Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly_Nguyễn Xuân Anh, khóa luận tốt nghiệp

135 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly_Nguyễn Xuân Anh, khóa luận tốt nghiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Trong những năm gần đây ngành giáo dục nói chung và giáo dục Lịch sử nói riêng đã và đang thực hiện một cuộc đổi mới toàn diện từ: phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức… Trong đó, ứng dụng CNTT trong dạy học được coi là một trong những biện pháp hiệu quả. Cụ thể, trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018 đã nhấn mạnh: “Chương trình môn Lịch sử chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển kĩ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin để hỗ trợ việc tái hiện, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử” [1; Tr.75]. Với môn Lịch sử, hiện nay có một thực tế là: phần lớn học sinh ở trường phổ thông không quan tâm học môn Lịch sử vì quá nhiều con số, sự kiện, phải ghi nhớ, thậm chí không ít học sinh coi Lịch sử là môn học phụ [36]. Bên cạnh đó, một vài năm gần đây điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử luôn ở vị trí thấp nhất trong tất cả các môn là minh chứng về chất lượng không tốt trong việc dạy và học sử nhiều năm qua [39]. Những thực tế trên cho thấy, việc dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay chưa hiệu quả. Một phần trách nhiệm thuộc về phía học sinh, nhưng phần lớn trách nhiệm thuộc về phía giáo viên. Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, đem đến cho HS hứng thú và đam mê với môn học, GV cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, tích hợp CNTT và phát triển năng lực HS. Phiếu học tập là công cụ hỗ trợ được GV Lịch sử sử dụng phổ biến hiện nay bởi sự đơn giản, thuận tiện ở nhiều khâu trong quá trình dạy học. Bên cạnh đó, PHT không đơn giản là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn là công cụ hướng dẫn học sinh tự học, rèn luyện các kĩ năng của môn học như: khai thác tư liệu, nhận định đánh giá sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử… Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập chưa thực sự hiệu quả và chủ yếu là các mẫu phiếu đơn giản được giáo viên thiết kế thủ công với sự hỗ trợ của MS. Word hoặc MS. PowerPoint. Trong khi đó, với sự phát triển của CNTT hiện nay, GV có thể sử dụng các công cụ thiết kế chuyên nghiệp với các thao tác đơn giản như: Canva, Easelly, Design Bold… để thiết kế phiếu học tập hấp dẫn, hiệu quả.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ

_o0o _

NGUYỄN XUÂN ANH

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA ỨNG DỤNG

CANVA VÀ EASELLY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lí luận và phương pháp dạy học Lịch sử

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ

_o0o _

NGUYỄN XUÂN ANH

THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA ỨNG DỤNG

CANVA VÀ EASELLY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học Lịch sử

Người hướng dẫn khoa học

TS NINH THỊ HẠNH

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới TS Ninh Thị Hạnh – người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt quá trình lựa chọn, triển khai và hoàn thành đề tài khóa luận

Em xin chân thành cảm ơn toàn thể các quý thầy/cô trong khoa Lịch sử, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2, các thầy/cô trong tổ Lịch sử và Ban lãnh đạo trường THPT Quỳnh Thọ - Thái Bình, những người đã truyền cho em những bài học, những kinh nghiệm quý báu và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về kiến thức - kĩ năng, cơ sơ vật chất… để em hoàn thành đề tài khóa luận của mình

Đồng thời, cô xin cảm ơn tới các em Những học sinh tích cực, sáng tạo và năng động của trường THPT Quỳnh Thọ, Thái Bình Cảm ơn các em đã hợp tác, giúp đỡ cô trong quá trình điều tra khảo sát và thực nghiệm!

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, gia đình, đặc biệt nhất là bố mẹ, người đã sinh thành và nuôi dưỡng em khôn lớn và trưởng thành, người đã luôn ở bên cạnh đồng hành động viên, tiếp thêm động lực cho em trong những lúc khó khăn hay bế tắc

Em xin chân thành cám ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 6 năm 2020

Sinh viên

Nguyễn Xuân Anh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng mình dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ của TS Ninh Thị Hạnh – giảng viên hướng dẫn của tôi Những nội dung và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là hoàn toàn trung thực Và đề tài chưa được công bố trong bất cứ một công trình khoa học nào khác

Hà Nội, ngày 20 tháng 06 năm 2020

Sinh viên

Nguyễn Xuân Anh

Trang 5

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Trang 6

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 8

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 9

5 Phương pháp nghiên cứu 9

6 Giả thuyết nghiên cứu 10

7 Đóng góp của khóa luận 10

8 Cấu trúc khóa luận 10

Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾVÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA ỨNG DỤNG CANVA VÀ EASELLY 11

1.1 Cơ sở lí luận 11

1.1.1 Khái niệm phiếu học tập 11

1.1.2 Giới thiệu ứng dụng Canva và Easelly 18

1.1.3 Định hướng đổi mới PPDH Lịch sử ở trường THPT 26

1.2 Cơ sở thực tiễn 29

1.2.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong DHLS nói chung 29

1.2.2 Thực trạng thiết kế và sử dụng phiếu học tập với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva, Easelly trong DHLS nói riêng 30

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 35 Chương 2 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 VỚI SỰ HỖ TRỢ

Trang 7

CỦA ỨNG DỤNG CANVA VÀ EASELLY THỰC NGHIỆM SƯ

PHẠM 36

2.1 Vị trí, nội dung của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 36

2.1.1 Vị trí của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 36

2.1.2 Nội dung phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 37

2.2 Một số yêu cầu khi thiết kế và sử dụng PHT trong DHLS 40

2.2.1 Đảm bảo tính khoa học 40

2.2.2 Đảm bảo tính sư phạm 41

2.2.3 Đảm bảo phát huy được tính tích cực của học sinh 42

2.3 Quy trình thiết kế phiếu học tập trong DHLS ở trường THPT (áp dụng phần Lịch sử thế giới cận đại – SGK Lịch sử lớp 10) với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly 43

2.3.1 Xác định mục tiêu của phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 43

2.3.2 Điều tra nhu cầu người học 45

2.3.3 Lựa chọn nội dung thiết kế PHT 48

2.3.4 Sử dụng ứng dụng Canva và Easelly thiết kế PHT 51

2.4 Một số biện pháp sử dụng PHT với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly trong DHLS phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 61

2.4.1 Sử dụng PHT hướng dẫn HS chuẩn bị bài tập ở nhà 61

2.4.2 Sử dụng PHT hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức bài mới 64

2.4.3 Sử dụng PHT để giúp HS củng cố, luyện tập 66

2.4.4 Sử dụng PHT để kiểm tra đánh giá 68

2.5 Thực nghiệm sư phạm 70

2.5.1 Mục đích, đối tượng, thời gian thực nghiệm 70

2.5.2 Nội dung và phương pháp thực nghiệm 71

2.5.3 Tiến trình thực nghiệm 72

2.5.4 Kết quả thực nghiệm 72

Trang 8

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 78 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 83 PHỤ LỤC

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 Cấu trúc phiếu học tập ba phần 16

