở độ cao dưới 400m giảm còn trên dưới '9500'C, ở độ cao 1000m chỉ còn trên dưới 7500°C

8500°C-ở độ cao đưới 100m tổng nhiệt độ năm đạt

- Biển tinh năm của nhiệt độ không khi

Hang năm, nhiệt độ thấp nhất thường xảy ra vào tháng I (21-23°C), sau đó

tăng din và thường dat cực đại vào thing VI (26-29°C) ri giảm dẫn đến thắng 1

năm sau Tuy nhiên, đây là tinh hình chung của nhiều năm Tùng năm cụ thể thắng lạnh nhất trong mùa đông cỏ th là tháng XII hoặc thing I Thing nông nhất có thể

là thing VI, thing VII hoặc thing VIIL Ta cổ thể nhận thấy r 1g biển trình năm.

énnhiệt độ ở Phú Yên khá thống nhất với h năm ở các nơi khác thuộc duyên.

hii Trung Bộ vẻ có dạng nhiệt đi, ạt cục đại vào thing VII và cục tiéu và tháng I

nhưng còn mang dáng dap biến trình năm dạng xích đạo, tức là cực đại hơi lệch về

dẫu mùa hè

Nhiệt độ ối cao hing ngày thường xây ra vào lúc sau trưa (13-14 gi) Ở PhúYên nơi có độ cao dưới 300m nhiệt độ tối cao trung bình năm đạt từ 29 - 32°C,nhiệt độ tối cao trung bình các thing dao động từ 25 - 35°C Cao nhất xảy a trongtháng VII ở ven biến, tháng V ở vùng núi đạt 33 - 36°C, thấp nhất xây ra vào thángXII hoặc tháng I đạt 25 - 27°C (Bảng 1.3) [I8]

Bang 1.3: Nhiệt độ trung bình tháng và năm (Đơn vị: *C)

Thăng TuyHòa - SonHòa | HàBằng | SéngHinh | Mién Tay

T BS aa

" Ba 24

m1 254 244

IV 3a 265

Trang 24

có thời gian nắng lớn Tổng số giờ nắng trung binh hing năm từ 2300 - 2500 giờ

Trong suốt 6 thing từ tháng II đến tháng VIL, số giờ nắng trung bình mỗi thắngđao động từ 230 - 270 giờ, mỗi ngày trung bình có tới 8 giờ Tháng IV, tháng V là

ha tháng có thi gian nắng nhiều nhất, trung bình hing tháng có từ 250 - 270 giờCác tháng ít nắng là những tháng mùa mưa, số giờ nắng trung bình hàng tháng cũng

trong khoảng 100 - 200 gid, trung bình mỗi ngày Š - 6 gid Tháng ít nắng nhất là thing XI, trung bình hang tháng từ 100 - 112 giờ nắng, Như vậy, số giờ nắng của

thing it nắng nhất chỉ xip xi bằng một nữa số giờ nắng của thing cực đại Sự chênh

lệch số giờ nắng này cũng phản ảnh rõ nét sự tương phản giữa bai mùa: mùa khô và

mùa mưa ẩm [18]

1.1.3.5 Bốc hơi

Tổng lượng bốc hơi năm ở Phú Yên tương đổi ổn định Năm nhiễu nhất vànăm ít nhất không quá 30% so với tổng lượng bốc hoi trung bình Hàng năm tổnglượng bốc hơi đạt từ 1100 - 1400mm, phân bổ không đều trong các thing Từ thẳng

X năm trước đến thắng HI năm sau, tổng lượng bốc hơi hàng tháng trung bình từ 50

Trang 25

«én dưới 100mm, riêng hung lãng Sơn Ha thing II dn thing II hing thing trungbình 120-130 mm, trong đỏ thấp nhất là tháng X và XI chi dat từ $0 - 80mm tháng

“Từ tháng IV đến thing IX, trung bình hằng thing đạt 100 - 200mm, trong đó cao

nhất là tháng VII, tháng VIII từ 150 - 200mm Càng lên cao bốc hoi khả năng có xu

hướng giảm Điễn hình tại Sông Hình ở độ cao 200m, qua số liệu khảo sắt tổnglượng bốc hoi năm chỉ côn 1100mm, thing bốc hoi nhiều nhắt cũng không vượt quá160mm va tháng thấp nhất chỉ đạt 31mm Tuy nhiên đây là vùng mưa lớn nhất tinh,

do đồ ở cũng độ cao với các khu vực khác, nhưng nhìn chung ở đây có tổng lượng

bốc hoi khả năng năm lớn hon 1100mm Biên độ bốc hơi năm dao động 40 - 60mm,

bốc hơi ngày lớn nhất 11 - 12mm, nhỏ nhất 04 - 5mm, rang bình 2.5 - 440mm,

Lộ có lượng mưa năm từ 1900 200mm, tếp đến là vùng đồng bằng ven biển phía

nam từ 1800 - 2100mm Những vùng còn lại như vùng ven biển phía bắc, thung.

