Qua mở rộng khái niệm trên, trong nghiên cứu này, cấu trúc của kỳ vọng vềkết quả học tập được định nghĩa là mức độ mà một sinh viên đại học tin rằng việcsử dụng hệ thống WBEL sẽ giúp anh
TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
Lý do chọn đề tài
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, tiếng Anh trở nên vô cùng quan trọng, nhất là đối với giới trẻ Học tiếng Anh giúp chúng ta mở rộng kiến thức và nắm bắt cơ hội trong giao tiếp, công việc Tuy nhiên, với thời gian biểu bận rộn, việc sắp xếp thời gian đến trung tâm học ngoại ngữ trở nên khó khăn Các trang web luyện tiếng Anh trực tuyến ra đời chính là giải pháp tối ưu, đáp ứng nhu cầu học tập linh hoạt và hiệu quả của nhiều người.
Tuy nhiên việc học Tiếng Anh trên web của học sinh, sinh viên ở Việt Nam còn hạn chế và bất cập dẫn đến nhiều người thay vì học ở trên web thì họ lựa chọn những trung tâm ngoại ngữ uy tín để mà họ có thể tiếp thu kiến thức và được hướng dẫn một cách tốt nhất Đối với từng đối tượng thì họ sẽ có nhiều phương thức lựa chọn để học Tiếng Anh và phù hợp với thời gian Thực tế cho thấy việc học Tiếng Anh trên web chưa thật sự được nhiều người quan tâm đến và cũng như là chưa hiểu rõ về thông tin để có thể tin tưởng và đặt tâm huyết vào nó Với mong muốn chia sẻ nhiều thông tin hơn giúp học sinh, sinh viên, người làm việc… hiểu rõ hơn về các khóa học, chức năng, chính sách, quyền lợi, hiệu quả học tập của web đối với người có ý định học trên web Từ những điều trên ta có thể phần nào hiểu rõ được những yếu tố ảnh hưởng đến người có ý định học Tiếng Anh lo ngại việc học trên web vì vậy việc thúc đẩy, quảng bá việc học Tiếng Anh trên web rất quan trọng để thu hút, hấp dẫn người có ý định học để tham gia học tập có hiệu quả trong thời gian tới Bổ sung cho bản thân thêm một ngoại ngữ, không chỉ cung cấp kiến thức mà còn tạo cho bản thân nhiều cơ hội trong việc làm và đạt được nhiều thành công trong cuộc sống.
Chính vì những lý do trên, nhóm chúng tôi quyết định thực hiện bài nghiên cứu: “Các yếu tố tác động đến tính chủ động học Tiếng Anh trên Web của sinh viên”.
Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định học Tiếng Anh trên web của sinh viên.
- Đề xuất các hàm ý kiến nghị để gia tăng việc học Tiếng Anh trên web của sinh viên.
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định lượng với dữ liệu sơ cấp thông qua việc khảo sát 200 sinh viên Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh; sau khi thu thập dữ liệu thì phân tích qua phần mềm SPSS.
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là việc ý định khởi nghiệp và các các yếu tố ảnh hưởng tới ý định khởi nghiệp của sinh viên.
- Đối tượng khảo sát: sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố
- Phạm vi không gian: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
- Phạm vi thời gian: 12 tháng.
- Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu.
Kết cấu đề tài
- Chương 1: Tổng quan về nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu.
- Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
- Chương 4: Kết quả nghiên cứu
- Chương 5: Kết luận và hàm ý kiến nghị.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
Lý thuyết nền và khái niệm nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, hai lý thuyết cung cấp một khung giải thích hữu ích để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu trên Đầu tiên, Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT), được đặt ra bởi Bandura (1986), cung cấp cơ sở lý thuyết nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc học tập của sinh viên trên web Thứ hai, Thuyết sử dụng và hài lòng (U&G) đóng vai trò như một cấu trúc hợp lý nhằm liên kết và khám phá mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố cơ bản Từ đó, dự đoán mức độ hài lòng trong việc học Tiếng Anh trên web của sinh viên.
2.1.1.1 Lý thuyết nhận thức xã hội Được phát triển bởi nhà tâm lý học Bandura, Lý thuyết nhận thức xã hội (SCT) là một trong những lý thuyết chính để khám phá nhận thức của người học trong môi trường học tập dựa trên web (Bryant, Kahle, & Schafer, 2005) Theo quan điểm nhận thức xã hội, kinh nghiệm trong quá khứ của một cá nhân nào đó sẽ là yếu tố quyết định đến hành động, hành vi sẽ xảy ra Nói cách khác, học thuyết nhận thức xã hội giải thích hành vi dựa trên sự tương tác lẫn nhau giữa các bộ ba yếu tố: hành vi, cá nhân và môi trường Trong đó, yếu tố cá nhân bao gồm: nhận thức, tình cảm và sinh học; yếu tố môi trường bao gồm: môi trường vật lý (môi trường tự nhiên) và môi trường xã hội Các yếu tố này có mối quan hệ tác động chặt chẽ với nhau.
Mối tương quan giữa hành vi và môi trường trong hệ thống bộ ba yếu tố là tác động qua lại theo hai chiều Trong cuộc sống hàng ngày, khi con người thay đổi hành vi sẽ tạo ra những thay đổi về đặc điểm của môi trường Trong khi đó môi trường luôn biến động và thay đổi, nó cũng sẽ tác động làm thay đổi hành vi dù muốn hay không Piccoli, Ahmad và Ives (2001) đã xác định năm yếu tố môi trường của môi trường học tập dựa trên web, chúng là: công nghệ, nội dung, tương tác, mô hình học tập và kiểm soát người học
Mối tương quan giữa yếu tố cá nhân và môi trường được quan tâm như sự tương tác lẫn nhau giữa các đặc điểm của cá nhân và sự ảnh hưởng của môi trường. Những mong muốn của con người, niềm tin, cảm xúc và năng lực nhận thức được phát triển và điều chỉnh bởi ảnh hưởng từ xã hội Mỗi người có những phản ứng khác nhau với môi trường của họ bởi vì mỗi người có những đặc điểm thể chất riêng như tuổi, giới, chủng tộc, chiều cao, cân nặng, SCT biểu thị rằng hành vi của một cá nhân là một phần được định hình và kiểm soát bởi những ảnh hưởng của môi trường xung quanh và nhận thức của cá nhân đó (Bandura, 1989; Wood & Bandura, 1989).
Mối tương quan giữa yếu tố cá nhân và hành vi được phản ánh là sự tương tác giữa suy nghĩ, tình cảm và hành động Những kỳ vọng, niềm tin hay những mục tiêu và ý định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của cá nhân đó Những phản ứng tự nhiên hay có điều kiện của mỗi người sẽ quyết định kiểu suy nghĩ và cách thể hiện cảm xúc của họ Bên cạnh đó những kinh nghiệm từ các hành vi trong quá khứ cũng ảnh hưởng đến sự củng cố, kỳ vọng của cá nhân đó Những điều này đóng vai trò định hình việc một người sẽ tham gia vào một hành vi cụ thể và lý do tại sao tham gia vào hành vi đó (Wu, Tennyson, và cộng sự., 2010; Wu, Wang, và cộng sự, 2010).