Hình 2 Cấu trúc PHT hai phần 17

Hình 3 Trang giao diện đăng kí tài khoản 19

Hình 4.Trang giao diện chọn vai trò của người dùng cần đăng kí 19

Hình 5 Màn hình giao diện các mẫu thiết kế trên Canva 20

Hình 6 Màn hình giao diện thiết kế trên Canva 21

Hình 7 Màn hình giao diện share và tải xuống mẫu thiết kế trên Canva 22

Hình 8 Màn hình giao diện đăng kí tài khoản 23

Hình 9 Màn hình giao diện các mẫu thiết kế trên Easelly 24

Hình 10 Màn hình giao diện một mẫu thiết kế trên Easelly 25

Hình 11 Màn hình giao diện tải xuống và share mẫu thiết kếtrên Easelly 26

Hình 12 Màn hình giao diện đăng nhập ứng dụng Canva 56

Hình 13 Màn hình giao diện các mục chỉnh sửa của PHT 56

Hình 14 Màn hình giao diện chỉnh sửa cỡ chữ, phông chữ của ứng dụng Canva 57

Hình 15 Màn hình giao diện chỉnh sửa phông nền của ứng dụng Canva 57

Hình 16 Màn hình giao diện tải xuống phiếu học tập của ứng dụng Canva 58

Hình 17 Màn hình giao diện GV đăng nhập ứng dụng Easelly 59

Hình 18 Màn hình giao diện GV chỉnh sửa phông chữ 59

Hình 19 Màn hình giao diện chỉnh sửa các đề mục 60

Hình 20 Màn hình giao diện lưu mẫu thiết kế 60

Hình 21 Màn hình giao diện tải xuống mẫu thiết kế của ứng dụng Easelly 61

Hình 22 Phiếu bài tập bài 31 63

Hình 23 Phiếu học tập Timline bài 30 65

Hình 24 Phiếu học tập 5 phút củng cố bài 29 68

Trang 10

DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Bảng 2.1 Bảng thống kê kết quả kiểm tra của các lớp theo nhóm điểm (%) 76Hình 1.1 Biểu đồ tổng hợp ý kiến của GV về sự hiệu quả sử dụng PHT

trong dạy học Lịch sử 32Hình 1.2 Biểu đồ tổng hợp ý kiến của GV về những khó khăn của GV

khi sử dụng CNTT trong dạy học Lịch sử 32Hình 1.3 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về mức độ hứng thú sử dụng PHT

của GV trong dạy học Lịch sử 33Hình 1.4 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về khó khăn khi thiết kế PHT với

sự hỗ trợ của các công cụ CNTT 34Hình 1.5 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS gặp khó khăn 46Hình 1.6 Biểu đồ tổng hợp ý kiến lựa chọn phương tiện của HS 47Hình 1.7 Biểu đồ tổng hợp ý kiến về nội dung kiến thức HS muốn tìm

hiểu 47Hình 1.8 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về mức độ hứng thútrong tiết học 73Hình 1.9 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về mức độ hứng thú và hiểu bài

khi GV sử dụng PHT vào dạy học 73Hình 1.10 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về sự phù hợp nội dung PHT GV

sử dụng với nội dung bài học 74Hình 1.11 Biểu đồ tổng hợp ý kiến HS về hiệu quả của bài dạy có sử

dụng PHT 75Hình 1.12 Biểu đồ so sánh kết quả kiểm tra của hai lớp 10A10 và 10A5 76

Trang 11

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Trong những năm gần đây ngành giáo dục nói chung và giáo dục Lịch sử nói riêng đã và đang thực hiện một cuộc đổi mới toàn diện từ: phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá, hình thức tổ chức… Trong đó, ứng dụng CNTT trong dạy học được coi là một trong những biện pháp hiệu quả Cụ thể, trong chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử của Bộ Giáo dục và Đào

tạo năm 2018 đã nhấn mạnh: “Chương trình môn Lịch sử chú trọng ứng dụng

công nghệ thông tin và truyền thông, phát triển kĩ năng sử dụng các phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin để hỗ trợ việc tái hiện, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử” [1; Tr.75]

Với môn Lịch sử, hiện nay có một thực tế là: phần lớn học sinh ở trường phổ thông không quan tâm học môn Lịch sử vì quá nhiều con số, sự kiện, phải ghi nhớ, thậm chí không ít học sinh coi Lịch sử là môn học phụ [36] Bên cạnh đó, một vài năm gần đây điểm thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Lịch sử luôn ở vị trí thấp nhất trong tất cả các môn là minh chứng về chất lượng không tốt trong việc dạy và học sử nhiều năm qua [39] Những thực tế trên cho thấy, việc dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông hiện nay chưa hiệu quả Một phần trách nhiệm thuộc về phía học sinh, nhưng phần lớn trách nhiệm thuộc về phía giáo viên Do vậy, để nâng cao chất lượng dạy và học môn Lịch sử, đem đến cho HS hứng thú và đam mê với môn học, GV cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng hiện đại, tích hợp CNTT và phát triển năng lực HS

Phiếu học tập là công cụ hỗ trợ được GV Lịch sử sử dụng phổ biến hiện nay bởi sự đơn giản, thuận tiện ở nhiều khâu trong quá trình dạy học Bên cạnh đó, PHT không đơn giản là phương tiện truyền tải kiến thức mà còn là công cụ hướng dẫn học sinh tự học, rèn luyện các kĩ năng của môn học như:

Trang 12

khai thác tư liệu, nhận định đánh giá sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử… Tuy nhiên, việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập chưa thực sự hiệu quả và chủ yếu là các mẫu phiếu đơn giản được giáo viên thiết kế thủ công với sự hỗ trợ của MS Word hoặc MS PowerPoint Trong khi đó, với sự phát triển của CNTT hiện nay, GV có thể sử dụng các công cụ thiết kế chuyên nghiệp với các thao tác đơn giản như: Canva, Easelly, Design Bold… để thiết kế phiếu học tập hấp dẫn, hiệu quả

Trong chương trình Lịch sử lớp 10 phần Lịch sử thế giới cận đại từ giữa thế kỉ XIV đến đầu TK XX Đây là phần có nội dung dài, tương đối khó với nhiều khái niệm, sự kiện lịch sử trọng tâm và các mốc thời gian Để giúp học sinh thuận lợi trong quá trình học tập nội dung kiến thức này, giáo viên có thể thiết kế các PHT với nhiều hình thức đa dạng như: thẻ nhớ, phiếu ghi chép, phiếu hướng dẫn tự học… hỗ trợ học sinh học tập một cách tích cực, chủ động

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Thiết kế và sử

dụng phiếu học tập trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận

tốt nghiệp của mình

2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Việc ứng dụng CNTT trong DH môn Lịch sử nói chung, thiết kế PHT nói riêng, được nhiều nhà nghiên cứu và giáo viên quan tâm và trình bày trong các bài báo, các nghiên cứu, công trình khoa học và sáng kiến kinh nghiệm Cụ thể như sau:

2.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học Lịch sử

Thứ nhất, về sách chuyên khảo

Tác giả Nguyễn Thị Côi (chủ biên) trong cuốn “Các con đường nâng

cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường phổ thông” (NXB Đại học Sư phạm

Trang 13

Hà Nội, 2006), đã trình bày việc ứng dụng phương tiện công nghệ thông tin vào dạy học là một trong những con đường, biện pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng dạy và học Lịch sử

Trong cuốn “Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học” (NXB Giáo

dục, Hà Nội, 2006) do tác giả Lê Công Triêm và Nguyễn Đức Vũ (chủ biên) đã nhấn mạnh vai trò quan trọng của CNTT đối với quá trình dạy học, đặc biệt là đi sâu vào việc thiết kế bài giảng điện tử

Theo tác giả Nguyễn Thị Côi (chủ biên) trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng

nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử” (NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2009) đề

cập đến những lợi ích của phần mềm PowerPoint và giới thiệu những yêu cầu, quy trình thiết kế và tiêu chí đánh giá bài giảng điện tử, đặc biệt là việc ứng dụng CNTT trong dạy học

Trong cuốn Tập bài giảng “Sử dụng phương tiện kĩ thuật và công nghệ

trong dạy học đại học” (Khoa Sư phạm, trường Đại học Giáo Dục – Đại học

Quốc gia Hà Nội, 2009) do tác giả Tôn Quang Cường và Phạm Kim Chung đã trình bày một số vấn đề lí luận về công nghệ dạy học và giới thiệu cách sử dụng các công cụ xây dựng bài giảng điện tử trong dạy học Trong đó, nhấn mạnh tới

nội dung “ứng dụng CNTT để nâng cao tính tích cực trong dạy học là xu hướng

tất yếu còn được lý giải qua các chức năng xã hội của CNTT mang lại cho con người như thu thập xử lí, lưu giữ và truyền dữ liệu CNTT là phương tiện hữu hiệu giúp người thầy thực hiện được mục tiêu trên” [4; Tr.16]

Nhóm tác giả Trịnh Đình Tùng và Nguyễn Mạnh Hưởng trong cuốn

“Ứng dụng công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Sử” (NXB Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2009) đã đề cập tới

nội dung cơ bản sau: tổng quan về đổi mới phương pháp DHLS ở trường THPT với sự hỗ trợ của CNTT, hướng dẫn giáo viên các thao tác sử dụng một

Trang 14

số công cụ, phần mềm trong DHLS và chia sẻ một số kinh nghiệm ứng dụng CNTT vào dạy học, kiểm tra đánh giá bộ môn

Thứ hai, về các bài tạp chí, bài báo nghiên cứu khoa học về ứng dụng CNTT

Tác giả Hoàng Thanh Tú và Ninh Thị Hạnh trong Tạp chí Thiết bị giáo

dục có bài viết “Thiết kế và sử dụng phim tư liệu lịch sử với sự hỗ trợ của

phần mềm Proshow Gold” (số 68 – 2011) giới thiệu phần mềm Proshow Gold

để xây dựng phim tư liệu như một phương tiện công nghệ hỗ trợ phục vụ đắc lực trong quá trình dạy học lịch sử

Trong bài viết “Sử dụng dịch vụ Google Site thiết kế WebQuest hỗ trợ

dạy học ở trường trung học phổ thông” được đăng trên Tạp chí Khoa học

(2013, trường Đại học Sư Phạm Hà Nội 2) của tác giả Ninh Thị Hạnh đã giới thiệu và đề xuất các biện pháp sử dụng dịch vụ Google Site thiết kế WebQuest trong DHLS

Trong bài viết “Ứng dụng công nghệ thông tin để xây dựng đồ dùng

trực quan quy ước trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông” của tác giả

Nguyễn Thành Nhân được đăng trên Tạp chí Giáo dục số 303, kì 1-2/2013, đã giới thiệu một số phần mềm CNTT để xây dựng đồ dùng trực quan quy ước

trong DHLS ở trường phổ thông Trong đó, tác giả đã khẳng định: “Ứng dụng

CNTT để xây dựng đồ dùng trực quan quy ước là công cụ hỗ trợ HS trong xây dựng kiến thức chủ động, góp phần giúp HS có vốn kiến thức đa dạng và hệ thống” [33; Tr.25]

Trong nhiều bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Hưởng đều đi sâu vào hướng nghiên cứu ứng dụng CNTT vào DHLS nhằm nâng cao hiệu quả bài

học Cụ thể như: Bài viết “Sử dụng CNTT và truyền thông vào DHLS ở

trường phổ thông” đăng trên Tạp chí giáo dục, số 133 – 2006; “Đặc trưng của việc dạy - học Lịch sử và con đường hình thành kiến thức cho học sinh

Trang 15

với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin” đăng trên Tạp chí giáo dục, số 235 –

2010…

Thứ ba, về luận văn, luận án

Trong luận văn “Một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương

tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên lịch sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc Gia Hà Nội” của tác giả Ninh Thị

Hạnh (2012) đã phân tích kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ trong dạy học của giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục – Đại học Quóc gia Hà Nội; đề xuất một số biện pháp phát triển kỹ năng sử dụng phương tiện công nghệ theo hướng dạy học tích cực cho giáo viên Lịch sử tốt nghiệp trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong luận văn “Phát triển năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho

học sinh trong dạy học lịch sử lớp 10 ở trường trung học phổ thông” của tác

giả Nguyễn Thị Yến (2016) đã khẳng định vai trò, ý nghĩa, sự cần thiết của việc phát triển năng lực sử dụng CNTT và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực sử dụng CNTT cho HS trong DHLS thế giới cổ đại và trung đại lớp 10 THPT

2.2 Các công trình nghiên cứu liên quan đến thiết kế phiếu học tập trong dạy học

Thứ nhất, về sách chuyên khảo PPDH Lịch sử

Trong cuốn “Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào?” (Bản tiếng Việt,

NXB Giáo dục, 1973) do N.G Đai-ri đã nhấn mạnh vai trò của việc đảm bảo

tính trực quan trong dạy học: “Tính cụ thể, hình ảnh của sự kiện có một giá trị

lớn lao, bởi vì chúng cho phép hình dung lại quá khứ” [5]

Theo I.F Khar-la-mốp trong cuốn “Phát huy tính tính cực trong học

tập của học sinh như thế nào?”(1979), học tập là quá trình phát triển nhận

thức tích cực trong đó học sinh phải tự khám phá kiến thức cho bản thân Sự

Trang 16

khám phá này phải được thực hiện thông qua các nhiệm vụ học tập chứ không phải một cách thụ động học thuộc lòng, ghi – chép PHT có thể thực hiện tốt nhiệm vụ học tập này

Tác giả Phan Ngọc Liên và Trình Đình Tùng (chủ biên) trong cuốn

“Phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học lịch sử ở trường THCS”,

(NXB Giáo dục, 1998) đã trình bày vai trò của phương tiện dạy học nói chung và đồ dùng trực quan nói riêng Tác giả cũng đã đề xuất những biện pháp sư phạm cần thiết nhằm phát huy tính tích cực, khả năng sáng tạo - tư duy độc lập của học sinh trung học cơ sở

Trong cuốn “Phương pháp dạy học Lịch sử” (tập I, NXB Đại học Sư

Phạm Hà Nội, 2012) của tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên) đưa ra một số vấn đề lí luận chung về phương tiện hỗ trợ học tập cho HS trong môn Lịch sử Trong đó, khi viết về biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh trong

dạy học Lịch sử có nhấn mạnh tới nội dung:“Sử dụng tốt đồ dùng trực quan

phù hợp với điều kiện cụ thể của việc dạy học lịch sử” [9; Tr.258]

Trong cuốn “Phương pháp dạy học môn Lịch sử ở trường phổ thông”

(NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, 2014) của tác giả Vũ Quang Hiển và Hoàng

Thanh Tú đã khẳng định: “Sử dụng đồ dùng trực quan như là kênh thông tin

hình ảnh có giá trị khoa học, thẩm mỹ và giáo dục tư tưởng cho học sinh” [6

– Tr.68]

Thứ hai, về các bài tạp chí, bài báo nghiên cứu khoa học có cùng hướng nghiên cứu

Trong bài viết “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập nhằm nâng cao chất

lượng dạy và học môn “Tâm lí học Tiểu học” ở trường Cao đẳng Sư phạm Bắc Ninh” của tác giả Nguyễn Thị Hạnh Ngọc được đăng trên Tạp chí Giáo

Dục Số Đặc Biệt (kì 1 tháng 10/2017) đã trình bày nguyên tắc thiết kế PHT và hướng dẫn quy trình thiết kế PHT trong dạy học Tâm lí học Tiểu học Trong

Trang 17

đó, tác giả đã nhấn mạnh đến vai trò quan trọng của PHT: “PHT là phương

tiện định hướng hoạt động độc lập của người học trong quá trình dạy học”

[34; Tr.116]

Thứ ba, về khóa luận, luận văn và luận án

Trong luận văn “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học lịch

sử lớp 10 ở Trung tâm Giáo dục thường xuyên, Gia Lâm, Hà Nội (áp dụng phần Lịch sử thế giới cổ và trung đại – Chương trình Chuẩn)” của tác giả Lê

Thị An (2012) Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và khảo sát thực tiễn liên quan đến vấn đề thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Lịch sử ở trường THPT nói chung và dạy học lịch sử ở trung tâm GDTX nói riêng, tác giả đã xác định được vị trí, vai trò, nội dung của phần Lịch sử thế giới cổ đại và trung đại trong chương trình lịch sử lớp 10 THPT; đề xuất quy trình thiết kế và hướng dẫn học sinh sử dụng phiếu học tập trong dạy học nhằm nâng cao hiệu quả dạy học

Trong khóa luận của tác giả Cấn Thị Lan Hương (2016) với đề tài:

“Thiết kế và sử dụng PHT trong dạy học Lịch sử ở trường THPT dựa trên phong cách học tập của học sinh, (áp dụng phần Lịch sử thế giới cận đại – SGK Lịch sử Lớp 10, chương trình Chuẩn)” đề xuất cách thức thiết kế và sử

dụng PHT trong DHLS dựa trên phong cách học tập của học sinh Ngoài ra, tác giả nhấn mạnh vai trò, tính hiệu quả của PHT trong môn Lịch sử đã góp phần nâng cao chất lượng DHLS

Ngoài ra, một số công trình khoa học khác có cùng hướng nghiên cứu

Trong khóa luận “Thiết kế và thử nghiệm PHT trong dạy học Văn ở

trường THPT” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà đã giới thiệu hiệu quả bước

đầu của việc sử dụng PHT trong dạy học môn Ngữ Văn Ở đây, tác giả đã nêu ra khái niệm, phân loại, quy trình thiết kế và sử dụng PHT, cung cấp những mẫu PHT được thiết kế và những đánh giá cũng như kết quả, kinh nghiệm

Trang 18

Trong khóa luận “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học Địa

Lý lớp 11 theo hướng dạy học tích cực” của tác giả Lê Thị Nhung (2011) đã

đề xuất quy trình biện pháp sử dụng phiếu học tập trong quá trình dạy học môn Địa Lý lớp 11 nhằm nâng cao tính tích cực, chủ động của người học, góp phần thực hiện có hiệu quả đổi mới phương pháp dạy học

Trong luận văn “Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong phương pháp

thảo luận nhóm môn giáo dục học tại trường THPT Thanh Hóa” của tác giả

Đỗ Thị Hồng Hạnh đã trình bày: Phiếu học tập là một công cụ học tập hỗ trợ đắc lực cho phương pháp dạy theo nhóm Tác giả nêu rõ PHT đóng vai trò chính trong quá trình dạy – học, nó được đánh giá như một công cụ học tập hiệu quả đối với mỗi giáo viên và học sinh trong mỗi bài dạy học

Tất cả những nghiên cứu trên là cơ sở định hướng quan trọng giúp chúng tôi hoàn thiện vấn đề nghiên cứu trong khóa luận

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực

tiễn của việc sử dụng PHT trong DHLS, chúng tôi đề xuất cách thức thiết kế và các biện pháp sử dụng PHT trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly nhằm nâng cao hiệu quả DHLS ở trường phổ thông

Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, đề tài cần thực hiện những nhiệm vụ cơ bản sau:

- Nghiên cứu cơ sở lí luận cơ bản của việc sử dụng PHT trong DHLS với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly

- Tiến hành điều tra, khảo sát đối giáo viên và học sinh ở một số trường để đánh giá thực tế của thiết kế và sử dụng PHT trong DHLS

Trang 19

- Đề xuất quy trình thiết kế PHT trong DHLS với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng PHT với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly trong DHLS phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 ở trường THPT

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi của các biện pháp sử dụng PHT được đề xuất Từ đó, rút ra kết luận và ý nghĩa khoa học đề tài

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: quá trình DHLS ở trường THPT sử dụng PHT

với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly

5 Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu lí thuyết: nghiên cứu lý luận về phương pháp, ứng dụng

CNTT trong dạy học, đặc biệt là lý luận về PHT thông qua đọc, sưu tầm và phân tích tài liệu từ sách, báo, tạp chí, Internet ; nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa lịch sử lớp 10 hiện hành và Chương trình giáo dục phổ thông tổng thế và chương trình môn học lịch sử sau 2018 để lựa chọn nội dung, chủ đề phù hợp thiết kế PHT

Nghiên cứu thực tiễn:

- Sử dụng phương pháp điều tra, phỏng vấn, quan sát để tìm hiểu thực trạng việc sử dụng PHT trong DHLS ở trường THPT

- Sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm chứng tính khả thi của các

Trang 20

- Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lí, thống kê, phân tích số liệu thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm và đánh giá tính khả thi, tính hiệu quả của các biện pháp đề tài đề xuất

6 Giả thuyết nghiên cứu

PHT là một công cụ hỗ trợ đắc lực và hiệu quả trong Dạy học nói chung và DHLS nói riêng, nếu PHT được thiết kế và sử dụng hợp lí với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học

môn Lịch sử ở trường THPT 7 Đóng góp của khóa luận

- Khẳng định ý nghĩa của việc thiết kế và sử dụng PHT với sự hỗ trợ

của ứng dụng Canva và Easelly trong DHLS ở trường THPT

- Đánh giá được thực trạng của việc sử dụng PHT với sự hỗ trợ của

ứng dụng Canva và Easelly ở trường THPT hiện nay

- Đề xuất quy trình thiết kế PHT trong DHLS với sự hỗ trợ của ứng

dụng Canva và Easelly

- Đề xuất một số biện pháp sử dụng PHT với sự hỗ trợ của ứng dụng

Canva và Easelly trong DHLS ở trường THPT góp phần nâng cao hiệu quả của việc DHLS

8 Cấu trúc khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung Khóa luận gồm 2 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc thiết kế và sử dụng phiếu

học tập trong dạy học phần Lịch sử thế giới cận đại lớp 10 với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly

Chương 2: Thiết kế và sử dụng phiếu học tập trong dạy học phần Lịch

sử thế giới cận đại lớp 10 với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly Thực

nghiệm sư phạm

Trang 21

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC THIẾT KẾ

VÀ SỬ DỤNG PHIẾU HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC PHẦN LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI LỚP 10 VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA

ỨNG DỤNG CANVA VÀ EASELLY 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm phiếu học tập

1.1.1.1 Khái niệm

Có nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm của phiếu học tập

Theo nghĩa từ điển Tiếng Việt, phiếu là tờ giấy rời có cỡ nhất định, chuyên dùng để ghi chép những nội dung cụ thể nào đó Phiếu là tờ giấy ghi nhận một số quyền lợi của người sử dụng hoặc có thể hiểu là tờ giấy biểu thị ý kiến trong cuộc bầu cử hoặc biểu quyết một hội nghị, do từng cá nhân trực tiếp bỏ vào hòm [20]

Trong tiếng Anh, PHT với tên gọi “worksheet” được hiểu là những bài

tập do giáo viên thiết kế trên một tờ giấy với tiêu chí khác nhau của mỗi nhiệm vụ nhằm yêu cầu HS hoàn thành trong 1 tiết học hoặc 1 thời gian ngắn, có thể giao nhiệm vụ cho HS bài tập về nhà Chúng ta có thể sử dụng PHT giao nhiệm vụ cho HS với nhiều hình thức khác nhau và đem lại kết quả học tập hiệu quả cao, đặc biệt đề cao tính chủ động, sáng tạo, tự học của HS

Ngoài ra, PHT còn có cách gọi khác là “handout” được hiểu là tài liệu phát

tay Tài liệu phát tay được sử dụng trong các hoạt động đôi và hoạt động nhóm, giúp HS có cơ hội thực hành nhiều hơn; khi phát tài liệu phát tay giáo viên cần giới hạn thời gian cho HS [24]

Tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà và Phan Đình Thực lại cho rằng PHT như một công cụ được sử dụng linh hoạt trong tất cả các hoạt động tiết học, mọi thời gian khác nhau kể ra thời gian học bài ở nhà Phiếu học tập là những

Trang 22

mảnh rời được giáo viên thiết kế sẵn các yêu cầu để học sinh trả lời bằng cách hoàn thành vào những thông tin còn thiếu vào chỗ trống Thời gian sử dụng chủ động, GV có thể cho HS tự học ở nhà hay làm trên lớp

Tác giả Đậu Thị Hòa trong bài viết: “Phương pháp sử dụng phiếu học

tập trong dạy học địa lí nhằm phát huy tính tích cực và độc lập của HS”, tác

giả đã nêu ra khái niệm: “Phiếu học tập là công cụ học tập và giao tiếp giữa

GV và HS trong quá trình dạy học” [30] Ngoài ra, có một ý kiến khác đưa ra

khái niệm: PHT là một mảnh giấy thường được in sẵn nhằm mục đích hỗ trợ người học sắp xếp các nội dung kiến thức để phục vụ cho việc học và hiểu bài tốt hơn Giáo viên có thể yêu cầu HS điền vào khoảng trống trong tờ giấy để trả lời câu hỏi hay hoàn thành sơ đồ, bảng biểu

Quan điểm về phiếu học tập cũng được một số tác giả định nghĩa như sau: Trong tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THPT chu kì 3 cho

rằng: “PHT là những tờ giấy rơi, in sẵn những công tác độc lập hay làm theo

nhóm nhỏ, được phát cho học sinh để học sinh hoàn thành trong một thời gian ngắn của tiết học” [25] Trong mỗi PHT có ghi rõ các nhiệm vụ nhận

thức nhằm hướng tới hình thành kiến thức, kĩ năng hay rèn luyện thao tác tư duy để chuyển giao cho học sinh

Như vậy, có thể khẳng định: Phiếu học tập là công cụ hỗ trợ học tập do giáo viên thiết kế nhằm cung cấp thông tin hoặc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh Phiếu học tập có nhiều hình thức thể hiện như: HS có thể hoàn thành phiếu theo nhóm hoặc cá nhân để đạt mục tiêu bài học

Trang 23

+ PHT để kiểm tra kiến thức đã học: sử dụng PHT để kiểm tra kiến thức cũ là 1 phương pháp hữu hiệu giúp GV có thể kiểm tra được nhiều HS một lúc, cũng có thể cho HS làm nhiều dạng bài tập khác nhau Việc sử dụng PHT này giúp GV tiết kiệm thời gian và đọc hoặc chép câu hỏi và phân hóa học

sinh hiểu nắm vững kiến thức bài cũ

+ PHT để tìm hiểu kiến thức mới: khám phá bài học mới là bước quan trọng nhất, nắm vai trò chủ yếu trong chương trình học Qua việc hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ học tập học sinh trong PHT sẽ giúp HS độc lập tiếp

nhận kiến thức và rèn luyện kĩ năng

+ PHT củng cố kiến thức: phiếu dùng để tổng hợp những nội dung chính hoặc hệ thống hóa kiến thức 1 cách khái quát Việc sử dụng PHT giúp

HS nắm vững kiến thức đã học, đảm bảo tính hệ thống, logic của bài học hơn

+ PHT để kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS: phiếu dùng để kiểm tra tính hệ thống hóa kiến thức của học sinh Có thể dùng kiểm tra

nhanh, 15 phút dưới dạng nhiều hình thức

+ Phiếu giao bài tập về nhà và phiếu tự học: phiếu ghi những nhiệm vụ học tập cụ thể cho HS hoàn thành ở nhà Việc sử dụng phiếu học tập giao nhiệm vụ ở nhà cho HS, giúp HS rèn luyện được tính tự giác, phát triển kĩ năng

tự học và chuẩn giờ bài mới cho giờ học tiếp theo đạt hiệu quả cao tốt hơn - Thứ hai, dựa vào nội dung phiếu có thể chia thành 05 loại cụ thể:

+ Phiếu thông tin: cung cấp các thông tin mở rộng, bổ sung, minh họa cho các kiến thức cơ bản của bài học

Ví dụ, khi dạy bài 30: Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỉ XVIII (Lịch sử

10) để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung: Tranh biếm họa “Tình cảnh nông dân

Pháp trước cách mạng”, GV có thể sử dụng phiếu học tập sau: (Phụ lục 4)

+ Phiếu trả lời câu hỏi: phiếu ghi những câu hỏi về một vấn đề học tập nào đó mà học sinh phải trả lời

Trang 24

Ví dụ, khi dạy bài 29: Cách mạng Hà Lan và Cách mạng tư sản Anh

(Lịch sử 10) để hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung: nguyên nhân trực tiếp; diễn biến; kết quả của Cách mạng tư sản Anh, GV có thể cho HS hoàn thành PHT

trong thời gian 7 phút (Phụ lục 4)

+ Phiếu bài tập: dưới các hình thức khác nhau như bài tập củng cố hoặc bài tập - nhận thức - thông hiểu - vận dụng…

Ví dụ, khi dạy bài 30: Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ, GV có thể sử dụng phiếu học tập Bảng thống kê “Tuyên ngôn

sử dụng phiếu học tập Tạp chí người nổi tiếng sau: (Phụ lục 4)

+ Phiếu thực hành: những nội dung có liên quan đến những nhiệm vụ rèn luyện kĩ năng, thực hành…

Ví dụ, khi dạy bài 32: Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu yêu cầu học

sinh kiểm tra 15 phút, GV có thể sử dụng phiếu học tập kiểm tra ngắn sau:

Trang 25

- Phần hai: Phần dẫn nhiệm vụ học tập: Đây là phần ghi yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể HS cần thực hiện Tùy theo mục đích sử dụng của từng loại phiếu mà các dạng nhiệm vụ học tập có thể là: Đọc thông tin (SGK, tư liệu…); hoàn thành phần nội dung còn thiếu trong phiếu; hoàn thành bảng niên biểu; viết một điều mà em ấn tượng nhất…

Lưu ý, với mỗi nhiệm vụ cần có định hướng thời gian cụ thể Tùy thuộc vào khối lượng kiến thức cần đạt, nội dung hoạt động mà GV quy định thời gian cho hợp lí; Ví dụ như: 5 phút, 10 phút, 15 phút…

- Phần ba: Phần nội dung phiếu Đây là phần HS thực hiện nhiệm vụ học tập Phần nội dung phiếu nên được thiết kế đa dạng, có thể là đoạn thông tin, tranh ảnh, lược đồ sơ đồ, bảng niên biểu, bảng thống kê hoặc một bài viết báo cáo…

Lưu ý, phần nội dung phiếu cần hướng đến nội dung kiến thức và mục tiêu trọng tâm của bài học Nội dung thông tin được sử dụng trong phiếu có thể có hoặc không có trong SGK nhưng cần đảm bảo dẫn nguồn cụ thể và khoa học Học liệu tham khảo là nội dung đưa ra những thông tin, tài liệu cần thiết cho HS khi trả lời các câu hỏi mở rộng

Dưới đây là cấu trúc PHT minh họa được thiết kế với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva:

Trang 26

Hình 1 Cấu trúc phiếu học tập ba phần

Trên đây là cấu trúc gợi ý cho một PHT với ba phần chi tiết: Thông tin chung; Câu dẫn nhiệm vụ học tập; Nội dung nhiệm vụ học tập Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế và sử dụng thực tiễn, GV hoàn toàn có thể linh hoạt trong việc sắp xếp cấu trúc Với phiếu học tập viết về một nhận xét hay một điều em thích nhất… thì phiếu học tập có thể chỉ cần hai phần: Thông tin

Trang 27

chung; Câu dẫn nhiệm vụ học tập Ví dụ, khi thiết kế phiếu học tập nhận xét về mặt tích cực và hạn chế của chủ nghĩa xã hội không tưởng Cấu trúc PHT chỉ có hai phần như sau:

Hình 2 Cấu trúc PHT hai phần

Trang 28

1.1.2 Giới thiệu ứng dụng Canva và Easelly

1.1.2.1 Canva

* Giới thiệu khái quát

Canva là một công cụ thiết kế đồ họa trực tuyến miễn phí với giao diện thân thiện, nguồn tài nguyên phong phú, đặc biệt rất dễ sử dụng Với các mẫu thiết kế có sẵn GV có thể sử dụng hoặc chỉnh sửa theo ý tưởng sư phạm của mình: thiết kế tờ rơi, phiếu học tập, tạp chí, logo, thư mời, bảng thống kê,

Tính đến năm 2020, Canva được sử dụng trên 190 quốc gia trên thế giới với hàng triệu người đăng ký sử dụng và yêu thích Canva ra đời từ năm 2013, do Melanie Perkins, Cameron Adams và Cliff Obecht đồng sáng lập

Ứng dụng Canva có những tính năng nổi bật: Giao diện trang web trực quan, thư viện hình ảnh phong phú; Chức năng làm việc nhóm hiệu quả; Tùy chọn tự động chuyển đổi trang web sang phiên bản dành cho điện thoại di động; Chia sẻ các mẫu thiết kế qua Email hoặc Facebook nhanh chóng Khi sử dụng ứng dụng Canva giúp GV và HS nâng cao kĩ năng sử dụng CNTT

Canva được thiết kế để có thể tương thích với các thiết bị khác nhau: máy tính xách tay, máy tính để bàn, điện thoại thông minh… miễn là thiết bị đó có kết nối Internet

Với bộ môn Lịch sử, Canva là công cụ hỗ trợ việc dạy và học rất hiệu quả cho HS và GV thông qua việc hỗ trợ thiết kế PHT

Dưới đây là hướng dẫn các bước thiết kế một phiếu học tập sử dụng ứng dụng Canva bằng cách truy cập trang web: https://www.canva.com/

* Hướng dẫn sử dụng:

- Bước 1: GV đăng ký tài khoản trên trang web chính thức: https://www.canva.com/, (Hình 1) ; nhấp chuột mục Đăng ký để đăng kí tài khoản miễn phí; chọn đăng kí bằng tài khoản Facebook hoặc Email

Trang 29

Hình 3 Trang giao diện đăng kí tài khoản

Nhấp chuột chọn vai trò của người đăng kí mục Giáo viên (Hình 2)

Hình 4.Trang giao diện chọn vai trò của người dùng cần đăng kí

- Bước 2: Nhấp chuột vào chức năng Tạo thiết kế (Creat a design), Canva sẽ gợi ý một số mẫu thiết kế để GV dễ dàng lựa chọn như: Áp phích (Poster), Logo, Bản thuyết trình (Presentations), Tài liệu A4, Sơ yếu lý lịch (Resumes), Tranh ảnh đồ họa (Infographics),… (Hình 3)

Trang 30

+ Áp phích (Poster): GV có thể thiết kế phiếu củng cố, phiếu bài tập trống, hoàn thành bảng niên biểu, hoàn thành phần nội dung còn thiếu vào chỗ trống…

+ Bản thuyết trình (Presentations) hoặc bìa tạp chí: GV có thể thiết kế phiếu tạp chí, phiếu học tập về tranh biếm họa hay sự kiện tiêu biểu…

+ Tài liệu A4: GV có thể thiết kế phiếu kiểm tra ngắn, hoàn thành sơ đồ thời gian, Timeline, hoàn thành bài tập trống…

Hình 5 Màn hình giao diện các mẫu thiết kế trên Canva

Khi lựa chọn được mẫu thiết kế phù hợp, GV nhấp chuột vào mẫu để chỉnh sửa mẫu theo ý tưởng sư phạm Để chỉnh sửa được một mẫu thiết kế hoàn hảo, GV cần lưu ý một số tính năng sau của Canva (Hình 4):

Trang 31

Hình 6 Màn hình giao diện thiết kế trên Canva

1 Hỗ trợ tìm kiếm hình ảnh (Search): GV có thể tìm kiếm ảnh phù hợp với mẫu thiết kế

2 Hỗ trợ bố cục (Layouts): GV có thể chọn nhiều layout khác nhau sao cho phù hợp như : hình dạng, đường kẻ, icon,…

3 Văn bản (Text): GV có thể lựa chọn font chữ (Arimo), phông chữ phù hợp

4 Nền (Background): GV thay đổi màu sắc nền cho trang thiết kế được bắt mắt, sinh động hơn

5 Tải ảnh lên (Uploads): GV tải các hình ảnh có sẵn trong máy tính của lên để đưa vào thiết kế

6 Thư mục: nơi lưu trữ các hình ảnh có sẵn 7 Trang thiết kế

8 Thêm trang mới (Add a new page) - Bước 3: Tải xuống và lưu trữ (Hình 5)

Trang 32

Hình 7 Màn hình giao diện share và tải xuống mẫu thiết kế trên Canva

Sau khi đã hoàn thành xong mẫu thiết kế phiếu học tập, có thể: 1 Chia sẻ (Share) lên Facebook hoặc gửi qua email của bạn

2 Trực tiếp Tải xuống (Download) về máy và lưu trữ: GV tải thiết kế của mình dưới dạng ảnh hoặc file PDF Để thuận tiện cho việc bài trình chiếu hoặc gửi cho HS nên lựa chọn PNG (ảnh chất lượng cao) để được chất lượng mẫu thiết kế đẹp, không mờ

1.1.2.2 Easelly

* Giới thiệu khái quát

Easelly là một công cụ trực tuyến miễn phí, ra đời vào năm 2012 với hàng trăm nghìn người sử dụng, cho phép người dùng tạo ra đồ họa trực quan (Infographic) một cách dễ dàng và đơn giản Ứng dụng này được tôn vinh là một trong những website tốt nhất hỗ trợ việc dạy và học do tổ chức American Association of School Librarians (AASL) bình chọn

So với các công cụ có cùng tính năng, Easelly cũng có ưu thế nổi bật: tùy chọn tự động chuyển đổi trang web sang phiên bản dành cho điện thoại di động; Tính năng biểu đồ mới cho phép chỉnh sửa một số biểu đồ trong thiết kế; Giao diện chủ đề khá đẹp, bố trí thiết kế cơ bản, dễ hiểu; Chia sẻ các mẫu

Trang 33

thiết kế qua Email hoặc Facebook nhanh chóng Khi sử dụng ứng dụng Easelly giúp GV và HS cải thiện kĩ năng sử dụng CNTT

Easelly được thiết kế để có thể tương thích với các thiết bị khác nhau: máy tính xách tay, máy tính để bàn, điện thoại thông minh… miễn là thiết bị đó có kết nối Internet

Với bộ môn Lịch sử, Easelly là công cụ hỗ trợ việc dạy và học rất hiệu quả cho HS và GV thông qua việc hỗ trợ thiết kế PHT

Dưới đây là hướng dẫn các bước thiết kế một phiếu học tập sử dụng ứng dụng Easelly bằng cách truy cập trang web: https://www.easel.ly/

*Hướng dẫn sử dụng:

- Bước 1: GV đăng ký tài khoản trên trang web chính thức: https://www.easel.ly/; Nhấp chuột vào mục Click Create your free Account để đăng kí tài khoản miễn phí; chọn đăng kí bằng tài khoản Facebook hoặc Google (Hình 6)

Hình 8 Màn hình giao diện đăng kí tài khoản

- Bước 2: GV nhấp chuột vào các mẫu thiết kế có sẵn để tạo ra các infographics theo ý tưởng sư phạm của mình Easelly gợi ý một số mẫu thiết

Trang 34

kế để GV dễ dàng lựa chọn như: sơ đồ trục thời gian, bảng niên biểu, biểu đồ, sơ yếu lí lịch, phiếu học tập,… (Hình 7)

Khi thiết kế phiếu bảng niên biểu, bảng thống kê, hoàn thành Timline… GV nên sử dụng ứng dụng Easelly

Hình 9 Màn hình giao diện các mẫu thiết kế trên Easelly

Khi lựa chọn được mẫu thiết kế phù hợp mà GV nhấp chuột vào infographics đó và chỉnh sửa theo ý tưởng của mình Để chỉnh sửa được 1 mẫu thiết kế đẹp, đơn giản và thao tác nhanh thì người dùng cần lưu ý một số tính năng sau (Hình 8):

Trang 35

Hình 10 Màn hình giao diện một mẫu thiết kế trên Easelly

1 Backgrounds (Phông nền): GV có thể chỉnh sửa thay đổi nền các mẫu thiết kế trở nên sinh động, đẹp mắt hơn

2 Line (Dòng): căn chỉnh dòng sao cho phù hợp dễ nhìn

3 Text (Văn bản): chỉnh sửa cỡ chữ phù hợp, căn chỉnh chọn phông chữ khác nhau

4 Upload (Tải lên): Gv có thể tải lên các hình ảnh có sẵn để đưa vào thiết kế

5 Save (Lưu): người dùng lưu lại các mẫu thiết kế trên Easelly 6 Mục đổi tên file

- Bước 3: Tải xuống và lưu trữ (Hình 9)

Trang 36

Hình 11 Màn hình giao diện tải xuống và share mẫu thiết kế trên Easelly

Sau khi mẫu thiết kế đã hoàn thành xong, GV có thể: 1 Share (Chia sẻ) lên Facebook hoặc gửi qua Email

2 Trực tiếp Download (Tải xuống) về máy và lưu trữ GV tải thiết kế của mình dưới dạng ảnh hoặc file PDF thì GV nên chọn Low Quality (chất lượng thấp) để tải về máy miễn phí, còn High Quality – HD (chất lượng cao) và PDF (Print) là tính phí

1.1.3 Định hướng đổi mới PPDH Lịch sử ở trường THPT

Đổi mới PPDH là chìa khóa nâng cao chất lượng dạy học, là mục tiêu quan trọng trong ngành giáo dục và trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI, ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã

nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện

đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy mócf Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học” [14]

Trang 37

Dưới đây là những định hướng cơ bản về mục tiêu, nội dung, biện pháp về đổi mới PPDH, hình thức dạy học và kiếm tra đánh giá được quy định trong chương trình giáo dục phổ thông tổng thể Sử dụng PHT với sự hỗ trợ của CNTT trong DHLS là một trong những biện pháp phù hợp với các định hướng đổi mới trên

Đổi mới PPDH theo hướng phát triển năng lực của học sinh Đó là

phương pháp dạy học theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách

vận dụng kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành năng lực và phẩm chất Trong DHLS có sử dụng PHT, HS dưới sự hướng dẫn của GV thông qua học liệu tham khảo, hình ảnh kết hợp với thông tin có sẵn và yêu cầu của bài, HS sẽ hoàn thành nội dung kiến thức của bài dạy Ngoài ra, trong quá trình tự học HS đọc yêu cầu, gợi ý của bài trong PHT để HS có thể hoàn thành các bài tập được giao

Đổi mới PPDH theo hướng kết hợp đa dạng các phương pháp dạy học Việc kết hợp đa dạng các phương pháp và hình thức dạy học trong toàn bộ quá trình dạy học, là phương hướng quan trọng để phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của HS Dạy học toàn lớp, dạy học nhóm, nhóm đôi và dạy học cá thể và những hình thức xã hội của dạy học cần kết hợp với nhau, mỗi hình thức đều có chức năng riêng Sử dụng PHT trong DHLS là biện pháp có thể thực hiện trong các tiết học ở trên lớp hay khi HS tự tìm hiểu ở nhà…

Đổi mới PPDH theo hướng sử dụng phương tiện dạy học và công nghệ thông tin hợp lí hỗ trợ dạy học Phương tiện dạy học có vai trò quan trọng trong việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm tăng cường tính trực quan và thí nghiệm, thực hành trong giờ học Sử dụng PHT với sự hỗ trợ của ứng dụng CNTT trong DHLS là một biện pháp tăng cường tính chủ động, phát huy khả năng tư duy của HS, phát triển năng lực tự học của HS, giúp HS hoạt động tích cực hơn trong các tiết học trên lớp

Trang 38

Đổi mới giáo dục kiểm tra, đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực học sinh Đánh giá kết quả học tập các môn học, hoạt động giáo dục của HS dựa vào yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ Sử dụng PHT trong DHLS sẽ giúp HS tự nghiên cứu tìm hiểu kiến thức mới, xác định được chuẩn kiến thức của bài học, có thể sử dụng đánh giá thường xuyên hoặc định kì PHT được thiết kế nhiều dưới hình thức đa dạng khác nhau, có tính khoa học để trở thành công cụ đánh giá phù hợp đảm bảo sự chính xác, chân thực, công bằng PHT đảm bảo thông tin hai chiều giữa dạy và học Qua kết quả thu được trên PHT, GV nắm bắt được mức độ hiểu bài của HS, từ đó giúp giáo viên điều chỉnh kịp thời nội dung bài dạy và phương pháp dạy học thích hợp

Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ PPDH truyền thống mà cần bắt đầu bằng việc cải thiện để nâng cao hiệu quả Vì thế, bên cạnh các PPDH truyền thống thì cũng cần kết hợp sử dụng các PPDH mới, đặc biệt là những kỹ thuật và phương pháp dạy học phát huy tính tích cực và sáng tạo của học sinh Với đặc thù của môn Lịch sử thì việc sử dụng PHT kết hợp phương tiện trực quan, phương pháp dùng lời… trong dạy học có ý nghĩa tăng sự hứng khởi trong học tập của HS và nâng cao hiệu quả của môn học

Với những định hướng cơ bản nêu trên thì đổi mới PPDH cần được thay đổi từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa từ chỗ quan tâm HS học được gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được gì qua việc học Trong quá trình dạy học, chuyển HS từ lối học thụ động, ghi nhớ kiến thức là chủ yếu sang lối học chủ động, tích cực, phát huy khả năng độc lập, tư duy của HS, phát triển năng lực tự học của HS, hình thành và phát triển năng lực sáng tạo, năng lực hợp tác của HS Sử dụng PHT với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly trong DHLS là biện pháp hiệu quả đáp ứng được yêu cầu đổi mới về ứng dụng CNTT trong quá trình dạy học hiện nay Việc sử dụng PHT trong dạy học giúp HS rèn luyện kĩ năng tự

Trang 39

học, kĩ năng làm việc nhóm, phát huy tính tích cực, chủ động của HS, phát triển khả năng tư duy độc lập của HS

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong DHLS nói chung

Tầm quan trọng và ảnh hưởng của việc ứng dụng CNTT trong dạy học đã được khẳng định trong thực tiễn của giáo dục Thực hiện các chính sách, nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì hầu hết các trường THPT đã triển khai nhiều biện pháp quản lý, chỉ đạo nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT vào dạy học Việc ứng dụng CNTT trong bộ môn Lịch sử luôn được GV quan tâm đến vào việc xây dựng và thiết kế các hoạt động bài giảng

Chúng tôi đã tiến hành thu thập thông tin, tiến hành khảo sát thực tiễn ở các trường: (5 trường, 10 GV) và rút ra một số nhận xét như sau:

Thứ nhất, đa số các trường THPT đã có điều kiện cơ sở vật chất – hạ

tầng, hệ thống trang thiết bị đầy đủ, hiện đại và đồng thời, đã được triển khai tương đối thường xuyên việc ứng dụng CNTT trong dạy học (100% trường THPT Hoa Lư A – Ninh Bình được trang bị đầy đủ máy chiếu, 100% trường THPT Quế Võ 1 – Bắc Ninh được trang bị đầy đủ thiết bị bảng thông minh và máy chiếu…)

Thứ hai, GV quan tâm đến việc tìm hiểu công nghệ dạy học mới và các

thiêt bị hỗ trợ dạy học, việc ứng dụng CNTT trong dạy học là khả thi và tạo nên thành công không nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục Các phương tiện công nghệ được giáo viên thường sử dụng trong quá trình giảng dạy hiện nay như: 100% GV thường xuyên sử dụng Microsoft Word, 80% GV thường xuyên sử dụng Microsoft Powerpoint, 55% GV thường xuyên sử dụng Google Form…

Trang 40

Thứ ba, Ban Giám Hiệu nhà trường đã quan tâm, khuyến khích, tạo mọi

điều kiện để GV có thể ứng dụng CNTT vào giảng dạy một cách hiệu quả và tốt nhất

Bên cạnh việc ứng dụng CNTT vào dạy học có những điều kiện thuận lợi nhất định thì việc ứng dụng CNTT vào dạy học vẫn còn nhiều khó khăn:

1 Kỹ năng sử dụng CNTT của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường còn hạn chế và không đồng đều; có nhiều các thầy cô lớn tuổi chỉ mới tiếp cận sử dụng CNTT, tự nghiên cứu học tập sử dụng máy tính chứ chưa được đào tạo cơ bản

2 Việc ứng dụng CNTT để đổi mới PPDH trong đội ngũ GV chưa được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc lạm dụng ứng dụng CNTT trong các bài giảng trên lớp, đưa tiết học thành tiết trình chiếu kiến thức trên màn hình hoặc những hiệu ứng không hợp lý làm cho học sinh chú ý nhiều vào hiệu ứng mà không chú ý nội dung kiến thức

Như vậy, nhận thức được tầm quan trọng và sự cần thiết của việc ứng dụng CNTT trong dạy học mà nhiều GV đã cố gắng tiếp cận và sử dụng các phương tiện công nghệ vào các tiết dạy

1.2.2 Thực trạng thiết kế và sử dụng phiếu học tập với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva, Easelly trong DHLS nói riêng

1.2.2.1 Mục đích và phạm khảo sát

Mục đích: Tìm hiểu thực trạng dạy – học lịch sử, ứng dụng công nghệ

thông tin trong DHLS nói chung và thực trạng việc thiết kế và sử dụng phiếu học tập với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva, Easelly trong DHLS nói riêng Từ đó, đề xuất các biện pháp sử dụng PHT với sự hỗ trợ của ứng dụng Canva và Easelly trong DHLS góp phần nâng cao chất lượng môn học

Phạm vi: Khảo sát được tiến hành đối với 10 giáo viên và 145 học sinh

ở các trường THPT thuộc địa bàn các tỉnh Thái Bình, Ninh Bình, Bắc Ninh và

Ngày đăng: 13/05/2024, 19:29

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan