Kế hoạch bài dạy (giáo án) bài "Thần Trụ trời" (Bài 1 "Tạo lập thế giới" _ Thần thoại ) lớp 10, tập 1, Bộ sách Chân trời sáng tạo
Trang 1BÀI 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)
I MỤC TIÊU:
Sau khi học xong bài này, học sinh có thể:
1 Về kiến thức: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật
2 Về năng lực: Đọc hiểu được văn bản truyện thuộc thể loại thần thoại.
3 Về phẩm chất: Thể hiện thái độ yêu thích đối với những truyện dân gian Trân trọng trí tưởng
tượng của người xưa
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
- Thiết bị dạy học: bảng, phấn, bông lau
- Học liệu:
+ Đối với giáo viên: SGK, kế hoạch dạy học
+ Đối với học sinh: SGK, vở bài soạn
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Hoạt động 1: Hoạt động mở đầu
1.1 Mục tiêu: Kích hoạt hiểu biết nền liên quan đến bài học, tạo sự liên hệ giữa trải nghiệm của
bản thân HS với nội dung của VB Dẫn dắt và giới thiệu bài học “Bài 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)_Đọc hiểu Thần thoại: Thần Trụ Trời”
1.2 Nội dung: Dẫn dắt vào bài học bằng cách đặt câu hỏi cho HS trả lời.
1.3 Sản phẩm: Câu trả lời của HS, nhan đề “Bài 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)_Đọc
hiểu Thần thoại: Thần Trụ Trời”
1.4 Tổ chức dạy học:
Giao nhiệm vụ HT: HS trả
lời câu hỏi sau:
Em đã biết những truyện thần
thoại nào? Hãy chia sẽ với
bạn cảm nhận của em về tác
phẩm ấy nếu có)?
- Chốt lại câu trả lời của HS
Thực hiện nhiệm vụ HT: Trả lời câu hỏi của GV
- Lắng nghe
Nhan đề bài học: “Bài 1: TẠO LẬP THẾ GIỚI (THẦN THOẠI)_Đọc hiểu Thần thoại: Thần Trụ Trời”
Tên bài dạy: THẦN TRỤ TRỜI
(trang 13)
Môn học: Ngữ văn; Lớp: 10 Thời gian: tiết
Trang 2- Dẫn dắt và ghi chép tên bài
2 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới
2.1 Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện thần thoại: không gian, thời
gian, cốt truyện, nhân vật
2.2 Nội dung: Cung cấp tri thức để nhận dạng và đọc hiểu văn bản truyện thuộc thể loại thần
thoại
2.3 Sản phẩm: Câu trả lời của HS và tri thức về thể loại truyện thần thoại
2.4 Tổ chức thực hiện:
Hoạt động của
GV
Giao nhiệm vụ
HT:
- GV yêu cầu HS
đọc khung “Tri
thức Ngữ văn”
SGK trang 11, 12
- GV yêu cầu HS
thực hiện các
nhiệm vụ sau:
1/ Thần thoại là
gì?
2/ Xác định
những yếu tố cần
lưu ý khi đọc thể
loại truyện thần
thoại?
+ Thời gian và
không gian trong
truyện thần thoại
như thế nào?
+ Cốt truyện
trong truyện thần
thoại như thế
nào?
+ Nhân vật trong
truyện thần thoại
Thực hiện nhiệm vụ HT:
- HS làm việc cá nhân
và trả lời câu hỏi của GV
- HS trình bày câu trả lời
I TRI THỨC NGỮ VĂN:
- Thần thoại là một trong những thể loại truyện dân gian Thần thoại kể về các vị thần, các nhân vật anh hùng, các nhân vật văn hóa; qua đó, phản ảnh quan niệm của người thời cổ về nguồn gốc của thế giới và đời sống con người So với các thể loại truyện kể dân gian khác, thần thoại có những đặc điểm riêng thể hiện qua các yếu tố không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật…
- Không gian trong thần thoại là không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định nơi chốn cụ thể
- Thời gian trong thần thoại là thời gian cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng
- Cốt truyện thần thoại thường là chuỗi sự kiện xoay quanh quá trình sáng tạo nên thế giới, con người và văn hóa của các nhân vật siêu nhiên
- Nhân vật trong thần thoại thường là thần, có sức mạnh phi thường để thực hiện công việc sáng tạo thế giới và sáng tạo văn hóa
- Tính chỉnh thể của tác phẩm là sự thống nhất, toàn vẹn của tác phẩm Ở đó, mọi bộ phận, yếu tố, chi tiết … đều có ý nghĩa và được gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, nhất quán nhằm thể hiện tập trung, nổi bật chủ đề, tư tưởng của tác phẩm
*(1)
Trang 3là ai?