Niềm tin vào bản thân là khái niệm cốt lõi của học thuyết, Bandura đã định nghĩa niềm tin vào bản thân là sự tư tin của con người vào khả năng của họ để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một hoàn cảnh cụ thể nào đó Bằng phân loại thích ứng của Wu và cộng sự (2010), nghiên cứu này phân loại các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc học Tiếng Anh của sinh viên đại học và gắn bó chủ động với web thành ba khía cạnh: các yếu tố môi trường xã hội, công nghệ truyền thông và nhận thức.
2.1.1.2 Lý thuyết sử dụng và hài lòng
Xuất phát từ nghiên cứu truyền thông đại chúng, thuyết Sử dụng và hài lòng (U&G) cung cấp quan điểm lấy người dùng làm trung tâm về mối quan hệ giữa người dùng và phương tiện truyền thông Cách tiếp cận của U&G được hiểu rằng mọi người được thúc đẩy bởi nhiều tác động khác nhau và có được nhiều sự hài lòng từ việc sử dụng phương tiện truyền thông (Guo, Tan, & Cheung, 2010) Nó làm sáng tỏ việc sử dụng phương tiện để đáp ứng nhu cầu của người dùng, bắt nguồn từ môi trường xã hội và đóng vai trò là động lực để sử dụng các phương tiện truyền thông (Guo và cộng sự, 2010; Katz, Blumler, & Gurevitch, 1974; Palmgreen, Wenner, & Rosengren, 1985; Weibull, 1985)
Mô hình U&G mô tả quá trình sử dụng và hài lòng phương tiện truyền thông bằng cách tương tác giữa các cấu trúc xã hội, cấu trúc phương tiện truyền thông và đặc điểm sử dụng phương tiện truyền thông Phương tiện truyền thông được xem là một phần của cấu trúc xã hội khi con người tương tác thông qua chúng Phương pháp U&G nhấn mạnh sự khác biệt về sử dụng và lựa chọn phương tiện, khi con người sử dụng chúng để đáp ứng nhu cầu của mình Những nhu cầu này xuất phát từ tâm lý xã hội, ảnh hưởng đến động cơ sử dụng phương tiện truyền thông, dẫn đến nhận thức, cảm xúc và hành vi.
Lý thuyết U&G được sử dụng rộng rãi trong công nghệ thông tin, tiếp tục sử dụng các hệ thống thông tin liên quan đến sự hài lòng của người dùng Các mối quan hệ nhân quả lưu hành của U&G được ứng dụng trong giáo dục khám phá trải nghiệm học tập của sinh viên và động cơ sử dụng hệ thống học tập dựa trên web Ví dụ, UGE dự đoán trải nghiệm học trực tuyến của sinh viên và các khía cạnh UGE của hành vi sử dụng liên quan đến phương tiện học tập điện tử là yếu tố quyết định tích hợp hiệu quả U&G còn xác định các khía cạnh động cơ để khám phá hành vi giao tiếp qua trung gian máy tính Quan điểm U&G được áp dụng để điều tra các yếu tố ảnh hưởng đến sự gắn bó tích cực chủ động của sinh viên trong học tập trực tuyến.
2.1.2.1 Sự hài lòng với việc học Tiếng Anh trên Web
Nghiên cứu của Mondi và cộng sự (2008) lập luận rằng các tài nguyên học tập điện tử có thể cạnh tranh với các nguồn học tập khác để đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên Họ nhấn mạnh rằng việc học diễn ra hiệu quả nhất khi học sinh tham gia vào các nhiệm vụ xác thực liên quan đến bối cảnh có ý nghĩa Cho rằng môi trường WBEL tích hợp việc sử dụng các công nghệ đa phương tiện và dựa trên web đối với việc học của học sinh có thể được coi là một phương tiện thuận tiện để học Tiếng Anh Học sinh sử dụng hệ thống WBEL để đáp ứng nhu cầu học Tiếng Anh của mình và có thể cố gắng đạt được khả năng thông thạo ngôn ngữ hoặc các mục tiêu xã hội khác
Weibull (1985) đã làm sáng tỏ khái niệm hài lòng ý chỉ sự phù hợp với phản ứng của một cá nhân đối với trải nghiệm sử dụng phương tiện truyền thông, do đó có thể ảnh hưởng hơn nữa đến xu hướng tham gia của sinh viên trong sử dụng phương tiện truyền thông Bằng cách giới thiệu khái niệm U&G, sinh viên đại học có thể áp dụng các hệ thống WBEL như một phương tiện học tập để thỏa mãn nhu cầu của họ Nhu cầu học Tiếng Anh dựa trên kinh nghiệm sử dụng của họ Cấu trúc của sự hài lòng trong học tập có thể được áp dụng ví như một đại diện thay thế tốt để đo lường mức độ chấp nhận của người học đối với các hệ thống học tập dựa trên web
2.1.2.2 Kỳ vọng kết quả học tập
Bandura (1986, 1989) đã định nghĩa kết quả mong đợi là những hậu quả được nhận thức của một hành vi và lưu ý thêm rằng chúng là một lực lượng mạnh mẽ định hướng các hành vi của cá nhân Kết quả mong đợi được rút ra từ những đánh giá cá nhân về mong đợi kết quả có thể đạt được thông qua một hành vi cần thiết (Shih, 2008; Wu, Tennyson, và cộng sự., 2010; Wu, Wang, và cộng sự., 2010). Các cá nhân có nhiều khả năng thực hiện các hành vi mà họ tin rằng sẽ mang lại lợi ích tích cực hơn là hậu quả bất lợi
Qua mở rộng khái niệm trên, trong nghiên cứu này, cấu trúc của kỳ vọng về kết quả học tập được định nghĩa là mức độ mà một sinh viên đại học tin rằng việc sử dụng hệ thống WBEL sẽ giúp anh ấy hoặc cô ấy đạt được thành quả mong đợi về kết quả học tập Tiếng Anh của họ
Một số nghiên cứu trước đây (ví dụ: Bates & Khasawneh, 2007; Francescato và cộng sự, 2006; Johnston, Killion, & Oomen, 2005) đã chỉ ra rằng hiệu quả của máy tính sẽ ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập đã kỳ vọng Trong bối cảnh học tập dựa trên web, bằng chứng thực nghiệm cũng chỉ ra rằng việc tăng hiệu quả của máy tính sẽ cải thiện sự tự tin của học sinh đối với các hoạt động liên quan đến năng lực máy tính của họ, từ đó dẫn đến nhận thức về kỳ vọng kết quả học tập tích cực và sự hài lòng đáng kể với các khóa học dựa trên web (Santhanam, Sasidharan, & Webster, 2008; Thạch, 2006; Wu, Tennyson và cộng sự, 2010; Wu, Wang, và cộng sự, 2010)
Các nghiên cứu trước đây về học tập dựa trên web cũng đã chỉ ra rằng kỳ vọng về kết quả học tập có liên quan tích cực đến sự hài lòng trong học tập của học viên.