Tăng sông Kỹ Lộ và sông Ba lượng mưa năm trung bình đạt 1600 - 180m trong đồ

tâm mưa thấp nhất là khu vực Chí Thạnh với lượng mưa năm trên dưới 1600mm

(Bảng 1.4) 9.13]

Bang 1.4 Một số đặc trưng mưa năm (Đơn vị: mm)

Mua trang |NmmmaMnj Nimxukt | Nămmm | Nim sult

Team Ì bint nim nhất hign nhỏnhất | hiện

Tuy Hòn 200, 3092 1993) 171 1982

Sông Cần T802 2582 1999 | 902 1982

Som Hòa 1780 2965 193 7 108 1982 Phú Lâm 1983 2927 v7? 1982

Trang 26

| Mua rung | Nim mun | Nămamất | Nim mura] Nămauit

"Nguồn: Đài KTTV Khu vực NIB

Phân bổ lượng mea theo mùa:

Bốn thing mùa mưa, lượng mưa trung bình nhiều năm khoảng 1200

-1900mm, chiếm từ 69 - 84% tổng lượng mưa năm Mùa mưa với đặc trưng nắng

mưa nhiều, tri địu mát, Đối lập là mia khô kêo đi sut tâm thing côn hi, rời

khả năng tạo cho hoi âm có thể ngưng tụ Cho nên mùa khô là thời kỳ thời

trong sing, nhiệt độ cao, nguồn âm nghéo nin, bc hơi mạnh và chỉ được bổsung phan nào bằng lượng mưa ít ỏi, thất thường Mùa khô mặc dù 6n định hơn mùa.

mưa nhưng không git nguyên sắ thái mã có năm đãi, năm ngắn, năm khô nhiễu,

năm khô ph thuộc vào dao động mùa mưa hàng năm cũng như vào tinh chất của

giõ mia, Tông lượng mưa mia khô khoảng 300 - 700mm, chiếm 16 - 31% lượng

mưa năm, trong đồở vùng núi thường chiếm 24 31%, ven biển thường chiếm 16 22% lượng mưa năm (Bảng 1.5) [18]

-Bảng 1.5: Lượng mưa trung bình nhiễu năm các tháng (Đơn vị: mm)

thang C1 H|M|NW|V|VI|VHIVH|D x XI [XU

Phác 48-31 | a3] 33] WO | 4W |A6| 49 [285 GT) SIT) 25

Hòa Đồng | 72-28 | 56 |45|100| 80 | 58 | 63 | 246 609 Gia | 328

Son Think j46 I7 | $4 [52] 124 | OO] 77 | T6 |235 631561272

‘Song inh) S821 | 68 | 65 | 15S] 195] 97 | 9S | 237) 626) ST | 274MiễnTy [22/10 | 38 [36] 125] 106] So | TOT [219 47 | 409 | 15s

SonHa 23/1 | 36 [38] 132] 112] ws | 113 | 209 469 | 400 | 152

Ging Son j2L 9 | 38 [35] 89 | 113] 75 | 106 | 180 AAT) 309 154

Trang 27

Hình 1.5 Bản đồ phân bồ lượng mưa

mùa mưa

1.1.4, Đặc điểm thủy văn

Thing UCI HỊM|NW|V |VI|VH|VIH|I X XI XU

Hà Bing ST 12 [26 |3S|H2| 7S |63 | 77 |235 517463 |159 Xuân Lãnh [đồ I7 | 36 |48 |ISS|T04 87 | 107 | 239 550491 | 169 ChMông T526 | 34 [31] 96 | TH | #4 | BT [269 394,607 | 315

SôngCầu 726 1l |I3.|20|SE|SI|Ai| 66 |2H S34) ABT | 193

mưa mùa khô

“Trong và lăn cận lưu vực sông Ba có 15 tram đo đạc thuỷ văn, trong đó có 13

tram đo cả yếu tổ lưu lượng và mực nước và có 2 trạm chỉ đo yếu tổ mực nước.Viang hạ lưu sông Ba có trạm Củng Sơn và Sông Hình đo yêu tổ Q, H, với thời gian

Trang 28

quan trắc ừ năm 1976 tới nay và tram Phú Lâm chỉ do yếu tổ H vớ thd gian quantrc từ năm 1977 ối nay,

Lưu vực sông Ba có thời gian mùa lũ kếo dai 4 thắng từ thing 9 tới thắng 12,

nhưng do đặc điểm mưa nên lưu vực có 4 thời kỳ lũ khác nhau:

+ Thời kỳ 1a tiểu man: _ Thường xảy ra vào thing 5, 6

= Thời kỳ lũ sớm; Thường xây ra vào thang 8, 9

+ Thời kỳ lũ chính vụ: _ Thường xảy ra vio tháng 10, 11

- Thờikỳlämuộn — Thưởng xảy ra vio thing 12, 1

‘Qua thống kê thủy văn cho thấy thời gian xuất hiện đinh lũ tại các trạm thủy

vào tháng 10 và thắng 11 hing năm.

1.1.4.1 Đặc điểm ding chay lũ

Ving hạ lưu lưu vục sông Ba luôn đối mặt với bão lũ và mức độ lũ ở đây

cắt lớn Trong vòng 60 năm trên lưu vực sông Ba xây a 3 tận ũ đặc biệt lớn, đ là

lũ năm 1943 (Qmax = 24000 m’/s), lũ năm 1964 (Qmax = 21800 mỶ/s) va lũ năm

1993 (Qmax = 20700 m'/s)

Đường quá trình lũ trên lưu vực sông Ba nếu gặp các hình thé thời tiết gây

mưa chỉ do 1 trong 4 yếu tổ bão, ấp thấp nhig đổi, giải hội tụ nhiệt đới hoặc gió mùa Đông Bắc gây ra thi hình dang lũ nhọn và lên nhanh, rút nhanh Néw tổ hop đầy đủ các hình thé thời tết nêu trên thì hình dạng lũ sẽ có nhỉ

Phân tích kết quả đo đạc lũ lớn nhất tại Củng Sơn (Flv 12400 km) từ năm 1977 tối

đình kế iếp nhau

1999 cho thấy lưu lượng lũ lớn nhất trung bình nhiều năm là 7020 m’/s, lũ lớn nhất

20700 m°/s đo được vào ngày 4/X/1993 và những trận lũ lớn kế tiếp vào các nam

1988, 1981, 1992 đều xây ra vào thing X và thing 11, Bảng 1.6 thống ké lưu lượng

1G lớn nhất của một số con lũ lớn tại các trạm đo lưu lượng hạ lưu lưu vực sông Ba

Do lưu vực sông Ba có độ dốc lớn, đặc điểm các sông ngắn và dốc nên thời

gian lũ trên lưu vực thường chi trong khoảng 3 - 5 ngày và tổng lượng lũ 1 ngày

Trang 29

lớn nhất chiếm tới 30 - 35% tổng lượng toàn trận lũ Tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất

tại Cùng Sơn đạt 2770.10° m’ năm 1981, đạt 2612 10° m° tháng 10/1993 [9,18,19,20,21]

Bang 1.6 Lưu lượng li lớn nhất tại một số trạm trên lưu vực sông Ba

Tên trạm Qmax (mì “Thời gian xuất hiện

An Khe 240 9/XUSI

Củng Son 20700 4/10/1993

Sông Hình 2/13/1986

Kring Hnăm 21286

Neguin: Đài KTTV Khu vực NTB

11.42 Đặc dim thủy vẫn mia cạn

Dang chảy mùa can chủ yếu là phần nước còn lại của mùa lũ năm trước, giảm

nhanh chồng theo đường nước rút và xuất hiện một cực tiêu thứ nhất vào cuối thing

TT hoặc thing IV, chi ng V, VL dong chảy có tăng lên nhờ mưa tiểu mãn, nhưng chưa vượt quá tính chit dòng chảy

từ 2,8 - 3% tổng lượng dòng chảy năm, Sang tÌ

mùa cạn Tháng VII, VIII dòng chảy trên các khu vực lại giảm chậm và xuất hiện

một cực tiêu phụ trong năm, tuy nhiên không ít năm dng chảy thấp nhất năm cũng xuất hiện vào thời kỳ này

Tính chung trong toàn tỉnh, lượng đồng chảy 8 thắng mủa cạn chỉ chiếm

khoảng 25 - 30% tổng lượng ding chảy năm, không thể đáp ứng nhu cầu ding nước

trong mùa cạn nếu như không có biện pháp ch trữ và sử dụng nước hợp ý.

Dang chảy nhỏ nhất năm là đc trưng thuỷ văn quan trong trong tỉnh oán thiết

kế các công trình cấp nước trên sông, thường được biểu thị dưới dang lưu lượng.nhỏ nhất Qmin (mÏs) hay Môduyn nhỏ nhất Mmin (9 am) cho 1 ngày, 10 ngày,

30 ngày, 3 tháng v.v.

Trang 30

1.1.8 Đặc điểm tình hình dân sinh kinh tế

Phú Yên thuộc tỉnh ven biển Nam Trung bộ, là một trong 7 tỉnh, thành thuộc.vùng kinh tẾ trọng điểm miễn Trung Phú Yên nằm ở phia Đông diy Trường Sơn

Đồi núi chiếm 70% diện tích, địa hình đốc từ Tây sang Đông và bị chia cắt mạnh.

Bờ biển đại gin 200m, có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các vinh, đầm,vũng, là điều kiện thuận lợï cho phát triển du lich, muôi trồng, đánh bắt hải sản và

vận tải biển

Dain số & lao động: Dân số 880.700 người (heo thông ké năm 2001) với

khoảng 30 dân tộc anh em chung sống với nhau trong đó người Kinh chiếm phần

lớn trong tổng s6 dân: Mật độ dân số trung bình: 174 người km”

Kink té: Tốc độ tăng trường (GDP) năm 2008 là 119, mục tiêu 2009 là 12%, bình quân thời kỹ 2006 ~ 2010 là 13% Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2008 là 380 triệu USD.

Dự lịch: Phù Yên có nhiều di tích và điểm du lịch như núi Nhạn ở ngay tronglòng thành phố Tuy Hỏa, soi bóng xuống đồng sông Da Ring Từ thành phố Tuy

Hòa, đi về phía bắc, du khách có thể thăm sông Cau, khu du lịch biển Long Thủy

một ving thiên nhiên mênh mông với dim © Loan nước trong vắt, các đảo ven bờ

như Hòn Chia, Hòn Yên, bai Tiên, chùa Đá Tring, ghénh Đá Đĩa với những lớp đá

phần lớn điện tích hạ lưu sau đập Đồng Cam bị ngập chìm trong nước Đặc biệt lũ

đặc biệt lớn tháng 10/1993 xây ra do 3 đợt bão liên tiếp đỗ bộ vào Phú Yên gây mưa

Trang 31

lớn trên điện rộng đã làm lũ sông Ba lên rit nhanh gây ngập hiu hết toàn bộ vùng

hạ lưu sông Ba Nước lũ đã tran qua kênh Bắc, Nam Dong Cam gây ngập toàn bộ.

vũng lúa của huyện Tuy Hoà thuộc địa phận các xã Hoa Phong, Hoà Thịnh, Hoi

Mỹ Đông, Hoà Đồng, Hoà Tân Tây Trận lũ này cũng đã gây ngập rất sâu cho

toàn bộ vùng hạ lưu sông Bản Thạch [21]

1.2.2, Thiệt hại do ngập lục

Mỗi năm khi mùa mưa bão vé, lũ đã gây ngập lục thiệt hại khá lớn về người

va tải sản tren lưu vực Mưa lũ gây chết người, nhà cửa bị ngập, bị sập, các công,

trình hạ ting co sở như trường học, bệnh viện bị hư hỏng, đường sé cầu cống công

trình thuỷ lợi bisa lờ, bị vỡ và bồi lắp Diện tích đất trồng trọt bị ngập lâu ngày lâm

cho lúa, hoa mau và các loại cây trồng khác bị thất thụ

Li tháng 10/1993 là là lớn nhất đã từng xây ra trên lưu vực sông Ba từ năm

1976 tới nay Theo báo cáo thệt hại do lũ gây ra của các huyện Tuy Hoà, Phú Hoà

và thị xã Tuy Hoà, lũ tháng 10/1993 đã làm 72 người chết, 4 người mat tích, 464

người bị thương, 10902 ngôi nhà bị sip đỗ hoàn toàn tỏi đ mắt, 138 kho tầng, tra

sở cơ quan, 264 trường học bi sụp đổ hoàn toàn, gần 20000 ha diện tích cây trồng

sắc loại bi ngập và hư hại, Gia súc gia cằm bi chết tồi khoảng 370 nghin con

'Ngoài r các thiệt hại về giao thông, thuỷ lợi cũng rất lớn, tới 105 cầu cổng bị sập

trôi, các tuyển đường giao thông bị sat lở và ngập tới hing trăm km Ước tính tong

thiệt hại của trận lũ này lên tới 394 tỷ đồng Tổng hợp thiệt hại do ngập hụt một số

năm vùng hạ lưu sông Ba được thống kê trong bảng 1.7 [21]

Bảng L7 Thiệt hại một số năm do ngập lũ vàng hạ lưu sông Ba

Hạng mục [Bon vi] 1993 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 Thiệt hai về người

Trang 32

Gái Cái

Cái Cái

Tram

1993

10902 14587 1144363

264

Tờ 9 23

20083 1500

ơn 250 27325 10000

1399

105 130

1872 1287

130 390

1998

263 1900

mL 1160

1999 | 2000

215 | 4

455 | 235 nọ

6 | 4

2B

2 | 1

2054 | 60 3023

Trang 33

Hạng mục — Đơnvj| 1993 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003

Cột điện đồ gay Cột |3081 | 41 | 4 17 2

Dây điện bị đút, mắt | km | 1259 1Tổng thật bại túc tink_10° | 394 | 120 | 54 | 24 |4056 | 42 | 103

‘Ngudn: Hiện Quy hoạch Thấy lợi

1.2.3 Hiện trạng cơng trình phịng chồng lũ và tiêu ing

Do đặc điểm lũ sơng Ba lên nhanh và rút cũng rắt nhanh, thi gian ngập lụt ngắn

nên vũng hạ lưu sơng Ba khơng cĩ hệ thống dé điều chống lũ Chỉ cố một số đoạn

đề ống xâm nhập mặn, ngăn cát, bảo vệ các khu din cư ở một số khu vực như đềPhú Cầu, Đơng Tác, Bãi Gối, Đà Nơng Ngồi ra phía bở i cửa Đà Ring cịn cĩ 7

nỗ hin bằng đã đỗ chống xơi lở bở sơng

Hiện tại trên tộn lưu we đã xây dựng được 147 hồ chứa, trong số đĩ chỉ cĩ 2

cơng trình cĩ khả năng cắt giảm lũ cho hạ du sơng Ba là hỗ Ayun hạ và

Hinh

Hồ Ayun hạ được xây dựng năm 1999-2000 trên nhánh Ayun tại vị tí cĩ diện

tích lưu vục 1670 km’ Hỗ cĩ nhiệm vụ tưới là chính với diện ch tưới thết kế

13500 ha, ngồi ra hồ cơn cĩ nhiệm vụ phịng lũ hạ du với dung tích phịng lũ153.10°mẺ

Hồ Sơng Hình được xây dựng từ năm 1995 trên nhánh sơng Hình ở vị tí cĩ

diện lưu vực 772 kmẺ, HB cĩ nhiệm vụ phát điện là chính Ngồi ra hỗ cịn cổnhiệm vụ phịng lũ cho hạ du với dung tích 250.10°m*

Nhu vậy, tổng dung tích phịng lũ của 2 hỗ chứa Ayun hạ và Sơng Hinh đạt-403.10 mẺ Trong khi đĩ tổng lượng lũ 7 ngày lớn nhất tai Củng Sơn năm 1981 đạt2,77 tỷ và năm 1993 là 2,6 tý, Như vay 2 hồ Ayun hạ và Sơnh Hình 1

được khoảng gần 15% tổng lượng là 1993, Đối với lũ tin suất 10%, hai hồ Ayun hạ

ri chỉ cắt

và Sơng Hình cũng chỉ cắt được khoảng 20% tổng lượng 7 ngày tai Cùng Sơn

‘Tom lại, hiện trang các cơng trình phịng chống lù trên lưu vực sơng Ba hiện

tại cơn quá ft, ong khi đĩ ghn như năm nào vũng hạ du cũng bị thiệt hạ ắt lớn bởi

Trang 34

ngập lụt Bởi vậy việc nghiền cứu các giải pháp nhằm giảm tht hại do bão lũ gây

ra trên lưu vực thực sự là việc Lim cần thiết [21]

1.24 Mục tiêu phòng chẳng lũ trên lưu vực

Mặc dù ở vùng hạ lưu sông Ba lũ thường gây ngập trên diện rộng nhưng quá trình lũ én nhanh và rút cũng nhanh Mùa là hạ du sông Ba thường kéo dài thắng

tir 15/9 ti 15/12, mỗi năm thường xây ra từ 1 tối vài ba trận lũ Vâo mùa mưa lũ

chính vụ, toàn bộ vùng hạ lưu sông Ba sự bỏ ngỏ không sản xuất nông nghiệp đã trởthành tập quấn canh tác tổn ti lâu đời, Vi vậy, mục tiêu chống lũ cho hạ lưu sông

Ba như sau:

- Lũ chính vụ: do ng lượng lũ lớn gây cho vũng độ siu bị ngập lớn, điện tích 1g và đài ngày nén không thể phòng chống được một cách triệt để mã chỉ ed

u giảm bớt tic hại của lũ, đảm bảo an toàn tính mạng và tii sản cho

người din trong ving, hạn chế ti mức thấp nhất thiệt hi về người vả tả sin do lĩ

bão gây ra

- La sớm, lũ muộn và lũ tiểu mãn: các thời kỳ lũ này có cường độ lũ nhỏ,

lượng mưa nội đồng không lớn nên có khả năng phòng chống được, Mục tiêu là

nghiên cứu các giải pháp để chống lũ là sớm, muộn và tia man, đảm bảo cho sản

nh xuất nông nghiệp nhằm nâng cao sản lượng lương thực thúc đẩy sự phát triển

tế xã bội và ôn định đời sống nhân dân trong vùng

Tuy nhiên hiện nay chưa có quy hoạch phòng chống lũ riêng cho lưu vực chưađược xây dụng nên việc rước tiên là cin thiết phải xây dựng cơ sở khoa học vàthực tiễn nhằm đưa ra được phương ấn phỏng chẳng Ii phục vụ phát triển KTXI

Ry

1.25 Phương án quy hoạch phòng chẳng lũ

1.2.5.1 Quan điểm chẳng lit

1é cập tới trong các kết

Quan diém về chống lũ cho hạ du sông Ba đã được

quả nghiên cứu như "Định hướng quy hoạch lũ miỄn Trung” (Viện QHTL

Trang 35

2000), "Hiệu quả chống lũ hạ du công trình thuỷ điện sông Ba hạ” Do đặc điểmđịa hình, lũ trên sông Ba lên nhanh và xuống cũng nhanh Những năm lũ lớn(10/1993) lũ vỀ gây ngập tran lan khắp vũng hạ lưu với độ ngập sâu lớn 2m đến

3m), những năm lũ nhỏ thường gây ngập từ 01,5 đến Im nhưng do dai đắt đồng

bằng hẹp, dốc, chạy sát biển nên nước rit nhanh ra biển Vì vậy mà vũng hạ lưu sông Ba nói riêng cũng như các ving duyên hải miễn Trung Trung Bộ không xây

dựng hệ thống đê ngăn lũ như các lưu vực sông khác thuộc miễn Bắc Do đó quanđiểm phòng chống lũ cho hạ du sông Ba chủ yếu vẫn là thích ngh, sống chung với

10 là chính Tuy nhiên cũng cần xem xét nhiệm vụ cắt lũ của một số công tình hồ

chứa cỏ quy mô lớn trên đồng chính sông Ba để giảm thiểu thiệt hại do lũ gây ra đối

với vùng hạ lưu sông Ba [22]

Qua phân tích liệt thong kê các trận lũ lớn thường xảy ra trong năm cho thay

lũ sớm mặc dit xuất hiện sau lũ tiểu mãn nhưng cường độ lũ lên cũng như độ lớn

của lưu lượng đỉnh 10, tổng lượng lũ lớn hơn so với lũ tiểu mãn Vì vậy sẽ tập trung:chống li ho lũ sớm, bởi nếu chống được lĩ sớm công cổ nghĩa là sẽ chống được lũ

tiểu mãn Còn với lũ chính vụ, do mức độ ngập lụt của hạ du rất lớn, nên việc

chống là chỉnh vụ là kh cỏ thể Hơn nữa tập quấn canh tác của người dân vũng

thường xuyên ngập lụt đã thích nghỉ với lũ chính vụ, trong mùa lũ chính vụ vùng

ngập trũng thường bỏ ngỏ Vì vậy, việc tính toán lũ chính vụ chi có tính chất kiểm

tra [21]

1.2.5.2 Vùng bảo vệ

‘Ving hạ lưu sông Ba là vùng thường xuyên đối mặt với mưa bdo lũ ut, trong

đồ toàn bộ đất đa, cơ sở hạ ng và din cự nằm trong phạm vi đường 25 kết hợp

với kênh chính Bắc Đồng Cam, đường liên huyện lên Sông Hình kết hợp với kênh.chính Nam va vùng cửa sông Đà Rang chủ yếu thuộc địa phận các huyện Phú Hoà,

‘Tuy Hoà và thị xã Tuy Hoa cin bảo vệ

Trang 36

- Căn cứ vào tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam TCXDVN 285-2002: Các quyđịnh chủ yếu về thiết kế

~ Căn cứ vào tiêu chuẩn phân cấp đê ban hành theo nghị định 429-HĐBT

~ Cin cử vào quy phạm thuỷ lợi QPTL A.6.77.

Ap dụng cho lưu vực sông Ba có vùng cần bảo vệ là hạ lưu sông Ba nằm trên

địa bản các huyện Tuy Hod, thành phố Tuy Hoà, huyện Phú Hoà, hàng năm thường

có khoảng hơn 5000 ha bị ngập.

= Theo Nghị định 429 HIĐBT tiêu chuẩn thiết kế để cấp HL

- Theo QPTL A.6-77 tiêu chuẩn thiết kế đề cấp IV

Do vậy, chọn tin suất lũ thiết ké của công trình dé cắp IV : 10 %,

1.2.54 Các phương uy hoạch phòng chẳng lũ và tiên ứng

“Xây dựng các hành lang thoát lũ kết hợp công trình điều tết lũ thượng lưu là

biện pháp chống lũ cơ bản đối với vùng hạ lưu sông Ba Hiện nay trên lưu vực đãhình thành 2 đập chắn lũ là Quốc lộ LA và đường sắt thống nhất Bắc Nam Phía hạ

ưu hai bên tả hữu đã có kênh chính bắc nam đập Đồng Cam kết hợp giao thông là đường liên tinh 7B (bắc) và 436 (nam) nhưng nhiễu đoạn khi có lũ lớn nước vẫn

tràn qua Trén lưu vực hiện tại chỉ có 2 hồ chứa đa mục tiêu tong đó có nhiệm vụ

phòng lũ là hỗ Ayun hạ và hồ Sông Hình Ngoài ra còn có hỗ chứa sông Ba he

đang được xây dụng Trong tương lai quy hoạch để nghị xây đựng bộc thang các

công trình hỗ chứa đa mục tiêu phía thượng nguồn có tác dụng cắt lũ cho hạ du bao

gdm hồ Krông LInăng, hồ An Khê ~ Kanak [21]

Trang 37

CHƯƠNG 2

H VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH TOÁN

2⁄1 TONG QUAN CÁC MÔ HÌNH THỦY VAN THỦY LỰC DANG SỬDUNG HIỆN NAY

2.1.1 Mô hình toán thủy văn

Mô hình hệ thống thủy văn có thể là mô hình vật lý, mô hình tương tự hay

mô hình toán học Mô hình vật lý bao gồm các mô hình ty lệ - tức là các mô hình biểu thị hệ thống thật đưới dạng thu nhỏ như mô hình thủy lực của đập tràn Môi hình tương tự là một mô hình vật lý khác có tính chất tương tự như mô hình nguyên thể, ví dụ như mô hình tương tự điện trong thủy lực.

Mô hình toán học miêu tả hệ thống dưới dạng toán học Mô hình toán học là

tập hợp các phương trình toán học, các mệnh đÈŠ logic thể hiện các quan hệ giữa

các biển và các thông số của mô hình để mô phỏng hệ thống tự nhiên hay nồi cáchkhác mô bình toán học là một hệ thống biến đổi đầu vào (hình dang, điều kiện biên,

lực vv thành đầu ra tốc độ đồng chảy, mye nước, lưu lượng v ).

Cée mô hình thủy văn có thé được ding để xác định digu kiện biên cho môhình thủy lực Trong thủy vin có nhiễu dạng him tập trung nước và có nhiềuphương pháp xây dựng nữa Phương pháp chảy đẳng thời dựa vào tốc độ chảy biếnđỗi để xác dịnh diện tích cháy ding thời, do đó xác định được đường tip trungnước Phương pháp đường lưu lượng đơn vị lần đầu tiên do Sherman dé nghị, sau

46 được nhiều tác giả phát triển và hoàn thiện Đường tập trung nước của Kalinin

-Miliukov và đường đơn vị Nash được xem sự điề tết trong sông hay trong lưu vựctương đương với sự điều tiết của một hệ thông hỗ chứa tuyến tính đồng nhất

Với giá thiết đó, tuy bước đi và cách gi quyết cụ thể cổ khác nhau, nhưng

cả hai đều dẫn tới đường tập trung nước có dạng tương tự dang hàm Gammua, Một

Trang 38

số dạng đường đơn vj tổng hợp như Sayder, SCS, Clark được nghiền cứu xâydựng để tính toán cho lưu vực không có tải liệu quan trắc dòng chảy [4,8,13]

2.1.1.1 Mô hình đường đơn vị

Mô hình được Shermuan để xuất năm 1932, là một dạng mô hình thay văn tắt

định hộp đen ra đời sớm nhất trên thể giới Bản chất của phương pháp là xử lý hàmtập trung nước bằng đường đơn vị, Đường đơn vị dược định nghĩa là đường quátrình dòng chảy trực tiếp được tạo ra bởi một đơn vị lượng mưa vượt quá thắm (haymưa hiệu quả) phân bổ du tr lưu vue và cổ cường độ mưa không đổi trong

khoảng thời gian mưa hiệu quả Mối quan hệ lượng mưa vào và lượng đồng chảy ra

của hệ thông được biểu đạt thông qua một hàm truyỄn, còn gọi là him tập trung

nước hoặc hàm ảnh hưởng hoặc đường đơn vi tổng hợp Him truyền thường được

tính ngược từ ti liệu thực do của lượng vào và lượng ra eta hệ thông, Khi himtruyền được xác định, lượng ra của hệ thống được tinh theo tích phân Duhamel

(4813)

QW) = [ hŒ).ƒf0=)dr an

Trong đó

(Q(t) - lưu lượng tạ thời điểm tbất kỳ

Ine) lượng mưa hiệu quis

(G0 - hàm ảnh hưởng

C6 3 phương pháp thường ding để xác định đường đơn vi

++ Xây dựng đường đơn vị trực tiếp từ tả liệu thực do.

+ Tính toán đường đơn vị từ phương trình rời rạc của tích phân chập Duhamel

+ Phương pháp đường đơn vi dang Nash,

Đường đơn vi tổng hợp:

Trang 39

Phương pháp này được áp dụng khi ưu vực không có ti liệu quan trắcdong chảy Có 3 dạng đường thong dùng là Snyder; Clark và SCS,

Đường đơn si tổng hop Snyder: Phương phấp do Snyder đề xuất năm 1938 dựa

theo mỗi quan hệ giữa các đặc trưng hình dạng của một đường qué trình đơn vị

chuẳn Các đặc trưng của đường đơn vị cần xác định đối với thời gian mưa hiệu quả

cho trước là thi gian tré Tp; lưu lượng định trên một đơn vị diện tích của lưu vực

pi độ đài thời gian đáy t„ và các chiểu rộng W của đường quá trình tại các tung độ

bằng 509

được đường quá trình đơn vị theo yêu cảu.

75% của lưu lượng đỉnh Sử dụng các đặc trưng này có thể xác định

Ất năm 1945, doiĐường quả tnh đơn vi Clark: Phương pháp này được để x

hỏi phải xác định 3 yêu tổ làm cơ sở cho tinh toán đường đơn vị, đó là thời gian tập

trung ding chảy Te; hệ số lượng trữ R và đường quan hệ thời gian ~ di hu

~ Đường đơn vị không thứ nguyên SCS: Phương pháp do Co quan Bảo vệ thổ.nhưỡng Hoa Kỹ đề xuất năm 1972, cho phép tính đường đơn vi thông qua các đặc

trưng lưu vực và giới hạn giữ nước tối đa trên lưu vực được tính từ phương pháp

đường cong SCS Phương pháp này đơn giản và đã được ép dụng cho nhiều lưu vực

sông suối ở nước ta [4,813]

2.1.1.3 Mô hình TANK

Mô hình TANK ra đời năm 1956 tại trung tâm quốc gia phỏng chéng | ñ lạtNhật Bản, tác giả là M Sugawar Lưu vực được mô tả như một chuỗi các bể chứa.sắp xếp theo hai phương thing đứng và nằm ngang Giả thiét cơ bản của mô hình

dong chảy mate dng như dòng thẩm là các hàm số của lượng nước trữ trong các,

tng đất Mô hình chai dang cấu trúc đơn và kép [48,13]

+ Mô hình TANK đơn: không xét sự biến đổi của độ âm đắt theo không

gian, phù hợp với những lưu vực nhỏ trong ving âm ớt quanh năm Lưu vực được

mô t bởi bồn bé chúa xếp theo chiều thẳng đứng Mỗi bổ chữa c6 một hoặc một vải

Trang 40

cửa mm ở thành bên và một cửa 1a ở đấy Lượng mưa rơi xuống mặt đất đi vào bétrên cùng, Sau khi khấu trừ tồn thất bốc hơi một phần sẽ thắm xuống bé dới theo.cửa ra ở diy, một phần cung cắp cho ding chảy trong sông theo các cia m ở thành

bên Quan hệ giữa lượng đồng chảy qua các cửa với lượng dm trong các bé là tuyển tính

Y=B(X-H) 62)

Yu=uX 63)

“Trong đó

X- lượng mưa;

H độ cao cửa ra thành bên;

ta, 0 = hệ số cửa ra thành bên và day;

`Y, Yo đồng chảy tại cửa ra thành bên va đáy.

Mô hình TANK mô phỏng cấu trúc ẩm trong các ting đất của lưu vực

Lượng đồng chảy hình thành từ các bé thể hiện đặc tính các thành phần ding chảy

iat sit mật và dòng chay ngim Dong chảy hình thành từ tất cả các bể chứa mô tả

sự biển dang đồng chảy do tác dung điề tiết của đồng sông la lớp nước có sẵn ban

au trong sông.

+ Mô hình TANK kếp: xét đến sự biến đổi độ ảm của đất theo không gian Lưu

vực được chia thành các vành đai có độ ẩm khác nhau Một vành dai được diễn tả

bằng một mô hình TANK đơn Về nguyên the số lượng vành đai có thể bat kỳ,Nhưng trong thực từ tính toán thông lấy 4 vành đai mỗi vành dai có 4 ba, tổng cộng

toàn mô hình có 16 bé chứa Với sự mô phỏng này, trên toàn lưu vực có những phần

âm, phần khô biến đổi theo quy lưuật nhất định Khi mưa bắt đầu, phần lưu vực âm

tt sẽ phát tiễn từ khu hẹp ven sông lan din đến những vùng cao hơn theo thứ tự S4, S3, S2, SI (trong đó Si biểu thị vành dai thứ i so với toàn lưu vực) Nege lại, khi mia khô bit đầu do lượng âm wat cung cấp ít din hoặc không có, hưu vực

khô dẫn từ những vành đai cao nhất đến vành dai thấp hơn theo thứ tự SI, S2, S

Ngày đăng: 14/05/2024, 09:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w