1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT – MUỐI CỦA LỚP MẶT BIỂN ĐÔNG TRONG MÙA HÈ VÀ MÙA ĐÔNG

10 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một số đặc trưng nhiệt – muối của lớp mặt Biển Đông trong mùa hè và mùa đông
Tác giả Phạm Xuân Dương
Trường học Viện Hải dương học, Nha Trang
Chuyên ngành Hải dương học
Thể loại Bài báo khoa học
Năm xuất bản 2007
Thành phố Nha Trang
Định dạng
Số trang 10
Dung lượng 1,4 MB

Nội dung

Kinh Tế - Quản Lý - Y khoa - Dược - Khoa học tự nhiên Phạm Xuân Dươ ng, 707-716 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-1492007, Nha Trang 707 MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT – MUỐI CỦA LỚP MẶT BIỂN Đ ÔNG TRONG MÙA HÈ VÀ MÙA ĐÔNG Phạm Xuân Dương Viện Hải dương học, Nha Trang Tóm tắt Qua phân tích số liệu nhiệt độ, độ muối trên phạm vi toàn Biển Đ ông vào mùa hè và mùa đông, ở các tầ ng sâu 0 m, 10 m, 30 m, 50 m và 100 m, cho thấy rằng: Vào mùa đông nhiệt độ nước biển các tầ ng 0 m, 10 m, 30 m, 50 m có xu thế nóng dần lên từ phía bắc xuống phía nam, nhưng ở tầng sâu 100 m nhiệt độ không chênh lệch nhiều như ở các tầ ng trên. So sánh nhiệt độ nước biển tầng 100 m ở trong tháng 1 và tháng 7 cho thấy nhiệt độ nước biển ở phần phía Bắc Biển Đông từ 15o đến 23o vĩ độ Bắc vào tháng 1 (mùa đông) lại cao hơn nhiệt độ nước biể n vào tháng 7 (mùa hè). Nhiệt độ trung bình của toàn bộ khối nước biển từ 0 m đế n 100 m trong tháng 1 là 24,340 C và tháng 7 là 25,99 0 C. Độ muối củ a toàn bộ khối nước biển từ 0 m đến 100 m của Biển Đông ở tháng 1 trung bình là 33,84 ‰ và tháng 7 là 33,79‰. Sự chênh lệch độ muố i trung bình giữa mùa hè và mùa đông là –0,05‰, tức là ở mùa đông thì độ muối lại cao hơn ở mùa hè là 0,05‰. SOME DISTRIBUTION FEATURES OF TEMPERATURE AND SALINITY IN THE SURFACE LAYER OF THE EAST SEA IN SUMMER AND WINTER Pham Xuan Duong Institute of Oceanography, 01 Cauda, Vinh Nguyen, Nhatrang City, Vietnam Abstract Analysis of the data of temperature and salinity in the East Sea during summer and winter seasons at the layers of 0, 10, 30, 50 and 100 m was carried out. The studied results show that in winter season the water temperature increased from the northern to southern parts of the East Sea at all layers, except the water layer of 100 m depth where the water temperature changed a little in space. In the northern part (150 – 23 0 N) of the East Sea at the layer of 100 m depth during the winter season (January) the water temperature was higher than in the summer season (July). Average water temperature of the water mass from surface to 100 m depth layer was 24.34 0 C and 25.99 0 C during winter and summer seasons, respectively. Average salinity of the water mass from surface to 100 m depth layer was 33.84‰ and 33.79‰ during winter and summer seasons, respectively. Pham Xuan Duong, 707-716 Proceedings of National Conference ‘Bien Dong – 2007’, Sept. 12-14, 2007, Nhatrang 708 I. NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG Sử dụng toàn bộ nguồn số liệu nhiệt độ và độ muối nước biển trên phạ m vi toàn Biển Đông, các số liệu này có ở Trung tâm Dữ liệu biển thuộc Viện Hả i dương học thu thập được thông qua đề tài cấp nhà nước KHCN 06.01 từ nă m 1930 đến năm 1998. Nguồn số liệu nhiệt độ và độ muối nước biển Biển Đ ông có khối lượng rất lớn nhưng trải rộng không đều có những vùng có rất nhiề u chuyến và nhiều trạm đo, nhưng có những vùng thì có một hoặc hai, thậ m chí không có số liệu nhiệt độ hoặc độ muối nào cả . Qua phân tích, xử lý số liệu, chúng tôi thấy rằng các số liệu nhiệt, muối ở trong khoảng toạ độ từ 2 o 25o N, 100 o 120o E là khu vực có số liệu tương đối đầy đủ hơn ở khu vực còn lại. Trên cơ sở đó chúng tôi tiế n hành phân chia Biển Đông thành các ô vuông, mỗi chiều là 01o , xử lý tất cả các số liệ u có trong khu vực đó theo từng tầng độ sâu 0 m, 10 m, 30 m, 50 m, 100 m (xét trong lớp hoạt động và cũng do ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có độ sâu chủ yếu 100 m trở lại) và chúng tôi chỉ xem xét tới các đặc trưng nhiệt, muố i trong các tháng 1 (đại diện cho mùa đông, hệ thống gió mùa Đông – Bắc thị nh hành) và tháng 7 (đại diện cho mùa hè, hệ thống gió mùa Tây – Nam thịnh hành). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Kết quả được trình bày trên các bản đồ đẳng nhiệt và đẳng muối ở các tầ ng sâu 0 m, 10 m, 30 m, 50 m, 100 m (từ hình 1A-B đến 10A-B). Đây là bản đồ nhiệ t, muối trung bình nhiều năm và trung bình theo ô vuông 1 độ cho vùng khơ i Biển Đông cho từng lớp độ sâu. Từ các bản đồ này cho ta thấy nhiệt độ nướ c biển các tầng 0 m, 10 m, 30 m, 50 m có xu hướng nóng dần lên từ phía Bắ c xuố ng phía Nam trong tháng 1. Nếu áp dụng sự biến thiên nhiệt độ kiểu như khí tượng Synố p thì chúng ta có thể xác định được các rãnh, front từ đó có thể xác định được các khố i nước lạnh ở phía Bắc và khối nước nóng ở phía Nam. Lưỡi nước lạnh ở tầ ng 0 m, tầng 10 m và tầng 30 m có thể kéo dài tới tận Nam Bộ dọc theo bờ biể n (xem hình 1A-B, 2A, đường đẳng nhiệt 24,7o C, 24,5 o C ). Ở tầng 50 m có một số khu vực nhiệt độ ở nơi đó lớn hơn nhiệt độ ở môi trường xung quanh (xem hình 13, đường đẳng nhiệt 26,5o C và 27,0 o C). Trong khi đó ở tầng 100 m có khu vực nhiệt độ ở đó nhỏ hơn nhiệt độ ở môi trườ ng xung quanh nó (xem hình 9A, đường đẳng nhiệt 19,5o C). Ở tầng 100 m chúng ta có thể xác định rất dễ dàng rãnh khối nước lạ nh có tâm là đường 16 o C tới độ lõm nhất của đường đẳng 19,5 o C ở phần nửa phía Phạm Xuân Dươ ng, 707-716 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-1492007, Nha Trang 709 Bắc Biển Đông, nói chung ở mặt đẳng sâu 100 m nhiệt độ biế n thiên không nhiề u theo không gian. Hình 1. Sơ đồ đường đẳng nhiệt: - A. Tháng 1, tầng 0 m; - B. Tháng 7, tầ ng 0 m Hình 2. Sơ đồ đường đẳng muối: - A. Tháng 1, tầng 0 m; - B. Tháng 7, tầ ng 0 m Vào tháng 7 sự biến thiên nhiệt độ theo các tầ ng 0 m, 10 m, 30 m theo không gian cũng không lớn lắm, nhiệt độ nước biển tầng 0 m, 10 m đượ c xem như là đồng nhất ở nhiệt độ 29 o C (xem Hình 1B và Hình 3B) ngoại trừ một số vùng nhỏ. Các tầng 0 m, 10 m, 30 m và 50 m ở khu vực ngoài khơi đối diện Trung Quoác Vieät Nam 100 o 120 o 2 o 25 o Trung Quoác Vieät Nam 100 o 120 o 2 o 25 o A B Trung Quoác Vieät Nam 100 o 120 o 2 o 25 o Trung Quoác Vieät Nam 100 o 120 o 2 o 25 o A B Pham Xuan Duong, 707-716 Proceedings of National Conference ‘Bien Dong – 2007’, Sept. 12-14, 2007, Nhatrang 710 với ven biển miền Trung có một số tâm nước lạnh ở đó nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ môi trường xung quanh và có các đường xiết nhiệt độ xiết mạ nh (Hình 1B, 3B, 5B và Hình 7B), ở tầng 100 m cũng có hiện tượng như vậy nhưng nó mờ nhạt hơn, so sánh nhiệt độ nước biển tầng 100 m ở trong tháng 1 và tháng 7 ta thấy rằng nhiệt độ nước biển ở phần phía Bắc Biển Đông từ 15o đến 23o vĩ độ Bắc vào tháng 1 (mùa đông) lại cao hơn nhiệt độ nước biể n vào tháng 7 (mùa hè) ở cùng vĩ độ và độ sâu (Hình 9A-B). Hình 3. Sơ đồ đường đẳng nhiệt: - A. Tháng 1, tầng 10 m; - B. Tháng 7, tầ ng 10 m Hình 4. Sơ đồ đường đẳng muối: - A. Tháng 1, tầng 10 m; - B. Tháng 7, tầng 10 m Trung Quoác Vieät Nam 100 o 120 o 2 o 25 o Trung Quoác Vieät Nam 100 o 120 o 2 o 25 o A B Trung Quoác Vieät Nam 100 o 120 o 2 o 25 o Trung Quoác Vieät Nam 100 o 120 o 2 o 25 o A B Phạm Xuân Dươ ng, 707-716 Tuyển tập Báo cáo Hội nghị Quốc gia "Biển Đông-2007", 12-1492007, Nha Trang 711 Độ muối của tháng 1 (mùa đông): Tầng 0 m, 10 m, 30 m, 50 m, độ muối ở vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ thấp hơn độ muối còn lại ở khu vực Biển Đông và ở khu vực này xuất hiện cả các tâm độ muối thấp và tâm độ muố i cao. Các tâm muối thấp nằm về phía Nam Biển Đông, nằm trong khoảng tọa độ từ 110 0 đến 1140 E và khoảng từ 6 0 đến 12 0 N. Tâm độ muối cao (34,7‰) lạ i nằm ở phía Bắc Biển Đông, trong khoảng tọa độ từ 115,50 đến 117 0 E và từ 210 đến 23 0 N (Hình 2A, 4A, 6A, và 8A). Phân ...

Trang 1

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG NHIỆT – MUỐI CỦA LỚP MẶT BIỂN ĐÔNG

TRONG MÙA HÈ VÀ MÙA ĐÔNG

Phạm Xuân Dương

Viện Hải dương học, Nha Trang

Tóm tắt Qua phân tích số liệu nhiệt độ, độ muối trên phạm vi toàn Biển Đông

vào mùa hè và mùa đông, ở các tầng sâu 0 m, 10 m, 30 m, 50 m và 100

m, cho thấy rằng: Vào mùa đông nhiệt độ nước biển các tầng 0 m, 10 m,

30 m, 50 m có xu thế nóng dần lên từ phía bắc xuống phía nam, nhưng

ở tầng sâu 100 m nhiệt độ không chênh lệch nhiều như ở các tầng trên

So sánh nhiệt độ nước biển tầng 100 m ở trong tháng 1 và tháng 7 cho

thấy nhiệt độ nước biển ở phần phía Bắc Biển Đông từ 15 o đến 23 o vĩ độ

Bắc vào tháng 1 (mùa đông) lại cao hơn nhiệt độ nước biển vào tháng 7

(mùa hè) Nhiệt độ trung bình của toàn bộ khối nước biển từ 0 m đến

100 m trong tháng 1 là 24,34 0 C và tháng 7 là 25,99 0 C Độ muối của toàn

bộ khối nước biển từ 0 m đến 100 m của Biển Đông ở tháng 1 trung

bình là 33,84 ‰ và tháng 7 là 33,79‰ Sự chênh lệch độ muối trung

bình giữa mùa hè và mùa đông là –0,05‰, tức là ở mùa đông thì độ

muối lại cao hơn ở mùa hè là 0,05‰

SOME DISTRIBUTION FEATURES OF TEMPERATURE AND SALINITY IN THE SURFACE LAYER OF THE EAST SEA

IN SUMMER AND WINTER

Pham Xuan Duong

Institute of Oceanography, 01 Cauda, Vinh Nguyen,

Nhatrang City, Vietnam

Abstract Analysis of the data of temperature and salinity in the East Sea during

summer and winter seasons at the layers of 0, 10, 30, 50 and 100 m was

carried out The studied results show that in winter season the water

temperature increased from the northern to southern parts of the East

Sea at all layers, except the water layer of 100 m depth where the water

temperature changed a little in space In the northern part (15 0 – 23 0 N)

of the East Sea at the layer of 100 m depth during the winter season

(January) the water temperature was higher than in the summer season

(July) Average water temperature of the water mass from surface to

100 m depth layer was 24.34 0 C and 25.99 0 C during winter and summer

seasons, respectively Average salinity of the water mass from surface

to 100 m depth layer was 33.84‰ and 33.79‰ during winter and

summer seasons, respectively

Trang 2

I NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG

Sử dụng toàn bộ nguồn số liệu nhiệt độ và độ muối nước biển trên phạm vi toàn Biển Đông, các số liệu này có ở Trung tâm Dữ liệu biển thuộc Viện Hải dương học thu thập được thông qua đề tài cấp nhà nước KHCN 06.01 từ năm

1930 đến năm 1998 Nguồn số liệu nhiệt độ và độ muối nước biển Biển Đông

có khối lượng rất lớn nhưng trải rộng không đều có những vùng có rất nhiều chuyến và nhiều trạm đo, nhưng có những vùng thì có một hoặc hai, thậm chí không có số liệu nhiệt độ hoặc độ muối nào cả

Qua phân tích, xử lý số liệu, chúng tôi thấy rằng các số liệu nhiệt, muối ở trong khoảng toạ độ từ 2o÷ 25o N, 100o ÷ 120o E là khu vực có số liệu tương đối đầy đủ hơn ở khu vực còn lại Trên cơ sở đó chúng tôi tiến hành phân chia Biển Đông thành các ô vuông, mỗi chiều là 01o, xử lý tất cả các số liệu có trong khu vực đó theo từng tầng độ sâu 0 m, 10 m, 30 m, 50 m, 100 m (xét trong lớp hoạt động và cũng do ở vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan có độ sâu chủ yếu 100 m trở lại) và chúng tôi chỉ xem xét tới các đặc trưng nhiệt, muối trong các tháng 1 (đại diện cho mùa đông, hệ thống gió mùa Đông – Bắc thịnh hành)

và tháng 7 (đại diện cho mùa hè, hệ thống gió mùa Tây – Nam thịnh hành)

II KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Kết quả được trình bày trên các bản đồ đẳng nhiệt và đẳng muối ở các tầng sâu

0 m, 10 m, 30 m, 50 m, 100 m (từ hình 1A-B đến 10A-B) Đây là bản đồ nhiệt, muối trung bình nhiều năm và trung bình theo ô vuông 1 độ cho vùng khơi Biển Đông cho từng lớp độ sâu Từ các bản đồ này cho ta thấy nhiệt độ nước biển các tầng 0 m, 10 m, 30 m, 50 m có xu hướng nóng dần lên từ phía Bắc xuống phía Nam trong tháng 1

Nếu áp dụng sự biến thiên nhiệt độ kiểu như khí tượng Synốp thì chúng

ta có thể xác định được các rãnh, front từ đó có thể xác định được các khối nước lạnh ở phía Bắc và khối nước nóng ở phía Nam Lưỡi nước lạnh ở tầng 0

m, tầng 10 m và tầng 30 m có thể kéo dài tới tận Nam Bộ dọc theo bờ biển (xem hình 1A-B, 2A, đường đẳng nhiệt 24,7o C, 24,5o C )

Ở tầng 50 m có một số khu vực nhiệt độ ở nơi đó lớn hơn nhiệt độ ở môi trường xung quanh (xem hình 13, đường đẳng nhiệt 26,5o C và 27,0oC) Trong khi đó ở tầng 100 m có khu vực nhiệt độ ở đó nhỏ hơn nhiệt độ ở môi trường xung quanh nó (xem hình 9A, đường đẳng nhiệt 19,5oC)

Ở tầng 100 m chúng ta có thể xác định rất dễ dàng rãnh khối nước lạnh

có tâm là đường 16oC tới độ lõm nhất của đường đẳng 19,5oC ở phần nửa phía

Trang 3

Bắc Biển Đông, nói chung ở mặt đẳng sâu 100 m nhiệt độ biến thiên không nhiều theo không gian

Hình 1 Sơ đồ đường đẳng nhiệt: - A Tháng 1, tầng 0 m; - B Tháng 7, tầng 0 m

Hình 2 Sơ đồ đường đẳng muối: - A Tháng 1, tầng 0 m; - B Tháng 7, tầng 0 m

Vào tháng 7 sự biến thiên nhiệt độ theo các tầng 0 m, 10 m, 30 m theo không gian cũng không lớn lắm, nhiệt độ nước biển tầng 0 m, 10 m được xem như là đồng nhất ở nhiệt độ 29oC (xem Hình 1B và Hình 3B) ngoại trừ một số vùng nhỏ Các tầng 0 m, 10 m, 30 m và 50 m ở khu vực ngoài khơi đối diện

Trung Quoác

Vie ät N am

Trung Quoác

Vie ät N

am

Trung Quoác

Vie ät N am

2o

25o

Trung Quoác

Vie

ät N

am

2o

Trang 4

với ven biển miền Trung có một số tâm nước lạnh ở đó nhiệt độ thấp hơn nhiệt

độ môi trường xung quanh và có các đường xiết nhiệt độ xiết mạnh (Hình 1B, 3B, 5B và Hình 7B), ở tầng 100 m cũng có hiện tượng như vậy nhưng nó mờ nhạt hơn, so sánh nhiệt độ nước biển tầng 100 m ở trong tháng 1 và tháng 7 ta thấy rằng nhiệt độ nước biển ở phần phía Bắc Biển Đông từ 15o đến 23o vĩ độ Bắc vào tháng 1 (mùa đông) lại cao hơn nhiệt độ nước biển vào tháng 7 (mùa hè) ở cùng vĩ độ và độ sâu (Hình 9A-B)

Hình 3 Sơ đồ đường đẳng nhiệt: - A Tháng 1, tầng 10 m; - B Tháng 7, tầng 10 m

Hình 4 Sơ đồ đường đẳng muối: - A Tháng 1, tầng 10 m; - B Tháng 7, tầng 10 m

Trung Quoác

Vie ät N am

2o

Trung Quoác

Vie ät N

am

2o

25o

Trung Quoác

Vie

ät N am

Trung Quoác

Vie

ät N am

Trang 5

Độ muối của tháng 1 (mùa đông): Tầng 0 m, 10 m, 30 m, 50 m, độ muối

ở vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ thấp hơn độ muối còn lại ở khu vực Biển Đông và ở khu vực này xuất hiện cả các tâm độ muối thấp và tâm độ muối cao Các tâm muối thấp nằm về phía Nam Biển Đông, nằm trong khoảng tọa độ từ

1100 đến 1140 E và khoảng từ 60 đến 120 N Tâm độ muối cao (34,7‰) lại nằm ở phía Bắc Biển Đông, trong khoảng tọa độ từ 115,50 đến 1170 E và từ 210

đến 230 N (Hình 2A, 4A, 6A, và 8A) Phân bố độ muối theo không gian biến đổi có sự chênh lệch độ muối là tương đối lớn, lớn nhất có thể lên tới gần 3‰

Hình 5 Sơ đồ đường đẳng nhiệt: - A Tháng 1, tầng 30 m; - B Tháng 7, tầng 30 m

Hình 6 Sơ đồ đường đẳng muối: - A Tháng 1, tầng 30 m; - B Tháng 7, tầng 30 m

Trung Quoác

Vie ät N

am

Trung Quoác

Vie

ät N am

2o

25o

Trung Quoác

Vie

ät N am

2o

Trung Quoác

Vie

ät N am

2o

Trang 6

Ở tầng 100 m, độ muối luôn cao trên 34‰ phân bố toàn Biển Đông và biến đổi độ muối theo không gian là không lớn, chênh lệch lớn nhất khoảng 0,6‰

Độ muối của tháng 7 (mùa hè): Nhìn chung độ muối vào mùa hè ở các tầng cao hơn độ muối ở các tầng vào mùa đông Vào mùa hè ở các tầng luôn luôn xuất hiện một tâm độ muối cao ở khu vực có tọa độ khoảng từ 109,50 đến

1140 E và từ 100 đến 140 N ở tất cả các tầng sâu (Hình 2B, 4B, 6B, 8B, và 10B)

Hình 7 Sơ đồ đường đẳng nhiệt: - A Tháng 1, tầng 50 m; - B Tháng 7, tầng 50 m

Hình 8 Sơ đồ đường đẳng muối: - A Tháng 1, tầng 50 m; - B Tháng 7, tầng 50 m

Trung Quoác

Vie ät N

am

Trung Quoác

Vie ät N am

Trung Quoác

Vie ät N

am

Trung Quoác

Vie ät N am

2o

25o

Trang 7

Tầng 0 m, 10 m, 30 m, 50 m, vào mùa hè cũng như phân bố độ muối của mùa đông ở vịnh Thái Lan và vịnh Bắc Bộ độ muối luôn thấp hơn độ muối ở khu vực còn lại ở Biển Đông Ở tầng 0 m, tâm độ muối thấp chưa thấy rõ rệt ở phía Nam Biển Đông, nhưng ở tầng 10 m, 30 m, 50 m tâm này thể hiện rõ rệt

và nó hiện diện ở những vị trí khác nhau theo từng độ sâu Ở tầng 10 m tâm độ muối thấp có vị trí khoảng từ 102,50 đến 1070 E và từ 70 đến 100 N, ở tầng 30

và tầng 50 m tâm độ muối thấp phân tán rộng hơn ở tầng 10 m

Ở tầng 100 m, độ muối luôn cao hơn 34 ‰ phân bố toàn Biển Đông và

có hai tâm độ muối cao và độ muối thấp, tâm độ muối cao nằm gần ở khu vực Nam Trung Bộ, còn tâm có độ muối thấp nằm trong khoảng từ 107,50 đến 1100

E và khoảng từ 70 đến 90 (Hình 10B)

Bảng 1 Bảng các giá trị cực đại cực tiểu nhiệt độ và độ muối

Số

Nhiệt độ tháng 1 ( o C)

Nhiệt độ tháng 7 ( o C)

Độ muối tháng 1 ( 0 / 0 )

Độ muối tháng 7 ( 0 / 0 0 )

Max 28,8 30,50 34,91 34,30

Min 14,72 25,83 31,07 30,4 Max 28,90 30,07 34,86 34,39

Min 14,77 23,40 31,66 31,82 Max 29,00 30,00 34,84 34,44

Min 16,17 19,93 31,92 31,80 Max 28,80 30,00 34,75 34,50

Min 16,77 17,01 33,64 31,88 Max 30,80 28,96 34,87 34,81

Xem xét nhiệt độ trong toàn Biển Đông, phân tích thống kê cho thấy rằng, nhiệt độ trung bình của khối nước biển từ 0 m đến 100 m toàn Biển Đông trong tháng 1 là 24,34 0C, nhiệt độ nước biển nơi cao nhất là 29 0C và nơi thấp nhất là 14,670C, còn trong tháng 7, nơi thấp nhất là 17,010C, nơi cao nhất là 30,5 0C và nhiệt độ trung bình của khối nước biển từ 0 m đến 100 m là 25,99

0C Như vậy sự chênh lệch nhiệt độ trung bình của khối nước từ 0 m đến 100 m giữa mùa hè và mùa đông là 1,65 0C Xem xét như vậy với các tầng thì ở tầng 0

Trang 8

m nhiệt độ chênh là 3,63 0C, tầng 10 m là 3,49 0C, tầng 30 m là 2,74 0C, tầng

50 m là 1,619 0C (bảng 1), nhưng ở tầng 100 m thì nhiệt độ trung bình ở tháng

7 (mùa hè) lại thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 (mùa đông)

Hình 9 Sơ đồ đường đẳng nhiệt: - A Tháng 1, tầng 100 m; - B Tháng 7, tầng 100 m

Hình 10 Sơ đồ đường đẳng muối: - A Tháng 1, tầng 100 m; - B Tháng 7, tầng 100 m

Độ muối của khối nước biển từ 0 m đến 100 m trong toàn Biển Đông ở tháng 1 trung bình là 33,84 ‰, độ muối nơi cao nhất là 34,91 ‰ và thấp nhất là 30,86 ‰, còn trong tháng 7, nơi thấp nhất là 29,10 ‰, nơi cao nhất là 34,81 ‰

và độ muối trung bình của toàn khối nước từ 0 m đến 100 m là 33,79 ‰ Sự

2o

Trang 9

mùa hè và mùa đông là – 0,05 ‰, tức là ở mùa đông thì độ muối lại cao hơn ở mùa hè (mùa bốc hơi mạnh) là 0,05 ‰ Sự chênh lệch độ muối ở các tầng với nhau giữa tháng 7 và tháng 1 thì đều âm chỉ duy nhất chỉ có ở tầng 50 m là

dương 0,08 ‰

III KẾT LUẬN

Vào mùa đông có khối nước lạnh ở phía Bắc chảy về phía Nam ven theo bờ biển Việt Nam có thể kéo xuống vùng biển phía Nam Vào mùa đông xuất hiện các tâm độ muối thấp và tâm độ muối cao, tâm muối thấp nằm về phía Nam Biển Đông và tâm độ muối cao (34,70 ‰) lại nằm ở phía Bắc Biển Đông Vào mùa hè ở các tầng của Biển Đông luôn luôn xuất hiện một tâm độ muối cao ở khu vực có tọa độ khoảng từ 109,50 đến 1140 E và từ 100 đến 140 N (khu vực Nam Trung Bộ) ở tất cả các tầng sâu Đây là hiện tượng nước trồi ở khu vực Nam Trung Bộ mà nhiều đề tài, tài liệu đã đề cập đến Vào mùa hè có các tâm độ muối thấp ở phía Nam Biển Đông, nhưng chỉ xuất hiện rõ rệt ở các tầng 10 m, 30 m, 50 m và các tâm này hiện diện ở những vị trí khác nhau theo từng độ sâu Điều này có thể giải thích được là ở khu vực này bị ảnh hưởng của khối nước ngọt từ sông Cửu Long đổ ra

Mức độ chênh lệch nhiệt độ trung bình của các khối nước ở các tầng từ 0

m đến 100 m giữa mùa hè và mùa đông là 1,65 0C

Ở tầng 100 m thì nhiệt độ trung bình ở tháng 7 (mùa hè) lại thấp hơn nhiệt độ trung bình của tháng 1 (mùa đông) và mùa đông thì độ muối lại cao hơn ở mùa hè là 0,05 ‰

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lê Phước Trình, Phan Quảng, Đặng Văn Hoan, 1997 Những kết quả nghiên cứu các yếu tố nhiệt – động lực học vùng nước trồi thềm lục địa Đông – Nam Việt Nam Các công trình nghiên cứu vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Trang 29 – 38

Lã Văn Bài, Võ Văn Lành, 1997 Đặc điểm phân bố và cấu trúc nhiệt – muối vùng nước trồi mạnh Các công trình nghiên cứu vùng nước trồi mạnh Nam Trung Bộ Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Trang 39 – 48

Nguyễn Kim Vinh, Võ Văn Lành, 2002 Về lớp đồng nhất bề mặt Biển Đông Tạp chí khoa học và công nghệ biển, T.2 (2002), số 2, Trang 43 – 51

Võ Văn Lành, Lã Văn Bài, 1997 Biến động nhiệt muối theo thời gian tại tâm nước trồi mạnh Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật Trang 49 – 57

Trang 10

Võ Văn Lành, Tống Phước Hoàng Sơn, 2001 Các xoáy địa chuyển cơ bản của vùng khơi Biển Đông và các đặc trưng nhiệt muối của chúng trong chu kỳ năm Tạp chí khoa học và công nghệ biển, T.1 (2001), số 2, Trang 27 – 38

Võ Văn Lành, Tống Phước Hoàng Sơn, 2002 Các đặc trưng cấu trúc nhiệt của lớp hoạt động bề mặt Biển Đông Tạp chí khoa học và công nghệ biển, T.2 (2002), số 2, Trang 52 – 65

Ngày đăng: 14/05/2024, 08:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w