(Abrami, Bernard, Bures, Borokhovski, & Tamim, 2011; Shih, 2006; Zhang, Fang, Wei, & Wang, 2012)
Tổng quan các nghiên cứu trước
Bảng 2.1: Bảng tổng quan các bài nghiên cứu trong và ngoài nước
STT Tên tác giả Tiêu đề Mục tiêu nghiên cứu
Các yếu tố thu hút sinh viên đại học vào Học trực tuyến: Một cuộc điều tra về mức độ kết nối trong học tập Để xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến sự kết nối trong học tập trực tuyến
Phương pháp định lượng thông qua một cuộc khảo sát của
395 người tiêu dùng trực tuyến.
Cung cấp các hướng phát triển bền vững cho các nền tảng trực tuyến, chẳng hạn như chất lượng thiết kế chương trình giảng dạy và mức độ tương tác giữa các nền tảng chương trình giảng dạy
Hiệu quả bản thân và nhận thức của sinh viên đại học về sử dụng hệ thống học tập trực tuyến
Tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của sinh viên trong việc sử dụng hệ thống học tập trực tuyến
Phương pháp định lượng thông qua
288 sinh viên đăng ký tham gia nhiều khóa học khác nhau tại một số lượng lớn công chúng trường đại học ở miền Nam Hoa Kỳ. Đưa ra giả thuyết về một mô hình trung gian trong đó một tập hợp các biến trước ảnh hưởng đến hiệu quả học tập trực tuyến của học sinh, từ đó ảnh hưởng đến kết quả kỳ vọng của học sinh, khả năng thành thạo nhận thức và số giờ dành trong mỗi tuần sử dụng công nghệ học trực tuyến để hoàn thành việc học bài tập cho các khóa học đại học.
3 Getie (2020) Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ học Tiếng Anh như Điều tra và thiết lập các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ của học sinh đối
Phương pháp nghiên cứu: Định lượng thông qua các mẫu của nghiên cứu là
Học sinh học tiếng Anh như ngôn ngữ thứ hai được thúc đẩy bởi cả động lực nội tại và ngoại tại, đồng thời muốn cải thiện trình độ ngôn ngữ của mình Sự tích hợp giữa học tiếng Anh và chương trình học trung học mang đến cơ hội quý báu để học sinh đạt được mục tiêu này bằng cách tận dụng các nguồn lực và hỗ trợ trong môi trường học tập có cấu trúc.
10 trường trung học phổ thông toàn diện Debremarkos và giáo viên dạy Tiếng Anh Gồm có:1030 người (trong đó có 522 nữ sinh viên và
Anh Học sinh có thái độ tích cực đối với việc học Tiếng Anh ; các em biết tình trạng và tầm quan trọng của Tiếng Anh , đồng thời quan tâm đến việc học các môn học bằng Tiếng Anh ở trường.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên đối với việc sử dụng hệ thống học ngôn ngữ trên Web. Điều gì thúc đẩy một môi trường học ngôn ngữ dựa trên web thành công?
Một cuộc điều tra thực nghiệm về các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng trong học tập của sinh viên đại học
Phương pháp nghiên cứu định tính: dựa vào những bài nghiên cứu liên quan, tính tương tác, phản hồi tức thì của học tập trên web đưa ra các nhận định đánh giá và đưa ra các giải pháp
Cung cấp cái nhìn sâu sắc về những yếu tố có thể là tiền đề quan trọng để lập kế hoạch và triển khai hệ thống học ngôn ngữ dựa trên web nhằm nâng cao sự hài lòng trong học tập của sinh viên.
Học tập trong một khóa học thực hành:
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của học sinh học Tiếng Anh trong lập luận khoa
Xác định những yếu tố ảnh hưởng đến động lực của người học trong suốt khóa học
Phương pháp nghiên cứu định lượng: người tham gia và bối cảnh, vị trí của người nghiên cứu, thu thập dữ liệu và phân tích dữ liệu.
Thay đổi tư cách thành viên sinh viên và cộng đồng lớp học.
Tham gia tranh luận liên quan đến cấu trúc hoạt động và ngôn ngữ.
Mục tiêu và hiểu học. biết của cộng đồng lớp học về lập luận.
Khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến động lực của người học trực tuyến Điều tra mối quan hệ giữa lập luận của sinh viên học Tiếng Anh và cộng đồng lớp học khoa học hòa nhập Tiếng Anh (SEI) được tổ chức ở trường trung học cơ sở của họ.
Xác định các đặc điểm cản trở và các đặc điểm thúc đẩy cơ hội của học sinh vào việc học trực tuyến
Phương pháp nghiên cứu định lượng: việc phân tích đã được thực hiện trên
39 là các bài báo nghiên cứu được xuất bản trên các tạp chí khác nhau và có 2 cuốn sách.
Các yếu tố gièm pha, yếu tố thể chất và khó khăn kỹ thuật là 3 yếu tố hàng đầu có thể ảnh hưởng đến động lực của người học.
Trình độ ngôn ngữ và các vấn đề mạng là những vấn đề cá nhân chính cần được quan tâm.
Nghiên cứu về việc áp dụng công nghệ kỹ thuật số trong việc dạy và học ngôn ngữ Tiếng Anh và văn học
Xem xét công nghệ trong việc học Tiếng Anh và văn học trên các hoạt động và các công cụ truyền thông Internet đang được sử dụng.
Phương pháp nghiên cứu định tính:
Xem xét, thăm dò các lợi ích, hành vi của người dùng do những công cụ giao tiếp trên Internet mang lại.
Nghiên cứu cho thấy sự thú vị của Internet đã giúp cho học sinh học nhanh hơn, dễ dàng hơn, và cả việc dạy học thuận lợi hơn, khi áp dụng công nghệ mạng vào trong quá trình học trên trường
Friedline Ảnh hưởng của văn hóa
Chứng minh các khía cạnh văn hóa xã
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp:
Hành động của học sinh khi sử dụng các công cụ
Sự ra đời của các công cụ học từ vựng tiếng Anh trực tuyến vào năm 2014 đã tác động đáng kể đến cách tiếp cận học ngoại ngữ của học viên tiếng Anh là người trưởng thành Các công cụ này cung cấp một giải pháp học tập linh hoạt, thuận tiện, cho phép học viên tiếp cận với tài liệu học tập phong phú, tương tác đa dạng và theo dõi tiến độ học tập hiệu quả.