Kết luận, nhận
định:
- GV nhận xét,
đánh giá
- GV hướng dẫn
HS chốt ý, ghi
chép và chuyển ý - Lắng nghe, nhận xét,bổ sung (nếu có).
- Ghi chép
3 Hoạt động 3: Luyện tập
3.1 Mục tiêu: Đọc hiểu thần thoại Thần Trụ Trời.
3.2 Nội dung: Đọc hiểu thần thoại Thần Trụ Trời theo đặc trưng thể loại
3.3 Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh
3.4 Tổ chức thực hiện
Giao nhiệm vụ HT:
Yêu cầu học sinh đọc
văn bản Thần Trụ
Trời và trả lời các câu
hỏi sau:
1/ Nhận dạng thần
thoại:
- Dấu hiệu nhận biết
truyện Thần Trụ Trời
là truyện dân gian?
- Không gian trong
truyện thần thoại này
như thế nào?
- Thời gian trong
truyện thần thoại này
như thế nào?
- Cốt truyện của thần
thoại này có gì đặc
biệt?
Thực hiện nhiệm vụ HT: Đọc văn bản và
trả lời câu hỏi của GV
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THẦN TRỤ TRỜI
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THẦN TRỤ TRỜI
1 Nhận dạng thần thoại:
- Truyện không có tác giả
- Không gian: Vũ trụ đang trong quá trình tạo lập
- Thời gian: Cổ sơ, không xác định và mang tính vĩnh hằng
- Cốt truyện: Xoay quanh việc vị thần đắp cột chống trời, tạo lập thể giới
- Nhân vật là một vị thần có hình dáng khổng lồ, sức mạnh phi thường thực hiện công việc sáng tạo thế giới
Trang 4- Nhân vật trong
truyện Thần Trụ Trời
là ai và có đặc điểm
gì?
2/ Diễn biến cốt
truyện:
- Tình huống mở đầu
là gì?
- Diễn biến tiếp theo
ra sao?
- Đỉnh điểm câu
chuyện?
- Sau đó, chuyện gì
xảy ra?
- Kết cục như thế
nào?
3/ Ý nghĩa, thông
điệp:
- Bạn có nhận xét gì
về cách kết thúc
truyện?
- Nhận xét về cách
nhận thức, giải thích
quá trình tạo lập thế
giới của con người
thời cổ Ngày nay,
cách giải thích ấy có
còn phù hợp hay
không và có còn sức
hấp dẫn nữa không?
Vì sao?
* Kết luận, nhận
định:
- Chỉnh sửa câu TL
của HS và chốt lại - Lắng nghe
2 Diễn biến cốt truyện:
+ Thuở chưa có thế gian, muôn loài, con người, trời đất chỉ là vùng hỗn độn Có một vị thần khổng lồ, sức mạnh phi thường xuất hiện
+ Thần đội trời lên, đào đất đập đá đắp thành 1 cột to chống trời Thần đắp cột càng cao thì trời càng cao, rộng bấy nhiêu, mãi đến khi trời được đẩy đến vòm trời may xanh mù mịt =>Trời đất phân đôi, đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp, chỗ trời đất giáp nhau gọi là chân trời
+ Khi trời cao và khô, Thần phá cột đi, lấy đất đá ném khắp nơi Đá bị ném văng đi biến thành núi hay đảo, nơi đất văng ra biến thành gò, đống, dãy đồi cao, chỗ thần đào đát biến thành biển nên mặt đất không bằng phẳng
+ Vết tích của cột trụ trời ở Hưng Yên (Hải Dương) gọi là cột chống trời, vị Thần Trụ trời đó gọi là Trời hay Ngọc Hoàng cai quản việc trời đất Có một số vị thần như Thần Sao, Sông, Biển… nối tiếp công việc dở dang của Trời để xây dựng thế gian
3 Ý nghĩa, thông điệp
- Cách kết thúc truyện là ca ngợi công ơn tạo lập thế giới của Thần Trụ Trời và các vị thần khác nhưng về hình thức, truyện đặc sắc ở chỗ kết thúc bằng câu hát dân gian
- Cách nhận thức, giải thích quá trình tạo lập thế giới của con người thời cổ rất thô sơ Ngày nay cách giải thích ấy không còn phù hợp với nhận thức thế giới của độc giả Vì ngày nay, nguồn gốc thế giới, vạn vật được giải thích theo khoa học, hợp lí và chính xác hơn nhưng cách lí giải của người thờ cổ vẫn có sức hút riêng vì nó cho chúng ta hiểu về người thời xưa sống trong thế giới hoang sơ đã hình dung và giải thích về vũ trụ như thế nào
Trang 5kiến thức.
- Ghi bảng
- Ghi chép
4 Hoạt động 4: Vận dụng
4.1 Mục tiêu: Vận dụng liên hệ với các thể loại truyện có chi tiết tương đồng.
4.2 Nội dung:
- Liên hệ thực tế bản thân học sinh bằng cách đặt câu hỏi
- Vận dụng đọc hiểu thần thoại “Prô-mê-tê và loài người” trang 15 SGK
4.3 Sản phẩm:
- Câu trả lời của học sinh
- Vở bài soạn của học sinh
4.4 Tổ chức thực hiện:
- Đặt câu hỏi để Hs trả lời:
Cách hình dung và miêu tả
trời đất trong câu: “đất
phẳng như cái mâm vuông,
trời trùm lên như cái bát
úp…” gợi cho em nhớ đến
truyền thuyết nào? Điểm
tương đồng giữa hai tác phẩm
là gì?
- Chỉnh sửa câu trả lời của
học sinh và chốt lại đáp án
- Giao nhiệm vụ về nhà: Soạn
bài “Prô-mê-tê và loài
người” trang 15 SGK vào vở
bài soạn.
- Nghiên cứu, phát hiện và trả lời câu hỏi mà GV nêu ra
- Lắng nghe
- Ghi chép
- Câu hỏi liên hệ: Cách hình dung và miêu tả trời đất trong
câu: “đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên như cái bát úp…” gợi cho em nhớ
đến truyền thuyết nào? Điểm tương đồng giữa hai tác phẩm
là gì?
- Soạn bài “Prô-mê-tê và loài người” trang 15 SGK vào vở bài soạn
Gợi ý
+ Dựa vào mô hình nhận dạng/đọc hiểu truyện thần thoại vừa học, lập bảng nhận dạng “Prô-mê-tê và loài người” là truyện thần thoại
+ Trả lời các câu hỏi trong
sách ở phần sau khi đọc văn
bản trang 17
*(1) MÔ HÌNH NHẬN DẠNG/ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN THẦN THOẠI
- Nội dung: kể về các vị thần sáng tạo ra thế giới tự nhiên và văn hóa; thể hiện sự nhận
Trang 6thức và lí giải thế giới còn thô sơ của con người thời cổ
- Không gian: không gian vũ trụ đang trong quá trình tạo lập, không xác định cụ thể
- Thời gian: thời gian cổ sơ, không xác định
cụ thể và mang tính vĩnh hằng
- Cốt truyện: xoay quanh quá trình sáng tạo thế giới, con người, muôn loài của các vị thần
- Nhân vật: thường là các vị thần có sức mạnh phi thường
- Diễn biến tiếp theo ra sao?
- Đỉnh điểm câu chuyện?
- Sau đó, chuyện gì xảy ra?
- Kết cục như thế nào?
Ý nghĩa, thông điệp - Ý nghĩa các chi tiết đắt trong truyện
- Bài học rút ra từ câu chuyện