Trong trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện, thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc đó phải được nhận thưởng.. Trong trường hợp nhiều người cùn
Trang 1Chủ đề báo cáo:
HỨA THƯỞNG & THI CÓ GIẢI
MÔN HỌC: LUẬT DÂN SỰ II
GIẢNG VIÊN: ThS NGUYỄN THỊ HẰNG THỰC HIỆN: NHÓM 09
LỚP: VB16LA001
Tháng 4 năm 2014
Trang 2DANH SÁCH NHÓM 9:
Bùi Thị Thảo Trang
Trương Thị Thủy Tiên 01/05/1989 33131021734 Nguyễn Thị Ngọc Phượng 08/01/1989 3313102 Nguyễn Hoàng Việt 25/04/1988 33131024274
Trang 3MỤC LỤC
I Phần giới thiệu 3
1 Mở đầu 3
2 Kết cấu bài viết 4
II Vị trí của chế định hứa thưởng và thi có giải 4
1 So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 1995 4
2 Mối tương quan giữa giao dịch dân sự (hứa thưởng và thi có giải) với hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng đân sự có điều kiện 5
III Nội dung 7
1 Hứa thưởng 7
2 Thi có giải 9
IV Tình huống 10
1 Tình huống 01 10
2 Tình huống 02 11
V Tài liệu tham khảo 13
Trang 4I Phần giới thiệu:
1 Mở đầu:
Trong cuộc sống thường ngày, niềm tin bao giờ cũng là yếu tố quan trọng
tạo nên sự bền chặt trong tất cả các mối quan hệ, từ quan hệ gia đình đến
các mối quan hệ trong xã hội Hứa và thực hiện lời hứa là một trong những
cách tạo dựng niềm tin cho nhau Nói đến đây có lẽ nhiều người sẽ cho rằng
lời hứa hay niềm tin thì có liên quan gì tới các quy định của pháp luật xuất
phát từ cuộc sống bình thường, có những câu chuyện xoay quanh mà ta cứ
ngỡ như đùa chẳng hạn như vụ: TAND TP Hà Nội đang giải quyết vụ kiện
giữa Vietnam Airline và CTCP Đầu tư Thăng Long Xanh Đây là vụ kiện
rất đáng chú ý khi nhà tài trợ không thực hiện nghĩa vụ, còn người trúng
giải mòn mỏi chờ đợi tới gần 2 năm Cụ thể, Vietnam Airlines có đơn khởi
kiện đối vói CTCP Đầu tư Thăng Long Xanh đề nghị Tòa án buộc công ty
này phải thực hiện nghĩa vụ giao căn biệt thự làm giải thưởng Hole in One
cho ông Nguyễn Ngọc Quỳnh Nhưng Thăng Long Xanh cho rằng, đơn
khởi kiện của Vietnam Airlines là chưa thỏa đáng, chưa phù hợp với quy
định pháp luật
Một câu chuyện khác như sau: Sáng ngày 13/4/2010, khi ra thăm lưới giăng
và các lồng thả cá tại vùng biển Quy Nhơn (nơi xảy ra các vụ cá tấn công
người tắm biển vào tháng 1/2010), ông Đỗ Văn Công (45 tuổi) ở khu dân
cư Hà Thanh, phường Đống Đa, thành phố Quy Nhơn, phát hiện một con cá
mập dính lưới Vì con cá vẫn còn sống và rất khỏe, nên phải nhờ sự trợ giúp
của hai ngư dân gần đó, ông Công mới đưa được con cá vào bờ, và UBND
tỉnh Bình Định đã thưởng cho anh Công 5 triệu đồng Ông Công đã làm thủ
tục nhận tiền thưởng và sau đó chở cá ra bến Hàm Tử bán được 3 triệu
đồng Thực tế trước đó, UBND tỉnh Bình Định đã treo giải thưởng là 10
triệu đồng, chứ không phải 5 triệu đồng
Vì vậy để giải quyết các mối quan hệ hứa thưởng xảy ra trong đời sống
hàng ngày thì các chủ thể là cá nhân hay pháp nhân phải nắm được đâu là
lời hứa có tính chất được pháp luật bảo vệ, để đảm bảo quyền và lợi ích
không bị xâm phạm được bảo đảm chắc chắn chứ không phải là lời hứa
suông, hứa mà không thực hiện hay thậm chí là hứa để rồi lại quên Bộ luật
dân sự 2005 được quốc hội thông qua 14/6/2005 có hiệu lực từ ngày
1/1/2006 đã tạo ra một hành lang pháp lý quan trọng trong giao lưu dân sự,
thể hiện một bước tiến cao hơn trong tư duy lập pháp, hành pháp và tư pháp
của nhà làm luật Bộ luật dân sự 2005, mục 13 quy định về “hứa thưởng và
thi có giải” sẽ giúp cho chúng ta hiểu biết về quy định của pháp luật về
tranh chấp về hứa thưởng
Trang 52 Kết cấu bài viết:
Bài viết tập trung về chế định hứa thưởng và thi có giải thứ nhất là so sánh
BLDS 2005 và BLDS 1995, mối quan hệ giữa giao dịch dân sự với hành vi
pháp lý đơn phương về hứa thưởng thi có giải và giao dịch hơp đồng dân
sự có điều kiện thứ hai, nói về nội dung của hứa thưởng và thi có giải một
số tiêu chí so sánh và sau đó là phần bài tập tình huống mà nhóm đưa ra để
minh họa cho phần thuyết trình
II Vị trí của chế định hứa thưởng và thi có giải:
1 So sánh giữa BLDS 2005 và BLDS 1995:
Điều 590 Hứa thưởng
1 Người đã công khai hứa thưởng
phải trả thưởng cho người đã thực
hiện công việc theo yêu cầu của
người hứa thưởng
2.Công việc được hứa thưởng phải cụ
thể, có thể thực hiện được, không bị
pháp luật cấm, không trái đạo đức xã
hội
Đ595 Hứa thưởng
1 Người đã công khai hứa thưởng phải trả thưởng cho người đã thực hiện công việc theo yêu cầu của người hứa thưởng
2.Công việc có hứa thưởng phải cụ thể, có thể thực hiện được, không
bị pháp luật cấm, không trái đạo đức xã hội
Điều 591 Rút lại tuyên bố hứa thưởng
Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện
công việc thì người hứa thưởng có
quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng
của mình Việc rút lại tuyên bố hứa
thưởng phải được thực hiện theo
cách thức và trên phương tiện mà
việc hứa thưởng đã được công bố
Đ596 Rút lại tuyên bố hứa thưởng
Khi chưa đến hạn bắt đầu thực hiện công việc, thì người hứa thưởng có quyền rút lại tuyên bố hứa thưởng của mình Việc rút lại tuyên bố hứa thưởng phải được thực hiện theo cách thức và trên phương tiện mà việc hứa thưởng
đã được công bố
Điều 592 Trả thưởng
1 Trong trường hợp một công việc
được hứa thưởng do một người thực
hiện thì khi công việc hoàn thành,
người thực hiện công việc đó được
nhận thưởng
2 Khi một công việc được hứa thưởng
do nhiều người cùng thực hiện
nhưng mỗi người thực hiện độc lập
với nhau thì người hoàn thành đầu
Điều 597 Trả thưởng
1 Trong trường hợp một công việc được hứa thưởng do một người thực hiện, thì khi công việc hoàn thành, người thực hiện công việc
đó phải được nhận thưởng
2 Khi một công việc được hứa thưởng do nhiều người cùng thực hiện nhưng mỗi người thực hiện độc lập với nhau, thì người hoàn
Trang 6tiên được nhận thưởng.
3 Trong trường hợp nhiều người cùng
hoàn thành công việc được hứa
thưởng vào cùng một thời điểm thì
phần thưởng được chia đều cho
những người đó
4 Trong trường hợp nhiều người cùng
cộng tác để thực hiện công việc
được hứa thưởng do người hứa
thưởng yêu cầu thì mỗi người được
nhận một phần của phần thưởng,
tương ứng với phần đóng góp của
mình
thành đầu tiên được nhận thưởng
3 Trong trường hợp nhiều người cùng hoàn thành công việc được hứa thưởng vào cùng một thời điểm, thì phần thưởng được chia đều cho những người đó
4 Trong trường hợp nhiều người cùng cộng tác để thực hiện công việc được hứa thưởng do người hứa thưởng yêu cầu, thì mỗi người được nhận một phần của phần thưởng, tương ứng với phần đóng góp của mình
Hứa thưởng và thi có giải chỉ được quy định trong bốn điều của BLDS hiện
hành, trong đó hứa thưởng là ba điều và thi có giải chỉ có một điều Các văn
bản dưới luật về vấn đề này không có Vì vậy việc áp dụng vấn đề này vào
thực tiễn là rất khó, nó còn nhiều bất cập nảy sinh khó có thể giải quyết, do
việc áp dụng điều luật vào thực tiễn có nhiều mâu thuẫn phát sinh mà các
nhà làm luật cần phải bổ sung, giải thích
Theo như bảng so sánh trên thì ta có thể thấy rằng hứa thưởng và thi có giải
Bộ luật dân sự hiện hành 2005 không khác biệt gì so với năm 1995 Ngoại
trừ thay chữ “có” ở khoản 2 điều 595 Bộ luật dân sự 1995 thành chữ
“được” ở khoản 2 điều 590 Bộ luật dân sự 2005 Thêm vào đó là thay chữ
“phải”khoản 1 điều 597, Bộ luật dân sự 1995 thành chữ “được” khoản 1
điều 592 Bộ luật dân sự 2005
Tuy nhiên đây không phải là vấn đề quan trọng, vì thật ra cũng không có gì
khác biệt mấy, vì vậy luật cần sửa đổi bổ sung về vấn đề hứa thưởng và thi
có giải để theo kịp thực tiễn mà sự phát triển ngày càng nhanh trong xã hội
ngày nay
2 Mối tương quan giữa giao dịch dân sự (hứa thưởng và thi có giải) với
hành vi pháp lý đơn phương và hợp đồng dân sự có điều kiện:
Hành vi pháp lý đơn phương mà chúng ta đang muốn nói tới ở đây chỉ có
thể là trường hợp hành vi pháp lý đơn phương phát sinh hậu quả pháp lý
khi có người khác đáp ứng được những điều kiện nhất định do người xác
lập giao dịch đưa ra Những người này phải đáp ứng được các điều kiện đó
mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch, đó là các trường
hợp hứa thưởng và thi có giải
Trang 7Hứa thưởng là một sự cam kết đơn phương của một bên (người hoặc pháp
nhân) sẽ trả một phần thưởng bằng tiền hoặc bằng hiện vật cho bên thực
hiện được một công việc nào đó
Thi có giải là việc tuyên bố công khai các điều kiện dự thi trong lĩnh vực
văn hoá, nghệ thuật, thể thao, khoa học kỹ thuật…
Trong Bộ luật dân sự năm 2005, hứa thưởng và thi có giải được xếp trong
các hợp đồng thông dụng (quy định tại mục 13, chương XVIII – Hợp đồng
dân sự thông dụng) Nhưng thực ra ở đây là cam kết đơn phương, nghĩa là
các hành vi có hiệu lực pháp lý tạo lập nghiac vụ cho một người có ý chí
đơn phương của người đó Chúng ta cũng không nên nhầm lẫn sự cam kết
đơn phương với loại hợp đồng, nhất là loại hợp đồng đơn vụ vì hợp đồng
đơn vụ là một sự thỏa hiệp của ý chí có hiệu lực tạo lập một bên giao kết,
nó có tính đơn phương xét về hiệu lực nhưng là song phương xét về sự
thành lập Trái lại sự cam kết đơn phương ( bao gồm dưới hình thức hứa
thưởng và thi có giải) không cần có một sự thỏa thuận của ý chí nào cả, nó
là sự phát biểu của một ý chí đơn phương, nó có tính chất đơn phương
trong sự thành lập cũng như về hiệu lực
Nhưng hiện nay, Bộ luật dân sự vẫn xếp hứa thưởng và thi có giải vào hợp
đồng dân sự thông dụng, nhưng bản chất của chúng lại là hành vi pháp lý
đơn phương và là một trong những dạng của giao dịch dân sự có điều kiện
Do đó kết cấu của Bộ luật dân sự 2005 là chưa hợp lý
III.Nội dung:
1 Hứa thưởng:
Ta chưa thể định hình được khái niệm của hứa thưởng như thể nào, nhưng
theo điều 590 Bộ luật dân sự có thể định nghĩa “hứa thưởng là cam kết của
một bên sẽ thực hiện nghĩa vụ trả thưởng nếu một bên khác đã thực hiện
được những điều kiện do bên hứa thưởng đưa ra Những điều kiện này
không trái pháp luật và đạo đức xã hội”.Từ định nghĩa trên, có thể khẳng
định ngay “Bên được hứa thưởng” phải có năng lực hành vi dân sự (để thực
hiện công việc của bên hứa thưởng đưa ra)
Hứa thưởng là một loại giao dịch tương đối phổ biến trong đời sống xã hội.
Đặc điểm pháp lý rất đặc thù nhất trong loại giao dịch này so với các loại
hợp đồng khác là ở chỗ chỉ có một bên (bên hứa thưởng) thể hiện ý chí ban
đầu mà không có sự thỏa thuận thống nhất ý chí như các loại hợp đồng dân
sự khác Sự hứa thưởng thể hiện ý chí một cách công khai có thể có đối tác
rõ ràng hoặc không có đối tác rõ ràng Hành vi thực hiện công việc của bất
kỳ một người nào đều được coi là chấp nhận hợp đồng khi đó phát sinh
nghĩa vụ trả thưởng của bên hứa thưởng Cần chú ý là nếu đề nghị hứa
Trang 8thưởng chỉ đưa ra cho một người nhất định thì giao dịch đó không còn là
hứa thưởng theo quy định tại mục này, mà là một dạng hợp đồng khác
Công việc hứa thưởng phải cụ thể và thực hiện được, không bị pháp luật
cấm và không trái với đạo đức xã hội (điều 128 và điều 282 BLDS 2005)
Nếu công việc hứa thưởng không đáp ứng được đầy đủ các yêu cầu này thì
giao dịch đó vô hiệu Người thực hiện công việc và người hứa thưởng đều
có lỗi trong việc thực hiện công việc sẽ phải cùng chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại cho người bị thiệt hại
Rút lại tuyên bố hứa thưởng Đ591, BLDS 2005: để đảm bảo quyền tự do
giao kết hợp đồng, pháp luật quy định cho bên hứa thưởng có quyền rút lại
tuyên bố của mình nếu chưa đến hạn thực hiện công việc Tuy nhiên, điều
này chỉ được áp dụng nếu bên hứa thưởng không có cam kết về việc không
rút lại tuyên bố hứa thưởng Nếu trong cam kết không quy định thời hạn
bắt đầu thực hiện công việc thì bên hứa thưởng chỉ được rút tuyên bố hứa
thưởng trước khi có người bắt đầu thực hiện công việc
Việc rút tuyên bố hứa thưởng phải thực hiện theo cách thức và phương tiện
mà việc hứa thưởng đã được công bố Nếu vi phạm qui định này thì việc
rút tuyên bố sẽ không có hiệu lực pháp lý vè bên hứa thưởng vẫn phải thực
hiện nghĩa vụ trả thưởng hoặc bồi thường thiệt hại
Nhưng cần phải nói thêm về vấn đề này nếu như người được hứa thưởng
bỏ ra công sức, tiền bạc, thời gian để đầu tư Nhưng người hứa thưởng lại
rút lại tuyên bố hứa thưởng Ví dụ, ngày 6/4/2014 ông A tuyên bố thưởng
cho ai chạy bộ về nhất lên tới chùa Núi (Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) là
20 triệu đồng, cuộc thi diễn ra để chào đón ngày lễ 30/4 và 1/5 Cuộc thi sẽ
diễn ra vào ngày 28/4/2014 Thấy giải thưởng hấp dẫn, anh B đã bỏ thời
gian, công sức, tiền bạc để bồi dưỡng sức khỏe…Bỗng đến ngày 29/4/2013
ông A thông báo rút lại tuyên bố hứa thưởng Rõ ràng việc cho phép ông A
được rút lại hứa thưởng theo Đ591, BLDS 2005 đã làm anh B thiệt thòi
Nếu đây không phải là một hành vi pháp lý đơn phương mà là một hợp
đồng thì có thể A sẽ phải đền bù cho B căn cứ Đ404, BLDS 2005 về thời
điểm giao kết hợp đồng
Trả thưởng: Đ592, BLDS 2005, quy định tại khoản 2 cho thấy nếu nhiều
người thực hiện công việc nhưng mỗi người độc lập với nhau thì người
hoàn thành đầu tiên được nhận thưởng và hợp đồng được coi như chỉ giao
kết với người này, những người khác mặc dù đã thực hiện công việc nhưng
vẫn không được nhận thưởng vì không còn tồn tại hợp đồng Được coi là
thực hiện độc lập, khi các bên không có thỏa thuận cùng thực hiện và thực
tế cũng không cùng thực hiện công việc Theo khoản 3 cho thấy khi nhiều
người cùng hoàn thành công việc tại một thời điểm thì giải thưởng được
chia đều cho tất cả những người đó Tuy nhiên nếu giải thưởng là vật
Trang 9không chia được thì giải quyết như thế nào? Điều luật không quy định vấn
đề này nhưng về nguyên tắc, họ có thể thỏa thuận không chia hoặc nếu chia
thì xác định giá trị giải thưởng đó thành tiền để chia đều cho mỗi người
cùng hoàn thành công việc tại một thời điểm theo dung yêu cầu của người
hứa thưởng
Các quy định hứa thưởng trên đây là quy định của pháp luật, còn trên thực
tế thì thực hiện việc hứa thưởng và thực hiện việc trả thưởng trong nhiều
trường hợp phụ thuộc vào người hứa thưởng Sự ràng buộc giữa “lời hứa”
và “trả thưởng” rất lỏng lẻo không có sự ràng buộc Rất nhiều trường hợp
xảy ra trên thực tế người đã hoàn thành công việc theo dung yêu cầu của
người hứa thưởng nhưng phải chờ đợi rất lâu mới nhận được tiền thưởng
Trong những trường hợp này, người hứa thưởng sẽ thực hiện việc trả
thưởng cho người đã thực hiện dung công việc khi việc trả thưởng đó có
thể ảnh hưởng đến uy tín của người hứa thưởng
Do chế định hứa thưởng và thi có giải được xếp chung với những loại hợp
đồng dân sự thông dụng và không được định nghĩa rõ ràng (như đã đề cập ở
trên) nên trong thực tế có rất nhiều trường hợp thường bị nhầm lẫn giữa
“hứa thưởng” với “tặng cho có điều kiện” được quy định tại Đ470, BLDS
2005, thậm chí với ngay cả những lời hứa có tính xã giao Tuy nhiên, ta có
thể đưa ra một số tiêu chí để phân biệt giữa “hứa thưởng” và “tặng cho có
điều kiện” như sau:
Hứa thưởng Tặng cho có điều kiện
1 Hình thức giao dịch - Bằng hành vi pháp lýđơn phương của bên hứa
thưởng
- Hình thức hợp đồng giữa bên tặng cho và bên được tặng cho
2 Mục đích -Bên hứa thưởng nhận
được kết quả theo nội dung hứa thưởng đưa ra
- Bên tăng cho muốn tài sản được chuyển giao
3 Đối tượng -Đa dạng: có thể là tài
sản, hoặc công việc…
-Tài sản: tiền hay vật
4 Quyền -Bên hứa thưởng có
quyền đơn phương đưa
ra điều kiện và nhận lại kết quả (công việc đưa ra được thực hiện)
-Bên tặng cho không thể đơn phương đưa ra điều kiện mà phải thoả thuận
5 Nghĩa vụ -Bên hứa thưởng phải trả
thưởng cho bên được hứa thưởng khi công việc đưa ra được thực
-Có thể không giao tài sản, và trong trường hợp này phải đền bù cho bên được tặng cho
Trang 10hiện
6 Điều kiện - Bên được hứa thưởng có
thể ngẫu nhiên hoàn thành (đáp ứng) điều kiện của bên hứa thưởng (không biết trước)
-Bên được tặng cho đã biết công việc cần thực hiện/điều kiện đưa ra trước khi thực hiện
2 Thi có giải:
Thi có giải cũng là một dạng có hứa thưởng Nét đặc trưng của nó so với
hứa thưởng là giải thưởng được trao cho người chiến thắng chứ không phải
là người hoàn thành công việc đầu tiên Đây là một giao dịch rất phổ biến
trong đời sống xã hội Cũng như các giao dịch dân sự khác, thi có giải
không được trái pháp luật và đạo đức xã hội Người tổ chức cuộc thi phải
công bố điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng trước
khi bắt đầu cuộc thi Cũng như việc rút lại tuyên bố hứa thưởng, người tổ
chức cuộc thi chỉ được thay đổi điều kiện dự thi chuẩn bị các điều kiện dự
thi trước khi tiến hành cuộc thi một thời gian đủ để người dự thi chuẩn bị
các điều kiện cần để dự thi Nếu có sự thay đổi thì phải thông báo truyền
thông, báo… nếu không sẽ vi phạm và bồi thường thiệt hại cho người dự
thi
Tương tự như hứa thưởng, BLDS 2005 cũng không định nghĩa thế nào là “thi
có giải”, nhưng căn cứ vào Đ593 có thể định nghĩa “thi có giải là việc công bố
công khai các điều kiện dự thi trong lĩnh vực văn hoá, nghệ thuật, thể thao,
khoa học kỹ thuật Nội dung các cuộc thi này không trái với pháp luật, đạo
đức xã hội”
Giữa hứa thưởng và thi có giải cũng có một số điểm cần phân biệt:
1 Mục đích - Động viên, khuyến khích - Tìm kiếm cá nhân/tổ chức
xuất sắc
2 Hình thức - Không nhất thiết phải có thể
lệ, điều kiện tham dự
- Có điều kiện dự thi, thang điểm, các giải thưởng và mức thưởng của mỗi giải
3 Đối tượng
tham gia - Có thể chỉ cần một cánhân/tổ chức - Phải có nhiều cá nhân/tổ chứctham gia
IV.Tình huống