- Phương pháp định lượng: 41 người nói tiếng Ả Rập và 21 người nói tiếng Hàn trong ba học kỳ Các sinh viên 25 tuổi trên trung bình và đã ở trong các lớp đọc trình độ trung cấp.
- Phương pháp định tính: Dữ liệu định tính từ các quan sát trong lớp, bảng câu hỏi và dữ liệu phỏng vấn cho thấy các quan điểm văn hóa khác nhau về việc đọc và học từ trực tuyến có thể khác nhau tùy theo nền tảng văn hóa xã hội Ngoài ra, hành động của họ có thể không phù hợp với các mục tiêu học tập dài hạn mà thay vào đó có thể hướng đến các yêu cầu hoàn thành nhiệm vụ ngắn hạn
Tiến hành nghiên cứu với phương pháp tiếp cận học tập theo vấn đề (Problem-Based Learning, PBL) trong khóa học đọc hiểu tiếng Anh trên mạng để đánh giá tác động của PBL đối với khả năng đọc hiểu tiếng Anh (RC) của người học cũng như khám phá nhận thức của người học về phương pháp học tập PBL.
Phương pháp nghiên cứu hỗn hợp: thông qua khảo sát 60 người của 2 lớp học tại một trường đại học gồm
22 nữ và 38 nam và nghiên cứu sách giáo khoa in và tài
Hình thành mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Bảng 2.2: Bảng tổng hợp các yếu tố tác động đến tính chủ động học tập Tiếng Anh trên web của sinh viên qua các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước
Tên tác giả và năm nghiên cứu
Sự hài lòng với việc học
Mu¨ller và cộng sự
Thông qua việc tìm hiểu những bài nghiên cứu có liên quan chúng em đã tổng hợp được như bảng trên và nhận thấy các yếu tố như: Sự hài lòng với việc học Tiếng Anh trên web, Kỳ vọng kết quả học tập và Môi trường học tập Tiếng Anh trên Web có ảnh hưởng đến ý định học Tiếng Anh trên Web của sinh viên Từ đó, chúng em đề xuất mô hình nghiên cứu với các nhân tố ảnh hưởng tới tính chủ động gắn bó của sinh viên trong việc học Tiếng Anh trên Web.
Bước 1: Xác định đề tài nghiên cứu
Bước 2: Tổng quan lý thuyết nghiên cứu và mô hình đánh giá
Bước 3: Xác định các thành phần cho thiết kế
Hình 2.1: Mô hình biểu diễn các yếu tố tác động đến tính chủ động học Tiếng Anh trên web của sinh viên
Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề xuất
H1: Sự hài lòng trong học tập của sinh viên sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự chủ động gắn bó với việc học Tiếng Anh trên Web.
H2: Kỳ vọng về kết quả học tập của học sinh sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự gắn bó chủ động của với việc học Tiếng Anh trên Web.
H3: Môi trường học tập sẽ ảnh hưởng tích cực đến sự chủ động gắn bó của sinh viên với việc học Tiếng Anh trên Web.
THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu
Bài nghiên cứu gồm có 7 bước:
Bước 5: Thu tập thông tin dữ liệu
Bước 6: Xử lý và phân tích dữ liệu
Bước 7: Giải thích kết quả và viết báo cáo nghiên cứu
Hình 3.1: Mô hình biểu diễn quy trình nghiên cứu
Nguồn: Nhóm nghiên cứu đề xuất
Sự hình thành thang đo các khái niệm trong mô hình nghiên cứu20 3.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng
Thang đo của bài được xây dựng dựa trên các nghiên cứu có sẵn của (Chen, 2014) Các giả thiết đưa ra được đánh giá qua thang đo cho từng biến từ 1-5:
(1 Rất không đồng ý; 2 Không đồng ý; 3 Phân vân; 4 Đồng ý; 5 Rất đồng ý).
Kỳ vọng về kết quả học tập
+ Sử dụng hệ thống sẽ tăng năng suất học Tiếng Anh của tôi.
+ Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ cải thiện hiệu suất học Tiếng Anh của tôi.
+ Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả học Tiếng Anh của tôi.
+ Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ cho phép tiến bộ vượt bậc trong các kỹ năng học Tiếng Anh
+ Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của tôi.
Môi trường học tập Tiếng Anh trên Web
+ Tôi sẽ ở lại hệ thống học Tiếng Anh trên Web lâu hơn bất kỳ phương tiện thay thế nào.
+ Tôi sẽ kéo dài thời gian ở lại hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
+ Tôi sẽ sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web thường xuyên nhất có thể.
+ Tôi sẽ sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web mỗi khi tôi trực tuyến. + Tôi sẽ chủ động gắn bó với môi trường học Tiếng Anh trên Web.
Sự hài lòng với hệ thống học Tiếng Anh trên Web
+ Tôi hài lòng với hiệu quả của hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
+ Tôi hài lòng rằng hệ thống học Tiếng Anh trên Web đáp ứng được nhu cầu của tôi về việc học Tiếng Anh
+ Nhìn chung, tôi hài lòng với hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
Chủ động gắn bó với hệ thống học Tiếng Anh trên Web
+ Tôi sẽ ở lại hệ thống học Tiếng Anh trên Web lâu hơn bất kỳ phương tiện thay thế nào.
+ Tôi sẽ kéo dài thời gian ở lại hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
+ Tôi sẽ sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web thường xuyên nhất có thể.
Để cải thiện khả năng tiếng Anh của mình, tôi tận dụng các hệ thống học tiếng Anh trực tuyến để bổ trợ quá trình học tập Trong hầu hết thời gian trực tuyến, tôi sẽ đắm chìm trong các nền tảng học tiếng Anh trên web, giúp tôi chủ động tiếp cận và duy trì một môi trường học tập hiệu quả.
3.3 Thiết kế nghiên cứu định lượng
3.3.1 Thu thập dữ liệu và thiết kế mẫu
Mẫu nghiên cứu chính thức được lựa chọn theo phương pháp phi xác suất nhằm thu thập dữ liệu một cách nhanh chóng, dễ dàng và không tốn kém chi phí. Đối tượng khảo sát là sinh viên trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh Tiến hành khảo sát bằng bảng câu hỏi và thu về dữ liệu cho các biến quan sát và được chia theo mức độ đồng ý với thang điểm từ 1 đến 5 như sau:
Kết quả thu về được 116 đối tượng điền form khảo sát Với dữ liệu thu về, sau khi hoàn tất chọn lọc, kiểm tra mã hóa nhập liệu và làm sạch dữ liệu sẽ phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20.
Phương pháp chọn mẫu: sinh viên đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh
Xác định kích thước mẫu
Theo phương pháp chọn mẫu phi xác suất của Hair và cộng sự (1998), cỡ mẫu ít nhất phải gấp 5 lần số biến quan sát.
Trong bài nghiên cứu của nhóm:
- Có 3 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với tổng cộng 19 biến quan sát Vì thế kích thước mẫu tối thiểu sẽ là bằng 19 x 5 Do số lượng tính được nhỏ hơn
100 nên sẽ chọn kích thước mẫu tối thiểu là 100.
Thực tế, bảng câu hỏi khảo sát của nhóm đã nhận được 116 mẫu khảo sát, thỏa mãn mẫu nghiên cứu và tăng độ tin cậy.
3.3.2 Bảng mã hóa cho các thang đo
Nhóm nghiên cứu sử dụng thang đo các yếu tố tác động đến tính chủ động học Tiếng Anh trên Web của sinh viên do Chen thiết kế làm cơ sở Sau quá trình thảo luận và điều chỉnh, nhóm nghiên cứu xây dựng được thang đo chính thức gồm các câu hỏi khảo sát giúp thu thập thông tin về các yếu tố tác động đến tính chủ động học Tiếng Anh trên Web của sinh viên.
Thang đo Kỳ vọng kết quả học tập Tiếng Anh trên Web của sinh viên:
KV1 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ tăng năng suất học Tiếng Anh của tôi.
KV2 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ cải thiện kết quả học Tiếng Anh của tôi
KV3 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả học Tiếng Anh của tôi.
KV4 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ cho phép tiến bộ vượt bậc trong các kỹ năng học Tiếng Anh
KV5 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của tôi
Thang đo Môi trường học tập Tiếng Anh trên Web của sinh viên:
MT1 Quá trình sử dụng hệ thống Web để học Tiếng Anh thật thú vị.
MT2 Tôi rất vui khi sử dụng hệ thống Web để học Tiếng Anh
MT3 Tôi thấy việc sử dụng hệ thống Web để học Tiếng Anh rất thuận tiện.
MT4 Môi trường học tập trên hệ thống Web có thể thúc đẩy việc tự giác học Tiếng Anh của tôi.
MT5 Tôi sẽ tiếp tục học Tiếng Anh trên Web ngay cả khi có nhiều điều thú vị khác.
Thang đo Sự hài lòng về học tập Tiếng Anh trên Web của sinh viên:
HL1 Tôi hài lòng với hiệu quả của hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
HL2 Tôi hài lòng với hiệu suất của hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
HL3 Tôi hài lòng rằng hệ thống học Tiếng Anh trên Web đáp ứng được nhu cầu của tôi về việc học Tiếng Anh
HL4 Nhìn chung, tôi hài lòng với hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
Thang đo Chủ động gắn bó với việc học Tiếng Anh trên Web của sinh viên:
Nhóm biến phụ thuộc “Chủ động” gồm 5 biến quan sát:
CD1 Tôi sẽ gắn bó với việc học Tiếng Anh trên Web lâu hơn bất kỳ cách thức thay thế nào khác.
CD2 Tôi sẽ kéo dài thời gian học tập Tiếng Anh trên Web.
CD3 Tôi sẽ sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web thường xuyên nhất có thể.
CD4 Tôi sẽ sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web mỗi khi tôi truy cập Internet.
CD5 Nói chung, tôi sẽ chủ động gắn bó với môi trường học Tiếng Anh trên Web.
3.3.3 Quy trình phân tích định lượng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Phân tích thống kê
4.1.1.1 Thống kê đơn biến với biến định tính
Bảng 4.1 Kết quả bảng Case Summary của biến tổng hợp mục đích học Tiếng Anh
Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của nhóm Bảng 4.2:Kết quả bảng Frequencies của biến tổng hợp mục đích học
Sử dụng cho việc học tập 82 35,0% 70,7%
Cơ hội nghề nghiệp 88 37,6% 75,9% Đi du lịch 34 14,5% 29,3%
Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Nhận xét: Từ bảng 1.2 cho thấy trong số 234 câu trả lời của 116 người khảo sát về mục đích học Tiếng Anh thì mục đích cho cơ hội nghề nghiệp là cao nhất với
88 câu trả lời chiếm 37,6%; mục đích cho sở thích là thấp nhất với 30 câu trả lời chiếm 12,8%.
Bảng 4.3: Kết quả kiểm định bảng Case Processing Summary của hai biến
NEW_CERT và NEW_TIME
Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của nhóm Bảng 4.4: Kết quả kiểm định bảng Crosstabulation của hai biến
NEW_CERT và NEW_TIME
NEW_TIME Total Ít hơn 30 phút
Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Nhận xét: Từ bảng 1.4 cho thấy có 34 người dành thời gian học tiếng Anh ít hơn 30 phút cụ thể là đối với chứng chỉ B2 có 1 người, chứng chỉ IELTS có 9 người, chứng chỉ TOEIC có 24 người, có 46 người dành ra từ 30 phút đến 1 tiếng để học tiếng Anh trong đó có đối với chứng chỉ B2 có 1 người, chứng chỉ IELTS có 14 người và TOEIC có 31 người, có 21 người dành ra từ 1 đến 2 tiếng họ tiếng Anh trong đó có đối với IELTS có 7 người, TOEIC có 14 người và có 15 người dành ra thời gian học hơn 2 tiếng trong đó có đối với IELTS 6 người và TOEIC có 9 người. Trong tổng số 116 khảo sát thì đối với chứng chỉ B2 có 2 người, với chứng chỉ IELTS có 36 người và TOEIC có 78 người.
4.1.1.4 Thống kê bằng biểu đồ
Hình 4.1: Biểu đồ thể hiện phần trăm thời gian dành cho việc học Tiếng Anh của sinh viên Nguồn: từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Nhận xét: Từ biểu đồ tròn về thời gian học tập Tiếng Anh trong số 116 người khảo sát thì chiếm tỉ trọng cao nhất là 39,66% cho thời gian từ 30 phút – 1 tiếng, tiếp theo lần lượt là 29,31% và 18,10% cho thời gian từ ít hơn 30 phút và từ 1 tiếng – 2 tiếng, cuối cùng thấp nhất là 12,93% cho thời gian từ hơn 2 tiếng Qua đó cho thấy, thời gian học từ 30 phút – 1 tiếng gấp hơn 3 lần so với thời gian học từ hơn 2 tiếng Từ đó, cho thấy thời gian người khảo sát dành ra 30 phút – 1 tiếng để học Tiếng Anh cho một ngày là nhiều nhất và dành ra hơn 2 tiếng để học TiếngAnh là ít nhất.
Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
4.2.1 Phân tích Cronbach’s alpha thang đo các yếu tố tác động đến tính chủ động học Tiếng anh trên Web của sinh viên
Bảng 4.5: Kết quả bảng Reliability Statistics của biến kỳ vọng
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm Bảng 4.6: Kết quả bảng Item-Total Statistics của biến kỳ vọng
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Thang đo Kỳ vọng về kết quả học tập Tiếng anh trên Web gồm 5 biến quan sát (KV1, KV2, KV3, KV4, KV5) hệ số Cronbach’s alpha là 0,9 > 0,6 và các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3) Do đó các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.7: Kết quả bảng Reliability Statistics của biến môi trường
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm Bảng 4.8: Kết quả bảng Item-Total Statistics của biến môi trường
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Thang đo Môi trường học tập Tiếng Anh trên Web gồm 5 biến quan sát (MT1, MT2, MT3, MT4, MT5) hệ số Cronbach’s alpha là 0,858 > 0,6 và các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3) Do đó các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
Bảng 4.9 : Kết quả bảng Reliability Statistics của biến sự hài lòng
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm Bảng 4.10: Kết quả bảng Item-Total Statistics của biến sự hài lòng
Scale Mean if Item Deleted
Scale Variance if Item Deleted
Cronbach's Alpha if Item Deleted
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Thang đo Sự hài lòng với hệ thống học Tiếng Anh trên Web gồm 4 biến quan sát (HL1, HL2, HL3, HL4) hệ số Cronbach’s alpha là 0,874 > 0,6 và các hệ số tương quan với biến tổng của các biến đo lường nhân tố này đều đạt tiêu chuẩn cho phép (lớn hơn 0,3) Do đó các biến đo lường nhân tố này sẽ được đưa vào phân tích nhân tố khám phá EFA.
4.2.2 Phân tích hệ số Cronbach’s alpha thang đo tính chủ động học Tiếng anh trên Web của sinh viên
Bảng 4.11: Kết quả bảng Reliability Statistics của biến tính chủ động
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm Bảng 4.12: Kết quả bảng Item-Total Statistics của biến tính chủ động
Scale Variance if Item Deleted
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Kết luận: Không có biến quan sát nào bị loại bỏ, Thang đo không thay đổi sau khi kiểm định độ tin cậy.
Phân tích nhân tố khám phá EFA
Phân tích EFA thang đo các nhân tố ảnh hưởng tới tính chủ động học tiếng Anh trên web của sinh viên.
Nhóm biến độc lập “Kỳ vọng” gồm 4 biến quan sát:
KV1 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ tăng năng suất học Tiếng Anh của tôi.
KV2 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ cải thiện kết quả học Tiếng Anh của tôi
KV3 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả học Tiếng Anh của tôi.
KV4 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ cho phép tiến bộ vượt bậc trong các kỹ năng học Tiếng Anh.
KV5 Sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web sẽ nâng cao hiệu quả học Tiếng Anh của tôi
Nhóm biến độc lập “Môi trường” gồm 5 biến quan sát:
MT1 Quá trình sử dụng hệ thống Web để học Tiếng Anh thật thú vị.
MT2 Tôi rất vui khi sử dụng hệ thống Web để học Tiếng Anh.
MT3 Tôi thấy việc sử dụng hệ thống Web để học Tiếng Anh rất thuận tiện.
MT4 Môi trường học tập trên hệ thống Web có thể thúc đẩy việc tự giác học Tiếng Anh của tôi.
MT5 Tôi sẽ tiếp tục học Tiếng Anh trên Web ngay cả khi có nhiều điều thú vị khác.
Nhóm biến độc lập “Sự hài lòng” gồm 5 biến quan sát:
HL1 Tôi hài lòng với hiệu quả của hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
HL2 Tôi hài lòng với hiệu suất của hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
HL3 Tôi hài lòng rằng hệ thống học Tiếng Anh trên Web đáp ứng được nhu cầu của tôi về việc học Tiếng Anh.
HL4 Nhìn chung, tôi hài lòng với hệ thống học Tiếng Anh trên Web.
Nhóm biến phụ thuộc “Chủ động” gồm 5 biến quan sát:
CD1 Tôi sẽ gắn bó với việc học Tiếng Anh trên Web lâu hơn bất kỳ cách thức thay thế nào khác.
CD2 Tôi sẽ kéo dài thời gian học tập Tiếng Anh trên Web.
CD3 Tôi sẽ sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web thường xuyên nhất có thể.
CD4 Tôi sẽ sử dụng hệ thống học Tiếng Anh trên Web mỗi khi tôi truy cập Internet.
CD5 Nói chung, tôi sẽ chủ động gắn bó với môi trường học Tiếng Anh trên Web.
Phân tích EFA cho biến Kỳ vọng
Bảng 4.13: Kết quả bảng KMO and Bartlett's Test của biến kỳ vọng
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Dựa vào Bảng 4.35, có thể thấy 0,5 < KMO = 0,875 < 1, cho thấy các biến quan sát có tương quan đủ lớn để áp dụng Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kiểm định Bartlett có Sig = 0,000 < 0,05, xác nhận rằng các biến quan sát có tương quan với nhau Do đó, các tham số đã đáp ứng được các yêu cầu, nên có thể tiếp tục xem xét các bảng tiếp theo để phân tích dữ liệu.
Bảng 4.14: Kết quả bảng Total Variance Explained của biến kỳ vọng
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Total % of
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Nhìn vào bảng 4.36, ta thấy:
Eigenvalue = 3,584 > 1 nên nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt, được giữ lại trong mô hình phân tích.
Tổng phương sai trích là 71,683 % (> 50%), đạt yêu cầu, (5 thang đo của biến Kỳ vọng đo lường được 71,683 % cho nhân tố của chính mình.
Bảng 4.15: Kết quả bảng Component Matrix a của biến kỳ vọng
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Từ kết quả phân tích nhân tố (EFA) cho biến độc lập của ma trận của nhân tố trong bảng 4.37 cho thấy: hệ số tải nhân tố (Factor loading) của các biến quan sát đều thỏa điều kiện khi phân tích nhân tố là lớn hơn 0,5 Điều này phù hợp với giả thuyết ban đầu về các biến đo lường tương ứng cho nhân tố.
Phân tích EFA cho biến Môi trường
Bảng 4.16: Kết quả bảng KMO and Bartlett's Test của biến môi trường
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Nguồn: Từ kết quả phân tích SPSS của nhóm
Bảng 4.38 thể hiện KMO = 0,818, cho thấy tương quan đủ lớn để áp dụng Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kiểm định Bartlett's với Sig = 0,000 < 0,05, chứng minh biến quan sát có tương quan với nhau Các tham số này đã đáp ứng được yêu cầu, tiếp tục xem xét ở các bảng tiếp theo.
Bảng 4.17: Kết quả bảng Total Variance Explained của biến môi trường
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Danh mục tài liệu Tiếng Việt:
1 Phạm Ngọc Thạch, (2021) Yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của người học đối với một khóa học Tiếng Anh trực tuyến ở Việt Nam Tạp Chí Khoa học Ngoại ngữ, (62), 21 https://doi.org/10.56844/tckhnn.vi62.79
2 Đinh Như Lê, (2022) Phân tích hiệu quả tự học của sinh viên Trường Đại học Giao thông Vận tải qua mô hình dạy học tiếng Anh tích hợp trên nền tảng MSTEAMS và EDUSO Tạp Chí Giáo dục, 22(6), 53–58. https://tcgd.tapchigiaoduc.edu.vn/index.php/tapchi/article/view/376
Danh mục tài liệu Tiếng Anh:
1 Abrami, P C., Bernard, R M., Bures, E M., Borokhovski, E., & Tamim, R M. (2011) Interaction in distance education and online learning: Using evidence and theory to improve practice Journal of Computing in Higher Education, 23(2–3), 82–103.
2 Aixia Li, A Y M A I and X G (2021) Factors Engaging College Students in Online Learning: An Investigation of Learning Stickiness SAGE Open, 1–15.
3 Amanda Muller, Jeong-Bae Son, Kazunori Nozawa, and R D (2017) Learning English Idioms With a Web-Based Educational Game Journal of Educational
4 Amiri, E., & Branch, L (2012) A Study of The Application of Digital Technologies In Teaching And Learning English Language And Literature.
International Journal of Scientific & Technology Research, 1(5), 103–107.
5 Bandura, A (1986) Social foundations of thought and action: A social cognitive theory Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall.
6 Bandura, A (1989) Social cognitive theory In R Vasta (Ed.), Annals of child development (pp 1–60) CT: Jai Press LTD, Greenwich.
7 Bates, R., & Khasawneh, S (2007) Self-efficacy and college students’ perceptions and use of online learning systems Computers in Human Behavior, 23(1), 175–191 https://doi.org/10.1016/j.chb.2004.04.004.
8 Bryant, S M., Kahle, J B., & Schafer, B A (2005) Distance Education: A Review of Contemporary Literature Issues in Accounting Education 20(3), 255– 272.
9 Chen, Y.-C., Yeh, R C., Lou, S.-J., & Lin, Y.-C (2013) What Drives a Successful Web-based Language Learning Environment? An Empirical Investigation of the Critical Factors Influencing College Students’ Learning Satisfaction Procedia - Social and Behavioral Sciences, 103, 1327–1336. https://doi.org/10.1016/j.sbspro.2013.10.463.
10 Eighmey, J., & McCord, L (1998) Adding value in the information age: Uses and gratifications of sites on the World Wide Web, Journal of Business Research, 41(3), 187-194.
11 Francescato, D., Porcelli, R., Mebane, M., Cuddetta, M., Klobas, J., & Renzi, P. (2006) Evaluation of the efficacy of collaborative learning in face-to-face and computer-supported university contexts Computers in Human Behavior, 22(1), 163–176.
12 Getie, A S (2020) Factors affecting the attitudes of students towards learning English as a foreign language Journal Homepage:
Https://Www.Tandfonline.Com/Loi/Oaed20, 1–37.
13 Guo, Z., Tan, F B., & Cheung, K (2010) Students’ uses and gratifications for using computer-mediated communication media in learning contexts. Communications of the Association for Information Systems, 27(1), 339-378.
14 Johnston, J., Killion, J., & Oomen, J (2005) Student satisfaction in the virtual classroom The Internet Journal of Allied Health Sciences and Practice, 3(2), 1–7.
15 Hair, J F., Tatham, R L., Anderson, R E., & Black, W (1998) Multivariate data analysis (5th ed.) Upper Saddle River, NJ: Prentice-Hall, Inc.
16 Juffs, Alan, B E F (2014) Sociocultural influences on the use of a web-based tool for learning English vocabulary English Language Institute, Department of Linguistics, 2816 CL, 4200 Fifth Avenue, Pittsburgh, PA 15260, USA Ar, 42, 48, 59.
17 Katz, E., Blumler, J G., & Gurevitch, M (1974) Utilization of mass communication by the individual In J G Blumler & E Katz (Eds), The use of mass communication: Current perspectives on gratification research Beverly Hills, CA: Sage.
18 Lin, L F (2017) Integrating the Problem-Based Learning Approach Into a Web-Based English Reading Course Journal of Educational Computing Research, 56(1), 105–133 https://doi.org/10.1177/0735633117705960.
19 Liang, T., Lai, H., & Ku, Y (2007) Personalized Content Recommendation and User Satisfaction: Theoretical Synthesis and Empirical Findings Journal of
20 Marıa Gonzalez-Howard and Katherine L McNeill (2016) Learning in a Community of Practice: Factors Impacting English-Learning Students’ Engagement in Scientific Argumentation Journal of research in science teaching, 53(4), 527– 553.
21 Mondi, M., Woods, P., & Rafi, A (2008) A uses and gratification expectancy model to predict students perceived e-learning experience Educational Technology
22 Mondi, M., Woods, P., Rafi, A (2007) Students’ uses and gratifications expectancy conceptual framework in relation to E-learning resources Asia Pacific
23 Peyton, J K (1999) Theory and research: Interaction via computers In J.Egbert & E Hanson-Smith (Eds.), CALL environments: Research, practice, and critical issues (pp 17–26) Alexandria, VA: TESOL.
24 Pituch, K A., & Lee, Y (2006) The influence of system characteristics on e- learning use Computers & Education, 47(1), 222–244.
25 Prieto, I M., & Revilla, E (2006) Formal and informal facilitators of learning capability: The moderating effect of learning climate IE working paper WP06- 09. 21-02-2006.
26 Piccoli, G., Ahmad, R., & Ives, B (2001) Web-Based Virtual Learning Environments: A Research Framework and a Preliminary Assessment of Effectiveness in Basic IT Skills Training MIS Quarterly, 25(3), 401-426.
27 Palmgreen, P., Wenner, L A., & Rosengren, L.A Wenner, K E (1985) Uses and gratifications research: The past ten years In K E Rosengren, L A Wenner, &
P Palmgreen (Eds.) Media gratifications research: Current perspectives (pp 123- 147) Beverly Hills, CA, USA: Sage.
28 Pornsakulvanich, V., Haridakis, P., & Rubin, A M (2008) The influence of dispositions and Internet motivation on online communication satisfaction and relationship closeness, Computers in Human Behavior, 24(5), 2292-2310.
29 Santhanam, R., Sasidharan, S., & Webster, J (2008) Using self-regulatory learning to enhance e-learning-based information technology training Information
30 Sarıca, G N., & Çavuş, N (2008) Web-Based English language learning 8th International Educational Technology Conference, 6–9. https://doi.org/10.1007/s13369-021-05876-1
31 Shubham Dubey, B P (2019) Exploration of Factors Affecting Learners’ Motivation in E-learning International Journal of Scientific Research in Computer
Science, Engineering and Information Technology, 5(2), 1269–1275. https://doi.org/10.32628/CSEIT1952307
32 Shih, H P (2008) Using a cognition-motivation-control view to assess the adoption intention for Web-based learning Computers & Education, 50(1), 327–337.
33 Shih, H P (2006) Assessing the effects of self-efficacy and competence on individual satisfaction with computer use: An IT student perspective Computers in Human Behavior, 22(3), 1012–1026.
34 Shuping Yao (2016) Research on Web-based Autonomous English Learning of Engineering Students IJET, 11(6), 4–9. http://dx.doi.org/10.3991/ijet.v11i06.5802
35 Solimeno, A., Mebane, M E., Tomai, M., & Francescato, D (2008) The influence of students and teachers characteristics on the efficacy of face-to-face and computer supported collaborative learning Computers & Education, 51(1), 109– 128.
36 Strambi, A., & Bouvet, E (2003) Flexibility and interaction at a distance: A mixedmode environment for language learning Language Learning & Technology, 7(3), 81–102.
37 Stafford, F T., Stafford, R M., & Schkade, L L (2004) Determining uses and gratifications for the Internet Decision Sciences, 35(2), 259-288.
38 Weibull, L (1985) Structural factors in gratifications research In K E. Rosengren, L A Wenner, & P Palmgreen (Eds.), Media gratifications research:
Current perspectives (pp 123–147) Beverly Hills, CA, USA: Sage.
39 Wood, R., & Bandura, A (1989) Social cognitive theory of organization management Academy of Management Review, 14(2), 361–384.
40 Wu, J H., Tennyson, R D., & Hsia, T L (2010) A study of student satisfaction in a blended e-learning system environment Computers & Education, 55(1), 155–164.
41 Wu, J H., Wang, S C., & Tsai, H H (2010) Falling in love with online games: The uses and gratifications perspective Computers in Human Behavior, 26(6), 1862–1871.
42 Yi-Cheng Chen (2014) An empirical examination of factors affecting college students’ proactive stickiness with a web-based English learning environment Yi-Cheng Computers in Human Behavior at ScienceDirect, 31, 159–171.
43 Zhang, Y., Fang, Y., Wei, K K., & Wang, Z (2012) Promoting the intention of students to continue their participation in e-learning systems: The role of the communication environment Information Technology & People, 25(4), 356–375.
PHỤ LỤC 1 : BẢNG KHẢO SÁT
Chúng tôi là nhóm thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học của Trường ĐH Sư phạm
Kỹ thuật TP.HCM hiện đang tiến hành nghiên cứu về "Các yếu tố tác động đến tính chủ động gắn bó học tiếng Anh trên web của sinh viên" Nhóm nghiên cứu mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ bạn đọc thông qua việc trả lời bảng khảo sát kèm theo.
🌟 Cam kết từ nhóm nghiên cứu:
Mọi dữ liệu, thông tin thu thập được chỉ sử dụng phục vụ trong quá trình để kiểm tra những giả thuyết nghiên cứu khoa học đã được đặt ra.
Nhóm xin cam đoan với bạn rằng thông tin trình bày kết quả nghiên cứu chỉ ở dạng thống kê, nhằm mục đích phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình.
✔ Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác của bạn!
Phần 1: Câu hỏi rà soát.
Bạn đã từng học Tiếng anh trên Web chưa (Nếu chưa bỏ qua bài khảo sát này, xin cảm ơn)
Phần 2: Thông tin chung của người trả lời.
Xin vui lòng trả lời các câu hỏi bên dưới Tất cả các thông tin cung cấp sẽ được bảo mật một cách chặt chẽ nhất
2 Bạn là sinh viên năm mấy:
3 Thời gian bạn học Tiếng Anh trong 1 ngày là:
☐ Ít hơn 30 phút ☐ 30 phút – 1 tiếng
4 Mục đích học Tiếng Anh của bạn là gì:
☐ Sở thích ☐ Sử dụng cho việc học
☐ Ứng tuyển, đi làm ☐ Đi du lịch ☐ Khác
5 Chứng chỉ bạn mong muốn đạt được là:
Phần 3: Bảng câu hỏi khảo sát về đề tài: “Các yếu tố tác động đến tính chủ động học Tiếng Anh trên Web của sinh viên” Vui lòng cho biết mức độ đánh giá của bạn với những phát biểu dưới đây theo thang điểm từ 1 đến 5 được quy ước như bảng sau:
Rất không đồng ý Không đồng ý Phân vân Đồng ý Rất đồng ý
Kỳ vọng về kết quả học tập
Sử dụng hệ thống học tiếng anh trên Web sẽ tăng năng suất học tiếng Anh của tôi
Sử dụng hệ thống học tiếng anh trên Web sẽ cải thiện hiệu suất học tiếng
Sử dụng hệ thống học tiếng anh trên Web sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả học tiếng Anh của tôi
Sử dụng hệ thống học tiếng anh trên Web sẽ cho phép tiến bộ vượt bậc trong các kỹ năng học tiếng Anh
Sử dụng hệ thống học tiếng anh trên Web sẽ nâng cao hiệu quả học tiếng Anh của tôi
Môi trường học tập tiếng anh trên Web
Tôi sẽ ở lại hệ thống học tiếng anh trên Web lâu hơn bất kỳ phương tiện thay thế nào.
Tôi sẽ kéo dài thời gian ở lại hệ thống học tiếng anh trên Web
Tôi sẽ sử dụng hệ thống học tiếng anh trên Web thường xuyên nhất có thể.
Tôi sẽ sử dụng hệ thống học tiếng anh trên Web mỗi khi tôi trực tuyến
Tôi sẽ chủ động gắn bó với môi trường học tiếng anh trên Web
Sự hài lòng với hệ thống học tiếng anh trên Web
Tôi hài lòng với hiệu quả của hệ thống học tiếng anh trên Web.
Tôi hài lòng rằng hệ thống học tiếng anh trên Web đáp ứng được nhu cầu của tôi về việc học tiếng Anh
Nhìn chung, tôi hài lòng với hệ thống học tiếng anh trên Web
Chủ động gắn bó với hệ thống học tiếng anh trên
Tôi sẽ ở lại hệ thống học tiếng anh trên Web lâu hơn bất kỳ phương tiện thay thế nào.
Tôi sẽ kéo dài thời gian ở lại hệ thống học tiếng anh trên Web.
Tôi sẽ sử dụng hệ thống học tiếng anh trên Web thường xuyên nhất có thể.
Tôi sẽ sử dụng hệ thống học tiếng anh trên Web mỗi khi tôi trực tuyến.
Nói chung, tôi sẽ chủ động gắn bó với môi trường học tiếng anh trên Web.
PHỤ LỤC 2: PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ EFA
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings